THỈNH QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT TIÊU PHỤC ĐỘC HẠI ĐÀ-LA-NI TAM-MUỘI NGHI

SỐ 1949

MỘT QUYỂN

Sa-môn Tuân Thức ở Đông Sơn đời Tống ban đầu soạn tập ở Quốc Thanh thuộc Thiên Thai, sau sửa tại Lan-nhã núi Đại Lôi ở Tứ Minh.

I. NÓI VỀ DUYÊN KHỞI:

Văn này sửa lại gồm bốn nhân duyên: Một là vì ở Quốc Thanh ngày mới nhóm hợp, chính dùng ở Linh Hư tự tu, đã ước hẹn để được thành tựu. Trong đó sự lý câu văn rất lộn xộn nhầm lẫn. Rộng lược chưa đầy đủ, một lần xem qua khó hiểu, y vào Bách Lục có tên là Thỉnh Quan Âm Sám pháp. Nay sửa lại theo bản hiện có khiến dùng tên kinh khác với các văn và bản sửa; Hai là vì Quốc Thanh biên tập có nhiều lời nhuận sắc đều bỏ hết, đều dùng lời của các kinh sớ Chỉ Quán đã có chỗ trích dẫn chứng cứ khiến người sau thêm lớn chánh tín; Ba là các việc gần đây được Quốc Thanh tập hợp thì người học muộn lựa bỏ văn sau sám nguyện lại thêm bốn văn hối của Pháp Hoa Sám vào, đồng thời nêu âm tiếng Phạm. Lại thấy một bản lược bỏ các nghi và các văn quán tuệ, viết ngay Phật vị cùng sám nguyện mà thôi đề tên là Quan Âm Lễ Văn. Lại một bản phải là người lớn tuổi viết ra, có nhiều hàng lạc mất, hoặc nghi chú sơ sài, giữa các hàng có ghi chú riêng. Ý muốn thương xót riêng những người này, tốt mà chẳng học, lại vội bỏ đi, bỏ môn cam lộ tội chẳng phải nhỏ. Nay dùng bản sửa lại để tránh các lỗi; Bốn là lấy hết các văn quán tuệ đặt ở sau việc, khiến vận niệm đầy đủ, không để cho người tu luống phí thì giờ. Phải biết thứ sám hối Đại thừa dùng Lý quán làm chủ. Chỉ Quán nói: Gốc quán tuệ chẳng thể thiếu. Phụ Hành giải thích rằng: Nếu không có quán tuệ thì thành khổ hạnh vô ích. Thiền Ba-la-mật nói: Tất cả kinh Đại thừa nói pháp Sám hối đều dùng quán này làm chủ. Nếu bỏ quán này thì chẳng được gọi là Sám Đại thừa Phương đẳng. Bổ Trợ Nghi chép: Phàm pháp lễ sám tuy ở thế gian đồng dạy sự nghi, vận tưởng nhiều chẳng chu toàn, hoặc đọc sơ qua văn sám hối hết phân nửa chẳng rành, hoặc cố sức chống lại lý quán một, không dạy phong cách tinh tấn, thiếu đầu mối nhập môn. Cho nên nói siêng tu khổ hạnh không phải là nhân Niết-bàn. Tổ ta là Thầy thuốc lớn nói thật ở đây. Bốn ý trên làm bốn tất-đàn kể rõ nhân duyên đã xong.

II. NÓI VỀ CHÁNH Ý:

Thỉnh Quán Âm Sớ, theo người xưa y cứ mười ý mà nói phương pháp: Một là trang nghiêm thanh tịnh đạo tràng, hai là đảnh lễ, ba là dâng hương hoa, bốn là buộc niệm đếm hơi thở, năm là có cành dương nước sạch, sáu là thỉnh Tam bảo, bảy là tụng chú, tám là phát lộ sám hối, chín là lễ bái, mười là ngồi thiền. Sớ chỉ giải thích kinh mà không nói rõ phương pháp, cho nên chỉ nêu theo xưa mà thôi. Bách Lục có nói về sự nghi, ý hơi khác với kinh xưa: Năm là có cảnh dương, sáu mới thỉnh Thánh. Bách Lục Y kinh sau thỉnh mới tới cành dương. Người xưa nói mười là ngồi thiền thì Bách Lục nói là tụng kinh, đem số thứ tư đếm hơi thở làm thiền. Xưa ngồi thiền thì trùng lặp mà thiếu đọc tụng kinh. Nên nay số tuy là mười nhưng y theo Bách Lục làm chuẩn. Mười ý này đều có đủ sự lý, đều cảm ứng chung, đủ khắp ba nghiệp, đều tịnh ba chướng, cùng hội ba đức. Yếu đạo giải thoát vì sao lại thản nhiên. Cho nên theo sự tức nay mười khoa hành sự, theo lý chỉ một. Một thuận trung đạo chánh quán Đà-la-ni, hai trải sự quán tu, sự lý này phải nhờ ba nghiệp. Ba nghiệp thành thì cơ lý đều ứng, ứng tức nghiệp tịnh, nghiệp tịnh tức chướng trừ, chướng trừ tức hội đức, hội đức thì không sự lý, cũng không cảm ứng. Tất cả vắng lặng, ai luận mười ý. Hỏi: Trang nghiêm, thanh tịnh đạo tràng mới bày biện được, thông đủ lý sự phải như thế. Vì sao lại luận cảm ứng cho đến hội đức? Đáp: Mười ý y cứ riêng, đều khác phương tiện chánh tu. Nay y cứ nói chung, đã tính đủ sự lý, sao lại nghi ngờ cảm ứng? Huống chi nói thỉnh Thánh thì đều y cứ ba nghĩa: Một là nêu tâm, hai là hạnh, ba là chứng. Lại bày biện đạo tràng dụng loại thì nêu tâm định cầu việc gì. Ba nghiệp làm tịnh phi thời còn cảm huống chi là đạo tràng ư? Trải sự quán lý nghĩa đồng với chứng. Ba thỉnh đủ ý, chẳng lẽ lại không ứng. Đạo tràng còn thế, chín thứ kia có thể biết. Lại vì dẫn kinh chứng chung mười ý, cảm ứng đều đồng. Kinh nói nay ông phải gieo năm vóc sát đất đốt hương dâng hoa, buộc niệm đếm hơi thở, vì chúng sinh nên phải thỉnh Đức Phật ấy và hai vị Bồ-tát. Khi nói lời ấy thì Phật và Bồ-tát đều đến cõi nước này. Đây chính là Mâu-ni vừa chỉ bày cách thỉnh đều chưa tu hành. Chỉ nói khi nói lời ấy thì Phật sớm giáng xuống, tự chẳng phải sức ba thỉnh mà được như thế. Sát đất chứng hai phen đảnh lễ, các thứ kia là chứng thỉnh ba ý. Lại người trong nước tạn mặt trao cho cành dương nước tịnh. Đây là chứng đạo tràng và ý thứ sáu. Ba chú đều nói hiện tiền thấy Phật, chứng ý tụng chú là văn chỗ nào cũng phá chướng thấy Phật, chứng ý phát lồ, được nghe kinh này mà thọ trì đọc tụng, tức vượt qua vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp tội sinh tử là chứng ý xướng tụng. Mười ý đầy đủ, cảm ứng rõ ràng. Người tu suy nghĩ trước sau mười ý đã nhọc, ba nghiệp chớ để cho uổng phí. Thường sinh tâm thương xót, nhiếp tâm cúi đầu, đây cũng có hai ý, đầu minh chứng cảm ứng, các thứ kia có thể lệ theo mà biết. Vì sao nói người phẩm bày việc ở đạo tràng tạp nhạp thì đồng với việc tục, lại vời thêm tội, diệt chướng sẽ khó? Ở đây như Phụ Hành Ký có quở trách, còn việc chánh tu, tâm phải thông rộng xa, lý sự rõ ràng, nếu mình chưa thấu suốt thì phải hỏi người hiểu. Sách nói tụ dụng, là nhỏ chớ hỏi chớ dùng. Mười ý này sẽ nói rõ.

1/ Trang nghiêm đạo tràng:

Bách Lục nói phải trang hoàng đạo tràng, bùn thơm thoa đất, treo các phướn lọng, bày tượng Phật ngó về hướng Nam, riêng tượng Quan Âm ngó về hướng Đông. Chỉ Quán chép: Ở chỗ sạch hoặc đạo tràng thỉnh tượng Di-đà, Quán Âm, Thế Chí, đặt ở hướng Tây. Bày cành dương nước sạch. Nếu đi tiểu tiện phải lấy tro (xà bông thơm) thoa thân, tắm gội sạch sẽ, mặc áo mới sạch. Bách Lục chép: Nếu đất ẩm thấp phải đặt sàn thấp, hàng ngày ra sức cúng dường. Nếu chẳng thể làm đủ thì ngày đầu tiên chẳng thể chung cúng dường. Phụ Hành chép: Tuy thân miệng tinh thành nhưng phải nhờ phước giúp, mỗi ngày càng mạnh hơn lên. Sợ sức chẳng kịp ngay từ ngày đầu, thì trước khóa phải lo tiền của khéo phải hao hụt. Bách Lục xét kinh Đại Bi thì phải hai mươi mốt ngày, bảo kinh này là bốn mươi chín ngày, đều phải dùng trai làm đầu.

2/ Pháp làm lễ:

Bách Lục chép: Đều cầm lư hương (đốt ba cây hương) cũng được, nhất tâm nhất ý hướng về phía Tây, năm vóc sát đất, hiểu rõ tiếng xướng đọc Phụ Hành nói: theo lý thì năm vóc sát đất là một đầu và hai cùi chỏ, hai đầu gối phải sát đất, tưởng lạy dưới chân Phật như hiện ra trước mắt. Sớ nói Đại Thánh thường muốn cứu độ, người không bệnh, ghẻ độc chẳng thể vào, khiến ba nghiệp làm căn cơ.

Nhất tâm đảnh lễ Đức Thế tôn Bổn sư Thích-ca Mâu-ni
Nhất tâm đảnh lễ Thế tôn Vô Lượng Thọ ở phương Tây
Nhất tâm đảnh lễ bảy Phật Thế tôn ở quá khứ
Nhất tâm đảnh lễ tất cả Chư Phật Thế tôn ở mười phương
Nhất tâm đảnh lễ Tiêu phục độc hại Đà-la-ni, phá ác nghiệp chướng Đà-la-ni, sáu chữ chương cú Đà-la-ni.
Nhất tâm đảnh lễ tất cả tôn pháp ở mười phương
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Quán Thế Âm
Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Đại Thế Chí
Nhất tâm đảnh lễ tất cả Đại Bồ-tát ở mười phương
Nhất tâm đảnh lễ Xá-lợi-phất và Thanh văn, Duyên giác, Hiền Thánh Tăng.

3/ Đốt hương rải hoa:

Chỉ Quán chép: Đốt vận niệm ba nghiệp cúng dường. Phụ Hành nói: Ba nghiệp cúng dường là thân quì lạy, miệng đọc, ý vận tưởng. Bách Lục chép: Lễ xong thì đốt hương rải hoa, nói rằng: Tất cả chúng con đều quì, kính dâng hương hoa, đúng như pháp cúng dường mà cúng dường pháp giới Tam bảo ở mười phương, Nguyện mây hương hoa này, cùng khắp cõi mười phương, cúng dường tất cả Phật, tôn pháp các Bồtát, vô lượng chúng Thanh văn, duyên khởi đài ánh sáng chiếu khắp vô biên cõi, vô biên các cõi Phật, thọ dụng làm Phật sự, huân khắp các chúng sinh, đều phát tâm Bồ-đề.

4/ Buộc niệm đếm hơi thở:

Bách Lục chép: Phải ngồi kiết già, quay mặt về hướng Tây, buộc niệm đếm hơi thở khiến tâm chẳng tán loạn, không có hơi hen suyễn, vì chúng sinh trải qua khoảng mười niệm. Sớ nói mười hơi thở là một niệm, một trăm hơi thở là mười niệm. Thiền Ba-la-mật nói: Mới đến giường thiền khiến ngồi an ổn. Nếu ngồi bán già thì để chân trái lên đùi phải, kéo lại sát thân, để cho ngón chân cùng đùi phải trái bằng nhau. Nếu ngồi toàn già thì để chân trái lên đùi phải, rồi chân phải để trên đùi trái, cả hai chân kéo sát vào thân, lòng tay trái đặt trên lòng bàn tay phải. Ngồi thẳng tâm an, khiến mũi và rún đối nhau, mặt ngó thẳng về trước, ngậm miệng môi răng vừa khít, lưỡi hướng lên nóc Vọng, mắt nhắm vừa không nhìn thấy ánh sáng. Về hơi thở, thở có tiếng gọi là gió, ngưng trệ gọi là suyển, chẳng kết gọi là kết, chẳng có tiếng, chẳng có kết trệ, chẳng thô, chẳng rít, chẳng trơn, thở ra vào rất nhẹ, dường như còn dường như mất, giúp thần an ổn gọi là Tức (hơi thở). Giữ hơi không tán loạn, không gấp không trệ thì hơi thở liền định. Bách Lục chép: Thành mười niệm rồi kế là (tưởng) Phật mười phương. Sắc thân bảy Đức Phật Thế Tôn, thật tướng diệu thân cũng như hư không và phải thương xót tất cả chúng sinh. Khi thực hành niệm này như thiền nhất thượng, vận niệm lâu rồi thì khoan thai từ từ xuất định.

5/ Triệu thỉnh:

Sớ chép: Thỉnh có ba nghĩa: Một là tự thỉnh (tự mình), hai là tha thỉnh (vì người khác), ba là hộ chánh pháp thỉnh. Tự thỉnh như tư na, vì người khác như nguyệt cái, hộ pháp như bài kệ bảy chữ:

Tử thỉnh là giới nhiếp thiện pháp,
Vị tha là giới nhiếp chúng sinh,
Hộ pháp là giới nhiếp chánh pháp.

Đắc ý, ba chỉ là một, muốn cho tự thân giới, định, tuệ sáng sạch tức là nhiếp thiện pháp. Vì mình lợi tha tức là nhiếp chúng sinh. Ba pháp Tâm – Phật – chúng sinh không khác nhau. Nay người theo hạnh bàng chánh, hoặc tự làm chánh, các thứ kia làm bàng (phụ). Cho đến hộ pháp cũng thế. Tự thỉnh lại có ba là diên thỉnh, kỳ thỉnh và nguyện thỉnh. Vị tha và hộ pháp cũng có ba thứ này. Diên tức là co duỗi, cúi ngước, nghĩa là thân nghiệp đón mời, như năm vóc gieo sát đất. Kỳ tức phát ra tiếng cầu thỉnh, ấy là khẩu nghiệp, như bốn hàng kệ. Nguyện tức là tâm yêu cầu, tức hệ niệm. Nhưng riêng (biệt) đối, tuy thế mà chung thì lại đủ. Ba nghiệp hợp thành phải ở đắc ý. Nay nghĩa phải ở mời thỉnh. Bách Lục chép: Nhờ một người sắp đặt hương lửa, đều phải quì mà triệu thỉnh. Phụ Hành chép: Có nghi cùng quì, ba chỗ chí thành, khom mình chấp tay mắt nhìn tượng Phật. Người đời gần đây bướng bỉnh, không chịu quì, kiêu mạn chưa dẹp biển nghiệp khó cạn, còn trọng thân nhơ, làm sao mong được đạo lớn, nhìn đây mà răn dè cốt ở chí thành tôn kính. Thỉnh rằng:

Nhất tâm kính thỉnh: Nam-mô Thế tôn Bổn sư Thích-ca Mâu-ni

Các bản sám pháp khác sau câu kính thỉnh thì nói kệ khen Phật, nhưng sám này không có văn khen. Nay theo kinh Tam thỉnh Quán Âm chép một số kệ nêu ra đây:

Đại bi đại danh xưng,
Cát Tường an vui người
Thường nói câu tốt lành
Cứu giúp người quá khổ
Nếu chúng sinh nghe danh
Lìa khổ được giải thoát
Cũng dạo chơi địa ngục
Đại bi thay chịu khổ
Hoặc ở trong súc sinh
Hóa làm thân súc sinh
Dạy dùng trí tuệ lớn,
Khiến phát tâm vô thượng
Hoặc ở A-tu-la
Dịu dàng điều phục tâm
Khiến trừ thói kiêu mạn
Mau đến bờ vô vi
Hiện thân làm ngạ quỉ
Tay ban sữa thơm ngon,
Người đói khát bức ngặt
Khiến đều được no đủ
Tâm đại từ đại bi,
Dạo chơi trong năm đường
Thường dùng tuệ khéo tu
Phương tiện quý vô thượng
Dạy khắp tất cả chúng
Khiến lìa khổ sinh tử
Thường được chỗ an vui
Mau đến bờ Niết-bàn.

6/ Có cành dương nước sạch:

Kinh nói: Bấy giờ, người trong thành Tỳ-xá-ly có cành dương nước sạch trao cho Bồ-tát Quán Thế Âm. Chỉ Quán chép: Bày cành dương, v.v… mà không nói trao cho. Nay theo kinh khiến người tu quì dâng lên.

Xướng rằng:

Nay con đã đủ
Cành dương, nước sạch
Cúi mong đại bi
Thương xót nhiếp thọ.

7/ Tụng ba chú:

Người tu trước phải biết chú nghĩa là gì. Sớ chép: Chú là chú nguyện như con tò vò bắt sâu (về nuôi thành tò vò), cũng gọi là chú thuật, pháp thuật này cùng mười thứ người các thứ có tương ưng với độc hại đều ngầm tiêu hết. (Mười thứ người phần đoạn có tám: một là người chịu khổ, hai là người tu điều thiện thế gian, ba là người tu Thanh văn, bốn là người tu Viên giác, năm là người tu sáu độ, sáu là tu đạo, bảy là người tu biệt, tám là người tu Viên. Biến dịch có hai: Một là người biệt ba mươi tâm, hai là người Viên Sơ trụ trở lên đều có khổ nghiệp ái kiến độc hại).

Lại nói chú này lấy Thật tướng chánh quán làm thể, chẳng phải không, chẳng phải có, ngăn hai biên nghiệp ác, giữ Trung đạo chánh thiện đầy đủ ba đức, chẳng dọc chẳng ngang, bí yếu Chư Phật chẳng thể nghĩ bàn. Lại nói: Linh trí tịch chiếu pháp thân làm thể, cảm ứng làm tông, cứu ách nhổ khổ làm dụng, trải bốn giáo mười pháp giới tiêu trừ ba chướng. Phải biết chú này thần dụng rộng xa. Chỉ Quán chép: Tiêu phục độc hại Đà-la-ni phá được báo chướng. Người Tỳ-xá-ly bình phục như xưa, Đà-la-ni phá ác nghiệp phá được nghiệp chướng, người phá phạm hạnh rửa sạch nhơ bẩn khiến được thanh tịnh. Sáu chữ chương cú Đà-la-ni phá được phiền não chướng, thanh tịnh được gốc ba độc, thành Phật đạo không nghi ngờ. Sớ dùng chú phá phiền não, sáu chữ phá báo, đều có kinh làm chướng. Bởi ba chú đều phá được ba chướng, cùng nói đều được. Đã lược biết đại khái phải tự trù tính, đối với mười thứ người mà đầu tâm vào vị nào, muốn được chướng nào, muốn được việc gì. Lại tiêu chướng phải từ nặng mà đối trị. Nếu tội nặng diệt thì tội nhẹ sẽ diệt theo, quyết khởi tinh tấn chẳng được tự nghi ngờ. Chư Phật ba đời chân thật pháp ấn đâu có dối trá. Sắp muốn tụng chú thì trước phải quì gối chắp tay nhất tâm nhất ý. Ba lần niệm danh hiệu Tam bảo và danh hiệu Quán Thế Âm.

– Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng, Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát Ma-ha-tát Đại Từ Đại Danh Xưng Cứu Hộ Khổ Ách (đọc ba lần). Lại xướng rằng:

Nguyện cứu con khổ ách
Đại bi che tất cả
Khắp phát ánh sáng sạch
Xua tan các tối tăm
Vì cứu khổ độc hại
Phiền não và các bệnh
Đều đến chỗ của con
Cho con an vui lớn,
Nay con cúi đầu lễ
Nghe tên cứu khổ ách
Nay con tự quy y
Cha từ bi thế gian
Cúi mong chắc chắn đến
Con cứu ba khổ độc
Cho con vui đời nay
Và cả Niết-bàn lớn.

Bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn, thần chú như thế nhất định tốt lành. Chính là ấn Đà-la-ni đại từ đại bi của Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai ở mười phương. Người nghe chú này thì các khổ dứt hết, thường được an vui, xa lìa tám nạn, được định niệm Phật, hiện tiền thấy Phật. Nay con sẽ nói thần chú cứu hộ chúng sinh của mười phương Chư Phật.

Đa da tha Ô hô nị Mô hô nị Đấu bà nị Đam bà nị
A trà lị Bàn trà lị Thủ bì đế Bát bát tra ra ra
Bà tư nị Đa diệt tha Y lê Mị lê Đề thủ lê
Ca bà lê Khư đề đoan kỳ Chiên đà lê Ma đăng kỳ
Lặc xoa Lặc xoa Tát bà Tát đỏa Tát bà bà Da bệ Ta ha
Đa trà tha Dà đế dà đế Nị dà đế Tu lưu tỳ Tu lưu tỳ
Lặc xoa Lặc xoa Tát bà Tát đỏa Tát bà bà Da bệ Ta ha. (đọc ba biến hoặc bảy biến).

Bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn, như thần chú này do vô lượng Chư Phật mười phương ba đời đã nói. Người tụng trì chú này thường được Chư Phật, các Đại Bồ-tát luôn hộ trì, tránh được các sợ hãi về dao gậy, độc hại và không bị các tật bệnh. Nói thế xong thì người Tỳ-xá-ly bình phục như cũ.

Kế tụng Đà-la-ni phá ác nghiệp chướng.

Bấy giờ, Đức Thế tôn thương xót chúng sinh che chở tất cả, lại thỉnh Bồ-tát Quán Thế Âm nói chú Tiêu Phục Độc Hại. Khi ấy, Bồ-tát Quán Thế Âm Đại Bi huân tâm, nhờ thần lực của Phật mà nói chú đàla-ni Phá Ác Nghiệp Tiêu Phục Độc Hại.

Nam-mô Phật-đà, Nam-mô Đạt-ma, Nam mô Tăng-già. Nam mô Quán Thế Âm Bồ-đề Tát-đỏa Ma-ha-tát-đỏa đại từ đại bi, cúi mong thương xót chúng con mà cứu hộ khổ não, cũng cứu tất cả chúng sinh sợ hãi khiến được che chở.

Đát điệt tha Đà hô nị Mô hô nị Đấu bà nị Đam bà nị A bà hy Mô hô chỉ Phân trà lê Bàn trà lê Thâu tỳ đế Ban (bát) trà ra Bà tư nị Hưu lầu Hưu lô Phân trà rị Đâu lâu Đâu lâu Ban (bát) trà lê Chu lâu Chu lâu Nị ban trà lê Đậu phú Đậu phú Ban trà ra Bà tư nị Thẩn tê Nhĩ tê Nị nhĩ tê Tát bà A bà da yết đa Tát bà hằng bà Ta đà dà A bà da ti Ly đà Bế điện Ta ha.

Tất cả sợ hãi, tất cả độc hại, tất cả ác quỉ, cọp sói sư tử, khi nghe chú này miệng liền đóng kín, chẳng thể làm hại. Người phá phạm hạnh gây ra mười nghiệp ác, khi nghe chú này, thì trừ sạch nhơ bẩn lại được thanh tịnh. Nếu có nghiệp chướng ác trược bất thiện, xưng danh Bồ-tát Quán Thế Âm và trì tụng chú này liền phá nghiệp chướng, hiện tiền thấy Phật.

Kế tụng lục tự chương cú Đà-la-ni: Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng, Nam-mô Phật Thích-ca Mâu-ni, Nam-mô Đại Bồ-tát Quán Thế Âm, nay con trì Đại Cát Tường Lục Tự Chương Cú cứu Khổ Thần Chú.

Đa điệt tha An đà lị Bát (ban) đà lị Chỉ do lị Đàn đà lị Thiên đà lị Để da bà đà Da dư bà đà Phả la nị kì Tỳ chất thư Nan đa lị Bà dà lị A lư nhĩ Bạt cưu lị Mô cưu lệ Đâu tỳ lệ Ta ha.

Khi Đức Thế tôn nói thần chú ấy xong, bảo A-nan rằng: Nếu có người thiện nam, thiện nữ nào và bốn bộ đệ tử được nghe danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm cùng đọc trì thọ tụng Lục Tự Chương Cú, nếu đi đến chỗ hoang vắng quên mất đường đi mà tụng trì chú này, thì Bồ-tát Quán Thế Âm Đại Bi huân tâm hóa thành người tượng, bày chỉ đường đi giúp cho được an ổn, cho đến được thiện lợi lớn tiêu phục độc hại, đời nay đời sau việc không tốt đẹp thảy đều dứt hết. Trì giới tinh tấn, niệm định tổng trì đều đầy đủ.

8/ Giải bày sám hối:

Đọc chú xong phải nghĩ nhớ tội khởi lên mà rất sợ hãi, không có nghiệp ác nào chẳng vời lấy quả báo đau khổ. Thiền Môn nói: Người tu suy nghĩ nếu giới chẳng thanh tịnh thì phải sám hối. Cho nên kinh chép: Trong Phật pháp có hai hạng người mạnh mẽ: Một là tánh chẳng làm ác, hai là làm ác rồi mà biết sửa đổi. Nay gây ra lỗi lầm mà biết ăn năn sửa đổi hối gọi là người mạnh mẽ. Sám là sám tạ Tam bảo và tất cả chúng sinh. Hối là hổ thẹn đau buồn sửa đổi. Nay con nếu tội này được diệt hết thì sau này thà mất mạng nhất định không phạm nữa. Như Tỳkheo bạch Phật rằng: Con thà ôm lửa cháy đỏ chứ chẳng bao giờ dám phạm tịnh giới (những lời sau đây lấy từ Tam-muội Pháp Hoa). Lại nhớ các điều đã gây ra từ vô thỉ đến nay nghiệp tánh tuy không nhưng quả báo chẳng mất. Nhân duyên điên đảo khởi các tội trọng, khóc lóc thở than miệng nói lời sám hối.

Khắp vì chúng sinh trong pháp giới đều nguyện dứt trừ ba chướng quy mạng sám hối. Dốc lòng sám hối: con Tỳ-kheo pháp danh là cúi đầu quy mạng Tam bảo mười phương ba đời, Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni. Trên phụng thỉnh Chư Phật Thánh hiền, Bồ-tát Đại Bi Quán Thế Âm, thương xót che chở nhận con kính thỉnh, hiển hiện đạo tràng nhận con sám hối. Con là Tỳ-kheo tên… vì tất cả chúng sinh đắm chìm trong cõi khổ mà phát tâm Bồ-đề, hành đạo Bồ-tát. Chỉ vì ba nghiệp sáu căn mà có các tội ba chướng nặng nề, hạnh nguyện Bồ-tát chẳng được hiện tiền, chẳng thể lợi mình lợi người, mà tự trách mình. Ngày nay kính thỉnh Chư Phật Hiền thánh, Đại Bồ-tát Đại Bi Quán Thế Âm, sám hối quá khứ đời này và tất cả ba nghiệp, sáu căn, ba chướng, ba độc đời vị lai từ khi có thân đến nay trôi giạt sáu đường nơi nơi thọ thân, không có mắt tuệ. Ngoài gần người ác, mở cửa buông lung tạo nghiệp sinh tử thân nhánh hoa lá đầy khắp ba cõi, cả hai mươi lăm hữu đều có thọ sinh, luân hồi mãi mãi nối nhau không cùng. Bỗng được thân người mà phạm các giới trọng. Tất cả các phạm thiên tụ khinh trọng, phần nhiều đều có hủy phạm trái nghịch diệu giới thanh tịnh của Chư Phật mười phương ba đời. Nếu chẳng sám hối phải đọa trong đại địa ngục A-tỳ, hoặc súc sinh, ngạ quỉ, hay A-tu-la, làm người làm trời mà chịu vô lượng khổ, luân hồi sáu đường không ngày thoát ra. Ngày nay trang nghiêm thanh tịnh đạo tràng thành tâm sám hối chẳng dám che giấu. Cúi mong Tôn giả Đại Bồ-tát Quán Thế Âm hiển hiện đạo tràng phát ra ánh sáng cao quý, chiếu soi chạm vào thân tâm khiến được thanh tịnh, mỗi giới căn lại được như xưa, làm hưng thạnh Tam bảo, khởi tâm hộ pháp, khởi tâm hộ giới, khởi tâm bốn nhiếp, khởi tâm từ nhẫn, tâm như kim cương. Nguyện chẳng phạm lại tôi đã phạm, cùng chúng sinh trong đều đồng sám hối. Hết đời vị lai thường được tu tập hạnh nguyện Bồđề. Đời đời thường ở cõi nước thanh tịnh của Phật, ba chướng dứt trừ, hết hẳn ba đường ác, lìa hẳn các khổ, thành đạo vô thượng. Hư không dầu hết nhưng nguyện con không cùng, pháp giới có hạn nhưng nguyện tâm vô biên, đều nhập hết vào biển tánh nguyện của Như Lai.

9/ Lễ bái:

Bách Lục chép: Nhất tâm đảnh lễ Tam bảo đã thỉnh ở trên. Lễ xong, đúng như pháp mà hành đạo, đi nhiều ba vòng, hoặc bảy vòng. Khi đó miệng đọc lớn:

Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng, Nam-mô Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni, Nam-mô Phật Vô Lượng Thọ, Nam-mô bảy Phật Quá khứ, Nam-mô Chư Phật mười phương, Nam-mô Bồ-tát Quán Thế Âm, Nam-mô Bồ-tát Đại Thế Chí, Nam-mô tất cả Đại Bồ-tát mười phương.

Tự quy y Phật, cầu cho chúng sinh, hiểu rõ đại đạo, phát tâm vô thượng.

Tự quy y Phật, cầu cho chúng sinh, vào sâu kinh Tạng, trí tuệ như biển.

Tự quy y Phật, cầu cho chúng sinh, quản lý đại chúng tất cả vô ngại kính lễ Thánh chúng.

10. Tụng kinh.

Bách Lục chép: Khiến một người lên tòa cao xướng tụng kinh thỉnh Quán Âm. Bách Lục chép: Trước giờ ngọ và đầu hôm bày phương pháp trên. Còn khi ngồi thiền, lễ Phật thì theo thường pháp. Đó là khuôn phép một ngày một đêm. Đến ngày thứ hai, cho đến ngày thứ bốn mươi chín cũng giống như thế. Phụ Hành chép: Các thứ kia gọi là bốn thời phải y theo thường nghi chẳng thể bỏ. Chánh ý đã hết.

III. KHUYẾN TU:

Chỉ Quán hỏi rằng: Ba thứ Tam-muội trên đều có khuyến tu, sao riêng ở đây không có? Đáp: Sáu tệ phi đạo là đạo giải thoát, nếu lại khuyên tu thì mất ý chỉ càng xa. Nay sao riêng trái chỉ quán mà lập khuyến tu. Nhưng tùy ý mình phàm ước bốn pháp huân tu thì có hại gì khuyến thiện. Ý chỉ không khuyên kia là ở lời đáp. Nay chỉ theo phương pháp y kinh. Trong kinh Phật tự khuyến tu, đâu quan hệ đến tình người. Kinh nói: Đà-la-ni gọi là Quán đảnh chương cú, vô thượng phạm hạnh nhất định là hiển công đức tốt lành. Chúng sinh nghe rồi thì có thiện lợi lớn, phải nên tụng thầm. Một kinh đủ bày Đại Bi Thí Vô Úy, là Niệm Phật Công Đức Bảo Tràng. Muốn được hiện đời thấy Quán Thế Âm, muốn thấy sắc tượng Thích-ca không ai sánh bằng, muốn trên đầu sợi lông mà thấy vô số Phật, muốn trong hiện đời thấy tám mươi ức Chư Phật đều đến trao tay, là được Đại Bi Vô Úy Công Đức. Cho đến hiện thân phát Vô Vong Toàn Đà-la-ni, tất cả nguyện lành đều được thành tựu sinh trước Phật sau Phật đều rất khổ (sinh sau sinh trước Phật, lớn lên khổ riêng). Như thế gọi là khéo khiến thọ trì chú này, diệt hết ba chướng. Người Tỳ-xá-ly sáu căn bệnh nặng liền được bình phục. Đói kém nạn vua, thú dữ, cướp bóc, gông cùm tù ngục, La-sát thuốc độc, dao kiếm sinh nạn, bốn trăm lẻ bốn bệnh một lúc chẳng khởi. Người phá phạm hạnh, gây mười nghiệp ác. Khi nghe chú này thì trừ sạch nhơ bẩn, lại được thanh tịnh, nghiệp duyên quá khứ, hiện gây ra các điều ác, nghiệp ác hạnh ác, bất thiện ác tụ, các ác nghiệp cực nặng Tỳ-kheo Tư-na xưa ác hạnh sát sinh vô lượng đều được vắng lặng, dứt trừ ba độc căn, thành Phật đạo không nghi ngờ. Lửa lớn từ bốn mặt tiến đến thiêu đốt mình. Long Vương mưa xuống. Nếu lửa đốt cháy thân mình từng phần đau đớn, tụng chú này ba lần liền tiêu mất hết, chẳng bị trói buộc bởi sợ sệt về tham dục sân nhuế ngu si, thí như lửa dữ thổi mây nặng bay đi liền được tiêu phục các khổ. Mất nước mất vợ, oán ghét gặp nhau, ba đường tám nạn đều được giải thoát khen ngợi vô tận. Lại kệ rằng: Tất cả người ác ác khẩu, trái nghịch chú này khởi các đường bất thiện, hiện thân bị cùi hủi máu mủ dầm dề, sau bị đọa địa ngục đêm dài chịu khổ. Cho nên phải từ tâm bảo hộ thọ trì đọc tụng Quán đảnh cú thì địa ngục thanh tịnh như hoa sen, ngạ quỉ nghiền nát, không có tám nạn. Hoa sen hóa sinh làm cha mẹ tâm tịnh dịu dàng không nhơ bẩn. Than ôi! Chư Phật Từ Âm như vậy, khen ngợi thành thật chẳng dối. Nguyện lại khen lại nghĩ suy mạnh mẽ, phát đạo ý. Rất ít báo lớn, cần phải mỗi mỗi y cứ người mười thứ hạnh, cho đến Đẳng giác, sinh thiện diệt ác, làm sáng lực dụng của kinh, rộng như kinh nói. Lược khuyên tu đã xong, như trên là ba phần của kinh. Có bài kệ rằng:

Biển đại bi mười phương
Phật pháp Hiền thánh tăng
Quán Thế Âm giúp đời
Năng bố thí vô úy
Con nhóm câu tốt lành
Lợi ích người sơ tâm
Cúi mong ngài che chở
Ở chỗ thường lưu hành.

Thỉnh Quán Thế Âm Bồ-tát Tiêu Phục Độc Hại Đà-la-ni Tam muội Nghi

– Hết –