KIM QUANG MINH SÁM PHÁP BỔ TRỢ NGHI

SỐ 1945

MỘT QUYỂN

Sa-môn Tuân Thức ở núi thuộc Thiên Thai đời Tống soạn.

1/ DUYÊN KHỞI:

Hỏi rằng: Sự nghi đã chép Bách Lục, quán kể lại chỉ văn khác, do đó hai đường làm sao giúp đỡ nhau? Đáp: Sự quán nghi đã lấy từ kinh xưa. Sám Sự y cứ lời Bách Lục, chuẩn cũng không lập riêng. Trong khoảng hạnh dụng về việc trì hồi chẳng khỏi bốn số lại tán sái một pháp. Kinh chép: dùng các thứ ngon quý cúng dường ta, tán sái các phương. Bấy giờ phải tụng chương cú như thế, tìm một văn này khó hiểu có bốn: Một là thiếu nói rõ dâng ăn uống cúng thí thiên nữ; hai là thiếu phân tán sái thí riêng các thần; ba là thiếu nói chỗ tán thực; bốn là thời tiết tụng chú vẫn chưa thứ lớp. Theo Tịnh Sư mới dịch thì chỉ thiếu điều thứ ba là nói chỗ Tán thực, còn các thứ kia rất dễ hiểu. Bản dịch mới nói: cũng dùng hương hoa và các thứ ăn uống cúng dường tượng ta. Lại quăng ném thức ăn ở các phương mà thí cho các thần v.v… Lời tụng chú cũng lại nêu riêng, trước khiến lễ Phật, sau liền tụng chú mà thỉnh mời, chẳng nói tán sái khi tụng xem văn mới dịch này bổ thêm nghi thức cũ. Nếu thế Bách Lục khiến bày riêng một mâm thức ăn để phân tán các phương. Ở đây cùng kinh mới rất hợp nhau. Sao nói cũng không lập riêng? Đáp: Mới đầu tuy dường như phân ra, sau đến tán sái, lại y văn kinh liền phân tụng chú, lại thành khó hiểu. Vì sao? Vì chú vốn mời gọi Thiên nữ, chỉ có thể gồm ở đồ đảng. Nếu khiến ở chỗ tán thực mà tụng, thì thành chỉ mời đồ đảng thuộc hạ, dẫu nói tụng đồng thời thì lại thiếu nói chỗ nơi. Nếu trong đạo tràng mà tán khắp thức ăn thì rất bất tiện, còn nếu tán ở chỗ khác đồng thời tụng chú thì không thể được, huống chi thời tiết tụng chú cũng không phải như thế, trước phải trì chú chung triệu thỉnh chủ bạn khiến đến đạo tràng. Sau dâng thức ăn phải khác chỗ, lại ngày nay hành sự phân nhiều đều đem pháp này y cứ đồng với Pháp Hoa, Phương Đẳng. Ngày đầu trở về sau bỏ thỉnh Tam bảo. Ngay đó mà tụng chú rất thiếu thứ lớp. Lại Bách Lục chẳng nêu năm hối. Người sau lạm dụng, nay đều bổ trợ không uổng phí.

2/ TIẾP VĂN KHAI CHƯƠNG ĐỂ ĐỊNH THUYÊN THỨ LỚP:

Bách Lục sự Nghi tuy văn rất ước lược. Tìm kỹ ý sẽ mở thành mười khoa, chỉ thiếu năm hối, thế nào là mười: Một là trang nghiêm tịnh thất; hai là thanh tịnh ba nghiệp; ba là hương hoa cúng dường; bốn là triệu thỉnh trì chú; năm là khen ngợi thuật ý; sáu là xưng dòng họ dâng cúng; bảy là lễ kính Tam bảo; tám là tu hành năm hối; chín là đi nhiễu Tự quy y; mười là xướng tụng kính lễ. Cùng Bách Lục khai hợp thuyên thứ, lược dị đối tìm sẽ rõ. Chỉ có năm hối, nay y vào diệt nghiệp chướng của phẩm An Lạc. Chỉ nói thuật lập ý sám, lược bỏ không có khen ngợi. Nay y theo hành pháp khác, dùng kinh mới Tứ vương khen mà an. Phương Đẳng, Pháp Hoa đều có ngồi thiền. Văn này chỉ khiến xướng tụng tin có thêm ý chẳng dám dời đổi. Nếu thế chẳng an năm hối cũng có ý ư? Ở đây chẳng phải lệ chỉ là văn lược. Hoặc nói chuyên tụng đến phẩm sám hối liền là Hối. Cũng không thể thế. Hợp bộ Diệt Chướng phẩm mỗi mỗi trước khi sám hối đều phải đủ kinh nghi, sau mới phát lồ nên biết riêng an.

3/ NÓI RIÊNG HAI PHÁP LỄ THỈNH VÀ SÁI TÁN:

Phải biết pháp này đồng thỉnh Quan Âm để thỉnh làm hạnh, bảy ngày sáu thời phải thường lễ thỉnh. Bách Lục Phương Đẳng Nghi và Pháp Hoa Tam-muội đều kết luận rằng: Sau sáu thời lược bỏ thỉnh Phật, còn chín pháp kia đều làm không khác. Chỉ thỉnh Quan Âm và Văn Kim Quang Minh. Lại tìm kinh mới Đại Biện Kinh Lao Tấn Chỉ, v.v… các nghi chú pháp, đều chỉ dùng triệu thỉnh làm môn, huống chi phẩm Thiên Nữ chép: Vì ta mỗi ngày ba thời xưng niệm danh hiệu Tam bảo. Lời Phật đón mời trời Đại Cát Tường. Cho đến tụng trì thần chú khi triệu thỉnh ta, ta nghe thần chú triệu thỉnh, liền đến chỗ ấy. Ba ngày đã thế ba đêm y cứ biết, huống chi văn sau nói: Sau đó xé trưa tụng trì chú trước, mong ta đến nghĩa thỉnh rõ ràng. Thường thường Quan Âm HạnH Nghi không ai biết, cũng muốn bỏ thỉnh. Ở đây đều chẳng biết nguyên do. Nay ở đây chỉ tóm lược văn thỉnh của Bách Lục đều là năm vị chỉ là khai hợp. Cho nên không phải lược bỏ nguyên do hợp ấy. Vì buổi sáng lo việc ăn uống dễ và quá ngọ lúc khác rộng thỉnh cũng phải không còn. Thỉnh Quán Âm không có điều này chẳng nên vội lược. Hai là nói sái tán, là lý phải đặt ngoài đạo tràng trên đất sạch, hoặc làm một đàn nhỏ, nước thơm rải khắp khiến vật đều nghiêm khiết thân đứng trong đó mà hoạt động bốn tán thực hết làm độ. Hỏi: Điều này xuất xứ từ văn nào? Đáp: hai kinh Bách Lục đều chẳng nói. Đây là dùng ý tài vụ mục đích là sinh thiện, chắc cũng không lỗi. Đợi thấy văn khác, y theo đó mà thay đổi thói quen cũng không muộn.

4/ LƯỢC NÓI NĂNG THỈNH VÀ SỞ CẦU LÌA LỖI:

Theo thỉnh Quán Âm có ba nghĩa: Một là vì mình mà thỉnh; hai là vì người mà thỉnh; ba là vì Hộ chánh pháp mà thỉnh. Phẩm này theo ý ở chỗ Hộ pháp tức Thiên Vương Hộ Kinh. Thứ ba dùng phước giúp thỉnh nói, cho đến người nghe, luận chung cũng phải đủ ba. Kinh nói: Phải vì thân mình và các chúng sinh, tức mình và người. Rộng khiến truyền khắp Diệu kinh điển ấy tức là Hộ pháp, đều là văn của phẩm này. Lại Bản mới nói: Ông truyền bá kinh ấy mình người đều lợi ích. Đây là nói văn ấy vì mình thỉnh lại có ba: Một là đón thỉnh, hai là cầu thỉnh, ba là nguyện thỉnh. Ở đây phối ba nghiệp thành cơ. Phẩm nói: Tắm gội thân thể mà lễ bái cúng dường là thân nghiệp đón thỉnh. Tụng chú thỉnh mời ta, tức là khẩu nghiệp cầu thỉnh. Chí thành phát nguyện, tức là ý nghiệp nguyện thỉnh. Vì người khác và Hộ pháp ba nghiệp cũng thế. Đón thỉnh lại có ba: Một là nêu tâm ước hạnh chứng mà thỉnh. Nêu tâm tức là thành ý mong cầu, chuyên thành thì cảm v.v… Bản mới nói: Thật lời mời thỉnh, phát chỗ nguyện cầu. Y cứ hạnh là tuy chẳng nêu tâm nhưng ba nghiệp người ấy thuần tịnh, Đại thánh tụ nhiên sẽ ứng. Phẩm chép: Ta phải trọn đời, thân chẳng lìa xa người ấy. Chứng thỉnh là phẩm Quỉ Thần nói: Nếu vào kinh ấy tức vào pháp tánh, tức ở trong kinh Kim Quang Minh ấy mà được thấy ta Thích-ca Mâu-ni. Đón mời đã thế, cầu nguyện cũng thế, có ba nghiệp này, chúng sinh mười cõi, hai nghiêm chưa mãn. Vì người khác hộ pháp đều phải chí thành mà thỉnh; hai là nói sở cầu lìa lỗi. Hỏi: Bách Lục nói: Kim Quang Minh Sám Pháp chỉ phải thành ý hối tội, sao lại có cầu? Đáp: Lý ấy thật như thế, chỉ vì thực hành pháp sự xuất xứ từ phẩm này, dùng cát tường làm chủ, cho nên ý phẩm lại là phước ấy giúp nói nghe. Văn trong phẩm phần nhiều nói tài bảo, ít nói sám hối.

Chỉ có Bản Mới chép: Cúng dường Chư Phật tự nêu bày các tội, hồi hướng phát nguyện, nhưng phẩm lại nói thêm nhiều tài vật. Do có đó mà phần nhiều đều dua nịnh, muốn tránh khỏi lỗi này nên bày việc cầu mời. Nay chia làm hai ý: Một là chỉ tịnh tâm chuyên sám hối, không mưu đồ gì khác chuyên y theo sự lý, nhất tâm tinh tấn, hoặc chấp tướng, hoặc quán không. Ý mong diệt tội ở đây không cần nói; Hai là nếu vì hộ pháp và thỉnh nói nhân duyên nêu tâm mong cầu. Người tu chỉ biết rõ lỗi ấy. Lại có hai ý: Một là y cứ ba thỉnh nói về chỗ khởi lỗi, tức là hạnh chứng hai thỉnh sẽ không có dối trá, dối trá nịnh nọt thì không phải tự hành chẳng thành cảm. Nếu chỉ nêu tâm làm pháp, thì sự có thật giả, lỗi sẽ sinh ra; Hai là chánh ước nêu tâm chọn lỗi. Lại có hai: Một là lược y cứ ba nghĩa hiển chánh; hai là trái đây nêu lỗi nói chánh; ba là một cơ ước năng thỉnh nghĩa là thật, muốn thông kinh hoặc thỉnh, hoặc nói, hoặc nghe, tùy chỗ thiếu pháp mà bị bít lấp này. Nêu tâm chỉ sự bảy ngày cần cầu. Muốn nhờ trời giúp chắc chắn phải đi xa thỉnh, thật nói thì phải liễu, nghe phải cần các lỗi khác mới cảm; hai là y cứ Thánh năng ứng, tức là Đại thiên Cát Tường. Tâm trời chẳng dối quả có nói thật. Tuy chẳng mưu đồ mà ứng, mảy may chẳng lạm. Chân cơ một gõ, Diệu ứng liền thông; ba là ý ước cùng tiền của, ý Nhuận chỗ ấy mà chí thỉnh, làm đầy chỗ thiếu mà nói lợi ích, giúp đó nghe lâu. Kinh nói: Là người nói pháp, ta sẽ cung cấp để tâm an trụ, ngày đêm vui vẻ, chánh niệm suy nghĩ phân biệt nghĩa sâu. Thỉnh và nghe y theo đây rất dễ biết. Cho nên không phải hạng người tầm thường ngu tối, ăn no suốt ngày không hề dụng tâm, là trời cho tiền của. Kế nêu lỗi là trái trước rất dễ biết. Lại còn lược nói, vả người xuất gia còn chẳng nên cầu sự giới thiền thế gian và trí tuệ Nhị thừa, há lại cho toàn không giúp đạo chỉ để nuôi thân. Hành nghi dua nịnh, trộm quy tài lợi, nếu chất chứa nhiều tự phạm nghiêm khoa, bất tịnh tám tài vời khổ ba ác. Cúng dường đã không phước, ứng lập bày rốt tự không. Vì muốn cảm trời sợ ứng không có ngày; hai là trời giúp kẻ có đức, chớ chẳng giúp kẻ vô đạo. Chứa tiền của mà hủy giới thì trời bỏ người trách, uổng muốn mong cầu càng gần càng xa. Còn nay Đại quỷ quét dấu chân, đâu được trời theo hộ vệ thân. Trước không thân chỉ có đức là giúp mình, đâu lần lựa thấp hèn mà nói trọn đời chẳng xa người ấy? Ba thời đã trái ý trời thì tiền của có làm gì. Ý vì thông kinh chẳng duyên giúp mạng, còn khiến bỏ chứa nhóm, há khiến cho tham. Lại Sa-môn nhiễm pháp còn quở trách thì chứa tiền của có ai khen. Đời có kẻ chẳng thông suốt, uổng việc mong cầu. Lưới trời tuy thưa mà không lọt. Hỏi: Xem chỗ nói ở trên sợ chẳng hoàn toàn như thế. Vì sao? Vì tình người tự cách, lý trời vốn thông. Bồ-tát từ bi gọi là vô duyên, Đại sĩ bố thí vốn là cứu khắp. Giặc niệm danh hiệu Phật còn được đầu vàng, tăng thờ thiên linh đâu tiếc ngọc bạch. Đáp: Ông hỏi sâu mà chẳng đạt ví như pháp nước, quan làm lỗi bị giáng chức cướp lộc, lại trách vua là Thiên tử nhân từ chẳng nên nghiêng lệch, phải chuộng ân thấm cày cỏ, tuệ thí kẻ nghèo hèn. Vì sao đối với quan mà tiếc tước lộc. Xem chỗ trách này là quan trí ư? Kinh nói một câu năng trì cho đến đầu đề dùng tiền của để hộ, thì ở đây gồm người tục và hiển công trì tụng là phân. Công thương sĩ nông cầu tài, vua quan trưởng giả giúp nước nhà giàu mạnh, còn khiến nghe kinh ấy yêu cầu đồng làm. Phẩm Địa Thần chép: Người ưa bố thí tâm thường bền chắc, tin sâu nhân quả, chứa nhóm mà cho khắp. Thường nghe phong cách kẻ liêm sĩ luôn biết đủ, tiết lượng. Kinh nói khuôn phép Đạo nhân xưa chưa thấy tích tham. Kẻ tục chí lẫn lộn phàm phu mà người theo về, trời hộ vệ.

5/ CHUNG BÀY CHỖ NƯƠNG SỰ LÝ QUÁN TUỆ:

Nay Văn Chánh Y Bách Lục và hai kinh Mới Cũ, phụ thêm văn Tam-muội Pháp Hoa để làm thành mười khoa sự nghi. Chỉ trước chánh tu lược bỏ không có phương tiện. Nói rộng ở chỉ quán và các sám pháp. Người muyốn tu hành phải tìm sám hối phẩm sớ, trước phải hiểu chắc chỗ sám hối, mỗi việc biết rõ. Hoặc tôn dung đạo cụ trải sự quán tuệ, phải tìm văn sám hối của Chỉ Quán Phương Đẳng. Nếu mười khoa sự nghi trước sau mỗi pháp quán tưởng thì phải tìm văn Pháp Hoa Bổ Trợ Nghi, tụng cho thuộc làu, khiến vận niệm trệ ngại. Nếu kinh chú, tên Phật năm hối, v.v… các văn, đều dự bị tụng đủ cho thuộc làu. Chẳng ở trong đạo tràng cũng tự đọc văn. Lại phải tìm sớ biết rõ cách làm, thủ tướng, vô sinh ba thứ sám pháp hoặc chung hoặc riêng, sự lý tiếp cấp đối chướng, tướng thứ lớp cạn sâu chẳng được không biết, cẩn thận chớ xem thường. Lại dặn dò người hậu học, hễ muốn viết chép đều phải trước sau viết đủ, đối xét rõ ràng chớ để lầm lẫn. Phần nhiều thấy các sám văn như Pháp Hoa, Quán Âm, v.v… bị cắt bớt trước sau và văn quán tuệ, chỉ chép Phật vị văn sám hối riêng, đều là Lễ Văn, thật rất đáng buồn. Nếu chẳng thể thì thà đừng viết, tránh được tội bỏ bớt toàn văn hành pháp, một việc chẳng đủ liền thiếu hành tướng, phải rất kiêng dè.

6/ BỔ TRỢ MƯỜI KHOA SỰ NGHI CHÁNH TU:

a. Phương pháp trang nghiêm thanh tịnh đạo tràng:

Nếu tự chỗ ở của mình hoặc ở A-lan-nhã thì riêng chọn một nhà để làm đạo tràng, bày tòa tụng kinh, làm sao cho tràng ngăn cách với bên ngoài. Trong đạo tràng bày tượng Phật Thích-ca, trước tượng để kinh Kim Quang Minh, ở bên trái Phật để tòa trời Công đức, theo kinh mới phải vẽ tượng trời Cát Tường. Nếu đạo tràng rộng thì ở bên phải để tòa Đại Biện Tứ Thiên Vương. Theo chú pháp Tỳ-sa-môn thì ở bên trái Phật, vẽ tượng trời Cát Tường, ở bên phải Phật thường để tượng trời Đa Văn. Nay ở trong đạo tràng chật cũng phải để Tòa trời Đa Văn làm thiện. Vì thiên nữ ở Thắng viên ấy, và tiêu biểu quyền thật cũng treo phướn lọng, đặt các tòa đồ cúng dường nghiêm tốt. Quét sạch đất rải nước thơm và thoa trét bùn thơm. Đốt các đèn dầu thơm. Ở các tòa rải các thứ hoa thơm đẹp và đốt các hương thơm danh tiếng để cúng dường Tam bảo. Làm đủ sức mình làm được, hết lòng hết ý mà khiến trang nghiêm thanh tịnh hết mức. Vì sao? Vì người tu trong tâm kính trọng Tam bảo vượt hơn ba cõi. Nay muốn phụng thỉnh cúng dường chẳng lẽ lại coi thường. Nếu mình chẳng thoát ra khỏi tiền của để cúng dường Đại thừa thì chẳng bao giờ mời gọi Hiền thánh cảm ứng được, tội nặng chẳng hết thì thiện căn do đâu mà được sinh.

b. Phương pháp thanh tịnh ba nghiệp

Người tu từ ngày đầu đến hết một kỳ hạn, hằng ngày dùng nước thơm tắm gội. Nếu đi vệ sinh, việc xong phải tắm. Dẫu một ngày đều chẳng đến chỗ dơ cũng phải tắm một lần. Mặc áo mới sạch, nếu là đại y, thì các đồ mới nhuộm, nếu không có đồ mới thì dùng y tốt nhất của mình giặt sạch nhiều lần để làm y vào đạo tràng. Ra vào cởi mặc có thể biết ý. Người tu suốt bảy ngày không nói chuyện tạp và tiếp xúc hỏi đáp với tất cả mọi người. Khi nào thật cần thiết lắm thì nói ngay vào việc, chẳng được lợi dụng việc đó mà nói qua các việc khác. Người tu trọn bảy ngày chuyên giữ một tâm nghĩ đến pháp phải tu, chẳng được sát-na nghĩ việc đời. Phải rất kín đáo chớ để cho manh động. Như ba nghiệp trên nếu khi ăn uống hoặc tiêu tiểu, đều phải một tâm giữ lỗi chớ nên lợi dụng việc đó mà khéo dài, phải làm đúng việc.

c. Phương pháp hương hoa cúng dường (người tu khi vào đạo tràng đến trước pháp tòa trải Ni-sư-đàn, trước khởi niệm từ bi độ thoát tất cả chúng sinh. Kế khởi tâm ân trọng tưởng Tam bảo đầy khắp hư không hiện ra ở đạo tràng, tưởng thân mình ở trước các Tam bảo kính lễ, và đọc lớn rằng:)

(Tâm theo thân miệng chí thành lễ không ý phân tán. Tưởng năng lễ sở lễ tánh đều vắng lặng, tưởng tất cả chúng sinh cùng lễ, lễ một lạy xong quì xuống tay cầm hương hoa đọc lớn).

– Tất cả chúng đều quì xuống nghiêm cầm hương hoa đúng pháp cúng dường: Nguyện mây hương hoa này trùm khắp mười phương cúng dường tất cả Phật, tôn pháp các Bồ-tát, chúng Thanh văn Duyên giác và tất cả trời tiên thọ dụng làm Phật sự.

d. Pháp triệu thỉnh tụng chú:

(Quì thẳng, tay dâng hương hoa một lòng triệu thỉnh Tam bảo và các trời cùng đến đạo tràng, đọc lớn rằng:)

– Nhất tâm phụng thỉnh Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Đông phương A-súc bốn Phật Thế Tôn, Phật Bảo Hoa Lưu Ly Bảo Thắng v.v… và tất cả Chư Phật mười phương ba đời trong kinh Kim Quang Minh.

– Nhất tâm phụng thỉnh Nam mô Đại Thừa Kim Quang Minh Hải, mười hai bộ kinh.

– Nhất tâm phụng thỉnh Nam mô Tín Tướng Bồ-tát, Kim Quang Minh Bồ-tát Kim Tạng Bồ-tát Thường Bi pháp trên trong kinh Kim Quang Minh và tất cả Bồ-tát và Thanh văn, Duyên giác, Hiền Thánh Tăng mười phương ba đời.

– Nhất tâm phụng thỉnh Nam-mô Đại Phạm Tôn Thiên, trời ba mươi ba, Hộ Thế Tứ Vương Kim Cương Mật Tích, Tán Chỉ Đại Tướng, Đại Biện Thiên Thần, Ha-Lê-Đế-Nẩm Quỉ Tử Mẫu, năm trăm quyến thuộc tất cả đều là Đại Bồ-tát, và tất cả Linh Miếu Danh Sơn sông lớn trong nước này, Địa phận châu nào thuộc trong quỉ thần, các thần thủ hộ chánh pháp trong chỗ ở và già-lam cùng tất cả Thách chúng.

– Nhất tâm phụng thỉnh Nam-mô trời Đại Công Đức Đệ nhất oai đức thành tựu các việc.

(Thỉnh Bồ-tát này ba lần và quì xuống đọc chú rằng).

Nam-mô Phật-đà, Nam mô Đạt-ma, Nam mô Tăng-già. Nam-mô Thất Lợi (lị) Ma Ha Đề Tỷ Da Đát Nể Dã Tha Ba Lợi Phú Lầu Na giá

Lợi Tam Mạn Đà Đạt Xá Ni. Ma Ha Tỳ Ha La Dà Đế Tam Mạn Đà Tỳ Ni Dà Đế Ma-ha Ca Lợi Dã Ba Nể Ba. La ba nễ Tát lợi phược lật tha Tam mạn đà tu bát lê đế Phú lệ na a dạ na đạt ma đế Ma ha tỳ cổ tất đế Ma ha di lặc đế Lâu kê tăng-kỳ-đế hê đế xỉ Tăng kỳ hế đế tam mạn đà A tha tăng nậu bà la ni.

5. Phương pháp khen ngợi thuật ý (tưởng Tam bảo và các trời đều đến đạo tràng như ở trước mắt, quì xuống đọc lời khen ngợi rằng).

Mặt Phật giống như trăng tròn sạch
Như ngàn mặt trời phát ánh sáng
Mắt sạch và rộng như hoa sen
Răng trắng đều khít như kha tuyết.
Đức Phật vô biên như biển lớn
Vô số diệu báu chứa trong đó
Nước đức trí tuệ thường luôn đầy
Trăm ngàn thắng định đều đầy đủ.
Tướng luân dưới chân đều nghiêm sức
Bánh xe ngàn căm đều bằng nhau
Tay chân màng lưới khắp trang nghiêm
Như ngỗng đầu đàn tướng đầy đủ.
Thân Phật sáng rỡ như núi vàng
Thanh tịnh đặc biệt không ai sánh
Cũng như Diệu cao công đức đầy
Nên con kính lễ Phật Sơn Vương.
Tướng tốt như không, chẳng thể lường
Hơn ngàn mặt trời phát ánh sáng
Đều như Diễm huyễn tư nghì
Nên con đảnh lễ tâm không mê đắm.

6. Pháp khen ngợi Tam bảo và tán sái:

(Tán sái gọi chung là phụng cúng. Nếu gọi Tán sái thì là chỉ thí cho các thần, người tu dốc lòng đọc rằng:)

Nam-mô Phật Bảo Hoa Lưu Ly

Nam-mô Kinh Kim Quang Minh

Nam mô trời đại công đức Đệ Nhất Oai Đức thành tựu các

– Nay con ở đạo tràng bày các thứ cúng dường, đốt các đèn dầu, đốt các hương thơm, dâng các thức ăn uống tịnh khiết đúng pháp cung kính cúng dường Chư Phật Thế tôn, kinh điển Đại thừa Bồ-tát Hiền thánh tất cả Tam bảo. Lại riêng bày hương hoa thức ăn uống hiến cúng Công Đức Đại Thiên Đại Biện Tứ Vương, Phạm Thích, tám bộ trời rồng các chúng. Lại đem thức ăn thí cho các thần ở các phương. Cúi mong Tam bảo, trời tiên thương xót con và các chúng sinh thọ nhận cúng dường này. Nhờ năng lực Kim Quang Minh và oai thần Chư Phật trong một niệm hiển hiện tất cả cõi Phật ở mười phương, như mây giăng khắp, như mưa đầy khắp, rộng làm Phật sự, huân khắp chúng sinh, phát tâm Bồ-đề đồng viên chủng trí.

(Đem thức ăn ra ngoài đạo tràng rải khắp bốn phương, đọc lớn rằng)

– Nay con y giáo cúng dường Đại thừa Tam bảo và các vị Đại thiên cát tường, đem các thứ ăn uống này tán sái các phương thí khắp các thần. Nguyện các thần minh oai quyền tự tại. Một niệm khắp tập hội đều thọ pháp thực, đầy đủ không thiếu thân sức mạnh giữ gìn bền chắc, biết điều con cầu mong. Nguyện cùng hồi hướng phước lợi này thắm nhuần khắp loài hàm linh, quả báo tự nhiên, thường hưởng vui sướng.

(Rải thức ăn bốn phương, tưởng các quỉ thần đều đến ăn, giờ đọc bài chú trên, hoặc chỉ một câu Nam mô Thất rị Ma ha đề tỷ da).

7. Pháp lễ kỉnh Tam bảo:

(Tán sái rồi vào đạo tràng dốc lòng kính lễ. Tưởng năng lễ, sở lễ tánh vắng lặng v.v…

  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật A-súc ở phương Đông.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Bảo Tướng ở phương Nam.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Vô Lượng Thọ ở phương Tây.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Vi Diệu Thinh ở phương Bắc.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Bảo Hoa Lưu Ly.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Bảo Thắng.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Vô Cấu Xí Bảo Quang Minh Vương Tướng.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Kim Diệm Quang Minh.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Kim Bách Quang Minh Chiếu Tạng.
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Kim Sơn Bảo Cái
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Kim Hoa Diệm Quang Tướng
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Đại Cự
  • Nhất tâm đảnh lễ Phật Bảo Tướng
  • Nhất tâm đảnh lễ Tận Kinh Kim Quang Minh và tất cả Chư Phật mười phương ba đời.
  • Nhất tâm đảnh lễ Đại thừa Kim Quang Minh Hải, mười hai bộ kinh.
  • Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Tam Tướng
  • Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Kim Quang Minh
  • Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Kim Tạng
  • Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Thường Bi
  • Nhất tâm đảnh lễ Đại Bồ-tát Pháp Thượng
  • Nhất tâm đảnh lễ tất cả Bồ-tát mười phương ba đời trong kinh Kim Quang Minh.
  • Nhất tâm đảnh lễ Xá-lợi-phất và tất cả Thanh văn Duyên giác Hiền Thánh Tăng .

8. Pháp tu hành năm hối (dốc lòng sám hối, đọc lớn:)

Khắp vì tất cả chúng sinh đều nguyện trừ hết ba chướng và quy mạng sám hối (đối trước Phật mười phương đốt hương và chí thành đọc to).

Con pháp danh là… quy mạng đảnh lễ tất cả Chư Phật. Hiện tại ở mười phương người đã được đạo, xoay bánh xe đại pháp, dẫn dắt tất cả, vì khiến cho chúng sinh, được thanh tịnh, được an vui nên các Thế tôn ấy dùng tuệ chân thật, dùng nhãn chân thật, chứng minh chân thật, bình đẳng chân thật, đều thấy đều biết nghiệp thiện ác của tất cả chúng sinh. Com từ vô thỉ theo dòng sinh tử cùng tất cả chúng sinh đã gây ra nghiệp chướng, bị tham sân si trói cột. Khi chưa biết Phật, chưa biết Pháp, chưa biết Tăng, không biết thiện ác, do thân miệng ý gây ra vô lượng tội. Vì tâm ác làm thân Phật chảy máu, chê bai chánh Pháp, phá hòa hợp tăng, giết A-la-hán, giết hại cha mẹ, mười pháp bất thiện, tự làm hoặc xúi dục người khác làm, hoặc thấy làm vui theo, đối các chúng sinh sinh ra hủy báng, đấu tranh, dối trá, lấy giả làm thật, thức ăn uống bất tịnh đem cho chúng sinh. Sinh tử sáu đường có cha mẹ cùng nhau xúc não. Vật của tháp, vật của tăng, vật của bốn phương tăng trộm cướp, tha hồ dùng riêng, pháp luật chứ Phật chẳng chịu giữ gìn, sư trưởng chỉ dạy chẳng hề nghe theo, lại ưa mắng chửi người ba thừa khiến họ lui sụt. Thấy có người hơn mình liền sinh tâm ganh ghét. Pháp thí, tài thí mà sinh chướng ngại, vô minh che lấp, tà kiến mê tâm khiến điều ác thêm nhiều. Ở chỗ Chư Phật mà khởi lời ác. Pháp nói chẳng phải pháp, phi phải nói là pháp. Các tội như thế bằng như Chư Phật, tuệ nhãn chân thật, thấy biết chân thật. Xin đối sám hối chẳng dám che giấu. Nguyện con đời này có các nghiệp chướng đều được tiêu trừ, có các ác báo vị lai chẳng phải lãnh chịu. Cũng như các Đại Bồ-tát quá khứ tu hạnh Bồđề. Có các nghiệp chướng thảy đều sám hối. Nghiệp chướng của con nay cũng sám hối các tội đã làm xin nguyện tiêu trừ, điều ác chưa khởi chẳng dám gây ra nữa.

Pháp tu khuyến thỉnh:

(Sám hối rồi quy mạng đảnh lễ Tam bảo, lại đọc lớn rằng).

Con pháp danh là… quy mạng đảnh lễ tất cả Chư Phật Thế Tôn mười phương. Khi mới thành Chánh giác chưa xoay bánh xe pháp, muốn bỏ Ứng thân mà vào Niết-bàn. Nay con đều đảnh lễ các Thế tôn ấy, khuyến thỉnh xoay bánh xe pháp, thỉnh trụ lâu ở đời, độ thoát an vui tất cả chúng sinh.

Pháp tu tùy hỷ:

(Công đức tùy hỷ rất lớn, dâng hương hoa, đọc lớn rằng:)

Con pháp danh là… quy mạng đảnh lễ tất cả Chư Phật, Thế Tôn mười phương. Nay con tùy hỷ tất cả chúng sinh về ba nghiệp đã tu thí giới tuệ tâm. Nhị thừa, Bồ-tát, Hiền thánh, có các gốc lành Chư Phật mười phương Diệu Chứng Bồ-đề pháp thí tất cả. Có bao nhiêu công đức con đều chí thành tùy hỷ khen ngợi.

Pháp tu hồi hướng:

(Công đức hồi hướng rất lớn, dâng hoa hương đọc lớn rằng:)

Con pháp danh là… quy mạng đảnh lễ tất cả Chư Phật, Thế Tôn, mười phương, xin chứng biết cho con từ vô thỉ đến nay, tất cả các gốc lành thí – giới – thiền – tuệ ba nghiệp đã tu, cho đến sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỷ nhiếp lấy hiện tiền, hồi thí pháp giới tất cả chúng sinh đồng chứng Bồ-đề bằng như Chư Phật.

Pháp tu phát nguyện:

(Công đức phát nguyện rất lớn, dâng hương hoa đọc lớn rằng:)

Con pháp danh là… quy mạng đảnh lễ tất cả Chư Phật, Thế Tôn mười phương, xin chứng biết cho con hiện tiền chân thành phát nguyện, nguyện tám bộ, các trời thêm lớn oai thần, thường đến che chở con và cõi nước này, gió hòa mưa thuận, ngũ cốc trúng mùa. Thánh Đế Nhân Vương từ bi vô biên, các quan viên thường tôn vinh, muôn dân đều giàu sang an vui. Phật pháp, đàn-việt, cha mẹ, sư tăng, cùng các oan thân pháp giới hàm thức đều sinh chánh tín, phát tâm Bồ-đề. Sáu độ đều tu, hai nghiêm đều đủ, lại nguyện các bậc Thánh thầm chê chở chúng con thường gặp Đại thừa và thiện tri thức, khai mở cho con Phật tuệ nguyện hạnh hiện tiền mà gánh vác lưu thông Phật pháp ba đời, dạy dỗ tất cả, đốt đèn vô tận, khắp hội chúng sinh đồng về bí tạng.

9. Pháp đi nhiễu và tự quy y:

(Tưởng Chư Phật tụ hội ở pháp tòa, mình đi nhiễu quanh, vừa đi vừa niệm lớn, tưởng thân tâm tánh vắng lặng, dở chân hạ chân đều không…)

Nam-mô Phật, Nam mô Pháp, Nam-mô Tăng, Nam-mô Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni, Nam-mô Phật bốn phương bốn, Nam-mô Phật Bảo Hoa Lưu Ly, Nam-mô Kinh Đại Thừa Kim Quang Minh, Nam-mô Bồ-tát Tín Tướng, Nam-mô Bồ-tát Kim Quang Minh, Nam-mô Bồ-tát Kim Tạng, Nam-mô Bồ-tát Thường Bi, Nam-mô Bồ-tát Pháp Thượng, Nam-mô Đại Công Đức Thiên Đệ Nhất Oai Đức Thành Tựu các việc.

Tự quy y Phật, cầu cho chúng sinh, hiểu rõ đại đạo, phát tâm vô thượng.

Tự quy y Pháp, cầu cho chúng sinh, vào sâu kinh tạng, trí tuệ như biển.

Tự quy y Tăng, cầu cho chúng sinh, quản lý đại chúng, tất cả vô ngại.

10. Pháp tụng kinh Kim Quang Minh:

Người tu trên đã đảnh lễ và đi nhiễu xong, phải đến tòa riêng mà tụng kinh ấy. Bách Lục chỉ khiến xướng tụng, chẳng nói ngồi thiền, hơi khác với các pháp kia. Phải như Pháp Hoa có tướng An Lạc Hạnh, chẳng nhập Tam-muội mà chỉ tụng trì thì cũng thấy sắc thân thượng diệu. Nghi Tam-muội nói: nếu người vốn chẳng quen ngồi, chỉ muốn tụng kinh sám hối, trong lúc ngồi lâu tụng văn kinh mỏi mệt thì tạm nghỉ, nghỉ xong lại tụng cũng chẳng trái hành pháp. Đó thì vừa ngồi vừa tụng hai thứ không trái nhau. Nay tụng mà chẳng cho ngồi, cũng trong kinh Kim Quang Minh nói được thấy ta, Thích-ca Mâu-ni. Hỏi: Có được ngồi hay không? Đáp: Cũng không ngại gì. Phẩm nói: Khiến tâm an trụ chánh niệm suy nghĩ, suy nghĩ nghĩa sâu kinh ấy mà được ngồi. Nghĩa ấy đã rõ, chỉ y Bách Lục phải khi tụng kinh thì nhất tâm chánh niệm cho câu văn rõ ràng, tiếng tụng rõ không nhanh không chậm, buộc duyên vào câu văn, như đối văn mà tụng không khác (trên là đọc thuộc lòng), chẳng được sai lầm. Kế phải hiểu âm thanh tánh không, như tiếng vang trong hang trống. Tuy biết vắng lặng mà tâm thường chiếu, biết các câu lời nghĩa lý rõ ràng, vận (tưởng) pháp âm này cùng khắp pháp giới, cúng dường Tam bảo, huân khắp chúng sinh khiến đồng vào biển pháp tánh của Kim Quang Minh. Chỉ tụng kinh là theo Nghi Pháp Hoa. Có hai thứ người, một là tụng đầy đủ, hai là tụng không đầy đủ. 1/ Tụng đầy đủ là người tu trước đã từng tụng một bộ kinh; 2/ Tụng chẳng đầy đủ, là người xưa vốn chưa từng tụng. Nay muốn tu hành pháp chỉ khiến tụng một phẩm An Lạc Hạnh cho thật thuộc làu. Nay cũng giống như thế, phải tụng phẩm Không thật thuộc. Khi thực hành pháp sám hối thì chỉ tụng phẩm ấy. Nếu lễ Phật xong thì tụng phẩm ấy không cầu số biến, tùy ý mà tụng. Hỏi: Pháp Hoa tụng phẩm An Lạc Hạnh, Tam-muội thực hành tương ưng với phẩm, nay cũng phải tụng Công Đức Thiên Hành Pháp bổn phẩm, mà nay lại tụng phẩm Không là sao? Đáp: Pháp Hoa cũng chưa hẳn thế. Cho nên Tam-muội Nghi nói: Nếu gồm tụng các phẩm khác cũng được. Chỉ chẳng được tụng các kinh sách khác mà thôi. Nay tụng phẩm Không cũng chẳng trái. Chỉ chánh lấy ý mà luận, chẳng lẽ người tu trên chẳng sám hối diệt ác, khen ngợi cúng dường lễ kính sinh thiện đều dùng không dẫn dắt mà thành hay sao? Kinh nói: Nhất thiết chủng trí mà làm cội gốc, chẳng phải chỉ khiến ngồi thiền quán tuệ, cho nên tụng phẩm này thì quán rất tiện, phải nên nghĩ kỹ. Mười khoa đã xong.

– Hết –