THẾ NÀO LÀ THẬP NIỆM KÝ SỐ
Sa môn Thích Hải Quang
Trong bức thư học Phật này được thầy Thích Hải Quang giải đáp những câu hỏi sau đây:
– Thế nào gọi là trì câu Phật hiệu diệt được tội chướng trong 80 ức kiếp sanh tử?
– Thế nào là 3 thời kỳ Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp?
– Niệm Phật trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc v.v… có tội không?
– Niêm Phật trong thời kỳ phụ nữ kinh nguyệt Có tội hay không?
Hỏi:
Ðáp:
“Giữ một lòng thành” để trì câu Phật hiệu còn được (tạm) gọi là nhứt tâm. Có nhiều phương cách khác nhau để giữ được “một lòng thành” niệm Phật lắm. Nay tôi chỉ xin nêu ra nơi đây một phương thức đơn giản nhất, để cho đạo hữu dễ bề y cứ. [1]
Muốn cho được nhứt tâm[2] niệm Phật để có thể diệt được vô lượng tội chướng trong nhiều kiếp sanh tử, thì khi niệm Phật, hành giả cần phải:
– Buộc tâm của mình lại, đừng để cho tán loạn, hay nghĩ tưởng vu vơ.
– Mỗi câu niệm Phật phải nối tiếp nhau, không mau mà cũng không chậm lắm, đều đặn dường như giọt nước mưa trên mái nhà nhiễu xuống. Giọt trước không chờ giọt sau, giọt sau cũng không đụng nhằm giọt trước.
– Từng câu từng chữ phải niệm cho thật rõ ràng.
– Miệng xưng niệm hồng danh, mắt chăm chú nhìn tượng Phật, tai nghe rõ tiếng niệm Phật của mình.
- Thân chuyên lễ Phật (A Di Ðà) – không lễ tạp[6]
- Miệng chuyên xưng niệm danh hiệu Phật (A Di Ðà) không xưng tạp[7]
- Ý chuyên tưởng Phật (A Di Ðà) không tưởng tạp[8]
Thế nào gọi là “Thập niệm ký số”?Thập là 10, niệm là hơi thở, ký số là đếm số. Chính yếu của Phương pháp nầy là trong một hơi thở, hành giả[9] phải xưng đủ mười câu Phật hiệu. Trước hết hít một hơi thở vào, rồi ngưng lại, miệng niệm đủ số mười câu Phật hiệu. Kế đến thở ra, hít vào một hơi khác, rồi tiếp tục niệm y như trước vậy. Nếu người hơi ngắn thì có thể chia làm hai phần, mỗi hơi thở chỉ niệm năm câu Phật hiệu mà thôi. Ðây là Phương pháp của ngài Từ vân sám chú và Liên tông thập tam tổ[10] thường khuyên dạy các Phật tử đời nay áp dụng.Niệm theo cách nầy có các điều lợi là :– Miệng niệm Phật,– Tai nghe tiếng,– Tâm trí phải ghi nhớ số.
Như thế thì dù cho không chuyên tâm cũng phải chuyên, vì nếu không thì số mục mà mình đang ký (đếm) đó liền bị sai lạc ngay. Nên Phương pháp tu nầy, đại để là một pháp thức tu hành ép buộc cho người niệm Phật phải nhứt tâm, rất công hiệu đối với người có nhiều tạp niệm[11] như chúng ta vậy. Nên nhớ, khi xưng niệm danh hiệu Phật, chớ quản ít nhiều, chẳng nên nghi hoặc, nếu chí tâm, thành ý niệm như thế, mỗi câu mới đủ sức diệt được tội nặng trong 80 ức kiếp sanh tử. Bằng chẳng như vậy, thì sức diệt tội, sanh phước sẽ giảm bớt đi và nghiệp chướng cũng khó mau dứt trừ.
Chúc đạo hữu tinh tấn và cố gắng hành trì.
Trả lời cô Hồ Bích Liên, pháp danh Diệu Thành ở Bremerton, Washington state :
(Phụ một đoạn nguyên thơ.)
Hỏi:
Ðáp:
Nay tôi xin lần lượt trả lời ba câu hỏi của đạo hữu.
Khi một đức Phật ra đời, rồi nhập vào Niết Bàn, Giáo pháp của đức Phật ấy được phân chia ra làm ba thời kỳ :
- Chánh Pháp,
- Tượng Pháp,
- Mạt Pháp.
Ba thời kỳ nầy gọi chung bằng một tên là Pháp vận.[12]
a/ Chánh Pháp:
Gọi là “Chánh Pháp” vì chữ “Chánh” có nghĩa là chứng. Trong thời kỳ nầy, tuy Phật đã nhập diệt (đại bát Niết Bàn), nhưng pháp nghi, giới luật của Ngài dạy và để lại vẫn còn vững chắc.
Cho nên :
Có người hành trì, có người tu chứng.
Thời gian Chánh Pháp của đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn là 500 năm (sau khi Phật nhập Niết Bàn).
b/ Tượng Pháp:
Trong Thời gian nầy, pháp nghi, giới luật của Phật để lại bị các ma tăng[13] giảng giải sai lầm một cách cố ý…
Tuy có giáo lý, có người hành trì, song rất ít có người chứng đạo.
Trong triệu người tu may ra chỉ có được vài mươi người chứng đắc mà thôi.
Thời gian nầy gồm trong 1000 năm kế tiếp.
c/ Mạt Pháp:
Trong Thời gian nầy, đạo đức suy đồi, pháp nghi tu hành hư hoại. Tà ma, ngoại đạo lẫn lộn vào phá hư Phật pháp.
Tuy có giáo lý, có người tu hành, song không một ai hành trì đúng pháp, huống chi lại nói đến việc có người tu chứng ư?
Thời gian nầy gồm một ngàn năm kế tiếp (thời kỳ trước) và trở riết về sau (tức là bây giờ).Trong kinh “Ðại Tập NGUYỆT TẠNG”, Phật đã có lời huyền ký rằng :
(Cũng theo trong) kinh “Ðại Tập NGUYỆT TẠNG”, có ghi thêm lời huyền ký rằng :
Ðó là :
Ðây là Thời gian sau khi Phật nhập Niết Bàn được 500 năm.
Trung bình khoảng 100 người tu cũng có đến sáu, bảy chục vị chứng đạo.
2/ Thiền định kiên cố:
Trong giai đoạn nầy, nhơn tâm biến đổi, giới luật lỏng lẻo, nên người tu hành không được Giải thoát nhiều như trước nữa, song phần đông vẫn còn hành trì đúng theo lời Phật dạy, nên cũng được đắc Thiền định.
Khoảng 100 người tu cũng có được 7 hoặc 8 người chứng đắc.
Ða số người tu chỉ thích học rộng, nghe nhiều để được cái tiếng đa văn, quảng bác[14] mà quên đi mục đích Giải thoát cao cả.
Trong muôn ức người tu hành, chỉ được đôi ba người chứng đắc mà thôi.
(Chính là thời buổi hiện nay.)
Trong ức ức người tu may ra chỉ còn được một hoặc hai người chứng đắc…
Ðạo hữu hỏi :
Sau khi thời Mạt Pháp chấm dứt rồi, Phật pháp đi về đâu và sẽ như thế nào ?
Trong kinh Ðại Bi, Phật có nói rằng :
Nầy A Nan, sau khi ta nhập Niết Bàn rồi, trong Thời gian năm trăm rốt sau (là Thời gian nầy), nhóm người giữ giới, y theo Chánh Pháp, lần lần tiêu giảm, các bè đảng phá giới, làm điều phi pháp, ngày tăng thêm nhiều…
Do nơi chúng sanh phỉ báng Chánh Pháp, nên phước thọ bị tổn giảm, các tai nạn kinh khiếp nổi lên. Người tu bấy giờ có nhiều vị đam mê danh lợi, không tu thân, tâm, giới, huệ. Họ tham trước những : Y, bát, thức ăn, sàng tòa[15], phòng xá, thuốc men, rồi ganh ghét tranh dành, phỉ báng lẫn nhau, thậm chí đem đến quan ty thưa kiện, lời nói bén như đao kiếm…
Lúc bấy giờ có những hạng trưởng giả, cư sĩ tuy bị nhiều khổ não… nhưng vẫn sanh lòng tịnh tín, cung kính tôn trọng ngôi Tam Bảo, giữ giới, tụng kinh, tu các công đức, khuyên bảo người làm lành… Do thiện căn đó, nên sau khi mạng chung được sanh về thiên đạo,[16] hưởng các điều vui. Còn các tỳ kheo ác kia, ban sơ dùng đức tin, bỏ tục, xuất gia, nhưng sau khi xuất gia, họ lại tham trước danh lợi, không cố gắng tu hành, nên kết cuộc bị đọa vào trong ác đạo…
… Từ đó về sau, hàng xuất gia hủy phá giới luật, hoặc ăn thịt uống rượu, hoặc đem bán đồ vật của ngôi Tam Bảo, hoặc làm hạnh bất tịnh[17]… chỉ còn có một số ít người biết giữ giới hạnh, gắng lo duy trì và hoằng dương chánh giáo, khi áo cà sa của tăng, ni biến thành màu trắng, đó là triệu chứng Phật pháp sắp diệt…
Lúc Phật pháp sắp diệt, người nữ phần nhiều tinh tấn, ưa tu những công đức. Trái lại người nam phần nhiều kém lòng tin tưởng, thường hay biếng nhác, phách lối, khinh mạn, không thích nghe pháp lành, không siêng năng tu phước huệ… khi thấy người sa môn (xuất gia) thì rẻ rúng, chê bai, coi như bùn đất…
Lúc ấy, do nghiệp ác của chúng sanh chiêu cảm nên mùa màng không đều, ngũ cốc[18] hư hao tàn tạ, những thứ lúa thơm, quý dần dần biến mất… bệnh dịch lưu hành, người chết vô số. Bấy giờ hàng quan liêu thì ô lại, tham nhũng, khắc nghiệt… dân chúng bị nghèo cùng khốn khổ, ai cũng đều mong sao cho sớm có giặc giã, loạn lạc[19]…
Trong thế gian lúc ấy khó tìm được người lương thiện, còn kẻ ác thì nhiều như cát biển, đạo đức suy đồi. Chư thiên, thiện thần buồn rầu, rơi lệ khóc thương…
Nầy A Nan, lúc pháp của ta sắp diệt, ngày đêm rút ngắn, con người đoản mệnh, nhiều kẻ mới bốn mươi tuổi, tóc trên đầu đã điểm bạc.
Về phần người nam, bởi thường dâm dật, nên hay chết yểu. Người nữ trái lại nhờ có chút ít tin tưởng, tu hành nên sống lâu hơn…
Bấy giờ nếu có bậc Bồ tát, Bích Chi Phật, A La Hán dùng tâm từ bi hiện thân ra giáo hóa, nhưng vì do nghiệp ác của chúng sanh quá thạnh, lại thêm sức ma phá hoại, nên số người đến chùa tu học chẳng có bao nhiêu… Còn các bậc tu hành chân chánh, giới hạnh thanh nghiêm, phần nhiều đều ẩn cư ở nơi núi rừng xa vắng, giữ đời sống an vui, đạm bạc, được chư thiên hộ trì…
Khi nhơn thọ còn 52 tuổi (là thượng thọ), áo cà sa của tăng ni đổi thành màu trắng. Kinh điển diệt hết. Ðầu tiên là kinh Thủ Lăng Nghiêm và kinh Bát Chu Tam Muội (là Kinh dạy pháp tu niệm Phật Tam Muội) diệt trước, các Kinh điển khác lần lượt diệt sau, cho chí đến không còn văn tự.
Khi áo cà sa của chư tăng hóa thành ngũ sắc, thì không còn người tu hành chân chánh nữa, chỉ còn thuần là loài ma quỷ trà trộn vào phá hư mối đạo mà thôi…
Từ đó về sau, trải qua ức triệu năm mới có Phật Di Lặc ra đời, cứu khổ cho chúng sanh…
Hỏi:
Ðáp:
Phật không chấp chúng sanh.
Vả lại pháp môn Tịnh độ rất dễ tu tập, nên đang khi làm việc, học hành… vẫn có thể niệm Phật được. Chỉ cần cố gắng giữ một lòng thành kính tin tưởng mà niệm Phật, tất sẽ được “cảm ứng” ngay.
Kinh có câu rằng :
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì…
Nghĩa là nếu có lòng thành, tất sẽ cảm ứng không sai. Sự việc ấy rất mầu nhiệm, không thể nào lấy trí phàm phu thế gian mà suy lường được… Ðiều quan trọng là tâm và miệng phải hợp với nhau (nghĩa là miệng niệm Phật thì trong tâm phải có Phật), không ngại lẫn nơi hình tướng. Nếu được như thế thì không lo chi phải bị tội hết cả.
hành trì lâu ngày, từ từ tâm trí và câu niệm Phật sẽ dung thông, ắt được tội tiêu, chướng diệt… Nói như vậy không phải là bỏ hẳn phần sự tướng hành trì đâu, chớ nên hiểu lầm rồi chấp chặc vào nơi lời dạy (không trọn đủ) nầy mà tu hành “lem nhem, bê bối và biếng trễ” ắt bị mang tội. Nếu như có đủ thời giờ và phương tiện, phải nên ngồi, quỳ ngay ngắn trước bàn Phật, khói hương thành kính, nghiêm chỉnh tụng niệm cho được tăng phần công đức.
Phải biết rằng :
Có thêm một phần chí thành, thì được tăng thêm mười phần công đức.
Việc đi, đứng, nằm, ngồi, hoặc trong tư thế làm việc mà niệm Phật chỉ là để phụ trợ thêm vào phần công hạnh cùng làm cho “Bồ Ðề tâm” và sở nguyện vãng sanh của mình ngày càng bền chắc, luôn tưởng nhớ đến Phật mà thôi, tuyệt đối không nên lấy đó làm tiêu chuẩn chánh yếu để y cứ mãi mãi được.
Nằm niệm cũng giống như vậy. Ngoại trừ trường hợp bệnh nặng bất khả kháng thì được, chứ nếu như mạnh khỏe thì cũng cần phải nên cung kính đối trước bàn Phật mà hành trì để được tăng thêm phước đức và khỏi bị mang lỗi…(biếng lười, khinh mạn) cố gắng tu niệm và chớ quên lời dặn quan trọng nầy.
Xin thầy giải thích cho con được biết những điều cần phải làm hoặc nên tránh…
Ðáp:
Như trên vừa nói, nếu được miệng niệm Phật, tâm tưởng đến Phật như vậy là rất quý rồi (nếu thêm được “thân lễ kính” thì lại càng vô cùng quý hơn nữa).
bất tịnh là một chứng bệnh thiên nhiên mà trời đất sắp xếp cho nữ phái, há lấy đó mà làm điều trở ngại cho việc tu hành hay sao ?
Ví dụ như con bệnh hoạn, bị ung nhọt hôi hám, ghẻ lở đầy mình, rên la kêu khóc, cha mẹ nỡ lòng nào bỏ cho nó chết ư ? Huống chi cái việc bất tịnh đâu có quá đáng như thế. Nếu nói rằng việc đó trở ngại cho đường tu thì hóa ra tất cả người nữ xưa nay thảy đều bị chướng ngăn hết mà không tu niệm và Giải thoát được sao ?
Vả lại ai cũng biết người nữ từ 12, 13 cho đến 48, 49 tuổi đều có “nguyệt kinh.” Ðây là một chứng bệnh nhỏ “thiên nhiên” của nữ giới, nào phải là cố ý muốn cho nó có ư ?
Tôi cũng thường nghe nhiều kẻ thiển cận bảo rằng :
Trong khi có nguyệt kinh chớ nên lễ bái, trì tụng hoặc ra vào nơi chánh điện, vì làm như thế thì bị Phật, Bồ tát và chư Hộ pháp rầy quở, không vừa lòng, không bảo hộ, chẳng chứng minh!
Phải biết cách nói nầy rất sai trái với Tình và Lý, lại không phù hợp với lời dạy của Tổ sư.
thời kỳ nguyệt kinh như mau thì vài ba ngày, còn lâu thì có khi 6, 7 hôm mới hết. Tổ sư từng dạy rằng việc tu hành, trì niệm của mình cần phải được “không xen hở” (tức là nên giữ thường xuyên không cho gián đoạn).
Vậy cho nên đâu vì một chút bệnh nhỏ thiên nhiên như thế mà bỏ đi việc lớn tu niệm hay sao ? Bất quá thì chỉ nên dè dặt một chút ở chỗ :
Khi có nguyệt kinh thì phần lễ bái nên bớt ít lại (còn chừng bằng 1/3 so với sự lễ bái thường ngày), lễ bái ít chớ chẳng phải là tuyệt đối không lễ bái đâu, phải nhớ biết như vậy.
Còn sự niệm Phật, tụng kinh thì đều chiếu y theo khóa lễ mỗi ngày. Nên thường xuyên thay rửa, tắm giặt, chớ nên để tay dơ mà lần chuỗi, lật Kinh và đốt nhang (mà phải rửa tay cho sạch sẽ).
Nên nhớ biết rằng :
Trong Phật pháp, pháp pháp đều viên thông với nhau cả.
Các hàng ngoại đạo, tà giáo chỉ chấp thiên một bên phần “lý” mà không hiểu thấu đến phần “sự” (về chuyện nầy). Thời Mạt Pháp phần lớn người đời lại ưa tin tưởng theo lời nói sai lầm của ngoại đạo mà không chịu học hỏi Phật pháp để có đủ chánh kiến hiểu rõ lời Phật dạy, vì thế mà đánh mất đi rất nhiều sự lợi ích trong đường đạo.
Tuy nhiên nếu như cẩn thận thì trước khi tụng niệm hoặc vào khóa lễ phải tắm gội, thay áo quần mới sạch, hoặc đang lỡ bận việc gì bất khả kháng lắm (không thể tắm gội được) thì nên niệm 21 hoặc 49 lần câu chú Phổ thanh tịnh (Tịnh pháp giới chơn ngôn) cho thân thể và môi trường chung quanh đều được sạch sẽ.
Thần chú ấy như sau :
(Có kinh dịch là “Án lam” thảy đều đồng như nhau cả).Chúc đạo hữu luôn tu hành được tinh tấn.
Trân trọng.
[1] – y cứ : Căn cứ theo đó mà thực hành.
[16] – Thiên Ðạo : Nẻo trời, tức là ở trên cõi trời.
[17] – Hạnh bất tịnh : Chẳng hạn như là (cho phép) tăng ni lập gia đình, lấy vợ chồng, sanh con cái, buôn bán kinh doanh,vv…(như Phật giáo ở bên Nhựt Bổn (Japan) hiện nay)