thập môn thích kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(十門釋經) Chỉ cho 10 nghĩa môn do ngài Trừng quán đời Đường lập ra khi soạn bộ Hoa nghiêm kinh sớ, nói rõ đại ý của kinh để giúp người đọc dễ dàng hiểu biết về giáo pháp và nguyên do của bộ kinh Hoa nghiêm đã phát khởi như thế nào. Đó là: 1. Giáo khởi nhân duyên: Nói rõ về nhân duyên hưng khởi giáo pháp của kinh. Nghĩa là đức Như lai biết rõ tất cả chúng sinh đều có đức tướng trí tuệ của Như lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước nên không hay biết, vì thế đức Phật khai thị chúng sinh đều có nhân duyên Phật trí, đó là nguyên do hưng khởi giáo pháp của kinh này.2. Tạng giáo sở nhiếp: Tạng là Tam tạng kinh, luật, luận; Giáo là 12 phần giáo. Nghĩa là kinh này và Tam tạng 12 phần giáo tương nhiếp lẫn nhau. 3. Nghĩa lí phân tề: Nghĩa tức nghĩa huyền diệu do Viên giáo giải thích; Lí là lí viên dung được hiển bày trong pháp giới. Tức nghĩa lí mà kinh Hoa nghiêm giải thích chính thuộc Viên giáo, nêu một pháp thì hàm nhiếp tất cả pháp, nói một giai vị thì bao gồm tất cả giai vị. Còn Phân tề thì Sự sự vô ngại pháp giới được Viên giáo nói rõ và lí xứng tính viên dung được hiển bày chính là phân tề(nội dung sai khác) của kinh này.4. Giáo sở bị cơ: Giáo pháp viên dung cụ đức này bao trùm 10 căn cơ Nhất thừa Viên đốn, đó là: Vô tín cơ, Vi chân cơ, Đại thực cơ, Hiệp liệt cơ, Thủ quyền cơ, Chính vị cơ, Kiêm vị cơ, Dẫn vị cơ, Quyền vị cơ và Viễn vị cơ. 5. Giáo thể thiển thâm: Như lai thuyết giáo ắt có giáo thể, nay bàn chung thì một đại tạng giáo, từ cạn đến sâu, nếu nói sơ lược thì gồm có 10 thể, tức Âm thanh ngữ ngôn thể, Danh cú văn thân thể, Thông thủ tứ pháp thể, Thông nhiếp sở thuyên thể, Chư pháp hiển nghĩa thể, Nhiếp cảnh duy tâm thể, Hội duyên nhập thực thể, Lí sự vô ngại thể, Sự sự vô ngại thể và Hải ấn bính hiện thể. 6. Tông thú thông cục: Tông là chủ của lời nói, Thú là chỗ nương của Tông, Thông là bàn chung về giáo pháp trong một đời, từ hẹp đến rộng gồm 10 tông, từ Ngã pháp câu hữu tông đến Viên dung cụ đức tông. Cục là chỉ hạn cuộc ở một kinh. 7. Bộ loại phẩm hội: Bộ là các bộ; Loại tức là Lưu loại. Nghĩa là từ bộ kinh này lưu xuất ra biệt kinh(bản kinh lưu hành riêng), từ hẹp đến rộnglượcnêu 10 loại: Lược bản kinh, Hạ bản kinh, Trung bản kinh, Thượng bản kinh, Phổ nhãn kinh, Đồng thuyết kinh, Dị thuyết kinh, Chủ bạn kinh, Quyến thuộc kinh và Viên mãn kinh. Trong đó, Lược bản kinh có 4 vạn 5 nghìn bài kệ. 8. Truyền dịch cảm thông: Truyền dịch là từ Tây thiên truyền đến Đông độ, dịch từ tiếng Phạm sang chữ Hán. Kinh này trước sau có 2 bản dịch: Một do ngài Phật đà bạt đà la, vịcao tăng người Bắc Thiên trúc, dịch vào năm Nghĩa hi 14 (418) đời Đông Tấn, ở chùa Tạ tư không tại Dương châu, nguyên bản tiếng Phạm gồm 3 vạn 6 nghìn bài kệ, dịch thành 60 quyển. Một do ngài Thực xoa nan đà, vị cao tăng người nước Vu điền, dịch lại bản cũ vào niên hiệu Chứng thánh năm đầu (695) đời Đường, ở chùa Phật thụ kí tại Đông đô (Lạc dương). Bản dịch này có bổ sung những chỗ còn thiếu, thêm 9 nghìn bài kệ, cộng chung với bản dịch cũ gồm tất cả 4 vạn 5 nghìn bài tụng, dịch thành 80 quyển, tức là bản lưu truyền hiện nay. Cảm thông, tức khi ngài Phật đà bạt đà la dịch kinh cảm đến Long vương, nên Long vương sai 2 đồng tử mặc áo màu xanh hàng ngày từ trong ao xuất hiện dâng nước mài mực; còn khi ngài Thực xoa nan đà dịch kinh thì cảm được trời mưa cam lộ và hiện nhiều điều linh ứng. 9. Tổng thích kinh đề: Dùng diệu nghĩa để giải thích tổng quát đề mục Đại phương quảng Phật Hoa nghiêm kinh. 10. Biệt giải văn nghĩa: Giải thích riêng văn kinh, lược chia làm 3 khoa chính: a. Phẩm thế chủ diệu nghiêm là phần Tựa.b. Từ phẩm Như lai hiện tướng đến phẩm Nhập pháp giới là phần Chính tông. c. Trong phẩm Nhập pháp giới, từ câu Bấy giờ, ngài Văn thù sư lợi từ lầu gác Thiện trụ đi ra… trở xuống, là phần Lưu thông.