THÀNH DUY THỨC LUẬN THUẬT KÝ
Soạn giả: Sa-môn Khuy Cơ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 8

(PHẦN CUỐI)

VII. Năng dẫn sinh và sở dẫn sinh các luận đối chiếu và giải thích.

Luận: “Nhưng mười hai chi lược nhiếp làm bốn”.

Thuật rằng: Từ đây trở xuống cho đến lão không phải quyết định có, phụ với tử mà lập chi trở lại, là năng sở dẫn môn. Luận tự có văn, không mượn huyền giải. Chỗ không có của luận, là tùy theo văn mà phụ nêu ra, tức là bốn phần. Thứ nhất trong năng dẫn, phần đầu chánh nêu ra thể để giải thích tên. Thứ hai là riêng giải thích lại.

Luận: “Một là năng dẫn chi”, đến “chủng tử của năm quả”.

Thuật rằng: Nói rằng vô minh hành, là đưa ra năng dẫn thể, có thể dẫn chủng tử năm quả của thức. Giải thích năng dẫn danh, tuy hai chi này cùng với sinh và lão tử làm dẫn nhân thể mà mười chi trước đều là nhân, không thể mong xa hai quả làm năng dẫn chi, chỉ mong chủng tử chỗ tăng gần gọi là năng dẫn.

Luận: “Vô minh trong đây”, đến “thiện ác nghiệp”.

Thuật rằng: Giải thích lại. Nói trong đây, tức là lựa riêng với nghĩa của chữ “trì”, phân biệt như thường, trước hết giải thích vô minh, nghĩa là các vô minh, như kinh Thắng Man nói có năm Trụ địa, tức là kiến nhất xứ, dục, sắc, vô sắc hữu và Vô minh trụ địa. Bốn thứ trước là phiền não chướng, có thể phát sinh các nghiệp; thứ năm sau là Sở tri chướng không thể phát nghiệp. Hoặc nói phát khắp hết thân nghiệp và ngữ nghiệp thì chướng này cũng có thể. Phật Địa quyển 7 nói nếu sở phát nghiệp và quả sở đắc đều là Sở tri chướng, cuối luận này trong Đoạn phạm giới ngu của Địa thứ hai thì Sở tri chướng cũng có thể phát nghiệp, chỉ có tánh nhiễm ô là mong Bồ-tát và mong các pháp không nhiễm khác; phi thiện và bất thiện không thể chiêu gọi sinh khởi. Thủ của vô minh chi phát nghiệp là có thể phát khởi thiện nghiệp và bất thiện nghiệp, cho nên trong năm vô minh chỉ có bốn pháp trước của thủ. Trong bốn pháp trước có thể phát nghiệp là toàn Kiến đạo và một phần Tu đạo; không phát nghiệp là một phần Tu đạo. Trong phát nghiệp, có pháp có thể phát chung cả nghiệp chung và nghiệp riêng, có pháp chỉ phát báo chung, có pháp chỉ phát báo riêng. Thủ này gồm phát cả chung riêng và chỉ phát báo chung, bất thủ chỉ phát riêng. Trong đó lại có trợ chánh phát nghiệp, là lựa riêng trợ đều không phải là chi này. Vô minh này chỉ có thủ có thể phát chánh chiêu cảm nghiệp thiện ác đời sau, gọi là vô minh chi, chỉ phát chiêu cảm tổng hành xứ vô minh gọi đó là chánh, trong đó lấy kiến đạo và Tu đạo trong vô minh nào là chánh trợ, cho đến Đế nào tương ưng, cộng phân biệt hay bất cộng phân biệt. Kinh Duyên Khởi quyển hạ nói vô minh có bốn, đều nên theo đó mà nói.

Luận: “Tức là chỗ phát của nó mới là hành”.

Thuật rằng: Tức là chỗ phát của nó cảm tổng ba nghiệp, mà gọi là hành.

Luận: “Do đây tất cả”, đến “đều không phải hành chi”.

Thuật rằng: Đây là lựa riêng các chỗ sai. Do đạo lý này, tất cả hiện báo nghiệp riêng và trợ đương nghiệp đều không phải hành chi. Tất cả hiện nghiệp đều chỉ có năng cảm báo riêng quả, cũng do văn này tức là chứng hiện nghiệp không cảm dẫn quả. Trong cảm đương nghiệp, riêng có một nghiệp chỉ cảm báo riêng, cũng không phải hành chi. Do đây tức là hiển nếu có một nghiệp chỉ cảm báo chung, lại có một nghiệp cảm chung cả chung và riêng đều thuộc về hành chi. Kinh Duyên Khởi ghi: “Bậc Thánh không tạo hậu hữu nghiệp”. Luận Đối Pháp quyển 7 ghi: “Bậc Thánh không tạo nghiệp, vì không có Chân thật nghĩa ngu”. Lại nữa, luận Du-già quyển 10 ghi: “Hữu chi không phải bậc Hữu học nhiếp, không phải báo riêng”. Trong luận này có nói: “Học là giải thoát phần làm thể, từ sơ phát tâm trở đi đều không tạo hậu hữu dẫn nghiệp”. Điều này cũng không đúng, tại sao vậy? Kinh Duyên Khởi quyển hạ ghi: “Nội pháp Dị sinh Bất phóng dật là chỗ có phước hạnh và bất động hạnh”. Không phải vô minh làm duyên, là không khởi hiện hành tương ưng vô minh mà dẫn phát. Hoặc phóng dật là chỗ dẫn phát của ba chủng vô minh. Bất phóng dật, là lựa riêng đối với vô minh này, cho nên nói hành kia không phải vô minh dẫn phát, không phải chủng tử của vô minh kia không phát hành, được thành báo chung. Luận Đối Pháp quyển 7 ghi: “Có hai thứ ngu: một là Dị thục ngu, hai là chân thật nghĩa ngu”. Do phát phước và bất động sau, ban đầu thì phát phi phước vì không có phước, bất động thì không phải là chỗ phát của vô minh. Nếu không như thế thì tại sao kinh kia ghi: “Ta nói chư Thánh hữu học không tạo nghiệp mới, không nói nội pháp Dị sinh không tạo nghiệp mới?” Do đây nên biết Thuận giải thoát phần, Thuận quyết trạch phần thiện mới là tánh. Có thể trái nghịch với hữu còn có cảm với báo chung là vô minh và hành chi. Sinh đắc thiện pháp trong hai vị kia là hành chi cảm báo chung. Hoặc nói hai vị kia mới là thiện pháp không cảm báo chung, trong đây chỗ nói cảm báo chung nghiệp mới thành hành chi, cho nên kinh Duyên Khởi lại ghi: “Nội pháp không phóng dật thì hành không phải vô minh dẫn”. Tuy nói cảm báo, nhưng chỉ có báo riêng nhân. Do đạo lý này, đã là chỗ có nghiệp thì không phải hành chi. Hiện tại chỗ có nghiệp cũng không phải là thể của hành. Nếu không như thế thì báo riêng có lỗi tương vi, vì chiêu cảm sinh tử không phải thù thắng, không phải chánh hành chi, không phải phi hành. Nếu không như thế thì trong một đời chỉ có chung hành kiêm riêng hành. Ngoài ra có thể cảm Dị thục báo riêng danh sắc chi. Đáng lẽ không phải hành chiêu cảm, do đó mà biết, chỉ có nghiệp riêng quả đã gọi là danh sắc. Thể của báo riêng nhân đáng lẽ gọi là hành chi, hoặc chánh Dị thục gọi là sắc chi, hoặc chỉ có báo chung, hoặc kiêm chung và riêng, hoặc kiêm danh sắc chi, chỉ có mãn quả cũng như vậy, hành chi cũng như thế. Chánh hành như báo chỉ có cảm báo chung, hoặc kiêm chung và riêng, hoặc kiêm hành chi chỉ có cảm báo riêng, các hành cũng vậy. Thánh không tạo nghiệp, phỏng theo chánh hành chi thì báo riêng tức là danh sắc, kiêm danh sắc chi nhiếp, cũng không có lỗi tương vi. Luận này chỉ nắm lấy chánh hành gọi là hành, kiêm hành thì không phải. Không riêng một mình có thể khiên dẫn hậu hữu báo, nhưng nghiệp là hành. Nếu không như thế tức là có lý hại như trước, cho nên trừ bỏ, đã như thế thì trái lại hiển năng phát. Hành kia chỗ có vô minh, không phải vô minh chi trong duyên khởi nhiếp, chỉ là chỗ tóm lấy của hữu phần huân tập.

Luận: “Hai là sở dẫn chi”, đến “sở dẫn phát”.

Thuật rằng: Nêu ra sở dẫn thể kiêm giải thích tên của nó. Điều này cũng có hai phần, như trước có thể biết, nghĩa là nội trong bản thức nêu ra thể, tức là bên trong bản thức của Thức thứ tám. Nói các hành trước là Tăng thượng duyên, chỗ phát nhân duyên của danh ngôn và chỗ huân tập khí, cận sinh chủng tử của năm quả vị lai, là hai chi trước quả Dị thục nhiếp. Thức… năm chủng là sở dẫn thể, tức là hiển chủng tử nhân duyên của đương quả. Thông với báo chung và báo riêng tức là toàn thức chi và danh sắc gồm phần ít ý xứ, xúc và thọ, là báo chung thể. Trừ Thức thứ tám và tương ưng pháp, còn lại đều là báo riêng, là sở dẫn phát của hai chi trước. Giải thích tên sở dẫn, năm chủng tử này tuy là đương quả cận nhân duyên tánh chính là dẫn nhân, nhưng cận hành huân tập, từ năng huân hành nói là sở dẫn. Nói bản thức, là lựa riêng tâm và tâm sở có chủng tử của sư Kinh bộ, lại cũng lựa riêng với tự tánh, tuy là nhân sinh tử, nhưng không phải bên trong bản thức. Nói cận sinh, là lựa riêng riêng với tự nghiệp chủng và nghiệp của Tát-bà- đa làm nhân duyên, vì không phải cận sinh. Sở dẫn phát, có ba nghĩa giải thích, là bổn hữu, tân huân và nhị hợp dụng.

Luận: “Thức chủng trong đây”, đến “tức là ba chủng sau”.

Thuật rằng: Giải thích lại. Tựu trung có hai phần, phần đầu phân rõ năm chủng thể tánh ly và tạp. Điều này có hai đoạn:

1. Một là lìa tên của năm chủng gọi là thể riêng. Thức chủng trong năm chủng tức là nhân của bản thức, là nhân duyên chủng của A-lại-da thức, trừ sáu căn sau và ba chủng của xúc và thọ, còn lại sắc và nhân duyên chủng của bốn uẩn đều là chỗ nhiếp của chủng tử danh sắc. Sáu xứ sau gồm xúc chủng và thọ chủng, như là ba tên. Trong đề phòng vấn nạn và trái với văn luận, như trong phần nêu thể đã giải thích xong.

2. Hai là năm chủng tạp.

Luận: “Danh sắc chủng”, đến “chung và riêng cũng vậy”.

Thuật rằng: Danh sắc chủng của nó tổng nhiếp năm nhân, các luận đều nói là ngu uẩn tánh, trước đã dẫn chứng rồi. Trong đó tùy chỗ thù thắng mà lập, còn lại bốn chủng thì chấp trì thức là thù thắng, sinh thức thù thắng, xúc cảnh xúc thù thắng, lãnh nạp thọ thù thắng, do đó lập ra bốn chủng. Hoặc báo chủ thức thù thắng, thức y xứ thù thắng, thọ nhân xúc thù thắng, thọ cảnh thọ thù thắng, hoặc ái nhân thọ thù thắng, cho nên lập riêng bốn chủng, do đó còn lại tưởng… không lập chi riêng. Do sáu xứ này gọi là chung, vì nhiếp sáu thức giới. Thức chi là riêng, vì ý giới nhiếp, cũng do nghĩa thù thắng lìa riêng trong chung cứ theo đây cũng vậy. Đây là chung thứ nhất ly và hai tạp thể.

Luận: “Tập luận nói thức”, đến “gọi là thức chi”.

Thuật rằng: Một là giải thích hại nạn, trong đây có năm phần:

  1. Một là tổng hợp Tập luận, hoặc năm sở dẫn.
  2. Hai là làm năng dẫn.

Tại sao Tập luận gọi là thức năng dẫn? Ba và bốn có khác, Tập luận nói thức cũng là năng dẫn, cũng là hai chi trước làm phần thứ ba. Toại Trí cũng nói: “Nghiệp chủng trong thức gọi là thức chi, chủng tử trong thức thông với hữu hành thức, cho nên nói hành chủng lấy làm thức chi, là năng dẫn nhiếp”. Nếu như thế thì thức chủng là chỗ nhiếp của pháp nào?

Luận: “Dị thục thức chủng là danh sắc nhiếp”.

Thuật rằng: Danh sắc thể rộng như trước đã nói.

Luận: “Kinh nói thức chi”, đến “đều gọi là thức”.

Thuật rằng: Hai là khế hợp Khế kinh.

Hỏi: Tập luận thì có thể như thế. Kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Thức chi này thông với năng dẫn và sở dẫn”. Thức này thông như thế nào?

Đáp: Kinh kia nói thông với năng dẫn và sở dẫn, nghiệp chủng và thức chủng đều gọi là thức, mỗi mỗi đều khác nghĩa mà nói, không phải quyết định tương vi, tại sao thức chủng không đồng chỗ nhiếp danh sắc của Tập luận?

Luận: “Thức là danh sắc y, không phải danh sắc nhiếp”.

Thuật rằng: Kinh nói thức chủng là sở y của danh sắc, vì không phải là danh sắc, tức là ngoài sắc ra mà riêng nói danh sắc. Hoặc toàn năm chủng gọi là sở dẫn chi, tại sao kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Một phần danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ cũng gọi là sở sinh?”

Đáp: Nương vào chủng đang hiện hành cho nên nói như vậy, không phải nói rằng chủng tử tức là chỗ sinh của danh.

Hỏi: Nếu như thế thì thức chủng tại sao không nói?

Đáp: Đã nói chủng kia thông với năng dẫn và sở dẫn mà lược bỏ không nói thức có hiện hành. Lại nữa, nói danh sắc nhập thai mẹ, chỉ nói thức chi là chủng tử nhiếp.

Hỏi: Nếu như thế tại sao kinh kia cũng nói: “Thọ chi một phần gọi là năng dẫn chi?”

Đáp: Hiện hành thọ có hai phần:

1. Nội Dị thục thọ, kinh kia nói là sở sinh chi nhiếp, phỏng theo đương sinh vị gọi là năng sinh.

2. Cảnh giới thọ, là hay sinh ái cho nên kinh kia nói là năng sinh chi nhiếp, cũng không trái lý.

Quyển 93 ghi: “Một là lãnh thọ nội quả, hai là lãnh thọ cảnh giới. Do mê quả bên trong cho nên tạo các hạnh. Do mê quả bên ngoài cho nên phát sinh tham ái thấm nhuần dẫn nhân trước, cho đến nói rộng”. Do lý này chứng thật không trái nhau.

Hỏi: Năm chủng tử này làm sự huân và phát trước sau, là nhất thời huân phải không?

Đáp: Nhất thời huân.

Hỏi: Nếu như thế thì tại sao nói có trước sau?

Luận: “Thức… năm chủng”, đến “giả thuyết trước sau”.

Thuật rằng: Ba là giải thích chiết phục vấn nạn. Chiết phục vấn nạn như trước. Câu đáp này có hai phần. Trước là Thức… năm chủng do nghiệp huân và phát. Vị cảm chiêu tuy thật ra là đồng thời nhưng nương vào chủ và bạn khác nhau, cho nên giả thuyết trước sau. Không phải chủ bạn Dị thục trợ giúp cho bạn sinh. Ngay trong bốn pháp kia thì danh sắc là chung, vì thể tánh rộng; còn lại ba pháp là riêng, vì nghĩa dụng hẹp. Ngay trong ba pháp sau thì sáu xứ là thù thắng, vì là chỗ y của thọ, hai pháp còn lại thì yếu kém, vì nương vào xứ mà sinh. Ngay trong hai pháp sau thì xúc là nhân thù thắng, vì hay sinh thọ, thọ là quả thể, vì là chỗ sinh của xúc. Do năm chi này có các thứ như vậy trên mỗi mỗi tướng khác nhau mà chư Thánh giáo giả thuyết trước sau. Thể thật ra đồng thời. Trong đây ý muốn nói rằng, danh ngôn huân tập và phát sinh năm chủng này tuy có trước sau tạp loạn bất định. Đối với tướng sinh quả, chưa phân rõ tướng nào trước tướng nào sau. Do hành huân thức, chủng tử của nghiệp lực làm thành, khiến cho năm chủng tử nhất thời chuyển biến trong sinh lão vị có thể sinh tự quả. Hiện tại luận này cho rằng do hành tăng thượng sở phát mà nói là nhất thời, vì không phải danh ngôn huân tập thì chắc chắn là nhất thời. Đây là nương vào thật mà giải thích.

Luận: “Hoặc nương vào đương lai”, đến “nói có trước sau”.

Thuật rằng: Hoặc nương vào phần vị đương lai sinh khởi, hoặc nương vào phần vị hiện tại đã khởi mà có phần vị thứ lớp, nói năm chủng của nhân trước sau không đồng. Không phải khi hành huân tập và thật sinh quả có trước sau. Đây là nương vào phần vị, không phải thật thể.

Hỏi: Nếu thật năm chủng này chỉ là chủng tử, tại sao các Thánh giáo trong thức và danh sắc lẫn nhau làm duyên, cũng nói hiện hành?

Luận: “Do thức này”, đến “nghĩa của hiện hành”.

Thuật rằng: Bốn là tổng hợp vấn nạn hiện hành. Hiện tại là đáp, do đây nên khởi lý. Năm chi của thức, luận Thập Địa, luận Đối Pháp cũng nói hiện hành, vì tại nhân thời quyết định không có nghĩa hiện hành. Kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Thế Tôn! Do duyên gì mà chủng tử của danh sắc trong Dị thục thức đồng thời dẫn phát, mà lại nói có thứ lớp trước sau?” Thế Tôn bảo rằng: “Nó đối với đương lai trước sau thứ lớp mà sinh khởi”. Như vậy mà nói chính là cùng với đây đồng.

Hỏi: Nếu ban đầu khi huân tập chưa thể hiện khởi thì tại sao kinh Duyên Khởi quyển thượng nói sinh và dẫn đồng thời?

Luận: “Lại nữa do thuyết này”, đến “chắc chắn không đồng thời”.

Thuật rằng: Năm là tổng hợp vấn nạn đồng thời. Lại do lý này, kinh nói sinh và dẫn đều là đồng thời, làm sao biết được đối với đương khởi vị mà nói đồng thời?

Đáp: Khi mới huân chưa có thể hiện khởi, khi nhuần hoặc chưa nhuần thì chắc chắn không đồng thời. Nói rằng khi mới huân thì các ái chưa nhuần, tuy trải qua tám vạn kiếp, cuối cùng không sinh quả. Ái sau nhuần mới sinh hiện hành, hoặc khi mới huân thì liền có thể sinh hiện hành, đáng lẽ sơ huân vị thì liền có ái.

Hỏi: Nếu như thế tại sao tạo khi nhuần thì khác nhau?

Đáp: Do nhuần và chưa nhuần thì chắc chắn không đồng thời. Đối với đương khởi vị mới nói sinh và dẫn thừa nhận có đồng thời, thể của nó là một. Vị riêng thuyết cho nên có sinh và dẫn khác nhau, nhuận duyên của nó hợp chung, có thể được tên hai nghĩa của sinh và dẫn, tức là sáu chủng của hành, tên gọi riêng là dẫn, tên gọi chung là hữu. Kinh cũng không nói quyết định là đồng thời.

Hỏi: Nếu như thế tại sao trước nói dẫn của nó, sau nói sinh của nó?

Đáp: Khi nhuần đã sinh, tuy không có trước sau, nhuần vị và chưa nhuần vị trước sau quyết định khác nhau, chắc chắn trước có dẫn, sau có sinh, cho nên nói dẫn ở trước sinh ở sau. Kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Thế Tôn bảo rằng, năng dẫn và sinh chi trong nhất thời mà khởi thứ lớp để tuyên thuyết”. Phải do có dẫn sau đó có sinh, hoặc mong sự xa gần của sở sinh quả.

Luận: “Ba chi năng sinh”, đến “sinh và lão tử”.

Thuật rằng: Văn trong đây có hai, như chỗ giải thích trên. Nêu ra thể của ái, thủ và hữu. Hiện tại luận này lấy ba pháp làm năng sinh thể. Sinh và lão tử của cận sinh đương lai là để giải thích tên của sinh, tuy hai chi ái và thủ cũng có thể nhuần sáu dẫn nhân thể trước gọi là năng nhuận, lấy cận đương sinh quả chỉ nói năng sinh. Đây là giải thích tên gọi, phần thứ nhất là chung, thứ hai là giải thích lại, tựu trung có ba đoạn, đoạn đầu là ở trước.

Luận: “Nói rằng duyên mê bên trong”, đến “chủng năm quả đã xong”.

Thuật rằng: Đây là đoạn văn trước. Nghĩa này có ý nói, tiếp theo dẫn thọ trước có hai chủng, là nội Dị thục thọ và ngoại cảnh giới thọ. Khi thọ nội Dị thục, do mê nội quả Dị thục vô minh, không biết hai khổ, cho nên tùy theo chỗ thích đáng tạo ra ba chủng hành là Tăng thượng duyên mà dẫn khởi đương lai sinh và lão tử vị. Năm quả nhân duyên chủng của thức đã nói xong. Thứ hai là chánh giải thích tướng của nhuận sinh.

Luận: “Lại y theo mê ngoại”, đến “bốn thủ của dục”.

Thuật rằng: Lại y theo mê ngoại cảnh mà tăng thêm quả ngu, lấy cảnh giới thọ làm duyên phát khởi tham ái phiền não, duyên ái lại sinh bốn thủ của dục. Bốn thủ là dục thủ, kiến thủ, giới thủ và ngã ngữ thủ, lại như Xu Yếu giải thích.

Luận: “Ái thủ hợp với nhuận”, đến “sau đó có quả”.

Thuật rằng: Hai hòa hợp này thấm nhuần nghiệp trong năng dẫn và năm chủng của nhân sở dẫn chuyển gọi là Hữu. Tại sao lấy tên là Hữu? Vì sáu chủng này có thể gần với hữu mà sinh, sau đó có quả. Tổng này có ý nói khi thọ nội Dị thục, do không hiểu rõ nội thế tục khổ cho nên khởi phi phước hạnh. Tướng của khổ thô hiển có thể dễ hiểu biết. Gọi là thế tục khổ vì không thể hiểu rõ nội Thắng nghĩa khổ, vì khởi phước hạnh, bất động hạnh và quả tướng khổ của trời người không phải thô hiển, bậc thắng giả thì biết khổ gọi là thắng nghĩa khổ làm duyên dẫn phát ngũ chủng danh ngôn. Tuy mê hai khổ không đồng, nhưng tổng quát là mê nội Dị thục mà khởi nghiệp. Sau khi thọ cảnh giới, do không thể hiểu rõ cảnh sở tri, khi khởi nhiễm thọ thì ái tăng trưởng. Hợp chung với sáu chủng trước chuyển gọi là hữu. Như nước nhuận chủng tử, chủng tử gần quả thì sinh. Chữ duyên trong đây là nghĩa nhờ dựa vào và nghĩa thế lực. Do si cho nên tạo hạnh, hạnh có thế lực cho nên khiến cho chủng tử danh ngôn có thể sinh quả hiện tại, nếu không như thế thì danh ngôn chủng tử này của Dị thục chưa được sinh quả. Sau đó lại do thế lực của ái khiến cho chủng tử trước cận sinh với quả hiện tại. Tuy riêng thân khởi nghiệp, riêng thân khởi ái, tùy nghiệp thù thắng, do quả của lực phiền não tức là cận sinh. Thế lực cũng như thế, không phải do nghĩa riêng, hai ngu trong đây tùy tăng thượng nghĩa mà nói. Theo thật tế thì mê nội cũng được nhuận sinh, vì toàn cõi phiền não tương tục sinh tử. Mê ngoại cảnh giới ngu cũng có thể phát nghiệp, vì truy cầu Dục cảnh khởi bất thiện. Vì kiến ngu và tu ngu của nội ngoại khác nhau, tùy theo tăng mà phân làm hai, cho nên hai hoặc dưới đây đều thông với phát và nhuận.

Luận: “Có chỗ chỉ nói”, đến “quả Dị thục”.

Thuật rằng: Ba là tổng hợp các luận. Như luận Du-già quyển 10 ghi: “Mười hai chi này không có nhân duyên, vì y theo chỗ nhiếp của tăng thượng mà sinh khởi nhân”. Luận đó quyển hạ lại ghi: “Nghiệp do thủ nhiếp gọi là thắng phần hữu”. Các luận không phải một, đây phần đầu tổng hợp các luận kia, chỉ tổng nói là “có chỗ” chỉ nói nghiệp chủng gọi là hữu, chủng này có thể chánh cảm quả Dị thục. Năm chủng tuy là chánh nhân năng sinh nhưng không có lực chánh cảm, cho nên không gọi là hữu. Do đó quyển 10 gọi là Thắng phần hữu. Kinh Bản Địa quyển 5 và quyển 38 ghi: “Sinh khởi nhân và năng sinh nhân nhiếp nhân duyên làm tánh, tức là chỉ có năm chủng, không nói nghiệp chi. Tại sao trong đây cũng nói nghiệp hữu? Tiếp theo là tổng hợp văn này.

Luận: “Lại nữa, có luận chỉ nói”, đến “chủng tử của thức”.

Thuật rằng: Thức… năm chủng, luận kia gọi là hữu, là chủng tử năm pháp của cận sinh đương lai thức. Chánh nhân có thể sinh cho nên không nói nghiệp, ở đây đều nói thiên về các điều sai quấy mà cho là thật thể. Quyển 10 lại ghi: “Toàn phần hữu, là nghiệp và thức cho đến chủng tử mà thọ có, do thủ nhiếp mà nói là hữu, đây là nói hữu xứ. Văn của các kinh luận thì nhiều cho nên không riêng nêu ra.

Luận: “Bốn sở sinh chi”, đến “cận sở sinh”.

Thuật rằng: Có hai pháp như trên. Nói rằng sinh và lão tử là nêu thể của nó, vì ái và thủ có cận sở sinh. Giải thích sở sinh, tuy cũng có năng dẫn và sở dẫn đắc trước, nhưng không gọi là dẫn quả. Sở sinh cũng đáng lẽ như thế, nhưng cận làm sinh của ái trước chỉ gọi là sở sinh không gọi là dẫn quả. Tóm lại là quả của hai nhân sinh và dẫn. Nhưng cận nhân sinh thành danh này, tóm lại phần thứ nhất nêu thể để giải thích danh.

Luận: “Nói rằng từ Trung hữu”, đến “mà gọi là tử”.

Thuật rằng: Hai lớp giải thích phần vị của sinh trước. Nói rằng từ thân Trung hữu mới sinh trở về sau đến trong bản hữu, tùy theo mạng dài ngắn, chưa suy biến đến nay, đều là sinh chi nhiếp. Các suy biến vị tùy theo thời gian nhiều ít mà tâm và sắc đều suy, gọi chung là lão. Thân hoại mạng chung nhập và diệt tướng vị mới gọi là tử. Diệt tướng của Đại thừa thì tại quá khứ, do đây ngay khi chết thì gọi là tử chi. Kinh Duyên Khởi cũng ghi: “Có năm vị sai biệt là hạ chủng sinh, tiệm tăng sinh, xuất thai sinh, tiệm trưởng sinh và thành trưởng sinh”. Năm suy là kế phát suy, thân tướng suy, tác nghiệp suy, thọ dụng suy và mạng căn suy, gọi là lão, là thọ lượng sắp hết, lân cận với cái chết. Có sáu thứ chết:

  1. Cứu cánh tử.
  2. Bất cứu cánh tử.
  3. Tự tướng tử.
  4. Phân sai tướng riêng bất cứu cánh tử.
  5. Phân sai tướng riêng cứu cánh tử.
  6. Thời phi thời tử.

Ở đây lấy tự tướng tử cho là thức lìa thân, như kinh kia nói rộng. Đại luận quyển 10 và quyển 84 đều có giải thích riêng biệt, không phiền dẫn ra. Thân Trung hữu trong đây do sinh chi nhiếp. Là ái nhuận đã có quả khởi, đây là y theo phần vị, hoặc nói thức hiện hành, cũng là chỗ nhiếp của thức. Trong quyển 56 ghi: “Thức, danh sắc và sáu xứ làm dẫn nhân y xứ; sáu xúc và Thọ làm sinh nhân y xứ, như luận kia rộng giải thích, đối với luận này không trái nhau.

VIII. Phế lập và tăng giảm giải thích các vấn nạn và điều hại.

Hỏi: Vô minh lấy pháp nào làm nhân? Vô nhân đáng lẽ hữu thủy, Hữu nhân đáng lẽ vô cùng?

Đáp: Lấy tác ý bất như lý làm nhân, tại sao không nói? Luận Du- già quyển 10 ghi: “Nó chỉ có bất đoạn nhân không phải tạp nhiễm nhân, y theo nhiễm nhân mà nói chi”. Lại nữa, vô minh tự tánh của nhân là nhiễm, bất như lý tác ý thì tự tánh không phải nhiễm, không thể nhiễm vô minh, mà vô minh nhiễm nhân cho nên không nói. Lại nữa, sinh tạp nhiễm là chỗ huân phát của nghiệp phiền não, nghiệp phiền não đó lấy vô minh làm nhân, không nói vô minh lấy bất như lý làm nhân. Kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Hỏi: Nếu vô minh cũng duyên tác ý phi lý thì tại sao không nói? Phật đáp: Vô minh cũng dẫn tác ý phi lý cùng với hành làm duyên”. Lại nữa, từ xúc và thọ do vô minh sinh, làm duyên sinh ái, do đó không nói, tức là do vô minh thù thắng cho nên nói thiên về nó.

Hỏi: Lão tử có quả hay không? Nếu không thì đáng lẽ sinh lão đáng lẽ hữu chung, nếu có thì đáng lẽ vô cùng? Điều này cũng nên nói chứ?

Đáp: Có, là ưu bi khổ não. Kinh Thập Địa ghi: “Khi tử biệt ly thì tâm tham trước của người ngu sầu bi gọi là ưu, khóc than to tiếng là bi, năm căn tương đối gọi là khổ ý căn tương đối gọi là ưu, ưu bi chuyển thêm nhiều gọi là não. Đại Bát-nhã tân dịch cũng ghi: “Lão tử sầu than khổ ưu não”.

Hỏi: Tại sao không nói?

Đáp: Nghĩa duyên khởi thuận sinh tử lưu chuyển năm nẻo, ưu bi ly tán, hành tướng đề cao, vì không thuận lưu chuyển cho nên không nói. Đây là cựu nói, cùng với Tiểu thừa đồng, như Bà-sa quyển 23, quyển 24. Hiện tại luận này lại giải thích: “Lập chi cần phải định hoặc biến khắp, sầu than khổ ưu não này không biến cũng không định, cho nên không phải chi.

Hỏi: Tác ý phi lý lấy pháp nào làm nhân? Ưu bi lấy pháp nào làm quả?

Đáp: Đây là hiển nhân quả luân chuyển vòng tròn cho nên không cần nói, tức là ảnh hiển đã đầy đủ. Tại sao ảnh hiển? Nghĩa là do hoặc sinh ra hoặc nghiệp, từ nghiệp sinh ra các sự, từ sự sự mà sinh ra hoặc, lý của hữu chi chỉ có như vậy. Lấy chủng của năm quả y theo đang khởi mà nói thì cũng được nói là có trước sau, như thọ sự sinh ái, hoặc hiển vô minh chi do lão tử trước sinh, như ái sinh thủ. Hiển vô minh sau cũng do vô minh trước sinh.

Hỏi: Nếu như thế tại sao không nói vô minh làm nhân của vô minh?

Đáp: Do tự thể của vô minh tạp nhiễm, nếu không có các duyên khác thì không thể tăng trưởng, vì không có tổn giảm cho nên không nói làm nhân. Do đây cũng hiển lão tử có quả, cho rằng vô minh nhân, như thọ sinh ái, tuy biết phát và nhuận thể của hoặc không đồng, là quả Đẳng lưu của nó cho nên lấy làm ví dụ, không phải như vô minh của Tiểu thừa lấy năm uẩn làm duyên để khởi chi. Ái… cũng như thế, các hoặc làm ví dụ cho nhau. Lại nữa, hiển để phá hai ngu thường và đoạn của nó, nghĩa là ngu hiện tại không có nhân cho nên nói mười ngu của đời trước, hiện tại không có quả sau cho nên nói hai ngu của vị lai. Tuy có nhân của các đời trước, tức là biết hiện tại thọ sinh ái, biết vô minh là chỗ sinh của lão tử. Lão tử vị lai có thể sinh nhân quả của vô minh không dứt. Chỉ có mười hai chi cho nên không nói vô minh nhân và lão tử quả. Không phải hai pháp kia đều không có quả và nhân, do đó cũng không phải có lỗi vô cùng. Đây là các phế và lập. Chỗ thêm ngoài văn, từ đây trở xuống trình bày lập y theo văn tự có.

Hỏi: Sinh và lão tử chi là ba tướng phải không? Nếu là tướng thì tại sao không nói trụ làm chi? Lại nữa, diệt tại quá khứ, thể của nó thì không có, lẽ nào thể của duyên khởi chi thông với vô pháp? Nếu không phải tướng thì đã không phải tướng của sinh thì đây là pháp nào sinh?

Đáp: Là ba tướng nhiếp, vấn nạn sau khéo giải thích. Vấn nạn trước thế nào? Vì duyên khởi chi là nghĩa lưu chuyển, trụ thì không thu- ận với lưu chuyển cho nên không nói làm chi. Lại nữa, trụ cũng tràn qua Vô vi cho nên không nói. Nói duyên khởi là tướng Hữu vi, sinh lão tức là sinh dị, chỉ có không phải diệt tướng, diệt tướng là vô, Hữu pháp mới là Duyên khởi chi. Nói duyên khởi chi phỏng theo tương tục mà lập, tức là chánh khi thời gian cuối cùng của tử, và chính khi sắp chết thuận với giai vị của tử, gọi chung là tử chi, cho nên không làm ví dụ. Thể của diệt tướng không có, chỉ có quá khứ mà lập, cho nên không làm ví dụ.

Hỏi: Nếu như thế thì các luận thuyết một thời kỳ bốn tướng cho là y theo tương tục thì tử và diệt có khác gì nhau?

Đáp: Thời kỳ một sát-na, thời phần tuy khác, y theo thế gian mà lập tướng, nghĩa đó là đồng. Phải y theo quá khứ mới lập diệt tướng, chỉ tiêu biểu pháp này sau đó thì không có. Không phải thể của diệt tướng trong một thời kỳ tức là tử chi, vì tử chi này hiển khi sắp chết, tuy chỉ là giả, y theo thế gian thì không đồng, nhưng y theo diệt tướng để lập tử chi, để khiến cho sinh chán, cho nên y theo ba tướng mà lập ba chi.

Hỏi: Nếu sinh và lão tức là tướng của sinh thì hai chi sau này đáng lẽ là hành uẩn nhiếp?

Đáp: Lấy ba tướng kia để hiển ba chi này, không phải ba chi này là chỉ có ba tướng, vì thể của ba chi tức là hiện hành năm uẩn, danh nương vào tướng mà lập. Thể thật ra có khác, như xúc xứ tử, không phải là diệt tướng, chỉ là giải thích chi tiết chánh lúc sắp chết, là tử xúc, lẽ nào gọi thể của tử là diệt tướng. Do ba chi này tuy nương vào diệt tướng lập tên của nó mà khiến cho sinh chán, thể không phải là diệt tướng, chỗ nhiếp của ba tướng.

Hỏi: Tại sao các chi mỗi mỗi đều riêng nhau mà lập, chỉ có lão và tử hợp chung lại mà lập?

Luận: “Lão không phải quyết định có, dựa vào tử mà lập chi”.

Thuật rằng: Dưới đây luận phế và lập có bảy phần, đây là phần thứ nhất. Tạp Tập luận ghi: “Nguyên nhân lão tử hợp chung lại lập chi, là hiển thị lìa lão thì được tử, không phải trong thai sinh thân. Lìa danh sắc thì được có sáu xứ, do đó mỗi mỗi đều riêng lập chi”. Luận: “Bệnh tại sao không phải chi?”

Thuật rằng: Đây là người ngoài hỏi. Lão chi không quyết định có khắp, dựa vào tử mà lập chung, bệnh cũng không quyết định, đáng lẽ hợp chung mà lập chi, cho nên trong luận hỏi rằng bệnh tại sao không phải chi?

Luận: “Vì không khắp định”.

Thuật rằng: Đây là luận chủ đáp. Nói bệnh pháp này không phải không khắp ba cõi và năm nẻo, tùy chỗ thích ứng mà có trong thú và giới, cũng không quyết định có, như Tôn giả Bạc-câu-la tuổi hơn tám mươi mà chưa từng bệnh hay có tật nhỏ, cho nên không lập chi.

Luận: “Lão tuy không định có khắp, do đó lập chi”.

Thuật rằng: Nhưng lão pháp này không giống như bệnh pháp, tuy không quyết định tất cả hữu tình đều có, nhưng khắp cnẻo ác và giới cho nên lập làm chi. Bệnh không quyết định có khắp, cho nên không lập.

Hỏi: Tại sao biết được? Các sắc và Vô sắc cũng có lão hay sao?

Luận: “Các giới thú sinh”, đến “hạnh suy yếu”.

Thuật rằng: Giới thú sinh đều có suy yếu, không phải trúng yểu, khi lâm chung khác với căn trước và thức suy yếu, cho nên là khắp thú được lập làm chi. Trừ ra người trúng yểu là để hiển không quyết định có khắp. Luận Du-già quyển 13 ghi: “Hỏi: Tại sao nên biết cõi trên có sai?

Đáp: Các hành đó có tánh suy yếu hủ bại”. Chính cùng với đây đồng.

Luận: “Danh sắc không khắp tại sao lập chi?”

Thuật rằng: Đây là câu hỏi thứ hai về từ ngữ. Hoặc do khắp cho nên lão được lập chi, bệnh không khắp cho nên không được lập chi. Danh sắc không khắp, tại sao lập chi? Nói rằng chỗ nào có danh sắc thì chỗ đó không khắp. Tại sao lập chi?

Luận: “Định cho nên lập chi”, đến “định có danh sắc”.

Thuật rằng: Đây là ngay nơi ý của tông khác mà đáp cho nghĩa này, nghĩa là tuy không khắp định cho nên lập chi, tùy theo thú sinh của nó chỗ thích đáng hữu xứ thì quyết định có. Bệnh thì bất định không thể làm ví dụ, nghĩa là trừ hóa sinh ra thì thai sinh, noãn sinh và thấp sinh cho đến sáu xứ chưa mãn trở lại, định có danh sắc. Không phải ba thứ sinh này có mà bất định, cho nên danh sắc này cũng được lập chi, do đó quyển 93 và quyển 9 ghi: “Hai thứ thấp sinh và noãn sinh, trừ ra trong bụng mẹ, ngoài ra là như thai sinh lần lượt đều có, cho nên là định”. Hữu tình có sắc ở tại cõi Sắc và cõi Dục thọ hóa sinh, khi mới sinh các căn viên mãn cùng với các sự sai biệt khác, cho nên không khắp.

Hỏi: Tại sao trong đây nói ba thứ sinh đều có thứ lớp? Luận Du- già quyển 10 trong giải thích sinh chi nói xuất hiện là thế nào? Nghĩa là đối với thân phần chậm khởi của hai loài thấp sinh và hóa sinh?

Đáp: Theo thật tế thì chỗ có các căn của loài thấp sinh là thứ lớp sinh khởi. Quyển 93 nói trừ trong bụng mẹ như thai sinh thì ở đây là nói thấp sinh cũng chậm khởi, tức là thân chi, nghĩa là thấp sinh và hóa sinh khi mới sinh chắc chắn có tay chân, thân chi khởi chậm, cùng với thai sinh và noãn sinh khác nhau, không phải nói rằng các căn đều được chậm khởi, cho nên văn của luận kia và luận này không trái nhau. Phần có nghĩa là chi.

Luận: “Lại nữa, danh sắc chi”, đến “chưa gọi là sáu xứ”.

Thuật rằng: Dưới đây phần thứ hai y theo chánh lý mà đáp. Nguyên nhân lập danh sắc chi này cũng là khắp ba cõi. Nếu như thế thì tại sao Hữu sắc hóa sinh thì ban đầu là sinh căn đầy đủ? Ở trong sơ vị của hữu cõi Sắc hóa sinh, tuy có đủ năm căn, nhưng năm căn này cũng vẫn chưa có ứng dụng, chỉ gọi là danh sắc, vì lúc đó chưa gọi là sáu xứ chi. Nói rằng các căn đầy đủ thì có dụng minh lợi, nhưng cũng chưa sinh xúc, chỉ gọi là danh sắc, không gọi là sáu xứ, cho nên danh sắc chi cũng định mà cũng khắp. Quyển 93 tuy nói hóa sinh khi mới sinh thì các căn đầy đủ, không nói hóa sinh không có danh sắc chi, do đó mà làm giải thích này.

Hỏi: Nếu như thế khi mới sinh không có sắc, chỉ có ý xứ thì tại sao có danh sắc?

Luận: “Mới sinh không có sắc”, đến “chưa gọi là ý xứ”.

Thuật rằng: Nó khi mới sinh gọi là danh sắc nhiếp. Quyển 93 ghi: “Hữu tình thức không có sắc, nương vào chủng tử của danh và sắc, chủng tử của danh sắc nương vào thức mà chuyển, cho nên biết cõi Vô sắc cũng có danh sắc chi, ý thì không có ứng dụng cho nên không gọi là sáu xứ”.

Luận: “Do đây luận nói”, đến “hai cõi trên đều có”.

Thuật rằng: Do đây luận Du-già quyển 10 ghi: “Mười hai hữu chi, tất cả và một phần trên hai cõi trên đều có”. Nếu không có danh sắc thì không phải tất cả. Kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Nếu chỉ có danh, đều không có sắc thì điều này có lỗi gì!” Phật nói: “Nếu trong một đời chỉ có danh đó, không nương vào sắc mà trụ, tương tục sinh khởi thì không xứng lý. Nương vào có sắc thân mà hiện khởi sắc ngữ, hoặc chủng tử của sắc cũng gọi là sắc”. Quyển 93 ghi: “Tên của cõi Vô sắc cùng với chủng tử của sắc làm sở y của thức, vì Địa đó chưa diệt báo sắc chủng. Chủng tử của báo sắc không phải là cõi trói buộc của nó, cho nên dị giới sắc này là sở y của dị giới danh. Lại nữa, định của cõi đó là chủng tử sở hữu sắc, cũng được làm sở y của danh, lý cũng không có lỗi.

Luận: “Ái không phải có khắp”, đến “vì không ái cõi đó”.

Thuật rằng: Đây là câu hỏi thứ ba. Nếu như thế thì ái không phải có khắp, lẽ nào lại riêng lập chi? Thế nào cho rằng không phải khắp, là vì sinh vào nẻo ác, không ái cõi đó, cho nên không phải khắp. Kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Bạch Thế Tôn! Nếu chỉ nói ái cùng với hữu làm duyên, không duyên với thủ thì hữu này có lỗi gì? Thế Tôn đáp:

Mong cầu gọi là ái, đối với nẻo ác nguy hiểm không có mong cầu, nhưng do chỗ tạo phi phước hạnh, tuy cầu nẻo thiện mà kết quả lại nghịch sinh. Quả đó không phải phước quả, lẽ nào lại duyên với ái!” Lại nữa, như chỗ nói không có ái là không có mong cầu, vì cầu không có thời, do trước tạo phước hạnh và bất động hạnh mà quả sinh trái nghịch. Hai quả này sinh cũng không duyên ái.

Luận: “Định cho nên lập riêng” đến “vì định có ái”.

Thuật rằng: Đây là tuy theo người ngoài mà đáp, không phải là hết lý. Thế nào gọi là định? Không có mong cầu thì không có hậu hữu, nương vào thắng thiện hạnh mà sinh nẻo thiện, vì định có ái. Nói rằng chỉ trừ mong cầu kia không có hậu hữu thân và sinh ngoài nẻo ác, vì định có ái sinh cầu không có hậu hữu, không mong cầu hậu hữu mà khởi ái. Sinh nẻo ác cho nên không ái chỗ sinh đó, trừ ra nẻo ác này thì ái là nhất định có.

Hỏi: Nếu như thế thì Thánh giáo nói quả Bất hoàn hiện tại không có ái nhuận, nói định có ái thì lẽ nào không trái nhau?

Luận: “Bất hoàn nhuận sinh”, đến “định có chủng tử”.

Thuật rằng: Quả Bất hoàn đó sinh và Địa khác, vì nhuận sinh tuy không khởi ái, nhưng đối với thủ chi của tự thân đó thì định có chủng tử, cho nên cũng gọi là định. Bất hoàn kia không những không có hiện ái, cũng không có hiện thủ, vì có chủng tử của thủ. Nhưng được nhuận sinh thì đã thủ gọi là định. Ái làm ví dụ cũng như thế, cho nên như thủ và ái kia, định cũng có chủng tử.

Từ đây xuống phần thứ hai y theo chánh lý mà giải thích.

Luận: “Lại nữa, ái cũng khắp”, đến “cũng có ái”.

Thuật rằng: Người sinh vào nẻo ác, tuy họ không ái thích thân và xứ đang sinh, đối với thân ngã hiện tại và cảnh hiện tại cũng khởi ái, cho nên sinh vào nẻo ác có ái nhuận sinh.

Luận: “Y theo không mong cầu”, đến “không phải nó toàn không có”.

Thuật rằng: Tổng hợp các kinh trái nhau. Kinh Duyên Khởi quyển thượng y theo ái không có mong cầu và thân đang ở trong nẻo ác, nói rằng sinh nẻo ác không có ái khởi. Không phải sinh nẻo ác đó mà các ái hoàn toàn không có hiện ái.

Luận: “Chỗ sinh ra duyên nào?”, đến “năm chi của thức”.

Thuật rằng: Đây là câu hỏi thứ tư. Duyên quả nào hợp chung lập sinh và lão tử? Đối với sở dẫn vị mà riêng khai lập năm chi của thức, tuy chủng và hiện khác nhau nhưng thể thì không khác, cho nên hỏi tương đối.

Luận: “Nhân vị khó biết”, đến “lập riêng năm chi”.

Thuật rằng: Đây là luận chủ đáp, phần đầu là tổng văn. Nói rằng năm chi của thức chính là tại nhân vị, tướng sai biệt khó hiểu rõ, mà nương vào vị đương sinh riêng lập nhân chi làm năm thứ.

Luận: “Nói rằng khi tương tục sinh”, đến “lập nhân làm năm thứ”.

Thuật rằng: Đây là nói rộng các pháp trước, nghĩa là đối với đương lai khi mới sinh thì quả thức mới khởi, tức là nhân và thức tương hiển, vì quả mới sinh khiến cho ứng dụng của chủng thức hiển hiện, gọi là nhân thức tương hiển, tức là sát-na đầu tiên, hoặc nói bảy ngày. Tiếp theo sau thức vị là khi năm căn chưa đầy đủ trở lại, lúc đó danh sắc của quả dấy khởi khiến cho tướng mạo danh sắc của nhân tăng trưởng, vì khi quả hiển thì khiến cho nhân tăng trưởng, tức là hai mươi tám ngày trở về trước, trong đây năm chi đều đáng lẽ có nhân. Nhưng trong thức nói văn nghĩa thông với sau đây. Tiếp theo sau danh sắc của hai mươi tám ngày trước, khi năm căn đầy đủ đến vị Bát-la-xà-khư, nhân sáu xứ sáng thịnh, căn tướng linh lợi, nương sáu xứ này phát xúc hiển nhau. Nương xúc khởi thọ, nương thọ mà tăng trưởng lẫn nhau, lúc đó mới gọi là thọ quả cứu cánh. Nương quả vị đương khởi này mà lập nhân chi làm năm thứ, vì tướng của nhân miên ẩn núp khó biết. Đây là nhân chi phân ra năm nguyên nhân.

Luận: “Quả vị dễ hiểu”, đến “vì hiển ba khổ”.

Thuật rằng: Quả vị đang hiện hành thì đã là hiện hành, cho nên tổng lập hai chi sinh và lão tử để hiển ba khổ. Kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Bạch Thế Tôn! Nếu sinh và lão tử là danh sắc, sáu xứ, xúc và thọ làm tướng thì đối với sinh thân này, duyên nào hiển thị tên của sinh và lão tử? Thế Tôn bảo: Là hiển tướng sinh thân như vậy, có ba thứ khổ hoặc khổ tướng. Sinh hiển hành khổ, lão hiển hoại khổ, tử hiển khổ khổ”, đến sau sẽ rõ. Đây là lấy cõi Dục làm luận, hoặc sắc và cõi Vô sắc hiển ba tướng là sinh, dị và diệt.

Hỏi: Nếu như thế thì quả vị chỉ hiển ba khổ, chỉ nói hai chi, tại sao lại nói đối với quả khi khởi khiến cho biết phần vị để nói năm chi của thức?

Luận: “Nhưng quả sở sinh”, đến “nói năm chi của thức”.

Thuật rằng: Sở sinh quả của nó hoặc tại vị lai, vì khiến cho hữu tình sinh chán, chỉ có nói tổng tướng là sinh lão tử chi, hủy bỏ câu chất vấn danh. Sở sinh quả của nó, hoặc đến hiện tại, vi khiến cho biết rõ phần vị tương sinh để nói năm chi của thức, vì hiển lẫn nhau, vì hiện tại luận này hiển thuyết sau năm chỗ không ngăn trách, về sau hiển luận này nói hai pháp không có phương hại. Do trước nói, hoặc là nó đang hiện khởi phần vị có sai biệt, cho nên nói có trước sau, nếu không như thế thì trái nhau.

Luận: “Duyên nào phát nghiệp”, đến “riêng lập ái thủ”.

Thuật rằng: Đây là câu hỏi thứ năm. Ý nói rằng các phiền não đều có thể phát nghiệp. Tại sao trong chi không đồng với ái và thủ mà tổng lập vô minh, không lập riêng nữa? Lại nữa, các phiền não đều nhuận nghiệp, tại sao không đồng với vô minh cũng chỉ lập có một, mà lại riêng phân ái và thủ?

Luận: “Tuy các phiền não”, đến “rộng như kinh nói”.

Thuật rằng: Tất cả phiền não đều có thể phát nghiệp, nhưng vô minh lự thì phát nghiệp dụng tăng trưởng thù thắng hơn phiền não, vì có đủ mười một sự thù thắng, nghĩa là sở duyên đây là đáp câu hỏi thứ nhất. Chỉ nói vô minh là phát nghiệp và hoặc, như kinh Duyên Khởi nói mười một thắng:

  1. Sở duyên thắng, vì duyên khắp nhiễm và tịnh.
  2. Hành tướng thắng, vì ẩn chân hiển vọng.
  3. Nhân duyên thắng, vì hoặc nghiệp sinh là gốc.
  4. Đẳng khởi thắng, vì đồng với duyên khởi pháp của năng phát sở phát, năng dẫn sở dẫn và năng sinh sở sinh.
  5. Chuyển dị thắng, vì tùy miên triền phược tương ưng, bất cộng với bốn chuyển dị.
  6. Tà hạnh thắng, vì đối với đế khởi tăng ích hạnh và tổn giảm hạnh.
  7. Tướng trạng thắng, vì tự tướng vi tế khắp ái và phi ái cộng tướng chuyển.
  8. Tác nghiệp thắng, vì làm sự sở y của lưu chuyển, làm ngưng tịnh các sự năng chướng.
  9. Chướng ngại thắng, vì chướng ngại thắng pháp và quảng pháp.
  10. Tùy chuyển thắng, cho đến Hữu đảnh cũng tùy chuyển.
  11. Đối trị thắng, chỗ đối trị của hai thứ diệu trí.

Do đó không nói, ngoài ra các hoặc khác cũng gọi là phát nghiệp chi.

Luận: “Đối với nhuận nghiệp vị”, đến “có thể rót và thấm nhuận”.

Thuật rằng: Đáp: Đối với nhuận vị nói ái và thủ, tuy các phiền não đều có thể nhuận sinh. Đối với nhuận nghiệp vị thì ái lực tăng trưởng thiên lệch. Làm sao biết? Các luận chỉ nói bốn ái làm Tập đế. Lại nữa, Thánh giáo nói ái như đối với nước, có thể rót có thể thấm nhuần, cho nên không nói thừa. Ý nào phát nghiệp chỉ có một vô minh?

Hoặc nhuận sinh phân ái làm thủ.

Luận: “Phải niệm niệm vun tưới”, đến “lập một vô minh”.

Thuật rằng: Nếu sinh có mầm thì phải niệm niệm vun tưới, như tưới ruộng. Hiện tại luận này đầu và cuối phân ra ái và thủ, thật ra có nhiều hiện hành ái hoặc. Kinh Thập Địa quyển 8 ghi: “Ái tăng gọi là thủ”, cho nên ban đầu gọi là ái, sau gọi là thủ. Nghĩa của phát nghiệp không thể trùng phát lại, lập một vô minh như một mầm sinh không thể tái sinh, khi nước tưới vào thì có thể nói đắc niệm.

Hỏi: Trước đã nêu ra thể của thủ thông với các phiền não khác, tại sao chỗ này và Thập Địa nói là ái tăng?

Luận: “Tuy trong thủ chi”, đến “nói là ái tăng”.

Thuật rằng: Cứ theo thật tế thì thủ chi nhiếp các phiền não. Ái nhuận sinh thù thắng cho nên nói là ái tăng, không phải không có các hoặc khác cho nên luận Du-già quyển 89 ghi: “Hoặc năng thủ hoặc sở thủ đều gọi là thủ”.

Hỏi: Các duyên khởi chi hoặc sinh Địa này, vì đều là Địa này, cũng có Địa khác. Nếu như thế thì có lỗi gì?

Đáp: Nếu chỉ có Địa này thì văn của kinh Duyên Khởi quyển thượng sẽ ghi: “Pháp nào thông? Bạch Thế Tôn! Vì sao không nói hai chủng ái và thủ có thể sinh duyên khởi và hành làm duyên? Thế Tôn bảo rằng: Tự giới sở hành của hai chủng ái và thủ có phân đồng. Tại sao vậy? Vì ái thủ của cõi Dục cùng với cõi Sắc kia, hoặc các bất động hạnh của cõi Vô sắc làm đẳng khởi duyên là không đúng đạo lý, vì không phải cảnh giới”. Lại nữa, nói vô minh và lìa cõi Dục, hoặc cõi Sắc loại có thể sinh duyên khởi làm đẳng khởi duyên. Lại nữa, nói vô minh như vậy, do chỗ khởi tác ý phi lý này cùng với quả làm bạn, có thể làm duyên bất động hạnh của cõi kia, tức là dị giới vô minh làm dị giới hạnh duyên. Nếu đắc dị giới chi sau đó khởi dị giới chi. Quyển 56 ghi: “Lại nữa, thế nào thông? Các hữu tình tùy sinh giới nào địa nào? Nên biết hữu chi là pháp này nhiếp”.

Luận: “Các duyên khởi chi”, đến “phát hạnh của Địa trên”.

Thuật rằng: Đây là câu hỏi thứ sáu. Các duyên khởi chi đều nương tự Địa, đồng lấy văn của quyển 56 có sở phát hạnh nương và vô minh khác, đồng lấy duyên khởi. Đây là như thế nào đồng? Đáng lẽ hiển sự của nó là một là nhiều, ở đây thì chỉ có một, như dưới đây là vô minh phát hạnh của Địa trên.

Luận: “Không như thế thì ban đầu chế phục”, đến “cũng chưa khởi”.

Thuật rằng: Không thừa nhận vô minh cõi dưới phát hạnh của Địa trên. Ban đầu chế phục chỗ khởi nhiễm của cõi dưới chưa đến định của cõi trên, đáng lẽ không phải hành chi, phải nhập vào căn bản định của cõi đó, lìa hết chín phẩm dục, sau đó mới khởi vô minh của Địa kia, lúc đó vô minh của Địa kia cũng chưa khởi, Hữu lậu định của cõi đó đáng lẽ không phải hành chi, vì không có vô minh chi, đã gọi là hành chi. Minh là chỗ phát của vô minh, ý này là hiển quyển 56 nói nương vào nhiều phần chi mà nói. Ý của kinh thông với luận. Có luận y theo Địa khác cũng không trái nghịch. Văn này có thể hiển vị đáo vô hoặc, chưa đắc căn bản, rốt ráo không khởi, chỉ là cõi dưới khởi. Ban đầu khởi vị đáo đều như vô minh này phát.

Luận: “Từ Địa trên Địa dưới”, đến “mà khởi ái chi”.

Thuật rằng: Đây là câu hỏi thứ bảy. Từ cõi trên sinh cõi dưới, từ cõi dưới sinh cõi trên, ái đang sinh sở nhuận và năng nhuận của cõi kia, thủ nắm lấy Địa nào của nó để thọ chi làm duyên, làm Đương sinh địa, làm Hiện cư địa? Ý gì mà có câu hỏi này? Đã là thọ duyên ái, hiện khởi thọ chi và Địa khác của đương sinh ái. Đáng lẽ như vô minh phát hạnh thừa nhận Địa khác mà làm thành câu hỏi này.

Luận: “Ái kiến phần cũng duyên”, đến “đối với lý không trái”.

Thuật rằng: Tùy chỗ thích đáng của nó, ái kia cũng duyên thọ của Đương sinh địa. Hoặc thọ của hiện hành đồng thời, hoặc thọ của chủng tử trước thời, đối với lý cũng không trái. Trong đây nói cũng duyên thọ của Đương sinh địa, hiểu rõ tử sinh của tự địa và ái định của tự địa nương đồng Địa. Từ Địa khác sinh Địa khác cũng là định nương đồng Địa, cho nên nói là cũng. Lại nữa, thọ của hiện cư xứ cũng là ái duyên, như duyên của Địa khác vô minh kia thì đây không phải là thọ chi, có nghĩa là duyên xa.

Hỏi: Hoặc phát nghiệp, Địa khác làm duyên; hoặc nhuận sinh đáng lẽ cũng là Địa khác?

Đáp: Phát nghiệp là Đẳng khởi nhân, vì xa cho nên thông với Địa khác. Nhuận sinh là sinh khởi nhân, vì gần cho nên chỉ có tự địa.

Hỏi: Thọ duyên với ái xa thông với Địa khác. Hành duyên với thức, Địa khác làm duyên phải không?

Đáp: Thọ duyên với ái làm Viễn khởi nhân, vì xa cho nên thông

Địa khác. Hành duyên với thức làm Dị thục nhân, vì gần cho nên chỉ có tự Địa.

Hỏi: Tại sao các thức, các sinh, khai hợp bất đồng, còn hành và hữu thì hợp chung làm một?

Đáp: Nghiệp tại dẫn nhân, tạo tác gọi là hành, bị ái và thủ nhuận chuyển gọi là hữu, không có sự thể riêng, cho nên không khai lẫn nhau.

Hỏi: Hữu thì hoặc chỉ có nghiệp, như hành chỉ có một. Hữu thì thông với phi nghiệp. Tại sao không khai mở?

Đáp: Trong có tuy thông với nghiệp và phi nghiệp, nhưng đều gần với hữu hậu và hữu quả cho nên nghĩa thế quân bình, gọi chung là hữu, không phải như hành không có tánh phi nghiệp, cho nên không khai mở.

Hỏi: Tại sao chưa nhuận gọi là hành, đã nhuận thì gọi là hữu?

Đáp: Tạo tác gọi là hành, vì nghĩa mới tạo thì rõ ràng. Ban đầu gọi là hành, có kết quả gọi là hữu, đã nhuận mới nhiễm dính, sau đó lập tên là hữu.

Hỏi: Tại sao nghiệp có ba thứ tổng hợp gọi là là hành và hữu, hoặc nhuận chỉ có một ái, nhưng phân hai là ái và thủ phải không?

Đáp: Một nhuận quả thì bất sinh, mới phân hai ái và thủ. Một nghiệp thì có thể cảm quả thích hợp, lập tên hành và hữu.

IX. An định thế gian và phá tà, là Tát-bà-đa, hai nhân năm quả, ba nhân hai quả. Định không đồng thế gian, hiện tại ở trong bộ này.

Luận: “Mười hai chi này”, đến “mỗi mỗi quyết định đồng thế gian”.

Thuật rằng: Nhân mười chi trước cùng với quả hai chi sau quyết định không đồng thế gian, lấy tổng Dị thục nhân, không phải thân tạo mà là thọ quả, cũng không phải nghiệp hiện tại đắc quả là mười hai chi. Phỏng theo thân mỗi lần sinh tử làm một đời thì mười nhân hai quả quyết định không đồng; hoặc phỏng theo thời phần thì mười hai chi này là bất định, như quá khứ của hậu báo nghiệp tạo bảy chi trước, tiếp theo hậu thân chưa thuần thục, khiến cho thân không khởi ái và thủ, kế đó thân mới khởi, và sau đó nữa mới sinh thọ quả, lẽ nào không phải ái thủ cùng với sinh và lão tử đồng tại vị lai! Cho nên phỏng theo đại thời phần để nói ba đời. Nghĩa thì bất định khiến cho chỗ nói này phỏng theo theo sự sinh tử của thân mà làm một đời. Bảy chủng trước trong nhân cùng với ái thủ hữu hoặc khác đời hoặc cùng đời, hoặc thuận sinh thọ nghiệp, thọ khi mới sinh thì đời đó sẽ đồng. Từ đời thứ hai trở đi, cho đến hậu báo nghiệp thì đời đó không đồng, khiến cho thân này đến nhiều đời sau, khi sắp thọ quả mới khởi ái thủ. Ái thủ của Tát-bà-đa có ba thứ, cùng với hai chủng đầu trong bảy chủng quyết định không cùng đời, cùng với năm còn lại quyết định đồng đời. Trong sinh và lão tử vị của đời trước khởi hoặc và tạo nghiệp, khiến cho mười hai chi trong đây quyết định đồng đời. Nói rằng hai chi sinh lão tử, ba chi ái thủ hữu và bảy chi còn lại mỗi mỗi đều quyết định đồng đời. Do si phát nghiệp, huân và phát báo chủng thì quyết định đồng đời, cho nên bảy chi trước không được khác đời. Khởi nước phiền não thấm nhuận sáu chủng trước chuyển gọi là hữu, cũng không phải khác thời, không phải năng nhuận cách đời khác thời mới thành sở nhuận. Sinh và lão tử cùng đời có thể biết, cho nên hai chi, ba chi và bảy chi mỗi mỗi đều cùng đời. Đây là an định thế gian, mười chi là nhân, hai chi là quả. Nhân thì tại quá khứ thì quả hoặc hiện tại hoặc vị lai. Nhân tại hiện tại thì quả qua một lần vị lai mà luận. Duyên khởi của hai đời, theo đạo lý mà nói cũng là ba đời. Quá khứ thì mười nhân, hiện tại thì hai quả; vị lai hai quả thì hiện tại mười nhân, tức là mười hai duyên khởi của hai đời, cũng có thể nói ba đời. Một lần qua hai đời bất định cho nên có thể ba đời. Nếu bảy chi trước tại đời quá khứ thì ba chi ái thủ hữu tại đời hiện tại, sinh và lão tử tại đời vị lai, tức là mười hai chi thông với ba đời Hữu lậu, cũng tức là mười hai hoặc hai đời ba đời riêng thân tạo nghiệp, vì riêng thân tạo nghiệp cho nên không đồng. Hai nhân quá khứ năm quả hiện tại, ba nhân hiện tại hai quả vị lai của Tiểu thừa, thời phần duyên khởi quyết định như vậy. Luận Thập Địa quyển 8, mười hai duyên sinh cho đến kinh ba đời duyên khởi cũng đồng với Tiểu thừa. Điều này phiên dịch sai, hiện tại xem xét bản tiếng Phạm và luận Du-già đều chỉ nói ba đời, nghĩa là từ sơ tế duyên khởi trung tế, từ trung tế duyên khởi hậu tế. Không phải nói trong ba đời có hai nhân tại quá khứ, năm nhân hiện tại, ba nhân hiện tại, hai nhân vị lai. Sự giải thích của kinh đó là chỗ tạo của Thế Thân, chỗ tạo của Thế Thân là Thập Nhị Nhân Duyên luận, cũng nói ba đời, như luận Du-già thì chữ “ba đời” là ý của người phiên dịch.

Luận: “Như vậy mười hai chi”, đến “liền trở nên vô cùng”.

Thuật rằng: Mười nhân và hai quả chỉ là một lớp, vì nhân một quả một, không phải như Tiểu thừa hai đời nhân và hai đời quả.

Hỏi: Tiểu thừa nói: “Nhọc gì ba đời hai lớp nhân quả?” Tiểu thừa đáp rằng: “Có ngoại đạo bác không có quá khứ vị lai, nói pháp là tự nhiên do thường ngã sinh ra?”

Đáp: Vì ngu ba đời cho nên nói có duyên khởi. Không có đời trước

cho nên nói các pháp thường, không có hậu tế cho nên nói các pháp đoạn. Hiện tại luận này nói hai nhân tại quá khứ, do có nhân nghiệp của đời quá khứ mà sinh pháp, không phải tự nhiên thường ngã dấy khởi. Thể không phải thường trụ, có nhân sở sinh, có hai quả vị lai, phá pháp hậu đoạn, không phải là giải thoát vì thể luân chuyển và hiện hành năm quả và ba nhân. Hiện tại luận này phá điều đó, mười hai chi một lớp của tôi cũng đủ hiển sinh tử luân chuyển, không phải ngã tự nhiên sinh, thể tự giải thoát, lìa đoạn và thường. Thi thiết hai lớp thì thật là vô ích. Nói nhân của mười chi, phá pháp thường và ngã tự nhiên sinh, vì có hai quả cho nên không phải tánh giải thoát; quá khứ làm nhân, thể của pháp không phải thường; vị lai làm quả, các pháp không phải đoạn. Hiện quả có nhân khởi, hiện nhân thì chiêu cảm báo, đủ để hiển luân chuyển và lìa đoạn thường, chỉ nói một lớp nhân quả, tức là hiển ba đời đồng thời có. Nói nhân để phá thường, nói quả để phá đoạn, cho nên thiết lập hai lớp thật ra là vô dụng. Hoặc có cái ngu tiền tế nói hai nhân quá khứ, lại có cái ngu tiền tiền tế nói hai nhân cũng còn thiếu, lại càng phải nói thêm nhân. Lại có cái ngu vị lai nói hai quả, lại có cái ngu hậu hậu tế nói hai quả cũng chưa đủ, lại càng phải nói thêm quả, cho nên luận nói hoặc vượt hơn đây, hoặc chỉ phá đoạn thường mà nói một lớp nhân quả. Phá thường đoạn đã nói xong, tức là hiển quá khứ xa cũng như thế. Hiện tại luận này hiển vị lai xa cũng vậy, nhọc gì phải có hai lớp để nói ba đời nhân quả. Nếu như thế thiết lập thì liền trở nên vô cùng. Đã như thế thì vượt hơn đây, hoặc lập thêm nữa thì có lỗi vô cùng, cho nên nói một lớp thì thật ra là hữu dụng.

Luận: “Mười hai chi này”, đến “gọi là sinh”.

Thuật rằng: Từ đây xuống là phần thứ mười giải thích các môn.

X. Giải thích phân rõ các môn: Trong đó tổng có mười bảy môn giải thích:

1. Giả thật môn: Có chín thật và ba giả. Giả là hữu, sinh và lão tử, nghĩa là làm sở nhuận hành của ái thủ và năm chi của thức, hợp chung với sáu chi trước chuyển tên là hữu. Trong sáu sở nhuận, thức… năm chủng đến khi hiện khởi, hiển ba tướng sinh dị diệt trong bốn tướng thành biệt danh là sinh lão tử. Thể tức là thức cho nên ba tướng sinh lão tử là giả. Thể dị của ái tăng thượng gọi là thủ, lại có các hoặc khác làm thể của thủ chi, cho nên không phải là giả. Quyển 10 chỉ nói chín thật ba giả. Quyển 56 cùng với đây đồng, các quyển đó đều nói hữu và sinh là giả.

Luận: “Năm chi là một sự”, đến “còn lại không phải một sự”.

Thuật rằng:

2. Một sự phi một sự môn: Năm chi là một sự, như văn có thể biết. Do đó biết vô minh chi chỉ có vô minh làm thể, thức thì chỉ có bản thức. Còn lại không phải một sự, là hành thông với sắc và tâm, thủ thì thông với các hoặc khác, còn lại các chi khác có thể biết. Quyển 10 chỉ nói năm chi một sự, ngoài ra thì không phải, trong đây hiển thị riêng. Có người giải thích rằng: “Năm chi là thủ và bất thủ thức chi, thủ chỉ có ái tăng thượng”. Giải thích này không đúng, là trái với Thánh giáo.

Luận: “Ba chi chỉ là nhiễm”, đến “quả Dị thục”.

Thuật rằng:

3. Nhiễm bất nhiễm môn: Hoặc nói nhiễm và tịnh thì tịnh chỉ có thiện cho nên cũng thông với Vô ký do đó mà nói Bất nhiễm. Quyển 10 ghi: “Trong bất nhiễm thì thiện và Vô ký khác nhau, cho nên phân làm hai thứ, gọi chung là bất nhiễm”. Ba chi chỉ có nhiễm là vô minh, ái, thủ, vì tánh là phiền não. Bảy chi chỉ có bất nhiễm là năm chi thức… và sinh, lão tử, vì tánh là Dị thục. Đây là phỏng theo thể tánh mà làm luận.

Hỏi: Nếu như thế tại sao luận Du-già quyển 10 ghi: “Ba chi nhiễm, còn lại thì thông với hai chủng?”

Luận: “Trong bảy phần vị”, đến “ngoài ra thông với hai chủng”.

Thuật rằng: Vì dung chứa khởi nhiễm cho nên giả thuyết là thông với nhiễm, không phải thể nhiễm cho nên gọi là nhiễm. Ngoài ra thông với hai chủng, là hành và hữu. Hành thì thông cả thiện và nhiễm, hữu thì cũng thông với Vô ký.

Luận: “Vô minh ái thủ”, đến “ngoài ra là tạp tướng”.

Thuật rằng:

4. Độc tạp phân biệt môn: Ba chi vô minh ái thủ gọi là độc tướng. Độc là thể này làm chi, không cùng với các chi khác tương giao tạp nhạp. Trong thủ tuy là ái tăng thượng, nhưng không phải chuyển ái thành tăng thượng tham, lại là pháp riêng có, ngoài ra là tạp tướng. Hành và thức… năm chi chuyển, gọi là hữu và sinh, tức là hữu và sinh cũng gọi là tạp, thể thì không khác nhau, dụng thì do pháp khác thành. Quyển 10 chỉ nói ba chi là độc tướng hành, là tạp tướng.

Luận: “Sáu chi chỉ có Phi sắc”, đến “ngoài ra thông với hai chủng”.

Thuật rằng:

5. Sắc phi sắc môn: Hành thông với ba nghiệp. Danh sắc năm uẩn, sáu xứ hai uẩn, sáu chi gọi là hữu. Năm uẩn hiện hành gọi là sinh và lão tử cho nên thông với hai chủng.

Luận: “Đều là Hữu lậu”, đến “không phải hữu chi”.

Thuật rằng:

6. Hữu lậu Hữu vi môn.

7. Vô lậu Vô vi môn.

Cả hai môn này đều là Hữu lậu hữu vi. Vô lậu thì nghịch lại sinh tử và đoạn sinh tử, Vô vi thì không phải nghĩa là duyên khởi, vì nó không dấy khởi. Đây là đối với Đại chúng bộ và Hóa địa bộ mà nói.

Nếu không như thế thì môn này liền thành vô dụng.

Luận: “Vô minh ái thủ”, đến “cũng khởi thiện nhiễm”.

Thuật rằng:

8. Ba tánh phân biệt môn: Ba chi vô minh, ái, thủ, chỉ thông với bất thiện và Hữu phú vô ký, vô minh cõi Dục chỉ là bất thiện. Luận Đối Pháp ghi: “Hoặc phân biệt của cõi Dục trói buộc khởi thì chỉ có bất thiện nhiếp”. Cõi Dục ái và thủ cũng thông với hai tánh bất thiện và Vô ký, các kinh luận thành văn nhuận sinh Hữu phú, nói bốn thủ của cõi Dục là bất thiện, làm thành chứng rất nhiều. Ba chi này của cõi trên đều chỉ có Vô ký.

Hỏi: Nếu như thế trong thủ đã thông với bốn thủ, tại sao nói Tu đạo hoặc mới là chánh nhuận? Kiến hoặc trợ nhuận lẽ nào hữu chi gọi là trợ nhuận?

Đáp: Kiến hoặc là trợ nhuận, hợp chung gọi là hữu chi.

Hỏi: Cũng nên lấy trợ phát hoặc hợp chung gọi là vô minh có hại gì?

Đáp: Giải thích bằng nhau cũng được. Hiện tại luận này chỉ căn cứ theo hoặc chánh phát. Luận nói cũng được văn ảnh, lấy trước làm chuẩn cho sau. Lại nữa, nếu giải thích không bằng nhau thì phát nghiệp không có nhiều lớp, chỉ một lần phát, chỉ có thể nêu ra một chánh phát hoặc nhuận sinh thông với các tâm sở, nhuận do đó thông với thủ trợ cho nhuận sinh. Hành chi chỉ thông với thiện và ác, không thông với Vô ký, vì Vô ký không chiêu cảm quả. Hữu thông với ba tánh, hành… sáu chi hợp chung làm hữu, còn lại thức… năm chi cùng với sinh và lão tử là bảy chi chỉ có tánh Vô ký, vì tánh Dị thục. Trong phần vị cũng khởi thiện và nhiễm. Đại luận quyển 10 ghi: “Bốn chi chỉ có tạp nhiễm, còn lại là thông với nhiễm và tịnh”, nghĩa là bốn chi vô minh, ái, thủ và lão tử chỉ có nhiễm. Lão tử khởi ưu bi, giả thuyết là nhiễm. Khắc tánh trong đây thì nó chỉ có Dị thục, cho nên không trái nhau, còn lại thì thông với nhiễm và tịnh. Tổng hợp trong đây nói: “Trong bảy phần vị, khởi thiện và nhiễm không phải thể tánh. Chi của năm quả phỏng theo chỗ đang sinh mà nói phần vị, lão tử do hai nghĩa: một là trong phần vị khởi nhiễm, hai là phần nhiều là khởi ưu bi.

Luận: “Tuy đều thông ba cõi”, đến “nhưng có phần và có toàn”.

Thuật rằng:

9. Ba cõi môn: Mười hai chi đều thông với ba cõi. Tuy đều thông với ba cõi, nhưng có chi thì bị phân ra và có chi thì được toàn đủ. Cõi Dục thì nhiếp mười hai toàn đủ, cõi Sắc và cõi Vô sắc thì nhiếp mười hai phần ít. Tại sao vậy? Vì cõi Dục thông với nhiễm và tịnh, danh sắc chi có đủ năm uẩn, sáu xứ có đủ các thức, cho đến trong thọ có đủ bốn thọ. Cõi sắc và cõi Vô sắc thì không như vậy, nhiễm thì xưa không có, cõi Vô sắc thì không có sắc, và không có ba thọ, vì ưu thọ không phải báo, trong đây không luận, cho nên Đại luận quyển 10 ghi: “Cõi Dục có đủ tất cả chi, hòa hợp cùng khởi. Cõi sắc và cõi Vô sắc tất cả đều có một phần, vì có lão, như trước đã nói.

Luận: “Hành chi của cõi trên”, đến “mà khởi cõi đó”.

Thuật rằng:

10. Năng trị sở trị môn: Hành chi của Địa trên có thể chế phục Địa dưới.

Hỏi: Thế nào là hành chi của Địa trên?

Đáp: Là sáu thứ hành tướng thô khổ, đây là thông với cõi Sắc và cõi Vô sắc, có cầu sinh lên cõi trên mà khởi hành chi đó, nghĩa là quán mười hai chi của cõi dưới là thô, khổ và chướng, quán cõi trên tất cả là tịnh, diệu, ly, tức là hành chi của Địa trên, là chỗ phát vô minh của cõi dưới, cho nên nói hành chi của cõi trên có thể đoạn tất cả cõi dưới, lấy tất cả cõi dưới làm cảnh giới. Tuy duyên tất cả cõi trên, năng duyên hành tướng chỉ là hành chi, cho nên nói y theo hành chi của cõi trên mà đoạn các chi của cõi dưới.

Hỏi: Các tâm tâm sở đều có hành tướng, tại sao sáu hành riêng gọi là hành tướng?

Đáp: Hành tướng là Kiến phần, như trước đã nói, tức là tâm và tâm sở không tâm nào mà chẳng có. Nhưng thể của sáu hành tướng này tức là tuệ tâm sở, sức giản trạch tăng mà thiên nói về hành tướng. Như mười sáu hành tướng, cho nên không có lỗi. Sáu hành tướng này như luận Du-già và Biệt sao giải thích. Luận Du-già quyển 10 ghi: “Có thể y theo chi mà được lìa chi hay sao? Có”. Nói rằng y theo chi của Địa trên mà lìa chi của Địa dưới, điều này chỉ có một phần mà không phải toàn đủ, chỉ là tạm thời mà không phải cứu cánh, không phải mười hai chi mỗi mỗi đều phần ít là năng, chỉ có một hành chi là năng cho nên nói một ít phần. Tánh hoặc của vô minh, ái và thủ cõi trên, có cái là sở nhuận nghiệp tánh không phải Hiện nghiệp tánh, vì Dị thục Vô ký của các thức và các sinh không phải là năng trị đạo, đã như thế thì chỉ có hành có thể lìa chi, là có Nhuận cho nên chỉ có tạm thời, không phải Vô lậu cho nên không rốt ráo.

Luận: “Tất cả đều chỉ có”, đến “không phải hữu chi nhiếp”.

Thuật rằng:

11. Học đẳng phân biệt môn: Tất cả chỉ có Phi học và Phi vô học. Hữu học và Vô học là sự lưu chuyển trái nhau, là chỗ khởi thiện nghiệp của bậc Thánh, lấy Vô lậu minh mà làm duyên, trái với hữu chi vì không phải hữu chi nhiếp. Đại luận quyển 10 ghi: “Mười hai chi đều không phải là Hữu học và Vô học, chỉ có Phi học và Phi vô học nhiếp”.

Luận đó hỏi rằng: Chỗ có thiện và Hữu lậu chi của cõi kia, tại sao không phải học?

Đáp: Chỉ có lưu chuyển cho nên gọi là chi. Hoặc chỗ có thiện và Hữu lậu pháp của Học thì kia và lưu chuyển trái nhau, cùng với dụng minh làm duyên, cho nên không phải chi nhiếp. Có người giải thích rằng: “Hiện tại Đại thừa đã lấy thiện pháp dục đã trừ gọi là học, nội pháp Dị sinh phát tâm đã trừ, đều chưa phát báo chung nghiệp, đều không phải vô minh phát, đều không phải hành chi”. Nói như thế là không đúng. Kinh Duyên Khởi ghi: “Pháp bên ngoài Dị sinh có đủ bốn vô minh phát hành, nội pháp Dị sinh hoặc là phóng dật, vì kia trừ ra một chủng bất cộng vô minh, còn lại ba vô minh làm duyên sinh hành. Nội pháp Dị sinh nếu không phóng dật thì là Thánh Hữu học. Ba vô minh làm duyên tuy dẫn Phi phước hạnh thì hạnh này không thể chiêu cảm ba nẻo ác, tôi không nói là vô minh duyên hành, tức là làm chứng đoạn văn trước trong năng dẫn chi. Nói rằng trợ riêng cho đương nghiệp đều không phải là hành chi. Lại nữa, nội pháp Dị sinh của Bất phóng dật nếu tạo phước hạnh và bất động hạnh thì kia là chỗ dẫn của tâm chánh pháp tác ý như lý, làm chỗ y cho giải thoát cho đến nói rộng. Tuy đối với nẻo thiện chiêu cảm sự sinh thù thắng, nhưng không phải vô minh khởi Tăng thượng duyên cho đến chư Thánh hữu học, bất cộng vô minh đã vĩnh viễn đoạn, không tạo nghiệp mới cho đến phải biết nội pháp Hữu học không duyên vô minh mà tạo thêm các hành. Kinh đã chỉ nói các Thánh không tạo nghiệp, bất cộng vô minh chủng đã đoạn. Lại nữa, nói rằng nội pháp Bất phóng dật, là tạo phước hạnh và bất động hạnh, biết rõ thiện pháp Dục đã trừ, đều cũng tạo hành chi, nhưng như Quyết trạch phần thiện, tuy không có đoạn văn khác quyết định giải thích chiêu cảm báo chung và báo riêng, lại đồng với Tiểu thừa một câu nói chỉ chiêu cảm với báo riêng, có thể không phải hành chi vì không phải chánh dẫn. Tuy nói Bất phóng dật tạo phước hạnh, không phải vô minh phát khởi, nhưng nói bất cộng chủng của bậc Thánh đã đoạn cho nên không tạo hành chi. Biết rõ Bất phóng dật mà nói không có, chỉ là không khởi bất cộng hiện hành, và hiện hành tương ưng phát, nhưng có chủng tử không cùng với tương ưng phát khởi cũng không sai quấy. Nếu không như thế thì phước hạnh và bất động hạnh kia đáng lẽ không gọi là hành, cũng không thể chỉ nói Thánh không tạo nghiệp. Luận Đối Pháp quyển 7 ghi: “Chưa kiến Đế tuy khởi các thiện, do tùy miên chỗ tùy triền phược của họ cũng gọi là ngu si. Do thế lực của họ đối với khổ trong ba cõi không hiểu biết như thật, chỉ có thể phát khởi tánh của hậu hữu nhân là phước hạnh và bất động hạnh, không phải đã thấy Đế mà phát khởi nghiệp này, vì không có Chân thật nghĩa ngu, cho nên nghiệp Kiến phần nói là nhân đối với Chân thật nghĩa ngu này mà sinh”.

Luận: “Do đây nên biết”, đến “không mê cầu”.

Thuật rằng: Lấy đây mà chứng biết. Bậc Thánh chắc chắn không tạo cảm chiêu hậu hữu nghiệp. Ý gì mà không tạo? Vì đối với hậu khổ quả không mê cầu, không mê cho nên biết có thể chán, không cầu cho nên không mừng sinh khởi, vì bất cộng vô minh chủng đã đoạn. Nó đã là Vô lậu minh làm duyên, các vị học Hữu lậu quyết định không phải hành chi.

Hỏi: Nếu như thế thì tuy tu Ngũ tịnh cư nghiệp lẽ nào không phải hành chi?

Đáp: Nếu đúng như thế thì bậc Thánh liền tạo nghiệp. Hỏi: Như thế nào là sinh cõi kia cảm chiêu báo chung?

Luận: “Tạp tu Tĩnh lự”, đến “đối với lý không trái”.

Thuật rằng: Đây là quả Bất hoàn, tạp tu Tĩnh lự thứ tự, dưỡng nuôi ba tầng trời Vô vân thiên… cõi dưới, sinh lên Tịnh cư đối với lý không trái. Đây là báo chung nghiệp và chủng tử danh ngôn, khi còn phàm phu thì đã tạo nghiệp sinh lên ba tầng trời dưới của Đệ tứ thiền, vì một Địa trói buộc. Sau đó do Vô lậu dưỡng nuôi Địa này, cho nên tạo nghiệp sinh lên cõi trời Tịnh cư, không phải bậc Thánh mới tạo. Đã thọ khác xứ tại sao gọi là bất động? Vì định trụ cảnh gọi là bất động, không phải không chuyển dịch thọ xứ khác mà gọi là bất động. Luận Đối Pháp tuy nói không thể chuyển dịch khiến cho thọ giới địa khác gọi là bất động, nhưng phỏng theo phần nhiều, trừ tạp tu này và sinh cung Tự tại, ngoài ra phàm Thánh đều không có sự này. Lại nữa, không phải thọ thú của giới địa khác gọi là bất động, vì nó đồng Địa. Giải thích trước chỉ có Định địa gọi là bất động, tức là thông với tất cả. Nếu không thọ khác xứ gọi là bất động thì theo phần nhiều mà nói, như nghiệp địa ngục không thể chuyển đổi, vẫn thừa nhận nặng làm nhẹ. Thọ thân của A-la-hán theo phần nhiều mà nói, thọ này cũng đáng lẽ như thế. Tịnh cư, là đồng lấy đại cung Tự tại của Địa thứ mười. Luận Du-già quyển 4, luận Đối Pháp quyển 6 và luận Thập Địa ghi: “Trên cõi Tịnh cư có cung Tự tại, Bồ-tát Thập địa đang sinh xứ đó, chiêu cảm Thức thứ tám của cõi đó”. Đây cũng là khi phàm phu tạo nghiệp do Vô lậu định có trưởng dưỡng này mà được sinh cõi đó, cho nên tập trung để nói.

Luận: “Có nghĩa vô minh”, đến “hậu hữu nghiệp”.

Thuật rằng:

12. Ba đoạn môn: Ở đây có hai nghĩa, tất cả phát nghiệp vô minh của sư thứ nhất chỉ có sở đoạn của kiến, phải vô minh mê Đế lý, hành tướng tăng năng phát hành, đây là nhân thứ nhất. Lại nữa, kinh luận đều nói bậc Thánh không tạo hậu hữu nghiệp, đây là nhân thứ hai. Nếu vô minh do Tu đoạn thì bậc Thánh lại càng tạo thêm nghiệp. Luận Đối Pháp quyển 7 ghi: “Hai thứ ngu đều là Kiến đoạn, nghĩa là đã kiến Đế thì không có chân thật nghĩa ngu, không tạo phước hạnh và bất động hạnh. Có người giải thích rằng: “Dị thục ngu do Tu đạo đoạn, chân thật nghĩa ngu do kiến đạo đoạn”, lý này không đúng. Kinh Duyên Khởi quyển hạ ghi: “Ngoại đạo Dị sinh do bốn vô minh phát hành, có đủ tạo tác ba nghiệp chủng phước nghiệp, Phi phước nghiệp và bất động nghiệp. Nội pháp Dị sinh trừ bất cộng vô minh ra, còn lại ba vô minh duyên hành. Bất phóng dật là hành, không phải vô minh làm duyên”. Luận Đối Pháp ghi: “Dị thục ngu phát phi phước hạnh, Chân thật nghĩa ngu thì phát phước hạnh và bất động hạnh.

Hỏi: Nếu ngu ban đầu do Tu đoạn thì ngu sau do Kiến đoạn, lẽ nào hoặc của kiến đạo phân biệt chỉ có phát phước hạnh và bất động hạnh? Còn hoặc của Tu đạo thì phát phi phước hạnh hay sao?

Đáp: Quyển 59 ghi: “Phát nghiệp của ba nẻo ác chỉ có phân biệt phiền não, không phải câu sinh phiền não”. Lẽ nào phát Phi phước hạnh vô minh là Tu đạo đoạn hay sao? Nếu nói phát báo riêng nghiệp thì không phải là hành chi, tức là phát nẻo ác báo chung nghiệp ngu, thật ra chỉ có Kiến đoạn.

Hỏi: Tại sao lại nói Dị thục ngu do Tu đạo đoạn?

Đáp: Lại nữa, trong đây có hai thuyết. Chánh phát nghiệp vô minh chỉ có kiến đạo đoạn.

Người kia lại nói: “Dị thục ngu mê bảy khổ trước, chân thật nghĩa ngu thì mê khổ thứ tám”.

Đại luận quyển 10 ghi: “Mê thế tục khổ khởi phi phước hạnh, mê Thắng nghĩa khổ thì khởi phước hạnh và bất động hạnh”. Luận Đối Pháp quyển 6 ghi: “Bảy khổ trước là thế tục khổ, khổ thứ tám là Thắng nghĩa khổ”, do đó phát phi phước vô minh là Tu đạo đoạn, ngoài ra Kiến đoạn thì không đúng.

Hỏi: Lẽ nào lấy thế tục khổ mà nói là đồng?

Đáp: Văn trong các kinh luận là một thế tục, vì dễ biết được cho nên gọi là thế tục. Chỉ có Thắng trí cảnh cho nên gọi là Thắng nghĩa. Nói phi phước quả, thế tục dễ biết là khổ, gọi là thế tục khổ. Phước quả và bất động quả thì phải thắng trí mới biết là khổ cho nên gọi là Thắng nghĩa khổ, không phải phân ra tám khổ. Nhưng luận gọi là Thế tục và Thắng nghĩa, vì trong tám khổ kia, bảy khổ trước dễ biết gọi là thế tục, khổ thứ tám thắng trí biết, gọi là Thắng nghĩa. Không phải nói bảy khổ trước là mê mà phát thế tục phi phước hạnh. Nếu không như thế thì trong bảy khổ trước, khổ thứ sáu và bảy là hoại khổ.

Hỏi: Lẽ nào cõi Sắc không có hoại khổ hay sao? Cõi sắc đó nếu có thì mê của nó tại sao không tạo phi phước hạnh? Lại nữa, nẻo ác lẽ nào không có Thắng nghĩa khổ thứ tám? Tại sao mê của nó chỉ tạo phước hạnh và bất động hạnh?

Đáp: Cho nên biết văn đồng, nhưng không phải nhất định một nghĩa. Vô minh trong đây chỉ có kiến sở đoạn. Những câu hỏi vặn này như trong Biệt chương giải thích.

Luận: “Hai chi ái thủ”, đến “chỗ đoạn của kiến tu”.

Thuật rằng: Ý của sư thứ nhất, ái thủ chỉ có Tu đoạn, ái tham cầu đương sinh và nhuận sinh, hiển rõ không phải Kiến đoạn, ái của Kiến đoạn duyên kiến mà khởi. Luận Đối Pháp quyển 5 ghi: “Chín thứ tâm của mạng chung, ba cõi và ba cõi sinh, mỗi mỗi đều nhuận sinh tâm, mỗi mỗi đều có ba cõi”. Luận đó nói câu sinh ái đồng thời với vô minh thì chỉ có Tu đoạn. Thủ chi chỉ là sự tăng thượng của ái, không nắm lấy bốn thủ. Nói bốn thủ, là giải thích khắp hết nghĩa của thủ là không phải thủ chi nhiếp, còn lại chín chi thì thông với Kiến đoạn và Tu đoạn. Vô ký pháp của nó không phải chỉ có Tu đoạn, đến sau sẽ biết.

Luận: “Có nghĩa tất cả”, đến “không có chi nào toàn đoạn”.

Thuật rằng: Trong sư thứ hai có ba phần:

  1. Nêu tông.
  2. Mở vấn nạn.
  3. Hiển chánh.

Nêu tông đều thông với cả hai đoạn. Luận thuyết từ đây xuống mở ra hai vấn nạn, mười hai chi này tất cả đều thông với Kiến sở đoạn và Tu sở đoạn. Vô minh cũng Tu đạo đoạn là có ý gì? Hai chi ái thủ cũng Kiến đạo đoạn. Luận Du-già quyển 10 ghi: “Quả Dự lưu đã đoạn tất cả một phần hữu chi, vì chưa có chi nào toàn đoạn”.

Luận: “Hoặc vô minh chi”, đến “không có chi nào toàn đoạn”.

Thuật rằng: Vấn nạn sư trước rằng: Nếu vô minh chi chỉ có Kiến sở đoạn thì hàng Dự lưu chi đầu đã đoạn hoàn toàn, lẽ nào nói Dự lưu không có chi toàn đoạn? Nói đoạn tất cả một phần hữu chi.

Luận: “Nếu hai chi ái thủ”, đến “một phần của tất cả chi”.

Thuật rằng: Lại vấn nạn sư trước, nếu hai chi ái thủ chỉ có Tu đạo đoạn, lẽ nào nói Dự lưu kia đã đoạn một phần của tất cả chi? Hai chi ái thủ kiến đạo không đoạn, không phải tất cả cũng không phải một phần, vì chưa đoạn hoàn toàn?

Sư này hoặc chống chế rằng: Đại luận quyển 10 chỉ căn cứ theo từ phần nhiều mà nói.

Luận: “Lại nữa, nói toàn cõi”, đến “phiền não năng phát”.

Thuật rằng: Nếu như thế tại sao quyển 59 lại ghi: “Toàn cõi tất cả phiền não đều có thể kết sinh. Hai chữ “kết sinh” là hiển nhuận sinh hoặc. Nếu chỉ có tu nhuận thì kiến đạo phiền não trong giới không nhuận sinh, cho nên không gọi là toàn cõi. Đây là vấn nạn ái thủ chỉ có Tu sở đoạn. Lại nữa, nói thủ chi thông nhiếp bốn thủ, Kiến thủ và Giới thủ không phải Tu đoạn, dưới vấn nạn vô minh chỉ có Kiến sở đoạn. Quyển 59 phần đầu lại ghi: “Đến nẻo ác hành chỉ khởi phiền não năng phát thì đáng lẽ nói rằng sinh năm nẻo hành”. Chỉ có phân biệt khởi phiền não năng phát, vì phiền não của Kiến đoạn không những phát sinh nẻo ác hành. Hoặc nói trời người chiêu cảm báo riêng nghiệp. Tu hoặc năng phát, là thông với báo chung và báo riêng mà nói. Luận không nói phát sinh trời người, tức là nẻo ác báo riêng nghiệp. Đáng lẽ Tu đạo đoạn ác không phát nẻo ác báo riêng hạnh, Tu hoặc đã có thể phát, cho nên biết luận kia chỉ có luận về báo chung.

Luận: “Không nói nhuận sinh”, đến “Kiến sở đoạn”

Thuật rằng: Trong các Thánh giáo không nói hoặc của nhuận sinh chỉ có Tu sở đoạn, vì toàn cõi phiền não có thể kết sinh, cũng không nói các sự chiêu cảm hậu hữu hành đều là do Kiến sở đoạn phát, mà chỉ nói phân biệt Hoặc của nẻo ác hành phát khởi.

Luận: “Do đây cho nên biết”, đến “Kiến sở đoạn và Tu sở đoạn”.

Thuật rằng: Kết và mở chánh nghĩa có hai đoạn: một là kết ba chi, hai là giải thích khắp các đoạn. Đây là phần đầu. Ba chi vô minh ái thủ cũng thông với Kiến sở đoạn và Tu sở đoạn. Tổng hợp luận Đối Pháp quyển 7 nói.

Luận: “Nhưng vô minh chi”, đến “trợ là bất định”.

Thuật rằng: Chánh phát hạnh chỉ có Kiến sở đoạn, vì thô mạnh cho nên nói hai thứ ngu đều là Kiến sở đoạn. Tổng hợp quyển 59 ghi: “Trợ là bất định”. Vì trợ phát báo chung nghiệp của trời người cũng thông với Tu đạo. Luận kia chỉ nói phát hành của nẻo ác, chỉ có phân biệt hoặc có thể trợ phát hành của nẻo ác báo chung, phần nhiều chỉ có Kiến đoạn. Phát báo riêng ít phần cũng thông với Tu đoạn, phỏng theo phần nhiều mà nói thì không có lỗi tương vi. Tổng hợp luận Đối Pháp quyển 6 trong nhuận sinh ghi: “Chánh nhuận sinh là chỉ có Tu sở đoạn”. Vì chính tâm sở vi tế hiện hành, cho nên luận kia chỉ nói câu sinh ái đồng thời, do đó trợ là bất định, do đó nói tất cả phiền não của toàn cõi đều là năng kết sinh. Bốn thủ đều gọi là thủ chi, nhưng phát nghiệp Hoặc chỉ có chủng tử, nội pháp Dị sinh của Bất phóng dật, nhuận sinh Hoặc của nó cũng chỉ có chủng tử. Nói Bất hoàn, có nói cùng với Vô tưởng không có, đây là căn cứ theo chánh phát và chánh nhuận mà nói, nếu trợ phát và trợ nhuận khởi hiện hành thì không có lỗi, vì nhân xa khởi cũng có hiện hành, vì khi chưa lâm mạng chung thì khởi hiện hoặc.

Hỏi: Hiện tại mười hai chi của luận này đều thông với Kiến đoạn và Sở đoạn, nghĩa của đoạn như thế nào mà nói thông với nó?

Luận: “Lại nữa, pháp nhiễm ô”, đến “vì nó vĩnh viễn đoạn”.

Thuật rằng: Dưới đây giải thích khắp tất cả nghĩa của đoạn, pháp chủng ngầm kín này cùng với Vô lậu minh pháp trái nhau. Khi Vô lậu khởi thì chủng tử ngầm kín liền đoạn. Sắc tánh không phải nhiễm ô thì đoạn này thông với tâm và tâm sở.

Luận: “Tất cả Hữu lậu”, đến “không trái với đạo”.

Thuật rằng: Pháp không nhiễm ô gọi là thiện và Vô phú vô ký. Không phải tánh đáng nên đoạn, thể không phải pháp ngầm kín, tức là thông với năm uẩn không trái với đạo.

Luận: “Nhưng có hai nghĩa”, đến “tạp phiền não của nó”.

Thuật rằng: Nhưng thiện và Vô ký này có hai nghĩa, cho nên nói đó là đoạn. Một là ly phược đoạn, là đoạn duyên phiền não của nó và tạp phiền não của nó. Duyên phiền não của nó là có phiền não duyên Hữu lậu của của nó mà sinh, tức là tùy theo cảnh Hữu lậu thiện sở duyên của bảy thức kia. Hoặc đoạn năng duyên phiền não nói sở duyên cảnh cũng được đoạn. Tạp phiền não của nó là khi Thức thứ bảy khởi phiền não, tuy không duyên với pháp của Thức thứ sáu kia, nhưng sáu thức do đó trở thành tánh Hữu lậu, gọi là nhiễm ô y, Hoặc kia hằng khởi trong tánh vị của sáu thức. Khi phiền não của Thức thứ bảy đoạn thì pháp của Thức thứ sáu gọi là đắc đoạn. Lại nữa, xen lẫn nhau khởi thì gọi đó là tạp, giải thích này tức là có bình đẳng tánh trí. Xen lẫn phiền não của Thức thứ bảy thức sinh, thuận nhau thì gọi đó là tạp, nhưng Thức thứ sáu và Thức thứ bảy Vô lậu thì không tương thuận với phiền não, chánh trái nhau cho nên không gọi là tạp. Đây không phải là nhân khởi, vì các nghiệp Vô ký không phải nhân khởi. Chỉ xen lẫn nhau mà sinh cũng có nghĩa là tạp, tánh thuận với Lậu cho nên xen lẫn nhau sinh gọi là tạp. Lại nữa, tạp là phiền não của Hữu lậu thiện nghiệp dẫn khởi cho nên trở thành tánh Hữu lậu, không đồng với tánh Vô ký, sau đó khi đoạn Hữu lậu kia thì thiện cũng gọi là đoạn. Lại nữa, giải thích tâm của tương ưng phược và tánh của Biến hành không phải là nhiễm pháp, cùng với phiền não đều gọi là phiền não phược. Khi phiền não đoạn thì tâm vương Biến hành kia gọi là được đoạn, vì lìa tương ưng hoặc, gọi là đoạn tạp phiền não của nó. Các tâm vương Biến hành tuy cùng với nhiễm pháp tương ưng, tánh không phải pháp nên đoạn cho nên tại môn này, giải thích này trái với giải thích sau chỉ có văn Tu đoạn. Kiến đạo lẽ nào không có tương ưng chuyển! Do đây nên biết hai thuyết Thiện trước, nếu nói bảy thức gọi là tạp phiền não, lìa chín phẩm Dục chưa đắc Vô học thì cõi Dục thiện đáng lẽ không gọi là đoạn, vì tạp phiền não cũng còn chưa đoạn hết. Hoặc căn cứ theo nghĩa này thì khi lìa dục, chỉ có thể duyên hết thì gọi là đoạn, không phải lìa phiền não. Đã như thế thì sinh thánh cõi trên, không đoạn tạp phiền não mà phiền não cũng tự nhiên không có. Như kiến đạo phiền não Tu hoặc duyên phược chưa hết cũng gọi là đoạn. Đoạn đã vĩnh viễn không sinh vì tự tánh mạnh mẽ, nói đó là đoạn, các pháp loại thiện của nó cũng nên như thế. Duyên sự mạnh mẽ của phiền não của nó, không chờ đoạn tạp hoặc, cũng gọi là đoạn. Đã như thế tại sao do đó gọi là Hữu lậu? Nghĩa này nên suy nghĩ.

Hỏi: Như năm kiến là tuệ phần, thể của tuệ là nên đoạn hay không nên đoạn? Nên đoạn tức là pháp tương ưng, không lìa tương ưng mà được đoạn, vì thể đều có thể đoạn. Nếu không nên đoạn thì năm kiến liền không phải thể của lậu, cũng không phải thể của phược? Như vậy cho đến Bất chánh tri, cũng căn cứ theo đây mà hỏi.

Đáp: Trong Biến hành và biệt cảnh, kiến thể đó là phược. Phi kiến là quấy, vì kiến là năng chấp. Do đây mười pháp này trừ tuệ ra, còn lại chín pháp là có nhiễm phần, nhập vào trong Tùy phiền não đều là thể không phải lậu mà giả lập tên là lậu. Nếu không như thế thì không có pháp phược tương ưng với tà tác ý, đều phần lớn là có ngăn ngại.

Luận: “Hai bất sinh đoạn”, đến “khiến cho vĩnh viễn không khởi”.

Thuật rằng: Y là nương vào, là chỗ để nương. Nhân nương vào Vô thì quả chắc chắn không khởi, quả nương vào Vô cho nên nhân cũng không sinh.

Luận: “Y và ly phược đoạn”, đến “chỉ có Tu sở đoạn”.

Thuật rằng: Y theo ly phược đoạn trước. Luận Du-già quyển 66 ghi: “Các Hữu lậu thiện, vô phú Vô ký chỉ có Tu sở đoạn”. Quyển 57 ghi: “Tín… sáu căn, đây là Tu đoạn cùng với Bất đoạn mà duyên phược này, vì đều là Tu đạo đoạn”.

Hỏi: Kiến đạo phiền não lẽ nào không duyên với phược này?

Đáp: Duyên nó cũng khởi, nhưng chưa tận, cho nên đó là nguyên nhân không nói. Hiện tại các luận đều nói cho nên chỉ có Tu đoạn.

Luận: “Nương bất sinh đoạn”, đến “chỉ có Kiến sở đoạn”.

Thuật rằng: Nương theo bất sinh đoạn ở sau. Luận Đối Pháp quyển 4, luận Du-già quyển 66 ghi: “Thể Thức thứ tám của các nẻo ác và Dị thục thú chỉ có Kiến sở đoạn, và Vô tưởng định cũng chỉ có Kiến sở đoạn”. Vì nó nhập vào thiện và Vô ký môn, tức là Tu đạo nhiếp, nhập vào y vong môn tức là chỉ có Kiến đoạn, các pháp đó chỉ là phân biệt phiền não phát khởi các ngoại đạo. Khi nhập kiến đạo thì tất cả phân biệt phiền não đều đoạn. Xả bỏ thân sở y của ngoại đạo thì Vô tưởng định của họ cũng do đó mà không khởi. Chữ “đẳng” có nghĩa là đồng lấy Vô tưởng thiên, Bán trạch, Nhị hình và Bắc Uất-đan-việt. Nhưng Bán trạch thì trong quyển 53 ghi: “Khi kiến đạo thì đắc Phi trạch diệt”. Lại nữa, quyển đó nói Vô tưởng thiên là Phi trạch diệt. Hiện tại luận này gọi là đoạn, trái với văn đó, luận này cũng không đúng. Luận này nói bất sinh cũng là Phi trạch diệt nhiếp. Đoạn nghĩa là xả, không phải nghĩa được đối trị. Nếu như thế thì nẻo ác và ác nghiệp quả cũng là tánh Vô ký, làm ví dụ cũng đáng lẽ như thế, cho nên luận Đối Pháp quyển 4 ghi: “Nghiệp quả nẻo ác là kiến đạo Sở đoạn, hoặc cùng với nhân hợp chung nói là kiến đạo đoạn, không phải đoạn duyên phược và thể của chủng tử”. Năm căn Kiến đoạn cũng như giải thích này. Đoạn có bốn thứ, như nghĩa sai biệt trong Biệt sao nói. Nếu luận đạo lý thì chỉ có ba thứ:

1. Tự tánh đoạn, là nhiễm ô pháp.

2. Ly phược đoạn, là năng đoạn duyên và tạp phiền não của nó, thiện và Vô ký pháp là Tu đạo sở đoạn mới rốt ráo hết.

3. Bất sinh đoạn, là đoạn sở y của nó khiến cho vĩnh viễn không khởi.

Điều này có hai thứ:

1. Nhân vong quả tùy tán: Nghĩa là quả của ba nẻo ác gọi là kiến đạo đoạn, do nhân hoặc nghiệp không có thì quả vĩnh viễn không sinh.

2. Quả tận nhân tùy đoạn: Là báo riêng tùy nghiệp của ba nẻo ác cũng là kiến đạo đoạn, sở y quả không có, vì nhân tùy theo mà vong mất.

Vô tưởng định dẫn phát phiền não, nhân của kiến vị vong mất thì quả tùy theo kiến mà đoạn. Bán-trạch-ca, phần nhiều là do phiền não chánh phát. Khi nhập kiến đạo thì nhân vong quả cũng diệt. Có mấy pháp thông với Kiến đoạn và Tu đoạn?

Luận: “Nói mười hai chi”, đến “như vậy nên biết”.

Thuật rằng: Luận Du-già nói mười hai chi thông với hai đoạn, trong hai đoạn đó như vậy nên biết. Hoặc tự tánh của ba chi vô minh, ái và thủ là đoạn. Nhưng thông với Kiến đoạn và Tu đoạn. Ly phược và bất sinh thì yếu kém cho nên không nói. Hành thì có phần ít thông với ba chủng tự tánh, ly phược và bất sinh. Kiến Sở đoạn và Tu sở đoạn nhiễm ô là tự tánh đoạn. Phi nhiễm thì thông với bất sinh và ly phược. Ly phược thì đã có thể biết rồi. Vì kiến đạo Sở đoạn của Vô tưởng định, hành và Hữu thông với bất sinh. Thức… bảy chi chỉ có ly phược, bất sinh và thể Phi nhiễm pháp, không phải tự tánh đoạn. Nẻo ác, trời, người như vậy nên biết. Đại luận quyển 10 ghi: “Dự lưu và Nhất lai đoạn tất cả chi một phần, không toàn đoạn tuy có bảy chi sinh trong cõi Sắc, cõi Vô sắc và Thức thứ tám Hữu lậu đều không thọ thêm. Nhưng có Dự lưu là Bất hoàn trở về sau sinh cõi kia, cho nên hiện tại làm luận chung. Bất hoàn cõi Dục thì tất cả, cõi Sắc và cõi Vô sắc thì bất định, A-la-hán thì tất cả đã đoạn, chính là cùng với đây đồng. Nghĩa đoạn trong đây đến sau sẽ biết. Môn này kiêm giải thích quả đoạn phân biệt.

Luận: “Mười lạc xả đồng thời”, đến “không phải thọ đồng thời”. Thuật rằng:

1. Ba thọ đồng thời môn: Y theo đương khởi vị thì mười chi cùng với lạc thọ và xả thọ đồng thời. Trừ thọ chi và lão tử chi, thọ không cùng với thọ tương ưng, là tự thể cho nên ở đây phỏng theo một thức, hoặc nương nhiều thức được câu khởi, trong đây chỗ phân rõ tương ưng gọi là đồng thời, cho nên thọ không cùng với thọ đồng thời và trừ lão tử ra. Trong lão tử vị, phần nhiều không có lạc và khách xả, không phải nói Thức thứ tám chủ xả cũng không có. Trong mười hai chi, có mười một chi là khổ thọ đồng thời, như trước thêm lão tử, chỉ trừ đối với thọ, không phải tự thể đồng thời như lý trước nói. Lão tử phần nhiều khởi các khổ ưu bi, cho nên Đại luận quyển 10 chỉ ghi: “Trừ hai thọ lạc và xả, cùng với hai thọ còn lại câu hành”. Hoặc khổ thọ cùng với một trong chỗ trừ, trong đây giải thích riêng, ưu thọ và hỷ thọ của nó đồng với khổ và lạc mà nói. Vị của sinh chi này rộng rải cho nên có lạc và xả.

Luận: “Mười một chi phần ít”, đến “cho nên không nói nó”.

Thuật rằng:

2. Ba khổ phân biệt môn: Mười một chi chỗ nhiếp của phần ít hoại khổ, trong mười hai chi, trừ một chi lão tử. Trong lão tử vị phần nhiều không có lạc thọ. Trong mười một chi, không phải lạc thọ không có, y theo lạc mà lập hoại khổ, không nói trong lão tử chi kia cũng làm hoại khổ. Đại luận quyển 10 ghi: “Nói rằng lạc thọ câu hành chi và phi thọ câu hành chi một phần là hoại khổ”. Trước nói lạc thọ mười chi câu hành trừ thọ và lão tử, thọ không cùng với thọ câu, cho nên nói thọ làm phi thọ câu chi. Nói một phần, là trong mười hai chi có tánh của khổ khổ và hành khổ, hiện tại trừ tánh đó ra cho nên nói một phần.

Luận: “Mười hai chi ít phần”, đến “có khổ thọ”.

Thuật rằng: Mười hai chi ít phần chỗ nhiếp của khổ khổ. Lý do gì trong tất cả chi có khổ thọ? Quyển 10 ghi: “Nói rằng khổ thọ câu hành chi và phi thọ câu hành chi, một phần là khổ khổ”. Khổ thọ trước trong câu hành nhiếp mười một chi, trừ thọ ra như trước nói. Hiện tại luận này gồm cả thọ cũng là khổ khổ cho nên mười hai chi nói một phần, như trong hoại khổ nói.

Luận: “Mười hai chi toàn phần”, đến “như hoại khổ nói”.

Thuật rằng: Mười hai chi toàn phần là chỗ nhiếp của hành khổ. Thật tế mà luận, các pháp Hữu lậu đều là hành khổ. Lại nữa, y theo ba thọ phân biệt môn, phỏng theo xả thọ mà nói là hành khổ, tức là mười một chi phần ít, trừ lão tử chi, phần nhiều không có xả, như hoại khổ nói. Trước xả thọ câu hành cùng với lạc thọ đồng. Đại luận quyển 10 ghi: “Chỗ có hai khổ chi đều là hành khổ nhiếp”. Có hành khổ chi không phải hai chi nhiếp lấy, nghĩa là Bất khổ lạc thọ câu chi và Phi thọ câu chi một phần, cùng với văn này đồng. Luận Du-già quyển 66 ghi: “Theo thật tế thì Hữu lậu đều là hành khổ, phỏng theo khi cùng hiển thì vị xả thọ hiển, cùng với hai thọ thì hai khổ cùng hiển.

Luận: “Thật nghĩa như vậy”, đến “chỗ nói bất định”.

Thuật rằng: Đây là phỏng theo hai vị thật thể và tương hiển mà nói thật nghĩa của chi, nhiếp khổ như vậy. Trong các kinh luận, tùy theo tướng kia tăng mà chỗ thuyết bất định. Nghĩa này như thế nào? Vả lại trong các luận này có hai phần:

1. Toàn thể phần nhiều nhiếp ba khổ, tức là Hữu lậu pháp đều là hành khổ gọi là toàn.

2. Hai khổ còn lại gọi là nhiều phần, tức là xả thọ câu chi gọi là hành khổ. Hành khổ gọi là tương hiển, còn lại hai thọ câu khổ gọi là nhiều phần. Kinh Duyên Khởi quyển thượng ghi: “Sinh hiển hành khổ, lão hiển hoại khổ, tử hiển khổ khổ”. Thập Địa quyển 8 ghi: “Kinh ghi: Mười hai nhân duyên phân nói là ba khổ tướng, trong đó vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập gọi là hành khổ; xúc, thọ gọi là khổ khổ; y theo nhân duyên phân thì gọi là hoại khổ, tức là ái, thủ, hữu, sinh và lão tử chi”. Luận đó không có giải thích. Mỗi mỗi đều là tùy theo nghĩa mà tăng, thật ra không có trái nghịch. Luận Du-già ghi: “Căn cứ theo biến pháp thể thì chánh gọi là đạo lý”. Trong kinh Duyên Khởi chi phỏng theo quả thời để phân rõ ba khổ, nhân thì chủng tử ẩn mà không luận. Hoặc nói quả thời tức là hiển nhân, nói rằng pháp Hữu vi tạo tác gọi là hành, sinh nghĩa là khởi, là nghĩa tạo tác, tăng nói là hành khổ, lão nghĩa là suy, hoại nghĩa là biến, tử diệt bức bách tăng gọi là khổ khổ. Lấy quả ba khổ để hiển nhân tùy ứng cũng có ba khổ. Tùy tướng tăng mà nói thì không trái với luận Du-già, trong kinh Thập Địa thì thông với nhân quả phân rõ, hành nghĩa là tác, bảy chi trước đều là dẫn nhân nhiếp, nghĩa tạo tác tăng. Đương quả là gốc cho nên nói là hành khổ, tuy xúc và thọ cũng là dẫn nhân nhiếp. Nghĩa của khổ khổ tăng không nói là hành, nghĩa là thể của khổ chi phần nhiều khởi khổ thọ, các chi khổ khổ chỉ có thọ chi tăng. Chỗ sinh thọ của xúc cùng với thọ tương thuận, chỉ nói xúc và thọ làm thể của khổ khổ. Dục hiển các thể của thọ đều là khổ không có chút nào lạc, vì khiến cho sinh chán. Nói xúc câu và thọ câu làm khổ khổ, tuy đối với tử vị thì khổ khổ cũng tăng, cùng với lão tương lân cận chỉ gọi là hoại khổ. Nói thể chánh hoại phần nhiều là Lão chi, tử là diệt mất, cùng với lão tương thuận cho nên lão tử chi thật ra gọi là hoại khổ. Đối với đương quả vị thì sinh làm gốc hoại, cho nên sinh và lão tử đều là hoại khổ nhiếp. Ái thủ hữu của nó thì làm năng sinh nhân, khi sinh đương quả thì ba nhân gần nhất này từ chỗ sinh mà nói thì ba chi ái thủ hữu cũng gọi là hoại khổ. Lại nữa, năm chi ái, thủ, hữu, sinh và lão tử, thuộc năng sinh và sở sinh nhiếp. Khi thục biến thì lự của khổ này dấy khởi, biến hoại gọi là hoại khổ cho nên đều là hoại khổ nhiếp. Luận Đối Pháp ghi: “Đối với đương quả vị có năng sinh và sở sinh, do thục biến cho nên nói tên là quả”. hoại khổ cũng như thế, đều tùy theo tướng tăng mà nói ba khổ này không phải thật lý, cho nên luận gồm chung lại, ngoài ra chỗ nói tùy theo tướng tăng là như vậy.

Luận: “Đều là Khổ đế nhiếp”, đến “tánh của nghiệp phiền não”.

Thuật rằng:

15. Bốn đế môn: Mười hai chi này đều thuộc về Khổ đế, vì là tánh của Hữu lậu thủ uẩn. Có năm trong mười hai chi cũng là Tập đế, chiêu cảm gọi là tập, không phải nghĩa là nhân. Hành và hữu là nghiệp, ba phiền não tánh si, ái và thủ không phải diệt và đạo, vì không phải Vô lậu. Sư Tát-bà-đa nói thể của khổ và tập là một, có nhân quả cho nên nói hai, điều này thì Đại thừa không đúng. Khổ đế rộng, Tập đế hẹp, các tập đều là khổ, không phải khổ đều là tập.

Hỏi: Khổ đế là quả, nghĩa quả Hữu lậu đều là khổ, Tập đế là nhân, nghĩa nhân Hữu lậu đều là tập, phải không?

Đáp: Không đúng. Hữu lậu không phải khổ, khổ có nghĩa là bức bách, Hữu lậu đều là Khổ đế. Có Dị thục cho nên mới gọi là tập, tập là hữu báo, nghĩa là Hữu lậu pháp đều không phải gọi là tập. Như Quyết Trạch quyển 55 ghi: “Hỏi: Đạo đế không phải Hữu lậu, chi không phải thuộc về Đạo đế, gia hạnh và tư lương thì thuộc về Đạo đế, hữu chi đáng lẽ cũng thuộc về Đạo đế? Đáp: Thuận đạo gọi là đạo, hai đạo thuộc thuộc về Đạo đế. Thuận pháp sinh tử gọi là Duyên khởi, Đạo đế không phải là Duyên khởi. Hai đạo khắc tánh cũng không phải Đạo đế”. Hiện tại luận này phỏng theo khắc tánh mà luận, chi không phải Đạo đế, vì hai đạo Hữu lậu. Lại nữa, hai đạo vị thì Hữu lậu, hai đạo là Duyên khởi chi, không phải thuộc về Đạo đế. Chủng tử của hai đạo Vô lậu là thuộc về Đạo đế, không phải Duyên khởi chi. Mỗi mỗi đều căn cứ theo một nghĩa cũng không trái nhau. Đại luận quyển 15, quyển 16 ghi: “Hai chi là Khổ đế, vì hiện hành làm khổ, sinh và lão tử. Năm chi là Khổ đế, vì đang gây khổ. Thức cho đến thọ là ngoài Tập đế, cùng với văn này đồng.

Luận: “Các chi mong nhau”, đến “có hay không thì bất định”.

Thuật rằng:

16. Bốn duyên môn: Mười hai chi mong nhau, quyết định có Tăng thượng duyên, vì rộng. Còn lại ba duyên có hay không thì bất định, vì hẹp.

Hỏi: Hoặc cũng có thừa, tại sao kinh Duyên Khởi quyển hạ ghi:

“Chỉ có một Tăng thượng duyên?”

Luận: “Khế kinh y theo định chỉ nói có một”.

Thuật rằng: Vì nương vào định mà có, chỉ nói có một duyên tăng thượng, không phải ngăn trách các duyên khác. Lại nữa, nhân duyên trong ba duyên còn lại rất hẹp.

Luận: “Ái mong thủ”, đến “có nhân duyên nghĩa”.

Thuật rằng: Hai chi này mong hậu hữu nhân duyên nghĩa, ái tăng gọi là thủ, vì chủng tử ái hay sinh thủ. Thức… năm chủng chuyển gọi là Hữu, sở sinh hiện hành gọi là sinh, vì có nhân duyên. Có chi không mong lão tử vì cách với sinh chi. Hiện tại luận này nương theo chi lân cận kế sau mà nói, không như thế thì thức mong danh sắc, cho đến lần lượt cũng vậy. Phỏng theo đương sinh vị được làm nhân duyên. Kinh Duyên Khởi ghi: “Sinh dẫn đồng thời”. Hiện tại luận này phỏng theo chủng mong thể chủng tử của chi lân cận mà làm luận, vì các thức chưa nhuận. Thức… năm chủng mong Phi nhân duyên của sinh, đây tức là kinh Duyên Khởi, Thập Địa và luận Du-già không nói nghiệp làm thức chi. Nhân duyên cũng căn cứ theo đây.

Luận: “Hoặc nói thức chi”, đến “cũng làm nhân duyên”.

Thuật rằng: Như luận Đối Pháp ghi: “Thức chi là chủng tử của nghiệp, hành mong thức cũng làm nhân duyên. Hiện hành hạnh mong thức chi của hành chủng.

Luận: “Các chi khác mong nhau không có nhân duyên nghĩa”.

Thuật rằng: Trừ ba chi này, ngoài ra không phải nhân duyên, vì không phân rõ thể sinh.

Luận: “Nhưng Tập luận nói”, đến “thật ra là hành chủng”.

Thuật rằng: Đây là tổng hợp các văn trái nhau. Tập luận quyển 4 ghi: “Vô minh mong hành là có nhân duyên”. Đây là nương và tập khí tư nghiệp của vô minh đồng thời mà nói, vì vô minh đồng thời cho nên giả thuyết là vô minh, thật ra là hành chủng, không phải thật vô minh. Vô minh đã như thế, các chi khác cũng căn cứ theo đây mà biết. Đây là y theo thể riêng, vì không phải phân vị, luận kia lấy vô minh làm đầu, để làm ví dụ cho các chi khác đáng lẽ cũng như thế. Luận kia lại lấy vô minh làm pháp. Điều này là thiên về tổng hợp các văn.

Luận: “Luận Du-già nói”, đến “chỉ có nghiệp có nói”.

Thuật rằng: Luận Du-già nói có ba duyên không có nhân duyên, y theo hiện hành ái và thủ, không y theo chủng tử ái và thủ, y theo nghiệp chủng làm Hữu, không y theo có thức chủng mà nói. Không nói có nhân duyên, cũng không phải trái nhau. Luận đó chỉ nói vô minh mong sắc hiện hành làm Tăng thượng duyên, mong Vô sắc hiện hành làm ba duyên, là Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên, như vậy các chi còn lại làm duyên nhiều hoặc ít, nên như đây mà biết. Hữu sắc mong Hữu sắc chi làm một Tăng thượng duyên, mong Vô sắc chi làm hai duyên là Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên. Vô sắc mong Hữu sắc, một Tăng thượng duyên mong Vô sắc làm ba duyên là Đẳng vô gián, sở duyên và tăng thượng.

Luận đó lại hỏi: Tại sao mong nhau không có nhân duyên?

Đáp: Nhân duyên là chủng tử của tự thể duyên chỗ hiển hiện, cho nên biết y theo hiện có ái, thủ và nghiệp mà nói, ái và thủ y theo hiện hành không phải y theo chủng tử, có chi y theo chủng nghiệp không phải y theo tự thể”. Nếu không có luận này thì khó hiểu Du-già.

Luận kia lại hỏi: Nếu không có nhân duyên thì tại sao nói rằng y theo nhân quả tánh mà kiến lập Duyên khởi?

Đáp: Y theo chỗ nhiếp của Tăng thượng duyên thì dẫn phát, khiên dẫn và sinh khởi nhân nói là nhân. Đã nói y theo tăng thượng sinh khởi nhân, thuyết minh y có nghiệp mà nói, tức là lấy văn này làm chứng sinh khởi nhân chỉ có nói Tăng thượng duyên.

Luận: “Vô minh mong hành”, đến “có hai duyên khác”.

Thuật rằng: Tăng thượng duyên quyết định có, trong lại càng không nói. Vô minh mong hành, ái mong thủ, sinh mong lão tử, ba chi này có hai duyên khác là Đẳng vô gián duyên và Sở duyên duyên. Hành mong thức cho đến xúc mong thọ, thủ mong hữu. Không có Đẳng vô gián thì quả của nó đều không phải hiện hành tâm và tâm sở tương dẫn sinh. Không phải Sở duyên duyên thì đều là không phải hiện hành tâm năng duyên lự.

Luận: “Hữu mong sinh”, đến “có Sở duyên duyên”.

Thuật rằng: Hữu mong sinh, thọ mong ái, không có Đẳng vô gián duyên, vì hữu và thọ đều là chủng tử, chủng tử mong hiện hành vì không phải Đẳng vô gián duyên. Có Sở duyên duyên là quả sở duyên của nó.

Luận: “Các chi khác mong nhau, cả hai đồng thời không phải có”.

Thuật rằng: Như trước đã nói.

Luận: “Trong đây lại nương”, đến “như lý nên suy nghĩ”.

Thuật rằng: Chỗ nói trong đây là chi trước mong chi lân cận kế sau, không phải cách qua một chi, hoặc hai chi, hoặc nhiều chi. Đây là nương vào thuận thứ tự, không phải nghịch thứ tự, nương vào nhân quả trước sau không tạp loạn, mỗi mỗi đều đúng là thể, thật ra là nương Duyên khởi mà luận. Không giống như luận Đối Pháp nói vô minh mong hành tạp loạn lẫn nhau, không phải thật Duyên khởi mà nói. Khác là chi lân cận kế tiếp hoặc vượt qua bỏ chi kế tiếp, khác là thuận thứ tự hoặc nghịch thứ tự, khác là không tạp loạn nhau, là thật Duyên khởi. Nếu tạp loạn nhau là giả Duyên khởi, làm duyên bất định. Các bậc thông tuệ nên như lý suy nghĩ.

Vả lại gián cách, như vô minh cùng với thức… năm chủng và hữu chỉ có một Tăng thượng duyên cùng với ái, thủ, sinh và lão tử làm hai duyên là Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên. Còn lại tất cả căn cứ theo đây đều có thể biết. Nếu nghịch thứ tự, cũng có cận thứ tự và gián cách qua một chi hoặc hai chi. Hiện tại luận này hợp chung lại nói lão tử cùng với sinh, ái, thủ, hành và vô minh làm hai duyên, là Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên. Các chi còn lại chỉ có Tăng thượng duyên. Hoặc tương tạp loạn thì có hai thứ: một là thuận, hai là nghịch. Trong thuận thứ tự thì có cận thứ tự và gián cách. Cận thứ tự như luận Đối Pháp nói, gián cách thì cùng với thật duyên trước không khác nhau, cũng phỏng theo thức… năm chủng mà nói. Nếu phỏng theo đương sinh thì tùy theo chỗ thích ứng của nó. Trong nghịch thứ tự thì có ngăn cách gần, đều nên như vậy suy nghĩ. Kinh Duyên Khởi quyển hạ nói đây là phỏng theo tăng thượng mà nói, nhưng có xa và gần, cho đến các chi mỗi mỗi đều rộng làm duyên. Nhưng thức… năm chủng trong đây y theo đương khởi vị, các chi gián cách nghịch thứ tự vượt qua khoảng cách tương tạp loạn làm duyên. Mỗi mỗi nên suy theo đây có thể hiểu, không phiền nói rộng.

Luận: “Ba pháp Hoặc nghiệp khổ”, đến “là chỗ nhiếp của khổ”.

Thuật rằng:

17. Đây là môn thứ mười bảy Hoặc nghiệp khổ nhiếp các chi. Ba chi vô minh, ái và thủ là Hoặc nhiếp. Hành toàn đủ có một phần, trừ các chủng của thức là chỗ nhiếp của nghiệp. Thức… năm chi, sinh… hai chi, là bảy chi toàn đủ và có thức… năm chủng đã nhuận trong một phần, là chỗ nhiếp của khổ. Như Đại luận quyển 56, Thập Địa quyển 8 và luận Trung Biên quyển thượng ghi: “Hành và hữu là nghiệp đạo, vô minh, ái, thủ là phiền não đạo, còn lại bảy chi là khổ đạo”. Đại luận quyển 10 tuy không giải thích riêng, hiện tại luận này nói ba chi là phiền não đạo, hai chi là nghiệp đạo, còn lại là khổ đạo. Cựu Trung Biên nói đạo làm nạn, là phiền não nạn, nghiệp nạn và khổ nạn, nhưng tân phiên dịch thì gọi là tạp nhiễm.

Luận: “Có chỗ nói nghiệp”, đến “nghiệp hữu mà nói”.

Thuật rằng: Đây là tổng hợp trái nghịch. Trong đây theo thật tế mà luận, là nói hữu một phần, hàm chứa các chi của thức. Luận Du-già và Thập Địa nói nghiệp nhiếp toàn hữu. Nên biết các luận kia y theo nghiệp hữu mà nói, nếu không như thế thì luận kia phân riêng hữu. Luận Đối Pháp quyển 4 ghi: “Ba chi hành, thức và hữu là nghiệp”. Các chi còn lại đều đồng với đây. Hiện tại luận này giải thích như sau.

Luận: “Có chỗ nói thức”, đến “làm thức chi”.

Thuật rằng: Thức là nghiệp, luận kia nói nghiệp chủng làm thức chi.

Luận kia hỏi: Tại sao chỗ nhiếp của nghiệp nhiễm là thức chi?

Đáp: Vì chỗ hiển tập khí của các hành, tức là chủng tử của các hành gọi là thức.

Luận: “Chỗ chiêu cảm của hoặc nghiệp”, đến “làm cho sinh chán”.

Thuật rằng: Đây là giải thích câu hỏi của người ngoài. Nếu thể của khổ tất cả đều như vậy, tại sao hoặc và nghiệp không gọi là khổ? Chỉ có chỗ chiêu cảm này gọi là khổ, luận kia chỉ có Khổ đế, không phải như Hoặc và nghiệp cũng là Tập đế. Lại nữa, làm cho sinh chán không khởi hoặc nghiệp, nói chỗ chiêu cảm này riêng gọi là khổ. Đây tức là văn luận lấy mười bảy môn, tổng quát là quảng phân biệt môn phần thứ mười đã nói xong. Các môn còn lại, như luận Du-già quyển 10, quyển 93 trong Duyên khởi nói, quyển 7 quyển 19 trong Vô tri rộng hỏi đáp.

Luận: “Do hoặc nghiệp khổ”, đến “sinh tử tương tục”.

Thuật rằng: Các pháp này mỗi mỗi như Biệt chương sao nói, không thể rộng giải thích. Những vị giảng giải đời sau nên cứ theo đây mà nói.

Từ trên đến đây tổng quát là phần thứ hai lấy mười môn rộng giải thích về Duyên khởi đã nói xong. Từ đây xuống phần thứ ba tổng kết hoặc nghiệp khổ, kết quy về văn của bản tụng. Từ hoặc nghiệp khổ tức là mười hai chi, hoặc này có thể khiến cho sinh tử tương tục bất đoạn, không do duyên bên ngoài mà sinh tử tương tục.

Từ trên đến đây có ba chữ “lại nữa” để giải thích văn tụng đã nói xong. Từ đây xuống đoạn thứ tư giải thích văn của bản tụng, trong đó có ba phần:

  1. Giải thích văn tụng sinh tử tương tục.
  2. Nương theo để giải thích tịnh pháp tương tục.
  3. Tổng kết trở về Duy thức.

Trong phần đầu có ba phần:

1. Giải thích chung văn tụng, sinh tử tương tục do nội nhân duyên.

2. Giải thích riêng hai Tử.

3. Thuộc giải thích văn tụng.

Luận: “Lại nữa, sinh tử tương tục”, đến “cho nên chỉ có thức”.

Thuật rằng: Đây là phần đầu như văn có thể hiểu. Phần kế là giải thích riêng hai tử, đã nói nội nhân và duyên bên trong. Tại sao vậy?

Luận: “Nhân là hữu nghiệp”, đến “cho nên nói làm nhân”.

Thuật rằng: Dưới đây phần thứ hai chánh hai tử. Phần đầu nêu chung lý do nhân duyên thể tánh của sinh tử mà được tên, phần thứ hai từ câu “tại sao vậy” trở xuống, người ngoài trình bày giải thích nêu ra thể của sinh tử. Phần đầu trước hết là nêu ra thể của nhân, sau đó nêu ra thể của duyên. Đây là phần đầu. nghiệp Hữu lậu là thiện nghiệp của ba cõi, là Bất thiện nghiệp của cõi Dục. Như trong Duyên khởi, chánh chiêu cảm đời sau dẫn mãn nghiệp là nghiệp Hữu lậu, trừ thuận hiện nghiệp riêng trợ cho đương nghiệp đều không phải là nghiệp Hữu lậu này nhiếp, không phải là hành chi chánh chiêu cảm sinh tử cho nên Vô ký nghiệp cũng không phải nghiệp nhiếp, lý giải thích như thường. Trong Vô ký nghiệp, trừ chánh thể của vô phân biệt, Hậu đắc trí và gia hạnh này, chỉ có thủ Hậu đắc là có phân biệt, vì duyên sự sinh, đến sau sẽ hiểu. nghiệp Hữu lậu và Vô lậu nghiệp này chánh chiêu cảm sinh tử cho nên nói làm nhân. Nói chánh chiêu cảm, là do sự chiêu cảm này mà sinh tử tương tục, do chiêu cảm này mà có lực sinh tử tương tục sinh, chính là kéo dẫn sinh tử. Hữu lậu là Dị thục nhân nhiếp, Vô lậu thì giống như Dị thục nhân cho nên nói là chánh chiêu cảm.

Luận: “Duyên là phiền não”, đến “khởi nói làm duyên”.

Thuật rằng: Đây là giải thích thể của duyên. Trong đây có hai chướng, trợ cho hai nghiệp trước chiêu cảm sinh tử, cho nên nói làm duyên, không phải chánh có lực do đó mà sinh. Phiền não chướng, là tất cả nhuận sinh các hoặc, nắm lấy phát nghiệp tuy lý không trái, nhưng hiện tại ý này là nắm lấy sự nhuận sinh. Sở tri chướng, loại này tuy nhiều, chỉ nắm lấy duyên để khởi Phật và hữu tình. Hoặc nắm lấy tất cả như phiền não nhuận, đến sau sẽ biết. Luận: “Tại sao vậy?”

Thuật rằng: Từ đây xuống phần thứ hai nêu thể của sinh tử. Trong đó có hai phần. Phần đầu mượn bên ngoài để trình bày, phần này lại có hai câu hỏi:

  1. Sinh tử có mấy và lý do hai nhân duyên?
  2. Có lý do gì mà do quả sinh tử của hai nghiệp này dấy khởi? Dưới đây là đáp có hai phần, phần đầu là đáp chung, phần sau là giải thích riêng.

Luận: “Sinh tử có hai”.

Thuật rằng: Đây là đáp chung.

Luận: “Một là phần đoạn sinh tử”, đến “thô quả Dị thục”. Thuật rằng: Dưới đây giải thích riêng có hai phần:

  1. Giải thích phần đoạn.
  2. Giải thích biến dịch.

Đây là trong giải thích phần đoạn, phần đầu là thể, phần sau là danh. Đây là nêu thể. Dùng Hữu lậu thiện và Bất thiện nghiệp trước làm chánh chiêu cảm nhân. Do phiền não trước chướng duyên trợ thế lực, chỗ chiêu cảm thô quả Dị thục của ba cõi Dị thục Vô ký, dễ thấy được, vì có hạn định dễ hiểu rõ. Nhị thừa thế gian cùng biết là có, gọi đó là thô. Năm uẩn làm tánh, đây là chánh nêu ra thể của sinh tử. Thế nào gọi là phần đoạn?

Luận: “Thân mạng dài ngắn”, đến “gọi là phần đoạn”.

Thuật rằng: Đây là giải thích danh. Vì Dị thục thân mạng này có dài ngắn, hoặc một năm một ngày cho đến tám vạn kiếp, tùy theo lực của vãng nghiệp nhân hoặc duyên, có như vậy thời gian và nơi chỗ. Hoặc thân hoặc mạng quyết định có bằng hạn, cho nên gọi là phần đoạn, vì có thể làm một phần hoặcmột đoạn cho nên gọi là phần đoạn.

Luận: “Hai là bất tư nghì”, đến “tế quả Dị thục”.

Thuật rằng: Dưới đây giải thích biến dịch có năm phần:

  1. Nêu thể.
  2. Giải thích tên gọi, nhân đó phân rõ người chứng đắc.
  3. Vấn đáp.
  4. Đối chứng phân rõ hai tử.
  5. Tổng kết.

Đây là phần đầu. Các Vô lậu trước đắc Hữu phân nghiệp riêng sau. Do Sở tri chướng trước, trợ duyên thế lực chỗ chiêu cảm tế quả Dị thục thù thắng, quả này mong phần đoạn chuyển thành tịnh Diệu. Vì chuyển vi tế, chuyển quang khiết, không có hạn định, không phải thế gian của nó, và không phải hồi tâm Nhị thừa cảnh gọi là thù thắng, chỉ có diệu, chỉ có tế, chỉ là Bồ-tát, và tự thân đó gồm cả cảnh giới Phật, cho nên gọi là tế. Quyển 80 ghi: “Chư Thiên cũng còn không thấy được”. Đây là lấy năm uẩn của Dị thục Vô ký làm tự tánh, trong năm quả thì quả Dị thục nhiếp. Đây là chánh nêu ra thể của sinh tử. Tại sao phần đoạn nói là quả của ba cõi, còn tử này thì không nói là quả của cõi nào? Đây là đối với ba cõi không phải quyết định là cõi nào. Như phần thứ bảy trước đã có hai giải thích, cho nên không nói ba cõi không đồng phần đoạn tử quyết định thuộc nghiệp cõi này, đây là không thuộc biến dịch tử, vì Vô lậu nghiệp, đây là nhờ vào hành tướng, đến sau sẽ rõ. Thế nào gọi là biến dịch tử mà nói là bất tư nghì?

Luận: “Do bi nguyện lực”, đến “cho nên gọi là biến dịch”.

Thuật rằng: Dưới đây giải thích tên kiêm giải thích người chứng đắc. Tóm lược có ba tên, đây là tên thứ nhất, do đại bi đại nguyện cứu sinh mà đắc Bồ-đề lực, chuyển đổi thân mạng xấu ác xưa cũ, trở thành thân mạng thù thắng hiện tại, chuyển thân mạng thô kém trước kia thành thân mạng diệu tế hiện tại. Trước có nói hạn định bằng nhau là nghiệp này, châu này, cõi này, địa này, có thời điểm quyết định như thế. Hiện tại nghiệp này, châu này, cõi này và địa này thời hạn bằng nhau bất định. Như dựa vào thân của trời quảng quả cõi Sắc rộng hơn năm trăm do-tuần, mạng dài hơn năm trăm kiếp, hoặc ít hơn, cho đến trời người cõi Dục cũng như thế. Biến nghĩa là biến đổi, dịch nghĩa là chuyển dời. Biến đổi thân mạng sinh tử xưa cũ trở thành thân mạng sinh tử hiện tại, cho nên gọi là biến dịch. Dưới đây thế nào gọi là bất tư nghì?

Luận: “Vô lậu định nguyện”, đến “gọi là bất tư nghì”.

Thuật rằng: Hoặc Vô lậu định nguyện lực chính là chỗ nương nhờ để sinh, chính là chỗ chiêu cảm được, đến diệu dụng vi tế thì khó lường, không thể biết được, vì không phải cảnh của Nhị thừa, gọi là bất tư nghì. Không phải hạng phàm phu hữu tình và Nhị thừa tính biết được, gọi là bất tư nghì, nhưng không thể nói Phật và Bồ-tát không biết, gọi là bất tư nghì. Lăng-già quyển 4 bộ mười quyển ghi: “Đại Tuệ! Thanh văn và Bích-chi-phật chưa chứng pháp Vô ngã, chưa đắc lìa bất tư nghì biến dịch sinh, Phật thì đã lìa, cho nên đắc bất tư nghì Vô lậu giới pháp thân. Biến dịch tử thì cùng với luận này đồng. Vô lậu giới pháp thân, như sau đây quyển 10 giải thích.

Luận: “Hoặc gọi là ý thành thân tùy ý nguyện thành”.

Thuật rằng: Dưới đây giải thích tên thứ hai và hiển nguyên nhân được tên. Lại nữa, sinh tử quả này hoặc gọi là Ý thành thân, tùy theo chỗ thành của đại bi nguyện y. Kinh Thắng Man ghi: “Sinh là các thọ và các căn khởi. Tử là các thọ và các căn diệt, cho đến vân vân”, như Biệt chương giải thích. Giải thích tên này e rằng nghĩa không có nguyên do, dưới đây sẽ dẫn kinh làm chứng.

Luận: “Như Khế kinh nói”, đến “ba chủng Ý thành thân”.

Thuật rằng: Đây là thành đối với tên Ý thành thân trước, như kinh Thắng Man ghi: “Ma-lợi-ca! Tên Man này tức là Mạt-lợi phu nhân. Con gái của phu nhân này tên là Ma-lợi-thất-la, tức là Thắng Man”. Luận kia nói cũng tương tợ, lấy thủ làm duyên, tức là Phiền não chướng; nghiệp nhân Hữu lậu tức là Chánh nhân nghiệp. Do Hoặc nhuận cho nên tương tục hậu hữu mà sinh hữu của ba cõi. Đây là nêu Phần đoạn nhân quả để so sánh sự biến dịch, như vậy Vô minh tập địa trong năm Trụ địa làm duyên, tức là Sở tri chướng. Vô lậu nghiệp nhân tức là Hữu phân nghiệp riêng. Có A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát đã đắc tự tại lấy Sở tri chướng kia và Vô lậu nghiệp làm nhân mà sinh ba chủng Ý thành thân đó. Phật tánh Luận: “Ngoài ba cõi, có loại người thọ biến dịch, nhân loại tuy tức là cõi này mà không phải ở ngoài ba cõi. Ba hạng người này đều chuyển thân thô cũ, do đại bi nguyện lực mà được thành thân tùy ý muốn. Vô minh Trụ địa trong năm Trụ địa là pháp chấp nhiếp. Kinh đó tự ghi: “Do Vô minh trụ làm sở y, hằng sa phiền não nhân đó mà khởi”. Như trong quyển 10 sau đây sẽ tự hiểu. Kinh Thắng Man ghi: “Thế Tôn! Có như thủ duyên”, tức là trong đây như thủ làm duyên, ý đó muốn nói có một thứ giống như thủ làm duyên. Nghĩa của nghiệp Hữu lậu nhân cùng với đây đồng, nhưng văn thì có khác, đó là lỗi của người dịch. Cựu dịch nói là Vô minh trụ địa, luận này nói là Tập địa, bản văn Phạm là Vô trụ. Chỗ nói Tập, là do tập quen vài lần mà có năm Trụ địa của vô minh này, gọi là Vô minh tập địa. Chỗ nói trụ là nghĩa gì? Cựu dịch nói là Bồ-tát có sức mạnh lớn, hiện tại luận này nói Bồ-tát đã đắc tự tại, là Địa thứ tám, trong hai thứ tướng và cõi đã được tự tại, cho nên trong Địa thứ tám đoạn hai ngu, có người đối với tướng và cõi tự tại ngu. Luận kia nói sức mạnh lớn, cũng là đối với tướng và cõi được sức lực tự tại. Kinh Vô Thượng Y ghi: “Đại địa Bồ-tát” thì cựu dịch nói là Ý sinh thân, luận này nói là Ý thành thân, nghĩa đó là tùy theo ý mà sinh, ý này tùy theo ý mà thành, vì chỉ có chuyển dịch, không phải mới sinh. Không thể nói là sinh. Đây tức là Nhị thừa vô học hồi tâm hướng Đại, và trực vãng Bồ-tát Địa thứ tám trở lên mới thọ sinh tử biến dịch. Ở đây cũng chưa hết lý, chỉ tùy theo văn kinh. Phật Địa quyển 2 ghi: “Thanh văn thừa, hoặc trừ bảy lần sinh, hoặc trừ một lần sinh, hoặc trừ các xứ của cõi trên một lần sinh, tức là ba quả trước. Tuy chỗ nhuận phần đoạn của các phiền não mà đắc Phi trạch diệt, nhưng do nguyện lực mà thọ biến dịch sinh, ba vô số kiếp tu nhân Bồ-đề, không có lỗi”. Phi trạch diệt là nhiều duyên không đủ, tất cánh trong lúc này không sinh, không phải vĩnh viễn không sinh, nhờ vào nhân của thân này mà dần dần tăng thắng cho đến thành Phật. Quyển 80 ghi: “Lại nữa, Thanh văn hồi hướng Bồ-đề, hoặc ở học vị có thể vứt bỏ, hoặc ở Vô học vị mới có thể vứt bỏ…”, đến nói rộng, cho nên biết ba quả cũng được thọ biến dịch sinh, suy nghiệm mà biết văn này không phải làm xứng lý. Vì Địa thứ bảy trở về trước là những người thuộc Quyết định tánh, có người thọ tánh này. Hiện tại trong luận này nói là Nhị thừa vô học và Địa thứ tám trở lên thọ biến dịch sinh, vì quyết định cho nên nói ba quả trước và Địa thứ bảy trở lại, không quyết định thọ sinh tử biến dịch, cho nên không nói. Ba chủng tánh này thì quyết định cho nên nói. Tây phương có giải thích như cuối quyển trước, đã giải thích sơ lược xong. Vì có Bồ-tát Sơ địa, tức là có thể chế phục các phiền não cho nên Sơ địa cũng đắc. Như Diệt định nói hoặc có Sơ địa cho đến Địa thứ tám mới đắc. Nói rằng có hạng chỉ thọ Phần đoạn mà không phải Biến dịch, là các phàm phu, Tứ quả định tánh. Hoặc có hạng chỉ thọ biến dịch mà không phải Phần đoạn, là Nhị thừa vô học bất định tánh, Bồ-tát Địa thứ tám trở lên, hoặc cũng thọ Phần đoạn và cũng thọ Biến dịch là ba quả bất định tánh trước. Địa thứ bảy trở lại, phiền não chưa hết, hoặc dựa vào nghiệp Hữu lậu của Phiền não chướng mà chiêu cảm sinh tử, gọi là Phần đoạn sinh tử, đây là tướng thô dễ biết. Hoặc do Hữu lậu của Sở tri chướng trợ giúp mà chiêu cảm sinh tử, gọi là sinh tử biến dịch, vi tế khó biết, cho nên Địa thứ bảy trở lại chế phục các hữu tình thọ khổ ba đường mới là thật thân, dễ biết được. Địa thứ tám trở lên cho đến hóa thân, như Phật hóa thân để cứu độ chúng sinh, Đại Trí Độ luận ghi: “Địa thứ tám xả nhục thân, xả Phần đoạn”. Nếu giải thích câu kinh này thì trong đây căn cứ theo định, không phải không thẳng đến Địa thứ bảy trở về trước. Ba quả trước cũng được nghĩa thọ. Như luận Đối Pháp hội sao quyển 13, trong đó có giải thích khác, Sơ địa đã đắc, lại không có quyết định Phần đoạn nghiệp, như A- la-hán. Lăng-già quyển 4 ghi bộ mười quyển ghi: “Đại Tuệ! Nói tịch tịnh pháp, là được chứng tướng Vô ngã nhập Viễn hành địa. Nhập Viễn hành địa rồi được vô lượng Tam-muội, tự tại như Ý sinh thân”, tức là biết Địa thứ bảy đã đắc sinh tử này, nhưng chưa phải từ xưa đến nay cho nên trong đây không nói. Nhưng kinh Thắng Man và luận này đồng, Nhị thừa vô học và Bồ-tát tự tại gọi là Ý thành thân. Lăng-già quyển 5 bộ mười quyển ghi: “Đại Tuệ! Có ba thứ Ý sinh thân: Một là đắc Tammuội lạc tam-ma-bạt-đề Ý sinh thân, là trong Địa thứ ba, thứ tư và thứ năm. Hai là như thật giác tri các pháp tướng Ý sinh thân, là Bồ-tát Ma- ha-tát trong Địa thứ tám. Ba là chủng loại câu sinh Vô tác hành Ý sinh thân, là tự thân nội chứng tất cả pháp như thật lạc tướng và pháp tướng lạc, tức là Địa thứ bảy về trước đều đắc biến dịch”. Văn này không bằng bốn quyển kinh, bây giờ tổng hợp các văn đó lại. Từ Sơ địa đến Địa thứ năm đều đáng gọi là đắc Tam-muội lạc tam-ma-bạt-đề Ý sinh thân, nhưng vì trong Sơ địa và Địa thứ hai chưa đắc định tự tại mà lược bỏ không nói. Đắc định tự tại thì đối với sinh tử này có công năng thù thắng, cho nên trong kinh đó nói tự tâm tịch tịnh hành các thứ hạnh thì tướng tam-ma-bạt-đề lạc của đại hải tâm. Ba chuyển thức gọi là Ý thức sinh, vì thấy cảnh giới của tự tâm. Như thật biết Hữu tướng và Vô tướng gọi là tướng Ý sinh thân thứ nhất, đối với định tự tại trong Địa thứ ba, thứ tư và thứ năm đều bình đẳng. Địa thứ sáu và Địa thứ bảy cũng đắc như thật giác tri tướng Ý sinh thân. Đại thứ sáu phần nhiều Vô tướng quán, Địa thứ bảy tuy đắc Vô tướng quán này, nhưng chưa được lìa gia hạnh, cho nên không bằng Địa thứ tám. Hiện tại luận này từ chỗ thù thắng mà luận thì chỉ nói Địa thứ tám là đắc Ý sinh thân thứ hai, cho nên kinh kia nói quán sát biết rõ thì đắc các pháp Vô tướng như huyễn pháp, đều không có chỗ có thân tâm chuyển biến, đắc Như huyễn tam-muội, các tam-ma-bạt-đề giác môn khác và vô lượng tướng lự tự tại thần thông, cho đến là tên Ý sinh thân thứ hai, chủng loại câu sinh Vô tác hành Ý sinh thân, nghĩa là Địa thứ chín và Địa thứ mười chỉ có hành Vô tướng, cũng không có công dụng, đối với sự và lý đều chỉ có nội chứng, cho nên kinh này ghi: “Là tự nội chứng tất cả chư pháp như thật lạc tướng pháp tướng lạc. Ba tên trong đây tuy các Địa đã đắc, nhưng căn cứ theo tăng thắng Địa mà nói thì không phải ngoài các Địa phần mà không đắc các thân này. Nhưng trong kinh Thắng Man và luận này phỏng theo thông với ba Thừa định và bất định thọ sinh tử biến dịch mà nói. Lăng-già thì phỏng theo trực vãng Bồ-tát thông với định và bất định thọ sinh tử biến dịch tăng thắng vị mà nói. Lại nữa, giải thích trực vãng Địa thứ tám mới đắc, đây là nói theo đường xa, tuy Địa tiền đã đắc lại còn nói thắng giả. Hai chủng ba chủng Ý sinh thân kia tuy danh vị có khác nhưng cũng không trái nhau.

Luận: “Cũng gọi là Biến hóa thân”, đến “cho nên không trái ly”.

Thuật rằng: Đây là giải thích tên thứ ba. Sinh tử biến dịch này cũng gọi là Biến hóa thân, do định lực của Vô lậu chuyển, khiến cho khác với thân phần đoạn gốc, vì thanh tịnh vi diệu rộng lớn quang khiết như biến hoá, theo dụ mà được tên. Nhưng hai tên đầu thì nghĩa và dụng mà nêu rõ tên, tên này thì theo ví dụ. Như có luận nói, các vị Vô học Thanh văn, cho đến Phi nghiệp báo thân, đều là vấn đáp của luận đó, cũng không trái lý, cho nên biết từ ví dụ tức là biến dịch sinh. Đây là phần thứ hai giải thích danh và phân rõ người chứng đắc đã nói xong. Từ đây xuống phần thứ ba giải thích các nạn hại, có bốn hỏi đáp, hoặc phân làm ba phần.

Luận: “Hoặc Sở tri chướng”, đến “không có Niết-bàn khác”.

Thuật rằng: Đây là người ngoài hỏi: Như phàm phu Hữu học do Phiền não chướng trợ cho nghiệp Hữu lậu, có thể chiêu cảm sinh tử nhưng không thể nhập Vô dư Niết-bàn. Tất cả Nhị thừa có Sở tri chướng, đã có thể khởi động Vô lậu nghiệp, có thể chiêu cảm sinh tử, tức là chỗ nói định tánh Nhị thừa của ông, đáng lẽ vĩnh viễn không nhập cõi Vô dư diệt, vì có Sở tri chướng và Vô lậu nghiệp có thể chiêu cảm sinh. Đây là các bộ Tiểu thừa cùng chung đặt vấn nạn này. Chướng này của bộ kia thì không trợ giúp cho chiêu cảm sinh.

Luận: “Như các Dị sinh câu thúc phiền não”.

Thuật rằng: Đây là luận chủ đáp. Hoặc làm giải thích này có bốn vấn đáp, hoặc làm hai giải thích sau, chỉ có ba đoạn văn. Hiện tại luận này lấy pháp ví dụ, tức là giải thích vấn nạn trước. Nói rằng như các Dị sinh bị phiền não câu thúc chướng ngại, dong ruổi theo sinh tử, không thú hướng Niết-bàn. Thú tịch của nó, là tâm ưa thích hướng đến tịch diệt, bị tâm này câu thúc, rong đuổi theo Vô tưởng, không thú hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, như các Dị sinh câu thúc phiền não, tuy có Sở tri chướng mà không được thành Phật, như các Dị sinh tuy có Vô lậu chủng mà không thú hướng Niết-bàn. Quyển 80 ghi: “Do chủng tánh khác nhau cho nên không thể thú hướng. Như người không có chủng tánh câu thúc phiền não cho nên dong ruổi theo sinh tử”. Lại nữa, hoặc Sở tri chướng trợ cho Vô lậu nghiệp, đến đoạn văn Dị sinh bị phiền não câu thúc này, có nghĩa tổng quát là vấn nạn chiết phục kế chấp của ngaọi đạo. Nói rằng có chiết phục kế chấp vì Vô lậu nghiệp chánh chiêu cảm sinh tử, làm nhân của sinh tử, như nghiệp thiện ác. Hiện tại luận này vấn nạn họ rằng: Nếu do Vô lậu chánh chiêu cảm sinh tử, Sở tri chướng trợ giúp thì Nhị thừa tánh đáng lẽ vĩnh viễn không nhập Vô dư Niết-bàn? Hằng khởi Vô lậu làm nhân của sinh tử, có Sở tri chướng hằng làm duyên trợ giúp câu thúc Nhị thừa cho nên không được vượt qua tịch tịnh. Như nghiệp nhân thiện ác và sức phiền não của các Dị sinh trợ giúp câu thúc phiền não cho nên không đắc Niết-bàn, hiển ngược lại thì đã biết có thú hướng tịch tịnh. Tuy có Vô lậu và Sở tri chướng, nhưng không đều là hồi tâm, cho nên biết Vô lậu không phải làm nhân chánh chiêu cảm sinh tử. Lại nữa, giải thích văn này cho đến “như thế nào Đạo đế thật sự có thể chiêu cảm khổ” là văn vấn nạn. Có hai ý vấn nạn. Nếu Sở tri chướng trợ Vô lậu nghiệp thì có thể cảm chiêu sinh tử, định tánh Nhị thừa đáng lẽ vĩnh viễn không nhập Vô dư Niết-bàn, vì Sở tri chướng chiêu gọi sinh tử câu thúc Nhị thừa kiến phần, khiến cho thú hướng tịch diệt, như các Dị sinh câu thúc các phiền não mà không đắc Niết-bàn. Đó là câu hỏi thứ nhất, cho nên sau sẽ đáp. Sở tri chướng kia không thể có ứng dụng phát nghiệp nhuận sinh, chỉ làm duyên trợ chiêu cảm đối với sinh tử. Có chủng tánh, là khởi Vô lậu định nguyện, Sở tri chướng trợ có biến dịch sinh, không phải chánh phát nghiệp nhuận sinh có thể chiêu cảm, cho nên có định tánh nhập Niết- bàn, tuy có Sở tri chướng nhưng không thể phát các nghiệp. Thế nào là Đạo đế thật sự có thể chiêu cảm Khổ? Đây là câu hỏi thứ hai, văn dưới đây trước hết đáp câu hỏi thứ hai này, sau đó đáp câu hỏi thứ nhất. Nhưng tuy có ba giải thích trong một đoạn văn này, giải thích thứ nhất đồng với luận Du-già và Phật Địa đều có câu hỏi này. Giải thích thứ hai là thiết lập vấn nạn chiết phục kế chấp cũng có lý này. Giải thích thứ ba là dưới đây căn cứ theo hữu mà đáp. Thế văn không trái nhau, cũng không có lỗi.

Luận: “Thế nào Đạo đế thật sự cảm chiêu khổ”.

Thuật rằng: Đây là phần thứ hai người ngoài hỏi. Trước đã nói Vô lậu làm chánh nhân chiêu cảm, cho nên đặt ra câu hỏi này.

Luận: “Ai nói rằng thật sự chiêu cảm”.

Thuật rằng: Đoạn văn này là người ngoài hỏi. Hoặc không phải thật sự chiêu cảm, nghĩa chiêu cảm như thế nào?

Luận: “Vô lậu định nguyện”, đến “không phải riêng cảm được”.

Thuật rằng: Do Vô lậu thắng định của Đệ tứ thiền, nhờ vào nghiệp Hữu lậu mà khiến cho quả Sở đắc tương tục sinh nhất thời lâu dài không dứt, dần dần tăng thêm thù thắng, thật ra nghiệp Hữu lậu cảm, nhưng vì Vô lậu nhờ vào lực thù thắng mà giả mượn gọi là cảm. Không phải Vô lậu nghiệp thật sự có thể cảm chiêu khổ, đây là Vô lậu nghiệp khi cảm như vậy, do Sở tri chướng làm duyên trợ cho lực của Vô lậu nghiệp này, không phải Vô lậu nghiệp này riêng một mình mà có thể cảm quả. Thuyết minh Sở tri chướng không đồng Phiền não chướng, cho nên tiếp theo luận nói.

Luận: “Nhưng Sở tri chướng”, đến “có dụng nhuận sinh”.

Thuật rằng: Hoặc căn cứ theo giải thích thứ ba trước. Đây là đáp câu hỏi thứ nhất Sở tri chướng không phát nghiệp. Nhị thừa nhập Niết- bàn, giải thoát là hai Niết-bàn. Giải thích nghĩa trừ phược, do đó gọi là giải thoát. Phiền não gọi là phược, có thể chướng Niết-bàn. Sở tri chướng không phải phược, cho nên không chướng Niết-bàn, vì Niết-bàn là giải thoát. Đã không chướng giải thoát thì thể không phải là pháp trói buộc, không giống như vô minh, có thể phát các nghiệp Hữu lậu, và giống như tham, có ứng dụng nhuận sinh. Sở tri chướng này, hoặc có thể phát nghiệp nhuận sinh trói buộc hữu tình, có thể riêng chướng ngại giải thoát thì Sở tri chướng này đã không như thế, cho nên không chướng giải thoát.

Luận: “Dùng pháp gì để cảm chiêu sinh tử khổ?”

Thuật rằng: Đây là phần thứ ba người ngoài hỏi. Luận Phật Địa ghi: “Nhị thừa vô học hết một thân này, chắc chắn sẽ nhập diệt vĩnh viễn, cùng với Phật không khác”. Tại sao dẫn các vị đó thú hướng đạo Bồ-đề để thọ khổ thời gian dài nữa? Họ đáp: Trong vị biến dịch không có khổ thọ này. Điều đó có lỗi gì? Lại nữa, hỏi có hành khổ, cho nên trở thành lỗi lớn. Văn kia vấn nạn về Ý đại cùng với luận này đồng.

Luận: “Tự chứng Bồ-đề lợi lạc cho người khác”.

Thuật rằng: Tức là hai lợi, rất cần nhờ cậy vào sinh.

Luận: “Nói bất định tánh”, đến “Vô thượng Bồ-đề”.

Thuật rằng: Bất định Nhị thừa và Bồ-tát Địa thứ tám trở lên. Nhị thừa đã vĩnh viễn đoạn Phiền não chướng; Bồ-tát đã vĩnh viễn chế phục Phiền não chướng, cho nên không có dung chứa sự thọ lại đương phần đoạn thân. Tuy các hàng Bồ-tát nguyện lực thọ sinh, chủng tử phiền não ẩn núp thì Phần đoạn quả quyết định không thể sinh. Nhị thừa sinh tử không phải do bi nguyện, hoặc là có chủng tử hoặc sau sinh tử tương tục, cho nên khi đoạn chủng tử thì sinh tử vĩnh viễn hết. Bồ-tát sinh tử chỉ do bi nguyện, chắc chắn là giả mượn hiện hành hoặc trợ cho nguyện mới sinh, cho nên chế phục hiện thời vĩnh viễn đoạn sinh tử. Bồ-tát tuy nhờ cậy phiền não sinh tử để thọ sinh, nhưng không đồng với phàm phu và Nhị thừa nói hiện hành và chủng tử nhuận sinh. Do khởi phiền não lợi ích hữu tình, thế lực nghiệp liền có thể cảm chiêu quả sinh tử, phiền não nếu bị chế phục thì nghiệp thế liền hết, cho nên cần phải pháp chấp trợ cho trí thọ sinh, do đó phiền não ẩn núp đã đoạn thì không có dung chứa thọ lại đương phần đoạn quả. Đã có hai thứ lợi ích, quán biết Phần đoạn báo hết, sợ bỏ phế thời gian dài tu Bồ-tát hạnh, bèn nhập vào Vô lậu thắng định. Lực của nguyện thù thắng, như phương pháp của A-la- hán kéo dài thọ mạng, phải nhờ vào nhân của thân hiện tại, tức là nhờ vào quá khứ để chiêu cảm thân nghiệp hiện tại, khiến cho nghiệp lâu dài và quả không dứt, tức là nghĩa không phải chọn lựa sinh trở lại. Đây hoặc là trước nguyện sau mới nhập định, hoặc trước nhập định sau mới phát nguyện. Hai lý không trái nhau, chỉ do phát nguyện nhập Vô lậu định, âm thầm nhờ cậy do đó nghiệp khiến cho thân chuyển biến, không đồng với pháp huân tập Thiền định của Tiểu thừa, Vô lậu và Hữu lậu càng lẫn nhau mà khởi. Nghiệp của quá khứ không thể khởi lại nữa, như vậy niệm niệm định Nguyện trợ giúp cho đến chứng đắc Vô thượng Bồ- đề, trải qua ba đại kiếp. Nói về Thắng định, cựu dịch nói: “Biên tế Tĩnh lự thứ tư”, hiện tại không có văn để quyết định biên tế định của Tĩnh lự nào, vì tức định cũng đều được cả. Quả Dự lưu cũng đều đắc định này, lý không trái. Nhưng phần nhiều là định thứ tư, vì thù thắng. Lại nữa, luận Phật Địa ghi: “Tuy đã trải qua hành khổ, hiện tại đắc công đức đại hỷ đại lạc của ba thân Như Lai, cho đến nói rộng.

Luận: “Họ lại cần gì Sở tri chướng trợ giúp”.

Thuật rằng: Đây là người ngoài hỏi. Đã do Vô lậu trợ giúp cho thân hiện tại, nghiệp đời trước khiến cho quả theo thời gian lâu dài, nó lại cần gì Sở tri chướng trợ mới cảm được quả này?

Luận: “Đã chưa viên chứng”, đến “bi nguyện nhanh mạnh”.

Thuật rằng: Giải thích đã chưa thành Phật viên chứng Vô tướng đại bi nhất vị bình đẳng. Nếu không chấp Bồ-đề khả cầu, hữu tình khả độ là thật có thì không có nguyên nhân có thể phát khởi đại bi nhanh mạnh và nguyện nhanh mạnh, lấy Sở tri chướng khả cầu khả độ chấp làm đầu, mới có thể phát khởi Vô lậu nghiệp. Nói nghiệp làm nhân là vì thù thắng, vô minh làm duyên là vì cách xa, không giống như phiền não trợ nghiệp Hữu lậu, chỉ có duyên và nghĩa đồng, phần ít tương tợ.

Luận: “Lại nữa, Sở tri chướng”, đến “lưu thân lại trụ lâu”.

Thuật rằng: Phần thứ hai lại giải thích nữa. Sở tri chướng này chướng đại Bồ-đề vì chánh chướng trí. Làm cho đoạn trừ vĩnh viễn Sở tri chướng này để lưu giữ thân lại trụ lâu dài, nói đó là duyên vì làm Sở đoạn duyên.

Luận: “Lại nữa, Sở tri chướng”, đến “có đại trợ lực”.

Thuật rằng: Phần thứ ba lại giải thích nữa. Sở tri chướng này có thể làm chỗ y của tất cả Hữu lậu, vì thể rộng khắp. Do có chướng này mà các pháp câu hành không thành Vô lậu, cho nên chướng của sở y này nếu không có thì năng y Hữu lậu quyết định không phải có. Hiện tại đã lưu giữ thân trụ lại là do có Sở tri chướng, là đối với thân trụ có trợ lực lớn, nói đó là duyên. Ba thứ giải thích trong đây đều thông với ba Thừa, nhưng Địa thứ tám trở lên lại càng nương nhờ nguyện, tức là không có nghĩa thứ nhất “Vô lậu tương tục không khởi chấp”, chỉ có hai nghĩa sau. Từ đây trở lên phần thứ ba vấn đáp riêng phần. Từ đây trở xuống phần thứ tư là riêng phân rõ hai tử.

Hỏi: Nếu như Quyết định tánh A-la-hán lưu lại các thọ mạng và hành xả y bát nhập Biến tế định, vì tu phước Lực nhờ vào mạng nghiệp hiện tại cũng được kéo dài thọ mạng thì sinh tử biến dịch có gì khác?

Luận: “Hoặc chỗ lưu thân”, đến “không phải cảnh của họ”.

Thuật rằng: Chánh giải thích riêng thể của hai sinh tử này. Sinh tử biến dịch, quyển 80 ghi: “Không phải cảnh của thiên nhãn”. Trong luận này nói không phải cảnh của Nhị thừa, văn kia có ý nói nếu định tánh Thanh văn và bất định tánh chưa hồi tâm, tuy có thiên nhãn cũng không thể thấy, vì thân rất vi tế, không phải cảnh của các vị đó, cho nên luận này nói chỗ không thể thấy của Nhị thừa và Dị sinh, nhưng từ bậc Hồi tâm trở đi thì thiết lập hàng Dự lưu không phải thiên nhãn cũng có thể thấy. Nhị thừa đều có thể thấy được Thân thù diệu đó thì Nhãn cũng thù thắng, nhưng không thừa nhận được thấy trên thân, vì không phải cảnh của Nhị thừa, cõi trên thấy được cõi dưới. Lại nữa, giải thích lấy theo đồng loại cho nên cõi dưới được thấy cõi trên. Phước của Tiểu thừa nhờ vào định, thông với Hữu lậu và Vô lậu, điều này thì Đại thừa xả phước nhờ vào Thân, định thì chỉ có Hữu lậu. Văn này làm chứng, thô và diệu đã khác nhau, người thấy cũng khác.

Luận: “Do đây nên biết”, đến “là quả tăng thượng”.

Thuật rằng: Từ đây xuống là tổng kết tổng hợp các điều trái nhau. Tánh của sinh tử biến dịch là Hữu lậu, mong chiêu cảm với hiện nghiệp, trong năm quả thì quả Dị thục nhiếp, thông với năm uẩn tánh. Quả này mong Vô lậu nghiệp, là quả tăng thượng, cách xa duyên và lực.

Luận: “Có trong Thánh giáo”, đến “tùy theo trợ nhân mà nói”.

Thuật rằng: Đây là tổng hợp các tương vi, nghĩa là Vô lậu ra khỏi ba cõi, là tùy theo trợ nghiệp nhân Vô lậu này mà nói, nhưng thể thật ra thì không phải. Do đó kinh nói sinh tử, Hữu lậu sinh tử và Vô lậu sinh tử ngoài ba cõi, tức là luận Thập Địa ghi: “Có cõi Diệu tịnh vượt khỏi ba cõi, Bồ-tát Thập địa đang sinh trong đó”. Xem lại các đoạn văn này của hai kinh Thắng Man và Lăng-già.

Hỏi: Luận Du-già quyển 80 và Phật Địa quyển 2 ghi: “Làm cho trụ cõi Hữu dư”, trong cõi Vô dư cũng vậy hay sao?

Đáp: Chỉ có cõi Hữu dư, vì trong Vô dư y đã lìa các sự nghiệp.

Hỏi: Nếu chỉ có cõi Hữu dư thì tại sao chỉ một đời thì liền được thành Phật, quả A-la-hán kia còn không phải một đời?

Đáp: Do tăng tuổi thọ và tăng hạnh mới có thể thành Phật, cho nên Thế Tôn nói khéo tu thần túc, có thể trụ bằng một kiếp. Đây là phát huy thú hướng cực thành cho căn cơ trì độn, không bằng Bồ-tát mới tu, cho đến nói rộng. Kinh Vô Thượng Y có bốn loại sinh tử:

  1. Phương tiện.
  2. Nhân duyên.
  3. Hữu hữu.
  4. Vô hữu.

Như Biệt sao giải thích.

Luận: “Chỗ nói trong tụng”, đến “nghĩa như trước nói”.

Thuật rằng: Phần thứ hai trở lên giải thích hai tử đã xong. Từ đây xuống phần thứ ba giải thích văn tụng có hai phần:

  1. Chánh giải thích.
  2. Lần lượt giải thích vấn nạn.

Đây là chánh giải thích. Tụng nói các tập khí của nghiệp tức là hai nghiệp Hữu lậu và Vô lậu, vì nghiệp không phải một, có thân ngữ ý, cho nên nói các nghiệp. Hai thủ tập khí, tức là chủng tử của hai chướng, vì đều chấp trước cho nên gọi là thủ, đều đồng với các văn khác, đồng với văn Dị thục trước tận.

Hỏi: Sinh tử biến dịch không giống như Phần đoạn, vì riêng sinh riêng tử, tại sao lại nói Dị thục trước đã tận?

Luận: “Sinh tử biến dịch”, đến “ngoài ra có nghĩa là sinh lại”.

Thuật rằng: Sau đây là lần lược giải thích vấn nạn. Trước hết giải thích vấn nạn biến dịch, sau đó giải thích lý do “không nói hiện hành” trong tụng. Đây là phần đầu. Tuy không giống như Phần đoạn riêng tận riêng sinh mà lấy định và nguyện để trợ giúp, sửa đổi những việc xấu ác trước, chuyển sinh thân thù thắng đời sau, cũng có nghĩa là trước tận sau sinh lại. Đây là chỗ nhờ cậy nghiệp lực chưa hết, vì khiến cho tăng thêm thù thắng cho nên sửa đổi. Hoặc có định lực, không phải thời gian tăng thắng lâu dài, mà chỉ được hai mươi kiếp. Vì khiến cho càng tăng thêm, cũng có nghĩa trước tận sau sinh.

Từ đây xuống là phần thứ hai, giải thích lý do tụng không nói hiện hành.

Luận: “Tuy cũng do hiện”, đến “cho nên nói thiên về nó”.

Thuật rằng: Tuy thật ra cũng do các pháp hiện hành sinh tử tương tục, nhưng mà chủng tử thì tương tục tất cả thời đều có, không phải như hiện hành có nhiều gián đoạn, trong tụng nói thiên về chủng tử, nói rằng do tập khí của nghiệp.

Luận: “Hoặc vì hiển như thế”, đến “cho nên không nói hiện”.

Thuật rằng: Đây là giải thích thứ hai. Vì hiển nhân nghiệp chủng tử của chân Dị thục, quả tức là bản thức, vì đều không lìa bản thức. Không nói hiện hành, là vì các chủng tử của nó tức là chủng tử thức, hiện hành thì không như thế, vì mỗi mỗi đều riêng thể.

Luận: “Hiện Dị thục nhân không tức là cho quả”.

Thuật rằng: Đây là các pháp hiện hành thiện ác, tuy cũng là Dị thục nhân nhưng không tức là cho quả, huân tập đối với chủng tử đã xong, phải đối với thời gian sau đó mới cho quả, chỉ có nói chủng tử.

Hỏi: Trong sáu thức cũng có quả Dị thục, tại sao tụng không nói trước tận sau sinh? Lục thức hiện hành cũng không lìa thức, là quả Dị thục phải không?

Luận: “Chuyển thức gián đoạn không phải Dị thục”.

Thuật rằng: Vì không phải là chân Dị thục, không nói sáu hiện hành, ý của tụng là nói thiên về Thức thứ tám, chính là pháp sinh tử tương tục. Từ trên đến đây giải thích tụng y theo nhiễm pháp đã xong. Tụng nói Dị thục cho nên không phải Vô lậu. Từ đây trở xuống phần thứ hai, nhân theo đó mà giải thích Hữu lậu pháp, để làm ví dụ cho pháp Vô lậu.

Luận: “Tiền trung, hậu tế”, đến “nên biết cũng như thế”.

Thuật rằng: Đây là sơ lược ví dụ.

Luận: “Nói rằng vô thủy đến nay”, đến “tương tục vô cùng”.

Thuật rằng: Do pháp nhĩ chủng tử, chỗ huân phát mới. Do nguyện lực vốn có, tức là Phật Thế Tôn lợi tha vô tận. Thanh tịnh chủng thức đều thông với hiện chủng, đều chỉ có Thức thứ tám năng trì chủng. Từ đây xuống là phần thứ ba tổng kết các văn trên.

Luận: “Do đây nên biết chỉ có thức bên trong”.

Thuật rằng: Là do chỗ nói đạo lý thanh tịnh từ trên đến đây gọi là do đây, nên biết các pháp tương tục chỉ có thức bên trong.