THÀNH DUY THỨC LUẬN THUẬT KÝ
Soạn giả: Sa-môn Khuy Cơ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

(PHẦN CUỐI)

Luận: “Đã nói như vậy”, đến “tướng nó thế nào?”

Thuật rằng: Giải thích riêng sáu vị trong các tâm sở, phân rõ ba môn đã xong. Đây là giải thích môn thứ tư, phần đầu sơ kết, phần sau hỏi. Như văn có thể biết.

Luận: “Tụng rằng”, đến “si, mạn, nghi, ác kiến”.

Thuật rằng: Bách Pháp nói si ở sau mạn, là hiển thông lợi căn và độn căn, khắp trên và dưới. Đây là thuyết minh về Bất thiện căn cho nên si ở trên mạn. Dưới đây văn Trường hàng giải thích. Trong giải thích có ba phần:

  1. Phân rõ phiền não được tên, giải thích hai câu trên của tụng.
  2. Nêu ra thể và nghiệp, giải thích văn dưới của tụng.
  3. Phân rõ rộng các môn để thuyết sáu nghĩa này.

Luận: “Nói rằng”, đến “được tên của phiền não”.

Thuật rằng: Đây là giải thích tên chung, cho rằng tham… sáu thứ là căn bản của Tùy phiền não. Tuy cũng được tên Tùy phiền não nhưng mà thuộc Căn bản, không phải chỉ có tánh Đẳng lưu, được tên phiền não mà không gọi là Tùy phiền não. Tạp Tập Luận quyển 7 ghi: “Các phiền não đều tùy theo phiền não, có Tùy phiền não mà không phải phiền não”. Do đây tức là hiển căn bản gọi là phiền não, cũng được tên là tùy, vì cũng tùy theo pháp khác mà sinh. Phẫn… chỉ gọi là tùy, không gọi là phiền não, vì không phải căn bản.

Luận: “Thế nào là tham?”, đến “sinh khổ làm nghiệp”.

Thuật rằng: Từ đây xuống là môn thứ hai. Giải thích sáu là sáu.

Trong đó mỗi thứ có hai phần:

  1. Nêu ra thể và nghiệp.
  2. Lần đến pháp khó phân.

Thế nào là đẳng? Hỏi cả hai thể và nghiệp. Đối với hữu và Hữu cụ tức là đáp cả hai, nhưng lại có chỗ khó Luận che lấp thành điều đó.

Đối với hữu, là hữu sau, tức là chỉ có ba Hữu quả của Dị thục. Hữu cụ tức là Trung hữu, gồm phiền não nghiệp và khí thế gian. Ba hữu cụ hoặc là pháp Vô lậu, văn sau của Luận nói cùng với kiến đồng thời duyên Vô lậu mà khởi. Duyên sinh tham đều gọi là Hữu cụ. Sư Tát-bà-đa duyên Vô lậu thì cho rằng tham là thiện pháp dục. Hiện tại Đại thừa nói, ưa Phật diệt tham đều là nhiễm ô, cùng với kiến đồng thời sinh duyên Vô lậu khởi. Pháp Vô lậu trưởng dưỡng hữu cũng gọi là Hữu cụ. Quyển 8 không nói tham này duyên Vô lậu, văn sau tự hiểu.

Luận: “Nói rằng do ái lực mà thủ uẩn sinh”.

Thuật rằng: Hoặc phát nghiệp, hoặc nhuận sinh đều khiến cho thủ uẩn sinh, không nói rằng chỉ thấm nhuần hoặc. Trong hai cõi trên, do ưa thích Tịnh lự, nhân của các phiền não kia tăng trưởng ở đây cũng nắm lấy thủ uẩn mà sinh. Đại Luận quyển 8, quyển , quyển 8, Luận Hiển Dương, Luận Ngũ Uẩn và Luận Đối Pháp đều nói rộng về tướng của tham. Nhưng Đại Luận quyển 8 thì đồng với Luận này.

Luận: “Thế nào là sân?”, đến “sở y làm nghiệp”.

Thuật rằng: Đối với khổ và khổ cụ, khổ tức là ba khổ, đều sinh ra từ nơi sân, tăng trưởng chỉ có khổ thọ, lạc thọ thì trái lại, sự lìa sân cũng nương đó mà sinh. Tất cả Hữu lậu và pháp Vô lậu chỉ có thể sinh khổ, đều là khổ cụ, sân nương vào đó mà sinh.

Hỏi: Hữu lậu thuận với khổ pháp, có thể gọi là khổ cụ, Vô lậu không thuận với khổ, tại sao cũng gọi là khổ cụ?

Đáp: Tùy thuận với khổ cụ, Vô lậu thì không phải. Duyên sinh đối với khổ, Vô lậu cũng không phải, cho nên tà kiến hủy báng thì Vô lậu không có chiêu cảm khổ đường ác. Lại nữa, mê diệt đạo đế trong quyển 8 nói sân cũng gần với sự ganh ghét diệt và đạo, cũng nói Vô lậu là khổ cụ.

Hỏi: Luận Đối Pháp chỉ nói khổ cụ, không biết là thế nào?

Đáp: Sự mê hoặc chỉ có Hữu lậu pháp, điều này không đúng. Đại Luận quyển 8 đồng, quyển 8 ghi: “Có bốn thứ là tha kiến, hữu tình, đối với sở ái không tăng thêm, đối với phi ái thì tăng thêm”. Bốn thứ trên chỉ duyên với thủ mà sinh. Nhưng Luận kia còn phải căn cứ theo câu nói quan trọng. Hiển Dương cũng nói chỉ duyên hữu tình, căn cứ câu nói quan trọng của nghiệp đạo thì không phải ở nơi vô sân khác.

Luận: “Nói rằng sân thì khiến cho”, đến “tánh bất thiện”.

Thuật rằng: Sân khởi nghiệp thuộc về tánh bất thiện, phát sinh ác nghiệp thì chắc chắn là Bất thiện. Ý thức là chuyển, năm thức là tùy chuyển, như Đại Luận quyển 1 ghi: “Bất an là bất an tịnh”. Luận Đối Pháp ghi: “Tâm ôm ấp sân khuể, phần nhiều trụ trong khổ”. Sân này cùng với ác hạnh và bất an làm sở y.

Luận: “Tại sao làm si”, đến “sở y làm nghiệp”.

Thuật rằng: Đối với lý và sự, nói rằng Độc đầu vô minh mê lý, các thứ tương ưng cũng mê sự.

Luận: “Nói rằng do vô minh”, đến “pháp tạp nhiễm”.

Thuật rằng: Đây là giải thích nghiệp trước. Nói rằng do vô minh đối với các Đế còn do dự, tà kiến bác không có nhân quả, sau đó các tham khác lần lượt sinh khởi, tạo các ác nghiệp, rồi lại chiêu cảm các tạp nhiễm đời sau. Chỗ gọi là kiến đạo trong đây là vô minh sinh khởi lần lượt, nhưng Tu đạo không chắc khởi nghi và tà định, gọi là do vô minh khởi tham, tạo nghiệp trời người chiêu cảm tạp nhiễm đời sau. Nhưng trong Luận Đối Pháp cho là tà kiến do vô minh tăng trưởng, nói rằng tà định trước tiên, sau đó mới có nghi, nhưng sự sinh lần lượt thì văn ở đây là chính. Quyển 8 ghi: “Có bốn thứ ngu, cho đến tương ưng và bất cộng”. Nhưng quyển trong Thức thứ bảy đã phân biệt xong, ở đây chỉ sơ lược không nói. Nhưng các Luận thì sau khi nói tham và sân thì tiếp theo nói mạn, trong đây chỉ lấy Bất thiện căn đồng với kế đó nói vô minh. Du-già quyển 8 và quyển 8 đều lấy kiến làm đầu, vì lợi và hoặc. Lại nữa, bảy chủng vô tri tương nhiếp, như Đại Luận quyển và kinh Duyên Khởi nói.

Luận: “Tại sao làm mạn”, đến “sinh khổ làm nghiệp”.

Thuật rằng: Có thể chướng Bất mạn, Bất mạn là thế nào? Như nói trong thiện.

Luận: “Nói rằng nếu có mạn”, đến “thọ các khổ”.

Thuật rằng: Đối với pháp Thắng đức và các bậc Hữu đức, tâm không khiêm hạ cung kính cho nên thọ nhiều khổ, để hiển thị khiến cho chán xả mà không luân hồi lại nữa. Nhưng trong Luận Đối Pháp chỉ do có ngã cho nên tâm cao ngạo, trong đó chỗ gọi là ngã kiến tương ưng và Đẳng lưu sinh, hoặc xa từ căn bản mà nói.

Luận: “Sai biệt của mạn này”, đến “ngã đức xứ sinh”.

Thuật rằng: Có bảy thứ và chín thứ, chẳng qua là trên năm pháp mà sinh. Nói rằng ba phẩm thượng, trung, hạ và ngã, gồm Thắng đức xứ sinh. Nghĩa này là thế nào? Như Luận Ngũ Uẩn ghi: “Trong bảy mạn, hàng trung phẩm và hạ phẩm dấy khởi mạn thứ nhất, là đối với người kém hơn mình mà tự cho mình là hơn; đối với người bằng mình mà tự cho mình là bằng. Đối với trung phẩm hoặc đối với thượng phẩm mà khởi quá mạn thứ hai, là đối với người hơn mình mà tự cho mình là bằng. Đối với hàng thượng phẩm dấy khởi mạn quá mạn thứ ba, là đối với người hơn mình mà tự cho mình là hơn. Đối với ngã và uẩn khởi ngã mạn thứ tư, là tự ỷ lại tự cao ngạo. Đối với người chưa chứng thắng đức mà khởi tăng thượng mạn thứ năm, là tuy đắc chút ít phần, nhưng đối với người chưa đắc thì tự cho mình đã đắc. Đối với hàng thượng phẩm khởi ty mạn thứ sáu, là đối với người có phần nhiều hơn mình, tự cho mình ít phần không bằng người. Đối với tự mình không có đức, cho rằng chính mình có đức mà dấy khởi tà mạn thứ bảy. Tà mạn này là đối với những thứ hoàn toàn không có mà cho là có; tăng thượng mạn thì tự mình có được chút ít thù thắng mà cho là nhiều thù thắng, đây là hai thứ riêng biệt. Nhưng đối với ba phẩm mà khởi bốn mạn, đối ngã mà khởi một mạn, đối với đức khởi hai mạn. Đối với năm xứ khởi bảy mạn. Chín mạn, trong Đại thừa không thấy văn nói về chín mạn, Hiển Dương quyển 1 ghi: “Như trong kinh nói có ba loại mạn, là ngã thắng loại, ngã đẳng loại và ngã liệt loại”. Bà-sa quyển 1 và Câu-xá quyển 1 nói có chín mạn, ba loại trên là ba; Hữu thắng, Hữu đẳng và Hữu liệt là ba; Vô thắng, Vô đẳng và Vô liệt là ba. Quá mạn, mạn và ty mạn như thứ tự của ba loại đầu; ty mạn, mạn và quá mạn thì như thứ tự của ba loại giữa; mạn, quá mạn và ty mạn như thứ tự của ba loại sau. Nương vào hai thuyết của Luận này và phẩm loại đầy đủ thì đại khái là rộng. Nhưng chín mạn thì sinh khởi sau khi nương vào ngã kiến, dấy khởi xứ của ba phẩm. Đây là cùng với các kiến tương ưng không có lỗi.

Luận: “Tất cả đều thông”, đến “khởi cũng không có lỗi”.

Thuật rằng: Trong Tiểu thừa kia thông với kiến và Tu đoạn, Thánh đạo có mà không hành, vì không Tu đạo ngã mạn. Hiện tại Tu đạo của Đại thừa đã đắc có ngã mạn, do đó mà bậc Thánh hiện hành. Hiển Dương và quyển 88 ghi: “Bảy mạn hoặc câu sinh hoặc phân biệt, cho nên biết chín mạn tu hành dấy khởi không có lỗi”. Quyển 8 có chút ít rộng hơn, nói về những sai biệt khác.

Luận: “Tại sao làm nghi”, đến “vì thiện không sinh”.

Thuật rằng: Trong đây nói nghi mê đối với Đế lý thì do dự. Trong quyển 8 nương vào năm tướng mà phân biệt, đó là tha thế, tác dụng, nhân quả, đế và thật. Đế nói trong đây cũng nhiếp hết bốn thứ kia, như lý nên tư duy. Đã duyên với lý và sự thì đều là nghi. Nhưng nghi khúc gỗ là người thì không phải là nghi hoặc này, mà hoặc là Dị thục tâm.

Luận: “Có nghĩa nghi này”, đến “nói là nghi”.

Thuật rằng: Nghi lấy tuệ làm thể, tại sao vậy? Đại Luận ghi: “Do dự chọn lựa gọi là nghi”. Đại Luận quyển 8 thì lấy dị giác làm thể.

Giác tức là tuệ, sự quyết đoán gọi là tuệ, nhưng sự Quyết trạch do dự thì khác, vì quyết đoán giác làm nghi. Điều này lấy văn làm chứng. Lại nữa, trong Huấn Thích.

Luận: “Thêm chữ tỳ vào mạt-để”, đến “nghĩa không khác”.

Thuật rằng: Mạt-để là tên gọi khác của tuệ, cùng với Bát-nhã không khác thể. Trên chữ tuệ thêm chữ “tỳ” để trợ cho nó, chữ “tỳ” nghĩa là chủng chủng, tức là chủng chủng tuệ. Đại Luận ghi: “Dị tuệ nghi, dị là nghĩa chủng chủng, cho nên biết thể của nghi là tuệ, vì Mạtđể và Bát-nhã đều là tên gọi khác của tuệ, vì chữ “tỳ” trợ giúp cho nó, lẽ nào riêng thể. Đây là Dị sư của Đại thừa, không phải các bộ khác.

Luận: “Có nghĩa nghi này”, đến “không phải tức là tuệ”.

Thuật rằng: Riêng có tự thể, nhưng nói chọn lựa và do dự là do đồng thời với nghi hoặc khác thời với nghi mà khiến cho tuệ không quyết định, cho nên không phải là tuệ.

Luận: “Luận Du-già nói”, đến “riêng có tánh”.

Thuật rằng: Quyển nói trong sáu phiền não, kiến là Thế tục hữu. Lại nữa, quyển đó tự giải thích rằng tức là tuệ phần, năm phiền não còn là thật có. Trong quyển đó cũng tự giải thích riêng có tánh, cho nên biết thể của nghi không phải tức là tuệ. Nếu là tuệ thì đáng lẽ đồng với năm kiến nói Thế tục hữu. Đáng lẽ lập lượng rằng: “Thể của nghi không phải tức là tuệ, trong sáu phiền não không nói Thế tục hữu, cho nên như tham… bốn thứ”.

Luận: “Tỳ trợ cho mạt-để”, đến “trí đáng lẽ làm thức”.

Thuật rằng: Trong Huấn Thích từ nói, ông cho Mạt-để là tuệ, chữ “tỳ” trợ cho nó, cho nên nói thể của tuệ là nghi, cũng đáng lẽ Nhã-nam là trí, tỳ là trợ cho nó cho nên nói trí là thức. Tỳ nghĩa là chủng chủng, vì trợ cho trí cho nên đổi lại gọi là thức, thể không phải tức là trí. Tại sao trợ mạt-để mà thể của nghi tức là tuệ? Lại nữa, như chức-kiết-tha nghĩa là trị liệu, tỳ-chức-kiết-tha nghĩa là nghi, lẽ nào lấy tỳ nói trợ cho nó. Thể của nghi tức là trị liệu.

Luận: “Giới do trợ lực”, đến “không phải tuệ làm thể”.

Thuật rằng: Lại nữa, mạt-để là tự giới, giới nghĩa là tánh. Do chữ “tỳ” là duyên, duyên trợ nghĩa cho giới lực thì liền chuyển biến. Tại sao duyên trợ cho giới rồi mà sao thể còn là cũ? Cho nên nghi này không phải tức là tuệ. Sư này nói nghi cùng với Hiển Dương với Luận Đối Pháp đồng.

Luận: “Tại sao ác kiến”, đến “chiêu khổ làm nghiệp”.

Thuật rằng: Trong văn có hai phần: một là chung, hai là riêng.

Nếu thiện và ác tương phản nhau thì ác chỉ có Bất thiện. Nếu hủy báng chê trách gọi là ác thì ác thông với hữu phú, hiện tại Luận này nói năm kiến gọi là ác, là hủy báng mắng nhiếc. Đối với các Đế lý suy lường điên đảo, tức là chỉ có mê lý. Tuy duyên có gần và xa, nhưng nghĩa của mê lý thì đồng.

Luận: “Nói rằng ác Kiến phần nhiều là thọ khổ”.

Thuật rằng: Đây là giải thích nghiệp trước. Nói rằng đối với cõi Dục, chỉ trừ câu sinh, phát khởi chiêu cảm khổ xứ và nghiệp, vì là phân biệt hoặc cho nên ác Kiến phần nhiều sinh nơi khổ. Đây là giải thích chung, nhưng nói riêng.

Luận: “Hành tướng sai biệt của kiến này có năm thứ”.

Thuật rằng: Đây là nêu ra tổng quát.

Luận: “Một Tát-ca-da kiến”, đến “sở y làm nghiệp”.

Thuật rằng: Dưới đây là giải thích riêng có bốn thứ, vì hợp chung với hai thủ, tiếng Phạm là Tát-ca-da-đạt-lợi-sắc-trí. Sư Kinh bộ nói, tát nghĩa là giả ngụy, Ca-da là thân, Đạt-lợi-sắc-trí là kiến. Thân nghĩa là tụ, tức là tụ tập giả. Đáng lẽ nói duyên tụ thì thân khởi kiến, gọi là ngụy thân kiến. Phật ngăn trách Tát-bà-đa đương thời và tương lai chấp có thân kiến cho nên nói chữ tát là ngụy. Một chữ “tát” cũng là thiết yếu đối với hữu, nhưng nay nói là nghĩa của Tư-đản-tát-đề-để, cho nên chữ “tát” tiêu biểu cho ngụy. Tát-bà-đa nói, chữ “tát” nghĩa là Hữu, chữ Ca-da thì nghĩa như trên, tuy tụ thân mà là thật có. Thân là dị danh của tự thể, đáng lẽ nói là tự thể kiến. Phật ngăn trách sư Kinh bộ đương thời và tương lai cho rằng ngụy thân kiến cho nên nói chữ “tát” là hữu, tuy một chữ “tát” cũng thiết yếu đối với ngụy, nay đáng lẽ nói nghĩa của A-tất-đề-để-tát, chữ “tát” tiêu biểu cho hữu. Đại thừa đáng lẽ nói Tăng-khất-lạn-để-tát thì liền thành di chuyển. Do chữ “tát-ca-da” kiến này lớn nhỏ đều là biệt thuyết, Tát-bà-đa gọi là hữu thân kiến, Kinh bộ gọi là hư ngụy thân kiến. Hiện tại ý của Đại thừa, chỗ hiển hiện tương tương tợ của ngã trên tâm, thể không phải thật có vì là giả pháp. Lại nữa, thể không phải hoàn toàn không có, vì Y tha khởi tánh làm thành Sở duyên duyên. Đã không phải thật có, cũng không phải hư ngụy, chỉ là pháp y tha di chuyển, sở y của ngã. Lại nữa, chỗ nương chấp có thể nói là hư ngụy, nương chỗ biến tướng có thể gọi là hữu, không phải như các tông khác quyết định là thật hoặc quyết định là giả, cho nên gọi là di chuyển. Đây là gồm ngã sở, không phải chỉ có ngã kiến, hoặc tổng duyên uẩn, hoặc biệt duyên uẩn. Phân biệt và câu sinh, hoặc thừa nhận duyên của chung và riêng như Hiển Dương quyển 1 nói. Nhưng trong câu sinh như Thức thứ bảy chỉ có kế chấp tâm làm ngã, cho nên tuy không giống như phân biệt khởi chọn lựa duyên riêng uẩn, cũng mặc tình tùy ý duyên riêng. Nhưng lấy ngã kiến này làm gốc của sở y thì các kiến được sinh, cho nên gọi là sở y của tất cả kiến và thú. Thú là tình huống, hoặc là chỗ quy về.

Luận: “Sai biệt của kiến này”, đến “phân biệt khởi nhiếp”.

Thuật rằng: Là hai mươi câu. Luận Đối Pháp quyển 1 ghi: “Nói như kế chấp sắc làm ngã thì ngã có sắc, sắc thuộc ngã, ngã ở trong sắc”. Một uẩn có bốn câu, cho nên năm uẩn có hai mươi câu, tức là năm thứ trong hai mươi câu là ngã kiến, còn mười lăm thứ là ngã sở kiến. Tại sao lấy năm ngã kiến và mười lăm ngã sở kiến? Tùy theo lần lượt ngã sở vì không lìa ngã sở, mười lăm thứ là ngã sở. Như Luận Đối Pháp quyển 1 tự có hỏi đáp giải thích rộng. Phân biệt hành duyên uẩn, không phân biệt sở khởi xứ cho nên có hai mươi câu. Phân biệt hành duyên uẩn, hành là hành tướng, là hành tướng của ngã và ngã sở. Sở là ngã sở, như chỉ đối với sắc uẩn mà phân biệt hành tướng ngã và ngã sở của nó. Không phân biệt sở khởi xứ chỗ nói ngã sở trong đây. Ngã sở chắc chắn nương sau ngã kiến mà khởi. Đây là chỗ nói về ba ngã sở của sắc uẩn, không phân biệt nói ngã sở này nương vào uẩn nào để làm ngã mà từ đó dấy khởi, chỉ tổng phân biệt hành tướng của ngã và ngã sở.

Hỏi: Cũng không phân biệt kế chấp ngã của sắc, chỗ nương vào để khởi của ngã sở là gì?

Đáp: Ngã là căn bản không nương vào pháp khác mà khởi. Nói sắc là ngã, đã phân biệt rồi. Không phải không phân biệt xứ chỗ khởi của nó. Ngã sở thì nương sau ngã kiến mà khởi, cho nên có đồng và bất đồng. Sáu mươi hai kiến của nó căn cứ theo đây mà biết. Sáu mươi lăm kiến thì Bà-sa Tạp Uẩn cuối quyển 10, phẩm thứ nhất, thế thứ nhất, phỏng theo uẩn, phỏng theo giới và xứ mà phân biệt. Đây là nói đẳng, đẳng xứ, đẳng giới. Như lấy sắc làm ngã thì đối với bốn uẩn kia mỗi mỗi đều có ba ngã sở, là ngã anh lạc, ngã đồng bộc và ngã khí, tức là có mười hai sắc và sắc làm một ngã nữa tổng cộng là mười ba sắc. Như vậy năm uẩn có sáu mươi ngã sở và năm ngã kiến. Đây là phân biệt hành duyên uẩn, cũng phân biệt xứ chỗ khởi. Lại nữa, đây là phân biệt sở khởi, không phải câu sinh, ngã của câu sinh không kế chấp riêng. Lấy gì làm chứng? Quyển 8 ghi: “Hai mươi câu Tát-ca-da kiến đều là kiến khổ đoạn”, chỉ nương phân biệt mà không nương vào câu sinh. Sáu mươi kiến tuy không có chánh văn, nhưng căn cứ theo hai mươi câu cũng chỉ có phân biệt, đây đều là tác ý phân biệt hành, vì duyên uẩn mới bắt đầu sinh. Nhưng tổng duyên uẩn làm ngã cũng thông với phân biệt. Như Hiển Dương ghi: “Đây là nương vào tất cả Dị sinh để làm Luận, không phải nương vào một người mà có kiến này”.

Luận: “Nhị biên chấp kiến”, đến “xuất ly làm nghiệp”.

Thuật rằng: Là do ngã kiến trước đã chấp ngã, tùy theo ngã kiến này sau khi chấp đoạn, thường thì duyên với sở duyên trước làm cảnh. Chướng không phải đoạn và thường mà nói có nhân quả, trong xứ mà hành Đạo đế, và xuất ly Diệt đế, nhưng đây là tổng.

Luận: “Sai biệt của kiến này”, đến “phân biệt khởi nhiếp”.

Thuật rằng: Từ đây xuống là nói riêng. Nhưng Biên kiến này nhiếp bốn mươi kiến trong sáu mươi hai kiến. Nói rằng bốn pháp thường khắp cho đến vô tưởng và Phi hữu tưởng Phi vô tưởng, Luận về kiến này đều không phải từ trước đến nay là bốn mươi kiến, là thường kiến. Luận Thất Đoạn Diệt là đoạn kiến, đều là ý duyên ngã mà có thường và đoạn. Nói đẳng là đẳng thủ trong mười bốn kiến bất khả ký sự. Thường trong bốn thường là thường kiến, vô thường là đoạn kiến. Trừ bốn biên kiến ra thì đó là tà kiến. Sau khi Như Lai nhập diệt, cũng có hữu đẳng trong bốn kiến là thường và chẳng phải có đẳng là đoạn. Một đẳng của thân và mạng là ngã kiến. Lại nữa, thường khắp thì một phần là thường đẳng, có duyên với cõi khác làm đoạn, là nói rộng trong tha giới duyên. Sáu mươi hai kiến này chỉ có phân biệt khởi, trong quyển 8 nói, văn kia cũng nói. Duyên Phạm vương thường là tà kiến, không phải sinh sau ngã kiến. Hiện tại ở đây sinh sau ngã kiến là biên kiến nhiếp. Lại nữa, Biên kiến này, văn sau của Luận này trừ tổng duyên uẩn ra, còn lại không phải là tha giới duyên. Nếu sinh sau ngã kiến thì thế nào duyên Phạm vương thường là biên kiến? Biên kiến căn bản cũng phân riêng ngã kiến. Như thế nào là duyên riêng ngã kiến? Cũng duyên tha giới sinh. Như trong tha giới duyên sau đây và Biệt sao sẽ hiểu. Nên suy xét đo lường sáu mươi hai kiến, như kinh Phạm Võng sáu mươi hai kiến, Trường A-hàm quyển 1 phẩm Phạm Động, Bà-sa Luận quyển 1 và quyển 200; Luận Du-già quyển , quyển 7, quyển 8, quyển 8 và quyển 87 có giải thích rộng. Hiện tại Luận này nói kiến thú, thú là ý thú, hoặc là sở thú, hoặc là thú huống. Nói rằng tiền tế, đó là nương vào quá khứ mà khởi phân biệt kiến gọi là tiền tế; nương vào vị lai khởi phân biệt kiến gọi là hậu tế; nếu nương vào hiện tại khởi phân biệt kiến thì đây là bất định, hoặc gọi là tiền tế, vì trước vị lai, vì là nhân của vị lai; hoặc gọi là hậu tế vì sau quá khứ, vì là quả của quá khứ. Luận về bốn thường khắp:

1. Do có thể nhớ hai mươi kiếp thành hoại, họ liền chấp ngã và chấp thế gian đều là thường.

2. Do có thể nhớ bốn mươi kiếp thành hoại, họ liền chấp ngã và chấp thế gian đều là thường.

3. Do có thể nhớ tám mươi kiếp thành hoại, họ liền chấp ngã và chấp thế gian đều là thường.

4. Do thiên nhãn thấy các hữu tình khi tử khi sinh các uẩn tương tục, họ liền chấp ngã và chấp thế gian đều là thường.

Ba chấp trên đều do nương vào Tĩnh lự mà khởi. Túc trụ thông có thượng trung hạ. Chấp thứ tư là do nương chỗ thấy của thiên nhãn, đây là kiến đạo đoạn, tức là có kiến đạo thường kiến cũng là tha giới duyên, duyên các pháp ba cõi đều là thường, nhưng nương sau định mà khởi, có thể quan hệ thông với cõi trên. Tuy ba cõi duyên chung, nhưng vẫn tùy chỗ tương ưng với sở trói buộc của giới địa. Vì là độc ảnh cho nên chỉ từ kiến mà nói. Luận một phần thường trong bốn sự:

1. Từ Phạm thiên không sinh lại cõi này, đắc túc trụ thông khởi chấp như vậy. Chúng ta đều là chỗ giáo hóa của Phạm vương, Phạm vương là thường, chúng ta là vô thường.

2. Nghe Phạm vương có những kiến như vậy, đại chủng thì thường, tâm thì vô thường, hoặc ngược lại thuyết này, đồng với bậc nhẫn của họ, hoặc trụ Phạm thế, cho đến hoặc là lần lượt nghe đạo lý như vậy. Ngã lấy Phạm vương làm lượng, tin tưởng chỗ nói của Phạm vương, do đó thế gian một phần là thường trụ.

3. Từ Hý vong thiên chết sinh lại cõi này, đắc thần thông khởi chấp, ở tại chư Thiên đó không vui lắm, cõi đó thì thường trụ, chúng ta thì vô thường.

4. Từ Ý phẫn thiên chết, cho đến như trước. Trụ xứ của thiên này, văn như trước đã nói.

Bốn thứ này do chấp bốn sự đại phạm, đại chủng hoặc tâm quá vui mà quên mất và phẫn khuể mà khởi, tám kiến của bốn thứ này nương tiền tế mà khởi, lấy ngã duyên tự địa của cõi Sắc làm ngã, hoặc lấy ngã kiến kế chấp Phạm vương của cõi dưới làm tha ngã. Kế chấp một phần thường, chỗ nhiếp của thường kiến, nếu không như thế thì đáng lẽ không phải chỗ nhiếp của biên kiến, nhưng không được duyên các pháp của tha địa làm tự ngã của chính nó, vì kế chấp tha ngã. Toàn phần thường của nó lý không trái nhau, vì tự thân ngã cũng tại trong đó. Một biên kiến của toàn phần thường duyên cõi trên và dưới mà sinh là thế nào? Một phần thường là thường kiến, còn vô thường là kiến gì? Đây là tuy không phải đoạn, nhưng sự kiến chấp phát sinh, cũng là nhiễm ô, không phải năm kiến nhiếp, chỉ là nhiễm tuệ.

Lại nữa, giải thích chỗ nhiếp của tà kiến, ở đây không đồng đối với bất khả ký sự là đoạn kiến nhiếp. Luận kia nói vô thường là có ý nói đoạn, giải thích trước là thù thắng, không nói một phần thông với tà kiến, kế chấp hậu tế hữu tưởng mười sáu thứ. Phần đầu là bốn kiến nương vào ba kiến mà lập:

  1. Mạng tức là thân.
  2. Mạng là dị thân.
  3. Tổng này là ngã.

Đầy khắp không hai, không khác không thiếu. Nương vào kiến thứ nhất lập ngã thứ nhất, có ngã sắc sau khi chết có tưởng, vì chấp sắc làm ngã cho nên gọi là ngã hữu sắc. Nắm lấy các pháp tưởng gọi là hữu tưởng, trong toàn cõi Dục và một phần cõi Sắc, trừ Vô tưởng thiên. Thừa nhận cõi Vô sắc cũng có sắc, đây là cũng tại ba Vô sắc trước, vì ở đây có tưởng, không sau một. Nương kiến thứ hai lập ngã thứ hai, Vô sắc sau khi chết có tưởng, chấp Vô sắc uẩn làm ngã, giải thích tên của nó đồng như Luận nên biết. Đây là tại cõi Dục cho đến Vô sở hữu xứ, trừ Vô tưởng thiên. Nương kiến thứ ba lập ngã thứ ba, cũng hữu sắc ngã, cũng vô sắc ngã. Sau khi chết có tưởng, chấp năm uẩn làm ngã, cho đến nói rộng, trong toàn cõi Dục cho đến nói rộng. Ngã thứ tư là Phi hữu sắc và Phi vô sắc, sau khi chết có tưởng, tức là ngăn trách ngã thứ ba, không có riêng nương vào kiến. Bốn thứ như vậy, hoặc nương tầm tứ, hoặc nương Đẳng chí đều là được khởi. Tiếp theo bốn kiến:

1. Chấp ngã hữu biên sau khi chết có tưởng. Hoặc chấp sắc làm ngã, thể có phần hạn, hoặc trong thân, bằng lượng một lóng tay, cho đến nói rộng. Phi sắc làm ngã, cũng có phần hạn, vì sở y và sở duyên có phần hạn. Đây là trong toàn cõi Dục và một phần cõi Sắc, Vô sắc và Hữu sắc nói như trước.

2. Chấp ngã vô biên sau khi chết có tưởng. Hoặc chấp sắc làm ngã, khắp tất cả xứ, đây là chỗ không biết, đều cho là không phải chỗ thấy của họ có thể biết vô biên, vì ba ngàn cõi có phần hạn. Dưới đây căn cứ theo giải thích này, vì trí lự đó do không biết biên tế mà gọi là vô biên, không phải hiểu xa. Ngoài ra, đều nói như trước.

3. Chấp ngã cũng hữu biên cũng vô biên, sau khi chết có tưởng. Du-già quyển ghi: “Chấp ngã tùy theo thân, hoặc trải ra hoặc cuốn lại, lượng của nó bất định, vì thân vô lượng thì ngã cũng vô lượng”. Nghĩa còn lại căn cứ theo trên.

4. Chấp ngã Phi hữu biên phi vô biên, tức là ngăn trách chấp thứ ba. Chấp thứ tư này nương tầm tứ, Đẳng chí đều khởi.

Kế đó bốn chấp nương tưởng dị:

  1. Ngã có một tưởng.
  2. Ngã có chủng chủng tưởng.
  3. Ngã có tiểu tưởng.
  4. Ngã có vô lượng tưởng.

Kế đó bốn chấp nương thọ:

  1. Ngã thuần có lạc, sau khi chết có tưởng.
  2. Ngã thuần có khổ, sau khi chết có tưởng.
  3. Ngã thuần có khổ có lạc, sau khi chết có tưởng.
  4. Ngã thuần không khổ không lạc, sau khi chết có tưởng.

Một tưởng tại ba Vô sắc trước, chủng chủng tưởng tại cõi Dục và cõi Sắc, trừ Vô tưởng thiên. Thiểu tưởng là chấp thiểu sắc làm ngã, tưởng làm ngã sở. Ngã và nó hợp chung lại gọi là tiểu tưởng. Tại cõi Dục và cõi Sắc trừ Vô tưởng thiên, cõi Vô sắc nói như trước. Vô lượng tưởng là chấp vô lượng sắc làm ngã, tưởng làm ngã sở đồng như trước đã nói, cho đến nói rộng như Luận kia. Như vậy bốn thứ tầm tứ và Đẳng chí đều dung chứa đắc mà khởi. Thuần có lạc có tưởng, là tại ba thứ Tĩnh lự trước cho đến nói rộng. Thuần có khổ có tưởng là ở trong địa ngục. Có khổ có lạc có tưởng, là tại súc sinh, quỷ giới, nhân và dục thiên. Không khổ không lạc có tưởng là tại định thứ tư trở lên. Tầm tứ và Đẳng chí đều dung chứa đắc mà khởi. Tám Luận về Vô tưởng gồm bốn Luận Hữu sắc, bốn Luận Hữu biên.

Bốn Luận Hữu sắc:

1. Ngã Hữu sắc sau khi chết không có tưởng. Chấp sắc làm ngã đắc Vô tưởng định, thấy người khác đắc định sinh kế chấp kia như vậy.

2. Ngã Vô sắc sau khi chết không có tưởng. Chấp mạng căn làm ngã đắc Vô tưởng định, cho đến nói rộng.

3. Chấp ngã cũng Hữu sắc cũng Vô sắc, sau khi chết không có tưởng. Chấp sắc và mạng căn làm ngã, trong hai thứ này khởi một ngã tưởng, cho đến nói rộng.

4. Chấp ngã Phi hữu sắc Phi vô sắc, tức là ngăn trách chấp thứ ba không riêng có vật. Đẳng chí và tầm tứ đều dung chứa hữu mà khởi.

Bốn Luận Hữu biên:

1. Chấp ngã Hữu biên sau khi chết không có tưởng. Chấp sắc làm ngã, lượng của nó nhỏ hẹp, đắc Vô tưởng định, cho đến nói rộng.

2. Chấp ngã Vô biên sau khi chết không có tưởng. Chấp sắc làm ngã, khắp tất cả xứ, cho đến nói rộng.

3. Chấp ngã vừa Hữu biên vừa Vô biên, sau khi chết không có tưởng. Chấp sắc làm ngã, hoặc cuốn lại hoặc trải ra, cho đến nói rộng.

4. Chấp ngã Phi hữu biên phi vô biên, sau khi chết không có tưởng, ngăn trách thuyết thứ ba. Đẳng chí và tầm tứ đều dễ được khởi, cùng với phi có tám thứ, là Hữu sắc có bốn, Hữu biên có bốn.

Hữu sắc có bốn đoạn:

1. Chấp ngã Hữu sắc sau khi chết là Phi hữu tưởng phi vô tưởng. Chấp sắc làm ngã, thấy các hữu tình nhập Phi tưởng phi phi tưởng định, vì tưởng không rõ cho nên khởi chấp như vậy. Chỉ có tầm tứ không phải đắc định, cho đến nói rộng.

2. Chấp ngã Vô sắc sau khi chết như trước. Chấp Vô sắc uẩn làm ngã, nhập Phi tưởng phi phi tưởng định chưa được rõ ràng, cho nên khởi chấp như vậy, cho đến nói rộng. Không phải Đẳng chí mà chỉ có tầm và tứ phát khởi.

3. Chấp ngã cũng Hữu sắc cũng Vô sắc, sau khi chết cũng như trước. Chấp sắc và Vô sắc làm ngã, thấy tưởng của các hữu tình không rõ ràng, cho nên khởi chấp như vậy, chỉ có tầm tứ, cho đến nói rộng.

4. Chấp ngã Phi hữu sắc phi vô sắc làm ngã, sau khi chết cũng như trước là ngăn trách thuyết thứ ba.

Hữu biên có bốn đoạn: Một là chấp ngã Hữu biên sau khi chết là Phi hữu tưởng phi vô tưởng. Cho đến thuyết thứ tư, chấp ngã Phi hữu biên phi vô biên sau khi chết là Phi hữu tưởng phi vô tưởng. Như vậy tất cả đều chấp Vô sắc làm ngã, đã đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ định, dung chứa hữu chấp này.

1. Do định kia thời gian ngắn ngủi, lấy mỗi mỗi uẩn làm sở duyên chấp ngã Hữu biên.

2. Do định kia thời gian lâu, tổng lấy bốn uẩn làm sở duyên chấp ngã vô biên.

3. Do định kia thời gian hoặc ngắn hoặc dài, hoặc mỗi mỗi uẩn hoặc tổng các uẩn làm ngã cho nên thành câu thứ ba.

4. Ngăn trách, từ trên đến đây là thuộc về thường kiến.

Bảy đoạn diệt Luận:

1. Ngã Hữu sắc, sở tạo của tứ đại chủng thô làm tánh, sau khi chết thì đoạn diệt rốt ráo không có. Thấy thân có sau khi chết rồi không có. Ngã hoặc tự hoặc tha, lấy sở tạo của đại chủng thô sau khi chết bị đoạn diệt. Hiện tại thân này cũng đắc, sau khi sinh thân khác cũng đắc, sau đó đều căn cứ theo đây

2. Ngã cõi dục sau khi chết đoạn diệt.

3. Ngã cõi Sắc sau khi chết đoạn diệt.

4. Ngã không Vô biên xứ sau khi chết đoạn diệt.

5. Ngã thức xứ sau khi chết đoạn diệt.

6. Ngã Vô sở hữu xứ sau khi chết đoạn diệt.

7. Ngã Phi tưởng phi phi tưởng xứ sau khi chết đoạn diệt.

Trong đó bốn ngã dưới chấp các Địa kia làm đảnh của sự sinh tử, cho nên Hữu tưởng trở xuống kiến đều nương vào sau khi chết mà gọi là hậu tế.

Hỏi: Tại sao không nói Địa riêng của cõi Sắc mà nói cõi Dục là hai và cõi Vô sắc là bốn?

Đáp: Theo thực tế mà nói, nương mỗi mỗi địa và xứ, mỗi thứ đều có đoạn diệt Luận, nhưng kia vốn kế chấp không có sắc, không có hình tu định gia hạnh khó có thể được thành, định đó nếu khởi thì chắc chắn là gia hạnh, vì càng không thấy có pháp của Địa trên mà kế chấp đoạn diệt. Cõi sắc có hình thì gia hạnh dễ khởi, có thể thấy pháp của Địa sau, không riêng kế chấp là đoạn diệt, chỉ phỏng theo cõi chung mà nói là đoạn diệt, thật ra các Địa đều có. Trong cõi Dục, cõi người cõi trời khác nhau, cho nên khai mở riêng khác. Luận về thật xứ đều riêng khởi đoạn diệt, nếu phân biệt rộng thì như Tỳ-bà-sa Luận, trong đó đồng với vô thường đoạn kiến trong mười bốn Bất khả ký sự, như trước đã nói.

Luận: “Ba tà kiến”, đến “tên và nghĩa khắp”.

Thuật rằng: Hủy báng nhân là nói đối với pháp không có sự bố thí, không có ưa thích, không có cúng tế, không có diệu hạnh, không có ác hạnh. Hủy báng quả là không có chỗ chiêu cảm Dị thục của diệu hạnh và hạnh nghiệp ác. Hủy báng tác dụng là không có thế gian này, không có thế gian kia, không có mẹ, không có cha, không có hữu tình hóa sinh. Hủy báng thật sự, là không có thế gian, không có chân A-lahán. Và ngoài bốn kiến ra, còn lại là tà phân biệt, tức là Luận Đối Pháp nói, ngoài tất cả sự phân biệt đảo kiến. Quyển 8 ghi: “Điều này có hai chủng, một là tăng ích, ngoài tư kiến; hai là tổn giảm”. Đây là hủy báng nhân gọi là tổn giảm, cho nên Luận Đối Pháp ghi: “Một phần và phần nhiều là tổn giảm kiến, là tăng ích kiến của Hữu biên, là tổn giảm của vô nhân Luận”. Hủy báng nhân quả, trong Luận Đối Pháp quyển 1, Du-già quyển 8 và quyển 8 đều trái nhau, như trong Biệt sao sẽ hiểu. Nhưng kiến này rộng như tăng thượng duyên, ngoài các chỗ chưa nhiếp đều nhiếp ở đây. Một là tên rộng, bất chánh gọi là tà, tất cả bất chánh đều là tên này nhiếp. Hai là nghĩa khắp, các tà giải đều nhiếp nhập vào nghĩa này.

Luận: “Sai biệt của kiến này”, đến “bất tử kiểu loạn”.

Thuật rằng: Hai thứ vô nhân:

1. Từ Vô tưởng thiên không sinh trở lại thế gian này, đắc túc trụ thông, không thể nhớ các địa vị đã có khi xuất tâm về trước, liền chấp các pháp vốn không có nhân mà khởi, các pháp như ngã cũng đáng lẽ tất cả đều vốn không có nhân mà sinh, liền chấp ngã và thế gian do vô nhân mà khởi.

2. Do tầm tứ không nhớ thân trước mà khởi chấp như vậy, vô nhân mà khởi cho đến nói rộng. Hai kiến như vậy từ Vô tưởng thiên, hai sự tầm tứ hư vọng mà khởi.

Hỏi: Trong đây tại sao chỉ nói hai thứ vô nhân, vì cũng có trình độ không biết cõi Dục, cho đến nhiều thân của định thứ tư trở lại, đáng lẽ cũng nên kế chấp vô nhân ?

Đáp: Thực tế cũng có các Địa không biết nhân từ chỗ nào sinh khởi mà chấp vô nhân, nhưng túc trụ thông Vô tưởng chưa hiển hiện cho nên chỉ nói một. Lại nữa, phỏng theo từ một kiếp sinh tầm Vô tưởng xuất tâm trở về trước, vì các vị vi tế khó thấy, cho nên Luận kia kế chấp vô nhân, các Địa khác sinh nhân thô trước dễ thấy, cho nên không kế chấp vô nhân.

Bốn Hữu biên:

1. Do từ trước đến nay nhớ dài xuống đến Vô gián địa ngục, dài lên đến Tĩnh lự thứ tư, sự chấp ngã trong đó đều đầy khắp, liền khởi niệm như vậy, vượt qua hữu ngã này thì ngã đáng lẽ có thể thấy, cho nên biết Hữu biên.

2. Do từ trước đến nay có thể nhớ xa gần vô biên, chấp ngã đầy khắp, cho nên chấp ngã vô biên.

3. Do có thể nhớ từ trên xuống dưới như phần thứ nhất, xa gần vô biên như phần thứ hai, không có bờ mé, cho nên đối với trên dưới khởi Hữu biên tưởng, đối với xa gần khởi Vô biên tưởng.

4. Do có thể nhớ phần vị của hoại kiếp liền sinh Phi hữu biên tưởng và Phi vô biên tưởng, các khí thế gian không có sở đắc. Bốn thứ này đều nhớ kiếp thành và kiếp hoại, được nhiếp và tiền tế.

Bốn thứ bất tử kiểu loạn, bất tử gọi là thiên, vì thiên trường thọ. Ngoại đạo chấp là thường trụ bất tử, do đáp bất tử thiên và hỏi vô loạn mà được sinh về cõi trời đó, nay hủy bỏ câu nói đó mà gọi là kiểu loạn:

5. Nhớ lại ta không biết thiện và Bất thiện, có ai khác hỏi thì ta không nên đáp quyết định, ta nếu đáp quyết định thì không có người khác làm gương, ta không biết nhân thì liền cười khinh khi. Ta đối với nghĩa bí mật của thiên không nên nói hết.

6. Người hạnh siểm khúc thì khởi tư duy thế này: “Không phải tịnh thiên của ta tất cả ẩn mật đều thừa nhận nhớ riêng”. Là từ chỗ chứng và tu Tịnh đạo, cho nên nói như trước.

7. Ôm sợ sệt mà không riêng nhớ, ta mê muội yếu kém làm sở tri của người khác, do nhân duyên đó mà không được giải thoát, lấy đây làm nhà mà tự an tịnh, vì ôm ấp sợ sệt. Nói rộng như trước.

8. Có người ngu đần chuyên tu chỉ hạnh không thể sửa sai ngôn ngữ, chỉ nghĩ như vầy: “Có ai hỏi ta, ta sẽ hỏi ngược lại, tùy chỗ hỏi của người kia, ta sẽ tùy lời nói vô giảm mà ấn định thuận theo”.

Đây là chờ đợi vị lai cũng gọi là tiền tế, nhưng đối với hiện tại chuyển biến. Lại nữa, bốn thứ đó đều duyên theo giáo chỗ nghe trước kia, đều thuộc về tiền tế. Trong bốn thứ đó, thứ nhất là nương sợ sệt vô tri, thứ hai là hạnh siểm khúc, thứ ba là ôm kinh sợ và thứ tư là ngu đần mà khởi.

Luận: “Và kế chấp hậu tế năm hiện Niết-bàn”.

Thuật rằng:

1. Thấy hiện tại thọ hoặc năm dục lạc của trời người, liền cho là Niết-bàn.

2. Chán năm Dục hiện tại, trụ Sơ định cho là Niết-bàn, dẫn trong thân gọi là đắc lạc. Thấy người khác hiện tại trụ định cũng như thế.

Dưới đây cứ theo đó mà biết.

3. Chán dục, tầm và tứ, hiện trụ định thứ hai cho là Niết-bàn.

4. Chán các dục, tầm, tứ và hỷ, hiện trụ Định thứ ba cho là Niếtbàn.

5. Chán các dục cho đến hơi thở ra vào, hiện trụ Định thứ tư cho là Niết-bàn.

Đây là chờ quá khứ cho nên gọi là hậu tế. Lại nữa, đây là chấp ngã hiện tại đã có lạc, sau đó cũng có lạc, cho nên thuộc hậu tế. Hiện lạc bị chấp trước hậu lạc, gọi chung là hiện pháp. Nhưng người đối với Vô sắc không kế chấp Niết-bàn, vì lạc vui thú nhỏ nhẹ không bằng cõi Sắc, trong đây căn cứ theo Địa mà khởi pháp, căn cứ theo xứ của thật Vô sắc và Dục thiên, mỗi xứ đều có cho là Niết-bàn. Đoạn diệt trước khai mở riêng người và trời, hiện tại ở đây Niết-bàn, người và trời hợp chung, Luận kia nương vào ngã, sau đó riêng khởi đoạn diệt, đây là tổng kế chấp Niết-bàn, cho nên hợp chung lại. Những thứ này đều không nương vào ngã kiến khởi cho nên thuộc tà kiến.

Luận: “Hoặc kế chấp tự tại”, đến “thường hằng bất biến”.

Thuật rằng: Tự tại là Tự tại thiên. Thế chủ tức là Đại tự tại thiên, làm chủ của thế gian. Thích là Đế thích, Phạm là Phạm vương, các vật loại còn lại gọi là tự tánh, những vị này là chưa đắc định và đã đắc định, không kế chấp những thứ đó làm ngã, chỉ kế chấp những thứ đó làm thường, cho nên đều là tà kiến, vì không duyên ngã có đoạn và thường.

Hỏi: Không ai mà chẳng đắc định đó và riêng kế chấp đó làm ngã. Thế gian không kế chấp các Địa khác làm ngã, nếu thừa nhận đắc định đó được khởi hoặc cõi trên thì đây là ngã kiến duyên những thứ đó làm ngã thì ngã thân tại đây chưa có pháp của cõi Sắc, vậy thì kế chấp cái nào để làm ngã?

Đáp: Nếu duyên cõi dục thân kế chấp có ngã, cũng là ngã kiến duyên Địa khác mà khởi. Nhưng cái có nghĩa là cõi Sắc ngã kiến tổng duyên hiện tại thân làm ngã, tức là thông với pháp của hữu cõi Sắc. Ngã kiến này là tổng duyên cho nên được duyên Địa khác. Nếu riêng kế chấp một sắc làm ngã, tức là không có duyên của Địa khác. Luận dưới đây nói như thế, nghĩa này nên suy nghĩ. Đây là kế chấp tự tại như quyển 8, là kế chấp Khổ đế dưới tà kiến.

Luận: “Hoặc kế chấp tự tại”, đến “các tà giải thoát”.

Thuật rằng: Tức là tất cả nhân của vật, tà kiến Tập đế, nhưng không cho là thù thắng. Nếu cho là thù thắng, nhưng không phải kiến, giới và quyến thuộc của nó, cho nên là tà kiến nhiếp, không phải giới thủ nhiếp. Kế chấp các tà giải thoát là Diệt đế dưới tà kiến, tuy không phải thù thắng mà cho là thù thắng, nhưng không phải quyến thuộc của kiến và giới. Lại nữa, không cho là có thể được tịnh, không phải kiến thủ và giới thủ.

Luận: “Hoặc có vọng chấp”, đến “đều thuộc về tà kiến”.

Thuật rằng: Kế chấp phi đạo là đạo đế dưới tà kiến, tuy không phải thù thắng mà cho là thù thắng, vì quyến thuộc của phi giới không phải giới thủ. Lại nữa, không cho là thù thắng, cho nên không phải giới thủ; đến sau sẽ biết. Những thứ như vậy, gọi là bốn Hữu biên trong bất khả ký sự của đẳng thủ mười bốn, là trong đó nhiếp. Nhưng sáu mươi hai kiến căn cứ theo văn của quyển 8. Hoặc trong biên kiến nhiếp chỉ có Khổ đế đoạn, duyên Khổ đế làm cho ngã tăng trưởng. Biên kiến tùy theo ngã mà đoạn, Luận kia tự nói nhiếp trong tà kiến. Hai vô nhân chỉ có Tập đế, năm hiện pháp Niết-bàn chỉ có Diệt đế, vì mê Hữu lậu nhân và mê quả Niết-bàn. Bốn thú biên và Vô biên, là khổ và diệt hai Đế sau, vì quả mê Hữu lậu và Vô lậu sinh. Bất tử kiểu loạn thông với bốn Đế dưới mà đoạn.

Hỏi đáp bốn Đế và mê bốn Đế, văn Khổ đế đoạn đã nhiếp trong vô biên kiến. Nhưng nhiếp trong hai mươi câu kiến và kiến Khổ đế đoạn, tức là chỗ tùy ngã kiến trong sáu mươi hai kiến cũng như thế. Quyển 8 ghi: “Hai mươi câu kiến làm y, vì phát sáu mươi hai kiến”.

Luận: “Bốn kiến thủ”, đến “sở y làm nghiệp”.

Thuật rằng: Đây là đối với các kiến, tức là ngoài tất cả ác kiến, và năm uẩn sở y này chấp làm tối thắng có thể đắc pháp Niết-bàn thanh tịnh, là kiến thủ. Do đó mỗi mỗi thứ lẫn nhau chấp làm các kiến thù thắng, tất cả sự đấu tranh ngoại đạo đều do đây mà khởi. Hoặc chấp phi kiến và quyến thuộc ngoài các pháp khác là thù thắng để đắc Niếtbàn. Hoặc chỉ chấp Phi kiến thủ làm thù thắng, đoạn văn đầu trong Đại Luận quyển 8, và mê bốn Đế hợp chung với đoạn này đồng nói. Như Câu-xá của Tiểu thừa, đáng lẽ nói kiến bằng thủ, nhưng chấp phi thắng làm thắng, đều là kiến thủ. Điều này không đúng, không có chấp trước sau, nhưng đối với một nhóm kiến và quyến thuộc mới là kiến này, vì kiến trong sở duyên là tối thắng, nói nó bằng thì cũng được, đến sau sẽ biết.

Luận: “Năm giới cấm thủ”, đến “sở y làm nghiệp”.

Thuật rằng: Là nương vào giới mà các kiến đã thọ, cho giới này là thù thắng, thuận với giới của các kiến, và chấp quyến thuộc năm uẩn sở y của giới làm thù thắng, và có thể đắc niết-bàn thanh tịnh gọi là giới thủ. Giới tức là cấm, giới tánh và ngăn riêng, do đây răn cấm tất cả ngoại đạo, thọ trì nhổ bạt tất cả sự cần khổ không lợi ích. Trừ giới và quyến thuộc ra, chấp tất cả pháp thù thắng khác, và có thể làm nhân để đắc thanh tịnh. Giới tuy không chấp là thù thắng, chỉ nói rằng có thể làm nhân, đều không phải thuộc về giới thủ. Cũng trong Đại Luận quyển 8, có năm chỗ nói trên dưới đồng thuyết này.

Hỏi: Như hai đoạn văn của Luận Đối Pháp quyển 1 và Đại Luận quyển 8, Luận Hiển Dương quyển 1 và Luận Ngũ Uẩn đều nói kiến thủ chấp làm tối thắng, không nói có thể đắc thanh tịnh. Giới thủ gọi là đắc thanh tịnh mà không nói là thù thắng, cùng với Tiểu thừa đồng. Tại sao trong đây lại nói kiến chấp và quyến thuộc của kiến là năng tịnh tối thắng, giới chấp và quyến thuộc của giới làm tối thắng năng đắc tịnh?

Luận: “Nhưng có chỗ nói”, đến “hoặc Tùy chuyển môn”.

Thuật rằng: Điều này có hai giải thích. Một là ảnh lược thuyết, là trong kiến thủ nói chấp làm thù thắng, thuyết minh trong giới thủ cũng chấp làm thù thắng, trong giới thủ chấp làm năng tịnh. Thuyết minh trong kiến thủ cũng chấp làm năng tịnh, muốn khiến cho trí kiến của học giả phát sinh; đó là ảnh lược thuyết. Quyển 8 nói chấp kiến và uẩn sở y là năng đắc thanh tịnh giải thoát gọi là kiến thủ. Giới thủ cũng như thế. Và Luận kia giải thích trong mê bốn Đế đều có thuyết này, cho nên biết là ảnh thuyết. Lại nữa, Luận kia có nhiều văn, nhưng không phải hết lý, tùy theo Tiểu thừa mà thuyết.

Luận: “Nếu không như vậy thì thế nào?”, đến “không phải thuộc về hai thủ”.

Thuật rằng: Nếu không phải ảnh thuyết và tùy chuyển, tức là trong quyển 8 mê bốn Đế, như dưới Diệt đế, không phải diệt mà cho là diệt, không phải thù thắng mà cho là thù thắng, cho nên đáng lẽ là kiến thủ. Trong mê Đạo đế, không phải đạo mà cho là đạo, vì cũng được tịnh cho nên đáng lẽ gọi là giới thủ. Luận kia không phải nhân mà cho là nhân, cũng là tà kiến. Như trong tà kiến trước nói, đã là tà kiến, thuyết minh không chấp kiến và giới, và tuy cho là thù thắng mà không cho là năng đắc tịnh. Tuy cho là năng đắc tịnh mà không cho là thù thắng, cho nên kiến thủ và giới thủ, Đại thừa và Tiểu thừa ở đây khác nhau. Nếu như thế thì tại sao Đại Luận quyển 8 trong ba chủng tứ đảo kiến đảo nói, không phải tịnh mà kế chấp tịnh là kiến thủ, không phải lạc mà kế chấp lạc là giới thủ? Hiện tại Luận này giải thích rằng: “Luận kia cũng kế chấp chư kiến, quyến thuộc, bất tịnh làm tịnh và năng đắc tịnh cho nên gọi là kiến thủ”. Nhưng văn chỉ thuyết minh là kiến thủ, lược bỏ không nói các kiến, quyến thuộc và năng đắc tịnh, chỉ nói phi tịnh cho là tịnh, giới thủ cũng như vậy. Nói rằng kế chấp sở thọ của giới bạt trừ khổ, làm lạc, thắng và năng đắc tịnh là giới thủ, lược bỏ không nói giới, quyến thuộc và năng đắc tịnh, chỉ nói kế chấp khổ là lạc. Nếu không phải kiến và quyến thuộc, không phải tịnh mà làm tịnh, không phải giới và quyến thuộc, không phải lạc mà làm lạc, tức là không phải kiến giới thủ mà chỉ là tà kiến, như phi đạo mà kế chấp là đạo. Trong các môn phân biệt, phần lớn lấy hai mươi môn phân biệt, nếu kỹ thì là mười lăm môn.

Luận: “Như vậy chung và riêng”, đến “đều được sinh”.

Thuật rằng: Trong môn đầu này có hai phần, một là chánh phân biệt, hai là giải thích khác, phần này đồng như phần đầu. Hoặc chugn hoặc riêng chỉ có mười chủng. Một câu sinh phân biệt, là sáu phiền não, độn sử có bốn, lợi sử có hai, thông với phân biệt và câu sinh, trừ nghi và ba kiến, mặc tình tùy ý khởi cho nên là câu sinh; tư duy và quán sát sinh khởi cho nên là phân biệt. Hiển Dương quyển 1 và Đại Luận quyển 8 đều ghi: “Sáu phiền não này thông với câu sinh phân biệt”.

Luận: “Nghi sau ba kiến”, đến “mới được sinh”.

Thuật rằng: Nghi, tà kiến, kiến thủ và giới thủ, bốn pháp này chỉ khởi phân biệt, các Luận đều đồng. Phải do ba duyên ác hữu, tà giáo và tự phân biệt sinh. Tổng tụ hợp để hy vọng, lại càng không có thuyết khác.

Luận: “Trong biên chấp kiến”, đến “mới dẫn sinh”.

Thuật rằng: Dưới đây là giải thích khác, nghĩa phần đầu có ba đoạn:

  1. Nêu tông.
  2. Dẫn giáo.
  3. Nêu sự.

Đây là phần đầu. Câu sinh chỉ có đoạn kiến, vì tướng của thường kiến thô, tại sao cho rằng tướng thô phải là bạn ác, tà giáo và tự phân biệt sinh? Nói rằng nếu không đạt hậu hữu, không có chỗ nào để khởi ngã đoạn, đã được hiện tại quán biết sinh nhiều hay ít thì tại sao lại chấp ngã là đoạn mà không phải là thường?

Luận: “Luận Du-già nói”, đến “ở tại chỗ nào”.

Thuật rằng: Đây là dẫn giáo. Như Du-già quyển 88, Luận Tạp Tập quyển 3 và quyển 7 nói chỉ có đoạn kiến, cho nên Luận nói “vân vân”. Quán ngã là đoạn cho nên biết thân sau không có. Căn cứ theo đây chỉ nói Tu đạo đoạn kiến, không thấy tướng Tu đạo thường kiến.

Luận: “Cho nên cầm thú”, đến “mà khởi kinh sợ”.

Thuật rằng: Đây là lấy thế sự giải thích thành nghĩa trước.

Luận: “Có nghĩa Luận kia”, đến “cũng thông với thường kiến”.

Thuật rằng: Dưới đây văn có ba đoạn:

  1. Nêu chung với đoạn trước.
  2. Dẫn sự.
  3. Dẫn giáo.

Đây là phần đầu. Tu đạo câu sinh cũng có thường kiến. Luận Dugià nương vào tướng thô mà nói. Thế nào gọi là tướng thô? Là đắc hiện quán nhập Vô ngã quán, đã biết phân biệt ngã đã đoạn xong, khi ra khỏi quán liền sinh kinh sợ, lúc bấy giờ ngã ngã tại chỗ nào? Ngã ban đầu là câu sinh ngã, nói ngã nữa là phân biệt ngã. Nghĩa chữ ngã của Tu đạo nói ngã phân biệt ngã ở tại chỗ nào? Nương vào chỗ mới ra khỏi quán, duyên Niết-bàn khởi kinh sợ đoạn kiến, không phải trong Tu đạo mà nói vô thường kiến. Điều này là như thế nào?

Luận: “Nói các loài cầm thú”, đến “khi lớn lên nuôi sống”.

Thuật rằng: Đây là dẫn sự. Như các loài cầm thú, vì chấp thường tồn tại, cho nên hừng hực tạo tác và tụ tập khi lớn lên, hang ổ là vật nuôi dưỡng, khi tụ tập lớn lên, ăn uống nuôi sống, như sự kinh sợ ngã đoạn quyết định có câu sinh. Đây là lấy sự dẫn chứng, lấy giáo để thành.

Luận: “Cho nên Luận Hiển Dương”, đến “hoặc phân biệt khởi”.

Thuật rằng: Đây là loại giáo. Hiển Dương quyển 1, Đại Luận quyển 8 nói. Đối với năm uẩn chấp thường và đoạn, thông với câu sinh và phân biệt, không lựa riêng câu sinh và vô thường kiến. Giải thích hiện quán, quán trước khi sở quán ngã không có, chỉ có đoạn kiến cho nên chỉ nói đoạn, không phải hàng Dự lưu thừa nhận vô thường kiến. Nếu như thế thì tại sao sư trước giải thích đoạn văn chỗ dẫn ở sau? Đây là nương vào câu nói tổng quát, không phải thừa nhận thường kiến cũng thông với câu sinh. Thông với câu sinh thường kiến có tướng trạng gì? Như loài cầm thú tạo tác và tụ tập, chỉ là có ngã, không phải là kế chấp thường. Thường là do tà phân biệt, nhưng hai thuyết này, thuyết đầu văn đủ mà lý thì thiếu, thuyết sau thì có văn hiển lý đầy đủ, vì câu sinh thường kiến có tướng trạng, đều là thủ, không có lỗi.

Luận: “Phiền não này có mấy ai tương ưng?”

Thuật rằng: Phần thứ hai tự loại tương ưng. Đây là khởi hỏi đã xong.

Luận: “Tham, sân và nghi quyết định không đồng thời khởi”.

Thuật rằng: Văn đáp có sáu thứ làm đầu:

  1. Tham.
  2. Sân.
  3. Mạn.
  4. Nghi.
  5. Kiến.
  6. Si.

Đây là phần đầu. Luận Đối Pháp quyển , Đại Luận quyển , quyển 8, văn của ba thuyết đều đồng. Hỏi: Tại sao tham và sân không được đồng thời khởi?

Luận: “Hai cảnh ái và tắng chắc chắn không đồng”.

Thuật rằng: Nhiễm và tắng không đồng thời. Cảnh đã không đồng thì hành tướng cũng khác, vì trái nghịch nhau. Nếu như thế thì tham cùng với ưu và khổ tương phản; sân cùng với lạc và hỷ cũng vậy thì thế nào được tương ưng? Vì hai cảnh ái và bức bách được đồng thời khởi, hành tướng không trái nhau cho nên không có lỗi này. Như sau đây sẽ biết.

Luận: “Đối với cảnh không quyết định thì không có nhiễm ô”.

Thuật rằng: Đây là giải thích ái và nghi không được đồng thời khởi. Cảnh ái thì quyết định, cảnh nghi thì không quyết định, cho nên tham và nghi không đồng thời. Trên thì nói không đồng thời, dưới thì nói đồng thời.

Luận: “Tham cùng với mạn và Kiến hoặc là được tương ưng”.

Thuật rằng: Kiến tức là năm kiến. Như Luận Đối Pháp quyển , Du-già quyển , nói tham cùng với mạn đồng nhau. Du-già quyển 8 thì nói không được cùng với mạn tương ưng.

Luận: “Chỗ ái và chỗ lăng mạ”, đến “nói rằng được tương ưng”.

Thuật rằng: Đây là giải thích Luận kia nói. Nói rằng nếu đối với tha mà khởi ái nhiễm thì chắc chắn không lăng mạ nó, vì cảnh không đồng thì hành tướng cũng khác cho nên không đồng thời khởi. Nhưng duyên với chính bản thân mình mà khởi ái thì gọi là sở nhiễm, cùng với chỗ dựa cảnh của ngã mạn có thể là một, Luận Đối Pháp nói được tương ưng. Trước là phỏng theo hành tướng thô, như trước quyển trong Thức thứ bảy đã giải thích nhiều môn.

Luận: “Đối với cảnh của năm kiến”, đến “tương ưng không có lỗi”.

Thuật rằng: Ái và kiến là hai chủng có khi có thể đồng, vì đều có thể ái, tương ưng không có lỗi. Các Luận cũng đều đồng, không có chỗ trái nhau. Trong đây, ngôn thuyết của Luận có hai nghĩa:

1. Phỏng theo Luận này, tự đạo lý có thể đắc thuyết và nghĩa tương ưng của họ.

2. Giải thuyết, là ngoài Du-già còn phỏng theo lý này, cho nên nói cùng đồng thời khởi.

Lại nữa, Luận này nói đắc tương ưng, không phải nói tất cả hằng tương ưng, vì có khi đồng thời khởi. Nhưng pháp nhất hành trong đây, đem phần thứ nhất hỏi xong, đem phần thứ hai hỏi tiếp. Xả bỏ phần thứ nhất không hỏi, như vậy lần lượt trở xuống có thể biết.

Luận: “Sân với mạn và nghi”, đến “nói rằng được đồng thời khởi”.

Thuật rằng: Sân thứ hai làm đầu. Sân, mạn, nghi có khi hoặc là được đồng thời khởi, như thế nào là không được? Nói rằng nếu nội cảnh chỗ ỷ dựa của mạn, không phải chỗ oán ghét của sân, vì cảnh không đồng. Luận Đối Pháp quyển và quyển 8, nói sân không tương ưng với mạn. Hoặc chỗ lăng mạ của mạn trên cảnh bên ngoài và cảnh oán ghét của sân có thể đồng. Quyển nói sân có thể tương ưng với mạn. Lại nữa, chắc chắn không đối với tự mình mà khởi sân, vì sau khi sân với người rồi lại mạn với họ.

Luận: “Ban đầu khi do dự”, đến “nói rằng được tương ưng”.

Thuật rằng: Giải thích cùng với nghi đồng thời. Lại nữa, ban đầu khi nghi thì tâm còn nhẹ chưa oán ghét họ. Du-già quyển , quyển 8 đều nói không tương ưng. Hoặc tâm suy nghĩ lâu không quyết định mà nặng cho nên liền khởi sân đối với họ. Luận Đối Pháp quyển nói được sân và nghi tương ưng. Đây là phần đầu, phần sau lập giải thích riêng.

Luận: “Nghi sự thuận nghịch tùy ứng cũng như thế”.

Thuật rằng: Lại nữa, giải thích sự thuận và nghịch. Nếu nghi thuận với sự mình thì hoặc không khởi sân, là nghi Khổ đế và Tập đế. Nếu nghi nghịch với sự của mình thì liền nổi sân đối với sự đó, nói rằng được tương ưng, là nghi Diệt đế và Đạo đế. Lại nữa, hoặc hiện hành thiện, nghi vị lai không có thì liền cùng với sân đồng thời, vì thiện pháp đã thuận, hành nhân không có quả. Nếu hiện hành ác nghi vị lai không có thì sân không đồng thời, ác pháp tổn hại mình. Đối với hai sự thuận và nghịch, mỗi sự đều có câu và bất câu, cho nên nói tùy ứng cũng như thế.

Luận: “Sân cùng với hai thủ”, đến “không oán ghét nó”.

Thuật rằng: Đây là bất câu, kiến thủ chấp làm thù thắng, giới thủ chấp làm đạo. Câu thì có thể đắc thanh tịnh, thuận cảnh của mình, không oán ghét nó, cho nên không tương ưng. Các Luận trong sáu phiền não đều có nói rõ, cho nên không có lỗi hai thủ không đồng thời khởi. Luận: “Đây là cùng với ba kiến”, đến “nói rằng được câu khởi”.

Thuật rằng: Sân và ba Kiến hoặc được đồng thời khởi. Vả lại thân kiến và biên kiến, nói rằng duyên với lạc đồng thời với hành uẩn làm ngã và thường kiến không sinh sân cho nên làm thuận với tự mình. Luận Đối Pháp phỏng theo hai thủ trước và sân ở đây, cho nên sân không phải đồng thời với kiến, hoặc đối với khổ xứ duyên khổ đồng thời với hành uẩn để làm ngã và thường kiến thì liền sinh oán giận. Nói rằng ngã có ứng dụng gì đối với thân này? Chỉ sinh oán giận. Hai đoạn văn của Dugià nương vào đây một phần mà nói rằng được câu khởi. Đây là thông với câu sinh và phân biệt. Như dưới đây không có phương hại.

Luận: “Đoạn kiến ngược lại đây, nói sân có hoặc không”.

Thuật rằng: Đoạn kiến ngược lại ngã kiến và thường kiến này mà nói sân có hoặc không, là đối với lạc đồng thời với uẩn chấp là đoạn, được cùng với sân tương ưng. Vì sợ mất lạc và uẩn, cho nên đối với khổ

câu uẩn dấy khởi và đoạn diệt thì sân bất câu, hỷ và khổ không có.

Luận: “Tà kiến bài bác”, đến “hoặc không hoặc có”.

Thuật rằng: Việc xấu và việc tốt, tà kiến đều bác bỏ. Như tiếp theo nói sân hoặc hoặc có, là bác ác không có thì không cùng với sân đồng thời, vì hỷ và khổ không có. Bác lạc uẩn không có thì cùng với sân đồng thời, vì tắng và lạc không có. Luận Đối Pháp nương vào một phần ba kiến và toàn phần hai thủ mà nói không cùng với sân đồng thời. Dugià thì phỏng theo phần ít ba kiến mà nói sân tương ưng với kiến làm một môn để thuyết minh.

Luận: “Mạn đối với cảnh quyết định”, đến “không có nghĩa tương ưng”.

Thuật rằng: Dưới đây mạn thứ ba làm đầu, cùng với tham và sân đã nói rồi, cùng với nghi quyết định không đồng thời, cả ba Luận đều nói. Định cảnh và bất định cảnh, không lăng mạ bất định cảnh, hoặc nghi nó hơn hoặc thua mà không dám kiêu mạn. Mạn nếu khởi thì chắc chắn là tự cao, cảnh mới quyết định.

Luận: “Mạn cùng với năm kiến”, đến “không trái nhau”.

Thuật rằng: Đây là tổng thuyết minh mạn và năm kiến đều dung chứa câu khởi, hành tướng đều cao, duyên với thuận cảnh mà khởi, vì không trái nghịch. Ba Luận đều đồng, tổng nói về kiến.

Luận: “Nhưng cùng với đoạn kiến”, đến “không có lăng mạ ỷ dựa”.

Thuật rằng: Đoạn kiến và mạn chắc chắn không câu sinh. Tâm chấp ngã đoạn, quyết định không có lăng mạ người khác, mà tự ỷ lại.

Luận: “Cùng với một phần thân tà kiến cũng như thế”.

Thuật rằng: Căn cứ theo ưu đồng thời dưới đây, chỗ nói của sư đầu tiên, hoặc phỏng theo tướng thô, mạn phần nhiều duyên lạc uẩn mà sinh, cùng duyên một phần ngã kiến của khổ câu uẩn, và tà kiến bác không có một phần lý của Khổ đế và Tập đế, không cùng với mạn câu khởi. Căn cứ theo thật cũng được, cho nên đoạn văn dưới nói. Mạn, thân và tà kiến đều cùng với ưu đồng thời, vì ỷ dựa vào sự chấp khổ yếu kém. Hiện tại Luận này phỏng theo phần nhiều tướng thô mà giải thích. Hoặc duyên lạc câu uẩn làm ngã, và bác bỏ không có Diệt đế và Đạo đế, có thể cùng với mạn đồng thời, cho nên ỷ dựa vào lạc của mình mà lăng mạ Diệt đế và Đạo đế.

Luận: “Nghi không thẩm sát quyết trạch”, đến “định không câu khởi”.

Thuật rằng: Dưới đây là nghi thứ tư, tuy cùng với tuệ đồng thời và không câu khởi với năm kiến. Kiến thì thẩm sát quyết trạch, nghi thì do dự, vì hành tướng tương phản cho nên định không đồng thời. Giản trạch và do dự có thể nói đồng thời với tuệ, không thẩm sát quyết trạch cho nên không cùng với kiến đồng thời.

Luận: “Năm kiến triển chuyển”, đến “có nhiều tuệ”.

Thuật rằng: Dưới đây là năm kiến thứ năm tự nó cũng như thế. Không phải trong một tâm mà có nhiều tuệ, đây là căn cứ theo pháp thể cùng khởi, nhưng trước nói ngã kiến của Thức thứ bảy cùng với biệt cảnh tuệ đồng thời, là phỏng theo nghĩa biệt môn mà nói có tên gọi đồng thời, không phải hai thể đều khởi tên gọi đồng thời.

Luận: “Si và chín chủng”, đến “chắc chắn do si”.

Thuật rằng: Dưới đây là vô minh thứ sáu có hai chủng. Một là Tương ưng vô minh cùng với tất cả đồng thời khởi, tất cả hoặc sinh khởi chắc chắn là do si. Hai là Độc hành vô minh thì không như thế. Nhưng cùng với các Luận trái nhau, trong đây đều nói xong.

Luận: “Mười phiền não này tương ưng với thức nào?” Thuật rằng: Đây là khởi hỏi. Thức tương ưng môn thứ ba.

Luận: “Tạng thức hoàn toàn không có”, đến “khởi mạn…”.

Thuật rằng: Thức thứ bảy và Thức thứ tám như trước đã nói. Ý thức đều có, năm thức chỉ có ba, vì không có phân biệt cho nên không có mạn. Mạn chắc chắn do có tùy niệm phân biệt và kế chấp phân biệt sinh khởi. Lại nữa, do mạn đối với xứng lượng môn mà khởi sự thắng bại. Nghi thì do dự giản trạch môn mà khởi, kiến thì suy cầu môn mà khởi, cho nên không phải năm thức, do đó năm thức không có các hành tướng này. Luận Đối Pháp quyển 7 ghi: “Các xứng lượng môn bằng với các do dự môn”.

Luận: “Mười phiền não này tương ưng với thọ nào?” Thuật rằng: Đây là khởi hỏi. Các thọ tương ưng môn thứ tư.

Luận: “Ba thứ tham, sân, si”, đến “năm thọ tương ưng”.

Thuật rằng: Văn dưới có hai đoạn: một là thật nghĩa; hai là tướng thô. Trong thật nghĩa có bốn đoạn:

  1. Thuyết minh tham sân si.
  2. Thuyết minh mạn.
  3. Nghi và ba thân.
  4. Thân kiến và biên kiến.

Đây là phần đầu. Ba căn ở đây là câu sinh và phân biệt, tất cả dung chứa cùng với năm thọ đồng thời khởi. Luận Đối Pháp quyển 7, Đại Luận quyển 8 nói tham chỉ có hỷ, lạc và xả. Quyển 8 thì cho rằng: “Đây là căn cứ theo đạo lý phần nhiều tương ưng”. Tùy chuyển lý môn thì nói các phiền não. Hiện tại Luận này thì căn cứ theo cứu cánh, đáng lẽ căn cứ theo tổng hợp này, tổng hợp này cùng với quyển đồng. Luận kia nói rằng tham thông với sáu pháp, câu sinh thì cùng với tất cả thọ tương ưng, phân riêng tham. Luận kia mỗi mỗi đều tự tác pháp nêu ra hành tướng, nhưng trong Luận này tổng giải thích hai chủng hành tướng của tham. Phần sau lần lượt vấn nạn và giải thích. Cùng với ưu và khổ đồng thời là riêng Tiểu thừa.

Luận: “Tham trái với duyên”, đến “hỷ và lạc đồng thời”.

Thuật rằng: Lần lượt vấn nạn và giải thích. Vả lại đối với cõi Dục, ưu và khổ trong năm thức và Thức thứ sáu đều đồng thời, gọi là thất tài. Sân thì trái lại thuyết này, kiến thì oán ghét tử, tất cả đều nên biết. Nhưng năm nẻo phân biệt này đến sau sẽ biết. Trong đây ý nói, tức là trong năm thức cũng có phân riêng chỗ khởi tham. Do ý phân riêng mà tham dẫn phát. Nếu không như thế thì Du-già phân riêng các tham… tại sao cùng với khổ thọ tương ưng? Không phải thừa nhận ý có khổ là nghĩa quyết định. Do năm thức có phân riêng khởi tham đồng với quyết định. Quyển khởi nói định này, nếu không như thế thì phân riêng mạn. Luận kia không nói khổ đồng thời.

Luận: “Có nghĩa câu sinh”, đến “ưu tương ưng”.

Thuật rằng: Phần thứ hai thuyết minh mạn có hai thuyết. Đây là phần đầu. Hai thứ mạn và năm nẻo này làm Luận, dung chứa bốn thọ đồng thời, chỉ trừ ra khổ thọ, vì trong khổ thú cũng ỷ lại tự thân có khổ uẩn kém. Khi khởi mạn thì cùng với ưu tương ưng. Đây là nương vào mạn thật nghĩa cùng với ưu đồng thời. Trước phỏng theo tướng thô mà nói mạn không đồng thời với một phần thân kiến và tà kiến, vì không ỷ lại khổ uẩn. Đây là chỉ có Ý thức cho nên thông với phân biệt, không đồng với thuyết khổ đắc định của tham.

Luận: “Có nghĩa câu sinh”, đến “trước đã nói rồi”.

Thuật rằng: Mạn câu sinh cũng có khổ câu khởi, tức là năm thọ đồng thời. Từ đoạn văn quyển , ý và địa câu sinh tất cả phiền não, Ý thức tương ưng với tất cả thọ, như trước đã nói.

Luận: “Phân riêng mạn”, đến “các tà giáo”.

Thuật rằng: Trong địa ngục đó cùng với khổ tương ưng, trong tổng tụ, chỉ có được nghĩa tất cả thọ tương ưng, không phải tất cả mạn đều được tương ưng. Không phân riêng mạn tức là bằng với tất cả phân riêng tham, sân, si, nghi, tà kiến, kiến thủ và giới thủ, vì không có tà giáo, tà sư và tà tư duy.

Luận: “Nhưng nó không tạo”, đến “có thể phát sinh nó”.

Thuật rằng: Tại sao vậy? Quyển ghi: “Phải phân riêng phiền não phát khởi nghiệp đường ác”. Đây là căn cứ theo phần nhiều tổng báo mà Luận. Biệt báo của nó là Tu đạo cũng phát, cho nên quyển phân riêng mạn mà không nói cùng với khổ tương ưng. Nghi dưới đây cứ theo giải thích này mà biết. Do đó biết nẻo kia của sư trước có phân riêng phiền não, vì thế lực của đời trước tức là tạo đường ác nghiệp. Cùng với Luận Đối Pháp quyển 7, và quyển trái nhau. Văn này đều như tổng hợp nói về tham.

Luận: “Ba kiến sau nghi”, đến “cũng là hỷ thọ đồng thời”.

Thuật rằng: Phần thứ ba thuyết minh nghi và ba kiến. Ba kiến là kiến thủ, giới thủ và tà kiến. Bốn thọ là trừ khổ thọ ra, tùy ý có hay không, chỉ có là chánh nghĩa, vì địa ngục không phân riêng với hoặc. Lần lượt vấn nạn và giải thích… nghi của cõi dục trước hết là ác hạnh. Nghi không có Khổ đế và Tập đế, cũng là hỷ thọ đồng thời, vì sau khổ thì không có, cõi trên thì không có, không có quả của ác hạnh. Nghi của cõi trên cùng với lạc thọ đồng thời. Những thứ này đều thông với tổng tụ của ba cõi, có xứ tác pháp, đưa đến câu nói cực thành.

Luận: “Hai thủ hoặc duyên”, đến “cùng với ưu tương ưng”.

Thuật rằng: Hoặc duyên ưu đồng thời với kiến, giới và uẩn sở y là thù thắng năng tịnh, vì cùng với ưu tương ưng, ưu lo chính nó không mau chóng đắc Niết-bàn. Trong đây đều đồng với thuyết trong quyển . Văn đó mỗi mỗi đều riêng rộng tác pháp chỉ các sự, ở đây lần lượt nêu ra vấn nạn.

Luận: “Có nghĩa câu sinh”, đến “chỉ có Vô ký”.

Thuật rằng: Phần thứ tư thuyết minh hai kiến thân và biên có hai thuyết. Đây là phần đầu. Thân kiến và biên kiến chỉ có hỷ, lạc và xả thọ đồng thời; ý không có khổ thọ, vì không phải năm thức câu cho nên không có khổ thọ. Câu sinh này chỉ có tánh Vô ký, không cùng với ưu tương ưng, vì ưu hai tánh, hai tánh ưu đó như hai mươi hai căn tánh trong quyển 7 phân biệt môn. Câu sinh hai kiến chỉ có Vô ký, như trong quyển 8 nói.

Luận: “Phân biệt hai kiến”, đến “cùng với ưu tương ưng”.

Thuật rằng: Phân riêng hai kiến được bốn thọ đồng thời. Đang ở trong chỗ cực khổ chấp khổ câu uẩn làm ngã, ngã sở và thường kiến cùng với ưu tương ưng, vì cảnh có thể ưu, chỉ có Bất thiện. Đoạn kiến chấp lạc câu uẩn đoạn diệt, cũng cùng với ưu câu, vì sợ mất lạc, cho nên nói ngược lại với đây. Hỷ lạc… có thể biết, không phải tại năm thức, không có nghĩa khổ đồng thời.

Luận: “Có nghĩa hai kiến”, đến “khổ tương ưng”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ hai, phân riêng hai kiến đồng như trước. Như chỗ cực khổ của địa ngục, không có thân kiến và biên kiến này phân riêng. Hai kiến câu sinh cũng có khổ thọ đồng thời, vì ở chỗ cực khổ duyên khổ uẩn.

Luận: “Nói rằng câu sinh”, đến “ngoài ra như trước đã nói”.

Thuật rằng: Dẫn Luận làm chứng, nói rộng như trước, năm thọ và các đường ác phân riêng, cho nên biết hai kiến này cùng với khổ đồng thời, chỉ có hai tánh, ngoài ra như trước nói, tức là phân riêng hai kiến đồng như sư thứ nhất. Trong đây đồng với thật nghĩa trong quyển , hai sư đều không trái nhau. Hai sư phân riêng phiền não đều đồng quyển nói. Câu sinh phiền não thì sư trước trái với quyển , vì sư trước không có ý khổ thọ, thân kiến và biên kiến không phải tất cả thọ đồng thời.

Luận: “Đây là nương thật nghĩa”, đến “có bốn thọ đồng thời trừ khổ”.

Thuật rằng: Dưới đây thuyết minh tướng thô có hai đoạn:

  1. Thuyết minh đồng thời.
  2. Thuyết minh Địa đồng thời.

Đây là đồng với phần đầu. Trước căn cứ theo định mà được tùy tướng thô này. Hành tướng của tham, mạn và tứ kiến chỉ có hân, không phải ưu khổ đồng thời. Sân chỉ có thích đồng thời; hành chỉ có khổ, ưu và xả đồng thời. Tà kiến và nghi hành thông với hân và thích, không phải tại đường ác và không phải tại năm thức cho nên không phải khổ đồng thời. Quyển ghi: “Đây là căn cứ theo đạo lý phần nhiều tương ưng”, vì hành tướng thuận nhau, như văn có thể biết.

Luận: “Tham si câu lạc”, đến “dục chỉ có ưu và xả”.

Thuật rằng: Dưới đây là thuyết minh Địa đồng thời. Như Luận Đối Pháp quyển 7, hai định đầu trong ý có lạc, tham… cũng có lạc đồng thời. Hoặc Sơ định ba thức cùng với lạc đồng thời. Luận đó dẫn chứng rộng. Xả thọ dưới ba định, đối với tất cả sự tương tục vị cuối dấy khởi, đây là căn cứ theo sáu pháp, hoặc Thức thứ bảy hằng tương tục. Dưới đây lần lượt vấn nạn phối hợp với các Địa mà Luận. Tham và si cùng với lạc đồng thời, thông với bốn Địa dưới, vì thông với sáu pháp, trừ Đệ tứ thiền trở lên, trừ sân còn lại bảy, đồng thời lạc trừ cõi Dục. Ý thức của cõi Dục không có lạc thọ, thông với ba Địa trên kế đó, chỉ có Ý thức câu. Dưới đây lần lượt giải thích vấn nạn. Nghi tuy thừa nhận có bốn thọ đồng thời, vô minh tuy thừa nhận có năm thọ đồng thời, Nghi tại cõi Dục thì chỉ có ưu và xả thọ đồng thời. Không cùng với hỷ đồng thời, Luận Đối Pháp quyển 7 nói đối với tâm bất quyết định chưa dứt thì hỷ không sinh. Nghi trong cõi Sắc thì Tĩnh lự trên nghi, do định lực của hỷ lạc dẫn trì, vì cũng được tùy chuyển. Hỷ lạc nó đồng thời, Độc hành vô minh thì như lý mà nói, cho nên chỉ có ưu và xả đồng thời. Tướng thô khổ lạc trong cõi Dục, không ở tại ý.

Luận: “Thọ còn lại câu khởi như lý nên biết”.

Thuật rằng: Tham cùng với hỷ và xả tương ưng tại Địa nào, năm kiến và nghi cùng với hỷ thọ khác tương ưng tại Địa nào, đều khiến cho như lý mà biết, cho nên nói thọ còn lại đồng thời. Lần lượt vấn nạn giải thích xong các nghĩa còn lại.

Luận: “Đây là cùng với mấy biệt cảnh tương ưng lẫn nhau”.

Thuật rằng: Đây là khởi hỏi. Biệt cảnh quyển tương ưng môn.

Luận: “Tham sân si mạn”, đến “được có định”.

Thuật rằng: Tham… bốn pháp được năm tâm sở đồng thời, lần lượt vấn nạn và giải thích nó. Bốn pháp này chuyên trụ một cảnh được có định.

Luận: “Nghi và năm kiến”, đến “không khác với tuệ”.

Thuật rằng: Sáu pháp này đều dung chứa bốn đồng thời, nghi trừ thắng giải cảnh và hạnh tương vi. Kiến không phải tuệ đồng thời, vì tự thể không đồng. Nhưng hành tương của nghi thì thâm sâu, cho nên định đồng thời chuyển. Trong đây không hỏi câu sinh và phân biệt thuyết đều đồng. Lại nữa, hỏi từ trên đến đây tuy có dung chứa đắc, hoặc năm câu hoặc bốn câu, định đắc năm và bốn một thời câu hay không? Như lý nên suy nghĩ. Trong đây lại hỏi biệt cảnh, hỏi thức, hỏi thọ, không hỏi Biến hành, hỏi riêng năm thọ không phải Biến hành, cho nên là hỏi. Không hỏi cùng với các tánh của thiện tương ưng. Lấy sau hỏi trước, trước không hỏi sau. Điều này nên căn cứ theo đó mà biết. Luận: “Mười phiền não này là chỗ nhiếp của tánh nào?” Thuật rằng: Đây là khởi hỏi. Tánh môn thứ sáu.

Luận: “Sân chỉ có Bất thiện”, đến “còn lại chín thông với hai”.

Thuật rằng: Sân chỉ có chỗ nhiếp một tánh của Bất thiện. Không khởi tức là đã xong, khởi thì tổn tự, tha; đời này và đời sau đều gọi là tổn. Còn lại chín thông với hai, đây là nói chung.

Luận: “Hai cõi trên”, đến “chỗ chiết phục của định”.

Thuật rằng: Định của hai cõi trên chỉ có Vô ký, không hỏi câu sinh và phân biệt đều như thế.

Luận: “Hoặc cõi Dục trói buộc”, đến “tổn tự tha”.

Thuật rằng: Cõi Dục đáng lẽ phân riêng, phân riêng khởi chỉ có Bất thiện, từ xưa đến này chỉ phát ác hạnh. Luận Đối Pháp đầu quyển đồng với thuyết này. Câu sinh có hai, phát ác nghiệp cũng là Bất thiện.

Tánh của sân quyết định như thế. Còn lại ba pháp ít tổn tự tha.

Luận: “Còn lại là Vô ký nhiếp”, đến “xứ của tự và tha”.

Thuật rằng: Tức là chỉ trừ ra sân, định của hai kiến chỉ có tánh Vô ký nhiếp, còn lại là một phần của ba pháp:

  1. Do vi tế.
  2. Không chướng thiện, thiện vị cũng khởi, như Thức thứ bảy đồng thời.
  3. Không phải tổn tự tha.

Quyển 8 nói vì tâm sở hiện hành, bao gồm bốn nhân này.

Luận: “Phải biết câu sinh”, đến “không chướng thiện”.

Thuật rằng: Hiển lại hai kiến chỉ có tánh Vô ký, không phát ác nghiệp, cho nên đồng với trước.

Hỏi: Trong hai kiến này cũng có chín phẩm?

Đáp: Hoặc nói không có, chỉ có phẩm thứ chín, hoặc nói có, như Biệt sao nói. Giải thích trước là thù thắng. Hoặc như giải thích sau, như thể của cõi Sắc pháp Vô ký có chín phẩm.

Luận: “Mười phiền não này”, đến “ngoài ra thông với ba cõi”.

Thuật rằng: Dưới đây là phần thứ bảy giới phân biệt môn. Sân chỉ có Bất thiện cho nên chỉ ở tại cõi Dục.

Luận: “Sinh vào cõi dưới”, đến “dung chứa hiện tiền”.

Thuật rằng: Đoạn nhỏ thứ hai, thượng hạ tương khởi môn. Đắc Vị chí định của cõi trên thì chưa khởi phiền não của cõi trên, tức là Vị chí định không thông với có nhiễm, trong đó nói đắc Căn bản định của cõi trên mới khởi phiền não của Địa đó. Nếu như thế thì có người chưa nhập Căn bản mà mạng chung, hoặc không có định này, hoặc đắc Căn bản định, hoặc thoái lui mới mạng chung. Lại nữa, giải thích đang lúc đó phiền não cõi Dục chưa rốt ráo chiết phục, hoặc đều đoạn hết mới được khởi cõi trên, không phải Vị chí định thì không có nhiễm ô. Khi phẩm thứ chín nhập vào Căn bản định thì đã đoạn hết chín phẩm của cõi Dục, được khởi vị chí hoặc mới tự tại, do đó nếu có người phẩm thứ chín không nhập Căn bản định thì cũng chưa có thể khởi. Phàm Thánh đều như thế, vì chưa tự tại, như cầu vương vị khi chưa tự tại thì không làm ác, hoặc khi đắc tự tại trở đi thì liền khởi, cũng đồng với hai thuyết của Bà-sa:

  1. Vị chí định không có nhiễm.
  2. Có nhiễm.

Hai thuyết này không có chánh văn. Hiển Dương quyển 2 trong tịnh nhiễm Vô lậu định, xem xét kỹ cũng không có. Trong đây nói khởi là chỉ có định phiền não, không phải sinh phiền não. Hoặc cũng thông với sinh, như thường khắp.

Luận: “Các Hữu lậu đạo”, đến “Căn bản định của cõi trên”.

Thuật rằng: Đây là hiển thị tu hành chiết phục, tướng thô trong đó, trừ thân kiến, biên kiến và tương ưng này. Nói dần dần tức là hiển không chiết phục nhanh.

Luận: “Nó chỉ mê sự”, đến “chánh chướng định”.

Thuật rằng: Tại sao thế gian đạo phục tu mà không phục kiến?

Mê hoặc mà tu đạo chiết phục là:

  1. Chỉ có mê sự sinh.
  2. Nương ngoại môn chuyển, lựa riêng kiến đạo tham… chỉ duyên sinh của nội kiến.
  3. Phiền não bị chiết phục này, thể của nó tán loạn.
  4. Thô trọng chánh chướng định.

Định là sự quán, vì sự chướng, có nghĩa là thân kiến này không thể chiết phục. Sau đó vượt lên nhập vào bậc Thánh, chứng quả thứ ba. Như cõi Dục trói buộc của Thức thứ bảy cũng không thể đoạn, phải đến tâm Kim cương mới có thể đoạn nhanh, vì chỉ chướng Vô học, không đồng với Kiến hoặc chánh chướng kiến đạo và kiến lý, chỉ trái với văn trong Diệt định của quyển 7, không thừa nhận bậc Thánh chiết phục cõi dưới sinh cõi trên, vì có chủng tử. Hiện tại Luận này giải thích cũng đoạn, không thể nói do trước không chiết phục mà nói không đoạn. Kiến hoặc không chiết phục, vì nhập kiến đoạn. Nhưng Hữu lậu đạo đã là sự quán, không chiết phục lý hoặc. Khi nhập hiện quán thì lý thật ra cũng đoạn, tuy không có chánh văn, mặc tình tùy ý lấy hay bỏ. Trong đó lại có hai thuyết:

1. Kiến đạo khởi hai Vô gián, một đoạn Kiến hoặc. Khởi giải thoát đạo xong lại khởi Vô gián. Mê hoặc bị Tu đạo đoạn xong thì khởi tướng kiến đạo.

2. Do khi gia hạnh trước đã chiết phục, một Vô gián đạo và phân biệt đồng thời với đoạn.

Đây là chánh nghĩa.

Luận: “Đắc định đó xong”, đến “đều là dung chứa hiện tiền”.

Thuật rằng: Phân biệt hoặc dưới đây tuy không thể chiết phục, đắc định đó thì đã được khởi Địa trên, phân riêng mà khởi. Tu đạo ngã kiến của nó, trước tuy không chiết phục, nay đắc định đó nếu như mạng chung thì tâm được khởi cõi trên, duyên với đời vị lai, không phải kế chấp Địa pháp khác làm ngã. Chưa lìa nhiễm của cõi dưới, tại sao không khởi hoặc của cõi trên? Vì trái nghịch nhau, vì sợ tạp loạn nhau. Nếu như thế thì Kiến hoặc đắc định kia xong thì Địa dưới trói buộc là khởi hay không khởi? Quyển 8 ghi: “Các kiến không chiết phục”. Luận Đối Pháp quyển , phẩm Thành Tựu ghi: “Nếu sinh cõi Dục thì chủng tử phiền não và Tùy phiền não của ba cõi thành tựu cho nên thành tựu”. Lìa nhiễm của Địa này mà thành Địa kia, quyển 8 cũng nói sinh vào Địa dưới được khởi phiền não của Địa trên, không nói chưa lìa nhiễm mà khởi phiền não của Địa trên, chính đồng với đây, như Xu Yếu giải thích.

Luận: “Sinh tại Địa trên”, đến “đều dung chứa câu khởi”.

Thuật rằng: Đây là tổng lập tông.

Luận: “Sinh định thứ tư”, đến “câu sinh ái”.

Thuật rằng: Luận Đối Pháp quyển ghi: “Tỳ-kheo tăng thượng mạn đắc định thứ tư, gọi là quả thứ tư đã thọ thân Trung hữu”, tức là thân cõi Sắc khởi tà kiến của cõi dưới, liền hủy báng họ Thích không có Niết-bàn, do đó bấy giờ khởi thân Hậu hữu. Đây là có tà kiến và câu vô minh, hoặc thừa nhận có sân, vì sân Niết-bàn, đã sinh vào địa ngục do lực của tà kiến, không phải tà kiến của cõi Sắc không chiêu cảm khổ của cõi dưới. Không phải đối với thân của cõi Dục mà khởi tà kiến này. Luận kia nói khi thân Trung hữu sinh thì tà kiến khởi. Thân Trung hữu của cõi Sắc, cõi Dục vốn có thấy nó như thế nào? Không phải sức thần thông của định trụ tại tán tâm, không phải do khởi tà kiến của cõi trên làm duyên, hậu báo nghiệp của cõi Dục chín muồi thì sinh Na-lạc-ca, không có văn riêng dẫn chứng. Các sư xưa phần nhiều giải thích như vậy là sai. Không phải Luận kia vốn có khởi tà kiến này, vì thế lực xa, không có văn nói, tức là khởi phân biệt hoặc Bất thiện của cõi dưới. Nếu như thế thì hành của cõi dưới phát sinh vô minh của cõi trên? Tà kiến trong đây tức là hành và tư duy. Lại nữa, có thể đặt vấn nạn, vì hành của cõi trên phát sinh vô minh của cõi dưới, lấy cõi dưới làm ví dụ cõi trên cũng như thế. Nhưng trong duyên sinh của cõi dưới tự sẽ phân biệt. Khởi nhuận sinh ái sinh cõi dưới cũng vậy, tức là câu sinh Vô ký phiền não. Trong đây đáng lẽ nói ngã kiến, ngã ái, mạn và vô minh. Vô minh và ái quyết định có, ngã kiến và mạn không quyết định, chưa hẳn đồng thời cho nên đó là lý do không nói. Lại nữa, làm ví dụ phát khởi, đây là nêu ra một góc độ, không có lỗi trái lý. Dưới đây tập hợp các văn quyển 8.

Luận: “Nhưng nói sinh cõi trên”, đến “hoặc là Tùy chuyển môn”.

Thuật rằng: Nói rằng các nghi ngoài ba kiến, vì không khởi cõi dưới, chỉ có hai thời ở đây khởi những thứ này. Hoặc là Tùy chuyển môn, vì thuận với Tát-bà-đa. Khởi các nghi khác, không có chánh văn nói. Nhưng đáng lẽ như lý suy nghĩ hoặc của phân biệt và câu sinh còn lại cũng được khởi hay không? Kiến đoạn sân và si thì có thể có, Tu đoạn mạn cũng có, những thứ còn lại thì không được khởi, cho nên không thể khởi hai thứ sân và biên kiến của Tu đoạn, vì không có tướng khởi. Trung hữu hủy báng Niết-bàn thì liền đọa địa ngục, nhưng có thể khởi sân cùng với tà kiến đồng thời. Thời tiết rất ngắn, không thể khởi nghi và các kiến thủ khác, vì không có tướng khởi. Hoặc tổng nói khởi, tuy không có chánh văn ngăn trách, không có hành tướng, cho nên không thể nói khởi. Nhưng được khởi sáu thứ của cõi dưới, là tà kiến, sân, si, ái, mạn và ngã kiến, còn lại bốn thứ không thể khởi. Phân biệt và câu sinh tùy chỗ thích đáng của nó. Chỗ sinh khởi của cõi dưới thì cõi trên được khởi mấy pháp? Nếu chỉ có định thì phiền não không phải sinh phiền não, tức là chỉ có năm pháp, kiến, mạn, ái, nghi và vô minh. Kiến tức là kiến thủ, hoặc gồm cả sinh phiền não. Ngã kiến nhuận sinh khởi cũng không có lỗi. Giới thủ, tà kiến và biên kiến của nó, chưa thấy chánh văn, lấy lý làm chuẩn, cũng được hai thủ có thể khởi. Chấp Địa pháp cõi trên làm kiến thủ và giới thủ, có thể có khởi lý. Đắc túc trụ thông thì kế chấp Phạm vương làm thường là tà kiến, cũng có lý này. Biên kiến có thể đắc, là đắc túc trụ thông thì kế chấp toàn là thường. Chín loại phiền não của cõi trên thì cõi dưới đều có thể khởi, chưa thấy văn nói khởi đoạn kiến. Nhưng phỏng theo ba cõi chín Địa thì được khởi cõi trên mấy thứ? Hai giới Địa thứ tám là gì? Hiện tại ở đây nói cõi Sắc, hoặc cõi Vô sắc lẫn nhau khởi cõi trên và dưới, như Xu Yếu giải thích. Trong đó có vài thứ là phân biệt và câu sinh, cũng nên như lý mà suy.

Luận: “Phiền não của cõi dưới”, đến “Vị thượng định của cõi trên”.

Thuật rằng: Đây là môn nhỏ thứ ba, cõi trên và cõi dưới duyên riêng. Tham duyên cõi trên, một là do Vị Thắng định, hai là do cầu sinh lên. Đây là thông với Kiến đoạn và Tu đoạn. Quyển 2 nói năm thứ ái duyên cõi trên, ở đây chỉ nêu ra một, vì chỉ được duyên. Luận Hiển Dương đồng.

Luận: “Đã nói sân khuể”, đến “Ly dục địa”.

Thuật rằng: Đây là chỉ có kiến đoạn. Sân khuể duyên Diệt đế và Đạo đế, văn của quyển 8, trong đó làm ví dụ. Sân gần với mê Diệt đế và Đạo đế, cũng duyên với Địa trên. Lấy Sân duyên sự làm ví dụ cho lý. Lý sâu còn như thế, huống chi sự cạn!

Luận: “Tổng duyên các hành”, đến “được duyên cõi trên”.

Thuật rằng: Tổng duyên chư hành, khởi ngã và ngã sở. Đoạn kiến, thường kiến và mạn được cõi trên duyên. Quyển 88 ghi: “Thế gian đạo không chiết phục thân kiến”. Do kiến này cho nên đối với câu hành hòa tạp tự thể mà cõi trên cõi dưới vốn có, không quán sai biệt mà tổng kế chấp làm ngã và ngã sở. Quyển 8 ghi: “Thế gian đạo đó được lìa tham dục, sân khuể và tùy theo pháp lân cận kiêu và mạn”, cho nên biết kiến cùng với ngã kiến câu, mạn, tham và biên kiến cũng không chiết phục, vì kiến này cùng với ngã kiến gần nhau. Quyển 88 lấy ngã kiến làm gốc, lược bỏ không nói. Luận này thì nói trong tổng duyên hành, không nói tham. Vì có văn Luận riêng tham cõi trên duyên, hòa tạp kế chấp làm ngã, tức là các pháp chủng tử của cõi trên, vì không kế chấp hiện hành, đây là Thức thứ sáu, chỉ có chỗ đoạn của tu. Hoặc có giải thích khác, kiến đoạn ngã kiến, như bốn pháp hoàn toàn thường cũng được duyên cõi trên, và lấy ba cõi duyên chung làm ngã. Ngoài ra đây thì không được duyên với đời khác.

Luận: “Còn năm duyên cõi trên, lý của nó cực thành”.

Thuật rằng: Là si, nghi, tà kiến và hai thủ. Luận Đối Pháp quyển đồng với đây. Trong đây ngã kiến, biên kiến và mạn chỉ nêu ra duyên chung, sân chỉ có duyên riêng, tham và si thì thông với chung và riêng. Có nghĩa ngã kiến và biên kiến, căn cứ theo sáu mươi hai kiến một phần thường, cũng thông với biệt duyên. Nhưng duyên cõi trên, không có văn nói về mạn. Chỗ được thắng pháp do lăng mạ người khác đâu có hại gì mạn chỗ đoạn của kiến đạo cũng được duyên cõi trên. Lại nữa, duyên Phạm vương một phần thường là ngã kiến của Địa trên sinh sau thường kiến, đắc túc trụ trí duyên, khởi thân kiến và biên kiến của cõi trên. Chánh nghĩa chỉ là chỗ trói buộc của Địa cõi trên, sau khi đắc túc trụ trí mới khởi.

Luận: “Nhưng có chỗ nói”, đến “hoặc nương biệt duyên”.

Thuật rằng: Luận Đối Pháp quyển , quyển và quyển 8 nói tham, sân, mạn và ngã kiến không duyên cõi trên, những câu nói này là đồng lấy ngã kiến, Luận kia nương vào tướng thô mà nói. Tướng thô mà nói tức là Tiểu thừa, hoặc thô hiển hành tướng không phải to nhỏ, to nhỏ tức là đắc. Ngoài chỗ nói này ra, hoặc nương tự thân của biệt duyên làm ngã và ngã kiến, không duyên với cõi trên. Hoặc Luận Đối Pháp quyển đó, trong kiến duyên cõi trên, chỉ trừ ngã kiến, không trừ biên kiến. Biên kiến tùy theo sinh sau ngã kiến. Thân kiến không duyên, biên kiến đáng lẽ cũng như thế, cho nên quyển 8 trong mê Khổ đế ghi: “Duyên với Đại phạm làm hữu tình thường là mê khổ tà kiến”, tức là tà kiến cõi dưới duyên cõi trên mà khởi. Cũng quyển đó phần đầu ghi: “Sáu mươi hai kiến toàn thường là thường kiến”, tức là nương Tát-ca-da kiến sau mà sinh, như trước đã nói, là biên kiến của tha địa, tùy theo sau kế chấp ngã kiến của tha địa mà sinh. Từ phân biệt ngã kiến đắc định trở đi khởi pháp của cõi trên, trong đây làm ví dụ biên kiến đồng với ngã kiến sẽ nương đó mà khởi. Giải thích này là thù thắng.

Luận: “Không thấy thế gian”, đến “thân kiến khởi”.

Thuật rằng: Một giải thích rằng, không có kiến đạo biệt duyên ngã kiến, có kế chấp Địa khác hiện hành làm ngã, vì duyên riêng là chỗ đoạn của kiến. Biên kiến cũng như thế, vì nương vào đó mà khởi. Hiện tại Luận này chỗ giải thích một phần thường, là tùy sau cõi Sắc trói buộc ngã mà sinh. Điều này rất có lý, nhưng đó chính là đắc định kia, nương túc trụ thông chấp làm thường kia, cho nên như chỗ nói, nương tầm tứ chưa đắc định cõi trên, không khởi ngã kiến của cõi trên. Vì sao khởi chấp thường? Cho nên như trước nói. Hiện tại Luận này lại giải thích, đáng lẽ nói chỉ là ngã mà tự thân trói buộc trong cõi Dục. Không thừa nhận Biệt duyên kế chấp pháp của tha địa làm tự nội ngã. Kế chấp ngã của Địa khác cũng không ngăn trách, cho nên đối với ngã này sau khi khởi thường kiến là biên kiến nhiếp. Nếu không như thế thì đạo lý của nghĩa này khó suy nghĩ. Trong văn chỉ nêu ra Tu đạo tổng duyên ngã kiến làm duyên cõi khác. Lý đúng cũng có sở đoạn của kiến đạo biệt duyên ngã kiến và kế chấp pháp của tha địa làm ngã của tha địa. Trong văn chỉ ngăn trách kế chấp làm tự ngã.

Lại nữa, giải thích duyên chung là phần nhiều nghĩa, là không phải duyên chung, và ngoài ngã kiến chỗ nương của sáu mươi hai kiến, không có hai thứ ngã kiến nhậm vận và phân biệt, vì duyên riêng tha địa làm ngã. Chính duyên chung này khi sáu mươi hai kiến, lý không đáng ngăn trách. Duyên là lý do, nương lý do riêng mà nói nó không duyên.

Lại nữa, giải thích nương duyên chung của Tiểu thừa, là không chấp pháp của tha địa làm ngã. Đại thừa thì không ngăn trách.

Luận: “Phiền não của Địa trên”, đến “mà lăng mạ nó”.

Thuật rằng: Hoặc của Địa trên được duyên Địa dưới. Lý của phân biệt và câu sinh đều không có lỗi. Quyển ghi: “Hữu tình cõi dưới ỷ 0 lại đức thì thắng của tự mình mà lăng mạ Địa dưới, cũng khởi mạn.

Luận: “Tổng duyên các hành”, đến “được duyên Địa dưới”.

Thuật rằng: Như trước đã nói, ở chỉ có Tu đạo, có văn làm chứng, cho nên tổng duyên khởi ngã kiến, biên kiến và ái. Ở đây cũng có mạn, riêng có tướng cho nên lược bỏ không nói. Thừa nhận đạo lý khởi kiến cũng không có lỗi. Đây là quyết định như thế.

Luận: “Ba kiến sau nghi, như lý nên suy nghĩ”.

Thuật rằng: Si đã cực thành cho nên không nói. Nghi là sau ba kiến tà kiến, kiến thủ và giới thủ, như lý nên suy nghĩ. Trong đây có nghĩa cũng được duyên cõi dưới. Vì nghi đối với Phật Thế Tôn trong cõi Dục. Hoặc lại tà chấp được có tà kiến, vì bác bỏ nghi lý khổ và tập của Địa dưới. Đã đắc định của cõi trên rồi khởi sau hai thủ chấp văn và tư của cõi Dục. Chỗ khởi cũ là thắng nhân, có nghĩa là bất đắc, không có văn làm chứng. Lại nữa, hai kiến đắc hành tướng như trước, trừ tà kiến và nghi.

Luận: “Nhưng nói hoặc của cõi trên”, đến “hoặc nương duyên riêng”.

Thuật rằng: Quyển 8 ghi: “Cõi trên không duyên cõi dưới”. Luận kia nương phần nhiều và tất cả thời tất cả Dị sinh khác. Nương duyên riêng hành tướng kế chấp làm ngã, vì biên kiến và ái không duyên cõi dưới. Tổng duyên là đắc.

Luận: “Mười phiền não này”, đến “nó chỉ có thiện”.

Thuật rằng: Đây là trong môn lớn thứ tám. Học là Hữu học, Vô học, Phi học và Phi vô học, nhưng chỉ có thứ ba, không phải hai thứ trước. Du-già quyển 7, Hữu học và Vô học trong hai mươi hai căn thông với lậu và Vô lậu, nhưng đó chỉ có thiện, còn đây là nhiễm cho nên phi.

Luận: “Mười phiền não này chỗ nào đoạn?”

Thuật rằng: Đây là đã hỏi xong. Ba đoạn môn thứ chín.

Luận: “Không phải phi sở đoạn, nó không phải nhiễm”.

Thuật rằng: Đây là đáp chung. Các nhiễm đều đoạn, nhưng thông với kiến đoạn và Tu đoạn, cho nên không phải phi sở đoạn. Vì pháp phi sở đoạn không phải là nhiễm.

Luận: “Phân biệt khởi”, đến “vi tế khó đoạn”.

Thuật rằng: Phân biệt đều là kiến đoạn, vì thô thì dễ đoạn. Như Luận Đối Pháp quyển 3, quyển phần đầu ghi: “Câu sinh chỉ có Tu đoạn”, như trước đã nói. Tâm sở của phân biệt và câu sinh mỗi mỗi đều có phẩm loại. Nhưng chỗ đoạn của kiến là đồng với kiến bốn Đế đoạn của Tiểu thừa, làm chín phẩm đoạn hay sao?

Luận: “Mười sở đoạn của kiến”, đến “tổng duyên Đế”.

Thuật rằng: Dưới đây giải thích riêng về đoạn, trong đó có hai đoạn:

  1. Phân biệt.
  2. Câu sinh.

Trong Phân biệt thì phần đầu là chung, phần sau là riêng. Đây là phần đầu. Mười thứ trong đây đều đồng thời đoạn nhanh, vì chân kiến đạo tổng duyên đế. Chân như tổng duyên bốn Đế, Chân như tuy tự tướng quán mong Đế mà nói, đều là duyên nó, gọi là tổng duyên Đế. Đến sau giải thích trong đoạn hoặc thứ chín. Quyển nói vì cùng với tác ý của hoại duyên đế tương ưng. Phiền não tuy chín phẩm, trái với một phẩm hoặc ba phẩm trí, không phải như các hoặc của câu sinh chín phẩm trái với chín phẩm trí, niệm niệm Tu đạo mới có thể đoạn nó. Nhưng trừ hạng lợi căn do trước đã có lực của văn và tư gia hạnh, vì phiền não của ba cõi chín Địa và chín phẩm của Địa trên Địa dưới, mỗi mỗi đều làm loại Tu đạo trong một thời tổng đoạn đắc quả thứ tư.

Luận: “Nhưng tướng của mê Đế”, đến “chỗ kinh sợ”.

Thuật rằng: Dưới đây riêng giải thích phân biệt, chung và riêng của mê Đế thứ hai. Nhưng đối với phiền não của kiến đạo mê Đế, có chung có riêng. Tổng là mười pháp đều thông với bốn Đế, tức là khi mỗi mỗi phiền não đều khởi thì mê lý của bốn Đế. Lại nữa, các phiền não có hành tướng riêng. Như thế nào là mê Khổ đế? Đây là hành tướng riêng của một Đế dưới, là tùy sau đế dưới này mà kiến và nghi sinh, tức là mê Đế này. Hoặc chỉ có như thế thì tà kiến, nghi và si tổng mê bác bỏ nghi bốn Đế, và tùy theo đây mà khởi tham. Ở đây Đế nào nhiếp? Do đó phải nói đây là tổng hành tướng, tức đây là tổng mê kiến và nghi, gọi chung là mê tứ đế kiến và nghi. Tùy theo các kiến này mà khởi tham, đều gọi chung là mê bốn Đế tham. Hành tướng của tham như tổng mê của kiến có thể như thế. Nếu riêng mê hành tướng thì dưới tham Đế nào? Tham không thể một mình mà riêng mê Đế, không có tùy theo tham của kiến tổng hành tướng, là riêng mê hoặc của Đế dưới, do Tham của kiến đạo mà kiến và nghi sinh. Hiện tại tổng của Luận này có hai thứ:

  1. Nêu chung, vì Đế đều có đủ mười pháp.
  2. Hành tướng chung, vì có chung mê bốn Đế.

Do đây, hai hai mê có sáu, ba ba mê có bốn, mê chung có một.

Như hoại duyên niệm trụ.

Riêng cũng có hai đoạn:

  1. Nêu riêng, vì ba Đế có tám pháp, một Đế có mười pháp.
  2. Hành tướng riêng, vì mỗi mỗi đều mê riêng.

Tại sao mười thứ đều có thể mê bốn Đế? Khổ và tập là thập nhân và y xứ. Một là nhân, hai là y xứ. Luận Đối Pháp quyển 7 ghi: “Khổ và Tập là mười nhân duyên, tăng trưởng mười nhân duyên này, lại cũng làm y xứ, vì tánh có thể tùy thuận sinh mười nhân duyên này”. Những thuyết này cùng Đại Luận quyển 8 đồng. Diệt và Đạo là nơi chỗ kinh sợ của nó, tánh không tùy thuận tăng trưởng mười chủng nhân duyên, chỉ khởi các sự mê bác bỏ do dự, vì duyên hai Đế này mà khởi mười hoặc. Lại nữa, ngoại đạo đối với hai Đế này khởi các thứ phân biệt, đều là mê diệt và đạo, phiền não của nó khởi đều có đủ hai duyên này. Nhưng mê chung là hành tướng chung cho nên nói có đủ hai duyên. Hành tướng riêng của nó thì không nói có. Thật ra thì đồng thời có, vì hành tướng mê đều có chung và riêng. Tổng là mười chủng đều mê bốn Đế, là số chung. Nhân và y xứ là hành tướng chung.

Hỏi: Như thế nào dưới tập, diệt và đạo mà khởi thân kiến và biên kiến?

Đáp: Hành tướng của hai kiến này chấp thủ rất sâu, vì không hiểu rõ ba Đế. Nếu như thế thì tất cả ngã kiến đều mê bốn Đế, đáng lẽ nói rằng đây là chấp phiền não và uẩn dưới ba Đế làm hai kiến.

Luận: “Riêng là mê riêng”, đến “thuộc Khổ đế”.

Thuật rằng: Ba đế tập, diệt và đạo có hành tướng riêng, không cùng chung vô minh mê ba Đế, cho nên được thành tám. Thân kiến và biên kiến nhiều kế chấp các quả pháp Hữu lậu làm hai kiến cho nên chỉ có mê khổ, vì chỉ đối với Khổ đế không rõ hành tướng tăng trưởng, không phải là năng liễu ngoài ba Đế. Đây là đồng với Tiểu thừa, chỉ khởi có quả và xứ. Nhưng thật ra duyên mê ba Đế, cũng có hai kiến duyên chỗ khởi các hoặc dưới ba Đế làm ngã. Nhưng vì hai pháp không và phi ngã trong duyên riêng Đế mười sáu hạnh chỉ thuộc Khổ đế. Không nói ba Đế có hai kiến này. Nói rằng tổng không và phi ngã thông bốn Đế, làm tổng duyên đế hạnh mới đoạn hoặc, vì mười sáu hạnh không phải hạnh chung. Nói riêng Không và phi ngã, thuộc lời nói và thuộc nhiễm; hoặc nói nhiếp thuộc, cả hai câu nói đều được. Giải thích ban đầu là chính, giải thích sau không trái nhau.

Hỏi: Như thế thì đối với Tập đế và Diệt đế làm sao khởi giới thủ?

Đáp: Chấp quyến thuộc và giới của kiến dưới nó làm giới thủ.

Như quyển 8 trừ hai kiến ra, mỗi mỗi đều nói riêng, nhưng Luận Đối Pháp quyển 7 và Đại Luận quyển 8 thì phỏng theo duyên mê Đế, mười pháp đều mê bốn Đế. Quyển 8 phỏng theo mê bốn Đế riêng, cho nên mười pháp chỉ có tám mê khổ thông với bốn mê. Hai Luận thật ra không trái nhau. Trong tổng có hành tướng tổng, duyên mê nhiều đế. Đến mê ba Đế, bốn Đế thì gọi là hành tướng tổng. Hoặc chỉ mê ít đế là chỉ mê một Đế thì gọi là hành tướng riêng. Nhưng lập một trăm hai mươi tám phiền não chỉ nương vào số chung và riêng mà nói. Nếu chỉ nương vào tổng hành tướng và số riêng để nói thì không có một trăm hai mươi tám phiền não. Như tương ưng với vô minh thì tùy theo bất cộng mà nói. Đây là tổng hành tướng tùy theo biệt mà nói, lý cũng không có lỗi.

Hỏi: Mười pháp này mê bốn Đế, đều là mê gần hay cũng có cái mê xa? Để đáp câu hỏi này và hiển hành tướng riêng, cho nên có văn Luận kế sau.

Luận: “Mê nghi và ba kiến mê gần khổ lý”.

Thuật rằng: Từ đây trở lên giải thích chung mê Đế số riêng, từ đây trở xuống tức là mê Đế hành tướng riêng. Lại nêu Khổ đế là nghi và ba kiến. Ba kiến là tà kiến, ngã kiến và biên kiến. Mê gần khổ lý, đây là bốn hành tướng sâu nắm lấy sở duyên, gần là do không rõ lý Khổ đế mà khởi.

Luận: “Hai thủ chấp kia”, đến “làm thù thắng năng tịnh”.

Thuật rằng: Hai thủ chấp kiến và giới trước ba kiến. Đồng thời với uẩn làm thù thắng năng tịnh là kiến thủ. Chấp kia đồng thời với giới và uẩn làm làm thù thắng và năng tịnh là giới thủ. Nhưng không có chấp riêng một mình khởi tham dục, si, mạn làm kiến thủ và giới thủ, vì không phải quyến thuộc của hai thủ này. Hai thủ này, tuy hành giải có thể chấp thủ thâm sâu là mê lý phiền não, nhưng không mê gần lý Vô ngã.

Luận: “Đối với tự kiến tha kiến”, đến “khởi tham, khuể và mạn”.

Thuật rằng: Đối với tự kiến khởi tham, tha kiến khởi sân. Đối với tự kiến và tha kiến khởi mạn, ỷ lại vào tự mình mà lăng mạ tha kiến cho nên gọi là tùy ứng, đều cũng có xa và gần.

Luận: “Tương ưng vô trí”, đến “mê gần khổ lý”.

Thuật rằng: Hoặc chín pháp này tương ưng vô trí, cùng với chín hoặc trước tùy chỗ thích ứng mà đồng có gần xa mê lý. Bất cộng vô minh không hiểu rõ khổ lý, cho nên khổ lý gần và xa. Nhưng kiến pháp của hai thủ hành tướng sâu xa, có thể mê chấp sâu cho nên có thể gọi

là mê lý. Riêng khởi hành tướng của tham gần cạn, vì không mê chấp sâu. Thế nào nói mê khổ lý? Ở đây chỉ có mê sự không có mê lý. Nếu như thế thì tại sao trước nói mười thứ đều là mê Đế? Đế có sự và lý, không có lỗi tương vi. Lại nữa, tương ưng với tham, như tiếp theo sau nói cũng mê khổ lý, cho nên trước nói mười thứ đều là mê Đế. Đây là Khổ đế đã xong.

Luận: “Mê và tà kiến”, đến “căn cứ theo khổ nên biết”.

Thuật rằng: Đối với ba Đế tập, diệt và đạo chỉ có tám trừ ra hai kiến. Nghi, tà kiến và bất cộng vô minh, mê gần ba Đế tập, diệt và đạo. Nhưng thật có thân kiến và biên kiến riêng mê ba Đế, vì nói tám, cho nên lược bỏ mà không Luận. hai thủ và tham căn cứ theo chỗ nói của khổ trước, vì hai kiến không có cho nên cũng chỉ có mê gần.

Luận: “Nhưng sân cũng có thể”, đến “sinh ghét ganh”.

Thuật rằng: Sân cũng mê gần diệt và đạo. Ý này hiển Vô lậu duyên của sân, vì mê lý mà sinh. Không có lý khổ và tập của sân cho nên ở đây không nói. Nhưng mê Đế của lý Vô lậu, do sân mê gần hai Đế mà khởi. Từ đây trở lên đều cùng với quyển 8 đồng. Lại nữa, giải thích tuy gần duyên lý không phải mê lý hoặc, vì không chấp thủ sâu. Lại nữa, vì không duyên lý thì không phải mê lý, chỉ vì hành tướng sâu xa. Thủ là có thể mê đối với lý, cho nên kiến thủ và giới thủ gọi là mê lý hoặc. Giải thích này không đúng. Chỗ nào phiền não cận duyên lý sinh mà không gọi là mê lý? Quyển 8 ghi: “Sân mê Diệt đế”. Nói mê Đế chắc chắn là mê lý. Giải thích trước là thù thắng. Như các phẫn… sau đây mê Đế cũng đồng.

Luận: “Tướng thô gần xa của mê Đế như vậy”.

Thuật rằng: Vì chưa tận lý. Quyển 8 nói cũng là tướng thô.

Luận: “Tùy thuận vi tế mà nói”, đến “tùy ứng như Luận kia”.

Thuật rằng: Năm pháp nghi, ba kiến và vô minh, là mê gần lý của đế. Hai thủ thì xa như định trước đã nói. Lại còn ba pháp tham, sân và mạn dưới Khổ đế, hoặc một mình tự khởi duyên kiến mà sinh, xa như trước đã nói. Hoặc tham và mạn này cùng với ba pháp đồng thời. Sân và nghi bốn pháp câu khởi. Tùy ứng như Luận kia cũng gọi là cận mê Đế. Mạn và tham cùng với ngã kiến câu sinh. Sau phiền não dưới Diệt đế và Đạo đế mà sinh khởi cũng gọi là mê Vô lậu. Sân và nghi câu khởi, hoặc một mình khởi. Đây là phỏng theo số tổng. Hoặc số biệt, là trừ hai kiến dưới Tập đế, Diệt đế và Đạo đế, cứ như trước nên nói. Hoặc một mình khởi tham, sân và mạn gọi là mê sự bốn Đế. Hoặc ba kiến và nghi câu khởi, cũng gọi là mê lý bốn Đế. Lại nữa, sân và mạn có thể

thành Vô lậu duyên hoặc, hoặc Vô lậu riêng duyên tham dưới Diệt đế và Đạo đế. Tại sao nói thành Vô lậu duyên hoặc? Do đây không nói Vô lậu duyên tham. Mê thì có thể như thế, cho nên nói tùy ứng. Đây là chỗ mà Đại Luận không có. Thuyết minh kiến đạo đã xong, còn Tu đạo thì thế nào?

Luận: “Câu sinh hai kiến”, đến “Tu đạo mới đoạn”.

Thuật rằng: Thân kiến và biên kiến đồng thời với ái, mạn và vô minh. Tuy mê gần lý Khổ đế, vì hành tướng vi tế khó đoạn, Tu đạo mới đoạn. Cùng với hai kiến dưới Khổ đế riêng khác, vì nó hành tướng thô.

Luận: “Sân ngoài ái”, cho nên là chỗ đoạn của tu”.

Thuật rằng: Sân và trừ ra hai kiến tương ưng trước, còn lại Độc hành ái mạn, và Tương ưng vô minh này, mê riêng hữu tình hoặc cả và sự, không mê đối với lý, không trái bốn Đế quán cho nên là chỗ đoạn của tu, lựa riêng kiến đạo độc hành tham. Tuy có mê đối với sự, nhưng trái với đế quán, cho nên là chỗ đoạn của kiến. Đây là trong môn lớn thứ chín có hai môn nhỏ:

  1. Ba đoạn.
  2. Mê đế.

Mê đế gần và xa, và thuyết minh mê lý và sự. Tiếp theo sau đây là duyên hữu sự vô sự môn thứ mười.

Luận: “Tuy các sự phiền não”, đến “vô sự phiền não”.

Thuật rằng: Trên tâm phiền não nói sở biến, đều có Tướng phần cận sở duyên, hiện tại không nắm lấy nó. Nhưng bản chất của nó hoặc có, hoặc không, gọi là duyên hữu sự và vô sự phiền não, như chỗ dẫn dưới đây có văn của nhiều Luận. Hiện tại nắm lấy các thân kiến của Luận Đối Pháp quyển 7 và pháp tương ưng này, không có bản chất gọi là duyên vô sự, ngoài ra cùng với pháp này đồng thời, gọi là duyên hữu sự, vì không có chấp ngã. Đây là căn cứ theo Nhân chấp mà Luận, không căn cứ theo pháp chấp. Vì pháp chấp thông với tất cả tâm khác, không phải chỉ có ngã kiến, hoặc chỉ có ngã kiến thì cùng với câu pháp cũng nhiếp chung hết pháp chấp, tức là ngoài bốn kiến, và nghi không có pháp chấp thì chắc chắn cùng với ngã kiến không đồng thời, liền thành lỗi lớn. Phiền não trong đây, cái nào cùng với ngã kiến đồng thời? Cái nào thì bất cộng? Như tự câu hữu môn trước đã nói.

Hỏi: Tất cả đều có bản chất, cho đến duyên Không cũng có Không, gọi là bản chất, tức là cực vi giáo. Cho đến cái gọi là lông rùa đều làm bản chất thì tại sao Luận này nói không có bản chất gọi là duyên vô sự phiền não?

Đáp: Trừ các ảnh tượng bên ngoài riêng có chỗ nương gá gọi là bản chất, tức là không có Vô bản chất. Nay lấy như tên bên dưới có bản chất trong chỗ chia thành phần, tức là có Vô thể, như hoa đốm trong hư không, như sừng thỏ, cho nên Luận này nói là duyên vô sự phiền não, cũng không có lỗi tương vi. Ảnh tượng và bản chất song song gọi là duyên phiền não hữu sự và vô sự. Hoặc cứ thẳng theo bản chất thì gọi đây là hai duyên phiền não. Hiện tại xét trong Vô lậu duyên thì không được nói giải thích sau. Văn Luận chỗ dẫn các hữu sự và vô sự, đáng lẽ làm môn nghĩa thêm vào nó. Luận Du-già ghi: “Lại nữa, mười phiền não là chỗ đoạn của kiến, gọi là vô sự, vì sở duyên sự của họ không phải thành bản chất, các phiền não hữu sự và vô sự khác trái nghịch với nó”. Kiến đạo Hoặc lấy kiến làm đầu, vì chỗ nắm lấy bản chất không có, duyên nặng về tướng của Hoặc mà gọi là duyên vô sự. Tu đạo tuy có kiến cảnh vô sự, vì nhiều duyên sự. Từ nhiều gọi là là duyên hữu sự phiền não. Quyển ghi: “Các kiến và mạn là vô sự, tham và khuể là hữu sự. Vô minh và nghi thông cả hai thứ”. Đây là lấy lý mà Luận. Các kiến của kiến đạo và Tu đạo, ngã mạn trong mạn, bản chất không có, vì tham ít, lược bỏ không nói, tức là văn sau của quyển đó ghi: “Hữu sự duyên là các hữu sự phiền não; vô sự duyên là các vô sự phiền não”. Văn này tổng nói cũng không có lỗi tương vi, cũng nói: “Không có cảnh duyên, là duyên chỗ kế chấp Diệt đế và Đạo đế của phân biệt và tất cả phiền não trong Phật pháp quảng đại”. Luận Đối Pháp quyển ghi: “Sở duyên của hữu sự cảnh, là trừ kiến, mạn, tương ưng pháp này và cảnh giới sở duyên còn lại”. Vô sự là chỗ trừ bỏ ở trước, đồng với chỗ nói trong văn phần đầu của Luận Đối Pháp quyển . Văn tiếp theo đó nói không phải có sở duyên, là hiển tâm tâm sở và duyên các cảnh giới sở duyên quá khứ, vị lai, mộng, ảnh, huyễn… Ở đây không Luận phiền não, nhưng cảnh gốc không có, có sở duyên. Nói rằng ngoài sở duyên cảnh giới ra, tức là bản chất có ba tánh tâm tâm sở. Luận Đối Pháp quyển 7 cũng ghi: “Phiền não có hai thứ, là duyên hữu sự và vô sự”. Vô sự là kiến, và kiến tương ưng pháp. Kiến là Tát-ca-da kiến và biên chấp kiến. Ngoài ra phiền não gọi là duyên hữu sự, vì thông với kiến đạo và Tu đạo, hai kiến này làm đầu. Cảnh gốc thật không có, tương ưng cũng như thế. Văn này đã hết lý, đồng với văn này, không phải hoặc của sân có thể gọi là vô sự, như Xu Yếu giải thích.

Luận: “Cận sở duyên kia”, đến “Vô lậu phiền não”.

Thuật rằng: Dưới đây là phần thứ mười một, Hữu lậu duyên phân biệt và Vô lậu duyên phân biệt. Như nghi, tà kiến, vô minh và các pháp tương ưng sân, mạn Vô lậu duyên, cận sở duyên tuy đều có Hữu lậu, nhưng bản chất chỗ nương nhờ cũng Vô lậu, chỉ có tướng của ảnh tượng là Hữu lậu. Hiện tại Luận này chỉ lấy hai cảnh bản chất và ảnh tượng, gọi là duyên lậu và Vô lậu phiền não. Căn cứ theo hữu sự và vô sự duyên riêng không thể làm ví dụ.

Luận: “Duyên tự tha”, đến “chỗ khởi gọi là cảnh”.

Thuật rằng: Từ đây xuống là môn lớn thứ mười hai, duyên tự tha phiền não y và duyên câu tăng, gọi là chỗ khởi sự và cảnh của duyên phân biệt. Cảnh bản chất này cũng do khi phân biệt khởi. Sự là thể, duyên tha địa và Vô lậu, gọi là duyên chỗ khởi phân biệt gọi là cảnh. Ảnh tượng và bản chất không giống nhau. Diệt đế và Đạo đế sâu xa, địa xứ thì xa. Y và duyên không tăng, nhưng tìm tên gọi của nó, tên đó có thể tăng, cho nên nói chỗ khởi phân biệt gọi là cảnh. Hoặc là tên gọi, tức là tên Tướng phần của tâm và tâm sở, cũng do chỗ khởi của năng phân biệt. Điều này cũng như quyển 8, quyển , và Luận Đối Pháp quyển và quyển 7 sao nói. Có lý do riêng.

Luận: “Ngoài môn phân biệt ra, nên tư duy như lý”.

Thuật rằng: Nói rằng hữu Dị thục và Vô Dị thục, Hữu lậu và Vô lậu, bảy tùy miên nhiếp, tám Triền cái nhiếp, cho đến chín phẩm phân biệt, đều như lý suy nghĩ.

Luận: “Đã nói căn bản”, đến “tướng của nó thế nào?”

Thuật rằng: Tổng kết các điều trước, phát sinh các điều sau.

Luận: “Tụng nói rằng”, đến “gọi là Tùy phiền não”.

Thuật rằng: Trường hàng phân làm hai. Phần đầu giải thích tướng của thể và nghiệp, phần sau giải thích các môn. Môn đầu tiên có sáu phần:

  1. Giải thích được tên.
  2. Gom lại làm ba vị.
  3. Giải thích thể và nghiệp.
  4. Giải thích ba chữ trong tụng là dữ, tinh, cập.
  5. Giải thích sự rộng hẹp của tùy danh.
  6. Giải thích phế và lập.

Giải thích trong tụng chữ Tùy phiền não, là phẫn… mười pháp, vong niệm, Bất chánh tri và phóng dật, ngoài ra giả nhiễm tâm sở là pháp căn bản thô hành sai biệt phầ vị của tham gọi là Tùy phiền não. Vô tàm, vô quý, trạo cử, hôn trầm, tán loạn, bất tín và giải đãi bảy pháp tuy riêng có tự thể, nhưng là tánh Đẳng lưu của căn bản trước gọi là Tùy phiền não. Do căn bản làm nhân mà các pháp này được có. Đây là căn cứ theo theo chánh nghĩa. Lại nữa, nói chỉ có bốn là thật. Nói Đẳng lưu là nghĩa đồng loại, vì thế lực không phải mạnh thù thắng, nhưng không phải nhân, không gọi là căn bản, không thể sinh các nhiễm tâm sở khác. Hoặc Đẳng lưu là quả Đẳng lưu. Nếu như thế tức là sau căn bản mới sinh, không phải nghĩa đồng thời, ở đây là nói đồng thời làm quả Đẳng lưu. Quyển 2 có hai giải thích:

  1. Tùy phiền não đối với tâm.
  2. Tùy phiền não mà sinh.

Hiện tại Luận này đồng với nghĩa sau.

Luận: “Hai mươi thứ này”, đến “gọi là tiểu Tùy phiền não”.

Thuật rằng: Từ đây xuống là phần thứ hai gom lại làm ba vị. Đây là phân mười thứ, tự loại tương sinh, mỗi thứ đều khởi riêng, không phải bất cộng trong tha và đại hoặc câu, hành vị thì hạn hẹp, cho nên gọi là tiểu.

Luận: “Vô tàm… hai pháp”, đến “gọi là trung Tùy phiền não”.

Thuật rằng: Là tự đắc câu sinh, hành thông với phẫn, chỉ khắp Bất thiện, hành vị hạn hẹp sau tám pháp.

Luận: “Trạo cử… tám pháp”, đến “gọi là đại Tùy phiền não”.

Thuật rằng: Là tự đắc câu sinh, chỉ khắp các nhiễm, đắc câu sinh cho nên không gọi là tiểu, nhiễm đều khắp cho nên không thể gọi là trung. Hai nghĩa đã khác nhau, cho nên tám pháp này gọi là đại. Giải thích ba vị, các Luận không có.

Từ đây xuống phần thứ ba nêu ra thể và nghiệp của nó, giải thích tâm sở nêu bày phân biệt, như dưới đây sẽ biết.

Luận: “Thế nào là phẫn?”, đến “phẫn phát làm tánh”.

Thuật rằng: Hiện tại lấy thời phần và hành tướng để hiển thể, nương vào cảnh đối hiện trước mắt không thêm nhiều, là nương vào sự hiện tại có thể thấy nghe, hoặc là hữu tình, hoặc là tha kiến, tức là duyên sự sinh. Luận Ngũ Uẩn ghi: “Hiện tại sự không nhiêu ích, không phải pháp Vô lậu là hiện trái với duyên sự, vì hành tướng của phẫn cạn không nắm sâu. Hoặc đối hiện Vô lậu, đây tức là sân”.

Luận: “Có thể chướng bất phẫn”, đến “thân tiêu biểu cho nghiệp”.

Thuật rằng: Đây là hiển tác dụng, bất phẫn tức là vô sân. Luận Hiển Dương ghi: “Phẫn chướng vô sân”. Những điều này như trước đã nói trong thiện. Dưới đây mỗi mỗi nên biết cầm gậy gộc tức là thân ác, tiêu biểu nghiệp trượng gọi là đồ binh khí, từ phần nhiều thô mạnh mà nói. Nhưng nói cầm gậy gộc cũng có lời nói ác.

Luận: “Đây tức là sân khuể”, đến “tướng dụng của phẫn”.

Thuật rằng: Đây là đối với người ngoài mà phân rõ thật giả của nó để hiển sở y này, nếu nghĩa đồng không có tranh cãi. Chỉ trình bày một giải thích vì đều là nghĩa đồng, hoặc thể riêng nghĩa khác, tức là mỗi mỗi đều trình bày nó, không thể sợ dài dòng. Lại nữa, quyển và quyển 8 đều nói là đồng, trong bản sao không nói, hoặc khác nhau, mỗi mỗi đều trình bày riêng.

Luận: “Thế nào là hận?”, đến “kết oán làm tánh”.

Thuật rằng: Nóng bức não hại làm nghiệp, do hận cho nên sinh não, không phải đồng thời. Nhưng phẫn cũng sinh não, vì cận đối khinh, chỉ nói hận sinh. Nhưng pháp này trong Luận Hiển Dương mỗi mỗi đều có năm nghiệp. Luận kia tùy theo hoặc trái ngược thật pháp mà nó nương tựa thì làm cho nó chướng ngại. Một pháp dưới đây cứ theo đó mà biết, Luận kia đồng với đây, dưới đây không nói, khác thì sẽ hiển bày.

Luận: “Thế nào là phú?”, đến “bất an ẩn”.

Thuật rằng: Tự tạo tội rồi lại sợ mất tài lợi danh dự, ẩn giấu làm tánh. Luận Đối Pháp ghi: “Pháp như thế che giấu tội lỗi thì tâm chắc chắn ưu lo hối hận, do đây không được an ẩn mà trụ”.

Luận: “Có nghĩa phú này”, đến “che giấu tội lỗi của tự mình”.

Thuật rằng: Đều là do không sợ khổ trong tương lai mới che giấu tội lỗi, những kẻ sợ khổ thì không che giấu tội. Đây là lấy lý để hiển lời nói trong Luận. Quyển và Luận Đối Pháp nói, tức là lấy giáo lập thành, nhưng trong quyển 8 thì nói là dòng của phẩm loại siểm, đây là căn cứ theo loại của tùy hoặc. Siểm cũng là một phần si, cũng không có lỗi tương vi. Nói siểm phẩm là đồng thời với si phần.

Luận: “Có nghĩa phú này”, đến “che giấu tội lỗi của tự mình”.

Thuật rằng: Những người che giấu tội lỗi, cũng có lo sợ bị mất tài lợi danh dự, cho nên cũng có tham phần.

Luận: “Luận căn cứ thô loại”, đến “là tham phần”.

Thuật rằng: Luận căn cứ theo những người đều vì danh dự mà che giấu tội lỗi, đây là tướng loại thô cho nên chi nói si phần. Như các Luận đếu nói trạo cử là tham phần, thật có riêng thể cũng là si phần. Vì không cực thành cho nên lý chắc chắn không đúng.

Luận: “Nhưng nói trạo cử”, đến “chỉ là tham phần”.

Thuật rằng: Hai Luận đều nói trạo cử khắp nhiễm tâm, cho nên biết cũng là si phần, hoặc riêng có thể, chỉ có tham phần là tướng của tham tăng trưởng, có sân đồng thời thì ứng với Vô, như trước đã nói.

Luận: “Thế nào là não?”, đến “châm chích làm nghiệp”.

Thuật rằng: Truy về cảnh phẫn và hận trước, xúc chạm hiện tại nghịch duyên với tâm, rất thô bạo và kiêu ngạo, hay châm chích não hại người khác.

Luận: “Rằng truy việc ác đã qua”, đến “tướng dụng của não”.

Thuật rằng: Đây là giải thích nghiệp đời trước, duyên quá khứ và hiện tại. Luận Đối Pháp, Hiển Dương quyển 1, và Luận Ngũ Uẩn đều nói là người hay phát ngôn ngữ hung hiểm thô ác, vì phát nhiều lời, khi do não khởi thì cũng phát thân nghiệp. Như phẫn cũng phát ngữ, nhưng nói là cầm gậy gộc. Hiêu là tự đắc, huyên hiêu là huênh hoang tự đắc; bạo là thô bạo; hung là hung hiểm hung ác; bỉ là xấu xa.

Luận: “Thế nào là tật?”, đến “tướng dụng của tật”.

Thuật rằng: Chết theo danh lợi của chính mình. Tuẫn là tìm cầu, là dò xét, không nhẫn nại được đối với vinh quang của người khác. Vinh quang của người khác là vinh quang thuộc thế gian, tức là phú quý an lạc; vinh quang xuất thế gian tức là chứng thuyết thắng phẩm công đức, thông với Hữu vi và Vô vi. Hiển Dương ghi: “Đối với công đức mà người khác có, gọi là danh dự cung kính lợi dưỡng, tâm đố kỵ gọi là tật. Nhưng thật thấy nghe hay biết đều được khởi tật”. Trong đây căn cứ theo thù thắng chỉ nói kiến và văn, có thể chướng ngại bất tật. Hiển Dương quyển 1 ghi: “Hay chướng nhân từ làm nghiệp”. Hiển Dương quyển 2 trong bốn Vô lượng ghi: “Hỷ là bất tật, thiện căn làm thể”. Dugià đều nói là một phần Đẳng lưu của sân, cho nên bất tật tức là vô sân, không phải có thể riêng.

Luận: “Thế nào là xan?”, đến “tướng dụng của xan”.

Thuật rằng: Tài và pháp là các sự như vật dụng, vợ con, vinh vị… đều gọi là tài, lý, giáo, hạnh và quả đều gọi là pháp; đến sau sẽ biết. Bí là giấu kín; lận là tham tiếc, là tên gọi khác của xan; bỉ là xấu ác; súc là tích chứa, dị danh của tích tập. Bỉ, lận, xan và sáp gọi là bất năng xả, chánh đưa ra là xan. Văn dễ có thể biết. Luận Đối Pháp chỉ phỏng theo sự bỏn xẻn tài vật. Luận Ngũ Uẩn ghi: “Là trái nghịch với bố thí”, bố thí đã là pháp chung, xan cũng như vậy.

Luận: “Thế nào là cuống?”, đến “tướng dụng của cuống”.

Thuật rằng: Kiểu nghĩa là không thật, gọi là dối trá hư ngụy, là tự mình không có đức, trá ngụy có đức, để tham danh lợi, cho nên làm chỗ nương cho tà mạng. Là trong tâm giả dối, không phải ý mưu tính đồng dị, dối trá hiện oai nghi tinh tấn. Tuy cũng là si, cho nên thực hành cuống sự này, vì phần nhiều là hiện tà mạng sự, cho nên Luận Đối Pháp ghi: “Chỗ nương của tà mạng là phần nhiều căn cứ theo đời hiện tại”. Quyển nói chỉ là si phần. Quyển 8 nói tà kiến Đẳng lưu, những người cuống dối chắc chắn là si, chỉ căn cứ theo thể của định, vì tham không có định. Những người tà kiến là si tăng thượng. Những người tà Kiến phần nhiều hiện đối với cuống, giả hiện có đức cho nên họ nói không thật. Đây là lấy hai pháp tham và si làm thể, đồng với Luận Đối Pháp.

Luận: “Thế nào là siểm”, đến “tướng dụng của siểm”.

Thuật rằng: Siểm gọi là không thật, khúc nghĩa là không ngay thẳng, là giăng bẫy người khác. Luận Hiển Dương ghi: “Vì lừa dối người kia cho nên siểm”. Hoặc lừa dối người kia mà lấn hiếp ràng buộc người kia, hoặc là cướp lấy. Tuy sự không hợp, nhưng uốn khúc tùy thuận thời cơ là việc thích đáng, làm lồng giăng lưới giả trá thiết lập phương tiện khiến người mắc lừa, sự này là nắm ý người mong người thấy hay, hoặc để thuận lợi chỗ mong cầu của mình, hoặc làm phương tiện muốn giấu lỗi của mình mà giả dối để che giấu nguyên nhân tội lỗi, cho nên không gánh vác được lời giáo huấn của thầy bạn. Vì tham lợi cho nên siểm là tham phần, vì vô trí cho nên siểm tức là si phần. Luận Ngũ Uẩn ghi: “Phú tàng tội lỗi của tự mình là chỗ nhiếp của phương tiện, sau siểm sinh phú”. Lấy quả hiển nhân, vì sợ người khác nói điều xấu ác của mình cho nên đối với người khác mà giả dối nói tốt, là siểm che giấu nhân. Nếu không như thế thì phú và siểm đều che giấu tội lỗi, hai tướng khó phân biệt. Nếu không như thế thì đáng lẽ thừa nhận phú và siểm đồng thời sinh, cho nên hiện tại Luận này nói siểm là nhân của phú. Quyển 8 ghi: “Là phẩm loại của tà kiến”. Quyển ghi: “Là si phần”, như trong cuống trước đã nói.

Luận: “Thế nào là hại”, đến “tướng dụng của hại”.

Thuật rằng: Là người đối với hữu tình không có từ bi. Quyển 8 ghi: “Đối với diệt và đạo khởi tổn hại”. Nó cũng duyên pháp Vô lậu mà khởi. Đây là căn cứ theo hại của Tu đạo thông với Tiểu thừa. Chỉ nói hữu tình, đến sau sẽ rõ. Luận Đối Pháp thì đồng với chỗ tổn hữu tình này, nhưng có hai giải thích:

1. Luận kia nói hại là dị danh của sân, không phải hại này. Đây là chỉ có duyên với hữu tình, lấy văn này làm chứng.

2. Hại này cũng duyên với Vô lậu, như đoạn văn kia làm chứng. Trong não trước cũng như thế, do Luận kia nói khởi tâm khuể não.

Luận: “Tướng riêng của sân hại căn cứ theo thiện tương ưng mà nói”.

Thuật rằng: Sân chướng vô sân, chánh chướng đối với từ; hại chướng bất hại, chánh chướng đối với bi, cho nên căn cứ theo thiện mà nói. Sân hay đoạn dứt mạng sống, hại thì chỉ làm tổn người khác, cho nên đây là riêng, như trong thiện đã nói.

Luận: “Thế nào là kiêu”, đến “tướng dụng của kiêu”.

Thuật rằng: Trong kiêu, là đối với sự việc thịnh vượng của tự mình. Luận Hiển Dương ghi: “Là tạm được sự việc của thế gian hưng thịnh thì tâm tự ỷ thị đề cao”. Luận Đối Pháp ghi: “Tùy một sự vinh lợi, là tướng trường thọ, tức là sự việc hưng thịnh này”.

Hỏi: Nhưng đã văn và tưởng, hoặc đã chứng đắc các còn lại pháp, lẽ nào lại ỷ thị được?

Đáp: Bậc Thánh chưa duyên mà đã chứng sự sinh khởi ỷ thị, sinh khởi ỷ thị chỉ duyên Hữu lậu sự. Dị sinh đối với chỗ văn và tư Vô lậu, có thể ỷ thị sinh kiêu. Nhưng điều này co nghĩa là chỉ ỷ dựa tri kiến, tức là Hữu lậu, có nghĩa là ỷ dựa vào các pháp Sở tri, cũng thông với Vô lậu. Giải thích sau là thù thắng. Trong đây là nói chung cho các pháp sở tri, cũng gọi là thịnh sự. Luận Hiển Dương tuy dẫn kinh, còn Luận Đối Pháp thì chỉ căn cứ theo Tu đạo thông với tướng kiêu phần nhiều của Tiểu thừa, cũng không trái nghịch. Trong các pháp này, sinh nhiễm ô sâu xa, đam mê rong chơi phóng dật làm tánh mà ỷ thị. Đam mê tức là dị danh của hôn mê, sinh trưởng tất cả sự nhiễm ô. Luận Đối Pháp ghi: “Là sở y của tất cả phiền não cho nên bất kiêu tức là vô tham”. Nhưng trong Luận Đối Pháp nói một phần không phải là thể của nó, nắm tất cả sự làm thành của nó. Phần là khí phần, là nghĩa Đẳng lưu phẩm loại, không phải thể của nó. Như giải đãi nương vào bốn pháp, tức là không phải chỉ có tham lấy làm chỗ nương, mà cũng là chỗ nương của sân.

Từ trên đến đây phân rõ tiểu Tùy hoặc đã xong. Dưới đây phân rõ trung tùy hoặc có hai, phần đầu giải thích riêng, được giải thích chung và giải thích riêng làm hai phần, đều có nói sơ lược và nói rộng, như văn có thể biết.

Luận: “Thế nào là vô tàm?”, đến “các ác hạnh”.

Thuật rằng: Đây là ngược lại tướng của tàm, cho nên phải căn cứ theo trước mà nói.

Luận: “Thế nào là vô quý?”, đến “các ác hạnh”.

Thuật rằng: Căn cứ ngược theo quý trong thiện làm tướng của nó. Nhưng vô tàm nói trong đây là tự pháp, đồng với Luận Hiển Dương. Luận Đối Pháp và Luận Ngũ Uẩn ghi: “Tự mình không xấu hổ là vô tàm, pháp lợi ích đối với mình cũng gọi là tự”. Trong đây lấy tình và phi tình phân riêng, nêu cả hai không trái nhau.

Luận: “Không hổ thẹn với lỗi xấu”, đến “giả nói làm thể”.

Thuật rằng: giải thích chung có bốn phần:

  1. Chung với giáo.
  2. Vấn nạn các thuyết xưa.
  3. Thuyết minh hành tướng.
  4. Giải thích các văn nghịch nhau.

Đây là phần chung với giáo. Kinh Luận của chung với giáo giải thích hai thể này là bất sỉ. Hiện tại Luận này nói bất sỉ là hai thứ thông tướng của pháp này, các giáo phỏng theo duyên riêng của tự và tha, mượn nói thông tướng là hai tướng riêng, không phải tướng riêng của nó.

Luận: “Hoặc chấp bất sỉ ”, đến “thể không sai biệt”.

Thuật rằng: Dưới đây vấn nạn thuyết xưa có bốn phần:

  1. Vấn nạn không có riêng thể.
  2. Vấn nạn không câu sinh.
  3. Vấn nạn không phải thật có.
  4. Vấn nạn không phải khắp ác pháp.

Có người hoặc chấp bất sỉ là hai thứ tướng riêng này, hai thứ này đáng lẽ không có riêng, vì đều là bất sỉ, như sự lãnh nạp đồng thời của hai thọ. Nếu như thế thì thể của khổ và lạc đáng lẽ không có riêng, vì lãnh nạp đồng thời? Nghĩa này không đúng. Phân biệt và bất phân biệt, bức bách và thích khoái, các thứ hành tướng đó đều riêng biệt, không giống như hành tướng của bất sỉ không có riêng biệt, vì bất sỉ đều là duyên phỏng theo tự và tha.

Luận: “Do hai pháp này”, đến “có nghĩa này”.

Thuật rằng: Đây là vấn nạn Bất câu sinh. Đã là loại đồng cho nên đáng lẽ không câu sinh, không phải thọ và tưởng thừa nhận có hai pháp này cùng sinh.

Luận: “Hoặc chờ tự và tha”, đến “đều khắp ác tâm”.

Thuật rằng: Kế đó vấn nạn chẳng phải thật có, hoặc chờ lập hai cảnh tự và tha, cho nên thành thể riêng, đáng lẽ không phải thật có, như dài ngắn, nóng lạnh cũng như thế. Hoặc thừa nhận hai thứ này đến đều khắp ác tâm cõi dưới thì không phải vấn nạn ác khắp. Hoặc thể của hai pháp này thật thừa nhận trước và sau sinh, lại trái với Du-già quyển nói đều khắp ác tâm. Có khởi và bất khởi vì không phải khắp ác. Không có người kế chấp này, nhưng lập ra để nói. Người ngoài hỏi: Tướng riêng như thế nào?

Luận: “Khi Bất thiện tâm”, đến “không có lỗi khởi riêng”.

Thuật rằng: Đây là giải thích hành tướng. Tùy theo duyên cảnh nào mà có nghĩa khinh chống việc thiện? Nên nói trái lại với thiện.

Luận: “Nhưng các Thánh giáo”, đến “gọi là tự tha”.

Thuật rằng: Dưới đây giải thích các văn trái nhau. Trong hai giải thích, tổng hợp các kinh trái nhau. Trong thế gian cũng nhiếp sách vở thế gian và pháp lệnh vua chúa, không có ích kỷ.

Luận: “Nhưng Luận nói là”, đến “không phải là tánh của nó”.

Thuật rằng: Tổng hợp các văn trái nhau, đây là riêng có tự thể. Quyển 8 ghi: “Là Đẳng lưu của si lấy làm chỗ nương khắp”. Luận Đối Pháp ghi: “Làm ba pháp phần của tham”. Là Đẳng lưu cho nên gọi là phần, không phải như phẫn là tánh của nó, cho nên gọi là phần. Nhưng quyển ghi: “Là thật có, không nói tha phần”. Văn này là chánh.

Luận: “Thế nào là trạo cử?”, đến “Xa-ma-tha làm nghiệp”.

Thuật rằng: Khiến cho tâm bất tịnh, thể không phải chỉ có bất tịnh, bất tịnh mới là cộng tướng của các hoặc, có thể chướng hành xả, trái với thiện pháp, chướng Xa-ma-tha. Phẩm chỉ đối trị, hoặc biệt thiện pháp hành tướng tương đối, trái với xả tướng. Hoặc tổng thiện pháp hành tướng tương đối, trái với phẩm chỉ, vì lỗi nặng nói có chướng hai thứ. Luận Đối Pháp và Hiển Dương đều nói trái với phẩm chỉ, chỉ có trong Luận này thì trái với xả thiện. Luận Đối Pháp quyển trong Ngũ Uẩn chướng thì trạo cử chướng chỉ, cũng đồng với Luận này. Xả đối với ác pháp thì trạo cử chướng ngại rất lớn, nói nó là chướng.

Luận: “Có nghĩa trạo cử”, đến “lạc sự sinh”.

Thuật rằng: Sư đầu tiên cho rằng chỉ có tham phần, không có riêng thể tánh. Quyển , quyển 8, Hiển Dương và Luận Đối Pháp đều chỉ nói tham phần, không nói phần khác. Dưới đây lấy lý làm thành, ở đây lại do nhớ các lạc sự xưa mà sinh, tuy cũng có tham hiện tại và vị lai cho nên sinh. Nhưng tu chỉ tướng, sách luyện rèn tâm, duyên cảnh tăng trước hết, cho nên nói nhớ xưa. Lại nữa, quyển ghi: “Đây không phải là nhiễm khắp”. Nói nhiễm khắp là có nghĩa riêng, như quyển nói.

Luận: “Có nghĩa trạo cử”, đến “khắp nhiễm tâm”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ hai nói, văn có ba phần:

  1. Phá trước.
  2. Mở chánh nghĩa.
  3. Tổng hợp các văn trái nhau.

Đây là văn phần đầu. Pháp này không phải chỉ có tham, Luận Đối Pháp quyển , Du-già quyển 8 nói là khắp nhiễm tâm, hoặc chỉ có tham phần tức là không khắp. Nói không khắp là có nghĩa riêng, như trước đã tổng hợp nói. Đây là nêu ra giáo làm thành.

Luận: “Lại nữa, tướng trạo cử”, đến “không có tướng riêng”.

Thuật rằng: Đây là mở chánh nghĩa. Các Luận đều nói, tướng của trạo cử này là không tịch tịnh. Luận Đối Pháp và Ngũ Uẩn đều đồng như đây. Nhưng Luận Đối Pháp quyển thì nói rằng bất tịch tịnh là cộng tướng. Trạo cử này là lìa tất cả nhiễm không có thể tánh riêng. Ý của sư này nói là nương trên tất cả phiền não mà lập. Nếu như thế thì ý gì mà Luận chỉ nói là tham phần?

Luận: “Tuy nương tất cả”, đến “nói làm tham phần”.

Thuật rằng: Tổng hợp các điều trái nghịch. Cảnh giới tham ái chỉ có trạo cử tăng trưởng. Khi trạo cử tăng thì nương vào tham phần. Nói là tham phần không phải chỉ nương vào tham mà nói là giả tướng. Hai sư ở đây lấy quyển nói là Thế tục hữu cho nên đều là giả.

Luận: “Có nghĩa trạo cử”, đến “cũng giả có”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ ba nói, văn cũng có bốn phần:

  1. Phá sư đầu tiên.
  2. Tổng hợp các văn.
  3. Hiển chánh.
  4. Phá sư thứ hai.

Đây là phần đầu. Ngoài tham ra riêng có tự tánh, do đây cho nên được khắp các nhiễm tâm. Hoặc chỉ có tham phần thì không khắp tất cả nhiễm. Như bất tín, giải đãi, Luận Đối Pháp nói là si phần, Đại Luận nói là thật có, không phải nói là tha si phần. Bất tín và giải đãi không phải thật có, không phải nói là tham tha phần. Thể của trạo cử thì không phải thật có, không có bất tín cũng giả có, khắp nhiễm tâm mà nói là một phần chứng. Như bất tín là thật có, nhân này bất định, cũng không khắp, vì phóng dật là khắp nhiễm thừa nhận là giả.

Luận: “Nhưng Luận nói là”, đến “tùy theo tha tướng mà nói”.

Thuật rằng: Đây là tổng hợp các văn. Quyển ghi: “Thế tục hữu, như hai pháp thùy miên và ác tác là Thế tục hữu thể vẫn là thật. Luận kia cũng tùy tha tướng mà nói. Nói rằng trạo cử vị mà tham phần tăng trưởng, từ tham tướng mà nói là Thế tục hữu. Thế tục hữu vẫn không phải là giả. Thùy miên có nghĩa là không cho là thật, trong ví dụ tuy không thành, vì lý dần dần cũng khiến cho thật có, đến sau sẽ nói, hiện tại làm ví dụ.

Nếu như thế thì tướng riêng là thế nào? Bất tịnh là cộng tướng, từ trước đến nay khó thông. Nghĩa của Sở thứ nhất, dưới đây nêu ra tướng 70 riêng của nó để đáp sư thứ hai.

Luận: “Tướng riêng của trạo cử”, đến “không ở trong tịnh”.

Thuật rằng: Đây là mở chánh nghĩa. Nói rằng tự đắc thì trạo cử động là tự tánh này, khiến cho chính nó đồng thời sinh cùng tâm và pháp tâm sở bất tịnh.

Luận: “Nếu lìa phiền não”, đến “không phải tướng riêng này”.

Thuật rằng: Phá sư thứ hai. Hoặc lìa tất cả phiền não, không có tướng riêng này, tại sao nói riêng chướng đối với chỉ? Tất cả phiền não không đều là chướng chỉ. Lại nữa, phiền não có thể chướng tất cả thiện, không phải chướng riêng, cho nên biết không tịch tịnh thì không phải biệt thể tướng này. Thể riêng tướng tức là hiêu động.

Luận: “Thế nào là hôn trầm?”, đến “Tỳ-bát-xá-na làm nghiệp”.

Thuật rằng: Đây là khinh an trong Biệt chướng thiện, chướng thông phẩm quán, hiển lỗi tăng trưởng mà nói có hai chướng.

Luận: “Có nghĩa hôn trầm”, đến “là si tướng”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ nhất, căn cứ theo giáo mà lập lý, lấy Luận làm chứng, các Luận đều đồng. Vì lý và si không có tướng riêng.

Luận: “Có nghĩa hôn trầm”, đến “tướng của hôn trầm”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ hai, văn có hai phần:

  1. Lập nghĩa.
  2. Tổng hợp các văn.

Đây là phần đầu. Các cộng tướng của phiền não tức là tướng riêng, là nương trên tất cả phiền não mà lập. Luận Đối Pháp quyển nói không thể chấp nhận là cộng tướng của hoặc.

Luận: “Tuy nương tất cả”, đến “chỉ nói si phần”.

Thuật rằng: Tổng hợp các Luận như trước. Đây là nương tất cả phiền não mà giả lập si vị tăng trưởng.

Luận: “Có nghĩa hôn trầm”, đến “không phải tức là si nhiếp”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ ba, văn có bốn phần:

  1. Phá thuyết đầu tiên.
  2. Mở chánh nghĩa.
  3. Phá sư thứ hai.
  4. Phân rõ sai biệt.

Đây là phần đầu. Riêng nói có thể, tổng hợp gọi si phần, là Đẳng lưu của si. Đồng với quyển 8 nói hai pháp bất tín, giải đãi làm ví dụ.

Luận: “Tùy theo tha tướng mà nói”, đến “là thật có tánh”.

Thuật rằng: Giải thích này là lý do của thế tục, vì si tăng trưởng cho nên gọi là Thế tục hữu, như thùy miên… là thật có tánh, đây là thông với văn của sư thứ nhất, thông với vấn nạn của sư thứ hai. Căn cứ theo trước mà nên nói.

Luận: “Tướng riêng của hôn trầm”, đến “không thể chấp nhận”.

Thuật rằng: Đây là mở chánh nghĩa. Mắt mờ nặng là tướng riêng này. Mông là mắt mờ, có nghĩa là hôn muội; trọng là nặng, có nghĩa là trầm trọng, đó là nghĩa chữ trầm. Tướng riêng của thể này không phải không chấp nhận, vì khiến cho các pháp đồng thời sinh không kham nhận.

Luận: “Hoặc lìa phiền não”, đến “không phải tướng riêng này”.

Thuật rằng: Vấn nạn sư thứ hai. Nếu lấy cộng tướng của phiền não làm thể thì không nên riêng nói chướng phẩm quán của nó, đáng lẽ tất cả gọi là hôn trầm, vì tất cả đều chướng quán. Lại nữa, có thể chướng tất cả thiện pháp, tại sao chỉ chướng phẩm quán? Như trước đã nói.

Luận: “Pháp này cùng với si tướng”, đến “mà không phải mê ám”.

Thuật rằng: Dưới đây phân rõ sai biệt, nghĩa là si đối với cảnh khinh khi mà mê ám. Mê ám là không hiểu rõ nghĩa, là vô si trong chánh chướng thiện. Tướng riêng đối với cảnh không phải mê muội trầm trọng, hôn trầm thì đối với cảnh mê muội trầm trọng, chướng thiện khinh an. Tướng riêng đối với cảnh không phải mê ám.

Luận: “Thế nào là bất tín?”, đến “nhiều giải đãi”.

Thuật rằng: Dưới đây văn có hai đoạn: Thứ nhất nói sơ lược; thứ hai nói rộng. Lấy những pháp này sơ lược. Đọa y, đọa là giải đãi lười nhác; thật đức năng, là sở y của bất tín; bất nhẫn lạc là tướng của bất tín.

Luận: “Ba tướng của bất tín”, đến “tâm uế làm tánh”.

Thuật rằng: Dưới đây nói rộng có ba phần:

  1. Phân rõ cảnh.
  2. Phân rõ tâm uế.
  3. Giải thích sai biệt của bất nhẫn.

Đây là hai phần đầu. Chỗ ba tướng của bất tín, là ngược lại tín nói ở trước.

Luận: “Do bất tín”, đến “cho nên không phải riêng có”.

Thuật rằng: Dưới đây là giải thích sai biệt của bất nhẫn, vì do bất tín. Bất nhẫn, bất lạc và bất dục trong thật… không phải riêng thật có tánh của bất nhẫn. Nhẫn, lạc và dục trong thiện đã nói trước, thể của nó là dục và giải, ở đây thì đối với thật… mà bất nhẫn, bất lạc và bất dục. Nhưng bất tín do trong tín này đối với nhiễm pháp mà bất nhẫn và bất lạc, cũng tức là tín, không có thể riêng.

Luận: “Hoặc đối với các sự khác”, đến “không phải tự tánh này”.

Thuật rằng: Hoặc đối với nhiễm pháp khởi nhẫn và lạc thì thể là dục, không phải là bất tín, vì nhân quả của bất tín. Hoặc đối với Vô ký khởi nhẫn và lạc thì chỉ là dục và giải, vì không cùng với pháp khác làm nhân quả. Hoặc đối với nhiễm pháp khởi bất nhẫn và bất lạc thì thể tức là tín, cũng không phải dục và giải.

Luận: “Thế nào là giải đãi?”, đến “thấm nhiễm lâu dài”.

Thuật rằng: Trong nghiệp tăng trưởng là thấm nhiễm lâu dài.

Luận: “Đối với các nhiễm sự”, đến “không phải riêng có tánh”.

Thuật rằng: Không phải chỉ đối với thiện không siêng năng mà gọi là giải đãi, đối với sự ác siêng cần cũng là giải đãi. Đối với Vô ký sự siêng cần là dục và thắng giải không phải riêng có thể.

Luận: “Như đối với Vô ký”, đến “không có tín và bất tín”.

Thuật rằng: Đây là ví dụ thành. Đối với Vô ký sự khởi nhẫn có thể lạc dục, không phải tín không phải bất tín, vì chỉ là dục và thắng giải. Hành tướng của hai pháp này tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ có thiện, nhiễm và Vô ký hạnh yếu kém. Không có riêng hai tướng, chỉ có dục và thắng giải. Hai pháp trên đây quyển nói là thật vật có. Luận Đối Pháp nói nên khởi phân biệt. Nhân trước đã tổng hợp các Luận nói là si phần. Ngũ Uẩn đồng thuyết này.

Luận: “Thế nào là phóng dật?”, đến “không phải riêng có tự thể”.

Thuật rằng: Túng là buông lung; đãng là phóng đãng. Giải thích còn lại là tánh và nghiệp, ngược lại với tánh bất phóng dật trong thiện, phải nên biết phế và lập.

Luận: “Tuy mạn và nghi”, đến “như Bất phóng dật”.

Thuật rằng: Tại sao không nương trên mạn và nghi mà lập phóng dật? Vì bốn dụng thù thắng, chướng ba thiện căn và biến sách pháp. Biến sách pháp tức là tinh tấn. Ngược lại thiện nên nói đây chỉ là giả, Luận có thành văn, khỏi phải nhọc nghi ngờ.

Luận: “Thế nào là mất niệm?”, đến “tâm tán loạn”.

Thuật rằng: Do bảy niệm cho nên sinh khởi tán loạn. Lần lượt vấn nạn và giải thích nghiệp. Không thể nhớ rõ các thiện sự cho nên gọi là mất niệm.

Luận: “Có nghĩa mất niệm”, đến “tương ưng niệm”.

Thuật rằng: Sư đầu tiên nói, đây là niệm một phần. Luận Đối Pháp nói là phiền não tương ưng với niệm. Luận Du-già nói là si phần, vì là Đẳng lưu.

Luận: “Có nghĩa mất niệm”, đến “cho nên gọi là mất niệm”.

Thuật rằng: Sư thứ hai nói là si phần. Đại Luận quyển và 8 đều nói đây là một phần si. Luận Đối Pháp nói là niệm câu phần, do si khiến cho nó tương ưng với mất niệm. Theo tổng hợp giải thích tên.

Luận: “Có nghĩa mất niệm”, đến “khắp nhiễm tâm”.

Thuật rằng: Sư thứ ba nói nhiếp hai nghĩa trước. Hai đoạn văn ảnh thuyết cho nên lấy giáo làm chứng. Nói khắp nhiễm tâm không phải chỉ có niệm phần, vì khi có nhiễm tâm thì không có niệm.

Luận: “Thế nào là tán loạn?”, đến “phát ác tuệ”.

Thuật rằng: Văn còn lại có thể biết. Lưu là rong chảy, tức là nghĩa tiêu tán công năng. Đãng là phóng đãng, tức là nghĩa loạn công năng.

Luận: “Có nghĩa tán loạn”, đến “là si phần”.

Thuật rằng: Sư thứ nhất nói là si phần. Quyển nói là si phần, thể là giả có.

Luận: “Có nghĩa tán loạn”, đến “khắp nhiễm tâm”.

Thuật rằng: Sư thứ hai nói là ba pháp phần. Luận Đối Pháp nói là đẳng thủ năm uẩn. Luận Ngũ Uẩn đồng nói là ba phần. Luận Du-già nói là si phần, vì khắp nhiễm tâm, hai pháp phần kia vì không khắp nhiễm tâm. Tại sao chỉ nương trên ba pháp mà lập?

Luận: “Rằng tham sân si”, đến “nói là tán loạn”.

Thuật rằng: Ba pháp ở đây khiến cho tâm lưu chuyển phóng đãng, vì hơn các pháp mạn… là Bất thiện căn, hành tướng có phần mạnh mẽ.

Luận: “Có nghĩa tán loạn”, đến “là Thế tục hữu”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ ba nói, có bốn phần:

  1. Nêu tổng hợp văn.
  2. Mở chánh nghĩa.
  3. Phá thuyết trước.
  4. Nêu sai biệt.

Đây là phần đầu, riêng có tự tánh. Luận nói ba phần, là ba phần Đẳng lưu, tùy theo tướng kia mà nói, tức là tổng hợp văn si phần đã xong. Như không có tàm quý, Luận Đối Pháp cũng nói là ba phần, Đại Luận lại nói là thật có. Từ trên đến đây nêu tổng hợp văn phá thuyết của sư thứ hai và sư thứ nhất. Sau đây là hiển chánh nghĩa và phá các thuyết trước.

Luận: “Tướng riêng của tán loạn”, đến “chướng Tam-ma-địa”.

Thuật rằng: Nói rằng sự thao nhiễu là tướng riêng. Thao là tán, nhiễu là loạn. Khiến cho câu sinh pháp lưu chuyển phóng đãng. Lưu đãng không phải là tự tánh, ngoài ra là cộng tướng của hoặc. Nói phá các thuyết trước, là đã nói riêng chướng ngại định, do đó là thật có, nếu không như thế thì nói chướng thông các pháp khác.

Luận: “Hai dụng của trạo cử và tán loạn khác nhau thế nào?”

Thuật rằng: Dưới đây là hiển sư sai biệt. Hỏi rằng dụng của trạo cử và tán loạn sai biệt như thế nào?

Luận: “Nó khiến cho giải chuyển dịch, đây khiến cho duyên chuyển dịch”.

Thuật rằng: Dưới đây Luận chủ đáp. Trạo cử cử động đối với tâm, cảnh tuy là một, khiến cho tâm tâm sở câu sinh, giải và niệm chuyển dịch, tức là một cảnh mà nhiều hiểu biết. Công năng của tán loạn khiến cho tâm chuyển dịch duyên cảnh riêng, tức là một tâm mà chuyển dịch duyên nhiều cảnh.

Hỏi: Như năm thức một niệm nhiễm tâm, như thế nào nói là chuyển dịch?

Luận: “Tuy một sát-na”, đến “có nghĩa chuyển dịch”.

Thuật rằng: Một niệm trong hai pháp giải và duyên, tuy không có nghĩa đồng thời chuyển dịch, nhưng nhiều niệm tương tục thì có nghĩa chuyển dịch giải và chuyển dịch duyên. Trong một sát-na tuy có hai hành tướng khó biết này, cho nên tương tục hiển hành tướng của nó, hoặc chỉ có một niệm ẩn, cho nên không nói. Nếu như thế tức là tất cả lực trạo cử trong nhiễm tâm đều đáng lẽ chuyển dịch giải, lực tán loạn hằng chuyển dịch duyên. Nhưng tại sao không phải như thế? Nếu một cảnh một tâm, hiểu và duyên không chuyển dịch thì chỗ có nhiễm tâm đáng lẽ không có hai pháp này. Như định của ái vị, sở duyên và hạnh giải đều không có chuyển dịch, không có hai pháp này.

Luận: “Khi tâm nhiễm ô”, đến “đều khắp nhiễm tâm”.

Thuật rằng: Đáp câu hỏi đó rằng: “Khi tâm nhiễm ô là do hai lực này thường ứng với niệm niệm chuyển dịch giải và chuyển dịch duyên, vì lực của câu sinh niệm và định tăng trưởng, khống chế trì giữ hai pháp này như trói buộc khỉ vượn, câu sinh nhiễm tâm tạm thời có trụ chuyên chú một cảnh, thể của lực trạo cử và tán loạn là vi tế, chẳng phải không có. Khi trạo cử và tán loạn tăng trưởng thì các pháp hành tướng của niệm và định bị yếu, có tăng trưởng vi tế lẫn nhau, cho nên hai pháp này, như các Luận đã nói đều khắp nhiễm tâm”.

Luận: “Thế nào là Bất chánh tri?”, đến “nhiều chỗ hủy phạm”.

Thuật rằng: Không phải mê nơi cảnh mà ám độn, chỉ là tà giải sai lầm gọi là Bất chánh tri. Bất chánh tri phần nhiều là phát nghiệp, phần nhiều là khởi ác thân nghiệp và ác ngữ nghiệp, mà phần nhiều là phạm giới. Luận Hiển Dương, Luận Đối Pháp và Luận Ngũ Uẩn đều đồng.

Luận: “Có nghĩa Bất chánh tri”, đến “tương ưng tuệ”.

Thuật rằng: Sư thứ nhất lấy Luận Đối Pháp nói là các phiền não tương ưng tuệ.

Luận: “Có nghĩa Bất chánh tri”, đến “gọi là Bất chánh tri”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ hai, một phần si nhiếp. Quyển nói là si phần đồng thời với tuệ khiến cho hiểu biết bất chánh gọi là Bất chánh tri. Hai sư trên đây cùng tổng hợp các văn, đều là Đẳng lưu tùy theo chỗ chấp mà làm định, nhưng dễ hiểu. Mỗi mỗi đều nên cứ như trước.

Luận: “Có nghĩa Bất chánh tri”, đến “khắp nhiễm tâm”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ ba, lấy hai pháp làm thể. Hai pháp là chỗ dẫn giáo như trước. Quyển và 8 nói khắp nhiễm tâm, nói không khắp là có nghĩa riêng, như các tổng hợp văn trước.

Luận: “Các chữ dữ tinh cập”, đến “Tùy phiền não”.

Thuật rằng: Từ đây xuống là phần thứ tư, giải thích các câu tụng trước “cuống siểm dữ hại kiêu, vô tàm cập vô quý…”, các chữ “dữ”, “tinh”, “cập” là hiển ngoài hai mươi Tùy phiền não còn có nữa. Như trong kinh Pháp Tạng Giải Tạp Sự có nhiều Tùy phiền não đồng với Đại Luận quyển 8 và quyển 8 cũng dẫn kinh này. Nhưng người xưa không biết gọi là Tạp Tạng, hoặc chỗ nói tạp uẩn trong Tỳ-nại-da.

Luận: “Tên của Tùy phiền não”, đến “không phải Tùy phiền não nhiếp”.

Thuật rằng: Từ đây xuống phần thứ năm giải thích các tên gọi rộng hẹp của tùy hoặc. Quyển 8 nói tham… cũng gọi là Tùy phiền não, Luận Đối Pháp quyển 7 cũng có nghĩa này, phiền não đều tùy theo, tùy không phải là phiền não. Như pháp Uẩn Túc kia rộng giải thích, nói rằng phẫn… và quyển 2 nói hướng phía trước mà đi là đồng loại của phiền não; pháp nhiễm ô chỉ gọi là tùy; phiền não Đẳng lưu không gọi là phiền não, vì không phải căn bản. Đã có nhiều chủng loại đều gọi là tùy, tại sao trong đây chỉ nói có hai mươi?

Luận: “Chỉ nói có hai mươi”, đến “chỉ có nhiễm thô”.

Thuật rằng: Từ đây xuống phần thứ sáu, giải thích sự phế lập của nó có ba nghĩa. Tham… tuy là tùy, nhưng hai mươi pháp trong đây không phải phiền não cho nên không nói là tham. Các pháp tà dục cũng tuy là tùy, là thể của pháp biệt cảnh thông ba tánh, pháp này chỉ có nhiễm cho nên không nói nó. Nhưng mất niệm là si phần cho nên nói nó, không làm niệm phần cho nên nói. Vì có si phần niệm nhiếp trong đó cho nên không có lỗi bất định. Thú hướng tiền hành cũng tuy là tùy, hành tướng vi tế, ở đây thì tướng thô. Do đó có ba nghĩa này:

  1. Phi phiền não.
  2. Chỉ có nhiễm.
  3. Thô.

Chỉ nói hai mươi pháp, không nói nhiều thêm nữa.

Luận: “Nhiễm pháp khác ngoài đây”, đến “như lý nên biết”.

Thuật rằng: Nhưng ngoài hai mươi pháp này còn lại các pháp nhiễm ô khác, như tà dục.. Là Đẳng lưu của các pháp này. Đẳng lưu có nghĩa là đồng loại, hoặc là phần vị của các pháp này, thể không lìa các pháp này. Trên thật pháp của bất tín, giả lập các giả pháp còn lại. Lại nữa, các giả pháp, giả lập trên các pháp hữu thể của vô tàm, gọi là đây là phần vị, phần vị sai biệt. Hoặc đây là Đẳng lưu, nghĩa là thân nghiệp và ngữ nghiệp cũng gọi là Tùy phiền não, là Đẳng lưu này. Chỗ các phiền não đồng thời khởi, đều trong hai mươi pháp chỗ nói ở đây nhiếp. Tùy theo loại và biệt của nó, như lý nên biết. Xét quyển 8, mỗi mỗi đều do hai mươi pháp này nhiếp, tức là lý do mà trong đây không nói các pháp tà dục trong Đại Luận.

Luận: “Như vậy hai mươi”, đến “như trước nên biết”.

Thuật rằng: Từ đây xuống phần thứ hai các môn phân biệt. Trong các môn phân biệt, riêng lấy mười ba môn phân biệt, thứ nhất là giả thật phân biệt, đây là phẫn… tiểu tùy và vong niệm, phóng dật và Bất chánh tri trong mười đại tùy và trung tùy, điều này không có sự tranh cãi khác. Luận Đối Pháp quyển 1 ghi: “Nên biết phẫn… đều là giả có”. Điều này tuy tổng nói trong mỗi mỗi biệt đều có thật và giả. Lại nữa, tùy theo tha tướng gọi chung là giả có, như mười ba pháp này, vì tha ít phần cho nên gọi là giả. Trong bảy pháp còn lại thì vô tàm, vô quý, bất tín, giải đãi quyết định là thật có. Tùy theo tha tướng mà nói thì cũng gọi là giả. Mười ba giả pháp trước, bốn thật pháp sau là giáo lý thành. Quyển nói vô tàm… bốn thật vật có, phàm là Thế tục thì cũng có là giả có. Đối với Thắng nghĩa mà nói thì chỉ nói Thế tục, nhưng mà thể thì thật có. Đây là nói Thế tục, đối với thắng nghĩa làm Luận, vì tùy theo tha tướng mà thể không phải giả. Ba pháp trạo cử, hôn trầm và tán loạn có nghĩa là giả, cũng có nghĩa là thật. Như trước đã nói cho nên hiện tại nắm lấy thật làm thù thắng. Trên tuy mỗi mỗi đều thuyết minh riêng, chưa tổng hiển vài pháp giả thật trong hai mươi pháp, bây giờ là tổng phân rõ nó.

713

Luận: “Hai mươi pháp đều thông”, đến “thế lực khởi”.

Thuật rằng: Đây là phần thứ hai câu sinh phân biệt môn. Đây là nương vào chánh nghĩa. Dưới đây có nói chỉ có tu trong đoạn môn. Hiện tại không nương vào đó, vì đó là bất chánh. Mỗi mỗi đều thông hai pháp, tùy theo hai hoặc mà khởi. Sau kiến và trên tham, cũng giả lập phẫn… mười pháp kia, đến sau sẽ biết.

Luận: “Trong hai mươi pháp này”, đến “mỗi mỗi đều làm chủ”.

Thuật rằng: Phần thứ ba tự tương ưng môn. Tiểu tùy mười phẫn… mỗi mỗi đều mong nhau quyết định không đồng thời khởi, vì thể tánh trái nhau. Tại sao như thế? Vì hành tướng thô mạnh, không phải như căn bản vi tế và điều hòa. Mỗi mỗi đều làm chủ cho nên không cùng sinh, quyển và 8 đều nói: “Phẫn… mười pháp không đồng thời hỗ tương”, chính là đồng với đây.

Luận: “Hai trung tùy tất cả”, đến “đều dung chứa câu khởi”.

Thuật rằng: Vô tàm và vô quý hai trung tùy, đồng thời khắp Bất thiện tâm, chỉ có Bất thiện tâm đều có. Luận Đối Pháp quyển , quyển và quyển 8 đều đồng với tướng này, như trước đã nói, cho nên biết được cùng với tiểu và đại tùy cùng sinh, đều thông với Bất thiện. Nghĩa dẫn quyển 8 nói đại tùy tám món trạo cử… khắp các nhiễm ô tâm, lần lượt tự mong nhau, cùng với tiểu và trung tùy mười hai món đều dung chứa câu mà khởi, không trái nhau. Quyển trước nói có bốn sư, sư thứ tư là chánh. Vong niệm và Bất chánh tri là si phần, tán loạn thì riêng có tánh, còn lại là cực thành, cho nên tám pháp đều khắp. Trong đây chỉ có sư sau là chánh nghĩa.

Luận: “Có chỗ nói sáu”, đến “không câu khởi”.

Thuật rằng: Hoặc tám pháp khắp nhiễm tâm, tại sao quyển nói không khắp nhiễm? Luận kia trừ ra hôn trầm và trạo cử, hai pháp này khi hành tướng tăng trưởng thì không cùng khởi, chắc chắn là một tăng thì một kém. Như hai pháp tầm và tứ của Tát-bà-đa.

Hỏi: Hành của tầm tứ thô và tế, không thừa nhận một tâm đồng thời, tướng cao thấp của hôn trầm và trạo cử, đáng lẽ không phải là một tâm đồng thời.

Đáp: Riêng thể cao thấp lẫn nhau tăng trưởng, hôn trầm và trạo cử yếu kém được câu sinh, không có thể thô tế, không lẫn nhau như vậy. Không phải một tâm đồng thời, đều tăng trưởng hành tướng hôn trầm và trạo cử trái nghịch nhau, khi tăng trưởng hoặc không tăng trưởng thì thể không trái nhau.

Hỏi: Tướng của tầm tứ thô và tế, nguyên tắc nào quyết định thô và tế đó? Cao thấp của hôn trầm và trạo cử, cao thấp tăng hay không tăng?

Đáp: Pháp kia không có riêng thể mà giả lập như thế. Pháp này có riêng thể thật, cho nên được như thế.

Hỏi: Tham và sân đáng lẽ như thế, cũng có tăng và không tăng?

Đáp: Không đúng, pháp tánh định. Thể của trạo cử và hôn trầm khắp, hành tướng tăng và kém, không phải như thể của tầm tứ là không khắp, không thể làm ví dụ, tức là hành tướng của hôn trầm và trạo cử khi đồng thời tăng thì không đồng thời sinh. Không phải nương vào hai thể không câu sinh.

Luận: “Có chỗ chỉ nói”, đến “trái nghịch chỉ có thiện”.

Thuật rằng: Trong Luận Đối Pháp quyển nói năm Biến là năm pháp bất tín, giải đãi, hôn trầm, trạo cử và phóng dật. Vì năm pháp này đảo ngược lại thì chỉ có thiện pháp. Hôn trầm, khinh an và trạo cử chướng xả, văn còn lại có thể biết. Không phải như vong niệm thừa nhận trái với ba tánh. Niệm tuy có si phần trái với vô si, vì có phi si phần cho nên không nói nó. Chỗ trái của họ tuy có thiện chánh niệm, niệm thông ba tánh, không phải như pháp trong thiện pháp, cho nên không làm ví dụ.

Luận: “Đây là chỉ có nhiễm”, đến “năm thức dung chứa hữu”.

Thuật rằng: Phần thứ tư các thức câu môn. Thức thứ tám, Thức thứ bảy và Thức thứ sáu có thể biết. Thức thứ tám như quyển 3 nói, Thức thứ bảy như quyển nói, nắm lấy niệm của si phần, xả niệm của niệm phần, hành tướng của phẫn… mười tiểu tùy thô mà lại mạnh bạo, năm thức mong nó tức là tế, cho nên không đồng thời. Hai trung tùy, tám đại tùy, năm thức dung chứa hữu, khắp Bất thiện và nhiễm.

Luận: “Do đây trung và đại năm thọ tương ưng”.

Thuật rằng: Phần thứ năm thọ câu môn. Ngoài bốn pháp trong Biến hành, nghĩa định không nói. Do khắp Bất thiện, nói trung và đại tùy khắp năm thọ câu. Năm thọ đều thông với bất thiện và nhiễm.

Luận: “Có nghĩa mười tiểu tùy”, đến “bốn pháp đều trừ khổ”.

Thuật rằng: Sư thứ nhất trừ ra siểm, cuống, kiêu, còn lại phẫn… bảy pháp, chỉ có ba pháp câu khởi là hỷ, ưu và xả, không thông với cõi trên, vì không có ý lạc. Không tại năm thức, cõi Dục không thông khổ lạc. Ý trong địa ngục không có khổ, thông với hỷ và thích, hành cũng có hỷ. Siểm, cuống và kiêu ba pháp, bốn thọ đồng thời trừ ra khổ, cõi Sắc lạc đồng thời, vì Tĩnh lự ban đầu có ý lạc.

Luận: “Có nghĩa phẫn…”, đến “trước đã nói rồi”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ hai. Bảy pháp chỉ có cõi Dục trói buộc, bốn thọ đều trừ lạc ra, vì ý trong cõi Dục không có lạc. Siểm cuống kiêu ba pháp, năm thọ câu khởi. Đây là tăng trưởng khổ, vì ý có khổ thọ, như tâm sở trước đã nói hành tướng tương ưng của thọ này.

Luận: “Thọ này tương ưng như đã nói phiền não”.

Thuật rằng: Hỏi rằng phẫn… như thế nào cùng với hỷ đồng thời? Xan… như thế nào cùng với ưu đồng thời? Những điều này đã nói trong căn bản phiền não trước.

Luận: “Thật nghĩa như là”, đến “cũng như thật nghĩa”.

Thuật rằng: Chỗ nói trên đây là phỏng theo nghĩa thẩm sát vi tế.

Tùy tướng thô có hai phần:

  1. Hành tướng thuận phần nhiều khởi.
  2. Tùy theo tướng Tiểu thừa, phẫn… năm pháp chỉ có ưu và xả đồng thời.

Sân phần của Tiểu thừa kia là hành tướng của thích ở đây. Phú và xan là hỷ và xả câu. Tham và si phần của họ, là hành tướng hân ở đây. Ngoài ra ba pháp siểm cuống kiêu lại càng tăng trưởng lạc thọ, vì Địa trên có. Trừ hai thọ khổ và ưu, vì chỉ có hành tướng hân. Trung tùy và đại tùy thì thô, như phần thật nghĩa trước nói, thông hai hành tướng thuận và nghịch.

Luận: “Như vậy hai mươi”, đến “bất tương vi”.

Thuật rằng: Thứ sáu biệt cảnh tương ưng môn, đều là đắc câu khởi, hành tướng không trái nhau. Đây là tổng giải thích đã xong, dưới đây lần lượt vấn nạn hỏi đáp.

Hỏi: Vong niệm tại sao cùng với niệm câu? Ác tuệ tại sao cùng với tuệ câu?

Luận: “Nhiễm niệm và nhiễm tuệ”, đến “cũng đắc tương ưng”.

Thuật rằng: Vong niệm trong đây thì niệm là thể, không cùng với niệm trong biệt cảnh câu khởi. Thông với si phần, cho nên đắc tương ưng. Tuệ cũng cứ như vậy mà biết, vì cũng có si phần. Hai pháp này hợp chung lại gọi là nhiễm niệm tuệ.

Hỏi: Phẫn duyên hiện tại, niệm duyên tập quán, tại sao hai pháp này nói là đắc câu sinh?

Luận: “Niệm cũng duyên hiện tại”, đến “cũng đắc tương ưng”.

Thuật rằng: Niệm duyên tập quán, cũng duyên cảnh hiện tại, có loại tập quán quá khứ, cho nên niệm cũng duyên hiện tại mà khởi, do đó đắc và phẫn đồng thời. Như thấy thù oán xưa mà khởi phẫn và niệm pháp, đây là lấy niệm từ hành tướng của phẫn. Dưới đây lấy phẫn từ hành tướng của niệm. Niệm duyên quá khứ kế sát-na trước, cũng gọi là duyên quá khứ, vì hiện tại một niệm. Phẫn duyên phần vị hiện tại, tùy sự rốt ráo gọi là duyên hiện tại, tức là phẫn cũng duyên sát-na quá khứ. Hai pháp phẫn và niệm tùy ngay nơi hành tướng đều là đắc tương ưng, không có lỗi.

Hỏi: Định thì chuyên một cảnh, loạn nắm lấy nhiều duyên, thế nào là câu khởi?

Luận: “Khi nhiễm định khởi”, đến “tương ưng không có lỗi”.

Thuật rằng: Khi nhiễm định khởi thì đã gọi là nhiễm, tâm cũng nhiễu động không trái nhau, tương ưng không có lỗi. Không phải tán loạn định nắm lấy nhiều duyên, vì nhiễu động là tự tướng của loạn.

Luận: “Hai trung, tám đại, mười phiền não đồng thời”.

Thuật rằng: Phần thứ bảy căn bản tương ưng môn. Hai trung tùy, tám đại tùy và mười phiền não câu khởi, vì khắp nhiễm tâm, khắp bất thiện. Nhưng câu sinh câu khởi với câu sinh. Trong câu sinh trừ ra thân kiến và biên kiến, không câu sinh với vô tàm và vô quý, vì tánh tương vi. Ngoài ra định dung chứa đồng thời.

Luận: “Mười tiểu tùy định phi”, đến “nó thẩm sát vi tế”.

Thuật rằng: Hành tướng và thể tánh của mười tiểu tùy đều là thô động. Hành tướng của kiến và nghi kia thì thẩm sát vi tế. Trước có nói sân, nghi và hai kiến một phần ít câu khởi. Phỏng theo hành tướng vi tế mà nói, hiện tại phẫn… hạnh thô và hành tướng trái nhau, không câu sinh. Lại nữa, tắng, tật và diệt, đạo do nghi không quyết định thì tắng câu khởi cũng không có lỗi. Đây là phỏng theo phần nhiều cũng không trái nhau.

Luận: “Phẫn… năm pháp”, đến “là sân phần”.

Thuật rằng: Phẫn, hận, não, tật và hại, dung chứa đắc hai pháp mạn và nghi câu khởi, không phải hai pháp tham và khuể đồng thời, định cùng với hành tương của tham tương vi. Sân là tự thể tướng của phẫn… do chứng cứ này mà biết. Bất cộng vô minh phần vị là vong niệm và Bất chánh tri, không khắp tâm này, tức là si phần. Nghĩa này nên suy nghĩ. Không nói bất cộng vô minh được định câu, chỉ nói cùng với mười tiểu tùy câu, tức là khi vô minh này hoặc có tuệ phần, nhưng si phần là định khắp tất cả nhiễm tâm tụ, không phải nói chỉ một pháp bất cộng vô minh. Định cùng với ác tuệ câu, trong vô minh tụ này, các pháp khác cùng với pháp này đồng thời, tức là đối với vô minh mà giả kiến lập.

Luận: “Xan si mạn đồng thời”, đến “là tham phần”.

Thuật rằng: Xan cùng với hai pháp si và mạn đồng thời, không phải tham cùng với tự tánh, không phải sân đều là trái nhau.

Luận: “Kiêu chỉ có si đồng thời”, đến “là tham phần”.

Thuật rằng: Kiêu chỉ có si đồng thời, là tham phần. Không cùng với sân và tham, cùng với mạn giải thích riêng, không cùng với mạn đồng thời. Kiêu duyên tự đề cao mà sinh, mạn cũng duyên pháp khác dưới phóng dật mà khởi, cho nên không câu sinh.

Luận: “Phú cuống và siểm”, đến “tham và si phần”.

Thuật rằng: Ba pháp này cùng với tham, si và mạn câu khởi, hành tướng không trái nhau cho nên cùng với nó câu khởi. Tham và si phần do đó không cùng với sân đồng thời, tham phần do đó cùng với si câu khởi, si phần do đó cùng với tham đồng thời. Nhưng điều này nên suy nghĩ. Tham phần và phú có thể không câu khởi với sân. Độc đầu si phần và phú, tại sao không cùng câu khởi với sân, lẽ nào ba pháp kia sinh đều quyết định có tham? Hiện tại giải thích thì không chỉ có si phần và phú. Khi phú câu sinh thì phải có tham phần. Lại nữa, nếu không có tham phần mà chỉ có si và phú thì hân và thích riêng biệt, cho nên cũng không có sân câu khởi. Hoặc như trước giải thích cũng không có lỗi trái lý. Đây là hành tướng của phú thì chắc chắn phải là tham danh lợi, như Xu Yếu giải thích.

Luận: “Bảy tiểu, hai trung”, đến “cũng thông Vô ký”.

Thuật rằng: Thứ tám là ba tánh môn. Bảy tiểu tùy và hai trung tùy chỉ có bất thiện, chỉ có cõi Dục trói buộc, chỉ có phát ác hạnh. Ba tiểu tùy và tám đại tùy thông với Vô ký, thông với cõi Sắc hữu, ba và tám pháp này khắp nhiễm và Vô ký.

Luận: “Bảy tiểu, hai trung”, đến “ngoài ra thông ba cõi”.

Thuật rằng: Thứ chín là giới môn, có ba môn nhỏ: một là giới hữu nhiếp, bảy tiểu tùy và trung tùy, như trước chỉ có cõi Dục nhiếp, chỉ phát ác hạnh, chỉ có thô bỉ. Siểm và cuống có trong cõi Dục và cõi Sắc thì hai chỗ quân và thần mới có. Ngoài ra thông với ba cõi. Nói rằng kiêu và sau tám đại tùy, chỉ duyên tự khởi, vì khắp các nhiễm tâm.

Luận: “Sinh tại cõi dưới”, đến “khởi kiêu cuống siểm”.

Thuật rằng: Môn nhỏ thứ hai sinh cõi trên cõi dưới, khởi thượng hạ môn, sinh tại Địa dưới dung chứa khởi mười một pháp cõi trên. Đam mê định cho nên khởi một pháp kiêu. Đối với hữu tình cõi Dục khác mà khởi cuống và siểm. Còn lại tám đại tùy thông với nhiễm, nhuận sinh tâm đều có nó.

Luận: “Hoặc sinh Địa trên”, đến “dung chứa khởi kia”.

Thuật rằng: Hoặc sinh Địa trên, khởi sau mười pháp Địa dưới, thân Trung hữu và tà kiến đều có hai pháp vô tàm và vô quý. Nhuận sinh ái đều có sau tám đại tùy.

Luận: “Mười tiểu tùy sinh cõi trên”, đến “và hủy báng Diệt đế”.

Thuật rằng: Đây là phẫn… mười pháp sinh cõi trên không khởi cõi dưới. Một là không phải nhuận sinh. Mười pháp cõi dưới chỉ có Bất thiện vì nhuận sinh Vô ký, không cùng với thọ câu khởi. Lại nữa, không hủy báng Diệt đế, không cùng tà kiến đồng thời. Trừ ra hai pháp này khi sinh cõi trên thì chắc chắn không khởi tâm cõi dưới, cho nên phẫn… mười pháp cõi trên không khởi cõi dưới. Môn nhỏ thứ ba thì cõi trên và cõi dưới duyên nhau.

Luận: “Hai trung tùy dưới tám đại tùy”, đến “tương ưng khởi”.

Thuật rằng: Mười pháp dưới duyên cõi trên, cùng với chỗ nói cõi trên trong căn bản trước duyên với tham, tương ưng khởi.

Luận: “Có nghĩa mười tiểu tùy”, đến “không nắm lấy xa”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ nhất, mười tiểu tùy cõi dưới không được duyên cõi trên, mười hành tướng này thiển cận, không thể nắm lấy sâu xa cõi kia, cho nên ganh tỵ với Địa trên là ganh tị danh tiếng. Tâm tật đố không lấy Địa kia làm vật chất, cho nên không phải như các tâm hạnh khác nắm lấy sâu xa. Tướng của xan cũng như thế, nghĩa này nên suy nghĩ. Mười pháp đều không duyên cõi trên.

Luận: “Có nghĩa tật…”, đến “sinh tật…”.

Thuật rằng: Đây là sư thứ hai nói, phẫn… bảy pháp quyết định không duyên cõi trên. Tật… ba pháp cũng duyên cõi trên mà khởi, đối với các pháp ở thắng địa mà sinh tật đố. Nói tật… là đồng lấy hai pháp xan và kiêu. Định là tật đố đối với người khác được Tĩnh lự Vô sắc; kiêu là ỷ lại chỗ chứng tri giải các pháp của Địa kia; xan là chỗ chứng tri giải các pháp của Địa trên; hai pháp cuống và siểm quyết định không có duyên cõi trên, không có hữu tình cuống siểm thù thắng của cõi Sắc, có nghĩa là thừa nhận như thế, cuống và siểm cũng đối với chỗ thù thắng mà khởi, như gọi Phạm vương là Bổn sư, hành tướng của siểm là như vậy. Nhưng giải thích trước là thù thắng, thấy nơi người thù thắng chỗ không sinh siểm và cuống. Hoặc theo giải thích sau cũng được khởi, trên tự giới mà khởi siểm và cuống, vì sợ mất lợi danh cho nên mong người khác thuận với mình. Có nói hại cũng duyên cõi trên, cũng thừa nhận hại chư Phật, huống chi là hữu tình trong cõi Sắc. Phẫn… không duyên, hành tướng như trước đã nói, hoặc là sân của cõi trên, chắc chắn không phải là phẫn. Đối với cảnh hiện tại sinh hành tướng vi tế.

Luận: “Đại tùy và siểm cuống”, đến “không phải chỗ ỷ lại”.

Thuật rằng: Hai trung tùy và phẫn… bảy pháp, cõi trên không có, không cần phân riêng. Đại tùy và siểm cuống mười pháp cõi trên cũng duyên cõi dưới. Cùng với chỗ nói trong căn bản trước cõi dưới duyên mạn, tương ưng đồng thời khởi cho nên có tám đại tùy, Phạm vương chấp ngựa hay hơn tay, là siểm và cuống. Đây là căn cứ theo bản chất, hoặc ảnh tượng đều chỉ có Địa của tự mình, thuộc về tự tâm. Chỉ có kiêu không duyên cõi dưới, pháp của Địa dưới yếu kém, không phải chỗ ỷ lại.

Luận: “Hai mươi pháp đều sai”, đến “nó chỉ có tịnh”.

Thuật rằng: Thứ mười một học đẳng môn, có thể biết.

Luận: “Mười pháp sau chỉ có thông”, đến “tương ưng khởi”.

Thuật rằng: Dưới đây là kiến đoạn môn thứ mười hai. Hai đoạn văn phân riêng, một là thuyết minh, hai là mười pháp làm một đoạn. Phần đầu trung có ba môn nhỏ, một là kiến Tu đoạn. Phần sau mười pháp thông kiến Tu đoạn, cùng với hai phiền não câu khởi. Nói duy là không thông và không đoạn.

Luận: “Sở đoạn của kiến”, đến “đều như phiền não nói”.

Thuật rằng: Môn nhỏ thứ hai, mê Đế chung và riêng. Môn nhỏ thứ ba, mê hạnh gần và xa, đều là tương tợ có thể biết. Từ đây xuống đoạn thứ hai giải thích mười pháp trước.

Luận: “Mười pháp trước có nghĩa”, đến “mặc tình tùy ý sinh”.

Thuật rằng: Sư thứ nhất chỉ có Tu đoạn đồng với Tiểu thừa, mười pháp này duyên với thô sự cảnh, không phân riêng sinh, chỉ mặc tình tùy ý khởi.

Luận: “Có nghĩa có thông”, đến “sinh phẫn…”.

Thuật rằng: Sư thứ hai nói thông với Kiến đoạn và Tu đoạn, ở đây không có riêng thể. Nương vào hai phiền não câu sinh mà phân riêng thế lực khởi, cho nên thông với hai thứ, không phải chỉ duyên với thô sự mà sinh, cũng duyên với thân kiến của người khác mà sinh phẫn, điều này thì sư sau là chánh, cho nên trong câu sinh phân biệt trước chỉ nắm lấy chánh nghĩa. Nhưng quyển 8 trong mê Đế nói đối với Diệt đế khởi tổn hại tâm và khuể não tâm, tức là hai pháp hại và não gần với mê lý mà sinh, cũng thông với kiến đoạn. Hại làm thân Phật chảy máu, duyên Vô lậu mà sinh, cho nên cũng là kiến đoạn. Luận Đối Pháp ghi: “Tắng và tật lìa khỏi thì tật duyên lý mà sinh, cho nên cũng là kiến đoạn”. Quyển 0 ghi: “Hoặc là tánh của tật đố, cho đến đối với hữu tình khởi tà kiến hạnh, phát ác nghiệp chủng chủng sự, cho nên biết có thể phát nghiệp đường ác”, chỉ có phân riêng khởi. Quyển 8 trở đi lại có văn nói phẫn phát đường ác nghiệp, quên mất không biết chỗ. Lại nữa, duyên gì giả lập chỉ có Tu đoạn mà không phải kiến đoạn? Lại nữa, đối với Đế nói tật… thì không phải là tật… chỉ gọi là sân. Đối với sự nói là tật thì tại sao là tật?

Luận: “Chỗ đoạn của kiến”, đến “đều thông bốn bộ”.

Thuật rằng: Dưới đây là đoạn thứ hai. Môn nhỏ thứ hai mê Đế chung và riêng, đều thông với bốn bộ. Tuy theo chỗ y chỉ năng sở trước mà dẫn sinh phiền não. Hoặc từ sở duyên lấy phân ra bốn Đế, nương phiền não dưới bốn Đế mà dẫn sinh, nương vào giả lập.

Luận: “Trong đây có nghĩa”, đến “không nắm lấy sâu”.

Thuật rằng: Môn nhỏ thứ ba mê Đế gần và xa. Đây là nghĩa thứ nhất, phẫn… mười pháp chỉ duyên mế đế hoặc mà sinh, không mê Đế gần. Quyển 8 nói hại và não là tên gọi khác của sân, vì hành tướng của hai pháp này thô phù, chỉ duyên hữu tình mà sinh, không thể nắm lấy sâu xa. Lại nữa, giả sử duyên Đế, mà không phải mê, không nắm lấy sâu. Quyển 8 ghi: “Sân mê diệt”. Đây là nói chung, thật ra không phải là mê. Hoặc duyên cho nên nói mê. Không duyên thì đáng lẽ không mê, như hai thủ. Hai thủ hành tướng sâu, không duyên cũng mê. Sân tuy duyên cạn cho nên đâu có hại gì không mê!

Luận: “Có nghĩa tật”, đến “sinh ra tật”.

Thuật rằng: Lại nữa, nói bảy đắc, trừ ba pháp phú, cuống và siểm. Pháp thù thắng của Diệt và Đạo không thể là cuống và siểm. Lại nữa, giải thích năm pháp tật, não, hại, xan và kiêu cũng gần mê Đế. Quyển 8 ghi: “Đối với Diệt đế sinh ra tật… như chỗ dẫn trước, nhưng không thấy nói kiêu cũng mê Đế, lấy lý làm chuẩn là có, ỷ vào chỗ chứng. Đại Luận quyển 2 nói có văn của xan đế để so sánh. Lăng-già quyển tụng ghi: “Ngoại đạo tật đố thuyết pháp”, cho nên cũng thấy đoạn mê Đế, cứ theo đế này đều có hai mươi pháp, số đó có thể biết.

Luận: “Nhưng phẫn… mười pháp”, đến “mới được sinh”.

Thuật rằng: Dưới đây thứ mười ba Hữu sự đẳng môn. Phẫn… chỉ duyên hữu sự, không cùng với ngã kiến câu khởi. Ngã kiến đồng khởi với tâm gọi là duyên vô sự, vì bản chất ngã không có. Đây là căn cứ theo người chấp bản chất của tâm gọi là duyên vô sự. Cứ như thế biết mười pháp sau thông với hai sở duyên.

Luận: “Duyên có những nghĩa cứ theo trên nên biết”.

Thuật rằng: Chỉ có chỗ khởi sự chỗ khởi tên gọi của Vô lậu, cứ như phiền não trên đã nói. Hoặc từ đây trở lên những nghĩa đã thuyết. Nói rằng tên gọi của tật chính là duyên với tên gọi mà Vô lậu khởi. Tên gọi của phẫn… duyên với sự mà Hữu lậu khởi, sự này gọi là duyên. Như quyển 8 và quyển sao nói, các câu Hữu lậu, đồng lấy có các môn Dị thục. Có chín phẩm nhuận sinh phát nghiệp môn, đều như lý nên tư duy.