Thánh địa Phật giáo Việt Nam
Hoàng Trần

 

Lịch sử ghi nhận người con đất Việt trải qua nhiều thăng trầm thịnh suy, sự thay đổi kinh tế chính trị xã hội theo từng thời cuộc.Trên dòng sông lịch sử ấy, tâm linh tôn giáo của người Việt là những bản sắc màu đa dạng.

Dòng sông lịch sử chảy qua còn Thánh địa Tôn giáo ở lại?

Việt Nam được biết đến với nhiều Thánh địa, có cái được chú trọng đúng nâng theo giá trị có cái không. Thánh địa tôn giáo – những bề dày lịch sử ghi dấu ấn.

Những Thánh địa La Vang, Thánh địa Mỹ Sơn, Thánh địa Cát Tiên… góp phần gì trong cái thời đại mới – thời của thế kỷ tâm linh?

Phật giáo là 1 tôn giáo lớn, phát triển mạnh ở lịch sử và cả hiện tại.

Thánh địa Phật giáo Vn ở đâu trong thời đại mới ?

Tịnh độ tông – 1 trong những pháp môn tu của Phật giáo. Một cách sơ khởi là pháp môn tu tập niệm ” Phật A Di Đà”, 1 sự tối giản và bình dân các tầng lớp xã hội đều có thể tham gia nương tựa tâm linh.

Chính vì sự tối giản khởi đầu 1 pháp môn tu Phật mà hiện tại Tịnh độ tông được phát triển mạnh nhất, lan toả nhiều nhất cả VN và Thế giới, gần như đó là sự phát triển chính yếu của Phật giáo thời kỳ mới – thời hậu Covid & chiến tranh

Trở ngược dòng lịch sử đầu những năm 1960, thửa sơ khai Làng Chùa Phú An – Đại Ninh, Đức Trọng, Lâm Đồng. Nơi dấu ấn thăng trầm trong hoằng pháp của rất nhiều vị đức độ nổi tiếng trong Phật giáo.Khai sơn khởi thuỷ vùng đất ấy có lẽ là Ngài Thiền Tâm – “ Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm “ , được xem là người xiển dương Pháp Môn Tịnh Độ tại VN, Ngài ở Phương Liên Tịnh Xứ và hiện nay Bảo Tháp Tỳ Lô phát quang sáng một vùng đất quanh làng Chùa.

Môn đồ và Phật tử theo dấu chân Ngài tu tập Pháp môn Tịnh Mật cả Vn và Thế giới.Một nhìn nhận sơ khởi có thể xem Ngài là Thầy Tổ của Pháp tu Tịnh Mật trong Phật giáo.

Bảo Tháp Tỳ Lô phát sáng hàng đêm nơi vùng đất yên bình đó như một minh chứng cho trường năng lượng tu học Tịnh Mật .

Vị sư thứ hai được nhắc đến có lẽ là Sư Bà Hải Triều Âm, Ngài xuất gia với Hòathượng Thích Đức Nhuận – Hà Nội (Người sau này là Đệ Nhất Pháp Chủ GHPGVN), Ngài từng là viện chủ nhiều ni viện cả nước, môn đồ đệ tủ rộng khắp. Ni viện Dược Sư –Phú An là nơi an nghỉ cuối cùng của Ngài.

Vị sư thứ ba nổi danh nơi ấy – Ngài Tâm Thanh. Ngài tốt nghiệp lớp Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm khoá đầu tiên, trở thành một vị giảng sư nổi tiếng, giảng dạy khắp các tỉnh thành. Năm 1973 Ngài kiến tạo Vĩnh Minh Tự Viện – Phú An. Sau những thăng trầm thịnh suy, hiện tại Tôn tượng Đức Phật A Di Đà cao hơn 50m tại Vĩnh Minh Tự Viện là 1 công trình mang ý nghĩa rất lớn cả trong Phật giáo và người dân.

Ba Ngài ấy chỉ là được biết hơn ở Làng Chùa Phú An – Đại Ninh, còn thật tế ẩn tu thì không thống kê rõ.

Theo thống kê sơ bộ thì bán kính quanh 3 -5km quanh Làng Chùa Phú An – Đại Ninh có : 84 Chùa, tịnh xá, tịnh thất ( dưới sự đăng ký quản lý của GHPGVN), tu sĩ hơn 1000 Tu sĩ thường xuyên ở tại quanh làng Chùa tu học.

Ngoài số lượng lớn tu sĩ thì còn hình thành nên các khu dân cư, biệt thự nhà liên kế Phật tử tu học tại gia tập trung và ở xen kẽ trong dân làng.

Với những đặc trưng mà tính ảnh hưởng lớn tầm thế giới Phật giáo ấy, vùng đất quanh làng chùa Phú An – Đại Ninh hình thành nên những nét rất riêng biệt.

Làng Chùa Phú An – Đại Ninh với bề dày lịch sử Phật giáo chỉ hơn 50 năm nhưng dấu ấn ở Vn và thế giới rất lớn, đủ tầm để hình thành như 1 thánh địa mới của Phật giáo tại Vn.

Pháp môn tu Tịnh Mật – 1 Pháp môn phát triển mạnh trong thời đại tâm linh mới, thời hậu Covid & chiến tranh.

Sự diễn tiến của vùng đất mang tính chất tâm linh, có thể là thánh địa mới của Phật giáo Vn và thế giới sẽ tạo những bước đột phá thay đổi lớn không chỉ riêng cộng đồng Phật giáo Vn mà cả thế giới.

Thánh địa Phật giáo Phú An – Đại Ninh nơi hành hương và lựa chọn tu học của tín đồ Phật giáo trong thế kỷ tâm linh ?

Hoàng Trần – 03/04/2022