TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 06

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

Bồ-tát địa thứ nhứt có 100 pháp môn, trăm cõi Phật biến hóa. Bồ-tát địa thứ hai có ngàn pháp môn, ngàn cõi Phật biến hóa (nhưng khác với sự phân chia số lượng của Quyền giáo) các pháp đan cài nhau. Ví như người dùng tay vẽ trong hư không trăm ngàn ức vô số rồi xoá bỏ, hư không cũng chẳng thêm bớt. Vì suy xét vọng tình nên thấy có tăng giảm. Pháp môn nhiều ít của các Bồ-tát đều vì độ chúng sanh tiến tu, nếu bình đẳng thì phàm phu không itến tu. Hãy tu đến chỗ không còn tu tập nữa thì sẽ thấy vạn pháp không thể tu tập. Trong Thật giáo, Bồ-tát đạt một pháp là đạt tất cả pháp vì thể tánh của cá pháp không có trước sau. Ví như để các đức Phật trước trăm ngàn gương sáng thì trong mỗi gương đều hiện ngần ấy hình tượng. Trong quả Phật các Bồ-tát đều có từ trí căn bản, pháp thân thể tánh, cảnh giới, pháp môn của Bồ-tát trụ thứ nhứt cũng có từ trí căn bản. Vì thể dụng dung nhiếp nhau, không có sự sai khác. Đã cùng một thể tánh thì thời gian giống nhau, khác với Quyền giáo, vì vọng tình chưa đoạn nên từ địa thứ chín trở về trước chưa thấy Phật tánh, các vị phân chia rõ ràng. Vì chưa thấy Phật tánh nên giả lập chơn như. Kinh dạy: Sự khác biệt của mười địa như bóng chim trong hư không, pháp môn của các địa tạm lập nhiều ít là tuỳ thuận thế gian. Người ngộ đạo, chơn tục đều là chơn; một pháp là chơn, tất cả pháp là chơn, hoàn toàn không có pháp giả. Chúng ta không thể so sánh sự nhiều ít hay thứ tự trong Thật giáo. trời, rồng, quỉ thần, Bồ-tát trong kinh này đều là Bồ-tát trong quả Phật hoàn toàn, không có phàm phu. Người vừa an nhập là đồng với bậc Thánh. Nghĩa là trong cảnh giới Tỳ-lô-giá-na, tất cả chúng sanh đều từ cõi Phật hóa lập chủ thể, khách thể. Như vậy, quả vị pháp môn đều để chỉ khai ngộ chúng sanh. Phẩm Pháp-giới có câu: Sau khi thành tựu quả đức Văn Thù ra khỏi vườn Kỳ Thọ đến phía đông thành giác độ thoát chúng sanh, Xá Lợi Phất! Trên đường đi ta hóa độ sáu ngàn Tỳ-kheo đạt mười mắt, mười tai. Đến nơi ta chỉ độ Thiện Tài cầu học các thiện tri thức đạt quả Phật, 500 nam cư sĩ, 500 nữ cư sĩ, 500 đồng nam, 500 đồng nữ đều như Thiện Tài. Nếu không có căn duyên thì không thể nghe được. Như các La-hán ở vườn Kỳ Thọ, tuy cũng ở trong pháp hội nhưng không thấy nghe Như Lai thuyết kinh Hoa-nghiêm. Những vị nghe pháp với Ngài Văn Thù đều đạt quả. kinh dạy: Những chúng sanh không có duyên nghe kinh này. Người phát lòng tin sâu xa đã vượt ba thừa giáo, huống gì người chứng đạt. Phẩm Hiền-thủ chép: Tất cả chúng sanh ít ai cầu học Thanh-văn, người cầu pháp Duyên-giác càng ít, người cầu pháp Đại thừa rất khó. Người cầu pháp Đại thừa còn dễ có, người tin pháp này thật khó có. vì thế chúng ta nên hiểu rằng trong hội chúng ấy không có phàm phu mà toàn là Bồ-tát ở địa vị Phật , từ đó hình thành kinh Hoa-nghiêm. Sự giáo hóa ở thành Giác của Văn Thù tiêu biểu cho việc dùng pháp lợi sanh ở cõi Diêm Phù. Năm chúng Thiện Tài… đều là người thật chứng, đều là Bồ-tát trong quả Phật, chỉ bậc thượng căn, hoàn toàn không có trời người, Tiểu thừa Bồ-tát trong Quyền giáo. Trong Quyền giáo từ địa thứ chín trở về trước không thể hiểu kinh này, huống gì phàm phu? Vì sao? Vì chỉ thực hàng sáu Ba-la-mật. Tuy có các Bồ-tát thực hành mười Ba-la-mật, nhưng hpải trải qua ba tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Ở kinh này một niệm dung nhiếp muôn kiếp, chúng sanh không thể so sánh được. Sau khi ra khỏi vườn Kỳ Thọ, Văn Thù đi về phía đông, trên đường đi ngài độ sáu ngàn Tỳ-kheo phát tâm bồ đề, biểu hiện có nhiều Thanh-văn thuộc hàng thượng căn kham lãnh pháp cao thượng, sáu Như Lai gàn Tỳ-kheo ấy đều là người mới xuất gia, với Ngài Xá Lợi Phất nhưng không thích quả nhỏ, vì căn trí lanh lợi nên phát tâm bồ đề, đến vị này là đạt quả cao thượng mà hạng người dù đủ bốn quả Sa-môn vẫn khó đạt. Xá Lợi Phất chỉ có tên Thanh-văn, kỳ thật không phải là Thanh-văn, vì đã đạt quả Phật vào sanh tử để độ sanh, vì thế đại chúng trong kinh này hkác với Quyền giáo. Trong Quyền giáo cho dù đại chúng đều là Bồ-tát không có Thanh-văn vẫn khác với kinh này. Vì có kinh quan niệm ngay nhân là Phật, nhưng không thực hành năm vị hoặc hành tướng thể dụng năm vị khác nhau. Xét ra không có kinh nào giống kinh này. Pháp đã khác thì sự chứng đạt hoàn toàn khác. hơn nũa, đại chúng nghe pháp của kinh này có mười sự giống nhau: 1) Sắc thân; 2) Pháp thân trí căn bản; 3) Bi trí; 4) Tài thuyết pháp; 5) Nơi đến; 6) Pháp tu tập; 7) Nhân quả như Phật; 8) Đức Phật mà họ phụng sự; 9) Cõi nước báu thân viên mãn; 10) Hoài nghi đưọc lợi ích.

– Sắc thân giống nhau, như trong năm vị, từ mười phương, mỗi phương có vô số Bồ-tát bằng số bụi trong cõi Phật đều có thân sắc vàng, tóc xanh, sắc thân của Bồ-tát mỗi vị giống nhau, trời, rồng tám bộ đều có sắc thân theo từng loại. Vì chứng đạt cùng một pháp nên quả báo giống nhau. trong lần thuyết pháp thứ nhứt có 55 chủng loại dung nhiếp nhau, một hạnh là nhiều hạnh, nhiều hạnh là một hạnh, một thân là nhiều thân, nhiều thân là một thân, mười nơi, mười lần thuyết pháp trước sau đều như vậy.

– Pháp thân trí căn bản giống nhau: Đại chúng ở mười nơi, trong mười lần thuết pháp đều có pháp thân trí tuệ căn bản như Như Lai. Dù là phàm phu mới vào hội nghe pháp thấy Phật chứng nhập, tích tắc đã như Phật không khác. 500 La-hán tuy ở trong pháp hội nhưng không thấy nghe hay biết pháp. Khác với Quyền giáo, tát cả Bồ-tát Nhị thừa, trời người tám bộ đều thấy Phật nghe pháp đạt lợi ích.

– Bi trí giống nhau: Pháp thân trí căn bản, trí sai biệt lòng từ bi, hiểu biết tu tập giống nhau, là một pháp Văn Thù,Phổ Hiền, Phật. Tam bảo trong kinh Hoa-nghiêm: Phật là Phật bảo, Văn Thù là pháp bảo, Phổ Hiền là Tăng bảo, là pháp của các đức Phật từ xưa đến nay. Nếu dung hợp thì tất cả đều giống nhau, vì pháp vốn vậy, không do tạo tác, không có thành hoại.

– Tài thuyết pháp giống nhau. Như kinh dạy vô số Bồ-tát từ khắp các cõi nước trong mười phương tập hợp đến, cùng nói kệ, âm nghĩa câu cú hoàn toàn giống nhau. Vì cùng trí tuệ hành pháp nên thuyết pháp giống nhau. Các kinh khác hành giải khác nhau.

– Nơi đến giống nhau. Các Bồ-tát của năm vị này đều từ các cõi nước mười phương đến vì đều cùng ở trong một pháp giới, không phpân biệt kia đây, mình người. Tất cả đều không ngoài một hạt bụi, cũng chẳng có sự hoà nhập, trong Quyền giáo các Bồ-tát trải qua ba tăng kỳ kiếp, chưa đoạn trừ vọng kiến đến cõi Ta Bà rồi trở về nước mình, không có cảnh giới viên mãn nằm trong một hạt bụi, sự thần biến đều bị hạn chế, không phải là pháp thật.

– Pháp tu giống nhau. Pháp của mười tín, mười trụ… năm vị, sáu vị tu hành, chúng sanh ở cõi nước trong mười phưong đều tu hành, các đức Phật từ xưa đến nay đều tu hành pháp này. Đó là nhân quả trong một niệm, pháp không có đến đi sau trước. Trong Quyền giáo nhân trước quả sau, Bồ-tát địa thứ mười mới thấy Phật tánh, các Bồ-tát trước đều là phàm phu. Nếu có người đạt được mười địa mà thành Phật, là do sức thệ nguyện chẳng phải thật, hoặc vì việc hóa độ phàm phu tiến tu của Bồ-tát mười địa, không có thật pháp, thật Phật. Kinh Hoa-nghiêm trực tiếp nói trí căn bản Phật thừa, không nói về ba thừa nhiều kiếp như Quyền giáo, chỉ rõ chúng sanh vốn cùng thể tánh không tạo tác, cùng pháp giới chơn như, cùng trí tuệ như Phật.

– Nhân quả như Phật. Đã nói pháp thân, trí thân Văn Thù, quả Phật, hạnh Phổ Hiền là một pháp thì chúng sanh cũng phải như vậy, ngay lúc phát tâm là thành chánh giác, trong một tích tắc hiên tại thông đạt pháp này, không có việc đạt pháp ngoài phút giây hiện tại từ trong pháp Phật người nào thấy có đức Phật thành đạo, có thời gian nhanh chậm thhì chưa đủ lòng tin, không thể nói về sự tu đạo thấy đạo, mãi mãi ở trong dòng sanh tử. Đó là sự thấy biết của vọng tình, không phải là pháp Phật. Vì thế đại chúng trong kinh này đều có cùng quả Phật, những ai thấy nghe ngộ nhập đều như Phật vì là pháp trí căn bản.

– Đức Phật Niết-bàn là họ phụng sự giống nhau: như ảnh tượng ảnh hiện trong lưới Đế Thích. Chúng sanh ác Bồ-tát trong mười lần thuyết pháp, đi khắp cõi Phật nơi mười phương phụng sự các đức Phật có sự kính trọng giữa thầy trò. Song quả Phật như nhau nhưng không mất sự kính trọng ấy. Trong Quyền giáo phân biệt đức Phật ở cõi mình và đức Phật ở cõi khác. Có việc từ cõi Phật mình đi đến cõi Phật khác rồi trở về. Kinh này không cần đi đến, không dùng thần thông nhưng hiện có khắp nơi phụng sự các đức Phật .

– Cõi nước báu thân viên mãn như nhau: Từ pháp thân Thiện Tài phát lòng tin tu tập, pháp tồn tại khắp nơi, thân cũng tồn tại khắp nơi. Vì trí không tạo tác hoàn toàn không có lớn nhỏ, nó có từ pháp thân trí thân, thân hình cõi nước đều như nhau.

– Hoài nghi đạt lợi ích như nhau: Trong lần thuyết pháp thứ nhứt 55 chúng đều nghi ngờ, thỉnh Phật giải nghi, Như Lai phóng Ánh sáng thị hiện quả đức nên tất cả cùng đạt lợi ích. Mọi người đều đạt một pháp, mọi người đạt pháp của mọi người (chín lần thuyết pháp sau đều như vậy). Các kinh khác không có mười sự giống nhau trên. Trí pháp, thời gian, không gian, Phật , đại chúng ở đây đan cài lẫn nhau tạo thành một pháp. Như trong kinh nói: Đại chúng từ đầu đến cuối, đều đạt năm vị, sáu vị, quả Phật, không có ai đạt quả ba Thừa.Vì ở đây trụ phát tâm thứ nhứt đã đủ thể dụng như Phật, đều từ trí căn bản, trong thể tánh của pháp, tự tại tạo lợi ích cho chúng sanh. Hành tướng của đại cúng trong mười lần thuyết pháp, mười nơi đều căn cứ vào giải thích mới hiểu được.

– Lý sự pháp môn tu tập khác: Trong Quyền giáo, đức hóa Phật thuyết giảng có tình thức thì có Phật tánh, không tình thức không có Phật tánh, tấc cả cây không thể thành đạo, thuyết pháp. Kinh Hoanghiêm là thật giáo, vượt trên sự phân biệt đó. Nghĩa là không tuỳ căn cơ thuyết giáo như Quyền giáo. Như cõi nước mà Bồ-tát Công Đức Lâm… mười Bồ-tát của mười trụ có tên là Huệ. Tất cả cõi nước không ngoài thể tánh trí tuệ. Vì sao? Vì không có hữu tình vô tình, không có hai cách nhìn nhận, là cảnh giới chơn như không người thành Phật. hữu tình, vô tình chỉ là cách nói theo nghiệp. Việc thành Phật không liên quan đến nghiệp thì không có hữu tình, vô tình. Sao có thể ra khỏi thế gian thành Phật không thành Phật? Kia là hữu tình, đây là vô tình. Tất cả đều do nghiệp, không phải sự giải thoát của Phật làm sao có thể căn cứ trên nghiệp thức để nói về hữu tình, vô tình, thành không thành? Kinh dạy: Các pháp không hình tướng, không sanh diệt, không nhơ sạch, pháp trụ pháp vị, tướng thế gian thường còn, đạo lý đó là hữu tình vô tình sao? Ý nghĩa lớn của kinh Hoa-nghiêm là không có phàm Thánh, tình, vô tình. Chỉ có pháp tánh chơn như, là cảnh giới của trí Phật, hoàn toàn không có gì khác, chớ căn cứ trên sự hiểu biết của tình thức để đánh giá mọi pháp. Những ai còn vọng thức thì thấy hữu tình thành Phật, vô tình không thành Phật. Đây là sự chấp chặt nơi thân nghiệp, hiểu như thế thì không hoàn toàn không thành Phật. Về lý tánh bao quát tất cả nhưng khác với sự thành Phật của hữu tình. Vì không thấy sự trống không của các pháp, không căn cứ nơi trí tuê chơn thật, chưa hiểu tướng thế gian xưa nay thường trụ, chỉ vì còn hình thức nên thấy có tướng sanh diệt. Nếu không căn cứ trên tình thức thì thấy lý tánh này cùng khắp, là Phật, ngoài lý tánh không có thành Phật, ngay lý tánh là Phật . Vì thế về lý tánh, tướng hữu tình chẳng khác nhau, cớ sao phân biệt tìn, vô tình và vô tình không thành Phật ? Nếu có người thành chánh giác thì không có hai kiến chấp trên. Vì thế kinh Pháp-hoa nhập quyền về thật. Kinh dạy: Chỉ ta và các đức Phật mới có thể hiểu được tất cả các tánh tướng. Thanh-văn, Bích Chi Phật, Bồ-tát bất thoái. Ba thừa của Quyền giáo hoàn toàn hkông hiểu được. Kinh Hoa-nghiêm nói: Không hữu tình vô tình, chỉ là cảnh giới của trí, cây, cỏ, núi sông đều là Như Lai, là Bồ-tát có khả năng thuyết giảng, tự tại không ngại, giống khác dều là thể Phật. Từ một thế giới đức Phật có thể biến hóa ra vô số cảnh giới sai khác, từ mỗi hạt bụi của cõi nước có vô số Phật, cõi nước mỗi lỗ chân lông trên thân Phật có vô số Phật, cõi nước vừa giống, vừa khác, cõi nhước tịnh uế không hề chướng ngại, không phân biệt tình, phi tình. Vì thế giáo pháp thuyết giảng sai khác, trong Quyền giáo, trước hết phải tu tập các hạnh, sau mười địa mới đạt quả Phật. Ở đây trước hết là đạt trí căn bản quả Phật, rồi dùng trí sai biệt hỗ trợ nhau, cùng lúc dung nhiếp hình tướng nhân quả trước giữa sau, một pháp thành tất cả đều thành, một pháp hoại tất cả đều hoại. Những kinh khác phải tu từng địa một. Ở đây tánh, thời gian, hành tướng, trí tuệ giống nhau. Hãy dùng trí trong định quan xét, chớ so sánh bằng tình thức.

– Đạt quả khác ba thừa. Kinh dạy với hàng Thanh-văn, Phật nói pháp Tứ Đế sanh, già, bệnh, chết, với hàng Duyên giác Phật nói 12 nhân duyên; với hàng Bồ-tát Phật nói sáu Ba-la-mật. Kinh Hoa-nghiêm cũng có giảng pháp Tứ-đế nhưng khác với pháp Tứ-đế của Thanh-văn, vì bốn đế vốn là trí căn bản, ba thừa giáo còn tâm thích chán. Lúc Bồ-tát năm địa quán pháp mười đế, các đức Phật mười phương đều nói pháp bốn đế nhưng vì tuỳ thuận thế gian nên tiếng nói có khác. vì thế tất cả pháp dạy người của Khổng giáo, Lão giáo đều là pháp bốn đế. Chỉ vì khả năng khác nhau nên học pháp khác nhau. Khi là 12 bộ kinh, khi là thần chú nhưng đều thuộc pháp bốn đế. Hàng Thanh-văn tùy khả năng đoạn trừ một phần khổ (như đoạn khổ của Tiều thừa). Đó kà căn cứ trên pháp tu quả chứng của bốn thừa. Thanh-văn quán hai đế khổ tập nên chán ghét, quán vô thường, bất tịnh, xương trắng, biết thân trống không, bỏ cả trí thân, không phát khởi bi trí, là diệt nơi tịch diệt là Niết-bàn. Sau khi ra khỏi định thấy không có ba độc của thế gian là nhờ tu tập đạo đế, đó là dùng pháp quán để chiết phục như diệt rắn độc. Lại do quán thân trống không, tâm tánh đoạn diệt, không ngã. Quán pháp không ngã nên không thấy có ba độc, hông khởi bi trí dù nhập định, xuất định đều quán như vậy, an nhập nơi sự trống không, đoạn dứt tâm bi, là diệt, hàng phục khổ não là diệt, pháp dùng đạt diệt là đạo. Kinh Lăng-già dạy: Ví như say bao giờ rượu tan mới tỉnh. Sự giác ngộ kia cũng thế, đạt thân vô thượng, là không nương trí Phật, chỉ tu định trống không, từ định biết được tội lỗi, chuyển tâm hướng về chánh pháp, thành tựu thân Phật. Kinh dạy: Ai thấy vĩnh viễn đoạn diệt là vướng mắc diệt pháp. Hãy nhanh chóng tu tập, không nên chấp đoạn. Niết-bàn nhờ tu đạt không phải là diệt. Kinh Hoa-nghiêm hoàn toàn khác. Hàng Duyên giác biết 12 nhân duyên vốn không thật, thể tánh trống không, thân tâm đều không chủ thể. thân tâm không có chủ thể nên luôn là vô ngã. Vì thấy vô ngã nên đoạn vô minh, vô minh diệt, 12 duyên diệt, hàng độc giác tự tại không ngại. Khác với Thanh-văn nên hkông an trụ nơi tịch diệt. Khác với Bồ-tát nên không có trí bi. Vì không an trụ nơi tịch diệt nên hơn Thanh-văn, chỉ phụng trì các môn khác Thanh-văn. Vì vậy, nghe Phật nói kinh Đại thừa Thanh-văn cũng có khả năng truyền pháp nhưng không chứng đạt. Như Tịnh Danh trách không nên dùng tâm sanh diệt thực hành và htuyết thật pháp Bồ-tát Quyền giáo chỉ chuyển tâm nhị thừa và Bồ-tát Tiểu thừa chứ chưa đủ bi trí. Như kinh Đại phẩm chỉ nói sáu Ba-la-mật dắt dẫn hàng yếu kém tu tập thành tựu trí tuệ, nhưng lại chuyên tu pháp định, vướng mắt không hay. Vì căn trí yếu kém sợ sanh tử nên chỉ nói sáu Ba-la-mật trước, không nói bốn Ba-la-mật sau, dùng phương tiện Ba-la-mật để thành tựu từ bi, ở trong sanh tử độ sanh. như kinh Nhân-vương dạy: Phàm phu, ngoại đạo tu sáu Ba-la-mật thành sáu vua, bốn Ba-la-mật nhẫn… thành bốn luân vương; mười địa, mười Thánh tu mười Ba-la-mật thành mười trời. Trong các kinh khác dạy: chuyển pháp nhị thừa và hàng thượng căn thành tựu bi trí, tuy tu mười Ba-la-mật nhưng vẫn tu quán pháp chơn như giả, quán các pháp từ xưa đến nay an trụ không dời đổi, phá trừ chấp có không, thành tựu pháp không sanh diệt nhưng vẫn còn vọng tình. Từ địa thứ chín trở về trước chưa thất Phật tánh, vì tu trí giả nên còn chướng ngại. Kinh này chỉ rõ trí căn bản cho hàng thượng căn, ngay trụ phát tâm thứ nhứt là đồng quả. Như Thiện Tài lên núi Diệu Phong đạt trí nhớ rõ của các đức Phật. Vì từ trí căn bản nên không có sự tu tập, không chướng ngại, tuỳ thuận với bi trí, không tạo tác, như thành tựu, tuỳ thuận nhơn duyên, sáu cõi đều là pháp giới, hiểu thể tánh pháp duyên sanh, chơn thật nên không tu tập, tất cả sự suy xét đều do trí, chỉ vì tuỳ thuận chúng sanh nên hiện thân thuyết pháp như vang và tiếng, ở trong sanh tử nhưng không rời pháp thân, tuy trải qua nhiều kiếp nhưng thể tánh không thay đổi, vào trong sang tử nhưng không bị chìm đắm, tuỳ duyên sử dụng bi trí, pháp vốn vậy, không buồn lo, không tu chứng. Long nữ, Thiện Tài tiêu biểu cho pháp ấy. Ba thừa chấp tay kính lễ là sự biến hóa, không phải thật tu, tuỳ căn tánh chúng sanh nên nói kiếp số. Vì chúng sanh không tin trí, không phân biệt này nên kinh nói: Thật khó có người tin pháp này. Dù trải qua nhiều kiếp tu tập, thấy có chứng đắc có mong cầu, có nhanh chậm, đúng sai, thành hoại, hy sinh thân mạng cũng không thể thành Phật. Hàng sơ tâm tu tập nhập cảnh giới Phật như thế không phí sức và uổng công sao? Do vậy Thanh-văn, Duyên giác, Bồ-tát của ba thừa chưa thật hiểu bốn đế, 12 duyên sanh, pháp thân trí thân. Đó là sự tu tậy Tỳ-lô-giá-na hướng đến thật pháp của Hoa-nghiêm, đạt pháp căn bản tự tại tu tập, không thấy người tu các địa nhưng thành tựu nhứt thiết chủng trí. Khác với các kinh giáo khác, ở đây, mãn mười tín, ngay trụ thứ nhứt tự hiểu rõ pháp giới, trí căn bản, phàm Thánh là một là chơn như, không thấy có hữu tình, vô tình, hữu tánh vô tánh, tuỳ thuận pháp không hề chướng ngại. Kinh dạy: Như Lai thành đẳng chánh giác, vào đời từ trí mình. Phật thấy tất cả chúng sanh đều thành chánh giác, không thiện ác, tánh tướng giống nhau, tuy độ chúng sanh nhưng không có người để độ. Đó là trồng căn lành tướng tốt Như Lai. Pháp thấy được lưu truyền ở thế gian, nhưng vì căn táng ba thừa nên có sâu cạn khác nhau. Trời người, nhị thừa, Đại thừa, đều không nghe kinh Hoa-nghiêm, chỉ có Bồ-tát thượng căn đạt quả Phật mới nghe được. Vì thế trong bốn thừa đủ cả sự chứng đắc. Vì pháp tu khác nên sự chứng đắc khác, cùng một pháp nhưng sự hiểu biết có sâu cạn. Phẩm mười địa của kinh Hoa-nghiêm dạy: Bồ-tát địa thứ năm tu mười cách quán Tứ đế, Bồ-tát địa thứ sáu tu mười cách quán 12 duyên sanh. Vì thế khác với bốn đế, 12 duyên của ba thừa.

– Di chúc pháp khác. Phẩm Như Lai xuất hiện chép: Phật tử! Như Lai không nói pháp này cho chúng sanh khác, chỉ nói cho Bồtát Đại thừa, Bồ-tát tu pháp mầu, chúng sanh khác không hiểu được kinh này, chỉ Đại Bồ-tát mới hiểu. Phật tử! như Chuyển luân Thánh vương có bảy thứ báu, chúng sanh khác không có. Chỉ có thái tử của hoàng hậu mới đủ tướng luân vương. Nếu không có thái tử này, sau khi chuyển luân vương qua đời, trong bảy ngày bảy báu sẽ biến mất. Cũng thế chúng sanh khác không hiểu kinh này. Chỉ có đệ tử như thật của Như Lai, sanh trong nhà Như Lai, trồng căn lành Như Lai mới hiểu được. Phật tử! Nếu không có pháp tử chơn chánh ấy thì không bao lâu kinh này bị mai một. Vì sao? Vì hàng nhị thừa không nghe kinh này, huống gì thọ trì đọc tụng, phân biệt, giảng thuyết. Chỉ có đại Bồ-tát mới làm được việc ấy. Vì thế nghe kinh này Bồ-tát phải vui mừng, cung kính, lãnh thọ. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát tin thích pháp này sẽ đạt vô thượng bồ đề. Giải thích: Sanh vào nhà Như Lai hiểu rõ mình và Phật đều đủ pháp thân trí căn bản, tánh tướng bình đẳng, thuần nhứt, đoạn trừ phân biệt mình người. Chỉ có trí Phật soi sáng mười phương, không tánh không nương tựa, không sanh tử. Đó là sức bi trí bình đẳng không tạo tác, tuỳ căn trí truyền bá chánh pháp hóa độ chúng sanh, khiến tất cả chúng sanh với nghiệp lực sai khác nhưng đều hưỏng pháp lạc. Trồng căn lành Như Lai là đạt pháp thân Phật, đồng pháp Phật đủ trí như Phật, tin tu lý sự giống nhau, tánh tướng bình đẳng. Việc này Bồ-tát Thanhvăn ba thừa trong Quyền giáo không có. Hơn nữa Quyền giáo phần nhiều là di chúc pháp cho Thánh đệ tử và phàm phu chưa sanh trong nhà Phật. Kinh này chỉ di chúc cho hàng thượng căn sanh trong nhà Phật. Nếu không như thế chẳng bao lâu kinh này bị mai một. Vì sao? Vì kinh này khó tin. Dù có Thánh đệ tử thuyết giảng nhưng phàm phu không tin không chứng nên kinh này sẽ đoạn diệt. Dù không di chúc cho hàng thưọng căn sanh trong nhà Phật, thì số Bồ-tát ở khắp nơi hãy còn nhiều vô kể. Vì sao kinh này lại bị mai một? Người tu học nên hiểu ý Như Lai muốn hàng phàm phu sanh trong nhà Phật tin tu, không kể những Bồtát đã đạt Phật vị. Vì sao trong ba thừa giáo phần nhiều là di chúc pháp cho Thánh đệ tử và phàm phu chưa sanh trong nhà Phật? Vì pháp ba thừa không ngoài tình thức, chưa phải là chơn pháp, dễ tin hiểu, phàm Thánh đều khen ngợi truyền bá thì căn lành không đoạn. Kinh Hoa-nghiêm mãn mười đức là thành Phật. Vì thế giáo pháp ba thừa chỉ chúng sanh còn vọng thức, tuần tự tu tập ba tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Kinh Hoa-nghiêm là pháp có từ trí căn bản, trí sai biệt của Phật, vượt trên vọng thức, khó tin hiểu, phải đạt mười trụ sanh trong nhà Phật, là đệ tử chơn thật của Phật mới hiểu, chỉ có bậc Thánh thuyết giảng, không có người tu chứng thì không gọi là tin hiểu, chỉ có phàm phu thuyết không có người tu chứng cũng không gọi là tin hiểu. Vì chưa hiểu pháp chưa đoạn trừ vọng thúc, chưa ra khỏi sự che lấp, chưa hiểu rõ ý Phật, vì thế phải đạt trí Phật mới hiểu pháp Phật .

Sự thành Phật khác. Trí thân rộng lớn. Thân xác này được hình thành từ những phần khác nhau, các pháp không hình tướng nên giống trí thân, vì traí chơn pháp nên có khác, kỳ thật giống nhau. Vì bỏ trí nên tướng khác biệt, sự biến hóa cũng khác, hoặc là thân được che đậy bằng lá cây, hoặc là thân trời sắc cứu cánh, ở trong hoa sen đẹp, tướng cây bồ đề báu ở cõi tịnh đạt chơn như, hoặc từ lâu đã tu tập, hoặc vừa chứng đạt, thấy báo thân viên mãn với vô số tướng tốt, hoặc thân biến hóa đủ 32 tướng… cứ thế có vô số thân hình, đủ các loại không thể nói hết, chỉ tạm căn cứ trời người bốn thừa của Quyền giáo, Thật giáo lập mười pháp thành đạo, mong kẻ sơ học phát lòng tin hiểu, trừ nghi ngờ, biết thật pháp, bỏ Quyền pháp, đoạn vọng tình, cầu quả đức thù thắng. Mười pháp: 1) Pháp; 2) Thân tướng thành Phật; 2) Thời gian; 3) Cây bồ đề; 4) Toà ngồi; 5) Đại chúng; 6) Hiện tướng; 7) Thuyết pháp; 8) Nơi thuyết pháp; 9) Sự trang nghiêm của đạo tràng; 10) Pháp lãnh thọ.

– Thân thành Phật. Đây là thân Phật Tỳ-lô-giá-na với 97 tướng tốt và vô số vẻ đẹp, khôn kinh Duy-ma phải thân chỉ có 32 tướng tốt.

– Thời gian thành Phật, trong Quyền giáo sau khi Phật ra đời, vượt thành xuất gia, an tọa dưới cây bồ đề, thành đẳng chánh giác. đó là thời gian thành Phật. đức Tỳ-lô-giá-na không như thế. Đức Như Lai biến hóa hình tướng là để độ chúng sanh, ba thừa thấy việc xuất gia thành Phật như thế. Trong pháp giới chơn thật của kinh Hoa-nghiêm không như vậy. Kinh Pháp-hoa có câu: “Từ lúc ta thành Phật đến nay trải qua vô số kiếp”. Đó là chuển ba thừa về Thật giáo. Đức Tỳ-lô-giána từ pháp giới căn bản thành tựu chánh giác, pháp giới ấy không trước sau, không ra khỏi hay chìm đắm, không thành hoại, không có thời gian. Kinh Hoa-nghiêm dạy: Như Lai không ra đời cũng không Niết-bàn. Đó là Thật pháp. Hơn nữa đương vị thái tử, vốn không phải xuất gia, hoàn toàn không có tám tướng thành đạo. Ai biết được Như Lai không ra đời, không nhập diệt, không thành hoại là biết Như Lai luôn ở đời thuyết pháp. Đó là đức Tỳ-lô-giá-na vào đời, từ cõi trời Đâu Suất xuống trần, vào thai mẹ, xuất gia… thuyết pháp, Niết-bàn không ngoài giây phút hiện tại, nào có việc vào thù… Niết-bàn?

– Cây bồ đề khác. Cây bồ đề mà hàng ba thừa thấy đức Phật thành đạo là cây thường, chiều cao chu vi hợp với thước đo của thế gian, cây bồ đề mà Như Lai thành đạo trong nhứt thừa là cây báu cao quí sáu tầng trời. Như cây bồ đề hiện trong thân Bồ-tát Kim Cang Tạng cao bằng trăm vạn tam thiên đạo thiên cảnh giới, chu vi cây bằng mười vạn tam thiên đại thiên cảnh giới bao quát khắp nơi.

– Toà ngồi khác. Trong ba thừa lúc Phật thành đạo ngồi tào cỏ, trong nhứt thừa Phật thành đạo ngồi toà sư tử hoa sen được trang trí bằng vô số báu vật.

– Đại chúng khác. Đại chúng cả đức Tỳ Lô Gía Na đều là những người như Văn Thù Phổ Hiền, những người vừa phát tâm sầu quả Phật, không phải là người cầu Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát chán khổ, thích sanh về cõi tịnh. Trong ba thừa dù có Thanh-văn nhưng chưa chuyển tâm nên như đui điếc khônghay biết pháp hết mực thâm diệu này, cũng chẳng phải người trải qua ba tăng kỳ kiếp tu tập, mà là người trí tuệ viên mãn, không có thơì gian trước sau, nhanh chậm.

– Hiện tướng khác. Trong Quyền giáo đủ tám tướng thành đạo. Trong Thật giáo gay trụ phát tâm thứ nhứt, đã đủ pháp thân trí căn bản, thành chánh giác, không trước sau, thời gian không biến đổi nhưng vẫn tuỳ thuận thời gian, thấy năm uẩn rỗng lặng là Phật, luôn hợp vơí chơn như nên thường thuyết pháp. Quyền giáo đủ năm tuớng, có lúc ngồi toà báu nơi cõi trời Ma Hê Thủ La, có lúc xem ba ngàn đại thiên cảnh giới là cõi nước báo thân. sự phân biệt ấy đều là hóa độ chúng sanh, khiến tâm chúng sanh dần rộng lớn chưa phải là thật tướng. Kinh Hoa-nghiêm này tạm nêu vô số cõi Liên Hoa bằng số bụi của mười cõi Phật đan xen lẫn nhau. Đó là sự dung nhiếp của các cõi nước, mỗi cõi Phật bao hàm khắp mười phương. Cõi nước thân hình tương hợp nhau không ngăn ngại, khô có tướng kia đây, qua lại. Trong ba thừa vì căn trí nhỏ hẹp an lập cõi nước, thân hình có giới hạn. Tướng rộng lớn của Tỳ-lô-giá-na có khắp mười phương. Ngay mỗi lổ chân lông có đủ vô số cõi nước. Trong ba thừa, tướng Ánh sáng không có công năng chiếc soi như Ánh sáng mặt trăng mặt trời, ngọc lưu ly không có công dụng làm nước trong như ngọc ma ni. Đó không phải do đức Phật mà là do căn trí yếu kém.

– Thuyết pháp khác. Đức hóa Phật thuyết ba thừa pháp, đức Tỳ-lô-giá-na thuyết nhứt thừa pháp, nhứt thừa là Phật thừa. Kinh Pháp-hoa có câu: Chỉ một thừa không có hai thừa hay ba thừa, vì tạm lập ra để dắt dẫn chúng sanh dần tu pháp Như Lai thẳng đến đạo tràng. Kinh Pháphoa là nhập ba thừa vào Thật giáo (như đã nói ở phần phân tông). Từ tánh căn căn bản, tuỳ thuận căn trí ba thừa lập giáo pháp ba thừa. Việc Long nữ tích tắc thành Phật là biến hóa, ngược với giáo pháp và không thuận tâm Phật. Chỉ vì nhằm dẫn dạy chúng sanh vốn không phân chia thời gian, đạt đến thấy biết không có thời gian mới là thật pháp. Ngược lại là biến hóa. Thật đáng thương thay! Sao không uống nước cam lồ mà cực khổ uống độ dược, bỏ ngọc báu đổi lấy bùn đất, xem Phật pháp là hư dối, xem sự đối là chơn thật? Xin các bậc thông đạt đời sau, đừng nối gót chư hiền ngày xưa mà dạy tất cả, tuỳ thuận căn cơ phân quyền pháp, thật pháp. hãy suy xét kỹ, hiểu rõ ý Phật, thuận pháp lưu truyền không câu chấp nơi căn tánh, hóa độ bằng quyền thật. Hãy đưa hạng yếu kém trở về tâm ban đầu của Phật. Nếu biến thật pháp thành hư dối thì đức hy không vui, tuỳ tông chỉ truyền pháp đạt lợi ích cho trời người để chúng thông rõ không bị chìm đắm. Vì thế đức Tỳ-lô-giá-na nói thật pháp, đức hóa Phật nói ba thừa pháp. Trong pháp của đức Phật biến hóa thuyết có kinh Pháp-hoa, Niết-bàn là đưa quyền về thật nên có Long nữ chỉ tích tắc thành Phật. Bò ăn cỏ Phì Nị trên núi Tuyết nên sữa cho ra thuần là đề hồ. Đó chỉ nêu ra một phần chưa chỉ dạy đầy đủ. Chỉ kinh Hoa-nghiêm mới trình bày đầy đủ báo tướng nhân quả.

– Nơi thuyết pháp khác: Trong Quyền giáo, nơi đức Phật thuyết pháp có khi là vườn nai, có khi là vườn Cấp Cô Độc. Nghĩa là có nơi chốn và đi lại. Kinh Hoa-nghiêm mười nơi mười lần, khắp tất cả mọi nơi, từng hạt bụi thân Phật cõi nưóc, nơi nơi, xú xứ đều thuyết pháp, không đến đi qua lại. Phật chỉ ngồi ở cây bồ đề nhưng hiện có khắp nơi ( trong kinh đã nói rõ).

– Sự trang nghiêm của đại hội khác: Lúc nói kinh này, đại chúng toàn là những bậc chứng Thánh từ khắp mọi nơi, mọi lúc, hoàn toàn không có hàng ba thừa chưa chuyển tâm. Dù ở trong đạo tràng nhưng hàng ba thừa vẫn không nghe hiểu. Hơn nữa trong mười lần thuyêt pháp, đại chúng từ khắp mười phưong đến, mỗi phương có vô số đại chúng bằng số bụi trong mười cõi Phật, trụ vào địa nào cũng thế, số chúng dần dần tăng lên vô kể. Đại chúng lại một lần thuyết pháp lại hiện ở khắp nơi ngay thân chúng sanh nhỏ có chúng sanh thành Phật, vô số đại chúng thuyết pháp nhưng chúng sanh ấy không hề hay biết. Như vậy tư tánh Phật, Bồ-tát mà có vô số chúng sanh. Đại chúng của đức hóa Phật từ một nơi hạn chế đến. Đó là do căn trí nhỏ, chẳng phải do Phật.

– Pháp lãnh thọ khác. Trong Quyền giáo có chúng sanh tu pháp Tiểu thừa, tuần tự quán vô thường, khổ, không, quán bốn đế chán khổ, sanh, già, chết. Hai đế khổ tập là thế tục đế. hai đế đạo diệt là chơn đế. Quán khổ tập là khổ nên chán ghét khổ hướng đến tịch diệt. Từ quán vô thường bất tịnh, xương trắng, tất cả pháp trống không, nếu không có tập nhân thì thức diệt, trí không còn, chứng pháp trống không. Nếu khi đoạn trừ tất cả khổ mới nói pháp Đại thừa, chuyển tâm tu pháp không hành sáu Ba-la-mật, khởi bi tri. Hoặc có Bồ-tát tu pháp Đại thừa, nhưng sự điều phục cũng như Tiểu thừa, có từ bi, thích hành sáu Ba-la-mật, không vướng chứng không, giữ hoặc nghiệp để đem lợi ích cho chúng sanh, thành tựu pháp quán không. Hoặc có Bồ-tát tu Đại thừa, chuyên tu chơn như giả, điều phục căn tánh, trải qua ba tăng kỳ kiếp đạt đến địa thứ mười thấy tánh mới thành Phật. Có kinh dạy: Ba bậc hiền dùng sức quán chiếu điều phục vô minh, đến mười địa thấy đạo. Có kinh dạy: Bồ-tát ba hiền thấy một phần pháp thân. Tất cả đều thuộc Quyền giáo ba thừa. Kinh Hoa-nghiêm không như thế, trực tiếp truyền pháp thân trí căn bản cho hàng thượng căn. Trí Phật có từ vô minh, dùng thiền định để hiển hiện trí ấy. Chỉ ngay quả Phật cho trụ thứ nhứt, cùng lúc truyền trao pháp giới, lý sự hạnh quả Phổ Hiền Văn Thù, không có sự nhanh chậm vui khổ của vọng tình, nhưng vẫn đủ thời gian kiếp số đêm ngày ba đời. Song kiếp số ấy vốn không thay đổi, đủ cả thường, vô thường, không thành hoại, pháp vốn vậy. Hiểu rõ khổ đế vốn là Thánh đế, không có khổ đau cũng chẳng có Niết-bàn. Kinh dạy: Người tin hiểu chứng nhập như vậy là dùng ít phương tiện sớm thành chánh giác, thọ thân bằng trí pháp huyễn ảo, sống vơí chúng sanh, dùng pháp vô ngại hiểu rõ căn tánh của chúng sanh, dùng phép tắc làm tiêu chỉ tu học, dùng pháp thế gian dạy chúng sanh, dùng pháp không nương tựa dạy chúng sanh không chấp trước, dùng pháp vô niệm nghĩ nhớ nhưng không chấp thủ, dùng Ánh sáng trí soi rọi khắp nơi, thiết lập giáo pháp độ thoát chúng sanh, dùng vô số hình tướng nhưng không hoại sắc thân, dùng lời chơn thật nói thật pháp, dùng pháp huyễn ảo an trụ nơi thế gian độ thoát chúng sanh. Mười pháp này là pháp an lập chúng sanh của thiện tri thức ở vị Đẳng giác của Thiện Tài. Từ đó chỉ dạy chúng sanh tu tập ngộ nhập, thực hành mười pháp này đem lại lợi ích cho chúng sanh, ở trong đời độ thoát chúng sanh, không như ba thừa chán khổ và nhân khổ, thích tịch diệt và pháp đưa đến tịch diệt, khác với Bồ-tát còn hoặc nghiệp thích tu pháp không, ra khỏi thế gian mong về cõi tịnh.

– Thấy Phật sai khác. thân Phật với tánh tướng không sai khác, nhưng vì khả năng của chúng sanh khác nhau nên thấy khác. Vì vọng tình nên thấy chúng sanh khác Phật khi hiểu rõ, thể tánh tất cả đều là một. Có hình mới có bóng, có vọng tình nên thấy Phật khác với chúng sanh. Nếu thế trái với chơn như, đoạn trừ vọng tình, trí thân tương hợp. Trí không tão tác đủ cả động tịnh. Đó là Phật Tỳ-lô-giá-na (Tỳ-lô-giána là Ánh sáng chiếu khắp). Từ bi trí nơi pháp thân thị hiện thân tướng thuyết pháp, tuỳ thuận chúng sanh, vì vọng tình khác nhau nên hình tướng hkác nhau. Nhưng tất cả đều từ một trí thân Tỳ-lô-giá-na. Hãy trở về chơn như, bỏ những pháp giả, không nên đình trệ nơi pháp giả quên mất chơn như. Tạm đưa ra mười sự thấy khác nhau mong người tu hành tin hiểu trở về nguồn chơn. 1) Cõi người thấy Phật có 32 tướng tốt; 2) Cõi người thấy Phật có 80 tướng tốt; 3) Loài rồng thấy Phật như sự thấy biết của con người, cũng có lúc thấy Phật như rồng chúa; 4) Người tu tiên thấy Phật là tiên; 5) Ngoại đạo thấy Phật như mình; 6) Tám bộ thần thấy Phật là vua của mình; 7) Tiểu thừa thấy Phật là Thanh-văn cao thượng; 8) Duyên giác thấy Phật là Duyên giác; 9) Bồ-tát Quyền giáo thấy Phật là đấng kinh Duy-ma giáo chủ đủ phước trí của ba ngàn đại thiên cảnh giới; 10) Bồ-tát nhứt thừa thấy Phật là pháp chủ của cõi Hoa Tạng. Vô số cõi nước ấy bao hàm tất cả đủ phước trí… sự thấy biết sai khác ấy là do thời gian phát tâm và sự tin hiểu sai khác. Vì thế người tu học nên phát tâm rộng lớn, tin pháp Đại thừa, phát nguyện, hành hạnh lớn, nhập trí lớn đem lại lợi ích cho vô số chúng sanh tích tắc đạt chánh giác đủ phước trí. Nếu không như thế thì hoàn toàn không đạt bồ đề, uổng nhọc công sức, chi bằng trực tiếp tu nhập nhứt thiết chủng trí.

– Thời gian thuyết pháp khác. Người đạt chánh giác, tâm đạo tịch tịnh, trí tuệ thông cả ba đời, đủ trước sau hiểu rõ mọi pháp, cứu độ hữu tình, vô tình, dung nhiếp đến đi, xưa nay, đủ thấn thông, hợp chơn như, đoạn vọng kiến thành tựu trí, diệt vọng tưởng, tu tâm bi cứu độ tất cả, chúng sanh tuỳ khả năng mình đạt được lợi ích. Như một trận mưa muôn loài đều thấm nhuần, như tiếng vang trong hư không, tất cả đều nghe thấy. Dùng trí độ sanh, không dùng tâm vọng tưởng, hiện tại còn không có, huống gì quá khứ vị lai. Xin tạm căn cứ quyền pháp, thật pháp lập ra mười khoảng thời gian khác nhau: 1) Kinh lực sĩ: Sau khi thành đạo bảy ngày Phật đến vườn nai thuyết pháp; 2) Kinh Đại-phẩm: Đầu tiên Phật thuyết pháp bốn đế ở vườn nai, vô số Phật đến vườn nai thuyết pháp; ) Luật tứ phần và luận Tát-bà-đa: Sau 2 ngày thành đạo, đức Phật mới thuyết pháp; 5) Kinh kinh Hưng-khởi-hành và kinh Xuất-diệu: Sau 9 ngày thành đạo, đức Phật mơí thuyết pháp; 6) Luật ngũ phần:

Sau 56 ngày thành đạo, đức Phật mới thuyết pháp; 7) Luận Đại-trí-độ: Sau 350 ngày thành đạo, đức Phật mới thuyết pháp; 8) Kinh Thập-nhịdu-hành: Một năm đầu đức Phật không thuyết pháp; 9) Theo pháp sư Tạng đời Đường: Sau ngày thành đạo đức Phật nó kinh Hoa-nghiêm; 10) (Theo Tông-huyền) căn cứ pháp giới kinh Hoa-nghiêm hoàn toàn không như chín cách nhìn nhận trên. Theo kinh Hoa-nghiêm đủ tất cả lý sự thể dụng bi trí, hoàn toàn không thể so sánh hạng lượng bằng vọng tình, không có xưa nay. Lúc nào Phật cũng thyết pháp không có trước sau, pháp vốn vậy. sự nhìn nhận trên đây là sự phân biệt theo căn tánh. Như Lai hoàn toàn không có sự sai khác ấy. Trí thể của Như Lai không có phân định thời gian. Vì dạy chúng sanh tin hiểu, nên phân chia pháp giới không có thời gian. Đó là thời gian Như Lai thuyết pháp, đoạn trừ vọng tình, tuỳ thuận trí tuệ tạo lại lợi ích cho chúng sanh. Nếu căn cứ theo sự nhìn nhận của vọng tình là lúc đó thành Phật, lúc đó thuyết pháp thì không phải là sự nhìn nhận của Phật. kinh Hoa-nghiêm không có trước sau, không lập thời gian bằng tình thức. Thời gian của kinh này là vô tận. Lúc nào Phật cũng thuyết pháp. Kinh Pháp-hoa chép: Từ ta thành Phật đến nay trải qua vô số kiếp không thể hạn lượng thời gian, lúc nào là lúc thuyết pháp? Tất cả đều là công dụng của một trí, một tiếng nói, một thời gian.

– Cõi tịnh quyền thật: Biển trí mênh mông, nguồn chơn không cùng, pháp giới Tỳ-lô-giá-na dung nhiếp tất cả, tịnh uế đều không ở ngoài. Chỉ do nghiệp riêng thấy cảnh sai khác nên trái với pháp Phật. Vì căn trí sai khác nên quyền lập cõi tịnh ở nơi khác. Cõi Ta Bà ô uế, hoặc nói cõi này là huyễn giả, cõi khác mới là thật báo. Văn Thù từ cõi kim sắc phương đông đến. Quan Âm từ cõi Cực Lạc phương tây đến. Đó là quyền lập để kẻ tin tu có nơi nương tựa. ở đây tạm dưa ra mười nơi làm kim chỉ nam cho người tu học: 1) Cõi tịnh trong kinh A-di-đà; 2) Cõi tịnh trong kinh Vô-lượng-thọ-quán; 3) Cõi tịnh trong kinh Duy-ma; 4) Cõi tịnh trong kinh Phạm-võng; 5) Cõi tịnh của trời Ma-hê-thủ-la; 6) Cõi tịnh trong kinh Niết-bàn; 7) Cõi tịnh trong kinh Pháp-hoa; 8) Cõi tịnh trong hội Linh sơn; 9) Cõi tịnh nơi tâm; 10) Cõi tịnh Tỳ-lô-giá-na.

1) Cõi tịnh trong kinh A-di-đà: Cõi tịnh mà vì phàm phu còn chấp tướng chưa tin thật lý pháp không, chuyên tâm niệm Phật được sanh về.

2) Cõi tịnh trong Vô-lượng-thọ-quán: Cõi tịnh mà một số chúng sanh chưa tin thật lý, thích sắc tướng đẹp, chuyển tâm nghĩ hình sắt Phật được sanh về.

3) Cõi tịnh trong kinh Duy-ma: Cõi tịnh mà Phật dùng ngón chân và thần lực ấn vào mặt đất, chưa có sự rộng hẹp của cõi thật báo, là thật nhưng chưa rộng.

4) Cõi tịnh trong kinh Phạm-võng: Cõi tịnh mà có một hoa sen lớn và vô số hoa sen khác, trên mỗi hoa sen có trăm ức đức hóa Phật giáo hóa trăm ức cõi chúng sanh. Đó chỉ là sự thấy biết còn hạn hẹp của Bồtát ba thừa, chưa trọn vẹn.

5) Cõi tịnh của trời Ma-hê-thủ-la: Là cõi thật báo ma Như Lai ngồi toà sen baú thành chánh giác. Cõi Diêm-phù-đề mà Như Lai ngồi dưới cây bồ đề thành Phật là ảo hóa. Đó là thuyết giảng cho Bồ-tát ba thừa những kẻ đoạn tâm phân biệt. Họ cho rằng cõi Diêm-phù-đề là sáu cõi trời thuộc Dục giới là hữu lậu. Cõi Ma-hê-thủ-la là vô lậu.

6) Cõi tịnh trong kinh Niết-bàn: Cõi tịnh ở phương tây cách cõi Ta-bà vô số cõi nước bằng số cá trong 32 sông Hằng. Đó là thuyết giảng cho ba thừa Quyền giáo, những kẻ còn một phần tâm phân biệt tịnh nhiễm. Họ cho rằng ba ngàn đại thiên cảnh giới là cõi uế nên đưa ra cõi thật báo Như Lai ở phương tây.

7) Cõi tịnh trong kinh Pháp-hoa: Cõi tịnh thuyết giảng cho Bồ-tát ba thừa chưa đoạn trừ tâm phân biệt tịnh nhiễm, đưa trời người đến ở cõi khác.

8) Cõi tịnh trong lần thuyết pháp ở Linh sơn: Cõi tịnh thuyết cho Bồ-tát ba thừa chưa đoạn trừ tâm phân biệt tịnh nhiễm, dạy họ hiểu ngay cõi uế là cõi tịnh. Chúng sanh chỉ tin nhưng chưa thấy được.

9) Cõi tịnh ngay tâm: Cõi tịnh mà người biết tâm mình vốn không phân biệt, chỉ có trí chơn thật, hợp chơn tuỳ tánh, không tham sân si tịnh uế, tuỳ thuận bi trí tạo lợi ích cho chúng sanh. Vì tự tâm thanh tịnh nên giáo hóa chúng sanh cũng được thanh tịnh. vì thế kinh Duy-ma chép: Tâm tịnh là cõi Phật. Muốn về cõi tịnh hãy khiến tâm thanh tịnh.

10) Cõi tịnh Tỳ-lô-giá-na: Chính là vô số cõi Liên-hoa đủ cả tịnh uế nhưng không tịnh uế, không trên dưới, kia đây, mình người, mỗi cõi Phật dung nhiếp khắp pháp giới, không ngăn cách. Tạm nêu ra mười cõi tịnh, kỳ thật vô số cõi Phật không ngoài một hạt bụi, không lớn nhỏ, không hạn lượng, cảnh giới là pháp, không lệ thuộc giới hạn, rộng lớn đủ tất cả. Đó là cõi Phật không phải cõi quyền biến.