TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 05

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

Các đức Phật nơi mười phương cùng hiệu Pháp Huệ vì mười trụ chứng Thánh vị, vào dòng pháp, có trí tuệ như Phật. Đó là tiêu biểu cho sự giống nhau của các pháp, nhân quả pháp mười trụ như nhau. Phật là quả, Bồ-tát là nhân, nhân quả cùng một thể. Hành tướng của mười trụ gồm sáu phẩm được nói trên đỉnh Tu Di: 1) Lên núi Tu di; 2) Nói kệ khen ngợi; 3) mười trụ; 4) Phạm hạnh; 5) Công đức pphát tâm; 6) Thành. Người tu ngộ nhập thông hiểu mầm Phật, sanh vào nhà Phật là đệ tử chơn thật của Phật. Trong Quyền Giáo, đia thứ nhứt mới sanh vào nhà Phật, hoặc Bồ-tát ba hiền, nhờ sức thệ nguyện mới thành Phật. Kinh Hoa-nghiêm chỉ nói về thật tướng, không nói rõ về thệ nguyện.

Vì nó là pháp giới cùng một thời gian, không phân biệt trước sau, phàm Thánh một tánh, không có sự ràng buộc vọng tình. Hãy xem xét bằng pháp không vọng niệm, không tạo tác sẽ biết được. Nếu xét bằng vọng tình thì không thể hiểu. Dù tin vẫn chỉ là tin lời Phật nhưng không tự thấy. Người tự thấy là không còn vọng tưởng, tâm hợp chơ lý, trí cảnh hoà nhập mới biết được sự dung nhiếp của muôn cảnh tánh tướng. Nếu không tâm luôn phân biệt phải trái kia đây. Tịnh uế. Người khế hợp chơn tánh, vọng tưởng đoạn tuyệt, tự đạt pháp giới huyền nhiệm, hoà hợp một nhiều, thuần tạp, chung riêng, hiểu rõ căn tánh chúng sanh để luôn đem lại lợi ích, là thiện hữu tri thức của những ai gần gũi kính thuận. Lên cõi Dạ Ma nói mười hạnh. Như Lai phóng vô số Ánh sáng từ hai chân. Nghĩa là tập hạnh từ sự trống không mới thông đạt lý sự. Mười trụ đạt pháp thân, trí căn bản; mười hạnh, pháp thân trí căn bản tự tạikhông ngại, thực hành các hạnh cũng không ngại. Nếu không đạt pháp thân trí căn bản thì mọi việc làm đều thuộc nhân quả trời nười, đều là phước sanh diệt hữu lậu. Dùng pháp thân trí tuệ đoạn trừ hoặc chướng, hành mọi hạnh đem lại lợi ích cho chúng sanh, pháp thân trí thân tự tại, không tạo tác nhưng đủ công dụng, tuy có kinh nói địa thứ bảy tu bi, địa thứ tám tu trí nhưng kinh Hoa-nghiêm dạy trụ thứ nhứt đã đủ cả hành tướng của các vị, đồng quả Phật, vì là thể dụng của pháp giới. Trong một vị đủ cả mười pháp ba-la-mật. Hãy xét hiểu bằng sự mầu nhiệm của pháp. Đó mới là tạng thân Như Lai, pháp môn rộng lớn của Phổ Hiền. Như người mù hkông thấy mặt trời, mắt trăng chiếu sáng, không phải lỗi của mặt trăng. Hãy tự trách và tu tập, dùng định, tuệ để quán sát. Tạng thân Như Lai là pháp thân, đủ phước trí rộng lớn. Nếu không thấy pháp thân thì không thể hiểu đưọc trí bi, mãi ở trong sanh diệt. Thế giới Hải tuyền là nơi đủ bi, trí, Thánh, tục, thân, nghiệp. Hãy dùng tâm bi cứu độ vô số chúng sanh . tuuyền là sâu xa mênh mông, như Bồ-tát trong quả Phật vừa an nhập pháp giới cứu độ vô số chúng sanh không có tâm xuất thế, ở mãi trong sanh tử nhưng không thấy có ra khỏi hay chìm đắm. Hạnh của mười hạnh như Phổ Hiền, mười trụ như Văn Thù, đủ pháp thân trí tuệ không hình tướng. Hai vị cùng một thể nên vừa là chủ thể vừa là khách thể, trí không tạo tác là quả Phật. ba vị này cùng một thể. việc lập ra năm vị là để dạy kẻ mê, phàm phu đủ tín tâm, mười trụ đủ ba thân. Văn Thù là pháp thân Phật, Phổ Hiền là hành thân Phật, trí không tạo tác là báo thân Phật. Song thông thường xem trí tuệ không hình tướng, pháp thân Văn Thù là điều kiện dắt dẫn đầu tiên. Về phương diện ngôn ngữ có ba thân trước sau nhưng về chứng đắc thì cùng một thời gian. Pháp vốn vậy, không thể thiếu một trong ba vị ấy. Nếu bỏ Văn Thù giữ Phổ Hiền thì mọi đều thuộc hữu vi. Nếu bỏ Phổ Hiền giữ Văn Thù thì định chứng được là định nhị thừa. Nếu bỏ Phật giữ Văn Thù, Phổ Hiền thì khô có người giác ngộ. Vì vậy không thể thiếu một trong ba, nếu thiếu một thì không có ba. Trong Quyền giáo, không có sự dung hợp thống nhứt của ba vị này. Pháp đó chưa phải là chơn thật, đều là hóa thân. Quyền pháp là tuỳ thuận chỉ dạy hàng căn trí nhỏ hẹp, khi chúng thành thục mới hcỉ thật pháp. Niết-bàn, Pháp-hoa đều là dưa Tiệm giáo về Thật giáo. Kinh Hoa-nghiêm, trụ thứ nhứt đã đủ hành tướng mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, đẳng giác, trong một vị đủ 50 pháp. Vì sự dung hợp nên mỗi vị đủ 2500 pháp chung riêng và vô số thứ bậc hành tướng tiến tu, không bỏ giai đoạn nhưng lại cùng một thời gian. Mười phương đều có Bồ-tát mười hạnh và vô số Bồ-tát bạn đến chỗ Phật. Mười Bồ-tát đầu tiên có tên Lâm, cõi nước tên Huệ, các đức Phật mà vị ấy phụng sự có tên Nhãn. Lâm tiêu biểu cho năm đức: 1) Kiến lập; 2) Cây cành đều có khả năng sanh diệt; 3) Hoa lá trái đều có ích; ) Che nắng nóng; 5) Chỗ ở của chim thú, quỉ thần.

– Kiến lập: Như rừng lớn, bên trong có rồng thần ở, bên ngoài không bị gió bẻ gãy, nếu không thờ không thể thành rừng. Bồ-tát này bên trong có rừng trí lớn, luôn giữ mình bằng sức từ bi, hiểu rõ cảnh vốn tịch tĩnh, bên ngoài không bị gió sắc trần lay chuyển, dùng trí tuệ để hàng phục ngoại đạo tà luận, thực hành mười hạnh, cùng sống với chúng sanh, luôn đem lại lợi ích cho chúng sanh .

– Cây cành đều có khả năng sanh diệt: Không thể tìm thấy tánh sanh diệt trên cây, đó là duyên sanh. Đã là duyên sanh thì không có gì bị sanh, không sanh nhưng lại sanh, sanh nhưng không sanh. Bồ-tát này hành mọi hạnh bằng trí và pháp thân nên không thể tìm thấy người hành và pháp hành nơi thân cảnh mà chỉ hành theo pháp vốn vậy.

– Hoa lá trái đều có ích: Như hoa làm đẹp lòng người, lá cây che nắng, trái dùng đỡ đói khát. Bồ-tát hành muôn hạnh, trời người đều thích, thực hành hạnh từ bi rộng lớn để người gần gũi không quên trí lớn, độ hết chúng sanh trong pháp giới mới trọn vẹn chí nguyện.

– Che nắng nóng như rừng che mát tất cả nhưng không có tâm phân biệt. Bồ-tát luôn là chỗ tựa cho mọi người, tuỳ khả năng ai nấy đều được những lợi ích nhưng không phân biệt lợi, không lợi.

– Là chỗ ở của chim thú, quỉ thần. Rừng là nơi người ta lấy gỗ, chim thú muôn loài đều ở trong rừng. Bồ-tát trồng rừng hạnh nguyện, mọi người đều nhờ ơn, rồng thần cung kính, chim thú gần gũi, không kinh sợ. Rừng còn có nghĩa là nhiều, Bồ-tát thực hành nhiều hạnh, công đức cũng nhiều. Công đức hạnh nguyện của trí bi pháp thân nhiền nên các Bồ-tát đều có tên là Lâm. Vì sao cõi nước có tên Huệ? Chỗ ở của con người là cõi nước. Bồ-tát an trụ trong giải thoát định tuệ, mình người bình đẳng, đoạn trừ khổ đau. Cõi nước được hình thành bằng đất nước gió lửa của chúng sanh là do nghiệp, không phải thật. Pháp thân trí tuệ giải thoát là cõi nước thường hằng, không do nghiệp. Hơn nữa Bồ-tát dùng trí tuệ thực hành mười hạnh đem lại lợi ích cho chúng sanh. hạnh là cùng sống với chúng sanh. Tuệ là khả năng thuyết giảng đạo lợi ích cho hàng trời người. Vì sao các đức Phật mà vị ấy phụng sự đều có tên là Nhãn? Kinh Hoa-nghiêm dùng sự biểu hiện pháp. vì tên của Phật giống pháp mình chứng đạt. Người đạt pháp là Phật. Bồ-tát này làm mọi việc để đem lại lợi ích cho chúng sanh, hiểu rõ từng căn trí để thuyết giảng không trái thời là Nhãn. Kinh chép: Lúc ấy Bồ-tát Công Đức Lâm nương thần lực của Phật, nhập định suy xét kỷ. Từ đó vô số cõi nước, vô số Phật Công Đức Lâm hiện ra trước Bồ-tát, ủng hộ bằng ba pháp.

Hỏi: Bồ-tát trong quả Phật pháp thân trí bi luôn hiển hiện, đủ định tuệ, cần gì nhập định, được Phật gia hộ? Các vị Bồ-tát lập giáo độ sanh nên phải đưa ra pháp tắc, nhò thần lự Phật là đức cao cả. Tuy thể chúng sanh của pháp giới bình đẳng, song vì sự hóa độ nên có thầy trò, có việc nhập định quan sát, xuất định thuyết pháp. tam muội là bình đẳng chỉ dạy. Chỉ dạy chúng sanh hiểu đúng là suy xét kỹ. Ttrong mười trụ cách ngàn cõi Phật, mười hạnh lại cách vạn cõi Phật. Vì địa vị càng cao, giáo hóa có pháp tắc, hành tướng phải hợp pháp. về chơn tánh, các đức Phật ở mười phương đều cùng tên Công Đức Lâm. Vì nhân quả giống nhau, pháp trí là một (ba pháp gia hộ như trước). Lời nói tiêu biểu cho pháp không sai biệt. tay xoa đầu tiêu biểu cho phân, trí thân, bi trí giải thoát… giống nhau. Hơn nữa xoa đầu là hình thức an ủi. Trao mười trí, vì trí Bồtát như Phật, tôn trọng đức khiêm nhường, từ hoà không cao ngạo. Kinh dạy: pháp vốn như vậy. vì phát sinh từ căn lành nên đều là pháp tắc. Có bốn phẩm tạo thành pháp tắc mười hạnh: 1) Lên cõi Dạ Ma; 2) Nói kệ khen ngợi; 3) Mười hạnh; 4) Bốn phẩm. Người hành mười hạnh đầu nương bốn phần này, vì nó gồm đủ cả lý sự. Vì sau khi nói mười hồi hướng, Như Lai lên cõi Đâu Suất, phóng Ánh sáng từ hai đầu gối. Các Bồ-tát lớn đều có tên Tràng. Cõi nước tên Diệu? Vì cõi Đâu Suất ở giữa cõi dục như Đế Thích cai quảng bốn Thiên Vương. Ngay cả núi Diệu Cao cũng thuộc cõi trời thứ nhứt, thứ hai là cõi Dạ Ma, bốn Thiên Vương, Đế Thích, Diệu Cao đều liền nhau. từ cõi Dạ Ma trở lên là cõi trống không. Vì cõi Đâu Suất nằm giữa. Trên nó là cõi Tha Hóa, Hóa Lạc; vì cõi này ở giữa cõi Dục nên dung hoà lý sự, hợp với trung đạo, chuyển lý hành sự, chuyển sự hợp lý, lý sự không ngại, đủ diệu dụng trí bi. Ngau trụ thứ nhứt lý sự không ngại, hợp với trung đạo. Chẳng phải vị này mới là hồi hướng, vì hóa độ chúng sanh nên có tên Pháp. Từ trụ phát tâm thứ nhứt đến năm vị đều đủ lý sự hồi hướng. Ở đây, vị này chuyển tâm đến mười tru, mười hạnh không ngại. Vì hồi hướng không phải vị thứ ba, các vị đều là hồi hướng. Đây chỉ là mượn sự để tiêu biểu cho pháp. Như Lai ở cõi Đâu Suất, phóng Ánh sáng từ hai đầu gối nói mười hồi hướng. Đầu gối là nơi co duỗi, xoay chuyển thoải mái nhanh nhẹn. Ánh sáng phóng từ đầu gối tiêu biểu cho lý sự, sanh tử, Niết-bàn không ngăn ngại. Vì thế cảnh giới, tên, Ánh sáng của toàn bộ kinh này đều biểu hiện cho sự chứng đắc pháp môn. Bồ-tát lớn tên Tràng tiêu biểu cho bi trí tự tại, đoạn trừ hoặc nghiệp phân biệt mình người, đạt công đức ngay trong cõi sanh tử. Tràng là công đức không lay chuyển, đoạn nghiệp, phá trừ, kiên cố. Trí thù thắng an lậpp pháp, xây dựng tâm kiên cố, xô núi ngã mạn, đi trên đường báu, ngồi đài sen, ngộ pháp. Vì dùng trí bi không tạo tác, không khuynh động, phá trừ hoặc chướng sanh tử, kinh Hoa-nghiêm mười trụ… Mười địa đều đủ quả Phật. Hơn nữa Bồ-tát này tự tạo phước thù thắng, ở trong sang tử, độ thoát tất cả chúng sanh, nhưng không kinh sợ, biết rõ vô minh là tríi. Ai còn tâm thương ghét là không làm được. Lúc hành thí Ba-la-mật, nếu có người xin tài vật và mọi sở hữu của mình như thân mạng… đều vui vẻ ban cho không tiếc rẻ. Bố thí có hai: Tài, pháp. Pháp thí là dạy nghĩa biết không ngã sở, tất cả là không. Tái thí là cho của cái vật chất không hối tiếc. Vì sao cõi nước có tên Diệu? Về công dụng, trí tuệ của Bồ-tát này tự tại không vướng ngại có không và các sự suy luận khác. vì sao các đức Phật mà vị ấy phụng sự có tên Tràng? Vì Bồ-tát này thành tựu diệu dụng, cùng một thể tánh lý sự nhân quả như Phật. Lại giống với các đức Phật trong mười trụ, mười hạnh. Bấy giờ Bồ-tát Kim Canh Tràng nương oai thần của Phật nhập định trí quang, ở các cõi nước, vô số Phật Kim Cang Tràng đếntrước Bồ-tát gia hộ Bồ-tát bằng ba pháp như trên. Nương thần lực Phật là suy tôn đức, sự kính trọng của thầy trò. Nhập định trí quang (định Đẳng dẫn) dùng vô số trí mầu hóa độ chúng sanh. Thể của áng sáng này là trí căn bản; trí sai biệt là Ánh sáng pháp, tuỳ thận căn cơ hóa độ tạo lợi ích, dùng trí phá trừ ngu tối. Quang tức là giáo, vì giáo pháp có khả năng phá trừ mê hoặc, thông hiểu khai trí cho chúng sanh, vén mànn đêm cho chúng sanh, không mê mờ, mở tai mắt cho kẻ đui điếc, xô ngã núi tà kiến cao ngạo, Ánh sáng pháp không thể nghĩ bàn. Trong mười hạnh Bồ-tát Công Đức Lâm nhập định Thiện tư duy trong mười hồi hướng, Bồ-tát Kim Cang Tràng nhập định trí quang, để nói rõ thứ tự tăng tiến của năm vị nên vị trước mới bắt đầu suy xét kỹ, vị này diệu dụng tự tại, phóng Ánh sáng chiếu soi khắp nơi. Vị trước có vô Phật bằng số bụi trong mười vạn cõi Phật. thứ tự tăng tiến của năm vị đều đoạn trừ vọng kiến nên dùng định tuệ nhập lý sự mầu nhiệm. Hãy suy xét kỹ hiểu được, không nên tuỳ tiện so sánh rồi tăng lòng cao ngạo. (1ba pháp ủng hộ như trước). Mười ba pháp ủng hộ là để kẻ hậu học đoạn trừ nghi ngờ, thàng tựu lòng tin nhưng về thật thể thì tất cả đều là Phật . từ pháp căn bản tuỳ thuận hạnh môn của các vị mà đặt tên, hiện thân chỉ dạy chúng sanh để chúng học hỏi, ngộ nhập. Đức Phật đã thiết lập giáo pháp, người tu học chắn sẽ đạt được nên cùng tên. Vị này có ba phẩm: 1) Lên cõi Đâu Suất; 2) Nói kệ khen ngợi; 3) Mười hồi hướng. Ba phẩm này là pháp tắc để người tu học ngộ nhập. Lúc nói mười địa vì sao không theo thứ tự từ cõi Đâu Suất lên cõi Hóa Lạc mà lại vượt đến cõi Tha Hóa? Vì pháp mười địa rộng lớn bao hàm tất cả không theo thứ tự. Hơn nữa diệu dụng của mười địa tự tại nơi thuyết giảng cũng không theo thứ tự. Như cõi trời này là Tự Tại, mười địa xứng hợp lý thể tự tại không tâm phân biệt, không do tâm hóa hiện, vì chúng sanh phát triển từ bi, tức là vì người khác mà biến hóa nên mười địa được nói ở cõi Tha Hóa. Vì công đức thù thắng hơn những vị trước nên vượt thứ tự, tự tại hóa độ chúng sanh. Vị đẳng giác được nói ở cõi thiền thứ ba, tập hợp tám chúng, nhập định Phật Hoa thuyết trăm vạn ức bài kệ. Văn của lần thuyết này nhiều gấp vô số lần vị trước nên không truyền ở thế gian. Phật hoa là hạnh Phật, nhập định Phật hoa là hạng rộng lớn của Phổ Hiền. Vì sao trong mười tín, mười trụ, mười hồi hướng, mười hạnh chỉ nêu mười Bồ-tát lớn, mười địa này lại nêu 37 Bồ-tát đều cùng tên Tạng. Một Bồ-tát tên Giải Thoát Nghiệp. Toàn bộ kinh này, các vị Bồ-tát đều như Phật nên các đức Phật và Bồ-tát cùng tên tiêu biểu cho nhân quả của các vị đều như Phật, rõ ràng như mọi vật trước gương. Song trong năm vị, sáu vị đều có sự khác biệt, nhưng lại dung nhiếp nhau, vừa giống khác, vừa thuần tạp, thành hoại. Hãy xét biết bằng sáu tướng chung riêng, giống khác, thành hoại. Trong mỗi tướng đủ cả sáu tướng không thể thiếu một. (Mười nghĩa vi diệu cũng thế vì phần riêng không nói) tác động lẫn nhau. về sự riêng biệt phải có hành tướng thứ tự của mười địa. Mười địa là giáo pháp trọn vẹn của trung đạo. Vì thế vị trước phóng Ánh sáng từ đầu gối, vị này từ giữa chặng mày, phóng Ánh sáng lực diệm minh và vô số Ánh sáng khác. Ánh sáng giữa chặng mày tiêu biểu trọn vẹn cho quả trung đạo. Ngay lần thuyết phẩm thứ nhứt là Như Lai hiện tướng, Như Lai đã phóng Ánh sáng giữa chặng mày, nhập xuống tướng bánh xe dưới bàn chân, tượng trưng cho việc dùng quả tạo nhân nên Bồ-tát Phổ Hiền thị hiện quả Phật để chúng phát lòng tin. Sau đó thuyết hạnh mười tín, Phẩm Ánh sáng giác ngộ. Lại dùng Ánh sáng từ tướng bánh xe chiếu soi Phật Bất Động Trí cõi kim sắc thành tựu tín vị lai lên núi Tu Di nói phẩm mười trụ. Trong phẩm nói kệ khen ngợi, Như Lai phóng Ánh sáng từ các đầu ngón chân, lúc nói phẩm mười hạnh, Như Lai phóng Ánh sáng từ hai bàn chân nói phẩm mười hồi hướng, Như Lai phóng Ánh sáng từ đầu gối nói phẩm mười địa, như phóng Ánh sáng trung đạo từ giữa chặng mày như lần thứ nhứt, bao quát từ đầu đến cuối. Hành tướng mười địa trong ba thừa khác đây, Bồ-tát mười địa chưa thấy rõ đạo. Lần thứ nhứt từ giữa chặng mày Phật phóng Ánh sáng: trí sáng soi khắp mười phương để Bồ-tát nhập quả Phật. Sau lại phóng Ánh sáng quả để Bồ-tát nhập quả. Vì thích tu nhân quả giống nhau. Lúc ấy vì muốn các Bồ-tát nhập sức thần thông rộng lớn của Như Lai, từ giữa chặng mày Như Lai phóng Ánh sáng trí sáng soi khắp mười phương, Ánh sáng ấy như Ánh sáng vật báu chiếu khắp pháp giới, hư không, trí bi trong mỗi địa của mười địa, để thấy rằng mười địa này chính là Như Lai trong lần thứ nhứt. pháp môn Bồ-tát thành tựu cuối cùng nhưng lại như lần đầu nên Ánh sáng phóng từ giữa chặng mày. Ánh sáng của lần thứ nhứt như sắc vật báu. Ánh sáng lúc nói mười địa là lự diệm minh. Ánh sáng tuy có trước sau nhưng đều nói về nhân quả giống nhau, như ánh đèn và ánh nắng. Ánh sáng trước là Ánh sáng trí chiếu khắp mười phương, khai ngộ trí Bồ-tát để đạt mười địa. Ánh sáng lần này tượng trưng cho việc Bồ-tát tự thành tựu các quả vị trước, rồi chứng mười địa trước là có người nhắc, sau là tự lực. Vì là tự lực nên đến nơi phát tâm đầu, hợp với tâm Phật, trước sau như nhau. Vì vậy pháp cuối cùng trong mười địa bao gồm trước sau. Ánh sáng trước dưa quả khuyên tu là lực. Vì Bồ-tát tu tập các pháp bằng sức siêng năng, không thoái chuyển, đạt tạng pháp Như Lai, nên Bồ-tát có tên là Tạng. Tạng là chứa công đức, thể của pháp vô lậu thanh tịnh bao quát khắp pháp giới đủ mọi công đức trí bi, thực hành các hạnh, mưa pháp tạo lợi ích cho chúng sanh. Địa vị này có 37 Bồ-tát cùng tên Tạng, vì trọn vẹn quả mười địa, phân biệt biết rõ chánh đạo trợ đạo nên an lập, 37 Bồ-tát thành 37 phẩm trợ đạo, không phải là quả thật. Các hạnh của Bồ-tát mười trụ… đều là trợ đạo hạnh không trụ, không hành, tuỳ thuận chơn như là chánh quả. Nếu Bồ-tát trụ thứ nhứt thực hành muôn hạnh bằng trí căn bản không tạo tác, không hình tướng thì nhân quả giữa Phật và Bồ-tát giống nhau. Ngoài quả không tạo tác, không tu tập của Phật, mọi hạnh của Bồ-tát đều là trợ đạo, vì động tịnh không ngăn ngại, chánh trợ là một nhưng vẫn phải phân biệt. Về thể tánh viên dung chánh trợ là một, vừa giống, vừa khác. Hãy xét hiểu bằng sự mầu nhiệm của các pháp, không nghi ngờ khi nghe các pháp mà mình chưa từng nghe, vì cảnh giống khác khó phân biệt. Phật và phàm phu đều có cái sai khác, luôn tồn tại hai quan niệm khác nhau, nếu hoàn toàn giống nhau thì trở ngại cho việc tịch tịnh viên dung, đạo lý sự lý không ngăn ngại. Tồn tại hai khái niệm là pháp phàm phu, hợp chung một thể là pháp nhị thừa. Song vì lý sự tự tại nên không thể có diệt mất hay tồn tại. Thể của pháp tự tại là quả đức của trí không tạo tác là một. Nhưng vì sự phải phân chia pháp tắc, về thể dụng không thể nói là giống hay khác. Hãy lấy giống nhau xét sự khác nhau và ngược lại, không thể thiếu được trong hai phương diện trên. Nếu không hiểu trên hai phương diện giống khác thì không tự tại. Như 37 Bồ-tát đều cùng tên Tạng. Ngoài ra có một vị tên Giải Thoát Nguyệt. Vì sao cùng có tên Tạng? Vì 37 vị là chủ thể của pháp chánh trợ trong pháp mười địa. Giải Thoát Nguyệt là khách thể. Vì chỉ có chủ thể khách thể hỏi đáp mười địa để chúng sanh hiện tại và sau này nghe chánh pháp không nghi ngờ. Nên hiểu biết kinh như vậy. Giải Thoát là người hỏi, Kim Cang Tạng là người đáp. Lúc ấy Bồtát Kim Cang Tạng nương oai thần của Phật nhập định Bồ-tát đại huệ quang minh. Mười hồi hướng Bồ-tát Kim Cang Tràng nhập định, Bồ-tát Trí Quang vì trí tuệ của mười địa thù thắng hơn và nhờ sự hỗ trợ của diệu dụng. Đó là nói sự tăng tiếncủa các vị. Song các vị khác không phải thiếu công dụng của tuệ. Lúc đó vô số Phật Kim Cang Tạng từ các cõi nước xuất hiện gia hộ Bồ-tát bằng 1ba pháp: 1) Khen ngợi; 2) Thân Phật; 3) Tài biện giải; ) Trí phân biệt thanh tịnh; 5) Sức nhớ lâu; 6) Trí tuệ thấu triệt; 7) Trí khai ngộ chúng sanh; 8) sự tự tại thành đạo; 9) Không lo sợ; 10) trí quán sát chúng sanh phân biệt pháp môn; 11) Thân ngữ ý trang nghiêm như Phật ; 12) Các đứ Phật mười phương đưa tay xoa dỉnh đầu; 13) Ánh sáng cõi nước chiếu nơi thân Bồ-tát. Mười ba pháp này mục đích làm cho chúng sanh đời sau đoạn trừ nghi hoặc, thành tựu pháp, phát lòng tin. Như kinh dạy: Phật dùng lời khen là để thuyết giảng chúng sanh không nghi, đưa tay xoa đầu là để an ủi và trao trí tuệ. Vì sao Phật và Bồ-tát cùng tên? Vì nhân quả chứng đắc của Phật và Bồ-tát như nhau để chúng sanh hiện tại và vị lai thấy biết không nghi. Cảnh giới Phổ Hiền của vị đẳng giác (theo kinh Bổn nghiệp Anhlạc) được thuyết ở cõi thiền thứ ba chưa đầy đủ, không khế hợp. Sau khi Phật nói xong kinh Hoa-nghiêm mới nói kinh Bổn-nghiệp để hóa độ ba thừa. Về sau ở bồ đề đạo tràng Phật nói đầy đủ kinh ấy. (Thứ tự của năm vị chỉ sơ lược qua). Trong phẩm Pháp-giới đồng tử Thiện Tài cầu học với thiện tri thức đủ cả hành tướng pháp tắc giữa chủ thể, khách thể để đem lại lợi ích cho chúng sanh (sau sẽ nói). Sự khác biệt giữa các môn trong các địa phải xem văn giải thích mới hiểu. Hành tướng giáo pháp của mườiđịa trong ba thừa hoàn toàn khác biệt (hãy xem toàn văn kinh sẽ thấy) kinh Hoa-nghiêm, tên của năm vị, sáu vị đều từ sự chứng quả của các Bồ-tát. Mười tín có Văn Thù, Giác Thủ… Mười vị. mười trụ có Pháp Huệ… Mười vị; mười hạnh có Công Đức Lâm; mười vị; (như trước). Tên cõi nước đi từ trí căn bản tạo lợi ích cho chúng sanh. Tên các đức Phật từ sự quan sát căn trí đoạn trừ hoặc chướng. Mỗi vị đều có các đức Phật khắp mười phương cùng tên với các Bồ-tát hiện ra, ủng hộ Bồtát bằng ba pháp tiêu biểu cho nhân quả giống nhau. Cùng tên là sự thâu nhiếp chung riêng thời gian, kiếp số, một, nhiều. Tất cả các pháp đều do cảnh tượng ảnh hiện trong lưới Đế Thích không gì ngăn ngại.

Trong ba thừa giáo, ba hiền, mười địa đều không có sự khác biệt này nên hành tướng hoàn toàn sai khác. Người tu chơn chánh phải biết quyền pháp và thật pháp, không nên chấp chặt công đức quyền giáo hiểu sai thật pháp, thật uổng công.

Thiện Tài chứng pháp khác: Phẩm Ánh-sáng giác ngộ được thuyết ở lần thứ hai có câu: Như Lai phóng Ánh sáng từ tướng bánh xe dưới bàn chân chiếu soi vô s ố cõi nước các Bồ-tát Văn Thù, Giác Thủ, Mạc Thủ… mười vị Bồ-tát lớn và vô số Bồ-tát khắp mười cõi Liên Hoa, đều đến, mỗi vị nói một pháp, thành pháp mười tín, như Thiện Tài gặp Văn Thù ở phía đông thành giác, Văn Thù thuyết giảng vô số pháp môn để Thiện Tài phát lòng tin, lần thuyết pháp thứ ba ở đỉnh Tu Di, Bồ-tát Pháp Huệ… mười vị mỗi vị nói một pháp thành pháp mười địa. Như Thiện Tài đi về phía nam đến núi Diệu Phong gặp Tỳ kheo Đức Vân… mười thiện tri thức. Lần thuyết pháp thứ bốn ở cung Dạ Ma Bồ-tát Công Đức Lâm… mười vị, mỗi vị nói một pháp, thành pháp mười hạnh… như Thiện Tài đi về phía nam đến nước Tam Nhãn gặp Tỳ kheo Thiện Trụ… mười thiện tri thức. Lần thuyết pháp thứ năm ở cõi Đâu Suất, Bồ-tát Kim Cang Tràng… mười vị, mỗi vị nói một pháp, thành pháp mười hồi hướng. Như Thiện Tài đi về phía nam đến nước Quảng Đại gặp trưởng giả Thanh Liên Hoa… Mười thiện tri thức. Lần thuyết pháp thứ sáu ở cõi Tha Hóa tự tại, Bồ-tát Kim Cang Tạng… Mười vị, nói pháp mười địa. Như Thiện Tài đến thành Ca Tỳ La thuộc nước cõi Diêm Phù gặp Dạ thần Bà San Bà Điểm Để… mười thiện tri thức. Lần thuyết pháp thứ bảy ở cõi thiền thứ ba, giảng pháp Bồ-tát một đời thành Phật, nhập định Phật Hoa, cảnh giới Phổ Hiền của vị đẳng giác cho tám chúng. Như Thiện Tài gặp phu nhân Ma Gia… Mười thiện tri thức (như kinh Anh-lạc nói thứ tự kinh Hoa-nghiêm, cảnh giới Phổ Hiền địa 11, Thiện Tài học hỏi tu hành làm pháp tắc cho đời sau). Lần thuyết pháp thứ tám ở Bồ Đề đạo tràng, lúc Phật vừa thành chánh giác nói pháp quả Phật. Như Thiện Tài đến lầu Di Lặc, vườn Tỳ-lô-giá-na, nước Hải Ngạn. Di Lặc là thiện tri thức ở vị viên mãn quả Phật của Thiện Tài, như phẩm 37 Như Lai xuất hiện, được nói ở Bồ Đề đạo tràng lúc Phật vừa thành chánh giác và phẩm Phổ Hiền, lìa thế gian mà Bồ-tát Phổ Hiền nói: Thiện Tài tu học tất cả hành hạnh Phổ Hiền, thành tựu chánh giác, vào đời, dùng hạnh Phổ Hiền đem lại lợi ích cho chúng sanh, dạy chúng sanh ra khỏi thế gian. Sau khi học với Bồ-tát Di Lặc, Thiện Tài tự thấy mình nhập thân Phổ Hiền, nghĩa là tự nhập thân Phổ Hiền, thành tự chánh giác, vaò đời đem lại lợi ích cho chúng sanh thoát khỏi thế gian. Tự thấy mình nhập thân Phổ Hiền là trọn vẹn hạnh nguyện Phổ Hiền, cùng một pháp thể. Như phẩm Xuất-hiện, Như Lai phóng Ánh sáng giữa chặng mày, chiếu đến đỉnh đầu Văn Thù, phóng Ánh sáng từ kim khẩu đến kim khẩu Phổ Hiền, để hai vị hỏi đáp nhau, chứng minh sự đan cài của lý sự. Vì từ hai pháp lý sự và thể dụng của hai vị này thành tựu quả Phật, vào đời độ sanh lúc Thiện Tài đến gặp Di Lặc, Di Lặc dạy Thiện Tài nghĩ đến Văn Thù thiện tri thức ban đầu. Thiện Tài định tâm nghe tên Bồ-tát Phổ Hiền, nhập vô số tam muội, thấy mình nhập thân Phổ Hiền, ngay lần Di Lặc thấy rõ việc trong ba đời. Đó là Thiện Tài đã thành tựu viên mãn công quả. Bồ-tát Di Lặc dạy vậy là để làm phép tắc cho đời sau tin hiểu hcứngn hập không nghi ngờ. Trong kinh chỉ có pháp nhưng không có người cầu pháp nên Thiện Tài cầu học từng thiện tri thức, thực hành từng phẩm môn. Như pháp tắc ở kinh trước, nếu không có người thực hành, e chúng không chấp mê nơi hạnh nguyện nên Thiện Tài phải thực hành từng môn để kẻ hậu học không vướng mắc. Di Lặc cho Thiện Tài thấy Văn Thù là dùng trí căn bản pháp thân làm nhân. Bồ-tát Di Lặc là nhân để Thiện Tài hành pháp bằng trí căn bản pháp thân, dùng hạnh nguyện Phổ Hiền của các thiện tri thức khác tạo thành quả Phật. Sau khi gặp Di Lặc nhập pháp giới rộng lớn, Thiện Tài thấy mình nhập thân Phổ Hiền, nghĩa là tuy thành chánh giác nhưng luôn dùng hạnh Phổ Hiền để đem lại lợi ích cho chúng sanh. Đó cũng như nói Văn Thù, Phổ Hiền, Phật là một, nhân quả đan xen nhau. Đạo quả của ba vị này là thành lớn của các đức Phật xưa, là móc pháp ban đầu. Người thông hiểu thì thấu đạt tất cả, kẻ mê mờ tự nhìn trong sanh tử. Vì pháp Phật xưa nay vốn vậy, không phải là pháp sanh diệt, là pháp không tạo tác. Người tu hay không tu đều có tạo tác, người thích pháp tịch tịnh hay người buông thả phóng túng đều sai. Vì sự trói buộc vọng tình nên trái với Phật. Vì vậy người học đạo hãy dùng pháp quán chiếu đừng vướng mắc nơi nào.

7) Chúng Bồ-tát khác: Về thứ tự các vị của Bồ-tát, trong Quyền giáo chỉ nói nhân quả chơn như giả, ba hiền chưa chứng đạt chơn như, đến mười địa, mỗi địa chứng một phần chơn như. Sau khi chứng đạt toàn phần chơn như, mười địa mới thấy Phật tánh. Tuy chứng chơn như nhưng lại có mười chướng. Đã có chứng thì chơn như ấy là giả, vì ba hiền Thanh-văn đều được nghe. Kinh Hoa-nghiêm khác, trong sáu vị mỗi vị đủ mười bậc, Bồ-tát cùng tên và vô số Bồ-tát bạn đến chỗ Phật. Như mười tín Bồ-tát đầu là Giác Thủ, tiếp theo là Mục Thủ… mười vị, người dẫn dắt phát khởi lòng tin là Văn Thù từ cõi kim sắc nơi Phật Bất Động Trí. Kinh Hoa-nghiêm mượn sự biểu thị pháp, mỗi việc đều tiêu biểu cho một pháp. Cõi kim sắc là Bồ-tát bạch pháp. kim thuộc màu trắng, là bản thể của pháp thân, Phật Bất Động trí là trí không tạo tác trong pháp thân, là trí căn bản. Văn Thù là nhân tu chứng, Phật Bất Động Trí là quả chứng đắc. Ở đây nhân quả cùng một thể, là điều kiện đầu hình thành vị tín. Đó là muốn người tin biết quả tu nhân, tu quả tạo nhân, ngay trụ thứ nhứt đã thành hcánh giác. Vì nhân của nó được hình thành từ quả trí căn bản nên phần sau của kinh có câu: Chỉ dùng ít phương tiện chứng đạt bồ đề. Khác với Quyền giáo, bồ đề là pháp hữu vi có đủ người tu quả chứng, chỉ cần khoảnh khắc không phân biệt người tu quả chứng là thành chánh giác, khác với đoạn trừ tâm phân biệt của Tiểu thừa, vì người tu quả chứng không thay đổi. Đây mới là tuỳ thuận tánh pháp, bình thản trước động tịch. vì trí căn bản không phải động không phải tịnh. Vì vọng kiến nên thấy động, kẻ ngu không hiểu bỏ động tìm tịch, thật là khổ lớn. Kinh Duy-ma nói: Năm ấm trống không là khổ, Tiểu thừa còn tâm chán thích là sanh khổ. Vì thế Bồ-tát Văn Thù… nói quả đức để chỉ dạy chúng sanh. Kinh pháp-hoa chép: Dùng trí tuệ Phật khai ngộ chúng sanh, để chúng được thanh tịnh. Chính vì vậy, các đức Phật mà Bồ-tát Giác Thủ… phụng sự đều có tên Trí, Vô Ngại Trí, Giải Thoát Trí. Mười đức phật ấy đều từ trí căn bản, nơi đến chính là trí của chính mìmh, người đến là nhân, nhân có từ trí căn bản. Ví như từ thể vàng làm ra đồ trang sức; từ thể Phật có Bồ-tát , Phật là mình quay về với trí Phật nơi mình là sự chứng đạt đầu tiên. Tất cả chúng sanh đều như vậy. Từ cõi Phật đến là vừa phát tâm đã đạt trí căn bản, từ thể dụng Phật thành sự giác ngộ ban đầu. Sự chứng đạt ban đầu là nhân, mười Bồ-tát Giác Thủ… là quả, mười trụ, mười Bồ-tát tên Huệ như Pháp Huệ, Nhứt Thiết Huệ, Thắng Huệ cùng vô số Bồ-tát đều từ mười cõi Phật: Thù Đặc Nguyệt, Vô Tận Nguyệt, Bất Động Nguyệt… các đức Phật là quả, các Bồ-tát là nhân, nhân có từ quả. Mười đức Phật có tên Nguyệt là mười trụ dùng Ánh sáng quả đức đoạn trừ vô minh, đạt thanh tịnh. Ngay trụ thứ nhứt đã đạt thể thanh tịnh. Kinh dạy Bồ-tát Pháp Huệ nhập định vô lượng phương tiện. Nhờ sức định vô số đức Phật Pháp Huệ từ mười phương đến chỗ Bồ-tát để an ủi ngợi khen. Vô số Phật vì mỗi đức Phật hiện khắp mười phương. Quyền giáo khác có cõi nước này, cõi nước. Điều đó có nghĩa là trụ phát tâm thứ nhứt thành tựu thể nhân quả không sai khác. Pháp Huệ là hiểu nhân quả cùng một thể tánh. Bồ-tát và Phật cùng tên vì tất cả người đạt đạo đều như vậy. mười tín Phật Bất Động Trí là trí căn bản, mười trụ, Phật… Nguyệt là quả tuỳ vị tiến tu đạt lợi ích. Nhân quả cũng phải là nhân quả, nhân quả là pháp không nương tựa, không phải việc không tin nhân quả của ngoại đạo, không phải nhân quả ràng buộc của trời người, không phải nhân quả Phật mà trời người quan niệm. Sự chứng đạt của trụ phát tâm thứ nhứt không phải là nhân quả. Vì thế ngay lúc phát tâm là Phật. Như bài kệ mà Bồ-tát Vô Thượng Huệ của vị này nói: “Phàm phu không hiểu biết, Phật dạy trụ chánh pháp, các phpáp không nơi trụ, ai thấy hiểu thân mình, là thân không phải thân, không hiển hiện nhưng có, không thân cũng không thấy, là thân Phật vô thượng”.

Hỏi: Vì sao trong mười tín các chúng sanh Bồ-tát không nhập định lại thuết pháp, không có các đức Phật cùng tên Giác Thủ đến khen ngợi mà riêng mười trụ có? Vì vị tín chỉ dạy quả pháp nên đưa ra cả nhân lẫn quả để phát lòng tin, chưa thật chứng nên không nhập định. Mười trụ đã thật chứng nên nhập định làm mẫu cho đời sau. Các đức Phật đến là để chứng minh nhân quả giống nhau, mười tín chỉ thành tựu lòng tin chưa chứng đạt. Cứ thế một ngàn đến một vạn đức Phật là biểu hiện hành tướng tiến tu. Mười hạnh Bồ-tát Công Đức Lâm nhập định vô số Phật Công Đức Lâm từ khắp mọi nơi hiện ra trước Bồ-tát an ủi khen ngợi là tiêu biểu cho nhân quả giống nhau, Bồ-tát là nhân Phật là quả, thể của hai pháp là một. mười cõi nước của Bồ-tát ấy cùng tên Huệ: Thân Huệ, Tràng Huệ, Bảo Huệ… mười đức Phật mà các Bồ-tát phụng sự đều cùng tên Như Lai hãn: Thường Trụ Nhãn, Thắng Nhãn, Vô Trụ Nhãn.

Hỏi: Vì sao chỉ nêu vô số Phật cùng tên Pháp Huệ, vô số cõi nước cùng tên Hoa, các đức Phật cùng Nguyệt, mười hạnh chỉ nói có nước tên Huệ, đức Phật tên Như Lai hãn?. Vì mười trụ là phàm phu đạt quả đức nên cõi nước tên Hoa, được khai ngộ từ trí Phật nơi mình, đạt trí tuệ Phật, vừa sanh vào nhà Phật nên có tên Nguyệt, là đạt pháp thanh tịnh như mặt trăng. Mười hạnh, trước sau đều là Phật, đầu cuối đều là chơn như, tên cõi nước tên Phật đều có từ pháp, sự chứng đạt của vị trước như mặt trăng thanh tịnh, vị này đã thuần thục. Nhãn là mắt pháp. Vì vị này dùng mắt pháp viên mãn quan sát căn cơ của chúng sanh thành tựu các công đức, số lượng ngày một nhiều hơn, tiêu biểu cho pháp giới viên mãn không thêm bớt, nhưng Phật, Bồ-tát vì giáo hóa chúng sanh nên có sự tăng trưởng. Đó là phương tiện bí mật của Như Lai. Như kinh Phật danh dạy: Ai lạy Phật Vô Lượng Thinh, Nhựt Nguyệt Quang Minh… ba lạy thì diệt trừ vô số tội. Đó là Như Lai dùng phương tiện dắt dẫn phàm phu phát trí học, không có sự giống nhau về thể tánh, công đức lại sai khác. Ở đây trong quả Phật, các Bồ-tát an lập cảnh giới dần rộng lớn nên có số lượng tăng lên, kỳ thật các số đều cùng một thể tánh, mỗi một số là đủ cả trước sau đầu cuối. Đó là phưong tiện bí mật cuả các đức Phật. Ví như mười đồng tiền nếu bỏ một thì không thành mười, có một đồng kia mới đủ mười. Các số như tiếng vang, có số đầu là có số cuối. Vì ba Như Lai tánh khác nhau, cùng một thời gian.