TẠI SAO PHẢI THỌ TRÌ NGŨ GIỚI
GIẢNG: HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA

 

ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI THỌ TRÌ NGŨ GIỚI

Người thọ Ngũ giới và Bát quan trai giới được gọi là “Ưu-bà-tắc” và “Ưu-bà-di”, người thọ giới Bồ-tát thì gọi là “Bồ-tát” .Vốn dĩ chỉ có người xuất gia mới thọ giới Bồ-tát, nhưng vì Bồ-tát là người làm lợi cho người và cho mình, nên cư sĩ tại gia cũng có thể thọ giới Bồ-tát.

Trong đạo Phật, việc thọ giới là rất quan trọng, những ai muốn thọ giới, thì không nên bỏ lỡ cơ hội.

Quý vị thọ một giới cũng được, thọ hai giới, thọ ba giới, bốn giới, năm giới, hay tám giới cũng đều được; nhưng không thể thọ mười giới; cư sĩ tại gia không thể thọ mười giới; vì mười giới là Sa Ni giới, nhưng có thể thọ Bồ Tát giới, mười giới nặng và bốn mươi tám giới nhẹ.

Thọ một giới gọi là “Giới Thiểu Phần”

Thọ hai giới gọi là “Giới Bán phần”

Thọ ba giới gọi là “Giới Đa phần”

Thọ năm giới gọi là “Giới Toàn phần”

Ví như quý vị không thể kiêng sát sanh, không thể đoạn giới sát sinh, thì quý vị có thể thọ giới không trộm cắp. Quý vị thích uống rượu, giống như tôi có một để tử thích uống rượu và không muốn thọ giới “Cấm uống rượu”. Nếu quý vị không muốn thọ giới “Cấm uống rượu” quý vị có thể thọ giới khác.

“Tôi thích nói năng khoác lác và tôi không thể tuân theo giới luật “Cấm nói dối”; như vậy quý vị có thể thọ bốn giới còn lại. “Tôi không thể kiêng sát sinh, đôi khi con kiến và muỗi, lúc vô tình tôi làm hại mạng sống của chúng”. Nếu sau khi thọ giới mà phạm giới thì tội lỗi càng nặng hơn. Vậy quý vị không cần phải thọ giới sát sinh, vậy tuỳ ý quý vị. Thọ một giới, hai giới, ba giới; năm giới cũng được và đừng bỏ lỡ cơ hội này.

THẾ NÀO GỌI LÀ “CƯ SĨ”?

Cư sĩ là người sống tại gia, tức là người tại gia tin theo Phật pháp, giữ trì năm giới, phụng hành thập thiện, thì gọi là Cư sĩ.

THẾ NÀO GỌI LÀ “NGŨ GIỚI”?

Ngũ giới đó là những giới không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Hiện nay có rất nhiều người thọ năm giới và họ đều được gọi là cư sĩ hay “Phật tử tại gia”.

THẾ NÀO GỌI LÀ “THẬP THIỆN”?

Thập thiện là mười điều tốt. Thập thiện là ngược lại với thập ác. Vậy Thập ác là gì? Thân có ba điều ác: Sát sinh, Trộm cắp, Tà dâm. Ý có ba ác: Tham, Sân, Si. Khẩu có bốn điều ác: Ỷ ngữ, Vọng ngôn, Ác khẩu, Lưỡng thiệt; tội từ miệng chiếm gần một nửa trong mười điều ác.

THẾ NÀO GỌI LÀ “Ỷ NGỮ”

Những lời nói không đúng mực là những lời thô thiển hoặc tục tĩu, chẳng hạn như nói người này như thế này, gia đình kia như thế nọ, ngồi lê mách lẻo,…

”Vọng ngôn”tức là lời nói dối

“Ác khẩu” tức mắng chửi người khác, mắng chửi người chính là khẩu nghiệp.

Lưỡng thiệt là ”Hai lưỡi ” hay “Lưỡi Hai Chiều” làm sao một người có thể có hai cái lưỡi? Đây không phải nói là hai cái lưỡi, mà là nói người này nói hai lời. Nói chuyện với A về B, rồi nói với B về A, để kích động gây bất hòa với nhau, đây là hai lưỡi (lưỡng thiệt)

THẬP THIỆN LÀ GÌ? (MƯỜI ĐIỀU THIỆN LÀ GÌ?)

Thập ác ngược lại là thập thiện. Vậy thập thiện là gì? Tức là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không tham lam, không sân hận, không si mê, không ỷ ngữ, không vọng ngữ, không ác khẩu, không lưỡng thiệt. Mười ác này nếu không làm tức là thiện. Người cư sĩ tại gia phải tu tập thực hành mười điều thiện, nên phải giữ năm giới và thực hiện mười điều thiện.

PHẢI HỎI CÁC SƯ PHỤ VỀ CẦU GIỚI.

Giữ giới có nghĩa là không phạm giới; “không làm các điều ác và thực hành các điều lành.” Có bao nhiêu loại giới luật? Có nhiều loại; Có năm giới bất cứ ai quy y Tam Bảo muốn tiến bộ thêm đều phải thọ năm giới này. Sau khi thọ năm giới, tiến thêm nữa là thọ tám giới. Thọ tám giới rồi thọ mười giới, đó là Sa di (Ni).

Cư sĩ tại gia muốn thọ giới thì phải xin Tỳ kheo thọ giới. Truyền giới nghĩa là truyền giới pháp cho người thọ giới. Người truyền giới cho quý vị phải là thầy Tỳ kheo. Trong giới luật của Phật, Tỳ kheo ni không được truyền giới.

NHỮNG GIỚI LUẬT CƠ BẢN CHO NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN TUÂN THỦ

Ngũ giới là giới luật cơ bản mà người Phật tử cần phải tuân thủ, đó là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu.

Nếu không sát sanh thì thường được trường thọ, tuổi thọ được dài. Tại sao có một số người có tuổi thọ dài trong khi có những người tuổi thọ lại ngắn? Vì những người giữ giới không sát sinh nên họ được phước trường thọ; còn những người tuổi thọ ngắn do vì thích sát sinh nên bị quả báo tuổi thọ ngắn.

Vì sao phải giữ giới không trộm cắp? Vì trộm cắp sẽ làm tổn hại đến tài sản và mạng sống của người khác. Trộm cắp là gì? Là lén lút ăn cắp tài sản và vật chất của người khác; Ăn cắp đồ vật của người khác thì bị quả báo gì? Trong tương lai quý vị bị quả báo có tài sản không lâu dài; Giống như quý vị đang rất giàu có và đột nhiên bị bọn cướp chiếm đoạt mất.

Tà dâm, nói dối, uống rượu cũng giống vậy. Cũng giống như nếu quý vị không giữ giới tà dâm, đi ngoại tình với phụ nữ của người khác, thì tương lai vợ và con gái của quý vị sẽ bị người khác hại lại, đó là những quả báo sẽ xảy ra.

Nói dối, nếu quý vị không nói gạt người khác, quý vị sẽ không bị người khác nói gạt lại.

Ai đó có thể phàn nàn “Cả đời tôi chưa bao giờ lừa dối ai, vậy tại sao nhiều người lại lừa dối tôi?” Chẳng phải tôi vừa nói rằng vấn đề quả báo không giới hạn trong một đời sao? Quả báo không phải là chuyện của một đời, mà nó kéo dài ba khoảng thời gian: Quá khứ, hiện tại và tương lai và quả báo này kéo dài đến ba đời; Kiếp này quý vị chưa lừa gạt ai, nhưng quý vị có biết kiếp trước quý vị lừa bao nhiêu người không?

“Tôi không biết”

“Quý vị không biết sao?” Vậy thì giờ có người gạt lại quý vị, điều này là đương nhiên rồi.

Có người nói: Vốn dĩ tôi không muốn nói dối nhưng vì những lời nói dối là những lời không cần suy nghĩ, nó phát ra rất nhanh, cũng không cần nghĩ đi nghĩ lại làm sao để trả lời;

Ví dụ có người hỏi: “Anh có trộm đồ không? Có hay không?”

Cho dù có lấy, nhưng anh vẫn sẽ nói; “Không lấy” anh không cần suy nghĩ lập tức nói không lấy; vậy là anh đã phạm một giới trộm và một giới nói dối.

Rượu uống ít thì không sao, uống nhiếu sinh ra dâm loạn, mê muội, hành vi đảo lộn, cho nên trong đạo Phật cấm uống rượu.

Nếu giải thích chi tiết, năm giới gồm nhiều nguyên tắc; Như “Giới không sát sinh” là chúng ta không tự tay sát sinh, trong tâm cũng không sinh ý niệm muốn sát sinh, khi đó chúng ta mới thật sự là giữ giới sát sinh;

“Giới trộm cắp” cũng vậy, không tự tay lấy trộm của người khác, cũng không nuôi ý trộm; Bất kể giá trị của các đồ vật lớn hay nhỏ, nếu ai đó lén lút sử dụng mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu, thì điều đó được cũng là vi phạm giới cấm.

CÓ ĐƯỢC PHÉP HÚT THUỐC KHÔNG?

Có vẻ như có một người đã đi ra ngoài để hút thuốc. Khi anh ấy quay lại, tôi hỏi: “Anh đã hút bao nhiêu điếu thuốc?”;

Anh ấy nói: ”Tôi không hút thuốc”;

“Có người nhìn thấy ngươi hút thuốc”.

Anh ấy nói: À, “Tôi đã hút một điếu”

Quý vị thấy đấy; anh ấy nói không hút và sau đó nói rằng anh đã hút một điếu;

Tôi hỏi :”Bây giờ anh còn bao nhiêu điếu?”  Anh ấy nói: “Ba”.

“Vậy bảy điếu kia đi đâu?”

Anh ta nói: Cái này!..cái này!..Tôi không biết.”;

Tôi lấy cây gậy và đánh vào đầu anh ta một cái. ”Anh có biết cái này là cái gì không? Có đau không?”  Anh ấy nói: “Đau”.

“Biết đau, vậy tại sao anh lại nói dối?”

Anh ta nói: “Cái này … trong giới luật không có nói cấm hút thuốc.”

“Quý vị đã học luật tạng chưa? Quý vị chắc chắn  rằng nó không cấm hút thuốc sao? Hút thuốc được bao gồm trong giới cấm rượu.”

Anh ấy nói: “Ồ! Tôi không biết.”

Người hút thuốc có mùi rất hôi, không chỉ bên ngoài có mùi hôi, mà bên trong cơ thể cũng có mùi rất khó chịu. Bồ Tát và các thiện Thần Hộ Pháp sẽ không muốn bảo vệ quý vị, khi họ phát hiện quý vị có mùi khói thuốc, cho dù quý vị có bao nhiêu công đức và đức hạnh, họ cũng bỏ mặc quý vị và nhiều sự việc ngoài ý muốn sẽ xảy ra với quý vị.

Đừng nói những người khác, ở đây có một người lén lút hút thuốc nên gặp phải chuyện rất nguy hiểm, chuyện này là do hút thuốc gây ra, nhưng bản thân anh ta vẫn không biết.

Người thích hút thuốc sau khi chết sẽ xuống Hoả sơn địa ngục, Hoả sơn địa ngục được chuẩn bị cho những người thích hút thuốc. Ai thích hút thuốc sẽ có cơ hội xuống đó; Nếu quý vị cai thuốc rồi, quý vị sẽ không đi đến đó nữa; Nếu không bỏ thuốc, tương lai quý vị sẽ có phần ở đó; Mọi người còn chưa hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề như thế nào nên cứ làm càn; Nếu hiểu rồi đừng làm vậy nữa, hút thuốc vấn đề còn nghiêm trọng hơn uống rượu.

Tại sao Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nói cấm hút thuốc, mà chỉ nói cấm uống rượu? Bởi vì thời Đức Phật tại thế không ai biết  đến việc hút thuốc.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỌ TRÌ NĂM GIỚI.

Người trì giữ được năm giới và thập thiện, thì sẽ được sinh lên cõi trời. “Năm giới là – “SÁT SINH, TRỘM CẮP, TÀ DÂM, NÓI DỐI, UỐNG RƯỢU.”

Không sát sanh là Từ Bi Không trộm cắp là Nghĩa khí

Không tà dâm là chính nhân Quân tử

Không nói dối là người Trọng tín

Không uống rượu là người không buông thả, phóng túng

Sát sanh: Tương lai sẽ bị quả báo số mạng ngắn ngủi;  Trộm cắp: Tương lai quả báo cuộc sống nghèo khổ khó khăn;

Tà dâm đưa đến quả báo làm chim, sinh ra làm chim bồ câu, se sẻ hay uyên ương. Chim là loài nặng dâm dục. Con người nếu tham dục và tà dâm, sẽ tái sinh làm loài chim.

Tôi thường xuyên hay nói với quý vị điều này, nhưng mọi người không để ý lắm. Tôi lại không sợ phiền, nói với mọi người lần nữa; Nói sao đây? Con người đừng sát sinh nữa. Những chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay có thể là họ hàng, quý vị bè, thậm chí là cha mẹ, tổ tiên của chúng ta; Nếu cha mẹ kiếp trước của chúng ta, nay vì tội lỗi mà tái sanh làm heo bò, mà chúng ta giết heo bò đó, thì cũng như gián tiếp giết hại cha mẹ ruột của mình.

Nói về giới trộm cắp; người ta nói “Cái gì mình không muốn làm thì đừng làm với người khác”; Những việc mình không thích làm cũng đừng kêu người khác làm. “Không trộm cắp” Mình cũng không muốn người khác lấy đồ mình, nên trước tiên mình không tham đồ vật, tài sản của người khác.

Trong luật nhân quả, hình phạt cho tội tà dâm là rất nặng. Nhất là vợ chồng không nên tuỳ tiện ly hôn. Nếu quý vị kết hôn sau đó ly hôn, trong luật nhân quả, cơ thể sẽ bị chia thành hai phần, vì lúc còn sống quý vị đã có hai mối quan hệ. Quý vị sẽ bị cưa đôi từ đầu đến chân, cưa thành nhiều mảnh cho số lần kết hôn mà quý vị trải qua. Người phụ nữ kết hôn với 100 người đàn ông, cô ta sẽ bị cưa thành 100 mảnh. Người đàn ông kết hôn với 100 người phụ nữ, họ cũng bị cưa thành trăm mảnh. 100 người phụ nữ, một người được một phần, phân thành những mảnh rách nát.

Điều gì xảy ra khi bị cắt thành nhiều mảnh? Linh tánh sẽ bị phân tán, sẽ rất khó để các linh tánh hội tụ về với nhau một lần nữa, cơ hội này không dễ gì có được. Nếu không còn cơ hội này nữa, linh tánh mãi mãi sẽ không đầy đủ và con người trở thành một loại cây cỏ vô tình; Bổn tánh con người bị phân khai đến mức không đủ để hoạt động như một chúng sinh; cho dù đã trở thành một chúng sinh, nó sẽ ở trong hình dạng của một đàn tám vạn bốn nghìn con muỗi hoặc tương tự. Những con muỗi này sẽ lại thành muỗi nhưng chúng sẽ không thể giác ngộ và tìm lại được bản tánh thật sự. Chúng sẽ liên tục sinh ra và chết đi trong vong luân hồi.

Vì vậy có câu nói “MỘT KHI MẤT THÂN NGƯỜI, VẠN KIẾP KHÓ ĐƯỢC LẠI”. Thân người của chúng ta khi mất đi rồi, cho dù trải qua hàng triệu kiếp sau cũng không dễ gì có lại được thân người.

LỢI ÍCH KHI THỌ TRÌ NGŨ GIỚI

Đời này không nhốt chim, đời sau không vào ngục;

Đời này không câu cá, đời sau không làm ăn mày;

Đời này không sát sinh, đời sau không gặp tai họa;

Đời này không trộm cướp, đời sau không bị cướp;

Đời này không tà dâm, đời sau không ly hôn;

Đời này không nói dối, đời sau không bị lừa gạt;

Đời này không uống rượu, đời sau không bị điên cuồng.

“Đời này không nhốt chim, đời sau không vào ngục” Quý vị nghĩ đi, quý vị nhốt chim vào lồng làm cho nó không còn được tự do; Đất nước này là của tự do, còn quý vị để động vật không được tự do, điều này không phù hợp với hiến pháp của nước này. Quý vị nhốt nó vào lồng, thì cũng giống như ngồi tù, chim ở trong lồng niệm chú, nó nói: “Quả báo, quả báo …” kiếp sau quả báo tức thì đến. Con chim niệm chú và nói: “Thượng đế ơi! Ngài nói có quả báo, tại sao ông ta vẫn nhốt tôi vào lồng? Chuyện này là sao?”

Nó đến gặp Ngọc Hoàng Thượng Đế, vua của các cõi trời và đệ đơn kiện kẻ đã nhốt nó, bên trái cũng viết bên phải cũng viết.

Thấy viết nhiều quá Chúa Trời nói: “Được rồi! Người này bất nhân, đời sau sẽ cho ông ta chịu quả báo ngồi tù”. Người đàn ông sau đó đã đi tù.

Cho nên mới nói: “Đời này không nhốt chim, đời sau không ngồi tù”. Bởi vì con chim suốt ngày niệm “quả báo ..quả báo” Niệm chú này cho Thượng Đế nghe và Thượng Đế kết án người này vào tù ở kiếp sau.

Tôi nhớ không phải kiếp này mà là bao nhiêu kiếp trước, lúc đó mê muội không hiểu gì, thấy người ta câu cá, tôi cũng đi câu cá, tôi rất thích câu cá. Khi thấy cá ăn mồi, mặt nước sẽ có vòng gợn sóng, lúc này sẽ nhắc câu lên là cá sẽ mắc câu. Quả báo xảy ra với tôi sau đó? Kiếp sau tôi trở thành kẻ ăn mày, bởi vì không có gì để ăn tôi đã đi xin thức ăn, bằng cái bát. Cho nên có câu: “Kiếp này không câu cá, kiếp sau không làm ăn mày” Đi ăn xin rất là khổ. Phật tử chúng ta không được đi câu cá.

Có người nói: “Tôi chỉ câu một ít cá, mỗi năm một lần; Tôi chỉ câu cá nhỏ, không câu cá lớn, như vậy có được không? “Cá nhỏ cũng có mạng, cá lớn cũng có mạng, quý vị câu một lần là sát sinh, câu nhiều lần cũng là sát sinh. Nhưng bắt ít thì mắc nợ ít, bắt nhiều thì mắc nợ nhiếu hơn, tức là bắt được nữa cân thì sau này phải trả tám lạng”.

“Đời này không sát sinh, đời sau không gặp họa”; Đời này nếu không giết hại chúng sanh, đời sau không ai giết mình và sẽ không có tai họa, không  bị bắn chết, không bị thêu chết, không bị chết đuối trong nước, vì kiếp trước quý vị không sát sinh kiếp này không bệnh tật.

“Đời này không trộm cắp, đời sau không bị cướp”; Cướp giật là anh cướp của tôi, tôi cướp của anh. Nếu quý vị không cướp đồ của người khác, thì đời sau không ai cướp của quý vị được. Tại sao quý vị lại bị cướp? Vì đời trước quý vị là kẻ trộm, quý vị nghĩ rằng ăn trộm là không sao, quý vị lấy đồ của người khác và đời này quý vị bị họ lấy lại. Nhân quả xoay chuyển không thể không tin..

“Đời này không tà dâm, đời sau không thay đổi hôn nhân” Thế nào là thay đổi hôn nhân? Ví dụ như ly hôn, hoặc là sau khi kết hôn có rất nhiều phiền não, mâu thuẫn. Đây là do kiếp trước không giữ giới không tà dâm. Do kiếp trước tà dâm nên kiếp này trong người vẫn còn mùi hôi thối nồng nặc. Cho dù quý vị xức nước hoa hay phấn phủ như thế nào, nó vẫn có mùi khó chịu, không thể ngửi được. Đàn ông thường thích phụ nữ, nhưng khi ngửi thấy mùi hôi đó, họ cũng bỏ chạy. Phụ nữ cũng thích đàn ông, nhưng nếu đàn ông có mùi hôi như vậy, phụ nữ cũng sẽ bỏ chạy. Người như vậy sẽ không được ai yêu quý. Vì người không giữ giới nên thân không có mùi thơm. Nếu quý vị nghiêm túc giữ giới, cơ thể quý vị sẽ toả ra mùi thơm, hương thơm của trang nghiêm.

Chuyện kể về nàng Hương Phi của triều đại nhà Thanh ở Trung quốc, là người của dân tộc Duy Ngô Nhĩ, luôn toả ra hương thơm, không cần dùng nước hoa hay xà phòng thơm, cô ấy vẫn có mùi thơm tự nhiên từ cơ thể, thơm hơn bất cứ thứ gì khác. Vị hoàng đế si mê của trung quốc, thích hương thơm trên người cô ấy, bằng mọi cách cướp giành cô ấy về, phong cho cô ấy là “Hương phi”, điều này làm cho các phi tầng khác của vua ganh tị. Vì Hoàng đế có rất nhiều vợ [tam cung lục viện], hoàng hậu ghen tuông và đã giết cô ấy, từ đó không còn hương thơm của “hương phi”nữa.

Trong đời này, nếu quý vị không tà dâm và không bao giờ quan hệ với người nam, người nữ khác không phải vợ chồng mình, đời sau quý vị sẽ không gặp chuyện ly hôn. Đời trước không chung thuỷ, đời này không hạnh phúc, có nhiều nguyên nhân xảy ra để làm tan vỡ cuộc hôn nhân của quý vị. Đó là quả báo của việc tà dâm.

“Đời này không nói dối, đời sau không bị lừa gạt”; đời này chúng ta không nói dối, đời sau không ai lừa dối chúng ta. Nếu ai đó lừa gạt, tự mình phải nhận ra. “Ồ, thì ra kiếp trước tôi đã từng nói dối, nên kiếp này tôi bị người ta lừa dối lại”.

Có người nói với tôi rằng, bốn người từ Philippines đến không phải để xuất gia, mà là muốn sử dụng con đường này để đến Hoa Kỳ, đến được rồi họ sẽ không xuất gia. Tôi nói không sao cả, dù biết họ lừa dối nhưng tôi vẫn tin họ. Vì tôi không muốn lừa dối mọi người và tôi tin rằng mọi người sẽ không lừa dối tôi. Tôi biết rõ là anh ấy lừa dối tôi nhưng tôi không nghĩ anh ấy lừa dối tôi. Vâng, tôi không nghĩ như vậy. Sau khi nghe xong, người đó nói; “Ồ! Điều này thật tốt!”

Trên đời này, ngươi đề phòng ta, ta đề phòng ngươi. Anh sợ tôi lừa anh, tôi sợ anh lừa tôi. Tôi biết anh đang lừa dối tôi, nhưng tôi không nghĩ vậy. Có phải là một bất lợi không? Nếu bất lợi thì đành chịu, không thành vấn đề.

“Đời này không uống rượu, đời sau không bị điên cuồng” Tại sao ở đời này con người mất đi sự minh mẫn hay mắc bệnh tâm thần? Đó là bởi kiếp trước họ uống quá nhiều rượu. Tại sao kiếp này thần kinh không được bình thường, bởi vì quý vị kiếp trước đã uống rượu và dùng chất gây nghiện. Vòng luân hồi của nhân quả là như vậy. Quý vị tin hay không tuỳ quý vị, tôi không quan tâm. Quý vị tin, tôi cũng nói, quý vị không tin tôi cũng nói như vậy; Bất kể quý vị tin hay không tôi cũng phải nói.

HỌC PHẬT ĐƯỢC LỢI ÍCH GÌ ?

“Than ôi! Tôi học Phật, nghiên cứu Phật Pháp, nghe kinh nghe pháp lâu như vậy mà chẳng được lợi ích gì!” Quý vị muốn được lợi ích gì? Trên thực tế, quý vị đạt được lợi ích rất lớn mà quý vị không biết; Đó là lợi ích gì?

Ví dụ: Khi quý vị đang ở đây học Phật pháp, quý vị không đi giết người và quý vị sẽ không ở trong số những kẻ giết người. Quý vị nói đi – như vậy có tốt không? Quý vị Ở đây nghe Kinh, nghe pháp, thì quý vị sẽ không đi trộm cắp; Nếu quý vị không ở đây nghe Kinh giảng pháp thì quý vị có thể dính liếu đến trộm cắp, giết người, phóng hỏa; Trong nhóm tội phạm trộm cắp e rằng có quý vị ở trong đó. Quý vị nói đi điều này có tốt không?

Bây giờ quý vị đang học Phật, quý vị  không ra ngoài tham dục thì quý vị sẽ không mang nghiệp dâm vào thân, quý vị không có hành vi này, thì quý vị không nằm trong số những tên tội phạm hãm hiếp, giết người; Quý vị đã làm nhiều điều chính đáng nên quý vị không dính líu đến những tội này. Đó không phải là một lợi ích sao? Khi quý vị học Phật pháp quý vị sẽ không nói dối hay đi lừa gạt người khác; quý vị sẽ không phạm tội nói dối; đó là thanh tịnh khẩu nghiệp. Quý vị ngưng uống rượu, không hút thuốc, không ma túy, không uống các loại thuốc lắc thì ý nghiệp của quý vị sẽ thanh tịnh; và quý vị sẽ không còn tham, sân, si. Vì quý vị không sử dụng những chất say đó, nên quý vị cũng sẽ không ở trong nhóm tội phạm ma túy.

Thanh tịnh ba nghiệp không phải lợi ích của việc học Phật, thì đó là gì? Nếu quý vị không học Phật pháp, quý vị có thể sát sinh, trộm cắp, giết người phóng hỏa… Sau đó cảnh sát sẽ bắt quý vị và tống quý vị vào tù; thậm chí còn khiến quý vị không bao giờ ra được, quý vị nói đi như vậy có đau khổ không? Nếu quý vị học Phật, tất cả những tai nạn này sẽ biến mất. Đây không phải là lợi ích, vậy nó là gì? Vì vậy chúng ta không nên chán học Phật pháp.

KHÔNG TRÌ GIỚI CÓ THẬT SỰ TỰ DO KHÔNG?

Những người có tà kiến nói: “Đừng thọ giới, anh thọ giới để làm gì? Tại sao lấy cái “giới”để quản chế mình? Không thọ giới thì quá tự do! Anh cần phải thọ giới sao?”.

Quý vị cho rằng không thọ giới là tự do, nhưng cũng rất dễ rơi vào địa ngục.Vậy chân thực “tự do” của quý vị là rất dễ xuống địa ngục.

Nếu quý vị trì giới, thì có giới bảo hộ quý vị, có giới tướng, giới pháp, giới tánh hỗ trợ quý vị và quý vị không dễ rơi vào địa ngục. Dù có đọa địa ngục cũng sẽ rất nhanh thoát ra. Quý vị thích tự tại, không trì giới, sau này đọa địa ngục không biết đến khi nào mới được ra. Điều đó không ai có thể bảo đảm.

Mặt khác, nếu quý vị đã thọ trì giới, thì thời gian trong địa ngục của quý vị có thể rút ngắn. Giống như khi một người phạm tội lớn bị cảnh sát bắt. Nếu tội phạm từng là cận vệ hay người phục vụ Tổng thống, thì Tổng thống có thể viết công hàm ra lệnh thả tội phạm đó, tội phạm đó rất nhanh được thả ra. Nếu không có mối quan hệ như vậy, có thể rất lâu vẫn chưa được thả ra và cũng không biết giam đến bao giờ. Tương tự như vậy: Có “Giới luật” bảo hộ quý vị, nó có thể rút ngắn thời gian dài thọ tội của quý vị, còn lại rất ngắn. Do đó đừng có khôn ngoan và nói: “Không thọ trì giới là tốt nhất”

Quý vị thọ giới, đây là điều tốt nhất. Để tôi nói cho quý vị biết: Chúng sinh thọ giới Phật là nhập Phật địa. Chúng sanh đã thọ giới Phật là đã vào địa vị Phật, do đó đừng chê bai hay phỉ báng giới luật của Đức Phật.

NẾU PHẠM GIỚI THÌ SAO?

“Giới Vi Thành Phật Chi Mẫu” dịch là “Giới Luật Là Mẹ Của Chư Phật” muốn thành Phật thì phải giữ giới, không được phạm giới. Phạm giới cũng như con tàu bị thủng lỗ, quý vị nghĩ con tàu này có chìm xuống biển không? Cho nên phạm giới cũng như con tàu bị chìm xuống biển, vì thế không phải thọ giới rồi mà không trì giới. Khi quý vị đã thọ giới, quý vị phải trì giữ giới. Quý vị không giữ giới giống như bị lỗ thủng, một khi bị thủng rồi, nó sẽ thành bị chìm.

Không phá giới tức là không phạm giới; quý vị đã phạm giới thì là phá giới; phá giới rồi thì phải làm sao? Cần phải bù đắp, làm thế nào để bù đắp? Cần phải làm việc Công đức, dùng tiền bạc hoặc sức lực để làm việc công đức, lập công đức trước Tam bảo để chuộc tội, làm công đức đủ rồi thì không còn mắc tội .

CÂU CHUYỆN CỦA NHÀ SƯ GIÀ

Xưa có một cư sĩ già, là cư sĩ không phải tu sĩ, ông ta thọ năm giới và một giới khác nữa là “Không nói chuyện khi ăn”. Tuy nhiên sau này ông ta đã phạm hết năm giới, còn lại giới “Ăn không nói” là chưa phạm. Thần hộ pháp bảo vệ giới luật này hy vọng ông ta phạm luôn giới này, để ông ta ra đi và không còn bảo hộ ông ta nữa.

Nhưng người này chết cũng không chịu phá giới, là lúc ăn cơm không bao giờ nói chuyện. Sau đó, vị Thần giữ giới báo mộng cho ông ta nói: “Ngũ giới ông đã phạm hết rồi, tại sao ông không phạm luôn giới ăn? Ông hãy nhanh chóng phá nó luôn đi, để ta rời xa ông .”

Cư sĩ già nghĩ: “Ôi! Ta chỉ giữ giới ăn không nói thôi, quả nhiên có Thần bảo hộ ta”. Thế là ông ta tìm một Pháp sư đạo hạnh và thọ lại giới, Kết quả là ông ta cũng tu hành và đắc đạo .

Mỗi người đều có một nhân duyên khác nhau

Bởi vậy,việc thọ trì giới là điều rất quan trọng trong đạo Phật.

 BẢO CHÂU CỦA VĂN THÙ BỒ TÁT

Văn Thù Sư Lợi là vị Bồ tát không nói dối, không sát sinh, không trộm cắp khi thực hành hạnh Bồ Tát. Nói chung, Ngài là người rất cẩn trọng việc thọ trì giới. Lý do nào chứng tỏ rằng Ngài luôn trì giữ giới và không trộm cắp? Có một lần Ngài nói với các vị Bồ tát khác: “Tôi đã trì giữ giới không trộm cắp từ khi ta phát tâm tu hành, nên bây giờ không ai lấy trộm đồ của tôi, chẳng những không ai lấy cắp, mà dù tôi có để vật quý giá xuống đất cũng không ai lấy của tôi .

Một số Bồ Tát không tin lời của Ngài và nói: “Chúng tôi muốn chứng thực lời Ngài nói bằng một thí nghiệm thực tế. Hãy lấy thứ quý giá nhất của ngài ra và chúng ta sẽ đặt nó ở cổng thành, vì ở đó có nhiều người qua lại nhất. Chúng tôi sẽ đặt nó ngay giữa cổng, ba ngày sau nếu không ai lấy, chứng tỏ lời ngài nói là thật”

Bồ tát Văn Thù đồng ý nói: “Được! Chúng ta thử xem sao!” Sau đó Ngài lấy ra viên bảo châu quý nhất của mình (Bồ tát ai cũng đều có rất nhiều loại châu báu) và đặt nó ở giữa cổng thành. Người từ ngoài  vào thành đi qua cổng này cũng rất nhiều qua ba ngày sau, quả nhiên không ai lấy. Các Bồ Tát khác mới tin rằng Bồ Tát Văn Thù trì giữ giới không trộm cắp là có thật.

ĐỪNG LÀM LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO CHÍNH MÌNH.

Cùng một Phật pháp, nhưng mỗi người giải thích về Phật pháp theo nhiều cách khác nhau. Phương pháp tu hành cũng khác nhau. Mỗi người có cách giải thích riêng của mình cũng có nhiều loại quan điểm khác nhau. Ví dụ: Những người thực sự tu tập theo đạo Phật không nên hút thuốc, uống rượu và ăn thịt.

Một số Phật tử khác nói: “Đức Phật dạy người không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, nhưng không nói không được hút thuốc. Do đó, hút thuốc không được đưa vào giới luật”. Đây là sự biện minh cơ bản của vấn đề hút thuốc thôi, còn hút thuốc là nằm trong giới uống rượu, chỉ là con ngưởi tự mình biện hộ bào chữa cho mình và tự nói rằng hút thuốc là không phạm giới.

Một người có trí tuệ thật sự sẽ không làm điều gì sai trái. Trong các giới luật nhà Phật, không phải cái Phật có nói đến thì tôi không làm; không nói đến thì tôi làm, không phải như vậy. Chúng ta nên thay đổi những thói quen xấu của mình .

Chúng ta nói không ăn thịt, không sát sinh. Không sát sinh cũng bao gồm không ăn thịt. Không ăn thịt cũng bao gồm không sát sinh; bởi vì anh không sát sinh thì không có thịt ăn. Một số Phật tử nói: “Đức Phật không dạy không được ăn thịt, chỉ dạy người không được sát sinh. Đức Phật cho phép người ăn Tam Tinh Nhục:

1) Không thấy sinh vật bị giết; 2) Không nghe thấy sinh vật bị giết; 3) Sinh vật không bị giết vì mình.

Được ăn ba loại tịnh nhục như vậy”. Đó cũng là cách tự biện minh, vì về cơ bản người đó không thể từ bỏ ăn thịt.

Trước đây tôi đã gặp một giáo sư, ông không thể sống nổi một ngày nếu không ăn thịt, nhất định phải ăn. Ông nói: “Cho dù tôi không ăn thịt, cũng phải ngửi được mùi vị của thịt, mới có thể làm tôi thỏa mãn cơn đói”. Bởi vậy, quý vị thấy đấy mỗi người đều có ý kiến khác nhau và mọi người đều có suy nghĩ của riêng mình;

HỌC PHẬT PHÁP CẦN PHẢI HỌC GIỚI – ĐỊNH – HUỆ

GIỚI – tức là “Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành” nghĩa là tất cả những việc xấu thì không làm; tất cả những việc thiện thì nên làm.

ĐỊNH -Tức là tu thiền định

HUỆ – nghĩa là từ GIỚI sinh ra ĐỊNH, từ ĐỊNH sinh ra

HUỆ. Đây là GIỚI ĐỊNH HUỆ, trong kinh còn gọi là “TAM VÔ LẬU HỌC”

Chúng ta phải chấm dứt Tham ,Sân, Si; Không có tham thì không có tranh giành, không tranh giành thì không còn gì yêu cầu hoặc đòi hỏi nữa; Không cầu thì không ích kỷ; không ích kỷ thì không tư lợi; Tất cả những điều này đều có liên quan với nhau. Học Phật pháp có nghĩa là tuân theo lời Phật dạy một cách chính xác và trung thực. Không lợi dụng đi đường tắt, lươn lẹo để tiến lên, cần phải trung thực tu hành.

GIỚI THANH TỊNH LÀ GÌ?

Mọi  người nên chú ý chữ “TỊNH”, TỊNH nghĩa là gì? Là không ô nhiễm, tức là thanh tịnh, một tí ô nhiễm cũng không có, loại thanh tịnh này một niệm cũng không khởi lên, đó gọi là thanh tịnh, niệm thanh tịnh..

Quý vị giữ giới, bên ngoài nói : “Tôi không sát sinh”. Nhưng trong lòng thường bất mãn với người khác, hay nổi nóng, đó cũng là phạm giới sát sinh.

Trộm cắp: Quý vị không cần phải thật sự đi ăn cắp, nhưng quý vị ghen tị với tài sàn và tài năng của người họ, quý vị đố kỵ họ, đó cũng đã phạm giới trộm cắp.

Tà dâm: Trong lòng đầy vọng tưởng với người khác giới, đấy cũng là phạm giới tà dâm, không còn là thanh tịnh nữa. Giữ giới thanh tịnh có nghĩa là sống một cuộc sống trong sạch không có bất kỳ tư tưởng ô nhiễm nào. Đó mới là giữ giới thanh tịnh.