SỚ GIẢI GIỚI BẢN BỒ TÁT TRONG KINH PHẠM VÕNG
Sa-môn Pháp Tạng ở chùa Ngụy Quốc tây soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

8. GIỚI TIẾC LẪN MÀ CÒN HỦY NHỤC

1. Chế Ý:

Bố thí là đầu muôn hạnh, nên được xếp vào đầu của trong sáu. Đó là cách xả tham nên phải bố thí.

Phẩm Thập Hạnh của Kinh Hoa Nghiêm chép: Ban đầu khuyên hỷ hạnh rằng: Bồ-tát này là đại thí chủ, tất cả vật đều nên xa lìa, dùng tâm tuệ bố thí cho tất cả chúng sinh. Khi đã thí rồi thì không hối tíêc, không mong quả báo, không cầu tiếng tăm, không cầu sinh vào chỗ tốt, không cầu lợi dưỡng. Nói có mười ý là:

  1. Chỉ muốn cứu giúp tất cả chúng sinh.
  2. Muốn nhiếp lấy tất cả chúng sinh
  3. Chân thừa ngoại đạo.
  4. Muốn học tất cả bản hạnh của Chư Phật,
  5. Muốn chánh tâm nhớ nghĩ bản hạnh của Chư Phật.
  6. Muốn thanh tịnh bản hạnh của Chư Phật.
  7. Muốn thọ trì bản hạnh của Chư Phật.
  8. Muốn hiển bày bản hạnh của Chư Phật.
  9. Muốn nói rộng bản hạnh của Chư Phật.
  10. Muốn tất cả chúng sinh lìa khổ được Niết-bàn an vui.

Do mười việc này nên biết Bồ-tát vì sao phải thực hành bố thí.

2. Giải thích tên gọi:

Lẫn tiếc tài pháp không cứu giúp sự mong cầu của chúng sinh gọi là cố san, giới ngăn ngừa lỗi này cũng y theo ý nghĩa đó mà đặt tên.

3. Thứ lớp:

Trước nói khen mình chê người để cầu danh lợi. Lỗi khi đuổi theo tiền của mà chưa được, nay đã thuộc về mình rồi thì tiếc lẫn không xả. Lỗi khi chất chứa, giới trước thô giới này có phần nhỏ nhiệm hơn, cho nên xếp đặt hai giới trước sau như thế.

4. Đủ duyên thành phạm:

Nhưng trong giới này phạm có bốn chỗ:

Tự tiếc lẫn Xúi giục người.

Vui theo.

Khen ngợi tiếc lẫn.

Nay đứng về câu thứ nhất (Tự) để phân biệt đủ duyên, còn ba duyên kia thì y cứ theo mà biết. Tự đủ sáu duyên thành phạm tội.

1. Tự có tài pháp 2. Người xin hiện tiền. 3. Có đủ hai ý nghĩ trước 4.Khởi tâm tiếc rẻ

Trái phạm đối với duyên chánh

Người đến xin trở về tay không thì phạm.

5. Thiếu duyên:

– Thiếu duyên thứ nhất có ba nghĩa:

Nếu người kia không có một cây kim, ngọn cỏ thì nên bố thí cho. Nên dùng lời lành, thâm tâm rơi lệ an ủi cám ơn người xin. Nhưng nghĩ rằng: Nay tôi phước mỏng không thể làm toại nguyện sự mong cầu của chúng sinh. Đó là lỗi của tôi, tôi sẽ tinh tấn tu hành khiến cho nguyện đầy đủ. Nói lời mạnh dạn như thế thì không phạm.

Nếu cậy mình không có vật, tâm kiêu mạn không cám ơn, không hổ thẹn hối hận, nên phạm tội nhỏ.

Nếu bị người xin không tin mình, lại cầu xin liên tục, liền khởi tâm chê bai thì phạm tội trung. Nếu khởi sân thì phạm giới sân, pháp thí cũng đồng.

– Thiếu duyên thứ hai, có bốn nghĩa:

Không người xin thì không phạm

Mình có tiền của thấy người nghèo khổ mà họ không thể xin, hoặc hổ thẹn không xin mà không thí cho cũng phạm.

Tự mình có tiền của mà thấy người đồng tu thiếu thốn cơm áo, bỏ phế việc tu chánh hạnh. Người đó xem xét mình mà không cầu xin, không cho cũng phạm.

Trước chứa nhiều tiền của, tuy không có người xin mà không xả thí ruộngphước, ba vị sau đây đều phạm tội phương tiện, chẳng phải phạm tội trọng căn bản.Thiếu duyên thứ ba. Có hai nghĩa:

Về hai vị trên tưởng và nghi có hai nghĩa khác nhau:

Nghĩa là không phạm.

Nghi phạm tội phương tiện.

Đều có y cứ theo đó.

– Thiếu duyên thứ tư có hai nghĩa:

a. Nếu dùng tâm từ bi điều phục họ, không cho thì không phạm

b. Nếu tâm vô ký thì phạm phương tiện, nên biết.

– Thiếu duyên thứ năm có bốn nghĩa:

a.Hứa cho rồi không cho, phạm tội nặng.

  1. Hứa cho nhiều nhưng cho ít.
  2. Hứa cho hơn lại cho kém.
  3. Lúc khác mới cho.

Ba câu sau đều phạm tội phương tiện.

– Thiếu duyên thứ sáu, có hai nghĩa:

a.Nếu chẳng để cho họ trở về tay không thì không phạm

b.Nếu họ trở về tay không, ý chưa dứt thì phạm tội nặng phương tiện.

6. Nặng nhẹ có năm:

  1. Về vật
  2. Về ruộng
  3. Về tổn
  4. Về tâm
  5. Về hợp thích.

Câu 1. Thí tài, thí pháp và thí vô úy. Tài thí có hai: nội tài và ngoại tài . Ngoại tài có mười:

  1. Thức ăn
  2. Thuốc men
  3. Y phục
  4. Tiền của
  5. Súc sinh
  6. Tôi tớ
  7. Tiếng tăm
  8. Ngôi vua
  9. Vợ
  10. Con trai, con gái.

Đều trước nhẹ, sau nặng cho nên phạm tội nhẹ.

– Nội thân có năm:

  1. Tạm xin xua đuổi
  2. Lấy tóc móng
  3. Đem làm tôi tớ
  4. Lấy lóng đốt, máu huyết .
  5. Lấy toàn thân mạng.

Trước trước không cho đều phạm tội nặng, sau không cho đều phạm tội nhẹ.

Thí pháp có ba:

  1. Xả ác
  2. Xả khổ
  3. Cứu mạng.

Hai vị trên đều trước không cho phạm tội nặng, sau không cho phạm tội nhẹ, nên biết.

– Về ruộng có bốn:

  1. Ruộng Ân là cha mẹ, Sư chủ.
  2. Ruộng Đức là Tam bảo.
  3. Ruộng Bi là chúng sinh đói khát, nghèo cùng.
  4. Ruộng Khổ là chúng sinh nguy khốn.

Đều trước không cho phạm tội nặng, sau không cho phạm tội nhẹ.

– Về tổn:

Bốn cảnh trên đều có hai thứ:

Do không cứu vớt để cho họ chết Dù cho còn sống nhưng họ rất đau khổ.

Đều có trước nặng sau nhẹ nênbiết.

Về tâm có ba độc, đơn song, một hợp.

Y cứ theo trên nên biết. Lại tiếc lẫn có ba phẩm: Như Trưởng giả Lô Chí tội nặng nhất. Trung, hạ nên biết.

– Về hợp biện:

Hoặc vật kém hơn khởi tâm tiếc lẫn, trên đối với thắng cảnh là tội nặng nhất. Hoặc vật kém hơn khởi tâm tiếc lẫn dưới thì phạm tội nhẹ.

Các câu khác đều y cứ theo đây nên biết.

7. Mắc quả báo. Sơ lược phân biệt có mười loại:

Đọan trong ngạ quỷ

Hoặc chịu khổ trong các cõi khác

Trong loài người chịu nghèo cùng khốn khổ Tổn giảm gốc lành đời trước.

Mất bố thí Ba-la-mật của Bồ-tát

Do tiếc lẫn tài pháp thực nên đời đời ngu si. Kinh Thiện Sinh chép: “ Nếu có tài pháp thực sinh lẫn tiếc, nên biết người này trong vô

lượng đời mắc quả báo ngu si, nghèo nàn.

Do giấu mất pháp nên thường không có mắt.

Do không bố thí Vô úy nên thường bị làm cho sợ sệt, không lúc nào an ổn.

Thường bị kẻ thù được dịp làm hại.

Ba đàn sáu độ không thành. Ngoài ra như đã nói trên.

8. Tu trị hành giả: Lược hiển bày mười loại:

Tư duy thân mình vì tài vật đều là pháp vô thường, phiền não vô thường, trong một ngày hư hoại chẳng còn gì, cho nên tiếc lẫn đều không lợi ích gì.

Huống chi tài vật của này đều thuộc về năm nhà: Vua, giặc, nước, lửa, con hư phá hoại. Nay những thứ đó chưa xâm phạm ràng buộc, nên xả thí để cất giữ chắc chắn, khiến mãi mãi thuộc về mình.

Nếu tiếc rẻ không bố thí thì đời đời nghèo cùng đeo đuổi theo thân mình

Lại do đời trước không có thói quen bố thí, nên nay có tánh tiếc lẫn không thể thí được. Nếu đời nay không cố gắng thí, thì thói quen này không phá lại càng mạnh mẽ, sẽ làm chướng ngại đại bố thí. Nay ta phải cố gắng chống lại sự tiếc lẫn mà thực hành tuệ thí.

Nếu mình nghèo thiếu e không cứu giúp người được, mà tiếc lẫn không bố thí thì nên nghĩ rằng: “ Nghèo thì chướng ngại bố thí, lấy chướng phá chướng nên phải chịu khổ cố gắng thực hành bố thí. Ta vì túc nghiệp từng chịu các thứ khổ đói khát, nên không làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Nay ta thực hành bố thí để lợi ích cho nhiều người. Dù cho chịu các thứ khổ cho đến mất mạng, để cuối cùng khiến cho người đến xin không trở về với hai tay không, huống gì còn một cọng rau để nuôi sống thân mạng. Cho nên phải chịu sự nghèo khổ này mà thực hành bố thí.

Nếu tiếc thânmạng và tiền của mà không xả, thì phải nghĩ rằng: Ta ở trong ba cõi trước khi đại sư phát đại tâm Bồ-đề. Tất cả trong ngoài đều đã xong. Làm sao có thể trái với bản thệ mà trở lại cô phụ chúng sinh.

Còn khiến cho chúng ta phạm tội Ba-la-di của Bồ-tát, tức là lừa dối chư Phật mười phương, thật là không nên.

Ta nay xả thân hôi thối này là một vật không bền chắc. Nay ta sẽ được pháp làm cho pháp thân thanh tịnh vững chắc. Đây là lợi ích của tà mạng, nếu không thực hành bố thí thì sẽ mất lợi lớn.

Thân này và của cải nầy là vật luống dối, nếu không muốn thí xả

hết cho chúng sinh thì đâu thể đem tâm Bồ-đề làm lợi ích chúng sinh.

Ta phải quan sát tát cả pháp không vô ngã sở, mà nay đối với thân luống dối này, tiếc lẫn của cải không thí xả, thì làm sao chứng nhập được pháp tánh bình đẳng.

Tư duy mười pháp đối trị như thế thì đối với sự tiếc lẫn đó đều sẽ xả bỏ được. Các thuyết này đều có nói đủ trong Kinh Hoa Nghiêm, Luận Đại Trí Độ, Du-già v.v…..

9. Thông cuộc:

Theo Du-giàthứ 39 có 30 trường hợp không bố thí không phạm.

Nếu biết các vật thí nội, ngọai kia đối với các chúng sinh chỉ khiến cho họ an vui mà không lợi ích, hoặc không an vui, không lợi ích thì đều không nên thí.

Nếu đến xin làm bạn lữ, muốn làm phi lý ép buốc tổn hại, mê hoặc dối gạt người, thì không đem thân bố thí cho họ.

Nếu các Bồ tát đối với việc hành thí mà tâm vui thanh tịnh. Thấy có vô lượng lợi ích cho chúng sinh đang hiện trước mắt, dù cho có đến xin từng lóng đốt trên thân mình cũng không nên bố thí cho họ, v.v….

Nếu chúng ma phá họai não lọan tâm. Hiền tiền đến xin phần lóng đốt trên thân thì không nên thí cho. Vì tâm niệm của chúng sẽ phạm tội thượng phẩm, trở lại tổn hại mình.

Hoặc có chúng sinh cuồng si tâm loạn, đến xin lóng đốt trên thân Bồ-tát, Bồ-tát không nên cho.

Nếu có chúng sinh tự hại, hoặc làm hại người, đến xin các thứ chất độc như: thuốc độc, lửa, dao, rượu thì không nên cho.

Không lấy vật của người, nếu được người đồng ý mà thực hành tuệ thí.

Không làm mai mối, vì vợ con người khác mà bố thí.

Không bố thí các vật ăn uống có vi trùng.

Nếu có chúng sinh đến xin các thứ, có thể dẫn đến sự vui đùa, có thể dẫn đến vô nghĩa thì không nên thí cho, vì khiến cho họ phần nhiều làm việc kiêu mạn, buông lung ác hạnh. Sau khi chết đi đọa rơi vào các đường ác.

Hoàn toàn không bố thí cho người săn bắt các vật.

Hoặc có chúng sinh sắp làm việc giết hại thì không nên thí cho.

Nếu có người đến xin lờ bắt cá, lưới săn thỏ vì hại chúng sinh và vì học tập, đều không nên thí cho.

Nếu có kẻ thù đến xin trả thù vì hiềm khích.Vì muốn quở trách, trói buộc trấn lột, giết hại đọat tiền của trị phạt, không nên thí cho.

Nếu bị bệnh đến xin mà ăn uống không có chừng độ thì không nên cho.

Nếu có chúng sinh ăn rồi, tánh tham ăn, lại xin món ăn ngon quý, cũng không nên thí cho.

Nếu có người đế xin cha mẹ, sư trưởng thì quyết định không thí cho.

Còn các Bồ-tát đối với vợ con, tôi tớ, thân thích, quyến thuộc của mình. Trườc hết phải dùng lời êm dịu để dẫn dắt khiến cho những người đó được vui vẻ. Hòan tòan không ép buốc bố thí khiến cho người xin bị bực bội.

Tuy lại dùng lời êm dịu dắt dẫn khiến cho họ vui mừng, sinh tâm dục lạc. Nhưng không thí cho kẻ thù, bạn ác, dược nhận, La-sát.

Nếu có chúng sinh bức não Thượng phẩm ưa làm nghiệp bạo ác, đến xin vương vị thì hoàn toàn không thí cho. Nếu người ác trước ở ngôi vua, Bồ-tát có năng lực còn phải truất phế, huống chi là thí cho.

Còn các Bồ-tát hòan tòan không xâm đọat cha mẹ vợ con, tôi tớ, thân thích, quyến thuộc đem tài vật bố thí.

Cũng không bắt buộc cha mẹ, vợ con, tôi tớ khiến người thân thích quyến thuộc đem vật của họ bố thí cho người đến xin.

Không dùng của phi pháp, của tàn bạo, không ép ngặt tổn hại đối với người khác mà thực hành tuệ thí.

Còn các Bồ-tát nếu y theo lời Phật dạy Bồ-tát xuất gia, hoàn toàn không trái vượt các học xứ mà thực hành tuệ thí.

Các Bồ-tát đối với người đến xin, hoàn toàn không bố thí vật không thích hợp, nghĩa là bố thí cho người xuất gia thức ăn uống dư cách đêm, v.v…. hoặc các tiện uế, phẩn giải, nước bọt, máu mủ vật tạp nhiễm không sạch sẽ. Lại không cáo bạch, không khiến cho hay biết như xả bỏ pháp thí cháo sữa, nghĩa là không ăn hành là bố thí thức ăn uống có lẫn hành. Không ăn thịt là bố thí thức ăn uống có tạp thịt nhiễm. Không uống rượu là bố thí uống rượu tạp nhiễm. Như thế đều không thí cho.

Các Bồ-tát không bao giờ dùng miệng trao tất cả chánh pháp tìm lỗi ngoại đạo.

Cũng không thí cho người đó được viết chép kinh điển

Biết tánh thường tham cầu muốn cân bán kinh sách, cũng không nên thí cho.

Muốn biết bí mật cũng không nên thí cho.

Không cầu thắng trí cũng không nên thí cho.

Còn như các thứ không bố thí nói trên, Bồ-tát không nỡ nói thẳng:

Ta không thí cho ngươi, phải phương tiện dắt dẫn, chỉ dạy. Các Bồ-tát đã nuôi chứa các vật và của cải. Vì đã làm tịnh thí nên trước phải xả cho Chư Phật, Bồ-tát trong mưới phương. Như Bí-sô làm pháp tịnh thí, như quán sát người đến xin, xứng lý nên nghĩ rằng: Các Bồ-tát không có chút vật nào không bố thí cho chúng sinh. Như vậy là đã biết lấy vật thí cho. Nếu khi thí không quán xứng với chánh lý, thì trước phải nghĩ đến làm tịnh thí. Bảo rằng: “ Vật này là người khác đã có, không được thí cho ngươi.” Cần phải dẫn dắt, phương tiện hỷ dạy. Còn Luận Thập Trụ chép:” Tuy Bồ-tát mới học có người đến xin đầu mắt, nhưng chưa thể thí cho. Phải nói kệ tụng rằng:”

Ta mới phát đạo tâm
Gốc lành chưa thành thục
Nguyện ta mau thành tựu
Rồi sẽ đem thí cho

– Cuộc: Nếu tự xem xét tâm ít thiểu não, thì phải thí cho. Nếu không như thế thì phạm. Còn y cứ theo về bí mật, Bồ-tát phải tiếc lẫn, nghĩa là đối với giới như chiếc phao nổi, dù xin một chút nhỏ như hạt bụi cũng không cho. Cho đến tội nhỏ còn có tâm rất kinh sợ.

10. Giải thích văn: Cũng có bốn nghĩa:

Nói vị phạm như tự làm và bảo nguời làm như trên đã giải thích.

Nêu lỗi chánh chế, có hai nghĩa như sau:

a. Nêu lỗi, nghĩa là lẫn tiếc có bốn giải thích: Nhân, duyên, pháp và nghiệp. Đồng như trước nên biết.

b.Câu mà Bồ-tát thấy vậy rồi, v.v… trở xuống nghĩa là chế cho

người nghèo đến xin. Nhưng người đời nghèo có hai loại:

Nghèo về tiền của.

Nghèo về pháp.

Nên nói rằng: Tất cả nghèo, Bồ-tát bố thí hai pháp này nên nói rằng tất cả thí cho.

1. Câu mà Bồ-tát dùng ác v.v. là trái chế thành phạm. Nghĩa là tâm ác. “San” kết không phá, cũng là trái chế không thí, chung cho các phiền não khác. Sân tâm làm người xin tức giận mà không thí cho. Đây là tâm không thí dưới nói chỗ không vật thí. Trước tài sau pháp, cho đến không thí. Nêu việc nhỏ để chú thích việc nhiều, một cọng cỏ còn không cho huống gì là nhiều. Lại y cứ, v.v…. trở xuống là rất nên nói cho đến một cọng cỏ, nghĩa là nói rất ít, chẳng phải trong háp môn mà có hạt bụi. Đây là thuận theo Ngữ pháp của phương Tây, như trong Kinh Năng Đọan Kim cương Bát-Nhã, Vô thiểu pháp, bản tiếng Phạn gọi là “Vô vi trần pháp “.Mà lại mạ nhục nên phạm tội nặng. Đây là đủ ba nghiệp nên biết.

2. Kết để chỉ tội, nên có thể biết.

IX. GIỚI CỐ SÂN:

1. Chế ý: Lược có mười nghĩa:

– Nặng nhất trong có hoặc không gì hơi sân.

– Cũng thành nhân ác thú nghiệp đạo

– Tiêu diệt các gốc lành đời trước.

– Có thể kết đại oán nhiều kiếp chồng chất khó giải.

– Do đây sẽ hại các chúng sinh

– Cho đến có thể gây ra tội Vô gián

– Có thể chướng Nhẫn Ba-la-mật của Bồ-tát.

– Hại Đại Bi tâm

– Khiến chúng sinh được giáo hóa đều lìa bỏ.

– Giới cụ túc sẽ bị trăm ngàn chướng ngại.

Kinh Hoa Nghiêm có dẫn đầy đủ. Kinh còn chép: “ Ta không thấy pháp ác nào hơn tâm sân của Bồ tát. Rất tổn hại nên chế ra giới nầy.

2. Giải thích tên gọi: Nghĩa đối với cảnh trái với tâm tổn hại. Vì giới ngăn ngừa lỗi này nên đặt tên giới.

3. Thứ lớp: Trước san tham, kế đến là tức giận.

4. Đủ duyên:

Đối cảnh trái tâm

Khởi nghĩ kia

Không cấm tâm

Khởi sân liền phạm.

Đây là đứng về tâm. Nếu chung thân miệng lại thêm đánh mắng. Đủ năm duyên liền phạm. Nếu nói đến chỗ cùng cực thì người đến tạ lỗi, sân vẫn không bỏ. Phải có đủ sáu duyên mới phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên một, có ba: Nghĩa là có tình tương khác nhau. Nếu vọng tâm hoặc đều nặng đối ngay thân miệng thì phạm tội khinh.

Thiếu duyên thứ hai, cũng có ba:

Nghĩa là vôn mê chuyển tưởng và nghi. Y cứ vào tâm đều phạm tội nặng. Thân miệng phạm tội nhẹ nên biết.

* Thiếu duyên thứ ba, có hai:

a.Thường phải siêng tu sửa lỗi niệm phạm tội nhẹ phương tiện.

b.Nếu không siêng tu sửa thì phạm tội nặng phương tiện.

Thiếu duyên thứ tư có ba:

a. Nghĩa là hạ, trung, thượng. Nếu khởi tâm sân bậc hạ liền sinh

hối hận phạm tội nhẹ phương tiện.

b.Khởi tâm sân bậc hạ không sinh sám hối phạm tội nặng phương tiện.

c. Khởi sân bậc trung, liền sinh sám hối, phạm tội nặng phương tiện. Ngoài ra đều xếp vào tội nặng nên biết. Nếu xét theo thân miệng ý, thiếu đánh mắng phạm tội nặng phương tiện. Trái với đây thì phạm tội nặng. Nếu nói cùng cực thì càng sám hối, người đó càng sinh hối hận, phạm tội nặng phương tiện. Trái lại với đây thì thành tội nặng.

6. Nặng nhẹ: Sơ lược đứng về năm vị phân biệt.

-Y cứ vào cảnh

-Y cứ vào nhân sự

-Y cứ vào hoặc tướng

-Y cứ vào thành tổn

-Hợp biện.

Câu đầu là cảnh sân lược có mười thứ:

  1. Thánh hiền
  2. Hai thầy
  3. Cha mẹ
  4. Người truyền pháp
  5. Chúng tăng
  6. Người thế tục
  7. Đệ tử nam nữ của mình
  8. Tôi tớ
  9. Súc sinh
  10. Phi tình.

Nhìn về giới đều phạm tội, nhìn về nghiệp đạo thì trước nặng sau nhẹ.

Y cứ vào hoặc tướng phân biệt có mười loại:

  1. Niệm động khởi sân, mặt không sắc lạ.
  2. Nhan sắc đổi khác
  3. Tòan thân chiến động
  4. Gồm cả đánh mắng
  5. Đối với việc đã khởi, tạm khởi liền hối.
  6. Trải qua đêm mới hối
  7. Trải qua thời gian lâu không bỏ.
  8. Người đối diện vừa xin lỗi liền bỏ.
  9. Người đối diện xin lỗi qua thời gian lâu mới bỏ.
  10. Trải qua thời gian lâu cũng không bỏ.

Đều trước nặng sau nhẹ nên biết.

Về tổn cũng lược hiển bày thành mười thứ:

  1. Vì giận người nên khiến họ xả bỏ Phật pháp
  2. Nói lời ác mắng nhiếc.
  3. Đánh đập trói buộc
  4. Hao tổn tài vật của người
  5. Cắt đứt từng phần thân người
  6. Cắt mạng sống của người
  7. Hại thân thuộc mình
  8. Bỏ hẳn Tam bảo
  9. Đốt chùa hại tăng
  10. Gây các tội nghịch Đều trước nặng sau nẹh.

7. Hợp giải thích:

Cũng hiển mười vị. Nghĩa là trong bốn việc trước ở tôn cảnh và việc nhỏ khởi sân nặng làm tổn hại là tội nặng nhất. Ngoài ra, theo thứ lớp hợp nhau, và không thứ lớp đều có nặng nhẹ. Y cứ theo đây suy nghĩ rất dễ thấy biết.

8. Mắc quả báo:

Lược hiển có mười thứ:

Sân nhuế phạm mười tội như đã nói trong Luận Đại Trí Độ.

Do sân nên vào trong tám địa ngục lớn, như đã nói trong Kinh Thiện Giới, quyển 1.

Cũng đọa vào ngạ quỷ, súc sinh. Kinh Hoa Nghiêm chép:” Tội sân hận, bậc thượng là nhân địa ngục, bậc trung là súc sinh, bậc hạ là ngạ quỷ. Trên đây là quả báo.

Quả đẳng lưu. Kinh chép:” Nếu sinh lên làm người sẽ mắc hai quả báo:

Thường bị người khác tìm lỗi tốt xấu của mình.

Thường bị người não hại.

Quả tăng thượng là y cứ vào y báo. Luận Đối Pháp quyển chép: do sân nên khiến quả vị cay đắng.

Thân thường xấu xí không ai muốn thấy.

Mất vui Thiền của cõi trên.

Trái với giải thoát của Nhị thừa

Hại hạnh tự lợi và lợi tha của Bồ-tát.

Mất năm chỗ của Bồ-tát, nên biết.

– Tu trị hành giả.

Lược phân biệt tư duy mười loại đối trị, khiến sân không khởi.

Suy nghĩ tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay, đã từng làm cha mẹ, thân thuộc và Hòa-thượng, Sư trưởng của ta. Cho nên phải sinh tâm hiếu, đâu được nổi sân mà đánh mắng.

Suy nghĩ vô thường, Du-già Giới Bản chép:” Các hữu tình kia hoặc sinh, hoặc trưởng, mỗi thứ đều là pháp chết vô thường. Báo óan cùng cực đó là cắt đứt mạng sống họ. Mạng của các chúng sinh này là niệm niệm đoạn. Người trí duyên nào lại muốn đọan nữa. Như vậy đối với các hữu tình có pháp sinh tử vô thường. Bâc thượng trí thì không nên có tâm đắm nhiễm. Huống gì phải dùng tay gậy làm hại, cắt đứt hẵn mạng sống. Cho nên tất cả óan hại đều có khả năng nhẫn chịu.

Suy nghĩ khổ: Du-già Giới Bản chép:” Còn tự thân người đó tất cả đều dùng tánh khổ làm thể. Họ vô tri nên đối với tánh không trong thân ta càng thêm cái khổ đó. Còn các hữu tình thì ba khổ lẫy lừng thường theo đuổi. Huống chi suy tổn. Nay chúng ta đối với khổ này phải siêng năng phương tiện lìa bỏ đừng cho tăng thêm.

Suy nghĩ nghiệp duyên. Bài kệ trong Luận Tư lương chép:”

Đánh, mắng, sợ, giết, trói
Không hề óan trách người
Đều do tội của ta
Nghiệp báo ngày xưa hiện

Nghĩ khổ thêm nhiều: Nghĩa là ngày xưa ta đã hại khổ cho nhiều người, nên nay vời lấy nỗi khổ này. Nay ta không chịu thì càng trồng nhân khổ ở tương lai. Nếu ta không xả bỏ nhân khổ này thì tự mình làm việc không có tình thương. Tự mình sinh ràng buộc, tự gây nên oán hại, chẳng phải do người khác mang đến.

Suy nghĩ thương xót người ngu, Luận Trí Độ chép: “ Nếu bị người say rượu và quỷ nhập dựa đánh mắng, thì không nên tức giận họ, chúng sinh cũng như vậy. Vô minh, say rượu, phiền não, quỷ nhập bị nó sai sử không được tự tại. Nên không được sân, chỉ nghĩ rằng:” Tội lỗi này chẳng phải lỗi của chúng sinh. Ta nên cầu Bồ-đề vì các chúng sinh mà trị bệnh phiền não cho họ nên phải lìa bỏ hẳn.

Lại suy nghĩ: ta không sinh về Tịnh độ, nơi không có phiền não, mà lại ở cõi uế này, nên phải chịu khổ não, chỉ nên điều phục tự tâm để cầu ra khỏi, không nên tức giận với người. Như vào rừng gai bị gai đâm, ta chỉ cầu ra khỏi chứ không nên tức giận vì bị gai đâm.

Lại nghĩ: ta tự phát tâm Bồ-đề vì tất cả chúng sinh gánh vác trách nhiệm nặng nề. Dù cho địa ngục khổ còn vì họ mà chịu, huống chi do một chút khổ này mà trái với bản thệ không nhẫn được hay sao?. Nếu ta không nhẫn thì tự không điều phục, làm sao có khả năng khiến cho họ xả bỏ các phiền não, cho nên không giận dữ.

Lại càng suy nghĩ: nay ta nên học các hạnh Bồ-tát là hơn hết, giữ giới khổ hạnh không thể bằng. Hạnh này phải bị người não hại thì mới thành được. Nếu không bị người não hại thì hạnh ta không thành, vì người đó đã bố thí cho ta đại hạnh. Còn phải hổ thẹn xin lỗi, nếu không thì càng mang thêm tội ác, sao còn trái với người ân, lại tức giận, phiền não, đó là điều không nên. Kinh chép:” Đề-Bà-Đạt-Đa là đại thiện tri thức, chính là nghĩa đó.

Lại càng suy nghĩ: Nhân duyên vô tánh, kinh nói:Vì dùng tay, dao, gậy và thân ta nên thành đánh, nay ta không nên tức giận đối với người khác.

Giải rằng: Do người kia đánh thì sân với họ, còn do ta đánh thì sao không tự sân? Còn đánh theo duyên khởi, nên chẳng tự tại. Chẳng tự tại nên rốt cuộc là không. Đánh hay bị đánh nhiều ít, nhẫn còn không lập, thì đâu được sân. Kinh Pháp Cú chép:” Biết sân bằng ngọn lửa, nhẫn cũng không có sự nhẫn.

Bài kệ Kinh Tư Ích chép:

“Thân oán và dao gậy
Đều từ bốn đại khởi
Đối đất, nước, gió, lửa
Không hề có thương tổn.”

Dù cho thân thể rã rời từng lóng đốt, nhưng tâm người đó thường bất động. Biết tâm chẳng ở bên trong, cũng chẳng sinh ở bên ngoài, các pháp từng niệm diệt, nhưng tánh người đó thường không lập. Ở trong không mắng nhiếc hủy nhục, cũng không có cung kính.

9. Thông cuộc: Các giới khác đều có khai thông, giới này hòan toàn không có. Vì sân giận làm chướng ngại đạo nên tội rất nặng, vì thế thường phải tu để đối trị, nhưng trái cảnh nhớ nghĩ tội lỗi. Theo Dugià thì không phạm, lại càng không khai, nếu y cứ theo Bí mật, Lương Hoàng Sám thì Bồ-tát cũng khởi sân để quở trách các phiền não.

10. Giải thích văn: có bốn nghĩa đồng như trước.

  1. Nêu lỗi
  2. Chánh chế
  3. Trái phạ
  4. Kết tội.

Câu 1: Tự tha nêu riêng, lại chung cho cả bốn vị: Nhân, Duyên, Pháp, và Nghiệp. Bốn giải thích đồng như trước.

2. Câu “mà Bồ-tát v.v… trở xuống là nói” Trong chánh chế, trước nói hạnh lợi tha, nghĩa là khiến chúng sinh có gốc lành vô sân nên nói “Không có việc tranh chấp”. Lại khiến trong thiện căn không tức giận, đấu tranh. Thường bi tâm. Vì sinh tâm lợi ích chúng sinh, nghĩa là dùng tâm đại bi thương xót như chính thân mình, đâu nên khởi sân.

Câu mà trái lại, v.v…. trở xuống là nói trong vi phạm có ba:

Nói về cảnh sân, nghĩa là hai cảnh tình và phi tình.

Nói về nghiệp dụng của sân, đánh thuộc về thân nghiệp, không dứt thuộc về ý nghiệp.

Người đối diện, v.v…. trở xuống là nói tội sân rất sâu nặng, là kết hận khó xả. Nên kinh nói “Không bỏ“. Kết tội nên biết.

X. GIỚI HỦY BÁNG TAM BẢO

1. Chế ý: Lược có mười ý:

Nghiệp đạo nặng nhất không gì hơn nghiệp này.

Thiêu đốt hết gốc lành không dư sót

Trái với ân đức, dù điều ác cùngcực trong các điều ác.

Phá hoại tín tâm, diệt mắt mất pháp.

Trong hạnh lành hoặc lớn hoặc nhỏ đều không thành. Nhập vào lưới tà kiến của ngoại đạo Vì nhiều tà kiến nên dứt một gốc lành. là ác tri thức của các chúng sinh

Do đây dứt hết hạt giống Tam bảo.

Khiến cho mình và người thành nghiệp địa ngục.

2. Giải thích tên gọi:

Đức tốt rất cao quý, nên gọi là Tam bảo. Vô lý chê bai nên gọi là Báng. Vì ngăn ngừa tội lỗi này nên đặt tên là giới hủy báng Tam bảo.

3. Thứ lớp: Trước nói về sân, kế nói về tà kiến.

4. Đủ duyên: có năm:

  1. Đối với mọi người.
  2. Cảnh Tam bảo
  3. Khởi tưởng có ba cảnh kia
  4. Tà kiến
  5. Nói lời phỉ báng liền phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất: Phi tình lầm thì phạm phương tiện nặng.

Thiếu duyên thứ hai: Vì chẳng phải cảnh Tam bảo phạm tội khinh phương tiệnn.

Thiếu duyên thứ ba. Vốn mê không phạm, chuyển tưởng và nghi đều phạm phương tiện.

Thiếu duyên thứ tư. Không phá kiến nên phạm tội phương tiện nặng.

Thiếu duyên thứ năm. Chưa nói ra, hoặc dùng lời lạ nên đều phạm tội phương tiện nặng.

6. Nặng

Y cứ vào sở đối

Y cứ vào sở báng

Y cứ vào năng báng Y cứ vào sở tổn Giải thích.

Tự và tha

Câu 1. Đối với một người, hai người, nhiều người, đại chúng. Trước nhẹ sau nặng.

Câu 2. Trong việc bị chê bai. Tam bảo có ba: Trụ trì, Biệt tướng và Đồng thể. Hoặc 1, 2, 3 đều theo thứ lớp trước nặng sau nhẹ. Câu ba nói. Về năng báng, nghĩa là tâm có ba phẩm: Thượng, Trung, Hạ. Nói có thô, tế và trung. Nặng nhẹ nên biết.

Câu bốn. Đứng về tổn có năm:

Do sự chê bai này đã khiến cho nhiều người phát tâm Bồ-đề, còn người bất dịnh thì sinh lui sụt.

Khiến người đã tin sinh lui sụt.

Người chưa tin thì không tin

Người không tà kiến thì sinh tà kiến.

Người đã tà kiến rồi thì chấp chặt.

Tất cả đều trước nặng sau nhẹ.

7. Hợp giải thích: Đối với đại chúng chê bai thắng cảnh bậc thượng. Tà kiến nói lời thô rất tổn hại, là tội rất nặng.

Ngoài ra theo thứ lớp giao xen nhau đều có nặng nhẹ, y cứ theo đây nên biết.

Tự tha: Tự Tha

Cả hai.

Đều trước nặng sau nhẹ nên biết.

Mắc quả báo: Tội phỉ báng Tam bảo đồng với năm tội nghịch đọa vào địa ngục, như đã nói trong Phẩm Nê-lê của kinh Đại Phẩm. Lại như pháp sư Oai Nghi chê bai Đại thừa, về sau đọa vào địa ngục trải qua nhiều kiếp. Khi được sinh lên làm người thì bị mù lòa không có mắt. Như thuyết của Kinh Chư Pháp Vô Hành, v.v..v. Lại như Uất-đầu-lam Phất đang ở trong địa ngụcv.v….. Luận Trí Độ chép: “ Tà kiến mắc có mười tội.” (Kiểm lục)

8. Tu trị hành giả:

Tín và tuệ tướng dẫn dắt nhau, đối với cảnh Tam bảo nhẫn rất sâu. Niềm tin thanh tịnh bền vững không hư hoại, thà xả bỏ thân mạng trải qua trăm ngàn kiếp chứ không bao giờ sinh một niệm nghi. dùng trí phân biệt người trên cõi trời, thế gian, xuất thế gian chỉ có niềm tin là nhất. Cho nên tín tâm một bề quyết định.

9. Thông cuộc:

Không có tâm chê bai, nói rất nhanh, vì muốn điều phục chúng sinh, nên không phạm. Ngoài ra đều không khai, nên biết. Nếu đứng y cứ theo bí mật đều nói là phi. Phải nêu ra có lý do, đừng để người khác nghi, nên biết.

10. Giải thích văn: Bốn nghĩa đồng như trước.

  1. Nêu lỗi
  2. Chánh chế
  3. Trái phạm
  4. Kết tội

Câu 1. Chê bai người, nghĩa là chê bai mình. Nhân, duyên, pháp, nghiệp là sở dụng. Bốn cách chê bai giải thích đồng như trước. Giống như kia giải thích ở đây nên biết.

Câu 2. mà Bồ-tát v.v.. trở xuống là chánh chế. Trong đó, trước pháp sau dụ, có đủ hai hạng người:

Ngoại đạo, là tà kiến.

Người ác là trong ngoài đều không tin.

Nói hủy báng là nói chỗ nghe ít. Ba trăm cây kim nhọn đâm vào tim là nói đau đớn rất nhiều.

Hỏi: Kinh Hoa Nghiêm chép:“ Bồ-tát nghe khen Phật hay chê Phật thì đối với Phật pháp, tâm các ngài tâm định bất động. Vì sao ở đây lại nói như dao nhọn đâm vào tim.

Đáp: có bốn loại chúng sinh:

Nghi chê bai Phật thì vui mừng vì tà kiến.

Không vui không buồn vì người ngoài Phật pháp.

Nghe rồi sinh đau đớn

Nghe rồi không vui không buồn vì không lui sụt tâm Bồ-tát.

Biết công đức của Phật không thể chê bai, vì thế chê bai không đến được. Kinh Hoa Nghiêm y cứ vào vị Bất thối, còn văn này ycứ theo Sơ tâm, nên khác nhau. Nếu sơ tâm gượng đồng hậu vị mà không thấy đau đớn là người ngu ác, thuận theo ác kiến nhẫn chịu việc này cho nên không được.

Hỏi: Các pháp đều không, cần gì phải gượng đau đớn.

Đáp: Chân không chẳng hoại duyên khởi nghiệp quả. Cho nên tôn ty rõ ràng. Nếu hoại đây là không, là ác kiến chấp không của ngoại đạo. Kinh Niết-bàn chép: “ Năm trăm Bà-la-môn chê bai nói:” Tất cả đều không, thì chỗ nào có Phật Bồ-đe?” Do sự chê bai này nên vua giết họ mà được phước không tội. Nay Ong muốn giống với họ hay sao?

Câu huống là miệng tự v.v….. trở xuống là nói sự trái phạm, trong đó nêu nhẹ so sánh với nặng, nghĩa là nghe một lời còn sinh đau đớn nên nói là nêu nhẹ” huống gì tự chê bai “nên gọi là so sánh với nặng, không tin bất hiếu là Nhân chê bai.

Câu mà trái lại,v.v.. trở xuống là Chánh thành trái phạm: Nghĩa là trợ giúp hai hạng người trước để thành việc chê bai.

Dưới kết lại để chỉ bày tên tội, trên đây đã nói xong mười tội nặng.

Câu “Từ v.v… trở xuống là.” Kết khuyến tu học, trong đây có bốn:

Kết khuyên rất phải ngăn ngừa. Nói phạm tổn khuyên trì Trì đồng ba đời.

Kết lược chỉ bày rộng.

Câu những vị khéo học có hai nghĩa: 1. Các người này là kheo học giới 2. Người học điều lành.

Bảo với các người này gọi là đại chúng. “Bồ-tát v.v.. trở xuống là” kết số và tên. “phải nên” là lời thành thật răn dạy. Trong đó có hai ý:

Nghĩa là đối với một giới còn không nên phạm một mảy như cát bụi, huống gì phạm tất cả giới. Hạt trần là nói một chút phần, như Tục ngữ có câu:”Thần đối với nước không có một chút công lao nào cả.

Giải thích: Như giữ gìn phao nổi, một chút nhỏ như bụi cát cũng không phạm.

1. Đối với mười giới không nên phạm một giới, huống gì phạm đủ cả mười.

Câu “ Nếu phạm v.v… trở xuống là” Nói phạm lỗi có hai nghĩa: Trước nói mười lợi ích lớn, sau nói chịu nhiều tổn hại trong ba đường.

“Mất đại tâm”, nghĩa là phạm tội trọng này, thân không chịu phát tâm Bồ-đề. Vì trái với bản thệ nguyện nên chẳng phải đồ đựng pháp.

“Mất ngôi vua“, nghĩa là được một chút ngôi vị do giới Bồ-tát làm Nhân, vì quên nên mất quả.

Ngôi vị vua Chuyển Luân cũng như vậy.

“Mất Tỳ-kheo”, nghĩa là phạm giới đọa này phải vào địa ngục, không được làm người, không được làm Tỳ-kheo. Còn do phạm tội nặng hiện tại không thành Tỳ-kheo nên nói là “mất”.

Tỳ-kheo-ni cũng như vậy. Bốn vị trên đây mất thông phàm Tiểu vị. Từ v.v…. trở xuống là năm thứ mất vị đại thừa, trong đó bốn vị là nhân vị. Nghĩa là Ba hiền Mười thánh, một vị là quả vị, trong đó có hai nghĩa:

Quả Pháp thân, nghĩa là tánh danh của quả vị là Phật tánh.

Quả Báo thân. Diệu hạnh đã thành gọi là quả Diệu hạnh. Nói Thường trụ chung cho cả hai nơi này. Phạm các vị mười thứ nặng như thế đều không thành trở lại. Nên nói:” Tất cả đều lỗi.

“Đọa ba đường ác, nói do phạm giới này hoặc đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

“Hai kiếp, ba kiếp”, vì khi phạm có nặng nhẹ như trên đây đã nói, là người ở trong ba cõi kia, tùy chỗ ứng kiếp số đây kia hai, ba không nhất định, không nghe tên cha mẹ, nói cha mẹ là từ dục, Tam bảo là cứu hộ cùng cực. Người phạm tội chịu khổ không nghe tên này, nên nói là không cứu.

Giải thích: Tuy ra khỏi đường ác nhưng sinh vào biên địa thấp hèn, trong hai, ba kiếp không nghe tên cha mẹ và Tam bảo. Văn chung cho hai giải thích nên biết. Vì cho nên không phải mỗi mỗi đều phạm.

Tổng kết khuyến trì.

Câu các vị trở xuống, v.v…. là Răn dạy ba đời đồng học, có hai nghĩa:

Ba đời đồng học giới này nghĩa là một Bồ-tát đối với ba vị này nên học giới này.

Câu “ Mười giới nầy, v.v…. trở xuống là“ kết lược chỉ rộng. Kinh này trong Quảng bản có phẩm Bát Vạn Oai Nghi nói đầy đủ mười giới tướng.

Giải thích Thiên này có tám môn:

  1. Ý nghĩa đặt ra giới nầy.
  2. Giải thích tên gọi
  3. Số loại
  4. Đầy đủ nặng nhẹ.
  5. Bao gồm nhiều ít.
  6. Tánh,
  7. Già
  8. Thô, tế

 

Giải thích văn.

11. Chế ý: vì sao Chư Phật đặt ra giới khinh này.

Tránh sự chê bai của thế gian.

Làm sáng tỏ đạo Bồ-tát xuất thế.

Tình trần sâu kín đều dứt hết

Điều phục ba nghiệp chế độc Phương tiện xa hộ mười giới trọng

Tăng trưởng ba nhóm giới của Bồ-tát.

Câu còn lại như v.v… trở xuống là giải thích chỗ văn nói.

12. Giải thích tên gọi:

Khinh cấu là phân biệt với giới trọng ở trước, cho nên gọi là khinh, phân biệt khác với không phạm nên gọi là Cấu.

Giải thích: Ô nhiễm hạnh thanh tịnh gọi là cấu, thể chẳng phải lỗi nặng gọi là khinh. Thiện Giới Địa Trì gọi chung giới khinh là Đột-Cátla. Du-già gọi là ác tác, nghĩa là không thuận với lý nên gọi là ác tác, còn gọi là Cụ quá ác, cũng gọi là ác thuyết, tức là nói lỗi. Kinh Thiện Sinh gọi là tội Thất Ý. Nghĩa là quên nhớ chỗ làm trái với bản chí nên gọi là Thất ý.

Ba Số lọai thì thông với thiên luận này, loại thiên này có mười.

Nếu theo Du-già thì có giới khinh.

Theo Kinh Địa Trì Thiện Giới tuy có thêm bớt chút ít nhưng phần lớn đều đồng với Du-già. Trên đây phần nhiều là giới tướng của người xuất gia.

Theo Kinh Bồ-tát Nội Giới thì có 2 giới.

Theo Kinh Thiện Sinh, trừ 8 tội nặng ra còn lại 28 giới.

Theo Kinh Phương Đẳng trừ 2 giới ra còn 2 giới cấm ngăn không nên làm. Trên đây phần nhiều là giới tại gia.

Theo kinh này thì đại số có 8 giới.

Nếu tìm kỹ trong văn, hoặc trong một giới có nhiều loại, cộng chung gồm cả trăm thứ. Trên đây là giới chungcho đạo tục.

Câu hoặc tám muôn thứ như, v.v….. trở xuống là văn trích dẫn trong phẩm Bát Bạn Oai Nghi, 9 hoặc 10 muôn giới. Như Lương luận dẫn Kinh Tỳ-nại-da Cù-sát na-la chép:” Bồ tát có 10 muôn thứ khác nhau. Hoặc trần sa như Luận Đại Trí Độ, lược có 8 muôn rộng có trần sa, đều là một loại như thế.

13. Nặng nhẹ:

Trong 8 giới này có vài giới là nhẹ, có vài giới là nặng. Nghĩa là sáu giới phạm tội nặng, số còn lại là tội nhẹ. Nghĩa là Giới Quốc Sứ sát sinh, trong đó làm sứ nên xếp vào thiên này. Tùy theo việc làm tổn hại vật nên tội nặng.

Trong giới theo quan cưỡng xin, vì ỷ thế lực quan nên xếp vào thiên này, Giới cướp lấy vật phạm tội trộm.

14. Trong giới làm chủ, là chủ thất nghi nên xếp vào thiên này. Làm tổn vật của Tam bảo nên phạm tội nặng

Trong giới trái với giới cấm chế được hành phi giới, vì dối hiện gần gũi nên xếp vào thiên này. Tự thân chê bai Tam bảo nên xếp vào tội nặng, lại vì Sát sinh, trộm cắp nên phạm tội nặng.

Trong giới chứa để làm việc phi pháp, nhẹ gọi là tiểu đẩu v.v…… nên xếp vào thiên này. Lấy tài vật của người là phạm tội nặng.

Câu “ Ngũ đa tiểu là chỉ một giới bao nhiêu là nhiều giới “ nghĩa là có mười giới là một cụ đa giới.

Trong giới mua bán có ba giới:

  1. Bán người lành.
  2. Bán tôi tớ súc sinh
  3. Bán quan tài.

Trong giới không thể cứu chúng sinh có hai giới: Cứu chúng sinh thóat khỏi bị giết

Ngày mốt giảng pháp để cứu vong khổ.

– Trong giới khinh người mới cầu học cũng có hai giới:

Nghi thức thọ giới

Giới sư cậy mình không chịu trả lời câu hỏi

Trong giới ganh ghét với người tài năng làm tổn chúng sinh có giới:

+ Bán nam sắc nữ sắc

+ Tự tay làm thức ăn, tự tay xay giã.

+ Xem tướng đoán mộng

+ Chú thuật khéo léo

+ Pháp điều phục chim Ưng

+ Hòa chế thuốc độc.

+ Trong giới trái với giới cấm thực hành phi giới, có bốn giới:

+ Bí mật hủy báng Tam bảo

+ Làm mai mối

+ Ngày trai sát sinh

+ Tâm trộm cắp.

+ Giới chứa đề làm việc phi pháp có sáu giới:

+ Chứa dao tên

+ Cân non, đong thiếu

+ Nhờ thế lực lấy vật

+ Hại tâm trói buộc

+ Phá họai việc thành công

+ Nuôi mèo, chồn, v.v….

+ Giới xem nghe làm ác có năm giới:

+ Không được xem thi đấu

+ Không được nghe các thứ âm nhạc

+ Không được cờ bạc

+ Không được xem bói

+ Không được làm sứ cho giặc.

– Trong giới vào chỗ nạn có ba giới:

+ Đầu-đà + Bố-tát + Ngồi.

Mùa Hạ, mùa Đông đúng pháp không vào chỗ hiểm nạn.

Trong giới nên giảng kinh luật Đại thừa có hai giới:

Giết người để xây dựng chùa tháp

Khi gặp nguy nan thì gảng kinh luật Đại thừa. Thọ giới trái nghi có hai giới:

15. Nghi thọ giới.

Không lễ thế tục.

Trên đây, mười nội tán nói 3 thứ. Còn trong sáu giới đều có chứa đựng sáu giới trọng. Cũng đều đủ hai giới. Ngoài ra 32 giới đều chỉ có một thứ, cho nên tổng cộng có 9 giới, nên biết.

16. Tánh giới và giá giới.

Trong 8 giới có vài giới là giá giới, có vài giới là tánh giới.

17. Thô tế.

Trong giới này có vài giới thô để ngăn ngừa thân, ngữ. Vài giới tế ngăn ngừa ý nghiệp, còn vài giới ngăn ngừa nghiệp ác. Vài giới tế ngăn hoặc chứơng. Hai môn thô, tế này đều tùy theo văn mà biết.

18. Giải thích văn: Trong văn này riêng có ba thứ: Kết trước sinh sau. Hiển bày giới tướng Kết khuyên tu học.

Câu 1. “Kết trước” là mười giới trọng, “Sinh sau” là 8 giới khinh

Câu 2. Từ trong giới mà chánh thức hiển bày giới tướng, 8 giới hoặc nhiếp làm năm đoạn, ba đoạn đầu là 30 giới, hai đọan sau là 18 giới, chỉ cho phẩm này. Nếu tản ra thì thành 8 chương, như văn nên biết, giải thích văn chia làm năm đọan:

3 nhóm có 10 x 3 = 30 giới.

2 nhóm có 9 + 9 = 18 giới. Tổng cộng thành năm đọan.

1. GIỚI KHINH MẠN SƯ TRƯỞNG

Giải thích giới này thành tám môn:

  1. Y nghĩa chế giới.
  2. Thứ lớp
  3. Giải thích tên gọi.
  4. Đủ duyên
  5. Thiếu duyên
  6. Nặng nhẹ.
  7. Thông bít
  8. Giải thích văn.

– Y nghĩa chế giới: Bồ-tát lẽ ra phải khiêm cung thấp mình cúng dường tất cả chúng sinh, huống chi đối với tất cả Sư trưởng mà có tâm khinh mạn. Rất trái với sự tu hành nên Phật đặt ra giới này.

– Thứ lớp: Đã sáng lập đắc giới lẽ ra phải theo thầy thọ giáo, nếu có tâm khinh mạn không thọ giáo thì không nhờ đâu mà đắc giới, nên phải cấm ngăn trước. Để theo giới mà thực hành đầy đủ, nương tựa vào đây mà lập.

– Giải Thích tên gọi: Đối với thầy và Sư trưởng mà có tâm khinh mạn, giới ngăn ngừa lỗi này, theo chỗ xa lìa mà đặt tên.

– Đủ duyên: có đủ bốn duyên:

  1. Thầy là bậc có đức độ
  2. Biết là Thầy
  3. Cố khởi tâm khinh mạn
  4. Thân không cung kính nuôi dưỡng.

Nên kết phạm.

– Thiếu duyên: Thiếu hai duyên đầu đều phạm tội nhỏ

Vì Sư trưởng là bậc mà tất cả hàm linh đều cung kính

Thiếu duyên thứ ba, phạm tội vừa vì đối với Sư trưởng thân tâm không cung kính.

Thiếu duyên thứ tư, phạm tội lớn vì đối với Sư trưởng khởi tâm khinh mạn.

– Nặng nhẹ: có bốn thứ.

  1. Y cứ vào cảnh có ba phẩm:
  2. Đối với hai thầy rất nặng3. Đối với bạn phạm tội kế . Đối với đồng loại.

Ở đây có ba cảnh phạm ba tội thượng, trung, hạ, nên biết.

* Y cứ vào tâm cũng có ba phẩm:

Tâm hiềm hận, tâm sân não phạm phẩm thượng.

Không hiềm hận chỉ do kiêu mạn si tâm là phạm phẩm trung Biếng nhác vọng niệm là phạm phẩm hạ.

Y cứ vào ba tâm đối với ba cảnh như thứ lớp, dựa vào nặng nhẹ lẫn nhau nên biết.

Đứng về sự cũng có ba phẩm:

Không thể bán thân

Không đúng như pháp cung kính nuôi dưỡng Không đón rước lễ bái.

Phải có ba tội thượng, trung, hạ nên biết.

– Thông bít.

Đêm tối không biết

Nếu ngủ nghỉ thì người khác ra dấu cho biết.

Bệnh nặng.

Nếu bệnh mới bớt không có sức khỏe Hoặc tại chỗ ngồi nói pháp.

Nếu đang nghe pháp, tâm hộ người nói pháp đều không phạm giới, như trong Du-già nói.

– Thích văn:

Nói thọ đắc giới

Đã đắc rồi chỉ dạy khuyên hành trì, cũng trước là thọ giới. Đây là khuyên hành trì

Nếu chẳng như vậy thì trái phạm, nên kết tội.

Câu 1 Có hai nghĩa:

* Trước hết là lược nói có ba vị:

– Quốc vương là Lật-tán

– Luân vương là Kim, Ngân, Đồng, Thiết.

– Bá quan là nói chung các quan văn võ.

Đây là ba vị cao quý, đối với chúng sinh đều có thể làm tổn hại hay lợi ích. Cho nên nếu không thọ giới thì u linh không che chở, làm sao thống ngự chúng sinh, nên nói trước phải thọ giới Bồ-tát.

Câu 2. “Tất cả v.v….. trở xuống là” Nói về lợi ích của việc thọ giới. Trên thuận với thánh ý, dưới hiệp với quần linh, được quỷ che chở khiến cho thân không bị tai ách, chức vị được còn mãi.

Kế là nói Chỉ bày hành trì, cũng có hai nghĩa:

Thuận hiển nên hành

Câu mà Bồ-tát v.v… trở xuống là trái lỗi, trong phần hiển phi ở trước có ba nghĩa:

  1. Khởi trọng tâm
  2. Thấy người tôn quý
  3. Lập ra nghi thức tôn kính.

Đầu và giữa có hai tâm: nghĩa là báo ân, kính dưỡng, đón rước theo tôn mạng là hiếu thuận. Cung kính có ba:

  1. Hòa-thượng mười giới
  2. Hòa-thượng giới Cụ túc
  3. Hòa-thượng giới Bồ-tát, tức là Chư Phật.

Nay y cứ vào hai bậc trước, nói A-xà-lê, Hán dịch là Quỹ phạm sư, nghĩa là giáo thọ pháp nên nói. Nhưng có sáu nghĩa:

  1. A-xà-lê mười giới.
  2. Đại giới yết-ma
  3. Oai nghi giáo thọ
  4. Thọ nghiệp
  5. Y chỉ
  6. Thọ giới Bồ-tát.

– Đại đồng học, nghĩa là đồng học một thầy về tạng Bồ-tát, người năm hạ trước mình.

– Đồng kiến

Đồng hành, nghĩa là đồng thấy pháp tạng Bồ-tát Đại thừa, đồng thực hành hạnh Bồ-tát. Ban đầu là đồng giải, sau đồng hành. Hai thứ này chung cho đồng Sư và không đồng Sư, nhưng đồng nghiệp nầy thì phạm tội nặng, nhưng đồng nghiệp nầy đều phạm tội nặng.

Giải thích: Cũng chung cho giải hạnh với hàng Tiểu thừa, tất cả đều phạm tội nặng vì đồng trong Phật pháp.

Trong nghi thiết kính có ba:

  1. Nếu bệnh thì nên đứng dậy
  2. Không có sức khỏe nên thừa nghênh
  3. Khi khỏe mạnh nên lễ bái.

Lại giải thích:

Câu 1. Đứng dậy, kế đến đón rước, sau đó lễ bái.

Câu 2. Mà Bồ-tát v.v….. trở xuống là trái lỗi. Trong hiễn bày lỗi có hai việc nghĩa:

– Nêu lỗi

Kiêu mạn trái với tâm cung kính ở trước.

Ngu si trái với tâm hiếu thuận. Đối với Sư trưởng không hiếu thuận cung kính. Hoặc chung cho hai việc trước. Còn đối với bậc thượng không cung kính gọi là kiêu. Đối với người ngang hàng mà tự đại gọi là mạn. Đủ cả hai việc này gọi là Si. Cã ba nghĩa này là tâm trái hạnh. “Không đứng dậy đón rước” là tướng trái với hạnh. Mỗi việc có hai nghĩa:

Ở sáu vị trước, mỗi vị đều không đúng như pháp, đối với Sư trưởng việc cúng dường đều không đúng như pháp. Cúng dường có ba nghĩa:

Cung kính cúng dường, nghĩa là đón rước lễ bái

Sự cúng dường là hương hoa

Hành cúng dường, nghĩa là đúng như lời dạy tu hành.

Đối với ba thứ này đều phải đầy đủ. Dưới đây hiển rõ trong nghi cung kính. Nếu người nghèo không có tiền cúng thì rốt ráo không khai cho. Nay giới nói tự bán thân. Đây là chung cho hai vị tại gia và xuất gia. Bán quốc thành là y cứ vào ngôi vua, gọi chung là quốc, chỗ căn cứ gọi là thành. Bán trai gái là nam nữ của bản thệ nguyện. Khi bán không lỗi, còn là Bồ-tát trùng nhân trùng hạnh, tình rất sâu nên dẫu phá chẳng phải đồng nguyện nam nữ, cũng phá tình hướng về pháp. Hai vị này là y cứ vào người tại gia. Bảy báu là y cứ vào vị Luân Vương, có 2 nghĩa:

1. Kim luân có thứ bảy lọai:

  1. Bánh xe
  2. Ngọc nữ
  3. Voi báu
  4. Ngựa báu
  5. Châu báu
  6. Chủ binh thần báu
  7. Chủ tạng thần báu Bồ-tát.

Tất cả đều bố thí, chẳng phải là vật bán

2. Về bảy báu:

  1. Vàng.
  2. Bạc.
  3. Lưu ly.
  4. Pha lê.
  5. Xích châu
  6. Xa cừ
  7. Mã não.

“ Trăm vật” là chỉ chung cho tất cả các vật sở hữu. Trong đây, bảy báu trăm vật có hai nghĩa:

Vật bán đồng với nam nữ nói trên

Vật cúng: Dùng những thứ nầy để cúng dường vật cần dùng, nên nói cung cấp cho.

Câu 3. Nấu không như thế trở xuống là trái với kết tội phạm, nghĩa là trái với nghi cung kính ở trước. Cho nên kết tội phạm kia nên biết.

2. GIỚI KHÔNG UỐNG RƯỢU:

1. Chế ý: Rượu là thuốc mê cuồng, tội nặng do đây mà sinh. Luận Trí Độ nói có 3 lỗi. Phần nhiều nói gây ra bốn tội nghịch chỉ trừ phá tăng, rất là tội nên Phật mới đặt ra giới này.

2.Thứ lớp: Trước là hiển nghi bất kính bên ngoài, nay thì trong không hôn lọan nên nói kế sau

3. Giải thích tên gọi: Cũng từ chỗ trở ngại mà đặt tên.

4. Đủ duyên:

  1. Rượu.
  2. Nghĩ là rượu.
  3. Không bị bệnh nặng
  4. Uống liền phạm

Hỏi: Luật Tiểu thừa uống rượu không cho nghi và tưởng. Giới này vì sao có tưởng kia.

Đáp: Vì rượu là nguồn gốc tội lỗi. Nên giới Thanh văn không cho lầm v.v…. Nay y cứ duyên thành nên có tưởng. Vì vậy nên văn nói rằng:” Nếu Phật tử cố uống rượu, đã nói cố uống nên biết. Không cố ý nên chẳng chánh phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên một, phạm tiểu tội vì khởi tưởng.

Thiếu duyên thứ hai phạm trung tội vì cảnh là thật. Nếu thiếu duyên thứ ba, bốn thì không tội, nên biết.

6. Nặng nhẹ có ba:

1.Y cứ vào cảnh: Say phạm tội khinh, đặt rượu nên tội nặng

2.Y cứ vào tâm. Nếu bệnh nhẹ không tham cũng phạm tội nhẹ, trái lại phạm tội nặng.

Y cứ vào sự, tức dẫn chúng sinh lợi ích nhỏ liền cùng ăn uống nên phạm tội nhẹ, trái lại thì phạm tội nặng.

7. Thông bít: Vì cứu sinh mạng mà uống rượu thì không phạm tội, như trường hợp Mạt-lợi phu nhân. Lại vì cứu nghiệp Vô gián của người nên cùng uống để khuyên người đó dứt tội thô nặng, thì không phạm.

Trái với đây thì tất cả việc làm đều phạm

8. Giải thích văn: cũng có bốn:

Câu 1. Nêu uống rượu phạm tội nặng.

Câu 2. Nếu tự v.v…. trở xuống là giải thích thành tội nặng.

Câu 3. Không được xúi người v.v….. trở xuống là chánh chế chỗ tội nặng.

Câu . Nếu cố ý v.v…… trở xuống là nên trái kết phạm.

Câu “Rượu quá vô lượng…” Luận Trí Độ nói có 3 lỗi là lược nêu đầy đủ việc đó. Luật Tứ Phần quyển 1 nói: “Phật bảo A-nan; Uống rượu có mười lỗi:

  1. Mặt mày xấu xí
  2. Thiếu sức khỏe
  3. Mắt nhìn không rõ
  4. Hiện tướng giận dữ
  5. Phá họai tài sản
  6. Thêm nhiều bệnh tật
  7. Thêm tranh chấp, kiện tụng.
  8. Không có tiếng tốt, tiếng xấu đồn khắp.
  9. Trí tuệ giảm ít.
  10. Khi chết đọa vào đường ác.

Như Tỳ-kheo Bà-Già-Đà, trước hàng phục được rỗng dữ, nhưng khi uống rượu vào thì không hàng phục được con ểnh ương. Kinh Đại Ai Đạo Tỳ-kheo-Ni chép:” Không được uống rượu, không được nếm rượu, không được ngửi rượu, không được cất rượu, không được bán rượu cho người. Không được nói dối là bị bệnh để uống rượu thuốc. Không được đến quán rượu, không được nói chuyện với người uống rượu. Rượu là thuốc độc, rượu là nước độc, rượu là hơi độc. Nguồn của các lỗi, là gốc của các điều ác. Tàn hại, hủy báng bậc Hiền Thánh, làm bại loạn đạo đức. Khinh hủy đến nổi gây ra cội gốc tai họa. Bốn đại khô khao, bỏ phước theo tội, đều là do rượu. Thà uống nước đồng sôi chứ không uống vị rượu. Vì thế mà rượu khiến cho người thất chí mê lọan điên cuồng. Khiến cho người bất giác vào địa ngục. Cho nên ngăn ngừa rượu mà thôi. Lỗi khác như Luận Trí Độ đã nói.

Giải thích có hai nghĩa:

Nêu khinh. Năm trăm đời không tay Thiề sư Đỗ Thuận giải thích rằng: Đều là chân cho nên nói không có tay. Tức là súc sinh.

Huống là tự uống: là so sánh với nặng.

Trong chánh chế cũng trước nêu người, sau so sánh tự mình. Ở trước tất cả chúng sinh là chung cho cả súc sinh, cũng không cho uống.

Vì mất đi lợi tha.

Nếu trái thì kết phạm, nên biết.

3. GIỚI ĂN THỊT:

1. Ý nghĩa chế giới: Bồ-tát lẽ ra phải tự xả thân để cứu giúp sinh mạng chúng sinh, đâu cho lại ăn thịt chúng sinh, là trái hại nên Phật đặt ra giới này.

2. Thứ lớp: Giới trước lìa uống chất hôn loạn, giới này lìa sự ăn uống tổn hại sinh vật.

3. Giải thích tên gọi: Vô lý ăn thân phần chúng sinh gọi là ăn thịt.

Giới là ngăn ngừa, theo dụng mà đặt tên.

4. Đủ duyên: Có bốn:

a. Thật chẳng phải thịt thì không phạm

b. Dùng thịt vật khác để tự ăn thịt mình không phải chánh phạm

c. Nghĩ là thịt, vì tưởng lầm nên không phạm

d. Vào miệng liền phạm.

5. Thiếu duyên: nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Có bốn nghĩa:

  1. Về cảnh
  2. Về tình
  3. Hợp giải thích.
  4. Về hoặc.

* Về cảnh:

  1. Súc vật sinh thai y là thịt không có mạng sống.
  2. Thịt con vật chết
  3. Ba thứ thịt thanh tịnh.

Biết cắt đứt mạng sống.

* Y cứ vào về giới đều phạm, nghiệp đạo như thứ lớp, đều trước khinh sau trọng.

*. Y cứ về tình cũng có ba:

  1. Bệnh nặng đầy đủ thuốc men
  2. Giúp cứu mạng vào thời đói khát.
  3. Buông lung thường ăn cũng đều phạm giới. Nghiệp đạo y cứ theo đây mà biết.

3. Hợp giải thích: Lấy giới sau hợp với trước theo thứ lớp. Và xen nhau nặng nhẹ nên biết.

Về hoặc thì ba độc y cứ theo đây nên biết.

7. Thông bít:

Y cứ về tự.

1/ Hướng về bít mà không thông.

2/ Y cứ vào tâm giáo hóa chúng sinh, có duyên phát tâm Bồ-đề.

Dù chưa thấy văn, y cứ theo đây cũng nên thông.

8. Giải thích văn: Có ba:

  1. Nêu phạm
  2. Chánh chế
  3. Kết tội.

Trong chánh chế có hai:

Câu 1. Nêu chế. Tất cả thịt là thông thân phần chuhng của bốn loài sinh.

Câu. Dứt đoạn từ v.v…. trở xuống là giải thích ý nghĩa chế giới, có ba lỗi:

Dứt lòng từ bi, trái với sự giáo hóa. Kinh Niết-bàn chép Than ôi! Người ăn thịt làm dứt mất hạt giống đại từ đại bi. Ví thế ăn thịt làm hại chủng tánh đại bi, mất đi tự lợi, chúng sinh nhìn thấy bỏ đi, là mất lợi tha. Lại nữa, ban đầu trái với nhân duyên giáo hóa, lại nói chúng sinh ăn thịt trên đầu có ánh sáng đỏ như máu (huyết quang), nghĩ rằng:”Thân ta có thịt, người kia ăn thịt. Người kia nếu được ta sẽ ăn thịt ta, liền sợ hãi bỏ đi.

1. Xét lại các Kinh Lăng-già, Niết-bàn, Ương-Quật v.v….Lại trong Kinh Nhất Thiết Trí Quang Minh nói vị tiên không ăn thịt trong Kinh Nhân Duyên có nói đầy đủ về lỗi ăn thịt. Vị tiên kia chính là Bồ-tát Dilặc, đương lai thành Phật. chế giới ăn thịt phạm tội nặng, trong kinh đó có nói đầy đủ.

2.” Nhất thiết Bồ-tát v.v.. trở xuống là” trái hạnh phi nhân. Nghĩa là hễ phát tâm Bồ-đề thực hành hạnh Bồ-tát, lẽ ra phải xả thân mạng cứu hộ chúng sinh. Vì sao lại ăn thịt chúng sinh, cho nên không làm.

3.An thịt bị vô lượng v.v….. trở xuống là tội nghiệp lỗi chẳng phải nhẹ. Nghĩa là theo Luận Trí Độ, ăn thịt phạm tội sát sinh, vì thấy sát sinh nhẫn được. Lại như nói:” Thịt chẳng phải tự nhiên sinh, đều do giết chết chúng sinh mà có được. Nếu người không dứt bỏ việc ăn thịt, thì đó là giặc cướp mạng.

Kết tội nên biết.

4. GIỚI ĂN NĂM THỨ RAU CAY NỒNG .

1. Chế ý: Bồ-tát lẽ ra phải ở nơi có mùi thơm thanh khiết, lại ăn thịt hôi nồng. Mùi hôi nồng nặc đó khiến cho thiện thần bỏ điều lành, không đến gần, nên Phật đặt ra giới này.

2. Thứ lớp: Trước ăn thân có mạng sống, nay phạm ăn mùi hôi, nên xếp vào kế sau.

3. Giải thích tên gọi: Mùi hôi cay nồng là rau cay, và Vài loại khác thành năm. Vô lý ăn vào là Thực. Ngăn dứt tệ hại này gọi là Giới, cũng do công năng mà đặt tên.

4. Đủ duyên:

Năm thứ rau cay

Nghĩ là năm thứ rau cay.

Không có khai duyên, đó là bệnh nặng và độ sinh.

Ăn vào liền phạm

5. Thiếu duyên có thể y cứ

6. Nặng nhẹ.

Y cứ vào cảnh khí có đậm nhạt.

Y cứ vào tâm tình có tham, chán.

Y cứ vào sự duyên có tổn ích.

Đều có nặng nhẹ nên biết.

7. Thông bít: nghĩa là tự bệnh nặng và cứu nhiều chúng sinh có lợi ích an vui, đúng lý phải thông. Ngoài ra đều là bít.

8. Giải thích văn: có ba:

Chế chung

Tỏi, v.v…. trở xuống là chế riêng, trong đây là năm thứ rau cay, khác với chỗ khác có hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ là năm. Tỏi trong năm thứ của văn nầy nên biết. Có người nói: Hành hẹ là hồ thông, lan thông là gia thông. Ba loại trên người đời thường ăn. Cách thông là sơn thông. Bắc An-độ có hưng cừ, nhưng ở Giang Nam thì không. Hưng cừ có thuyết cho là Vân thất, nhưng chưa thấy thành văn. Củ hành giống hẹ, cũng gọi làkhảo thị tử. Bắc Ấ-độ không có, lại giải thích nó là thuốc A-ngụy, âm Phạm là hưng cừ, là lá của thực vật có mùi cay nồng. “Nếu cố v.v..…” là trái với quy định nên kết phạm.

5. GIỚI KHÔNG DẠY SÁM HỐI

1. Ý nghĩa đặt ra giới nầy:

Bồ-tát lẽ ra phải nêu lỗi dạy người sám hối, rửa sạch, giúp họ thanh tịnh. Mở ra ánh sáng khác lạ khiến cho chánh pháp ngàn năm không tắt, dưới cầu cho chúng sinh không bỏ quần phẩm, trên giữ gìn thánh giáo để báo ân đức của Phật. Vì tội rất nặng nên Phật mới đặt ra giới này.

2. Thứ lớp: Trước tự làm trong sạch thân mình, nay không cho hạnh ô uế sống chung.

3. Giải thích tên gọi:

Làm trái với giáo lý, Đức Phật kết tội, thuận theo tình người kia mà không khuyên sám hối. Giới ngăn ngừa lỗi này cũng lấy công năng để đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ năm duyên thành phạm:

  1. Phạm giới có tình
  2. Biết người kia có tội
  3. Chẳng trái với duyên khác
  4. Nên che giấu
  5. Cùng chung pháp sự.

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai duyên đầu không phạm tội.

Thiếu duyên thứ ba cũng không phạm, nghĩa là như cũ người đó khởi phiền não, sinh ra đấu tranh. Cho nên “như cỏ phủ đất”. Ngoài ra, thiếu hai duyên còn lại, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Phạm tiểu giới không dạy nên tội khinh. Tội trọng thì nên trọng. Lại 0 giới nên là Tiểu, 1 giới nênlà trọng. Còn nêu mà không theo thì phạm tội nhẹ, theo mà không nêu là phạm tội nặng. Còn phước yếu không thể nêu là tội nhe, sân hiềm không nêu là tội nặng, đều nên biết.

7. Thông bít:

Tự mình không có năm đức nên người khác không theo; lý chung cho không phạm, cácvị khác đều bít.

8. Giải thích văn:

Đối duyên chánh chế.

Câu mà Bồ-tát v.v… trở xuống là trái chế nên phạm.

Câu một cũng có hai nghĩa:

Nêu duyên chế giới cũng có bảy thứ.

1. Phạm tám giới có hai:

a.Tiểu thừa tám giới như Luận Thành Thật

b. Bồ tát tám giới như Kinh Văn-thù Vấn

2. Phạm năm giới cũng có hai:

  1. Tiểu thừa năm giới như Tiểu Luận
  2. Bồ-tát năm giới như Kinh Thiện Sinh

3. Phạm mười giới cũng có hai:

  1. Sa-di mười giới như luật
  2. Kinh Văn-thù Vấn cũng lấy mười giới của Sa-di làm giới Bồ-tát

4. Hủy cấm cũng có hai:

a. Giới Đại Tỳ-kheo

b.Giới Bồ-tát

5. Câu bảy tội nghịch v.v…. trở xuống là Phân biệt.

Tám nạn là một nghĩa trong mười ba nạn, trừ năm tội nghịch. Vì người kia xếp vào trong bảy nghịch nên trừ tám. Chỗ này còn sợ chưa đúng, vì phi nhân không ngăn được giới. Còn có chỗ giải thích ba đường bằng tám nạn, đây là sai. Vì đó là báo chứ chẳng phải nêu sám, nên nay giải thích đúng, vì nhân kia tám nạn là tội nghiệp.

6. Tất cả đều kết phạm.

Câu nên dạy, v..v.. trở xuống là chánh chế giới hạnh, nghĩa là từ tâm dạy người đó sám hối.

Câu 2. mà Bồ-tát v.v….. trở xuống là trong đó trái phạm kết tội, cũng có hai:

Trước vi phạm quy định, sau kết phạm. Trong phần trứơc có ba 1.

Không dạy sám hối mà ở chung là xứ đồng.

7. Lợi đồng cũng là thực đồng.

Pháp đồng Bố-tát là âm Hán, tiếng Phạm là Bổ-sát-đa, Hán dịch là Tịnh Trụ. Nghĩa là ba nghiệp sáng sạch gọi là Trụ. Giữ giới đầy đủ, hòa hợp với chúng gọi là Trụ. Tức là pháp lợi không hai.

Câu sau mà không nên, v.v…. trở xuống là kết tội phạm, nên biết.

Theo Du-già giới bản chép:” Nếu các Bồ-tát an trụ tịnh giới luật nghi thấy các hữu tình bị quở trách được trị phạt, bị đuổi đi, có tâm nhiễm ô mà không quở trách, hoặc có quở trách mà không trị phạt, răn dạy. Hoặc có trị phạt đúng như pháp răn dạy mà không đuổi đi, đó gọi là có phạm. Có sự trái vượt là phạm nhiễm ô. Nếu do lười biếng, buông lung mà không quở trách, cho đến đuổi đi thì chẳng phải ô nhiễm, trái phạm. Không trái phạm tội này, như biết người đó không thể sửa đổi, không thể nói được, thích nói lời thô tục phần nhiều sinh ra chê bai ghét bỏ, nên phải bỏ đi. Nếu quán đợi thời, hoặc quán nhân này thiếu tranh tụng, hoặc quán nầy khiến cho tăng thêm bàn luận, tăng thêm phá hoại. Biết hữu tình kia không có tâm tà vạy, thành tựu tăng thượng mạnh mẽ, sắc bén, hỗ thẹn nhanh chóng trở lại được thanh tịnh. Không quở trách cho đến đuổi điều lành, đều không trái phạm.

Giải thích rằng: Tội nhẹ chỉ quở trách, tội trung nên trị phạt, tội nặng nên diệt tẫn, đều vì lòng từ bi mà không vì tức giận, vì lợi ích không vì tổn hại. Biết thời không vì phi thời, v.v….

 

 

Trang: 1 2 3 4 5 6