SỚ GIẢI GIỚI BẢN BỒ TÁT TRONG KINH PHẠM VÕNG
Sa-môn Pháp Tạng ở chùa Ngụy Quốc tây soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

6. GIỚI BẤT KÍNH THỈNH PHÁP

1. Ý nghĩa chế giới:

Chư Phật làthầy các pháp, Bồ-tát lẽ ra phải kính người trọng pháp, diệt thân cầu thỉnh, mà lại kiêu mạn coi thường người nói pháp. Rất lỗi đạo, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước lỗi không dạy người, giới này không kính thỉnh ngừơi nói pháp.

3. Giải thích tên gọi:

Khinh mạn pháp gọi là “không kính thỉnh”. Giới ngăn ngừa lỗi này, do công năng mà đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ bốn duyên thành phạm.

  1. Thật có người hiểu và thực hành Đại thừa
  2. Không khai duyên
  3. Khởi tâm kiêu mạn.
  4. Không cúng dường không thỉnh pháp

5. Thiếu duyên: nên biết.

6. Nặng nhẹ:

* Y cứ vào người có ba:

Giải hạnh hơn mình là Quỹ phạm sư, kiêu mạn không kính thỉnh thì phạm tội nặng.

Giải hạnh đồng với mình không thỉnh phạm tội nhẹ.

Kém hơn mình không thỉnh thì không phạm.

Y cứ vào pháp cũng có ba, y cứ theo người nên biết.

7. Thông bít:

Kinh Trùng Lâu Giới chép: “ Nếu Bồ-tát có tâm kiêu mạn nên không thưa hỏi thầy, không thọ giáo thầy nên phạm tội. Không phạm là hoặc bệnh, hoặc cuồng, hoặc si, hoặc rất thông minh, học rộng có trí, vì điều phục chúng sinh, hoặc khi nhập định.

8. Giải thích văn:

Trong văn có ba:

Thấy thắng nhân từ xa tới nói duyên chế giới.

Liền khởi v.v… là nói về chế giới.

Nếu không như vậy mà nói thì kết phạm.

Câu 1. “Pháp sư Đại thừa” là nêu chung phân biệt với Tiểu thừa, dưới là giải thích riêng. “Đồng đại pháp”, đồng kiến giải thắng. Đồng hạnh là hạnh thắng. “Vào tăng phường” là y cứ Bồ-tát xuất gia. Bỏ nhà là y cứ Bồ-tát tại gia. “Thành ấp” là nói về vua.

Câu hai. Trong chánh chế có hai:

  1. Chế phải kính dưỡng người.
  2. Chế khải thỉnh pháp.

Trước hết đón rước đều làm lễ.

Đứng về sơ hậu oai nghi. Mỗi ngày ba thời y cứ vào thời phần. Nghĩa là sáng sớm cúng dường Tiểu thực. Giờ ngọ cúng dường chánh thực. Các thời khác cúng dường thang dược, đó là ba thời.

Câu “Lưỡng kim v.v….” trở xuống là nói về dụng cụ sài dùng, nghĩa là tình trọng pháp sâu xa. Đối với người hết lòng cúng dường. Nên Nhiếp Luận chép: “Người có giới pháp đầy đủ, tuy có kém cỏi nhưng có khả năng nói pháp lợi ích cho nhiều người, thì cũng phải cúng dường để nghe nói pháp, giống như Phật Thế tôn. Trong Kinh báng Phật, có người chê bai pháp sư tức là chê bai Phật, cúng dường Pháp sư tức là cúng dường Phật. Phẩm Pháp Sư trong Kinh Đại Pháp Cự chép:”Pháp sư nói Đại thừa khiến chúng sinh cung kính cúng dường.

Câu:” Thưởng thỉnh: Trong pháp chế thỉnh. “Ba thời” nghĩa là một ngày có ba thời: Sơ, trung, hậu đều thỉnh pháp. Khi thỉnh đều phải đầy đủ oai nghi. Vén y bày vai phải lễ là thân nghiệp, lời thỉnh pháp là ngữ nghiệp, không sinh tâm sân là ý nghiệp.

Nay cung kính là việc khó làm, tâm không não lọan. Thân chịu khổ khó nhẫn chịu, không sinh tâm sân. Như Kinh Hiền Ngu quyển 1 chép:”Phật Thích-ca đời quá khứ là vua Tỳ-lăng-kiệt, vì cầu một bài kệ mà chịu khổ ngàn cây kim nhọn đâm vào mình. Còn như đồng tử Tuyết Sơn vì cầu nửa bài kệ mà phải lên núi cao xả thân mạng, cho nên nói là vì pháp diệt thân.

Nếu không như vậy, trái phạm kết tội, nên biết.

7. GIỚI KHÔNG NGHE KINH LUẬT

1. Ý nghĩa chế giới:

Bồ-tát tân học gặp việc không hiểu lý,phải cầm kinh luật cầu học khắp nơi để tu thành đạo hạnh. Trái lại, có tụng mà không nghe, giữ khư khư cái không hiểu biết của mình, chẳng rõ trì phạm, nên khiến cho giới hạnh không có, lui sụt vào tà tiểu, vì có lỗi nặng, nên Phật chế giới này.

2. Thứ lớp: Trước thì thỉnh chung Đại pháp, nay thì thỉnh riêng tỳ-ni, cho nên phải chế.

3. Giải thích tên gọi:

Hóa giáo và chế giáo là tên khác của kinh luật, không thể dùng tai nghe nhận, giới là ngăn ngừa lỗi này nên đặt tên.

4. Cụ duyên:

Cũng có đủ bốn duyên:

  1. Mới học
  2. Có chỗ giảng pháp
  3. Không khai duyên
  4. Không đến nghe nhận.

Thì liền phạm.

5. Thiếu duyên: nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Y cứ vào người, y cứ vào pháp đều có ba thứ nặng nhẹ, y cứ theo trước mà biết.

7. Thông bít:

Cũng y theo trước mà biết.

8. Giải thích văn có ba:

Nêu thẳng duyên.

“Người mới học” nầy: đối duyên chánh chế.

“Nếu không đến” Nên trái phạm kết tội nặng.

Câu 1. “ Nhất thiết xứ….” Là nêu chung tất cả chỗ có giảng nói kinh luật. “Có giảng Kinh Luật Tỳ-Ni” là chỗ giảng pháp. “Tỳ-ni” Hán dịch là Diệt. Nghĩa là thân, ngữ, ý, ác khí dữ dội, nóng bức lẫy lừng. Giới có công năng ngăn dứt nên gọi là Diệt, kinh luật này nói vềTỳ-ni nên gọi là kinh luật Tỳ-ni. “Đại trạch xá” là hiển xứ, “Giảng pháp” là trùng hiển pháp.Giải thích bản văn gọi là giảng. Trong chánh chế có hai nghĩa:

Y cứ vào pháp chế. “Thính” nghĩa là phải mang kinh luật đến chỗ nghe giảng.

Nếu trúi rừng, v.v… trở xuống là y cứ vào xứ chế, khiến người đến đó nghe pháp.

Nếu không đến, v.v… trở xuống là trái phạm kết tội trọng, nên biết.

8. GIỚI BỎ CHÁNH HƯỚNG THEO TÀ

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải xả bỏ Tiểu thừa, thọ trì phương pháp Đại thừa, mới thật sự gọi là Bồ-tát. Mà nay lại bỏ Đại thừa quay về Tiểu thừa, mất đi chánh hạnh. Vô cùng trái lý nên Phật chế ra giới này. Kinh Niết-Bàn chép:” Bồ-tát sợ đạo Nhị thừa, nếu tiếc thân mạng là sợ hãi xả thân. Phẩm Giới trong Đại Bát-Nhã chép: “Nếu Bồ-tát thọ vui năm dục trong Hằng già-sa kiếp,trong giới Bồ-tát còn không gọi là phạm. Nhưng khởi một niệm tâm Nhị thừa thì gọi là phạm. Văn như vậy đã nói đầy đủ.

2. Thứ lớp:Giới trước tuy lìa kiêu mạn huân tập việc học, nhưng tâm mê hoặc rơi vào Nhị thừa. Giới này quy định chuyên học Đại thừa.

3. Giải thích tên gọi:

Tâm bỏ Đại thừa nên gọi là “bối chánh”. Tôn sùng Tiểu thừa nên gọi là “hướng tà”. Cấm ngăn lỗi này nên gọi là Giới.

4. Đủ duyên:

– Là pháp Đại thừa

– Nghĩ là pháp Đại thừa.

– Tâm sai quấy

– Bỏ Đại, thọ Tiểu.

Nên kết phạm.

5. Thiếu duyên:

Y theo giải thích trên mà biết.

6. Thông bít:

Giới này một bề không khai. Vì Bồ-tát không được tạm thời xả bỏ Đại thừa. Nếu si cuồng nên thường học tập đối trị, sức mạnh phiền não tạm thời lại nhớ tất cả thì không phạm.

7. Giải thích văn: Trong đó có ba:

  1. Bỏ Đại thừa
  2. Theo Tiểu thừa
  3. Kết phạm.

Câu 1. Tâm cách chánh lý nên gọi là “tâm bội Đại thừa”, pháp chân lý được nói gọi là “Thường tru”. Giáo năng thuyết gọi là Kinh luật.

Giải thích: Kinh luật Đại thừa này Chư Phật ba đời đồng nói đồng thực hành. Không thể sửa đổi nên nói “Kinh luật thường trụ”, lời nói vượt ngoài sự giải thích vượt chơn thuyên, nên nói “ngôn phi Phật thuyết”.

Câu “ mà thọ trì trở xuống là trong phần thọ tà pháp, trước hết y cứ vào người có hai: Hoặc rơi vào đại Nhị thừa, hoặc rơi vào ngoại đạo.

“Ac kiến…” về tà pháp có hai: Hoặc bác chung tất cả pháp của Phật đã nói. Đây là ác kiến ngoại đạo. Hoặc chỉ bác Đại thừa là Tiểu giáo, là ác kiến của Nhị thừa. Tất cả giới cấm có hai: Giới gà, nai, chó của ngoại đạo, Tà kiến cũng có hai, hoặc là ngoại đạo không tin nhân quả hoặc là Tiểu thừa chẳng tin pháp không. Trên đây là kinh luật sở thuyên, là năng thuyên tà giáo. Kết phạm, nên biết.

9. GIỚI KHÔNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH KHỔ

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lấy tâm đại bi làm thể, cứu khổ làm dụng. Không cho phép thấy bệnh mà không chăm sóc, nên Phật chế ra giới này. Lại nếu có thể cấm tâm săn sóc bệnh giúp người hết bệnh, tức là thí mạng, nên Phật chế giới này. Đức Như lai là bậc Đại thánh còn hạ mình chăm sóc người bệnh khổ, huống gì các loài khác mà không chăm sóc người bệnh khổ hay sao?

2. Thứ lớp: Giới trước trái với pháp thượng thắng, giới này bỏ bệnh khổ dưới, nên chế kế sau.

3. Giải thích tên gọi:

Bệnh và khổ gần với cái nguy của người sắp chết. Nếu bỏ mà không cứu thật trái với hạnh từ bi, lập giới cấm ngăn dứt cũng có công năng được khen ngợi.

4. Đủ duyên:

– Bệnh khổ

– Nghĩ là bệnh khổ.

– Tự mình không bị bệnh

– Xả bỏ tâm hiềm khíchNên kết thành phạm

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai duyên đầu không phạm.

Thiếu duyên thứ ba, nếu bệnh nhẹ bỏ đi, nên phạm tiểu tội, nếu bệnh nặng thì không phạm.

Thiếu duỵên thứ tư. Nếu khởi tâm hiềm khích không bỏ đi, khởi tâm bi mà bỏ đi đều phạm tiểu tội, như Luật Tứ Phần, v.v…

6. Nặng nhẹ:

Y cứ vào cảnh bệnh khổ có nặng nhẹ, y cứ vào tâm bi niệm có dày mỏng. Đứng về sự tại duyên có gấp hoãn đều phạm nặng nhẹ, y cứ theo giải thích nên biết.

7. Thông bít:

Nếu mình bị bệnh, hoặc mới bị bệnh, hoặc sai người chăm sóc, hoặc cho thức ăn và thuốc. Hoặc người đó tự có ngừơi, hoặc bệnh, hoặc người đó đã khỏi. Như thế tất cả đều không phạm 39) các duyên khác y cứ theo đây mà biết.

8. Giải thích văn, có hai:

Nêu duyên chế hạnh

“Mà Bồ-tát v.v… “ trở xuống là trái kết phạm. Cũng là trước khiến tác trì, sau hiển chỉ phạm. Trước cũng có hai: – Hiển chung đồng với Phật – Suy lường chỗ hơn.

“Tám ruộng phước” có người nói:

  1. Tạo đường rộng giếng đẹp
  2. Lộ nước cầu rường
  3. Sửa chữa các con đường nguy hiểm
  4. Hiếu thảo kính thờ cha mẹ
  5. Cúng dường Sa-môn
  6. Cúng dường người bệnh
  7. Cứu giúp nguy ách
  8. Lập đại hội Vô già

– Chưa thấy xuất xứ từ Thánh giáo nào, có người nói cúng dường Tam bảo là ba.

4. Cha mẹ

5. Sư tăng

6. Người nghèo cùng

7. Người bệnh

8. Súc sinh.

Cũng chưa thấy trong kinh giáo nào. Kinh Hiền Ngu chép:” Thí cho năm hạng người được phước vô lượng.

  1. Người biết pháp
  2. Người từ xa đến
  3. Người đi xa
  4. Người đói khát
  5. Người bệnh

Dù lấy Tam bảo cũng là tám việc trọng, như Phật đã nói không khác. Lại nói tám việc.

Nói biết quấy là tám việc của hai loại sau. Đây là một trong tám việc bậc nhất.

Trong phần hiển riêng, cha mẹ đồng khác nêu vị thân hiển tướng trọng. Lý nói chung tất cả chúng sinh. Nói các căn không đầy đủ, hiển bày tướng bệnh. Nếu bệnh đã như vậy thì khổ não cũng như vậy, đều khiến cho thoát khỏi, cho đến thân mạng cũng không lẫn tiếc. Như Nguyệt Thượng nữ cắt vú mình để cứu sản phụ. Như Tỳ-Xá Mẫu cắt thịt đùi cúng cho Tỳ-kheo bệnh, đều là việc cứu giúp, không kể mạng mình là Bồ-tát.

Câu hai: mà Bồ-tát vì trái với quy định nên kết phạm, tâm ác hại lòng từ bi nên nói là “sân hận”, “cho đến tăng phòng” là nói về bệnh xứ của Sư tăng, đệ tử. “Thành ấp” là nói về bệnh xứ của cha mẹ. Chỗ hoang vắng là nói chung tất cả chỗ bệnh khổ, “Thấy bệnh không cứu”, là hiển hạnh trái ngược. “Phạm khinh cấu” là kết bày tên tội.

10. GIỚI CHỨA DỤNG CỤ SÁT SANH

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải chất pháp tài làm lợi ích chúng sinh, lại chứa để dụng cụ sát sinh, trái với lòng từ bi cứu giúp, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp: Giới trước ngăn ngừa tự thân không cứu bệnh, giới này y báo không chứa vật chẳng phải pháp khí, nên chế kế sau.

3. Giải thích tên gọi:

Dụng cụ sát sinh làm tổn hại mạng, trái với hạnh từ bi cứu giúp.

Giới ngăn ngừa lỗi này nên đặt tên.

4. Đủ duyên:

– Dụng cụ sát sinh.

– Nghĩ là dụng cụ sát sinh.

– Không khai duyên khác.

– Cố chứa thành phạm.

5. Thiếu duyên: nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Về cảnh đã chứa có bao nhiêu, hơn kém. Y cứ vào tâm tình có mau chậm. Về sự nghi dụng hay không đều phạm tội nặng nhẹ. Y cứ theo suy nghĩ mà biết.

7. Thông bít:

Vì hộ Phật pháp và điều phục chúng sinh, nên chứa các thứ đó đều không phạm.Theo người ác xin được hư họai hay chưa hư hoại đều không phạm. Trái lại, tất cả tùy theo vật chứa đều phạm. Cho nên, Bồtát thấy họ chứa nên khuyên, nếu khuyên không được thì phải chuộc lại, nếu không được nữa thì dùng oai bắt buộc (kiểm soát) bắt họ dừng lại.

8. Giải thích văn:

Có ba nghĩa:

  1. Cấm chứa những vật chẳng phải pháp khí.
  2. Chỉ nội oán
  3. Cố ý trái phạm nên kết tội nặng

Câu 1. Chỉ nhiều loại sát cụ, lược có mười loại:

  1. Dao, nghĩa là cắt đứt
  2. Gậy, nghĩa là đánh đập
  3. Cung, nghĩa là bắn tên
  4. Tên, nghĩa là hại
  5. Mâu giáo, nghĩa là châm chích làm bị thương
  6. Búa rìu, nghĩa là chém chặt
  7. Dụng cụ chiến đấu.
  8. Lưới ác, là bắt cá bắt chim
  9. Khí cụ sát sinh, nói chung là hầm hố Tổng kết.
  10. Các dụng cụ sát hại nầy, nói chung không được cất chứa, nên nói tất cả không được chứa.

Câu 2. “Mà Bồ-tát.” Chỉ cho oán tâm, chỉ bày hạnh khiến tu. Trong đó chỉ phát tâm hành đạo Bồ-tát là có oán thù cha mẹ bị giết, đều phải chấm dứt. Chỉ không có oán, oán mới dứt mà thôi. Như thế mới không bị quả báo. Huống gì là Bồ-tát phải xem tất cả chúng sinh hòan tòan không oán, tất cả đều là bi cảnh, đều vì từ bi mà cứu giúp. Nếu từng có chỗ oán, Bồ-tát phải khởi tâm xem chúng sinh như con đỏ.

Hỏi: Như vậy Bồ-tát đối với cha mẹ làm sao thành đạo hiếu được?

Đáp: Nếu cha mẹ chưa hại thì dù thân nát như cát bụi, trải qua vô lượng kiếp, cũng cần phải hiếu hạnh để giúp đỡ dưỡng nuôi, Nếu cha mẹ mình đã bị hại thì đó là do túc nghiệp.Nếu trả thù lại càng làm cho oan oan không dứt, như vua Lưu-ly hại dòng họ Thích, có thần lực như Phật mà còn không làm sao cứu được, chính là nghĩa này, huống gì nói giết hại chúng sinh. Nêu nặng để nói nhẹ.

Về cảnh nếu vì cha mẹ mà báo thù thì phạm tội nặng, còn vì các chúng sinh khác thì phạm tội nhẹ.

Về tâm, nếu vì cha mẹ mà trả thù thì phạm tội nhẹ, vì người khác mà trả thù thì phạm tội nặng.

Câu ba, “Nếu cố chứa v.v…” trở xuống là trái phạm kết tội, nên biết. Mười giới như vậy kết mười loại như trên. Khuyên người học thọ trì. Sáu phẩm dưới đây là chỉ cho quảng bản, vì trong đó có khai có giải thích, nên xem trong đó mà biết.

11. GIỚI THÔNG TIN CHO NƯỚC MÀ VÀO QUÂN TRẬN

Từ đây trở xuống là phần thứ hai mươi. Trước nói Trì phạm, sau kết khuyến, chỉ rộng mười giới tức mười đọan.

1. Đại ý chế giới: Bồ-tát lẽ ra phải hòa giải các sự tranh cãi để chấm dứt sự hãm hại nhau, nay lại đi làm người thông tin cho hai nước, khiến họ đánh chiếm nhau, rất là tội lỗi. Nên Phật chế giới này. Nói riêng có ba:

– Sinh chê bai – Trái với hạnh hòa – Thành giết hại nhau.

2. Thứ lớp:

Giới trước ngăn cấm dụng cụ chiến tranh giết hại, giới này không cho làm sứ chiến tranh, nên xếp vào kế đó.

3. Giải thích tên gọi: Làm sứ hai nước truyền lời vào quân trận khiến cho chiến đấu, giới là ngăn ngừa lỗi này nên đặt tên.

4. Đủ duyên:

1.Hai nước hai quân

  1. Vì lợi dưỡng và tâm ác
  2. Truyền lời chỗ này đến chỗ kia.

Nước kia nghe rồi đến hại nước này. Nếu y cứ vào tổn mạng thì phạm hai tội:

2 .Nhìn về phía đoạn mạng thì phạm giới sát.

Nghiêng về phía đi làm sứ vào quân trận thì phạm giới này.

5. Thiếu duyên:

Nếu thiếu duyên thứ nhất hai nước chẳng óan thù phạm tội phương tiện không nhìn về bên sát.

Nếu không vì lợi, chỉ có tâm ác. Nếu không tâm ác chỉ vì danh vì lợi, đều phạm. Nếu đều thiếu duyên này thì phạm tội nặng phương tiện.

Nếu không truyền v.v… thì đều không phạm.

Nếu không hại nhau cũng phạm tội nặng phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Y cứ vào tâm là danh lợi và tâm ác, có đơn có song.

Y cứ vào sự khiến họ có tưởng hại, không có tưởng hại, đều có nặng nhẹ, suy nghĩ điều này nên biết.

7. Thông bít: Trong văn nói thiêu đốt núi rừng từ tháng tư đến tháng chín.

Nếu vì tâm lành điều phục nên khiến cho họ hòa vui, thì vào trong quân trận, trong nước, tất cả đều không phạm. Ngoài ra đều phạm. Lại y cứ theo đây mà suy nghĩ.

8. Giải thích văn: Có ba:

– Nêu duyên lỗi.

– Chánh chế phạm

– Trái phạm kết tội.

Câu 1. Được tài lợi hoặc được chức quan. Hoặc chỉ có tâm ác trả thù oán xưa. Đi thông sứ cho nước. Thông trí hai đầu luận trù việc chiến tranh. Hoặc chỉ ở một chỗ chỉ bày mưu sách khiến cho hại nhau, cũng phạm giới này, hoặc chỉ bày các cách hành binh, hoặc vào quân trận truyền lời lập hẹn giao trận, khiến nhiếu người mất mạng. Nên nói “Giết chết vô lượng chúng sinh”.

Câu 2 “Mà Bồ-tát v.v….” trở xuống là trong đoạn chánh chế, trước nêu nghĩa khinh là tạm vào trong quân trận còn không khai cho. huống chi làm giặc nước khiến nước này bị chiến tranh.

Câu 2 “Nếu cố.” v.v… trở xuống là dưới đây cố ý trái phạm nên kết tội, phải biết như vậy.

12. GIỚI MUA BÁN TỔN THƯƠNG LÒNG TỪ

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải từ bi cứu tế giúp chúng sinh, mà lại mua bán người, súc vật, dụng cụ sát sinh để tự nuôi thân. Bên trong trái với lòng từ bi, bên ngoài vời lấy sự chê bai, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước tuy cấm làm quốc giặc, còn e cướp giựt lương thực của tiền, nên Phật chế ra giới này.

3. Giải thích tên gọi:

Mua bán quan tài cho nên tổn thương lòng từ bi. Mua người và súc vật trái với hạnh từ bi cứu giúp, giới ngăn ngừa lỗi này, nên đặt tên nầy.

4. Đủ duyên:

Chánh cảnh, tự có bốn loại:

– Người lành

– Tôi tớ

– Sáu vật nuôi trong nhà

– Quan tài.

– Nghĩ là quan tài.

– Chánh thức mua bánViệc thành liền phạm

5. Thiếu duyên:

Hai giới đầu hễ thiếu bất cứ duyên nào đều phạm. Hai giới sau hễ thiếu duyên nào đều phạm tội phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Y cứ vào cảnh, bán người lành tội rất nặng, kế đó là bán tôi trai tớ gái, lục súc thì tội nhẹ, còn quan tài thì rất nhẹ.

Y cứ vào tâm có phần, trung, thượng, nặng, nhẹ.

Y cứ vào sự, vì cầu nhiều lợi mà bán cùng người ác khiến cho cực khổ. Lẽ ra phải nặng nhất, trái lại đây là nhẹ, nên biết.

7. Thông bít:

Nếu vì Tam bảo, vì lợi sinh, vì điều phục trực tiếp, mua bán trực tiếp, tất cả như thế đều không phạm, trái lại đều phạm.

Câu 2. “Còn không” chánh chế. Mình và người đều không nên làm, nhưng trong nhị lợi của Bồ-tát thì lợi tha làm đầu nên nêu tự để so sánh với tha.

Câu 3. “Nếu cố làm” là trái phạm kết tội trọng.

13. GIỚI VÔ CĂN CỨ VU BÁNG NGƯỜI

1. Đại ý chế giới:

1. Vì muốn giữ gìn nên trước nói chê bai v.v… ba giới trọng.

2. Lìa não loạn những người tốt.

Vì muốn giữ gìn Phật pháp, xa lìa xấu ác.

Thật có còn không được nói, huống gì chê bai?

Lìa tự vời lấy tội nghiệp nặng.

2. Thứ lớp:

Giới trước không khinh người dưới, giới này đối với người trên không được chê bai.

3. Giải thích tên gọi:

Vô căn cứ mà chê bai người thì vô cùng trái lẽ. Giới ngăn ngừa lỗi này nên đặt tên nầy.

4. Đủ duyên:

– Thật là người tốt.

– Biết là vô sự

– Nên khởi tâm ác

– Nói lời chê bai, người nghe hiểu rõ thì phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai duyên đầu phạm giới nói lỗi, thiếu hai duyên sau đều phạm tội phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Cũng có ba:

Y cứ vào cảnh có ba phẩm:

– Hòa-thượng, các thầy

– Bậc tôn quý có đức

– Người lành đồng tu tập

Y cứ vào tâm cũng có ba phẩm: Nhuyễn, trung, thượng khác nhau.

Y cứ vào pháp tuy đều thành trái, nhưng đều có nặng nhẹ, y cứ theo đây nên biết mà thôi.

7. Thông bít: Trừ nghi, cuồng loạn và nghịch cảnh của Bồ-tát Địa thượng. Ngoài ra tất cả đều phạm.

8. Giải thích văn: lại có ba:

– Nêu lỗi được chế.

– Nói rõ lý do chế giới.

– Trái quy định kết phạm

Câu 1. “Dùng tâm ác” là nhân khởi chê bai. nghĩa là ba độc trái lý tổn hại vật. Nên nói là tâm ác. “Nói vô sự báng tha”nghĩa là nói trái cảnh thành chê bai, nghĩa là không có ba y cứ việc ác. Câu người lành, v.v… là người bị hủy báng, “Tốt lành” là người đồng tu tập. Pháp sư và sư tăng là người mình tôn kính. Quốc vương và quý nhân là người được đời tôn kính, cũng là những vị được khen ngợi, không cho phép hủy báng. “Phạm bảy vị nghịch mười giới trọng”là nói tội hủy báng. Lẽ ra phạm tội nhẹ, nhưng ở văn này thì phạm tội nặng.

Câu 2. Cha mẹ v.v… trở xuống là nói lý do phải chế giới. Cha mẹ, v.v… cũng nằm trong số bị hủy báng.”Hiếu tâm” là đối với sư phụ v.v… người có địa vị tôn quý phải sinh tâm hiếu thuận. Ở địa vị bằng mình hay thấp hơn mình phải sinh lòng từ bi, nếu không sinh tâm này còn tội lỗi, huống gì khởi ác.

Câu 3. “Mà trái lại” vì trái với quy định nên kết tội.

14. GIỚI PHÓNG HỎA THIÊU ĐỐT TỔN HẠI

1. Đại ý chế giới:

Ngăn cấm thiêu đốt núi rừng, đồng ruộng là ngắn tội sát sinh, chế giới đốt nhà cửa để ngăn ngừa trộm cắp. Phóng lửa thiêu đốt làm tổn hại rất nhiều cho chúng sinh. Thật ra chẳng thích hợp với việc làm của Bồ-tát, nên phải chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước nói không chê bai người, giới này không tổn hại y báo chánh báo, nên nói kế đó.

3. Giải thích tên gọi:

Cầm lửa vô lý thiêu đốt làm tổn hại vật, giới ngăn cấm tội này, nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

– Đối với các cảnh núi.

– Nghĩ là cảnh núi rừng

– Vì tâm ác

– Dùng lửa đốt liền kết phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai duyên đầu đều không phạm, thiếu hai duyên sau phạm tội phương tiện.

6. Nặng nhẹ:

Đứng về tội có ba:

Thiêu đốt làm tổn hại sinh mạng và tổn hại vật khác, tất cả đều phạm tội nặng. Nên thiêu đốt núi rừng, nhà cửa đều chẳng phải là việc làm của Bồ-tát, nên kết tội nhẹ.

Y cứ vào tổn mạng tiền của đều có nhiều ít. Phóng lửa thiêu đốt, vời lấy sự chê bai, tùy theo chỗ cạn sâu đều có nặng nhẹ.

Y cứ vào tâm có thượng, trung, hạ khác nhau.

Y cứ vào Sự, vời lấy sự chê bai cũng có ba phẩm khác nhau, mỗi phẩm đều có nặng nhẹ nên biết.

7. Thông bít: Trong văn nói thiêu đốt núi đồng từ tháng tư đến tháng chín thì phạm tội, vào lúc khác thì không phạm, đồng với giới đốt lửa ở chỗ Đất trống của luật.

Y cứ vào việc đốt nhà thì tất cả đều phạm. Luật Ngũ Phần nói đốt đồng ruộng thì không phạm, ở đây tương tự như giới kia.

8. Giải thích văn: Cũng có ba câu:

Nêu lỗi đã lìa- Chánh chế không cho

– Vì trái kết phạm.

Câu 1. “Vì tâm ác” chọn lấy từ tâm cứu vật.

Câu 2. “Cố phóng hỏa” là phân biệt với chỗ sai lầm.

Câu 3. “Thiêu đốt núi rừng” là nói rõ chỗ thiêu đốt thành tổn hại. Trong đó có hai trường hợp:

Thiêu đốt núi rừng làm tổn hại vật không chủ.”Tháng tư” là thời gian nhất định, làm tổn hại sinh vật.

Đốt của người khác là vật có chủ như:

– Đốt nhà cửa của người

– Thành ấp

– Tăng phòng

– Ruộng

– Vật của quỷ thần

– Vật của quan.

Câu “Tất cả vật có chủ” là chánh chế không cho.

“Nếu cố v.v…” trở xuống là cố ý trái phạm kết tội, cũng nên biết.

15. GIỚI GIÁO HÓA TRÁI TÔNG

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải trao Bồ-tát thừa cho chúng sinh, giúp cho họ được lợi ích rốt ráo, mà lại đem giáo pháp Nhị thừa để giáo hóa người, trái với lý, trái với nguyện, nên phải kết giới. Kinh chép: Nếu dùng Tiểu thừa để giáo hóa người, thì rơi vào sân tham, việc này hẳn không được, đây là nghĩa ấy.

2. Thứ lớp:

Giới trước ngăn tổn hại bên ngoài, giới này ngừa tổn hại bên trong, nên nói.

3. Giải thích tên gọi:

Dùng chánh pháp giáo hóa chúng sinh, lẽ ra phải dùng Đại thừa, trái lại dùng Tiểu thừa trái với bản tông, giới ngăn ngừa lỗi này nên lấy đây để đặt tên.

4. Đủ duyên:

– Đối với người đối diện

– Dùng tâm ác

– Dạy luận khác

– Người đó lãnh thọ liền kết phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai duyên đầu đều không phạm, thiếu hai duyên sau đều phạm tội phương tiện.

6. Nặng nhẹ:

Y cứ vào cảnh, người đối diện là lợi căn hay độn căn khác nhau. Nghĩa là lợi căn mà trao cho họ pháp Tiểu thừa thì làm cho họ không lợi ích. Hoặc có` thể chê bai Đại thừa. Độn căn thì trái lại, nên có nặng nhẹ.

Y cứ vào tâm, thì có tức giận hay ganh ghét. Các điều ác cũng có nhuyễn, trung, thượng khác nhau.

Y cứ theo sự, thì tổn ích có nhiều ít,đều có nặng nhẹ, đơn song, nhất hợp, nên y cứ vào theo đó mà biết.

7. Thông bít:

Nếu vì tâm tốt mà dạy cho họ biết rộng để không bị ngu muội thì không phạm. Còn nếu vì muốn phá chấp tà tiểu kia giúp người đó hiểu được Tông ý thì cũng không phạm. Còn nếu căn cơ người đó trước kia là pháp khí Tiểu thừa, trước phải ngưng trao Tiểu pháp, sau đó dần dẫn vào pháp Đại thừa, thì cũng không phạm. Nếu lầm quên thì tất cả đều không phạm.Như Du-già Giới Phẩm chép: Trái lại với trên thì tất cả đều phạm.

8.Giải thích văn:

Trong văn có hai nghĩa:

Trước nói thuận lý nên thực hành, sau nói trái lời dạy thì kết phạm. Câu trước nêu người được dạy. Tuy chung cho tất cả nhưng tóm lược có bốn thứ:

– Nội chúng, nghĩa là đệ tử Phật.

– Ngoại chúng, nghĩa là ngoại đạo.

– Tục quyến, nghĩa là sáu thân.

– Pháp lữ, nghĩa là thiện tri thức.

Dưới đây nói về pháp được dạy.

Có ba thứ:

Giáo giáo pháp: nghĩa là kinh luật Đại thừa Giáo lý pháp, nghĩa là giáo giải nghĩa lý.

Giáo hành pháp: nghĩa là khiến họ phát tâm Bồ-đề, tức là trao giáo pháp khiến cho hiểu, rồi từ chỗ hiểu đó mà thực hành. Đây là ý đó.

“Trong đó phát tâm” nghĩa là trước nói pháp tín hành, phát mười tâm là phát trước Thập Phát thú ngang Thập Trụ vị. Trưởng Dưỡng tâm là trước Thập Trưởng Dưỡng ngang với Thập hanh vị. Kim Cương tâm là trước Thập Kim Cương ngang với Thập Hồi hướng. Lược qua không nói Thập địa(vì đã giải thích ở trên).

Giải thích: Phát tâm Bồ-đề, phát mười tâm là vị Địa tiền. Trưởng Dưỡng tâm là Địa thượng hạnh. Kim Cương tâm là vị mãn Thập địa, trong địa vị Đẳng giác Kim Cương tâm. “Mỗi mỗi đều hiểu pháp dụng” là khiến hiểu địa vị tu thuận hành theo sở y cứ vào, dần dần phạm vi không lẫn lộn. Sau nghĩ tu hành biết thú hứơng của nó, không như vậy làm sao đạt đến quả Phật. Bồ-tát lẽ ra phải trao pháp thành Phật này cho chúng sinh, đó là nghiệp thường.

Câu hai: mà Bồ-tát v.v… trở xuống là trái với giáo kết phạm. “Tâm ác tâm sân” là tâm phạm giới, “Giáo tha v.v…” là nói việc phạm giới. Kinh Đại Tập chép: “Khuyên học tập Tiểu thừa là nghiệp ma” Huống chi ngoại đạo tà luận. Kết phạm nên biết

16. GIỚI TIẾC PHÁP QUY LỢI

1. Đại ý chế giới:

Người mới học cầu pháp, lẽ ra phải nói pháp cho họ nghe, nếu trục lợi là lỗi rất nặng. Nên Phật chế giới, lược có ba ý:

Giữ việc chấp trước san pháp phạm tội nặng.

Vì muốn nhiếp hộ pháp khí mới học chánh hạnh để có chỗ nương tựa.

Giữ gìn cho ngọn đèn chánh pháp truyền trao không dứt, nên phải cấm.

2. Thứ lớp:

Giới trứơc không dạy người là lỗi, Giới này đối người cầu học không dạy là có lỗi, nên nói kế đó.

3. Giải thích tên gọi:

Giấu chánh pháp vì cầu tài lợi. Giới ngăn ngừa lỗi này nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

– Có sáu duyên:

– Có người đến cầu

– Tự hiểu pháp

– Không khai duyên

– Quy lợi riêng.

– Nói ngược lại

– Người đối diện nghe hiểu liền phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất thì phạm giới trước.

Thiếu duyên thứ hai thì phạm tội nặng phương tiện, vì tự mình không nên chẳng biết gì.

Thiếu duyên thứ ba không phạm

Thiếu duyên thứ tư phạm tội nặng phương tiện. Vì tuy không cầu lợi mà nói điên đảo là phạm tội nặng.

Thiếu duyên thứ năm là phạm tội nhẹ phương tiện. Tuy người đối diện không hiểu rõ lời mình nói.

6. Nặng nhẹ:

Y cứ vào người cầu pháp tâm có dày mỏng. Pháp lợi dưỡng có sâu cạn. Y cứ chỗ nói lầm lộn nhiều ít. Nhìn về người đối diện là tổn hại nhẹ hay nặng. Như thế ở đây đều có nặng nhẹ, y cứ theo giải thích mà biết.

7. Thông bít:

Kinh Địa Trì chép: “Nếu có chúng sinh đến cầu pháp, Bồ-tát vì sân hận, san tham ganh ghét không chịu nói pháp, gọi đó là phạm, phạm nhiều thứ; phạm nhiễm ô khởi, hoặc lười biếng, chẳng phải do nhiễm ô khởi.Không phạm là: ngoại đạo tìm khuyết điểm, hoặc bệnh nặng, hoặc điên cuồng, hoặc không biết nói, hoặc khiến người đó được điều phục. Nếu sự tu pháp chưa được bén nhạy, hoặc biết người đối diện không thể kính thuận vì oai nghi không ngay ngắn. Hoặc người căn tánh ám độn nghe sâu pháp mầu sinh tâm sợ hãi. Hoặc nghe rồi tăng thêm tà kiến. Hoặc biết nghe rồi hủy báng lui sụt. Hoặc nghe rồi đến nói với người ác.

8. Giải thích văn: Giới này có ba:

Trước chế tự học

Câu hai: Thấy người mới học v.v… trở xuống là khiến dạy hậu tấn

Câu ba: “Mà Bồ-tát v.v…” trở xuống là chánh thức trái phạm kết tội.

Trong câu đầu nói:”Bồ-tát có tâm tốt trước phải học pháp thức oai nghi của Đại thừa, nghỉ việc tu hành của mình và dạy cho Bồ-tát mới học đời sau, gọi là tâm tốt. Phân biệt với oai nghi Thanh văn Tiểu thừa, nên nói là oai nghi Đại thừa, nghĩa là đi đứng nằm ngồi, hoặc ăn, hoặc uống, hoặc nói, hoặc nín, hoặc ra, hoặc vào, hoặc nên làm hay không nên làm đều có pháp thức oai nghi, lý phải nên hiều kinh luật, nếu không nhu vậy thì làm sao trì được giới Bồ-tát. Nên chế trước phải học.

Dạy hậu tấn có hai:

Người mới học đến cầu

“Nên đúng như pháp nói cho nghe” chánh giáo được nói, có hai nghĩa:

Trước nói khổ hạnh để giữ vững ý chí của mình, sau nói chánh pháp khiến thêm tuệ ngộ. Câu đầu có hai:

“Tất cả hạnh Bồ-tát” là nêu chung, “dưới phân biệt” là trên cúng dường Chư Phật, dưới cứu giúp chúng sinh, đối với hai chỗ này không tiếc thân mạng. Còn trở lên vì cầu pháp gánh vác trọng ân, dưới thương xót chúng sinh đầy bi nguyện. Lại vì xuất gia trọng pháp không quý hương hoa. Phải dùng thân mạng mà thành cúng dường. Như Bồ-tát Hỷ Kiến đốt cánh tay cúng dường. Vì cứu giúp cọp đói trong chúng sinh, v.v… Như Bồ-tát Vương Tử và Vô Lượng các Bồ-tát nên biết.

Câu “Sau mỗi mỗi v.v….” trở xuống là nói trong chánh pháp, nghĩa là trước nói khổ hạnh để giữ vững ý chí của mình, rồi mới nói chân không nội tâm quán pháp dần dần khiến cho họ tu, đừng để cho họ gây ra tội lỗi. Nghĩa là khéo biết đây là do sơ tâm làm ra. Kế đến nhập vào Tín vị và các vị Tam Hiền tu hành, mỗi vị đều theo thứ lớp, đừng để cho điên đảo đáng tiếc. Văn tuệ khiến cho tâm khai mở, Tư, Tu tuệ giúp cho ý hiểu.

Câu ba: mà Bồ-tát v.v… trở xuống là trái với giáo kết phạm. Nói vì lợi là nói tâm khác với mong cầu. “Nên đáp không nên đáp” là hỏi khác đáp khác. Nói kinh luật một cách điên đảo, trước không nói khổ hạnh trì giới là nói điên đảo, tức nói chỉ không phá giới hủy thân. Nay mất chánh hạnh nên nói “Đảo thuyết”. Văn tự không trước sau” là trở trứơc làm sau, sau đem làm trước. Giữa đặt ở trước sau, trước sau đặt ở giữa, làm cho trái với nghi lý, cho nên có lỗi. Hủy báng Tam bảo, tức nói điên đảo là Phật nói, là phỉ báng Phật. Pháp thật không phải như vậy. Nói pháp như thế là hủy báng pháp, lại nói như thế cũng là báng Tăng. Kết tội nên biết.

17. GIỚI CẬY THẾ LỰC CỦA QUAN ĐỂ XIN

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải khiêm hạ thấp mình làm lợi ích chúng sinh, thà chết chứ không trái phạm. Nhưng lại ỷ vào thế lực của quan xâm hại của người,rất trái với đạo lý, nên Phật lấy đó để chế giới này, phân biệt có ba ý:

Vỉ giữ giới ăn trộm

Sợ trái với hạnh tự lợi, trái với hạnh khiêm hạ.

Sợ trái với lợi tha, mất sự giáo hóa.

Ba giới này sau đó làm thành ba nhóm giới.

2. Thứ lớp:

Giới trứơc thuận lý nói điên đảo thành chê bai, giới này không có phần mà ỷ vào thế lực để cầu danh lợi. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên xếp vào kế đó.

3. Giải thích tên gọi: Mượn oai để cầu lợi nên đặt tên cho giới này.

4. Đủ duyên:

Cũng có sáu duyên thành phạm:

– Vì danh lợi của mình

– Nên gần gũi quan

– Cậy vào uy thế

– Ép ngặt người khác

– Cầu chỗ của người cầu

– Được chỗ của người được.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất có ba nghĩa:

Phạm tội nặng phương tiện, nếu không tự làm thì cũng không được xúi bỏ chúng sinh vô lý xin vật.

Phạm tội nhẹ phương tiện, dù cho vì chúng sinh đói khát, cũng không được ép buộc khiến họ nổi sân mà cho.

Có phước không tội, nghĩa là tội nặng phương tiện. Vì tuy gần gũi không lý do, nhưng dùng pháp mượn oai của người kia để trị các người ác.

Thiếu duyên thứ hai có một tội, nghĩa là tội nặng phương tiện, vì tuy không gần gũi không lý do nhưng oai kia để thành lỗi đó.

Thiếu duyên thứ ba, cũng phạm tội nặng phương tiện, tuy không ỷ vào oai nhưng não hại người để được lợi.

Thiếu duyên thứ tư, cũng phạm tội nặng phương tiện, vì tuy không não hại người khác, nhưng vì dùng oai để được vật.

Thiếu duyên thứ năm, phạm tội khinh phương tiện. Vì tuy không có tâm cầu, nhưng nhờ dùng oai mà được vật.

Thiếu duyên thứ sáu. Phạm phương tiện nặng: Tuy không được vật nhưng có tâm cầu. Nặng nhẹ thứ sáu, y cứ vào được vật mà phạm giới trọng thiên đầu, cậy oai não hại người phạm tội nhẹ nầy.

6 . Nặng nhẹ:

Trong tội này nặng nhẹ có mười loại: Y cứ vào danh lợi có sâu có cạn Về quan phụ có tôn có ty.

Về uy thế sử dụng có dày có mỏng Về khổ ép ngặt có nhẹ có nặng.

Về tình não hại có nhanh có chậm

Về danh lợi có nhiều có ít

Hợp sáu thuyết trên đều có nặng nhẹ

Hoặc nặng nhiều nhẹ ít

Hoặc nhẹ nhiều nặng ít

Hoặc nhẹ nặng đồng nhau.

Theo giải thích nên biết.

7. Thông bít:

Nếu vì tâm tốt mà cậy oai quyền đoạt vật của giặc, để trả lại cho chủ cũ, Tam bảo, chúng sinh. Hoặc vì tâm Bồ-đề cứu các nạn nhân mạng, phạm hạnh. Nếu nhờ đó mà khiến cho người phát tâm Bồ-đề, trụ trong giới Bồ-tát. Lại nếu do đây khiến cho vô lượng chúng sinh bỏ ác tu thiện, y cứ theo không phạm, trái với trên đây thì phạm.

8. Giải thích văn:

Trong đây có bốn:

– Tự làm điều quấy.

– Xúi giục người khác làm

– Không đối trị

– Kết tội danh

Trong đó có năm:

Nói chỗ làm, nghĩa là tự làm, phân biệt với người khác.

Cho là chúng sinh phải chánh phạm. An uống để nuôi thân, tiền là thọ dụng, v.v… tài là dự trữ nuôi chứa. Đây là tổng kết nhiều thứ lợi dưỡng. Danh từ đẹp khéo khen ngợi. Nghĩa là trong lợi dưỡng khéo gọi là ngoại chấn. Phàm ngu tham lam mất mạng khó xả bỏ. Hại gốc lành giống như sợi dây mầu.

Nói về người gần gũi, nghĩa là có bốn vị: Vua chúa.

Vương tử

Đại thần

Tuy không phải là quan nhưng có oai thế.

Nếu đích thân nương cậy oai kia thì tự mất chánh hạnhcủa mình. Cho nên kinh Đại thừa, Tiểu thừa đều tha thiết không cho người tu hành gần gũi họ.

Nói chỗ cậy oai: nghĩa là cậy vào oai của người, để cao cử tâm mình mà lăng nhục người khác. Nên nói cậy làm hình thế.

Chánh thành áp bức cũng có bốn loại:

– Ép ngặt đòi xin

– Đánh tát làm cho khổ- Phi phần lôi kéo – Cất giữ tiền vật.

Đều làm xâm não chúng sinh, khiến họ chán ghét, tự gánh rất nhiều tội lỗi, mất đi các thiện phẩm khác.

Quảng cầu sở cầu có ba thứ:

Tất cả lợi đều cầu, gọi là Nhất thiết cầu Não hại người lấy vật, gọi Ác cầu.

Cầu nhiều không biết thỏa mãn, gọi là Đa cầu.

“Hai là bảo người cầu”: chẳng những tự hành trái lỗi, mà còn dạy cho người khác đồng phạm. Cả hai lợi đều trái, rất là tội lỗi.

Câu ba.“Vô sở đối”là tâm từ lợi vật, tâm hiếu sinh lợi ích. Đều trái với lỗi trước, nhưng không sửa trị nên nói đều không có tâm từ. Câu bốn. ‘Phạm tội nhẹ” là kết để chỉ bày tên tội.

18. GIỚI KHÔNG HỂU BIẾT GÌ MÀ LÀM THẦY

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra bên trong phải tự làm thành tựu đức của mình, để chỉ dạy chúng sinh, trái với lỗi xúc phạm nầy nên phải chế giới. Nói riêng cũng có ba thứ:

Che giấu sự không biết của mình, dối ra vẻ mẫu mực, là lỗi lừa dối.

Không hiểu văn nghĩa, mất đi thiện phẩm.

Dối trá làm thầy người, không thật tâm dẫn dắt, không có lợi ích.

Ba việc như thế cũng là ba nhóm, nên phải cấm ngăn.

2. Thứ lớp:

Giới trước ỷ oai ép ngặt tước đoạt, giới này trá làm trao pháp, nên xếp vào kế sau.

3. Giải thích tên gọi:

Che giấu sự không biết của mình, làm ra vẻ khuôn phép. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên lấy đó đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ bốn duyên thành phạm:

– Tánh chẳng tối tăm.

– Lười biếng không học tập

– Ẩn ngu giả trí

– Làm thầy trao giới.

Cho nên phạm.

5. Thiếu duyên:

Đối với bốn duyên này thứ lớp đều thiếu, phạm tội nhẹ phương tiện. Y theo giải thích nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Nghĩa là thật không biết mà giả nói là hiểu. Đây là phạm tội nói dối ở thiên đầu. Nay lấy lỗi quấy này dẫn dắt khiến pháp hóa không truyền, nên kết tội này. Trong đó có sáu:

– Căn cơ có lợi độn

– Học có siêng năng, biếng nhác.

– Che giấu có cạn sâu

– Sự có Đại, Tiểu

– Bốn việc đều có nặng nhẹ

– Trường hợp lẫn nhau có nhiều ít và có nặng nhẹ, y theo giải thích nên biết.

7. Thông bít:

Nếu tánh ám độn siêng học chưa thành, nếu không che giấu thì không biết, trái với trên đều phạm tội.

8. Giải thích văn: Cũng có bốn:

  1. Nêu chánh nên tu
  2. Không biết mà giả là biết
  3. Không hiểu mà làm thầy
  4. Kết luận chỉ bày tên tội.

Câu một. Có hai: Trước phải đọc văn, sau mới hiểu nghĩa. Trong phần trước nêu đại cương, khiến sáu thời tụng trì. Lẽ ra bất cứ lúc nào cũng đều phải tụng, nhưng trong sáu thời không được thiếu. “Kế là giúp hiểu nghĩa” nghĩa là khéo hiểu các nghĩa trì phạm và các nghĩa chân tánh, nên nói nghĩa lý.Lại hiểu nhân thành Phật, nên nói Phật tánh có ba loại:

  1. Tự tánh trụ Phật tánh
  2. Dẫn ra Phật tánh
  3. Đến được quả Phật tánh.

Điều này có giải thích đầy đủ trong Luận Phật Tánh

Câu 2. “Mà Bồ-tát v.v…” trở xuống là nói không biết mà làm ra vẻ biết. “Giải thích lời không biết, không hiểu một câu”, theo bản Phạm thì tám chữ thành một câu, bốn câu thành một bài tụng. Lý do chế giới là nhân duyên. Tùy theo gới cũng có nhân có duyên. Còn lý do trì phạm cũng gọi là nhân duyên. Lại thọ giới cũng có nhân, có duyên. Tùy theo giới cũng có nhân có duyên, đều phải khéo hiểu mới xứng đáng làm thầy.Kế đến dối nói có thể hiểu là, che giấu chỗ mình không hiểu, dối nói là hiểu để dối gạt người khác, khéo léo trộm lấy tiếng khen. Dưới đây là hiển bày lỗi đó. Nói mình thật lợi là tự dối. Người khác không lãnh thọ sự lợi ích là dối người. Tự lợi và lợi tha đều mất, thường an nhẫn là tội rất nặng.

3. Mỗi mỗi v.v… trở xuống là nói không hiểu mà làm thầy, nghĩa là mỗi hành pháp tất cả đều không hiểu. Thật không hiểu biết gì mà toan làm khuôn mẫu. Không phải từ hai vị thầy truyền mà lừa dối mình và người. Cũng khiến Như lai pháp hóa bặt lưu thông. Đây là lỗi diệt pháp. Tội này rất nặng.

Kết chỉ bày tội danh, nên biết.

19. GIỚI DẤU TRANH KHINH KHI NGƯỜI HIỀN

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải ra sức khen ngợi các vị Bồ-tát đồng hành, khiến tiếng tốt của vị đó vang xa để chúng sinh học tập, mà lại có tâm ác chê bai, hủy thiện, thêm ác, là tội rất nặng. Nên chế ra giới này. Nói riêng cũng có ba, nghĩa là ác không dứt, thiện không thêm, trái với chỗ giáo hóa, đều y cứ vào theo đây nên biết.

2. Thứlớp:

Giới trước tự mình không biết, giới này khinh khi người có đức, nên xếp kế đó.

3. Giải thích tên gọi:

Chê bai khinh khi người hiền lương, giới ngăn ngừa lỗi này nên lấy đó đặt tên.

4. Đủ duyên: có đủ năm duyên:

  1. Bên trong có tâm ác
  2. Hành nhân là người thấy giới.
  3. Chê bai bằng lời ác
  4. Truyền nói hai đầu
  5. Gây ra điều ác khiến đấu tranh.

Nên kết thành phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất, phạm tội nhẹ phương tiện. Vì không có tâm ác. Thiếu các duyên khác phạm tội nặng phương tiện, vì không có tâm ác. Y theo sự giải thích nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Cũng có mười nghĩa:

  1. Tâm có cả ba tánh
  2. Cảnh có trì phạm
  3. Chê bai có sâu cạn
  4. Truyền có đạt hay bất đạt
  5. Đấu tranh có nhiều ít
  6. Đều dày đều mỏng
  7. Dày nhiều mỏng ít
  8. Mỏng nhiều dày ít
  9. Dày mỏng bằng nhau
  10. Không bằng nhau đều có nặng nhẹ.

7. Thông bít:

Nếu lầm lọan điên cuồng, ma dựa. Nếu trị tội người y theo nên không phạm. Trái với trên đều phạm.

8. Giải thích văn: Cũng có ba:

  1. Tâm ác thấy cảnh thanh tịnh
  2. Thiếu chê bai thành lỗi.
  3. Cố làm nênphạm

Câu 1. Dùng tâm phá hoại, tâm phỉ báng, tâm ganh hơn, nên gọi là tâm ác, thấy Tỳ-kheo giữ giới là không phạm giới nặng nhẹ, tay cầm hương v.v… là oai nghi hành đạo.

Câu hai: mà đấu tranh, v.v.. trở xuống là phỉ báng thành tội, nghĩa là tránh cãi kết lỗi khiến cho hai bên tranh chấp. Tâm ác lăng nhục người kia là khi, vọng ngôn nói lỗi là báng. Chê người này với người kia, chê người kia với người này. Truyền nói chê bai lẫn nhau giữa hai bên khiến cho đấu tranh, do đây khởi ác, nên nói chẳng việc ác nào không làm.

Câu 3. Nếu cố làm, v.v… trở xuống là kết tội, nên biết.

20. GIỚI KHÔNG CỨU CHÚNG SANH

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải tự vẫn để cứu chúng sinh, lại thấy chúng sinh khổ mà không từ bi cứu độ, thì rất trái với hanh nên Phật chế ra giới này.

Nói riêng có ba nghĩa: thêm ác, tổn thiện, mất hạnh cứu chúng sinh.

2. Thứ lớp:

Giới trước khinh chê người hiền, giới này thấy chúng sinh khổ mà không cứu.

3. Giải thích tên gọi:

Bên trong không có lòng từ, thấy khổ không cứu, giới ngăn ngừa lỗi này nên lấy đó đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ bốn duyên:

  1. Bên trong không có tâm từ
  2. Thấy người giết
  3. Bỏ không cứu Khiến người đó chết Nên thành phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất: Phạm tội nặng phương tiện. Vì tuy có từ tâm, nhưng không cứu.

Thiếu duyên thứ hai có hai nghĩa:

  1. Không có tội vì chẳng thấy có người giết nên không thể cứu
  2. Phạm tội nặng phương tiện, vì thấy chúng sinh khổ mà không cứu.

Thiếu duyên thứ ba, cũng có hai nghĩa:

Phạm tội nhẹ phương tiện, vì không có lòng từ nên không cứu.

Năng lực của vua tự tại, không cứu được nên không tội.

Thiếu duyên thứ tư: Phạm tội nặng phương tiện, vì mạng sống chưa dứt, chẳng phải do cứu. Các nghĩa khác nên y cứ theo đây.

6. Nặng nhẹ:

Có bảy nghĩa:

Y cứ vào lòng từ có dày mỏng.

Y cứ vào chỗ cứu chúng sinh có tôn ty.

Y cứ vào chỗ cứu có kịp hay không

Y cứ vào chỗ khổ được cứu có nhiều ít

Tất cả đều y theo đó, nên biết.

7. Thông bít:

Nếu bệnh nặng, hoặc không có sức khỏe, tự vẫn luống uổng, cuối cùng không có ích gì. Y theo đó không phạm, trái lại thì phạm.

8. Giải thích văn: Trong đó có ba:

Trước thuận theo lý nên thực hành phóng sinh. Cứu việc sát hại của người khác Thuyết giảng cứu tiên vong.

Trong câu đầu có ba: nêu, thích, kết. Vì từ tâm làm việc phóng sinh là “nêu”

Vì tất cả nam nữ v.v… là thích. Nghĩa là làm sao cứu chúng sinh.

“Mà bất sát…’ giải thích có hai nghĩa: Khắp thân quán Bình đẳng quán.

Trong phần trước nói “tất cả nam nữ đều là cha mẹ ta”. Là phân biện lý thật. Trước nói tất cả nam nữ đều là cha mẹ ta, mà giết ăn, tức giết cha mẹ ta. Nói trái với lý không được.

Hỏi: Như vậy sát sinh có phạm tội nghịch không?

Đáp: Vì cách sự sống nên chẳng phải tội nghịch.

Câu hai: Cũng giết thân cũ của ta là nói bình đẳng quán. Nghĩa là thân chúng sinh đều lãnh thọ bốn đại. Nhưng thân cũ của ta cũng từng như thế, nên ta với chúng sinh đồng một thân bốn đại, nên nói hại thân cũ của ta, tức hại chính thân ta.

Câu ba: Cho nên thường hành v.v… trở xuống là tổng kết thường hành.

Câu hai: nếu thấy người đời v.v… là cứu người khác bị giết hại, cũng do hai thứ quán nói trên lẽ ra phải cứu khổ, huống gì tâm từ bi phải cứu chúng sinh.

Câu ba là “Thường giáo hóa v.v…” là nói giảng thuyết cứu tiên vong. Trong câu hai “Trước nêu chung” là giảng nói giới pháp khiến người biết tội dứt ác tu thiện để thành cứu độ.

“Riêng y cứ vào tiên vong mà giải thích, giảng phước giúp huân, khiến vong thấy Phật”, nói trở thành lợi ích. Trên đây nói trái hạnh kết phạm. Phần trên lược hiển mười giới tướng. Kết khuyên tu học như Phẩm Diệt Tội. Dưới đây chỉ trong phẩm đó nói đầy đủ.

21. GIỚI THÙ OÁN KHÔNG CÓ TÂM TỪ NHẪN

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra bên trong phải thực hành nhẫn, bên ngoài tràn đầy từ bi.

Mà lại sân mắng và đánh đập, là lỗi rất lớn. Nên lấy đây để chế giới. Nên Phật chế ra giới này. Hiển riêng cũng có ba nghĩa: Sân óan không thôi, nhẫn thiện không thêm, chúng sinh bỏ đi. Trái với ba nhóm nên chế khoa nghiêm này.

2. Thứ lớp:

Giới trước thấy chúng sinh khổ không cứu, giới này đối với óan khởi thù, đều trái với chánh hạnh.

3. Giải thích tên gọi:

Trong không hành từ, ngoài khởi oán thù, giới ngăn lỗi này nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ bốn duyên:

  1. Đối cảnh oán
  2. Khởi tâm sân
  3. Động thân, miệng
  4. Thù rốt ráoNên thành phạm tội.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất, phạm giới trọng thiên đầu. Vì đối với cảnh không oán khởi sân.

Thiếu duyên thứ hai phạm tội nhẹ phương tiện. Vì tâm không sân nên chẳng phải tội nặng.

Thiếu duyên thứ ba, phạm tội nặng phương tiện. Tuy không khởi các tội nặng nhưng thân, khẩu sân.

Thiếu duyên thứ tư, cũng phạm tội nặng phương tiện, vì sự chẳng phải rốt ráo.

6. Nặng nhẹ:

Cảnh oán có sâu cạn, khởi sân có thô tế. Gia hành có thêm vi tế. Người đối diện khổ có nhiều ít. Đều nặng nhẹ dựa vào lẫn nhau nhiều ít. Y cứ theo đây nên biết.

7. Thông bít:

Nếu bị trị phạt khiến sám hối. Nếu bị điều phục khiến sinh hạnh lành. Nếu tự thường điều trị mà phiền não sâu dày, bất giác khởi, lẽ ra không phạm, ngược lại đều phạm.

8. Giải thích văn: có năm:

  1. Nêu lỗi chánh chế
  2. Phạm liền trái hạnh
  3. Cử nhẹ sánh nặng
  4. Chọn đạo khác tục
  5. Cố phạm thành tội.

Hai câu cầu, tự oán cũng có hai nghĩa:

Nghĩa là sân y cứ vào ý nghiệp, đánh y cứ vào thân nghiệp, ngữ tùy thuộc cả hai mà khởi. Đây là nói lược mà không nêu hết. Nếu nói đủ là phải lấy mắng báo mắng. Còn vì tự thân bị giết mà không hiện báo thù thì không nói lấy sát báo sát.

Câu “Nếu giết cha mẹ, v.v…” trở xuống phạm vua thân oán cũng có hai nghĩa: là thân đứng về hiếu cảnh, quân đứng về trung cảnh, y cứ theo hiếu, y cứ theo trung lẽ ra phải báo thù. Nhưng vì lấy óan để trả thù nhau thì oán ấy sẽ không bao giờ dứt. Cho nên Như lai từ bi cứu độ chế ra nghiêm khoa này, dạy rằng không được báo thù thêm.

Câu “Giết sinh báo sinh…” nói đạt lý trái hạnh, nghĩa là còn mạng sống. Giết chết mạng vẫn phải lấy mạng trả thù, nên nói sát sinh. Báo sinh chẳng phải dùng sinh báo giết, nghĩa là trái lý. Không thuận hiếu đạo thì nói trái với hạnh.

Hỏi: Trong lễ của thế tục, óan thù của vua, cha mà không báo thì chẳng phải là hiếu.

Đáp: Đạo trái lại thế tục, thế tục y cứ hiện tại không nói nghiệp báo nhân quả tương lai. Nay nếu trả thù lại thì nghiệp khổ càng thêm nhiều. Khiến cho vua cha phải đắm chìm nhiều kiếp, làm sao thành hiếu đạo.

Câu ba: Huống gì không chứa v.v… trở xuống là nói nêu nhẹ so sánh với nặng. Vì nuôi chứa tôi tớ tay đánh, miệng mắng theo đó mà khởi sân não. Trong ba nghiệp thì khẩu nghiệp là nặng nhất, nên nói tội của khẩu nghiệp vô lượng. Trở xuống là so sánh với nặng nên nói huống làm. Bảy tội nghịch là tội nặng vô lượng khó ra khỏi.

Câu bốn: Mà xuất gia phân biệt Đạo khác thế tục trong đó tuy tại gia, xuất gia đồng phạm, nhưng xuất gia phạm tội này rất sâu, nên riêng nêu lại để xả thân duyên thế tục, tu từ giúp khắp, mà lại vì người thân mà báo thù, rất là trái với hạnh.

Câu năm: Cố làm v.v… trở xuống là trái phạm nên kết tội.

22. GIỚI MẠN NGƯỜI KHINH PHÁP

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải vì bốn câu kệ mà thân chịu ngàn kim đâm vào mình. Cầu nửa bài kệ mà phải leo lên đỉnh núi cao xả thân mạng. Thân vua làm giường cho La-sát, áo trời trải chỗ ngồi cho dã can. Thắng vị nhẹ hơn, nên vua kính, quỷ súc tôn cao, đều lấy pháp trọng làm đầu. Vì pháp khó được, người bố thí pháp nghĩ rằng:”Nếu lao thân xuống hầm lửa sâu bảy, tám thước, ta sẽ nói pháp cho ông nghe.” Bồ-tát nghe như thế vui mừng vô hạn, nghĩ rằng:”Ta vì pháp nên còn ở trong địa ngục A-tỳ vô lượng khổ độc. Vào trong hầm lửa mà được nghe pháp. Ông chỉ nghe pháp, ta vào hầm lửa như Bồ-tát Kim Cương cầu pháp lành. Bồ-tát suy nghĩ lại nói: Nếu Ông nói cho tôi một câu pháp, giúp cho hạnh Bồtát của tôi được thanh tịnh. Từ ngọn lửa lớn vào Tam Thiên Đại Thiên thế giới, tôi sẽ từ cõi trời Phạm lao mình xuống ngọn lửa này không lấy gì làm khó huống chi khinh người mất pháp, là tổn thất rất nặng.Nên Phật chế ra giới này. Hiển riêng cũng có ba:

Khởi mạn thêm hoặc

Mất pháp trái thiện

Dạy người vào chỗ sai lầm, phá họai ba nhóm hạnh cho nên phải cấm.

2. Thứ lớp:

Giới trước ở chỗ oán khởi thù, giới này đối với người có đức không cung kính. Lại giới trước đối với cảnh óan tăng thêm hoặc nghiệp của mình, nay giới này đối với người có đức kiêu mạn mất pháp lợi ích.

3. Giải thích tên gọi:

Đối với người khởi tâm khinh mạn, bỏ không cầu chánh pháp, giới ngăn ngừa lỗi này nên lấy đó đặt tên.

4. Đủ duyên: Cũng có bốn duyên thành phạm.

Người kém nhưng có đức

Tự cây khởi kiêu mạn

Thấy ngừơi đó sinh khinh Bỏ không cầu chánh pháp

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất, phạm tội nhẹ phương tiện. Ba duyên còn lại phạm tội nhẹ phương tiện. Y theo giải thích, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Đức trước có lớn nhỏ, tự kiêu mạn có dày mỏng, tâm khinh có nhiều ít, xả pháp có sâu cạn. Kế đó dựa vào lẫn nhau đều có nặng nhẹ, y theo giải thích nên biết.

7. Thông bít:

Nếu bệnh thiếu sức khỏe, nếu người kia thật sự không có đức mà dường như có đức, nếu vì điều phục các chúng sinh, nếu mạn hoặc mạnh mẽ đối trị sức yếu kém đếu không phạm. Nếu lười biếng thì phạm tội nhẹ, trái với trên đều phạm tội nặng.

8. Giải thích văn: Cũng có năm:

  1. Tự mình thật không biết
  2. Vọng cậy khởi kiêu mạn
  3. Khinh bỏ người có đức
  4. Lập ra giới cấm
  5. Chánh chế kết phạm.

Câu thứ nhất: Người xuất gia, mới vào đạo chưa hiểu biết, chưa học tập Đại thừa, Tiểu thừa. Đối với Bồ-tát gặp việc không biết, và nêu người xuất gia lý thật, cũng đồng quy chế này.

Câu thứ hai: “Vọng cậy khởi kiêu mạn.” Vọng cậy có mười việc, khởi mười thứ mạn:

Thông minh mạn, nghĩa là ỷ mình thông minh, huơ tay múa chân.

Thế trí mạn, nghĩa là ỷ mình có thế trí, khinh mạn pháp sâu xa.

Cao qúy mạn, nghĩa là ỷ mình cao quý, từng làm chức quan.

Kỳ niên mạn, nghĩa là ỷ mình tuổi cao, không biết tuổi già mà chẳng tài cán gì.

Đại tánh mạn, nghĩa là ỷ mình họ Sát-lợi.

Cao môn mạn: nghĩa là ỷ mình là cao quý không thấp hèn

Giải mạn, nghĩa là ỷ mình hiểu biết thế pháp hoặc ngọai điển Tiểu thừa

Quá mạn: nghĩa là ỷ mình đã từng làm các phước hạnh lớn.

Cao mạn, nghĩa là ỷ mình giàu có các tài vật.

Bảo mạn, nghĩa là ỷ mình có bảy báu như vàng v.v…., vì đó mà sinh kiêu mạn. Trong mười giới này xếp vào sáu mạn ba cặp:

Hai câu đầu và câu bảy, tám là phước tuệ một cặp. Còn câu bốn, chín và mười là thân tài một cặp. Trong mười giới này tùy ỷ vào một duyên nào thành duyên phạm, chứ không cần phải phạm đủ mười giới, nên nói là “hoặc”.

Câu ba: mà không hỏi, v.v… trở xuống là nói khinh bậc có đức.

Trong đó có hai nghĩa:

Nói chung về khinh bỏ.

Pháp sư ấy, v.v… trở xuống là giải thích riêng về pháp sư.

Trong câu trước người mới xuất gia ỷ thị các mạn nói trên. Không học hỏi nghĩa lý trong kinh luật với Pháp sư, đến đỗi người tu hành đó gặp việc không biết gì cả. Năm trăm năm sau kết tội vô tri. Học vấn trong thế tục còn quan liêu. Huống gì người tu hành đã ra khỏi thế tục còn phải lấy việc học làm chánh, ba a-tăng-kỳ kiếp không bỏ một phút giây. Nay lại khởi tâm kiêu mạn, bỏ không cầu học, làm sao hạnh thành.

Câu hai: Trong giải thích riêng về Pháp sư cũng có hai nghĩa: Hiển rõ vị trí thấp hèn Phân biệt đức cao.

Câu trước và giữa lược nêu năm việc:

  1. Dòng họ bình thường.
  2. Tuổi nhỏ
  3. Thấp hèn
  4. Nghèo nàn
  5. Ở đây trái với mười vị nói trên nên biết.

Các căn không đủ, thân tướng xấu xa.

Câu hai: mà thật v.v… là phân biệt đức cao. “Thật có đức” là phân biệt hạnh đức cao siêu.

Câu “Nhất thiết kinh v.v…” là trí hiểu sâu xa.

Câu thứ tư: mà người mới học, v.v… là nói lập cấm chánh chế”, nghĩa là xét về lời nói chứ không xét về chủng tánh. Trong năm việc nói trên lược nêu một vị. Lý thật năm việc đều không được xem. Huống chi Bồ-tát thọ pháp với La-sát. Các vị trời đảnh lễ Dã Can, đây há lại quán chủng tánh hay sao?

Câu năm: mà không đến v.v… trở xuống là nói vi phạm quy định kết tội. Nghĩa là lược nêu nghĩa thứ nhất. Lý thật chung cho cả hỏi hai đế. Lại giải thích Phật pháp nhìn về thế pháp là Đệ nhất nghĩa. Còn giải thích chê bai thế tục dễ biết, chắc chắn khó rồi, nên khiến cho hỏi như vậy. Các văn khác rất dễ hiểu.

23. GIỚI NGƯỜI MỚI CẦU HỌC

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải vào các cõi khổ để khai mở dẫn dắt chúng sinh, giúp họ phát tâm thọ giới Bồ-tát. Kinh Anh Lạc chép:”Giáo hóa một người phát tâm thọ giới Bồ-tát, hơn xây tháp Phật đầy khắp thế giới đại 8 thiên. Kinh Hoa Nghiêm chép:” Vì một chúng sinh nên trong địa ngục A-tỳ bị đốt nấu trong vô lượng kiếp.Tâm thanh tịnh rất cao quý” Giải thích rằng: Bồ-tát còn phải vào địa ngục để giáo hóa chúng sinh, đâu cho người mới học đến cầu mà không trả lời. Cũng thêm ác, trái thiện, mất đi sự giáo hóa. Đã xa ba nhóm, thành lỗi không nhỏ, nên phải chế giới nầy.

2. Thứ lớp:

Giới trước nói kiêu mạn không cầu pháp. Giới này kiêu mạn không nói pháp. Kinh nói:”Bồ-tát cầu pháp không lười mõi, nói pháp không tiếc. Còn trước nói khinh người mới học, ở đây nói khinh người hậu tấn. Kinh chép:”Không khinh người chưa học, kính người đã học như Phật. Chính là nghĩa đó.

3. Giải thích tên gọi:

Đối với người mới học mà không dẫn dắt, không khéo truyền trao khiến cho Phật pháp chóng diệt. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên lấy đó mà đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ năm duyên thành phạm:

  1. Tự hiểu Đại thừa
  2. Người mới học đến cầu
  3. Nương cậy thế lực
  4. Sinh tâm khinh thường.
  5. Trả lời không đúng pháp.

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai câu đầu phạm tội nhẹ phương tiện. Thiếu ba câu sau đều phạm tội nặng phương tiện. Y theo giải thích nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Tự hiểu có sâu cạn. Người cầu có ân mà khinh mạn, ỷ thế có nhiều ít. Khởi tâm có nặng nhẹ. Y theo giải thích nên biết.

7. Thông bít:

Nếu bệnh, hoặc không có sức khỏe, hoặc không hiểu, hoặc người ấy mạn pháp, hoặc điều phục kia, như trước đã nói đều không phạm.

Trái lại đều phạm.

8. Giải thích văn:

Trước nói nghi thức thọ giới. Sau “Nếu Pháp sư v.v…”, là nói trái hạnh kết phạm. Trước có chương thọ giới Bồ-tát, như nói riêng. Trong văn này có ba:

  1. Tự thệ thọ
  2. Theo thầy thọ
  3. Giải thích ý nghĩa tự thọ.

Câu trước cũng có ba:

Khi mới thọ giới, nghĩa là khi Phật tại thế không có tự thệ thọ, nên nói “diệt hậu”. “Muốn dùng” là muốn nguyện chí thành cầu tâm giới. “Tâm tốt” là thuận lý tin tâm Bồ-tát thanh tịnh. Hai câu này là giới khí nên nêu lên.

Câu hai: Đối với Phật, Bồ-tát v.v….” trở xuống là nói việc thọ giới. Câu ở trước tượng Phật, Bồ-tát là tiêu biểu tưởng như đang còn. Chí phát bên trong nói thành thật lập thệ. Nguyện rộng tự nói yết-ma. Tướng của ứng giáo hiện gọi là đắc giới. Văn Yết-ma như có nói riêng, Tướng của ứng giáo có ba thứ:

Dùng tâm để biểu tướng. Nghĩa là như tâm ta luống dối thật không thực hành các điều mà Bồ-tát đã thực hành. Chỗ nguyện của Phật và Bồ-tát cùng giới của ta. Nếu thật nêu cùng, vì tự biết tâm thật thì biết đắc giới.

Các phương có gió mát thổi thì nên biết là đắc giới

Câu ngay trong bảy ngày v.v… trở xuống là giải thích duyên đắc giới. Trước làm pháp bảy ngày, nghĩa là vào đạo tràng thanh tịnh, sám hối tội chướng giới. “Tướng tốt” là được Phật đến xoa đảnh. Đủ như văn kinh:”Chướng nặng thì cho đến một năm, nếu hơn một năm mà không được tướng tốt thì cuối cùng không đắc giới. Các nghi thức sám hối này cũng như nói rộng có hai: “Như trước thọ giới v.v…” trở xuống là theo sư thọ giới, trong đó trước nêu không cần tướng tốt.

Câu hai: “Vì sao nêu trách” nói giới đã thọ không hai. Vì sao tướng tốt cần hay không cần. Giải thích: Cho nên Pháp sư từ trên đến, sư sư thay truyền nhau. Nay giới pháp này truyền đến nên không cần tướng tốt. Tự thệ không như vậy. Tự đọc yết-ma, tự đã không có giới, thì từ ai truyền? Phải từ Phật và Bồ-tát truyền, nơi ở của Phật Bồ-tát khó biết rõ, phải nhờ tướng tốt biểu thị mới đắc giới, nên cần có tướng.

Câu ba: cho nên trở xuống là kết, nghĩa là đối với Sư sinh trọng tâm thọ, liền đắc giới nên không cần tướng.

Câu 3 “Nếu ngàn dặm v.v…” trở xuống là giải thích nghĩa tự thệ. Nếu trong ngàn dặm không có thầy, mà khinh người đó không theo thọ, dù tự thệ cũng không đắc giới. Giải thích văn giới đã xong.

Câu hai: Nếu Pháp sư v.v….” là nói trái hạnh kết phạm, trong đó có năm câu:

Cậy sự hiểu biết của mình.

Cậy bên ngoài cao hơn

Người mới học đến cầu

Bên trong khởi ba tâm Trả lời không đúng pháp Nên kết phạm.

“Ba tâm” là:

  1. Khinh thường người đối diện
  2. Ganh ghét sinh tâm chê bai nên nói tâm ác
  3. Kiêu mạn lăng nhục chúng sinh.

Trong đây nếu có một tâm nào cũng thành phạm.

 

 

Pages: 1 2 3 4 5 6