SỚ GIẢI GIỚI BẢN BỒ TÁT TRONG KINH PHẠM VÕNG
Sa-môn Pháp Tạng ở chùa Ngụy Quốc tây soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

24. GIỚI BỎ CHÁNH THEO TÀ

1. Đại ý chế giới:

Vốn học hạnh Đại thừa gọi là Bồ-tát, nay nếu bỏ giới này làm sao có Đại sĩ. Nói riêng có ba:

Trái với đại hạnh Tâm huân tập điều lạ Trở ngại đắc Bồ-đề.

Là tội rất nặng nên Phật chế giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước ỷ thế kiêu mạn lăng nhục người, giới này bỏ chân theo ngụy. Giới trước khinh người, giới này xả pháp.

3. Giải thích tên gọi:

Không biết trách nhiệm lại theo bạn ác, bỏ vật báu của Đại thừa, học tập gạch ngói Tiểu thừa. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên: có ba duyên:

– Phát tâm bỏ. – Bỏ Đại pháp – Học tập Tiểu thừa Thì phạm.

5. Thiếu duyên.

Trong ba câu hễ thiếu bắt cứ một duyên nào đều phạm tội nặng phương tiện. Còn thiếu cả hai lỗi sau, hoặc thiếu lỗi đầu và cuối, đều phạm tội nhẹ phương tiện. Hoặc thiếu cả hai lỗi đầu hoặc tội rất nhẹ, hoặc không phạm tội, đều nên biết.

6. Nặng nhẹ.

Trong ba câu đều có tạm thời hoặc mãi mãi, hoặc dựa vào lẫn nhau nhiều ít đều có nặng nhẹ. Y theo giải thích nên biết.

7. Thông bít:

Nếu vì chúng sinh mà tạm thời học, hoặc vì muốn cho trí hiểu rộng thêm, hoặc đồng sự điều phục họ nhưng không bỏ hạnh của mình, tất cả đều không phạm. Trái lại thì phạm.

8. Giải Thích văn:

Trong văn có năm:

  1. Học chân chánh
  2. Nói xả bỏ
  3. Học tập Tiểu thừa
  4. Phân biệt lỗi quấy
  5. Kết thành phạm.

Câu thứ nhất. Nói kinh Phật là nêu chung các pháp nên học.

Câu thứ hai. Hiển bàt riêng bốn loại:

Chánh pháp là giáo pháp Đại thừa

Chánh kiến là hành pháp

Chánh tánh là lý tánh

Chánh pháp thân là quả pháp, nghĩa là y giáo khởi hạnh, hạnh có công năng chứng lý, lý viên quả mãn. Lại tin quả thọ giáo tu hành nhập lý.

Lại giải thích: Hai câu đầu là pháp tu sinh, nghĩa là y chỉ nghe huân tập pháp sinh chánh kiến trí Vô phân biệt. Hai câu sau là pháp Bản hữu, nghĩa là ở tại triền gọi là chánh tánh, xuất triền gọi là Pháp thân. Đây là điều Bồ-tát phải tu học.

Câu thứ hai “mà Không thể v.v….. trở xuống là nói bối xả. Vì là pháp Đại thừa nên quý báu, theo dụ gọi là Bảo. Như bỏ báu trở lại nhặt ngói gạch. Câu thứ ba: “lại học v.v..là” nói học Tiểu thừa.Trong câu này nói là học ngược lại, có bốn ý:

Tà kiến, nghĩa là ác kiến trái lý nên gọi là Tà.

Nhị thừa, Luận Thập Địa gọi là Dị thừa tà kiến, trong bảy thứ tà kiến. Kinh Lăng-già gọi là Tiểu thừa ngoại đạo, trong 20 thứ ngoại đạo. Đây đều là chấp trước trái với Đại thừa nên đặt tên này. Kinh Pháp Hoa chép:” Chánh phạm hạnh cầu chúng sinh. Kinh Pháp Hoa chép:”Hành xứ của các Ong đều là đạo Bồ-tát, đây là thuận thú Đại thừa, cho nên chẳng phải là tà.” Nay y cứ theo các nghĩa nói trên, nên quở trách không cho học.

Tăng già đẳng luận dị thuyết trái với chân nên gọi là Ngọai đạo. Thi thư thế tục học theo làm chướng ngại đạo

A-tỳ-đàm, Hán dịch là Đối pháp, tức các bộ Tiểu thừa tranh luận trái nhau làm tổn hại Đại thừa.

Tiểu thừa ngoại đạo và thế điển xen lẫn nhau thành luận nên gọi là Tạp Luận. Như các luận Tứ Phệ-Đà đều gọi là Tạp Luận.

Thư là Đam Học Thư Điểm Dĩ Thất Quang Nghi Ký, là ký học tóan số, nhóm họp nhiều ít. Các lọai trên đây, nếu tinh thần có dư tùy phần biết mỏng, nên lẽ ra không có tội. Nếu tánh chẳng thông ngộ mà bỏ chân theo ngụy, lý nên chánh phạm. Kinh Duy-ma chép: Tân học Bồ-tát biệt khác.

Đó là dứt, v.v…. trở xuống là hiển 3 lỗi; Dứt Phật tánh, ở đây có hai nghĩa:

Do học tà pháp, khiến trong thân Phật tánh thiếu duyên, nên không sinh trí bằng muôn hạnh. Đây tức ngăn các công năng nên gọi là dứt.

Học tập tà pháp này, khiến cho Đại thừa không lưu hành thế gian, nên gọi là dứt chủng tánh Phật. Kinh nói:” Pháp Đại thừa lưu hành gọi là hạt giống Phật không dứt.

Nhân duyên chướng đạo cũng có hai nghĩa:

Đối với đạo Bồ-tát là nhân duyên chướng ngại.

Nhân chướng đạo Bồ-Đề, cũng chướng ngại duyên kia khiến nhân duyên đều thiếu, đạo không do đâu sinh.

Không hành đạo Bồ-tát cũng có hai nghĩa:

Trái với đạo mà Bồ-tát thực hành.

Kết thúc việc làm, chẳng phải là Bồ-tát.

Câu thứ năm nếu làm thì kết phạm, nên biết.

25. GIỚI LÀM CHỦ MẤT NGHI

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát làm chúng chủ, lẽ ra phải từ tâm nhiếp phục các điều lành, giữ tài đức mà làm chủ trái oai nghi, nghiệp đạo khởi lên, nên Phật chế giới này, riêng chỉ bày trái với ba nhóm. Y cứ theo giải thích nên biết.

2. Thứ lớp:

Giới trước trái chánh pháp, giới này tổn tài đức nên xếp ở kế sau.

3. Giải thích tên gọi:

Từ chỗ ngăn ngừa đặt danh mục nên biết.

4. Đủ duyên:

Có ba duyên:

  1. Thân làm chúng chủ
  2. Tâm không từ bi cứu giúp.
  3. Khiến cho chúng sinh khởi đấu tranh làm tổn hại vật Tam bảo cho nên thành phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất, phạm tội nặng phương tiện Thiếu hai duyên sau đều phạm phương tiện nhẹ.

Trong giới này y cứ vào việc làm chủ không tâm giữ gìn thì phạm tội nhẹ.

Đứng về sự tổn hao tài vật đều phạm tội Ba-la-di, cho nên giềng mối tri sự chẳng phải phần phí dụng tài vật Tam bảo phạm hai giới..

6. Nặng nhẹ:

Thế chủ có mạnh yếu, từ bi ủng hộ có cứng mềm, các thứ tranh phí tài của có nhiều ít, đều lẫn nhau có nặng nhẹ. Y cứ theo giải thích nên biết.

7. Thông bít:

Hoặc vua lấy, hoặc giặc mạnh, hoặc tự mình bị bệnh nặng. Nếu chúng quá ác chưa thể hòa được, đều không phạm, trái lại đều phạm.

8. Giải thích văn: Trong văn có ba:

  1. Nói làm chủ
  2. Chế chỗ làm
  3. Trái quy chế kết phạm.

Câu thứ nhất: sau Phật diệt độ, vì di pháp trụ trì phải nhờ chúng sinh nên phân định thời gian. Chủ tuy có nhiều nghĩa, nhưng lược có năm loại:

Pháp chủ, nghĩa là từ bi vỗ về chúng, truyền trao không bỏ sót, khiến chánh pháp tồn tại lâu dài.

Tăng phòng chủ: thân trụ ở giềng mối, vì chúng phải chịu khổ, giữ gìn chặt chẽ tài vật.

Giáo hóa chủ: dẫn dắt đàn việt xây dựng chùa tháp, khéo giữ tiền của, không làm não hại chúng.

Tọa thiền chủ: nghĩa là khéo léo trao truyền chỉ quán khiến chiết phục các phiền não.

Hành lai chủ: lãnh chúng du phương, khéo thu nhiếp các căn, không để cho hủy cấm giới.

Câu 2. Nên sinh v.v….. trở xuống là nói chế việc đã làm. Trong đó dạy phải hòa chúng, nghĩa là chế năm vị trên. Chúng có trái nghịch đấu tranh, nên dùng từ tâm khíến hòa mục. Sau chế năm vị trên giữ gìn Tam bảo còn hơn giữ mắt mình. Thà xả bỏ thân mạng chứ không làm việcphi lý, nghĩa là đem vật Tam bảo không dựa vào Thánh giáo tự ý dùng riêng. Nên nói rằng:” Nếu tự mình có, còn người xấu làm chủ, tiếc lẫn tiền của của mình mà không tiếc lẫn tiền của của người, chẳng phải của mình có. Rất đáng thương xót.

Câu ba: mà trái lại, v.v… trở xuống là trái phạm quy chế kết phạm, nghĩa là thỉnh chúng khiến loạn, hòa chúng khiến đấu tranh.Không nghĩ đến nghiệp đạo.Buông lung tổn phí, nên kết lỗi này. Nghĩa khác đã nói trong giới trộm.

26. GIỚI TIẾP ĐÃI KHÁCH TĂNG TRÁI NGHI THỨC

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát thấy Tỳ-kheo khách, đến còn phải bán thân để cúng dường. Huống gì trái với Thánh giáo, khinh miệt Tỳ-kheo khách lương thiện, là lỗi rất nặng, nên phải chế giới. Giải thích riêng có ba:

  1. Trái pháp luật
  2. Trái với hạnh của mình
  3. Khiến khách tu hành không chỗ nương mất nghiệp, cũng trái với ba nhóm. Y cứ theo giải thích nên biết.

2. Thứ lớp:

Giới trước làm chủ mất nghi, giới này đãi khách trái lễ.

3. Giải thích tên gọi:

Nên trái với pháp đó, không đãi khách hiền lương. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên lấy đó đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ bốn duyên thành phạm.

  1. Trước trụ các nơi như tăng phòng, v.v…
  2. Có Bồ-tát khách tăng đến
  3. Không cúng dường các vật dụng cần dùng.
  4. Không đồng lợi dưỡng cho nên phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhấ, có hai nghĩa:

Tuy chẳng phải cựu trụ thấy pháp này mà không chế giới phạm tội nặng phương tiện.

Bồ-tát tại gia phạm tội nhẹ phương tiện.

Thiếu duyên thứ hai, đều phạm tội nặng phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Trụ xứ có giàu nghèo, khách tăng có nhiều ít, Cầu của có khó dễ, lợi dưỡng có dày mõng. Có nặng nhẹ lẫn nhau, y cứ theo trước nên biết.

7. Thông bít:

Nếu bệnh nặng không tự do, hoặc năng lực vua tự tại, nếu muốn phát tâm chưa thể bán thân, đáng lý không phạm, trái lại đều phạm.

8. Giải thích văn: Trong văn có sáu:

  1. Người ở trước thấy khách
  2. Chế phải tiếp đãi
  3. Khiến phân biệt khó phân biệt
  4. Lợi dưỡng đều nhau
  5. Trái lời dạy phạm tội
  6. Quở trách kết phạm

Câu thứ nhất: Lược nêu năm chỗ:

Tăng phòng là trụ xứ của Bồ-tát xuất gia trong già-lam

Xá thất là trụ xứ của Bồ-tát tại gia, cũng là nhà của đàn việt được đặt trong chỗ tăng.

Quốc vương trạch xá là cung vua, thành ấp là nói chung hai chỗ ở.

Cho đến chỗ kiết hạ an cư lại càng có nhiều chỗ, không thể nói hết, nên dùng hai chữ cho đến, nghĩa là dưới đến chỗ quyền tạm trú trong một hạ.

“Trong Đại hội:” Nghĩa là Đàn việt khi lập ra hội chúng, thấy người đến sau, đều nhường chỗ ngồi để nói lên sự tôn kính nhau.

Hai chỗ này là nêu chỗ kém để so sánh với chỗ hơn.

Câu hai là vị Tăng ở trước, v.v….. trở xuống là chế khiến cung kính tiếp đãi. Trong đó lược chế sáu việc.

  1. Tự mình phải đón rước.
  2. Cung cấp thức ăn uống
  3. Phòng xá chỗ nghĩ.
  4. Trong phòng có đồ nằm,giường nệm
  5. Hoặc thường ngồi không nằm phải cấp cho giường dây
  6. Hoặc đèn, lửa, nước, v.v… khó kể hết

Nên tổng kết các việc cấp cho, không để thiếu thốn.

Câu thứ ba: “Nếu không có” trở xuống là nói khiến khó phân biệt, nếu không có vật có thể cúng, thì bán y áo của mình, nếu không có y vật cho đến bán thân, không được để họ về tay không. Như lai chế ý quan trọng ở chỗ này. Nhưng bán thân có cả hai vị: Nam nữ chỉ cho tại gia, trong đây bán thân và nam nữ có cách giải thích khác nhau, như nói riêng.

Câu bốn: “Có đàn việt v.v…. trở xuống là” nói lợi dưỡng chia đều. Nghĩa là tín thí đã nói gồm cả mười phương. Chúng tăng như sữa với nước một vị, cho nên Phật dạy Tăng kế thọ. Như đắc pháp mà vô tội, cúng thí y cho tăng đúng như pháp thì có phước đầy đủ. Nên nói có phần lợi dưỡng, đều nên biết.

Câu thứ năm: mà vị tăng ở trước, v.v…. trở xuống là nói trái với giáo phạm tội. Nghĩa trái với lời dạy của Như lai tăng thứ. Trộm lợi của tăng mười phương hiện tiền. Lợi tuy có nhỏ nhưng nhìn lợi tăng thì vô cùng, nên nói phạm vô lượng tội.

Câu sáu:”Súc sinh…trở xuống là ” quở trách kết phạm. Trước dùng ba việc quở trách.

Rất ngu si nên đồng với súc sinh.

Không chứng quả Thánh nên chẳng phải sát na-môn Không có nhân kia nên chẳng phải Thích chủng.

Sau nếu cố làm, v.v….. trở xuống là kết phạm nên biết.

27. GIỚI THỌ THỈNH RIÊNG:

1. Đại y chế giới:.

Bồ-tát lẽ ra phải xả bỏ tài vật đáng trọng để giúp thành hội thí, đâu cho phép quanh co, quanh co thọ thỉnh lấy vật thí khắp kia. Nói riêng có ba:

1. Hoại pháp thứ tự tăng của Như lai.

2.Tổn hại phước của thí chủ vô hạn.

3. Lụy tự thân thủ, ở đây không nên lấy vật.

Kinh Tỳ Kheo Ứng Cúng Pháp Hạnh chép:” Nếu đệ tử ta có người thọ thỉnh riêng thì người nầy chắc chắn mất quả thứ nhất, quả thứ hai, quả thứ ba, quả thứ tư, không gọi là Tỳ-kheo, người nầy không được đi trên đất của quốc vương, không được uống nước của quốc vuơng, có năm trăm đại qủy thường đứng án trước mặt người đó. Tỳ-kheo nầy trong bảy kiếp không được thấy Phật, Phật không duỗi tay, không được thọ vật của đàn việt, năm ngàn đại quỷ thường theo sau người đó nói rằng: “Ong là tên giặc nguy hiểm trongPhật pháp”, là đìeu các Tỳ-kheo không nên làm. Trong thứ lớp tăng có Phật hóa tăng, Tứ đạo quỷ tăng, Bồ-tát tăng, Thất Hiền tăng, phàm phu tăng. Vì muốn cho đàn việt bốn phương được các thứ tăng như tếh cho nên chở theo thỉnh riêng. Kinh Cư Sĩ Thỉnh Tăng Phước nói: Điền ý cũng giống như thế, cho nên Phật giới nầy

2. Thứ lớp:

Giới trước làm chủ thất nghi, giới này thọ thỉnh mất phép tắc

3. Giải thích tên gọi:

Trái với thứ lớp thọ thỉnh, rất là tai hại, giới ngăn lỗi này, nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

Có bốn duyên thành phạm:

Thân ở trong chúng

Lén thọ thỉnh riêng

Tiến thú phương tiện Lấy vật liền phạm

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai duyên đầu đều không phạm, thiếu hai duyên sau phạm tội nặng phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Được vật có nhiều ít. Tâm thọ có hổ thẹn hay không? Đều có nặng nhẹ, y cứ theo đó.

7. Thông bít:

Luận đầy đủ có bốn câu:

Tăng thứ lớp thỉnh, tăng thứ lớp thọ.

Biệt thỉnh tăng, thứ lớp thọ

Hai loại này đều không phạm

Tăng thứ lớp thọ riêng, tội này rất nặng.

Thỉnh riêng thọ riêng, đây cũng có hai thứ

Nếu thí chủ thiết trái cúng bảy vị tăng, Tăng thứ lớp thỉnh sáu vị, thỉnh riêng một vị tăng trong số thứ tự này liền phạm tội nhẹ phương tiện.

Thỉnh tăng thứ lớp bảy vị, ngoài số đó thỉnh riêng tăng có duyên này, hoặc phạm tội nhẹ, hoặc không phạm. Còn nếu bệnh nặng, nếu đến người kia không thọ vật. Nếu đem hộ cho thí chủ khiến họ phát tâm Bồ-đề. Nếu khiến nhiều người phát tâm Bồ-đề thì không phạm.

8. Giải thích văn: Có bốn:

  1. Chế chung
  2. Định vật
  3. Hiển lỗi
  4. Kết phạm.

Câu một chế chung: nghĩa là không được thọ tất cả lợi dưỡng do thỉnh riêng về mình.

Câu hai: mà đây, v.v…. trở xuống là phân biệt định vật, nghĩa là vì sao không được thọ riêng lợi này? Vì lợi này thuộc mười phương hiện tiền tăng. Nếu chẳng phải tăng thứ lớp thì nhất định không được thọ.

Hỏi: Nếu Tỳ-kheo tăng mất, vật nhẹ cũng thuộc tăng hiện tiền trong mười phương, tăng thứ lớp đâu được thọ?

Đáp: Tuy đồng thuộc mười phương, nhưng chế pháp này có khác. Họ lấy Yết-ma làm y cứ. Ở đây lấy Tăng thứ lớp làm giới hạn, đều theo pháp này thọ không lẫn lộn.

Câu ba: mà thọ riêng: Rõ ràng trong hiển lỗi lược hiển bảy lỗi:

Lấy vật của Tăng hiện tiền trong mười phương cho là vật chỗ nên được.

Vật của tám ruộng phước.

Vật của Phật

Vật của bậc Thánh

Vật của Sư tăng Vật của cha mẹ Vật của người bệnh.

Lấy vật này chung cho vật kia được

Câu . Cho nên kết phạm, nên biết.

28. GIỚI CỐ THỈNH TĂNG RIÊNG.

1. Chế ý:

Bồ-tát lẽ ra phải tự vẫn mạng sống để hộ pháp, đâu cho trái lới Phật dạy thọ thỉnh riêng người thân. Chính là chỗ gút mắt trong thế gian, đâu thành phước hội. Hiển iêng cũng có ba: có hại cho giáo pháp thỉnh tăng thứ llớp của phật.

Mất vô lượng gốc lành của mình

Lầm lạc chúng sinh thường thọ học Nên Phật chế giới này

2. Thứ lớp:

Giới trứơc vì ruộng phước nên không thọ thỉnh riêng, giới này vì thí chủ nên không thỉnh tăng riêng.

3. Giải thích tên gọi:

Tùy tình biệt khúc gọi, trái với bình đẳng thí. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên kấy đó đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ bốn duyên thành phạm:

  1. Lập ra hội thí
  2. Có tăng chúng
  3. Cố thỉnh riêng
  4. Thí rồi liền phạm

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai duyên đầu thành phạm, thiếu hai duyên sau kết tội phương tiện.

6. Nặng nhẹ:

Bốn duyên trên đều có nhiều ít, đều nhiều đều ít, lẫn nhau có nặng nhẹ, y theo đó nên biết.

7. Thông bít:

Nếu tăng thứ lớp đã đủ, không làm pháp thí khác, chỉ tôn trọng bậc cao đức. Riêng có sinh thiện diệt ác, lẽ ra không phạm. Tăng thứ lớp ngoài áp lực của vua, thỉnh chung lẽ ra cũng không phạm. Ngòai ra còn có vài câu, đều trái với trên, y cứ theo đó.

8. Giải thích văn:

Trong văn có năm:

Nói lúc thiết cúng

Chế thỉnh tăng theo thứ lớp

So lường hiển thắng

Trái phạm quy chế, phân biệt lỗi Kết chỉ bày tên tội.

Câu một: Tại gia, xuất gia chánh thức được chế. “ và tất cả đàn việt” là gồm dạy người thế gian, khiến họ được phước vô lượng, nghĩa là khi sắp thỉnh ruộng tăng muốn lập hội thí cho nên nói vậy.

Câu 2. nên nhập v.v… trở xuống là chế thỉnh Tăng thứ lớp. Nghĩa là dạy thí chủ đến trong tăng hỏi tri sự về việc tăng theo thứ lớp.

Ý nói may muốn lớp thỉnh: nghĩa là trình bày ý mình thỉnh chọn lựa chẳng phải thỉnh riêng nên nói vậy.

Câu” Tức Mười phương hiền thánh tăng. Hiển bày thắng đức, nghĩa là Mười phương Tăng chung cho phàm và thánh hòa đồng một vị. Nếu không có sự phân biệt theo lời dạy thỉnh tăng thứ lớp, được một người. Vì trong mười phương thì một là gồm cả mười phương, nên được phước tăng mười phương. Như trong biển cả uống một giót nước, tức là uống tất cả nước sông trong cõi Diêm-Phù-Đề. Nếu uống hết nước của một sông lớn, còn chưa được gọi là uống nước sông, huống gì uống một chút nước. Tăng thỉng riêng cũng như vậy.

Câu ba”Như người đời:”so lường để rõ chỗ hơn, nghĩa là thỉnh riêng 00 vị La hán, hoặc 00 vị Bồ-tát tăng. Như uống riêng nước của một con sông. Không bằng thỉnh một phàm phu tăng theo thứ lớp, như uống một giọt của biển cả.

Hỏi: Đó là thỉnh tăng riêng, Tăng đâu phải người trong mười phương tăng, làm sao xếp vào trong mười phương tăng được.

Đáp: Thỉnh riêng chú tâm ở người đã muốn, chẳng phải khắp cả mười tăng này. Tăng thứ lớp không phải như vậy, thỉnh không phân biệt chú tâm gồm tất cả. Cho nên rộng rãi.

Câu “Nếu thích riêng v.v… là” nói trái với phân biệt lỗi, lược hiển ba lỗi.

Ngoài tăng pháp nên gọi là ngoại đạo pháp.

Giới của Chư Phật bảy đời không có pháp này, chính là bên trong không có vậy.

Trái với tâm Phật nên nói không thuận hiếu đạo. Câu . Nếu cố, v.v… trở xuống là Kết chỉ bày tên tội, nên biết.

29. GIỚI KỶ THUẬT ÁC TỔN SINH

1. Chế ý:

Bồ-tát phải từ bi cứu vật không tiếc thân mạng, đâu cho phép vì lợi dùng pháp ác làm tổn hại người, làmđứt mất ba nhóm, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trứơc trái với ruộng phước thù thắng, giới này học tập nghề nghiệp ác. Hơn nữa, giới trước làm mất điều lành, giới này tăng thêm việc ác, nên lấy đây đặt tên.

3. Giải thích tên gọi:

Học tập kỹ thuật ác, trái lý tổn hại. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

Cũng có bốn duyên thành phạm:

Khởi tâm ác

Vì lợi dưỡng

Học tập kỹ thuật ác Hiện hành dụng nên phạm.

5. Thiếu duyên:

Thứ lớp thiếu bốn duyên đều phạm tội nặng, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Trong bốn nhân duyên này đều có nhiều ít, nặng nhẹ, y cứ theo trước nên biết. Còn ở đây chế 13 lỗi. Tự tay làm thức ăn, tự tay xay giã.

Hai tội này nhẹ. Ngoài ra đều phạm tội nặng.

7. Thông bít:

Nghĩa là tự tay làm thức ăn, bảy thứ công xảo có lúc hoặc thông. Sáu thứ còn lại không có pháp khai, trừ Thánh vị Bồ-tát quyền hình đồng sự, cho nên rất khó biết.

8. Giải thích văn: Có hai:

Nêu việc ác của thế gian.

Làm liền kết phạm

Tâm ác trước đó là gây nhân ác. Vì lợi là tạo duyên ác, mua bán là chỗ làm việc ác. Việc ác tuy nhiều nhưng lược có 13 thứ:

Bán sắc nghĩa là ở chợ dâm mua bán nữ sắc cho người nam, hoặc bán nam sắc cho người nữ. Y cứ người dạy bên dâm lý thật phạm tội nặng. Nay đứng bên huyễn thuật bán càng kết tội nhẹ, cho nên phạm hai tội.

Tự tay làm thức ăn là ác xúc phi pháp. Tự tay xay giã là hoại sự sống và ác xúc Hai việc này đều bị người đời chê bai.

Xem tướng nam nữ là xem cưới gã thích hợp nhau. Còn tướng trong thân là hắc tử văn v.v… Giải mộng có lành dữ, v.v….

Là nam hay nữ. Xem thai phân biệt nam nữ, v.v….

Chú: Là chú trớ, Còn dùng chú ác, chú rồng.

Thuật: Em đảo phù thư. Còn gọi là huyễn thuật, huyễn hoặc.

Công xảo, là thợ làm thuê để cầu lợi.

Pháp phục chim ưng: May mắt lại rồi điều phục nó cho thuần mới thả ra và sai nó sát sinh.

Hòa hợp trăm thứ thuốc độc: là dùng trăm chất thứ độc hòa thành thuốc độc, ngàn chất độc cũng vậy. Con số nhiều ít, lý phải có công năng mau chậm.

Rắn độc, lấy rắn năm tháng, năm ngày hòa hợp thành thuốc độc cho rắn ăn.

Kim ngân: giải hợp kim ngân để dối gạt mê hoặc người.

Cổ độc: cũng là loài rắn và mèo quỷ v.v.. làm tổn hại chúng sinh.

Câu”Đều không có tâm” kết tội ác tác, là nói không có từ tâm. Câu hai: nếu cố làm v.v… cho nên biết.

30. GIỚI TRÁI GIỚI CẤM, LÀM VIỆC PHI PHÁP

1. Đại chế ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra tâm phải cứng rắn như kim cương giữ gìn giới cấm khiến cho bát dầu trong chúng không sót một giọt, phao nổi trong biển giới một lỗ nhỏ như hạt bụi cũng không phá hủy. Đâu cho phép có tâm ác như dâm, đạo, sát, chê bai. Để giữ giới này nên Phật mới đặt ra điều cấm nhỏ nhặt đây.

2.Thứ lớp:

Giới trước làm việc ác tổn hại chúng sinh, giới này nói công hành phá hủy giới cấm.

3. Giải thích tên gọi:

Tâm ác dữ dội không tránh nghiêm khoa. Giới ngăn ngừa lỗi này nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

Cũng có bốn duyên thành phạm:

  1. Khởi tâm ác
  2. Đối cảnh ác
  3. Tạo phương tiện
  4. Làm liền phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu bất cứ một duyên nào cũng phạm tội nặng phương tiện, cũng gốc ngọn phạm hai tội phương tiện. Y cứ theo đây suy nghĩ mà biết. Thứ lớp thiếu bốn duyên đều phạm tội nặng phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Trong bốn điều này đều có nhiều ít, Câu hay bất câu.

Nặng nhẹ y theo trước nên biết. Còn ở đây chê bai Tam bảo là tội rất nặng. Sát, Đạo nên xếp kế đó. Giới khác ít nhẹ nên biết.

7. Thông bít:

Trừ các bậc thanh si cuồng thị hiện đồng sự. Ngoài ra đồng phạm, lại có khai già, như mười giới trọng ở trước, nên biết.

8. Giải thích văn: Có ba:

Dùng tâm ác là nói gây nhân ác, nghĩa là không tin có nghiệp quả mà gây ra các tội, v…v..

Nói về chỗ tạo tội nghiệp lược nêu ba thứ:

Câu một.Như oán giả thân, nghĩa là giả hiện gần gũi nương theo Tam bảo để tự nuôi sống thân mạng, nhưng thật ra hủy báng Tam bảo, không hề tin thọ. Đây cũng phạm tội trọng thứ mười. “Miệng liền nói không” v.v.. là giải thích rõ giả tướng thân, thật ra là chê bai. Nghĩa là miệng giả nói không giống như lời Phật, trong hành động chấp có, chê báng lời Phật nói.

Câu 2. Người tại gia, v.v.. trở xuống là nói mai mối dâm uế, nghĩa là làm việc tư thông, hoặc làm việc vợ chồng, là thông truyền khéo léo, khiến họ ràng buộc chặt chẽ, đưa chúng sinh đến chỗ tội lỡi này, cũng phạm giới trọng thứ ba của thiên đầu, vì phạm tội dạy người hành dâm. Nay y cứ vào bên mai mối phạm thiên này. Đầy đủ như trước đã nói: Tam trai nhật hủy cấm, nghĩa là ba năm sáu tháng là khi ngoại đạo cúng tế để cầu ân phước. Nay ác kiến không bỏ đồng với họ mà làm nên thành sâu. Ba trường sáu ngọat, v.v… xét Luận Trí Độ chép: Đây là nói khi tạo tội. Trong chỗ tạo tội lược phân biệt có sáu thứ, hai câu đầu đều phạm giới nặng, vì gây ra trong lúc này, cũng gồm cả phạm thiên này. Hai câu sau là phạm tội nhẹ, nghĩa là ăn uống phi thời và phá hủy các giới oai nghi. Câu hai là kết tên tội nên biết. Trên đây đã giải thích riêng mười giới trọng xong.Từ đây trở xuống là kết khuyến chỉ rộng. Nghĩa là 10 giới trọng này, trong Phẩm chế giới của Kinh Đại bản có giải thích đầy đủ. Ở đây chỉ lược nêu danh tướng mà thôi.

31. GIỚI THẤY NGUY KHÔNG CỨU

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát thấy chúng sinh ở chỗ nguy ách, lẽ ra phải bỏ mạng mình để cứu giúp, đâu cho thấy Tam bảo và cha mẹ của mình bị người ác đem bán mà không cứu chuộc, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước cố phạm trong cấu, giới này không cứu bậc tôn quý bị nguy ách.

3. Giải thích tên gọi:

Từ chỗ ngăn ngừa đặt tên nên biết.

4. Đủ duyên:

Cũng có bốn duyên thành phạm:

  1. Là bậc được tôn trọng
  2. Thật đang bị nguy ách.
  3. Đích thân thấy biết
  4. Bỏ không cứu nên thành phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất phạm tội phương tiện. Thiếu ba duyên sau đều vô tội, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Cảnh tôn quý có nhiều ít, khổ ách có nặng nhẹ, thấy gần nghe xa, cứu giúp có khó dễ, hoặc đều, hoặc lẫn nhau, nặng nhẹ đồng y cứ như trứơc suy nghĩ mà biết.

7. Thông bít:

Hoặc cuồng si, hoặc người đó xin nhiều vật sợ không có chỗ cầu xin, dù có bán thân cũng không đủ số, hoặc người đó làm hạnh Bồ-tát nên xả thân với họ chứ không muốn chuộc. Như thế đều vô tội. Trái với trên nên kết tội.

8. Giải thích văn:

Trong văn có bốn:

  1. Nêu việc nguy ách
  2. Nói chỗ tôn trọng trong đó.
  3. Chế khiến cứu chuộc
  4. Cố y trái nên kết phạm.

Câu thứ nhất”Phật nói” vì là đầu của Biệt phẩm này cho nên nêu lời đó. Câu trong đó trước nói lúc nguy ách, nghĩa là khi Phật còn tại thế không có việc này, nên nói “Phật diệt hậu”. Tuy sau Phật diệt độ nhưng tín tâm thuần hậu nên không có việc này, vì thế nói rằng trong đời thế.

Câu hai. Nói làm người nguy ách có ba:

  1. Ngoại đạo vì tà tín
  2. Người ác vì bất tín

Giặc cướp vì cầu vật

Câu hai. Bán Phật v.v… trở xuống là nói bậc tôn quý bị nguy ách, lược nêu ba vị:

Các hình tượng Phật, nghĩa là chỉ đem bán, hoặc muốn hủy báng,đều phải cứu chuộc.

Câu”hình tượng cha mẹ: hình tượng cha mẹ mình bị người khác bán.

Giải thích: Phật và Bồ-tát tôn trọng như cha mẹ, chẳng phải nói hình tượng cha mẹ.

Câu hai.”Bán kinh luật”

Câu ba. Bán tăng có bốn người:

  1. Tăng
  2. Ni
  3. Xuất gia
  4. Bồ-tát.

Bồ-tát xuất gia gọi là “Đạo nhân”. Câu “hoặc quan”, nói hai chỗ đã mua, nghĩa là hoặc người vào quan, hoặc tất cả người làm tôi tớ.

Câu 3 mà Bồ-tát v.v… trở xuống là nói vi phạm nên kết tội, nên biết.

32. GIỚI CHỨA NUÔI PHI PHÁP

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải từ bi cứu giúp làm lợi ích chúng sinh. Không cho nuôi chứa dụng cụ làm tổn hại tài mạng, cũng trái với ba nhóm giới, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước bậc tôn quý bị nguy ách không cứu, giới này làm tổn hại chúng sinh.

3. Giải thích tên gọi:

Nêu việc nuôi chứa dụng cụ xâm phạm tiền của và mạng sống của người khác, giới ngăn cấm lỗi này, nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

Có năm duyên:

  1. Vật phi pháp
  2. Vì tâm ác
  3. Cố nuôi chứa.
  4. Ỷ thế lực của quan
  5. Tổn hại chúng sinh.

5. Thiếu duyên:

Hễ thiếu bất cứ một duyên nào đều phạm tội nặng phương tiện. Y cứ theo giải thích mà hiểu.

6. Nặng nhẹ:

Bốn duyên trước mỗi uyên đều có câu bất câu, y cứ theo trước nên biết.

7. Thông bít:

Hoặc cuồng si, hoặc vì hộ pháp, hoặc vì điều phục chúng sinh lìa ác trụ thiện, lẽ ra không phạm, trái với trên đều kết. Đều y cứ theo đây nên biết.

8. Giải Thích văn: Có hai:

  1. Nêu lỗi chánh chế.
  2. Cố ý trái phạm nên kết tội.

Câu một có sáu nghĩa:

Không được chứa bốn vật như đao v.v…….Đây là dao lớn, còn dao nhỏ thì không phạm. Gậy là khí cụ chẳng phải giới hạn một sắc.

Mua bán, người tại gia cho phép mua bán, nhưng không được dùng cân non thiếu, xâm phạm việc tính tóan của người để được. Đó là phạm tội nặng.

Cậy quan thế tục, dựa theo đó mà lấy vật

Ỷ quan thế tục để trói buộc, đánh mắng chúng sinh.

Ỷ thế lực của quan để phá hoại sự thành công của kẻ khác, đoạt sở hữu của kẻ khác.

Nuôi dưỡng mèo chồn, các luật nghi ác, lược có bốn loại như heo v.v… là bị giết. Ba loại khác là có thể giết.

Câu hai: Nếu cố v.v….. trở xuống là trái với quy chế nên kết phạm, nên biết.

33. GIỚI XEM NGHE LÀM VIỆC ÁC

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải ở nơi an tĩnh để suy nghĩ đạo. Không được theo dòng đãng chí mà lỗi với đạo nghiệp, hiển bày riêng có tám:

  1. Mất thiền định
  2. Thêm buông lung
  3. Hoại phẩm lành
  4. Diệt pháp hạnh
  5. Vời lấy sự chê bai
  6. Giáo hóa sai lầm
  7. Hủy giới cấm
  8. Thành nhân khổ, rất phá hoại đạo, cho nên Phật chế.

2. Thứ lớp:

Giới trước chứa trữ phi nghi, giới này xem nghe làm việc ác.

3. Giải thích tên gọi:

Xem nghe phi nghi, làm hay không nên làm. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

Trong đây có năm giới:

  1. Giới điều lành xem chiến đấu.
  2. Giới nghe nhạc
  3. Giới bài bạc
  4. Giới kỹ
  5. Giới làm sứ giặc.

Nhưng năm giới này đủ bốn duyên thành phạm:

  1. Có chỗ đối dùng
  2. Có tâm thú hướng
  3. Tạo cõi phương tiện
  4. Việc thành kết phạm.

Đều y theo đây nên biết.

5. Thiếu duyên:

Hai giới đầu thiếu hai duyên đều không phạm. Thiếu hai duyên sau thì phạm tội phương tiện. Ba giới sau, trong bốn duyên tùy thiếu một duyên nào đều phạm tội phương tiện. Y cứ theo thao giải thích nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Trong mười duyên đều có nhiều ít câu, bất câu. Y theo trước nên biết. Còn trong năm duyên này hai giới trước hơi nhẹ, ba giới sau là nặng. Ba giới đó theo thứ lớp hạ, trung, thượng nên biết.

7. Thông bít:

Trong hai giới trước hoặc bệnh hoặc giải trù, hoặc dùng âm nhạc cúng dường Tam bảo, đúng lý không phạm. Ba giới sau trừ si cuồng, còn tất cả đều phạm.

8. Giải thích văn:

Trong văn có ba:

Xem chiến đấu với nhau: lấy đây để giải quyết kia không có nghĩa rõ ràng.

Lấy việc này để vui đùa tâm cuồng của mình.

Phát khởi tâm hại.

Kế nói xem chiến đấu có ba loại:

Các người nam chiến đấu với nhau: nghĩa là tướng đánh mắng.

Quân binh dàn trân

Tướng giặc chiến đấu với nhau, lại không có loại thứ ba. “Đẳng” là tất cả, những thứ khác không thể nói.

Câu hai: Cũng không được v.v… trở xuống là nói giới nghe âm nhạc. Trong đó nói lược mười thứ, chín thứ trứơc phân biệt chín thứ âm nhạc, một thứ sau kết chung với kỷ nhạc, đều có thể biết.

Câu ba: Không được v.v….. trở xuống là giới cờ bạc, trong đó có chín thứ hý.

Thứ ba là Ba-la-tắc hí, là phép binh hí của An-Độ, nghĩa là hai người đều giữ khỏang 20 viên ngọc nhỏ, cỡi voi hoặc ngựa, ở cục đạo tranh được con đường quan trọng là thắng.

Thứ . “Đàn kỳ” nghĩa là dùng ngón tay búng con cờ văng xa là thắng.

Câu “Lục bát” có 2 cách giải thích.

Tức song lục

Biệt số sáu loại bác hý.

Trước giải thích là định.

Câu sáu và bảy nên biết.

Câu tám là “Đề hồ” cầm gậy trong hồ như Kê khang, v.v… Câu chín. Đi trên thành của tám con đường, nên biết.

Câu bốn” Qua cảnh” là nhờ nghe kể chuyện của nước Tây phương, dùng thuốc thoa lên trái dưa, chú nguyện liền hiện các việc lành dữ trong đó, nên gọi là qua cảnh (dương dưa).

Dùng cỏ thi để coi bói

Chú trong bát

Dùng sọ người để coi bói việc lành dữ, đều là việc của phàm ngu làm, đâu phải việc của người tu hành làm, nên Phật nghiêm cấm tất cả

Câu năm: Không được v.v…. trở xuống là nói trong giới giặc sứ. Nghĩa cùng giặc làm sứ trợ giúp thành nghiệp sâu nặng. Nếu y cứ thành rồi thì bên trộm phạm thiên đầu. y cứ vào làm, không nên làm thì phạm tội nầy.

Câu hai: mỗi mỗi v.v… trở xuống là chế chung.

Câu ba: nếu cố v.v… trở xuống là kết đều phạm, nên biết.

34. GIỚI GIỮ TÂM VỮNG CHẮC.

1. Đại ý chế giới:

Nghĩa của Đại tâm Bồ-đề là gốc của các hạnh, là nhân tố thành Phật. Nếu quên mất tâm này, thì muôn đức đều mất hết. Đã hư hoại ba nhóm giới, mất năm vị làm sao có Bồ-tát, nên phải chế giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước chế khiến dứt ác, giới này sách tấn khiến tu điều lành. Hơn nữa giới trước ngăn thân ngữ thô ác, giới này trong ý dứt niệm thô.

3. Giải thích tên gọi:

Nghĩa là một niệm tâm còn lập nghiêm chế, huống chi lỗi thô khác, nên theo chỗ ngăn mà đặt tên.

4. Đủ duyên:

Có ba duyên thì phạm.

  1. Chán đại hạnh của mình
  2. Duyên với quả tông kia.
  3. Bỏ chỗ này cầu chỗ kia.

Một niệm liền phạm.

5. Thiếu duyên:

Mỗi duyên thiếu đều phạm tội nặng phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Chán có sâu cạn, cầu có tạm thời, mãi mãi, nên có nặng nhẹ, y theo trước mà biết.

7. Thông bít:

Nếu năng lực túc tập tạm khởi hiện hành. Nếu mới phát tâm tạm khởi mất niệm. Nếu chỉ bày đồng với kia. Nếu điều phục chúng sinh thì đều không phạm, ngoài ra đều phạm.

8. Giải thích văn:

Trong văn có bốn:

  1. Chế giới vững chắc.
  2. Chế giữ đại tín
  3. Chế hộ đại tâm
  4. Cố trái kết phạm.

Hai câu đầu trước nói pháp, nghĩa là chế bốn Oai Nghi, sáu thời tụng trì giới phẩm. Tự xem xét ba nghiệp không hủy phạm một mảy trần.

Câu hai: Trong dụ để nêu:

Như kim cương: giữ tâm vững chắc không thể phá hoại.

Giữ như phao nổi, như nói kiên tâm chánh trì giới phẩm, hoặc nhẹ hoặc nặng không phạm mảy may. Nếu phao nổi có một lỗ thủng thì sẽ chìm, xét Kinh Niết-bàn, v.v.….

Như công cỏ trói buộc một Tỳ-kheo. Theo Luận Trang Nghiêm nói có một Tỳ-kheo bị giặc bắt lột y phục lỏa hình nằm dưới đất, dùng cộng cỏ trói lại, suốt đêm không trở mình. Một vị vua nhân đi săn ngang qua thấy nằm lõa mình trong bãi cỏ, cho là ngoại đạo. Ngườu hầu cận thưa rằng:” Người đó là đệ tử Phật”. Vua hỏi:”Sao ngươi biết?”. Vì một bên vai của người đó đen, là tướng bày việc phải.” Vua liền dùng bài kệ hỏi:

Mạnh khỏe có sức mạnh
Vì sao bị cỏ buộc
Suốt ngày không trở mình?

Tỳ-kheo đáp

Cỏ nầy rất nguy hiểm
Bứt đứt có khó gì
Chỉ vì Phật, Thế tôn
Giới Kim cương đã chế

Vua nghe xong phát tín tâm cởi trói và ban cho y phục, rước về cung may cho y phục mới và cúng dường các thứ. Cho nên biết giữ giới nhỏ còn không tán mất thân mạng. Tiểu thừa còn như thế, huống chi Đại thừa?

Câu hai. “Thường sinh v.v.. trở xuống là” nói chế giữ Đại tín, tức biết mình là Phật chưa thành. Đây là tín nhân quyết định. Phật là người đã thành. Tin Phật như tin ta nay đã thành. Đây là tín quả. Do lòng tin này mà tu hành không lui sụt.

Câu ba. Phát tâm Bồ-đề v.v….. trở xuống là nói chế hộ đại tâm. Nghĩa là do tín tâm trước nên khiến tâm Bồ-đề niệm niệm nối nhau không tạm lìa cho nên nói.

Câu bốn: Nếu khởi v.v… trở xuống là nói vì trái phạm nên kết tội. Theo Tịnh Giới Phẩm trong Đại Bát-Nhã. Dù Bồ-tát khởi vô lượng tâm thế gian cũng không gọi là phạm giới. Khởi một tâm niệm Nhị thừa tức là hủy phạm tịnh giới Bồ-tát. Rộng hẹp có hạn lượng, đầy đủ như đã nói, nên biết.

35. GIỚI KHÔNG PHÁT ĐẠI NGUYỆN

1. Đại ý chế giới:

Đại nguyện huân tu khiến muôun hạnh thêm lớn: Không lập hoằng thệ khởi hạnh không lý do, cho nên phải chế.Kinh Hoa Nghiêm chép:”Không phát đại nguyện là nghiệp ma”.

2. Thứ lớp:

Giới trước là ngăn ngừa tâm không hướng về Nhị thừa, giới này thệ nguyện thú cầu đại hạnh.

3. Giải thích tên gọi:

Theo chỗ ngăn ngừa để chế mà đặt tên.

4. Đủ duyên:

Cũng có ba duyên:

Vô tâm khởi nguyện

Chẳng nguyện, sỡ nguyện

Lập nguyện mau quên nên thành phạm.

5. Thiếu duyên:

Đều phạm tội phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Do không phát nguyện phế bỏ việc tu hành, có nhiều ít,nên có nhẹ có nặng nên biết.

7. Thông bít:

Bồ-tát sơ tâm phải nhờ đại nguyện giúp thành đại hạnh., không phát thì phạm. Nếu đắc vị rồi túc nguyện lâu thành. Nếu không phát 2 nguyện mới, lý ra cũng không phạm.

8. Giải thích văn: Trong văn có hai:

1. Chế phát đại nguyện

2. Trác phạm quy chế kết phạm Câu đầu có năm:

  1. Chế nguyện hiếu hạnh
  2. Nguyện được thầy bạn tốt.
  3. Nguyện nghe Đại pháp
  4. Nguyện đúng như lời dạy tu hành
  5. Nguyện hạnh vững chắc

Câu một. Nên thường phát hiện nguyện hiếu thuận đối với ba chỗ.

Cha mẹ là ân sinh dưỡng Sư tăng là ân huấn đạo

Tam bảo là ân ruộng phước.

Đều là ân trọng nên thành cảnh hiếu thuận.

Câu hai: Thường nguyện v.v… trở xuống là chế nguyện hiếu thuận với Thầy bạn, có ba loại:

Thầy tốt, dạy Bồ-tát tu tập chánh hạnh

Thiện hữu tri thức, chưa hẳn là đồng sư, nhưng đồng hành giúp nhau. Đây đều là thành hạnh thắng duyên. Nên nguyện được điều đó.

Đồng học tốt: là đồng thầy đồng hạnh.

Câu ba: Thường giáo v.v.. trở xuống là nguyện nghe Đại pháp, nghĩa là dùng nguyện thượng thắng nhân, hy vọng dạy ta kinh luật Đại thừa. Đây là câu chung. Thập phát thú v.v…. là câu khác, nghĩa là con đường Bồ-tát đi đến quả Phật, tức là vị Tam hiền Thập thánh. Là chỗ quan trọng của sở hành, nên nguyện nghe hiểu.

Câu bốn: Khiến tà mạng, v.v…. trở xuống nghĩa là theo hiểu mà khởi hành, tức là hiểu được nguyện rồi, mỗi mỗi như thuyết dạy mà tu hành. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát cầu pháp rồi liền nghĩ rằng: “Như thuyết thực hành mới được thánh pháp, không thể chỉ dùng miệng nói mà được thanh tịnh. Kinh Niết-Bàn quyển bốn chép: Trong gần gũi cũng như thuyết tu hành là cuối cùng.

Câu năm: Giữ vững v.v.. trở xuống là nói nguyện hạnh vững chắc, nghĩa là vững chắc giới nguyện niệm niệm nối nhau.

Câu hai: Nếu tất cả, v.v… trở xuống là không nguyện kết phạm, nên biết.

36. GIỚI KHÔNG KHỞI MƯỜI NGUYỆN

1. Đại ý chế giới:

Nghĩa là không lập đại thệ, tự muốn giới hạnh hoặc khuyết tổn. Nên lập ra thệ nguyện ngừa tâm sách chí. Khiến giới hạnh trong sáng, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước đối với thuận khởi nguyện, giới này đối với nghịch lập thệ.

3. Giải thích tên gọi:

Đồng với trước nên biết.

4. Đủ duyên:

Ba duyên đồng nhưtrước.

5. Thiếu duyên:

6. Nặng nhẹ: đồng như trước.

7. Thông bít:

Hoặc bệnh, hoặc tạm quên, hoặc đắc vị, lẽ ra không phạm. Trái lại thì phạm tội.

8. Giải thích văn:

Trong văn cũng có hai:

-Trước ra mười thệ.

-Sau cố trái kết phạm.

Câu đầu có hai:

Trước là nêu chung hiển ý, nghĩa là trước phát mười nguyện rồi mới hiểu mà vững chắc giới Phật.

Câu hai: Phát nguyện ấy, v.v… trở xuống là riêng. Trong đó có 13 nguyện, 12 nguyện trước là đại thệ tự hộ giới, 1 nguyện sau là đại nguyện thành Phật. Trong phần trước ở giới dâm lập 12 đại thệ. Giới khác đều y cứ theo đó. Ở trong cặp thứ nhất phạm giới, lời thệ hầm lửa núi dao, thà dùng thân này so lường tiêu biểu chí đối lập lời thệ, nghĩa là hầm lửa núi đao chỉ hại một thân mình, Còn nữ sắc hại nhiều người. Còn trong thân người, dao lửa khổ hại chẳng phải nặng, nỗi khổ của lửa đường ác thật khó lường. Lại khổ nầy là nhất thời, khổ hai là nhiều kiếp. Sau khi tếh gian nầy bị hỏa thiêu hoặc sinh lên trời. Lửa phá giới mạng thiêu đốt chung đọa vào đường ác, lấy đây mà so sánh. Cho nên thà vào lửa mà không phạm giới, 11 vọng dưới là phá giới dâm ở trước, thọ của tín thí v.v….. lập Đại thệ nguyện, nghĩa là tín thí đầu, việc v.v… năm trần thượng diệu sau, v.v….

Đối với y áo của tín thí lập thệ nguyện như tấm sắt nóng quấn thân là ba nghĩa nên lập các thệ nuyện này.

Của tín thí này người thọ phải giữ giới thanh tịnh. Nay phạm giới tức là trộm thọ.

Thí chủ tin lời Phật nói, xả bỏ lương thực, vợ con để làm phước thí cho họ. Nay phá giới cấm mà thọ tức là dối gạt thí chủ, hệ lụy Như lai.

Như lai đại từ, chia một chút tướng công đức, để pháp lại cho đệ tử được bốn việc. Không cho ăn ruộng phước của Phật mà hủy giới cấm của Phật. Kinh nói:”Người phá giới không được uống một giọt nước, quỷ mắng là tên giặc nguy hiểm, thế nên thà chịu quấn tấm sắt nóng, chứ không phá giới mà thọ của tín thí.

Đối với thức ăn của tín thí thệ nguyện như nuốt hòn sắt nóng ngọn lửa dữ.

Đới với giường của tín thí thệ nguyện như nằm giường sắt nóng. Đối với phòng xá của tín thí, thệ nguyện như gieo vào sắt nóng.

Đối với tín thí thệ nguyện cung kính như dùng chày sắt đập nát thân.

Đối với tín thí lập thệ nguyện nhìn sắc đẹp như móc sắt nóng móc tròng mắt.

Đới với nghe tiếng hay, lập thệ nguyện như ngàn dùi nhọn đâm vào lỗ tai, nghĩa là khoét hết khắp thân cho đến tai, nên nói khắp thân khoét tai.

Đối với ngửi mùi thơm lập thệ nguyện ngàn dao bén cắt mũi.

Đối mùi vị thức ăn lập thệ như ngàn dao bén cắt đứt lưỡi

Đối với xúc chạm êm ái, lập thệ nguyện như dao bén chém thân.

Năm trần trên đây đều phạm giới sở ứng, cho nên đối lập thệ.

Thường nguyện chúng sinh trước đã thành Phật trước mình.

Câu hai: Nếu không phát v.v…. trở xuống là nói cố trái với quy chế kết phạm, nên biết.

37. GIỚI VÀO CHỖ HIỂM NẠN

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát tu hành phải đầy đủ duyên giúp đỡ, chỗ hiểm nạn thiếu duyên, trái với lời dạy, trở ngại cho đạo, nên phải chế giới này.

2. Thứ lớp:

Trước nói về tâm hộ giới, tâm cứng rắn không tránh khỏi tro nóng rực, giới này thì nuôi thân lớn đạo, một khó khăn nhỏ đều lìa.

3. Giải thích tên gọi:

Cũng được phòng ngừa được chế để đặt tên.

4. Đủ duyên:

Trong đây chế năm loại hành:

  1. Đầu đà
  2. Du phương
  3. Tọa thiền
  4. An cư
  5. Bố-tát

Đều có đủ bốn duyên:

  1. Tu hành
  2. Biết là nạn
  3. Không tránh xa
  4. Vào trong đó liền phạm.

5. Thiếu duyên:

Đều phạm tội phương tiện, y theo đó nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Chỗ nạn có sâu cạn. Xả hạnh có nhiều ít, chê bai lỗi có dầy mõng.

Đến đẫi có nặng nhẹ, đều y theo suy nghĩ nên biết.

7. Thông bít:

Nếu tự mình điều phục tâm, hoặc điều phục chúng sinh, hoặc càng không có chỗ tạm thời ở trong, hoặc không cón có con đường tốt, lẽ ra không phạm, trái lại thì phạm.

8. Giải thích văn:

Trong văn có bốn:

  1. Chế chỗ tu hành
  2. Nêu các chỗ nạn
  3. Cấm không cho vào
  4. Trái phạm quy chế kết phạm.

Câu một có năm hạnh: Nêu chung ba môn

Giải thích riêng bốn việc

Trước nêu ba chỗ

“Hai thời Đầu đà, nghĩa là hai thời Xuân, Thu. “Đầu-đà”, Hán dịch “Đẩu tẩu” nghĩa là phũi dũ hết phiền não.

“Đông, hạ ngồi thiền” hai thời này rất lạnh, rất nóng nên không ra ngoài được. Cho nên thu dấu chân để ngồi thiền.

“Kiết hạ an cư” nghĩa là y theo lời dạy tọa hạ tu hành nuôi lớn đạo, y theo giải thích nên có bốn du phương, năm Bồ-tát. Văn có lược nêu.

Thường dụng v.v.. trở xuống là nói chỗ dụng đạo cụ, trong đó có ba y, tượng Phật và Bồ-tát, nên có mười tám vật. Đều là cần dùng mang theo bên mình để tu đạo. Nên cho phép chứa.

Câu hai: “mà Bồ-tát ……”, Bố tát, Hán dịch là Tịnh trụ, nửa tháng tụng văn giới một lần, xem xét ba nghiệp, nếu có phạm thì dạy sám hối, không phạm thì im lặng, giúp cho giới được thanh tịnh. “Đồng trụ” là tên cũ. “mới học” là chế người tụng giới. Nửa tháng là lúc Bố-tát. “Tụng mười trọng, v..v…” là nói giới sở tụng. Đối với chư Phật đẳng…” là nói chỗ tụng. Một người, v.v… là nói nghi Bố-tát. Mọi người, v.v… là nói đang thọ trì ba y.

Câu bốn: “Kết hạ v.v..…” là giải thích riêng hạ an cư, đều khiến mỗi mỗi đúng như pháp, đối với lời Phật dạy. Đông, Hạ ngồi thiền lược bỏ không giải thích

Câu nếu lúc hành Đầu-đà v.v…. trở xuống là nêu các chỗ nạn. Lược nêu mười hai chỗ có nạn.

  1. Quốc nạn ác vương: Vị vua nước kia không tin Tam bảo, người tu hạnh Đầu-đà không được vào nước đó.
  2. Đất có cao thấp
  3. Cỏ rừng dày dặc
  4. Sư tử đen ăn thịt người
  5. Cọp
  6. Chó
  7. Nước.
  8. Lửa.
  9. Gió.
  10. Giặc.
  11. Rắn độc bò qua đường.
  12. Tổng kết tất cả chỗ có nạn.

Câu ba: Không được, v.v… trở xuống là cấm không nên đi.

Câu bốn nếu cố v..v… là trái phạm quy chế, kết phạm, nên biết.

38. GIỚI CHÚNG NGỒI TRÁI OAI NGHI

1. Đại ý chế giới:

Vì trái với thế tục nên không lấy già trẻ làm tôn ty. Vì thuận theo đạo nên chỉ dùng giới đức làm lớn nhỏ. Hiển bày khuôn phép tốt đẹp xuất thế, bẽ gảy kiêu mạn thế gian. Thuận hành ba nhóm, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước giúp tránh nạn nguy ách bên ngòai. Giới này giúp bên trong thuận với các oai nghi.

3. Giải thích tên gọi:

Cũng ngăn ngừa được chế đặt tên giới này.

4. Đủ duyên:

Có bốn duyên thành phạm.

Ở trong chúng

Biết số năm

Tạo thú phương tiện

Ngồi liền phạm

5. Thiếu duyên:

Thiếu hai duyên sau phạm phương tiện, hoặc chỉ lập hạnh đều cũng đồng phạm.

6. Nặng nhẹ:

Chúng có lớn nhỏ, ngồi có trên dưới, thời có nhiều ít, đều nhau.

Nặng nhẹ y theo trước nên biết.

7. Thông bít:

Nếu si cuồng hoặc thân đang nói pháp. Hoặc nghi người đó lớn nên mình liền ngồi dưới, hoặc đại chúng ngồi định từ sau so với năm ba năm đều không phạm, trái lại đều kết phạm.

8. Giải thích văn:

Trong văn có bốn:

  1. Nêu pháp chế chung
  2. Y cứ vào người mà định
  3. Quở trái, khen thuận
  4. Cố trái kết phạm

Trước lấy thọ giới trước sau để tính lớn nhỏ mà ngồi, tất cả còn lại đều như vậy. Luật chép:”Thấy Thượng tòa nên đứng dậy, không nên ngồi yên. Thấy hạ tòa khỏi đứng dậy.

Câu hai: Bất luận v.v… y cứ vào người mà biên định, có chỗ giải thích rằng: Khiến bốn chúng nhóm họp ngồi chung để nói lớn nhỏ, nay hiểu không phải như vậy. Trong chúng Tỳ-kheo tự phân biệt cao thấp. Ngoài ra chúng khác đều như vậy. Lớn nhỏ đều như vậy. Nam nữ, đạo tục không lẫn lộn nhau.

Câu ba, chớ như v.v… là phân biệt sai bày đúng, nghĩa là không gì bằng phân biệt sai khiến lìa. Phật pháp của tà mạng hiển bày điều đúng khiến tu.

Câu bốn. “mà Bồ-tát v.v… là trái chế kết phạm nên biết.

39. GIỚI NÊN GIẢNG HAY KHÔNG NÊN GIẢNG

1. Đại ý chế giới:

Các Bồ-tát dùng pháp cứu độ chúng sinh, khiến tránh khỏi tai nạn khổ ở hiện tại, vị lai. Giải thích riêng có bốn:

  1. Khiến cho thêm phước
  2. Trao pháp hạnh
  3. Trừ tai nạn
  4. Cứu tiên vongCho nên chế.

2. Thứ lớp:

Giới trước quy định oai nghi ngồi, giới này quy định dẫn dắt.

3. Giải thích tên gọi:

Theo quy định đặt tên, nên biết.

4. Đủ duyên: cũng có bốn:

  1. Thấy chúng sinh
  2. Biết nguy nan
  3. Không từ tâm
  4. Không dẫn dắt thì thành phạm

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên đầu, mà sau không phạm. Thiếu hai duyên giữa phạm tội phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Thấy nguy ách có nhiều ít, dẫn dắt có khó dễ,tự thân có ngu trí, có không nặng nhẹ, nên biết.

7. Thông bít:

Nếu ngu không hiểu, hoặc có người giảng nên thỉnh, tất cả đều không phạm, trái lại thì phạm.

8. Giải thích văn:

Trong văn có bốn:

  1. Giáo hóa khiến tu phước
  2. Phải giảng Phật pháp cho nghe.
  3. Cứu khổ nguy nan cho họ
  4. Trái chế kết phạm

Câu một là giáo hóa chúng sinh khiến họ làm sáu việc:

  1. Xây dựng tăng phòng
  2. Xây thiền thất trong núi rừng
  3. Lập ruộng vườn cho Tam bảo
  4. Xây tháp Phật
  5. Làm chỗ ngồi thiền cho mùa Đông, mùa Hạ.
  6. Tất cả chỗ dẫn dắt tu hành đều phải xây dựng, giúp cho người tu hành nương vào đó tu đạo.

Câu hai mà Bồ-tát v.v… giảng pháp, trao cho Đại thừa, khiến tu đại hạnh.

Câu ba nếu khi các nơi giặc giã nổi dậy

Câu . Khi tiên vong truy phước, đều nên nói các kinh này thiết trai cầu phước.

Câu hai “Đi lại trở xuống là” trong cứu tai ách có năm thứ:

  1. Khi trị sinh bất lợi
  2. Hỏa tai
  3. Thủy tai
  4. Phong tai
  5. La-sát biển.

Nghĩa là sợ hãi các tai nạn kia đều phải giảng kinh Đại thừa.

Câu ba “cho đến” v.v… là nói cứu tội báo. Trong tất cả tội báo chỉ có Đại thừa cứu được. “Ba báo” là: Hiện báo, sinh báo và hậu báo. Diệt tội ba báo, bảy nghịch, tám nạn, nên biết.

Câu bốn là gông cuồn v.v… trở xuống là cứu lao ngục khó, nên biết.

Câu năm. Nhiều dâm, cứu các nạn ba độc, đều kết chung với nguy ách nói trên, đều nói Đại thừa cứu khổ.

Câu bốn mà người mới v.v… là trái với quy chế kết phạm.

Trên đây giải thích riêng chín giới, v.v…. trở xuống là nói kết khuyến chỉ rộng, nên biết.”Phạm Đàn”, Hán dịch là Mặc tẫn, do phi lý trái phạm không chịu điều phục, nên lấy đó để tu sửa. Trong đó nói nghĩa này, nên lấy nghĩa đó mà đặt tên.

40. GIỚI THỌ GIỚI PHI NGHI

1. Đại ý chế giới:

Chúng sinh không phát tâm, thì lẽ ra Bồ-tát cũng phải giáo hóa cho họ thọ giới. Không cho phép người từ ngàn dặm đến cầu, vì tâm ác mà không cho họ thọ giới. Trái với giới Nhiếp chúng sinh và cả ba nhóm, nên Phật chế giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước giảng về pháp dẫn dắt chúng sinh, giới nàythọ giới nhiếp vật.

3. Giải thích tên gọi:

Từ chỗ chế mà đặt tên nên biết.

4. Đủ duyên:

Có năm duyên:

  1. Tự hiểu kinh luật
  2. Người đó không bị già nạn
  3. Người đó đến cầu giới
  4. Mình có tâm ác
  5. Người đó không được thọ giới liền phạm.

5. Thiếu duyên:

Thứ lớp thiếu mỗi duyên đều phạm tội phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Hiểu có sáng tối, cầu có siêng lười, ác tâm có nhiều ít. Không thọ trao có tạm thời hay vĩnh viễn, có hay không, nặng nhẹ y cứ theo đó.

7. Thông bít:

Hoặc bệnh hoặc vừa lành bệnh không có sức khỏe, hoặc ám độn. Hoặc người kia không thật cầu. Hoặc ngoại đạo giả đến. Hoặc có già nạn, tất cả không phạm, ngược lại đều phạm.

8. Giải thích tên gọi:

Trong văn có năm nghĩa:

  1. Nhiếp chung giới thí
  2. Dạy màu y của họ
  3. Hỏi già nạn để chọn pháp khí
  4. Quy định không lễ bái thế tục
  5. Trái với cầu kết phạm.

Câu một, trong đó có mười tám thứ, đã giải thích đầy đủ trong mười thứ đầu nên biết.

Trong đó có ba:

Câu một. Chế màu ca-sa. Ca-sát na, Hán dịch là Bất chính sắc, nghĩa là năm màu sắc chính, hòa lại với nhau thành mầu bất chính, gọi là hoại sắc.

Câu một “tất cả tạp y v.v… trở xuống là” nghĩa là chế mầu y khác.

Câu hai, tất cả cõi nước v.v.. là chế khác thế tục, nên biết.

Câu ba nếu muốn v.v… là hỏi già để chọn khí.

Trong đó cũng có ba:

Hỏi số hiện khí. Câu “Hiện thân v.v.…” có hai nghĩa: a.Phân biệt quá khứ, vị lai nên nói hiện tại.

b.Bảy tội nghịch này chưa sám hối, hiện tại tội còn, nên nói không được cùng người phạm bảy tội nghịch hiện đời thọ giới. Nếu theo giáo tướng phải sám hối, nếu theo giáo tướng phải sám hối thì được.

Câu hai: Bảy tội nghịch là nêu tên chọn khí. Nghĩa của bảy tội nghịch này đầy đủ như chương khác.

Câu ba: Tất cả thứ khác v.v…. trở xuống là nói không nghịch đều được, nên biết.

Câu bốn: Nước xuất gia.v.v.. trở xuống là quy định thân không lẫ bái người thế tục, nghĩa là tâm kính lý thì không phạm.

Câu năm: chỉ hiểu v.v… là nói trái với cầu, kết tội phạm nghĩa là chẳng phải bảy tội nghịch, nhưng hiểu lời Sư nói. Có từ trăm dặm đến cầu, nhưng sân không trao giới cho người đó, nên kết phạm.

Câu “Tâm ác v.v..…” vì danh lợi, ganh ghét, chê bai, chấp oán.

Câu tất cả nói chúng sinh có hai nghĩa:

Không cho giới, tất cả chúng sinh cầu giới.

Đây là tên giới

Giới Bồ-tát là gọi tất cả cõi chúng sinh. Vì tất cả chúng sinh này phải đắc giới, nên nói như vậy. Ngoài ra đều nên biết..

41. GIỚI KHÔNG CÓ ĐỨC MÀ GIẢ LÀM THẦY

1. Đại ý chế giới:

Nếu không hiểu pháp trì phạm, nặng nhẹ của kinh luật Đại thừa mà làm thầy truyền giới cho người thì có bốn lỗi:

Khiến pháp chân thật diệt mất.

Khiến phi pháp thanh hành

Giáo hóa sai lầm, khiến cho người không được giải thoát.

Tăng thêm nghiệp ác của mình vì tham danh lợi, cho nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước thật có hiểu, đến cầu không cho, giới này thật không có đức mà gượng làm thầy, đều không nên.

3. Giải thích tên gọi:

Ngăn ngừa người kia trá lỗi, chế khiến thật học. Nên lấy đó đặt tên.

4. Đủ duyên:

Đủ bốn duyên thành phạm:

  1. Thật tự không biết.
  2. Giáo hóa cho người kia
  3. Tham danh lợi, v.v..
  4. Truyền giới liền phạm

5. Thiếu duyên:

Đều có tội phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Không biết có nhiều ít, chỗ giáo hóa có lợi độn. Tâm tham có nặng nhẹ. Trao giới có đủ thiếu, cũng đều có nặng nhẹ, nên biết.

7. Thông bít:

Nếu học chưa thành mà họ đến bức thỉnh, không vì lợi mà truyền thì không phạm, trái lại thì kết phạm.

8. Giải thích văn:

Trong văn có năm:

  1. Phân biệt đức của sư
  2. Chế dạy đệ tử
  3. Thật không hiểu biết gì
  4. Vì lợi mà giả tuồng là hiểu
  5. Truyền giới thì kết phạm

Nên nói “làm Pháp sư giáo giới”

Câu hai là thấy muốn v.v… là nói dạy đệ tử có bốn:

1. Dạy thỉnh hai thầy có hai cách:

Nghĩa là người thỉnh này, thầy truyền giới Bồ-tát như truyền mười giới Sa-di, giới Bồ-tát, v.v..

Xa thỉnh Phật Bản Sư Thích-ca Phật làm Hòa-thượng, đích thân thỉnh Thân giới Sư làm Xà-lê. Kinh Thiện giới chép: “Sư có hai hạng: Không thể thấy như Phật, Bồ-tát tăng Có thể thấy nghĩa là Giới sư.

Từ hai thầy mà được thọ giới Bồ-tát. Kinh Phổ Hiền Quán thỉnh năm thầy, nghĩa là thỉnh những vị thầy không thể thấy. Du-già v.v.. thỉnh một thầy, nghĩa là chỉ hướng về một vị thầy có thể thấy mà thưa.

Câu hai: Hai thầy nên hỏi, v.v… trở xuống là nói nên hỏi bảy già nạn, bảy già nạn tức là bảy tội nghịch. Vì trở ngại việc thọ giới nên gọi là Già. Kinh này đứng về Già nên hỏi riêng bảy việc. Nếu y cứ theo hai nghĩa Đại thừa, Tiểu thừa, kinh Thiện giới đứng về đức nên hỏi chung mười việc, đầy đủ mới được thọ giới.

Có thọ đầy đủ ba giới hay không? Nghĩa là năm giới, mười giới, giới cụ túc. Kinh đó y cứ vào Bồ-tát xuất gia, phải đủ ba giới này mới được thọ giới Bồ-tát.

Có phát tâm Bồ-đề không?

Có thật sự là Bồ-tát không?

Có thể xả mọi vật trong và ngoài không của mình?

Có thể không tiếc thân mạng hay không?

Có thể đối với tham mà không tham không?

Có thể đối với sân mà không sân hay chăng?

Có thể ở chỡ si mà không si hay chăng?

Có thể ở chỗ sợ mà không sợ chăng?

Có thể tùy theo tất cả Bồ-tát không mà mình đã thọ hay không?

Người thọ giới đều phải trả lời “Có khả năng”. Nếu nói đầy đủ thì trước hết phải hỏi bảy già, rồi sau mới hỏi mười đức trên mới được cho thọ giới. Nếu Bồ-tát tại gia trong mười điều, còn lại đều hỏi. Kinh Thiện Sinh lại có câu hỏi khác, như câu “Như kia làm rồi có ba, nếu có trở xuống là” dạy sám 10 tội nặng, nghĩa là nếu có phạm 10 tội nặng thì dạy cách thức sám hối. Câu “Ngàn Phật ba đời”, nghĩa là trong kiếp Trang Nghiêm ở quá khứ, Hoa Quang Như Lai là đầu, dưới đến là Lâu Chí Như Lai, là một ngàn vị Phật. Trong kiếp Tinh Tú ở vi lai, có Nhật Quang Như Lai là đầu tiên, dưới đến Tu-di Tướng Như Lai là một ngàn vị Phật. “Thấy tướng tốt” chẳng phải nói thấy trong mộng. Thức thấy rất khó, nếu được tướng này thì giới cũ trở lại đầy đủ, không cần phải thọ nữa. Nếu không được tướng này thì giới cũ đã mất, nên nói “Hiện đời không đắc giới”. Đây là Thượng phẩm triền thọ nên mất giới. Nhưng được thọ nên nói “mà được đắc tăng thọ giới”, “tăng thọ” là trùng thọ.

Sám tội khinh cấu, nghĩa là dạy đối thú sám. Như Tỳ-kheo sám tội Ba-dật-đề. Pháp luận phạm hai thiên sám này, có bốn loại:

Thượng triền phạm mười tội trọng, sám hối với Chư Phật mười phương.

Trung, hạ phạm mười tội trọng sám hối với bốn vị Bồ-tát tăng.

3. Phạm mười trọng trở xuống, là phương tiện nặng Đối thú sám . Khinh phương tiện trách tâm sám.

Trong hai tội khinh cấu là Đối thú bản tội và Phương tiện trách tâm, đều như trong Biệt tập có nói.

Câu năm “nhưng giáo giới Sư” trở xuống là nói ở trên đã nói khiến cho hiểu, nên nói mỗi mỗi khéo hiểu.

Câu ba “nếu không hiểu” là nói thật không có chỗ biết gì, trong đó có năm:

Câu một: “Không hiểu giới pháp”, nghĩa là hoặc khinh hoặc trọng hễ, phạm là phi phạm, trì là phi trì.

Câu hai: “Không hiểu lý pháp” nghĩa là chân đế bình đẳng, không trái với thế tục.

Câu ba: “ Không hiểu vị pháp”, nghĩa là Tập chủng là Thập trụ, trưỡng dưỡng là Thập hạnh, Bất hoại là Thập hồi hướng, Kim cương tràng vị, Đạo chủng là Thập địa, nghĩa là Thánh đạo trị hoặc, cho nên nói. Chánh tánh là Phật vị. Chánh quả hiển bày.

Câu bốn: “Không hiểu hạnh pháp” là ở trên các vị quán hạnh nhiều ít, nhập định xuất định rõ ràng. Câu”Nhập định thiền chi” là năm chi của Sơ định, một chi của Nhị định, bốn chi của Tam định, một chi của Tứ định. Kinh này chẳng phải gốc nên chưa cần thực hành.

Câu năm: “Mỗi mỗi bất đắc ý…” là tổng kết vô tri.

Câu “mà Bồ-tát…” là nói về vì lời mà giả hiểu, trong đó có bốn việc giả hiểu pháp:

  1. Lợi
  2. Danh
  3. Môn đồ
  4. Cúng dường

Sau đó dối mình và dối người là nêu lỗi quở trách. Câu “cùng người, v.v… trở xuống là”nói làm rồi kết phạm, nên biết.

42. GIỚI NÓI GIỚI CHẲNG ĐÚNG CHỖ

1. Đại ý chế giới:

Giới luật chế trong chúng, là giới pháp bí mật, ngoại đạo và người ác lý không được nghe, nên Phật chế giới này, hiển bày riêng có ba:

Khinh giới phẩm của mình

Tăng thêm ác kiến cho người Khiến cho người hủy báng.

Cho nên chế giới.

2. Thứ lớp:

Giới trứơc vì lợi giả hiểu, giới này vì lợi vọng truyền.

3. Giải thích tên gọi:

Không nên nói mà nói, giới ngăn ngừa lỗi này nên đặt tên.

4. Đủ duyên:

Cũng có bốn:

  1. Vì lợi
  2. Đối với người ngoài
  3. Tâm không mê
  4. Nói giới rồi liền phạm.

5. Thiếu duyên:

Hễ thiếu bất cứ duyên nào liền phạm tội phương tiện.

6. Nặng nhẹ:

Hoặc đối với quốc vương, hoặc người tu hành thuần tín, hoặc nói trước để chỉ bày có thể giữ được không, đều không phạm. Trái lại đều phạm.

7. Thông bít:

Nếu đối với quốc vương, hoặc người thuần tín tu hành, hoặc sắp tiến hành việc truyền giới, trước hết nói để chỉ bày hỏi có thể giữ được không, đều không phạm, trái lại đều có lỗi.

8. Giải thích văn:

Trong văn có bốn:

  1. Chế chung
  2. Thông bít.
  3. Giải thích người ác
  4. Trái chế kết phạm.

Câu “chưa thọ giới Bồ-tát”, ở đây có ba thứ:

Hoàn toàn không tin đạo Bồ-tát nên không thọ. Tuy không chê bai cũng không thể thọ Trước khi thọ tin hoặc nghi.

Đều kết tội phạm

Câu hai “Ngoại đạo” v.v.. trở xuống là chấp trước ngoại đạo tìm lỗi Phật pháp. Nghe Phật nói giới tướng vụn vặt nên khinh hủy.

Câu ba: Người ác nghe nói giới luật mà khinh hủy pháp chúng, nên nói hay không. “Đại giới của ngàn Đức Phật”chẳng phải chỉ ngàn Đức Phật ở kiếp Hiền.

Câu 2”Tà kiến v.v..…” nói trong Thông bít. Dùng giới này để chế theo trong chúng, lẽ ra không nên để cho họ nghe, như người giấu của báu không cho giặc thấy.

Câu trừ vua chúa, v.v… trở xuống: Phật pháp được phó chúc cho hai hạng người:

Đệ tử của Phật là nội hộ Vua chúa là ngoại hộ.

Là người được Phật phó chúc nên nói cho họ nghe không phạm. Còn vua chúa là người có quyền lực, phải theo giới luật để sách lệ người tu hành, nên phải biết vậy. Ngoài ra tất cả đều không được nói.

Câu 3 ”người nầy, v.v.. là” giải thích người ác, người ác có hai hạng:

Ngoan ngu: nghĩa là thân này không giới, tuy là người nhưng cũng như súc sinh. Vì gây nhân chẳng phải người nên thân sau mãi mãi không 8 thấy Tam bảo, như gỗ đá vô tâm, làm sao thấy được.

Ác kiến, nghĩa là tà kiến trái lẽ như gỗ đá phi tình.

Câu mà Bồ-tát vv.v… trở xuống là chế nên kết phạm.

43. GIỚI PHÁ HỦY GIỚI CẤM

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra không nên tiếc thân mạng để giữ gìn tịnh giới, không cho phá hoại bản thệ của mình mà không sợ phá hủy giới cấm, vì vậy Phật nghiêm chế. Còn vì hộ tất cả giới phẩm cho vững chắc nên chế giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước không nên nói mà nói, giới này không nên phạm mà phạm.

3. Giải thích tê gọi:

Từ chỗ ngăn ngừa mà đặt tên

4. Đủ duyên:

Cũng có bốn duyên:

  1. Thân có giới
  2. Đối cảnh phạm
  3. Cố khởi tâm
  4. Vừa làm liền phạm

5. Thiếu duyên:

Câu một, ba không phạm. Câu hai, bốn phạm phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Cảnh có mạnh yếu, Tâm có nhanh chậm, phạm có nặng nhẹ, có khi vừa nhẹ vừa nặng. Y cứ theo trước mà biết.

7. Thông bít:

Giới này không chế riêng, chỉ khởi tâm phạm, giới khác tức cũng phạm giới này. Cho nên thông bít đều như các giới xứ nói nên biết.

8. Giải thích văn:

Trong văn có ba:

Câu 1. Tâm xuất gia là nêu bản thệ của mình, nên nói khởi tâm, v.v… là trái thệ kết phạm.

Câu 2”Không được” nói hiềm lỗi quở trách, trong đó có tám:

1. Cúng thí hoàn tòan không có một phần mảy may.

2. Mặt đất hòan tòan không có một phần đặt chân.

3. Ăn uống hoàn toàn không một giọt nuớc.

4. Hỏi:Người phá giới thì chỗ cúng thí không có phần cho nên như vậy. Đất nuớc của vua thì chúng sinh đồng cảm. Vì sao cũng không có phần?

Đáp: Người tại gia ăn uống trên đất nước của vua đều có đóng thuế, nhưng ngừơi xúat gia thì không đóng thuế. Lương thực là giới hạnh. Nay cả hai đều không có, thì đâu có phần đó.Không có phần mà dùng chẳng phải là giặc sao? Bốn quỷ chận đường mắng là giặc, đó chính là nghĩa này. Nói giới hạnh hoặc kim cương có thần giới che chỡ. Nay phá giới, Thần bỏ đi, thì có năm ngàn quỷ đứng án trước mặt người đó mà mắng người đó là giặc chà quét dấu chân sau lưng người đó.

5. Người đời cũng mắng ngừơi đó ở trong Phật pháp làm kẻ trộm hình tướng, trộm lợi dưỡng.

6. Tất cả chúng sinh không muốn nhìn, vì như kẽ thù mà giả người thân.

7. Phạm giới đồng với súc sinh, vì là thân tội đồng.

8. Câu “Đồng mộc đầu” là không biết gì.

Câu “Cố hủy v.v..…” là hủy giới cấm nên kết phạm.

44. GIỚI KHÔNG KÍNH KINH LUẬT

1. Đại ý chế giới:

Vì giới là nhân lành thành Phật, nên giáo lý của Ngài phải được tôn trọng, huống chi mẹ của Chư Phật, Như lai, được các Sư rất tôn sùng. Há gì là trước đây, nên phật chế giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trứơc khiến cho không hủy giới cấm, giới này khiến cho kính pháp

3. Giải thích tên gọi:

Ngăn ngừa người không kính trọng pháp, nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên: Cũng có bốn duyên:

  1. Đối thắng pháp
  2. Không có tâm kính
  3. Không cầu cúng
  4. Không làm liền phạm.

5. Thiếu duyên:

Thiếu bất cứ duyên nào cũng đều phạm tội phương tiện.

6. Nặng nhẹ:

Khinh có nhiều ít, tâm có khinh trọng, thân có giàu nghèo, làm có tốt xấu, đều y cứ theo đó.

7. Thông bít:

Hoặc bệnh, hoặc nghèo, không được gì. Hoặc thường nhập định sâu, hoặc tham cứu độ chúng sinh, hoặc thường nói pháp, lẽ ra không phạm. Trái lại đều kết phạm.

8. Giải thích văn:

Trong văn có năm:

Phải thọ trì Phải đọc tụng Phải biên chép.

Trước hết nêu nạn, nghĩa là lột da, “Hậu huống dị” nghĩa là da cây, nghĩa là có nhiều lá, da là da cây. Ngoài ra nên biết.

Câu . “Thường dĩ v..v…” trở xuống là cúng dường, biên chép. Có nói đầy đủ trong mười pháp hạnh.

Câu ”nếu không v.v.. là trái chế nên kết phạm, nên biết.

45. GIỚI KHÔNG GIÁO HÓA CHÚNG SANH

1. Đại ý chế giới:

Vì tâm Bồ-đề là tâm thành Phật, nên chế các Bồ-tát phải giáo hóa chúng sinh, đều khiến họ phải phát tâm đại bi này. Kinh nói “Nếu dùng Tiểu thừa giáo hóa, thì ta sẽ rơi vào san tham, việc này hẳn không được.

2. Thứ lớp:

Giới trước đối pháp không kính, giới này đối với chúng sinh không giáo hóa. Cho nên đều phải thực hành.

3. Giải thích tên gọi:

Bỏ giáo hóa` chúng sinh trái với tâm đại bi. Giới ngăn ngừa lỗi này, nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên: Cũng có bốn:

  1. Đối với chúng sinh
  2. Không khởi tâm đại bi
  3. Không khởi phương tiện
  4. Không khuyên răn dắt dẫn nên thành phạm.

5. Thiếu duyên:

Mỗi duyên thiếu đều phạm tội phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ

Chúng sinh bị nạn, bi tâm có dày mỏng, phương tiện có nhiều ít.

Không khuyên có tạm thời, mãi mãi cũng đều y theo trước.

7. Thông bít:

Hoặc bệnh, hoặc không sức khỏe, hoặc chưa hiểu, hoặc ngừoi đó khó giáo hóa, lý nên không phạm, trái lại đều phạm.

8. Giải thích văn: Có bốn:

1. Chế hóa con người, trong đó tâm đại bi là năng hóa, thành ấp là xứ hóa, tất cả chúng sinh là sở hóa, xướng ngôn là phương tiện hóa. Thọ ba quy y là Hóa sở đắc ích, chỗ này có hai nghĩa:

Thọ giới trước thọ ba quy y, sau nói mười giới tứơng

2. Có hai thứ thọ giới:

a. Thọ Bồ-tát ba quy y giới.

b. Thọ mười giới tướng.

Câu hai: nếu thấy v.v.. là nói giáo hóa loài súc sinh, nghĩa là người không hiểu biết, nên lấy lời này để cảnh giác thành huân tu, thì làm thắng nhân xa với họ. Như ngày xưa có một con trâu ăn cỏ trước tháp, nó ngẩng đầu lên nhìn thấy tháp, sau đó nó liền được độ.

Câu 3”mà Bồ-tá v.v..” là lập chế định vị, nghĩa là phải giáo hóa chúng sinh khiến họ phát đại tâm mới là Bồ-tát.

Câu 4 nếu không thấy v.v.. là trái chế nên kết phạm.

46. NÓI PHÁP TRÁI NGHI

1. Đại ý chế giới:

Khiến chúng sinh trọng pháp, tăng thêm Bồ-đề, tự mình trọng pháp thuận theo giáo mệnh. Vì thành tựu tự lợi và lợi tha, thuận theo nhóm giới, nên chế giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước dạy người phát tâm, giới này khiến người kỉnh pháp.

3. Giải thích tên gọi:

Theo chỗ ngăn ngừa mà chế ra giới này, cho nên lấy đây đặt tên.

4. Đủ duyên:

Có bốn duyên:

  1. Đối với người khác
  2. Trụ phi nghi
  3. Không khởi tâm
  4. Phát ra lời nói thành phạm

5. Thiếu duyên:

Mỗi duyên thiếu đều phạm tội phương tiện.

6. Nặng nhẹ:

Đáng nói, không đáng nói, trụ phi nghi có sâu cạn, không có tâm từ bi tạm thời hay mãi mãi, phát lới nói đủ hay thiếu. Đều y cứ theo trước nên biết.

7. Thông bít:

Hoặc người đó bệnh nặng, hoặc áp lực của vua đều không phạm.

Trái lại đều phạm.

8. Giải thích văn: Trong văn có ba:

  1. Chế phi nghi
  2. Dạy phép tắc chân chánh
  3. Trái chế kết phạm.

Trước giữ bi tâm làm nhân giáo hóa chúng sinh, nên giáo thường khởi. Quý nhân phần nhiều kiêu mạn nên nên riêng điều đó.

Trái nghi có ba:

  1. Người ngồi mình đứng
  2. Người ở chỗ cao, mình ở chỗ thấp
  3. Người trên tòa mình ở phi tòa.

“Tòa cao” có nói đủ trong câu hai sau đây

Câu 2. “Nếu nói pháp v.v..” là nói dạy phép tắc chân chánh, có năm việc:

  1. Pháp sư ngồi trên tòa cao
  2. Dâng hương hoa cúng dường
  3. Người nghe pháp ngồi ở dưới
  4. Tôn kính pháp sư như cha mẹ
  5. Lãnh thọ giáo pháp của ngài như PhạmChí thờ lửa.

Nhiếp Luận chép:” Nếu người thọ giới cụ túc còn yếu kém, nhưng có thể nói nhiều pháp lợi, phải nên cung kính cúng dường người đó như Đức Phật. Kinh chép:” Có người biết pháp hoặc già hoặc trẻ, đều phải cúng dường như Bà-la-môn thờ lửa.

Câu ba: Nói pháp v.v.. là trái với quy chế nên kết phạm. Không đúng như pháp có ba thứ:

  1. Thân nghi là đứng
  2. Tâm niệm là cầu danh lợi.
  3. Ngữ nghiệp là phi pháp nói pháp, pháp nói phi pháp và ngôn từ thế tục.

Luận Trí Độ chép: “ Các pháp hành và pháp Thật tướng mới là pháp thí. Ngoài ra đều phi pháp.

47. GIỚI LẬP CHẾ KHÔNG Đ1UNG PHÁP:

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải không tiếc thân mạng, che chỡ giữ gìn Tam bảo, mà lại cậy vào oai lực làm tổn hại chánh pháp, nên Phật chế ra giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trứơc nói pháp không đúng nghi thức, giới này cậy vào thế lực làm mất đi sự tôn trọng của Phật pháp, nên Phật chế ra giới này.

3. Giải thích tên gọi:

Theo chỗ ngăn ngừa mà đặt tên.

4. Đủ duyên:

Cũng có bốn:

  1. Tín tâm thọ giới
  2. Ỷ thế lực cao quý của mìn
  3. Lập chế không đúng pháp.
  4. Tổn hại Phật pháp nên thành phạm tội.

5. Thiếu duyên:

Thiếu duyên thứ nhất. Kết tội trọng chẳng phải phạm giới. Thiếu duyên thứ hai, kết tội trọng phương tiện. Thiếu hai duyên sau, đều phạm phương tiện, nên biết.

6. Nặng nhẹ:

Cậy oai lập chế, hoại pháp đều có nhiều ít, nên y cứ theo đó mà biết.

7. Thông bít:

Nếu cấm người ác không xuất gia, không cho đức tượng đem bán, thì không phạm, ngoài ra đều phạm.

8. Giải thích văn: Trong văn có ba:

  1. Nói chung diệt pháp
  2. Hiển riêng tướng diệt
  3. Cố làm thành phạm

Câu đầu và giữa cũng có ba:

  1. Vốn dùng tín tâm thọ giới
  2. Ỷ lại tự cao
  3. Phá diệt Phật pháp

Câu hai: Nói về làm trở xuống là hiển bày riêng, có hai:

Chướng ngại việc xuất gia tu đạo của người.

Chướng ngại việc đúc tượng in kinh. Đây là phá trụ trì Tam bảo.

Khiến pháp chúng sinh ỷ lại vào pháp trụ trì. Nay đã tổn giảm, tội nặng.

Tổng kết tội phá Tam bảo.

Câu 3”mà cố làm v.v.…” là trái với lời dạy kết phạm.

48. GIỚI TỰ HOẠI NỘI PHÁP

1. Đại ý chế giới:

Bồ-tát lẽ ra phải giữ gìn chánh pháp của Như lai cho được rạng rỡ, mỡ mang chánh pháp rộng lớn để cho Phật pháp tồn tại lâu dài, đó là báo đáp ân sâu của Phật. Không thể cho phép chúng ta vì tài lợi của cá nhân mình mà phá hủy đồng đạo của mình trong thế gian, làm tổn hại chánh pháp của Như lai, nên Phật chế giới này.

2. Thứ lớp:

Giới trước ỷ lại uy lực của mình, giới này ỷ lại uy lực của người khác, mỗi giới đều tổn pháp, nên đồng chế.

3. Giải thích tên gọi:

Y cứ vào chỗ ngăn ngừa mà đặt tên.

4. Đủ duyên:

Cũng có bốn duyên:

  1. Danh lợi ở trước vua nói giới
  2. Gây trở ngại một cách ngang trái.
  3. Trói buộc người trong chúng.
  4. Nên thành phạm tội.

5. Thiếu duyên:

Thiếu bốn duyên phạm tội phương tiện.

6. Nặng nhẹ:

Bốn duyên đều có nhiều ít, phạm tội y cứ theo đó.

7. Thông bít:

Nếu chế phục các Tỳ-kheo ác thì không tổn pháp, lý không phạm tội, ngòai ra đều phạm.

8. Giải thích văn: Có năm:

  1. Nêu lỗi khiến lìa
  2. Nêu đức phải tu
  3. Nghe không khuyên tổn thương
  4. Huống tự thân làm.
  5. Cố làm nên phạm.

Câu đầu nêu gốc hảo tâm xuất gia. Câu hai. Vì danh lợi đối với vua trước nói giới để ràng buộc.

“Tự thực… trở xuống là” Dụ hiển. Kinh Liên Hoa Diện chép:” Phật bảo A-nan:”Thí như sư tử chết, các chúng sinh ở trên không, hoặc dưới đất, hoặc trong nước, hoặc trên đất liền đều không ăn thịt sư tử được, chỉ có trong thân sư tử sinh ra các loại người tự ăn thịt sư tử. Nầy A-nan! pháp của ta cũng thế, không phải người mà khác phá hoại được, mà chỉ có các Tỳ-kheo tội ác trong pháp của ta mới phá họai được pháp mà ta đã chứa nhóm cần khổ tu hành trải qua 3 đại A-tăng-kỳ kiếp” mà thôi.

Giải thích: Pháp Phật người ngoài chẳng thể phá hoại được nên nói “Phi ngoại đạo”.

Câu hai: Nếu thọ giới Phật.v..v…. là nêu đức chế tu, chế khiến cho hộ giới chí thành. Như mẹ hiền nhớ nghĩ đến con, như con hiếu thờ cha mẹ.

Câu bốn: Huống tự thân làm, đang làm và phá diệt làm nhân duyên.

“Không có tâm hiếu thuận” là nhân phá pháp.

Câu năm: Nếu cố v.v….. là nói làm thì kết phạm, nên biết.

Trên đây phân biệt chín giới đã xong.

Câu hai: Chín giới nầy là tổng kết khuyến học.

Trên đây hiển bày riêng giới khinh đã xong.

Câu hai: Các Phật tử v.v.. là tổng kết, đây là ba đời đồng tụng. Trên đây phân biệt nói sự nặng nhẹ của hai giới đã xong.

Câu ba: Các Phật tử lắng nghe v.v.. là tổng kết khuyên học. Trong đó có bốn:

Nêu Chư Phật đồng tụng, nghĩa là chư Phật, Bồ-tát ba đời và Phật Thích-ca tại nhân tại quả đều đồng tụng. Nên biết là yếu thắng.

Câu hai: Các thầy, v.v…. là khuyên chúng hành trì, nghĩa là nêu các chúng kia, lược khuyên làm năm việc.

  1. Thọ trì, nghĩa là lãnh nạp gọi là Thọ, không quên gọi là Trì.
  2. Đọc
  3. Tụng
  4. Giải thích Biến chép.

Câu ba. “Phật tánh v..v…” là nói lưu thông không dứt, nghĩa là Phật tánh thường trụ, nói lên lý pháp vắng lặng. “Giới quyển lưu đẳng” là nói giáo pháp truyền bá lưu thông.

Giải thích: Phật tánh là nhân thành Phật vốn có sẳn.”Quyển giới” là ngoại duyên. “Truyền thọ” nghĩa là từ quá khứ truyền đến hiện tại, hiện tại hướng đến vị lai. Lần lượt truyền nhau, nên nói là “ Không dứt”

Câu bốn: Được thấy nói lợi ích truyền trao, trong đó có ba:

Thấy được lợi ích của Phật, nghĩa là thấy trong kiếp Hiền có ngàn Đức Phật truyền trao.

Lợi ích lìa hẳn chỗ xấu ác.

Lợi ích được sinh chỗ tốt lành, nghĩa là sinh trong loài người làm thân đạo khí, nhiếp hóa chúng sinh.

Trên đây chính là phần Chánh tông đã xong.

Câu ba. Là phần kết khuyến lưu thông, trong đó có bốn:

Câu 1. Kết rồi lược thuyết

Câu 2 “Các thầy v.v….” là khuyên học

Câu 3 “Như vô tướng v.v….” là chỉ quảng văn

Câu 4 “Tam thiên v.v…” là nói chúng nên phụng trì, nghĩa trong phẩm kia mỗi giới đều nói đầy đủ, khiến cho 3 ngàn đồ chúng nghe rồi sinh tâm vui mừng.

Giải thích: Ba ngàn đồ chúng nghe Phật tụng lược bản này sinh tâm vui mừng thọ trì. Giải Thích văn đã xong. Thuật lại bài tụng của ngài Hoài Tố:

Quảng bản Tỳ-ni tạng
Tạng Tỳ-ni Quảng bản
Nguyện đèn ma ni này
Thường soi mười phương cõi
Chỉ đường các chúng sinh
Đến chỗ Đại Bồ-đề.

 

 

Pages: 1 2 3 4 5 6