SỚ GIẢI GIỚI BẢN BỒ TÁT TRONG KINH PHẠM VÕNG
Sa-môn Pháp Tạng ở chùa Ngụy Quốc tây soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

THIÊN THỨ NHẤT

II. GIỚI TRỘM CẮP

1. Giải thích giới này thành mười môn đồng như trước.

2. Chế ý: Giải thích sơ lược thành mười loại:

3. Nghiệp đạo trọng, là vô lý trộm cắp chướng đạo rất sâu, tạo thêm tội nặng này, không thể nhập đạo.

4. Họai pháp cấm. Xưa nay các nước đều quy định tội trộm cắp là tội nặng, giới Đại thừa và Tiểu thừa của Phật giáo cũng đều quy định đây là giới nặng của đạo, tục.

Sinh nhiều phiền não, tiền của là chỗ tham ái cùng cực của chúng sinh, vô lý đi cướp đoạt làm não hại người. Vì thế là việc không nên làm.

Tổn hại tiền của và sinh mạng. Tiền của nuôi sống thân mạng chúng sinh, nếu trộm tiền của tức là cướp đọat mạng sống của họ.

Luận Trí Độ quyển 13, có bài kệ:

Tất cả các chúng sinh
Nuôi sống bằng cơm áo
Hoặc cướp, hoặc trộm lấy
Ấy gọi là cướp mạng

1. Mất giáo hóa: người trộm cắp, tất cả chúng sinh đều không muốn nhìn, huống gì chịu người đó giáo hóa.

2. Gây ra việc cực ác này khiến chúng sinh không còn tin tưởng nữa.

3. Nhơ uế cửa Phật, nghĩa là tiếng xấu vang xa, bị người đời chê bai. Sự nhơ uế này làm liên lụy đến cửa họ Thích, há chẳng phải là lỗi ở đây sao?

4. Trái với chánh hạnh; nghĩa là làm hại hạnh từ bi cứu giúp chúng sinh của Bồ-tát.

5. Mất sáu độ; Đàn ba-la-mật xếp vào sáu độ, trộm cắp thì Đàn ba-la-mật của sáu độ tan hoại.

6. Trái với bốn nhiếp pháp; nghĩa là xếp tiền của vào bốn nhiếp pháp. Nay lại ăn trộm thì bốn nhiếp pháp đều mất hết.

Ý nghĩa của việc chế giới rất nhiều. Nay phân biệt sơ lược mười giới này, nên y cứ theo đây để biết.

Giải thích tên gọi:

Trộm cắp có nhiều tên gọi:

– Cướp lấy, nghĩa là dùng sức mạnh dối, gạt cướp đoạt.

– Dọa lấy: nói việc bí mật gì đó khiến người đó sợ liền đưa vật.

– Trộm lấy: lừa lúc không có chủ lén trộm.

– Không cho mà lấy: nghĩa là vật có chủ, người ta không cho mà tìm cách để lấy.

Dùng bốn từ ngữ này để phân định việc trộm như sau:

Cho mà lấy thì không phải trộm, nên biết.

Ở trên cho mà lấy là ăn trộm, như đếm lầm số dư đưa cho, im lặng mà nhận.

Không cho mà lấy là trộm, như đã nói trên.

Không cho mà lấy,không phạm tội trộm, vì tưởng là bạn thân hay tạm dùng.

Trộm lấy, nghĩa là phi lý hao tốn tiền của gọi là trộm.

Bốn tên gọi trước hạn cuộc một tên chung nầy vì đốt chôn v.v…..

cũng ở trong 1) đó, cho nên bỏ một tên trước chỉ nêu một tên này. Ngăn ngừa trộm cắp gọi là giới, từ chỗ đó mà đặt tên, nên gọi là giới trộm.

Thứ lớp:

Là ở mười nghiệp đạo trước là Sát sinh, kế là trộm cắp. Giới này thứ lớp theo giới kia. Trước hại chánh báo, sau tổn y báo cũng thành thứ lớp.

Đủ duyên:

Ba duyên chung như trước đã phân tích, duyên riêng y cứ theo

Luận Đối Pháp,mười địa xen lẫn nhau, bảy duyên đồng như trước Chẳng phải vật của mình.

Nên biết có chủ. Tuy thật có chủ, nhưng nói lầm không chủ cũng không thành tội nặng.

Tưởng có chủ: Vì sao không nói biết mà chỉ nói tưởng? Vì “biết” chỉ là rõ cảnh, còn “tưởng” có cả mê lẫn ngộ. Thiếu duyên thuận theo đây nên có tưởng. Tuy tưởng có chủ nhưng không khởi tâm trộm nên không thành tội nặng.

Có tâm trộm cắp: Tuy tâm nghĩ đến việc trộm nhưng nếu không nêu phương tiện xâm tổn cũng không thành tội nặng.

Nêu phương tiện: Phương tiện tuy khởi nhưng vì tâm đại bi cũng không thành phạm tội.

Có tâm ba độc, tuy hiện hành nhưng nếu vật không lìa khỏi chỗ thuộc về mình thì không thành phạm tội.

Lìa khỏi chỗ.

Thiếu duyên thứ năm là duyên chung nên biết. Trong duyên riêng, thiếu duyên một, có hai tội:

Trộm vật của mình mà không biết là vật của mình, ycứ theo tâm kết tội phương tiện nặng.

Sau biết là vật của mình, thì phạm tội phương tiện khinh.

Thiếu duyên hai, có tội vì thiếu hai môn đơn và song này. Y cứ vào cảnh thì có ba:

Muốn trộm vật của người, lấy súc vật thay thế. Trộm các súc vật tưởng vật của người, trộm rồi sau đó dù biết hay không biết đều phạm tội nặng, vì đều là cảnh phạm.

Thay thế vật không có chủ. Trộm rồi không biết vật có chủ. Y cứ theo tâm kết tội phương tiện nặng.

– Thiếu cả hai có ba:

Muốn trộm vật của người, thay thế súc vật là thiếu cảnh, trong đó lại nghi là vật của người là súc vật, là thiếu tâm. Trộm rồi sau đó quyết định hay không quyết định, tất cả đều phạm tội nặng vì đều là cảnh phạm.

Thay thế vật vô chủ, lại sinh nghi là chẳng biết có chủ hay vô chủ. Trộm rồi không biết mắc tội phương tiện nặng, vì một chút thiếu tâm.

Tâm nghi trộm rồi sau đó biết là vô chủ, phạm tội phương tiện nhẹ. Vì biết cảnh thiếu tâm hoàn toàn hay thiếu một phần, nên phạm tội khinh. Trong hai vị trên, mỗi vị đều có ba:

Hai Ba-la-di.

Hai phương tiện nặng.

Hai phương tiện nhẹ.

Thiếu duyên ba, có hai thư như tưởng và nghi. Trong tưởng có năm câu:

Y cứ vào bản mê, bản mê có chủ tưởng không chủ, lấy rồi không phạm, vì ba tâm đều thiếu.

Khi biết có chủ không trả lại, kết tội nặng.

Y cứ vào chuyển tướng, nghĩa là muốn trộm vật có chủ, vào đến cảnh được chuyển àm tưởng vô chủ. Lấy rồi không biết có chủ, mắc tội phương tiện, vì tưởng này không rõ ràng, thiếu phần giữa và sau. Đứng về tiền phương tiện, kết một tội khinh.

Khi biết có chủ không trả lại cũng mắc tội nặng.

Nếu ở người và vật khởi tưởng súc vật. Bản mê chuyển tưởng đều phạm tội nặng. Trong nghi cũng có năm câu:

Y cứ vào bản cảnh trên vật có chuyên, lấy rồi cuối cùng không quyết định thì mắc tội phương tiện nặng.

Lấy rồi sau quyết không trả mắc tội nặng, nếu trả thì mắc tội khinh, kế đồng như câu trước.

Đối với cảnh khác, vật vô chủ, lấy rồi không biết mắc tội phương tiện nhẹ.

Người và súc vật nghi lẫn nhau đều phạm tội nặng.

Hỏi: Sao gọi là vật vô chủ?

Đáp: “luật Thiện Kiến” nói: “Con làm việc ác, cha mẹ bỏ đi, sau khi cha mẹ chết, vật này gọi là vật vô chủ, thì vô tội. “Luận Tát-BàĐa” chép:”Giữa hai nước, trong khỏang trống có vật, gọi là vô chủ. Nếu nước mất, vua bỏ đi, vua sau chưa đến cai trị, trong đó có vật cũng gọi là vô chủ, có tâm lấy dùng đều không phạm.

Kế đến thiếu duyên thứ bốn, vốn không có tâm trộm, chính là vôtội.

Thiếu duyên thứ năm, có hai tội:

Tuy có tâm trộm cắp nhưng chưa khởi phương tiện, người khác gởi tặng vật đến, sinh tâm nhận phạm tội phương tiện.

Không có tâm trả lại phạm tội nặng.

Thiếu duyên thứ sáu có hai:

Tâm vô ký mà lấy cũng phạm tội trọng.

Dùng tâm lành đại bi cứu khổ, thì không phạm.

1) Như trong phần khai duyên.

Thiếu duyên thứ bảy có hai:

Đến chỗ vật, tưởng là vật của mỉnh thì phạm tội nặng.

Đến chỗ vật sinh nghi mắc tội phương tiện.

– Chủng lọai:

Vật quý báu hay tầm thường có bốn lọai:

Vật có chủ

Nói về thể của vật

Tâm trộm

Cách trộm

Vật có chủ có hai lọai: Vật Tam bảo và vật khác.

Vật Tam bảo phân biệt có sáu môn:

  1. Giải thích tướng
  2. Dụng
  3. Xuất hóa
  4. Đãi tân
  5. Chấp nhân
  6. Nhẹ nặng.

1. Vật của Phật: Có thuyết cho rằng trộm vật không phạm tội nặng, vì vật của Phật không có tâm ngã sở, không não hại, như Kinh Niết Bàn nói phạm tội Thâu-lan-giá. Như Kinh Thiện Sinh nói:” Có chủ kết tội nặng, vì xâm phạm vật làm tổn hại người tầm thường còn kết tội nặng, huống gì tài vật của bậc tôn quý được trời người cúng dường, vô lý tổn hại há tội nhẹ sao? Tháp thì có thần giữ gìn, tức là có chủ. Nay y theo kinh Bồ-tát giới thì tất cả đều phạm tội nặng. Kinh Niết-bàn y cứ theo thuyết Tiểu thừa:” Nếu trộm vật của Phật và Xá-lợi Phật mà không tác ý thì không phạm. Theo Luận Tát-Bà-Đa chép: “Dùng tâm thanh tịnh cúng dường tự nghĩ rằng:”Người kia là đệ tử, nay ta cũng là đệ tử.” nghĩ như vậy thì không phạm. Còn khởi tâm trộm lấy thì phạm tội nặng. Nên Luận Ma-Đắc-lặc-già chép: “ Trộm tượng Phật và Xá-lợi đủ năm duyên phạm tội nặng, còn giới Bồ-tát này không đợi đủ năm duyên.

2. Pháp và vật đều phạm tội nặng: Nếu trộm kinh luận, Phật nói vì vô giá nên tính theo giấy mực, tất cả đều phạm tội nặng. Kinh Ngũ Bách Vấn chép: “ Không được dùng miệng thổi bụi trên kinh”, bụi trên tượng cũng như thế. Nếu đốt kinh cũ thì phạm tội nặng vì cũng như đốt cha mẹ, nếu không biết có tội thì phạm tội nhẹ. Mượn kinh luận của người khác để sao chép mà không trả lại, phạm tội nặng. Nếu làm hư rách mà người khác không biết, cũng phạm tội nặng. Y cứ theo đây nếu lén đọc rồi ghi lấy, hoặc lén sao chép, tuy không làm hư rách nhưng cách thức trực tiếp nơi vật, nên đều kết tội phạm.

Hỏi: Tâm thanh tịnh lấy tượng không phạm, vậy tâm thanh tịnh lấy kinh có phạm không?

Đáp: Phạm, vì tượng là xa kính, còn pháp thì đích thân đọc, hiện đang đọc tụng thì phạm,nên kết tội nặng. Nếu tạo kinh chung cho mọi người, thì tâm thanh tịnh lấy không phạm. Còn tạo tượng tình giới hạn không thông, lấy rồi sinh phiền não, thì cũng phạm.

Tăng vật có hai thứ: a.) Rộng lớn, b.) Hạn cuộc.

Trong đó có hai trường hợp:

Thập phương thường trụ tăng vật, nghĩa là vật của Tỳ-kheo qua đời, chưa làm pháp thông với mười phương tăng có lấy phần chia nên nói là mười phương hiện tiền, lấy một chút trở lên mười phương, mỗi giới bên tăng đều phạm một tội Ba-la-di.

Hạn cuộc định có hai:

1. Vật của chúng tăng, nghĩa là vật của Tỳ-kheo qua đời, đã tác pháp xong, là thuộc về hiện tiền tăng, hoặc bảy ngày, hoặc mười bốn ngày đều chưa chia vật đó.

2. Vật của người khác, nghĩa là vật của một Tỳ-kheo và vật như trên đã chia đều phạm tội nặng. Kinh Thiện Sinh nói: “ Trộm vật của Tỳ kheo qua đời, nếu chưa yết-ma thì phạm tội với mười phương tăng. Nếu đã yết-ma thì phạm tội với hiện tiền tăng. Nếu khi qua đời tùy ngừơi mất trao vật trộm, theo chỗ đó kết tội nặng.

– Dụng lẫn nhau:

Có hai lọai:

Dụng lẫn của Tam bảo Dùng lẫn của Đương phân.

Luật Tăng-Kỳ nói: “Ma-ha-đế dụng lẫn lộn của Phật, Pháp, Tăng, Phật nói phạm tội Ba-la-di. Nay xem xét lại tháp, tượng, kinh, lấy lương thực của tăng, cưỡi súc vật của tăng, sai tăng thanh tịnh, dù một chút cũng phạm tội nặng. Lại ở trong đất của tăng xây Phật đường, tháp, trong đất của tháp viện lấy nước giếng đều phạm tội nặng. Còn theo Lương Hòang Sám chép:” Không được dùng lẫn lộn vật của Phật và Pháp, do không thể cùng với vật của Phật làm 1) chủ lại không có chỗ rõ ràng, khác với tăng vật thường trụ, chiêu đề lẫn lộn chỗ dùng. Tỳ-kheo làm việc hòa tăng yêu cầu phát thẻ hòa hợp được dùng, nếu dùng tăng vật để sửa chữa tháp Phật y theo pháp lấy, Tăng hòa hợp thì được dùng, không hòa hợp thì khuyên người thế tục sửa chữa. Nếu tháp Phật có vật cho đến một đồng tiền. Vì thí chủ tâm nặng nên xả. Các vị trời và người trong vật này nên tưởng là Phật, là tháp, cho dù bị gió thổi tan nát cũng không được trao đổi của báu để cúng dường. Vì vật trong tháp của Phật không được bán “. Nếu theo văn này, thì vật của tăng được hòa dùng cho Phật pháp, nhưng vật của Phật thì tăng không được dùng. Còn trong Phật đường trải chiếu tăng, trong tăng phòng tôn trí kinh tượng, ngặn ngừa việc tăng thọ dụng chung thành sử dụng lẫn lộn, do vị trí của Tam bảo khác nhau. Nếu tạm đặt hoặc không ngại dùng lý không phạm vậy. Còn Ngũ Bách Vấn Sự chép: “ Vốn chẳng phải Phật đường mà lập tượng trong đó, Tỳ-kheo đúng pháp ngủ trong đó có cách ngăn thì không phạm.” Do Phật còn tại thế cũng cho đệ tử ngủ chung phòng. Còn Luận Tát-Ba-la-di-Đa nói: “Chung quanh đất tăng không hòa hợp thì không được xây tháp Phật và trồng hoa quả, nếu trong tăng phân chia thì cho, tùy ý cúng dường, hoa thường không giới hạn, tùy chỗ cần dùng mà cúng dường. Nếu trải qua thời hoang đói, ruộng vườn của Tam bảo không phân biệt được, cũng không thể hỏi ai được, nếu tăng hòa hợp thì tùy ý xử phân, nếu nước của tháp, công lực của tháp mà tăng dùng thì phạm tội nặng, nếu công sức do tăng phải trù lượng nhiều ít, không được quá hạn. Quá thì kết tội nặng. Nếu thí chủ cúng thí Tam bảo chung thì được sử dụng không phạm.

2. Nói về đương phân hỗ, trước hết phân biệt vật của Phật có sáu loại:

Vật của Phật bảo phải treo trong tháp cúng dường. Nên Luận Đại Trí Độ chép: “Khi Phật tại thế, thí chủ cúng dường thì sắc thân Ngài thọ dụng. Nếu Phật nhập diệt, nên treo móng tóc trong tháp, tâm thí cúng dường Pháp thân. Pháp thân còn mãi.”

Vật của Phật thọ dụng, nghĩa là màn trướng, tòa và y bát của Phật, chỉ có kinh tượng là không được dời đổi vì là vật được tất cả trời người cung kính như tháp. Như Kinh Bảo Lương đã nói trên ở trứoc. Ngũ Bách Vấn chép:” Không được bán lụa trên thân cho Phật để may y cho Phật. Cột trụ ở Phật đường hư hại, thí chủ xin sửa chữa nên cúng thí, tăng không được dùng. Y theo văn này, nền đất của Phật đường, bùn gỗ vàng đá từng làm tượng Phật và thọ dụng, đều được cúng dường, không được chuyển dùng.

Vật của Phật, nghĩa là vật cúng thí cho Phật, khiến thu lợi thêm. Luật Thập Tụng chép: “Vật của tháp Phật cho vay để kiếm lời, Phật nói “cho phép”. Ngũ Bách Vấn chép:” Vật của Phật được bán làm dụng cụ cúng dường”. Lại y theo Hậu Phần Kinh Niết-bàn quyển thượng chép:” Phật bảo A -nan:” Nếu vật đã cúng thí cho Phật hiện tại, tăng chúng phải biết. Nếu sau khi Phật diệt độ, tất cả tín tâm cúng thí vật cho Phật thì nên dụng vào việc đức hình tượng Phật, may y, phướn lộng bằng bảy báu, mua hương dầu, hoa báu để cúng dường Phật. Ngoài ra, không được dùng, dùng thì phạm tội trộm vật của Phật. Còn Ngũ Bách Vấn chép:”Vật của Phật không được dời đến chùa khác, dời thì phạm tội khí. Nếu chúng tăng dời đi thì phải bạch tăng, tăng cho thì không phạm tội. Tỳ-kheo được phép làm tượng Phật, chép kinh, được cho vật không được lấy. Nếu được người nhà Phật thì chứa, không được sử dụng, sử dụng thì phạm tội lớn.

Cúng dường Phật cácvật: Luật Tăng-Kỳ chép: “ Nếu cúng dường hoa cho Phật quá nhiều thì được phép đổi mua dầu cho hương đăng, vẫn còn lại nhiều thì nên bán nhập vào tiền của vô tận của Phật. Lại nói có Xá-lợi thì gọi là tháp, không có Xá-lợi thì gọi là Chi-đề. Chi-đề được đặt lọng hoa,vật dụng cúng dường. Nếu nói Phật tham dục, sân si đã dứt, mà dùng những vật cúng dường trong tinh xá là mắc tội việt Tỳ-ni, nghiệp báo nặng. Lại nói: Nếu ngày đại hội Phật đản, được mang đến cúng dường trong tháp Phật. Trên là cúng dường tháp Phật, dưới cúng dường Chi đề. Ngũ Bách Vấn chép: “ Nếu cờ phướn nhiều, muốn làm Phật sự khác, được hỏi thí chủ, thì chủ không cho thì không được làm. Còn Luận Trí Độ nói:” Như vẽ tượng Phật, vì không đẹp nên phá đi thì được, còn vì tâm ác mà phá đi thì phạm tội.”

Vật cúng Phật: Luật Tứ Phần chép: cúng dường thức ăn tháp Phật, người sửa tháp được ăn. Luật Thiện Kiến chép:”Trước Phật, Tỳ-kheo hầu Phật được ăn, nếu không có Tỳ-kheo, thì người tại gia hầu Phật cũng được ăn. Theo văn nầy, mâm dâng cúng Phật người quét dọn tháp được ăn. Sáu vật hạn cuộc Phật như vốn tạo tượng Thích-ca, sau đổi làm tượng Di-đà. Luận Thiện Kiến chép: “ Muốn cúng dường tượng này phạm tội nhỏ. Theo đây, trông cảnh lý thật nghĩa thông, đều trái với tâm thí phạm tội dùng lẫn lộn. Nếu tạo tượng tăng và thiên thần thì lẽ ra phải kết tội, Nếu tâm thí thông, ngưng hầu Phật cúng dường, lẽ ra cũng không phạm. Ngũ Bách Vấn chép:” Dùng sắc thái Phật làm hình chim thú mắc tội. Ngòai ra, vật được cúng dường Phật phải xem xét sáu việc nói trên, phải khéo phân biệt đừng để phạm tội sử dụng lẫn lộn.

– Pháp vật cũng có sáu loại:

1. Vật Pháp bảo phải treo trong tháp cúng dường. Luận Tát Bà Đa chép:” Nếu bố thí cho Pháp bảo phải treo trong tháp, không được viết kinh và nói giới cho người nghe.

2. Vật pháp thọ dụng như các loại pho trật, hòm rương, khăn phủ bàn. Theo như trên là không được dùng vào việc khác.

3. Vật bố thí cho pháp: Luận Tát-Bà-Đa chép:” Nếu nói thẳng, bố thí cho pháp có hai phần: Một phần cho kinh, một phần cho người đọc tụng kinh. Y theo trước, hư rách cũng được thay thế.

4. Vật cúng dường pháp.

5. Vật hiến cúng cho Pháp đều y theo Phật nên biết.

6. Trong vật hạn cuộc cho Pháp.

Nếu vốn là Kinh Đại Phẩm sửa làm Kinh Niết-bàn, lẽ ra chẳng phải tội nặng, nếu sửa luận gom thành ngụy kinh, quyết phán phạm tội nặng. Nếu viết để thí chung thì không phạm tội nặng.

Vật của tăng có năm loại:

1. Vật của Tăng bảo, Luận Tát-Bà-Đa chép: “Nếu thí cho Tăng bảo thì phàm phu tăng, Thánh tăng không được lấy phần, vì vật này đã thí cho Tăng bảo, vật này phải trả lại cho thí chủ, nếu không thì phải treo trong tháp để cúng dường Đệ nhất nghĩa Tăng. Nếu nói thí cho chúng tăng thì Thánh tăng, phàm tăng đều được lấy phần. Vì nói không rõ, nên người thọ thí phải khéo biết.

2. Vật của Thường trụ tăng: Luận Ma-Đắc-lặc-già nói:”Tâm trộm cắp vật của bốn phương Tăng cho chùa khác, mắc tội nhỏ, trái lại dùng cho tăng nên không phạm tội nặng, dù có đánh chuông cũng phạm tội trộm, tùy theo chỗ xếp vào mà định. Còn Ngũ Bách Vấn chép: “Nếu xin cho Tăng, thì phải bạch Tăng, đem thức ăn cho Tăng ở tại đường, nếu tăng không cho mà mang đi thì phải bồi thường. Không bồi thường thì phạm tội nặng. Y theo văn nầy, nếu vì tăng khiến nhà không có chỗ xin ăn thì cho phép hòa tăng được ăn, không cần đánh chuông. Nếu nhà Tăng trang nghiêm thì đánh chuông được ăn, không cần hòa tăng, nếu đem thức ăn của chùa này nuôi vật chùa khác, theo Luận Ma-Đắc-lặcgià nói trên thì phạm tội nhỏ. Nếu được chùa này sai đi, thì không phạm tội. Nếu lén dùng một chút trở lên đều phạm tội nặng. Lại phá giới và tòan giới phi thời đều thành phạm tội. Nếu có người thỉnh thọ thực đến phòng phi thời an nhiên mà ăn.

3. Vật của tăng mười phương hiện tiền, đem vào của thường trụ cũng phạm tội nặng. So với việc tri kiến giữ lòng người tốt phương tiện hồi thí tăng vật hiện tiền. Vật cúng cho thường trụ mà đem làm lợi ích cho tăng, đều phạm tội nặng, hoặc vì tăng xâm tục, vì tục xâm tăng. Hoặc phi pháp yết ma chia y vật, đều trộm tăng vật mười phương hiện tiện. Hãy khéo suy nghĩ điều này, còn chia ra tội nặng nhẹ, trái với văn đều phạm tội nặng, hãy khéo suy nghĩ việc đó. Tăng vật của bốn chúng, như Tỳ-kheo qua đời đúng pháp làm yết-ma xong thuộc chúng hiện tiền, hoặc không chia mà trộm bán, hoặc chia không đều, hoặc không hòa tăng mà thưởng cho người khác là phạm tội nặng. Xin hãy suy nghĩ kỹ.

4. Vật của chúng tăng: như vốn cúng thí cho tăng chùa này lại đem cho chùa khác, hoặc Duy-na chấp sớ, vượt thứ lớp sai tăng. Hoặc người khác được sớ lén riêng thọ, đều vì tình thí chủ gồm cả Tăng, trái nghịch với thứ lớp, nên phạm tội nặng. Nếu trước đã thọ thỉnh riêng thì sau phạm giới.

5. Là Xuất hóa: Luật Tăng-Kỳ chép: “ Vật của tháp và Tăng hư hỏng bán lẫn lộn phải ghi chép rõ ràng là bán khi nào và trả lúc nào, nếu có việc thay thế giao lại phải ở trong tăng đọc sớ, nói rõ là giao phó cho người sau, trái lại thì kết phạm.”

Luật Thập Tụng chép:” Vật của tháp hư hỏng thủ lợi, lại dính mắc vào tài sản vô tận của tháp.”

Luật Thiện Kiến chép:” Được bán vật của tăng để làm phòng riêng.”

Kinh Thiện Sinh chép:” Người bệnh bán vật của Tam Bảo phải trả lại mười lần. Ngoài ra, Tăng không bệnh thì không khai cho. Trên đây đều chẳng phải là vật quý báu của Phật thì chẳng phải vật của Phật pháp được sử dụng, vì không có nghĩa hồi chuyển”.

Ngũ Bách Vấn Sự chép:” Vật của Phật hư hỏng người nào bán để tự sử dụng thì đồng tội với tội hoại pháp thân, nếu có vật cúng thí cho Phật thì những ngưu nô không được thọ dụng và mua bán đổi chác vật đó. Nếu khí vật bố thí cho quân đội cũng không được thọ dụng. Thứ là Pháp chiêm đãi, y theo văn dưới đây. Có Pháp Sư Đại thừa đến, đón rước cung kính, cấp cho trăm vị vàng ròng. Thập Tụng Luật chép:” Vì người này thay thế bổ xứ vào chỗ ta nên phải cung cấp, bất kể dùng vật gì để cung cấp, lẽ ra phải là vật của hiện tiền tăng, làm pháp hòa được dùng. Luật Ngũ Phần chép:” Nếu người tại gia vào chùa tăng không cho ăn liền khởi tâm chê bai. Phật nói: “Hãy nên mang cho, còn xấu thì đựng thức ăn”. Lại cho sinh chê bai, Phật nói:”Đồ tốt cho người đó. Y theo đây phải là người ác tìm lỗi tăng, không biết nghiệp đạo. Nếu hai chúng tại gia và các chánh sĩ hiểu bbiết rõ được vật tăng khó tiêu, tức không nên cho. Kinh Đại Tập chép:” Chỉ là vật của chúng tăng không được cho người thế tục, cũng phải nói đây là vật của ta riêng chúng cho ăn, nhưng ở trong chúng tăng có tổn ích trong pháp cho, nên Luật Tăng-Kỳ chép:”Tổn ích thì nên cho. Tổn là giặc đến chùa đòi các thứ ăn uống, nếu không cho thì chúng sẽ đốt chùa, tuy không nên nhưng phải tùy theo việc mà cho nhiều hay ít. Ích là thợ giỏi sửa chữa tăng phòng, loại liệu công việc của chúng tăng, nên cùng ăn trước hay sau bữa ăn, đầu thoa chân, nước uống phi thời, như ăn uống với cùng vua và các người có thế lực lớn. Đây gọi là ích. Luật Thập Tụng chép:”Cung cấp củi lửa, đèn đuốc cho vua chúa Đại thần, được dùng 19 tiền không cần bạch tăng. Nếu cần dùng nữa thì nên bạch tăng rồi cho. Còn có bọn cu1p hung dữ biết thức ăn Tỳ-kheo cần ăn, Tỳ-kheo nói:” Làm thức ăn này cho tăng, không phải làm cho các ông.” Phật nói: “ Nếu sợ hãi như thế, thì khi họ xin chút ít nên cho, xin phân nữa cũng cho, còn xin hết thì cũng nên cho luôn, đừng vì nhân duyên này mà mắc tội suy não. Luật Thập Tụng chép: “ Người làm thuê suốt ngày, chết không được trong sạch, Phật lượng công của người đó mà cho. Luật Thiện Kiến chép:” Pháp tiếp đãi tịnh nhân, như chia phần cao thấp cao như bậc Sư trưởng thì cúng y thực, thấp thì không được. Y cứ theo các văn như trên. Ngoài ra bất luận là có thể theo đó để thí dụ.

Hỏi: Các chỗ trích dẫn này phần nhiều là Tiểu thừa, làm sao lấy tánh giới Bồ-tát được.

Đáp: Tánh giới Bồ-tát cùng học. Nhiếp Luận chép: “ Văn nên được dùng”.

Hỏi: Bồ-tát giữ tăng vật không cho người nghèo thiếu, há không trái phạm, tổn hại lòng từ bi sao?

Đáp: Đây tức là bi, vì sao? Nếu lấy vật tăng cho người thì cả hai đều mắc tội nhiều kiếp chịu khổ, làm sao gọi là đại bi, vì thế không cho.

– Là người giữ vật của Tam bảo. Kinh Đại Tập 32 chép:” Phật nói:

Có hai hạng người có khả năng làm việc Tăng:

1. Bậc có tám giải thoát A-la-hán.

2. Học nhân chứng ba quả như Tu-Đà-Hòan, v.v.. có khả năng làm việc, Tăng, cúng dường chúng Tăng. Kinh Bảo Lương quyển thượng chép: Phật bảo Ca-diếp: Ta cho hai hạng Tỳ-kheo được làm các việc:

  1. Có khả năng trì giới
  2. Sợ đời sau dụ như kim cương.

– Lại có hai lọai:

  1. Hiểu được nghiệp báo.
  2. Có tâm hổ thẹn và tâm sám hối.

– Lại có hai loại:

  1. A-la-hán
  2. Tu tám Bối xả.

Nầy Ca-diếp! Ta cho hai hạng Tỳ-kheo này làm việc, tự không phải ung nhọt.” Phật dạy như thế tức là lời răn mãi mãi, nếu sợ quả báo thì phải đắn đo suy lường.

Thứ : là Khinh trọng, môn này đứng về cảnh có ba vị đều phạm tội nặng. Vì tánh và giá đều đầy đủ. Trong ba thứ vật báu và vật Phật pháp thọ dụng luôn cả Tăng vật thường trụ, tăng vật hiện tiền. Đàn việt dốc tin tâm coi nặng về thí vật, hoặc các thứ vật hoa trái, tất cả việc cần dùng riêng tự phí dụng, hoặc đem ra ngoài cho tri thức và bà con Tại gia, tội nặng này chịu quả báo ở địa ngục A-tỳ. Kinh Phương Đẳng chép: “Bồ-tát Hoa Tụ nói rằng:”Năm tội nghịch bốn tội trọng ta cứu được, nhưng trộm vật của Tăng thì ta không cứu được”. Kinh Đại Tập chép:” Tội Trộm vật của tăng tội đồng với năm tội nghịch. Kinh Quán Phật Tam-muội chép: Trộm vật của tăng nặng hơn giết tám mười bốn ngàn cha mẹ. Linh Nham Tự chép:” bây giờ có Tỳ-kheo khách qua đời, đến gặp Quán Thế Am, thấy ghi tội trên bảng đá là lấy củi của tăng để nhuộm đồ, đều bị tội nặng, chẳng nên vì một chút mà không bồi thường. Vào thời Phật Ca-diếp có một vị Tỳ-kheo điều lành trong đám ruộng thấy lúa nhiều, liền lấy bảy hạt để vào miệng; bị đọa vào lòai trâu, dùng thân để bồi thường. Luận Đại Trí Độ chép: Vì năm, sáu hạt gạo mà phải đọa làm trâu. Trải qua 00 đời tu chứng quả A-la-hán vẫn còn tự nhai như trâu, đó là Tỳ-kheo Ngưu Ty. Đây là lời răn dạy nghiêm khắc, phải khéo suy nghĩ việc này.

– Nói về trong loại vật khác, có hai:

  1. Chủ khác nhau.
  2. Phân biệt nghiệp khinh trọng, ở trước nói có 10 thứ:

Giữ gìn vật có chủ. Như Luật Thiện Kiến chép: “Tỳ-kheo vì Tam bảo mà giữ gìn tiền của người. Nếu cẩn thận giữ gìn đóng cửa khóa lại chắc chắn, nhưng kẻ trộm cắp theo lỗ hỏng trộm lấy, hoặc cưởng bức, giới hạn của chủ chẳng thể cấm được, không cho người giữ vật, nếu trái thì phạm, Tỳ-kheo giữ vật phải bồi thường, không thường thì kết phạm. Luật Thập Tụng chép: “ Nếu nhận vật ký gửi, trông coi cẩn thận, mất thì không thường, không trông coi cẩn thận thì mất phải thường. Nếu có lòng tốt mà làm hư bể thì không phải thường, nay có lòng tốt rửa bát cho người lỡ tay làm vỡ, bồi thường hễ đựơc thì phạm tội nặng.

Vật thí của kẻ trộm không nên nhận. Kẻ trộm vì thí mà trộm tức là duyên trộm. Nếu theo người khác xin tức là xúi giục người khác ăn trộm, nên đều không được nhận. Nên Du-già chép:”Nếu biết vật này là trộm thì không lấy không phạm. Nghĩa y cứ như kia sửa lỗi mà thí. Tính ra cũng nên nhận, vì lòng từ bi thương xót người kia cũng phải nhận, nhưng không theo người đó xin, có lẽ trộm đem đi cúng thí. Giới Tiểu thừa thì có chủ thí mới nậhn. Luật Thập Tụng chép: “Giặc trộm vật đến, hoặc lòng tốt thí, hoặc vì người khác lo sợ thí thì được lấy vật này, đừng theo xin, nếu cho thì được lấy, lấy rồi đem nhuộm hoại sắc mà mặc. Có 38 người biết xin lại thì nên trả cho họ.

Đọat vật của giặc, có hai:

    1. Tự
    2. Tha

Trong đó có bốn câu:

Tự chưa xả tâm, tưởng trộm chưa thành, đọat lấy không phạm tội nặng. Nên Luật Ngũ Phần chép: “ Có một Tỳ-kheo bị giặc trấn lột lấy y vật. Sinh nghi hỏi Phật, Phật dạy:” Không phạm, như giới Đại thừa thì phạm tội khinh, vì thuận theo san tham trái với bi tuệ, nên hai tự tâm chưa xả bỏ, giặc đã nghĩ là đã được, lấy cũng thành tội nặng. Vì giặc nghĩ là đã được nên vật thuộc về giặc, nghiệp trộm thành xong. Đoạt thì tự mình thành kẻ trộm, nên luật nói::”Giặc đọat vật của giặc.” Luận Tát-Bà-Đa chép: “ Mất vật tâm chưa xả vẫn lấy vật này, tính tiền thành tội nặng.

Tự tâm đã xả bỏ, giặc chưa nghĩ là được, lấy cũng thành tội trọng. Vì trái với tưởng này, nghĩa là đã xả tâm. Vật chẳng phải mình có, đâu cho được lấy. Lấy tính thành tội nặng. Vì trái với tưởng này, nghĩa là đã có tâm xả. Vật chẳng phải mình có, đâu cho được lấy. Lấy tính thành tội nặng, y cứ theo đây. Nếu chưa biết vật bị mất đem ra ngoài sử dụng, sau gặp vật này đọat lại phạm tội nặng.

Tự tâm đã xả, tưởng giặc chưa được, thành tội nặng không nghi ngờ. Y cứ theo đây, nếu mất vật rồi sau biết chỗ chôn giấu, cũng không được lưu ý lấy và bảo cho người, cho đến chết phạm tội thứ hai của Ba-la-di. Còn Tỳ-Nại-Da chép:”Nếu mất vật, quan đọat lại trả cho Tỳkheo, được lấy không phạm.

Vì người khác có hai:

Nếu đối với giặc khởi sân, đối với giặc khởi tham, là từ thân biết.

Đoạt vật giống như trước. Bốn câu y cứ theo đó.

Nếu khởi tâm từ bi ủng hộ vật Tam bảo thì đọat lấy không phạm.

Trộm vật của người cúng thí. Nếu đã xả vật thí cho người sau lấy lại phạm tội nặng, nên Luận Đại Trí Độ chép: “ Thí rồi lấy lại cũng thành phạm.

Trộm vật của quan. Luật chép:”Tỳ-kheo không có pháp thu thuế, không đồng thuế quan của người tại gia. Vật của người thế tục, Tỳ-kheo nhận thì mắc tội nặng. Nay vật thuộc có quan, thu thuế hay không thu thuế, lẽ ra phạm tội nặng. Luật tăng-kỳ chép: Quan lấy thuế vật Tỳkheo, Tỳ-kheo tìm cách xin miễn, thì không phạm tội nặng.

Ta không cần thiết

Vô lý thu thuế ta.

Tát-Giá-Niết-bàn-Kiền Tử chép: “ Không thâu vương khóa chẳng phải trộm.

Hỏi: Củi cây trong núi không thuộc quốc vương, vì sao lấy mà không phạm tội trộm?

Đáp: Ý vua vốn xả, nghĩ là cấp cho bá tánh, nên tùy theo lấy chiếm là chủ. Nếu trong núi có các thứ vật báu ẩn tàng vua không xả mà lấy thì phạm.

Trộm vật của người điên cuồng: Luận Du-già quyển nói:” Y của người điên cuồng có được lấy hay không? Hoặc được không được, thế nào là được lấy? Vì không biết cha mẹ ở đâu, tự giữ vật thí Tỳ-kheo được lấy. Thế nào là không được lấy? Là có cha mẹ v.v….. nên biết. Không tự tay cho không được lấy.

Trộm súc vật, Luận Tát-Bà-Đa nói: “Tất cả chim thú ăn còn dư, lấy thì phạm tội Đột-cát-la, y theo giới này mắc tội nặng, như trong ruộng đào hang chuột giấu cũng phạm tội nặng.

Trộm vật của thần, Luật Tăng-Kỳ chép: Trộm vật trong tháp Phật, trong đền thờ Phật mắc tội nặng. Văn Bồ-tát giới nói:”Cho đến vật của quỷ thần, v..v…. nghĩa là nếu muốn biết quỷ thần cho hay không, phải bói để xả tiếc lẫn.

Trộm vật của quỷ.

Trộm vật của thần.

Đều y cứ theo đây nên biết.

Nói về nghiệp nhẹ nặng có sáu:

Về quả báo mạnh hay yếu, người và vật đều mắc tội nặng. Là tâm nhiếp hộ mạnh mẽ, đồng với Tiểu giới của Thanh văn, trừ các cõi trên cũng phạm tội nhẹ.

Về khổ não nhiều ít, bất luận các cõi, chỉ cần ưu khổ sâu cũng phạm tội nặng, ngược lại là nhẹ.

Về lỗi cứu giúp, bất kể sinh não nhiều ít, chỉ khiến nghèo cùng duyên trước thiếu gặp trộm cướp tánh mạng khó an toàn, lẽ ra tội càng phải nặng.

Về đức, bất luận nghèo giàu, chỉ cần trộm vật của bậc có đức đã phát Bồ-đề tâm, lý cũng nặng.

Về ân nghĩa là trộm vật Tam bảo rất nặng.

Giải thích chung có ba việc trọng khinh nên được biết.

Khiến sinh tội nặng khổ não.

Người kia trước thiếu ít khiến mạng nạn hoàn toàn.

Tam bảo là có đức hoặc sâu, hoặc cạn.

Cha mẹ, Sư tăng và các vị tu hành, hoặc trộm có đủ ba cảnh: Thiếu một là thứ, thiếu hai là hạ, thiếu ba là hạ hạ, đều y theo rs1t dễ hiểu. Vật Tam bảo là trọng, vật của Tăng là tội nặng cùng cực. Những thứ này đứng về tội nặng trong nghiệp đạo lại nói là khinh trọng. Phạm giới nghĩa như thế nên nói là nặng.

Thứ hai: Y cứ vào về thể của vật đã trộm. Chung cho, phi tình.

Trong phi tình có ba:

– Y cứ vào tiền của.

– Y cứ vào sáu trần

– Y cứ vào sáu giới.

Câu đầu cũng có ba:

Có tâm ngã sở, có vật giữ gìn, như gấm lụa trong rương.

Có tâm ngã sở không vật thủ hộ như ngũ cốc trong ruộng.

Không tâm ngã sở, không giữ gìn vật, như kho tàng dưới lòng đất.

Trộm cắp theo ba dạng này đều phạm tội nặng, nếu y theo văn luật thì đất của Phật và Tăng nếu có kho tàng, tùy xuất thuộc hai vị Phật, Tăng cũng không trả lại chủ, bèn cho vua.

Trộm vật của sáu trần. Luận Minh Liễu chép:”Trộm sắc tội rất nhiều, đứng về sáu căn khởi hạnh phi pháp, như các vị tiên gọi là Hung hành thần thần (đi bằng bụng), người có nọc rắn, làm vị tiên thấy liền phạm. Theo đây, như Bí Phương Yếu Thuật, không cho người thấy trộm cũng phạm tội nặng.

Trộm thanh: Như đọc chú trị bệnh, muốn học phải trực tiếp, nghe thầm thì phạm tội nặng. Còn nghe trộm Kỳ-bà Dược Cổ được hết bịnh.

Trộm hương là ngửi mùi thơm.

Trộm vị, nếm mùi.

Trộm xúc y theo thí dụ rất dễ biết.

(18) Về Trộm pháp, như Bí Phương Yếu Thuật người bệnh tâm duyên theo liền hết bịnh, được trực tiếp mới biểu thị cho viết trực tiếp. Tỳ-kheo thọ pháp từ thầy tâm duyên liền hết dịnh, không trả tiền nên phạm tội nặng.

Về sáu giới: Như Luật thập tụng chép: “Nếu ruộng nên nói với nhau được thắng thì phạm tội nặng, không bằng thì phạm tội khinh. Nếu làm tướng lạ quá phần là tội nặng. Đã không nói lý ngay cong thì mắc tội nặng Nghĩa y theo, nếu người kia đã ăn trộm đất của tăng thuộc tướng mình thành, theo lý thì mắc tội nặng. Nếu người kia chưa định thì mắc tội khinh. Nếu chẳng phải lấy phần đất, lẽ ra phạm tội nặng. Trộm nước là theo Luật Tăng-kỳ, nếu Tỳ-kheo vì Phật tăng, hoặc vì mình mà trộm, vũng nước lớn sụp lở đi qua, xuống ruộng phạm Thâu-lan-giá của Ba-la-di. Luận Du-già:”Tính ao chênh lệch quá phần mà dùng nước đầy là phạm tội nặng.

Trộm lửa, nếu lấy lửa trong tăng trù thì nồi lạnh, nên biết trộm gió, như Luận Minh Liễu chép:” Có chú quạt thuốc thoa, Tỳ-kheo trộm xa không cho giá trị phạm tội nặng.

Trộm hư không, nếu ở ranh giới của người khác mà xây dựng lầu gác, vào chỗ trống của người, ngăn cản việc xây cất của họ, nên gọi là trộm hư không.

Trộm hiểu biết là trí tuệ. Trong Luận Minh Liễu, người có thủ đoạn độ người. Tỳ-kheo học không trả tiền phạm tội trộm tri thức. Như thế tất cả phải cẩn thận y theo đó.

Trộm hữu tình, Luật Tăng-Kỳ trộm bốn chân, là đi đến chỗ hẹn, dở chân lên liền phạm tội nặng, chủ cũ đuổi theo, tâm chưa được mất thì phạm tội nhẹ. Luật Thiện Kiến chép:”Trộm chim trong hư không từ cánh đến cánh, từ đuôi đến đầu, trên dưới cũng giống như vậy, đều mắc tội nặng. Y theo giới này, dù chim không chủ nhưng thân chim tự làm chủ, nếu trộm thì phạm tội nặng. Y theo đây, nếu người thợ săn sát sinh mắc hai tội trộm và sát, nếu trộm cưỡi ngựa cũng phạm tội nặng, nghĩa là trộm công dụng.

Trộm vật không chân, Luật Tăng-Kỳ chép: “Rắn trong lồng trộm lấy phạm tội nặng. Hoặc sân mắng rằng:” Vì sao buộc trong lồng? Vì mở ra là chạy mất. Luật Ngũ Phần chép: “Nếu hoại sát cụ thì không phạm, không nên chỉ bày. Luật Thập Tụng, Luận Ma-Đắc-Lặc-Già chép:”Tự tâm phá lưới, mắc tội Đột-cát-la. Theo giới Bồ-tát này. Nếu dùng tâm trộm để lấy thì phạm. Vì lòng từ mà mở thả thì không phạm. Như trong phần khai duyên dưới đây.

Trộm vật 2 chân: Nếu trộm nam nữ hiền lương làm người thấp hèn, hể dở hai chân liền phạm tội nặng. Nên Kinh Bồ-tát Nội Giới nói:” Bồ tát không cướp lấy dân lành làm nô tỳ. Nếu cha mẹ dẫn đi chơi, không cứu giúp sau lưng lén dẫn trốn đi, đáng lý cũng phạm, phải dạy hiếu tảho dưỡng ngồi mới nhập vào đạo được, mới là chánh hạnh của Bồ-tát.

Hỏi: Lén dẫn nhập đạo, hiện thiếu lệnh của vua, tổn hại quốc vương, há chẳng phải phạm tội nặng hay sao?

Đáp: Nếu là phước của người thất hành tu đạo, giúp cho quốc vương mà được qua chỗ thu thuế. Nên cũng không phạm. Nếu tránh làm việc nặng nhọc cho vua, thân vào đạo lẽ ra cũng không được miễn. Còn nếu không có người sai sử thì phương tiện dẫn làm đệ tử. Nhưng mưu đồ lợi dụng sức của họ chứ không giáo huấn, tức trộm lực dụng vậy. Phải có thầy giúp đỡ, dùng pháp lý dạy bảo, đâu thiếu sai sử mà được báo ân, đâu cho phép họ có phạm. Luật Thập Tụng chép:” Giặc bắt đệ tử đem đi, sư đoạt trở lại phạm tội nặng. Giặc chưa quyết tưởng thì không phạm. Đệ tử tự trốn đi thì không phạm. Theo giới Bồ-tát thì phải chuộc đệ tử, hoặc dùng thân mình thay thế. Nếu đệ tử sau này bị khổ nhiều, chuộc hay thay thế không được, phải đọat lại thì không phạm. Đồng khai duyên, Luật Thiện Kiến chép:” Trộm tôi tớ phạm tội nặng.” Luật Thập Tụng chép:’” Thấy tôi tớ của người bèn nói rằng: “Khổ quá, sao không bỏ điều lành”. Nếu họ giở một chân điều lành phạm Thâu-langià, giở hai chân phạm tội nặng, nếu tôi tớ phản bội bỏ đi không xúi giục thì không phạm.

Hỏi: Đuổi sứ đi há chẳng phải phạm công sức hay sao?

Đáp: Hoặc tôi tớ chưa đi tuần. Lực dụng thuộc về hội chủ, lén sai liền phạm. Theo đây thì chỉ trái với tôn chỉ lén sai tất cả đều phạm. Kế là vật khinh trọng đều phạm tội nặng. Nhưng cỏ lá là vật nhỏ nhặt làm tổn hại đạo nghiệp nên phạm tội nhẹ. Trái đây là phạm tội nặng.

– Tâm trộm cắp có hai:

  1. Chung
  2. Riêng

Trong chung có ba vị:

  1. Y cứ vào ba tánh có thiện, ác, vô ký.
  2. Y cứ vào ba độc là tham, sân, si.
  3. Y cứ vào thời tâm là đầu, giữa và cuối. Trong ba vị đều

có bảy câu, nghĩa là ba đơn, ba song, một hợp, gồm chung 21 câu. Các tướng khinh trọng y theo giới trứơc, đầy đủ trong Quảng Luận.

Trong riêng, Luật Thập Tụng nói có sáu thứ:

  1. Khổ thiết thủ
  2. Khinh mạn thủ
  3. Dĩ tha danh tự thủ
  4. Xúc ái thủ
  5. Thọ ký thủ
  6. Xuất tức thủ.

Trong đó, Xuất tức thủ là tội nhẹ, năm thứ còn lại đều phạm tội nặng. Ma-Đắc-Lặc-già chép:“ Tâm cướp đọat có ba thứ:

  1. Cưỡng đọat lấy.
  2. Dùng lời nói lấy
  3. Thí rồi đòi lại.

Luật Tứ Phần có mười thứ:

1. Tâm đen tối: nghĩa là tâm si mê ngu ngốc, giáo hóa chúng sinh nên học theo mê, tùy theo làm kết tội trọng như Ma-Ma-Đế dụng lẫn lộn vật Phật Pháp Tăng.

2. Tà tâm, nghĩa là tâm tham danh lợi, trá hiện thật đức. Tà mạng nói pháp, dối gạt người trước mà được lợi thì gọi là trộm.

3. Tâm Khúc lệ: nghĩa là cho ít, hiềm hận hiện sân đòi nhiều. Hoặc thị hiện uy nộ được tức thành trộm.

4. Tâm Khủng bố: nghĩa là áo bức quát mắng mà lấy, hoặc nói ác báo địa ngục mà lấy, hoặc dùng thế lực của vua quan mà lấy, đều phạm tội nặng.

5. Thường có tâm trộm, thường lấy việc cướp đoạt tài vật làm công việc.

6. Quyết định lấy, nghĩa là trong tâm sắp sẳn phương tiện đã thành. Vì phải khắc quả, động vật thành phạm.

7. Khủng khiếp lấy, nghĩa là thị hiện tướng thân miệng ý, khiến người sợ mà cho vật.

8. Gởi vật lấy, hoặc hoàn toàn chống cự lấy hết, hoặc dùng một chút rồi trả lại.

9. Thấy tiện thời liền lấy, nghĩa là dò xét thấy tệin dịp liền lấy.

10. Gữi gắm lấy, hoặc giả danh nghe uy đức, hoặc thị hiện thân hơn người, hoặc nương gá quan chức, hoặc truyền danh tự của người, hoặc dựa vào lời phânbiệt của mình, như vậy các văn trong luật, luận nói đều có ý nghĩa sâu kíb khuôn phép thuận theo tâm thanh tịnh của giới Bồ-tát. Nên ghi chép phụ lục điều đó. Mong rằng người tu hành thành thật giữ gìn.

4. . Cách thức trộm, có mười thứ:

Viết xong liền phạm, nghĩa là đọan vật khinh trọng của vị tăng qua đời, hạ bút viết liền phạm. Còn cương duy phán tăng vật phi lý mà dùng. Còn chữ trên sách thuộc về làm rồi có, còn vô lý đoạn được cho. Vô lý đọan và cho cả hai đều kết tội nặng, Luật Thiện Kiến chép: “Cách ghi chép chữ, viết một đầu phạm tội nhẹ, viết hai đầu phạm tội nặng.

Nói xong thì phạm, nghĩa là đối với lời nói phi lý cắt đứt. Luật

Thiện Kiến chép: Nếu tâm trộm nói lên quyết định là đất của ta, chủ đất sinh nghi phạm Thâu-lan-giá, tên chủ đất quyết định mất thì phạm tội nặng. Nếu đến hỏi tăng.

Tăng Đáp: Đều phạm tội nặng. Nếu trộm hạ thọ thí, còn dùng lời phân biệt dối gạt hoặc không trả lại, đều phạm tội nặng.

Dời cọc phạm tội, Luật Thiện Kiến chép: “ Dời cọc một lần phạm tội Thâu-lan-già, dời hai lần phạm tội nặng. Dù chỉ một sợi tóc, một hạt gạo đều phạm tội nặng, đất sâu vô giá, dây đàn cũng thế. Đây là y cứ vào lượng của đất mà phân biệt.

Đứng về màu sắc khác nhau mà phạm tội: như Luận Tát-Bà-Đa chép:”Trên Chiên nậu cù lũ có cây cành lá hoa, ăn trộm lá cho đến hoa trên cây đều phạm tội nặng, vì khác chỗ mầu sắc cũ.

Họai sắc mà phạm, như mượn y vô ý làm hư rách. Tùy chỗ hư tổn mà kết tội nặng, nên luật nói: “Như hoại sắc”

Chỗ Thiêu chôn mà phạm, như phóng lửa thiêu đốt núi rừng, làm hao tổn tài sản của người, phạm tội trộm, không nên phóng lửa phạm tội khinh cấu.

Tùy trù mà phạm, như Luật Tứ Phần chép:” Trộm ghi số thẻ làm cho số thẻ chi vật bị thiếu, còn người chủ chia vật cho chúng không bình đẳng.

Chuyên xỉ phạm, như Luật Thập Tụng chép: “ Xu bồ, chuyển xỉ di, kỳ tử v.v….đều phạm tội nặng.

Đứng về chú phạm, nghĩa là chú làm hao tổn tài sản của người khác. Như văn chú ăn trộm.

Phạm chung: như thổi vật trong hư không, phá tài sản của người khác. Còn ở đây chưa phân biệt là loại đã có nhiều thứ, đều có thể y cứ theo đây mà biết. Những thứ này cũng nói chung là rời khỏi chỗ cũ. Nhưng giới ăn trộm rất sâu khó giữ dễ phạm, mong những người tu đạo suy nghĩ về điều đó. Nên Luận Thiện Kiến chép:” Giới luật nên suy nghĩ giữ gìn.”

Giới trọng thứ hai này sự tướng khó hiểu, không thể phân biệt giải thích ý nghĩa vụn vặt của nó, phải khéo suy luận văn, Tiểu thừa còn trở ngại thân miệng như thế, huống chi giới Bồ-tát giữ gìn Ba nghiệp ý địa rất sâu có thể tình được.

Môn thứ sáu nói trên đã xong.

Thứ bảy là Nghiệp của trộm:

Theo Luận Thập Địa và Luận Đối Pháp, quả có ba lọai:

a/ Quả Dị thục, nghĩa là đọa vào ba đưởng ác, chịu khổ cùng cực.

Theo Kinh Ưu-Bà-tắc-Giới, quyển bốn chép: “ Nếu người ưa trộm cắp, người này cũng được mầu ác, sức ác, tên ác, đoãn mạng. Tài vật tổn giảm, quyến thuộc chia lìa, người bị mất vật sinh nghi. Tuy người gần gũi cũng không ai tin, thường bị hiền thánh quở trách. Nên gọi là quả của nghiệp ác hiện tại. Nếu được thân người thì không có của cải quý giá, dù có được cũng theo đó mà mất hết. Không được cha mẹ, vợ con thương tưởng. Thân thường chịu khổ, tâm luôn sầu não, là một năng lực nhân duyên của người ác. Mọi người phàm chỗ ăn nuốt không có sắc lực, quả ác của ngừoi này tai ương lưu lại trong muôn họ.

Theo Luận Đại Trí Độ quyển 13, Phật nói không cho mà lấy có mười tội:

  1. Chủ vật thường sân
  2. Nghi người
  3. Phi thời thực hành trù lượng
  4. Bè đảng với người ác, xa lìa hiền thiện.
  5. Phá gốc lành.
  6. Mắc tội với quan
  7. Tài vật không vào
  8. Gieo nhân duyên nghiệp nghèo cùng
  9. Chết đọa địa ngục
  10. Nếu sinh làm người thì nghèo khổ, dù có tiền của cũng bị rơi vào năm nhà:

 

  1. Giặc cướp
  2. Nước lụt
  3. Lửa cháy
  4. Phép Vua
  5. Con hư phá hoại

Dù cho cất giấu cũng mất.

Thông cuộc nghĩa là trước thông sau cuộc. Thông có ba loại:

  1. Về tưởng.
  2. Về Sự
  3. Về mật ý.

Tưởng: Luật Tứ Phần: “Tưởng cho nên lấy, tưởng của mình, tưởng của phẩn tảo nên tạm lấy, tưởng của bà con đều không phạm. Trong Luật đủ bảy pháp gọi là bà con:

  1. Việc khó làm mà làm được.
  2. Việc khó cho mà cho được.
  3. Việc khó nhẫn mà nhẫn được.
  4. Việc bí mật nói với nhau
  5. Giúp đỡ lẫn nhau
  6. Gặp khổ không bỏ
  7. Nghèo hèn không khinh.

Người thực hành được bảy pháp như thế là bạn thân, y cứ theo đây mà suy lường điều đó.

Về sự, như Du-già Giới Bản chép: “ Như Bồ-tát thấy giặc cướp đoạt vật của người, vật của tăng-già, vật của tháp, lấy nhiều vật đã chấp là mình có, buông lòng thọ dụng. Bồ-tát thấy rồi khởi tâm thương xót. Ở người đó phát sinh lợi ích an vui. Tùy theo bị áp bức đọat lấy, chớ để cho thọ dụng. Tiền của như thế sẽ chịu vô nghĩa vô lợi trong đêm dài. Do nhân duyên này, nên tiền của quý báu đọat được, nếu vật của Tăng-già thì trả lại cho Tăng-già, vật của tháp thì trả lại cho táhp, vật của hữu tình thì trả lại cho hữu tình. Còn thấy chúng chủ, hoặc viên lâm chủ lấy vật của Tăng-già, của tháp nói là mình có rồi tha hồ thọ dụng. Bồ-tát thấy rồi lựa bỏ việc ác, khởi tâm thương xót, chớ để vì nghiệp tà này mà phải chịu vô lợi ích lâu dài, tùy sức tùy khả năng mà phế bỏ chỗ y cứ của mình. Bồ-tát như thế tuy không cho mà lấy vẫn không phạm mà còn sinh nhiều công đức.

Về mật ý, như Nhiếp Luận dịch vào Đời Lương chép:”Vì sao không cho Bồ-tát cướp đoạt của người khác? Vì Bồ-tát giáo hóa chúng sinh không từ vương chủ và cha mẹ mà được.

Hạn cuộc là dù chỉ một niệm khởi tâm lấy liền thành phạm. Kinh Văn-thù Vấn chép:” Nếu sinh ý nghĩ trộm phạm tội Ba-la-di của Bồtát.

Thứ chín. Đối trị hạnh,lược phân biệt tư duy mười thứ hành sự.

Khi Bồ-tát trì giới luật nghi cho đến trong mộng còn tưởng cỏ lá không cho mà lấy, huống gì việc đó.

Khi trì giới nhiếp thiện pháp cho đến thân mạng niệm niệm xả thí cho tất cả chúng sinh. Huống chi có lợi ích.

Giới Trì nhiếp chúng sinh, từ bi phương tiện thường niệm lợi ích, đâu thể có việc tổn ích.

Học tập hạnh ít muốn, nghĩa là thấy tài vật của người khác nhiều vô lượng trăm ngàn không có tâm dục, huống gì có việc trộm.

Người biết đủ tuy nằm dưới đất vẫn an vui.

Hạnh bất tham: nghĩa là dù có trăm ngàn tài vật của chúng sinh cũng không có một y nghĩ hướng về mình.

Hạnh đốn xả, nghĩa là đối với một chúng sinh, một niệm đốn xả,

hằng sa thế giới tài bảo thân mạng. Như là niệm niệm tận kiếp vị lai ý còn không đủ, như một chúng sinh, tất cả đều như vậy.

Hạnh hoan hỷ, nghĩa là thấy chúng sinh hết nghèo khổ, được giàu sang vô lượng, vui mừng vô tận, được an vui cõi trời.

Hạnh thâm bi, nghĩa là thấy chúng sinh nghèo khổ lòng thương xót rơi lệ không thôi.

Hạnh thù thắng, nghĩa là lập sự giàu vui của trời, người và Niếtbàn Nhị thừa trao cho chúng sinh, chẳng phải cho là đủ, phải được Vô thượng Bồ-đề mới là rốt ráo, đem các hạnh mong muốn tu hành như thế, đâu có các việc trộm cắp.Thứ mười là giải thích văn, có ba nghĩa đồng như trước:

– Dứt nghiệp ác- Tu hạnh lành.

– Trái quy chế kết phạm.

Trong câu đầu có hai:

Trước nêu lỗi, sau chánh chế. Trong nêu lỗi có bốn:

– Giải thích người trộm cắp.

– Cách thức trộm cắp

– Hiển bày tướng trộm cắp.

– Vật bị trộm cắp.

Trong câu đầu tự trộm và xúi giục người trộm đều thành rốt ráo. Trong đây có hai câu hỏi đáp đều đồng với giới trước rất dễ hiểu

Hỏi: Trước trong tâm sát có bốn, nghĩa là tự tha khen vui. Vì sao trong đây không có hai?

Đáp: Trong văn còn sơ lược, xếp vào phương tiện liền xâm tổn tài vật của người khác. Còn nhiều loại chẳng phải một nên gọi chung là phương tiện. “Trộm nhân…v.v…” là nói cách thức trộm

Bốn loại giải thích này cũng đồng như trước. Nghĩa là: Tự mình làm là Nhân, xúi hịuc người là duyên, phương tiện là pháp, rốt ráo là nghiệp.

Về chỗ trộm, nghĩa là:

1. Dụng công cướp đọat tiền của người khác, cướp đọat làm công của mình, nên gọi là nhân trộm. Còn như bí mật làm ổn định công diệu của mình, cướp lấy nhiều giá trị đều là trộm của người.

2. Người khác bị trộm phá hoại, khiến cho người đó không được, người trộm kia là duyên.

Về trộm, nghĩa là:

  1. Là giặc
  2. Giúp giặc làm bạn.

Thiết lập là cách thức.

Nhà là nghiệp giặc.

Về cụ duyên

Bên trong có tâm trộm Bên ngoài thiếu tư cụ Thi công tạo tác.

Gởi lên rời chỗ cũ.

Luận Thập Địa chép:” Hai câu đầu là nhân lìa, câu kế là đối trị lìa, nghĩa là phải thí cho. Sau là quả hạnh lìa, huống chi là trộm lấy, đều phải nên biết.

Chỗ có tướng trộm. Trộm lấy vật đó, phương tiện có nhiều thứ. Dưới đến chú trộm nên nêu riêng ra điều đó, y theo giới trước có chữ “cho đến” nên được biết. Dùng tâm chú vật về mình, còn mượn duyên chú kia cướp lấy đều gọi là Chú đạo.

Cho đến hiển rõ chỗ trộm vật ở trong đó.

1. Về chủ, nghĩa là chung năm cõi, chỉ trừ địa ngục, ban đầu từ trời, người cho đến phi nhân, nên nói:”Cho đến quỷ thần”. Nhưng vật có chủ thì phạm, nên nói là có chủ. Lại đoạt vật người khác, còn có thể cướp được vật của người, nên nói cướp vật của giặc.

2. Về vật thể, nghĩa là vật rất nhỏ như đầu cây kim, ngọn cỏ còn không phạm huống gì phạm đủ cả năm.

Thứ hai. “Mà Bồ-tát” v.v.. trở xuống là nói chế tu thiện hạnh. Cũng là Nhiếp thiện giới hạnh, cũng là trị hạnh của người ác kia. Trong đó có hai:

1/. Khởi tâm

2/. Là làm lợi ích

Trong đó phải khởi bốn tâm, nhưng có bốn giải thích:

1.Khởi tâm Phật tánh.

2. Tâm hiếu thuận

3.Từ tâm Bi tâm.

Chữ sinh ở trên quán hạ, trở xuống chữ tâm chung với ở trên. Nên 2 duyên đầu thượng vị còn phải cúng dường, vì sao lại ăn trộm? Hai duyên sau hạ vị còn phải cứu giúp, đâu cho phép trộm cắp. Vì đối trị với trộm cắp nên khởi tâm nầy.

2. Y theo Phật tánh khởi hai tâm: nghĩa là sinh hiếu thuận Phật tánh từ bi. Hai tâm này tuy duyên hai loại chúng sinh thượng, hạ mà thường thuận theo bản tánh bình đẳng, nên nói là Phật tánh tức dồng với chữ Thường Trụ ở giới trước.

Vì Phật tánh này có hai nghĩa nên sinh hai tâm:

1. Nghĩa thường trụ. Kinh chép:”Vì thuốc đó mọc ở trong núi. Đứng về nghĩa của bản tánh thanh tịnh này nên sinh tâm hiếu thuận mà tôn kính. Như Bồ-tát Thường Đề thương xót bốn chúng. Còn vì thường trụ tức tùy duyên, tùy duyên tức thường trụ không hai. Vị Bồ-tát này duyên chúng sinh thường đủ hai tâm. Còn y cứ theo chúng sinh có hai nghĩa:

Sở y Phật tánh có đủ hai nghĩa, như đã phân tích ở trên.

Y theo tạp nhiễm cũng có hai nghĩa:

Duyên thành dường như nghĩa có.

Vô tánh tức nghĩa không.

Do đây, pháp nhiễm có tức là nghĩa không. Phật tánh tùy duyên thành nhiễm. Nay văn này không đứng về pháp nhiễm. Chỉ từ hai nghĩa của Phật tánh sau nói hai tâm.

Đứng về tự tánh trụ Phật tánh tại triền, sẽ thuơng xót sinh tâm từ bi. Về dẫn ra và đến được quả xuất chướng. Có thể tôn sinh lòng hiếu thuận.

Thường giúp tất cả, v.v…. trở xuống là nương theo tâm làm lợi ích, “Thường giúp” là nói lâu dài không đứt quãng. Mọi người là nhiếp không còn gì ở ngoài. “Sinh phước” là nói các thứ vui là nhân. “Sinh vui” là khiến được quả vui. Hai thứ này chung cho cả thế gian và xuất thế gian. Đại thừa và Tiểu thừa đếu có thể biết. Theo Du-già, chỉ sinh hiện lạc, vô phước lợi, hoặc các Bồ-tát đều không làm. Cho nên trong đây sinh đầy đủ hai thứ phước vui.

Thứ ba. Mà trái lại trở xuống v.v… là vi phạm quy chế kết phạm, có ba nghĩa:

Trái phạm đọan ác ở trước, còn phạm quy chế tu phạm sau., nghĩa là trộm vật của người khiến cho họ sinh khổ, sinh tội, trái với phước vui.

Phải lợi ích chúng sinh, nếu không lợi ích chúng sinh thì phạm giới Nhiếp chúng sinh. Đáng thí mà không thí phạm giới Nhiếp thiện pháp. Không nên trộm cắp mà trộm cắp phạm giới Luật nghi, do đó một tội trộm này trái phạm cả ba giới, nên kết tội nặng.

Cứu giúp chúng sinh được phước vui mà lại trộm cắp sinh tội khổ. Rất trái với điều đo nên kết tội nặng. Dưới đây đã chỉ bày tên tội nên biết.

 

 

Trang: 1 2 3 4 5 6