QUẢNG HOẰNG MINH TẬP

Cuối đời Đường, Sa-môn Thích Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

THIÊN THỨ BA: PHẬT ĐỨC (PHẦN 3)

Nước Tùy, Tùy Cao Tổ ra chiếu chỉ lập tháp Xá-lợi. Xá-lợi cảm ứng ký nói nhà Tùy, Vương Thiệu làm. Mừng xá-lợi cảm ứng biểu. Nhà Tùy An Đức Vương hơn trăm quan v.v… Nước Tùy, Tùy Văn Đế ra chiếu chỉ lập tháp để xá-lợi Phật. (Tự chú mười sáu châu v.v…) chùa Phụng Tuyền ở châu Kỳ, chùa Tiên Du ở châu Ung, chùa Tung Nhạc ở châu Tung, chùa Đại Nhạc ở châu Thái, chùa Tư Giác ở châu Hoa, chùa Hoành Nhạc ở châu Hoành, chùa Hoằng Nhạc ở châu Định, chùa Liên Vân Nhạc ở châu Khuếch, chùa Cự Thần ở châu Mâu, chùa Cối Kê Sơn ở châu ngô, chùa Đại Hưng Quốc ở châu Đồng, chùa Thê Nham ở châu Bồ, chùa Hổ Khâu Sơn ở châu Tô, chùa Đại Hưng Quốc ở châu Kinh, chùa Vô Lượng Thọ ở châu Tinh, châu Tùy, châu Ích, châu Tần, châu Dương, châu Trịnh, châu Thanh, châu Hào, châu Nhũ, châu Qua, châu Phiên, châu Quế, châu Giao, chùa Đại Từ ở châu tương, chùa Đại Hưng Quốc ở Châu tương.

Môn hạ kính mong Chánh Giác đại từ đại bi cứu hộ chúng sinh, làm bến cầu cho các loài.

Trẫm quy y Tam bảo trùng hưng Thánh giáo, suy nghĩ với tất cả nhân dân trong bốn biển đều phát Bồ-đề cùng tu nghiệp phước, khiến hiện tại và đời sau thường làm nhân lành đồng lên diệu quả, nên thỉnh ba mươi vị Sa-môn am hiểu pháp tướng đến giảng nói đạo, đều đem hai vị thị giả và tán quan khách một vị, hương huân lục một trăm hai mươi cân, năm con ngựa chia đường rước xá-lợi. Từ trước đã cho văn kiện đến các châu xây tháp, kia chùa Mạt Chú thì có chùa Sơn Thủy xây tháp nương trước núi, núi Cựu Vô ở châu Đương trong chùa Thanh Tịnh dựng tháp, ty sở tạo dáng đưa đến châu Đương, Tăng nhiều là ba trăm sáu mươi vị, kế là hai trăm bốn mươi vị, kế nữa là một trăm hai mươi vị. Nếu Tăng ít thì tất cả Tăng đều vì trẫm, Hoàng hậu, Thái tử, con cháu các Vương hầu, quan nhân trong ngoài và tất cả thứ dân, sinh linh thuyết hiển mà đều hành đạo và sám hối bảy ngày. Bắt đầu hành đạo, ngày đả sát bất luận cùng châu hay khác châu mặc tình người nào cũng bố thí, tiền hạn định chỉ mười văn trở xuống không được quá, tiền thí để cúng xây tháp, nếu ít không đủ xây thì dịch chính đinh và dùng vật trong kho cả nước, Tăng Ni các châu khắp vì xá-lợi lập trai, hạn giờ ngọ ngày mười lăm tháng mười đồng xuống vào hòm đá. Thứ sử tổng quản trở xuống, huyện úy trở lên nghỉ quân cơ dừng việc thường bảy ngày, chuyên xem xét hành đạo và đả sát… các việc hết sức thành kính, ý trẫm như vậy, người chủ thi hành.

Ngày 13 tháng 0 niên hiệu Nhân Thọ năm đầu, quan nội sử ra lịnh Dự Chương Vương tuyên đọc.

GHI CẢM ỨNG VỀ XÁ-LỢI

Hoàng đế xưa ở Tiềm Long, có Sa-môn Bà-la-môn đến nhà đưa cho một gói xá-lợi nói rằng: “Đàn-việt có tâm tốt nên cho để cúng dường”, Sa-môn đi rồi, tìm vẫn không biết chỗ ở của người. Sau đó Hoàng đế cùng Sa-môn Đàm Thiên đều để xá-lợi ra tay mà đếm, hoặc ít hoặc nhiều đều không thể định Đàm Thiên nói: “Có nghe Bà-la-môn nói pháp thân vượt ngoài số lượng, thế gian chẳng thể suy lường”, vì vậy bèn làm rương bảy báu để đựng. Thần Ni Trí Tiên nói: “Phật pháp sắp diệt, tất cả thần minh nay đã đi về Tây. Ông sẽ làm cha lành khắp trời trùng hưng Phật pháp, tất cả thần minh lại đến”. Về sau Chu Võ quả nhiên tiêu diệt Phật pháp, nhà Tùy lên ngôi bèn hưng phục lại, Hoàng đế thường dùng lời Thần Ni mà nói: “Ta hưng khởi là do Phật”, cho nên trong tháp xá-lợi khắp trong nước đều làm tượng Thần Ni.

Hoàng đế, Hoàng hậu ở chùa Ni Pháp Giới tại kinh đô tạo tháp Liên Cơ để báo đáp nguyện xưa, sau để xá-lợi. Đêm mùa thu năm niên hiệu Khai Hoàng thứ mười lăm có ánh sáng thần từ nền trên đá nhiễu lộ bàn mạnh như lửa đài Lô, trong một tuần bốn lần như vậy. Hoàng đế lấy ngày 13 tháng 0 năm đầu niên hiệu Nhân Thọ để ngự đến điện Nhân Thọ của cung Nhân Thọ vốn làm ngày sinh nhật, mỗi năm đến ngày này thâm tâm hằng nhớ tu các phước lành để báo ân cha mẹ, cho nên rước các Sa-môn Đại đức cùng bàn chí đạo, đem các châu trong biển chọn ba mươi chỗ cao sáng thanh tịnh xây tháp xá-lợi.

Vì vậy Hoàng đế đích thân đem rương bảy báu bưng ba mươi xá-lợi để vào mà đặt trên tòa ngự cùng các Sa-môn đốt hương lễ bái, nguyện đệ tử thường dùng chánh pháp hộ trì Tam bảo, cứu độ tất cả chúng sinh, và lấy bình vàng lưu ly đều ba mươi cái, dùng lưu ly đựng bình vàng để xá-lợi ở trong, dùng hương huân lục làm bùn trét nắp mà niêm ấn. Ba mươi châu đồng vào giờ ngọ ngày 1 tháng 10 vào hòm đồng hòm đá đồng loạt dựng tháp.

Các Sa-môn đều dùng tinh xá bưng xá-lợi mà đi, ban đầu vào châu Cảnh trước, khiến nhà nhà rưới quét che đồ dơ xấu, kẻ đạo người tục, kẻ nam người nữ đón rước từ xa. Thứ sử tổng quản và các quan nhân dẫn bộ trên đường, bốn bộ đại chúng dung nghi nghiêm trang, cùng dùng bảo cái, cờ phướn, đài hoa, tượng đài màn Phật, kiệu Phật, núi hương, bát hương, các món âm nhạc đều đến cúng dường, đều cầm hương hoa hoặc đốt hoặc rải, vây quanh khen ngợi, âm Phạm hòa nhã, nương phép rước xá-lợi vào thành Câu-thi-na của kinh A-hàm, xa gần lời nói việc làm đi đôi, mây sương nhóm đến, tuy là người mù, què, già, bịnh dẫu bò cũng đều đến.

Sa-môn đối trước bốn bộ đại chúng xướng rằng: “Đấng Chí tôn dùng đại từ của Bồ-tát không biên giới, không bờ mé, thương xót chúng sinh như cốt tủy cho nên phân rải xá-lợi khắp thiên hạ đồng làm nhân lành”, lại dẫn văn kinh các món phương tiện quở trách dẫn dạy, thậm chí thương xót rơi nước mắt như mưa. Đại chúng nhất tâm chấp tay quỳ gối, Sa-môn đọc văn sám hối rằng: “Đệ tử Phật thọ giới Bồ-tát là Hoàng đế… kính bạch tất cả chư Phật mười phương ba đời, tất cả chư pháp, tất cả Hiền thánh tăng, đệ tử nhờ phước Tam bảo giúp đỡ làm vua cha chúng sinh, suy nghĩ cùng tất cả thứ dân cùng lập Bồ-đề, nay muốn phân chia xá-lợi cho các châu xây tháp, muộn khiến khắp nghiệp lành, đồng đến diệu quả, vì đệ tử và Hoàng hậu, Thái tử, con cháu các Vương hầu, quan nhân trong ngoài, sinh linh u hiển trong khắp pháp giới, ba đường, tám nạn mà sám hối hành đạo. Cung thỉnh chư Phật thường trụ mười phương, mười hai bộ kinh pháp tạng thâm sâu, chư tôn Bồ-tát, tất cả Hiền thánh, nguyện khởi từ bi cho đệ tử thỉnh, giáng đến đạo tràng chứng minh đệ tử vì tất cả chúng sinh phát lồ sám hối, vì vậy đúng như pháp lễ bái đều thọ ba quy y”. Sa-môn lại xướng:

– Đệ tử Phật thọ giới Bồ-tát là Hoàng đế… khắp vì tất cả chúng sinh phát lồ, từ vô thỉ đến nay đã gây ra mười nghiệp ác, tự làm, dạy người làm, thấy làm vui theo. Vì nhân duyên tội này đọa vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỉ, hoặc sinh vào nhân gian lại yểu mạng thường bịnh, thấp hèn, nghèo túng, tà kiến dày vò, phiền não vọng tưởng chưa thể tự thức tỉnh. Nay nhờ từ quang Như Lai soi chiếu đến, nơi các tội kia mới bắt đầu hiểu biết, thâm tâm hổ thẹn sợ sệt không thôi, đối trước Tam bảo phát lồ sám hối. Nhờ mặt trời tuệ của Phật mà đều tiêu trừ, từ thân ngày nay cho đến thành Phật nguyện không gây ra các tội này nữa.

Đại chúng đã nghe lời này rất buồn, rất mừng, rất hổ thẹn, rất sợ sệt, ghi tâm khắc cốt, bỏ tài của xả y vật và cắt tóc để bố thí nhiều không thể tính kể, hằng ngày cùng lập đại trai đàn lễ sám thọ giới, xin từ nay về sau làm lành dứt ác, đời đời kiếp kiếp thường được làm con tôi Đại Tùy, bất luận già, trẻ, Hoa, Di, đều phát thệ này, dẫu kẻ giết mổ, người săn bắn, giặc cướp cũng trọn niệm lành.

Xá-lợi đưa vào hòm, đại chúng vây quanh đầy nghẹt, Sa-môn bưng cao bình báu xoay vòng chỉ bày cho bốn chúng, mọi người nhìn không chớp mắt, đồng thấy ánh sáng, luyến mến khóc lóc tiếng vang như sấm, trời đất chấn động. Phàm chỗ vào an trí đều như vậy. Chân thân đã ứng, linh tháp thường còn, thiên hạ ngước xem, quy y phước điền ngày càng nhiều không cùng.

Hoàng đế sáng sớm ngày xây tháp, ở sân điện Đại Hưng nơi cung Đại Hưng, đứng ở mặt phía Tây cầm ngọc khuê, thỉnh rước tượng Phật và ba trăm sáu mươi bảy vì Sa-môn, cờ phướn, lọng báu, hương hoa, tán tụng, âm nhạc, từ chùa Đại Hưng Thiện đến ở điện đường, Hoàng đế đốt hương lễ bái, đến ngự ở hiên mé Đông, đính thân vua dân bá quan văn võ, ăn chay trai giới. Lúc này nội cung, Đông cung đến ở kinh ấp, mênh mông nhà, ghe xe chỗ thông, tất cả quyến thuộc người dân đều vâng theo Thánh pháp. Khi chúng Tăng mới vào, vua sai tả hữu thầm đếm, tự cửa Hiển Dương đến bậc thềm đếm ba lần thường dư một người, Hoàng đế thấy một vị Tăng lạ che mâm đậy bát, vua nói với tả hữu: “Chớ có kinh động, để ông ta bỏ ông đi đã”, lại đếm thì người ấy quả nhiên không hiện lại. Lúc đem xá-lợi đi, Hoàng đế thưa: “Nay Phật pháp được trùng hưng, chắc chắn có cảm ứng”. Sau đó nơi nơi dâng tấu đều nói như vậy.

Chùa Tiên Du ở châu Ung xây tháp, lúc này trời âm u có tuyết, đem xá-lợi về hôm sau trời liền quang đãng, bèn đưa vào hòm, mây lại hợp.

Chùa Phụng Tuyền ở châu Kỳ xây tháp, lúc sắp làm hòm thì cách phía Đông bắc chùa chừng hai mươi dặm bỗng thấy bốn lằn đá sáng như ngọc, lớn nhỏ bằng thẳng, bèn lấy đó làm hòm lại, vì vậy vách Nam hòm lớn có màu sắc lạ sáng rỡ thành hình song thọ cao ba thước ba tấc, cành như tuyết trắng, lá như mã não, vách phía Bắc, phía Đông có hình chim, thú, rồng, voi, bốn vách đều có hình bông hoa xoay bên trái xoay bên phải, sau đó nền đá lần lần biến hết như thủy tinh, Sa-môn Đạo Xán vẽ tượng song thọ này đặt ở châu Hứa, lá đều biến thành màu xanh. Năm sau, chùa Đại Bảo Xương ở châu Kỳ vẽ được điềm tướng ở châu Thiểm đặt tại Phật đường để cúng dường cho nhà đó, đại tượng ba lần phát ra ánh sáng đỏ ra khỏi cửa. Vì vậy mười tượng Phật ngoài cửa và tượng Bồ-tát Quán Âm cũng liền phát ra ánh sáng trong khoảng nửa tuần, trời lại rải hoa như mưa.

Chùa Đại Hưng Quốc ở châu Kinh xây tháp. Lúc sắp làm hòm, có ba nhà đều dâng đá tốt xưa mài, chẳng phải trong cõi nước này có được, lấy đó mà dùng thì tương xứng vừa vặn.

Chùa Tịnh Niệm ở châu tần xây tháp, trước vị Tăng ở chùa mộng có các vị tiên đến nhóm dùng dây đỏ đo đất, lấy cọc sắt đóng ghi chỗ và định nền tháp ngay chỗ ấy. Lại có mây lành đến che xá-lợi, lúc này tháng mười có tuyết rơi, mà gần chùa cỏ cây đều nở hoa. Xá-lợi đem vào hòm, ánh sáng thần chiếu xa, trong hư không lại có tiếng khen ngợi.

Chùa Tư Giác ở châu Hoa xây tháp. Trời lúc này tuyết rơi, xá-lợi đem về thì ngày sau trời liền sáng sủa, có ánh sáng năm màu cách đất mấy trượng giống như tướng bánh xe thẳng che trên tháp, ngoài mấy mươi dặm nhìn xa thì chánh sắc đỏ trên thuộc trời, đưa xá-lợi vào trong mây mù lại nổi, mây lành bay rải như hoa trời, dính vào áo người rất lâu mà không ướt.

Chùa Đại Hưng Quốc ở châu Đồng xây tháp. Đêm đó xá-lợi ở trạm ngựa gần đó, ban đêm trời mưa, sáng ra lúc làm lễ mây, mặt trời mở ra sáng rỡ, xá-lợi vào từ cửa Nam mà thành phía Bắc vẫn mưa như lúc đầu. Đã đến chùa, lại mưa đưa vào hòm thì mặt trời lại xuất hiện, các ánh sáng màu vây quanh mặt trời như vòng tròn. Trước đó vị Tăng ở chùa tên Tuệ Chân mộng thấy vị Thánh đảnh có vầng hào quang tròn chiếu khắp trời đất, đến từ phương Tây, vào cửa mà đứng. Khi kiệu xálợi đến vô cớ dừng ở chỗ đó, do đó mà định nền tháp, đêm mồng tám tháng mười hai có vầng hào quang tròn năm màu từ nền vọt lên chiếu khắp trong thành sáng như ban ngày, xa năm mươi dặm đều thấy rõ. Năm sau vào tháng tư ánh sáng trắng lại phát ra ở phía Tây tháp, chiếu qua phía Đông rất lâu mới tắt.

Chùa Thê Nham ở châu Bổ xây tháp. Ngày hai mươi sáu tháng chín xá-lợi ở chùa Nhân Thọ ở Đài Hạ, đêm đó trong chùa sáng như ban ngày. Ngày hai mươi tám định nền, sáng ra đất chấn động núi có tiếng vang lớn, trên chóp núi có tiếng chuông trống. Ngày mồng bảy tháng mười đem xá-lợi về Thê Nham, đất lại chấn động, ngày mồng tám kiệu lên núi người theo cả ngàn, gió lớn thổi từ dưới lên, nhờ sức gió phút chốc đã đến điện Phật. Đêm ấy trên tháp có ánh sáng dài mấy thước chợt ẩn chợt hiện đến hơn mười lần, trong bình cũng có năm tia sáng vọt ra xoay vòng rồi vào trở lại bình. Lại có hai tia sáng rực rỡ như cái bát xuất hiện ở vách Tây, hợp thành một đường chảy thẳng vào nền tháp lát sau liền mất, lát sau lại xuất hiện lại vào điện đường. Đảnh núi cũng có ánh sáng rực rỡ chiếu xa hai trăm dặm, nhìn xa đều nói đốt núi. Đêm mồng chín lại có hai tia sáng nhiễu tháp, một tia ánh sáng chiếu vào hang Tây, một tia chiếu vào hang Nam. Ngày mười hai trong chùa lại có ánh sáng giống như lư hương rót vào lộ bàn nơi tháp đổi giờ thì mất, đêm đó trên lộ bàn lại có ánh sáng, hoặc tán hoặc tụ đều giống như hoa sen, đổi canh thì mất. Đêm mười ba trên tháp lại có ánh sáng, tượng ba vị Phật đều cao cả thước dừng trụ rất lâu. Đêm mười bốn có ba tia sáng từ chùa xuất hiện, một tia thẳng lên trời, một chiếu về phía Đông Bắc, một giống như lầu gác sáng rỡ cả châu thành. Từ mồng một đến rằm, chùa và trong thành thường nghe mùi hương lạ, đào, lý, mơ, hạnh, nở nhiều bông, người lượm đem cúng dường. Đặt xá-lợi vào hòm lại có ánh sáng từ tháp xuất hiện, tròn như tấm gương lớn, ánh sáng phần nhiều màu đỏ tía mà người thấy sắc màu hình trạng không giống nhau, hoặc nói rằng: Như tia chớp lớn, hoặc nói là như ngọn đuốc, có mười mấy người lại không thấy gì cả. Có người phụ nữ ôm đứa con nhỏ mới chết đến cầu cứu, đến đêm đứa bé liền sống lại. Người gặp ánh sáng lành bịnh thì chẳng phải một, các châu đều có cảm ứng mà chùa Thê Nham là nhiều nhất, bởi chùa là do Thái tổ Võ Nguyên Hoàng đế xây dựng.

Chùa Vô Lượng Thọ ở châu Tinh xây tháp. Xá-lợi ban đầu ở đạo tràng, đại chúng lễ bái, người bịnh nặng liền khỏi bệnh. Ngày xây tháp mây mù che tối, đến hôm sau thì quang đãng, mây năm màu kéo đến, xá-lợi đặt vào hòm thì phát ra ánh sáng hoặc một thước mười năm tấc, có vô lượng thiên thần đều cầm hương, hoa, cờ phướn, lọng báu che khắp thành châu.

Chùa Hằng Nhạc ở châu Định xây tháp. Có một ông lão kỳ lạ đến lễ bái và cúng một công gánh đất mấy lồng, có người hỏi tên họ mà ông không đáp, rồi bỗng nhiên biến mất. Chỗ nay khi xưa không có nước, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ ba, cách phía Tây chùa Sơ Doanh (mới xây) khoảng tám dặm, ao Bạch Long bỗng từ phía Đông chảy qua, làm dịch bỏ nước liền dứt, đến lúc sắp xây tháp nước lại chảy mạnh.

Chùa Đại Từ ở châu Tương xây tháp. Lúc này trời mù tối có tuyết, xá-lợi đem về ngày sau trời xán lạn, bắt đầu đặt vào hòm trời mây lại kéo đến. Tháng tám năm sau xây tháp, Tăng Ni ở chùa Quang Thiên vẽ được tranh thụy tướng ở châu Thiểm, đặt ở điện Phật, thần quang thường phát như chớp, lại có mây năm sắc che chánh giữa trên chùa, một ngày thấy bốn lần. Lại có mây trắng hình dáng như rừng cây tuôn mưa hoa vàng, hình dáng hoa như con bướm lớn màu xanh lưu ly, bay liệng mà sa xuống rồi vọt lên hư không bay đi. Tháng giêng năm sau trong chùa lại mưa hoa trời. Chùa Định Giác ở châu Trịnh xây tháp. Khi xá-lợi sắp đến phía Đông chùa có ánh sáng như dòng sao lớn vào đến trước điện Phật thì mất, khi kiệu đến chỗ này vô cớ tự dừng, đã định nên tháp ở bờ Tây, bờ Đông kia tháp xá-lợi xưa có hai tia sáng chảy về Tây vào chỗ nền tháp, chùa cúng dường trai Tăng hai ngàn vị mà hơn muôn người ăn không hết, một vò cơm đơm ra hơn tám mươi bốn người ăn, cúng chúng trong chùa hai trăm người ăn mấy ngày mới hết. Khi đặt xá-lợi vào hòm, bốn mặt treo tràng phan không có giỏ mà đồng loạt hướng vào trong.

Chùa Nhàn Cư ở châu Tung xây tháp. Mọi người theo xá-lợi có hơn cả vạn, có con thỏ chạy ngược ván chạy qua dưới kiệu lúc này trời mây mù, xa lìa đến, ngày đó trời liền sáng sủa, bắt đầu đặt xá-lợi vào hòm mây liền che lại.

Chùa Khai Tịnh ở châu Hào xây tháp. Trong nước không có đá, xá-lợi đến thì ở ba chỗ đều được một tảng đá mài vuông vức, một tảng giống cái hòm mà không có đáy, bèn hợp lại dùng đó không cần đẽo gọt sửa sang. Khi đào nền tháp đến mâm đá có hai giống trong giáp đó, trời lúc này có tuyết, xá-lợi về ngày đó trời liền quang đãng, xá-lợi vào hòm mây liền che lại.

Chùa Hưng Thế ở châu Nhữ xây tháp. Lúc này trời mù mờ có tuyết xá-lợi đến, thì ngày đó trời liền sáng láng, xá-lợi bắt đầu đặt vào hòm mây liền che lại.

Chùa Đại Nhạc ở châu Thái xây tháp. Xá-lợi đến châu, đêm đó trong miếu núi Nhạc có tiếng trống, thiên tướng sáng rỡ, ba lớp cửa đều tự mở, hoặc thấy ba mươi con ngựa từ miếu vọt ra, bởi là thần núi nhạc. Xá-lợi từ chùa châu chưa đến, còn cách mấy dặm thì mây lọng báu xuất hiện ở đảnh núi, có năm sắc mà ba lớp, khí trắng như cầu vồng đến che xá-lợi, rải thành sương mù thấm ướt áo người, hình dạng như rủ châu, vị như cam lồ, từ sáng đến trưa hơi sương mới kiểm mà quay về núi, chia làm ba đoạn, chợt qua chợt lại như quân đi, bởi cũng là thần núi đến rước. Vì vậy trong bình có tiếng và phát ra ánh sáng cao hơn một trượng, khoảng bữa ăn thì biến mất, người nhìn đều thấy, như thấy lưu ly trong bình vàng tự mở nắp, miệng bình có ánh sáng một tấc như đôi đũa, sáng rỡ chỉ về phía Tây, dầu chuyển gấp mà không hề quay mình, như vậy trải qua tám ngày. Khi sắp đặt vào hôm ánh sáng bèn mất vào lại bình vàng, mây mù lại nổi. Có đồng tử hay tụng kinh Pháp Hoa đến lễ xá-lợi, bèn đốt thân ở chỗ vắng để cúng dường. Mồng sáu tháng hai năm sau trống thần núi Thái kêu suốt đêm, phía Đông, Tây, Nam, Bắc đều nghe tiếng.

Chùa Thắng Phước ở châu Thanh xây tháp. Lúc đào nền sâu năm thước gặp tảng đá tự nhiên thành hòm lớn bèn lấy mà dùng, đến khi đưa xá-lợi vào trong bình có ánh sáng chợt lên chợt xuống.

Chùa Cự Thần Sơn ở châu Mâu xây tháp. Lúc xá-lợi mới đến hai cỏ chi màu tím lớn bỗng hiện nơi đường, trời lúc này âm u có tuyết, xálợi đến, ngày đó trời xán lạn, bắt đầu đưa xá-lợi vào hòm mây kéo lại hợp như cũ.

Chùa Trí Môn ở châu Tùy xây tháp. Ngày mồng sáu tháng mười đào nền được rùa thần, bảy ngày cam lồ giáng nơi cây dương bên cầu đá, có ong đen nhiều không đếm xuể đến vây quanh, sáng mồng tám mây mù dày, xá-lợi đến chùa trời lại sáng, trải qua ánh sáng hóa huyện bỗng thấy Mộc Liên Lý trong cửa đi qua dưới cây dương, năm lằn cam lồ treo chảy rưới trên kiệu mà chìm mát, xá-lợi về ngày đó trời liền sáng soi, lúc bắt đầu đặt vào hòm mây che lại như cũ. Rùa thần sắc trạng khác thời, có lằn chữ dưới bụng rằng: “Vua châu Hưng” khiến tham gia quân hiến, hằng ngày cởi giáp muốn thấy đầu mà nó giấu kín không thấy được, quan Thứ sử coi làm là Vương Chiêu muốn xét nghiệm, rùa liền đưa cổ chân mặc tình người lật chuyển, luôn cả ngày như vậy, bèn thấy có chữ ở trên đầu rằng: “Thượng Đại Vương tám mươi bảy ngày muôn năm”, Hoàng đế đích thân vỗ về để thấy, nó bèn vào tay áo tự nhiên như quen thuần từ lâu, thả vào các cung đài và cỏ nó vẫn trở lại thẳng đến trước vua, thường thả luôn như vậy.

Chùa Đại Hưng Quốc ở châu Tương xây tháp. Lúc này trời âm u, xá-lợi đến thì ngày đó trời lại sáng, bắt đầu đặt vào hòm mây che lại như cũ.

Chùa Tây ở châu Dương xây tháp. Châu từ lâu xá-lợi đã vào, đêm đó mưa rất lớn.

Chùa Thê Hà ở châu Tương xây tháp. Người ở gần trước đã mộng thấy Phật từ phía Tây bắc đến, lọng báu, tràng hoa sáng đầy, chúng trong chùa cầm hoa hương ra đón rước. Khi xá-lợi đến quả như trong mộng đã thấy.

Chùa Đại Võ ở châu Ngô xây tháp. Xá-lợi năm lần qua sông, sóng gió không dậy lên, đã đến chùa phát ra ánh sáng xanh vàng, đỏ, trắng, được tử chi cao hơn hai thước, bốn cành cộng ba cái. Lúc này trời âm u, xá-lợi đến ngày đó trời lại sáng, lúc bắt đầu đặt xá-lợi vào hòm mây lại che như cũ.

Chùa Hổ Khâu Sơn ở châu Tô xây tháp. Ở đất, Tấn Ty theo Vương Tuần Cầm Đài đào được hòm gạch, trong hộp bạc có một hạt xá-lợi, bát nổi trên nước xoay bên phải bốn vòng. Xá-lợi ban đầu xuất phát ở châu này, trời đổ mưa, lúc chưa đến chùa mặt trời liền xuất hiện, bèn có mây nhiều màu đi cùng kiệu, xoay quanh không tan, đến chỗ tháp, trong hư không có tiếng âm nhạc rồi trời lại âm u, xá-lợi đến mây tạm mở ra, xá-lợi đặt vào hòm mây che lại. Trước đây đào giếng đá chùa, giếng rỗng hai ngày, bởi ứng điềm xá-lợi sắp đến.

Chùa Hoành Nhạc ở châu Hoành xây tháp. Sa-môn bưng xá-lợi từ Giang Lăng theo đường thủy đi hơn hai ngàn dặm, bốn lần gió ngược, nguyện định liền định, bốn lần xin gió thuận đều được như lòng mong muốn. Lúc mới đào nền trên Dung Phong có mây trắng rộng hơn hai trượng, rất ngay thẳng, đến nền xoay bên phải ba vòng rồi tan, trời đang âm u xá-lợi về ngay ngày đó liền xán lạn, đặt xá-lợi vào hòm mây lại vần vũ.

Chùa Duyên hóa ở châu Quế xây tháp, Xá-lợi còn cách thành hơn mười dặm, có bầy chim hơn ngàn con bay đến đi cùng kiệu vào thành bèn tan, xá-lợi sắp đặt vào tháp mây năm sắc đến che.

Chùa Linh Thứu ở làng Sùng Dương huyện Hồng Dương thuộc châu Phiên xây tháp, đạo được ba hòm đá đặt vào cuối đời Tống, có hai cái đều có hòm thiếc, đựng hai tượng bạc nhỏ, một cái có bình bạc đựng bình vàng, nghi vốn có xá-lợi, nay thì trống không. Rồi trong hầm có tượng mây khí thần tiên, xưa thời Lưu Nghĩa Long vua nhà Tống, ở Thiên Trúc có Thánh tăng tên Cầu-na-bạt-ma, muốn đến Dương Đô đi qua chùa Linh Thứu, bảo các vị Tăng rằng: “Trong đây có điềm lạ, gồm gặp Vương giả lên đến xây dựng điềm ứng, gặp được Bồ-tát Thánh chúa cõi lớn rộng tu”. Mùa Đông năm ấy quả nhiền có bầy yến ngậm tượng thêu để trong chùa, và Tề chúa là Túc Đạo Thành bắt đầu xây chùa Hưng Thái, dạo qua chùa này mà xây tháp trắng. Nhà Trần niên hiệu Thiên Gia năm thứ ba trong chùa lập bia văn ghi. Như đây Thánh chúa rộng tu nghiệm đến ngày nay.

Chùa Thiền Chúng ở châu Giao xây tháp.

Chùa Pháp Tụ ở châu Ích xây tháp. Lúc này trời âm u, xá-lợi về ngay ngày đó trời liền quang đãng, xá-lợi bắt đầu vào hòm mây che lại như cũ.

Chùa Pháp Giảng ở châu Khuếch xây tháp. Xá-lợi ban đầu xuất phát ở kinh, đêm sau đến Lâm Cao, Sa-môn mộng mất xá-lợi, đêm đó châu Khuếch có ánh sáng cao vài trượng từ phương Đông đền vào chùa nhiễu bên phải tháp Phật, chiếu đến lầu thành trong ngoài đều rỗng suốt, người ở xa thấy nghi là chất củi đốt, ánh sáng lần lần chảy về Tây, khoảng bữa ăn thì biến mất, và định nền tháp ngay chỗ ánh sáng mất lại có hơi thơm dày đặc khác thường.

Biểu ngôn của châu Quắc. Châu này tuy không thờ xá-lợi, cũng thỉnh chúng Tăng hành đạo, có con chim lạ đến đậu trên cây kèo, ý dường như nghe kinh, không hề kinh động, một ngày một đêm bèn xuống đậu ở bàn đọc kinh, người người khen ngợi vuốt ve lại kính đó để hành đạo, pháp sư ở trước Phật trao giới cho nó, rất lâu nó mới bay đi.

Sách xâm châu Tùy, Vương Oai đưa đi chín mười người, trên đường gặp xá-lợi bèn thả hết tù nhân kia, ngàn dặm hẹn nhóm không một người trái. Người châu Tùy ở Vân thủy làm ngục cá ba trăm, đã thấy xá-lợi cũng đều quyết thả, các châu khác giống như thế rất nhiều.

Hoàng đế ngay trong tháng mười thường nhân lúc ăn thì ở dưới răng được xá-lợi, Hoàng hậu cũng vậy, lấy chén bạc đựng nước, nổi một hạt xá-lợi, đem đưa cho trăm quan xem, phút chốc bỗng thấy có hòn đá xoay dính nhau. Hai quý nhần và Tấn Vương Chiêu Dự Chương, Vương Giản được ban sâu kén, ra lịnh lật xem đều thấy trong sâu kén có một viên xá-lợi. Chưa quá hai tuần trong cung được mười chín viên, phần nhiều phát ra ánh sáng. Từ đây kẻ đạo người tục xa gần, hễ chỗ nào có xá-lợi đều dâng cúng. Hoàng đế nói: “Đâu hẳn đều là thật”, các Sa-môn cùng nhau đem thử quả nhiên có mười ba hạt lúa kê, còn thật xá-lợi thì sắt đâm mà không hư tổn.

Biểu mừng xá-lợi cảm ứng và lời đáp (nhà Tùy An Đức Vương hùng, trăm quan,v.v…)

Thần, Hùng v.v… nói: Thần nghe bậc đại giác tròn đủ, lý chiếu có, không. Chí Thánh luống nghi, nghĩa không sinh diệt. Cho nên dầu hình chia nhóm, hột cải còn chứa trong bình vàng, thể tan bụi bay còn khởi xây chùa báu. Từ Đế Thích sau khi xin tro, vua A-dục dựng tháp đến nay, chưa có phân chia xá-lợi nối thạnh thắng nghiệp, cúi xin Hoàng đế nhóm nhân nhiều kiếp, xưa chứng Bồ-đề, giáng tích làm vua loài người hộ trì thế giới. Xưa tạo tiêu nơi vận nhân tế phế bỏ, đèn tự diệt bóng, biển trí tuyệt dòng, ngôi vua hưng thạnh trống pháp mới vang. Trong khu vực là Tịnh độ, sinh linh đều che mây Phạm thiên.

Tháng sáu mùa hạ, phát chiếu chỉ rước Sa-môn dâng về xá-lợi, ba mươi châu ngày mười lăm tháng mười đồng thời xây tháp. Mà châu Bổ chùa Thê Nham là đặt tháp quy mô, ở trên núi nơi ấy có tiếng chuông trống, xá-lợi trong giảng đường, ban đêm trước tháp phát ánh sáng lớn đến trong điện đường chiếu khắp nhà. Lúc sắp đặt xá-lợi vào hòm đồng, lại có ánh sáng như lư hương nương hư không mà lên đến bình báu trên tháp, lại khởi lửa đuốc đỏ tím, hoặc tan hoặc nhóm đều thành hoa sen. Lại có ánh sáng ở trên tháp dạng như tượng Phật, hoa quỳ đủ vườn, dừng lâu mới tiêu. Lại có ánh sáng nhiễu quanh bình báu trên tháp.

Chùa Nhân Thọ trong thành ở châu Bồ chúng Tăng từ xa nhìn đảnh núi thấy ánh sáng như lầu gác, ngọn núi, hang nhuận chiếu soi thấy rõ chiếu một góc Đông nam của thành ở châu, rất lâu mà không mất. Chùa Thê Nham kia là do Thái tổ Võ Nguyên Hoàng đế xây dựng.

Lại chỗ đặt tháp ở châu Hoa, lúc này mây mù tuyết sa nhiều, bỗng liền xán lạn, ngay trên tháp có luân tướng năm màu xá-lợi xuống xong lại khởi mây mù, Hoàng đế, Hoàng hậu lại được xá-lợi, lưu ánh sáng rải sắc đẹp hoặc nổi hoặc chìm chẳng phải chí đức tinh thành đạo hợp linh thánh thì đâu thể thần công diệu tướng đặc biệt như vậy. Chúng thần vâng lệnh xương năm, đã thấy đời thái bình, sống gặp nghiệp lành, mới ra khỏi cảnh trần lao, không kể xiết sự vui mừng, kính lạy nêu bày khen ngợi để tâu.

Đệ tử cúi xin bậc Chánh giác che chở ủng hộ chúng sinh, cứu sinh linh nơi biển khổ, cứu ngu mê nơi nhà lửa. Sở dĩ trẫm dốc lòng hồi hướng kết niệm quy y, suy nghĩ cùng thần dân trong nước và chốn u hiển, đồng tôn sùng nghiệp thù thắng cùng làm nhân lành, cho nên phân chia xá-lợi xây dựng tháp thần, mà Đại Thánh thương xót liền bày tướng sáng, trong cung điện xá-lợi giáng linh đâu suy lường nguyên do, tự nhiên biến hiện, vui mừng đảnh lễ được việc chưa từng có. Đây thật là chúng sinh nhiều may mắn kéo dài phước lành này, đâu phải Trẫm chí thành mà cảm ra. Xét vương công đồng nêu mừng kính càng sâu trẫm cùng Vương công và tất cả thứ dân nên lại càng thêm gắng gổ làm cho Tam bảo hưng thạnh. Nay chân hình xá-lợi còn có năm mươi, sở ty có thể nương cách thức trước chia rước vào trong nước, ngõ hầu ba đường sáu nẻo khỏi ràng buộc, bẩm thức hàm linh đồng lên diệu quả. Người chủ thi hành.

Sứ giả ba nước Cao Lệ, Bá Tề, Tân La, sắp trở lại, đều thỉnh một viên xá-lợi về bổn quốc xây tháp cúng dường, chiếu chỉ đều chấp nhận. Chiếu chỉ cho chùa Đại Hưng Thiện ở kinh đô xây tháp, trước để xá-lợi ở nhà Thượng Thư Đô, sáng ngày mồng hai tháng mười hai xuất phát. Lúc này sắc trời trong sáng, khí hòa gió yên, kiệu báu, cờ phướn, hương, hoa, âm nhạc các món cúng dường cùng khắp nẻo đường, kẻ đạo người tục, kẻ nam người nữ không biết mấy ngàn vạn ức, phục chương hành ngôi vị theo dung nghi có thứ lớp.

Trên trụ quốc Không Công An Đức Vương Hùng trở xuống đều bước theo đến chùa, lập đại hội vô giá mà lễ sám. Có chim sẻ xanh đùa giỡn trong chúng như quen biết, hoặc rút dao đeo ném đi để bố thí, ngay cả người nhóm họp mà dưới đều không có ai bị thương. Ngày hai mươi ba tháng giêng năm thứ hai hiệu Nhân Thọ lại chia cho năm mươi mốt châu xây dựng linh tháp, ra lịnh Thứ sử Tổng quản trở xuống, huyện úy trở lên hãy bỏ việc thường trong bảy ngày để thỉnh Tăng hành đạo, giáo hóa, đã sát, thì tiền mười văn, một như cách thức trước, kỳ hạn là giờ ngọ ngày mồng tám tháng tư đồng đặt xá-lợi niêm phong vào hòm đá, chỗ có cảm ứng điềm lành chép riêng như sau:

Châu Hằng dâng biểu rằng: Xá-lợi đến châu xây dựng linh tháp. Ngày mồng bốn tháng ba xá-lợi đến châu, liền cùng quan nhân của châu phủ tuần qua xem xét chỗ định đặp tháp, chỉ có chùa Long Tạng ở Tự Hạ là đáng được xây dựng tháp. Ngày mồng mười tháng ba đào đất nền, đến ngày mười sáu vào giờ mùi có gió từ phía Nam thổi đến hơi thơm vào chùa rất kỳ lạ không thể so sánh, đạo hay tục, quan hay dân đều nghe, và có người già họ Kim tên Toản, hơn hai mươi năm qua bị bịnh mũi không nghe được mùi thơm hay hôi, mà lúc đó ở trong chúng cũng ngửi được hơi thơm và lành bịnh mũi. Đến ngày mồng tám tháng tư, trước giờ ngọ muốn hạ xá-lợi, quang cảnh trong sáng, bầu trời như rộng ra không có một áng mây, trong hư không liền mưa báu vụn hoa trời giống như vàng bạc nát vụn lớn nhỏ lẫn lộn rơi xuống lả tả, giống như tuyết rơi. Trước rơi trên hòm đá ở nền tháp, rơi khắp trong chùa Thành trị, đều có nhiều màu sáng rỡ, vàng, pha lê trong sáng như mặt trời, liền đem áo hứng lấy, lại bỏ trên đất. Kẻ đạo người tục đại chúng hơn mười muôn người đều thấy được. Lại trụ trong chùa hai chỗ Đông Tây bỗng có hơi lạ sắc vàng và trắng, ban đầu nhỏ sau to như khói ngọn đuốc, hình rồng uyển chuyển uốn cong thẳng lên xoay tròn đỉnh tháp vọt lên trời xanh chớ so lường dài ngắn, rất lâu mới mất. Lại có bốn con hạc trắng từ phía Đông bắc bay đến nhiễu quanh trên tháp rồi bay về phía Tây nam. Đến giờ Tỵ ngày hai mươi xây xong nền tháp lại mưa báu vụn và hoa trời, hứng được đầy một thăng liền sai quân hành – tham là Vương Lượng đem dâng cúng trước. Hoàng đế nghe hoa trong báu vụn lại được ba viên xá-lợi rất là hoan hỷ.

Châu Doanh dâng biểu rằng: Đào đất để đặt hòm đá xá-lợi, thời có thể hơn sáu thước, trong đất bỗng có ánh sáng sắc tím phút chốc bèn mất. Đất kia liền có lằn đen xen lẫn thành chữ viết lối chữ triện rằng: “Tháp Phật Chuyển thánh vương” xin kính cẩn dâng biểu tâu vua biết.

Châu Lê dâng biểu rằng: Đào nền đặt tháp xá-lợi thì nhặt được dưới đất một bài minh bằng ngói viết rằng: “Ngàn thu muôn năm vui chưa hết.”

Châu Quán dâng biểu rằng: “Trên tháp xá-lợi có mây năm màu như bánh xe, xuất hiện từ giờ ngọ đến chiều”.

Châu Ngụy dâng biểu rằng: Chỗ đưa xá-lợi mấy lần phóng quang, lại có các người bịnh hoặc mắt mù hoặc bịnh ngũ tạng phát nguyện lễ bái bịnh liền được lành. Đến ngày mồng tám tháng tư, sắp hạ xá-lợi, giờ ngọ trời bỗng có một áng mây năm màu hương thơm kỳ lạ, trong chốc lát liền rơi xuống hoa vàng. Đến sáng ngày mồng chín lại mưa hoa bạc đầy khắp ao trong thành, hoa kia lờn như trái du, nhỏ bằng hỏa tinh, mọi người đều được hòm đầy dâng cúng. Ngày ấy lại có một con chó đen tai thòng, ngực trắng, ở trước tháp xá-lợi duỗi chân trái co chân phải, thấy người hành đạo liền đứng dậy hành đạo, thấy người trì trai nó cũng trì trai, phi thời cho ăn nó không ăn, chỉ muốn uống nước trong, đến sáng hôm sau giải trai giới, cho cháo mới ăn. Trong chùa kia trước có mấy con chó dữ, nếu thấy một con chó nào đến thì đều chạy ra sủa cắn, khi thấy con chó này vào chùa đều cúi đầu cụp đuôi. Ngay lúc đó có hơn ba mươi muôn người vừa nam vừa nữ đều không ai biết con chó này, chẳng biết nó từ đâu đến.

Châu Thái dâng biểu rẳng: Bảy ngày trước lúc muốn hạ xá-lợi, đất chấn động nhẹ, ngày thứ tám chấn động mạnh.

Châu Duyễn dâng biểu rằng: Sắc lệnh chia đưa xây tháp, do huyện Hà Khâu có chùa Phổ Lạc rất thanh tịnh, liền ở đó đặt thờ xá-lợi. Cho đến ngày 2 tháng 03 mới cẩn thận sửa soạn làm nắp hòm, lúc mới mài thể chỉ có chất xanh, việc xong biến thành mã não, năm sắc xen nhau, sắc màu sáng rỡ, lại trong đó sinh ra ngọc trắng, trong ngoài thông suốt soi vật như nước, bên trong rỗng sáng soi người như gương, dùng kia đưa xá-lợi.

Châu Tào dâng biểu rằng: Ngày 2 tháng 03 xá-lợi ở trên Tử Thành hiện ánh sáng đỏ, giờ thân ngày mồng năm tháng tư xá-lợi hiện

song thọ và có hiện sư tử. Giờ hợi ngày mồng sáu hiện rồng, hoa, cây, sau có tượng Phật đều xuất hiện, cũng giờ mẹo ngày mồng sáu lớp sơn ngoài ván khám có ánh sáng hình dạng như sắc hoa vàng, giờ thân ngày ấy sơn trên ván phía Bắc khám hóa hình Phật, Bồ-tát, cây song thọ, giờ hợi xá-lợi trong tinh xá xuất hiện ánh sáng hoa vàng trắng dài bốn năm tấc. Giờ thìn ngày mồng tám sơn ván khám phía sau hiện hình dạng mây, sương, ánh sáng vàng, giờ tỵ sơn ván khám phía sau hiện các hình Ta-la song thọ, hoa sen, tượng Phật, chúng Tăng, sư tử v.v…, giờ ngọ trên tháp hiện mây năm màu. Sau giờ ngọ sơn trên ván trong khám hiện rừng Ta-la song thọ, lấu gác v.v… Ngày mồng chín, sơn trên ván trong khám có nhiều chồng đá chồng nến, giáp sau sơn ngoài ván khám có hình cây đại Ta-la và Tăng cầm lư hương, tượng Phật vàng hiện, giống như Thái tử lúc mới sinh, sắc như vàng ròng, phía sau có ba vị Tăng thân đắp pháp phục vàng tím, tay bưng lư hương cúng dường, hơi hương ấy không giống hương ở thế gian mà ta thường ngửi thấy mỗi ngày.

Châu Tấn dâng biểu rằng: Xá-lợi ở trước tháp phát ra ánh sáng ba lần, đều ánh sáng sắc tím, mọi người đều thấy.

Châu Kỷ dâng biểu rằng: Ngày bốn tháng ba đem xá-lợi đến châu, giờ thìn ngày mười bốn trong bình lưu ly có sắc trắng như ánh trăng, chốc lát liền biến thành sắc đỏ. Đến ngày hai tháng tư biến thành sắc sáng tím, hoặc hiện sắc xanh xoay chuyển trong bình, một cái qua một cái lại xoay vần không dứt, kẻ đạo người tục chiêm ngưỡng đều quy y thật tướng dung nghi, rất lâu mới tan. Giờ ngọ ngày bảy thần ảnh lại xuất hiện biến động sáng rỡ như trước chẳng khác.

Châu Dư dâng biểu rằng: Ngày 2 tháng 02 xá-lợi đến châu, ở trạm ngựa phía Tây Minh đêm, đêm sau trời mưa, xá-lợi phát ra ánh sáng hướng châu bốn mươi lăm dặm, châu này có chùa Tịnh Đạo, Tăng trong chùa hướng về phía Bắc núi xem ánh sáng, bóng từ chỗ xá-lợi ở trạm ngựa đến, nắp hòm đá đựng xá-lợi ngày năm tháng tư mài sửa mới xong, bèn biến thành hai vị tiên, bốn vị Tăng, một vị cư sĩ, một Kỳ lân, một Sư tử, hai con cá, còn bao nhiêu đều giống như hình non, nước.

Châu Đặng dâng biểu rằng: Ngày sáu tháng tư xá-lợi ở hòm đá biến thành ngọc và mã não, đá kia có lằn, hiện ra ba chữ “Chánh Đức Quốc” và có vị tiên, lân, phụng đều xuất hiện.

Châu An dâng biểu rằng: Chùa Tần đặt đưa xá-lợi, Pháp sư Tịnh Nghiệp cùng quan nhân trong châu đo nền, giờ thân bỗng có hơi thơm, dày đặt nương hư không mà đến, thơm tho nhiệm mầu chưa từng có, kẻ đạo người tục đều kinh ngạc theo đến, hương thơm đầy khắp đến canh năm mới tan hết. Lại đến ngày 0 tháng 0 hành đạo xong lập đại hội cúng trai, giờ ngọ muốn hạ xá-lợi, lúc này có hơn một vạn người vừa đạo vừa tục, Pháp sư lên tòa cao, tay bưng xá-lợi để đưa cho đại chúng thấy, mọi người buồn thương không thể kể xiết, liền có sắc đỏ từ miệng bình trong tay Sư phát ra, lại hai lần phát ra ánh sáng cao một trượng. Lại sao hòm đá bỗng có mây trắng tròn trịa như lọng báu ngay trên hòm xoay mấy vòng, nhiễu xong trở lại chỗ xuất phát rồi mất.

Lại phía Nam tháp, trước có lầu thờ Phật, ngay khi chôn đóng xá-lợi ở dưới và lập đạo tràng và sai hai người trông coi giữ gìn, bỗng nghe trên lầu có tiếng nhiều người đi, xem cửa lầu gác vẫn đóng. Sau lại nghe tiếng đi liền chạy đi báo cáo, chủ chùa đến cùng mở cửa lầu lên xem thì chỉ có tượng Phật, từ ngoài đều không thấy. Lại ngày hạ xá-lợi xong đến giờ thân Pháp sư Tịnh Phạm và Tăng Đầu-đà là Tịnh Thao ở sau tháp xá-lợi đến bên Thủy Nham vì kẻ đạo người tục mà trao cho giới Bồ-tát, mọi người thấy bầy cá đi thành đội dưới nước, đầu đều quay về hướng Nam dường như muốn quy y, khoảng chừng hơn một vạn, thỉnh hai Thiền sư đi thuyền vào nước trao giới cho cá, bỗng nhiên các con cá trong nước đều quay đầu hướng về thuyền, theo nhau vâng hành như nghe pháp.

Châu Triệu dâng biểu rằng: Ngày 0 tháng 03 xá-lợi đến châu, các quan ở chùa Văn Tế ở chùa sắp đặt xây tháp, hai ngày đả sát hành đạo, xá-lợi ở tháp phát ra ánh sáng đỏ, từ giờ mùi đến giờ thân lại thấy khác nhau, hoặc giống hình tượng, hoặc giống lầu gác, hoặc thấy ánh sáng trắng chợt lớn chợt nhỏ nhiễu quanh xá-lợi, nhiễu bình hành đạo, hoặc ẩn hoặc hiện, hoặc chậm hoặc nhanh, quan nhân, đạo, tục, đều thấy vui mừng, kinh ngạc, reo hò nhảy nhót trong chùa, đến bốn ngày lại phát ra ánh sáng đỏ, sáng rỡ như sắc vàng, ngang dọc hơn một thước, duyên tướng đỏ tím trước sau ba lần rất sâu sau mới mất. Lại thấy một tượng Phật cao hơn hai thước ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen, lại có hai Bồ-tát hầu hai bên cao hơn một thước, từ giờ mẹo đến giờ tỵ thấy các hình tướng, kẻ đạo người tục bốn bộ hơn hai vạn người đều chiêm ngưỡng.

Châu Dự dâng biểu rằng: Bình xá-lợi có ánh sáng trắng phút chốc thành năm màu xoay chuyển trong bình, hình tướng kỳ lạ. Lại khắc bài minh xá-lợi, đá kia lại không khác chất, khắc (đục) đến chữ Hoàng đế thì từ điểm trên và dọc kéo vẽ ngang, nếu đục chỗ nào thì thành như khắc vàng.

Châu Lợi dâng biểu rằng: Xá-lợi vào canh một đêm 2 tháng 03 phát ra ánh sáng, chiếu khắp nha môn như ánh sáng mặt trăng.

Châu Minh dâng biểu rằng: Ngày 40 tháng 04 hạ xá-lợi, đào đất đặt hòm đá thì được một bức tượng.

Châu Vệ dâng biểu rằng: Ngày 03 tháng 04 trai xong, ngoài bình vàng xá-lợi có sắc hồng đỏ đẹp đẽ khác thường, hoặc đi ở đáy bình lưu ly, hoặc dạo ngoài bình, duyên trên và dưới bình ánh sáng chiếu bên ngoài, đến ngày mồng tám chiếu như đầu.

Châu Minh dâng biểu rằng: Xá-lợi, ngày 11 tháng 03 trời mưa thấm ngọt, ngày mười ba mới hết, có Sa-môn giới đức là Tăng mạnh trước bịnh chân không thể đi được, trong ngày ấy nghe xá-lợi sắp đến sẽ đi qua chùa, Tăng Mạnh tự thân bị đau không ra đón rước được mới sai đệ tử là Pháp Tạng dìu ra cửa, hồi tâm chánh niệm bèn đi được, đi ra ngoài thành mười dặm, đích thân rược xá-lợi, nhờ dó bệnh lành dần dần đi được.

Châu Mao dâng biểu rằng: Ngày 2 tháng 02 xá-lợi đến châu, ngày ấy liền y cách thức sắp đặt, tất cả nam nữ đều phát tâm Bồ-đề tranh nhau đến quy y, người câm nói được, người què đều đi được, hòm đá biến thành lưu ly trong ngoài sáng chói. Ngày 12 tháng 0 trời mưa hoa bạc, biểu tấu dâng vua biết.

Châu Ký dâng biểu rằng: Xá-lợi phóng quang năm sắc, chiếu khắp cả thành. Lúc này có vị Tăng trước bị mù mắt cũng thấy được xálợi, lại có một người đau chân què co rút đã mười lăm năm, từ khi xá-lợi đến người bịnh này lễ bái phát nguyện liền đi đứng được.

Châu Tống dâng biểu rằng: Ngày 0 tháng 03 xá-lợi đến châu, ở chợ viện huyện thành bội Tống trước có giếng ngâm xưa, bởi do nước mặn và đắng có phèn nên hoàn toàn không thể uống được, có người dân của huyện tên Hồ Tử Càn hòa nước giếng với bùn thì lạ thay màu nước kia lại trắng, nếm thử rất ngọt. Ngày 03 tháng 04 xá-lợi trong tháp phát ra ánh sáng màu đỏ. Canh năm đêm mồng sáu trong chùa lại phát ra ánh sáng màu trắng, giờ thìn mồng bảy trong chùa trời mưa hoa trắng mắt thấy mù mịt giống như tuyết nhỏ mà không rơi xuống đất. Giờ Ngọ ngày mồng tám lúc sắp đưa xá-lợi vào hòm trên trời có hạt trắng bay liệng trên nền tháp.

Châu Hoài dâng biểu rằng: Xá-lợi thờ tại chùa Trường Thọ ở thành của châu, giờ thìn ngày mồng năm tháng tư, có một con chim trĩ trống bay đến đậu trên hòm, tâm nhàn từ cánh dung chất hoa tươi, tự bay tự dừng không hề sợ hãi, người dân huyện Hà Nội là Dương Mại đặc biệt chỉ bày, vừa đạo vừa tục hơn sáu ngàn người đều đồng thấy, ra lịnh khiến Sa-môn Linh Xán liền cho thọ giới, trĩ kia hướng về Sư dường như nghe pháp. Sư nói rằng: “Chim trĩ đây là chim hoang, theo lý nội pháp không cho nhốt trong lồng.”, liền sai đem vào núi Thái Hành ở phía Bắc thành mà thả. Nhà ngang tháp xá-lợi lại có một dấu vết, từ phía Đông nam tháp ba mươi bước mà đến thẳng tháp không còn thấy dấu, lại không vào chỗ, hoặc rộng bốn tấc, hoặc ba tấc, uốn lượn ngoằn ngoèo giống như hình rồng rắn, quan nhân đạo tục đều thấy. Mồng tám, đến trước giờ ngọ xá-lợi mới đưa vào hòm tháp, bèn phát ra ánh sáng ở ngoài bình, xoay quanh mấy vòng sắc màu sáng rỡ soi chiếu rất đẹp, hoặc trên hoặc dưới, chợt ẩn chợt hiện.

Châu Biện dâng biểu rằng: Ngày mồng hai tháng ba xá-lợi đến châu, tạm đặt ở Quán châu. Đêm mồng sáu Đại đức tăng là Tuệ Triệt v.v… bỗng nghe hơi thơm có điềm khác thường, đến mồng tám, chư Tăng rước xá-lợi đến trước tháp, Đại đức tăng là Tăng Xán cùng năm người lại nghe hơi thơm, cách cửa chùa Tuệ Phước hơn bốn mươi bước bèn phát ra ánh sáng xanh như màn sương che sáng rỡ rất lâu mới mất. Chùa kia có xá-lợi ở Tăng phòng cúng dường, ngày đó Trương Tương Nhân là người châu Kỷ ở Tăng phòng thấy xá-lợi trong chùa lại phát ra ánh sáng xanh giống tướng trạng sắc màu xá-lợi lúc mới đến. Ngày mồng mười lại đến thấy ánh sáng xanh ở Phật đường chùa Quang Lâm cao năm thước, canh tư đêm ấy lại thấy ánh sáng nhiều màu xanh đỏ ở chùa. Lại có một cụ bà bị đau lưng đã hơn hai mươi năm, chống gậy đi sát đất, nghe xá-lợi đến chùa, ráng đến lễ bái, ở trong đại chúng gặp ánh sáng xá-lợi, lưng đau liền được lành bỏ gậy mà đi.

Châu Lạc dâng biểu rằng: Ngày mồng sáu tháng ba xá-lợi đến châu, liền đặt thờ tại chùa Hán Vương, đến ngày hai mươi ba bỗng tỏa hơi thơm, thế gian chưa từng có, đến canh một đêm mồng bảy tháng tư mới hết, gió Đông bỗng nổi lên đèn hoa tắt lịm, ở phía Đông nam Phật đường có ánh sáng thần sáng rỡ, lại có gió thơm thổi đến, quan nhân đạo tục đều nghe thấy, vì thế càng thêm khắc niệm, đến mồng tám lúc sắp hạ xá-lợi, cành lá cây ngô đồng bên tháp rủ xuống.

Châu U dâng biểu rằng: Ngày 2 tháng 03 ở chùa Hoằng Nghiệp an trí xá-lợi, hôm đá mới mài, hai mặt dùng nước rửa mà sáng như gương nước, trong ngoài thông nhau, ánh sáng tím sáng rỡ, đá kia sặc sỡ, lại giống như mã não, thấm nhuần sáng rỡ như lưu ly, đến mồng hai tháng tư khởi cùng hành đạo. Đến giờ hợi mùng ba, trước xá-lợi đốt hương cúng dường, ánh đèn sáng rỡ sân, các ngôi sao sáng rỡ trong trời đêm, có ánh sáng co rồi duỗi ở trên kiệu Phật, đến mồng tám xá-lợi vào hòm, tự sáng sớm đến giờ thìn hòm đá hiện lằn phảng phất hình tượng có Bồtát ánh sáng màu đẹp đẽ hoa mỹ, lại giống như các vị tiên, nghe trong đó chim thú cây rừng các hình trạng mà không mê hoặc chúng thật khó nói hết, kia có văn lý chiếu soi rõ ràng, nay vẽ bản đồ tiến dâng.

Châu Hứa dâng biểu rằng: Đầu đêm mồng ba tháng ba ở cánh phía Bắc của châu chín mươi dặm, xá-lợi phát ra ánh sáng tím, đỏ hai màu sáng rỡ trong và ngoài thành châu, thứ dân đều thấy ánh sáng thần. Ngày mùng bảy tháng tư ở đại sảnh tại châu xá-lợi xuất hiện ngoài bình vàng, trong bình lưu ly hành đạo phóng quang, đến ngày mồng tám ở tháp của chùa Biện Hành lại phát ra ánh sáng, giờ ngọ xá-lợi sắp đặt vào hòm đá lại có ánh sáng năm sắc màu, mây màu rực rỡ đến che trên tháp, hình mây như cái lọng. Ngày đó ở phía Tây nam của tháp cách chừng hơn trăm bước, nương bổn ký tạo tháp A-dục, một ao khô không có bốn bên bờ, giữa ao có thể sâu đến chín thước, bỗng có giếng ngọt xuất hiện, nước trong giếng không thể nghĩ bàn, ngay lúc ấy kẻ đạo người tục hơn hai muôn người cùng uống, đều thấy và chép điềm linh ứng dâng biểu tâu lên.

Châu Kinh dâng biểu rằng: Xá-lợi hiện mây như xe, lọng. Ngay trên tháp trong mây mưa hoa bay liệng rơi xuống, các loài chim bay lượn trên tháp.

Ở châu Tề, xá-lợi vốn có một, đến kia thấy hai, phát ra ánh sáng soi thấy, nghe mùi thơm lạ, trong mây có tiếng tự nhiên như chuông trống và khen ngợi chim bay dưới tháp.

Ở châu Sở, ngay ngày hành đạo xá-lợi nai rừng đến nghe pháp chim hạc bay trên tháp.

Ở châu Cung, xá-lợi vốn có một, đến kia thấy ba, phóng quang sáng rỡ, đào dưới nền đất bỗng được ngôi tháp đồng, và người câm nói được.

Châu Doanh xá-lợi ba lần phát ra ánh sáng, sắc trắng rùa xưa, đá tự nhiên tách ra lấy làm hòm đá.

Xá-lợi ở châu Kháng. Trong núi đào nền được đá tự nhiên, làm hang động hòm xá-lợi.

Châu Đàm, chim sông đón rước xá-lợi.

Châu Lộ, xá-lợi lúc đến kia tự nhiên suối vọt lên, người uống nước suối được lành bịnh.

Châu Hồng, xá-lợi đến có chim cổ trắng dẫn đường.

Châu Đức, xá-lợi đến người què đi được, chim chó nhiễu tháp.

Châu Trịnh, xá-lợi phát ra ánh sáng, phướn lọng rủ bên trong.

Châu Giang, xá-lợi đến, ngày hành đạo, có người cày được tượng đồng.

Châu Lan, đào nền làm tháp thờ xá-lợi thì được một tượng đá. Lại đứa nhỏ cạy được hai tượng đồng.

Châu Cừ, xá-lợi hiện vầng mây trắng như vị tiên bay, tự nhiên suối vọt lên, người uống được lành bệnh.

Châu Liêm chưa được xá-lợi, chỉ được một hạt xá-lợi phát ra ánh sáng như hơi khói lư hương Phật, lại giống như hoa sen xanh và trắng, trời mưa báu vụn.

Châu Ung dâng biểu rằng: Ngày 12 tháng năm niên hiệu Nhân Thọ năm thứ hai, chùa Thắng Quang, chùa Đại Hưng Thiện, chùa Pháp Giới trong kinh thành, trong công sở quan châu và hẻm nhỏ đường lớn trong thành đều mưa vụn bạc, lớn như quả cây du, nhỏ như hạt cám, tiêu biểu cho đón rước. Giờ mùi ngày 12 tháng năm tại chùa Nhân Giác có gió từ hướng Tây nam thổi đến, hơi thơm dày đặc, Sa-môn và đạo tục đang sống đều nghe, ngay đêm đó mưa báu vụn và hoa trời, cây chuối, cành lá cây cọ, trên cộng hành, người đều leo lên được, cỡ lớn nhỏ như trước không khác.

Đêm mùng năm tháng sáu niên hiệu Nhân Thọ năm thứ hai, cung Nhân Thọ ở chùa Từ Thiện trong Phật đường mới có linh quang ánh sánh hiện, hình dạng như cái bát, từ trụ trước nhiễu cây lương, chúng Tăng đều thấy.

Đêm mồng năm tháng sáu niên hiệu Nhân Thọ năm thứ hai trời mưa vụn bạc và hoa trời, Tỳ-bà trên lá và trên đầu các lá cỏ rơi xuống đất.

Mồng tám tháng sáu niên hiệu Nhân Thọ năm thứ hai, các châu đón rước xá-lợi, Sa-môn khiến trở lại cung, gặp nhau hỏi thăm an ủi xong, đến ngày mồng chín nhân dịp chùa Từ Thiện làm trai Khánh Quang, Tăng chúng đến chùa tán tụng, kinh hành, nhiễu hương, thọ thực, trong hư không lại lác đác mưa vụn bạc và hoa trời, xá nhân là Thôi Quân Đức lượm đầy đem dâng cúng. Chùa Thắng Quang trong kinh thành bắt chước châu Thiểm làm hòm đá đựng xá-lợi được biến hiện điềm lành có hình tướng cây Sa-la song thọ, ngày 23 tháng 0 niên hiệu Nhân Thọ năm thứ hai về sau ở chùa mỗi ngày phát ra ánh sáng liên tiếp không dừng, duyên cảm liền phát không chỉ ngày đêm, thành trị đạo tục, người từ xa đến xem quy y lễ bái, chật cửa kín đường qua lại như chợ, gặp ánh sáng này chiếu động tâm quần chúng, người đều buồn vui lẫn lộn mà phát tâm, các chùa trong thành huyện ngoài các châu lụa trắng mịn bắt chước đem đi, hoặc trên kiệu phát ra ánh sáng, hoặc soi chiếu trên đường, hoặc đến trước chỗ mở hiện sáng rỡ, sắc màu mỗi ánh sáng người thấy không giống nhau.

Ngày 1 tháng 0 niên hiệu Nhân Thọ năm thứ hai chùa Diên Hưng trong kinh thành làm lễ Quán Đảnh tượng Phật Thích-ca bằng vàng đồng cao trượng sáu, đêm đó trời mưa báu vụn và hoa bạc, hơi thơm rất lạ không gì sánh được.

Xá-lợi ở châu Thiểm từ giờ thân ngày 1 tháng 03 đến giờ Tuất ngày 0 tháng 0 gồm có mười một lần hiện điềm linh, gồm có hai mươi mốt việc và bốn lần phát ra ánh sáng.

Trong ánh sáng thấy hoa cây, hai lần thấy mây ngũ sắc, đào đất được chim, hòm đá thay đổi, tám cây Ta-la, dưới cây thấy nước, một tượng Phật nằm, ba Bồ-tát, một Thần ni. Trong hòm thấy chim, ba cành hoa vàng kiệu mây thành huân tướng, cờ phướn, lọng báu, tự nhiên, trong hòm phát ra mây thơm, lại phát sáng.

Xá-lợi ở thành châu Thiểm, trong canh hai đêm 23 tháng 03 chùa Đại Thông, chùa Thiện Pháp, chùa Xiển Nghiệp đều thấy ánh sáng mà chỉ có chùa Thiện Pháp là thấy trong ánh sáng có hai cây hoa hình sắc rõ ràng, rất lâu mới mất, sắc ấy ban đầu màu đỏ, sau lại biến thành màu trắng, rốt lại tan như thủy ngân, trong khắp nhà mọi vật đều sáng suốt. Xá-lợi trong chùa Đại Hưng Quốc, trong canh hai đêm mồng hai tháng tư chùa Linh Thắng thấy ánh sáng, rõ suốt cây trái trước sân và cỏ cây ở gò Bắc, ánh sáng chiếu thấy hình kia. Dưới nền tháp đào được chim, xá-lợi đến hướng chùa Đại Hưng Quốc. Giờ mẹo ngày 2 tháng 03, Tư Mã Trương Bị cùng Đại Đô Đốc Hầu Tấn xem xét việc xây nền tháp, đào đất sâu năm thước có dân làng Ngọc Sơn, của huyện Văn Hương thấy hóa mây, dưới cái cuốc bỗng xuất hiện một con chim màu xanh vàng lớn như chim cút, dần đi trong tháp an nhiên tự tại, cầm nõ không sợ, chưa đến lúc đưa thì chim kia bị chết, nay làm việc phước ở trong tháp xá-lợi được con chim khác thường cho xuất xứ là kỳ lạ nghĩa là hợp với sự tốt đẹp, nay sai vẽ riêng hình chim, kính cẩn tâu lên.

Mây ngũ sắc lại xã hội, giờ thân ngày 1 tháng ba, xá-lợi đến châu Thiểm nơi khe suối cách phía Nam thành chừng ba dặm có mây ngũ sắc từ phía Đông nam ùn ùn nổi lên phút chốc bỗng thành một cái lọng màu Tử La, lúc xá-lợi vào thành mới bản chất tan mất, mọi người lúc đó đều thấy.

Đến giờ mùi ngày hai mươi tám ở chùa Đại Hưng Quốc lại có mây ngũ sắc từ Đông nam và Tây bắc cùng đến hợp nhau ở trên tháp xá-lợi chung thành một đoạn, lúc này có Văn Lâm Lang Vi Phạm Đại Đô Đốc Dương Mân và quan dân cùng thấy, mây kia chốc lát liền tan.

Hai lần phát tiếng, xá-lợi ở châu, đêm 23 tháng 03 từ tòa báu phát ra tiếng như người trong đêm vắng đánh tiếng đến ba lần mới thôi. Sau ở chùa Đại Hưng Quốc, giờ Dậu ngày 0 tháng 0 lại xuất hiện một tiếng lớn như trước kẻ đạo người tục đều nghe. Bốn mặt trong ngoài hòm đá thấy ánh sáng Phật, Bồ-tát, Thần ni và cây Ta-la. Giờ tỵ ngày 0 tháng 0, muốn sai người đưa đi liền phóng quang đồng tiêu biểu cho bốn điềm lành, khi chứa phát thì Tư Mã Trương bị cùng quan huyện Trịnh Càn Ý, huyện thừa Văn Hương là Triệu Hoài Đan, Đại đô đốc Hầu Tấn, tương tác nhân dân Hầu Khiêm v.v… đồng thấy phía ngoài bên Đông mặt đá có lằn văn nổi, Trương Bị v.v… lấy làm quái lạ, lại đến mặt Bắc thành ý dùng tay áo chùi, phía trên liền thấy một cặp cây Ta-la, Đông Tây đối nhau, cành lá đầy đủ có màu xanh đậu, chốc lát mọi người chạy đến, lại ở ngoài mặt Tây lấy nước rửa liền thấy hai cái cây lá có năm màu. Rễ mặt ngoài phía Nam lại có hai cây cành thẳng tắp lá sắc vàng nhạt. Kế ngoài mặt phía Đông lại có hai cây lá dài sắc xanh, dưới cây bốn mặt đều có lằn nước. Giữa hai cây này Sử Nhân Văn Lâm Lang Vi Phạm ban đầu thấy một con chim giống như nằm, Tư Mã Trương Bị lát sau xem lại thì chim kia đã đứng, trước chim có ba cành lá vàng, hình chim lớn nhỏ, màu lông, không khác với chim đào đất được lúc trước, chim kia lát sau bay về hướng Tây đến dưới Phật dừng lại trong hòm. Gần góc Tây nam lại có một Bồ-tát ngồi trên đài hoa mặt hướng về phía Đông, có một vị Ni đứng mặt hướng về Bồ-tát chắp tay cách nhau hai tấc. Ở mặt phía Tây lại có hai Bồ-tát đều đứng một sắc vàng, mặt hướng về phía Tây. Một sắc bạc mặt hướng về phía Bắc, cách nhau có thể ba tấc. Trên môi Tây có một Phật nằm, thân nghiêng, đầu hướng về phía Bắc, mặt hướng về phía Tây. Ba vị Bồ-tát kia ở trong hòm đá đều, phát ra ánh sáng hồng tím cao cả thước, từ giờ tỵ đến giờ mùi hình trạng không thay đổi, vẽ bản đồ rồi sau sắc dần dần diệt mất, kẻ đạo người tục thấy được số đó rất nhiều. Hòm này vốn là sắc đã xanh rất tối tăm, khi hiện điềm lành biến thành sắc trắng, bên trong sáng rỡ xoay vòng bốn mặt, đều khiến người ngồi thấy được nhau không bị trở ngại. Bốn mặt trong ngoài hòm kia đều thấy một Đức Phật, ba Bồ-tát và một ni, một chim, ba cành hoa, tám cây châu. Nay vẽ riêng hình trạng cẩn dâng tấu trình. Giờ ngọ, bốn phương mây nổi biến thành luân tướng, lại có cờ phướn, lọng báu tự nhiên, và trên tháp mây thơm hai lần thấy phát ra ánh sáng.

Giờ ngọ mồng tám tháng tư muốn hạ xá-lợi, lúc này đạo tục đều buồn khóc, bốn phương bỗng nhiên đồng thời nổi mây như khói mù, muốn hướng lên đến mặt trời, liền vây quanh mặt trời biến thành một vừng sáng dụ như bánh xe, trong thì có mây trắng vòng tròn che mặt trời, ánh sáng lần lần hơi tối còn như một cái chén nhỏ, ở ngoài luân bao quanh thứ lớp lấy mây làm bức, bức và luân kia đều có màu hồng tím. Đến lúc hạ xá-lợi xong, mây kia tan mất, mặt trời sáng sạch như trước. Lại ở ngoài tường mé Tây Bắc chùa tháp có cờ phướn, lọng báu tự nhiên thật lớn, cũng thấy cờ phướn, lọng báu vây quanh xá-lợi, ngay lúc đó cho là có người cầm cờ phướn cúng dường, đến lúc hạ xá-lợi xong thì cờ phướn, lọng báu kia bỗng biến mất, lúc này kẻ đạo người tục nhìn thấy rất đông. Đến giờ tuất, Tư Mã Trương Bị v.v… thấy trên tháp có khí mây xanh từ tháp bay ra, mây đó rật thơm, liền gọi Sử Nhân Văn Lâm Lang Vi Phạm và Tăng chùa Đại Hưng là Đàm xướng vào bên trong xem, bị và Vi Phạm đồng thấy ánh sáng phát ra từ hướng Tây Bắc và Đông Nam, phút chốc thì biến mất.