PHẬT Ở TRONG LÒNG
Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
16. Tụng kinh là đem lại an lạc và hạnh phúc lâu dài
Lâu nay trong mỗi buổi sáng chủ nhật hàng tuần các Phật tử đều đến chùa để tụng Kinh Pháp Hoa rất đông và rất đều. Ngay tại chùa Từ Đàm chúng ta tụng Kinh như thế mà các Tỉnh khác có nhiều chùa cũng tụng Kinh Pháp Hoa đông đảo và đều đặn không kém.
Nói thế để các Phật tử biết, bộ Kinh Pháp Hoa rất có duyên với hàng Phật tử chúng ta và cũng có duyên rất lớn với hàng Phật tử thế giới. Chính tại Trung Hoa Ngài Trí Khải Đại sư đã lấy Kinh Pháp Hoa làm căn bản để lập tông Thiên Thai. Ở Nhật Bản Ngài Nhật Liên hòa thượng cũng lấy Kinh Pháp Hoa làm căn bản lập nên tông Nhật Liên. Tông Nhật Liên ở Nhật Bản hiện nay rất thịnh hành. Các vị tu theo tông Nhật Liên trên cơ sở lấy Kinh Pháp Hoa này làm tông chỉ. Thường thường ngoài thì giờ tụng Kinh Pháp Hoa ra, các vị ấy thường niệm câu “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” mà thỉnh thoảng chúng tathường thấy những phái đoàn có các vị sư Nhật Bản đến tại Việt Nam, nhất là mấy năm nay tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Huế, khi từ trên tàu, trên xe hay trên máy bay xuống, mỗi người cằm một cái trống dẹp bằng da, tròn tròn như cái quạt có cán, rồi đánh thùng thùng phát ra thành tiếng.
Họ vừa đi vừa đánh trống và niệm câu “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” để cầu nguyện cho thế giớihòa bình. Ở Huế có lẽ Phật tử chúng ta ít gặp cảnh này, nhưng ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì Phật tửtrong đó thường hay gặp. Thành thử bộ Kinh Pháp Hoa có một nhân duyên rất lớn đối với hàng Phật tửchúng ta, mà bằng chứng cụ thể là bây giờ ở Việt Nam Phật tử tụng Kinh Pháp Hoa rất đông. Vì tính cách quan trọng như vậy, nên hôm nay tôi sẽ cắt nghĩa chữ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là thế nào để Phật tử lĩnh hội thêm.
Diệu Pháp tức là pháp nhiệm mầu. Chữ Pháp này trong nhà Phật thường hay dùng. Còn ở đời thường diễn đạt một cách khác như gọi mọi sự, mọi vật chứ không gọi là pháp. Trái lại, để diễn đạt ý niệm về cụm từ mọi sự, mọi vật, đạo Phật gọi là các pháp hay tất cả các pháp.
Nói một cách khác, những gì mà chúng ta thấy được gọi là pháp. Chẳng hạn như cái hoa, hòn núi, dòng nước, cành cây v.v… Mỗi cái mỗi cái như vậy gọi là pháp. Thậm chí khi ta nói con chim, con người, con trâu hay con vật gì đi nữa, mỗi cái ta thấy được, ta suy tưởng, ta nghĩ tới, ta tưởng tượng ra, những cái đó cũng đều gọi là một Pháp. Tôi thí dụ để quý vị rõ hơn rằng, trong đêm ta nằm chiêm bao thấy cảnh cọp leo lên đọt cau, cọp mà leo lên đọt cau trên thực tế ít xảy ra, hay không có, nhưng trong chiêm baocảnh cọp leo lên đọt cau cũng gọi là một pháp. Nói tóm lại, cái gì mình nghe được, thấy được, suy tư được, tưởng tượng ra… đều gọi là pháp. Trong thực tế cái mình suy tư đúng cũng gọi là pháp, cái mình tưởng tượng, mình chiêm bao không thực nhưng với mình là có thì cũng gọi là pháp. Cho nên chữ pháp trong nhà Phật có một ý nghĩa rất rộng, rất thâm thúy.
Tóm lại, pháp là cái chân lý, cái đạo lý, cái bổn phận luân lý đạo đức, như bổn phận cha mẹ đối với con cái, con cái đối với cha mẹ; thầy đối với trò, trò đối với thầy; vợ chồng đối đãi với nhau…cũng gọi là pháp. Luân thường đạo lý trong xã hội, cách giao tiếp đối đãi với nhau như thế nào…cũng gọi là pháp. Nhà Phật dùng từ Nhất thiết pháp (tất cả pháp) là hay vô cùng. Khi nói tất cả pháp (nhất thiết pháp) như thế là bao trùm tất cả không chừa một thứ gì dù là hữu tình hay vô tình, dù là to như hòn núi hay nhỏ như hạt bụi cũng đều gọi nó là mỗi một pháp. Chữ pháp có tính cách bao quát như vậy nhưng ai ngộ được nó, hiểu nó, làm chủ được nó, người đó được gọi là bậc Giác ngộ, là Đại giác, là Đại ngộ. Đức Phật đã ngộ được pháp đó nên gọi Ngài là Đấng Vô thượng Pháp vương.
Gọi Ngài là Đấng Vô thượng Pháp vương vì Ngài đã ngộ được tất cả các pháp và sự thật hay chân lýcủa tất cả các pháp đó. Mặt khác, Ngài đã tự tại đối với tất cả các pháp đó cho nên gọi Ngài là đấng Vô thượng Pháp vương (Ngài là vua của tất cả các pháp). Vì sao biết Ngài tự tại đối với các pháp? Tôi lấy ví dụ, như chúng ta đối với sắc. Sắc là đối tượng của chúng ta. Hễ thấy sắc gì đẹp, thích thú một chút là chúng ta say đắm, ham mê theo. Khi đã đam mê thì đi không dứt, bước không rời, bị dính chặt vào đó, nên chúng ta bị triền phược vào sắc và không được tự tại đối với sắc đó. Tôi xin dẫn chứng cụ thể hơn, như khi chúng ta đang nghe một bản nhạc hay, đang say đắm như thế từ một cái máy cassette phát ra, đang thả hồn theo âm thanh trầm bổng thì bỗng nhiên ai đó đến tắt cái máy đi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chắc chắn là sân tâm sẽ nổi lên.
Như vậy là chúng ta bị dính vào cái âm thanh du dương đó cho nên chúng ta không tự tại được. Vì không được tự tại với các pháp như vậy, nên chúng ta làm nô lệ cho pháp đó. Sắc nó làm cho chúng tabị nô lệ, âm thanh, tiền tài, danh vọng…nó là chủ nhân ông chúng ta, chúng ta bị làm nô lệ cho nó chứ không làm vua được nó, không làm chủ được nó, như vậy là không được tự tại đối với các pháp. Vì thế chỉ có Phật mới là pháp vương, chứ chúng ta không thể gọi là Pháp vương được. Nếu chúng ta có được tên gọi thì gọi là pháp nô (đầy tớ của pháp, đầy tớ của sắc, của thanh, của hương, vị, xúc). Một người nghiện rượu rồi thì mỗi ngày ít ra cũng có vài xị cho họ, nếu không có rượu là họ quậy phá, vì không làm chủ được tự thân. Không làm chủ được tự thân thì làm nô lệ cho pháp, nên không thể gọi mình là pháp vương được mà chỉ có Phật mới được gọi là Vua pháp.
Khi nói đến pháp thì pháp trong nhà Phật rất rộng nghĩa. Trong Kinh Pháp Hoa Đức Phật dùng chữ Diệu Pháp. Vậy Diệu Pháp là gì? Tức là các pháp nhiệm mầu, các pháp đó có công năng cảnh tỉnh lòng người, thức tỉnh cái trí tuệ con người, mở mắt cho ta thấy sự thật một cách sáng suốt để sống đúng với sự thật, đúng với đạo đức, đúng với lễ nghĩa, đừng sống theo sự mù quáng của lòng tham, lòng sân, lòng si mà đau khổ, cho nên gọi là Diệu Pháp.
Thứ đến Diệu Pháp ở đây gọi là Pháp vi diệu mà Đức Phật muốn chỉ cho ta biết tất cả mọi người, tất cả chúng sinh đều có tính giác ngộ, đều có Phật tính ở trong lòng. Ai cũng có Phật tính, mỗi người đều có một ông Phật ở trong lòng, mà ông Phật đó dù ở hạng người nào đi nữa, phàm phu hay thánh giả, lớn hay nhỏ đều không thay đổi, ví như Liên Hoa (Hoa sen). Hoa sen dầu ở dưới bùn nhơ nhớp, tanh hôi, nhưng Hoa sen không bao giờ bị vướng mùi tanh của bùn, Hoa vẫn thơm ngát khi vượt lên khỏi nước, gặp ánh sáng thì Hoa nở ra đẹp đẽ và tỏa hương thơm dâng tặng cho đời. Cũng vậy, cái ông Phật ở trong lòng mỗi chúng sinh, nếu được phát huy cao độ, tu hành tinh tấn, nó cũng sẽ được tỏa ngát như sen trong bùn, mọc lên từ bùn mà không dính mùi ô trược, vươn cao và tỏa ngát hương cho đời. Nếu ai tu theo Phật thì chắc chắn sẽ thành Chánh quả, nên gọi là Diệu Pháp Liên Hoa.
Trong Kinh Pháp Hoa, ngài Bồ tát Thường Bất Khinh vì hiểu được cái lý đó, cho nên mỗi khi gặp ai, ngài cũng chắp tay cung kính niệm: “Nam Mô A Di Đà Phật, tôi không dám khinh ngươi, ngươi tu hành Bồ tát đạo, tương lai sẽ thành Phật”. Các Phật tử ở đây chắc ai cũng nhớ chuyện của ngài, đó là Thường Bất Khinh Bồ tát. Chữ Bất Khinh là thế nào? Là không khinh người cũng không khinh mình, không chê bai người cũng không chê bai mình, không hạ giá mình cũng không hạ giá trị của người, nên gọi là Thường Bất Khinh Bồ tát. Gặp ai ngài cũng chắp tay cung kính niệm: “Tôi không dám khinh ngài, vì ngài tu hànhBồ tát đạo, tương lai sẽ thành Phật”.
Ngài làm việc này y như bỡn cợt, có những người không hiểu, họ mắng Ngài: Cái anh này bá láp, biết chi mô mà nói tương lai ngài sẽ thành Phật, thôi đi chỗ khác. Chỉ vì hành Bồ tát đạo mà có người mắng, có người vác đá ném ngài, nhưng tâm của ngài vẫn không thay đổi. Họ đuổi thì ngài chạy, họ đánh, họ vác đá ném ngài thì ngài tránh, không tránh được thì nhẫn nhịn, nhưng hoan hỷ với câu: “Nam Mô A Di Đà Phật, tôi không dám khinh quý ngài, vì ngài tu hành Bồ tát đạo, tương lai ngài sẽ thành Phật”. Vì sao ngài làm vậy? Vì ngài tin tưởng ở trong con người ai cũng có một ông Phật, nếu như người đó biết phát huy, tu hành theo lời Phật dạy, người đó sẽ làm Phật cho nên ngài có lời nguyện như vậy.
Trong thời đại ngày nay, ta không làm như ngài mà có cách làm khác, đó là khi gặp nhau thay vì nói như ngài chúng ta nói: “Nam Mô A Di Đà Phật” hay nói “Mô Phật” thì cũng gần nói như câu nói của ngài vậy. Câu nói ấy là để nhắc nhở nhau nhớ tới ông Phật trong lòng mình. Khi đã nhớ tới Phật thì tất nhiên mình quên tính chúng sinh. Vì tính chúng sinh là tính tham, sân, si. Đó cũng là một cách thực hiện ý nghĩa trong Kinh Pháp Hoa, hay nói một cách khác đó cũng là một cách tụng Kinh Pháp Hoa.
Có một lần, Đức Phật đi khất thực với Tôn-giả Ananda. Khi ngài đi ngang qua một cánh rừng, Ngài nhìn thấy ở trong bụi cây một hủ vàng lấp lánh, Ngài liền chỉ vào và nói: “Rắn độc đó, Anan!” Tôn-giả Ananda nhìn vào cũng thấy hủ vàng đó liền thưa: “Dạ, bạch Thế Tôn rắn độc lớn quá!” Khi đó, tình cờ có một anh chàng nông phu đi theo sau, nghe thầy trò Đức Phật đi trước, nhìn vào trong bụi nói rắn độc lớn quá thì anh ta đâm ra thắc mắc. Chờ cho Đức Phật và Tôn-giả Ananda đi qua rồi, anh ta liền tới xem rắn độc to cỡ nào? Nhìn kỹ vào trong bụi, ngó quanh ngó quất cũng không thấy rắn độc đâu cả, nhưng vẫn rình coi cho chắc. Anh rình một hồi lâu cũng không thấy động tĩnh gì, anh bèn lấy cây que khều khều cái hủ cũng không thấy rắn bò ra.
Anh ta chui vào nhìn kỹ trong hủ thì thấy toàn là vàng ròng. Tuy nhiên anh ta cũng nghi, vì không biết chừng con rắn núp dưới hủ vàng cũng nên, nên không dám mò tay vào hủ, nhưng sau một thời gianrình mò, lật qua lật lại, quay tròn cái hủ vàng cũng không thấy động tĩnh gì, khi ấy anh mới yên tâm là không có rắn. Được hủ vàng to quá, anh ta lắc đầu có ý chê Đức Phật và đệ tử của Ngài, và nghĩ: Rứa mà lâu nay thiên hạ cứ nói ông Phật là bậc Nhất Thiết Trí, cái gì ông cũng hiểu hết, cái gì cũng biết hết, bấy giờ hủ vàng sờ sờ trước mặt mà Thầy thì nói là rắn độc, trò thì nói là rắn độc to quá. Chao ôi! Cả hai thầy trò sao mà u tối thế, sao mà dại thế, vô minh quá!
Bây giờ anh ta yên chí mình được hủ vàng, nhưng cũng chưa dám đem về ngay mà đợi đêm tối mới đem về, vì sợ ban ngày người khác phát hiện thì tính sao. Khi đem được hủ vàng về nhà, hai vợ chồng đem đèn soi lại thì thấy toàn là vàng ròng, mừng quá nên quên ăn và cũng không ngủ được. Hai vợ chồng bàn qua tính lại suốt cả đêm, họ nói: Chà, bây giờ được hủ vàng rồi, cuộc sống sẽ lên ngôi, chứ lâu nay cực khổ, làm bữa hôm ăn bữa mai, có buổi sáng mất buổi tối, trăm điều cơ cực. Bây giờ có vàng rồi thì lại thao thức, hậm hực, bồn chồn mất ăn mất ngủ, vì những toan tính chuyện nọ chuyện kia. Hai vợ chồng liền bàn tính với nhau rằng, trước mắt là nên hỏi xem ngoài phố, có ai bán ngôi nhà lầu nào không để mua một cái.
Lại phải hỏi có ai bán xe hơi đời mới mua thêm một chiếc. Bây giờ có vàng rồi thì tha hồ mà tiêu xài. Tính toan như vậy nên những ngày sau đó, cả hai vợ chồng chẳng làm lụng gì cả mà cứ đi ngó ngó dòm dòm xem có ai bán nhà, bán xe hơi không để mà mua. Hàng xóm thấy vậy sanh nghi, liền báo lên quan về hành động khả nghi của hai vợ chồng anh nông dân kia. Quan cho đòi lên hỏi: Anh được vàng sao không khai báo với Quan? Anh ta liền chối bai bải, nhất định không có, họ nói xấu và nghi oan cho vợ chồng tôi, chứ thật không có chuyện được vàng. Quan liền cho lính về khám xét nhà anh ta và phát hiện ra một hủ vàng to lắm.
Vì gian dối về tội được vàng không khai báo, nên anh bị tống giam vào ngục, khi ở trong ngục tối, vừa đói vừa lạnh, vừa bị muỗi đốt, rệp cắn, anh ta liền la lên: Rắn độc Thế Tôn, rắn độc Ananda, rắn độcThế Tôn…miệng anh ta la oai oải như vậy làm anh cai ngục ngủ không được, liền chạy vào hỏi anh ta: “Này anh kia, rứa Thế Tôn và Anan có thù oán gì với anh mà anh lại mạt sát Ngài và đệ tử Ngài là rắn độc nhỏ và rắn độc lớn như vậy? Bấy giờ anh mới khai thật. Thưa Quan, tôi không phải có thù oán gì với Thế Tôn và Anan hết. Chính khi nằm trong tù tôi mới nhận ra được, hiểu được cái lời kêu rắn độccủa Thế Tôn và Anan.
Lời đó đã thức tỉnh lương tâm tôi, làm tôi ăn năn không kịp nữa rồi. Khi nghe Thế Tôn nói rắn độc Anan và Anan thưa lại, đại rắn độc Thế Tôn, khi nghe như vậy tôi chui vào bụi cây và thấy một hủ vàng ròng, tôi cho rằng Thế Tôn và Anan là dại. Họ tu hành quá nên không biết gì cả. Tôi có ngờ đâu Thế Tôn ví vàng là rắn độc. Chính giờ phút này nằm trong tù tôi mới thấm thía câu nói của Thế Tôn là chí lí vô cùng. Và đó mới là rắn độc, khi ấy tôi ngu quá mà tự cho mình khôn, trở lại chê bai Thế Tôn là dại. Giờ đây tôi mới tin, sực tỉnh ra mới biết mình ngu, mình dại. Thức tỉnh được lời nói đó của Ngài tôi mới nhắc lại lời Ngài nói để cám ơn Ngài. Chính Ngài đã khai tâm mở lòng cho tôi mà tôi không chịu tiếp thu, cho nên tôi mới chịu khổ như thế này.
Khi nghe như vậy Quan nói: Rứa bữa ni mi đã hiểu ra điều đó rồi phải không? Ngươi đã hiểu lời nói rắn độc của Thế Tôn và Anan chưa? Nếu đã ngộ ra rắn độc thì nay ta cho ngươi về, lần sau đừng tái phạm.
Trước một hủ vàng như vậy mà Đức Phật đi qua không dính mắc chi hết, Ngài tự tại vô cùng. Ngài hằng ngày đi khất thực rồi về tịnh xá thuyết pháp, Thiền định không dính gì về hủ vàng hết, rất an lạc trước các pháp nên gọi là Pháp vương. Còn anh nông dân sau khi thấy hủ vàng thì tham đắm và chết theo hủ vàng. Phật và chúng sinh chỉ khác nhau một chút đó mà thôi. Như vậy, khoảng cách giữa Phật và chúng sinh chỉ bằng một sợi tóc, nhích bên kia là ngộ, ngã bên này là mê. Ngộ là Phật và mê là chúng sinh. Ngộ thì được tự tại giải thoát, còn mê thì bị triền phược đau khổ lâu dài. Đó là chuyện ngày xưa. Còn ngày nay chúng ta ra đường gặp vàng thì sao? Nếu một mai kia vào một buổi sáng tốt trời, chúng ta đi ra ngõ gặp một thỏi vàng thì tính làm sao? Bỏ đi hay là lượm cất?
Chuyện hơi khó nghĩ phải không? Đây là một bài học để thử lòng mình, coi sự tỉnh ngộ, sự triền phược, sự giải thoát của mình đến ngang đâu đối với sự việc xảy ra trước mắt. Theo ý tôi nếu sự việc xảy ra như vậy, chắc chắn chúng ta cũng lượm nó lên thôi. Tôi đoán rằng các bạn cũng đồng ý với tôi 200 phần trăm chứ không ít hơn. Chỉ có điều lượm về sử dụng như thế nào đừng để bị nó cắn. Đó là một vấn đề. Bất cứ cái gì, vật gì, dù thuộc vật chất hay tinh thần mà ta ích kỷ, chỉ thủ riêng một mình, cho riêng mình thì đó là điều không tốt, có hại, nhất định sẽ bị nó cắn, bị nó đày đọa làm cho ta đau khổ dài dài. Trái lại, bất cứ cái lợi gì, danh gì mà ta có được, ta đem trang trải cho mọi người cùng hưởng, mọi người cùng vui, cái đó sẽ đem lại niềm vui và an lạc lâu dài, chắc chắn cái đó không bị nó cắn đâu.
Chúng sinh có cái bệnh tham danh mà hại đến thân. Tham nhiều thì chết sớm, không tham thì sống lâu. Chỉ vì tham danh huyễn mà có một số người khi nào cũng ưa ngồi trên thiên hạ, khi nào cũng tự cho mình là hơn thiên hạ hết, coi thiên hạ không ai ra gì, có nghĩa là họ cho cái TA của họ là độc tôn, cho nên dễ bị nó cắn, như hủ vàng kia vậy. Cái lợi cũng như thế, nếu như có lợi mà chỉ biết riêng cho mình, không trang trải cho mọi người cùng hưởng thì cũng bị nó cắn. Trái lại, khi có lợi thì mình phải trang trải cho người này một ít, người kia một ít, thì mình luôn luôn có tình yêu thương đùm bọc của những người chung quanh, chắc chắn mình sẽ được an lạc. Như vậy là mình luôn luôn được tự tại, không bị ai gây đau khổ và như vậy là không bị ai cắn.
Cho nên chúng ta cũng dễ phân biệt người có tu và người không tu là ở chỗ đó. Không phải người tu gặp vàng họ không lấy, nhưng người tu biết cách sử dụng như thế nào cho có lợi mình và lợi người. Người tu biết cách sử dụng vàng như thế nào để đừng có hại người, đừng bóc lột, đừng có chà đạp lên sự an lạc, hạnh phúc của người khác, nhất là lấy sự khổ đau của người khác làm hạnh phúc cho chính mình. Như vậy người tu cũng có thể lượm vàng, nhưng sử dụng như thế nào cho hợp đạo lý, cho đúng tinh thần tự lợi, lợi tha, từ bi, hỷ xả của Đức Phật, thì đó mới là xảo diệu, hành sự như pháp của người tu. Cho nên cũng đối với một pháp đó, Đức Phật thì gọi là Vua Pháp, còn mình thì không thể gọi là Pháp Vương, Pháp Vương là Vua Pháp, tự tại đối với các pháp, rõ biết tất cả các pháp, không bị một pháp nào làm triền phược hết.
Chúng ta thường đọc kinh, nghe giảng về những lời dạy của Đức Phật như: Thế giới như mộng huyễn, nhơn sanh như không hoa (Thế giới như mộng huyễn, đời người như hoa đốm giữa hư không). Chúng ta biết như thế, nhưng chúng ta chưa sống được như thế. Chúng ta biết thế giới vô thường, nhưng ngộ được cái lẽ vô thường đó rất khó. Nếu không ngộ được thì nó làm cho mình đau khổ lâu dài, còn ngộ được thì hết đau khổ. Nói nghe thì dễ nhưng thực hành thì vô cùng khó. Có một số người không ngộ được lẽ vô thường đó nên luôn bám chặt vào đó cho là thường, vật của mình nắm trong tay rồi thì vật đó phải là thường, còn vật trong tay thiên hạ thì cầu cho nó vô thường, kể cũng lạ đời.
Mình có cái áo đẹp ước mong cho nó đừng bao giờ cũ, đừng bao giờ rách, đừng cháy, đừng mất, đừng phai. Nhìn lên bề mặt thấy láng cầu cho nó đừng bao giờ nhăn. Tóm lại cái gì đã vào tay mình rồi thì nó là thường, như cái nhà đang ở cầu cho nó thường đừng bao giờ hư, đừng cháy để còn truyền tử lưu tôn với đời, đời này sang đời khác, kiếp nọ sang kiếp kia, trường tồn mãi mãi. Phật dạy thế gian vô thường, nhưng cái gì vào trong tay mình rồi thì cầu cho nó thường. Cái thường mà mình chấp chặt, mình ưa thích ấy chính là cái vô thường. Vì vô thường cho nên bị đau khổ triền miên không bao giờ dứt.
Sau năm 1975, tôi đang ở Nha Trang, có một Phật tử từ Đà Lạt về, cũng đi chùa, nhưng tôi chắc Phật tử này đi chùa để cầu phước, chứ tâm chưa thấm đạo được bao nhiêu, đến thăm tôi và nói: “Ôi chao Thầy ơi! Thầy có cách chi chỉ vẽ cho tôi sống với, bây giờ tôi hoảng quá Thầy ơi”. Tôi hỏi: “Sao Bác hoảng hung vậy?” – Dạ, nhà họ lấy hết. Tôi hỏi: Họ lấy mấy cái? – Dạ, 9, 10 cái lận. Tôi hỏi tiếp: Rứa Bác còn cái nào không? Ông ta trả lời: Dạ, còn một cái. Tôi lại hỏi: Nhà chi? Ông nói: Dạ, nhà lầu ba tầng. Tôi hỏi: Bây giờ Bác ở với ai? – Dạ, ở với hai ông mụ tra.
Tôi nói: Ôi chao, bác còn một cái nhà lầu ở với hai ông mụ tra mà hoảng thức nớ, rứa sao bác không ngó mấy người đang ở ngoài bụi kia tề! Họ ở ngoài bụi, ngoài góc đình mà không thấy họ hoảng, trái lạibác còn cái nhà lầu ba tầng sao bác hoảng quá vậy? Ông ta nói: Ả, à, té rứa. Té ra khi ấy ông ta mới biết mình còn một căn nhà lầu nữa. Lôi trâu mà đi tìm trâu. Ở trên hạnh phúc mà không biết hạnh phúc. Ông ta còn một cái nhà để chui vô chui ra, đó là một hạnh phúc chứ đòi hỏi gì hơn nữa. Mấy người ở ngoài xó bụi kia làm sao hơn ông được. Thế là ông có hạnh phúc mà không biết là vì sao? Là vì ông quá tham lam chứ còn sao nữa. Vì tham lam tiếc của nên cứ tin rằng, chấp rằng: Mười cái nhà của mình đã có giấy tờ trước bạ hẳn hoi, không ai đụng chạm gì được hết, thế mà bây giờ họ lấy ngang xương, đi kiện đâu bây giờ. Ông ta tức vì ông ta không rõ vô thường nên đau khổ.
Nhân đây tôi cũng xin kể thêm một câu chuyện nữa để chứng minh cho lòng tham lam, nhưng khi kể chuyện này mong các bà các cô đừng có buồn. Có hai vợ chồng nọ ăn ở với nhau hòa thuận, tử tế lắm, không có xích mích to tiếng gì với nhau cả. Một hôm,ông chồng đi làm xa, ba bốn tuần mới về nhà một lần. bữa nọ trên đường đi làm về nhà, trời oi bức nóng nực lại phải đi đường xa, nên anh ta khát nước vô cùng. Mấy lần trước trên đường về anh ta có thấy quán xá bán nước, còn lần này thì không có quán nào bán hết, vì vậy nên cơn khát càng thiêu đốt anh ta dữ dội. Đang lúc đó thì may sao trong lùm cây có tiếng róc rách, anh ta tìm đến có một khe suối nhỏ có nước từ trong đó chảy ra. Nước trong mát đọng thành một vũng, anh ta dùng tay vốc lên để uống. Vừa hết cơn khát thì anh quay về. Bất ngờ, sau khi uống nước xong trên đương về thì thình lình cơ thể anh thấy có sự hưng phấn và sảng khoái đến tột đỉnh, chính khi đó cơ thể anh thay đổi hết.
Khi ra đi là một ông nông dân trung niên, còn bây giờ trở về, ông trở thành một anh chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đẹp trai vô cùng. Anh nhớ trước khi ra đi tóc anh đã hoa râm mà bây giờ thì xanh mướt, trước da nhăn bây giờ trơn láng, trước kia răng rụng hai má đã hõm sâu, nay thì răng mọc nguyên vẹn và hai má căng phồng, trước lưng đi lom khom bây giờ lưng thẳng đứng. Khi về nhà bà vợ không nhận ra anh nữa nhưng anh vẫn nói với vợ: Bà nó ơi, dọn cơm cho tôi ăn kẻo đói bụng lắm rồi. Bà vợ cứ lơ lơ coi như không nghe thấy.
Một lát, mụ liền quay ra hỏi lại: Rứa anh ở đâu lại mà bảo tôi dọn cơm cho anh ăn? Ông ta quay mặt lại nói nói vợ: Bà này lạ chưa, tôi là chồng của bà sao bà nói lạ rứa. Bà nói: Ông có nhận lầm không, chứ chồng tôi đâu phải như thế này. Chồng tôi tóc đã hoa râm, răng đã sún, da lại nhăn, lưng hơi khòm khòm, đâu có trẻ đẹp như sức ni, chắc ông nhìn lầm người rồi. Chị ta không nhận, cuối cùng anh ta phải nói thật với vợ mình. Anh kể, trong lúc đi đường về khát nước quá, anh cố tìm nước để uống nhưng không có, lúc đó anh nhận thấy có một suối nước nhỏ chảy róc rách trong lùm cây, anh vội tới lấy tay vốc vài ngụm uống thì thấy trong người khỏe khoắn vô cùng, và trên đường về đây thì con người anh nó trẻ trung ra vậy đó
Bà vợ nghe kể và thấy chồng trẻ ra như vậy, nóng lòng nói với chồng: Này anh rứa chỗ đó là chỗ nào, anh chỉ cho tôi tới đó uống vài hớp để tôi ở với anh, chứ vô lẽ bây giờ anh trẻ mà tôi già, vợ chồng ở với nhau ngó sao được, anh chỉ cho tôi tới đó uống vài hớp đi. Bà vợ năn nỉ có vẻ cầu khẩn. Người chồng liền chỉ đường cho bà vợ đi đến chỗ có suối nước mà anh đã uống. Chị ta đến chỗ có khe nước, thay vì uống vài hớp, thì bà uống cho đến khi không còn uống được nữa. Do uống nhiều và nhanh quá nên cơ thể thay đổi một cách đột ngột. Từ một bà trung niên bây giờ nó trẻ hẳn ra và dần biến thành một đứa trẻ nằm ngọ ngọe không đi về nhà được nữa. Ở nhà anh chồng không thấy vợ về sinh nghi và đi tìm. Ai dè khi đến thì thấy vợ mình đã biến thành trẻ nít nằm bên bụi cây. Vì thương vợ nên anh đành ẵm vợ về và nuôi nấng như trẻ con. Thế là đêm nào anh cũng dỗ vợ như dỗ con nít, có khi còn phải mem cơm cho vợ bé ăn, săn sóc cho bé ngủ, hát dỗ cho bé khỏi khóc.
Qua câu chuyện đó, chúng ta thấy vì quá tham nên không lường trước được hậu quả. Nếu bà ta uống vừa vừa đủ khát như anh chồng thì đâu đến nỗi hóa ra trẻ nít vậy. Chúng ta không thấy luật nào cấm uống nước cho hết cơn khát, Phật cũng không cấm chuyện đó, nhưng nếu quá tham, vượt ra khỏi khuôn khổ của đạo lý xã hội thì tất nhiên sẽ bị phản ngược trở lại, thay vì được lợi thì lại bị hại mang họa vào thân. Chuyện tuy bình dị nhưng nó là bài học dạy cho tất cả chúng ta ứng dụng qua nhiều chuyện khác. Tôi ví dụ hiện nay chắc cũng có nhiều người chơi hụi, chơi số đề, lâu lâu nó cũng trúng một vài lần, thấy có lợi nên sinh tham.
Chỉ đánh một ngàn mà trúng ba chục ngàn ai mà không ham, đánh 30 ngàn lợi 300 ngàn ai mà không muốn. Cứ nằm mà tưởng tượng đánh 300 ngàn mà lợi 300 triệu chắc là thành tỷ phú. Tuy nhiên có mấy người đạt như ý tưởng tượng đó? Học Phật nghe giảng về lý nhân quả, áp dụng vào các trường hợpnày các Phật tử thấy sao? Nhìn cho kỹ, suy cho tới, cái nhân của họ bỏ ra ít quá mà muốn hưởng cái quả quá to, đó là điều nghịch lý. Chính vì vậy mà đa số những người đánh đề, đánh bạc, ít người giàu có mà phần nhiều phải bán nhà, bán xe, gia đình tan nát. Chuyện này cũng như chị ta uống quá nhiều, từ già hóa ra đứa con nít có khác gì hơn.
Biết bao nhiêu người cứ hay tưởng tượng, tưởng tượng theo cái tham của mình, khi lòng tham chất chứa nhiều thì tưởng tượng càng mãnh liệt, càng bộc phát mạnh hơn và con người cứ theo đà tưởng tượng đó mà sinh đau khổ. Trái lại, khi họ thức tỉnh sống một cách tỉnh giác, sống một cách bình thườngthì tất nhiên sẽ không bị khổ đau. Chúng ta bị đau khổ vì chúng ta chất chứa lòng tham một cách không chính đáng.
Lại một bữa nọ, có một Phật tử đi chùa tụng Kinh Pháp Hoa, thấy mình tụng ba, bốn năm liền nhưng không thấy Thầy phong cho một chức gì hết, tụng ngày này qua tháng nọ, mà thấy Phật cũng không cho mình thêm một chức nào, Ngài chỉ im re. Một hôm, có một chị bạn tớ nói rằng: Tôi đi tu bên chỗ đó, ông Thầy phong cho tôi chức nọ chức kia. Chị ta nghe vậy ham quá và năn nỉ xin đi. Để phụ họa thêm lời của mình là nói có sách mách có chứng, thêm trọng lượng, chị bạn bèn tô thêm: Này mi, ông Thầy ấy ông tu cái đạo gì lạ lắm, tao mới vào tu vài ba hôm mà thấy con người phơi phới, nào là thấy được tiên, thấy được thánh, thấy được Phật, thấy đủ mọi thứ.
Thế là chị ta bỏ tụng Kinh bên này chạy sang tu bên đó, chứ còn tu bên này không linh. Thầy bên này giảng Kinh Pháp Hoa coi cũng không linh, chắc Thầy bên này nói không thiệt, chắc Thầy bên kia chắc thiệt, tu với ông mau thành lắm, tu hai ba hôm là thấy được Phật, được ma ngay. Với lại, tu với ông vài ba hôm được phong làm Bồ tát, làm Như Lai, làm Di Lặc nữa, thật là sung sướng, chứ còn tối ngày tụng Kinh Pháp Hoa với mấy Thầy bên này đâu có phong cho cái chức đó! Chị ta dẫn chứng thêm: Mi lên chùa Từ Đàm tụng Kinh Pháp Hoa lâu năm mà có thấy Ôn Từ Đàm phong cho chức Bồ Tát, chức Phật, chức Như Lai như bên này không? Chứ mi qua tu với ông Thầy bên này chắc năm ba hôm là ông phong cho mi nhiều chức như vậy, mi có đã không? Rứa là mê mệt chạy theo, vô tình đi theo bùa ngãi mà không biết.
Bùa ngãi trong Kinh nói có nhiều loại, áp dụng không đúng cách dễ gây nguy hiểm cho mình và cho người lắm. Ở trong Nam có bùa Miên, ở Huế bây giờ mê tín cũng nhiều lắm. Các Phật tử nên thận trọngcảnh giới về sự nguy hiểm của các loại bùa đó. Thậm chí tôi còn nghe kể, một số người đi đường, bị một số kẻ dùng bùa mê làm cho mê hoặc, rồi họ biểu cởi vòng vàng nhẫn bạc, trong người có gì nó biểu đưa là đưa hết, mà không hề biết mình đưa. Về nhà mới phát giác mình bị bùa mê, bị nó dụ dỗ mà không hay không biết. Thật là hung hiểm!
Thành thử nếu gặp một người lạ khả nghi tới gạ gẫm mình, bắt chuyện với mình, hỏi tên họ mình, hay ngồi la cà bên mình vỗ vai, hoặc đòi xem tay xem chân thì nên tránh xa. Nếu mình để cho họ vỗ vai, hỏi tên mà mình nói ra là trúng bùa mê của họ không chừng. Khi đã vào cơn mê thì thầy bùa bảo gì làm nấy, biểu gì nghe nấy. Bùa ngãi nguy hiểm ghê gớm, các Phật tử nên thận trọng.
Do đó, các Phật tử phải tự vấn lương tâm mình trước cảnh danh lợi, coi cái tham của mình đến mức nào để tự điều chỉnh. Tôi xin đơn cử một vài ví dụ: Ngày hôm trước nếu chúng ta gặp một món lợi bất chánh giá trị đến cả trăm triệu đồng. Do lòng tham nên chúng ta cố tìm mọi cách sở hữu cho được số tiền bất chánh trên. Ngày hôm nay đi chùa tụng Kinh Pháp Hoa, tâm mình có tham muốn như thế nữa không? Đối với đồng tiền phi nghĩa, người ta đánh rơi, mình có tham như thế nữa không? Đó là cách thử lòng mình, mình đã sửa tới mức độ nào? Và tụng Kinh Pháp Hoa đã thấm tới ngang đâu? Chứ không phải đợi đến lúc phong cho một cái chức hảo, nào là Phật, nào là Như Lai, nào là Bồ tát và gì gì đi nữa thì sướng vô cùng.
Còn Ôn Từ Đàm không phong thì mặt ỉu xìu như đám ma! Nếu có ai đó phong cho mình chức Như Lai, mà mình không có dính một chút gì về Như Lai, thì nhận chức mà làm gì? Phong chức Bồ tát mà chính mình làm toàn những chuyện phàm phu, thì ai phục không, có ai quí không? Chắc không ai quí gì chức đó. Thế nhưng chúng sanh cũng hay ham thích cái danh huyễn như phong cho chức Bồ tát thì ham lắm, mặc dầu việc làm của mình không dính gì đến Bồ tát hết, nhưng khi nghe phong thì sướng lắm.
Lại cũng có một số người ở đời không có một chút gì đạo đức hết, nhưng khi nghe người khác nói anh là người có đạo đức, ăn ở có lương tâm thì anh thích lắm, nhưng chính họ là người bỏn xẻn, cho vay nặng lãi, ức hiếp kẻ thế cô… nhưng khi được nghe lời nịnh hót anh là người ăn ở có đức, rộng rãi hay giúp người thì hả hê lắm. Các Phật tử phải thấy rằng, chúng ta thường ham cái danh cái lợi, mà cái danh cái lợi đó không đúng sự tnhật cho nên phải sống trong sự giả dối. Mà đã sống trong sự giả dối, thì luân hồi đau khổ dài dài.
Cho nên tụng Kinh Pháp Hoa là để phát huy cái Phật tính trong mình và đồng thời cũng để phát huy cái Phật tính của mọi người nữa. Đó là mục đích của việc trì tụng Kinh Pháp Hoa. Thay vì làm như ngài Thường Bất Khinh Bồ tát đã làm là tán thán mọi người, ngài nói: “Tôi không dám khinh ngươi vì tương lai ngươi sẽ thành Phật, vì ngươi tu hành Bồ tát đạo.”Qua ngài chúng ta học cái tinh thần của ngài bằng cách tự mình phải giáo dục con cháu mình, thân nhân của mình không làm những điều sai, điều quấy, khuyên họ không nói những lời hại người, những câu bất kính, trái lại phải khuyên răn họ nói những lời lành, làm những việc tốt, thì đó cũng là cách áp dụng Kinh Pháp Hoa vào trong đời sống và chắc chắntương lai sẽ làm Phật.
Nếu mình tụng Kinh Pháp Hoa mà để con cái ở nhà hút xì ke ma túy, hay ném đá và chửi lộn với hàng xóm, người ta có nói thì liền chửi lại, con mình hư hỏng mà không biết dạy dỗ thì tất nhiên không đi đúng tinh thần Kinh Pháp Hoa mà mình đã tụng. Bởi vì Kinh Pháp Hoa dạy cho mình: Khai thị ngộ nhậpPhật tri kiến. Ngài khai thị để cho mình ngộ nhập Phật tri kiến, tức là biết được ông Phật (Phật tính) ở trong lòng mình mà phát huy cái Phật tính đó, chứ đừng để cái tham, sân, si, ngã mạn, cống cao, tật đố nó khuất lấp cái Phật tính của mình.
Đồng thời chúng ta cũng nên nhớ rằng, trong lòng mỗi người ai cũng có Đức Phật hết, chứ không phải ai sanh ra cũng là bậy hết, là không tốt. Tỷ như ta sinh ra một đứa con, đứa con đó bẩm sinh đã đi phá làng phá xóm ngay đâu, nhưng vì thiếu dạy dỗ, vì mình không để tâm uốn nắn những điều sai quấy của nó cho nên nó mới đâm ra hư hỏng. Mình để cho nó hư hỏng tức là Phật tính trong lòng nó không có ai khai mở, Phật tính bị vùi lấp, che kín thì mình cũng có lỗi với con cái một phần, vì mình chưa học được cái hạnh của ngài Bồ-tát Thường Bất Khinh.
Nếu ngài Thường Bất Khinh đi đâu cũng niệm: “Tôi không dám khinh các ngươi, vì các ngươi tu hànhBồ tát đạo, tương lai sẽ thành Phật”, thì giờ đây mình phải dạy con cái của mình đừng đi phá phách, đừng đua xe, đừng theo bạn bè hút xì ke, nghiền ma túy. Tóm lại là đừng làm những điều tai hại cho xã hội, đó cũng là dạy cho con cái mình bỏ điều xấu xa mà làm việc lành, đó là học tập hạnh của ngài Thường Bất Khinh Bồ tát. Làm được như vậy mình mới tạo được cảnh giới an lạc cho bản thân, cho gia đình mình và cho xã hội nhân quần nữa.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, có một số bậc cha mẹ chạy theo công việc kinh doanh không còn thì giờ săn sóc con cái, và con cái bị buông lỏng thì bóng ma tử thần như ma túy, nghiện ngập, bủa vây, đi vào con đường sao đọa và cái giá phải trả là, không biết bao nhiêu gia đình than vắn thở dài, khóc lóc buồn khổ vì con cái hư hỏng, là vì sự buông lỏng của các bậc có trách nhiệm vậy.
Sự đau khổ của cha mẹ vì con cái hư hỏng là nỗi khổ tâm ám ảnh hằng ngày trong xã hội hiện nay, nó gây nên một sự nhức nhối kinh niên. Cũng như khi chúng ta ghét ai, thù ai, tức giận ai cũng khổ, nhưng khổ một thời gian ngắn thôi. Nhưng con cái và người thân trong nhà mà hư hỏng, hàng ngày gặp mặt nó mãi, có ghét đuổi nó đi cũng không được, mắng chửi nó cũng không xong, đánh hoài cũng không phải là cách dạy tốt, rứa mà phải gặp mặt nó mãi thì khổ biết bao nhiêu mà kể. Cái khổ đó truy nguyên từ đâu mà ra? Có người nói: Sanh con ai dễ sanh lòng, tính của nó như vậy tôi chịu thôi. Nhưng vì sao mình sinh nó ra được mà tính của nó thì chịu thôi là vì sao? Hãy tự hỏi mình đã tận lực giáo dục con cái đến nơi đến chốn chưa? Đó là một vấn đề lớn mà các Phật tử nên lưu ý và tìm cách giải quyết.
Tóm lại, là người Phật tử phải biết mình tụng Kinh Pháp Hoa để làm gì? Tụng Kinh Pháp Hoa là để khai hóa, chỉ cho mọi người thấy rõ, mỗi người là một hoa sen, mặc dù bản chất của nó là thơm nhưng vẫn ở trong mùi bùn. Hoa sen tuy ở trong bùn mà không dính mùi bùn, trái lại còn mang hương thơm dâng hiến cho đời. Biết vậy thì tự mình phải trân quý hoa sen trong bản thân mình, làm cho Phật tánh trong mình tỏa rạng hơn lên và phải kềm chế lòng tham, sân, si trong tâm mình. Nếu không kềm chế, không sửa chữa thói hư tật xấu thì làm sao mà thành Phật được, làm sao mà giáo dục con cái, cải hóa xã hộicho tốt hơn được.
Muốn làm Phật thì phải học Kinh Pháp Hoa, bằng cách miệng không tạo nghiệp dữ mà nói điều lành, thân không làm điều ác mà phải làm điều thiện, ý không nghĩ điều ác mà luôn luôn hướng thiện. Nhưng tiếc rằng, chúng ta chỉ tạo nghiệp lành trong khi tụng kinh, còn khi không tụng kinh thì nghiệp cũ đâu vẫn hoàn đó.
Nói như thế để biết rằng, trong khi mình đi tụng kinh là đang làm điều lành, đem lại an vui cho mọi ngườivà cho xã hội được an lành hạnh phúc.
Do vậy, chúng ta phải áp dụng lời Kinh đã tụng trong đời sống hằng ngày bằng cách nào cho có lợi nhất? Theo tôi, khi các Phật tử ngồi bán ngoài chợ cũng tưởng tượng như mình đang ngồi trong chùa mà tụng Kinh Pháp Hoa, nghĩa là không tạo thân ác, khẩu ác, ý ác mà phải tạo nghiệp thiện cả về thân, khẩu, ý. Đó là cách tụng Kinh Pháp Hoa đem lại lợi cho mình, lợi người một cách hữu ích nhất.
Tụng Kinh Pháp Hoa có hai cái lợi là lợi về tinh thần và lợi về vật chất. Thường thường người ta hay nhìn vào cái lợi vật chất là chủ yếu, nghĩa là làm sao kiếm cho ra nhiều tiền nhiều của, nhiều danh lợi. Còn về tinh thần thì cái gì không thấy, không bắt, không nắm được thì không cho là có lợi. Tuy nhiên cái lợi vật chất cũng quí, nhưng cái lợi tinh thần mới là cao quí hơn hết. Thử hỏi nếu như con người không có đạo đức thì dù con người đó có ở trên vàng bạc, danh lợi, trên mâm cao cỗ đầy, có còn xứng đáng là con người hay không? Người mà không có đạo đức thì dầu người đó có quyền thế, của cải giàu có bao nhiêu, thử hỏi họ mang lại lợi ích và an lạc gì cho ai không? Như thế tức nhiên ta sẽ có câu trả lời. Đó là có vật chất thì phải có tinh thần, tinh thần ở đây là đạo đức trong sáng và hướng thượng, đó là sự Giác ngộ.
Có Giác ngộ thì mới cứu giúp mọi người ra khỏi sông mê, bể khổ để lên bờ giải thoát. Theo tôi đó là một điều lợi cao quý vô cùng. Chính Đức Phật muốn nhắc nhở cho chúng sinh điều lợi đó, cho nên Ngài xả bỏ quốc thành thê tử để đi tu. Đi tu là để dạy cho chúng sanh một bài học rằng: Đừng nghĩ làm vua là sướng. Theo Ngài thì làm vua không sướng đâu, và những người giàu vàng giàu bạc cũng chưa chắc đã có hạnh phúc. Nếu thật sự hạnh phúc thì Ngài đã hưởng rồi sao lại bỏ nó? Vì Ngài cho nó là cái hạnh phúc mong manh, hẹp hòi, ích kỷ nên Ngài bỏ nó để đi tìm một thứ hạnh phúc lớn lao hơn. Đó là hạnh phúc của sự Giác ngộ, của tâm Từ bi. Lời Ngài dạy có tác dụng là thức tỉnh chúng sanh đừng có mê muội, phải luôn luôn tỉnh giác, sáng suốt. Khi tâm ta sáng suốt thì đó là một sự lợi ích lâu dài, còn không sáng suốt tức là mê muội và sẽ sống trong vòng loanh quanh, nếu có hạnh phúc thì hạnh phúc ấy có vui nhưng dễ tan vỡ.
Có một lần Đức Phật ngồi giữa đám cỏ, có người đi ngang qua hỏi Ngài rằng: Sa-môn Cù Đàm ngồi một mình như vậy có sầu muộn không? Đức Phật trả lời: Ta mắc chi mà sầu muộn! Anh ta liền hỏi: Ngài không sầu muộn chắc là Ngài hoan hỷ? Ngài trả lời: Ta được gì mà hoan hỷ! Anh ta ngạc nhiên và nghĩ: Không sầu muộn thì hoan hỷ, không hoan hỷ thì sầu muộn, cớ sao ở đây Ngài sầu muộn cũng không, mà hoan hỷ cũng không? Biết tâm lý hoang mang của người kia, Ngài mới nói: Sầu muộn chỉ đến với người có tâm hoan hỷ, hoan hỷ chỉ đến với người có tâm sầu muộn. Ta đây đã dứt hết tâm sầu muộnrồi, nên Ta không sầu muộn cũng không hoan hỷ. Tâm ta không giao động. Đó là một lời dạy cao siêu để chúng ta học và suy gẫm.
Sầu muộn chỉ đến với người có tâm hoan hỷ là thế nào? Bây giờ đây ta có được một thỏi vàng bỏ trong túi thì hoan hỷ lắm (tâm người hoan hỷ), nhưng ra đường nó rớt đâu mất tìm không ra (sầu muộn). Nếu người không có vàng trong túi thì có rớt đâu mà sầu, có vàng đâu mà hoan hỷ. Tôi có một cục vàng trong túi tôi mừng quá, nên tôi hoan hỷ. Giờ đây nó rớt mất nên tôi mới sầu muộn. Còn như chúng talàm gì có vàng đâu để rớt mà sầu muộn, và không có vàng trong túi làm gì có hoan hỷ. Thế là sầu muộnchỉ đến với người có tâm hoan hỷ.
Hoan hỷ chỉ đến với người có tâm sầu muộn là sao? Ví như tôi đang đói là sầu muộn (đang sầu muộn). Nếu ai đó cho tôi một ổ bánh mì ăn, hết đói tất nhiên là hoan hỷ. Đó là hoan hỷ chỉ đến với người có tâm ầu muộn. Nhưng mà cái hoan hỷ, cái sầu muộn đó đều do cái duyên bên ngoài tạo ra hết. Có cục vàng thì hoan hỷ, mất cục vàng thì sầu muộn, có ổ mì ăn thì hoan hỷ, hết ổ mì ăn thì sầu muộn, đều do cái duyên bên ngoài tạo ra. Cho nên cái hoan hỷ, cái sầu muộn đó rất mong manh, chỉ có trong vòng đối đãi, nó cứ nói đuôi nhau, hết hoan hỷ đến sầu muộn, hết sầu muộn lại hoan hỷ. Đức Phật đã vượt lên cái hoan hỷ và sầu muộn đối đãi đó và Ngài đã tạo cho mình một cái hoan hỷ chính trong lòng Ngài, không cần có vàng Ngài mới hoan hỷ, mà cũng không phải vì mất vàng mà Ngài sầu muộn. Vì Ngài đã vượt lên trên sự hoan hỷ và sầu muộn đó nên Ngài được tự tại trên cái hoan hỷ giải thoát đó.
Ở đây, các Phật tử thấy tượng Phật ngồi trên tòa sen khi nào cũng luôn luôn hoan hỷ, khi nào miệng cũng mỉm cười luôn, không có sầu không có muộn. Còn chúng ta lắm khi sầu thì nhăn mặt khó coi lắm, trái lại khi cười thì miệng toe toét cũng khó nhìn lắm. Còn Đức Phật thì khi nào cũng vậy, dáng ngồi bình thản tự tại, trên diện của Ngài không tỏ gì là sầu muộn, không có chút gì là khoái trá, không có chút gì hí hửng hoan hỷ hết. Chính đó là niềm vui giải thoát bất diệt.
Theo Phật, tụng Kinh Pháp Hoa chúng ta cố gắng nhìn lên tượng Ngài, cố gắng suy nghĩ lời Ngài dạy, cố gắng thâm nhập đạo lý vi diệu của Ngài để làm cho lòng chúng ta thắm nhuần lời dạy của Ngài, để thâm tâm luôn được nhẹ nhàng hoan hỷ, sống trong cuộc đời hiện tại với tâm bao dung hỷ xả, lấy đó làm hành trang cho cuộc đời. Tương lai mai sau nhờ nghiệp báo tốt này, nhờ cái thắng duyên đó mà chúng ta cùng được vào trong các cảnh giới hoan hỷ. Được như vậy, tất cả chúng ta mới thấy rõ được cái ân đức của Phật lớn lao lắm, chứ không phải là chuyện bình thường. Mặc dầu có đôi lúc chúng tacầu xin Phật chuyện này chuyện khác, điều đó là chính đáng, nhưng chính đáng hơn hết là thấm nhuầntheo đạo lý Giác ngộ của Ngài, để giác ngộ tự lòng mình (tự giác) và giác ngộ cho người khác (giác tha), đó là điều hạnh phúc lớn lao cho tất cả chúng ta.
Cầu mong cho tất cả các Phật tử chúng ta, phát tâm dõng mãnh, luôn luôn thủy chung trì tụng Kinh Phật mà tu hành theo lời Phật dạy, đó mới là chơn hạnh phúc lâu dài.
17. Hiếu hạnh
Đức Phật có dạy: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Đó là một lời dạy từ bi thâm thúy vô cùng. Qua đó, Ngài muốn nhắc nhở cho tất cả những người con phải biết sống có hiếu hạnh. Nếp sốnghiếu hạnh là nếp sống có văn hóa, là nếp sống có đạo đức. Văn hóa đạo đức là ý nghĩa cao quí nhất của đời người. Nếu sống thiếu văn hóa đạo đức thì uổng cuộc đời, không có ý nghĩa. Vì vậy nên tiền nhân của chúng ta đã có biết bao nhiêu lời căn dặn để lại trong ca dao tục ngữ:
Nào là:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hoặc là:
Có ông bà mới có ta,
Ông bà là gốc, mẹ cha là cành,
Thân ta như thể lá xanh,
Nhờ gốc tiếp nhựa, nhờ cành dưỡng nuôi,
Con người có tổ có tông,
Như cây có gốc,như sông có nguồn.
Qua những lời ca dao tục ngữ ấy, chúng ta biết rằng người sống hiếu hạnh đó là một người sống với một nếp sống văn hóa, là một nếp sống đạo đức của dân tộc Việt Nam chúng ta. Cho nên người nào thể hiện được hiếu hạnh của mình chừng nào đối với cha mẹ thì người đó biết sống và người đó thực là một người Phật tử, một người Việt Nam.
Công ơn cha mẹ sâu dày vô kể cho nên Đức Phật đã dạy: Có hai hạng người khó đền ơn cho hết được: đó là cha với mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thứ thức ăn, áo mặc, thuốc men, chăn mền, thậm chí cha mẹ tiểu tiện trên vai mình, người con vẫn vui vẻ, như thế cũng chưa đền đáp được công ơn sinh thành của cha mẹ. Thế cho biết công ơn sinh thành cha mẹ lớn lao, vì tận tụy nuôi dưỡng, săn sóc thương yêu đùm bọc người con từ khi mới lọt lòng bơ vơ. Chính tình thương đó là một tình thương vô tư, một tình thương không tính toán, một tình thương đậm đà, không xiết kể.
Từ tình thương đó mà có bao nhiêu sự công khó cha mẹ dành dụm cho con, để cho con được khôn lớn, để cho con được học hành, để cho con được sung sướng ăn mặc dầu cha mẹ lắm khi vất vả khổ sở. Cũng có những trường hợp vì con mà cha mẹ phải làm những điều tội lỗi, vì con mà cha mẹ phải sa đọa, nếu người con không biết tới những điều đó thì người con đó thật là vô tình, thật là bất hiếu. Vô tình bất hiếu tức nhiên không xứng đáng làm người, ngược lại, có tình có hiếu chừng nào thì công hạnhcon người càng xứng đáng chừng nấy. Nên gia đình nào có cha lành, có con thảo thì chính đó là một gia đình hạnh phúc.
Nhưng làm sao để có được cha lành, làm sao để có được con thảo nếu không biết tu? Làm cha không biết tu, làm mẹ không biết tu, bị rượu chè cờ bạc lôi cuốn thì khó mà đem hết cái lòng từ nuôi nấng dạy dỗ con mình. Còn nếu người con không biết tu, bị rượu chè, lôi cuốn thì cũng khó lòng mà yêu thươnghiếu kính với cha mẹ mình. Cho nên Đức Phật đã dạy: Trong gia đình nào có người con biết tu, biết bố thí, biết ái ngữ, biết lợi hành, biết đồng sự thì gia đình đó được sự hiếu kính của con. Gia đình nào không có người con biết tu, không bố thí, không ái ngữ, không lợi hành, không đồng sự thì gia đình đó cha mẹ không hưởng được sự hiếu kính của con.
Như vậy cái hạnh phúc gia đình ở chỗ nào, chính là ở nơi cha lành con thảo. Nếu cha không lành con không thảo, tức gia đình đó khó nói rằng có hạnh phúc, có an vui. Nếu ai thể hiện được lòng hiếu hạnh chừng nào, chính là đem lại sự an vui hạnh phúc cho gia đình chừng nấy.
Hôm nay quí vị vừa xuất gia vừa tại gia, sanh trong một gia đình có hiếu hạnh, biết tôn thờ Tam bảo, và cũng đã nhớ lời Đức Phật dạy, thấm thía những lời ca dao tục ngữ của tiền nhơn, thiết lễ trai tăng cúng dường để cầu nguyện ơn Tam bảo gia hộ cho tiên vong của mình được siêu thăng lạc quốc. Trước lời thỉnh cầu hôm nay, chư Tăng hiện tiền sinh nhứt tâm cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho các tiên linh quí Phật tử tội chướng tiêu trừ, phước trí tăng trưởng, sớm vãng sanh cực lạc thế giới.
18. Tìm hiểu sơ lược về Phật giáo Ấn, Trung, Việt
Đây là sự biến đổi lần thứ nhứt trong lịch sự Phật giáo Ấn Độ. Trong thời gian độ 100 năm này, bên trong thì có Luật sư Mục Kiền Liên Tử tu và Pháp sư Ưu ba cúc đa, tận lực truyền trì luật pháp; bên ngoài sau khi đoàn quân của Á lịch sơn đại vương tuy rút đi, nhưng sự liên lạc giữa người Ấn với người Ai Cập, Hy Lạp vẫn còn, nên Phật giáo chịu ảnh hưởng nền nghệ thuật Hy Lạp mà tạo thành nền nghệ thuật riêng cho mình và gieo rắc Phật pháp vào hai nước kia. Phật giáo thời này như vậy kể ra có phần phát triển, song vì còn giữ tính cách bảo thủ nên sự lưu truyền vẫn còn ở các địa hạt như xưa.
Ông thường ban hành các sắc dụ khuyên nhân dân thực hành Phật pháp, khắc lời Phật dạy vào các trụ đá để kỷ niệm các nơi Phật tích và dựng khắp nơi để truyền bá cho dân chúng. Xây 84.000 Bửu tháp để tôn thờ Xá lợi, lại cho em ruột là Tỳ-đại-du-ca, con trai là Ma-hê-đà (Mahinda), con gái là Tăng già mật (Sanghamitta) xuất gia để góp sức vào việc truyền bá Chánh pháp. Đồng thời với sức truyền bá mãnh liệt và có phương pháp ấy, lại có những vị Cao Tăng như Đàm Vô Đức, Mục kiền tử để tu chỉnh nội bộ, nên Phật giáo thời này cực thịnh, gây được ảnh hưởng cả bề sâu lẫn bề rộng trong dân chúng. Phật giáo về trước lưu hành chung quanh lưu vực sông Hằng và Kha cách la, nay vượt biên cương truyền khắp lãnh thổ Ấn Độ và lan đến các nước ngoài trị quyền nhà vua.
– Khương Tăng Hội
– Chí Vương Lương (đều người Ấn).
– Mâu Bác (người Trung Hoa).
– Đoàn thứ hai có ba vị: Đàm Nhuận, Trí Hành, Tăng già bặc ma.
– Đoàn thứ ba có sáu vị: Vân kỳ, Mộc Xoa, Khuy Sung, Tuệ Diệm, Trí Hành và Đại Thặng Đăng.
Gia Long đến Bảo Đại, vua nào cũng có tin Phật, danh Tăng có các Ngài: An Tịnh, An Thiền, Nhất Điện, Diệu Giác hết sức hoằng dương Phật pháp, song chẳng tiến được đến đâu. Phần đông Tăng đồ thời này thất học, chỉ theo uế lợi ô danh, lấy chùa làm gia đình riêng, chuyên việc mưu sinh chứ không có một tinh thần tín ngưỡng chân chánh.
Cho đến nay, dầu trải qua thời gian chiến tranh loạn lạc, Phật giáo vẫn phát triển không ngừng. Hội Việt Nam Phật học tại Trung Việt càng bành trướng cả bề rộng lẫn bề sâu. Hội Phật học Nam Việt thành lập, thay cho các Hội trước và xuất bản tạp chí Từ Quang năm 1949. Về cơ quan đào tạo Tăng Ni hiện tạithì ngoài mấy vị học Tăng du học ngoại quốc, trong nuớc có trường Ấn Quang, Dược Sư tại Nam Việt, trường Tăng Học Đường tại Nha Trang, trường Báo Quốc, trường Diệu Đức tại Huế, và các trường tư thục trung học, tiểu học mở khắp các nơi để nâng cao trình độ văn hóa cho dân chúng. “Tổng Hội Phật giáo Việt Nam toàn quốc” được thành lập năm 1952, cũng như Giáo hội Tăng già Trung, Nam, Bắc đều được chỉnh đốn. Những tổ chức mới này tuy chưa phát triển được khả quan song cũng được phát đạt rực rỡ sau này. Đó là điều hy vọng lớn lao mà Phật tử chân chính đang chờ mong và cố gắng phát triển.
Cách đời Tuyên Võ, Phật giáo cực thịnh trở lại, lại bị ách Võ Đô Bắc Chu phá hủy lần thứ hai. Mãi đến Đời Đường (Cao Tổ, Thái Tôn Lý Thế Dân) có Tôn-giả Huyền Trang du học Ấn Độ về truyền bá, cùng các Cao Tăng khác đã làm Phật giáo một thời thạnh nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa trước sau. Nhưng từ cuối Đường dân nhà Mãn Thanh, Phật giáo chỉ còn tính cách duy trì, lại gặp phải ách Võ Tôn, Thái Tôn hủy diệt nên Phật giáo cơ hồ bị suy vi hẳn. Đến đời Dân quốc (1911), Phật giáo bắt đầu phụchưng. Trụ cột của sự trùng hưng này là các Cao Tăng Đỗ Nhàn, Thái Hư, Âu Dương, Kỉnh Vô. Nhiều Phật học viện được tổ chức, các báo chí Đại Âm, Hải Triều Âm, Vi Diệu Thanh v.v… ra đời, đã gây ảnh hưởng lớn cho Phật giáo Trung Hoa và lan qua các nước. Phật giáo đã cung cấp cho nền văn hóaTrung Hoa rất nhiều. Chẳng hạn như nhà Học giả Lương Khải Siêu viết trong bộ Ấm Năng Thất: “Văn bạch thoại có ra nhờ nguồn gốc ở lối văn dịch trong nhà Phật.” Tuy nhiên, từ ngày xảy ra Trung Nhật chiến tranh đến nay, Phật giáo ở đó hầu như trở lại cái thời hoang vu loạn lạc của Tam Võ, Nhất Tôn xưa kia…
19. Mong có hòa bình và hạnh phúc
Bởi có trường hợp nền kinh tế yếu kém nên tệ nạn xã hội xãy ra nhiều, vì đói quá nên họ mới đi ăn cắp. Đó là do kinh tế suy đồi thành ra mất đạo đức. Nhưng cũng có trường hợp vì quá tham lam làm cho kinh tế phải suy sụp. Tôi lấy ví dụ: Một móng trụ cầu đáng lý phải đúc 100 bao xi măng mới đủ. Giờ vì tham họ đã xén bớt 10 bao nên chất lượng không bảo đảm. Đi một thời gian thì cầu bị đổ. Sau đó cứ đúc đi đúc lại mãi mà cầu vẫn chưa xong, đó là do đạo đức suy đồi và tham lam nên làm cho họ mờ mắt. Có một sinh viên đứng dậy hỏi tôi rằng: Nếu khi Hòa thượng đắc cử vào Quốc hội rồi, thì Hòa thượng làm thế nào để nâng cao đạo đức? Tôi trả lời rằng: Nhiệm vụ của Quốc hội là làm Luật.
Chính các bộ luật này là cương lĩnh để duy trì trật tự, nâng cao kinh tế và phát huy truyền đạo dức. Nếu người làm đúng pháp luật thì được kkhen thưởng, còn ai vi phạm thì sẽ bị trừng phạt. Nhưng pháp luậtcũng có khe hở của nó cho nên con người hay léo lắt và lách luật, qua mặt luật pháp và như tục ngữ ta có câu: “Đồng bạc đánh toạc tờ giấy”. Luật pháp không thể nào đi khắp các ngõ ngách quanh co, khúc chiết trong tâm con người được. Vì thế luật pháp phải kêu gọi tới lương tâm. Kêu gọi và khích lệ lương tâm chính là điều tôi đã làm từ xưa đến nay, và Phật giáo chúng tôi cũng đã làm từ xưa nay.
Không phải chỉ làm và kêu gọi khích lệ về lương tâm, chúng tôi còn đi xa hơn nữa, là cốt phát huy Phật tánh nơi mỗi con người, Bởi vì lương tâm nó chỉ hạn cuộc giữa người với nhau, cư xử thương yêunhau, giúp đỡ nhau trong cộng đồng xã hội. Đức Phật đề cao Phật tính nơi mỗi con người, đó chính là đạo đức Phật giáo. Chính nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người Phật tử chúng ta. Điều này có ý nghĩa bao quát, rộng lớn, thâm thúy và vĩnh cửu. Đó là điều tôi và Phật giáo chúng tôi đã làm liên tụctrong 2000 năm qua trên đất nước chúng ta. Chính việc làm của Phật giáo liên tục như nghĩ, khi con người đã mất lương tâm thì pháp luật sẽ trở thành vô nghĩa dưới con mắt họ. Cũng vậy, nếu chúng sanh bỏ mất Phật tánh thì khó mà thoát khỏi cảnh luân hồi.
Hai thứ đó vẫn tồn tại và xen lẫn trong lòng chúng ta. Nếu chúng ta để cho một trong hai thứ này phát huy thì thứ kia phải lắng xuống, và ngược lại. Khi chúng ta để đức tính tốt như từ bi, hỷ xả làm chủ lấy mình thì đó sẽ là giọt nước cam lồ rưới tắt mọi ưu phiền của chính chúng ta và của người khác. Nếu chúng ta để cho lòng tham làm chủ thì những thứ cặn bã đó sẽ dẫn ta vào con đường tội lỗi, gây đau khổ cho mình và cho người. Vì vậy Đức Phật gọi người tu sĩ là chiến sĩ (chiến sĩ đây không phải là chiến sĩ đánh nhau ngoài chiến trường), tự mình chiến đấu nơi chiến trường của lòng mình.
Cứ một phút có tâm độc ác xuất hiện, cứ như vậy tâm nhẫn nhục khiêm hạ nổi lên thì tâm hung dữ, cống cao, ngã mạn xuất hiện. Nếu mình không phải là một chiến sĩ, không biết Ma cũng là mình và Phật cũng chính tự trong lòng mình, thì chắc chắn mình sẽ đi theo con đường Ma đi hơn là đi theo Phật. Khi đã biết Ma cũng là mình và Phật cũng là mình thì mình đi theo Phật chứ không đi theo nữa. Ai cũng biết cái hại đi theo Ma sẽ dẫn ta vào địa ngục, còn đi theo Phật sẽ đưa ta lên thiện thú, thiên giới và cõi đời này.
Tuy nhiên, mình cũng có thể tự cứu mình được bằng hồi chuông cảnh tỉnh qua lời kinh tiếng kệ, qua lời Phật dạy. Người ta thường nói, đời là một trường vinh nhục, có danh, có lợi, có quyền thế, hễ được thì làm vua, thua làm giặc. Vua ở đây theo Phật giáo là giác ngộ và giặc ở đây là phiền não. Muốn được làm vua thì phải tu, phải học, phải làm chủ lấy mình, phải tự cứu mình khi biết mình sa đọa. Giặc phiền não thì bao giờ cũng có, không nhiều thì ít, ngày nào cũng hiện diện bên ta, trong ta. Nếu đã trong ta và bên ta thì phải biết điều nào hay thì làm và điều nào dở thì tránh.
Ngài cũng cấm làm giàu một cách phi nghĩa như của trộm cắp, ăn chận, ăn xén, tham nhũng v.v….Làm được như vậy chính đó là tu, là tự mình làm thanh tịnh lấy mình, không ai thanh tịnh cho mình hết. Nói một cách nôm na là tự đấu tranh với chính mình để loại trừ tham, sân, si, phiền não. Nhưng khi tranh đấu một không đủ sức thì phải tưởng nhớ tới Phật, tưởng nhớ tới lời dạy của Ngài, qua đó nhờ sự gia hộ của Ngài để chúng ta có thêm sức mà chiến đấu với điều ác. Còn nếu chúng ta xa kinh xa Phật, đơn thân độc mã không có bạn đồng hành, thì khó có thể vượt qua con ma danh lợi, chính nó có một ma lựcquyến rũ rất mạnh, nên từ xưa đến nay, biết dến nay, biết bao nhiêu người ngã đổ vì nó.
Lộn đó là cố ý giả lộn. Lần đầu đi lộn đôi dép, thấy không ai nói gì cả, lâu rồi quen thói. Khi đã lộn một lần thì lần sau lại tiếp tục lộn dù, lộn áo mưa… Lần sau nữa không lộn dù, lộn áo mưa mà thấy túi xách của người ta bèn tìm cách rạch túi. và cứ quen đà và lần sau xô ngã người ta để lấy chứ không còn lộn nữa. Xô ngã chưa vừa, lại còn khoét vách đục tường để trộm không biết chừng. Thậm chí vì một vài trăm bạc mà đâm chém lẫn nhau, lúc ấy thì con ma tham nó thắng, nó làm chủ và nó đuổi ông Phật trong tâm mình đi vì ông Phật trong tâm từ bi hỷ xả quá, phải không các Phật tử?
Đã mang cái nghiệp chúng sanh sống ở giữa đời ô trược nầy, không ai dám nói mình không tham cả. Nếu ai không có tham,sân, si cống cao, ngã mạn, tật đố, thì người ta đã khiêng lên để trên đài sen rồi, chứ đâu còn ngồi trên ghế để nghe pháp như bây giờ đâu. Khi còn ngồi mà nghe thuyết pháp như thế này, thì chắc chắn còn tham, còn sân, còn si, dù nhiều hay ít mà thôi. Ngồi trong chùa còn tham huống chi là ngồi ngoài chùa. Chúng ta đang sống mà không ai dám nói đã hết tham. Khi ma lực của tham, sân, si, nổi lên thì nó làm phương hại cho cả làng xóm bằng cách này hay bằng cách khác. Gần đây có bọn người vô lương tâm nó cam tâm làm thuốc giả để bán. Nó làm mà không nghĩ đến hậu quả! Và tôi nghĩ rằng chúng ta không dại gì mà mua những thứ rẻ tiền mà chất lượng quá xấu. Đôi lúc do tiếp thị quá mức, mục đích là vì lợi nhuận mà không nghĩ đến chất lượng. Cha ông ta thường nói: Của rẻ là của hôi. Các Phật tử coi chừng.
Khi nói với bà rồi bà còn cãi lại: Ngày mô mi bán cũng ế òm mà cứ Phật Phật Phật. Coi tau đây, tau có Phật chi mô mà tau bán đắt như tôm tươi! Chị ta bèn trả lời: Thưa bà, con không phải cốt theo Phật để bán cho đắt, nhưng con theo Phật để cốt buôn bán ngay thẳng. Con buôn bán ngay thẳng lời được đồng nào thì con đem về nuôi cả nhà ăn vui vẻ chừng nấy. Còn con buôn bán gian dối, lừa đảo, thì gia đình con ăn cũng ngon miệng đó, nhưng nếu xét lại lương tâm cũng đau cái lòng. Cho nên con theo Phật buôn ngay bán thẳng là theo rứa đó, thưa bà.
Chính sự đi tu đó là một bài học lớn dạy cho chúng sanh, cho nhân loại, tiếc rằng chúng ta không học hết. Dù học không hết nhưng chúng ta đã có duyên theo Phật, thì cũng cố gắng học được một phần nhỏnào nơi Ngài để mà tu mà sửa. Ngài bỏ các quốc thành thê tử được chứ còn chúng ta bỏ một vài đồng bạc chưa chắc đã bỏ được. Học theo Ngài, chúng ta khi buôn bán sẽ không ăn lời quá mức, không mua gian bán đắt. Trái lại, khi có dịp chúng ta nên học bố thí để tạo phước nghiệp cho mai sau. Đó là cách học Phật tốt nhất. Học hạnh bố thí của Ngài bằng cách ngày này ta bố thí một ít không tiếc, ngày mai ta cho một ít không tiếc và cứ như thế, ngày kế tiếp ta sẽ thực hiện được hạnh bố thí như Ngài.
Thậm chí đất đai quanh ta dù có hoang hóa, nhưng có ai xin làm cũng không cho, cỏ mọc ngút ngàn cũng thây kệ vì đó là của ta. Đất đai đã là của ta thì đố ai rớ vào được. Cái ta của mình nó tệ như vậy đó.
Tám chín phương nhục thể
Trần tâm hiện thành thơ quỳ cả xuống.
Hai Vầng Sáng rưng rưng
Đông tây nhòa lệ ngọc
Chắp tay đón một Mặt Trời mới mọc
Ánh Đạo Vàng phơi phới, đang bừng lên dâng lên …
Ôi! Đích thực hôn nay Trời có Mặt
Giờ là giờ Hoàng Đạo nguy nga
Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt
Nhìn nhau: Tình huynh đệ bao la
Nam-mô Đức Phật Di-Đà
Sông hằng kia, bởi đâu mà cát bay?
Thương chúng sanh trầm luân bể khổ
NGƯỜI rẽ phăng đêm tối đất dầy
Bước ra, ngồi nhập định hướng về Tây
Gạt hết Lửa vào xương da bỏ ngỏ
Phật pháp chẳng rời tay …
Sáu ngả luân hồi đâu đó
Mang mang cùng nín thở
Tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh Xe Quay.
Không khí vặn mình theo, khóc òa lên nổi gió;
Người siêu thăng … Giông bão lắng từ đây,
Bóng người vượt chín tầng mây
Nhân gian mát rượi bóng cây Bồ-đề
Ngọc hay đá, tương chẳng cần ai tạc!
Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi!
Chỗ Người ngồi: một thiên-thu-tuyệt-tác
Trong vô hình sáng chói nét Từ bi.
Rồi đây, rồi mai sau, còn chi?
Ngọc đá cũng thành tro, lụa tre dần mục nát
Với Thời Gian lê vết máu qua đi.
Còn mãi chứ! Còn Trái Tim Bồ-tát
Gội hào quang xuống tận ngục A-tỳ.
Ôi ngọn Lửa Huyền Vi!
Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác
Từ cõi Vô Minh
Hướng về Cực Lạc
Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác
Và chỉ nguyện được là rơm rác
Thơ cháy lên theo với lời kinh
Tụng cho Nhân loại Hòa bình
Trước sau bền vững tình Huynh Đệ nầy.
Thổn thức nghe lòng Trái Đất
Mong thành Quả Phúc về Cây,
Nam-mô Thích-ca-Mâu-ni Phật
Đồng loại chúng con nắm tay nhau tràn nước mắt
Tình thương hiện Tháp Chín Tầng xây.
(Sài Gòn – 1963)
Chuyện đó không làm được thì làm sao đem cái áo, cái quần, đồ ăn thức uống mà bố thí được, làm sao mà nói chuyện bố thí đầu, mình, tay, chân được! Mình cứ nghĩ chuyện của mình như vậy đem đối chiếuvới việc Phật làm thì thấy mình với Phật cách xa nhau muôn trùng. Bây giờ làm sao để mình gần với Phật, chứ cách xa Phật mãi sao? Mình là đệ tử Phật, con Phật mà đứng xa Phật hoài như vậy, coi sao được? Đối với Phật thì vàng bạc châu báu Ngài bố thí được, còn mình, một vài nhánh củi mục ngoài vườn, rác rê um tùm người ta nghèo khó, đến xin về nấu cơm cho con ăn mà không bố thí được sao? Thế thì chúng ta cách xa Phật biết mấy!
Biết rõ điều đó, chúng ta cũng không nên buồn rầu làm chi cho khổ. Nếu chúng ta tin tưởng rằng, ngoài sức lực làm ra còn có phước nghiệp nữa, thì cuộc sống rất có ý nghĩa, ví như ngoài thân thể ra còn phải có tinh thần nữa. Nếu tin tưởng vào cả hai điều đó thì cuộc sống rất có hạnh phúc và an lạc. Trong lòng chúng ta ai cũng muốn có nhà lầu, dù đó là người buôn thúng bán mẹt, chứ không ai muốn ở nhà tranh vách đất đâu. Nhưng có người làm được có người không làm được là vì sao như thế? Cũng vì do cái túc nghiệp của người này tạo khác với người kia. Túc nghiệp của người này có duyên kiếp trước cộng với cái quả làm hôm nay tạo thành cái quả tốt. Việc làm hôm nay của chúng ta, có người làm chơi ăn thiệt, có người làm thiệt nhưng lại không có ăn, là có cái nhân quả trong đó. Khi đã hiểu rõ rồi thì có ta cũng sống tự tại với có, còn không, ta cũng sống tự tại với không. Học Phật bao nhiêu năm bạc tóc mà chúng ta lại không hiểu điều đó sao? Nhưng rồi cũng nhập cuộc giả mềm.
Tôi nghĩ mình sống bằng nghề gì? Chứ không có nghề thì người ta nói ngồi không ăn bám thì nhục lắm. Tôi phản ứng giựt lui liền và nói, thôi ông ơi, cơm gạo đâu mà sống lâu dữ vậy! Khi ấy tôi cũng chỉ vì ám ảnh cái nghề ngồi không ăn bám nên mới thốt ra lời đó. Nhưng ông ta liền nói: Thầy đừng lo, cơm gạo giữa trời đất chứ cơm gạo ở đâu. Khi nghe như vậy tôi tỉnh liền. Cho đến như tôi khi đó cũng mê huống chi các đạo hữu. Cho nên cái tỉnh thì khó chứ cái mê thì dễ. Vì thế chúng ta phải tiếp tục đi chùa để tụng kinh nghe giảng, để nhắc nhở lòng mình phải luôn luôn tỉnh thức, còn không thì dễ bị mê lắm. Mê thì thật là khổ. Một câu nói đơn sơ của ông lão thầy tướng đó làm cho tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng, từ đó tôi không lo chi hết, chứ trước đó tôi cứ băn khoăn hoài, làm sao mà sống đây? Thầy tu không phải là nghề, không phải nghề thì họ cho là ngồi không ăn bám, thật khổ.
Tôi cứ băn khoăn hoài cho đến khi nghe ông lão nói, tôi chợt ngộ hết mê. Thành thử đi chùa, tụng kinh, nghe giảng điều hay lẽ phải của Phật dạy là nhắc nhở cho mình luôn luôn tỉnh ngộ, chứ đừng để bị mê. Đã mê mà được ngộ thì tự nhiên sung sướng vô cùng, cũng như ông đạo hữu mất nhà, còn một cái nhà lầu mà cứ nói tôi hoảng quá làm sao sống đây. Nhưng khi nhắc cho ông còn một cái nhà lầu nữa thì ông nói: À, à, té ra rứa, tức là ông đã ngộ, có chút vui sướng trong đó, vì ông thấy những người ngoài kia không có nhà cửa, họ nằm la liệt góc hè đường phố, họ khổ biết bao nhiêu. Còn ông, ông không thấy, nên ông la hoảng quá.
Xét kỹ cha mi thằng tê đây nó có ngã đâu mà nổi sung. Tôi phân tích để quí vị ngẫm nghĩ: Nếu đúng 8 giờ sáng họ chửi một tiếng cha, 9 giờ họ chửi một tiếng mi, 10 giờ họ chửi tiếng thằng, 11 giờ họ chửi tiếng tê, khi ấy có ai giận không? Họ chửi cha, nghỉ một lát chửi mi, nghỉ một lát chửi thằng, nghĩ một lát chửi tê, có ai giận không, chắc là không có ai giận? Cái âm thanh phát ra như vậy thôi, chữ cha không dính chi chữ mi, mi không dính chi thằng, thằng không dính chi chữ tê cả. Thế nhưng mình đem cái tâm xấu nó lại, ghép nó thành câu rồi nói hắn chửi tôi đó. Khi nói hắn đã chửi tôi rồi thì thế nào tôi cũng tìm cách chửi lại hắn. Khi cơn giận nổi lên thì dù đang buôn bán cũng bỏ, đang dạy cũng bỏ, đang làm ruộng cũng bỏ ruộng để chửi cho đã. Ai đời nó chửi cha mi thằng tê là ám chỉ mình, mình chịu sao nổi, nên phải chửi lại cho nó biết tay ta.
Nếu không biết nhẫn nhục thì cả hai cùng chửi, mệt chết bỏ. Chửi tay đôi chưa xong thì kéo bà con tới chửi nữa. Chửi chưa hết khi gần chết còn trối lại cho con sau này chửi tiếp. Như ấy dầu có chết cũng ôm lòng oán hận, thì thử hỏi linh hồn đó sẽ đi về đâu? Có lên cõi Phật được không? Chắc chắn đi ngang tới cửa Phật, thấy mặt là Ngài đuổi liền: Thôi thôi, nhà ngươi về tu thêm đi đã, chứ nhà ngươi hung dữ quá, ta không thâu nhận nhà ngươi nữa đó. Cửa của ta chỉ đón tiếp toàn là chư thượng thiện nhơn câu hội nhất xứ, còn nhà ngươi ác như thế làm sao mà câu hội nhứt xứ được. Thôi ngươi hãy về tu thêm đi đã.
Từ những chuyện hậm hực, tức tối rồi sinh ra nghi ngờ, cãi vã nhau, lôi nhau ra tòa. Khi đã lôi ra tòa thì cái Ta nào cũng lớn hết, xét cho kỹ thì họ chưa thấm nhuần cái vô ngã, cái huyễn thân của cuộc đời là gì. Cũng có nhiều người từ một cái sẩy nẩy ái ung là vì không ngộ được nhứt thiết Pháp là huyễn hoặc. Nếu ai ngộ được nhất thiết là huyễn thì người đó sẽ sung sướng mà Phật gọi là người tìm được vàng. Đó là phương thuốc đó ra trị liền chứ đừng để khi lên chùa thì nhờ thầy cất giùm, còn về nhà thì không mang theo, lỡ có chuyện gì xảy ra lấy thuốc đâu mà trị, chả lẽ ngày nào cũng sai con lên chùa mượn để về chữa, coi bộ cũng chướng. Thậm chí có người còn biểu tài xế lái xe lên chùa mời thầy về chữa, chứ sao mấy bửa nay bà nó cứ lên cơn chửi bới cả ngày dữ quá. Vì bà không hiểu cái lý Phật dạy, lời chửi bới là như huyễn.
Còn tôi, khi nghe thầy dạy xong thì tôi liền gởi ngay lại cho thầy. Bây giờ mẹ tôi biểu con lên chùa mời thầy về chữa kẻo nhà con cứ nổi con điên thì khổ lắm. Thật là tốn thì giờ mà lại tốn tiền thêm tiền công đức cho thầy, quả là khổ! Chung quy cũng chỉ tại tất cả chúng ta, kể cả ông bà vừa nêu trên chưa thuộc được bài của Phật dạy: Tất cả các pháp điều như huyễn.
Nhưng bây giờ mình có học được cái khỏe đó của sư không? Chắt không được. Bài học này khó chứ không phải dễ. Trường hợp đó sợ quá, e mình cũng la lên để đánh thức mọi người dậy bắt cướp. Nếu có ai tu lắm thì cũng chưởi vài ba câu, đánh vài bạt tai hù dọa để cho nó lần sau đừng tới đây ăn trộmnữa rồi đuổi nó đi, cũng có người kêu công an giao cho họ, chứ làm như ngài thì chắt ít ai làm được. Nếu có người đại tu thì cũng bắt chước ngài chút đỉnh mà thôi. Ví như vì đói nên vào vườn trộm một vài trái bí, quả bầu mà mình bắt gặp, dọa nạt khuyên lơn, lần sau đừng vào đây trộm nữa nghe chưa rồi đuổi ra, chứ không phải mai mốt nghe tòa án kêu tới thì xúi quan bắt nhốt thêm 10 năm về tội ăn cắpbầu bí của mình. Nếu có tu hơn chút nữa thì nói, bữa đó tôi thấy nó đói, nó có mượn đỡ vài trái bí nên tôi đã lơ cho nó thôi. Như vậy cũng là bài học cái hạnh của Phật rồi đó. Đó là tu theo cái hạnh của Ngài là phải có lòng từ bi đối với mọi người.
Chúng ta tin tưởng rằng, nếu đời này chúng ta sống tốt đẹp, hòa thuận với nhau thì nhất định đời sau sẽ được gặp nhau trong một hoàn cảnh tốt đẹp hơn, Vì chúng ta cùng tạo thiện nghiệp đời này, tất nhiên sẽ hưởng phước thiện tốt lành trong cùng một cảnh giới mai sau. Huống chi chúng ta niệm Phật cầu vãng sinh tịnh độ tất gặp chư thượng thiện nhơn câu hội nhất xứ, chúng ta sẽ được nhờ Phật, nhờ chư vị Bồ-tát, chúng ta sẽ gặp nhau trong thiện pháp đường để nghe pháp âm của chư vị, chúng ta nhất địnhsẽ thoát khỏi cảnh trầm luân vì chúng ta không tạo nghiệp ác, như kinh Pháp Cú Phật có dạy: Trong các pháp tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu ai nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến, như bóng theo hình. Nếu ai làm ác thì: Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo con vật kéo.
Chứ mình cứ nhìn theo cặp mắt thịt của mình, càng nhìn càng thấy tối tăm thêm, không làm sao mà sáng sủa lên được, Vì mắt của mình không có trí tuệ khai sáng nên càng nhìn càng tối, vì cái danh cái lợi lấp che nên đã tối lại càng tối thêm. Khi danh lợi đã làm cho tối mắt rồi thì hiện tại còn sống với nhaumà nhìn không thấy, huống chi trong cảnh minh minh chi trung làm sao mà thấy nhau được. Khi danh lợiđã làm cho tối mắt thì cha con, thầy tổ cũng không nhìn thấy nhau nữa, huống hồ là vợ chồng, con cái. Khi ấy bạn bè tới chắc cũng đóng cửa liền. Vì thế, người tham khó mà thương ai lắm, không thương người ngoài đã đành mà trong thân hữu cũng không thương nổi. Thành ra cái lòng tham làm tối mắt, còn sống mà không thấy nhau huống hồ khi chết. Khi nào gỡ được cái màn vô minh trên con mắt tham, sân, si, ngã mạn, cống cao, tật đố rồi thì mới nhìn thấy nhau được. Vợ chồng khi đã giận nhau rồi thì gặp nhau như người xa lạ, ngoảnh mặt làm ngơ giống như kẻ ghen tuông vậy.