PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 98

 

Thiên thứ 98: PHÁP DIỆT

Thiên này có chín phần: Thuận ý, Ngũ trược, Thời tiết, Độ nữ, Phật bát, Ngoa thế, Phá giới, Tranh tụng, Tổn pháp.

Phần thứ nhất: THUẬT Ý

Trộm nghĩ rằng: Chánh pháp-Tượng pháp chuyển dời, giáo nghĩa vào thời cuối cùng, lòng người phát sinh tà-chánh, pháp có sai lạc-suy tàn. Hoặc dựa vào chân thật để làm thành giả tạo, hoặc trau chuốt trống rỗng để làm rối chân Phật, giả mạo lời văn ý nghĩa nông cạn hỗn tạp, ngọc đá đỏ tím không hình thức nào tránh khỏi. Lại bởi vì thế cuộc dần khắc nghiệp, lòng dạ con người ngày càng thay đổi, vọng tưởng luôn luôn ở trong tâm niệm, dốc sức chạy theo nghiệp báo tai họa, phiền não ba độc không ngừng tăng lên, càng thêm ngông cuồng chuốc lấy bốn ác. Vì lẽ đó suốt đêm dài vô minh, tâm không hề suy nghĩ đến ngày mai, vui mừng ham thích đắm trong sáu trần, không hiểu rằng năm ngọn dao theo sau. Danh lợi đã tiếp cận, nhân ngã càng lớn thêm, khiến cho kẻ hung ác nguy hiểm, tùy tiện dấy lên điều bất chính, còn những hạng thuần thành chính trực, luôn luôn bị gièm pha làm hại. Vì lẽ đó, giáo pháp lưu truyền xứ sở Chấn Đán hơn sáu trăm năm, ba lần gặp phải ác vương tàn bạo phá họa điêu linh, tai họa không quay gót mà nhìn về tương lai tốt đẹp, tai họa đã biểu hiện ra chỉ pha trò với thiên hạ. Than ôi! Nghiệp báo đời sau thật đáng đau lòng lắm thay! Bởi lẽ thiếu học mà bị ràng buộc, cho nên cố chấp không thèm nghe ai. Giáo pháp vì vậy ẩn kín, tai họa tập trung quanh mình. Nếu như ban đầu mở bức tranh Tạng, tổng hợp văn nghĩa trở thành sáng tỏ, tìm đầu mối 9 Thức, thông hiểu tình trí cởi bỏ mê lầm, thì năm màng che có hạn kỳ trừ hết tối tăm, ba vầng sáng có một ngày càng rực rỡ thêm.

Phần thứ hai: NGŨ TRƯỢC

Như luận Địa trì nói: “Vốn gọi là năm trược, đó là: 1- Mạng trược; 2- Chúng sanh trược; 3- Phiền não trược; 4- Kiến trược; 5- Kiếp trược.

Nghĩa là đời này đoản thọ, người cao nhất thọ được một trăm năm, đây gọi là Mạng trược.

Nếu các chúng sanh không biết đến cha mẹ, không biết đến Sa môn-Bà la môn, và người bề trên trong họ hàng, không tu dưỡng nhân nghĩa và đạo lý, không làm những điều đáng làm, không sợ quả báo ác nghiệp của đời nay-đời sau, không tu bố thí ban ơn, không làm việc công đức, không tu trai pháp, không trì cấm giới, thì gọi là chúng sanh trược.

Nếu những chúng sanh này tăng thêm điều phi pháp, ham thích dao kiếm, bố thí đồ dùng chiến tranh, bố thí tranh chấp quyền lợi, đấu đá làm loạn, nịnh hót quanh co, lừa dối không thật, nói năng xằng bậy, tiếp nhận đủ tà pháp, và phát sinh những pháp bất thiện xấu xa khác, thì gọi là phiền não trược.

Nếu ở đời này lúc pháp hoại diệt-pháp suy tàn, Tượng pháp dần dần thay đổi, tà pháp trở lại sinh sôi, thì gọi là Kiến trược.

Nếu vận kiếp đói kém xảy ra, vận kiếp dịch bệnh phát sinh, vận kiếp chiếc tranh nổi lên, thì gọi là Kiếp trược.”

Còn trong luận Câu Xá nói: “Như thế nào là năm trược? Đó là: 1- Mạng trược; 2- Kiếp trược; 3- Hoặc trược; 4- Kiến trược; 5- Chúng sanh trược. Kiếp sau trong tương lai thì năm trược như Mạng…, thô kệch nhất-thấp kém nhất đã trở thành cặn ứ đọng lại, cho nên gọi là Trược. Từ hai trược đầu theo thứ tự giảm bớt thọ mạng và giảm bớt những điều vui vẻ. Lại do hai Trược giảm bớt thiện nghiệp giúp đỡ. Tại vì sao? Bởi vì hai Trược này, có những chúng sanh nhiều thói quen ham muốn thực hành vui thích cảnh trần và tự mình khổ hạnh, có thể làm tổn hại thiện nghiệp giúp đỡ của tại gia và xuất gia. Do một trược sau mà làm giảm bớt thân lượng và sắc lực vô bệnh của mình, trí niệm-chánh cần không lay động, cho nên đức này bị hủy hoại.”

Còn trong kinh Trì Nhân Bồ Tát nói: “Như Lai nay xuất hiện ở đời năm trược. Sao gọi là năm trược? Đó là: 1- Con người nhiều tệ hại xấu xa không biết đến nhân nghĩa đạo lý; 2- Sáu mươi hai loại tà kiến nghi ngờ tăng lên mạnh mẽ mà không tiếp nhận đạo giáo; 3- Con người nhiều ái dục trần lao, phát sinh mạnh mẽ không biết nên dùng hay bỏ; 4- Thọ mạng con người ngắn ngủi, thời đại xa xưa tuổi thọ là tám vạn bốn ngàn năm, bởi vì giảm đi rất nhiều cho nên bây giờ thọ mạng cò lại trăm năm, có lúc dài hơn-có lúc ngắn lại; 5- Tiểu kiếp chuyển sang thời kỳ cuối cùng thì 3 tai họa sẽ phát khởi, tất cả đều bị hủy hoại. Nếu có người nào ở trong đời ác năm trược này mà có thể tin tưởng ưa thích trí tuệ chân chánh của Phật, thì đây là điều rất khó có.”

Còn dựa theo Thuận Chánh Lý nói: “Năm trược này chỉ là theo thứ tự biểu hiện năm tướng suy giảm, vào lúc cuối cùng tăng lên mạnh mẽ. Những gì gọi là năm loại tướng suy giảm? Đó là: 1- Thọ mạng suy giảm, bởi vì đến lúc ngắn ngủi nhất; 2- Vật dụng cung cấp suy giảm, bởi vì thiếu đi ánh sáng; 3- Chủng loại tốt lành suy giảm, bởi vì thích làm điều ác; 4- Sự vắng lặng yên tĩnh suy giảm, bởi vì chuyển sang chống chọi lẫn nhau trở thành tranh cãi ồn ào; 5- Tự thể suy giảm, bởi vì trái với công đức phẩm hạnh xuất thế gian, vì muốn theo thứ tự biểu hiện năm loại suy giảm khác nhau này, cho nên phân ra làm năm trược.”

Còn trong kinh Tát Già Ni Kiền Tử nói: “Đức Phật bảo với Văn Thù Sư Lợi: Chư Phật Như Lai có 1hai loại công đức vi diệu thù thắng, giống như Đề hồ ở trong các vị là thù thắng tối thượng, thanh tịnh bậc nhất, có năng lực làm trong sạch tất cả quốc độ của chư Phật, Như Lai từ trong đó thành tựu quả A nậu Bồ đề. Những gì là 1hai loại? Đó là” 1- Thị hiện kiếp trược; 2- Thị hiện thời trược; 3- Thị hiện chúng sanh trược; 4- Thị hiện phiền não trược; 5- Thị hiện mạng trược; 6- Thị hiện Tam Thừa sai biệt trược; 7- Thị hiện quốc độ Phật bất tịnh trược; 8- Thị hiện chúng sanh khó giáo hóa trược; 9- Thị hiện thuyết giảng các loại phiền não trược; 10- Thị hiện ngoại đạo rối loạn trược; 11- Thị hiện ma quân trược; 12- Thị hiện ma nghiệp trược. Này người thiện nam! Tất cả quốc độ của chư Phật, đều là công đức xuất thế trang nghiêm thanh tịnh đầy đủ. Không có các trược lỗi lầm như vậy, đều là năng lực phương tiện của chư Phật, làm lợi ích cho chúng sanh, các ông nên biết!”

Còn trong Kinh Đại Ngũ Trược nói: “Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn sẽ phát sinh năm đều rối loạn, đó là: 1- Đến lúc ấy Tỳ kheo thuận theo hàng bạch y mà học giáo pháp, là điều rối loạn thứ nhất của thế gian. 2- Hàng bạch y ngồi trên cao mà Tỳ kheo ở dưới thấp, là điều rối loạn thứ hai của thế gian. 3- Tỳ kheo nói pháp không được tiếp nhận, hàng bạch y nói pháp cho là cao nhất, là điều rối loạn thứ ba của thế gian. 4- Tỳ kheo tự sống trong nhà ma hiện tại, đối với pháp thế gian cho là Đạo đế chân thật, kinh điển đích thực của Phật pháp thì tự cho là không rõ ràng, lừa dối giả tạo làm cho tin tưởng, là điều rối loạn thứ tư của thế gian. 5- Vào thời kỳ đó Tỳ kheo nuôi dưỡng vợ con – tơi tớ lo chuyện làm ăn sinh sống, chỉ cùng nhau tranh chấp đấu đá chứ không làm theo lời Phật dạy, là điều rối loạn thứ năm của thế gian.”

Thời nay nhiều lần đã thấy hàng bạch y không có hiểu biết, gặp chuyện không liên quan đến mình, cũng làm ra vẻ biết cách thức, nhà cửa không rời ra nhưng làm hạng khuôn mẫu, người dung tục ngu si lấy làm phương hướng thật sự, uổng phí công phu cuối cùng chịu khó chẳng có ích gì, đời kiếp vị lai hãy còn không tránh khỏi địa ngục. Vì vậy luận Trí Độ nói: “Có người mù ấy, tự mình không trông thấy đường mà nói bừa là trông thấy đường, dẫn năm trăm người mù khác, tất cả đều rơi xuống hố phân, tự mình ở mãi nơi đó chứ làm sao có thể cứu khỏi chết chìm?”

Phần thứ ba: THỜI TIẾT (thời kỳ).

Như kinh A-nan Thất Mộng nói: “A-nan có bảy giấc mộng bèn đến thưa hỏi với Đức Phật: 1- Mộng thấy ao hồ có ngọn lửa cuồn cuộn ngút trời; 2- Mộng thấy mặt trăng-mặt trời chìm xuống mà tinh tú cũng chìm luôn; 3- Mộng thấy Tỳ kheo xuất gia chuyển sang ở trong hố hầm bất tịnh, bạch y tại gia đạp trên đầu mà thoát ra; 4- Mộng thấy bầy heo đến húc ủi phá hoại rừng Chiên đàn; 5- Mộng thấy đầu đội núi Tu Di mà không lấy làm nặng; 6- Mộng thấy voi lớn rời bỏ voi nhỏ; 7- Mộng thấy Sư tử chúa tên gọi Hoa tát, trên đầu có bảy sợi lông dài nhỏ nằm trên đất mà chết, tất cả sau đó ăn thịt Sư tử. Đem những giấc mộng đáng sợ này đến thưa hỏi với Đức Phật. Đức Phật bảo với A-nan: Ông đã mộng thấy những điều ấy, đều là những biến đổi sau này của đời ác đầy rẫy năm trược, không tổn hại gì đến ông, vì sao phải buồn lo? Thứ nhất mộng thấy ao hồ có ngọn lửa cuồn cuộc ngút trời, là Tỳ kheo đời sau này thiện tâm trở nên ít ỏi mà ác nghịch hừng hực phát sinh, cùng sát hại lẫn nhau không thể nào lường hết. Thứ hai mộng thấy mặt trăngmặt trời chìm xuống mà tinh tú cũng chìm luôn, là sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, thì tất cả Thanh văn thuận theo Đức Phật mà nhập Niết bàn chứ không ở tại thế gian, ánh mắt chúng sanh mất đi. Thứ ba mộng thấy Tỳ kheo xuất gia chuyển sang ở trong hố hầm bất tịnh còn bạch y tại gia đạp trên đầu mà thoát ra, là Tỳ kheo đời sau này phá hoại hiểm ác-ganh tỵ chèn ép đến mức sát hại lẫn nhau; Đạo sĩ chặt đầu lẫn lộn bạch y, chết đi vào địa ngục; bạch y tinh tiến chết sanh lên trên cõi trời. Thứ tư mộng thấy bầy heo đến húc ủi phá hoại rừng Chiên đàn, là ở đời sau hàng bạch y đi vào chùa tháp, phỉ báng chúng Tăng tìm điều tốt xấu của họ, phá hoại chùa tháp làm hại chúng Tăng. Thứ năm mộng thấy đầu đội núi Tu Di mà không lấy làm nặng, là sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, A-nan sẽ làm bậc thầy của một ngàn A La Hán kết tập lại kinh pháp, không quên một câu, người được giác ngộ cũng nhiều, mà không lấy làm quan trọng. Thứ sáu mộng thấy voi lớn rời bỏ voi nhà, là trong tương lai tà kiến hừng hực phát sinh phá hoại Phật pháp của ta, người có đức hạnh đều ẩn kín chứ không xuất hiện. Thứ bảy mộng thấy Sư tử chúa chết, là sau khi Đức Phật nhập Niết bàn 170 năm, các đệ tử trong bốn bộ chúng tu dưỡng tâm đức, tất cả ác ma không thể nào làm nhiễu loạn được; 7- Sợi lông dài nhỏ… ầy đều là sự việc xảy ra sao 700 năm tiếp theo.”

Còn trong kinh Ma Gia nói: “Ma Gia hỏi A-nan rằng: Ông ở xưa kia đến nay nghe Thế Tôn thuyết giảng, Chánh pháp của Như Lai lúc nào sẽ hủy diệt? A-nan rơi nước mắt mà đáp rằng: Con ở xưa kia đã từng nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng về sự việc đến thời kỳ giáo pháp sẽ bị hủy diệt trong tương lai, rằng sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, Ma Ha Ca Diếp bảo A-nan kết tập lại pháp tạng, sự việc hoàn tất rồi, Ma Ha Ca Diếp vào trong núi Lang Tích nhập Diệt tận định, con cũng sẽ được chứng quả, lần lượt theo sau nhập Bát Niết bàn, lúc ấy đem Chánh pháp giao cho Ưu Ba Cúc Đa, Ưu Ba Cúc Đa có sở trường thuyết giảng về pháp yếu tựa như Phú Lâu Na, thuyết giảng rộng ra hóa độ mọi người, lại tiếp tục khuyến hóa vua A Thâu Ca, khiến cho chánh tín kiên cố đối với Phật pháp, đem xá lợi mở rộng ra và dựng lên tám vạn bốn ngàn tòa tháp ở mọi nơi. Tiếp tục trải qua hai trăm năm sau, có Tỳ kheo Thi LA-nan Đà, giỏi về thuyết giảng pháp yếu, ở cõi Diêm Phù Đề hóa độ 12 ức người; ba trăm năm sau có Tỳ kheo Thanh Liên Hoa Nhãn, khéo léo thuyết giảng về pháp yếu hóa độ được nửa ức người; bốn trăm năm sau, có Tỳ kheo Ngưu Khẩu, khéo léo thuyết giảng về pháp yếu hóa độ được hai vạn người; năm trăm năm sau có Tỳ kheo Bảo Thiên, khéo léo thuyết giảng về pháp yếu hóa độ được hai vạn người, tám bộ chúng sanh phát tâm A nậu Bồ đề, Chánh pháp vào lúc này thì đến thời kỳ hủy diệt. Sáu trăm năm sau chín mươi sáu loại ngoại đạo cùng đủ loại tà kiến tranh nhau dấy lên phá hoại Phật pháp, có một Tỳ kheo tên gọi mã Minh, khéo léo thuyết giảng về pháp yếu, làm cho tất cả các loại ngoại đạo phải hàng phục. Bảy ngàn năm sau có một Tỳ kheo tên gọi Long Thọ, khéo léo thuyết giảng về pháp yếu, hủy diệt cột cờ tà kiến, thắp lên ngọn đèn chánh pháp. Tám trăm năm sau, các hàng Tỳ kheo, ưa thích áo quần tốt đẹp, mặc ý chơi đùa phóng túng, trong trăm ngàn vạn người có một vài người đạt được đạo qua. Chín mươi chín năm sau, tôi tớ nam làm Tỳ kheo, tôi tớ nữ làm Tỳ kheo Ni. Một ngàn năm sau, các hàng Tỳ kheo nghe đến quán bất tịnh-quán sổ tức, giận dữ không muốn thực hành, vô lượng Tỳ kheo hầu như không có một vài người tư duy về Chánh thọ (thiền định). Một ngàn một trăm năm sau, các hàng Tỳ kheo, môi giới cưới gả-làm nghề mai mối như người thế tục, ở trong

Đại chúng hủy báng Tỳ Ni. Một ngàn hai trăm năm sau, các Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni này, làm điều trái với phạm hạnh, nếu có con cái thì con trai làm Tỳ kheo, con gái làm Tỳ kheo Ni. Một ngàn ba trăm năm sau, ca sa đối thành màu trắng chứ không chịu nhuộm màu. Một ngàn bốn trăm năm sau, lúc ấy bốn chúng giống như thợ săn, ưa thích sát sanh, ham buôn bán đồ vật của Tam bảo. 1năm trăm năm sau, ở nước Câu Thiểm Di có Tỳ kheo Tam Tạng, sở trường thuyết giảng về pháp yếu, thuận theo vào ngày mười lăm Bố tát xong, lúc ấy Tỳ kheo La Hán bước lên tòa cao thuyết về giới thanh tịnh, nói rõ điều này nên làm, điều này không nên làm.. Đệ tử của Tỳ kheo Tam Tạng kia trả lời La Hán rằng: Nay thân và miệng của ông không thanh tịnh, tại sao lại có thể nói lời lỗ mãng như vậy? La Hán đáp rằng: Thân-khẩu-ý nghiệp của tôi thanh tịnh đã lâu, không có những sai lầm tai họa. Đệ tử của Tam Tạng nghe lời nói này rồi, càng thêm oán hận phẫn nộ, liền tiến lên tòa cao giết chết La Hán kia. Lúc ấy đệ tử của La Hán bèn cất tiếng nói rằng: Thầy tôi đã nói phù hợp với nghĩa lý giáo pháp, tại sao các ông giết hại Hòa Thượng của tôi? Lập tức dùng dao sắc giết chết Tam Tạng kia, tám bộ trời-rồng không có ai không buồn phiền đau xót, ác ma Ba Tuần và các ngoại đạo, vui mừng nhảy múa phấn khởi, tranh nhau đập phá chùa tháp, giết hại Tỳ kheo. Tất cả kinh tạng thảy đều di chuyển đến xứ sở Cưu Thi Na Kiệt, Long vương A nậu Đạt mang tất cả vào biển, thế là Phật pháp bị hủy diệt không còn nữa.

Lúc ấy Ma Ha Ma Gia nghe lời nói này xong, gào khóc xót xa đau đớn, liền hướng về A-nan mà nói kệ rằng:

Tất cả đều trở về hủy diệt,
Không có điều gì thường yên ổn,
Núi Tu Di và biển bao la,
Kiếp hết cũng tiêu tan-khô cạn.
Những hạng cường hào ở thế gian,
Đến lúc phải trở về suy sụp,
Con ta ở thời gian xưa kia,
Cần cù tích tập mọi công hạnh,
Cho nên được thành tựu Chánh giác,
Thuyết giảng pháp tạng cho chúng sanh,
Tại sao đến thời kỳ như thế,
Tất cả đều hủy diệt không còn!?”

Phần thứ tư: ĐỘ NỮ (độ cho phái nữ).

Như luật Thiện Kiến nói: “Bởi vì độ cho người nữ xuất gia, mà Chánh pháp chỉ tồn tại được năm trăm năm. Bởi vì Đức Thế Tôn chế định Tỳ kheo Ni thực hành Bát Kính Pháp, cho nê Chánh pháp còn được một ngàn năm. Hỏi: một ngàn năm sau thì Chánh pháp bị hủy diệt hết chăng? Đáp: Không phải là hủy diệt hết, ở trong một ngàn năm thành tựu được trí Tam Đạt, lại trong một ngàn năm có thể không còn ái nhưng La Hán không có trí Tam Đạt, tiếp trong một ngàn năm đạt được A-na-hàm, tiếp trong một ngàn năm đạt được Tư dà hàm, tiếp trong một ngàn năm đạt được Tu đà hoàn. Cuối cùng phải đến một vạn năm (10.000), năm ngàn năm đầu học rồi đắc đạo, năm ngàn năm sau học mà không đắc đạo. Đến một vạn năm sau thì tất cả kinh sách văn tự đều diệt hết, chỉ còn thấy hình tướng cạo đầu khoác pháp phục ca sa mà thôi.”

Còn trong kinh Tỳ Ni Mẫu nói: Tôn giả Ca Diếp quở trách A-nan đã cầu xin cho người nữ được xuất gia, vấn đề ấy có mười điều trách móc A-nan: 1- Nếu người nữ không xuất gia, thì các tầng lớp đàn việt thường ngày thuận theo, tất cả đều lấy đồ dùng chứa sẵn thức ăn, ở bên đường quỳ đón trao cho Sa môn; 2- Nếu người nữ không xuất gia, thì các tầng lớp đàn việt thường thuận theo mang các loại áo quần-đồ nằm, đón ở giữa đường mong Sa môn tiếp nhận sử dụng; 3- Nếu người nữ không xuất gia, thì các tầng lớp đàn việt thường thuận theo cưỡi voingựa-xe cộ đứng ở bên đường, đem năm vóc rạp sát đất mong Sa môn bước lên mà đi qua; 4- Nếu người nữ không xuất gia, thì các tầng lớp đàn việt thường thuận theo ở giữa đường đi, đem đầu tóc trải trên mặt đất mong Sa môn bước lên mà đi qua; 5- Nếu người nữ không xuất gia, thì các tầng lớp đàn việt thường thuận theo tâm cung kính cầu thỉnh các Sa môn đến nhà để cúng dường; 6- Nếu người nữ không xuất gia, thì các tầng lớn đàn việt trông thấy các Sa môn, thường thuận theo tâm cung kính quét dọn sạch sẽ nơi ấy, cởi áo đang mặc trên thân trải bày trên đất để Sa môn ngồi; 7- Nếu người nữ không xuất gia, thì các tầng lớp đàn việt thường thuận theo cởi áo trên thân, phải bụi trên chân của Tỳ kheo; 8- Nếu người nữ không xuất gia, thì các tầng lớp đàn việt thường thuận theo xỏa tóc để phủi bụi trên chân của Tỳ kheo; 9- Nếu người nữ không xuất gia, thì uy đức của Sa môn còn hơn mặt trăng-mặt trời, huống là các ngoại đạo lẽ nào có thể nhìn thẳng vào mặt Sa môn ư; 10- Nếu người nữ không xuất gia, thì chánh pháp của Đức Phật sẽ tồn tại một ngàn năm, nay giảm bớt năm trăm năm, trong một trăm năm được giải thoát kiên cố, trong một trăm năm được Định kiên cố, trong một trăm năm được trì giới kiên cố, trong một trăm năm được đa văn kiên cố, trong một trăm năm được bố thí kiên cố.

Trong một trăm năm lúc ban đầu,
Có giáo pháp giải thoát kiên cố,
An trú vào trong giáo pháp này,
Đều có thể hiểu nghĩa thông suốt.
Trong một trăm năm lần thứ hai,
Còn có pháp tu Định kiên cố,
Trong một trăm năm lần thứ ba,
Trì giới kiên cố cũng không phạm,
Trong một trăm năm lần thứ tư,
Có người có năng lực đa văn,
Trong một trăm năm lần thứ năm,
Còn có người luôn luôn bố thí.
Từ đây Chánh pháp của Như Lai,
Trong từng niệm dần dần hủy diệt,
Như vòng bánh xe xoay chuyển rồi,
Tùy theo lúc chuyển có điểm cuối.
Chánh pháp vì lẽ đó ẩn đi,
Cũng do sai lầm của A-nan,
Tha thiết thỉnh cầu Đức Điều Ngự,
Cho phép người nữ được xuất gia.
Chánh pháp thuận theo trú thế gian,
Đầy đủ thời hạn đến ngàn năm,
Năm trăm năm đã bị giảm bớt,
Còn lại đều giống như ban đầu.
Vì vậy cho nên năm trăm năm,
Năm trăm năm hưng thịnh ở đời,
Giải thoát-Định-trì giới kiên cố,
Đa văn-bố thí cũng như vậy.”

Phần thứ năm: PHẬT BÁT

Như kinh Liên Hoa Diện nói: “Đức Phật bảo với A-nan: vào đời vị lai, ở đất nước Kế Tân, sẽ tổ chức Đại pháp hội, có năm Thiên tử như Kim Tỳ La… Sau khi Ta diệt độ có đệ tử của ngoại đạo Phú Lan Na tên là Liên Hoa Diện, thông minh trí tuệ, thân như sắc vàng ròng. Người đại si mê này, đã từng cúng dường bốn vị A La Hán, lúc đang cúng dường dấy lên thệ nguyện như vậy: Ở đời vị lai tôi sẽ phá hoại Phật pháp. Nhờ vào sự cúng dường A La Hán lúc ấy, đời đời thọ được thân tướng đoan chánh, ở thân cuối cùng sanh vào nhà Quốc Vương, thân làm Quốc Vương, tên gọi Mị Chi Bạt la Câu La, mà hủy diệt giáo pháp của Ta. Người đại si mê này, phá tan bình bát của Ta, đã phá hủy bình bát rồi sanh vào trong Đại địa ngục A tỳ. Người đại si mê này sau khi mạng chung, có bảy Thiên tử, lần lượt xả thân sanh vào nước Kế Tân, lại tiếp tục kiến lập Chánh pháp của Như Lai, hiết lễ cúng dường rất long trọng. Này A-nan! Bởi vì bình bát bị phá vỡ, cho nên các đệ tử của ta, dần dần làm cho giới thanh tịnh bị nhiễm ô, thích làm hạnh bất thiện. Người trí tuệ thảy đều diệt độ, có những Quốc Vương không dựa vào Vương pháp, nhân dân trong nước của họ phần nhiều gây ra mười nghiệp bất thiện. Bởi vì ác nghiệp, cho nên ở cõi Diêm Phù Đề này có năm loại mất đi mùi vị vốn có, đó là: Bơ-dầu-muối-mật-sữa. Bởi vì bình bát của Phật đã bị phá vỡ, lúc ấy chuyển đến phương Bắc. Lúc bấy giờ các chúng sanh ở phương Bắc, gặp được bình bát vỡ của Phật mà thiết lễ cúng dường rất long trọng, có người phát tâm Tam Thừa, nhờ sức mạnh thiện căn của chúng sanh cảm ứng, bình bát vỡ này của Ta tự nhiên trở lại như ban đầu không khác. Sau đó không bao lâu bình bát của Ta liền chìm vào cõi Diêm Phù Đề, hiện ra trong cung của Long vương Sa Già. Lúc đang chìm xuống, ở cõi Diêm Phù Đề này bảy ngày bảy đêm đều vô cùng đen tối, ánh sáng chói lọi của mặt trời-mặt trăng đều không hiện ra nữa, mặt đất chấn động dữ dội, các chúng trời-người đều gào khóc vang dội, nước mắt tuôn ra như mưa. Lúc mới chìm xuống, giáo pháp – giới luật của Như Lai cũng ẩn hết không còn gì cả. Lúc bấy giờ Ma Vương thấy giáo pháp-giới luật diệt đi, tâm vô cùng hoan hỷ, vì vậy khuyên dạy chúng sanh làm nhiều nghiệp ác, thân đang sống rơi vào địa ngục A tỳ. Lúc bấy giờ Long Vương Sa Già La, gặp được bình bát mà cúng dường, cho đến bảy ngày, lễ lạy đi vòng quanh về phía tay phải, có người phát tâm Tam Thừa. Như vậy bình bát của Ta ở Long cung ẩn đi, xuất hiện ở cung điện của Tứ Thiên Vương, thiết lễ cúng dường rất long trọng cho đến bảy ngày, tất cả đều phát tâm tam Thừa. Qua bảy ngày sau, ở cung điện của Tứ Thiên Vương ẩn đi mà xuất hiện trong cung trời Tam Thập Tam, Phật mẫu ma Gia phu nhân, trông thấy bình bát của Phật rồi ưu sầu khổ não, như mũi tên găm vào tim, khó có thể chịu đựng nổi, quằn quại dưới đất, giống như khúc gỗ tròn, phát ra lời nói như vậy: Như Lai Niết bàn, sao nhanh chóng như vậy? Tu Già Đà diệt độ, sao quá mau chóng? Ánh mắt thế gian mờ đi, cây Phật pháp nghiêng đổ, núi Tu Di của Phật pháp sụt xuống, ngọn đèn Phật pháp cũng tắt đi, dòng suối Chánh pháp khô cạn, mặt trời ma quỷ vô thường làm úa tàn hoa sen Phật pháp! Lúc bấy giờ Phu nhân dùng tay nâng bình bát nói cho Thiên chúng biết rằng: Đây là bình bát mà Thích Ca Như Lai của Ta thường ngày giữ gìn sử dụng, nay đã đến nơi này. Lúc bấy giờ Đế Thích thiết lễ cúng dường rất cung kính suốt bảy ngày đêm, tất cả đều phát tâm Tam Thừa. Qua bảy ngày rồi, ở cung trời Tam Thập Tam ẩn đi mà xuất hiện trong cung trời Diệm Ma. Lúc bấy giờ Thiên Vương cõi Diệm Ma trông thấy bình bát của Phật rồi, cúng dường các loại suốt bảy ngày bảy đêm, có người phát tâm Tam Thừa. Qua bảy ngày rồi, ở cõi trời Diệm Ma ẩn đi mà xuất hiện trong cõi trời Đâu Suất Đà. Lúc bấy giờ Thiên Vương cõi Đâu Suất Đà trông thấy bình bát của Phật rồi, cúng dường các loại suốt bảy ngày đêm. Qua bảy ngày rồi, ở cõi trời Đâu Suất Đà ẩn đi mà xuất hiện trong cõi trời Hóa Lạc. Lúc bấy giờ Thiên Vương cõi Hóa lạc trông thấy bình bát của Phật rồi, cúng dường các loại suốt bảy ngày bảy đêm, có người phát tâm Tam Thừa. Lúc bấy giờ Thiên Vương dùng tay nâng bình bát, mà nói kệ rằng:

Hy hữu thay Đấng Đại Đạo Sư,
Thương xót đối với mọi chúng sanh,
Bời vì lợi ích cho chúng sanh,
Chuyển bình bát xuất hiện nơi này.

(Các cõi trời trước đây đều nói kệ ca ngợi, vì văn nhiều cho nên không chép ra toàn bộ).

Đức Phật bảo với A-nan: Cõi Diêm Phù Đề này mười phương khác, vốn có bình bát của Phật và xá lợi của Phật, đều ở trong cung của Long Vương Sa Già La. Như vậy bình bát của Ta và xá lợi của Ta, ở đời vị lai từ nơi này ẩn đi, đi thẳng qua tám vạn do tuần dừng lại trong phạm vi Kim cang. Các thế hộ chúng sanh ở đời vị lai, lúc thọ mạng lên đến tám vạn bốn ngàn tuổi (.000), âm thanh của Di Lặc Như Lai giống như Đạo Phạm Thiên phát ra âm của Ca lăng Già. Lúc bấy giờ bình bát của Ta và xá lợi của Ta, từ trong phạm vi Kim cang vượt lên đến cõi Diêm Phù Đề ở giữa hư không trong trú xứ của Phật Di Lặc, phát ra ánh sáng năm màu, đó là sắc màu xen lẫn của xanh-vàng-đỏ-trắng và pha lê. Ánh sáng năm màu ấy lại chiếu đến tất cả các cõi thời còn lại. Đến cõi trời ấy rồi, từ trong ánh sáng năm màu, phát ra âm thanh 762 thuyết kệ:
 
Tất cả các hành là Vô thường,
Tất cả các pháp là Vô ngã,
Cho đến Niết bàn là Tịch diệt,
Ba pháp này chính là Pháp ấn.

Ánh sáng đó lại soi đến tất cả địa ngục, cũng thuyết kệ này. Ánh sáng được phát ra lại soi đến thế giới khắp mười phương, từ trong ánh sáng đó cũng thuyết kệ này. Đức Phật bảo với A-nan: Như vậy bình bát của Ta và xá lợi của Ta, đã phát ra ánh sáng, làm Phật sự khắp mười phương thế giới rồi, trở về đến nơi ban đầu, ở giữa hư không kết thành tán mây ánh sáng rộng lớn mà an trú. Lúc xá lợi và bình bát hiện bày thần thông này, có tám ngàn ức chúng sanh đạt được quả vị A La Hán, một ngàn ức chúng sanh thế phát xuất gia với tín tâm thanh tịnh, một vạn chúng sanh phát tâm A nậu Bồ đề đều bất thối chuyển.

Di Lặc đưa tay nâng bình bát và xá lợi của Phật, nói cho các hàng trời-người và tất cả đại chúng biết rằng: Các người nên biết, bình bát và xá lợi này, chính là bậc Đại Sĩ hùng mãnh-Đức Như Lai Thích Ca Mâu Ni, có năng lực khiến cho vô lượng trăm ngàn na do tha ức các các chúng sanh đều trú trong thành trì Niết bàn, qua trăm ngàn ức lần hoa Ưu Đàm nở rộ, bình bát và xá lợi xưa kia xuất hiện đến nơi này. Lúc bấy giờ Phật Di Lặc vì bình bát này của Ta và xá lợi của Ta, dựng lên tòa tháp bằng bốn thứ báu, đem xá lợi và bình bát an trí trong tòa tháp này, thiết lễ cúng dường long trọng-lễ lạy cung kính.”

Dựa theo Đạo Tuyên Luật Sư Trú Trì Cảm Ứng nói: “ Hỏi người cõi trời về nhân duyên trì bát. Người cõi trời đáp rằng: Như Lai thành đạo về sau đến năm thứ 3, ở trên giảng đường Trùng Các trong kinh xá Kỳ Hoàn. Đức Phật bảo với Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi: Ông đến nơi giới đàn đánh chuông, triệu tập trời rồng mười phương và Tỳ kheo cùng các chúng Bồ Tát, tất cả tậo trung tại Kỳ Hoàn! Văn Thù vâng theo lời dạy triệu tậo tất cả đến Kỳ Hoàn. Đức Thế Tôn dùng sức thần thông biến hóa tinh xá Kỳ Hoàn giống như cõi nước Diệu lạc, giữa chặng mày phát ra ánh sáng chiếu rọi khắp cả mười phương, mặt đất đều xuất hiện sáu loại chấn động, có trăm ức Đức Thích Ca cùng đến hội tụ, mười ức Diệu Quang Phật cũng tập trung đến Kỳ Hoàn. Đức Thế Tôn ngồi kiết già nhập Kim Cang tam muội, mặt đất lại chấn động dữ dội. Từ tam muội bắt đầu phát ra âm thanh to lớn, nói cho tất cả các đại chúng đến từ khắp nơi ba ngàn thế giới biết rằng: Ta bắt đầu vượt thành đến đất nước của Bình Sa Vương, đi vào núi tu đạo, Thiên ma mê hoặc Ta. Sơn Thần bên đường đi chỉ rõ nơi tu đạo cho ta, liền nói với Ta rằng: Con đã từng ở xưa kia, vào lúc Phật Ca Diếp nhập Niết bàn, để lại một chiếc bát sành cổ dặn dò con giữ gìn, đợi đến lúc Như Lai hạ sanh khiến con giao cho Thế Tôn, Thế Tôn thành đạo thì trước hết hãy tiếp nhận chiếc bát này cho con, sau đó mới nhận bát của Tứ Thiên Vương. Ta nói với Sơn Thần: Nếu được thành Phật thì sẽ làm như lời ông nói. Sau đó ta vào dòng sông tắm gội, đến lúc nhận món cháo sữa của hai mục nữ, lúc bấy giờ Sơn Thần liền dâng bình bát cho ta. Lúc ấy Ta tiếp nhận sử dụng, lấy chứa món cháo sữa, mặt đất liền phát ra sáu loại chấn động. Ta giữ gìn chếc bát này đến nay trải qua 3 năm, chưa hề có sự tổn thất gì. Ta đi vào thành Vương Xá nhận sự thỉnh cầu của nhà vua nước ấy, Ta đã thọ thực xong, liền bảo La Hầu La mang bình bát của Ta, trở về nơi Long Trì kia rửa sạch bình bát, La hầu La rửa bình bát thì làm vỡ ra thành năm mảnh, Ta liền dùng chì thiếc gắn lại bình bát vỡ kia. Đây không phải là sai lầm của la Hầu La, mà muốn biểu hiện rõ ràng trong đời vị lai, các hạng Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni bất thiện tùy tiên phá hủy pháp khí. Vào năm trăm năm đầu thì phân chia tạng tỳ Ni của Ta làm thành năm Bộ, phân chia tạng Tu Đa la của Ta làm thành mười tám Bộ. Đến thời kỳ Chánh pháp diệt hết, phân chia ba tạng của Ta, tiếp tục làm thành năm trăm Bộ. Hạng Tỳ kheo không có trí tuệ ấy vốn không có tâm Từ, không phát thệ nguyện rộng lớn cứu độ chúng sanh, chỉ dấy lên tranh luận tăng thêm đỉnh cao của ngã mạn mà nhanh chóng hủy diệt Chánh pháp. Đến lúc đủ một ngàn năm thì Chánh pháp đều hủy diệt, các hạng Tỳ kheo bất thiện đầy khắp cõi Diêm Phù Đề và các thế giới khác, không giữ gìn giới cấm; các hạng Tỳ kheo Ni bất thiện giống như dâm nữ, không thực hành Bát Kính Pháp. Lúc ấy các hạng Tăng-Ni tệ hại như vậy mang Ứng Lượng Khí của ta đi lang thang khắp các quán rượu, hoặc vào nhà dâm nữ chứa đựng rượu thịt, đau đớn thay và xót xa thay! Giáo pháp lẽ nào bất diệt ư?

Lúc bấy giờ các Tỳ kheo đồng thanh thưa với Đức Phật rằng: Chúng con sáng hôm nay đi vào thành khất thực, trở về trú xứ của mình mới cùng nhau rửa sạch bình bát, mà cùng lúc đều bị vỡ, đều phân làm năm mảnh, đang muốn thưa hỏi Đức Phật, nhưng trước đây được nghe Đức Thế Tôn đã nói về đời vị lai, biểu hiện cho giáo pháp sẽ bị hủy diệt thì tâm sinh ra sợ hãi vô cùng!

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Ta để lại Bồ Tát Tăng, tất cả có tám mươi ức người không chọn lấy Niết bàn, mà duy trì Thánh giáo trong đời ác sau này, đều dùng sức thần thông cảm hóa 76 hạng Tỳ kheo xấu xa làm cho kính trọng đối với bình bát của Phật.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến nơi giới đàn, theo phía Bắc bước lên giới đàn, các Tỳ kheo dâng bình bát lên, Đức Thế Tôn tự mình nhận lấy, Ngài lại bảo với La Hầu La: Mang bình bát vỡ của ta đến đây! Đức Phật nhận lấy bình bát rồi, liền tung vào hư không, lên đến trời Hữu Đảnh. Như vậy theo thứ tự, chư Phật cùng danh hiệu Mâu Ni đều tung lên tiếp theo nhau, giống như xâu chuỗi ngọc lên đến đỉnh cao của cõi Sắc rồi, lần lượt quay trở lại, thẳng đến giới đàn. Trăm ức vị Phật đến từ các nơi cũng bảo cho thị giả lấy bình bát, cùng cúng dường Đức Phật Mâu Ni, cùng với nhau trú trì, khiến cho những hạng tăng Ni tệ hại ở đời vị lai phải sanh tâm tàm quý. Đức Thế Tôn tiếp nhận rồi vẫn tung lên cõi trên, lần lượt theo nhau trùng điệp lên cao rồi trở lại giới đàn. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn hóa hiện bình bát sứ vỡ kia, hình dạng giống như trụ cao bằng vàng của chư Thiên, tỏa ra ánh sáng chói lòa soi chiếu quốc độ khắp mười phương.

Lại vào thời Đức Phật tại thế, Ngài bảo với Thiên Đế Thích rằng: Ông cúng dường cho Ta ngọc châu quý báu cùng với thợ giỏi cõi trời. Ngài lại bảo với Thiên ma: Ông cúng dường cho Ta bảy vật báu. Ngài lại bảo với Long Vương Sa Kiệt: Ông cúng dường cho Ta châu ngọc vật báu, ở trong hai mươi mốt ngày cùng tập trung nơi giới đàn làm ra tòa tháp bằng ngọc châu, dùng bảy vật báu để trang nghiêm, phía trên đỉnh đặt ngọc quý Ma Ni, nhờ sức thần thông của Đức Phật, cho nên ở trong hai mươi mốt ngày cùng một lúc đều thành tựu, tất cả hợp lại làm thành tòa tháp bảy báu với tám trăm ức hạt ngọc quý báu, để giữ gìn bình bát sứ của Như Lai. Lúc bấy giờ Ma Vương thưa với Đức Phật rằng: Con tự mình làm tòa tháp bằng gọc châu để giữ gìn bình bát của Đức Thế Tôn, con tuy là Thiên ma nhưng cung kính vâng theo lời dạy của Phật, cho nên ở đời vị lai không để hạng người xấu ác làm tổn hại đến Thánh giáo, cảm hóa hạng Tỳ kheo bất thiện khiến cho sinh tâm tàm quý! Đức Phật liền đồng ý. Ma Vương sử dụng toàn ngọc quý Ma Ni để làm thành một tòa tháp lớn, cao bốn mươi do tuần, dùng để giữ gìn bình bát của Phật. Lúc Đức Thế Tôn Niết bàn giao cho Ma Vương làm tòa tháp, khuyên nhủ dặn dò Đế Thích và Tứ Thiên Vương cùng với Đại ma Vương: Các ông tự mình giữ gìn, sau khi Ta nhập Niết bàn, Chánh pháp diệt hết rồi, đem tòa tháp chứa bình bát của Ta an trí tại phía Nam của giới đàn, tồn tại trong mười hai năm, Tứ Thiên Vương và các ông ngày đêm thường tự mình cúng dường, giữ gìn cẩn thận đừng khiến cho tổn thất; qua mười hai năm rồi, đem giao cho Long vương Sa Kiệt, an trí vào nơi Đại Tạng Tỳ Ni trong cung Long Vương. Ngài lại bảo với Long Vương: Nêu tạo thêm mười sáu tòa tháp làm quyến thuộc của tòa tháp an trí bình bát, lại trải qua mười hai năm sau giao cho Đế Thích-Tứ Thiên Vương, chuyển đến trên đỉnh núi Tu Di, đặt tại phía Nam của hồ Kim Sa trong vườn Hoan Hỷ của Đế Thích. Đức Phật bảo với các Kiền Thát Bà Vương-tám bộ quỷ thần rằng: Các ông ở trong bốn mươi năm, tấu âm nhạc cõi trời để cúng dường tòa tháp quý báu, làm cho đệ tử trì giới trong đời ác kia, giữ gìn Ứng Khí như giữ gìn đôi mắt!

Đức Phật bảo với Đế Thích-tứ Thiên Vương… rằng: Các ông vào trong hang Kim Cang ở núi Tu Di, chọn lấy cát đá màu vàng nơi ấy làm ra nhiều bình bát bằng đá, đặt vào trong tòa tháp mới, hìmh dángmức lượng lớn nhỏ giống như bình bát vỡ của ta, đều làm thành hình có năm vết gắn lại, an trí trong tòa tháp ấy, các ông nên giữ gìn đừng làm cho tổn thất, sau đó trải qua một trăm năm, đến lúc A Dục Vương làm những tòa tháp xong, các ông mang tòa tháp của Ta đi khắp Đại thiên quốc độ đến mười ức nhà; hoặc ngang-dọc một vạn dặm nên an trí hai tòa tháp giữ gìn bình bát, ở trong quốc độ ấy tìm tất cả núi lớn có tiếng là trú xứ của Cổ Thánh, an trí tòa tháp vào nơi ấy. Ngài lại bảo với Thiên Vương phương Bắc: Ông đến núi Lăng Già chọn lấy các loại hương Ngưu đầu-Chiên đàn, mỗi ngày trong ba thời nên đến nơi tòa tháp ấy, đốt hương cúng dường đừng làm cho đoạn tuyệt, Ta bảo Tự Tại Thiên an trí các tòa tháp giữ gìn bình bát. Ngài lại bảo với Tứ Thiên Vương và Kiền Thát Bà Vương: Thường xuyên đốt hương trỗi nhạc để cúng dường, các ông và tất cả trời-người-rồng-thần đều không hiểu ý của ta, đây là vì những hạng Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni phi pháp ở đời vị lai, mà làm cho họ sửa đối ác hành phát sinh thiện pháp, cho nên khiến an trí như vậy.”

Phần thứ sáu: NGOA THẾ (sai lạc).

Như kinh Phú Pháp Tạng nói: “Tỳ kheo A-nan cảm hóa các chúng sanh đều khiến cho được độ thoát, cuối cùng đến trong một khu rừng Trúc, nghe có Tỳ kheo tụng kệ trong kinh Pháp Cú rằng:

Nếu như người sống đến trăm tuổi,
Không trông thấy dòng nước cạn khô,
Không bằng dù sống chỉ một ngày,
Mà có thể nhìn thấy việc này.

A-nan nghe rồi đau thương sầu thảm mà than thở: Ánh mắt thế gian mờ đi sao mà nhanh chóng quá, các ác hành-phiền não liền dấy khởi thì biết làm thế nào, trái với Thánh giáo tự phát sinh vọng tưởng, đây không phảii là lời Phật dạy, không đáng để tu hành, nay thầy nên biết có hai hạng người bài báng Phật: 1- Tuy là đa văn mà sanh ra tà kiến; 2- Không hiểu nghĩa lý sâu xa mà giải thích xằng bậy điên đảo. Nảy sinh hai pháp này thì làm cho mình bị tổn hại, không thể nào làm cho người xa rời ba ác đạo, nay thầy lắng nghe tôi diễn bày bài kệ của Phật:

Nếu như người sống đến trăm tuổi,
Không hiểu rõ các pháp sanh diệt,
Không bằng dù sống chỉ một ngày,
Mà có thể hiểu rõ điều này.

Lúc bấy giờ Tỳ kheo liền đến nơi thầy mình nói lại lời của A-nan, vị thầy nói cho biết rằng: A-nan cổ hủ trí tuệ suy kém, nói nhiều điều sai lầm không đáng tin đâu, nay ông chỉ nên theo như trước mà tụng. Sau đó A-nan nghe Tỳ kheo kia ở cuối rừng Trúc còn tugn bài kệ trước đây, liền hỏi ý đó thế nào? Đáp rằng: Thưa Tôn giả! Thầy tôi nói với tôi rằng A-nan cổ hủ nói nhiều điều hư vọng, nay ông chỉ cần y theo trước mà tụng tập. A-nan tư duy: Người kia coi thường lời mình nói, hoặc tiếp nhận giáo pháp nào khác? Liền nhập Tam muội suy xét tìm kiếm người có đức hạnh tốt đẹp, nhưng không thấy có người nào có thể quay lại với ý đó, bèn dấy lên nói rằng: Lạ lùng thay, vô thường thật hết sức dữ dội, làm tan nát tất cả vô lượng Hiền Thánh như vậy, làm cho các thế gian thảy đều trống trải, thường ở rtong tối tăm sợ hãi, làm cho tà kiến hừng hực nuôi lớn bất thiện, phỉ báng Như Lai-đọan tuyệt Chánh giáo, mãi mãi chịu đắm chìm trong dòng sông sâu của sanh tử, mở toang cánh cửa toến vào nẻo ác, đóng chặt con đường đến cõi trời-người, trải qua vô lượng kiếp nhận chịu những điều khổ não, mình vào hôm nay nên nhập Niết bàn!”

Còn trong luận Tân Bà Sa: “Hỏi: Thời gian nào nên nói là Chánh pháp trú? Đáp: Nếu lúc người thực hành đúng pháp còn an trú. Hỏi: Thời gian nào nên nói là Chánh pháp diệt? Đáp: Nếu lúc người thực hành đúng pháp đã diệt đi. Hỏi: Vì sao lại làm ra luận này? Đáp: Bởi vì cần phải phân biệt rõ ràng nghĩa lý trong khế kinh. Như trong khế kinh nói: [ Này Ca Diếp nên biết! Pháp Tỳ Nại Da mà Như Lai đã giác ngộđã thuyết ra, không phải là Địa giới-Thủy giới-Hỏa giới-Phong giới mà có thể hủy diệt được, nhưng có một loại Bổ đặc già la sẽ xuất hiện ở thế gian, ham muốn xấu xa-công hạnh tồi tệ làm cho ác pháp thành tựu, phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi Tỳ Nại Da nói là Tỳ Nại Da, đối với Tỳ Nại Da nói là phi Tỳ Nại Da. Loại đó có thể hủy diệt Chánh pháp mà Ta đã quy tập qua ba số kiếp làm cho không còn sót lại.

Khế kinh tuy nói như vậy nhưng mà không phân biệt, thời gian nào nên nói là Chánh pháp trú, thời gian nào nên nói là Chánh pháp diệt. Kinh ấy là nơi căn cứ chủ yếu của luận này, kinh ấy vốn không phân biệt, nay cần phải phân biệt, cho nên làm ra luận này. Trong này có hai loại Chánh pháp: 1-Chánh pháp thuộc về thế tục; 2- Chánh pháp thuộc về Thắng nghĩa. Chánh pháp thuộc về thế tục, gọi là danh-cú-văn thân, tức là Tố Đát Lãm-Tỳ Nại Da-A Tỳ Đạt Ma. Chánh pháp thuộc về Thắng nghĩa, gọi là Thánh đạo, tức là Căn-Lực vô lậu-Giác chi và Đạo chi. Người thực hành đúng pháp cũng có hai loại: 1- Duy trì giáo pháp; 2- Duy trì chứng pháp. Người duy trì giáo pháp, nghĩa là đọc tụng-giải thích-thuyết giảng về Tốt Đát Lãm… Người duy trì chứng pháp, nghĩa là có năng lực tu chứng Thánh Đạo vô lậu. Nếu người duy trì giáo pháp nối tiếp nhau không diệt đi, thì có thể cho Chánh pháp thuộc về thế tục được tòn tại lâu dài. Nếu người duy trì chứng pháp nối tiếp nhau không diệt đi, thì có thể làm cho Chánh pháp thuộc về Thắng nghĩa được tồn tại lâu dài. Nếu lúc họ diệt đi thì Chánh pháp sẽ diệt đi.

Vì vậy trong khế kinh nói: [ Chánh pháp của Ta không nhờ vào các loại tường vách-cột chống.. mà tồn tại, chỉ dựa vào hữu tình thực hành đúng pháp nối tiếp nhau mà tồn tại.] Hỏi: tại sao Đức Thế Tôn không quyết định nói về phần hạn thời gian tồn tại của giáo pháp vậy? Đáp: Bởi vì muốn biểu hiện Chánh pháp tùy theo người thực hành đúng pháp mà tồn tại lâu hay mau, nghĩa là người thực hành đúng pháp, nếu thực hành Chánh pháp thì luôn luôn giống như lúc Phật còn tại thế và lúc Như Lai diệt độ chưa lâu, như vậy là Chánh pháp của Phật thường trú ở thế gian chứ không có lúc nào diệt mất. Nếu không có người thực hành Chánh pháp như vậy, thì Chánh pháp của Phật sẽ nhanh chóng diệt mất. Nếu như độ cho người nữ xuất gia mà không dạy bảo thực hành tôn trọng, thì Chánh pháp của Phật sẽ giảm bớt năm trăm năm tồn tại. Vì vậy Đức Phật dạy bảo người nữ xuất gia phải thực hành tôn trọng, thì Chánh pháp tồn tại giữa thế gian vẫn đủ thời gian một ngàn năm.”

Còn trong kinh Ca Chiên Diên Thuyết Pháp Diệt Tận kệ nói:

“Lúc ấy Tôn giả Ca Chiên Diên,
Hiểu rõ tu đạo-giữ gìn luật,
Thấy những người ngu si hung bạo,
Dùng kệ mở thông đường giáo pháp.
Chánh pháp sắp xếp đến lúc ẩn đi,
Tuổi thọ con người chỉ trăm năm,
Ánh sáng chói lọi của Chánh pháp,
Ở thế gian không lâu sẽ tắt.
Chánh pháp đã diệt không còn nữa,
Chúng Tỳ kheo bị làm mê hoặc,
Sẽ rời bỏ tất cả kinh pháp,
Do bậc Thánh giác ngộ thuyết giảng.
Buông bỏ nghĩa lý của kinh pháp,
Lại tìm tòi lỗi lầm lẫn nhau,
Truyền bá điều mình đích thân nghe,
Chỉ một mình không có bạn bè.
Lấy phần giữa để đặt vào cuối,
Đem phần sau đặt vào phần giữa,
Không còn biết gì đến thứ tự,
Lời đã nói coi trọng vô cùng.
Chứng cứ thiết lập thật hoang đường,
Còn giảng giải không có đầu đuôi,
Nghe-nhận đều bộp chộp mơ màng,
Giảng luận không điều gì rõ ràng.
Tất cả đều cùng nhau tranh cãi,
Vì vậy nảy sinh tâm độc hại,
Tham lam được lợi ích cúng dường,
Thuận theo thế tục cùng chìm nổi.
Ưa thích nơi ồn ào náo loạn,
Không ngưỡng mộ cảnh giới lặng yên,
Xoay quanh lừa dối xâm phạm nhau,
Để tự nuôi sống vợ con mình.
Hoặc có lúc có những Tỳ kheo,
Là khách đi lại từ phương xa,
Chủ chùa trước hết tự yên thân,
Ăn không ngồi rồi mới xem xét.
Trông thấy Tỳ kheo phương xa đến,
Vẻ mặt không hài hòa vui vẻ,
Nhất định gạt khách lạ ra ngoài,
Trong tâm mới cảm thấy sảng khoái.
Thường nghĩ đến sân hận xấu xa,
Kiêu mạn cho mình là lớn lao,
Những mong cầu không hề chán đủ,
Tùy ý đắm theo mọi trần cảnh.
Việc ác nối tiếp nhau thực hành,
Không muốn tụng kinh-thọ trì pháp,
Suốt ngày đùa cợt cùng ca múa,
Chiều tối mê man ngủ không tỉnh.
Những hạng này cùng nhau tụ hội,
Nói không dính dáng đến lý kinh,
Chỉ nói đến quan quyền-giặc cướp,
Thói tục hủ lậu-chuyện làm ăn.
Giả sử có người nào học hành,
Được mọi người mến mộ cúng dường,
Người ao ước cầu được xuất gia,
Nói học hỏi Pháp-luật Tỳ kheo,
Mà thực hành không như giáo pháp,
Tự chạy theo lợi dưỡng nổi lên,
Tuổi tác của họ đã không lớn,
Tìm cáh nuôi thật nhiều đệ tử,
Trong tâm tư tranh chấp rối loạn,
Không thể nào suy xét học hỏi,
Không luôn luôn cẩn thận giữ giới,
Chính mình rơi vào trong tà kiến.
Bừa bãi không có gì hổ thẹn,
Không có thể tu hành cẩn thận,
Cũng không hề vui với pháp hội,
Vội vàng đắm theo những lợi dưỡng.
Gặp lúc cùng nhau đấu đá rồi,
Sau đó liền kết thành thù oán,
Các ma và thuộc hạ quan quyền,
Vì vậy có cơ hội dùng người.
Các hàng trời rồng và quỷ thần,
Đến mong muốn được nghe kinh giáo,
Tất cả ngóng trông nghe giới pháp,,
Nhưng lại nghe tranh cãi lẫn nhau.
Chư Thiên-loài người ôm lòng hận,
Không thích hợp phẩm hạnh Tỳ kheo,
Đi lại nói năng cùng bàn luận,
Phật pháp sắp đến lúc diệt hết,
Chúng ta bỏ niềm vui cõi trời,
Cố ý đến mong được thọ pháp,
Nhưng không được nghe đến Chánh pháp,
Không bằng từ bỏ mà quay về,
Trong đó có quỷ thần tôn quý,
Tâm tư luôn vui với Phật pháp,
Không còn nghĩ đến các Tỳ kheo,
Không tiếp tục thực hành ủng hộ.
Thế là những quỷ thần tệ hại,
Hung bạo gây ra điều độc hại,
Hútlấy tinh khí của Tỳ kheo,
Khiến cho mạng sống không còn nữa.
Trộm cắp không còn gì hổ thẹn,
Lười nhác ôm ấp ý ác hiểm,
Những loại này ở đời tương lai,
Trái lại nên thấy điều cung kính.
Có Tỳ kheo nhân ái-tài đức,
Biết đầy đủ cốt cách liêm sỉ,
Vào lúc giáo pháp bị mất đi,
Mới tiếp tục không còn thấy nữa.
Ví như Sư tử chúa loài thú,
Chết ở trong rừng núi lặng yên,
Các loài sái lang và chồn cáo,
Không dám ăn thịt của Sư tử.
Mạng chết đi thân có sâu bọ,
Trở lại tự ăn thịt Sư tử,
Ngày đêm cùng tranh nhau rúc rửa,
Hủy diệt hình thể Sư tử chúa.
Chánh pháp tồn tại giữa thế gian,
Cuối cùng không tự nhiên hủy diệt,
Bời vì nhân duyên của Tượng pháp,
Cho nên Chánh pháp bị diệt hết.
Ví như con thuyền giữa biển khơi,
Tham chở nặng cho nên chìm xuống,
Phật pháp thì cũng giống như vậy,
Vì lợi dưỡng cho nên diệt hết.
Các Tỳ kheo gặp phải tai họa,
Như con người mất cả mẹ cha,
Ngày nay cuối cùng đời mạt pháp,
Chánh pháp của Phật bị diệt hết.
Bắt đầu từ hôm nay trở đi,
Không còn ai thuyết giảng kinh điển,
Giáo pháp-luật nghi và giới cấm,
Nên thuận theo đâu để được nghe?
Chư Thiên-ma quỷ chốn núi rừng,
Thánh thần thiện –ác nơi đồng hoang,
Tâm đau xót buồn rầu phiền muộn,
Quằn quại không tự yên ổn được,
Vì ngọn đèn giáo pháp đã tắt,
Chánh pháp tu học đã hủy diệt,
Đời nay cuối cùng bị suy sụp,
Tiếng trống giáo pháp không còn vang.
Các ma tổ chức thật hoan hỷ,
Tụ hội cùng chúc mừng lẫn nhau,
Đưa tay cao mà xướng to rằng:
Nay là thời cuối cùng của Phật!
Biết rõ đời tương lai sau này,
Sẽ phát sinh những hoạn nạn này,
Nên tăng thêm thực hành tinh tiến,
Khuyên nhủ gắng sức cầu độ thoát!”

Phần thứ bảy: PHÁ GIỚI

Như kinh Liên Hoa Diện nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Nay Ta sẽ nói về thời vị lai! Có những Tỳ kheo phá giới, thân mặc cà sa đi lang thang khắp làng mạc phố phường, qua lại thăm viếng thôn xóm ở lại trong nhà người quen, đó không phải là Tỳ kheo, lại không phải là bạch y, mà nuôi dưỡng phụ nữ thê thiếp rồi sinh con đẻ cái. Lại có Tỳ kheo, đến nhà dâm nữ, dfâm với Tỳ kheo Ni, cất giữ vàng bạc, tạo ra nghề nghiệp làm ăn sinh sống, để tự nuôi sống thân mạng. Lại có hạng người làm sứ giả liên kết mọi nơi để tự nuôi sống thân mạng. Lại có hạng người chuyên làm nghề chữa bệnh và thuốc thang để tự nuôi sống thân mạng. Lại có hạng người chơi cờ đánh bạc để tự nuôi sống thân mạng. Lại có hạng người đoán xăm bói quẻ cho người để tự nuôi sống thân mạng. Lại có hạng người tụng chú xua đuổi quỷ thần cho người để lấy nhiều tiền bạc đồ vật mà tự nuôi sống thân mạng. Lại có hạng người chuyên làm nghề sát sanh để tự nuôi sống thân mạng. Lại có Tỳ kheo một mình sử dụng lãng phí vật của Phật pháp Tăng để tự nuôi sống thân mạng. Lại có Tỳ kheo bên trong thật sự phạm giới mà bên ngoài làm ra vể hộ trì để nhận sự tín thí của người. Lại có Tỳ kheo tham tiếc giữ chắt đồ vật của Tăng mà không cung cấp cho khách Tăng. Lại có Tỳ kheo tham tiếc phòng ốc giường ghế của Tăng mà không cung cấp cho khách Tăng. Lại có Tỳ kheo thật sự không phải La Hán mà mạo xưng là La Hán, muốn làm cho người ta biết để nhận nhiều sự cúng dường, chỉ vì nuôi sống thân mạng chứ không vì tu đạo. Lại có hạng người phát triển cái lợi buôn bán để tự nuôi sống hạng người chuyên làm nghề trộm cắp để tự nuôi sống. Lại có hạng người chăn nuôi các loại súc vật cho đến mua bán để tự nuôi sống. Lại có hạng người buôn bán nô tỳ tôi tớ để tự nuôi sống. Lại có hạng người làm nghề giết mổ heo dê để tự nuôi sống. Lại có hạng người nhận lời chiêu mộ xông vào trận mạc chính phạt chiến tranh giết nhiều chúng sanh để cầu công lao-giải thưởng. Lại có hạng người chuyên làm nghề cướp đoạt-đánh phá thành ấp và các làng mạc thôn xóm để tự nuôi sống thân mạng. Nhân duyên địa ngục vô lượng như vậy, sau khi từ bỏ thân mạng đều rơi vào địa ngục. Ví như thân thịt của Sư tử, thì tất cả chúng sanh không dám ăn thịt Sư tử, chỉ thân Sư tử tự sinh ra các loài sâu bọ trở lại tự ăn thịt của Sư tử.

Đức Phật bảo với A-nan: Phật pháp của Ta không có pháp nào khác có thể hủy hoại được, mà chính là các hạng Tỳ kheo tệ hại trong giáo pháp của Ta, giống như gai độc, phá hoại Phật pháp mà Ta đã tích tập trải qua ba a tăng kỳ kiếp tinh tiến thực hành vô cùng vất vả. Lúc bấy giờ A-nan nghe sự việc này rồi, tâm vô cùng sợ hãi, lông tóc đều dựng đứng, liền thưa với Đức Phật rằng: Đức Như Lai nhanh chóng nhập Niết bàn, nay chính là lúc này, cần gì thấy sự việc xấu xa như vậy trong đời vị lai này? Đức Phật dạy: Này A-nan! Đời vị lai có nhiều bạch y tại gia được sanh lên cõi trời, có hiều người xuất gia đọa vào địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh, nghiệp thiệc ác cuối cùng không hư hoại mất đi, Ta ở đời quá khư đã từng làm người buôn, vào trong biển rộng, vì cứu sống nhiều người cho nên tự tay giết một người. Vì nghiệp duyên này cho đến lúc thành Phật, thân hãy còn nhận chịu báo ứng của gai vàng đâm vào.”

Còn trong kinh Đương Lai Biến nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Đời tương lai sẽ có kt, bởi vì có một pháp không thuận theo sự giáo hóa của Chánh pháp, khiến cho pháp hủy diệt không được dài thêm. Điều gì gọi là một? Đó là không giữ gìn giới cấm, không luôn luôn giữ tâm, không tu trí tuệ, phóng túng ý nghiệp của mình, chỉ mong cầu tiếng tốt, không thuận với Đạo giáo, không chịu chăm chỉ ngưỡng mộ hạnh nghiệp độ thế; đây là một sự việc khiến cho giáo pháp hủy diệt. Lại có hai sự việc khiến cho giáo pháp hủy diệt. Điều gì gọi là hai? Đó là: 1- Không giữ gìn giới cấm, không thâu nhiếp tâm niệm, không tu trí tuệ, nuôi giữ vợ con phóng túng tâm ý, làm nghề buôn bán lo liệu cuộc sống để cùng nhau sinh sống. 2- Bạn bè đắm theo nhau, ghét người tôn sùng giáo pháp, muốn làm cho gặp tổn hại, cố tình vì ý nghĩa lời nói, gọi đó là nịnh bợ a dua, ngấm ngầm ghi nhớ việc ác, bên ngoài tỏ ra thuần khiết. Đây là hai sự việc khiến cho giáo pháp hủy diệt. Lại có ba sự việc khiến cho giáo pháp hủy diệt. Thế nào gọi là ba? Đó là: Đã không giữ gìn giới cấm, không luôn luôn thâu nhiếp tâm niệm, thì không tu trí tuệ. 2- Tự đọc chữ viết mà không đọc đúng câu văn, lấy trước đặt sau, lấy sau đặt trước, đầu đuôi đảo ngược, không thể nào hiểu biết rõ ràng nghĩa lý thuộc về đâu, nhưng vẫn tự cho là đúng. 3- Người hiểu biết trách mắng thì không nghe theo lời dạy của họ, trái lại ôm lòng sân hận nói là ganh ghét lẫn nhau; bàn luận hiểu biết thì ít mà phần nhiều không phân biệt rõ nghĩa lý, nhưng đều nói là đúng. Đây là ba sự việc khiến cho giáo pháp hủy diệt. Lại có bốn sự việc khiến cho giáo pháp hủy diệt. Thế nào gọi là bốn? Đó là: 1- Trong tương lai hàng Tỳ kheo rời bỏ hạnh nghiệp tu đạo ở nơi vắng lặng trống trải. 2- Thích đi lại dạo chơi trong chốn đô hội ồn náo của thế gian, Tỳ kheo chuyện trò mong cầu y phục năm mùa-ca sa tốt đẹp. 3- Nhìn xa trông rộng cho là đẹp đẽ khác lạ, tự cho mình là đức hạnh cao xa không có ai có thể sánh bằng, chỉ là trí hỗn tạp vụn vặt so với ánh sáng của mặt trăng mặt trời mà thôi. – Không thâu nhiếp ba nghiệp, không giữ gìn cửa ngõ các căn, đi trong những người phụ nữ nói lời văn vẻ che đậy chân tướng, nhiều lời hợp lại thành đôi để lay động lòng người, khiến cho trong trở thành đục, thân tạo nghiệp hành hỗn loạn, Chánh pháp bỏ phế dềnh dàng. Đây là bốn sự việc khiến cho giáo pháp hủy diệt. Nếu có Tỳ kheo nào muốn học đạo thực sự, thì nên từ bỏ văn từ trau chuốt hoa mỹ không thật, từ bỏ mọi thứ trang sức đẹp đẽ, không chạy theo danh tiếng, chất trực thuần hậu giữ lấy chân thật, truyền bá phát triển kinh giáo chính xác, đem chuẩn mực mô phạm của Phật, dùng giáo pháp sâu sắc mà cảm hóa, không sử dụng nhiều lời khuôn ráo tống rỗng, dựa theo kinh pháp trước đây đã giảng giải, không rời bỏ câu chữ đích thực, mong rằng trong nhiều lời nói không sai lạc ý chỉ của Phật, mặc áo vải thô- ăn uống thanh đạm, được ngon lành tốt đẹp không ham, gặp xấu tệ dở dang không bỏ, áo quần-ăn uống đẹp xấu ngon dở, tùy thuận với ý của người bố thí, giữ gìn cửa ngõ của các căn, không làm trái lời dạy của Phật, chịu khó tu tập Phật pháp giống như cứu lửa cháy trên đầu, tuy không gặp được thời Phật xuất thế, nhưng xuất gia vì đạo mà học hỏi không hư giả vô ích, tâm vốn hành bình đẳng thương xót nghĩ đến tất cả mọi loài chúng sanh.”

Còn trong luận Thật Tụng nói: “Chánh pháp diệt rồi, vào thời Tượng pháp phát sinh năm loại phi pháp: 1- Tỳ kheo có chút thành thạo về ngăn giữ tâm ý, thì nói là mình đã đạt được Thánh pháp; 2- Bạch y sanh lên cõi trời mà xuất gia rơi vào địa ngục; 3- Có người rời bỏ sự nghiệp thế gian mà xuất gia phá giới; 4- Người phá giới có nhiều người giúp đỡ nhưng người trì giới không có người nào giúp đỡ; 5- Thạm chí La Hán cũng bị mắng nhiếc làm nhục. Lại có năm điều sợ hãi ở đời vị lai nên biết: 1- Tự bản thân mình không tu dưỡng thân giới-tâm tuệ, lại độ cho người khác xuất gia, cũng không có năng lực hướng dẫn cho người tu dưỡng thân giới-tâm tuệ; 2- Nuôi Sa di; 3- Cho người khác y chỉ; 4- Người như vậy cùng với người thanh tịnh-Sa di ở gần nhau, mà không biết đây là ba tướng giống như đào đất-chặt cỏ dùng ước tưới thấm; 5- Tuy tụng trì ba Tạng mà trước sau lộn xộn không biết.”

Phần thứ tám: TRANH TỤNG

Như kinh Tạp A Hàm nói: “Đức Phật dạy: Nước Ma Thâu La này, vào đời tương lai, một ngàn năm Chánh pháp của Ta không bị hủy diệt, qua một ngàn năm sau có điều phi pháp xuất hiện. Trong cõi Diêm Phù Đề mưa gió nổi lên dữ dội gây ra nhiều tai họa, nhân dân đói kém gặp phải hoàn cảnh hủy diệt tất cả, đồ ăn thức uống mất đi mùi vị, châu báu ngọc ngà chìm hết. Phía Tây có vị vua tên là Bát la Bà, phía bắc có vị vua tên là Da bà Na, phía Nam có vị vua tên là Phi Thích Ca, phía Đông có vị vua tên là Nhi Sa La. Bốn vị vua này đều có nhiều quyến thuộc, sát hại Tỳ kheo-phá hoại chùa tháp, khắp mọi nơi đều loạn lạc. Lúc ấy các Tỳ kheo trong nước đến tập trung, vua nước Câu Thiểm Di tên là Ma Nhân Đà La tây Na, sanh được người con có tay tựa như dính máu, thân giống như mang giáp trụ, có sức mạnh rất dũng cảm, và năm trăm vị Đại thần cùng ngày cũng có con sanh ra, tất cả đều là tay dính máuthân mang giáp trụ. Lúc ấy nước Câu Thiểm Di tuôn mưa máu suốt một ngày, nhà vua thấy tướng trạng hung dữ xấu ác, thì vô cùng sợ hãi, mời thầy xem tướng đến hỏi han. Thầy xem tướng trả lời nhà vua: Nay sanh con làm vua cõi Diêm Phù Đề sát hại nhiều người. Chính vì vậy đặt tên là Nan Đương. Năm tháng dần dần trưởng thành, bốn vị vua hung ác từ bốn phía kéo đến, nhà vua vô cùng lo sợ. Có Thiên thần nói cho biết rằng: Này Đại Vương! Tạm thời lập Nan Đương lên làm vua, đủ năng lực làm cho bốn vị vua hung ác kia phải hàng phục. Liền y theo lời Thiên thần, nhường ngôi vị cho con trai, lấy hạt minh châu trong búi tóc gắn lên đầu của con trai, tập hợp năm trăm vị Đại thần dùng nước pha hương thơm rưới trên đỉnh đầu ban lệnh lên đường chinh phạt. Con trai của các Đại thần, thân khoác giáp trụ theo nhà vua cùng đi chinh phạt, cùng với bốn vua hung ác đánh nhau và giết sạch tất cả, toàn thắng trở về. Nhà vua cõi Diêm Phù Đề cai quản ở đất nước Câu Thiểm Di, sau đó có La Hán Tam Tạng xuất hiện, thuyết pháp cho nhà vua. Nhà vua nghe pháp xong thì buồn phiền lo lắng lập tức dừng lại, ở trong Phật pháp sanh tâm cung kính tin tưởng vô cùng, bèn cất tiếng xướng to rằng: Từ nay về sau Ta giúp cho các Tỳ kheo không còn điều gì sợ hãi, vừa ý được yên vui. Sau đó hỏi các Tỳ kheo rằng: Bốn vị vua hung ác trước kia hủy diệt Phật pháp trải qua bao nhiêu năm tháng? Các Tỳ kheo đáp rằng: Trải qua mười hai năm. Nhà vua tâm niệm rằng sẽ làm Sư Tử Hống, mình sẽ cúng dường năm chúng đầy đủ tất cả mọi thứ trong mười hai năm. Ngày cúng dường bố thí, trời thuận theo rưới làn mưa, làn mưa tỏa hương thơm tưới thấm khắp cõi Diêm Phù Đề, tất cả các loại quả hạt đều được lớn mạnh. Sau trải qua khôn bao lâu, môn đồ đệ tử của Tam Tạng, cùng với các Tỳ kheo không hợp nhau, có Tỳ kheo hung dữ liền giết chết A La Hán và Pháp sư Tam Tạng. Tâm nhà vua sanh ra buồn phiến vô cùng. Các hạng tà kiến tranh nhau phá hoại chùa tháp và làm hại Tỳ kheo. Từ đây Phật pháp hoàn toàn hủy diệt, buồn tẻ vô cùng.

Lúc bấy giờ trời người nghe Đức Phật đã thuyết về sự việc đời vị lai, không có ai không gạt nước mắt xót xa.”

Còn trong kinh Pháp Diệt tận nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Lúc ta nhập Niết bàn thì giáo pháp sắp hủy diệt, đời ác trược đầy rẫy năm nghịch tội, ma đạo phát triển mạnh mẽ, các hạng Sa môn ma quái hủy hoại làm loạn đạo của Ta, mặc áo quần thế tục, ưa thích các lọai ca sa năm màu lòe loẹt, uống rượu ăn thịt, giết hại chúng sanh, tham đắm mùi vị mà không có tâm từ, lại còn ganh ghét lẫn nhau. Lúc ấy có người hành hạnh Bồ Tát tinh tiến tu dưỡng công đức, các Tỳ kheo ma quái đều cùng căm ghét, phỉ báng rêu rao điều ác, gạt bỏ xua đuổi không để cho ở lại được. Từ đó về sau không còn tu dưỡng đạo đức, chùa chiền vắng vẻ trống rỗng không còn ai sửa sang giữ gìn, lần lượt bị hủy hoại điêu tàn. Hạng Tỳ kheo ma quái chỉ tham lam tài sản đồ vật, tích chứa gom góp không rời ra, không thích làm hạnh nghiệp phước thiện, buôn bán nô tỳ hầu hạ, cày bừa đất đai gieo trồng, đốt cháy núi rừng, làm tổn hại đến chúng sanh, không còn có chút đạo đức, dâm ô ganh tỵ hỗn loạn bừa bãi, trai gái không phân biệt, làm cho đạo pháp suy tàn tệ hại, đều là do hạng này mà ra. Hoặc có hạng trốn tránh quan quyền pháp luật nương nhờ trong đạo của Ta, cầu làm Tỳ kheo mà không tu dưỡng giới luật, nửa tháng-cuối tháng tuy gọi là tụng giới, mà chán nản mệt mỏi lười nhác không muốn lắng nghe. Không thích đọc tụng kinh luật, giả sử có đọc tụng thì không biết rõ câu chữ, vì gượng gạo nói là đúng cho nên không hỏi rành mạch rõ ràng, cao ngạo cầu danh hư ảo chứ không có chút nào chuẩn mực. Bởi vì mong cầu vinh hoa phú quý trông vào sự cúng dường của người khác, các hạng Tỳ kheo ma quái này sau khi mạng chung về cõi chết, tinh thần sẽ rơi vào trong địa ngục không hề chọn lựa mà nhận chịu báo ưng của tội nghịch, ngạ quỷ-súc sanh không có nơi nào không trải qua. Ở trong vô biên hằng sa đời kiếp nhận chịu tội báo xong, mới được sanh ra làm người nơi biên giới hẻo lánh của đất nước không hề gặp Tam bảo. Lúc giáo pháp sắp hủy diệt, thì người nữ tinh tiến cần mẫn luôn luôn làm công đức, người nam lười nhác không quan tâm đến ngôn ngữ giáo pháp, mắt nhìn Sa môn như nhìn thấy rác rưởi, không hề có tâm lý tin tưởng. Vòng xe giáo pháp hủy diệt từ đây!

Đang lúc như vậy thì chư Thiên đau xót tuôn nước mắt, lũ lụt-hạn hán không điều hòa, ngũ cốc hoa màu không chín, tai họa dịch bệnh lan truyền mọi nơi, người chết nhiều vô số, nhân dân chịu khó vất vả mà quan lại có chức xâm phạm cướp đoạt, không tuân theo đạo lý mà đều nghĩ đến sự vui vẻ hỗn loạn, người hung ác ngày càng nhiều mà người lương thiện rất ít, ngày tháng trở nên thúc bách cho nên mạng sống con người ngắn lại. Bồ Tát và Tỳ kheo bị các ma xua đuổi không cho tham dự chúng hội. Bồ Tát đi vào núi sâu tu dưỡng phước đức, sinh hoạt đạm bạc tự giữ tâm mình và lấy làm vui sướng ung dung, thọ mạng kéo dài được chư Thiên che chở bảo vệ. Tất cả 12 bộ kinh chẳng bao lâu đều hủy diệt không còn, không thấy chữ viết, ca sa của Sa môn tự nhiên đổi thành màu trắng. Sau khi bậc Thánh Vương ra đi thì giáo pháp của Ta hủy diệt không còn, ví như ngọn đèn cạn dầu lúc sắp muốn tắt, ánh sáng lại bừng lên lần cuối cùng, ngay sau đó liền tắt đi; lúc giáo pháp của Ta sắp hủy diệt thì cũng như ngọn đèn sắp tắt. Từ đây về sau khó có thể nói tỉ mỉ hết được. Như vậy rất lâu về sau, Di Lặc sẽ hạ sanh đến thế gian làm vị Phật, thiên hạ được an vui thái bình, mọi khí sắc độc hại đều tiêu trừ, mưa gió tưới thấm hài hòa thích hợp, ngũ cốc hoa màu sinh trưởng tốt tươi, cỏ cây hoa lá sáng bừng sum sê, người lớn lên cao tám trượng, đều thọ đến tám mươi bốn ngàn tuổi, chúng sanh được hóa độ không thể nào kể hết.”

Phần thứ chín: TỔN PHÁP

Như kinh Nhân Vương nói: “Đời ác năm trược sau này, Tỳ kheo – Tỳ kheo Ni thuộc bốn chúng đệ tử, tám bộ trời-rồng tất cả Thần Vương, Quốc Vương-Đại thần-thái tử-Vương tử, tự cậy thế mình cao quý mà phá hoại tiêu diệt giáo pháp của Ta, công khai tiến hành chế định phép tắc, quy định không cho phép Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni đệ tử của Ta xuất gia hành đạo, lại cũng không cho phép làm ra hình tượng Đức Phật, không cho phép xây dựng tháp miếu thờ kính Đức Phật, lập ra chức quan của quản lý tất cả mọi người ghi vào sổ sách đăng ký, Tỳ kheo Tăng đứng dưới đất, bạch y ngồi trên cao, binh lính tôi tớ làm Tỳ kheo được phép nhận lời thỉnh mời riêng biệt Tỳ kheo có hiểu biết cùng nhau trở thành một lòng, thân thiện với Tỳ kheo để tổ chức trai hội, cầu mong phước thiện giống như pháp của ngoại đạo, tất cả không phải là giáo pháp của Ta.

Nên biết lúc bấy giờ Chánh pháp không bao lâu sẽ hủy diệt. Này Đại Vương! Đến thời kỳ cuối cùng của Chánh pháp, có những Tỳ kheo trong bốn bộ đệ tử và hàng Quốc Vương-Đại thần, đều làm hạnh nghiệp phi pháp, ngang ngược sự dụng Phật pháp tiến hành nhiều phép tắc chế định đối với chúng Tăng, gây ra những tội lỗi trái với giáo pháp – trái với giới luật để ràng buộc Tỳ kheo, như cách giam hãm tù tội. Đang lúc như vậy thì giáo pháp hủy diệt không bao lâu.

Này Đại Vương! Sau khi Ta diệt độ, bốn chúng đệ tử và các tiểu Quốc Vương-Thái tử-Vương tử trong đời vị lai, chính là những người duy trì bảo vệ Tam bảo, lại trở thành những klẻ phá hoại hủy diệt Tam bảo, như sâu bọ trong thân Sư tử tự quay lại ăn thịt của Sư tử, chứ không phải là ngoại đạo. Tất cả những ai hủy hoại Phật pháp của Ta đều phải mang lấy tội lỗi vô cùng. Chánh giáo suy tàn thì dân chúng không có hạnh nghiệp chính đáng, bởi vì dần dần làm theo điều ác cho nên tuổi thọ ngày càng giảm, cuối cùng có bao nhiêu người sống đến một trăm tuổi? Con người phá hoại Phật giáo, không làm sao có con hiếu thảo, lục thân quyến thuộc không hòa thuận, Thiên thần không giúp đỡ, dịch bệnh-ác quỷ đến xâm hại từng ngày, tai nạn kỳ quái từ đầu đến cuối liên tiếp làm tổn hại vô cùng, chết rồi vào trong địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh. Nếu sanh ra làm người, thì gặp phải quả báo làm binh lính nô lệ, như âm vang-như bóng ảnh, như người ban đêm đọc sách đèn tắt nhưng chữ vẫn còn, quả báo trong ba cõi cũng lại như vậy.

Này Đại Vương! Trong đời vị lai, tất cả Quốc Vương-Thái tửVương tử và bốn chúng đệ tử, ngang ngược ghi chép chế định giới luật cho đệ tử Phật, như phép tắc của bạch y, như phép tắc của binh lính nô lệ, nếu Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni đệ tử của Ta lập thành sổ sách, bị quan quyền sai khiến, thì tất cả không phải là đệ tử của Ta, mà chính là phép tắc của hạng binh lính nô lệ. Thành lập chức quan thâu nhiếp tất cả Tăng chúng, chịu trách nhiệm sổ sách giám sát tăng chúng, tất cả tăng chúng lớn nhỏ cùng thâu nhiếp ràng buộc lên nhau, giống như phép tắc giam hãm tù tội, như phép tắc của hạng binh lính nô lệ. Đang lúc như vậy thì Phật pháp không bao lâu sẽ bị hủy diệt.”

Còn trong kinh Xá Lợi Phất Vấn nói: “Đức Phật bảo với Xá-lợiphất: Ta sắp Niết bàn, Đại Ca Diếp và các ông nên cùng phân biệt làm nơi y chỉ vững vàng cho các Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni, như ta không khác. Ca Diếp lưu truyền giao cho A-nan. A-nan tiếp tục giao cho Mạt Điền Địa. Mạt Điền Địa tiếp tục giao cho Xá Na Bà Tư. Xá Na bà Tư truyền thụ giao cho Ưu Ba Kiệp Đa. Ưu Ba Kiệp Đa sau cùng hoằng bá kinh luật trong thời vua Khổng Tước Thâu Kha. Cháu của nhà vua tên là Phất Sa Mật Đa La, thừa kế ngôi vua chính chức, nhưng hỏi quần thần: Làm thế nào khiến danh tiếng của ta còn mãi mà không hủy diệt? Lúc ấy có vị quan nói: Chỉ có hai điều. Như thế nào là hai? Đó là giống như Tiên Vương làm ra tám mươi bốn ngàn tòa tháp, dốc hết vật dụng của quốc gia cúng dường Tam bảo. Đây là điều thứ nhất. Nếu như không phải vậy, thì nên làm trái lại, phá hủy chùa tháp-tiêu diệt giáo pháp-tàn hại ngăn chặn tâm niệm của bốn chúng. Đây là điều thứ hai. Danh tiếng tuy tốt-xấu nhưng đều sống mãi. Nhà vua nói: Ta không có uy đức để sánh kịp Tiên Vương, nên chọn lấy nghiệp thứ hai để có tiếng tăm lưu truyền. Lập tức điều khiển bốn đội quân phá chùa Kê Tước, chùa có hai con Sư tử bằng đá, gầm thét rung chuyển đất bằng. Nhà vua rất kinh sợ lùi lại chạy vào thành, nhân dân chứng kiến sự việc đều than thở rơi nước mắt đầy đường. Nhà vua càng phẫn nộ nhưng tự mình không dám tiến vào, xua đuổi thúc ép binh tướng, giả vờ bị hại chết, liền ra lệnh chịu khó ủng hộ, gọi người truyền lệnh cho bảy chúng, tất cả đều tập trung. Hỏi rằng: Phá hủy chùa tháp được không? Phá hủy nhà cửa được không? Tất cả đều nói: Mong đừng phá hủy, nếu không thể nào khác được thì có thể phá hủy nhà cửa mà thôi. Nhà vua rất phẫn nộ, nói rằng: Tại sao không thể? Vì vậy liền sát hại, bất kể lớn nhỏ, máu chảy thành sông. Phá hủy các chùa tháp hơn tám trăm chỗ, các Thanh tín sĩ cất tiếng kêu gào, khóc lóc đau đớn vô cùng xót xa, nhà vua bắt giam vào địa ngục lại còn trừng phạt bằng roi vạt. Năm trăm La Hán tiến vào Nam Sơn được thoát nạn, ẩn náu trong hang núi hiểm trở, quân lính hùng mạnh nhất cũng không thể nào đến được. Nhà vua sợ rằng không trừ sạch hậu họa cho nên treo giải thưởng chiêu mộ các nước, nếu lấy được một đầu thì thưởng cho ba ngàn đồng tiền vàng. Lúc ấy có A La Hán Quân Đồ Thán, chính là do Đức Phật đã nhiều lần dặn dò lưu thông, một người hóa ra làm thành vô số người, cầm vô lượng đầu của Tỳ kheo-Tỳ kheo Ni, đến khắp nơi nhận tiền vàng, tất cả các kho tàng của nhà vua đều trống rỗng cạn kiệt. Nhà vua càng phẫn nộ. A La Hán Quân Đồ Bát Thán, hiện thân nhập Diệp tận định. Nhà vua tự mình làm hại, nhờ Định lực duy trì, ban đầu không có gì thương tổn, sau đó dốt cháy đài an trí kinh pháp, lửa bắt đầu châm vào và cháy bốc lên đến nơi kinh pháp, Bồ Tát Di Lặc dùng sức thần thông, tiếp nhận kinh luật của ta đưa lên cõi trời Đâu Suất. Sau đó đến tháp an trí răng của Ta, thần bảo vệ tòa tháp nói: Có thần trùng Hành trước đây đòi lấy con gái của con, con xem thường mà không đồng ý, nay thề phải bảo vệ giáo pháp, mới đem con gái ban cho, khiến nhà vua phải thật lòng khuất phục. Thần trùng Hành vui mừng tự tay bưng núi lớn, dùng để đè nhà vua và bốn đội quân binh, tất cả đều chết trong một lúc. Con cháu của Vương gia lập tức đoạn diệt tại đây. Sau đó có vị vua tánh rất lương thiện, Bồ Tát Di Lặc hóa làm ba trăm Đồng tử, xuống cõi nhân gian để cầu Phật đạo, đi theo năm trăm La Hán tìm hỏi tiếp nhận giáo pháp, trai gái trong nước lại cùng nhau xuất gia, trở lại thời kỳ hưng thịnh rực rỡ. La Hán lên cõi trời đón nhận kinh luật, trả lại cho cõi nhân gian. Lúc ấy có Tỳ kheo, tên gọi Tổng Văn, tìm hỏi các La Hán, cùng với kinh luật của Ta trong phạm vi quốc gia ấy, lập ra nhiều đài quán, để mong cầu người học đến tìm hiểu chất vấn.”

Trong Vương Huyền Sách Hành truyện nói: “Chủ chùa Bồ đề ở nước Ma Già Đà là Sư Đạt Ma, hỏi người đi sứ theo sắc chỉ của nhà vua Hán, bết Phật pháp nơi này thịnh hành, Sư Đạt Ma nói: Phật pháp ngày nay phát triển ở bốn phương. Xưa có vua Ca Kiệt, mộng thấy nước biển lớn ở chính giữa đục mà bốn phía trong, thỉnh cầu Phật Ca Diếp giải thích rằng: Sau này Phật pháp cuối thời kỳ Thích Ca, vùng trung tâm Thiên Trúc không có, cho nên ở chính giữa là nước đục; toàn bộ hướng về bốn phía, cho nên bốn phía đều là nước trong.”

Lời bàn: Từ khi Phật pháp truyền về phương Đông đến nay, vùng Chấn Đán đã ba lần bị các vị vua hung ác hủy diệt làm hại đến Phật pháp. Lần thứ nhất do Hách Vận Bột Bột hiệu là hạ Quốc, Trường An bị phá hủy-gặp Tăng sĩ đều giết chết. Lần thứ hai do Ngụy Thái Vũ nghe theo lời của Thôi Hạo mà hủy diệt Tam bảo, về sau hối hận trừng trị Thôi Hạo phải chịu năm hình phạt. Lần thứ ba do Chu Vũ Đế, chỉ ra lệnh hoàn tục chứ không giết hại. Ba vị vua này bởi vì hủy diệt Phật pháp, cho nên đều không được tồn tại lâu, thân mắc chứng bệnh ung nhọt lở loét, chết đọa vào địa ngục, có người đột ngột mà chết thấy đi vào địa ngục nhận chịu nhiều khổ đau vô cùng. Đầy đủ như biệt truyện, thuật lại rõ ràng trong Đường lâm Minh Báo Ký.

Tụng rằng:

Thánh tích ẩn hiện,
Tùy người phế-hưng,
Chí thành thì cảm,
Không tin khó ứng.
Mong giữ kính học,
Giáo gặp chân tông,
Mê mờ lý ấy,
Sao thoát khốn cùng?