PHÁP UYỂN CHÂU LÂM
Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 94
Nhân duyên cảm ứng (Thiên Tửu Nhục).
Sơ lược dẫn ra 1 chuyện: 1- Lạc Tử Uyên thời Hán; 2- Sa môn Pháp Ngộ thời Tấn; 3- Dữu Thiệu Chi thời Tấn; 4- Tưởng Tiểu Đức thời Tống; 5- Sa môn Trúc Tuệ Xí thời Tống; 6- Gia Cát Khác thời Ngô; 7- Chu Vũ Đế; 8- Triệu Văn Nhã thời Tùy; 9- Tôn Hồi Phác thời Đường; 10- Lý Thị thời Đường; 11- Trịnh Sư Biện thời Đường; 12- Vi Tri Thập thời Đường; 13- Tạ Thích Thị thời Đường. 14- Nhậm Ngũ Nương thời Đường.
1. Thời Hán Hiếu Xương, có Lạc Tử Uyên là một dũng sĩ, tự nói là người vùng Lạc Dương, trong thời Hiếu Xương đóng giữ tại Bành Thành, người cùng quân trại với Tử Uyên là Phàn Nguyên Bảo, được nghỉ phép trở về Kinh Sư, Tử Uyên trao cho một phong thư khiến đến đưa giúp và dặn: Nhà đó ở phía Nam của Linh Đài gần Lạc Thủy, khanh chỉ đến chỗ ấy, người nhà tự ra sẽ gặp nhau! Nguyên Bảo như lời nói, đến phía Nam của Linh Đài thấy không có người nhà, băn khoăn muốn đi, bỗng nhiên thấy một ông lão hỏi rằng: Từ đâu mà đến đây? Sao bồi hồi ở nơi này? Nguyên Bảo đến gần nó rõ đầu đuôi sự việc.. Ông lão nói: Chính là con trai ta. Nhận lấy thư rồi dẫn Nguyên Bảo đi vào, mới thấy nhà cửa cao rộng lầu đài tráng lệ vô cùng. Liền cùng nhau ngồi sai người hầu lấy rượu. Chốc lát người hầu ôm một đứa bé đã chết đi qua, Nguyên Bảo nhìn thấy rất quái lạ. Lát sau rượu mang đến, màu rượu đỏ tươi, thơm ngon khác thường, cùng bày biện thức ăn có đủ sơn hào hải vị. Ăn uống xong rồi xin cáo từ, ông lão đưa tiễn Nguyên Bảo đi ra và nói: Khó mong được gặp lại lần sau. Vì vậy mà hối tiếc buồn bã, chia tay rất thiết tha ân cần. Ông lão quay trở vào, nguyên Bảo không còn thấy cửa ngõ ấy, chỉ thấy sườn núi cao đứng trước dòng sông sóng nước dập dờn. Lát sau chỉ thấy một đứa trẻ khoảng chứng 1 tuổi, mới bị chết đuối máu trong mũi đang chảy ra, mới biết rượu đã uống trước đây chính là máu. Đến khi trở về Bánh Thành thì Tử Uyên đã mất rồi. Nguyên Bảo và Tử Uyên cùng đóng quân trấn giữ ba năm, nhưng không biết chính là thần của vùng Lạc Thủy.
(Chuyện này trích trong Lạc Dương Tự Ký Lục).
2. Thời nhà Tấn có Sa môn Thích Pháp Ngộ ở chùa Trường Sa vùng Kinh Châu, không biết là người nơi nào, tuổi trẻ ham học dốc chí theo kinh điển, thờ Đạo An làm thấy, hiểu biết khác thường, thế là rời chổ ở đi về phía Đông xuống ở lại trong chùa Trường Sa vùng Giang Lăng thuyết giảng kinh pháp. Người theo học có hơn bốn trăm người, lúc ấy có một vị Tăng, uống rượu bỏ quên thắp hương buổi tối, Pháp Ngộ chỉ ngăn lại trách phạt mà không đuổi đi. Đạo An từ xa nghe thấy, lấy ống tre chứa một chiếc roi bằng cây Kinh, tự tay mình niêm phong, viết vào để gởi cho Pháp Ngộ. Pháp Ngộ mở niêm phong thấy cây roi liền nói rằng: Đây là do uống rượu, ta khuyên răn dạy bảo không chịu khó rời xa mà để lại món quà buồn la này. Liền khiến vị Duy na gõ bảng tập trung đại chúng, lấy ống tre đựng chiếc roi đặt trên ghế, đi thắp hương xong, Pháp Ngộ mới đứng dây đi ra trước đại chúng, hướng về ống tre lễ chào cung kính, ngay sau đó nằm sát dưới đất, khiến vị Duy na đánh roi ba lần, rơi nước mắt tự trách mình ướt đẫm ống tre đựng chiếc roi. Lúc ấy đạo-tục vùng không có ai không thở than. Từ đó người theo học động viên nhau học theo rất đông. Sau đó viết thư cho Tuệ Viễn rằng: Tôi là người tối tăm kém cỏi không có năng lực dẫn dắt mọi người, Hòa thượng tuy cách trở ở khu vực khác, hãy còn từ xa rủ lòng nghĩ đến buồn so, tội lỗi của tôi thật là sâu dày! Về sau qua đời tại Giang Lăng, hưởng thọ 60 tuổi.
(Chuyện trên đây trong Lương Cao Tăng Truyện).
3. Thời nhà Tấn có Dữu Thiệu Chi ở vùng Tân Dã, thưở bé tên là Đạo Phúc. Thời nhà Tấn làm quan Thái thú vùng Tương Đông cùng với em trai trong họ là Tống Hiệp ở Nam Dương có tình cảm vấn vương thật tốt đẹp. Cuối thời Tấn Nguyên Hưng, Thiệu Chi bệnh nặng qua đời, trong thời Tấn Nghĩa Hi bỗng nhiên hiện hình đến thăm Tống Hiệp, hình dáng áo quần đểu giống như lúc còn sống, nhưng hai chân bị mang gông. Đã đến nơi rồi liền cởi gông ra, đặt xuống đất mà ngồi. Tống Hiệp hỏi vì sao mà quay lại được? Đáp rằng: Tạm thời được nghỉ mà quay về, cùng với em thân thiết tốt đẹp cho nên tự mình đi qua đây. Tống Hiệp hỏi về chuyện cũa quỷ thần, Thiệu Chi thì sơ lược nói chứ không nói gì chính xác lắm, chỉ nói rằng: Nên chịu khó tinh tiến không được giết hại mạng sống, nếu không có thể đoạn tuyệt tất cả thì cũng đừng giết thịt trâu bò, lúc ăn thịt không nên ăn tim của loài vật. Tống Hiệp nói:
Ngũ tạng và thịt thì có gì khác nhau vậy? Đáp rằng: Trái tim là nhà của Thiện thần, nếu ăn thì mang tội rất nặng. Hỏi thăm tất cả thân thích, nhân đó nói đến chuyện đời, cuối cùng lại muốn uống rượu. Tống Hiệp luôn luôn có rượu ngâm vị thuốc của cây thù du và bánh ngọt, vì thế liền bày ra. Rượu bày ra chế vào ly mà không uống, nói rằng: Có mùi của cây thù du. Tống Hiệp nói: Là rượu dở chăng? Đáp rằng: Các quan dưới đó đều sợ mùi này, chứ không riêng gì anh. Thiệu Chi là người có tiếng nói cao và mạnh, lúc trò chuyện này không khác gì ngày thường. Một lúc sau con của Tống Hiệp từ xa đi đến, Thiệu Chi nghe tiếng dép thì sắc mặt có vẻ rất sợ hãi, nói với Tống Hiệp rằng: Sinh khí bị lấn át không thể ở lại được, cùng với em cách biệt ba năm mà thôi. Thế là luồn gông vào mà đứng dậy, đi ra cửa liền mất dạng. Về sau Tống Hiệp làm quan Chánh viên lang, quả nhiên ba năm mà qua đời.
4. Thời nhà Tống có Trưởng Tiểu Đức, là người vùng Giang Lăng, làm Thứ Sử Nhạc Châu, lúc ấy Chu Tuân làm Thính sự giám sư, thấy trẻ mà có lòng tín nghĩa hướng đạo, chăm chỉ hơn người; Chu Tuân rất thích, cứ mỗi lần có pháp sự thì khiến trông coi biết rõ sự việc ấy. Cuối niên hiệu Tống Đại Minh mắc bệnh mà chết, vào canh ba trong đêm đã sắp tẩm liệm, thì sống lại mà nói” Có sứ giả gọi tên bảo là nhà vua truyền lệnh triệu tập. Tiểu Đức liền đi theo. Đã đến nơi, nhà vua nói: “ Ông chịu khó siêng năng cẩn thận cung kính vâng theo Đại pháp, Đế ban cho ý chỉ tốt nhất, để ông chuyên chú đến cùng, nên mau chóng sanh vào nơi tốt lành, mà số mạng của ông còn dài, cho nên khiến ta đặc biệt tự mình gọi đến, hôm nay ông sắp nhận được sự vui vẻ sung sướng trong cõi trời. Tiểu Đức vui mừng vậng dạ. Nhà vua nói: Ông có thể tạm thời trở về nhà mà gởi gắm gia đình thân thuộc những gì mong muốn, và làm công đức thật nhanh chóng, bảy ngày sau lại đến. Tiểu Đức nhận lời mà trở về, đường đi qua một nơi, có nhà nhỏ rất sơ sài rách nát, gặp Nan Công trong chùa Mới ở tại căn nhà này, trước đã vốn có quen biết, thăm hỏi nhau chu đáo. Nan Công nói: Bần đạo từ khi xuất gia đến nay chưa từng uống rượu, sáng sớm đến chỗ Lan Công, Lan Công khổ vì gặp nhau mà vui mừng khuyến khích nài ép uống hơn một thăng rượu, bị nhà vua gọi đến là vì lý do này, bần đạo nếu không vì điều này thì sẽ được sanh lên cõi trời, nay phải ở tại căn nhà rách nát này, ba năm sau mới được lên phía trên vậy. Tiểu Đức về đến nhà muốn nghiệm đúng lời ấy, ngay trong đêm vội vàng sai người tìm hiểu hỏi han rõ ràng. Quả nhiên Nan Công vào ngày ấy, ở chỗ Lan Công nằm ngủ, đến tối mà chết. Tiểu Đức đã khỏi bệnh, trong bảy ngày thiết lễ cúng dường làm phước rất nhiều, đến thời hạn bỗng nhiên mà qua đời. Chu Tuân liền miễn tất cả thuế má cho hai gia đình hai vị Tăng là Nam Công và Lan Công, cùng ở trong chùa Mới. Đạo hạnh củA-nan Công rất tốt đẹp, không giống như những vị Tăng khác.
5. Thời nhà Tống có Sa môn Trúc Tuệ Xí, người vùng Tân Dã, trú tại chùa Tứ Tầng vùng Giang Lăng, mất vào năm thứ hai thời Tống Vĩnh Sơ, đệ tử thay thầy thiết hội bảy ngày. Ngày ấy sắp tối thắp hương xong, Sa môn Đạo Hiền tiện thể đến nhìn Tuệ Xí, đệ tử đến trước phòng bỗng nhiên mơ màng dường như có người, nhìn rõ chính là Tuệ Xí, dung mạo áo quần không khác gì lúc còn sống, nói với Đạo Hiền rằng: Bữa sáng ông ăn thịt ngon không? Đạo Hiền nói: Ngon. Tuệ Xí nói: Tôi vì ăn thịt, nay sanh trong địa ngục chó đói. Đạo Hiền sợ hãi chưa kịp trả lời được, Tuệ Xí lại nói: Nếu ông không tin thì thử nhìn xem sau lưng tôi! Thế là quay lưng lại chỉ rõ cho Đạo Hiền thấy 3 con chó vàng, nửa hình giống như con lừa, mắt rất đỏ phát ra ánh sáng soi chiếu trong cửa, hình tướng muốn cắn Tuệ Xí mà lại đứng yên. Đạo Hiền kinh sợ bất tỉnh nhân sự, rất lâu mới tỉnh lại, nói đầy đủ sự việc ấy.
(Hai chuyện trên đây trích trong Minh Trường Ký.)
6. Ngô Ấu Đế lên ngôi, Gia Cát Khác phụ giúp công việc triều chính, Tôn Tuấn làm Thị trung đại tướng quân. Cát Khác mạnh mẽ lại khinh người ngạo vật, Tôn Tuấn hiểm độc dò xét mà thích phá hoại. Năm thứ 3 thời Ngô Phụng Hoàng, Cát Khác đánh Tân Thành không có công mà trở về, Tôn Tuấn mong dùng ảnh hưởng của Ấu Đế mà giết Cát Khác. Hôm ấy tinh thần Cát Khác bị rối loạn, suốt đêm không nghủ. Trương Ứớc-Đằng Duệ đem mưu kế của Tôn Tuấn nói cho Cát Khac biết. Cát Khác nói: Thằng nhãi ấy sao có thể làm được, chẳng qua nhờ vào cơm rượu mà làm rượu độc để hại người thôi. Dẫn người thân tín lấy rượu thuốc tự mình mang theo. Cát Khác sắp đi vào thì con chó chạy theo ngậm lấy vạt áo của Cát Khác, không đi được ba bước, Cát Khác quay lại nhìn vỗ đầu con chó và nói: Sợ gì, không có khổ nạn đâu. Đã đi vào bên trong thì bị Tôn Tuấn phục binh giết chết. Sau Tôn Tuấn mắc bệnh mộng thấy, bị Cát Khác đánh mà điên cuồng nói là thường trông thấy Cát Khác, không bao lâu thì chết.
(Chuyện này trích trong Oan Hồn Chí.)
7. Chu Vũ Đế thích ăn trứng gà, mỗi lần ăn mấy quả. Có quan giám thiện tên Nghi Đồng gọi là Bạt Hổ, thường ngày dâng thức ăn lên nhà vua có được sự sủng ái. Tùy Văn Đế lên ngôi, vẫn còn tiếp tục làm giám thiên dâng thức ăn. Giữa thời Tùy Khai Hoàng đột ngột mà chết, nhưng vùng tim hãy còn ấm, người nhà không đành lòng tẩm liệm, ba ngày mới sống lại, có thể nói năng được thì trước hết nói rằng: Đưa tôi đến gặp đấng chí tôn, để thuật lại lời Vũ Đế. Đã ở ngay trước mắt mà thỉnh cầu, Văn Đế gọi ra để hỏi. Nói rằng: Bắt đầu bỗng nhiên thấy người đến gọi, đi theo đến một nơi, có hang đất rộng, mà đường đi thẳng vào, mới đến cửa hang. Từ xa thấy phia Tây có trăm kỵ binh xuất hiện, nghi thức hộ vệ giống như vua chúa. Chốc lát đến cửa hang, thì chính là Chu Vũ Đế. Nghi Đồng vái lạy, Vũ Đế nói: Nhà vua gọi ông chứng minh việc của Ta mà thôi, thân ông không có tội. Nói xong liền đi vào trong cung, sứ giả cũng dẫn Nghi Đồng khiến trông thấy cửa cung, dẫn đi vào trước sân, thấy Vũ Đế và nhà vua cùng ngồi, mà có thêm dung mạo cung kính. Sứ giả khiến Nghi Đồng vái lạy nhà vua. Nhà vua hỏi: Ông làm thức ăn cho Vũ Đế, trước sau dâng lên bao nhiêu quả Bạch Đoàn? Nghi Đồng không biết bạch Đoàn là gì bèn quay lại nhìn hai bên. Quân lính hai bên giải thích rằng: Tên gọi của trứng gà là Bạch Đoàn ấy mà. Nghi Đồng liền trả lời: Vũ Đế ăn Bạch Đoàn thật sự không nhớ số lượng. Nhà vua nói với Vũ Đế: Người này không nhớ, trước mắt cần phải ra ngoài. Vũ Đế đau thương sầu thảm mà đứng dậy không vui, bỗng nhiên trông thấy trước sân có chiếc giường bằng sắt cùng mấy chục ngục tốt, đều là đầu trâu thân người. Vũ Đế đã nằm trên giường, ngục tốt dùng xà ngang bằng sắt đè xuống, hai bên sườn Vũ Đế có một chỗ tọac ra, toàn bộ gà con chui ra. Chốc lát ngang cùng với chiếc giường, khoảng hơn mười hộc. Thế là theo lệnh nhà vua đếm tất cả từ đầu đến cuối, thì giường và ngục tốt bỗng nhiên không thấy nữa. Vũ Đế đã lại ngồi bên cạnh chỗ nhà vua. Vũ Đế nói với Nghi Đồng rằng: Bởi vì Ta nghe Thiên tử Đại Tùy, xưa cùng ăn với Ta, kho tàng ngọc ngà lụa là quý báu cũng do Ta để dành, nay thân Ta vì hủy diệt Phật pháp cho nên cuối cùng nhận chịu khổ báo to lớn, có thể làm công đức giúp cho Ta! Ngay sau đó Văn Đế truyền lệnh cho người khắp đất nước, mỗi người trích ra một quan tiền để làm phước truy tiến giúp người đã khuất. Tùy ngoại tổ là Tề Công đích thân đến gặp để hỏi rõ thời gian, trở về nhà nói lại đầy đủ sự việc.
8. Sau trong thời Tùy Đại Nghiệp ở huyện Trường An-Ung Châu có người họ triệu tên là Văn Nhã, chết đã bảy ngày, người nhà chuẩn mọi thứ sắp dưa vào quan tài, bỗng nhiên có một chân lại, người nhà sợ hãi không dám đưa vào quan tài. Văn Nhã được sống lại, quyến thuộc vui mừng hỏi nguyên cớ thế nào? Văn Nhã nói cho biết rằng: Lúc ấy chết, thấy có người dẫn đi đến chỗ Diêm La Vương. Diêm La Vương hỏi Văn Nhã: Lúc ông còn sống làm phước nghiệp gì? Văn Nhã thưa với nhà vua: Thọ trì Kinh Kim Cang Bát Nhã. Nhà vua khen rằng: Tốt lành thay, phước này là bậc nhất, tuy ông có phước thiện, nhưng lại dẫn ông đi chỉ rõ nơi nhận chịu tội lỗi của ông. Sai một người dẫn Văn Nhã đi về phía Bắc 10 bước đến một bức tường có lỗ hổng, khiến Văn Nhã đi vào trong lỗ hổng, sát bức tường có người, thò tay từ trong lỗ hổng nắm lấy đầu Văn Nhã kéo ra, thật vô cùng vất vả, được vượt ra bên ngoài bức tường thấy địa ngục rộng lớn, vạc sôi-lò nóng-hình cụ tra tấn đau khổ-tội nhân chịu hình phạt khổ đau, không thể nào kể ra hết được. Ngay lúc ấy có rất nhiều loài heo dê gà cá ngỗng vịt, tranh nhau xuất hiện đi theo Văn Nhã đòi trả mạng sống. Văn Nhã nói: Tôi không ăn thịt thân các người, tại sao lại bị thúc ép? Các loài súc sanh đều nói cho biết rằng: Ông ở trước kia vào nơi ấy-tháng ấy- mùa ấy-năm ấy ăn đầuchân-thân-cánh của tôi, cắt lìa từng đoạn từng đoạn, mọi người cùng ăn nuốt, tại sao lại giấu tội? Văn Nhã thấy súc vật dẫn ra sự thật không dám chống cự, chỉ biết nhất tâm niệm Phật, hết sức hối hận về những tội lỗi, không nói ra được lời nào, lúc ấy cầu mong loài súc vật cho được sống để tu đầy đủ phước thiện đền trả tạ tội các loài súc vật. Các loài súc vật thấy được tu phước giúp cho thì lập tức thả ra. Sứ giả dẫn người đi qua nơi ấy đem Văn Nhã đến chỗ nhà vua, nói trông thấy nơi nhận chịu tội lỗi rồi, nhà vua đưa cho một cái bát đựng đầy đinh nhọn khiến Văn Nhã ăn hết, và dùng năm chiếc đinh, cắm vào đầu Văn Nhã, cổ với tay chân cũng bị đóng đinh. Sau đó tha cho qua. Văn Nhã được sống lại, nói đầy đủ sự việc này, nhưng mắc bệnh đầu và tay chân vô cùng đau đớn, mãi về sau tu phước thì sự đau đớn dần dần được chữa lành. Từ đó về sau chịu khó siêng năng trì tụng kinh Kim Cang Bát Nhã, không dám bỏ lỡ một chút thời gian, nhưng gặp đạo-tục quen hay lạ, đều khuyến khích thọ trì Kinh Kim Cang Bát Nhã. Sau đó nhân dịp đi làm sứ vào trong phòng làm việc của một trạm dịch, tạm thời dừng lại nghỉ ngơi, tựa như muốn ngủ. Lúc ấy mộng thấy một người phụ nữ mặc áo xanh cấp tốc chạy đến, cầu xin cứu mạng. Văn Nhã giật mình tỉnh ngủ, liền gọi trạm trưởng hỏi rằng: Ông không vì Ta mà sắp giết hại sinh mạng chứ? Trạm trưởng đáp rằng: Thật sự vì quan lớn mà sắp giết thịt một con dê. Văn Nhã hỏi rằng: Con dê ấy có màu gì? Đáp rằng: Là con dê cái lông cổ màu đen. Văn Nhã bảo cho biết rằng: Ông lập tức thả ra, Ta đưa cho ông giá trị số tiền chuộc lấy con dê thả ra. Nhờ vào uy lực của Kim Cang Bát Nhã mà cảm ứng để giúp đỡ chốn u minh như vậy.
9. Thời nhà Dường có Ngự y Tôn Hồi Phác hầu hạ trong Đại điện, là người vùng Tế Âm. Vào năm thứ 13 thời Đường Trinh Quán, theo xa giá của nhà vua đến hang Tam Thiện- cung Cửu Thành, cùng với Ngụy Thái Sư nhà bên cạnh, đã từng canh hai trong đêm nghe bên ngoài có tiếng người gọi Tôn ngự y, Hồi Phát đứng dậy đi ra xem. Bên ngoài nói là mệnh lệnh của Thái Sư. Đã ra ngoài trông thấy hai người nói với Hồi Phác rằng: Quan cho gọi Hồi Phác. Hồi Phác nói: Tôi không thể nào đi bộ. Lập tức lấy ngựa cho Hồi Phác cưỡi, đi theo hai người. Thế là cảm thấy trời đất sáng sủa như ban ngày, Hồi Phác kinh ngạc mà không dám nói. Hai người dẫn Hồi Phác ra khỏi hang, đi về phía Đông nhà thờ các triều vua, tiếp tục đi về phía Đông Bắc khoảng sáu-bảy dặm, đến hang Mục Túc từ xa trông thấy có hai người bắt giữ Hàn Phụng Phượng dẫn đi, nói với hai người đang dẫn Hồi Phác rằng: Các ông truy tìm sai người rồi, tôi đã bắt được chính người này, các ông nên thả người kia ra. Thế là Hồi Phát được thả. Hồi Phác theo đường đi mà trở về, rõ ràng không khác gì nơi đi lại thường ngày. Đã đến nhà buộc ngựa, thấy người hầu gái ngủ trước cửa, gọi mà không trả lời. Bước qua đi vào cửa, trông thấy thân hình người hầu gái, cùng với vợ mình đều đang ngủ, muốn đi đến mà không đến được, chỉ đứng kề bức tường phía Nam cất tiếng gọi to nhưng người vợ hoàn toàn không trả lời. Trong nhà rất sáng, thấy trong góc tường có hai con ruồi giữa màng nhện, một con lớn-một con nhỏ, và thấy các vị thuốc đang treo trên xà nhà, tất cả đều rõ ràng, chỉ có điều là không thể đi đến giường được. Tự biết là mình đã chết, rất buồn phiền hối hận vì không thể từ biệt được cùng với vợ. Đứng dựa vào bức tường phía Nam rất lâu, hơi mơ màng thì bỗng nhiên giật mình tỉnh giấc, cảm thấy thân thể đã nằm trên giường, mà trong nhà tối đen không trông thấy gì cả. Gọi người vợ khiến dậy châm đèn, mà Hồi Phác đang dơ bẩn vô cùng, đứng dậy nhìn màng nhện rõ ràng không khác, thấy ngựa cũng rất dơ bẩn. Phụng Phương đêm ấy đột ngột mà chết.
Đến mười bảy năm sau, Hồi Phác nhận được lệnh truyền ruổi ngựa đến trạm dịch, hướng về Tề Châu chữa trị bệnh tật giúp cho Tề Vương, trở về đến trạm dịch Hiếu Nghĩ ở phía Đông vùng Lạc Châu, bỗng nhiên gặp một người đi đến hỏi rằng: Ông là Tôn Hồi Phác phải không? Hồi Phác nói: Phải, ông hỏi có việc gì? Đáp rằng: Tôi là quỷ mà thôi, Ngụy Thái Sư có văn thư tìm ông làm trong phòng ghi chép sổ sách. Nhân đó lấy văn thư ra chỉ cho Hồi Phác. Hồi Phác coi xét thì chính là Trịnh quốc công Ngụy Trưng ký tên. Hồi Phác kinh ngạc nói: Trịnh Công không chết, vì sao ông chuyển giao văn thư? Quỷ nói: Đã chết rồi, nay làm Đô lục đại giám Thái Dương, cho nên khiến tôi mời ông. Hồi Phác khiến ngồi cùng ăn cơm, quỷ rất vui cảm ơn Hồi Phác. Hồi Phác đề nghị rằng: Tôi nhận được lệnh truyền đi làm sứ chưa trở về, Trịnh Công không nên tìm tôi, trở về kinh tâu bày sự việc xong, sau đó thuận theo mệnh lệnh có thể được chăng? Quỷ đồng ý. Thế là ngày thì cùng đi, đêm thì cùng ở lại, liền đến Văn Hương, quỷ chia tay nói: Tôi đi qua cửa ải rồi đứng đó đợi ông. Hồi Phác đi qua cửa ải ra cổng phía Tây đã thấy quỷ ở ngoài cổng, tiếp tục cùng đi đến Tư Thủy. Quỷ lại cùng với Hồi Phác chia tay nói: Đợi ông tâu bày sự việc xong thì gặp nhau, ông có thể đừng ăn các loại tanh nồng! Hồi Phác đồng ý. Đã tâu bày sự việc xong rồi hổi thăm biết Trịnh Công đã chết, đối chiếu ngày Trịnh Công chết là ngày kia ở trạm dịch Hiếu Nghĩa. Hồi Phác tự cho rằng mình nhất định phải chết, cùng với người nhà từ biệt mà mời Tăng hành đạo, tạo tượng chép kinh làm công đức. Khoảng chừng 6bảy ngày, trong đêm mộng thấy quỷ trước đây đến mời, dẫn Hồi Phác lên núi cao, trên đỉnh núi có cung điện rộng rãi. Đã đi vào bên trong gặp mọi người, nhà vua chào đón nói rằng: Người này tu phước không thể nào giữ lại được, có thể thả đi. Lập tức đẩy Hồi Phác rơi xuống núi, thế là giật mình tỉnh giấc, từ đó về sau không xảy ra điều gì. Hồi Phác tự mình đến kể lại sự việc như vậy.
10. Thời nhà Đường ở huyện Đột Khâu-Kí Châu có bà lão họ Lý, tuổi khoảng bảy mươi, không có con cái chỉ một mình già yếu, nhưng có hai người nô tỳ, nhà làm nghề bán rượu, thêm chút ít bột để kiếm chút chi phí cho việc chép kinh. Giữa thời Đường Trinh Quán vì bệnh mà tắt hơi, chết đã hai ngày, dụng cụ tẩm liệm đã có đủ, nhưng bởi vì trên ngực còn chút hơi ấm, sau đó mới sống lại. Miệng nói: Ban đầu có hai người đều mặc áo đỏ, ở trước cửa gọi ra, phía trên có dấu hiệu phái đi truy tìm, thế là đi theo họ. Đi đến một khu thành, có vẻ giống như tường thành bên ngoài của châu quận, dẫn vào toà nhà bên cạnh, trông thấy một quan lớn, áo mũ rất bệ vệ ngồi tựa vào bàn làm việc, tùy tùng rất nhiều, dưới bậc thềm có nhiều người mang gông xiềng, phòng vệ nghiêm ngặt như còn sống. Quan phủ sai người hỏi bà lão: Tại sao lạm dụng làm nghề bán rượu để lấy nhiều đồ vật của người ta, muốn làm kinh Pháp Hoa đã gần mười năm, vì sao không làm? Bà lão trình bày đầy đủ: Rượu khiến nô tỳ làm, số lượng cũng đèu do nô tỳ, kinh đã giao một ngàn đồng tiền cho An Sư. Lập tức sai người truy tìm nô tỳ, trong chốc lát thì dẫn đến, so sánh xáx đáng chủ yếu là do nô tỳ, liền đánh phạt bốn mươi roi rồi tha cho trở về. Sai người đến hỏi An Sư, đáp rằng điều này là thật, bèn nói với bà lão rằng: Tha cho người rời khỏi nơi này bảy ngày, kinh chép xong sau này được sanh đến nơi tốt lành. Ngay sau đó được sống lại. Lại có người hỏi để so sánh với lời bà lão nói. Lúc mới chết, nô tỳ bị bất tỉnh rất lâu mới tỉnh lại, trước mặt sau lưng đều bầm đen, đó chính là dấu vết của bốn mươi roi phạt. Ẩn Thiền Sư ấy vốn là khách Tăng, đến ở chùa vùng Đột Khâu, tuổi gần sáu mươi-bảy mươi, từ lúc xuất gia thì hành hạnh đầu đà khất thực, thường ngày chỉ ăn một bữa, chưa hề tạm thời dừng bỏ, Đại Đức xa gần thảy đều tôn kính ngưỡng mộ. Đến bà lão bi bệnh chết, Ẩn Sư mộng thấy có người mặc áo đỏ đến hỏi, trong giấc mộng đáp rằng: Chép kinh là thật. Bà lão bèn thuyết phục làng xóm quyến thuộc và Ẩn Thiền Sư hành đạo, mướn nhiều người có học góp sức chung tay chép kinh, kinh chép xong vừa đúng bảy ngày. Lại trông thấy hai người trước đây xuất hiện trước mặt. Bà lão nói: Sứ giả đã đến, tất cả mọi người ở lại bình an. Tiếng nói dứt hẳn thì chết. Ẩn Sư vẫn còn sống, đạo-tục đều khâm phục và tôn kính.
11. Thời nhà Đường có Trịnh Sư Biện làm Binh tào tham quân Đông cung hữu giám môn, năm chưa đến 20 tuổi thì đột ngột mà chết, qua ba ngày sau sống lại, tự mình nói: Ban đầu có mấy người đến bắt trói, dẫn đi vào cổng lớn của quan phủ, thấy có hơn một trăm người tù, đều xếp thành hành đứng xoay mặt về phía Bắc, tất cả là 6 hàng. Những người đứng đầu hàng thì hình dáng mập trắng-áo quần đẹp đẽ, giống như người cao quý; người đứng hàng sau thì dần dần gầy ốm xấu xí, có người mang gông xiếng, có người chỉ bỏ khăn đai, đều nắm tay áo đứng thành hàng, binh lính canh giữ chặt chẽ. Sư Biện đến đưa vào đứng thứ 3 phía Đông hàng thứ 3, cũng bỏ khăn đai nắm tay áo nối nhau. Sư Biện lo sợ dốc lòng niệm Phật, bỗng nhiên trông thấy vị Tăng quen biết nhau lúc còn sống xuất hiện đi vào trong vòng vây của binh lính, binh lính không có ai ngăn lại, vì vẫy đến chỗ Sư Biện nói rằng: Lúc còn sống không tu phước, nay bỗng nhiên như vậy thì biết làm sao? Sư Biện nài nỉ cầu xin cứu giúp, vị Tăng nói: Nay tôi cứu ông, thoát ra được có thể trì giới hay không? Sư Biện vâng dạ đồng ý, chốc lát sứ giả dẫn các tù nhân đi vào đến trước quan lớn, theo thứ tự thẩm vấn rõ ràng, đến ngoài cổng giảng dạy năm giới cho họ, dùng bình nước rưới lên trán mọi người, nói rằng: Mặt trời đang còn ở phía Tây. Lại lấy một tấm áo choàng màu vàng đưa cho Sư Biện và nói rằng: Mặt trời đang còn ở phía tây. Lại lấy một tấm áo choàng màu vàng đưa cho Sư Biện và nói rằng: Kháoc áo này đến nhà, đặt vào nơi saục sẽ! Nhiều lần chỉ rõ đường trở về. Sư Biện khóac tấm áo choàng mà trở về đến nhà, cởi tấm áo choàng đặt trên góc giường, lát sau mở mắt cử động thân mình. Người nhà kinh hãi tản ra nói là thấy xác đứng dậy, chỉ riêng người mẹ không rời xa, hỏi rằng: Con còn sống chăng? Sư Biện nói: Mặt trời đang còn ở phía Tây? Ý Sư Biện lúc ấy ngỡ là ban trưa cho nên hỏi mẹ, mẹ nói: Bây giờ đang nửa đêm. Mới biết sống-chết trái ngược nhau, ngày-đêm hoàn toàn sai khác. Đã đến lúc mặt trời ngả về Tây thì có thể ăn uống mà hồi phục, hãy còn thấy tấm áo choàng ở đầu giường, đến lúc Sư Biện có thể đứng dậy thì hình dạng tấm áo choàng dần dần phai mờ, mà vẫn còn có ánh sáng, qua bảy ngày mới hết. Sư Biện vâng lời giữ gìn năm giới. Sau nhiều năm trôi qua có người bạn khuyến khích nài ép ăn thịt heo, Sư Biện không thể nào từ chối được đành phải ăn một miếng, đêm ấy mộng thấy đã hóa làm La sát, răng-móng đều dài mấy thước bắt heo đang sống mà ăn thịt. Trời đã sáng cảm thấy miệng có mùi tanh, khạc nhổ ra máu, khiến người nhìn xem đầy miệng là máu đông. Sư Biện sợ hãi không dám ăn thịt nữa. Mấy năm sau cưới vợ, nhà vợ nài ép phải ăn, sau đó quả là không còn hiệu nghiệm, nhưng mà Sư Biện từ -sáu năm nay thân thể hôi thối, thường có nhiều vết lở nát rữa khác thường, thân hình như vậy không thể nào chữa lành, chắc là sợ rằng bởi vì trước kia đã phá giới. Lâm Tích và Sư Biện cùng canh gác tại Đông cung, thấy sự việc này tự mình nói rõ như vậy.
(Năm chuyện trên đây trích trong Minh Báo Ký.)
12. Thời nhà Đường có Vi Tri Thập ở vùng Kinh Triệu làm chức Hữu Kim Ngô binh tào. Vào giữa thời Đường Vĩnh Huy nấu một cái chân dê, nửa ngày hãy còn sống, Tri Thập phẫn nộ vô cùng, mọi người nói: Dùng củi nhiều gấp mười lần so với bình thường, không biết ý thế nào? Như vậy vẫn ra lệnh tiếp tục nấu, lại vẫn như cũ, thế là ra lệnh cắt xẻ từ trong đó có được một pho tượng bằng đồng, cao khoảng chừng một tấc, ánh sáng chiếu rọi rực rỡ với đầy đủ tướng tốt. Cả nhà của Tri Thập sợ hãi suốt đời không dám ăn thịt uống rượu. Trung Sơn lang Dư Lệnh tự mình nghe nói lại chuyện này.
13. Thời nhà Dường ở thôn Diêm-huyện Vạn Niên-Ung Châu, tức là vùng giữa của Bá Thủy và Vị hà thuộc tỉnh Thiểm tây, có người phụ nữ họ Tạ, đi lấy chồng người họ Nguyên cùng huyện sinh được cô con gái, cô con gái lấy chồng người thôn Long tên là Lai A Chiếu. Phụ nữ họ Tạ mất cuối thời Đường Vĩnh Huy. Tháng năm thứ nhất thời Đường Long Sóc, thác mộng vào nhà họ Lai, phụ nữ họ Tạ nói: Tôi vì lúc còn sống bán rượu, làm Thăng nhỏ còn lấy giá quá nhiều, lượng rượu lại thiếu, nay vì tội lỗi này, làm trâu trong nhà người ta ở chân núi phía Bắc, gần đây bị bán cho nhà Hạ hầu Sư ở chùa Pháp Giới, nay đem tôi đến phía Nam thành cày ruộng làm lúa, vô cùng vất vả khổ sở. Đến lúc tỉnh ngủ cô con gái khóc lóc nói cho A Chiếu biết. Đến tháng Giêng năm thứ hai thời Đường Long Sóc, có cô Ni ở chùa Pháp Giới đến thôn của A Chiếu, cô con gái bèn hỏi cô Ni, có Ni nói cho biết: Có Hạ Hầu Sư, chuyện này là thật. Cô con gái liền đến chùa hỏi thăm. Trong chùa nói rằng: Gần đây ở dưới chân núi phía Bắc mua được một con trâu, bây giờ đang cày đất ở phía Nam thành. Cô con gái khóc lóc cầu xin các Ni trong chùa, các ni bèn cho người đưa cô con gái đến chỗ ấy. Con trâu này bình thường chỉ có một người cấm chế được nó, nếu gặp người khác thì nhất định lồng lên chống cự dữ tợn, thấy cô con gái đến bèn liếm khắp thân thể của cô gái, lại còn chảy nước mắt xót xa làm sao. Cô con gái liền nhờ Hạ Hầu Sư chuộc lại, thế là tùy ý cô con gái dẫn đi. Nay đang nuôi dưỡng ở nhà A Chiếu, cô con gái thường gọi là A Nương, cung cấp chăm sóc không thiếu sót. Vương hầu-phi đằng ở chốn kinh sư, nhiều lần khiến mời đến xem, tranh nhau giúp cho tiền bạc lụa là.
14. Năm thứ nhất niên hiệu Long Sóc nhà Đường có Tỳ kheo Ni ở chùa Cánh Phước-Lạc Châu, tu hành trong phòng, có trẻ nhỏ hầu hạ tên là Nhậm Ngũ Ngương. Sau đó qua đời, Tỳ kheo Ni tu hành lập bàn thờ cho Ngũ Nương. Trải qua khoảng hơn một tháng, vào ngày nọ chị gái và em trai của Ngũ Nương ở trong đêm khuya bỗng nhiên nghe tiếng rên rỉ trên bàn thờ, cậu em trai ban đầu rất sợ hãi, sau mới hỏi là ai? Đáp rằng: Chị lúc còn sống ở trong chùa mà ăn thịt, vì tội này cho nên chịu nhiều đau khổ, trên thân thể chị có vết thương, sợ làm bẩn giường chiếu, em có thể lấy nhiều tro đặt trên giường vậy. Cậu em trai theo lời nói lấy tro rải lên, sau đó thấy trên giường có nhiều máu mủ. Lại nói với em trai rằng: Chị gái ưu sầu không thể nào may áo quần được, em trai thật là rách rưới, nên đem vải đến đây, chị may áo quần cho em. Cậu em trai đặt vải ở trên bàn thờ trải qua một đêm thì xong. Lại nói với người chọ gái rằng: Lúc còn bé bị ghẻ lở, liền giết một con cua lấy nước của nó xoa vào vết lở được chữa lành, nay vào địa ngục rừng dao, trong thịt hiện có bảy mũi dao gãy, mong chị nghĩ thương làm công đức cứu giúp cho em, biết chị nhiều nỗi khó khăn không thể nào lo liệu cứu giúp được, nhưng áo quần mang trên mình không ích gì cho người chết, nay cũng chưa hư hại, xin lấy mà sử dụng. Trong lúc người chị chưa trả lời, bèn nói: Em tự đi lấy về. Hồi lâu lại nói: Áo quần đã mang đến, đặt ở trên giường. Người chị gái thử đến nhìn xem, chính là áo quần đã tẩm liệm. Liền chuyển đến nơi Sư Bảo Hiến ở chùa Tịnh Độ, nhờ viết kinh Kim Cang Bát Nhã. Mỗi khi viết xong một quyển, liền báo biết rẳng:
Đã lấy ra một mũi dao. Viết xong tất cả 7 quyển, bèn nói: Bảy mũi dao đều được rút ra hết, nay nhờ được phước giúp đỡ mà đi đầu thai. Cùng với chị gái và em trai khóc lóc từ biệt mà đi. Thẩm Huyền Pháp ở Ngô Hưng kể lại, Tăng Trí Cảnh ở chùa Tịnh Độ kể lại cũng giống như vậy.
(Ba chuyện trên đây trích trong Minh Báo Thập Di Ký.)
Căn cứ vào Tuyên Luật Sư Cảm Ứng Ký nói: “Tứ Thiên Vương cùng nói với Tuyên Luật Sư rằng: Thời Đức Phật tại thế tỏa ra ánh sáng rộng lớn, Đức Phật bảo với các hàng trời-người-rồng-quỷ thần rằng: Chánh pháp của Ta sau khi hoại diệt, có nhiều những hạng Tỳ kheo chấp vào dấu tích giáo pháp Tiều thừa của Ta, không hiểu được ý nghĩa của Tỳ Ni, nói Ta cho phép các Tỳ kheo ăn thịt, thế là các hạng Tỳ kheo, ở trong chốn già lam Tăng thanh tịnh, giết hại chúng sanh, giống như nơi thợ săn giết mổ bày bán. Lại có Tỳ kheo, mặc toàn lụa là sặc sỡ đi lang thang khắp các quán rượu cùng với dâm nữ, không học hành rèn luyện ba Tặng, không giữ gìn cấm giới, thương xót thay và khổ đau thay! Các Tỳ kheo tệ hại, bài báng giáo pháp của Ta, sao lưỡi không rụng đi? Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Ta ở trong vô lượng kiếp đến nay, xả bỏ đầu mắt tủy não, hoặc vào thời đói kém làm thân thịt lớn bố thí cho người đói khổ ấy, hoặc dùng tài sản trong-ngoài thân để bố thí chưa hề nuối tiếc, từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật, lẽ nào dạy cho đệ tử ăn thịt chúng sanh ư? Ta đã Niết bàn, các Tỳ kheo tệ hại, tiếp tục bù vào chỗ Ta, làm thầy của trời người, giảng dạy khuyên bảo chúng sang, khiến cho đạt được đạo quả, lẽ nào có thầy của trời người mà miệng ăn thịt chúng sanh ư? Lúc ta mới thành đạo, tuy trong Tỳ Ni khai ra cho phép ăn ba loại thịt thanh tịnh, nhưng cũng không phải là chủng loại của bốn loài chúng sanh, mà chính là thịt của các loại thiền định, là thịt không nghĩ bàn được, không phải các ông mà biết được, tại sao bài báng giáo pháp của Ta? Ta vào Niết bàn ở trong kinh Lăng Già có nói: tất cả các loại thịt của mọi sinh mạng đều đã đoạn hết, không cho phép người trì giới ăn thịt là thân mạng của các chúng sanh. Nếu có Tỳ kheo tệ hại nào, nói trong giáo pháp Tỳ Ni cho phép ăn cá thịt-cho phép mặc áo tơ tằm, thì đây đều là ma thuyết. Ta thành đạo đến nay cho đến lúc Niết bàn, chỉ mặc ba y bằng vải thọ-vải bông, chứ chưa hề mặc lụa là sặc sỡ, vì sao lại bài báng ta vậy?”
Thiên thứ 94: UẾ TRƯỢC
Thiên này có bốn phần: Thuật ý, Ngũ tân, Tiệp khí, Tiện lợi.
Phần thứ nhất: THUẬT Ý
Rằng năm Ấm giả tạo không thật-bốn Đại tạm bợ mong manh, nhận sắc chất hư dối này-sự việc giống như bình vẽ, cảm hình hài dơ bẩn này-lại giống như gạch chưa nung, trong ngoài không có gì thậtchạm vào đều thành nhiễm trước. Lại thêm sắc chất dơ bẩn của Diêm Phù-toàn thân đều là vật bất tịnh, thường ngày ăn thịt và uống rượuluôn luôn ăn những loại hôi nồng, mùi thối tha xông thẳng lên cao- nhất làm áo quần chư Thiên rách tọac, thiện thần rời xa không bảo vệ-ác quỷ liên tục đến xâm hại. Tăng Ni phàm phu ở thế gian hãy còn không vui lòng tiếp cận, huống gì bậc Thánh Hiền xuất thế mà không thể tách lìa ra xa? Lại còn tám nỗi khổ bức bách dày vò-chín tai họa phá hủy năm tháng, từng niệm từng niệm cứ qua đi, từng tâm từng tâm khởi rồi diệt, chỉ có đắm nhiễm theo sáu tình, cuối cùng rơi vào ba đường ác, nguyện tất cả tu thân dưỡng tánh-làm cho tâm tư mình thanh tịnh!
Phần thứ hai: NGŨ TÂN
Như kinh Lăng Già nói: “Đức Phật dạy: Này Đại Tuệ! Như vậy tất cả hành hẹ tỏi kiệu đều là loại hôi hám dơ bẩn bất tịnh, luôn luôn chướng ngại Thánh đạo, cũng chướng ngại đến nơi thanh tịnh của trờingười thế gian, huống là quả báo Tịnh độ của chư Phật ư? Rượu cũng như vậy.”
Còn trong kinh Niết bàn nói: “Ngay cả khi hành hẹ tỏi kiệu cũng đều như vậy, sẽ sanh vào nơi khổ đau dơ bẩn bất tịnh, luôn luôn chướng ngại Thánh đạo, cũng chướng ngại đến nơi thanh tịnh của trời –người thế gian, huống là quả báo Tịnh độ của chư Phật ư? Rượu cũng như vậy, luôn luôn chướng ngại Thánh đạo, luôn luôn làm hại thiện nghiệp, luôn luôn sinh ra những lỗi lầm.”
Còn trong kinh Tạp A Hàm nói: “Không được ăn năm loại hôi nồng. Những gì là năm loại? Đó là: 1- Cây hành; 2- Củ hành- 3- Tỏi; 4- Hưng cừ; 5- Lan thông.”
Còn trong kinh Phạm Võng nói: “ Nếu là Phật tử, thì không được ăn năm loại hôi nồng. Đó là đại toán (tỏi)-cánh thông (hành)-từ thông (hành cây)- lan thông (hành hương)-hưng cừ (kiệu). Năm loại này không được ăn.”
Còn trong kinh Ngũ Tân Báo Ứng nói: “Bảy chúng đệ tử đều không được ăn thịt và các loại hôi nồng, nếu ăn mà đọc tụng kinh luận thì mang tội. Có bệnh tật thì cho phép, ở nhà bạch y ngoài chốn già lam để chữa trị, đã đủ bốn mươi chín ngày, dùng nước nóng pha hương tấm gội xong, sau đó mơi được phép đọc tụng kinh luận thì không phạm.”
Còn trong các luật tăng Kỳ-Thập Tụng-ngũ Phần nói: “Lại không có cách nào chữa trị thì cho phép Tỳ kheo bị bệnh ăn tỏi trong bảy ngày, ở một bên trong phòng nhỏ, không được nằm trên giường chiếu cảu Tăng, nơi đại tiểu tiện của chúng-nơi giảng đường đều không được đến. Cũng không được nhận lời thỉnh cầu và ăn trong tăng, không được đến lễ lạy trước Phật, có thể ở nơi cuối gió mà lễ lạy từ xa, bảy ngày đủ rồi tắm gội xông ướp áo quần, mới được vào trong chúng. Nếu có mắc bệnh ghẻ lở, thầy thuốc khuyên bảo cần phải dùng hương thơm chữa trị, thì Phật dạy trước hết nên cúng dường Phật rồi, sau đó mới cho phép xoa lên thân thể, vẫn ở nơi ngăn cách, cùng giống như pháp trước.”
(Tính cách của xuất gia thuần khiết hãy còn khiến làm theo pháp như vậy, huống là người phàm tục dơ bẩn mà cho phép ăn hay sao?)
Phần thứ ba: TIỆP KHÍ (xả hơi).
Như luật Tăng Kỳ nói: “Nếu ở trong thiền phòng mà xả hơi, thì không được tùy tiện xả lớn tiếng. Nếu đến lúc xả, nên nén chịu đựng dùng tay bịt mũi. Nếu không thể nào nén được, thì nên dùng tay che mũi mà xả hơi, đừng để nước mũi vấy bẩn chỗ ngồi bên cạnh. Nếu Bậc thượng tọa xả hơi, thì nên nói Hòa Nam; hàng Hạ tọa xả hơi thì im lặng.”
Còn trong luật Tứ Phần nói: “Lúc Đức Thế Tôn xả hơi, các Tỳ kheo chú nguyện rằng Trường Thọ. Lúc ấy có cư sĩ xả hơi, và lễ lạy Tỳ kheo, Đức Phật bảo Tỳ kheo chú nguyện rằng Trường Thọ.”
Lại trong luật Tăng Kỳ nói: “Đức Phật dạy: Nếu hạ phong phát sinh bất chợt thì nên kìm chế. Nếu không thể nào chịu nổi thì nên đến ngồi phía sau, không được ở phía trước tùy tiện xả khí. Nếu khí phát sinh không thể nào chịu nổi thì nên ra khỏi đạo tràng, ở cuối gió mà thải ra.”
Còn trong kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Khí có hai loại, một là khí hướng lên trên, hai là khí hướng xuống dưới. Lúc khí hướng lên trên sắp phát ra, đừng hướng về người khác há miệng khiến cho phát ra, nên quay mặt hướng về nơi không có người mà há miệng để cho phát ra. Nếu lúc khí hướng xuống dưới sắp thoát ra, thì không được phép thoát ra giữa chúng, cần phải tìm cách thuận tiện đi ra ngoài đến nơi không có người để cho thoát ra, sau đó hãy vào lại trong chúng, đừng khiến cho đại chúng chê bai là hạng dốt nát hèn hạ. Lúc vào chùa tháp không được tùy tiện thải khí hướng xuống dưới, ngồi dưới tán cây nơi chùa tháp và giữa đại chúng cũng không được làm cho khí thoát ra. Trước thầy và trước các Đại đức- Thượng tọa cũng không được tùy tiện thải khí hướng xuống dưới phát ra tiếng. Nếu trong bụng có bệnh, thì mau chóng nên đi ra ngoài, đừng làm cho người ta sinh tâm chê bai hèn hạ.”
Phần thứ tư: TIỆN LỢI (vệ sinh)
Như kinh Ưu Bát Kỳ Vương nói: “Người đi đại tiện-tiểu tiện tự do trên đất của pháp giới già lam, năm trăm đời rơi vào địa ngục Bạt Ba. Sau trải qua hai mươi tiểu kiếp thường dùng khủy tay, ôm lấy đất thối tha dơ bẩn của nơi đại tiện-tiểu tiện này, cho đến lúc xuống chốn âm phủ.”
Còn trong kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Trước phòng của các Tỳ kheo sinh hoạt, tiểu tiện khắp nơi làm bẩn mặt đất, mùi hôi thối cũng không thể đi được. Đức Phật nghe nói nên bảo với các Tỳ kheo: Từ nay trở đi không cho phép các Tỳ kheo đi tiểu tiện mọi nơi trong phạm vi Tăng già lam, nên tập trung một nơi có ngăn che cách xa, hoặc dùng lọ sành hoặc dùng ống cây, chôn trong đất đến đi tiểu tiện trong đó xong, dùng vất khác đậy phía trên, đừng để cho phát ra mùi hôi thối.”
Lại trong kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Nếu lúc đi vào nhà xí thì trước hết nên lấy thẻ gỗ hoặc cọng cỏ đến trước cửa bật ngón tay ba lần làm dấu hiệu. Nếu có người hay loài phi nhân thì làm cho có thể nhận biết. Nếu không có thẻ thì không được. Không được chìu trên vách, không được chùi trên cột-xà-ván che nhà xí, không được dùng đá, cũng không được dùng cỏ xanh-hòn đất-vỏ cây mềm-là mềm-các loại cây khác. Vật nên sử dụng là gỗ-tre-lau sậy làm thẻ tùy theo mức độ. Pháp dài nhất là một gang tay, ngắn là bốn đốt ngón tay. Đã dùng rồi không được vung vẫy khiến cho bẩn trở thành sạch, không được bỏ vào trong các thẻ sạch. Đó gọi là pháp dùng thẻ và pháp đi vào trong nhà xí.
Đi vào nhà xí có hai nơi: Một là nơi từ đầu đến cuối; hai là nơi sử dụng nước. Ngồi đứng vén áo, tất cả giống như nơi từ đầu đến cuối không có gì khác. Trước cửa nhà xí đặt lọ nước sạch, lại nên đặt một cái lọ nhỏ. Nếu mình tự có lọ thì nên tự sử dụng của mình. Nếu người không có lọ, thì dùng lọ nhỏ bên cạnh nhà xí. Không được trực tiếp sử dụng lọ nước lớn của Tăng làm cho vấy bẩn. Đó gọi là pháp sử dụng nước trong nhà xí.
Trước tháp-trước chúng Tăng-trước Hòa thượng –A xà lê, không được há miệng to nhổ nước bọt trên đất. Nếu muốn nhổ nước bọt thì nên đến chỗ che khuất, đừng khiến cho người khác chê bai hèn hạ. Đó gọi là pháp khạc nhổ.”
Còn trong Tam Thiên Oai Nghi nói: “nếu đại-tiểu tiện xong không rửa sạch, thì Tỳ kheo phạm tội Đột cát la, cũng không được ngồi trên chỗ ngồi thanh tịnh của Tăng và lễ lạy Tam bảo, giả sử có lễ lạy cũng không có phước đức gì. Còn đến nhà sau trước khi vào nhà xí có hai mươi lăm đều: 1- Lúc muốn đại-tiểu tiện thì nên đi, không được trên đường đi mà làm lễ với Thượng tọa; 2- Cũng không nhận người khác lễ chào; 3- Lúc đi nên luôn luôn cúi đầu nhìn xuống đất; 4- Đến rồi nên bật ngón tay ba lần ra dấu; 6- Đã có người bật ngòn tay đáp lại thì không được thúc ép; 6- Đã bước lên bệ đứng thẳng bật ngón tay xong mới ngồi xuống; 7- Ngồi ngay chính giữa; 8- Không được một chân trước một chân sau; 9- Không được làm cho thân nghiêng về một bên; 10- Vén áo túm lại không được để cho rủ xuống trong hố xí; 11- Không được nín hơi quá làm cho đỏ mặt; 12- Nên nhìn thẳng về trước không được quay đầu lại lắng nghe; 13- Không được làm bẩn tường vách; 14- Không được cúi đầu nhìn trong hố xí; 15- Không được nhìn chỗ kín; 16- Không được dùng tay nắm chỗ kín; 17- Không được lấy có che đất; 18- Không được lấy cỏ vẽ lên tường vách làm chữ; 19- Dùng nước không được hao phí nhiều; 20- Không được làm bẩn nước rửa; 21- Dùng nước không được đưa tay trước nắm tay sau; 22- Dùng đất nên làm qua ba lần; 23- Nên dùng xà phìng; 24- Ba lần dùng nước rửa sạch; 25- Nếu thấy nước-cỏđất đã hết thì nên nói với người chịu trách nhiệm trực nhật, nếu tự tay mình lấy bổ xung thì đó là điều rất tốt.”
Còn trong luật Tăng Kỳ nói: “Đi đại tiện-tiểu tiện xong không dùng nước để rửa sạch, mà tiếp nhận sử dụng đồ vật bàn ghế giường chiếu của Tăng thì phạm lỗi.”
Còn trong luận Ma Đức Lặc Già nói: “Đi đại tiện-tiểu tiện xong không dùng nước để rửa sạch thì không được lễ lạy; nơi khác không có nước, hoặc bị loài phi nhân nổi giận, do thủy thần nổi giận; hoặc là uống các loại thuốc, thì cho phép không phạm.”
Còn trong kinh Tam Thiên Oai Nghi nói: “Không dùng nước để rửa sạch mà lễ lạy Đức Phật, giả sử lễ lạy thì cũng không có công đức gì.”
Còn trong kinh Tạp Thí Dụ nói: “Có một Tỳ kheo không bật ngón tay ra hiệu mà đại-tiều tiện, tác đồ dơ bẩn trúng trên mặt quỷ, ma quỷ rất tức giận muốn giết hại Sa môn. Sa môn trì giới thanh tịnh, ma quỷ đi theo rình rập tìm kiếm khuyết điểm của Sa môn, nhưng không sao có được dịp thuận tiện.” (Đã biết điều này thì khi vào nhà xí nhất định phải cất tiếng làm hiệu cho biết).
Còn trong kinh Hiền Ngu nói: “Xưa thời Đức Phật tại thế, trong thành Xá Vệ có một người nghèo túng, tên là Ni Đề, rất nghèo túng hèn hạ, thường đi đổ phân cho người ta. Đức Phật biết đến lúc độ được, liền dẫn A-nan đi đến chỗ ấy. Đúng lúc gặp Ni Đề gánh phân ra ngoài thành, mà lúc sắp đổ bỏ thì bình vỡ làm bẩn thân hình. Từ xa trông thấy Đức Thế Tôn trong lòng sinh ra xấu hổ vô cùng, không còn lòng dạ nào để gặp được Đức Phật. Đức Phật đến chỗ ấy khoan dung thuyết pháp cho nghe, Ni Đề liền phát sinh tín tâm muốn được xuất gia. Đức Phật bảo A-nan dẫn đến giữa sông lấy nước tắm rửa xong, đem đến tinh xá Kỳ Hoàn, Đức Phật thuyết pháp cho nghe đạt được quả Tu đà hoàn, ngay sau đó xuất gia đạt được quả A La Hán. Người trong nước và vùa quan nghe người đó xuất gia đều sanh lòng oán hận, tại sao Đức Phật cho phép người này xuất gia? Vua Ba Tư Nặc liền đến nơi Đức Phật mong làm rõ điều này, đúng lúc gặp Ni Đề đang ngồi trên tảng đá lớn ngoài cổng tinh xá Kỳ Hoàn may vá lại chiếc y cũ, 700 chư Thiên đang cúng dường hương hoa. Nhà vua trông thấy rất hoan hỷ, thỉnh cầu trình bày rõ lên Đức Phật, Tỳ kheo Ni Đề ẩn thân hình vào trong tảng đá, ra vào thật tự tại; trình bày rõ ràng đã xong, nhà vua đến nơi dpp trước tiên thưa hỏi việc này, Tỳ kheo trước đây họ tên như thế nào? Đức Phật bảo với nhà vua rằng: Chính là người hèn hạ nhất trong nước của nhà cua, đó là Ni Đề đi đổ phân thuê ấy mà. Nhà vua nghe Đức Phật giải thích thì tâm bài báng, lập tức trừ hết, đến chỗ Ni Đế nắm chân làm lễ, sám hối tạ từ. Nhà vua thưa với Đức Phật rằng: Tỳ kheo Ni Đề xưa kia gây ra nghiệp gì mà nhận chịu thân phận hèn hạ này? Đức Phật bảo với nhà vua: Xưa kia sau khi Phật Ca Diếp nhập Niết bàn, có một Tỳ kheo, xuất gia tự tại, nắm giữ Tăng sự, thân có chút bệnh hoạn, lười nhác đứng lên ra vào cho nên đại tiện-tiểu tiện trong đồ dùng, sai một đệ tử mang đi đổ. Nhưng người đệ tử ấy là Thánh nhân Tu đà hoàn. Vì nhân duyên này, trôi lăn trong sanh tử luôn làm thân người hèn hạ, trong năm trăm đời làm người đi đổ phân thuê. Nhờ công đức xuất gia trì giới xưa kai, nay được gặp Phật mà xuất gia đắc đạo.”
(Bởi vì nghĩa này cho nên không được đại tiện-tiểu tiện trong phòng, vốn có dẫn đến tội lỗi như trước đã nói. Nhiều lúc thấy người phàm tục lười nhác không luôn luôn tự mình vận động, đặt đồ vật dơ bẩn mà đại tiện-tiểu tiện ở trong phòng, khiến người khác hàng ngày mang đi đổ, đời vị lai chắc chắn rơi vào địa ngục. Dù cho được ra khỏi địa ngục, nhưng vận còn làm thân heo chó-bọ hung-sâu giòi nơi nhà xí.)
Còn trong kinh Phật Thuyết Trừ Tai Hoạn nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Đời quá khứ xưa kia, vào thời Phật Ca Diếp, tuổi thọ con người là hai vạn năm, Phật sự hoàn tất lại xả thọ mạng nhập Niết bàn.
Lúc bấy giờ có vị vua, tên gọi Thiện Cánh, cùng dường xá lợi xây tòa tháp bằng 7 thứ báu, cao một do tuần, tất cả chúng sanh thắp đèn đốt hương, cúng dường hương hoa lễ lạy thờ kính. Lúc ấy có nhiều người nữ muốn cúng dường tòa tháp, liền cùng dẫn nhau đến quét dọn sạch sẽ trong tháp. Lúc ấy có phân chó làm dơ bẩn đất trong tháp, có một người nữ dùng tay nhúm lấy vất đi. Lại có một người, thấy người nữ ấy dùng tay nhúm lấy phân chó vất đi thì nhổ nước bọt cười nói rằng: Tay cô đã dơ bẩn không thể đến gần được. Người nữ ấy mắng ngược lại: Bà tệ hại như vật dâm ô, nước rửa thì tay tôi liền đựơc sạch. Y cung kính đối với Đức Phật là bậc thầy của trời người không hề ngưng lại, tay dọn sạch mọi thứ bất tịnh xong, liền rửa tay đi vòng quanh tháp cầu nguyện: Nay quét dọn đất tháp mọi thứ dơ bẩn được trừ sạch, khiến cho con đời đời tiêu diệt mọi trần lao cấu nhiễm được thanh tịnh không còn uế tạp. Những người nữ quét don đất tháp lúc ấy, nay chính là những người nữ trong pháp hội này; lúc bấy giờ quét dọn đất tháp nguyện diệt trừ trần lao nay uống được vị cam lộ. Người nữ dùng tay nhúm bỏ phân chó lúc bấy giờ, nay chính là Nại Nữ; lúc bấy giờ phát nguyện không hội tụ cùng với sự ô uế mà do thanh tịnh sinh ra. Nhờ phước báo này, không dựa vào nơi hôi hám dơ bẩn của bào thai, mà luôn luôn nhờ nơi hoa sanh ra. Bởi vì lúc bấy giờ phát ra một tiếng ác mắng là dâm nữ, cho nên nay nhận lấy tên gọi là Dâm Nữ này, mà gặp được Phật-được nghe pháp đạt đến quả Tu Đà hoàn.”
Còn trong kinh Tạp Bảo tạng nói: “Pháp của Nam Thiên trúc thì nhà có một Đồng nữ, nhất định phải khiến cho sáng sớm quét dọn sạch sẽ trong sân và hai bên cửa ngõ. Có cô gái của Trưởng giả, sáng sớm quét don sân ngõ, đúng lúc gặp Như Lai đi qua ở trước cổng, trông thấy sanh lòng hoan hỷ, chú ý nhìn Đức Phật. Thọ mạng xoay chuyển ngắn ngủi liền qua đời sanh lên cõi trời. Người sanh lên cõi trởi thì pháp có ba ý niệm, tự mình tư duy rằng: Vốn là thân nào? Tự biết mình là thân người. Nay sanh đến nơi nào? Chắc chắn biết là cõi trời. Xưa làm nghiệp gì mà sanh đến nơi này? Biết là nhờ thiện nghiệp được thấy Đức Phật mà sanh lòng hoan hỷ cảm được quả báo này. Cảm ân đức sâu nặng của Đức Phật cho nên đến cùng dường Đức Phật. Đức Phật thuyết pháp cho nghe đạt được quả vị Tu đà hoàn.”
Còn trong luận Tân Bà Sa nói: “ Xưa ở nước Đức Xoa Thi La có một người nữ, đến lễ lạy nơi Nguyệt Quang Vương bố thí một ngàn thân mạng, Vô Ưu Vương đã dựng lên miếu thờ linh thiêng tôn kính, thấy có phân chó nên ở trước tòa tháp thờ Phật liền dấy lên suy nghĩ như vậy: Nơi này thanh tịnh, tại sao phân chó làm ô uế trong đó? Thế là dùng tay hốt dọn sạch sẽ lấy bột thơm xoa lên. Nhờ sức mạnh của thiện nghiệp, khiến cho khắp thân thể người nữ này phát ra hương thơm, giống hư cây Chiên đàn, trong miệng thường tỏa ra hương thơm cuủa hoa sen xanh. Nếu các chúng sanh bởi vì không giữ gìn sạch sẽ, thì dựa vào phiền não bên trong mà cảm đến những sự uế trược bên ngoài. Vì vậy luận có tụng nói:
Những loại cỏ xấu của thế gian,
Luôn luôn làm ô uế ruộng tốt,
Như vậy những tham dục xấu xa,
Làm cho ô uế các hàm thức.
Những loại cỏ xấu của thế gian,
Luôn luôn làm ô uế ruộng tốt,
Như vậy những sân hận xấu xa,
Làm cho ô uế các hàm thức.
Những loại cỏ xấu của thế gian,
Luôn luôn làm ô uế ruộng tốt,
Như vậy những ngu si xấu xa,
Làm cho ô uế các hàm thức.”
Lại trong kinh Hiền Ngu nói: “Thời Đức Phật tại thế, bên cạnh thành La Duyệt có một đầm nước, bùn dơ bất tịnh, rất nhiều những loại phân dơ, nhân dân trong thành đem phân dơ-nước tiểu đổ vào trong đầm. Có một con trùng to lớn hình dáng của nó giống như con rắn, lại có bốn chân, ở trong đầm nước ấy chạy băng băng từ Đông sang tây, có lúc ấn có lúc hiện, trải qua năm tháng, thường ở trong đó, nhận chịu vô lượng khổ đau. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dẫn các Tỳ kheo, đi đến chỗ đầm nước ấy hỏi các Tỳ kheo: Các ông biết túc duyên hành nghiệp của con trùng này không? Các Tỳ kheo đều thưa rằng: Thưa Đức Thế Tôn, chúng con không biết! Đức Phật giảng giải: Thời Phật Tỳ Bà Thi, có nhiều khách buôn đi vào biển lấy vật báu, có được nhiều châu báu về đến nơi bình an. Chọn những loại quý báu nhất dùng để cúng dường chúng Tăng. Quy định đợi đến lúc chúng Tăng dùng cơm, Tăng tiếp nhận vật báu ấy giao cho Ma Ma Đế. Vào sau khi Tăng dùng cơm gần xong, thuận theo xin lấy báu vật ấy mà không đưa cho. Chúng Tăng hết sức đòi lại, Ma Ma Đế giận dữ mà nói với họ rằng: Bọn ông ăn phân, vật báu này thuộc về tôi, vì sao lại đòi lấy? Bởi vì lừa dối Tăng mà lại ác khẩu mắng nhiếc, cho nên thân mạng kết thúc liền rơi vào địa ngục A tỳ, thân thể thường trằn trọc trong phân sôi, trải qua 91 kiếp mới từ địa ngục thoát ra, nay rơi vào trong này. Từ thời Thất Phật cho đến nay đều làm thân con trùng ấy, đến ngàn vị Phật ở Hiền kiếp, trải qua mỗi thời đều chịu quả báo như vậy.”
Còn trong kinh Bách Duyên nói: “Thời Đức Phật an trú trong tinh xá Trúc Lâm-Ca Lan Đà thuộc thành Vương Xá, Tôn giả Xá-lợi-phất – Đại Mục-kiền-liên, lúc thiết bay sắp ăn, trước tiên quán sát về địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh, sau đó mới ăn. Mục-kiền-liên thấy một ngạ quỷ, thân giống như cây cột cháy đen, bụng giống như Thái Sơn, cổ họng giống như kim nhỏ, tóc giống như dao nhọn, quấn quanh đâm vào thân thể, giữa các khớp xương đều phát ra lửa, rên rỉ gọi to chạy lồng lộn khắp nơi, cầu tìm phân dơ-nước tiểu để mà ăn uống, đau khổ mệt mỏi suốt ngày mà không thể nào có được. Mục-kiền-liên hỏi ngạ quỷ rằng” Ông tạo nghiệp gì mà nhận chịu đau khổ như vậy? Ngạ quỷ đáp rằng: Nới có mặt trời không cần phải nhờ đến đèn đuốc, Như Lai Thế Tôn nay hiện còn giữa thế gian, Thầy có thể tự mình thưa hỏi, nay tôi đói khát không thể nào trả lời Thấy nổi. Lúc bấy giờ Mục-kiền-liên liền đi đến nơi Đức Phật, thưa hỏi Như Lai đầy đủ, đã tạo nghiệp hạnh gì mà nhận chịu đau khổ như vậy, đem đầy đủ sự việc trên để thưa hỏi. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với Mục-kiền-liên rằng: Nay ông cố gắng lắng nghe, Ta sẽ nói cho ông! Trong Hiền kiếp này, trong thành Xá Vệ có một Trưởng giả, tiền bạc châu báu vô lượng, không thể nào tính kể, thường sai tôi tớ ép lấy nước, để đem tặng cho các nhà quyền quý cao sang. Có vị Bích chi Phật mắc bệnh rất khát, thầy thuốc giỏi kê cho đớn thuốc, khuyên nhủ uống nước mía thì bệnh mới có thể khỏi. Lúc ấy vị Bích chi Phật đi đến nhà Trưởng giả xin nước mía. Trưởng giả vào lúc ấy thấy vị này đến rất hoan hỷ, liền nói với vợ mình là Phú Na Kỳ: Tôi có việc gấp nhất định phải đi ra ngoài, nay bà ở sau lấy nước mía cúng dường vị Bích chi Phật. Lúc ấy bà vợ đáp rằng: Ông cứ đi ra ngoài, tôi tự mang đến sau. Lúc người chồng đi ra rồi, bà vợ lấy bát của vị Bích chi Phật, đến nơi che khuất tiểu tiện vào trong bát, lấy nước mía phủ lớp trên bát, đưa cho vị Bích chi Phật. Vị Bích chi Phật nhận rồi liền biết không phải là nước mía, thế là đổ bỏ xuống đất, ôm bát không mà quay về. Sau bà vợ Trưởng giả mạng chung rơi vào trong loài ngạ quỷ, thường bị đói khát làm cho bức bách vô cùng, vì nghiệp duyên này mà nhận chịu khổ đau như vậy.
Đức Phật bảo với Mục-kiền-liên: Cần phải biết rằng bà vợ của Trưởng giả ấy lúc bấy giờ, nay chính là ngạ quỷ Phú Na Kỳ. Lúc Đức Phật thuyết về nhân duyên này, các Tỳ kheo đều xả bỏ duyên nghiệp tham lam keo kiệt, chán ghét sinh tử, có người đạt được bốn quả Sa môn, có người phát tâm Bích chi Phật, có người phát tâm Bồ đề Vô thượng. Lúc bấy giờ các Tỳ kheo nghe Đức Phật thuyết giảng thảy đều hoan hỷ vâng lời thực hành.” Tụng rằng:
Ăn máu thịt thân mạng loài khác,
Tham độc không có lòng yêu thương,
Nuôi sắc chất dơ bẩn thân này,
Giòi bọ chui rúc ở bên trong.
Không giữ gìn vật sạch của Tăng,
Đau khổ không biết đến bao giờ!
Nhân duyên cảm ứng.
Sơ lược dẫn ra ba chuyện: 1- Thích Tuệ Quả thời Tống; 2- Thích Hoằng Minh thời Tề; 3- Hứa Thị vợ của Tạ Hoằng thời Đường.
1. Thời nhà Tống có Sa môn Thích Tuệ Quả ở chùa Ngõa Quan chốn kinh sư, là người cùng Vụ Châu, thưở trẻ lấy cơm rau khổ hạnh làm sự nghiệp của mình. Đầu thời nhà Tống đi đến chốn kinh sư dừng lại trong chùa Ngõa Quan tụng Pháp Hoa-Thập Địa, đã từng ở trước nhà xí thấy một con quỷ, kính chào Tuệ Quả và nói: Xưa làm Duy na cho chúng Tăng, còn nhỏ không đúng như pháp cho nên đọa vào trong loài quỷ ăn phân, Pháp sư đức hạnh thuần khiết cao minh, lại lấy Từ Bi làm ý nghĩa, nguyện giúp cho phương pháp để cứu ra! Lại nói: Xưa có ba ngàn đồng tiền, chôn ở dưới gốc cây Thị, nguyện lấy dùng làm phước. Tuệ Quả liền bảo cho mọi người đào lấy, quả nhiên ba ngàn đồng tiền, làm giúp một bộ Pháp Hoa, và thiết trai cúng dường. Sau đó mộng thấy con quỷ này nói: Đã được thay đổi đời sống tốt hơn ngày xưa rất nhiều. Tuệ Quả qua đời vào năm thứ 6 niên hiệu Tống Thái Thỉ, hưởng thọ 76 tuổi.
2. Trong thời Tề Vĩnh Minh, có Sa môn Thích Hoằng Minh ở Cối kê, dừng lại trong chùa Vân Môn tụng Pháp Hoa, lễ sám làm sự nghiệp, cứ mỗi sáng sớm thì bình nước tự nhiên đầy, thật sự là chư Thiên-đồng tử cung cấp để sử dụng. Lại cảm có con hổ đến bước vào phòng nằm sát trước giường rất lâu mới đi. Còn thấy trẻ thơ đến nghe kinh mà nói rằng: Xưa là Sa di ở chùa này, vì lấy trộm thức ăn trong bếp của tăng cho nên nay đọa trong nhà xí, nghe Bậc thượng nhân đọc kinh cho nên gắng sức đến nghe, nguyện giúp cho phương tiện, mong mỏi tránh được khổ lụy này! Ngày mai thuyết pháp cho nghe, hiểu rõ rồi mới ẩn đi. Sau đó yê u tinh ở núi đến làm não loạn, sáng tỏ mới bắt lấy dùng dây lưng trói lại, quỷ nhận lỗi liền tha cho vì vậy vĩnh viễn chấm dứt không còn quấy nhiễu.
(Hai chuyện trên đây trích trong Lương Cao Tăng Truyện.)
3. Thời nhà Đường có vợ của Tạ Hoằng Kính ở quận Trần, người họ Hứa vùng Cao Dương. Năm thứ nhất Đường Vũ Đức gặp phải tai họa mà chết, trải qua bốn ngày mà sống lại, nói rằng: Bị 20-30 chục người bắt dẫn đến địa ngục, chưa thấy quan phủ thì nghe gọi, tuy không biết mặt nhưng tựa như là giọng nói của dượng (chồng của cô) Thẩm Cát Quang. Hứa Thị hỏi rằng: Tiếng nói tựa như là dượng Thẩm, vì sao không có đầu? Người phương Nam gọi chống của cô dì, đều là dượng với họ của người đó. Cát Quang liền dùng tay xách đầu của mình ra, đặt ở trên cánh tay mà nói với Hứa Thị rằng: Cháu tạm thời ở trong này, đừng đi đến tòa nhà phía Tây, đợi ta đến thưa thỉnh cho cháu, thì phải được thoát ra. Liền đứng lại ở nơi đã nói, lại không thấy gì cả. Cát Quang dừng lại thong thả tựa như có trù tính điều gì, tất cả trải qua khá lâu, Cát Quang mới đến nói với Hứa Thị rằng: Nay cháu đến đây, nhà vua muốn khiến cháu làm vũ nữ cho ông ta, giả sử có người dẫn vào gặp thì cháu không cần phải nói là biết đàn sáo gì cả, nếu như không làm thì biết rằng có thể dẫn ta làm chứng. Lát sau có quân lính ôm văn bản dẫn đi vào. Quả nhiên nhà vua hỏi: Biết đàn sáo hay không? Hứa Thọ nói không biết. Lại nói: Thẩm Cát Quang có biết. Nhà vua hỏi Cát Quang. Đáp rằng: Không biết. Nhà vua nói: Nên sớm tha cho trở về không cần phải giữ lại. Lúc ấy Cát Quang sắp lên đường, liền cùng với người cầm văn bản tính toán, không hiểu rõ lời nói của họ. Người cầm văn bản nói: Lực công đức của cô tuy mạnh, nhưng bởi vì trước kia có chút lỗi lầm, thuận theo nhận chịu làm cho thân nghiệp đều sạch sẽ, há không vui sướng hay sao? Lại dẫn đi vào một tòa nhà lớn khác, cổng vào rất nhỏ, cũng thấy có nhiều người chịu tội, Hứa Thị rất kinh sợ, bèn cầu xin với người đứng đầu rằng: Lúc còn sống tu phước thì tội lỗi gì mà đến chỗ này vậy? Đáp rằng: Cô đã từng dùng bát không sạch đựng thức ăn cho cha mẹ, cần phải nhận chịu tội lỗi này, mới có thể thoát ra được. Liền lấy nước đồng sôi rót vào miệng, đau khổ vô cùng. Lúc sắp tỉnh lại trong miệng đều bị nát nhừ. Cát Quang liền nói: Có thể để cho người này nhận một bản kinh ghi nhớ, lấy mang về thọ trì đừng lười nhác, từ nay trở đi bảo đảm sống hơn 0 năm. Hứa Thị sinh ra lớn lên chưa hề tụng kinh, sau khi tỉnh lại thì tụng được một quyển kinh, tìm hiểu hỏi han giữa chốn nhân gian vốn chưa hề có, nay thấy thọ trì đọc tụng không thiếu sót. Kinh ấy thấy còn, văn nhiều không ghi lại. Sau khi sống lại thì Cát Quang hãy còn, hai năm về sau mới bị giết hại. Tất cả những người thân thuộc có ai sắp chết, ba năm trước đây ở dưới địa phủ đã được thấy trước. Hứa Thị đi theo cha và em trai là Nhân Tắc nói lại như vậy.
(Chuyện trên đây trích trong Minh Báo Ký).