PHÁP UYỂN CHÂU LÂM
Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 87
Thiên thứ 87: THỌ GIỚI (Phần một)
Thiên này có 7 phần: Thuật ý, Khuyến trì, Tam quy, ngũ giới, Bát giới, Thập thiện và tam tụ.
Phần thứ nhất: THUẬT Ý
Rằng ba cõi chẳng yên lành, giống như ngôi nhà lửa, trừ khổ và ban vui, cần phải kính trọng giới; kinh nói rõ nhiều loại, mà kể lại banăm, có thể vượt đường xa, ví như đôi bàn chân; giữ gìn được tất cả, ví như đất mênh mông; nuôi vạn vật lớn lên, ví như mưa đúng mùa; khéo chữa lành các bệnh, ví như thầy thuốc giỏi; có thể trừ đói khát, ví như vị cam lồ; cứu giúp mọi chìm đắm, ví như cầu vượt sông; vận chuyển qua biển rộng, ví như túi phao nổi; chiếu rọi trừ đen tối, ví như ngọn đèn sáng; ngăn điều trái dừng ác, ví như khéo cảnh giác. Quay về với giải thoát, hoàn toàn thờ Thi La, tô điểm thêm Pháp thân, ví như chuỗi anh lạc. Những ví dụ như vậy, cũng có nhiều vô lượng, lẽ nào không kính trọng, dốc tâm ý phụng trì?
Phần thứ hai: KHUYẾN TRÌ
Như kinh Niết bàn nói: “Muốn thấy Phật tánh chứng được Niết bàn, cần phải dốc tâm ý tu trì tịnh giới. Nếu phá hủy tịnh giới là quyến thuộc của ma, không phải là đệ tử của Phật.”
Còn trong kinh Đại Phẩm nói: “Nếu ta không trì giới thì sẽ rơi vào trong ba đường ác, thân người hãy còn không có được, huống hồ có năng lực thành tựu chúng sanh, làm sạch cõi nước Phật, đầy đủ Nhất thiết chủng trí ư?”
Còn trong kinh Tát Già Ni Kiền Tử nói: “Nếu Ta không trì giới thì ngay cả thân Dã can ghẻ lở hãy còn không có được, huống gì là có được thân công đức vô biên?”
Còn trong kinh Hoa Nghiêm có kệ rằng:
“Giới là gốc của đạo Bồ đề Vô thượng,
Cần phải giữ gìn giới thanh tịnh đầy đủ,
Nếu luôn luôn kiên quyết giữ gìn giới cấm,
Thì người này được Như Lai thường khen ngợi.”
Còn trong kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: “Đức Phật thuyết kệ rằng:
“Tuy có sắc tướng thọ mạng và đa văn,
Nếu không có giới thì ví như cầm thú,
Dù ở địa vị thấp hèn ít thấy nghe,
Mà giữ giới thanh tịnh gọi là thắng sĩ.”
Còn trong kinh Di Giáo nói: “Giới là căn bản đích thực thuận với giải thoát, lại giữ gìn giới này có thể phát sinh các thiền định, và tôn trọng giới này là bậc Đại Sư của các ông, nếu Ta ở thế gian thì cũng không khác gì giới ấy.”
Còn trong luận Trí Độ nói: “Nếu cầu mong lợi ích to lớn thì nên kiên quyết trì giới, giống như tiếc vật báu vô giá, giống như bảo vệ thân mạng của mình, bởi vì giới là trú xứ của tất cả mọi pháp thiện. Lại giống như không có chân mà muốn đi, không có cánh mà muốn bay, không có thuyền mà muốn qua sông, là điều không thể có được. Nếu không có giới thanh tịnh mà muốn đạt được quả báo tuyệt vời, cũng lại như vậy. Nếu rời bỏ giới này, cho dù ở núi rừng uống thuốc ăn cỏ mà cùng với cầm thú nào có khác gì. Nếu có thể giữ gìn giới thanh tịnh, thì hương đức hạnh tỏa khắp mười phương, thanh danh truyền rộng mọi nơi, trời người yêu mến kính trọng, những ước nguyện đều đạt được. Người giữ giới thanh tịnh vào lúc thọ mạng chấm dứt, dao gió cắt xẻ thân hìnhxương thịt rời rã-nhịp sống đoạn tuyệt mà tâm không hề sợ hãi.”
Còn trong luận Địa Trì nói: “Nhân của ba mươi hai tướng không là gì khác, đều do trì giới mà đạt được. Nếu không trì giới thì thân người thấp hèn hãy còn không có được, huống gì là báo tướng của bậc Đại nhân”.
Còn trong luận Thành Thật nói: “Lâu đài của Đạo phẩm lấy giới làm lớp tường ngoài, tòa thành của tam thiền định lấy gioới làm cột chống, phải đeo ấn của giới mới có thể tiến vào trong mọi pháp thiện.”
Còn trong luận Tát Bà Đa nói: “Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Giới có bốn nghĩa, cố ý hủy phạm thì nặng hơn so với kinh. 1- Giới là đất bằng của Phật pháp, mọi điều thiện từ đây mà sinh ra và lớn lên; 2- tất cả Phật tử đều dựa vào giới mà an trú, nếu không có giới thì không có nơi nào nương tựa, tất cả chúng sanh nhờ vào giới mà tồn tại; 3- Giới là cánh cửa thứ nhất hướng đến Niết bàn, nếu không có giới thì không biết từ đâu có thể tiến vào tòa thành Niết bàn; 4- Giới là xâu chuỗi ngọc của Phật pháp, luôn luôn trang nghiêm làm rạng rỡ Phật pháp. Nhưng vì sao luật mới kết tập, mà lại hơn hẳn, mà lại giữ kín? Chỉ vì các khế kinh không chọn lựa thời gian và con người tuyên thuyết mà được gọi là kinh, luật thì không như vậy, chỉ riêng Phật tự mình thuyết giảng, chủ yếu ở trong Tăng đoàn, cho nên hơn hẳn.”
Còn dựa theo kinh Niết bàn nói: “Như hộ trì giới trọn vẹn cho đến suốt đời, dù mạng chung cũng không cố tình vi phạm. Đức Phật nói thí dụ rằng: Như một la sát theo người vượt qua biển rộng cứ cầu xin chiếc túi phao. Người vượt biển đáp rằng: Thà giết chết thân mạng chứ chiếc phai thì không được. La sát lại nói: Không bằng lòng cho hết thì có thể làm ơn ban cho một nửa túi phao. Người ấy vào lúc bấy giờ cũng không cho. Như vậy lần lượt cho đến xin chỉ một mảy nhỏ. Người ấy vào lúc bấy giờ ngay cả mảy nhỏ cũng không cho. Bồ Tát ma ha tát lúc trì cấm giới cũng lại như vậy, La sát phiền não cúi giục làm cho Bồ Tát phạm vào bốn trọng giới, bảo vệ các khinh giới còn lại nhưng Bồ Tát không nghe theo. Khuyên phâm vào lỗi Tăng tàn, Bồ Tát không đồng ý. Khuyên phạm vào lỗi Ba dật đề, Bồ Tát không bằng lòng. Khuyên phạm vào lỗi Đề xá ni, Bồ Tát không chấp nhận. Khuyên phạm vào lỗi Đột cát la, Bồ Tát không thuận theo.”
Vì vậy trong kinh nói: “Bồ Tát ma ha tát giữ gìn bốn trọng giới cho đến Đột cát la, kính trọng kiên cố như nhau chứ không có gì sai khác. Phát ra lời nguyện rằng: Thà lấy thân này lao vào hố sâu lửa dữ rừng rực, chứ suốt đời không hủy phạm cấm giới của chư Phật ba đời, cùng với các nữ cư sĩ mà làm điều bất tịnh. Lại phát nguyện rằng: Thà dùng sắt nóng quấn quanh thân mình, chứ suốt đời không dám dùng thân phá giới nhận lấy y phục của đàn việt tín tâm. Lại phát nguyện rằng: Thà dùng miệng này nuốt viên sắt nóng, chứ suốt đời không dám dùng miệng phá giới ăn những đồ ăn thức uống của đàn việt tín tâm. Lại phát nguyện rằng: Thà để thân này nằm trên sắt nóng rực lửa, chứ suốt đời không dám dùng thân phá giới nhận lấy giường chiếu chăn màn của đàn việt tín tâm. Lại phát nguyện rằng: Thà dùng thân này nhận chịu ba trăm mũi kiếm, chứ suốt đời không dám dùng thân phá giới nhận lấy thuốc thang chữa trị của đàn việt tín tâm. Lại phát nguyện rằng: Thà dùng thân này lao vào vạc sắt nóng, chứ suốt đời không dám dùng thân phá giới nhận lấy phòng ốc của đàn việt tín tâm. Lại phát nguyện rằng:
Thà dùng chày sắt đánh nát thân này khiến như cát bụi, chứ suốt đời không dám dùng thân phá giới nhận sự lễ lạy của đàn việt tín tâm. Lại phát nguyện rằng: Thà dùng sắt nóng móc hai mắt mình, chứ không dùng tâm nhiễm ô tham nhìn sắc đẹp; thà dùng dùi sắt đâm chọc khắp hai tai, chứ không dùng tâm nhiễm ô nghe nhận các âm thanh; thà dùng dao sắc cắt bỏ mũi mình, chứ không dùng tâm nhiễm ô tham đắm theo các mùi hương; thà dùng dao sắc cắt bỏ lưỡi mình, chứ không dùng tâm nhiễm ô tham đắm theo những vị ngon; thà dùng rùi sắc chặt đứt thân mình, chứ không dùng tâm nhiễm ô tham đắm theo những sự xúc chạm. Tại vì sao? Bởi vì những nhân duyên này có năng lực làm cho hành giả rơi vào địa ngục ngạ quỷ súc sanh.
Lại phát nguyện rằng: Bồ Tát hộ trì các cấm giới như vậy rồi, tất cả đem giúp cho hết thảy chúng sanh, nguyện làm cho chúng sanh đạt được giới thanh tịnh, không làm tổn thất đến giới, không giảm sút giới, tùy thuận với giới, cuối cùng là giới, thành tựu đầy đủ giới Ba la mật. Lúc Bồ Tát ma ha tát tu trì giới thanh tịnh như vậy, thì được trú vào phần vị Bất Động Địa thứ nhất.”
Lời thuật lại: Bồ Tát đã có thể kiên quyết giữ gìn cấm giới đạt được quả bất thối như vạy, nay khuyến khích đạo tục có ai có thể ngưỡng mộ, thuận theo thọ ba tụ tịnh giới- mười vô tận giới-hai mươi bốn giới và tất cả các giới thuộc tại gia hay xuất gia, như hai trăm năm mươi giới hoặc năm trăm giới…, đều có thể giữ gìn trọn vẹn, là Phật tử thật sự, mở cánh cửa Phật tánh, tiến vào đạo Niết bàn.
Còn trong kinh Thập Luân nói: “Hoặc có người hỏng giới mà kiến không hủy hoại thì ở trong Thánh đạo có thể đảm nhận được pháp khí”. Bốn câu phân biệt rõ ràng, suy nghĩ ý nghĩa có thể biết rõ. Do đó trong kinh Niết bàn nói: “Đối với Thừa mà trì hoãn thì mới gọi là trì hoãn, đối với Giới mà trì hoãn thì không gọi là trì hoãn.” Cũng có bốn câu phân biệt rõ ràng có thể biết.
Còn trong kinh Biện Ý Trưởng Giả Tử nói: “Đức Phật giảng giải cho con trai của Trưởng giả Biện ý, cần phải có năm việc làm sẽ được sanh lên cõi trời, mà dùng kệ tụng rằng:
Không sát sinh cảm được sống lâu,
Không có bệnh tật thường giải thoát,
Tất cả được địa vị cõi trời,
Thân yên ổn rạng rỡ vô cùng.
Không trộm cắp thường được giàu có,
Tiền của châu báu đều tự nhiên,
Bảy báu làm cung đện rực rỡ,
Tâm vui vẻ luôn luôn tốt lành.
Nam và nữ đều không tà dâm,
Thân thể sáng ngời luôn sạch sẽ,
Sanh ra thường đứng đắn trang nghiêm,
Đức hạnh tự nhiên thật rõ ràng.
Không lừa dối giọng nói sang sảng,
Lời nói thường thông minh nhanh nhạy,
Bàn luận không bao giờ nói lắp,
Nói ra được mọi người tôn trọng.
Rượu thịt không đưa vào trong miệng,
Không có ý sai lầm tán loạn,
Nếu đang ở nơi đã sinh ra,
Trời người thường tôn trọng giữ gìn.
Nếu sau khi thọ mạng chấm dứt,
Hai mươi lăm vị thần đón tiếp,
Năm phước tự nhiên quy tụ đến,
Hình bóng sáng ngời thật rực rỡ.”
Còn trong luận Đại trang nghiêm nói: “Xưa có gia đình Chiên Đà Lợi sanh được bảy người con trai, sáu người anh đều đạt được quả vị Tu đà hoàn, chỉ riêng người em út vẫn ở địa vị phàm phu. Người mẹ thuộc tầng lớp Chiên Đà Lợi, chính mình đạt được quả vị A-na-hàm. Anh em gồm bảy người đều giữ năm giới, nước ấy theo lệ thông thường thì tầng lớp Chiên Đà Lợi sẽ làm công việc giết người, trai gái trong nước phạm tội giết hại-trộm cắp-tà dâm và những tội nặng khác, đều sai tầng lớp Chiên Đà Lợi giết chết người phạm tội. Lúc ấy Quốc Vương cho gọi người anh cả nhà ấy nói rằng: Có kẻ phải chết, ông hãy đi giết chết kẻ ấy. Người anh cả xin phép tự trình bày: Chỉ mong rộng lòng tha thứ, tôi thọ năm giới giữ thân cẩn thận, thậm chí sâu kiến cũng không dám giết hại, không thể nào làm điều sai trái, thà tự giết chết mình chứ không dám phạm giới. Lúc ấy nhà vua nổi giận truyền lệnh đem đến chợ chém đầu. Lại thưa với nhà vua rằng: Thân là dân của nhà vua, tâm là tâm của tôi, tùy ý nhà vua muốn giết, nhưng giết chết tâm tôi thì không được, kính cẩn nghe theo mạng lệnh của nhà vua lập tức khiến cho bêu đầu. Sau đó cho gọi những người em, cả năm người đều nói: Thọ giới không dám làm việc giết hại. Nhà vua giận dữ vô cùng, sai giết chết cả năm người. Tiếp đến lại cho gọi người em út, hai mẹ con cùng đến. Nhà vua thấy người mẹ đến lại giận gấp bội, hỏi rằng: Trước đây giết sáu người con mà mẹ không đưa đi, nay cho gọi người con út, tại sao lại đến? Người mẹ nói: Mong lắng nghe đôi lời để tự mình nói rõ lý lẽ, sáu người con trước đây đều đạt được đạo quả Tu đà hoàn, cho dù Đại Vương làm cho thân sáu người đó nát vụn như cát bụi nhưng hoàn toàn không dấy lên ác niệm bằng một mảy lông, nay người con út này còn ở địa vị phàm phu, thân tuy tu thiện nhưng chưa đạt được đạo pháp, đã chưa đạt được Thánh đạo thì có lẽ có thể thất ý, sợ mạng lệnh của nhà vua, tiếc mạng sống của mình, phá hỏng giới làm việc giết người, đến lúc thân mạng chấm dứt vào trong Đại địa ngục, vì nghĩ thương cho con mà phải đưa đến đây. Nhà vua lại hỏi người mẹ: Sáu người con chết trước đây đều đạt được quả Tu đà hoàn chăng? Đáp rằng: Tất cả đều đắc đạo. Nhà vua lại hỏi người mẹ: bà mẹ đạt được đạo quả gì? Đáp rằng: Đạt được đạo quả A-na-hàm. Nhà vua nghe lời nói này tự nhiên ngã nhào xuống đất than thở tự trách mình, mình gây ra nguồn gốc của tội lỗi, vì vậy không được yên ổn. Ngay sau đó tự mình sắp xếp đầy đủ hương hoa-củi lửa, mang 6 thi thể mà hỏa thiêu, xây dựng 6 tòa tháp để cho mọi người cúng dường cung kính. Nhà vua tự mình mỗi ngày sám hối ba lần, lại xuất tiền bạc đồ vật cung cấp cho bà mẹ của sáu người, còn đến ngày trai luôn luôn sám hối, cầu mong tội lỗi được giảm bớt tránh khỏi chốn địa ngục khổ đau.”
Do đó trong kinh Niết bàn nói: “Đạt được quả vị Tu đà hoàn tuy sanh vào đất nước xấu ác, nhưng nhờ vào đạo lực cho nên vẫn trì giới vốn có không gây ra những lỗi lầm như giết hại-trộm cắp-tà dâm-nói dối-uống rượu.”
Còn trong kinh Tạp Bảo tạng nói: “Xưa có Tôn giả chứng quả A La Hán tên là Kì Dạ Đa, lúc Đức Phật diệt độ, sau 700 năm, sanh vào nước Kế Tân. Lúc ấy ở nước Kế tân có một con rồng hung dữ, tên gọi A Lợi Na, gây ra nhiều tai hại. Lúc ấy có hai ngàn La Hán, tất cả dùng hết thần lực, xua đuổi con rồng này, khiến ra khỏi biên giới quốc gia. Trong đó có một trăm La Hán, dùng thần thông lay động mặt đất; lại có năm trăm người phóng ra ánh sáng rộng lớn; lại có năm trăm người nhập thiền định kinh hành, mọi người đều dùng hết thần lực của mình nhưng không thể nào làm cho con rồng nhúc nhích. Lúc ấy Kì Dâ-đa, cuối cùng đi đến nơi hồ nước con rồng trú ngụ, bật ngón tay ba lần và nói: Này rồng, nay ông hãy đi nơi khác, không được cư trú nơi này. Con rồng lập tức đi nơi khác chứ không dám ở lại. Lúc bấy giờ hai ngàn La Hán nói với Tôn giả rằng: Chúng tôi và Tôn giả, đều đạt được Pháp thân giải thoát lậu tận, tất cả đều bình đẳng, nhưng mà chúng tôi đều dùng hết thần lực của mình vẫn không thể nào làm cho nhúc nhích, vì sao Tôn giả bật ngón tay ba lần mà khiến cho con rồng rời xa vào trong biển rộng như vậy? Lúc ấy Tôn giả trả lời rằng: Tôi từ lúc còn là phàm phu cho đến bây giờ thọ trì cấm giới, cho dù Đột cát la nhưng tâm hộ trì bình đẳng, giống như bốn giới trọng không có khác gì; còn mọi người bây giờ, sở dĩ không thể nào lay chuyển được con rồng này, là vì thần lực không như nhau cho nên không có năng lực lay chuyển.”
Còn trong kinh Hiền Ngu nói: “Lúc ấy có Tỳ kheo khất thực trì giới thanh tịnh, có một đệt ử còn là Sa di, hộ trì cấm giới cho dù mất mạng cũng không phạm. Có một Ưu bà tắc, thường xuyên thỉnh vị thầy đó, hằng ngày khỏi phải lo thức ăn, cứ đến nơi cúng dường. Lúc ấy cả nhà Ưu bà tắc cùng đến nơi khác thăm viếng họ hàng, chỉ để lại một cô con gái giữ nhà, quên không đưa thức ăn đến. Lúc bấy giờ Tôn giả sợ rằng giờ ăn hằng ngày sẽ muộn, liền bảo với Sa di: Con đi đến nhà ấy lấy thức ăn. Sa di khéo léo giữ gìn oai nghi đến nhà ấy gõ cửa, cô con gái hỏi là ai? Đáp rằng: Sa di đến lấy thức ăn cho thầy, cô gái trong lòng hoan hỷ nghĩ rằng nguyện ước của mình thỏa mãn rồi, liền đi ra mở cửa. Cô gái này đoan chánh, dung mạo xinh đẹp vô cùng, tuổi mới 16, ngọn lửa dâm dục bốc cao, ở trước mặt Sa di làm ra những điệu bộ lẳng lơ, đưa mày liếc mắt ngắm bóng soi hình, hiện rõ tướng trạng của sự nhiễm dục. Sa di thấy rồi nghĩ rằng: Cô gái này là có bệnh co giậtbệnh mất trí chăng, hay là cô gái này đang bị phiền não vô dục chi phối muốn quấy nhiễm làm hỏng giới hạnh thanh tịnh của mình chăng? Nghĩ vậy rồi kiên quyết giữ gìn oai nghi sắc mặt không thay đổi. Lúc ấy cô gái liền rạp lạy sát đất, bày tỏ với Sa di rằng: Em thường nguyện ước nay đã đến lúc, em luôn luôn hướng về chàng mong có sự trình bày, nhưng chưa gặp được dịp thuận tiện yên ổn, nghĩ rằng chàng đối với em cũng thường có ý, nên bằng lòng với em, en ở trong nhà này có nhiều châu báu ngọc ngà, giống như kho báu cung trời Tỳ Sa Môn, nhưng mà không có chủ, chàng hãy đồng ý làm chủ ngôi nhà này, em làm đầy tớ cung cấp cho chàng sai khiến, nhất định đừng xa cách em, cho em thỏa mãn ước nguyện!
Trong lòng Sa di nghĩ rằng: Mình có tội lỗi gì mà gặp phải duyên ác như vậy, nay mình thà xả bỏ thân mạng chứ không thể nào phá hủy giới cấm. Lại tiếp tục tư duy: Nếu như mình trốn chạy đột ngột thì cô gái với tâm tràn trề dục vọng sẽ vất bỏ sự hổ thẹn, chạy ra ngoài lôi kéo và phỉ báng mình, người đi đường trông thấy sẽ không khỏi điều ô nhục xấu xa, nay mình nên xả bỏ mạng sống ở tại nơi này. Lúc ấy tìm cách thuận tiện nói với cô gái rằng: Đóng chặt cửa ngõ, tôi vào một phòng làm những điều cần thiết. Cô gái liền đóng cửa. Sa di đi vào phòng, đóng chặt cửa ra vào, nhặt được một con dao nhỏ, tâm rất hoan hỷ, cởi y phục trên thân đặt trên giá, chắp tay quỳ hướng về nơi Đức Phật Niết bàn, tự lập thệ nguyện: Nay con không rời bỏ Phật-Pháp-tăng, không rời bỏ Hòa thượng A xà lê, cũng không rời bỏ giới hạnh, mà chính là trì giới phải xả bỏ thân mạng này, nguyện sanh đến nơi nào cũng được xuất gia học đạo, tu phạm hạnh thanh tịnh trừ hết phiền não thành tựu đạo quả. Liền dùng dao cắt cổ mà chết, máu chảy lai láng trên thân.
Lúc ấy cô gái cảm thấy quái lạ bèn chầm chậm đi đến cửa xem thử, thấy cửa không mở, gọi không có tiếng đáp lại, mới tìm cách mở cửa, thấy Sa di đã chết nên mất đi vẻ mặt ban đầu, tâm dục vọng liền ngừng lại, xấu hổ buồn phiền vô cùng, tự vò đầu bứt tóc cào rách mặt mày, quằn quại giữa bụi đất, gào khóc đau xót tuôn trào dòng lệ, mê man bất tỉnh. Người cha đúng lúc ấy trở về gõ cửa gọi con gái, cô con gái im lặng không trả lời. Người cha cảm thấy quái lạ vì sự yên lặng ấy, sai người phá cửa. Cửa mở nhìn thấy con gái như vậy, liền hỏi con gái rằng: Con vì sao như vậy? Cô gái im lặng không trả lời, tâm tự tư duy: Nếu mình trả lời thật thì rất đáng hổ thẹn; nếu nói Sa di làm nhục mình, thì phỉ báng người lương thiện phải đọa vào địa ngục, nhận chịu tội báo vô cùng tận, không nên lừa dối mới đúng. Liền lấy sự thật mà trả lời, kể lại đầy đủ nguyên cớ trước đó. Người cha nghe con gái nói, tâm không có gì kinh sợ, liền bảo với con gái rằng: tất cả các pháp đều là vô thường, con đừng lo sợ. Ngay sau đó đi vào trong phòng thấy thi thể Sa di, máu đều nhuộm đỏ giống như cây chiên đàn, liền đến phía trước làm lễ ca ngợi rằng: Lành thay người hộ trì giới pháp của Phật mà có thể xả bỏ thân mạng! Chuyển thi thể Sa di đến nơi bằng phẳng, gom các loại gỗ thơm để làm lể hỏa táng cúng dường. Người cha lập tức thỉnh vị thầy nói về pháp vi diệu cho tất cả đại chúng biết, tất cả mọi người thấy nghe đều phát tâm bồ đề.”
Phần thứ ba: TAM QUY
Phần này có 6 mục: Thuật ý, Công năng, Thần vệ, Quy ý, Thọ pháp, Đắc thất.
Thứ nhất: Thuật Ý
Tam bảo ứng hóa tùy theo căn cơ mà cảm lợi ích, một âm diễn thuyết tùy loại có thể hiểu biết giống nhau. Vì vậy trong Luận nói: “Quy y Phật, đó gọi là năm phần Pháp thân của Nhất thiết trí. Quy y Pháp, đó gọi là Niết bàn Diệt đế. Quy y Tăng, đó gọi là nơi không còn thân tự tha-công đức-học-vô học của các bậc Thánh Hiền. Tức là nơi phiền não phân biệt tự-tha diệt hết không còn gì, cho nên nói nơi cuối cùng không còn.” Do đó trong kinh Bát Nhã nói: “Tất cả Thánh nhân đều lấy pháp vô vi mà có được tên gọi”. Vô vi tức là nhân khác của vô lậu. Bởi vì Tam bảo này thường trú ở thế gian, không bị pháp thế gian làm cho từ từ suy thoái, vì vậy gọi là bảo. Như giữa thế gian thì châu báu được chúng sinh coi trọng, nay Tam bảo này làm nơi quay về nương tựa của bảy chúng ba Thừa và các chúng sanh, cho nên gọi là Tam Quy.
Thứ hai: Công Năng
Như kinh Hy Hữu Giảo Lượng Công Đức nói: “Lúc bấy giờ Trưởng lão A-nan hướng vè Đức Phật mà thưa lời này: Nếu có người thiện namngười thiện nữ, có thể nói như vậy, nay con quy y Phật-quy y Pháp-quy y Tăng. Học có được bao nhiêu công đức, con thật sự chưa hiểu, chỉ nguyện Như Lai diễn thuyết phân biệt, khiến cho các chúng sanh có được sự thấy biết chính đáng!
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với A-nan rằng: Hãy lắng nghe kỹ càng và cố gắng suy nghĩ điều đó, Ta sẽ giải thích phân biệt rõ ràng cho ông. Giả sử người Tu đà hoàn đầy khắp cõi Diêm Phù Đề, ở đó có người thiện nam-người thiện nữ suốt một trăm năm, mang tất cả các loại vui sướng vốn có ở thế gian đều cung cấp giúp đỡ, lại dủng bốn sự cúng dường đầy đủ, cho đến sau khi diệt độ, thâu nhận xá lợi của họ xây tháo bảy báu, cúng dường như trước, ý ông nghĩ thế nào, được phước nhiều hay không? A-nan thưa với Đức Phật: Rất nhiều, thưa Đức Thế Tôn! Đức Phật bảo rằng: Không bằng người thiện nam-người thiện nữ dùng tâm thanh tịnh thuần phác phát ra lời nói như vậy: Nay con quy y Phật-Pháp-tăng. Công đức họ cảm được, đối với phước đức của người cúng dường kia, trăm phần không bằng một, ngàn phần vạn phần thậm chí toán số thí dụ cũng không nào sánh bằng phước đức của người quy y. Đức Phật bảo với A-nan: Giả sử người Tư đà hàm đầy khắp cõi Tây Cù Đà Ni, suốt hai trăm năm cúng dường như trước, cũng không thể nào sánh kịp. Giả sử người A-na-hàm đầy khắp cõi Đông Phất Bà Đề, suốt ba trăm năm cúng dường như trươc, cũng không thể nào sánh kịp. Giả sử các bậc A La Hán đầy khắp cõi Uất Đan Việt ở Bắc phương, suốt bốn trăm năm cúng dường như trước, cũng không thể nào sánh kịp. Giả sử các bậc Bích chi Phật đầy khắp bốn thế giới, suốt mười ngàn năm cúng dường như trước, cũng không thể nào sánh kịp. Giả sử chư Phật Như Lai khắp tam thiên Đại thiên thế giới, nếu có người thiện nam-người thiên nữ, trong hai vạn năm cúng dường như trước, tuy có được phước đức vô lượng vô biên không thể tính đếm, mà hãy còn không bằng có người dùng tâm thanh tịnh chân thành phát ra lời nói như vậy. Nay con quy y Phật-quy y Pháp-quy y Tăng. Công đức họ cảm được, hơn hẳn người trước trăm lần-ngàn lần-vạn lần không thể tính kể được, ngôn từ thí dụ tương tự không thể nào biết được số đó.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo với A-nan: Nếu có người có thể quy y Phật rồi-quy y Pháp rồi-quy y Tăng rồi, thậm chí trong khoảng thời gian bật ngón tay có thể tiếp nhận mười thiện, tiếp nhận rồi tu hành. Nhờ vào nhân duyên này mà cảm được công đức vô lượng vô biên. Nếu lại có người có thể một ngày một đêm tiếp nhận trai giới rồi, như thuyết tu hành, đã cảm được công đức hơn hẳn phước đức của người trước ngàn lần-vạn lần-trăm ngàn vạn lần, thậm chí toán số thí dụ cũng không thể nào tính được. Nếu có thể thọ trì năm giới, suốt cuộc đời mình, như thuyết tu hành, công đức đã cảm được hơn hẳn phước đức của người trước trăm lần-ngàn lần-vạn lânức lần, không phải toán số thí dụ mà có thể biết được. Nếu lại có người thọ Sa di giới-Sa di Ni giới, thì lại hơn hẳn so với trước. Nếu lại có người thọ Thức xoa ma na giới, thì lại hơn hẳn so với trước. Nếu lại có người thọ Đại giới Tỳ kheo Ni, thì lại hơn hẳn so với trước. Nếu lại có người suốt cuộc đời thọ Đại giới Tỳ kheo, tu hành không thiếu sót, thì lại hơn hẳn so với trước.
A-nan nghe giải thích về 3 nơi quy y cho đến suốt đời đạt được công đức vĩ đại, ca ngợi là chưa từng có, kinh này vi diệu không thể nghĩ bàn, nghĩa rõ ràng rất sâu xa, công đức to lớn, khó có thể suy nghĩ so sánh. Vì vậy Đức Phật dạy: Gọi là kinh Hy Hữu Hy Hữu, ông nên tôn trọng giữ gìn.”
Còn trong kinh Thiện Sanh nói: “nếu người thọ ba pháp tự quy, thì đã cảm được quả báo không thể cùng tận, như bốn kho báu to lớn nhân dân cả nước trong bảy năm ròng vận chuyển ra không hết, người thọ ba quy y thì phước thiện ấy hơn hẳn điều đó, không thể kể xiết.”
Lại trong kinh Giảo Lượng Công Đức nói: “trong bốn đại châu đầy người hcứng quả Nhị thừa, có người suốt đời cúng dường cho đến xây tháp, không bằng người nam-người nữ phát ra lời nói như vậy: Con tên là… quy y Phật-Pháp-tăng. Công đức họ cảm được, không thể nghĩ bàn, bởi vì trong mọi phước đức chỉ có Tam bảo là hơn hẳn. Nếu dấy lên hủy báng thì nhận chịu vô biên tội lỗi. Bởi vì thiện ác theo quy luật như nhau, Kì Vực và Điều Đạt cùng làm thân Phật chảy máu, do tâm thiện ác, làm cho thọ mạng đời kiếp giống nhau, mà khổ vui có khác biệt.”
Còn trong kinh Tạp A Hàm nói: “Cùng với Tu Đạt khiến thọ ba quy y cuối cùng sanh lên cõi trời. Có người mang thai vì con trong bào thai, thọ ba pháp tự quy, con sinh ra về sau có sự thấy biết chính đáng, lại dạy ba quy y. giả sử có nô tỳ ở nhà người ta mang thai sinh con, cũng fạy như vậy. Nếu mua nô tỳ có thể thọ ba quy y cùng với năm giới, sau đó mua người đó, chứ không thể không mua. Thậm ch1i xin vay, đưa ra nhưng dừng lại mà yêu cầu thọ ba quy y, sau đó hãy đưa cho họ. Nếu có người bố thí vật của Tam bảo, từ Thế Tôn nghe xưng danh chú nguyện là được sanh lên cõi trời. Đức Phật dạy: Lành thay! Như Lai có tri kiến Vô thượng, biết đích xác phương tiện đều được sanh lên cõi trời, cho nên biết công lực của ba quy y là to lớn nhất, không thể nào không thọ.”
Còn trong kinh Pháp cú Dụ nói: “Xưa kia Thiên Đế Thích đến lúc năm đức rời xa thân xuất hiện, tự biết mạng sống chấm dứt sẽ sanh xuống thế gian nhận chịu thai loài lừa ở nhà người thợ làm gốm, tự biết phước mình không còn cho nên vô cùng ưu sầu, tự nghĩ rằng người cứu giúp tai ách khổ đau trong ba cõi, chỉ có Đức Phật mà thôi. Ngay sau đó chạy nhanh đến chổ Phật, rập đầu làm lễ, nằm sát đất chí tâm thọ ba pháp tự quy mạng Phật-Pháp-Thánh chúng. Trong lú chưa đứng dạy thì thần thức bỗn nhiên thoát ra, liền đến nhà người thợ gốm làm con trong bụng lừa mẹ. Lúc ấy con lừa tự nhiên tuột dây buộc, chạy giữa phôi gốm chưa nung, phá hỏng đồ vật đang chờ nung. Người chủ nổi giận đánh con lừa, lập tức làm tổn hại đến bào thai, thần thức ấy liền trở về vào trong thân cũ, năm đức trở lại đầy đủ tiếp tục làm Thiên Đế. Đức Phật rời khỏi Tam muội, khen ngợi rằng: Lành thay Thiên Đế, có thể ở trong lúc mất mạng mà quy mạng 3 ngôi tôn quý, đau khổ đối diện đã hết không còn trải qua chịu khó chịu khổ nữa. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn dùng kệ khen ngợi rằng:
Các hành đều vô thường,
Gọi là pháp hưng-suy,
Có sinh thì có chết,
Diệt này là vui.
Ví như người thợ gốm,
Nhào đất làm đồ vật
Tất cả cần phải hoại,
Mạng người cũng như vậy.
Đế Thích nghe bài kệ, biết sự quan trọng của vô thường, thông suốt sự biến đổi của tội phước, hiểu rõ gốc rễ của hưng suy, tôn trọng 6 công hạnh của tịch diệt, hoan hỷ vâng mạng tiếp nhận đạt được đạo quả Tu đà hoàn.”
Còn trong kinh Tăng Hộ nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với Tỳ kheo Tăng Hộ: Ông ở trong biển đã thấy Long Vương, nhờ vào sự nghe pháp, tuy nhận chịu thân loài rồng, nhưng sau khi mạng chung sanh lên cõi trời Đâu Suất, mạng giữa cõi trời kết thúc được thọ thân người, đến lúc Di Lặc xuất thế làm Đại trưởng giả, tiền bạc của cải rất nhiều, là một Đại đàn việt, cúng đường công đức như vậy, huống hồ đệ tử của Ta xuất gia như pháp, ngồi thiền tụng kinh đầy đủ ba nghiệp, chắc chắn chứng đến Niết bàn. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn, không hỏi mà tự giải thích rằng:
Người quy y Đức Phật,
Cảm được nhiều tốt lành,
Trong tâm suốt ngày đêm,
Nhớ Phật không rời xa.
Người quy y Chánh Pháp,
Cảm được nhiều tốt lành,
Trung tâm suốt ngày đêm,
Nhớ Pháp không rời xa.
Người quy y Tăng Già,
Cảm được nhiều tốt lành,
Trong tâm suốt ngày đêm,
Nhớ Tăng không rời xa.”
Còn trong kinh Cựu tạp Thí Dụ nói: “Xưa Đức Phật Thích Ca đi đến cõi trời Đạo Lợi thứ hai thuyết kinh cho mẹ, lúc ấy có một người cõi trời thọ mạng sắp chấm dứt, có bảy sự việc ứng hiện rõ ràng: 1- Ánh sáng giữa đỉnh đầu không còn; 2- Hoa trang điểm phủ trên đầu úa tàn; 3- Sắc mặt thay đổi; 4- Trên y phục có bụi bẩn; 5- Dưới nách toát mồ hôi; 6- Thân hình gầy ốm; 7- Rời khỏi chỗ ngồi của mình. Người cõi trời liền tự tư duy: Sau khi thọ mạng chấm dứt, sẽ rời bỏ cõi trời vui sướng sanh xuống trần gian làm con trong bụng heo mẹ nhận chịu ghẻ lở ở nước Câu Di Na Kiệt. Vì vật rất ưu sầu không biết cách gì tránh được tội khổ này? Có người cõ trời cho biết rằng: Nay Đức Phật ở đây thuyết kinh cho mẹ, Đức Phật là bậc cứu thoát tất cả chúng sanh ba đời, chỉ có Đức Phật có năng lực diệt trừ tội nặng của ông, sao không đến quy y? Người cõi trời sắp chấm dứt thọ mạng lập tức đi đến nơi Đức Phật cúi rập đầu làm lễ, chưa kịp thưa hỏi, Đức Phật đã bảo với người cõi trời rằng: Tất cả mọi vật đều quy vè vô thường, ông xưa nay đã biết điều đó, tại sao phải ưu sầu? Người cõi trời thưa với Đức Phật rằng: thưa Đức Thế Tôn! Tuy con biết phước cõi trời không thể còn mãi được, nhưng tiếc là xa rời này sẽ làm con trong bụng heo mẹ; vì đây là điều ác hiểm, chứ thọ thân loài người thì không có gì là sợ hãi. Đức Phật dạy: Muốn thoát khỏi thân loài heo thì nên thuận theo ba pháp tự quy, nói rằng: Nam mô Phật-nam mô Pháp-Nam mô Tỳ kheo tăng, quy mạng phật-quy mạng Pháp-quy mạng -Tỳ kheo tăng; mỗi ngày ba lần như vậy. Người cõi trời nghe theo lời Đức Phật dạy, sớm khuya chí tâm tự quy y, sau đó bảy ngày thọ mạng cõi trời chấm dứt, thần thức đi đến nước Duy Da Ly làm con của Trưởng giả, ở trong bào thai của mẹ, mỗi ngày ba lần tự quy y. Lúc mới sanh ra, cũng quỳ xuống tự quy y. Người mẹ sinh đẻ mà thân lại không có vấy bẩn gì, người hầu hạ bên cạnh mẹ sợ hãi mà bỏ chạy, mẹ cũng hết sức cảm thấy quái lạ vì trẻ mới sanh ra đã nói được, cho là tà ma mê hoặc, ý muốn giết chết đứa trẻ. Sau đó tự nghĩ rằng: Mình không có con trai nối dõi, nếu giết chết đứa trẻ này thì cha nó nhất định phải làm cho mình đau khổ. Liền trình bày đầy đủ lý do ấy với Trưởng giả. Cha đứa trẻ nói: Đừng, đừng làm vậy, đứa trẻ này không phải là người phàm tục, người sống trăm tuổi hãy còn không biết quy y, huống hồ trẻ thơ mới sanh ra mà có thể tự mình xưng niệm Đức Phật, hãy nuôi nấng chăm sóc thật tốt, không được khinh mạn tùy tiện. Đức trẻ dần lớn lên, 7 tuổi cùng với bạn bè ngang tuổi chời đùa ở bên đường, lúc ấy các đệ từ Đức Phật là Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên đúng lúc đi bên cạnh đứa bé, đứa bé nói: Con chào Hòa thượng. Đứa trẻ nói: Đạo nhân không biết con chăng, Đức Phật ở trên cõi trời thuyết kinh cho mẹ, lúc ấy con là người cõi trời sẽ xuống trần gian làm heo, nghe theo lời Đức Phật dạy bảo thọ pháp tự quy y được làm người, Ngài lẽ nào không biết hay sao? Xá-lợi-phất liền nhập thiền định cũng tìm biết được, liền chú nguyện cho đứa bé. Gia đình đứa bé đó thỉnh Phật và Tăng cúng dường xong, Đức Phật thuyết pháp cho nghe, cha mẹ và bà con nội ngoại của đứa bé lập tức đều đạt đến phần vị A duy việt trí, chính là nhờ phước thiện tự quy y.”
Thứ ba: Thần Vệ (thần bảo vệ).
Dựa theo kinh Thất Phật nói: Người thọ ba quy y có chín thiện thần bảo vệ cho người thực hành. Chín thiện thần là vị nào?
Quy y Phật có 3 thiện thần: 1- Tên là Đà Ma Tư Na; 2- Tên là Đà Ma Bà La Na; 3- Tên là Đà Ma Lưu Chi. Quy y Pháp có 3 thiện thần: 1- Tên là Pháp bảo; 2- Tên là Ha Trách; 3- Tên là Biện Ý. Quy y Tăng có 3 thiện thần: 1- Tên là Tăng Bảo; 2- Tên là Hộ Chúng; 3- Tên là An Ẩn.”
Còn dựa theo kinh Quán Đảnh nói: “Đức Phật ở tại nước Xá Vệ thuyết pháp cho đại chúng, vào lúc ấy có một ngoại đạo là Phạm Chí Lộc Đầu, đi đến nơi Đức Phật cúi rập đầu làm lễ, quỳ xuống chắp tay thưa với Đức Phật rằng: Nghe Đấng Cù Đàm đã lâu, danh tiếng truyền tụng khắp nơi, nay muốn từ bỏ pháp học của ngoại đạo mà thọ ba pháp tự quy y và năm giới pháp. Đức Phật dạy: Lành thay, lành thay, Phạm chí! Ong có thể từ bỏ ngoại đạo mà quy mạng với Ta, nên tự mình ăn năn hối lỗi, tội lỗi của sanh tử, trải qua vô lượng đời kiếp, không thể nào tính kể được. Phạm chí nói: Thưa vâng, thọ giáo lập tức thanh tịnh thân khẩu ý. Lại phát ra lời nói như vậy: Chỉ nguyện Đức Thế Tôn bảo với Phạm Chí: Ông có thể nhất tâm trải qua ba pháp tự quy y rồi, Ta sẽ vì ông và mọi người khắp mười phương, khuyên nhủ Thiên đế Thích sai phái các quỷ thần, để bảo vệ người nam-người nữ thọ ba pháp quy y. phạm chí nhân đó thưa hỏi Đức Phật rằng: Những vị đó là quỷ thần nào vậy? Con mong muốn được nghe, và mở mang làm thay đổi những người thọ pháp quy y khắp mười phương. Đức Phật dạy: Thiên thần Quán Đảnh như vậy, nay Ta sẽ vì ông nói sơ lược về 36 bộ Thần Vương.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Bất-la-bà (Hán nói là Thiện Quang) chịu trách nhiệm về tật bệnh.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần tên gọi Di-lật-đầu bà-ha-sa (Hán nói là Thiện Minh) chịu trách nhiệm về đau đầu.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Sa-la-ba (Hán nói là Thiện Lực) chịu trách nhiệm về lạnh-nóng.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Chiên-đà-la (Hán nói là Thiện Nguyệt), chịu trách nhiệm về đầy bụng.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Đà-lợi-xa (Hán nói là Thiện Hiện) chịu trách nhiệm về ung nhọt-phù thủng.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Ha-lâu-ha (Hán nói là Thiện Cung) chịu trách nhiệm về điên cuống.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Già-sa-đế (Hán nói là Thiện Xả) chịu trách nhiệm về ngu si.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Chí-ni-đa (Hán nói là Thiện Tịch) chịu trách nhiệm về sân giận.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Đêbà-tát (Hán nói là Thiện Giác) chịu trách nhiệm về dâm dục.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Đề-ba-la
(Hán nói là Thiện Thiên) chịu trách nhiệm về tà ma quỷ quái.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu ha-bà-đế (Hán nói là Thiện trú) chịu trách nhiệm về thương vong.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Bất-nhã-la (Hán nói là Thiện Phước) chịu trách nhiệm về phần mộ.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu tất-xà-già (Hán nói là Thiện Thuật) chịu trách nhiệm về bốn phương.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Già-lệ-bà (Hán nói là Thiện Đế) chịu trách nhiệm về oan gia thù hận.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu La-xà-giá
(Hán nói là Thiện Vương) chịu trách nhiệm là trộm cắp.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Tu-càn-đà (Hán nói là Thiện Hương) chịu trách nhiệm về người cho vay.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Đàn-na-ba (Hán nói là Thiện Thí) chịu trách nhiệm về giặc cướp.
Tứ Thiên Thượngsai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Chi-đa-na (Hán nói là Thiện Ý) chịu trách nhiệm về bệnh dịch ác hiểm.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu la-bà-na (Hán nói là Thiện Cát) chịu trách nhiệm về năm loại bệnh truyền nhiễm.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Tam-hátma-da (Hán nói là Thiện San) chịu trách nhiệm về sâu bọ ăn xác chết.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Tam-ma-đà (Hán nói là Thiện Điều) chịu trách nhiệm về chú ý gắn bó với nhau.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Lệ-đế-đà (Hán nói là Thiện Bị) chịu trách nhiệm về chú ý khôi phục.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Ba-lợi-đà
(Hán nói là Thiện Phóng) chịu trách nhiệm về dẫn lối cho nhau.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Ba-lợi-na( Hán nói là Thiện Tịnh) chịu trách nhiệm về đồng bọn hung ác.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Kiền-già-địa (Hán nói là Thiện Phẩm) chịu trách nhiệm về các loài sâu độc.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Tỳ-lê-đà (Hán nói là Thiện kết) chịu trách nhiệm về sự dợ hãi.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Chi-đầu-na (Hán nói là Thiện Thọ) chịu trách nhiệm về tai nạn nguy hiểm.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Già-lâm-ma (Hán nói là Thiện Du) chịu trách nhiệm về sinh sán.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu A-lưu-già
(Hán nói là Thiện Nguyện) chịu trách nhiệm về quan quyền.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Xá-lợi-đà (Hán nói là Thiện Nhân) chịu trách nhiệm về lời nói tranh luận.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu A-già-đà (Hán nói là Thiện Chiếu) chịu trách nhiệm về lo âu sầu muộn.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu A-ha-sa (Hán nói là Thiện Sanh) chịu trách nhiệm về những điều không yên ổn.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Bà-hòa-la (Hán nói là Thiện Chí) chịu trách nhiệm về những điều kỳ quái.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Ba-lợi-la (Hán nói là Thiện Chí) chịu trách nhiệm về những điều kỳ quái.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Ba-lợi-na (Hán nói là Thiện Tạng) chịu trách nhiệm về ganh ghét.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Chu-đà-na (Hán nói là Thiện Âm) chịu trách nhiệm về sự nguyền rủa.
Tứ Thiên Thượng sai phái vị thần, tên gọi Di-lật-đầu Vi-đà-la (Hán nói là Thiện Diệu) chịu trách nhiệm về sự thỏa mãn mong cầu.
Đức Phật bảo với Phạm Chí: Đây là Thần Vương của 36 bộ quỷ thần, những thiện thần này gồm có vạn ức hằng sa quỷ thần để làm quyến thuộc, âm thầm thay đổi phạm vi cho nhau, để bảo vệ những thế hệ người nam-người nữ thọ pháp ba quy y. Nên viết tên gọi của Thần Vương mang vào trên thân, đi lại ra vào không có gì sợ hãi, loại trừ tà ma xấu ác, tiêu diệt mọi điều bất thiện. Phạm Chí nói: Thưa vâng, Đấng cao quý nhất trong mọi điều cao quý (bậc Thiên Trung Thiên).” Thứ tư: Quy Y (ý nghĩa quy y).
Như kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Trưởng giả Thiện Sanh nói: Như Đức Phật giải thích trước đây, có người đến cần xin, nên trước hết dạy cho thọ ba quy y, sau đó mới giúp cho là thế nào? Thế nào gọi là ba quy y? Đức Phật dạy: Này người thiện nam! Bởi vì san bằng những đau khổ, đoạn trừ các phiền não, thọ nhận niềm vui tịch diệt Vô thượng. Vì nhân duyên này mà thọ ba quy y. như ông đã hỏi, thế nào là ba quy y, đó có nghĩa là Phật-Pháp-Tăng. Phật là bậc có năng lực thuyết giảng về nhân hủy diệt phiền não mà được giải thoát thực sự. Pháp chính là cách hủy diệt nhân của phiền não mà giải thoát chân thật. Tăng là người vâng theo phương pháp tiếp nhận phá tan nhân của phiền não mà được giải thoát đích thực. Hoặc có người giải thích rằng: Nếu như vậy thì chính là một quy y. ngiã này không đúng, tại vì sao? Bởi vì Như Lai xuất thế và không xuất thế, Chánh pháp thường có mà không hề phân biệt, Như Lai xuất thế rồi thì có phân biệt, vì vậy cần phải quy y Phật riêng biệt. Như Lai xuất thế và không xuất thế, Chánh pháp thường có nhưng không có người thọ trì, Như Lai xuất thế rồi thì có người thọ trì, vì vậy cần phải quy y Pháp riêng biệt. Như Lai xuất thế và không xuất thế, Chánh pháp thường có mà không có người thọ nhận, Như Lai xuất thế rồi thì có người thọ nhận, chúng đệ tử của Đức Phật có thể vâng lời thọ nhận, ví vậy cần phải quy y Tăng riêng biệt. Chánh đạo giải thoát, đó gọi là Pháp. Không có thầy chỉ tự mình giác ngộ, đó gọi là Phật. Có năng lực tiếng nhận đúng như pháp, đó gọi là Tăng. Nếu không có ba quy y, thì tại sao nói có bốn niềm tin bất hoại?”
Còn trong luận Tát Bà Đa: “Hỏi: Thế nào là quy? Thế nào là thu? Đáp rằng: Quy là phần ít của Diệt đế, thú là lời nói của miệng. Lại có nơi giải thích: Thú chính là tâm có thể phát khởi qua lời nói của miệng. Lại có nơi giải thích: Tin pháp này thích hợp đó gọi là thú. Hỏi: Quy ấy là quy y Sắc thân, hay là quy y Pháp thân vậy? Đáp: Quy y Pháp thân. Hỏi: Nếu như vậy tại sao hủy hoại Sắc thân lại phạm vào nghịch tội? Đáp: Sắc thân là bộ máy của Pháp thân cho nên làm hại thì mang nghịch tội. Hỏi: Quy y Phật là chỉ quy y một vị Phật, hay là tất cả chư Phật ba đời vậy? Đáp: Chư Phật cùng một Pháp thân cho nên cần phải quy y tất cả, chứ không chỉ quy y một mình Đức Phật Thích Ca, tuy chỉ duyên vào một vị Phật làm cảnh giới, mà lúc phát ra lời nói thì theo lý cần phải quy y tất cả chư Phật; ngoài ra Pháp và tăng theo lý cũng quy y tất cả. Hỏi: Cảnh giới của Phật và Pháp thì vô lượng vô biên, tại sao chỉ nói có ba loại chứ không thêm không bớt vậy? Đáp: Nếu bỏ ba thuận theo cảnh thì cảnh phân biệt vô lượng vô biên, nếu bỏ cảnh thuận theo ba thì ba quy y thâu nhiếp tất cả, tức là bao gồm tất cả pháp giới.”
Còn luận về kinh Đại trang Nghiêm nói: “Xưa tôi từng nghe, có một Tỳ kheo, thường gặp phải trộm cướp, trong một ngày nọ kiên quyết đóng chặt cửa ngõ, tên trộm lại đi đến gõ mà gọi. Tỳ kheo đáp rằng: Lúc tôi trộm thấy ông thì vô cùng kinh sợ, ông có thể đưa tay vào trong cửa sổ kia, tôi sẽ lấy đồ vật đưa cho ông. Tên trộm liền đưa tay đặt vào trong cửa sổ, Tỳ kheo lấy dây trói vào cột trụ. Tỳ kheo cầm gậy mở cửa ra đánh cho một hồi rồi nói rằng: Quy y Phật. Tên trộm vì sợ hãi cho nên lập tức nói theo là quy y Phật. Lại đánh lần thứ ba, lại nói rằng: Quy y Tăng. Tên trộm lúc ấy sợ hãi cho nên nói quy y Tăng, liền tự mình tư duy: Nay Đạo nhân này có mấy thứ quy y, nếu như có nhiều thì chắc chắn không được tha cho. Thân thể đau đớn rã rời liền cầu xin xuất gia. Có người hỏi rằng: Trước đây ông làm kẻ trộm tạo ra những việc làm xấu xa, vì tai họa gì mà xuất gia tu đạo? Trả lời người kia rằng: Tôi cũng quan sát thấy được lợi ích của Phật pháp, sau đó xuất gia, ở ngày trước kia tôi gặp thiện tri thức, dùng gậy đánh tôi ba lần chỉ có một chút mạng sống còn lại không cắt đứt, Như Lai Thế Tôn thật sự là bậc Nhất thiết trí, nếu Ngài dạy cho đệ tử bốn pháp quy y, thì mạng sống của tôi hết đường, Đức Phật từ xa thấy được sự việc này, cho nên dạy Tỳ kheo đánh kẻ trộm ba lần, khiến cho tôi không chết, vì vậy chỉ nói ba quy y mà không nói bốn quy y.”
Thứ năm: Thọ Pháp.
Dựa theo luận Tỳ Ni Mẫu: “Ba quy y có năm loại: 1- Lọai bỏ tà vạy; 2- Năm giới; 3- Tám giới; 5- Mười giới; 5- Đại giới.” (Năm-támmười giới và ba quy y trở xuống dựa theo văn thọ thì tự nhiên khác nhau. Đại giới và ba quy y, lúc Đức Phật mới độ cho người chưa y theo pháp yết ma về trước, có người thọ ba quy y thì đắc giới, có người chỉ nói Thiện lai thì đắc giới. Nay trong tôn chỉ này chỉ trình bày về tin theo tà đạo đã lâu, bây giờ bắt đầu thay đổi tâm niệm quya về với Chánh đạo, Phật dạy trước hết thọ ba quy y sau đó mới sám hối, đó gọi là ba quy y loại bỏ tà vạy. Do đó luận Trí Độ nói: “Trước hết ba quy y sau đó bắt đầu sám hối. Nếu từ lâu đã tin Phật thì không cần phải trước hết thọ quy y. nhưng dựa theo năm giới-tám giới mà thọ ba quy y, trước hết hãy sám hối, sau mới thọ ba quy y, sau đó sẽ nói về giới tướng.”
Dựa theo luận Trí Độ: “Lúc chính thức sắp thọ giới cần phải tu dưỡng đầy đủ các oai nghi, đến trước mặt một người xuất gia, giới sư giảng giải cho biết về hai pháp thiện-ác, khiến cho nhận thức được tàchánh, phát sinh vui mừng-chán bỏ, mở mang tâm tư thần thức, sau đó mới trao truyền giới pháp cho họ, nói rằng:
Con tên là… nguyện suốt đời, quy y Phật-quy y Pháp-quy y Tăng (nói ba lần). Con tên là … nguyện suốt đời, quy y Phật rồi-quy y Pháp rồi-quy y Tăng rồi (nói ba lần). Ba quy y thứ nhất xong thì phát sinh thiện pháp, sau đó ba lần kết lại rồi, chỉ có thân miệng chứ không có giáo thuộc về mình.”
Vì vậy trong luận Tát Bà Đa nói: “Nếu tâm thiết tha chân thành thọ giới thì có đủ giáo và vô giáo. Nếu tâm khinh mạn thọ giới thì chỉ có giáo ấy, chứ không có vô giáo của mình. (Nói giáo và vô giáo, giống như là tác-vô tác giới.)”
Thứ sáu: Đắc Thất (được và mất).
Như trong luật Tát-bà-đa: Hỏi: Người ta vì cầu thọ pháp quy y mà hướng về, thì người này là đạt được pháp hay không? Đáp: Hoặc có chười đạt được, có người không đạt được, như cô gái Ca Thi bọ câm không thể nói được, người khác thọ thay thì đạt được; nếu tự mình có thể nói mà nhờ người khác thọ thay, thì không đạt được giới pháp quy y.”
Còn dựa theo kinh Đại tậo nói: “Người nữ thân mang thai sợ rằng thai nhi không yên ổn, trước hết thọ ba quy y rồi thì thai nhi không có điều gì tổn hại, cho đến sau khi sanh ra thì thân tâm hoàn thiện, được thiện thần che chở giúp đỡ.”
Hỏi: Chung và riêng thế nào? Đáp: Hai loại đều đạt được.
Vì vậy trong luật Thiện Kiến nói: “Thọ pháp có hai loại. Một là thọ riêng nói rằng: Con tên là … nguyện quy y Phật, quy y Phật rồ (Pháptăng cũng như vậy). Hai là thọ chung, chính là thọ pháp như trước.” Nếu Sư dạy nói quy y Phật, đệ tử đáp rằng: Không đúng, mà nói là thọ pháp như trước.” Nếu Sư dạy nói quy y Phật, đệ tử đáp rằng: Không đúng, mà nói là quy y Phất. Nếu Sư nói là Phật, đệ tử nói là Phất thì không thể nào thành tựu. Nếu Sư và đệ tử nói không đúng, thì không thành tựu ba quy y. nếu Sư dạy nói quy y Phật, đệ tử đáp rằng: Như vậy. Hoặc nói không ra khỏi miệng, hoặc nói theo Sư không đầy đủ, lại không nói tên họ của mình, cũng không giống nhau, không hiểu được lời nói của nhau thì không thành tựu. Nếu dựa vào sự việc dạy bảo hiểu được thì có thể thành tựu. Giống như người rợ Di rất thích sát sinh, giới sư tay cầm con dao để ví như súc sanh, nói rằng: Ông từ nay trở về sau không được tiếp tục giết hại như vậy, ông có thể giữ được hay không? Người Rợ Di gật đầu đáp rằng: Được. Cũng được thành tựu sự thọ giới.”
Hỏi: Trước và sau thế nào? Đáp: Như luận Tát-bà-đa nói: “Nếu đệ tử trước xưng Pháp-sau xưng Phật, thì không hiểu biết gì, không phải là ác tâm nói không theo thứ tự, thì đương nhiên không mang lỗi, mà cũng thành tựu ba quy y. Nếu trước đó có hiểu biết mà cố tình nói ngược lại thì mang lỗi, cũng không thành tựu ba quy y.”
Hỏi: Đối và thú là thế nào? Đáp: Như luận tát –bà-đa nói: “Thú là tất cả năm đường đều được thọ ba quy y, trừ ra địa ngục sâu nặng, đương nhiên ngoài địa ngục ra thì ở giữa núi rừng-dưới tán cây-đồng hoang trống trải-bên bờ biển-tù ngục tội nhẹ, đều có thể quy y thành tựu, mà không có pháp thọ giới.”
Còn trong luận Thành Thật: “Hỏi: Chúng sanh ở đường khác đạt được giới luật nghi hay không? Đáp: trong kinh nói những loài rồng cũng có thể thọ giới một ngày, cho nên biết là có thể có.”
Còn trong luận Thiện Kiến nói: “Những hàng rồng-thần có thể thọ ba quy y và năm giới hay không?” Đáp: Như luật Tát-ba-đa giải thích: “Các loài rồng và súc sanh vì nghiệp báo không hiểu biết gì, cho nên không thành tựu thọ giới, trừ ra trong ba kinh nói có thể thọ tám giới trai tịnh, chỉ tăng thêm thiện pháp chứ không đạt được trai tịnh.”
Còn như luật Tứ Phần nói: Rồng có thể thọ ba quy y, như ngững anh em người buôn chỉ có thể thọ ba quy y loại bỏ tà vạy chứ không có giới đó.” Tuy trong luật nói rồng-thần có thể thọ ba quy y, nhưng những loài này đều hiểu biết lời nói của con người, nhận thức được ý thú đó, mới cho phép thọ giới. Đương nhiên ngoại trừ những loài heo dê chó mèo nghêu sò ốc hến… ngu si, hoàn toàn không thể phát ý quy y.
Hỏi: Tiệm và đốn là thế nào? Đáp: Nếu dựa theo luận tát-bà-đa, thì tiệm và đốn đều không đạt được.
Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao kinh và luận nói có những Ưu bà tắc một lời-hai lời? Đáp: Đây là trước khi chế định, nếu sau khi chế định thì không được.
Hỏi: Có thể thuận theo một-hai-ba người cùng thọ một quy y hay không? Đáp: Điều này không có được.
Hỏi: Có thể thọ trong thời gian một năm-hai năm hay không?
Đáp: Tùy theo thọ với thời gian bao nhiêu đều được cả.