PHÁP UYỂN CHÂU LÂM
Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 64
Thiên thứ 73: NGƯ LIỆP (đánh cá và săn bắt).
Thiên này có 2 phần: Thuật ý, Dẫn chứng.
Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý
Cung kính tìm hiểu: Như Lai thiết lập giáo pháp, hết sức chú trong Nhân Từ, phân định trong các giới cấm, sát hại là tội nặng nhất. Chúng sanh tham lam hỗn loạn, yêu quý đối với thân mình, giết hại mạng sống loài khác, nuôi dưỡng giữ gìn tự thân. Bởi vì đắm theo mùi vị, đánh bắt vô số chúng sanh, tham lam mùi vị béo ngọt, lưới bẫy giăng ra muôn loại. Hoặc thả chim xua chó săn đuổi, bất chấp vượt qua núi đồi, vung dao tuốt gươm sáng lóa, trèo núi băng rừng lội suối. Hoặc buông dây tơ giữa sông biển, giăng lưới vào trong ao đầm, mồi thơm nhử cá đến câu, đạn vàng chim mà bắn. Liền làm cho loài ít vảy phải mất mạng, loài lông non phải chết sớm, loài ở hang hư thai mới, loài ở tổ không trứng cũ. Đã đuổi theo tận cùng đầm cỏ, sai người đến lấy mang về. Thế là mỡ chảy ra giữa chảo nóng, thịt nát vụn-hình khô rúm, Thức dựa vào trong bát canh, Hồn nương theo thịt thái nhỏ. Tại sao thân của mình đáng coi trọng, mạng loài khác lại xem thường? Liền tự ý làm mất thân hình loài kia, để nuôi dưỡng thân mạng của mình; chỉ cốt miệng ăn bụng chứa, không biết đến nỗi đau thương; chỉ vì nhà bếp nấu nướng, tiến hành giết mổ tàn ác; khiến cho oán thù căm hận, đầy khắp trong cõi u minh, chủ nợ đuổi theo đòi trả, khắp nơi giữa chốn hư không. Dùng tướng của nghiệp bất thiện, để tự trang điểm cho mình, những luật nghi đầy xấu xa, không lúc nào tạm rời bỏ. Bồ-tát vì vậy mà nhíu mày buồn bã, Đại Sĩ do đó mà nhỏ lệ xót thương, chỏ nghĩ đến bốn loại chúng sanh lần lượt nhận chịu luân hồi không dứt trong sáu đường hiểm nạn. Có lúc thân này mà mọi người đều oán hận, xưa là người rất thân thiết, đời trước qua lại gắn bó, nay trở thành bạn dửng dưng, thay hình đổi dạng khác xa, không còn nhận biết lẫn nhau, chết nơi kia sanh nơi này, làm sao có thể đoán được?
Chỉ có đạo nghĩa Từ Bi, cứu giúp làm điều đầu tiên, lòng dạ Bồ-tát bao la, thương xót giúp ích làm dụng, thường thuận theo trải qua khắp chốn địa ngục nhận chịu đau khổ thay cho chúng sanh, hóa độ tất cả chúng sanh thực hiện công hạnh làm cho an lạc.
Thứ hai- PHẦN DẪN CHỨNG
Như kinh Niết-bàn nói: “Có mười sáu luật nghi xấu ác. Những gì là mười sáu? Đó là: 1/ Vì lợi mà chăm sóc nuôi dưỡng cừu non, mập mạp rồi đem ra bán; 2/ Vì lợi mà mua rồi giết mổ phanh thây; 3/ Vì lợi mà chăm sóc nuôi dưỡng heo con, mập mạp rồi đem ra bán; 4/ Vì lợi mà mua rồi giết mổ phanh thây; 5/ Vì lợi mà chăm sóc nuôi dưỡng trâu nghé, mập mạp rồi đem ra bán; 6/ Vì lợi mà mua rồi giết mổ phanh thây; 7/ Vì lợi mà nuôi dưỡng gà vịt làm cho mập mạp, mập mạp rồi đem ra bán; 8/ Vì lợi mà mua rồi giết mổ làm thịt; 9/ Câu cá; 10/ Thợ săn; 11/ Cướp đoạt; 12/ Kẻ cầm đầu giết mổ; 13/ Giăng lưới bắt loài chim bay; 14/ Nói hai lưỡi; 15/ Lính canh ngục tù; 16/ Bùa chú loài rồng. Có thể vì chúng sanh mà vĩnh viễn đoạn trừ 1 ác nghiệp như vậy, đó gọi là tu giới.”
Còn trong luận Tạp A Tỳ Đàm Tâm nói: “Có mười hai loại cư trú trong chỗ không có luật nghi: 1- Mổ dê; 2- Nuôi gà; 3- Nuôi heo; 4- Bắt chim; 5- Đánh cá; 6- Thợ săn; 7- Làm giặc cướp; 8- Kẻ cầm đầu làm ác; 9- Canh giữ ngục tù; 10- Bùa chú loài rồng; 11- Giết chó; 12- Rình rập săn bắn. Mổ dê có nghĩa là giết dê, dùng tâm giết hại hoặc nuôi-hoặc bán-hoặc giết mổ, đều gọi là mổ dê. Nuôi gà-nuôi heo cũng lại như vậy. Bắt chim, là như giết hại loài chim mà nuôi sống mạng mình. Đánh cá-thợ săn cũng đều là như vậy. Làm giặc cướp, là thường làm điều cướp đoạt hại người. Kẻ cầm đầu làm ác, là kẻ chủ trương giết người để tự nuôi sống mình. Canh giữ ngục tù, là dùng công việc canh giữ ngục tù để tự nuôi sống mình. Bùa chú loài rồng, là luyện tập bùa chú sai khiến rồng rắn làm trò vui đùa để tự nuôi sống mình. Giết chó là hạng Chiênđà-la. Rình rập săn bắn, là hạng Vương gia cầm đầu săn bắn.”
Còn trong luận Đối Pháp nói: “Nghiệp bất luật nghi, như thế nào gọi là bất luận nghi? Có thể nói là mổ dê-nuôi gà-nuôi heo-bắt chimđánh cá-săn hươu-giăng lưới bắt thỏ-cướp giật trộm cắp-kẻ cầm đầu làm ác-hại đến trâu bò-trói chặt voi ngựa, lập đàn chú nguyện loài rồng, canh giữ ngục tù-gièm pha gây chuyện, thích làm những điều tổn hại… Mổ dê là vì mong cầu nuôi sống thân mạng mà giết mổ-nuôi dưỡngmua bán, nuôi gà-heo… như vậy, cũng thuận theo mong cầu ấy. Trói chặt voi ngựa, là luôn luôn ở chốn núi rừng điều phục nắm giữ các loài voi ngựa hoang dã. Lập đàn chú nguyện loài rồng, là luyện tập bùa chú sai khiến rồng rắn làm trò vui đùa để tự nuôi sống mình. Gièm pha gây chuyện, là dùng lời ly gián để phá hoại tình thân của người khác, duy trì sử dụng nuôi sống mạng mình. Hoặc bởi vì sanh ra trong dòng họ ấy, hoặc dựa vào sự tiếp nhận giữ gìn sự nghiệp ấy, có nghĩa là lập tức sanh vào nhà ấy, hoặc sanh vào nhà khác, như thứ tự ấy mà hiện rõ hành vi của nghiệp đó. Quyết định, có nghĩa là thân-ngữ lấy phương tiện làm trước tiên để định hạn kỳ cần phải hiện rõ hành vi của nghiệp đó, thì gọi là nghiệp bất luật nghi”. Còn trong kinh Xuất Diệu nói: “Phạm vi Nam Hải đến cuối cùng bốc lên, sóng lớn kinh động trào dâng nhận chìm tất cả, có 3 con cá lớn trôi giạt vào vùng nước cạn, tự nói với nhau rằng: Chúng ta gặp nguy khốn nơi này, trong lúc nước tràn chưa rút xuống thì nên tìm cách ngược về phía trước mà trở lại với biển rộng. Lại gặp phải con thuyền ngăn cách dòng nước không thể nào vượt qua được. Con cá thứ nhất, dốc hết sức nhảy quả con thuyền mà thoát được. Con cá thứ hai dựa vào cỏ cây mà vượt qua được. Con cá thứ ba sức lực cạn kiệt cho nên bị người bắt được. Đức Phật trông thấy bèn thuyết kệ rằng:
Ngày này đã đi qua,
Mạng sống cũng giảm theo,
Như loài cá thiếu nước,
Thì có gì đáng vui!
Còn trong kinh Bồ-tát Bổn Hạnh nói: “Vua Ba Tư Nặc có một vị Đại thần, tên gọi là Sư chất, tiền bạc của cải vô số, ngay lập tức được độ thoát. Lúc ấy có thuyết kinh pháp cho nghe, Sư chất nghe pháp không còn ham thích vinh hoa phú quý, mong cầu được xuất gia, liền đem tất cả gia nghiệp tài sản để giao cho em trai, cạo bỏ râu tóc mà khoát ca sa, thuận tiện đi vào núi sâu ngồi thiền hành đạo, vợ của Sư chất ưu sầu nhớ đến chồng trước chứ không thuận theo chồng sau. Em trai của Sư chất thấy chị dâu nhung nhớ, sợ anh trai bỏ giới trở về đoạt mất cơ nghiệp, liền nói với tướng cướp: Tôi thuê ông năm trăm quan tiền vàng chặt đầu Sa môn kia mang đến đây. Tướng cướp nhận tiền, đi đến trong núi gặp Sa môn ấy. Sa môn nói rằng: Tôi chỉ có áo rách chứ không có tài sản gì cả, vì sao ông tìm đến? Tướng cướp liền đáp rằng: Em trai ông thuê tôi, khiến đến giết ông. Sa môn nói với tướng cướp: Tôi mới làm Đạo nhân không hiểu rõ đạo pháp, tạm thời đừng giết tôi, đợi đến lúc tôi gặp được Đức Phật và hiểu chút ít kinh pháp thì giết tôi cũng không muộn. Tướng cướp nói rằng: Bây giờ cần phải giết ông, không dừng lại được. Sa môn liền đưa lên một cánh tay mà nói với tướng cướp rằng: Tạm thời chặt một cánh tay, để lại mạng sống này khiến cho tôi được gặp Đức Phật. Lúc ấy tướng cướp liền chặt một cánh tay mang về cho em trai của Sa môn. Ngay sau đó Sa môn liền đi đến gặp Đức Phật, Đức Phật thuyết pháp cho nghe: Ông từ vô số kiếp đến nay, cắt đứt tay chân đầu mặt, máu chảy nhiều hơn nước trong bốn biển lớn, xương của thân chất lại cao hơn núi Tu di, nước mắt khóc lóc tuôn trào còn nhiều hơn bốn dòng sông lớn, uống sửa của mẹ nhiều hơn sông biển, tất cả các loài có thân đều nhận chịu mọi đau khổ, đều từ lập tập khí sanh ra mà có những đau khổ này, chỉ nên tư duy về Bát Chánh đạo. nghe những lời Đức Phật thuyết giảng mà ý hiểu rõ thông suốt, liền ở trước Đức Phật đạt được đạo quả A-la-hán, lập tức buông bỏ thân mạng mà nhập Niết-bàn.
Tướng cướp vác cánh tay mang đến giao cho em trai của Sư Chất, người em trai liền mang cánh tay đặt ở trước mặt chị dâu, nói với người chị dâu rằng: Thường ngày nói nhung nhớ chồng trước, đây là cánh tay của chồng trước. Người vợ đau xót khóc lóc liền đến trình bày với nhà vua. Nhà vua lập tức tìm hiểu kiểm tra thì đúng như thật không sai, liền giết chết em trai của Sư Chất. Các Tỳ kheo thưa hỏi Đức Phật: Nhưng mà Sa môn này vào lúc ở đời trước đây, gây ra ác hạnh gì, nay bị chặt cánh tay, vốn tu đức gì mà nay gặp Thế Tôn, đạt được đạo quả A-lahán? Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Quá khứ xa xưa ở nước Ba La Nại có vị vua tên là Bà La Đạt, đi ra ngoài dạo chơi săn bắn đuổi theo con thú đang chạy trốn, lạc mất đường đi không biết nơi nào ra được, cỏ cây cao vút trời, không có cách nào để có thể thoát ra được, bởi vì rất sợ hãi cho nên liền tiếp tục đi về phía trước, gặp một vị Bích-chi-Phật, nhà vua hỏi rằng: Lạc mất đường đi thì đi theo hướng nào có thể ra được, quân lính ngựa xe và mọi người đang ở nơi nào? Lúc ấy cánh tay của vị Bích-chi-Phật có vất lở xấu ác không thể nào đưa tay lên được, liền dùng chân chỉ đường đi cho nhà vua. Nhà vua liền nổi giận, người này là dân của ta, thấy ta mà không đứng dậy, còn dùng một chân để chỉ đường đi cho ta. Nhà vua lập tức rút dao chặt đứt cánh tay của vị Bíchchi-Phật. Lúc ấy tâm ý của vị Bích-chi-Phật tự nghĩ rằng: Nếu nhà vua không tự hối hận tránh lỗi, thì phải nhận chịu tội lỗi nặng nề không có hạn kỳ thoát ra được. Thế là vị Bích-chi-Phật liền ở trước mặt nhà vua, bay cao giữa hư không mà biến hiện các loại thần thông. Lúc ấy nhà vua thấy rồi đem thân thể rạp lạy sát đất, cất tiếng khóc to tự nhận lỗi và hối hận về sai lầm của mình, chỉ nguyện xuống nơi này nhận sự sám hối của con. Lúc ấy vị Bích-chi-Phật lập tức hạ xuống tiếp nhận sự sám hối ấy. Lúc vị Bích-chi-Phật thuận tiện mà nhập Niết-bàn, nhà vua thâu nhận hài cốt dựng tháp an trí cúng dường hương hoa, thường ở trước tháp sám hối cầu nguyện, để được độ thoát. Nhà vua lúc bấy giờ, chính là Sa môn này, bởi vì chặt cánh tay của vị Bích-chi-Phật, cho nên trong năm trăm kiếp thường bị chặt cánh tay mà chết, cho đến hôm nay, nhờ vào sự sám hối cho nên không rơi vào địa ngục, mà được độ thoát thành tựu đạo quả A-la-hán. Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Tất cả tội phước cuối cùng không thể hủy hoại được. Các Tỳ kheo nghe Đức Phật dạy không có ai mà không run sợ hãi hùng.” Tụng rằng:
Vui bởi vì phúng túng,
Khổ đã lụy đến thân,
Địa vị vinh và nhục,
Nguy hiểm như mây trôi.
Săn bắn thích giết hại,
Trái lòng Từ hại thân,
Oán thù trở lại báo,
Khổ đau nào nói được.
NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG
Sơ lược dẫn ra mười bốn chuyện: 1- Sở Vương nuôi Do Cơ có thuật thiện xạ; 2- Gia Cát Khát đi săn có vật quái lạ như trẻ con; 3- Lỗ Hoàn Công bị Tề Tương Công giết làm điều quái lạ; 4- Thời nhà Tấn có Chu Tử Văn… ở quận Tiêu dạo chơi săn bắn nhận chịu hiện báo; 5- Thời nhà Tống có Nguyễn Trĩ Tông thích săn bắn hiện tại nhận chịu khổ báo; 6- Thời nhà Lương có Trâu Văn lập lấy nghề giết mổ làm nghiệp hiện báo rất nhiều tai họa; 7- Thời nhà Tùy có Vương phiêu kỵ tướng quân thích săn bắn, cô gái điên cuồng như thỏ; 8- Thời nhà Tùy có Khương Lược ở Lang Tương-Ưng Dương thích săn bắn bị bầy chim đòi mạng; 9- Thời nhà Tùy có đức trẻ ở ấp ngoài Kí Châu nướng trứng gà ăn chịu hiện báo; 10- Thời nhà Đường có Toại an công Lý Thọ thích săn bắn bị chó tố cáo tội lỗi cắt thịt khi còn sống; 11- Thời nhà Đường có Phương Sơn Khai là quân nhân ở Tào Châu thích săn bắn gặp hiện báo nhận chịu khổ đau; 12- Thời nhà Đường có Lưu Ma Ni là người vùng Phần Châu thích săn bắn gặp thiện báo nhận chịu khổ đau; 13- Thời nhà Đường có Lý Trị Lễ ở Lũng Tây thích săn bắn gặp hiện báo nhận chịu khổ đau; 14- Thời nhà Đường ở Tiến Châu có người làm nghề giết mổ giết heo có điềm báo.
1/ Sở Vương dạo chơi trong khu vườn cảnh, ở đó có con vượn trắng, nhà vua lệnh cho người thiện xạ khiến bắn con vượn, nhiều lần phát tên nhưng con vượn bắt lấy mũi tên mà vui đùa. Thế là lệnh cho Do Cơ, Do Cơ nuôi dưỡng con vượn thành thạo, cho nên lúc Do Cơ vỗ vào cây cung thì con vượn ôm cây mà kêu. Đến thời sáu nước phân tranh thì lại có Canh Luy nói với Ngụy Vương rằng: Hạ thần có thể giả làm ra vẻ phát tên mà chim rơi xuống. Ngụy Vương nói: Vậy thì bắn có thể đến ở nơi này chăng? Canh Luy thưa rằng: Có thể. Có tin đồn rằng chim Nhạn từ phương Đông bay đến, mà Canh Luy giả làm ra vẻ phát tên thì Nhạn rơi xuống rồi.
2/ Gia Cát Khát làm Thái thú vùng Đan Dương, đi săn giữa hai ngọn núi, có vật giống như đứa trẻ, chìa tay muốn kéo người. Cát Khác khiến chìa ra xa nơi cũ, cách xa nơi cũ thì chết. Đã tìm hiểu vị trí mà hỏi về nguyên nhân điều đó, cho là thần minh hiển hiện. Cát Khác nói: Sự việc này ở trong Bạch Trạch Đồ nói là ở giữa hai ngọn núi, có tinh khí giống như đứa trẻ, thấy người thì chìa tay muốn kéo người, tên gọi là Kì Dẫn, rời ra thì chết, đừng nói là thần minh mà kỳ lạ, các ông ngẫu nhiên không gặp loại đó mà thôi.
Hai chuyện trên đây trích trong Sưu Thần Ký.
Văn chuyện trên đây trích trong Sưu Thần Ký.
3/ Văn Khương là phu nhân của Lỗ Hoàn Công, chính là em gái của Tề Tương Công. Hoàn Công và Văn Khương cùng đến nước Tề, Tề Tương Công cho gọi em gái mình đến, Hoàn Công khiển tránh Văn Khương, Văn Khương nói cho Tương Công biết, Tương Công nổi giận bèn cùng với Hoàn Công uống rượu, Hoàn Công ra về, Tương Công sai Công tử Bành Sanh tiễn đưa Hoàn Công ra về bằng xe. Bành Sanh sức mạnh, bèn kéo bên sườn của Hoàn Công, Hoàn Công chết ở trên xe. Người nước Lỗ nói với nước Tề rằng: Vua nước chúng tôi sợ uy lực của vua Tề không dám ở yên, đến kết giao thân thiện như trước đây, lễ nghi đã xong không trở lại, không thấy nhà vua quay về, tội ác sao thoái thác được, vì vậy nói cho các nước chư hầu biết, xin đem Bành Sanh giết chết để trừ mối sĩ nhục! Người nước Tề quy tội cho Bành Sanh mà giết chết. Sau đó Tương Công đi săn ở vùng Bối Khâu, có con chó đuổi theo. Người tùy tùng nói: Hạ thần thấy đuổi theo chính là Bành Sanh. Tương Công nổi giận nói: Bành Sanh sao dám, trông thấy thì bắn đi. Bóng đuổi theo chính là người đứng yên mà khóc. Tương Công sợ hãi ngã xuống xe, bị thương ở chân mà quya về, bề tôi của Tương Công là Liên Xưng và Quản Chí Phủ, cả hai người cùng làm loạn, lập tức giết chết Tương Công.
Chuyện này trích trong Oan Hồn Chí.
4/ Trong Tục Sưu Thần Ký nói: Sau khi nhà Tấn phục hưng, Chu Tử Văn ở quận Tiêu có nhà tại Tấn Lăng, tuổi trẻ thích săn bắn, thường đi vào núi săn bắn, bỗng nhiên trong khe núi thấy một người, cao khoảng năm Trượng, cầm cung tên, đầu mũi tên rộng khoảng hai thước, trắng như sương tuyết, bất ngờ ra khỏi khu thành gọi to: A Thử (A Thử là tên thuở bé của Tử Văn). Tử Văn bất giác trả lời: Dạ. Người này kéo cung căng mũi tên hướng vào Tử Văn, Tử Văn liền hồn bay phách tán ngã xuống mê man.
Trong Tục Sưu Thần ký nói: Cuối thời nhà Ngô có người ở vùng Lâm Hải, đi vào núi săn bắn, làm chòi mà ở lại. Giữa đêm khuya có một người, cao một Trượng mặc áo vàng dây lưng trắng, đi đến nói với người đi săn rằng: Ta có kẻ thù ngày mai sẽ đánh nhau, ông nhìn thấy hãy trợ giúp, sẽ có đền đáp lẫn nhau. Người đi săn nói: Tự tôi có thể trợ giúp cho ông mà thôi, đâu cần phải đền đáp làm gì. Đáp rằng: Ngày mai vào giờ ăn ông có thể đi ra bên suối, kẻ đối địch từ phía Bắc đi đến, tôi đứng phía Nam, dây lưng màu trắng là tôi, dây lưng màu vàng là đối thủ. Người đi săn nhận lời. Sáng hôm sau đi ra quả nhiên nghe ở bờ phía Bắc có tiếng động, giống như mưa gió, có cây xung quanh nằm rạp xuống, nhìn thấy bờ phía Nam cũng như vậy, chỉ thấy hai con rắn lớn, dài hơn mười trượng, ở giữa dòng suối gặp nhau liền quấn tròn lấy nhau, hai con rắn lớn, dài hơn mười trượng, ở giữa dòng suối gặp nhau liền quấn tròn lấy nhau, con rắn màu trắng yếu thế, người thợ săn vì vậy kéo cung mà bắn, con rắn màu vàng liền chết. Ngày sắp chiều, lại thấy người hôm qua xuất hiện tạ từ mà nói: Ở lại săn bắn một năm này, sang năm cẩn thận đừng đến nữa, đến thì nhất định phải gặp tai họa. Người thợ săn nói: Được. Thế là con đừng lại săn bắn một năm, săn được rất nhiều, gia đình trở nên giàu có. Máy năm sau nhớ đến vùng núi trước kia có nhiều thịt ngon mà quên lời dặn trước đây, lại tiếp tục đi đến núi ấy săn bắn. Lại gặp người thắt dây lưng màu trắng trước kia, nói cho biết rằng: Tôi nói với ông đừng đến nữa, ông không thể nào thấy được, bởi vì con của kẻ đối địch đã lớn, nay chắc chắn báo thù ông, không phải tôi mà biết được. Người thợ săn nghe điều ấy mà kinh hãi liền muốn bỏ chạy. Thế là trông thấy ba người mặt áo đen, đều cao tám thước, cùng há miệng tiến đến chỗ ấy, người thợ săn lập sức bỏ mạng.
Trong Lã Thị Xuân Thu nói: Vua Thang thấy người giăng lưới căng ra bốn phía mà cầu khấn rằng: Loài từ trên trời xuống, loài từ dưới đất xuất hiện, loài từ bốn phương chạy đến, đều nằm trong lưới giăng của tôi. Vua Thang nói: Than ôi, tận cùng rồi! Không phải là vua Kiệt thì ai làm như vậy?
5/ Thời nhà Tống có Nguyễn Trĩ Tông, là người vùng Hà Đông. Năm thứ 1 thời Tống Nguyên Gia, đi theo Thái thú vùng Chung Ly là Nguyễn Âm ở tại quận. Nguyễn Âm sai Trĩ Tông đi đến thôn xa, lính trong quận là Cái Cẩu và Biên Định cùng đi theo. Đi đến nhà Đạt Dân, lờ mờ giống như ngủ, thế là không tỉnh lại nữa. Đạt Dân cho rằng đã chết bèn đưa ra ngoài cổng đang lo liệu đồ dùng tẩm liệm. Trải qua một đêm tỉnh lại tự mình nói rõ ràng như vậy: Ban đầu có khoảng một trăm người trói Trĩ Tông đem đi. Đi mấy chục dặm đến một ngôi chùa Phật, Tăng chúng cúng dường không khác gì ở thế gian. Có một vị Tăng nói: Ông thích đánh cá và săn bắn, nay phải nhận chịu quả báo. Thế là bắt lấy Trĩ Tông lột da cắt thịt vụn ra, đầy đủ như cách làm thịt các loài vật tế thần. Lại đưa vào nước sâu móc miệng mà kéo ra, mổ bụng cắt xẻ giông như làm ác. Lại bỏ vào vạc nấu-lò nướng, ban đầu đều bị nát nhừ, sau đó mà trở lại như cũ, đau đớn khổ sở vô cùng đến lần thứ ba mới dừng lại. Hỏi muốn sống hay không? Trĩ Tông liền rập đầu xin tha mạng. Đạo nhân khiến ngồi xổm dưới đất, lấy nước tưới vào và nói: Một lần tưới vào trừ diệt năm trăm tội lỗi. Trĩ Tông nài nĩ cầu xin tưới cho nhiều lần. Sa môn nói: Chỉ ba lần là đủ rồi. Thấy có mấy con kiến, Đạo nhân chỉ và nói: Loài này tuy là vật nhỏ bé là đủ rồi. Thấy có mấy con kiến, Đạo nhân chỉ và nói: Loài này tuy là vật nhỏ bé mà cũng không được giết hại, bất kể là loài gì lớn hơn loài này, cũng không được giết hại, cá thịt tự chết đi thì vật này có thể ăn vậy, gặp ngày trai hội thì đều mặc áo mới, không có áo mới thì có thể giặt sạch. Trĩ Tông nhân đó hỏi: Con đi gồm có ba người tất cả, mà chỉ một mình con chịu đau khổ là vì sao? Đạo nhân nói: Hai người kia tự mình biết rõ tội phước, biết mà cố tình phạm vào thì chỉ có ông ngu si mê mờ không biết gì nhân duyên quả báo, cho nên lấy đó mà khuyên nhủ lẫn nhau! Nhờ đó mà được sống lại, vài ngày sau có thể đứng dậy. Vì vậy liền đoạn tuyệt đánh cá và săn bắn mà thôi.
Chuyện trên đây trích trong Minh Tường Ký.
6/ Thời nhà Lương có chùa Tiểu Trang Nghiêm, ở làng Định Âm vùng Kiến Khang, vốn là đất miếu thờ Linh Lăng Vương triều nhà Tấn, Thiền sư Độ bắt đầu xây dựng vào năm thứ thời Lương Thiên Giám. Lúc ấy áo Trâu Văn lập, cuộc đời lấy nghề giết mổ nấu nướng để sinh sống, đã từng giết một con hươu, con hươu quỳ xuống mà chảy nước mắt, cho là điềm không tốt, liền tiến hành mộ thịt, con hươu mang thai một con hươu non, sắp đến ngày sinh đẻ. Đến nhà bếp đau xót vô cùng, trong lòng có nỗi trắc ẩn sợ hãi, vì vậy mà phát bệnh, mày râu đều rụng, thân hình lở loét khắp nơi. Vì thế sinh lòng hổ thẹn, phát khởi hối hận trách mình thật sâu sắc, mới cầu đạo với Thiền sư Độ phát lộ sám hối thiết tha, lập thệ nguyện to lớn, dốc hết tiền bạc trong nhà, quay lại mua khu đất này để xây dựng chốn Già lam.
Xem trong Lương Kinh Tự Ký.
7/ Cuối niên hiệu Khai Hoàng nhà Tùy có người ở Đại Châu, học Vương làm chức Phiêu kỵ tướng quân, trấn thủ tại Bồ Châu, tánh thích săn bắn, đã giết hại rất nhiều loài vật, có năm người con trai nhưng không có con gái. Về sau sanh được một cô gái đoan trang xinh đẹp, mọi người trông thấy vô cùng yêu quý, cha mẹ trong lòng nghĩ rằng không giống như người phạm tục. Đã trở về quê nhà và bà con thân thích may cho áo quần mà cùng nhau nuôi dưỡng yêu quý. Cô con gái đến năm tuổi, bỗng nhiên mất đi, không biết nơi nào để tìm kiếm, ngờ rằng người cùng làng đùa giỡn giấu đi, thế là hỏi thăm khắp nơi mà không thấy. Các anh trai cưỡi ngựa đi xa tìm mới thấy, cách nhà hơn 30 dặm, ngựa đuổi theo không kịp. Các anh trai đem mấy chục kỵ binh cùng vây lại mới được, trong miệng phát ra tiếng tựa như tiếng thỏ kêu, trong chân bị gai đâm đầy, trải qua thời gian hơn một tháng không ăn mà chết. Cha mẹ đau xót không thể nào tự rời xa được. Bởi vì cha săn bắm gây ra tai họa cho con gái nhận chịu, cả nhà trai giới rèn luyện thực hành không dứt. Quan giúp việc trong dinh quan Đại lý là Thái Tuyên Minh, từng làm Pháp tào ở phủ Đại Châu, đến nói cho biết việc này.
Chuyện trên đây trích trong Minh Báo Ký.
8/ Thời nhà Tùy có Khương Lược ở Thiên Thủy làm Lang tướng vùng Ưng Dương, tuổi trẻ thích săn bắn, thông thạo về thả chim-xua chó. Về sau gặp phải bệnh hoạn trông thấy bầy chim mấy ngàn con đều không có đầu, vây xung quanh giường của Khương Lược mà kêu rằng: Mau trả đầu lại cho tôi. Khương thì đau đầu tắt hơi lâu sau tỉnh lại, vì vậy thỉnh cầu chúng Tăng gấp rút làm phước thiện cho những đàn chim. Nhận lời làm phước rồi đều bay đi, không lâu sau được khỏi bệnh. Khỏi bệnh rồi suốt đời đoạn tuyệt rượu thịt, không dám giết hại sanh mạng. Đến tại Lũng Hữu gặp Khương Lược, năm ấy tuổi khoảng chừng 0, tự mình nói rõ rằng như vậy.
9/ Đầu thời Tùy Khai Hoàng, trong ấp thuộc vùng ngoài Kì Châu có đứa trẻ, tuổi chừng 13, thường trộm trứng gà nhà hàng xóm lùi trong than nóng mà ăn. Sau đó vào sáng sớm, người trong thôn chưa dậy, nghe bên ngoài cổng có tiếng người gõ cửa gọi đứa trẻ này. Người cha bảo đứa trẻ đi ra trả lời người ta. Thấy một người nói rằng: Quan phủ gọi ông. Đứa trẻ nói: Gọi tôi làm người sai khiến, vậy thì để vào nhà lấy áo quần lương thực. Sứ giả nói: Không cần đâu. Nhân đó dẫn đứa trẻ đi ra ngoài, phía Nam thôn trước kia là ruộng dâu, cày xong nhưng chưa xuống giống, mà đứa trẻ này bỗng nhiên thấy phía bên phải đường đi có một khu thành nhỏ, lầu cổng mặt quét màu đỏ-trắng rất nghiêm trang. Đứa trẻ cảm thấy quái lạ bèn nói: Khu thành này có từ lúc nào? Sứ giả trách mắng đứa trẻ khiến đừng nói. Nhân tiện đến cổng phía Bắc khu thành khiến đứa trẻ đi vào trước, đứa trẻ bước qua bậc cửa, cổng thành bỗng nhiên đóng lại, không thấy một người nào, chỉ là khu thành trống rỗng, đất đều là tro nóng lửa vụn, sâu vừa lút mắt cá chân. Đứa trẻ bỗng gào thét chạy đến cổng phía Nam, gần đến nơi liền đóng lại. Lại chạy đến cổng phía Đông-Tây cũng đều như vậy, chưa đến thì mở toang, đã đến liền khép lại. Lúc ấy người trong thôn ra đồng để hái dâu tằm, trai gái rất đông, đầu thấy đứa trẻ này ở trong ruộng cày ải, miệng hình như có tiếng khóc lóc mà bỏ chạy băng băng khắp bốn phía, đều nói với nhau rằng: Đứa trẻ này mất trí chăng, sáng sớm đã như vậy, chơi đùa không dừng lại. Đến giờ ăn cơm trưa, những người hái dâu tằm đều trở về, cha đứa trẻ hỏi rằng: Gặp con tôi hay không? Những người hái dâu đáp rằng: Con ông chạy nhảy chơi đùa ở phía Nam của thôn, gọi mà không chịu đến. Cha đứa trẻ đi ra ngoài thôn, từ xa trông thấy đứa trẻ chạy nhảy, gọi to tên của con một tiếng thì đứng lại, tro nóng trong khu thành bỗng nhiên không thấy nữa, trông thấy cha mà ngã nhào, gào khóc kể lể. Nhìn thấy nửa bắp chân trở lên thì máu thịt cháy khô, từ đầu gối trở xuống thì nát nhừ như bị nướng, bế con trở về chữa trị chăm sóc, phần đùi trở lên da thịt như cũ, đầu gối trở xuống thì trở thành xương khô. Người trong làng nghe chuyện tranh nhau đến hỏi nguyên do. Đáp rằng như trước đã thấy. Mọi người xem kỹ nơi đã chạy nhảy thì thấy dấu chân rất rõ ràng, hoàn toàn không có tro than. Bởi vì tội lỗi nghiệp chướng cho nên chạm đến nơi thấy ngục tù khổ sở. Thế là sau đó người trong làng, già trẻ gái trai không kể gì lớn nhỏ, đều giữ gìn trai giới đến chết không thiếu sót. Có Đại đức Tăng là Pháp sư Đạo Tuệ, vốn là người Kí Châu, đến nói đầy đủ sự việc, giống như người trong làng kể lại.
10/ Thời nhà Đường có Toại An Công Lý Thọ là Đô Đốc vùng Giao Châu, bắt đầu từ dòng dõi tôn thất (họ vua) mà được phong Vương. Đầu thời Đường Trinh Quán, từ chức trở về dinh phủ ở chốn kinh thành, tánh thích săn bắn, thường ngày nuôi mấy lồng chim ưng, giết chó của người ta để nuôi chim Ưng. Không lâu sau An Công lâm bệnh, thấy năm con chó đến đòi mạng, An Công nói: Người giết các ngươi là tôi tớ, hiểu rõ lỗi lầm, không phải là tội lỗi của ta. Những con chó nói: Hiểu rõ há có thể tự tại được sao? Vả lại, chúng tôi đã không lấy trộm đồ ăn của ông, tự nhiên đi qua ở trước cổng, mà giết oan chúng tôi thì cần phải trả lẫn nhau chứ suốt đời không chấm dứt được. An Công nhận lỗi xin làm phước giúp cho siêu thoát, bốn con chó đồng ý, còn một con chó trắng không đồng ý mà nói: Tôi đã vô tội mà giết tôi, lại trong lúc chưa chết, ông đã cắt vụn thịt của tôi đang còn sống, cắt xẻ đau đớn vô cùng, tôi nghĩ đến nỗi hiểm độc này, đâu có thể tha cho ông được! Chốc lát thấy một người, thay An Công cầu xin với con chó trắng rằng: Giết chết người ấy đối với ông không ích lợi gì, tha thứ khiến cho làm phước giúp ông, cũng không phải là tốt hơn hay sao? Con chó trắng bèn đồng ý. Một lát sau An Công tỉnh lại thì mắt phải chứng phong hàn, tay chân thân thể không điều khiển được. Ngay sau đó làm phước giúp cho nấy con chó mà bệnh của An Công cuối cùng không khỏi được. Diên An Công Đậu Uẩn là em trai của phu nhân An Công, đến nói cho biết chuyện như vậy.
Bốn chuyện trên đây trích trong Minh Báo Ký.
11/ Thời nhà Đường có Phương Sơn Khai là quân nhân trong thành Tào Châu, tuổi trẻ giỏi về cung tên, rất thích săn bắn, lấy việc ấy làm sự nghiệp, đã giết hại rất nhiều thú vật. Vào năm thứ 11 thời Đường Trinh Quán, chết trải qua một đêm mà sống lại, nói rằng: Lúc mới chết bị hai người dẫn đi, đi khoảng chừng hơn mười dặm, thì lên trên một ngọn núi, ba con quỷ cùng nhau dẫn đường cho Sơn Khai bước lên bậc cấp mà tiến vào, lên gần đến đỉnh, bỗng nhiên có một con chim ưng trắng to lớn, miệng và móng vuốt làm bằng sắt, bay đến vồ lấy má bên trái của Sơn Khai mà bay đi. Lại có một con chim ưng đen, miệng và móng vuốt cũng bằng sắt, vồ lấy vai bên phải của Sơn Khai mà bay đi, bay đến trên đỉnh, dẫn vào phòng làm việc, thấy một vị quan mắc áo quần màu đỏ-đầu đội mũ-khăn bịt đầu màu đen, nói với Sơn Khai rằng: Từ trước đến nay có công đức gì, có thể nói tất cả những công đức vốn có. Thưa rằng: Từ lúc lập thân đến nay không tu tạo công đức: Có thể tạm thời dẫn đến viện phía Nam để nhìn xem! Hai người liền dẫn đi về phía Nam, đến trong một khu thành, cao vút nguy hiểm vô cùng. Hai người gõ vào cổng phía Bắc khu thành mấy cái, cổng lập tức mở ra, thấy trong khu thành hừng hực toàn là lửa dữ, bên cạnh cổng có mấy con rắn độc, đều dài hơn mười trượng, đầu to như cái chum năm Thăng, trong miệng nhả ra lửa, như muốn phụt vào người. Sơn Khai sợ hãi không biết nơi nào thoát ra, chỉ biết rập đầu niệm Phật mà thôi. Cổng thành liền tự mở ra, bèn dẫn trở lại gặp vị quan sắp đưa đi nhận tội. Người hầu oan gián rằng: Sơn Khai chưa đến lúc thích hợp mà chết, chỉ sợ một khi đưa vào khu thành này thì không thể thoát ra được, chi bằng tạm thời tha cho khiến tu tạo công đức. Vị quan liền tha cho, khiến hai người trước đây đưa về. Theo con đường cũ ấy mà xuống, lại có chim ưng bay đến muốn cắp đi, nhờ vào hai người này giúp đỡ mà được thoát nạn. Xuống chân núi thì thấy một cái hầm, trong hầm ấy vô cùng dơ bẩn. Trong lúc chần chừ liền bị hai người đẩy vào, chốc lát thì sống lại. Dấu vết móng vuốt của chim ưng rất sâu, suốt đời không mất đi. Sơn Khai sau đó liền rời xa vợ con, lấy nhà làm chùa thờ Phật, luôn luôn lấy công hạnh đọc tụng kinh pháp làm sự nghiệp.
Chuyện trên đây trích trong Minh Báo Ký.
12/ Thời nhà Đường có Lưu Ma Nhi là người ở thôn Huyền Tuyền, huyện Hiếu Nghĩa-Phần Châu. Vào ngày 2 tháng năm thứ bốn thời Đường Hiển Khánh, mắc bệnh nặng mà chết, con trai là Sư Bảo hôm sau cũng chết, hai cha con từ trước đến nay làm nhiều điều hiểm ác bất chính. Nhà láng giềng phía Bắc của Ma Nhi có người tên là Kì Lũng Uy, bởi vì đi hái củi bất ngờ bị xe đụng chết, trải qua mấy ngày mà sống lại. Mới trông thấy Ma Nhi và con trai là Sư Bảo đang ở trong vạc sôi, chỉ trong nháy mắt thì da thịt đều tiêu hết, không còn hình dạng con người, chỉ thấy toàn xương trắng, như vậy rất lâu thì trở lại hình dáng ban đầu. Lũng Uy hỏi nguyên cớ điều ấy, đáp rằng: Vì tôi săn bắn cho nên phải nhận chịu tội lỗi này. Lũng Uy lại hỏi Sư Bảo rằng: Cha ông ở nơi nào? Đáp rằng: Cha tôi tội nặng không thể đột nhiên gặp được, ông đã được trở về, cầu xin nói rõ cho trong nhà tôi biết, tu tạo trai phước cứu giúp cho! Nói xong bị sứ giả thúc bách, dẫn đến trước dinh phủ làm việc, trông thấy nhà cửa cao vút, quân lính cầm nghi trượng hơn 20 người, một vị quan hỏi rằng: Gần đây ông có làm phước phần gì không? Thưa rằng: Tháng Giêng năm ngoái Lũng Uy ở một mình trong thôn đọc xem tất cả các kinh, cởi một chiếc áo để bố thí, và thọ trì năm giới, cho đến bây giờ không vi phạm. Vị quan bèn nói: Nếu như lời ông nói thì công đức vô lượng, đâu cần phải đến đây? Thế là lấy sổ sách đối chiếu, thấy sổ sách ghi rõ: Người này đúng lúc phải chết không sai. Bên cạnh có chú thích rằng: Nhờ phước bố thì và thọ giới giúp đỡ cho nên thích hợp mà được kéo dài tuổi thọ. Vậy là sai người đưa trở về, đúng lúc ấy thì sống lại.
Chuyện trên đây trích trong Minh Báo Ký.
13/ Thời nhà Đường có Lý Tri Lễ ở Lũng Tây, thưở trẻ rất nhanh nhạy, thông thạo về bắn cung, có tài cưỡi ngựa và phóng lao săn bắn, đã giết hại rất nhiều thú vật. Có lúc giăng lưới bắt cá nhiều không thể nào tính được. Năm thứ 1 thời Đường Trinh Quán, mắc căn bệnh nhẹ khoảng ba, bốn ngày thì chết. Lúc mới chết thấy một con quỷ, cùng dắt theo một con ngựa, lớn bằng ngựa của người thế gian đã cưỡi, nói với Tri Lễ rằng: Vua Diêm La truy tìm ông. Thế là khiến Tri Lễ cưỡi ngựa. Trong chốc lát, bỗng nhiên đến phía trước nhà vua. Nhà vua ra quy định rằng: Phái ông đi đánh giặc, nhất định không được thất bại, thất bại thì giết chết ông. Có đồng bạn gồm hai mươi bốn người, đi về hướng Đông Bắc, nhìn quân giặc không trông thấy giới hạn, trời đất hoàn toàn tối mịt, bụi phủ xuống như mưa, Tri Lễ cùng đồng bạn bị bại trận, nói với mọi người rằng: Lệnh nhà vua rất nghiêm khắc, thà rằng tiến về phía trước mà chết chứ không thể nào bại trận trở về. Tri Lễ quay ngựa về phía trước bắn ba phát tên, sau đó quân giặc hình như có phần nào co lại. Bắn liên tục năm phát thì quân giặc thất bại tản mất. Xong việc trở về yết kiến nhà vua. Nhà vua quở trách Tri Lễ: Đối phương của ông tuy rút lui nhưng vì sao lúc mới đánh nhau thì lại thua trận? Dùng dây buộc tóc, trói cả tay chân, đặt nằm ở trên đá, lấy đá lớn đè xuống mà dùng làm cối xay, trước sau bốn người đều bị xay nát thân thể. Tiếp đến lượt Tri Lễ thì nghiêm giọng bảo rằng: Quân giặc thất bai trước đây, đều là do sức mạnh của Tri Lễ, trở về bị nhà vua giết, không thể lùi lại phía sau mà chịu thua trận. Nhà vua liền thả ra, lại không còn nhắc nhở hạn định gì nữa, tùy ý đi mọi nơi. Trải qua ba ngày tất cả, hướng về phía Tây Bắc đi ra ngoài, tiến vào một tường thành bao quanh một khu nhà, một bầy cầm thú có thể chen đầy khu đất hơn ba mẫu, toàn bộ chạy đến đòi mạng dần dần áp sát với nhau. Một con chó cái đã từng bị bắn chết, chạy thẳng về trước mặt cắn vào mặt Tri Lễ, sau đó khắp thân thể không có nơi nào không bị thương. Thấy ba con quỷ to lớn, tất cả đều cao một trượng năm thước, vây quanh cũng như con chó cái, cùng nhau lột da thịt của Tri Lễ, chốc lát thì thân hình không còn, chỉ còn mặt và mắt với bộ xương trắng, trông thấy đủ cả Ngũ tạng, đem thịt đã lột này chia cho các loài cầm thú, thịt ấy hết rồi lại sanh ra, sanh ra rồi lại lột đi. Trải qua ba ngày như vậy, khổ đau cùng cực thật không thể nào nhớ nổi.
Sự việc chấm dứt thì quỷ to lớn và các loài cầm thú bỗng nhiên biến mất, Tri Lễ quay đầu nhìn khắp nơi không trông thấy một vật gì, lập tức trèo tường chạy về phía Nam, không còn biết nơi chốn nào cả, trong ý tựa như vừa chạy qua cả ngàn dặm. Lại thấy một con quỷ đuổi theo bắt kịp Tri Lễ, thế là dùng cái lồng sắt chụp xuống, có vô số loài cá tranh nhau đến ăn thịt. Rất lâu sau, con quỷ liền quay lại chỗ cũ, bầy cá cũng không còn thấy nữa. Nhà Tri Lễ trước kia cúng dường một vị Tăng, vị Tăng ấy đã chết, nay đến đỡ cái lồng cho Tri Lễ, nói với Tri Lễ rằng: Đàn việt rất đói rồi! Trao cho ba viên gì màu trắng giống như quả táo, khiến Tri Lễ ăn. Lúc ăn liền cảm thấy rất no. Lại nói với Tri Lễ rằng: Đàn việt trở về nhà, bần đạo cũng đi nơi khác. Tri Lễ đến phía Bắc nhà mình đã ở trông thấy một hầm lớn, trong hầm ấy có các loại gươm giáo dựng lên nhọn hoắt không thể nào qua được. Thấy cô con gái của anh trai mình cùng người hầu gái bưng hộp, cũng có tiền bạc khăn lụa và một đồ dùng đựng đồ ăn thức uống đứng ở phía Đông Bắc cái hầm. Trong tâm Tri Lễ trách rằng người hầu gái này và cô cháu gái có ý chơi đùa thật quái lạ. Quay đầu nhìn về phía Bắc thì trông thấy một con quỷ, tuốt gươm xông thẳng đến, Tri Lễ nhìn về phía Bắc thì trông thấy một con quỷ, tuốt gươm xông thẳng đến, Tri Lễ sợ hãi khom mình lao xuống hầm, lập tức được sống lại. Từ lúc mới chết cho đến khi sống lại. Từ lúc mới chết cho đến khi sống lại, tất cả trải qua sáu ngày. Sau hỏi người trong nhà, thì chính là cô cháu gái mang khăn lụa bằng giấy, đem đến đốt để chuyển cho Tri Lễ. Đang lúc ấy đã nhìn thấy, quả là thấy tiền đồng và tơ lụa như thật.
Chuyện trên đây trích trong Minh Báo Ký.
14/ Năm thứ ba thời Đường Hiển Khánh, lúc Từ Vương nhậm chức Thứ sử vùng Tiến Châu, có người làm nghề giết mổ ở ngõ phía Đông chợ, giết thịt một con heo, mạng sống đã đoạn mà ngâm vào nước sôi, lông da đều rụng hết, chết đã qua nửa ngày. Người thợ mổ ham giết con heo khác, cho nên chưa kịp xẻ thịt, đến lúc trời sáng lấy dao mổ bụng con heo, vạch dài dưới bụng, cả lưỡi dao hãy còn chưa vào đến bụng, con heo ấy bỗng nhiên vùng dậy chạy ra ngoài cửa, lao thẳng vào bức tường phía Tây chợ, vào trong cửa hiệu của một người đức hạnh chiu xuống giường mà nằm. Người trong chợ tranh nhau đến xem chuyện lạ, người thợ mổ còn cầm dao chạy đuổi theo, người xem hỏi nguyên cớ của điều này. Người thợ mổ còn cầm dao chạy đuổi theo, người xem hỏi nguyên cớ của điều này. Người thợ mổ đáp rằng: Cả đời tôi đến bây giờ giết heo chưa từng nghe thấy chuyện này. Người thợ mổ vẫn còn muốn mang con heo ấy đi. Cả mấy trăm người xem, đều giận dữ trách mắng người thợ mổ, tranh nhau trích tiền chuộc lại được con heo. Mọi người cùng làm căn nhà nhỏ cho con heo sinh sống, lông trên thân hình lâu sau mới lại được. Nơi vết thương dưới cổ và dưới bụng lành rồi làm thành cục thịt lớn, to bằng khoảng cánh tay, ra vào đi lại thường không làm bẩn ngôi nhà ấy, tánh sạch sẽ không giống như những con heo khác, đến – năm sau mới chết. (Nhân viên trong phủ Từ Vương là Vương Đồng Nhân, người ở huyện Tấn Dương-Tính Châu, đích thực trông thấy đầy đủ nói cho biết chuyện này).
Thiên thứ 74: TỪ BI
Thiên này có năm phần: Thuật ý, Bồ-tát, Quốc Vương, Súc sanh, Quán khổ.
Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý
Rằng bẩm khí của hàm sanh đều có linh trí, loài bò bay máy cựa đều biết sợ chết, khiến cho Bồ-tát phát khởi công hạnh cứu tế làm trước hết, chư Phật xuất thế lấy tâm Đại Bi làm căn bản, cho nên đứng trước sông muốn có ác không bằng hãy đan lưới, nhìn người khác được phước báo không bằng bãy gieo nhân. Vì vậy mong cầu quả báo trong tương lai, không bằng trước hãy phát khởi làm điều thiện, sang hèn giúp đỡ như nhau, tâm bình đẳng với tốt xấu, gieo nhân phước điền Tam Bảo, tôn trọng đối với Tứ Sanh. Tất cả cần phải đến lúc cứu giúp, cung cấp đầy đủ cơm ăn áo mặc, dốc hết vật quý báu nắm trong tay, buông hết mọi thú vui của tai mắt, xả bỏ mà dâng cúng-tùy thuận để hoan hỷ. Người tin tưởng thì dùng hòm nhỏ-họp tre để ngợi khen tâm ý, lụa làchâu ngọc để bày tỏ chân thành, thân mạng xương tủy hãy còn không lưu luyến bảo vệ, huống là tài sản bên ngoài há sinh lòng ái trước? Thực hành công hạnh Bồ-tát cũng không cần phải tìm kiếm, tuy tâm không cần đến vật mà vật cũng nói rõ tâm, tâm và vật đều đầy đủ thì phước và trí thực hành song song vậy thôi.
Thứ hai- PHẦN BỒ TÁT
Như kinh Đại Tập nói: “Đức Phật dạy: Xưa Ta vì tất cả chúng sanh, tu hạnh Bồ-tát, vì pháp nhãn này đối với các chúng sanh phát tâm Đại Từ, xả bỏ máu trong thân mình giống như biển rộng. Giúp cho những người cầu xin, xả bỏ đầu mắt tai mũi như núi Tỳ Phước La, xả bỏ mũi lưỡi… như mười Đột Lô Na, xả bỏ tay chân… như núi Tỳ Phước La, xả bỏ da được thì đều thực hành mười thiện, là không sát sanh cho đến không tà kiến, Ta đang làm vua, vì vậy không nói lời ấy, nay các ông có thể chuẩn bị nghiêm túc xe cộ voi ngựa, Ta muốn tự mình đi giáo hóa dân chúng trong nước. Voi cõi trời đã đến, nhà vua lập tức cưỡi voi đi, nhà vua nói: Hãy chỉ rõ cho Ta, người nào nói Ta dạy cho nên chúng trong nước làm mười điều ác! Người ấy liền chỉ cho nhà vua, nhà vua hỏi rằng: Tuệ Đăng dạy cho ông làm mười điều ác chăng? Đáp rằng: Thật là như vậy. Nhà vua lại hỏi rằng: Có thể có phương tiện thực hành mười thiện hay không? Đáp rằng: Có. Hỏi rằng: Điều ấy như thế nào vậy? Người ấy đáp rằng: Nếu được thành tựu Bồ-tát thì sống phải ăn thịt của nhà vua, uống máu của nhà vua, mới có thể thực hành mười thiện. Lúc ấy vua Tuệ Đăng dấy lên suy nghĩ như vậy: Ta từ vô thỉ đời kiếp đến nay, trải qua mọi đau khổ luân chuyển trong năm đường, hoặc chịu cắt tay cắt chân, tai-mũi và móc mắt cắt đầu, cuối cùng ích lợi gì đâu? Lập tức lấy dao sắc tự cắt thịt trên đùi mình, lấy đồ đựng máu trao cho người ấy, mà nói cho biết rằng: Này người thiện nam! Ông có thể ăn uống máu thịt này để vâng mạng thực hành mười thiện. Lúc ấy người đàn ông ấy không chịu đựng nổi uy đức của vua Tuệ Đăng, lập tức ẩn mất không thấy nữa, bỗng nhiên có Thiên Đế lại đứng ở trước mặt, hỏi nhà vua rằng: Nay nhà vua bố thí vì một thế giới hay vì haiba-bốn thế giới vậy? Vì nhật nguyệt-Thiên Đế Thích-Ma vương-Phạm vương chăng? Nhà vua đáp rằng: Ta bố thí không vì thế giới cho đến Ma-phạm…, Ta phát khởi ý nghĩ mong cầu Nhất thiết trí Vô thượng chân chánh, ai chưa cứu độ thì cứu độ, ai chưa giải thoát thì giải thoát, ai chưa đạt được Niết-bàn thì khiến cho đạt được Niết-bàn, cứu độ mọi điều sanh già bệnh chết buồn lo khổ não cũng giống như vậy. Lúc ấy Thiên Đế Thích liền suy nghĩ như vậy: Nay Ta làm cho vua Tuệ Đăng gặp phải vế thương này mà chết thì thật là không phải. Vì lẽ đó nên lấy cam lộ cõi trời rưới trên thân thể nhà vua! Lập tức rưới cam lộ xuống thì vết thương bình phục như cũ.
Đức Phật bảo với vua Bình Sa rằng: Vị vua làm lợi ích cho chúng sanh lúc bấy giờ, há người nào khác ư, mà chính là Phụ Vương Bạch Tịch ngày nay. Phu nhân bậc nhất của vua lúc ấy, nay chính là Mẫu Hậu Ma Gia. Vua Tuệ Đăng lúc ấy, chính là thân Ta bây giờ. Ta ở đời trước giáo hóa nhiều người trong cõi Diêm Phù Đề đều thực hành mười thiện nghiệp. Nhờ vào nhân duyên này cho nên tướng Thiên Phúc dưới bàn chân thành tựu từng vòng từng vòng rộng mở rộng mở, ánh sáng chói lọi rực rỡ soi chiếu khắp nơi ba ngàn Đại thiên thế giới.”
Còn trong kinh Đại Bi Phân Đà Lợi nói: Đức Phật bảo với những người thiện nam: Ta ở quá khứ vô lượng A-tăng-kỳ Đại kiếp xa xưa, lúc bấy giờ cõi này tên là Vô Trần Di Lâu Yếm. Trong thời Tượng pháp của Đức Như Lai Liên Hoa Hương, người ở Đại kiếp ấy thọ được một trăm tuổi, Ta làm Luân Vương của cõi Diêm Phù Đề, tên gọi là Vô Thắng. Ta và một ngàn người con cùng phát tâm Bồ đề, đều cùng nhau xuất gia, ở trong giáo pháp của Đức Như Lai Hoa Hương tu tập đầy đủ phạm hạnh, chỉ có sáu người con không muốn xuất gia cũng không phát tâm Bồ đề. Ta nhiều lần khuyên nhủ dạy bảo, hỏi tại sao không xuất gia, sáu người con liền trả lời vua cha rằng: Con không có năng lực xuất gia đâu. Nhà vua lại hỏi rằng: Các con vì sao không phát tâm Bồ đề? Họ nói rằng: Nếu có thể đem tất cả cõi Diêm Phù Đề ban cho chúng con, thì chúng con sẽ phát tâm Bồ đề. Ta nghe rồi thật là hoan hỷ, khiến cho tất cả mọi người trong cõi Diêm Phù Đề trú vào ba quy y và tám trai giới. Lại khuyến khích tu học ba Thừa, phân cõi Diêm Phù Đề này ra làm sáu phần, đem trao cho sáu người con và khuyến khích hãy phát tâm Bồ đề, Ta liền xuất gia tu tập đầy đủ phạm hạnh. Sáu Vương Tử kia không hòa thuận với nhau, phát động binh mã đánh nhau làm cho tất cả không thể tự yên ổn được, cõi Diêm Phù Đề lâm vào cảnh vô cùng đói kém, trời không tuôn mưa, thóc lúa hoa màu không sinh trưởng được, cỏ cây không sống nổi. Ta liền tư duy: Nay chính là lúc cần phải đem thân mạng bố thí, làm cho máu thịt được đầy đủ. Thế là rời khu rừng mà đi, hướng đến trên núi Chương Thủy trong trung tâm đất nước lập Đại thệ nguyện. Lúc ấy cung điện của A-tu-la thảy đều chấn động dữ dội, đất nước Di Lâu Yếm nghiêng ngã lắc lư, nước biển cuộn trào sóng tung cao ngất, trời và các thần thảy đều rơi lệ đau xót. Lúc ấy Ta liền từ trên núi tự lao thân xuống, bởi vì bổn nguyện cho nên lập tức trở thành núi thịt, cao một Do tuần, dọc ngang đều bằng nhau. Nhân dân và chim thú đến ăn máu thịt, bởi vì bổn nguyện cho nên ngày đêm lớn lên thêm, dần dần cao đến một ngàn Do tuần, dọc ngang cũng đều bằng nhau như vậy, bốn phía đều có đầu người, đều có đủ lông tóc mắt trai mũi lưỡi miệng răng. Những đầu người ấy cao tiếng nói to rằng: Hỡi chúng sanh các người, tất cả đều tùy theo mong muốn của mình, tùy ý mà lấy, máu thịt và sáu căn, làm cho thân thể được đầy đủ, thuận theo ý các người mong cầu, tất cả đều tự nhiên mà lấy! Người phát tâm ba Thừa cho đến người cầu có phước báo trời-người, hoặc có người ăn thịt uống máu, hoặc có người lấy mắt-lấy tai-lấy môi-lấy răng-lấy lưỡi, bởi vì bổn nguyện cho nên chốc lát trở lại như cũ, không hết đi-không giảm bớt, cho đến trong mười ngàn năm, dùng thân máu thịt làm cho đầy đủ tất cả mọi người-Dạ xoa và chim thú trong cõi Diêm Phù Đề. Ở trong mười ngàn năm bố thí mắt như cát sông Hằng, bố thí máu giống như bốn biển rộng, bố thí thịt trên thân mình như một ngàn núi Tu Di, bố thí lưỡi cho người nhiều như núi Thiết Vy, bố thí tai nhiều như núi Trung Di Lâu, bố thí mũi nhiều như núi Đại Di Lâu, Ta bố thí răng nhiều như núi Kỳ Xà Quật, bố thí da bằng che kín cõi Sa Ha Lợi. Này người thiện nam! Ta quán xét từ trong mười ngàn năm dùng một thân mạng bố thí trải qua vô lượng A-tăng-kỳ như vậy, vì vô lương A-tăng-kỳ chúng sanh, không có một ý niệm nào mà sinh tâm hối tiếc. Lập tức phát Đại nguyện: Nếu tôi được thành tựu ý nguyện A nậu Bồ đề, trọn vẹn như vậy, thì xả bỏ tất cả Hằng hà sa số, mười phương như vậy, trong cõi Phật gặp thời năm trược dùng thân thịt làm đầy đủ cho mọi chúng sanh, trải qua hằng sa Đại kiếp. Nếu ý nguyện này của tôi không trọn vẹn, thì khiến cho tôi vĩnh viễn không thấy được chư Phật mười phương, không thành tựu Bồ đề, cũng khiến cho tôi không đựơc nghe thấy tiếng của Tam Bảo và Tam Thừa, cũng khiến cho tôi thường ở trong địa ngục A Tỳ.”
Lại trong kinh Đại Bi Phân Đà Lợi nói: “Đức Phật dạy: Ta nhớ thời quá khứ vọ lượng kiếp, cõi Phật này tên là Nhật Nguyệt Minh. Vào thời năm trược, Ta ở cõi Diêm Phù Đề này làm Chuyển Luân Vương, tên gọi là Đăng Minh, dùng thiện hạnh khuyến khích giáo hóa tất cả chúng sanh. Lúc Ta đi dạo chơi ngắm nhìn vườn cây, thấy có một người bị trói chéo hai cánh tay thật là khốn khổ, liền hỏi các quan: Người này phạm tội gì? Các quan thưa rằng: Người này dối gạt Vương pháp, dám cho mình là dân cõi trời, thường đi qua lấy trộm đồ vật, sáu phần trộm lấy một, người này làm trái phép tắc quy định. Nhà vua liền bảo với các quan: Nhanh chóng cởi trói cho người này, lương thực dầu sữa cất giữ đừng khở công tìm lấy nữa! Các quan thưa với nhà vua rằng: Cuối cùng không có người nào có thể dùng tâm thiện trộm lấy các đồ vật của nhà vua, mà có thể ngày ngày càng cung cấp cho nhà vua-phu nhân và các quyến thuộc, nhà bếp cung cấp mọi thứ cần dùng đều là từ dân chúng sản xuất ra, đương nhiên không phải sức lực của nhà vua thì rốt cuộc không thể có được. Lúc ấy Ta ưu sầu mà tự tư duy: ngội vị Quốc Vương này bây giờ nên giao phí cho ai? Ta có năm trăm người con đều khuyến khích thuận theo Bồ đề, liền phân või Diêm Phù Đề này làm thành năm trăm phần giao cho các con, lập tức rời bỏ mà đi đến chốn rừng núi cầu Tiên tu phạm hạnh. Ngồi thiền trong khu rừng Ưu Đàm Bát La, phía Nam tiếp cận biển rộng, ăn trái quả cỏ cây để giúp duy trì thân mạng, dần dần không lâu sau đạt được năm thần thông. Lúc bấy giờ ở cõi Diêm Phù Đề có năm trăm người buôn, đi vào biển thu thập vật báu, kiếm đựơc rất nhiều châu báu. Chủ buôn trong mọi người tên là Túc Vương, có chút phước đức cho nên có được ngọc Ma ni Như ý, từ đảo châu báu kia lấy được nhiều loại châu báu cùng với ngọc Ma ni. Lúc bắt đầu dẫn lối lên đường thì nước biển cuộn sóng tung lên, các loài rồng làm não loạn, khóc lóc kêu cứu thần biển. Trong đó có con rồng thành Tiên, tên gọi là Mã Tạng, thật sự là Bồ-tát, mà vì bổn nguyện cho nên sanh vào trong đó. Đại Bồ-tát ấy dìu dắt che chở đoàn khách buôn vượt qua biển rộng yên ổn, tự trở lại trú sở của mình. Đi theo đoàn khách buôn ấy có một La Sát hung ác, luôn luôn đuổi theo ở phía sau rình rập mong tìm được cơ hội thuận tiện, La Sát ấy ở giữa ban ngày làm cho gió mưa bất ngờ nổi lên, khiến những người buôn lạc mất đường đi, không biết hướng về nơi nào cho nên vô cùng sợ hãi, phát ra âm thanh lớn kêu gào khóc lóc nức nở đau thương, cầu khấn các Thần thần và gió-thần mưa…, thạm chí cất tiếng kêu gọi cha mẹ-vợ con yêu quý của mình để cầu thoát nạn. Lúc bấy giờ Ta dùng Thiên nhĩ nghe thấy âm thanh ấy, liền có lời an ủi nói rõ: Khách buôn các người đừng sợ hãi gì cả, Ta sẽ chỉ rõ đường đi cho các người khiến các người được an ổn đến cõi Diêm Phù Đề. Vào lúc bấy giờ Ta liền dùng lụa màu để tự buộc vào tay mình, bên trong tẩm dầu lấy lửa châm vào, phát ra lời nói chí thành: Ta ở trong rừng 3 năm đi qua cõi Phạm, vì lợi ích của chúng sanh cho nên ăn các loại quả, đã cảm hóa tám mươi bốn ngàn các loài rồng-Da xoa khiến an trú không còn thối chuyển, vì thiện căn này khiến cho Ta đốt tay, để cho những người buôn này đến được cõi Diêm Phù Đề. Tay đốt như vậy trải qua bảy ngày bảy đêm, những người buôn ấy an ổn đến được quê nhà, liền tự lập nguyện: Châu báu như vậy, nếu tôi được thành tựu A nậu Bồ đề, thì khiến cho tôi được làm chủ buôn nắm giữ ngọc Như ý. Từ cõi Phật này hướng về trong hư không của hằng hà sa số cõi Phật vào thời năm trược khắp tất cả mười phương mưa xuống các thứ báu, trong mỗi một phương đều bảy lần mưa xuống các loại châu báu, tùy ý được đầy đủ, khiến cho vô lượng A-tăng-kỳ chúng sanh an trú trong Tam Thừa.”
Còn trong luận Đại Trượng Phu, Bồ-tát Đề Bà thuyết kệ rằng:
“Bậc trượng phu phước thiện công đức,
Tâm Đại Bi duỗi tay bố thí,
Cứu nạn trong bùn lầy bần cùng,
Kéo người không thể tự thoát ra.”
Như Bồ-tát bố thí, những người bần cùng đều đến quy tụ nương nhờ. Như cây to giữa đồng hoang trống trải lúc người đi đường nóng bức đều hướng đến nương tựa. Bồ-tát yêu thích danh tiếng tốt đẹp giải thoát, nếu có người đến nói với Bồ-tát rằng: Có người xin ăn đến. Bồ-tát hoan hỷ lập tức lấy tiền bạc đồ vật mà thưởng cho sứ giả, Bồ-tát liền lấy vật khác mà giúp cho người xin ăn, với lòng hoan hỷ kính mến. Người đến cầu xin nói lời xin giúp, lúc phát ra lời này thì tâm Bồ-tát nặng trĩu xót thương. Nếu có người cầu xin, không biết Thể tánh của Bồ-tát là vui với hạnh bố thí, Bồ-tát cầm tay hoan hỷ cùng trò chuyện, giống như bạn thân, loại bỏ ý niệm không biết của họ khiến cho sinh ra ý tưởng nhận biết, người bên cạnh trông thấy như vậy lại cũng hoan hỷ. Nếu thấy người cầu xin, thì Bồ-tát nói năng hỏi han: Ông đến muốn yêu cầu như thế nào, tùy theo ý mình mà chọn lấy! Nói lời an ủi họ: Hãy cố gắng lên Hiền giả, đừng sinh lòng sợ hãi, tôi sẽ làm nơi nương tựa cho ông. Như vậy làm cho tâm người cầu xin ấy được an lành. Nếu bố thí như vậy thì gọi là người sống. Nếu không như vậy thì gọi là người chết. Nếu người không đến thì tự mình đến nơi giúp cho họ. Có người đến cầu xin thì thân mạng hãy còn buông xả, huống gì tiền bạc của cải? Nếu không có tâm Bi thì không gọi là bố thí. Nếu có tâm Bi mà bố thí thì chính là giải thoát. Tuy là rất giàu có mà gọi là nghèo khó, bởi vì người giàu có tuy giúp cho nhưng không có tâm thương xót, tuy gọi rằng giúp cho mà không phải là thí chủ. Bố thí với tâm thương xót, đó gọi là thí chủ. Nếu cầu quả báo mà bố thí gọi là người bố thí, thì người buôn bán cũng có thể gọi là bố thí. Nếu cầu quả báo mà bố thí thì quả báo hãy còn vô lượng, huống là có tâm Bi để bố thí mà không cầu quả báo, thì quả báo làm sao có thể tính kể được? Nếu cầu quả báo mà bố thí thì chỉ có được niềm vui sướng của riêng mình, chứ không có năng lực cứu giúp cho người, làm cho chính mình thêm mệt mỏi vô ích. Bố thí với tâm Bi thì có năng lực cứu giúp cho người khác, về sau cảm được quả báo luôn luôn có năng lực làm lợi ích to lớn. Tu hạnh bố thì thì cảm được giàu có, tu hạnh thiền định, thì đạt được giải thoát, tu hạnh Từ Bi thì đạt được Vô thường Bồ đề, quả báo thù thắng nhất trong mọi quả báo.
Bồ-tát tư duy: Nhờ người cầu xin ấy mà mình chứng được Bồ đề, nay mình nhờ vào bố thí mà cảm được niềm an lạc không gì sánh được. Niềm vui bố thí trong nhân hãy còn như vậy, huống là trong quả Vô thượng Bồ đề! Như vậy đối với người cầu xin, ân của họ thật sâu nặng, không thể nào đền đáp nổi. Nếu dùng tiền bạc châu báu thì không đủ để báo ân, nên dùng Vô thượng Bồ đề mà giúp cho họ, dùng phước của mình vốn có, nguyện làm cho người cầu xin ở đời tương lai cũng như mình bây giờ, trở thành vị Đại thí chủ đạt được Vô thượng Bồ đề. Không nghĩ đến ân tình thì không có tâm Từ Bi, nếu không có tâm Từ Bi thì không có công hạnh bố thí. Nếu không bố thí thì không có năng lực cứu độ chúng sanh thoát vòng sinh tử. Nếu không thực hành bố thí thì tâm Từ Bi bị che lấp. Như dùng sách đá mới biết rõ thật-giả, giả sử kẻ thù cũng giống như bạn thân.
Thứ ba- QUỐC VƯƠNG
Như kinh Phật Thuyết Nhật Minh Bồ-tát nói: “Đức Phật dạy: Thời quá khứ cõi Diêm Phù Đề có vị Quốc Vương, tên gọi là Trí Lực, thường làm Phật sự tin sâu sắc đối với Tam Bảo. Lúc ấy có Tỳ kheo, tên gọi Chí Thành, ý thường tu trì Tam muội thương xót đối với mọi chúng sanh. Nhà vua muốn gặp Tỳ kheo này không bao giờ thỏa mãn. Trên bắp đùi của Tỳ kheo này mọc một cái nhọt rất tệ hại, thuốc thang trong nước chữa trị nhưng không thể nào lành được, nhà vua ưu sầu rất thương xót mà rơi nước mắt buồn bã. Lúc ấy hai vạn Phu nhân đồng thời nghĩ đến mà xót xa. Vào lúc nhà vua nằm ngủ, trong giấc mộng có người cõi trời đến nói với nhà vua rằng: Nếu chữa lành căn bệnh cho Tỳ kheo này, thì phải có được máu thịt của người đang sống để ăn uống, thì nhất định khỏi bệnh thôi. Nhà vua tỉnh giấc kinh sợ không vui, nghĩ rằng Tỳ kheo này bệnh nặng, quả là cần phải có thuốc loại thuốc ấy nhưng theo pháp thì khó mà có được. Truyền hỏi các quan làm cách nào có được. Thái Tử thứ nhất của nhà vua, tên gọi là Trí Chỉ, thưa với nhà vua chớ đau lòng, đừng ưu sầu vì điều ấy, máu thịt là điều không đáng lo. Liền trở vào trai phòng lấy dao cắt bắp đùi, có được thịt và máu đem đến cho Tỳ kheo. Tỳ kheo có được thuốc mà ăn uống xong, vết lở liền được trừ khỏi, thân thể được yên ổn. Nhà vua nghe Tỳ kheo được chữa khỏi thì vô cùng vui mừng, ý chỉ nghĩ đến Tỳ kheo mà không nhớ đến nỗi đau đớn của con mình. Nhờ vào niềm hoan hỷ có tâm chân thành sâu sắc, cho nên Thái Tử cũng tự nhiên bình phục”. (Bởi vì thực hành giống như tâm Phật cho nên vết thương trên thân được lành lặn như cũ.”
Còn trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Xưa có hai anh em Vương tử, cả hai người bị đuổi ra khỏi đất nước, đến giữa quãng đường trống trải thì lương thực đã cạn, người em bèn giết vợ chia thịt cho anh trai và chị dâu. Chị dâu liền ăn thịt ấy, người anh có đựơc thịt này thì giấu mà vứt đi chứ không dám ăn, tự cắt thịt chân mình để vợ chồng cùng ăn. Thịt vợ người em đã hết, muốn giết chị dâu để ăn thịt. Người anh nói đừng giết, mà lấy thịt đã giấu trước đó, trở lại đưa cho em mình ăn. Đã đi qua quãng đường trống trải thì đến nơi ở của Thần Tiên, nhặt lấy hoa quả để tự cung cấp cái ăn. Sau đó người em bị bệnh mà chết, chỉ một mình người anh ở lại. Lúc ấy Vương Tử thấy một người bị hình phạt chặt hết tay chân, tâm phát khời Từ Bi, hái lấy các thứ hoa quả, nuôi sống người bị hình phát ấy. Vương từ là người ít ham muốn đối với chuyện dục tình, đi hái lượm hoa quả, người vợ ở lại phía sau, quan hệ với người bị hình phạt. Vì có tình riêng cho nên rất căm ghét chồng mình. Vào một ngày nọ theo chồng đi hái hoa quả, đến bên bờ sông bèn nói với chồng rằng: hái lấy hoa quả trên ngọn cây kìa. Người chồng nói với vợ rằng: Phía dưới có sông sâu, có lẽ sẽ bị rơi xuống thì nguy. Người vợ nói: Lấy dây buộc vào hông, thiếp sẽ giữ đầu dây. Đến gần bên bờ nước, người vợ đẩy chồng mình rơi vào trong dòng sông. Nhờ sức mạnh của thiện căn Từ Bi, trôi theo dòng nước mà không bị chết chìm. Trôi về hạ lưu của dòng sông, ở vùng ấy có Quốc Vương băng hà, thầy xem tướng trong nước ấy suy xét tìm kiếm khắp trong nước, ai thích hợp để làm vua. Từ xa trông thấy trên mặt nước có vầng mây vàng rực, thầy xem tướng thấy rồi, nghĩ rằng dưới vầng mây vàng rực chắc chắn có người thần. Liền cho người tiến vào giữa dòng nước mà đón lấy, lập lên làm vua. Vợ trước đây của nhà vua cõng người bị hình phạt ấy, xin ăn khắp nơi lần hồi đến đất nước của Vương tử. Người trong nước đều khen là có một người vợ tốt cõng một người chồng không còn tay chân, hầu hạ cung kính thật là hiếu thuận. Tiếng đồn đến tai nhà vua, nhà vua nghe vậy rồi liền sai người gọi đến đưa vào trước điện rồng. Nhà vua hỏi người vợ rằng: người không còn tay chân này thật sự là chồng của ngươi phải không? Thưa rằng: Thật sự như vậy. Lúc ấy nhà vua nói rằng: Biết Ta hay không? Thưa rằng: Không biết. Nhà vua nói: Ngươi biết người tên họ như thế hay không? Người vợ hướng về nhà vua nhìn kỹ lại, sau đó mới biết và vô cùng hổ thẹn. Nhà vua vốn có tâm Từ cho nên sai người nuôi dưỡng chu đáo.
Đức Phật dạy: Phải biết rằng vị vua ấy, chính là thân Ta bây giờ. Người vợ lúc ấy, nay chính là con gái của Bà-la-môn Chiên Già mang khúc gỗ để phỉ báng Ta. Người bị chặt hết tay chân lúc bấy giờ, nay chính là Đề Bà Đạt Đa. (Vì vậy biết rằng thiện ác có chứng minh rõ ràng trước mắt không sai).
Còn trong kinh Bồ-tát Hạnh nói: “Đức Phật bảo với nhà vua rằng: Vào thời quá khứ, cõi Diêm Phù Đề này có đất nước tên là Bất Lưu Sa, nhà vua tên là Bà Đàn Ninh, Phu nhân tên gọi Bạt Ma Kiệt Đề. Lúc ấy thế gian điêu tàn, thóc lúa đắt đỏ, dân chúng đói kém khốn cùng, lại phát sinh dịch bệnh. Lúc ấy nhà vua cũng mắc bệnh, Phu nhân tự mình đi đến đền thờ Thiên thần, bên bậc cấp của đền thờ có một ngôi nhà, người chồng đi khỏi không ở nhà, người vợ đến lúc trở dạ sanh con, lại không có người hầu hạ sai bảo. Sau khi sanh đẻ đói lả kiệt sức lại không có gì để ăn, bèn tự suy nghĩ rằng: Nay cái chết sắp đến, lại không có cách nào khác, tự mình phải ăn thịt con mà sống vậy. Liền lấy dao sắp sửa giết con, tâm trở nên xót xa cảm động mà cất tiếng khóc to nức nở. Lúc bấy giờ Phu nhân sắp sửa trở về trong cung, nghe người phụ nữ này cất tiếng khóc xót xa thảm thiết, buồn đau thương xót liền đứng lại lắng nghe, vì vậy mà biết người phụ nữ này đang lâm vào cảnh khốn cùng. Nhưng người phụ nữ ấy vào lúc sắp đưa dao muốn giết con mình, thì tự nghĩ rằng: Sao nhẫn tâm ăn thịt con mình được! Dấy lên nghĩ như vậy rồi thì tiếp tục khóc nỉ non. Phu nhân liền đi vào nhà ấy lại gần mà hỏi nguyên cớ, vì sao khóc nức nở, muốn làm những điều gì? Người phụ nữ trả lời đầy đủ nguyên do. Phu nhân nghe nói mà tâm vô cùng thương xót nói rằng: Đừng giết con của mình, tôi về trong cung sẽ đưa đồ ăn đến. Người phụ nữ đáp rằng: Phu nhân tôn quý ơi, hoặc là có thể kéo dài muộn màng, hoặc là có thể quên bẵng điều này, mà mạng sống của tôi hôm nay chỉ còn trong hơi thở chứ không trải qua được thời gian dài, không bằng tự ăn thịt con mình để giúp cho mạng sống tồn tại. Phu nhân hỏi rằng: Lại có thể ăn thịt khác được hay không? Trả lời rằng: Nếu như được cứu mạng thì không cần hỏi gì tốt xấu cả. Thế là Phu nhân liền lấy dao tự cắt bầu vú của mình, ngay lúc ấy tự phát nguyện rằng: Nay con lấy bầu vú dùng để bố thí cứu giúp tai ách nguy hại này, không mong làm Luân Vương-Đế Thích-Ma Vương, đem công đức này mong cầu thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề. Liền đem thịt bầu vú trao cho người phụ nữ. Vào lúc sắp đưa dao cắt thêm một bầu vú nữa, lập tức ba ngàn Đại thiên thế giới trở nên chấn động dữ dội, Thiên Đế quán sát thấy Phu nhân ấy tự cắt bầu vú của mình cứu giúp tai ách nguy hại cho người, lúc ấy Thiên Đế Thích cùng vô số chư Thiên, ngay lúc ấy đi đến ở giữa hư không, đều đứng trước mặt Phu nhân mà xót xa rơi lệ, nhân tiện hỏi rằng: Nay người đã bố thí thật là khó sánh được, cầu được tâm nguyện gì chăng? Phu nhân đáp rằng: Đem công đức này dùng để cầu đạt được đạo quả Vô thượng Bồ đề, độ thoát ách nạn khốn khổ cho tất cả chúng sanh. Thiên Đế trả lời rằng: Người cầu mong ý nguyện này lấy điều gì làm chứng? Ngay lúc ấy Phu nhân tức thì lập lời thề: Công đức con đã bố thí hôm nay thật sự là vì thành tựu Chánh giác, thì bầu vú của con lập tức được bình phục như cũ. Thiên Đế ca ngợi rằng: Không bao lâu sẽ thành Phật. Chư Thiên hoan hỷ, tức thì hiện hình ca ngợi Phu nhân rằng: Nay người đã bố thí nhất định không hối hận gì mà có gì đau đớn chăng? Đáp rằng: Nay tôi đã bố thí là vì cầu đạt được Phật đạo chứ không có gì hối hận đau đớn, thì khiến cho thân nữ của tôi sẽ thay đổi trở thành thân nam. Phát ra lời thề vừa xong thì lập tức thay đổi trở thành thân nam. Chư Thiên ca ngợi rằng: Không bao lâu sẽ thành Phật. Lúc ấy những dịch bệnh trong đất nước đều được tiêu trừ, thóc lúa hoa màu dồi dào không còn đắt đỏ, nhân dân vui sướng an lành. Về sau nhà vua băng hà, liền làm lễ tấn phong Phu nhân hóa nam lên ngôi vua, nhân dân sống cuộc đời thịnh vượng, đất nước ngày càng hưng vượng lớn mạnh.
Đức Phật bảo với nhà vua rằng: “Phu nhân lúc bấy giờ, nay chính là thân Ta, xưa không tiếc thân mạng, nay được thành vị Phật. Đại chúng hoan hỷ làm lễ mà ra về.”
Thứ tư- PHẦN SÚC SANH
Như kinh Nhất Thiết Trí Quang Minh Tiên Nhân Từ Tâm Bất Thực Nhục nói: “Đức Phật an trú trong tinh xá thuộc chùa Tự Tại Thiên-thôn Di Ca Nữ ở đạo tràng Tích Diệt nước Ma Già Đề. Lúc ấy có con trai cùa Bà-la-môn Ca Ba Lợi, tên gọi là Di Lặc, thân thể màu vàng ròng, đầy đủ các tướng tốt, có vô lượng uy đức, đi đến nơi Đức Phật. Lúc ấy có những Phạm chí kết tóc gồm năm trăm người, từ xa trông thấy Di Lặc thanh tịnh bèn thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Như Đồng tử này có vô lượng ánh sáng, cùng với Đức Phật không có gì khác nhau, từ Đức Phật vào mà phát tâm Bồ đề đầu tiên, thọ trì kinh pháp của Đức Phật nào, để cho mình được giải thoát? Đức Phật bảo với Phạm chí Thức Càn: nay ông lắng nghe kỹ càng, Ta sẽ giải thích cho ông! Vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp quá khứ trước kia, lúc ấy có thế giới tên là Thắng Hoa Phu, Đức Phật danh hiệu là Di Lặc, luôn luôn dùng tâm Từ giáo hóa tất cả chúng sanh. Đức Phật ấy thuyết kinh tên là Từ Tam Muội Quang Đại Bi Hải Vân, nếu có người nghe đến, thì được vượt lên trên tội lỗi sinh tử của trăm ức vạn kiếp, nhất định được thành Phật. Lúc ấy trong đất nước kia có Đại Bà-la-môn, tên gọi Nhất Thiết Trí Quang Minh, thông minh nhiều trí tuệ, hiểu biết rộng các kinh, nghe Đức Phật xuất thế thuyết về kinh Từ Tam Muội, lập tức tin phục xin làm đệ tử Đức Phật, phát tâm Bồ đề mà nói lời như vậy: Nay con trì tụng kinh Pháp Đại Từ Tam Muội, nguyện ở đời vị lai chắc chắn được thành Phật, mà danh hiệu là Di Lặc, ngay sau đó rời bỏ gia đình liền đi vào núi sâu, trong tám ngàn năm ít ham muốn không có điều gì vướng bận, khất thực tự nuôi sống mình, trì tụng kinh này nhất tâm trừ diệt tán loạn. Lúc ấy trời mưa liên tục không dứt, nước lũ bất ngờ dâng tràn, Tiên nhân ngồi nghiêm trang không thể nào đi khát thực được, trải qua suốt bảy ngày. Lúc ấy trong khu rừng kia có năm trăm con Thỏ trắng, có một con Thỏ chúa cả mẹ và con gồm ba mạng, trông thấy Tiên nhân bảy ngày không ăn, bèn nói lời như vậy: Nay vị Tiên nhân này vì Phật đạo mà không ăn nhiều ngày, mạng sống không lâu dài được, cốt cờ giáo pháp sẽ sụp đổ, biển rộng giáo pháp sẽ khô cạn, nay mình nên vì Đại pháp Vô thượng làm cho được tồn tại lâu dài thì thân mạng này không tiếc gì. Liền nói với những con Thỏ: Tất cả các hành thảy đều vô thường, chúng sanh yêu quý thân mạng mà sống vô ích chết cũng vô ích, chưa từng vì giáo pháp cao cả, nay tôi muốn làm chiếc cầu rộng lớn cho tất cả chúng sanh, cúng dường Pháp sư khiến cho pháp được tồn tại lâu dài. Lúc bấy giờ Thỏ chúa báo với những con Thỏ rằng: Nay tôi đem thân này muốn cúng dướng Pháp sư, mọi thành viên trong đàn thích hợp thì nên cùng nhau tùy hỷ với tôi. Lúc ấy các vị thần núi-thần cây…, lập tức chất củi thơm lấy lửa châm vào. Mẹ con Thỏ chúa đi vòng quanh vị Tiên nhân đủ vòng rồi, thưa rằng: Các người là súc sanh, tuy có tâm Từ nhưng dựa vào đâu mà có thể lo liệu được? Con Thỏ thưa với Tiên nhân: Con tự đem thân mình cúng dường Nhân giả, để giáo pháp tồn tại lâu dài làm cho các chúng sanh được nhiều ích lợi. Nói lời này xong liền bảo với con mình: Con có thể tùy ý tìm kiếm đồng cỏ và nguồn nước để thâu nhiếp tân ý tư duy chánh niệm đối với Tam Bảo! Lúc bấy giờ Thỏ con nghe mẹ đã nói, quỳ xuống thưa với mẹ rằng: Như mẹ tôn quý đã nói muốn cúng dường vì Đại pháp Vô thượng, thì con cũng nguyện vui lòng được như vậy. Nói lời này xong tự lao mình vào trong lửa, Thỏ mẹ tiếp theo sau lao vào. Đang lúc Bồ-tát xả thân, trời đất chấn động dữ dội, ngay cả cõi Sắc cùng với các cõi trời, đều rưới làn mưa hoa cõi trời dùng để cúng dường. Sau khi thịt đã chín, thì thần núi và thần cây thưa với Tiên nhân rằng: Mẹ con Thỏ chúa vì cúng dường cho nên lao thân vào trong lửa, nay thịt đã chín, Ngài có thể ăn được. Lúc ấy Tiên nhân kia nghe thần núi-thần cây nói cho biết, đau lòng không thể nào nói được, đem kinh sách đã tụng đặt trên lá cây, lại thuyết kệ rằng:
Thà chấp nhận thân này tan hoại mắt mũi,
Không đành lòng giết hại ăn thịt chúng sanh,
Chư Phật đã thuyết Kinh Từ Bi Tam Muội,
Trong kinh ấy nói người hành hạnh Từ Bi,
Thà đập vỡ tủy tách rời đầu não,
Không đành lòng ăn thịt chúng sanh mà sống,
Như chư Phật đã thuyết về người ăn thịt,
Người này không đầy đủ hạnh nguyện Từ Bi,
Mê muội chìm trong sinh tử không thành Phật.
Lúc Tiên nhân ấy thuyết kệ này rồi, nhân đó phát tâm thề rằng: Nguyện cho tôi đời đời không dấy lên ý tưởng giết hại, luôn luôn không ăn thịt, tiến vào Tam muội Bạch Quang Minh Từ, cho đến thành Phật đoạn tuyệt ăn thịt để giữ giới thanh tịnh. Nói lời này xong tự lao mình vào hầm lửa kết thúc tính mạng cùng với mẹ con Thỏ chúa. Lúc này trời đất phát ra loại chấn động. Nhờ thần lực tuyệt vời cho nên cây phát ra ánh sáng, màu vàng rực chói lọi chiếu sáng cả một ngàn cõi nước. Lúc ấy người trong đất nước kia thấy ánh sáng này, đều phát tâm đạo Vô thượng Bồ đề. Đức Phật bảo với Phạm Chí Thức Càn: Nay ông nên biết, Thỏ chúa trắng lúc bấy giờ, nay chính là thân Ta. Thỏ con lúc ấy, nay chính là La Hầu La. Tiên nhân tụng kinh lúc ấy, nay chính là Bồtát Di Lặc-con trai của Bà-la-môn trong chúng này. Bầy Thỏ năm trăm con lúc ấy, nay chính là Ma Ha Ca Diếp cùng năm trăm Tỳ kheo. Thần núi và thần cây gồm hai trăm năm mươi vị lúc ấy, nay chính là hai trăm năm mươi Tỳ kheo như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên…. Một ngàn Quốc Vương như Bạt Đà Bà La… lúc ấy, nay chính là một ngàn Bồ-tát vậy, từ khi Ta xuất thế cho đến Phât Lâu Chí, ở trong thời gian đó điều là những đệ tử thọ pháp đắc đạo.
Đức Phật bảo với Phạm Chí Thức Càn: Bồ-tát cầu pháp chịu khó chịu khổ trải qua nhiều kiếp không tiếc gì thân mạng, lao thân vào hầm lửa để được cúng dường, thì nhất định vượt lên trên tội lỗi sinh tử của chín trăm vạn ức kiếp.
Lúc ấy Phạm chí Thức Càn cùng năm trăm Phạm Chí khác, cầu Phật được xuất gia thành bậc A-la-hán. Lúc Tiên nhân ấy lao mình vào hầm lửa rổi sanh đến cõi Phạm Thế, chgo đến thành Phật. Người ăn thịt chúng sanh thì phạm vào giới cấm nặng nề, thân đời sau sanh vào chốn thường uống nước đồng sôi.”
Còn trong kinh Đại Tập nói: “Đức Phật dạy: Này người thiện nam! Thời quá khứ có một Sư tử chúa ở trong hang núi sâu thẳm, thường có suy nghĩ như vậy: Mình là chúa tể trong tất cả các loài thú, sức mạnh có thể xem bảo vệ tất cả các loài thú. lúc ấy trong núi kia có hai con khỉ, cùng sinh ra hai con. Lúc ấy hai con khỉ đến chỗ Sư tử chúa thưa lời như vầy: Nếu như Ngài có năng lực bảo vệ cho tất cả các loài thú, thì nay mang hai con của tôi để gởi gắm cho Ngài, tôi sắp đi nơi khác để tìm kiếm đồ ăn thức uống. Lúc ấy Sư tử chúa liền nhận lời, thì con khỉ ấy để lại hai đứa con, giao cho chúa tể loài thú ấy, lập tức rời chỗ ở mà đi kiếm ăn. Lúc này trong núi có một chim Đại bàng chúa, tên là Lợi Kiến, rình lúc Sư tử chúa ngủ, thuận tiện liền bắt lấy hai con khỉ con, đem đến nơi hiểm trở mà đậu lại. Lúc Sư tử chúa tỉnh giấc rồi, liền đến chỗ Đại bàng chúa, mà nói kệ rằng:
Nay tôi lần đầu cầu thỉnh Đại bàng chúa, chỉ mong chí tâm tiếp nhận lời tôi nói, hy vọng nhìn thấy nguyên cớ để tha cho, đừng làm mất niềm tin sanh lòng hổ thẹn!
Đại bàng chúa nói kệ trả lời Sư tử chúa rằng:
Tôi có thể bay lượn dạo khắp hư không,
Đã qua cõi của ông tâm không sợ hãi,
Nếu nhất định phải bảo vệ hai con này,
Thì hãy xả bỏ thân mạng mình cho tôi!
Lúc ấy Sư tử chúa nói rằng:
Nay tôi vì bảo vệ hai con khỉ này,
Xả thân mình không tiếc như cọng cỏ khô,
Nếu tôi bảo vệ thân mình mà nói dối,
Làm sao có thể nói như thuyết tu hành?
Sư tử chúa nói kệ này xong, liền đến chỗ cao sắp xả thân, lúc bấy giờ Đại bàng chúa lại nói kệ rằng:
Nếu vì người khác mà xả thân mạng mình,
Thì người này nhận được niềm vui Vô thượng,
Nay tôi trao lại cho ông hai con khỉ,
Mong bậc Đại pháp vương đừng tự hại mình!
Này người thiện nam! Sư tử chúa chính là thân Ta bây giờ. Con khỉ đực ấy chính là Ca Diếp. Con khỉ cái chính là Tỳ kheo Ni Thiện Hộ. Hai con khỉ con lúc ấy, chính là A Nan và La Hầu La bây giờ. Đại bàng chúa lúc ấy, nay chính là Xá-lợi-phất. Vì vậy, làm người bảo vệ cho người khác nương tựa, thì không tiếc gì thân mạng của mình.”
Thứ năm- QUÁN KHỔ
Như kinh Chánh pháp Niệm nói: Bồ-tát Khổng Tước vì chư Thiên mà nói rằng: Nếu có tâm Bi thì người này cách Niết-bàn không xa, gọi là Đại trang nghiêm. Nếu phát khởi tâm Bi đối với chúng sanh trong năm đường, thì có năng lực phá tan phiền não. Làm sao đối với chúng sanh địa ngục mà phát khởi tâm Bi? Các chúng sanh trong đường này do lừa dối đối với nghiệp của mình, từ chối oan gia này mà tạo tác, nhận lấy các loại khổ đau không thể nói hết. Đại địa ngục gồm có một trăm ba mươi sáu chỗ, chúng sanh rơi vào trong chỗ tan vỡ tách rời, chặt đứt đốt nấu không ai cứu giúp, không nơi nương nhờ, chạy băng băng từ Đông sang tây cầu cứu vang nài, tự mình không thể nào thoát đựơc khổ đau, mà phát khởi tâm Bi đối với họ thì cảm được vô lượng phước thiện tốt lành tăng thêm.
Nếu người làm lợi ích cho chúng sanh, thì quán xét các loại đói khát khốn khổ của các ngạ quỷ, tự đốt thân mình như đốt cháy rừng rậm, chạy khắp nơi bốn phía đạp chồng lẫn nhau, ngọn lửa đốt cháy rừng rực khắp thân thể, để mong cầu sự cứu giúp nhưng không ai có thể cứu được, những chúng sanh này đến lúc nào mới được lìa xa các loại khổ não? Đó gọi là quán xét loài quỷ mà phát khởi tâm Bi, thì cảm được sanh lên cõi Phạm Thiên.
Nếu người quán xét đối với loài súc sanh mà phát khởi tâm Bi, thì nên nghĩ đến vô lượng khổ não-sát hại lẫn nhau trong loài đó, loài sống trên hư không-dưới nước-đi lại trên mặt đất, có vô lượng cái chết, tàn hại lẫn nhau, ăn nuốt lẫn nhau, những chúng sanh này đến lúc nào mới được thoát khỏi khổ đau? Đó gọi là quán xét khổ đau của loài súc sanh mà phát khởi tâm Bi. Nếu có người có thể phát sinh ý niệm như vậy, thì cảm được sanh lên cõi Phạm thiên.
Nếu người quán xét đối với chư Thiên sáu cõi Dục mà phát khởi tâm Bi, ở sáu cõi trời Dục hưởng thụ niềm vui của cõi trời không thể nào ví dụ hết, đủ các loại hang núi-đỉnh núi-vườn rừng để hưởng thụ sung sướng, đã hưởng thụ vui sướng rồi, đến lúc phước nghiệp hết, vẫn trở lại sanh vào chốn khổ đau nhận chịu nhiều khổ não, rơi vào địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh, chạy tán loạn từ Đông sang Tây, mê loạn không còn biết gì những nỗi khổ não to lớn phải chịu. Đó gọi là quán xét loài trời mà phát khởi tâm Bi, thì cảm được sanh lên cõi Phạm thiên.
Nếu người quán xét đối với chúng sanh trong loài người mà phát khởi tâm Bi, vì các loại nghiệp lực mà sanh vào trong loài người nhận chịu quả báo khổ-vui, đủ các loại tâm tánh, đủ các loại tin hiểu, hoặc có người bần cùng nương vào người khác mà tự sống còn. Như vậy quán xét chúng sanh trong năm đường, sanh ra năm loại khổ đau rồi, mà phát khởi tâm Bi. Người như vậy cảm được niềm an ổn tốt đẹp, đó là đạt được Niết-bàn.”
Còn trong kinh Tạp A Hàm nói: Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn lấy đất trong móng tay bảo với các Tỳ kheo: Ý các ông thế nào? Đất trong móng tay của Ta nhiều hay là đất trên mặt đất nhiều hơn? Tỳ kheo thưa với Đức Phật: Đất trong móng tay của Thế Tôn chỉ là một chút rất ít thôi, đất trên mặt đất này vô lượng vô số không thể nào lấy làm ví dụ được. Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Như vậy chúng sanh có năng lực liên tục cho đến trong một khoảng thời gian bật ngón tay, tu tập tâm Từ đối với tất cả chúng sanh, có thì chỉ bằng đất trong móng tay mà thôi. Những chúng sanh không có năng lực liên tục cho đến chỉ bằng trong khoảng thời gian một cái bật ngón tay, tu tập tâm Từ đối với tất cả chúng sanh, thì sắp này nhiều như đất trên mặt đất. Vì vậy cho nên các Tỳ kheo, luôn luôn liên tục tu tập tâm Từ đối với tất cả chúng sanh.” Còn trong kinh Tu Hành Đạo Địa, kệ nói rằng:
“Nên phát tâm thực hành Từ Bi,
Nghĩ oán thù giống như bạn tốt,
Lần lượt xoay vòng trong sinh tử,
Tất cả đã từng làm bà con.
Ví như cây sinh ra nụ hoa,
Chuyển đổi thành ra trái không khác,
Cha mẹ vợ con và bạn bè,
Bà con họ hàng cũng như vậy.
Người thực hành tu tập tâm Từ,
Y bình đẳng không còn yêu ghét,
Không hỏi gì đối với gần xa,
Mới thích hợp là hành Đại Bi.
Tâm bình đẳng thực hành thương xót,
Rộng khắp cho đến cả ba cõi,
Người thực hành Từ Bi như vậy,
Công đức ấy vượt quá Phạm Thiên.
Dao sắc không thể nào hại được,
Quan quyền và oán thù-lửa dữ,
Các La sát tà ma quỷ quái,
Rắn rít độc hại-sấm sét chớp,
Sư tử và voi cọp gấu beo,
Cùng với các loại hung ác khác,
Tất cả đều không dám đến gần,
Không gì có thể làm tổn thương.”
Còn trong luận Thiện Kiến nói: “Nếu trú xứ có hổ lang sư tử, cho đến kiến mối thì không được cư trú. Nếu như kiến mối có hang, kiến mối đi khắp nơi tìm thức ăn, thì đuổi đi nơi khác mới có thể cư trú.”
Còn trong kinh Tạp A Hàm nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Vào thgời quá khứ, lúc chư Thiên và A-tu-la dàn trận đánh nhau, A-tu-la thắng trận mà chư Thiên chịu thất bại. Lúc ấy quân đội của Thiên Đế Thích tan rã rút lui, sinh ra sợ hãi vô cùng, lên xe chạy theo hướng Bắc trở về cung trời. Đường đi qua rừng rậm dưới chân núi Tu Di, cuối khu rừng có tổ chim cánh vàng, có nhiều chim con cánh vàng ở trong tổ. Lúc bấy giờ Đế Thích sợ rằng xe ngựa đi qua đạp chết chmim con, bèn bảo với người đánh xe rằng: Hãy quay xe trở lại đừng làm chết chim non! Người đánh xe thưa rằng: Quân của A-tu-la đuổi theo bắt chúng ta ở phía sau, nếu quay trở lại thì bị họ bao vây mà bắt. Đế Thích bảo rằng: Thà rằng phải quay trở lại để A-tu-la giết chết, chứ không thể để cho quân lính đạp chết chúng sanh. Vào lúc bảo người đánh xa quay xe chạy về hướng Nam, quân đội A-tu-la từ xa trông thấy Đế Thích quay xe vòng trở lại, cho rằng là kế sách của trận đánh liền bỏ chạy rút lui phía sau, quân lính vô cùng sợ hãi, trận đánh thất bại chạy trốn tản nát khắp nơi, tìm đường trở về cung của A-tu-la.
Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Thiên Đế Thích ấy là Tự Tại Vươngo ở cõi trời Tam Thập Tam, nhờ vào sức mạnh của tâm Từ mà có uy lực phá tan quân đội của A-tu-la, cũng được ca ngợi là có công đức của tâm Từ.”
Còn trong kinh Đại Bi nói: “Đức Phật bảo với A Nan: Nếu như có người trú tâm trong Từ Thiện, thì sẽ cảm được mười một loại công đức lợi ích. Những gì là mười một loại? Đó là: 1- Giấc ngủ được yên lành, tỉnh giấc thì tâm hoan hỷ; 2- Không thấy ác mộng; 3- Người và loài Phi nhân yêu mến; 4- Chư Thiên ủng hộ; 5- Độc tố không có thể làm hại được; 6- Dao kiếm cung tên không làm tổn thương; 7- Lửa không đốt cháy được; 8- Nước không dìm chết được; 9- Thường có được áo quần tốt đẹp, đồ ăn thức uống tuyệt diệu, giường ghế đồ nằm đầy đủ, thuốc thang chữa trị bệnh tật; 10- Đạt được pháp của bậc Thượng nhân; 11- Thân mạng đến lúc kết thúc được sanh lên cõi Phạm thiện.”
Còn trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Lúc bất giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Có sức mạnh luôn luôn bình thường. Thế nào là ? Đó là: 1- Trẻ thơ lấy tiếng khóc làm sức mạnh; 2- Người nữ lấy sự giận dữ làm sức mạnh; 3- Tỳ kheo lấy lòng nhẫn nại làm sức mạnh; 4- Quốc Vương lấy sự ngạo mạn làm sức mạnh; 5- La hán lấy sự tinh tiên làm sức mạnh; 6- Chư Phật lấy tâm Đại Bi làm sức mạnh. Vì vậy cho nên Tỳ kheo, phải nghĩ đến sức mạnh của tâm Đại Từ Bi.” Tụng rằng:
Năng Nhân thương hại khổ huyễn ảo,
Thánh ý buồn lo mê sâu dày,
Thương xót người ngu mà nhiếp thọ,
Khuyên răn dẫn vào cổng phương tiện.
Pháp thân bao trùm khắp pháp giới,
Nhiếp hóa dựa vào chốn Kỳ Viên,
Năm đường trói buộc đều trừ bỏ,
Hốn ma oán thù cùng cởi ra.
Ba tu loại bỏ con ngựa Ái,
Sáu niệm giữ chặt con khỉ Tâm,
Hồ thiền lắng trong mặt nước định,
Giác ý thay tiếng động ồn ào.
Gió tuệ thổi vào mặt trống pháp,
Lay chuyển gốc rễ Ngã-Vô minh,
Luôn luôn cần phải gần bạn tốt,
Mở bày điều mình chưa từng nghe.
NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG
Sơ lược dẫn ra chuyện: 1- Sa môn Thích Tuệ Việt thời Tùy; 2- Sa môn Thích Đại Tích thời Đường; 3- Sa môn Thích Từ Tạng thời Đường; 4- Huyện Uy Lô Nguyên Lễ thời Đường; 5- Đường Huyền Trang Pháp Sư Tây Quốc Hành truyện.
1/ Thời nhà Tùy có Sa môn Thích Tuệ Việt ở đạo tràng Tuệ Nhật, người vùng Lĩnh Nam, trú trong núi La Phù, tánh tình quả thật là rất yêu thương cứu giúp mọi loài vật cũng như con người, ở trong núi sâu hiểm trở vắng vẻ mà hổ báo không hề quấy nhiễu. Đã từng có bầy thú đến trước mặt, vì vậy nói pháp cho nghe, con hổ liền đưa đầu dựa vào đầu gối, Tuệ Vệt thì vuốt râu của con hổ, vẻ mặt biểu lộ tình cảm không có gì sợ hãi, mọi người đều nhìn thấy cảnh tượng ấy. Đi cảm hóa khắp vùng Ngũ Lĩnh, danh tiếng lưu truyền nơi Tam Sở. Những năm cuối thời Tùy Khai Hoàng, mời đến đạo tràng Tuệ Nhật, sau đó trở về Dương Châu, giữa đường mắc bệnh mà qua đời, quàn thi hài trên thuyền giống như lúc còn sống vậy, ban đêm trông thấy ánh lửa sáng ngời từ chân mà phát ra, tụ vào ở trên đỉnh đầu, lại từ đỉnh đầu phát ra, rồi theo chân mà trụ vào, suốt đêm không gián đoạn. Đạo tục ca ngợi thật là chưa từng có.
2/ Thời nhà Đường có Sa môn Thích Đạo Tích ở chùa Phước CảmÍch Châu, người nước Thục, tụng một bộ kinh Niết-bàn, làm sự nghiệp cho cả cuộc đời không thay đổi. Hễ đến lúc sắp đọc tụng thì nhất định trước đó phải tắm gội thân thể, mặc áo 1uần sạch sẽ, sau đó mới bước lên chỗ ngồi. Tánh tình rất kỹ lưỡng, yêu thương nhân hậu đối với tất cả mọi người. Những người có bệnh ghẻ lở máu mủ hôi hám dơ bẩn, Đạo Tích đều gọi đến tập trung để may vá giặt giũ áo quần giúp họ, chữa trị cho họ và cùng ăn với họ mà không bao giờ chê bai. Lúc ấy mọi người cảm thấy quái lạ mà hỏi nguyên do, đáp rằng: Cảnh không có nhiễmtịnh, nhớp-sạch đều do tâm, tâm đã không dấy khởi, yêu-ghét nào phát sinh? Vào tháng năm thứ nhất thời Đường Trinh Quán, tạ thế tại chùa Phước Cảm, hưởng thọ 0 tuổi. Lúc ấy là mùa Hạ nóng nực mà thi hài không hư hoại hôi thối, quàn thi hài trải qua một trăm ngày mà vẫn ngồi xếp bằng tròn như ban đầu. Đạo tục ca ngợi thật là kỳ lạ, bèn dùng sơn tô lên thân thể, kính cẩn đưa về nước Thục Ba an trí thờ phụng.
3/ Thời nhà Đường có Đại Tăng thống Thích Từ Tạng ở nước Tân La, tục tánh họ Kim, người nước Tân La, tuổi qua thời trai trẻ học hành thông minh sáng suốt, chán ngán vinh hoa cao sang của cuộc đời, tình cảm vui với chí hướng cao xa nơi khác, một mình yên lặng thực hành thiền định không tránh hổ lang thú dữ, trì giới không nhiều chỉ lấy Từ Bi cứu giúp làm trước hết, ở trong núi sâu vắng vẻ đoạn tuyệt lương thực qua lại, liền cảm được loài chim kỳ lạ đều ngậm các loại trái cây đến đưa cho tận tay, chim ở trên tay Từ Tạng cùng ăn với nhau. Lúc đến nhất định phải như thế, ban đầu không hề sai lạch thời gian, côpng hạnh cảm được hiện tượng kỳ diệu ít có người theo kịp, mà thường ôm lòng buồn rười rượi thương xót làm cho hàm thức, làm phương tiện gì khiến cho tránh khỏi sinh tử? Thế là vào lúc ngủ say thấy có hai người đàn ông nói rằng: Ông ở nơi vắng vẻ sâu kín mong muốn làm lợi ích gì? Từ Tạng nói: Chỉ làm lợi ích cho chúng sanh. Thế là trao cho Từ Tạng năm giới xong rồi nói rằng: Có thể đem năm giới này làm lợi ích cho chúng sanh. Lại bảo với Từ Tạng rằng: Ta từ cõi trời Đạo Lợi đến đây vốn là trao giới cho ông. Nhân đó vút lên bầu trời mất dạng. Ngay sau đó Từ Tạng ra khỏi núi, trai gái trong nước thọ giới rất nhiều. Vào năm thứ 12 thời Đường Trinh Quán đi đến đất nước Đại Đường, lúc đã đến kinh thành thì đem tâm Từ làm lợi ích cho quần sanh, người theo thọ giới mỗi ngày tính có ngàn người, hoặc có người mù thì thấy đường đi, người mắc bệnh thì được chữa lành. Lại thích ngồi yên lặng trong mùa Hạ, nhận được sắc lệnh an cư ba tháng Hạ tại chùa Vân tế, trông thấy rất nhiều quỷ thần, số tính vô lượng, mang giáp cầm binh khí nói rằng: Mang kiệu vàng này đón tiếp Từ Tạng. Lại thấy nhiều vị thần cùng đến đánh nhau cự tuyệt không đồng ý để đón đi. Từ Tạng ngửi thấy mùi hôi thối hừng hực khắp nơi liền đến nơi giường dây thông báo xa rời nhau. Có một đệ tử còn bị quỷ đánh gần chết mà tỉnh lại, Từ Tạng liền rời bỏ y bát thực hành công đức của Tăng mà bố thí, lại ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt khắp nơi thân thể mình. Vị thần nói với Từ Tạng rằng: Hôm nay không chết thì thọ đến hơn tám mươi rồi. Đến năm thứ 1 thời Đường Trinh Quán, Từ Tạng trở về lại đất nước mình, thực hành đầy đủ lời Phật dạy, chẳng khác gì Đại quốc. Nhà vua mời đến chùa Hoàng Long giảng về Bố Tát Giới Bổn, trời rưới xuống cam lộ bảy ngày bảy đêm, mây mù giăng phủ che kín cả giảng đường, bốn chúng đệ tử kinh ngạc ngợi khen, danh tiếng tốt đẹp càng truyền xa hơn. Thời gian sau nhân gặp căn bệnh sâu kín mà qua đời trong niên hiệu Đường Vĩnh Huy. (Ba chuyện trên đây trích trong Đường Cao Tăng Truyện).
4/ Thời nhà Đường có Lô Nguyên Lễ ở Phạm Dương, cuối niên hiệu Trinh Quán làm Huyện úy huyện Liên Thủy-Tứ Châu, đã từng vì bệnh nặng mà mê man bất tỉnh, trải qua một ngày mới tỉnh lại, nói rằng có người dẫn đến phủ quan, thấy một vị quan đi qua nhưng không có thị vệ, Nguyên Lễ liền đi đến trước chỗ ngổi của vị quan này, dựa lưng vào chiếc giường mà ngồi. Vị quan đưa mắt nhìn lính hầu, khiến một tay nắm lấy đầu-một tay nắm lấy chân, ném Nguyên Lễ xuống dưới bậc thềm. Rất lâu mới đứng dậy, đi đến một tòa nhà khác, lại tiến lên hướng về phía Nam đi vào trong một sảnh đường rộng lớn, thấy rất nhiều bếp đun, trên bếp đun ấy có làn hơi, cuồn cuộn bốc lên như mây mù xông thẳng lên trên cao, tiếng sôi ùng ục xen lẫn như có tiếng ồn ào của mấy ngàn vạn người. Nguyên Lễ ngước mặt nhìn, trông thấy tựa như cái lồng chứa đầy người treo phía trên làn hơi này, nói đó là nơi hấp chín người có tội. Nguyên Lễ liền phát nguyện nói to lên rằng: Nguyện nhận chịu tội lỗi thay cho tất cả chúng sanh. Ngay lập tức cởi áo thân thể trần truồng tự lao thân vào trong vạc sôi, nhân đó liền mê man không còn cảm giác đau đờn. Chốc lát có một Sa môn, kéo Nguyên Lễ ra và nói rằng: Biết ông chí tâm mới đưa tiễn trở về. Bỗng nhiên giống như tỉnh ngủ, thế là đoạn tuyệt với rượu thịt, sống yên lành trải qua ba, bốn năm, sau mất ở Lạc Dương.
Chuyện trên đây trích trong Minh Báo Thập Di Lục.
5/ Trong truyện Đường Huyền Trang Pháp Sư Tây Quốc Hành nói: Trong nước Bà La Ni Tư có hồ Liệt Sĩ, phía Tây hồ có tòa tháp của 3 con thú, là nơi thiêu thân của Như Lai trong thời gian tu Bồ-tát hạnh. Xưa kia vào lúc kiếp mới thành, nơi này là khu rừng hoang vu, có 3 con thú là Cáo-Thỉ và Vượn, khác loài mà vui sống với nhau. Lúc ấy Thiên Đế Thích muốn kiểm chứng người tu Bồ-tát hạnh, giáng trần dùng năng lực thần thông ứng hóa làm thành một ông lão, nói với ba con thú rằng: Ba con thú khác loài, khéo an ổn sống với nhau như vậy không có gì kinh sợ chăng? Đáp rằng: Ở đây nguồn nước và đồng cỏ dồi dào, chơi đùa trong khu rừng tươi tốt sum sê, khác loài cùng sống vui vẻ, đã yên ổn mà lại vui. Ông lão nói: Nghe ba con thú khác loài có tình cảm sâu đậm ý nghĩ tinh tế mà quên mình già yếu suy sụp, cho nên từ xa tìm đến đây, nay đang đói khát mệt mỏi, lấy cài gì cho ăn được không?
Đáp rằng: Mong ở lại đây một lát, chúng tội tự chạy đi tìm xem! Thế là chung lòng ra sức tìm kiếm, con Cáo men theo mép nước ngậm về một con cá chép còn tươi rói, con Vượn leo trên cây rừng hái quả mang về, cùng đem về nơi ở để mới khách, riêng con Thỏ trở về không. Ông lão nói rằng: Theo ta nhìn thấy, các ông chưa hòa thuận, Vượn và Cáo cùng chí hướng đều có thể hết lòng phục vụ, chỉ riêng Thỏ trở về tay không một mình không giúp đỡ lẫn nhau, từ việc này mà nói, thực sự có thể biết vậy. Con Thỏ nghe bình xét chê trách, nói với Vượn và Cáo rằng: Gom lại nhiều củi khô mới có việc để làm. Vượn và Cáo tranh nhau chạy đi ngậm cỏ kéo cây về, đã chất thành đống cao rồi lấy lửa châm vào bốc cháy ngùn ngụt. Thỏ nói rằng: Thưa người nhân hậu! Thân tôi hèn hạ mà tìm thức ăn khó được, xin lấy tấm thân nhỏ bé này làm một bữa ăn giúp người lót dạ. Bày tỏ xong nhảy vào đống lửa lập tức chết cháy. Lúc ấy ông lão hiện rõ thân Đế Thích, gạt tro tàn thâu nhặt hài cốt thương cảm than thở hồi lâu, nói với Vượn và Cáo rằng: Như nhau sao đến nỗi này, ta cảm động cho tâm ấy không thể làm mất dấu tích này, gửi gắm cho vầng trăng lưu truyền mãi mãi đến đời sau. Vì vậy người nước ấy đều nói hình ảnh con Thỏ trong mặt trăng, từ đây mà xuất hiện. Người đời sau ở tại đây xây dựng tòa tháp này.