PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 61

 

Thiên thứ 68: CHÚ THUẬT (Phần hai)

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ra tám chuyện: 1. Cát Do thời Tiền Chu; 2. Thích Kỳ-vực thời Tấn; 3. Trúc Phật Đồ Trừng thời Tấn; 4. Trúc Pháp Ấn thời Tấn; 5. Thích Bảo Ý thời Tống; 6. Thích Bôi Độ thời Tống; 7. Thích Huyền Sướng thời Tống; 8. Tạp tục huyễn thuật.

1. Thời Tiền Chu có Cát Do, là người tộc Khương nước Thục. Thời Chu Thành Vương, thích khắc chạm cây gỗ làm dê để bán, một hôm chở dê gỗ đi vào trong nước Thục, vương hầu quý nhân trong nước Thục xua đuổi lên núi Tuy. Núi Tuy nằm về phía Tây Nam núi Nga Mi, cao chọc Trời. Người đi theo không thể trở về, đều đạt được Tiên đạo. Vì vậy người trong làng bàn luận rằng: Được một quả đào trên núi Tuy, tuy không có thể thành Tiên mà cũng đủ để phóng khoáng thong dong. Sau đó dưới chân núi lập đền thờ mấy chục nơi.

Chuyện này xem trong Sưu Thần Ký.

2. Thời nhà Tấn ở vùng Lạc Dương có Thích Kỳ-vực, là người Thiên Trúc, đi khắp nơi Hoa Nhung không có chỗ nào cố định, mà hào phóng thần kỳ tùy hứng không để ý đến thế tục, cử chỉ và thái độ không bình thường, người lúc ấy không ai có thể đoán được. Xuất phát từ Thiên Trúc đi đến Phù Nam, trải qua các bờ biển, liền vượt qua những nơi xa rộng, đều xuất hiện nhiều điềm linh dị. Đã đến Tương Dương, muốn đi nhờ qua sông, người chèo thuyền thấy Sa môn nước Hồ y phục rách rưới, khinh thường nên không chở, thuyền đến bờ Bắc thì Kỳ-vực đã qua rồi. Đi về phía trước thấy hai con hổ ngoắc tai vẫy đuôi, Kỳ-vực đưa tay xoa đầu hổ, hổ nhường đường mà đi, người hai bên bờ trông thấy cứ đi theo thành đoàn. Vào cuối thời Tấn Huệ Đế đi đến vùng Lạc Dương, các Đạo nhân thảy đều làm lễ, Kỳ-vực vẫn ngồi thản nhiên không thay đổi vẻ mặt. Có lúc nói với mọi người là theo thân đời trước mà tiếp tục, nói rằng Chi Pháp Uyên từ trong loài dê mà đến, Trúc Pháp Hưng từ trong loài người mà đến. Lại chê bai các chúng Tăng, y phục hoa lệ không hợp với pháp vốn có. Thấy cung thành Lạc Dương thì nói: Dường như là cung Trời Đạo Lợi, nhưng tự nhiên cùng với sự đời không giống nhau mà thôi. Kỳ-vực nói với Sa môn Kỳ Xà Mật rằng: Người làm cung điện này từ cõi Trời Đạo Lợi đến, hoàn thành thì trở về cõi Trời rồi. Dưới mái ngói trên nóc nhà phải có một ngàn năm trăm đồ vật để làm, lúc ấy đều nói rằng: Xưa nghe người thợ này thật sự lấy đồ vật đặt dưới mái ngói. Lại nói: Sau khi cung điện hoàn thành, tìm ra thì đã bị hại rồi. Đằng Vĩnh Văn ở Nam Dương làm quan ở Hoành Dương, đến Lạc Dương ở nhờ trong chùa Mãn Thủy mà mắc bệnh, suốt năm không chữa khỏi, hai chân co quắp không thể nào đứng lên đi lại. Kỳ-vực đến thăm mà nói rằng: Ông muốn bệnh được chữa lành hay không? Nhân đó lấy một chén nước sạch và một cành dương liễu, tiện thể lấy cành dương chấm nước đưa tay hướng về Vĩnh Văn mà chú nguyện. Như vậy ba lần, sau đó đưa tay cầm đầu gối Vĩnh Văn đứng dậy, liền đứng dậy bước đi như xưa. Trong chùa này có loại cây Tư duy, cả mấy chục cây đều chết khô. Kỳ-vực hỏi Vĩnh Văn: Lúc cây chết đến nay bao lâu rồi? Vĩnh Văn nói: Nhiều năm rồi. Kỳ-vực liền hướng về cây chú nguyện, như cách chú nguyện cho Vĩnh Văn, cây liền đâm chồi nẩy lộc hoa lá sum suê.

Trong kinh Thượng Phương có một người bệnh sắp chết, Kỳ-vực lấy bình bát đặt trên bụng của người bệnh, dùng vải trắng che phủ tất cả, chú nguyện mấy ngàn lời, liền có mùi thối nồng nặc cả căn phòng, người bệnh nói: Tôi sống rồi. Kỳ-vực khiến người cuốn vải, trong bình bát có vật giống như bùn lắng, hôi thối không thể đến gần, người bệnh liền sống yên ổn. Lạc Dương sắp lọan lạc, từ giã trở về Thiên Trúc, trong vùng lạc Dương có Sa môn Trúc Pháp Hành, là bậc Tăng cao túc. Lúc ấy mọi người yêu cầu thưa thỉnh với Kỳ-vực rằng: Thượng nhân là vị Tăng đã đắc đạo, nguyện xin để lại một lời làm lời khuyên nhủ lâu dài. Kỳ-vực nói: Hãy tập trung tất cả mọi người lại! Mọi người đã tập trung, Kỳ-vực bước lên tòa cao nói kệ rằng:

Giữ gìn miệng thu nhiếp thân ý,
Cẩn thận đừng phạm những điều ác,
Tu hành tất cả những điều thiện,
Như vậy nhất định vượt thế gian.

Nói xong thì im lặng ngồi thiền, Pháp Hành lại thưa thỉnh: Nguyện xin Thượng nhân hãy giảng dạy điều chưa được nghe, nghĩa bài kệ như vậy, trẻ con tám tuổi cũng đã thuộc lòng, không phải là sự mong mỏi của người đắc đạo. Kỳ-vực cười nói: trẻ con tám tuổi tuy thuộc lòng mà trăm tuổi không thực hành, thuộc lòng nào ích gì? Mọi người đều biết tôn kính người đắc đạo, mà không biết thực hành để tự mình đắc đạo. Thương thay lời ta nói tuy ít, mà thực hành thì lợi ích nhiếu! Ngay sau đó từ giã mà đi. Mấy trăm người đều thỉnh cầu Kỳ-vực dùng bữa trưa, Kỳ-vực đều nhận lời đến dự. Sáng ngày mai cả năm trăm nhà đều có một Kỳ-vực, mới nói là chỉ đến nhà mình; đi đến hỏi thăm nhau, mới biết là phân thân mà đến vậy. Đã lên đường thì các Đạo nhân tiễn đưa thành Hà Nam, Kỳ-vực đi chầm chậm mà người đuổi theo không kịp. Kỳ-vực bèn dùng gậy viết trên mặt đất rằng: Giã biệt từ đây rồi. Hôm ấy có người từ Trường An đến, thấy Kỳ-vực ở trong chùa ấy. Lại có khách buôn là Hồ Thấp Đăng, ngay hôm đó sắp tối, gặp Kỳ-vực ở trong vùng Lưu Sa, tính ra thấy đã đi hơn chín ngàn dặm. Đã trở về tây quốc, không biết kết thúc thế nào?

3. Thời nhà Tấn ở vùng Nghiệp Trung có Trúc Phật Đồ Trừng, là người xứ Tây Vực, vốn là người họ Bạch, tuổi trẻ xuất gia trong sáng chất phác theo đuổi sự học, tụng kinh mấy trăm vạn lời, khéo hiểu văn nghĩa, tuy chưa đọc Nho Sử của vùng này, mà cùng với các học sĩ luận bàn phân rõ những chỗ vướng mắc nghi ngờ, đều ngấm ngầm như phù hợp với nhau, không ai có năng lực làm cho khuất phục. Tự mình nói rằng: Tiếp tục đến nước Kế Tân được giảng giải. Danh sư xứ Tây Vực đều gọi là người đắc đạo.

Vào năm thứ tư niên hiệu Vĩnh Gia thời Tấn Hoài Đế vừa đến Lạc Dương, chí hướng hoằng dương Đại pháp, khéo tụng thần chú, có năng lực sai khiến quỷ thần, dùng dầu mè trộn lẫn với cỏ Nhân Chi xoa vào bàn tay, việc ngoài ngàn dặm đều thấy rõ trong lòng bàn tay giống như ở trước mặt vậy, cũng có thể khiến cho người trai gái thanh tịnh cùng trông thấy. lại nghe âm vang tiếng chuông để nói sự việc, không có gì không hiệu nghiệm. Thế là ẩn mình sống trong chốn dân dã để quán sát sự biến đổi của cuộc đời. Lúc ấy Thạch Lặc đóng quân ở Cát Pha, chuyên dùng sự chém giết làm uy lực, Sa môn bị hại rất nhiều. Đồ Trừng nghĩ thương trăm họ, muốn dùng đạo cảm hóa Thạch Lặc, thế là cầm gạy đi đến chỗ đóng quân. Đại tướng của Thạch lặc là Quách Hắc Lược vốn có phụng pháp, Đồ Trừng liền tìm đến ngay nhà Hoắc Lược, thuận theo thọ năm giới, kính trọng theo lễ của đệ tử. Thạch Lặc mời Đồ Trừng đến hỏi rằng: Phật đạo có gì linh nghiệm? Đồ Trừng biết Thạch lặc không hiểu được lý sâu xa, đích thực nên dùng đạo thuật để chứng minh, vì vậy mà nói rặng: Đến được đạo tuy xa mà cũng có thể dùng sự việc gần để chứng thực. Tức thì lấy bình bát chứa đầy nước, thắp hương chú nguyện, chốc lát mọc lên đóa hoa sen xanh, màu sắc sáng ngời lóa mắt. Thạch Lặc từ đó tin phục. Đồ Trừng vì vậy mà khuyên nhủ: Rằng người làm vua lấy đức cảm hóa đầy đủ ở dưới vòm Trời, thì Tứ linh biểu hiện điềm lành; chính quyển tệ hại đạo lý mất dần, thì sao chổi rực sáng hiện ra ở trên cao, dáng vẻ bình thường trông thấy được, lành dữ tùy theo việc làm, đây chính là hiện tượng bình thường của xưa và nay, Trời người cảnh cáo rõ ràng. Thạch lặc rất vui mừng, tất cả những người phải bị giết còn lại, nhờ đó mà được lợi ích, có mười tám, mười chín người. Thạch Lặc sau đó bởi vì tức giận muốn hại các Đạo sĩ, cũng muốn làm khổ Đồ Trừng, Đồ Trừng bèn tránh đến nhà Hắc Lược, nói với đệ tử rằng: Nếu tướng quân đưa tin đến hỏi ta ở chỗ nào, thì đáp rằng không biết ở đâu. Người đưa tin liền đến tìm Đồ Trừng không được, nên trở về báo cho Thạch Lặc. Thạch Lặc kinh hãi nói: Ta có ý ác đối với Thánh nhân, Thánh nhân bỏ ta mà đi rồi. Suốt đêm không ngủ suy nghĩ mong gặp Đồ Trừng. Đồ Trừng biết ý Thạch lặc đang hối hận, sáng sớm đến chỗ Thạch lặc. Thạch Lặc nói: Đêm qua đi đâu? Đồ Trừng nói: Đêm qua ông sinh tâm giận dữ cho nên tạm thời tránh đi, nay ý ông thay đổi vì vậy mới dám đến. Thạch lặc cười lớn nói: Đạo nhân lầm mà thôi. Nguồn nước quanh hào thành nước Tương ở phía Tây Bắc của thành năm dặm do Hoàn Lan cúng tế mà được, dòng nước đó bỗng nhiên khô cạn. Thạch lặc hỏi Đồ Trừng rằng: Dùng cách gì dẫn nước đến? Đồ Trừng nói: Nay nên trong lệnh cho rồng. Thạch lặc tự là Thế Long, nói là Đồ Trừng chế giễu mình, nên đáp rằng: Chính vì rồng không có năng lực dẫn nước đến, cho nên hỏi nhau mà thôi. Đồ Trừng nói: Đấy là lời chân thành chứ không phải đùa cợt đâu nguồn của dòng nước, chắc chắn có thần rồng cư trú, nay đến truyền lệnh thì nước nhất định có được. Thế là cùng với đệ tử Pháp Thủ và mấy người nữa đi lên phía trên nguồn nước, nguồn đó vốn ở nơi lâu ngày đã khô cạn nức nẻ như vết bánh xe, người đi theo trong lòng nghi ngờ sợ rằng nước khó mà có được. Đồ Trừng ngồi trên giường dây thắp hương An Tức chú nguyện mấy trăm lời, ba ngày như vậy nước bỗng nhiên chảy ra dòng nhỏ, có một con rồng nhỏ, dài khoảng năm, sáu tấc, theo dòng nước mà xuất hiện, các Đạo sĩ tranh nhau đến xem. Đồ Trừng nói: Rồng có khí độc đừng đến gần trước nó! Một lúc sau dòng nước lớn chảy tràn, hào cạn đều tràn đầy. Đồ Trừng dự đoán điềm sắp xảy ra, khó có thể thuật lại hết được. Sau khi Thạch lặc lên ngôi, tôn thờ Đồ Trừng càng sâu nặng. Lúc Thạch Thông sắp làm phản, năm ấy Đồ Trừng nhắc nhủ Thạch Lặc rằng: Năm nay trong cây hành (Thông) có sâu ăn chắc chắn làm hại người, nên khiến cho trăm họ đừng ăn hành! Thạch Lặc ban lệnh tuyên bố trong khu vực cẩn thận không được ăn hành. Đến tháng Thạch Thông quả nhiên bỏ chạy, Thạch Lặc càng thêm tôn trọng, có việc thì nhất định hỏi han rồi sau đó mới thực hiện, gọi là Đại hòa thượng. Thạch Hổ có con trai tên là Bân, sau làm con của Thạch Lặc, yêu quý rất sâu nặng, bỗng nhiên bệnh nặng đột ngột mà chết, đã trải qua hai ngày. Thạch lặc nói: Trẫm nghe tin Thái tử chết mà Biển Thước có thể cứu sống, Đại hòa thượng là người thần của đất nước, hãy gấp rút đến báo tin, chắc chắn có năng lực tạo nên phước lành. Đồ Trường bèn lấy cành dương chú nguyện, chốc lát có thể đứng dậy, một lúc sau thì bình phục. Vì vậy các con trẻ thơ dại của Thạch Lặc phần nhiều được nuôi dưỡng ở trong chùa Phật. Mỗi khi đến ngày mồng tám tháng tư, Thạch Lặc tự mình đến chùa tắm Phật, vì con trẻ phát nguyện. Đến tháng tư năm thứ tư thời Tấn Kiến Bình, Trời lặng không gió mà trên tháp có một cái linh tự nhiên phát ra tiếng, Đồ Trừng nói với mọi người rằng: Âm vang của tiếng linh nói là đất nước có Đại tang không qua khỏi năm nay rồi. Tháng bảy năm ấy Thạch lặc qua đời, Tử Hoằng tiếp tục ngôi vị, thưở trẻ Thạch Hổ bị phế bỏ nên Tử Hoằng tự mình lên ngôi, dời đô về vùng Nghiệp, xưng là Nguyên Kiến Vũ, dốc lòng thờ kính Đồ Trừng có phần sâu nặng hơn Thạch Lặc, thế là đưa thư nói rằng: Hòa thượng là Đại bảo của đất nước, tước vị vinh hoa không thêm, bổng lộc cao sang không nhận, vinh hoa bổng lộc không dốc hết thì dùng cách gì để nêu cao đức hạnh? Từ đây trở đi đương nhiên áo quần dùng gấm vóc, xe cộ dùng loan giá. Ngày triều kiến đông đủ Hòa thượng lên Đại diện, luôn luôn hầu hạ trở xuống đều giúp đỡ đưa kiệu đón rước, Thái tử công hầu giúp đỡ mà đi lên, người đứng đầu xướng to Đại hòa thượng đến, mọi người ngồi đều đứng dậy để bày tỏ sự tôn trọng của mình. Lại truyền cho Ngụy Tư Không Lý Nông sớm tối gần gũi thăm hỏi, Thái tử công hầu năm ngày một lần triều kiến tỏ lòng trẫm cung kính ra sao!

Lúc ấy Đồ Trừng ở chùa trong phạm vi Nghiệp Thành, sai đệ tử Pháp Thường, từ phía Bắc đến nước Tương, đệ tử Pháp Tá từ nước Tương trở về, gặp nhau ở dưới thành Lương Cơ nên cùng trú lại, hợp xe lại trò chuyện suốt đêm, nói đến Hòa thượng, gần đây ngày nào cũng đi. Pháp tá đến mới vào lễ chào Đồ Trừng, Đồ Trừng đón và cười rằng: Đêm qua cùng với Pháp Thườn kết xe cùng nói thầy của ông chăng? Tiên Dân có nói: Không nói là cung kính chăng? Thầm kín mà không thay đổi.

Không nói là cẩn thận chăng? Một mình mà không uể oải. Thầm kín một mình là gốc của cung kính và cẩn thận, ông không biết chăng? Phật Tá ngạc nhiên hổ thẹn sám hối. Ngay sau đó người trong nước cứ mỗi khi cùng nhau trò chuyện đều nói: Đừng dấy lên tâm ác, Hòa thượng biết ông đấy. Và nơi ở của Đồ Trừng, không có ai dám hướng mặt đến mà khạc nhổ bừa bãi. Lúc ấy Thái tử Thạch Thúy có hai con trai ở nước Tương, Đồ Trừng nói với Thạch Thúy rằng: Con nhỏ là A Di gần đây đang gặp bệnh tật, nên đến đón về. Thạch Thúy liền tin lời đi đến xem sao, quả nhiên đã mắc bệnh. Đại y Ân Đằng và Đạo sĩ nước ngoài, nói tự mình có thể chữa trị. Đồ Trừng bảo với đệ tử Pháp Nha rằng: Cho dù Thánh nhân tiếp tục xuất hiện, cũng không chữa lành căn bệnh này, huống là hạng này ư? Sau ba ngày quả nhiên qua đời. Sau đó quân tấn rút khỏi Hoài Tứ, Lũng Bắc và Ngõa Thành đều bị xâm phạm bức bách, ba chốn cấp báo xin cứu viện mà tình người nguy ngập hỗn loạn. Thạch Hổ mới giận dữ nói rằng: Ta tôn thờ Phật cúng dường Tăng, mà lại dẫn đến nạn gặc ngoại xâm, Phật không có thần diệu rồi. Đồ Trừng sáng sớm đã vào cung, Thạch Hổ đem sự tình hỏi Đồ Trừng. Đồ Trừng nhân đó can gián Thạch Hổ rằng: Nhà vua đời quá khứ đã từng làm chủ buôn lớn, đến chùa Kế tân đã từng cúng dường hội lớn, trong đó có sáu mươi La hán, than bé nhỏ này của tôi cũng tham dự hội này, lúc ấy người đắc đạo nói với tôi là người chủ này mạng chung sẽ trải qua thân gà sau đó làm vua đất Tấn, nay nhà vua làm chủ, há không phải là phước ư, chiến trường quân giặc là chuyện thường tình của đất nước mà thôi, vì sao oán trách hủy báng Tam bảo trong đêm dấy lên ý niệm độc địa như vậy? Thạch Hổ mới tin và tỉnh ngộ, quỳ mà nhận lỗi vậy. Thạch Hổ đã từng hỏi Đồ Trừng: Phật pháp cấm không giết hại, trẫm làm chủ thiên hạ, không dùng hình phạt giết hại thì không thể nào dẹp yên đất nước, đã làm trái giới cấm sát sanh, tuy rằng thờ kính Phật mà có lẽ nào được phước ư? Đồ Trừng nói: Đế Vương thờ kính Phật, nên thuộc về thân cung kính tâm thùy thuận hiển dương Tam bảo mà không làm điều bạo ngược không hại người vô tội, còn đối với kẻ hung ác ngu si bất chấp đạo lý không phải cảm hóa mà làm cho thay đổi, có tội không thể nào không giết, có ác không thể nào không xử phạt, nhưng nên giết kẻ đáng giết – nên xử phạt kẻ đáng xử phạt mà thôi. Nếu bạo ngược tùy ý giết hại phi pháp, thì tuy rằng dốc hết tài sản tôn thờ giáo pháp mà không hiểu gì về tai họa nghiệp báo cũng nào ích gì. Nguyện bệ hạ tỉnh ngộ muốn phát triển tình thương rộng đến tất cả, làm cho Phật giáo mãi mãi thịnh vượng phước tộ mới lâu dài. Thạch Hổ tuy không có thể làm theo hết được, nhưng là lợi ích không phải là ít.

Trương Ly và Trương Lương là quan Thượng thư của Thạch Hổ, nhà giàu thờ kính Phật, đều xây dựng tháp lớn Đồ Trừng nói rằng: Thờ kính Phật quyết định bởi sự thanh tịnh không tham muốn và lấy Từ bi làm tâm, đàn việt tuy theo lễ nghi tôn thờ Đáo pháp mà tham tiếc chưa dứt, đi lại săn bắn không kiềm chế tích tụ không cùng tận, còn nhận chịu tội lỗi của đời hiện tại, phước báo đâu mà đáng hy vọng vậy? Trương Ly – Trương Lương về sau đều bị tiêu diệt hết.

Đồ Trừng đã từng sai đệ tử đi đến Tây Vực mua hương, đã lên đường. Đồ Trừng bảo với đệ tử còn lại rằng: Trong bàn tay thấy đệ tử mua hương ở chỗ đó bị cướp gần chết. Vì vậy thắp hương chú nguyện, từ xa mà cứu giúp. Sau đó đệ tử trở về nói: Ngày đó tháng đó ở chỗ đó bị giặc cướp, lúc sắp bị giết bỗng nhiên ngửi thấy mùi hương, giặc cướp vô cớ tự nhiên kinh sợ nói rằng cứu binh đã đến, bỏ đó mà chạy. Thạch Hổ mỗi khi muốn chinh phạt nước Yên, Đồ Trừng can ngăn rằng: Quân nước Yên chưa hết, cuối cùng khó có thể chiến thắng. Thạch Hổ nhiều lần tiến hành mà thất bại thảm hại, mới tin Đồ Trừng khuyên nhủ. Lại trong Hoàng hà trước đây không có loài ba ba sinh sống, bỗng nhiên bắt được một con đem dâng tặng Thạch Hổ, Đổ Trừng trông thấy mà than rằng: Hoàn Ôn đi vào sông không lâu, Ôn tự là Nguyên Tử. Về sau quả nhiên như lời nói. Đồ Trừng đã từng cùng với Thạch Hổ bước lên giữa nhà chính, Đồ Trừng bỗng nhiên kinh hãi nói: Có biến nguy cấp, U châu đang xảy ra hỏa hoạn. Vẫn lấy rượu mà vẩy, lâu sau mà cười rằng: Đã cứu được rồi. Thạch Hổ sai người kiểm chứng sự việc ở U châu về thưa rằng: Ngày ấy lửa từ bốn cổng bốc lên, phía tây nam có áng mây đen xuất hiện bỗng nhiên tuôn mưa dập tắt lửa, mưa cũng có thể mùi rượu. Đến tháng bảy năm thứ mười bốn thời Kiến Vũ – Thạch Hổ, Thạch tuyên và Thạch Thao có ý đồ giết hại lẫn nhau, lúc Thạch Tuyên đến chùa cùng với Đồ Trừng ngồi trò chuyện, một cái linh trên tòa tháp tự nhiên phát ra tiếng vang. Đồ Trừng nói với Thạch Tuyên: Hiểu tiếng vang của cái linh hăng? Linh nói rằng: Người liều lĩnh gặp suy tàn. Thạch Tuyên biến sắc nói: Là nói về điều gì vậy? Đồ Trừng nói lảng rằng: Giỏi liều lĩnh vì đạo không thể nào ở núi được, không nói gì đến ăn ngon mặc đẹp, há không phải là suy tàn ư? Thạch Thao sau đó mới đến, Đồ Trừng nhìn kỹ rất lâu, Thạch Thao sợ hãi mà lại đối diện với Đồ Trừng, Đồ Trừng nói: Quái lạ làm sao mà ông hôi mùi máu, vì vậy nhìn nhau mà thôi. Đến tháng tám Đồ Trừng sai mười người đệ tử trì trao ở phòng khác, Đồ Trừng lúc ấy tạm thời đi vào cửa nhỏ phía Đông, Thạch Hổ và Hoàng hậu Đỗ thị hỏi thăm sức khỏe Đồ Trừng nói: Phía dưới sườn có giặc trong mười ngày không nên ra ngoài, từ Phật đồ về phía Tây, từ điện này về Phía Đông, sẽ có máu chảy, cẩn thận đừng đi về phía Đông. Hoàng hậu Đỗ thị nói: Hòa thượng hoa mắt chăng, chỗ nào có giặc? Đồ Trừng liền nói đơn giản rằng: Sáu tình đã thọ nhận thảy đều là giặc, già tự nhiên phải hoa mắt, nhưng khiến cho người trẻ không mê muội, liền dùng lời ngụ ý chứ không thể làm sáng tỏ được. Sau đó hai ngày Thạch Tuyên quả là sai người làm hại Thạch Thao ở trong chùa Phật, muốn nhân dịp Thạch hổ đến dự tang lễ mà tiến hành Đại nghịch. Thạch Hổ nhờ Đồ Trừng cảnh báo trước cho nên được tránh khỏi, đến khi Thạch Tuyên tiến hành sự việc thì bị bắt. Đồ Trừng can ngăn Thạch Hổ rằng: Đã là con của bệ hạ, vì sao lại gặp tai họa lớn vậy? Nếu bệ hạ trong lòng tha thứ mà càng yêu thương, thì còn có hơn sáu mươi năm nữa. Nếu nhất định phải giết, thì Thạch Tuyên sẽ làm sao chổi xuất hiện quét sạch Nghiệp Cung này. Thạch Hổ không thuận lời, dùng gông cùm trói chắt Thạch Tuyên dẫn ra pháp trường, chất củi mà tốt. Bắt giữ hơn ba trăm người thuậc về cung cấp, đều dùng xe phanh thây mà ném xuống sông Chương, Đồ Trừng bèn truyền cho đệ tử thôi trì trai ở phòng khác. Ngày khác vào tháng sau có một yêu quái, thân ngựa và đuôi, bờm đều có hình dạng giống như lửa cháy, đi vào cổng Trung Dương đi ra cổng Hiển Dương, Đông cung đầu phía Đông đều không thể vào được, đi về phía Đông Bắc trong phát chốc không còn thấy nữa. Đồ Trừng nghe nói mà than rằng: Tai họa ấy đến rồi! Đến tháng mười một Thạch Hổ đãi tiệc cho tất cả quần thần ở trước điện Thái Vũ, Đồ Trừng ngâm vịnh rằng: Cung điện cung điện ư, cây táo chua mọc thành rừng, sẽ làm toạc ác của người. Thạch Hổ sai người mở cung điện ra lật đá phía dưới xem xét, quả nhiên có cây táo chua mọc lên vậy. Đồ Trừng trở về chùa nhìn thấy tượng Phật, nói rằng: Buồn giận không thể trang nghiêm được. Một mình nói rằng: Được ba năm ư? Tự đáp rằng không được. Lại nói: Được hai năm, một năm, một trăm ngày, 1 tháng chăng? Tự đáp rằng không được. Thế là không nói gì nữa. Trở về phòng nói với đệ tử Pháp Tộ rằng: Năm Mậu Thân họa loạn dần dần phát sinh, đến năm Kỷ Dậu nhà họ Thạch sẽ tiêu diệt, ta trước khi loạn ấy chưa xảy ra đã hóa thân rồi. Liền sai người đến chia tay Thạch Hổ rằng: Cái lý của sự vật chắc chắn phải thay đổi, than mạng không phải là vật bảo đảm, thân thể của bần đạo là tai họa huyễn ảo, thời kỳ thay đổi đã đến, đã nhờ ân rất sâu nặng, cho nên báo trước để mong rằng nghe biết. Thạch Hổ đau buồn nói: Không nghe Hòa thượng có bệnh tật gì, thế mà bỗng nhiên bảo là kết thúc! Lập tức tự mình ra khỏi cung đến chùa mà thăm hỏi rõ ràng chuyện này. Đồ Trừng nói với Thạch Hổ rằng: Sinh ra và chết đi là quy luật thường tình không thay đổi, phân định dài ngắn không phải năng lực của mình mà trì hoãn được. Nói rằng đạo là chú trọng vào thực hành trọn vẹn, đức thì quý ở sự không lười nhác, nếu như việc làm không có gì thiếu sót, thì tuy chết mà như còn, sai trái mà kéo dài thì đó không phải là nguyện cầu vốn có. Nay ý chưa hết ấy là bởi vì quốc gia mà tâm giữ lại Phật lý, tôn thờ giáo pháp không có gì tiếc nuối, xây dựng chùa miếu cao to tráng lệ, thì đây gọi là đức vậy. Nên hưởng hạnh phúc tốt lành, mà phân bố chính sách mãnh liệt, quá nhiều hình phạt tàn khốc, biểu hiện trái với Thánh điển, sâu xa rời bỏ phép tắc nhắc nhủ, không tự mình răn đen sửa đổi, rốt cuộc không có phước thiện chở che. Nếu tâm thuần thục thay đổi suy nghĩ tạo thuận lợi cho dân chúng, thì phúc lành của đất nước kéo dài đạo tục vui mừng được nhờ cậy, cuối cùng mạng sống chấm dứt cả một đời không có gì an hận. Thạch Hổ đau thương nghẹn ngào, biết là chắc chắn ra đi, lập tức sai người đào huyệt mộ lo liệu trước tang lễ. Đến ngày mồng tám tháng mười hai qua đời ở chùa Nghiệp Cung, là năm thứ bốn niên hiệu Vĩnh Hòa thời Tấn Mục Đế vậy. Quan lại dân chúng đau thương khóc lóc khắp nơi đất nước, hưởng thọ mười một bảy tuổi. Vẫn quyết định đưa đến Tử mạch, chương Tây, tức là nơi Thạch Hổ đã xây dựng phần mộ. Phút chốc Lương Độc làm loạn, năm sau Thạch Hổ qua đời, Nhiễm Mẫn cướp ngôi, giết sạch dòng họ Thạch. Nhiễm Mẫn lúc nhỏ tên là Cứu Nô, Đồ Trừng trước đây đã nói cây táo chua mọc thành rừng là vậy. Bên phần ngực trái của Đồ Trừng trước kia có một lỗ hổng, chu vi bốn, năm tấc thông suốt vào trong bụng, có lúc ruột từ trong đó ra ngoài, hoặc dùng xơ bông nhét vào lổ hổng, đêm muốn đọc sách, nhất định là rút xơ bông ra thì cả căn nhà sáng rực. Lại vào ngày trai thì đến bên bờ nước kéo ruột ra rửa sạch rồi đưa trở lại bên trong. Đồ Trừng thân cao tám thước, phong độ tư thái trong sáng mẫu mực, khéo hiểu sâu sắc kinh pháp, thông suốt sách vở thế gian, ngày giảng thuyết đích thực nêu rõ ý nghĩa tôn chỉ, khiến cho văn từ đầu đuôi rất rõ ràng có thể hiểu. Lại thêm lòng Từ sâu rộng cứu giúp tai ách khổ sở cho muôn dân, đang lúc hai người họ Thạch hung ác tàn bạo vô đạo, nếu không cùng thời gian với Đồ Trừng, thì ai có thể nói được như vậy, chỉ mong trăm họ được lợi ích, sử dụng hàng ngày không biết mà thôi. Phật Điều Bồ Đề cùng mấy chục danh Tăng, đều xuất phát từ Thiên Trúc – Khang Cư, lộ trình mấy vạn dặm không xa, chân vượt qua vùng Lưu Sa, đến nhận sự huấn luyện của Đồ Trừng, Phàn H Thích Đạo An, Trung Sơn Trúc Pháp Nhã, đều vượt qua Quan Hà, nghe Đồ Trừng giảng thuyết, đều khéo thông hiểu lý lẽ tinh hoa nghiên cứu tận cùng nơi sâu xa thâm thúy. Đồ Trừng tự nói về nơi sinh ra của mình cách vùng Nghiệp hơn chín vạn dặm, bỏ nhà đi vào đạo một trăm lẻ chín năm, rượu không vượt qua răng, quá ngọ không ăn, điều trái giới luật không làm, không ham muốn không mong cầu, nhận chịu nghiệp báo đi theo, luôn luôn có đến vài trăm, môn đồ trước sau chứng trên một vạn, đã trải qua các châu quận dựng lên chùa Phật gồm tám trăm chín mươi ba nơi, hoằng pháp hưng thịnh chẳng có ai hơn được vậy. Ban đầu Thạch Hổ tẩm liệm Đồ Trừng, lấy tích trượng và bình bát lúc còn sống hay sử dụng đặt vào trong quan tài, sau đó Nhiễm Mẫn cướp ngôi mở quan tài, chỉ được bình bát và tích trượng chứ không thấy có thi hài. Có người nói tháng Đồ Trừng qua đời, có người gặp ở vùng Lưu Sa, Thạch Hổ ngờ là không chết nên mở quan tài thì thấy thi hài. Về sau Mộ Dung Tuấn dời đô về vùng Nghiệp ở trong cung của Thạch Hổ, thường mộng thấy Thạch Hổ cắn cánh tay mình, ý nói là Thạch Hổ vì kính trọng, thế là chiêu mộ tìm kiếm thi hài Thạch Hổ vào Đông Minh Quán đào lên mà có. Thi hài khô cứng không hư hoại, Dung Tuấn chà đạp mắng rằng: Chết rồi sao dám làm cho Thiên Tử đang sống phải sợ hãi, ông làm cung điện xong xuôi, nhưng bị con ông đã toan tính, huống gì là người khác ư? Dùng roi đánh mà hủy nhục rồi ném xuống sông Chương, thi hài dựa vào trụ cây không di chuyển, tướng nhà Tần là Vương Mãnh bèn thâu lấy mà mai táng. Ma Nhu đã đoán là có một cái cột cung điện. Ma Nhu ấy tức là dân lưu lạc ở huyện Ngụy, chẳng biết họ hàng ở đâu, luôn luô mang áo vải Ma Nhu xin ăn ở chợ, tựa như điên cuồng mà chính là người hiền, người ta nói cùng với Đồ Trừng qua lại rất là mật thiết. Mới đầu gặp Thạch Hổ cùng nhau trò chuyện biết là không lạ lùng, lời nói chỉ nói rằng bệ hạ đến lúc cuồi cùng ở dưới một cây cột cung điện. Sau Phù Kiên chính phạt vùng Nghiệp, Tuấn Tử Vĩ bị Đại tướng của Phù Kiên là Quách Thần Hổ bắt giữ. Thật sự trước kia mộng thấy Thạch Hổ là linh nghiệm.

Điền Dung Triệu Ký nói: Đồ Trừng chưa mất trước đó mấy năm đã tự lo liệu phần mộ rồi, Đồ Trừng đã biết phần mộ ắt phải mở ra. Còn thi hài không ở trong quan tài, sao Mộ Dung biết trước mà sợ hãi? Điền Dung sai lầm rồi. Đồ Trừng hoặc nói là Phật Đồ Đăng, hoặc nói là Phật Đồ Trành, hoặc nói là Phật Đồ Trừng, đều lấy âm tiếng Phạn không như nhau mà thôi.

4. Sa môn Trúc Pháp An thời nhà Tấn, trong thời Tấn Thái Nguyên xưng là Chuy Lưu, rất được trọng dụng. Tướng quân vùng An Bắc là Thái Nguyên Vương Văn Độ kết bạn rất thân thiết, thường cùng nhau bàn luận về sanh tử báo ứng, mơ hồ khó mà sáng tỏ, vì trước mắt thừa nhận về lý lẽ ấy mà thôi, nhưng chưa có thể biết thực sự về điều ấy. Vì vậy kết thành lời thề: Ai chết mà có biết quả báo và thấy rõ tội phước thì nên nói cho nhau để rõ hơn về điều đó. Pháp Ấn sau đó ở Cối Kê quanh năm mà chết, Vương ở kinh đô không hay biết gì, bỗng nhiên thấy Pháp Ấn xuất hiện, Vường vừa sợ vừa vui cùng thăm hỏi lẫn nhau. Pháp Ấn nói: Bần đạo vào lúc ấy bệnh mà chết, tội phước không hư dối, thuận theo nhau như hình bóng như tiếng vang, đàn việt nên siêng năng tu dưỡng đạo đức để lên cao trở thành thần linh sáng suốt, đã có hẹn ước trước đây cho nên đến báo cho nhau biết. Nói xong thoắt đã không còn thấy nữa, Vương từ đó về sau mới cần cù tin tưởng hướng về.

5. Thời nhà Tống trong chùa Trung Hưng ở chốn kinh sư có Sa môn Bảo Ý, tiếng Phạn nói là A Na Ma Đê, vốn là người họ Khang ở nước Khang Cư, nhiều đời ở Thiên Trúc, vào giữa thới Tống Hiếu Kiến đến cư ngụ tại kinh sư, khéo hiểu rõ kinh luận, cũng gọi là Tam Tạng. Thường xuyên chuyển đọc mấy trăm bối tử, lập tức biết lành dữ, có sở trường về thần chú, dùng hương xoa bàn tay, cũng thấy việc trước kia. Tống Thế Tổ ban cho một ống nhổ bằng đồng, cao khoảng hai thước, thường đặc ở trước giường. Bỗng nhiên có người lấy trộm, Bảo Ý lấy một chiếc chiếu ngồi, uốn tròn lại chú nguyện lên đó mấy biến, trải qua ba đêm, ống nhổ trả về lại ở trong chiếc chiếu, chẳng ai biết điều ấy thế nào. Thế là đạo tục khắp nơi đều tôn kính mà lạ lùng lắm!

6. Thời nhà Tống ở chốn kinh sư có Sa môn Thích Bôi Độ, không biết họ hàng tên tuổi là gì, thường cưỡi trên cái chén gỗ đi qua sông nước, vì vậy mà ai cũng xem. Ban đầu thấy ở Kí Châu không tu dưỡng tế hạnh, thần lực tuyệt vời thế gian không ai có thể đoán được gốc gác của vị ấy. Đã từng đến phương Bắc ở nhờ một nhà, trong nhà có một pho tượng bằng vàng Bôi Độ trộm lấy mà mang đi, chủ nhà biết được bèn đuổi theo, thấy Bôi Độ đi chậm rãi ngựa đuổi thao mà không kịp. Đến bến sông Mạnh có cái chén gỗ nổi trên mắt nước, dựa vào đó vượt qua sông, không mượn gió, không có mái chèo, mà lướt nhanh như bay. Chốc lát qua đến bờ đi vào kinh sư, thấy lúc ấy tuổi khoảng bốn mươi hơn, áo quần rách rưới hầu như không che kín thân, nói năng ẩn hiện vui buồn không lường được. Có lúc ngày Đông giá rét mà tắm gội bình thường, có lúc mang guốc lên núi, có lúc đi lang thang vào chợ, chỉ vác một chiếc sọt lau, lại không có vật gì khác. Thoạt đầu đi đến chỗ Đạo nhân Pháp Ý ở chùa Diên Hiền, Pháp Ý dùng phòng đặc biệt mà tiếp đãi, sau đó muốn đến Qua Châu, đi bộ đến bên sông gặp người chèo thuyền nói muốn qua sông, nhưng người chèo thuyền không chịu chở qua. Lại đặt chân trong cái chén quay đầu lại nhìn mà ngâm vịnh, cái chén tự nhiên trôi đi, vượt thắng qua bờ Bắc. Hướng về Quảng Lăng gặp làng xóm, có nhà họ Lý tổ chức Bát quan trai, trước đây không quen biết nhau, thế là đi thẳng vào trai đường mà ngồi, đặt cái sọt lau ở giữa sân, mọi người vì thấy hình dáng tho lỗ nên tâm không cung kính. Họ Lý thấy sọt lau giữa đường, muốn dời đi đặt vào cạnh tường, mấy người đưa lên mà không thể nào nhúc nhích. Dùng cơm xong xách sọt mà đi, cười rằng: Tứ Thiên Vương. Phúc cho nhà họ Lý vào lúc ấy có một đầy tớ nhỏ, nhìn trộm trong sọt ấy thấy bốn đứa trẻ, đều cao chừng vài tấc, mặt mũi đoan chánh áo quần đẹp đẽ. Ngay sau đó truy tìm nhưng không biết ở nơi nào. Sau đó ba ngày mới thấy ngồi dưới gốc cây Mông Long ở ranh giới phía Tây, họ Lý lễ lạy thỉnh cầu về nhà cúng dường một thời gian. Bôi Độ không sao trì trai mà chỉ uống rượu ăn thịt, đến mức cay đắng vui sướng cùng với phàm tục không khác nhau, trăm họ dâng lên, hoặc nhận hoặc không nhận chẳng hề bận tâm. Lưu Hưng Bá ở nước

Bái làm Thứ Sử Duyễn châu, sai sứ mời gọi, vác sọt lau mà đến, Hưng Bá sai người nâng lên xem sao nhưng mười mấy người không đưa lên được. Hưng Bá tự mình nhìn xem chỉ thấy một chiếc áo rách và một cái chén gỗ. Sau đó trở về nhà họ Lý ở lại hơn hai mươi ngày, sáng sớm bỗng nhiên nói muốn có được một chiếc ca sa, giữa trưa phải làm cho xong. Họ Lý lập tức lo liệu để làm, đến trưa chưa xong được, Bôi Độ nói tạm thời đi ra ngoài. Đến tối mịt không thấy trở về, thế là cả vùng nghe có mùi hương kỳ lạ, nghi là có điều lạ lùng xảy ra, đi khắp nơi tìm Bôi Độ, mới thấy ở dưới sườn núi phía Bắc trải ca sa rách trên đất nằm đó mà chết, trước đầu sau chân đều mọc lên hoa sen, hoa rất tươi sáng và thơm ngát, qua một đêm mới héo tàn, mọi người trong thôn ấp cùng nhau tẩm liệm mai táng. Sau đó mấy ngày có người từ phía Bắc đến nói rằng thấy Bôi Độ vác sọt lau đi về Bành Thành. Thế là cùng nhau mở quan tài chỉ thấy đôi giày còn lại. Đã đến Bành Thành gặp có người bạch y là Hoàng Hân thâm tín Phật pháp, thấy Bôi Độ liền lễ lạy mời về nhà, nhà rất nghèo chỉ có cơm lúa mạch mà thôi, Bôi Độ làm cho người ta thỏa mãn, vui vẻ ở lại được nửa năm. Bổng nhiên nói với Hoàng Hân rằng: Có thể tìm cho tôi ba mươi sáu chiếc sọt lau, tôi cần dùng loại đó. Đáp rằng: Ở đây chỉ có khoảng chừng mười chiếc, nhà nghèo không có cách gì mua được, sợ rằng không mua nổi. Bôi Độ nói: Ông chỉ cần tìm kiếm trong nhà sẽ có. Hoàng Hân liền tìm kiếm mọi nơi trong nhà, quả nhiên có được 3 chiếc, bày ra giữa sân, tuy có đủ số mà cũng có nhiều chiếc bị rách toạc rồi. Hoàng Hân lần lượt nhìn kỹ thì thấy đều đã làm mới tất cả. Bôi Độ che kín những chiếc sọt, nhân đó bảo Hoàng Hân hãy mở ra, mới thấy sọt nào cũng đầy tiền bạc lụa là, có lẽ nhiều đến trăm vạn. Người hiểu biết nói là Bôi Độ phân thân đến cõi khác đã nhận được sự bố thí, quay về để giúp cho Hoàng hân. Hoàng hân tiếp nhận đều làm việc công đức, trải qua hơn một năm Bôi Độ cáo từ ra đi. Hoàng Hân lo liệu lương thực cho Bôi Độ, sáng sớm thấy lương thực còn đầy đủ, không biết Bôi Độ ở đâu. Trải qua hơn một tháng sau đến kinh sư, lúc ấy ở Triều Câu có Chu Văn Thù, là người trẻ tuổi tôn thờ giáo pháp, Bôi Độ nhiều lần đến nhà ấy, Văn Thù nói với Bôi Độ rằng: Đệ tử nếu như xả thân chím ở trong đau khổ, nguyện được cứu giúp; nếu như ở nơi tốt lành, nguyện làm pháp lữ với nhau. Bôi Độ không đáp. Văn Thù vui mừng nói: Phật pháp im lặng đã là đồng ý rồi.

Sau đó đi về phía Đông vào quận Ngô, giữa đường gặp người câu cá, nhân đó đi đến xin cá, người câu cá cho một con cá chết, Bôi Độ đưa tay thong thả lật qua lật lại rồi thả vào trong nước, cá sống lại bơi lội mà đi. Lại thấy người giăng lưới nên tiếp tục đi theo xin cá, người giăng lưới tức giận mắng nhiếc không cho, Bôi Độ bèn nhặt lấy hai hòn đá ném vào trong nước, chốc lát có hai con trâu đánh nhau trong màng lưới ấy, lưới đã bị rách toạc thì không thấy trâu đâu nữa. Bôi Độ cũng ẩn mình đi đến Tùng Giang, thế là ngữa cái nắp ở trong nước, cưởi lên mà qua bở bên kia, trải qua Cối Kê – huyện Diệm, leo lên núi Thiên Thai mấy tháng rồi quay lại. Lúc ấy ở chốn kinh sư có Đạo nhân nước ngoài, tên là Tăng Khư Tra, ở nhờ trong chùa Trường Can dưới đô thành, có khách tăng tên là Tăng ngộ, cùng phòng với Khư Tra vào ban đêm từ trong khe hở cửa sổ, thấy Khư Tra lấy chùa tháp nâng lên đi vào mây sau đó mang trở lại. Tăng Ngộ không dám nói, nhưng vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ. Lúc ấy có một người họ Trương tên Nô, không biết người ở nơi nào, không thấy ăn uống gì mà thường tự nhiên mập mạp vui vẻ, mùa Đông mùa hạ mặc áo vải mỏng, Khư Tra ở đường đi gặp Trương Nô, vui mừng mà cười, Khư Tra nói: Tôi ở phía Đông gặp Thái Đồn, phía Nam hỏi Mã Sinh, phía Bắc gặp Vương Niên, nay muốn đến chỗ Bôi Độ, có thể cùng ông gặp nhau chăng? Trương Nô bèn viết lên cây Hòe mà than rằng: Lất phất trong cảnh tượng bao la, chiếu rọi thật hiển bày rõ ràng, ông mê mờ tối tăm việc gì, mà nghi h tự chuốc tai ương, nơi an vui ít người hướng đến, chốn khổ đau như cái túi rách, không có chí hướng của tùng bách, đâu cần bắt chước thói phong sương, nhàn tản bày tỏ theo khí tím, ngâm nga mãi ra khỏi Trời xanh, tinh thần trong sáng không ngoài sắc, thuận theo thấy có duyên quê hương, năm tháng giúp thêm cho Hán Hậu, ngày giờ nương tựa vào Ân Vương, ông và tôi không phải người Tiên, dấu tích mơ màng ở mọi nơi, cũng trông thấy rơi vào phàm tục, mắt tiếp xúc khiến cho đau xót, quán xét lời đồn có ý niệm, lẽ nào nói hết những đau thương?

Khư Tra nói: Trước đây gặp tiên sinh, thiền định tư duy trong núi sâu hoang vắng, một lần ngồi suốt cả trăm năm, Đại Từ xông ướp trong lòng, dẹp yên ý niệm loạn động, hình hài khô khan tiều tụy, cũng viết ra bài tụng nói rằng: Cuộc đời dài trống rỗng, hoặc phát sinh thêm bớt, khiến dục trần vấy nhiễm, xuất hiện những đam mê, chỉ có người hiểu biết, tỏ ngộ sâu cảnh thấy, nghĩ thân như bọt nước, nhìn ảnh như chớp điện, vấp ngã theo tiếng ồn, hồn mộng theo công danh, thấy sắc tỏ ngộ không, ngắm vật ngán đổi thay, xả bỏ những cái có, đoạn trừ mọi tập khí, gột sạch hết ấm chất, mần cỏ đã nảy sinh, dựa bờ ruộng tưới vừng, cạnh sườn dốc thèm uống, định tuệ soi sáng ngời, diệu chân tỏa khắp nơi, Từ bi có tăng lên, nghĩ sâu xa không chán”.

Nói xong cả hai cùng ra đi, từ ngày tháng ấy về sau không thấy hai người này nữa. Truyện thuật rằng: Dẫn Tăng Ngộ cùng đi vào Nam Nhạc không trở lại. Trương Nô cùng với Bôi Độ gặp nhau, nào có nói gì. Người ta vốn không hiểu, Bôi Độ hãy còn dừng lại chốn đô thành một thời gian lúc đi lúc dừng không nhất định, thỉnh cầu có lúc đến có lúc không đến. Lúc ấy ở Nam châu có nhà họ Tuần, có cơm ăn áo mặc đầy đủ, Bôi Độ đến nhà ấy được coi là rất chu đáo, nghe nói dưới đô thành lại có một Bôi Độ khác, cha con họ Trần cả năm người đều không tin, vì thế xuống đô thành xem sao. Quả nhiên giống như Bôi Độ ở nhà họ, hình tướng như nhau, vì vậy họ Trần làm một hộp mứt gừng, vá các thứ như dao con, huân lục hương-khăn mặt… bày ra, Bôi Độ liền ăn mứt gừng đến hết, các vật còn lại rõ ràng ở trước đầu gối. Cả năm cha con nhà ấy sợ rằng chính là Bôi Độ nhà mình, nên để lại người em trai thứ hai, dừng chân trong chùa ở đô thành coi xét, ba người còn lại trở về nhà. Bôi Độ trong nhà vẫn như trước, phía trước đầu gối cũng có các thứ như dao con-hương…, chỉ có không ăn mức gừng là khác thôi. Thế là nói với họ Trần rằng: Dao con cùn rồi đem đi mài. Người em trai thứ hai từ đô thành trở về nói rằng: Bôi Độ ấy đã đi đến chùa Linh Thứu. Bôi Độ nhà ấy bỗng nhiên xin hai tấm giấy vàng để viết thư, thư viết không thành chữ, tất cả giống như mặt sau tấm giấy. Họ Trần hỏi rằng Thượng nhân làm giấy tờ viết gì vậy? Bôi Độ không trả lời. Cuối không đoán được điều ấy thế nào, từ đó mất dấu vết rồi. Bôi Độ ở cùng dưới đô thành hãy còn qua lại nơi chốn xóm núi, nhiều lần thực hiện thần chú. Lúc ấy tớ gái Dữu Thường lấy trộm đồ vật mà phản bội, truy tìm mọi nơi không bắt được, bèn hỏi Bôi Độ. Bôi Độ nói: Đã chết, ở trong phần mộ trống bên sông Kim Thành. Đến xem thì quả nhiên như lời đã nói. Khổng Ninh Tử lúc ấy làm Hoàng môn thị lang, ở công đường mắc bệnh kiết lỵ, sai người đưa tin thỉnh cầu Bôi Độ, Bôi Độ chú nguyện xong nói rằng khó qua khỏi, thấy có bốn con quỷ đều bị chém đứt thân hình. Ninh Tử khóc nói rằng: Xưa Tôn An làm loạn, nhà bị quân lính tàn phá, cha mẹ và người chú đều bị đau đớn vô cùng. Sau đó quả nhiên Ninh Tử qua đời. Lại có Tề Hài vì mẹ vợ là Hồ Thị mắc bệnh, chữa trị mọi cách không khỏi, sau đó Tề Hài thỉnh Tăng thiết trai, trong trai đường có Đạo nhân Tăng Thông khuyên đón mời Bôi Độ. Bôi Độ đã đến vừa chú nguyện thì người bệnh liền khỏi. Tề Hài kính phục thờ làm thầy, vì vậy làm thành truyện ký, sự thần dị ấy từ trước tới nay đại khái cùng với trên giống nhau. Đến tháng chín năm thứ ba thời Tống Nguyên Gia, Từ biệt Tề Hài đi vào phía Đông, để lại một vạn đồng tiền và đồ vật nhờ Tề Hài chi trả cho việc lo liệu thiết trai, ngay sau đó chia tay mà đi. Đi đến Xích Sơn vùng Hồ châu, mắc bệnh kiết lỵ mà chết. Tề hài liền lo liệu việc thiết trai giúp thầy, và đón nhận thi hài về mai táng ở núi Phúc Châu vùng Kiến Nghiệp.

Đến năm thứ bốn có Thiệu Tín ở Ngô Hưng, là người rất tôn thờ giáo pháp mắc phải căn bệnh thương hàn, không người nào dám chăm sóc, thế là khóc lóc đau buồn mà niệm Quán Thế Âm, bỗng nhiên thấy một vị Tăng đến nói rằng: Là đệ tử của Bôi Độ. Nói cho biết rằng đừng lo buồn. Các sư tìm đến thăm hỏi nhau, đáp rằng: Bôi Độ có kinh nghiệm đã chết, sao có thể đến được? Đạo nhân nói: Trở lại nào khó gì! Liền từ đầu đại áo lấy ra một hộp thuốc bột cho uống, bệnh lập tức chữa lành. Lại có Đỗ tăng Ai, là người ở phía dưới đồi Nam, xưa đã từng kính phục tôn thờ Bôi Độ, có con trẻ mắc bệnh rất nặng, bèn suy nghĩ và tiếc rằng không được Bôi Độ luyện cho thần chú. Hôm sau bỗng nhiên thấy Bôi Độ đến nói năng như bình thường, liến chú nguyện cho người bệnh thì bệnh chữa lành. Đến ngày mồng tám tháng ba năm thứ năm Bôi Độ lại đến nhà Tề Hài, Lữ Đạo Tuệ nghe người đau buồn nên cùng với Khâu Hi cầu Trời mong cơn nguy hại, tất cả cùng trông thấy Bôi Độ nên đều kinh sợ vô cùng lập tức đứng dậy lễ lạy. Bôi Độ nói với môi người rằng: Năm nay sẽ rất xấu, nên chịu khó tu tạo phước nghiệp, Đạo nhân Pháp ý rất có đức hạnh, có thể đến nơi ấy tu sửa xây dựng, chùa cũ để cầu khẩn tránh được tai họa! Chốc lát trên cổng có một vị Tăng gọi Bôi Độ, Bôi Độ liền từ giã mà đi, nói rằng bần đạo sẽ đến nơi xa xôi nên không thể đến được nữa. Tề Hài cùng mọi người vái lạy tiễn đưa thật thiết tha ân cần. Thế là từ đó không còn dấu tích, cả thế gian cũng nói. Lúc ấy vì người không thấy đích thực sự việc ấy, nên không có thể tùy tiện truyền bá vậy.

7. Thời nhà Tống ở vùng núi Tề Hậu nước Thục có Thích Huyền Sướng, người họ Triệu vùng Kim Thành – Hà Tây, thưở nhỏ gia đình bị giặc Hồ Lỗ tiêu diệt, tai họa sắp giáng đến Huyền Sướng, tướng quân Lỗ trông thấy Huyền Sướng mà ngăn lại rằng: Đứa bé này có ánh mắt phát ra ngoài, không phải là đứa trẻ bình thường. Thế là được thoát nạn, bèn đi đến Lương châu xuất gia. Sau đó quân Lỗ tàn bạo tiêu diệt Phật pháp làm hại các Sa môn, chỉ riêng Huyền Sướng chạy thoát. Vào ngày mười bảy tháng năm nhuận năm thứ hai mươi hai thời Tống Nguyên Gia, xuất phát từ Bình Thành đường đi qua quận Đại vào hang núi, phía Đông vượt qua Thái Hành trải qua U Kí, phía Nam chuyển hướng gần đến Mạnh tân, tay chỉ cầm một bó cành dương một nắm lá hành, quân Lỗ cưỡi ngựa đuổi theo gần kịp, sắp đến bèn dùng cành dương vỗ cát, cát tung lên mù Trời, người ngựa không thể nào tiến lên được. Một lát sau cát dừng lại thì quân lính đã lại đến, thế là lao mình vào giữa sông, chỉ dùng là hành gắn vào trong lỗ mũi, làm cho thông khí vượt qua sông. Vào ngày mồng một tháng tám đến được Dương châu. Thấy hiểu kinh luật đi sâu vào nội dung quan trong của thiền, xem đoán lành dữ không điều gì không chính xác. Tống Văn Đế vô cùng khen ngợi và tôn trọng, mới làm thầy dạy cho Thái tử. Sau dời đến Kinh châu cư trú tại chùa trường Sa, xòe tay có mùi thơm, trong bàn tay có nước chảy ra, không ai đoán được tại sao. Đến năm cuối triều đại nhà Tống, bèn đưa thuyền đi thật xa, về phía Tây đến Thành đô, ban đầu ở lại chùa Đại Thạch, chính tay mình họa làm mười sáu hình tượng các vị thần Kim Cang Mật Tích. Đến năm thứ ba thời Tống Thăng Minh, lại đi đến biên giới phía Tây ngắm nhìn đỉnh Mân Sơn, mới vào ranh giới huyện Quảng Dương phía Bắc quận Mân Sơn thấy núi Tề hậu, liền có chí khí hướng cuối cùng ở chỗ này, thế là dựa vào hang đá bên cạnh mỏng núi bện có làm am. Đệ tử Pháp Kỳ thấy có người thần cưỡi ngựa mặc áo mỏng màu xanh vây quanh núi một vòng rồi trở lại chỉ rõ nơi tạo tháp. Vào ngày hai mươi ba tháng tư năm thứ nhất thời Tề Kiến Nguyên, xây tháp dựng chùa, tên gọi là Tề Hưng, chính là ngày được tề Thái Tổ ban cho mệnh lệnh, thời cơ đến thì việc mà người có thể làm được hợp với vạn dặm xa xôi. Lúc ấy Phó Diễm trấn giữ phía Tây của Thành đô, kính trọng phong cách mô phạm của Huyền Sướng nên đối đãi cung kính theo bậc thầy. Sau khi Huyền Sướng dựng chùa, mới gởi thư cho Phó Diễm nói rằng:

Bần đạo dừng lại Kinh châu đã lâu, tuổi già lắm bệnh, ngán hiểm ác đông người ồn ào, cho nên đi xa nhờ cậy ranh giới Mân Sơn, chọn nơi ở tại núi đất này, thuộc về phía Đông của Quảng Dương, cách xa đô thành ngàn Bộ, uốn lược quanh co kéo dài liên tục, núi cao nối liền trùng điệp, dãy núi lớn mở ra bốn khe suối, bày ra năm đỉnh cao liên tiếp, bao quanh thành quách ôm lấy làng mạc, quay lại nhìn về ba hướng, núi dựa vào lưng núi cao, nhìn xa về chín dòng chảy. Vào ngày hai mươi ba tháng tư năm ngoái, bắt đầu công việc lại thiếu thốn, mùa Đông trước đến đây tìm hiểu kế thừa, ngày nay chính là ngày rồng bay của bệ hạ. Bởi vì nghe đạo xứng với Thái cực, thì điềm tốt lành tự nhiên hiển bảy; đức giống với Nhị nghi, thì thần cảm ứng nhất định sáng tỏ. Vì lẽ đó Hà lạc sáng láng xuất hiện điềm báo của Hữu Chu, Linh Thạch bày tỏ rõ ràng hiện tượng của Đại Tấn, cúi đầu thừa nhận rằng núi này là lá bùa linh nghiệm, há không phải là sự linh ứng của Hoàng đế nhà Tề ư? Đàn Việt phụng sự đất nước ân tình sâu đậm, hết sức làm cho thời cơ và hiện tượng nối liền với nhau, không thể nào quên mất tâm tư, há có thể còn lưu lại sự tích, nhất định là núi thưa rừng vắng khen ngợi một bài, để thổ lộ sự ngu trong lòng.

Khen ngợi rằng: Tề Sơn cao vút, xuất hiện từ trong sâu thẳm, tiềm ẩn bao điềm lành xa xưa, Hoàng đế gọi mới sáng tỏ; núi cao đội Trời, tên gọi báo phúc lành, gốc núi kéo dài tận chân mây, đỉnh cao mây màu sáng lạn; mỏn núi mô phỏng như chùa tháp, kết thành dãy nối liền nhau, ngày bắt đầu xây dựng, rồng bay hiện rõ khắp nơi hợp với Trời đất, khắp cõi chung tình cảm, suốt đời mang phúc lành, núi đức bày tỏ điềm linh.

Phó Diễm đã nghe đầy đủ lời bày tỏ, sắc lệnh miễn tô thuế cho trăm nhà để sung làm bổng lộc chu cấp. Sau đến thời Tề Vũ Đế lên ngôi, Tư Đồ Văn Tuyên Vương ban sắc lệnh bơi thuyền du ngoạn xuống phía Đông, giữa đường phát bệnh mang tai họa đến kinh đô, mọi người hy vọng chữa lành, dừng lại ở Linh Căn, không bao lâu mà qua đời, hưởng thọ sáu mươi chín tuổi.

Sáu chuyện trên đây trích từ Lương Cao Tăng truyện.

8. Thời nhà Tấn có Triệu Hầu, trẻ tuổi thích học các phép thuật, hình dáng xấu xí cao không đầy vài thước, lấy chậu nước nhắm mắt làm phép, cá rồng lập tức trông thấy Triệu Hầu có gạo trắng, bị chuột ăn trộm, vẫn che đầu nắm dao sẽ vào mặt đất làm lao ngục, cửa bốn mặt hướng về phía Đông mà kêu, bầy chuột cùng đến, chú nguyện rằng: Hễ con nào không ăn thì đi qua. Hơn mười con dừng lại, bắt mổ bụng xem trong ruột, thì có gạo còn ở đấy. Đã từng đi chân đất không cần đến giày dép, nhân đó ngước đầu ngâm nga khe khẽ, đôi dép tự nhiên đến. Người có cười cợt hình dáng của mình, thì bắt đầu bày ra chén rượu, nhìn vào miệng lập tức ngậm lại, mũi không thở được, nhiều lần cúi đầu nhận lỗi, chạm vào đất không đứng dậy được. Tấn Vĩnh Khang có núi lập tức rơi đầu. Nay hãy còn ở dưới chân núi.

Chuyện trên đây trích từ Dị Uyển.

Bão Phát Tử nói: Xưa chúa Ngô sai Hạ tướng quân đánh dẹp giặc cướp ở trong núi, trong giặc cướp có người giỏi về phép thuật, mỗi lần đang lúc đánh nhau, thì làm cho quan quân đều không thể rút được dao kiếm, cung nỏ bắn ra thì mũi tên đều hướng trở về người bắn, nhất định là gây nên thế bất lợi. Hạ tướng quân trong lòng luôn luôn có suy nghĩ, bèn nói: Ta nghe vàng có dao thì có thể ngăn được, trùng có độc thì có thể ngăn cản, không có dao và độc ấy thì không thể ngăn được, phép thuật ấy chắc chắn là có năng lực ngăn được binh lính của ta, nhưng chắc chắn không thể nào ngăn được dao và vật không có. Thế là làm chuyện gậy gỗ cứng chắc, tuyển chọn năm ngàn người lính rất mạnh khỏe làm tiền đao tiến lên, tất cả đều cầm gậy gỗ. Giặc cướp trong núi kia cậy thế có người giỏi về phép thuật, đã không phòng bị nghiêm ngặt. Thế là quan quân dùng gậy gỗ tiến đánh, phép thuật kia không còn tác dụng, giặc cướp bị tiêu diệt hoàn toàn.

Phạm Diệp Hậu Hán Thư nói: Năm thứ nhất thời Hán Vĩnh Ninh vua nước Di Thiền phía Tây Nam đến cung điện dâng tặng lễ vật và người huyền ảo, có thể biến hóa kỳ ảo như nhả ra lửa, tự cắt tay chân, thay đổi thành đầu trâu mặt ngựa. Năm sau nguyên Hội thực hiện tại triều đình, An Đế và quần thần cùng xem rất là kinh ngạc.

Hậu Hán Thư nói: Năm thứ chín thời Trinh Quân nước Duyệt Ân sai sứ triều kiến dâng lễ vật, và tặng người huyền ảo, nói là có thể cắt cổ họng của người khiến cho đứt lìa, đánh vào đầu người khiến do xương lún xuống, tất cả đều chảy máu dầm dề, hoặc là mấy thăng, hoặc là đầy thăng, lấy cỏ thuốc ngậm vào trong miệng, khiến nhai và nuốt hết, chốc lát máu dừng chảy. Thế Tổ nói: Là không thật. Bèn đem tử tù, làm thử thì đều linh nghiệm. Lại có thể làm cho mưa dầm, gió mạnh, tuyết rơi và ao hồ tràn nước.

Thôi Hồng Thập Lục Quốc Xuân Thu Bắc Lương Lục nói: Tháng bảy năm thứ 1 thời Huyền Thỉ, Tây Vực cống nạp người có kỹ năng đặc biệt như nuốt dao, ăn lửa và nhiều phép thuật biến hóa kỳ ảo bí mật.

Tây Kinh tạp Ký nói: Khúc Đạo Long có sử trường thực hiện các phép thuật biến hóa, nói rằng Hoàng công là người vùng Đông hải, thưở trẻ có thể thuần phục rắn – sai khiến hổ, lập tức làm ra mây mù, tự dưng trở thành núi sông. Trong thời Tấn Vĩnh Gia có người Hồ ở Thiên trúc đến vượt qua Giang Nam, người ấy có nhiều phép thuật, có thể cắt đứt lưỡi – nối lại lưỡi đứt- nhả ra lửa. Mọi người trong vùng tụ tập cùng nhau xem thử, người ấy trước khi sắp cắt lưỡi thì thè ra để chỉ rõ cho khách xem thấy, sau đó mới dùng dao cắt đứt lưỡi máu chảy đầy đất, bèn lấy bỏ vào trong đồ đựng chuyền khắp để mọi người xem, nhìn thấy cái lưỡi chỉ còn lại nửa lưỡi. Lát sau trở lại lấy gắn vào liền nhau. Một lát sau ngồi để mọi người thấy, cái lưỡi đã lành lại như cũ, không biết thật sự có cắt đứt không vậy. Tiếp theo phần cắt lưỡi ấy lại lấy vải lụa đưa cho người con, tất cả cầm lấy một đầu đối diện mà cắt, khi đã cắt đứt rồi mà lấy hai đoạn rời nhau, hợp lại đem chú nguyện, thì lại nối liền như cũ, tấm lụa không khác gì trước đây vốn là một tấm vậy. Lúc ấy nhiều người nghi ngờ cho là biến hóa kỳ ảo, bèn âm thầm thử xem, quả là tấm lụa cũ đã được nối liền vậy. Người ấy trước khi nhả lửa có thuốc ở trong đồ dựng, lấy một viên cho thêm đường hòa vào, thổi phù phù nhiều lần rồi mà há miệng, lửa đầy trong miệng, nhân đó đến đốt đèn, lấy để đun nấu thì lửa phát ra. Lại lấy giấy viết thư và dây thừng ném vào trong lửa, mọi người cùng nhìn thấy, trông thấy lửa đốt cháy tiêu tan tất cả, thế là gạt giữa tro tàn lấy mà đưa ra, chính là những vật trước đây.

Linh Quỷ Chí nói: Năm thứ mười hai thời Thái Nguyên có Đạo nhân nước ngoài đến, có thể nuốt dao-nhả lửa-nhả ra châu ngọc vàng bạc, tự nói pháp thuật đã tiếp nhận ấy là từ người bạch y chứ không phải là Sa môn. Đi đường gặp một người gánh hàng, trong gánh có cái lồng nhỏ, có thể chứa được hơn một thăng. Nói với người gánh hàng rằng: Tôi đi bộ rất mệt mỏi nhờ ông gánh hộ. Người gánh hàng rất lấy làm lạ, nghĩ là người điên, liền nói rằng: Tự nhiên có thể như vậy mà thôi, ông muốn nơi nào thì tự đặt vào vậy. Người đó đáp rằng: Nếu được cho phép vậy mà thôi, ông muốn nơi nào thì tự mình đặt vào vậy. Người đó đáp rằng: Nếu được cho phép thì chính là muốn vào trong cái lồng. Người gánh hàng càng lạ lùng hơn, đặt gánh xuống để người kia đi vào trong lồng, cái lồng không lớn hơn, người kia cũng không nhỏ lại, cái gánh cũng không cảm thấy nặng so với trước. Đã đi được mấy chục dặm, dừng dưới tán cây đề ăn cơm, người gánh hàng gọi cùng ăn, nói rằng tôi tự có cơm chứ không chịu ra. Đang ở trong lồng lấy ra đồ ăn uống, bày la liệt các món ngon lànhphong phú cũng không kém, lại gọi người gánh hàng cùng ăn, chưa được nửa thì nói với người gánh hàng: Tôi muốn cho vợ cùng ăn. Liền từ trong miệng đi ra một người con gái, tuổi chừng hai mươi, dung mạo áo quần rất đẹp, hai người liền cùng nhau ăn uống. Ăn gần xong, người chồng liền nằm ngủ, người vợ nói với người gánh hàng: Tôi có người chồng khác, muốn đến cùng ăn cơm, chồng tôi thức dậy ông đừng nói gì. Người vợ liền từ trong miệng lấy ra một người đàn ông trẻ tuổi cùng nhau ăn uống. Trong cái lồng đã có ba người, mà chuyện rộng hẹp lại cũng không khác gì hơn. Một lát sau người chồng ấy động đậy như sắp tỉnh giấc, người vợ lấy người chồng khác đứng dậy nói với người gánh hàng rằng: có thể tiếp tục. Liền đem người vợ bỏ vào trong miệng, sau đó đến đồ dùng ăn uống. Người này đã về đến, trong nước có một người, nhà rất giàu tiền của châu báu hàng vạn mà tánh rất bủn xỉn, nói với người gánh hàng: Tôi thử vì ông mà phá bỏ tính của kẻ bủn xỉn. Liền đi đến nhà đó, có con ngựa tốt rất quý báu, buộc ở dưới chân trụ bỗng nhiên mất đi, tìm kiếm không biết chỗ nào. Hôm sau thấy con ngựa ở trong hủ sành năm thăng, rốt cuộc không thể đập vỡ được. Thế là nói rằng: Ông làm bữa cơm cho trăm người ăn, mà đầy đủ không thiếu, thì con ngựa nhất định ra được thôi. Người chủ lập tức lo làm cho xong thật là khốn đốn, con ngựa trở về lại ở dưới chân trụ. Sáng hôm sau cha mẹ già của người ấy ở trên nhà chính, bỗng nhiên không thấy đâu nữa, cả nhà hốt hoảng không biết ở đâu, mở các đồ dùng trong nhà bỗng thấy cha mẹ ướt át trong chiếc bình, không biết làm sao mà ra được. Lại đến chỗ người trông coi cầu thỉnh, người ấy nói: Nên tiếp tục làm bữa cơm cho hơn ngàn người ăn đang nghèo khó, thì sẽ ra được. Làm theo như lời thì cha mẹ người ấy tự nhiên ở trên giường.

U Minh Lục nói: An Khai là thầy mo thông thường ở An thành, có sở trường về phép thuật huyễn ảo, mỗi khi đến miếu thờ thần linh, thì đánh trống giết thịt ba loại gia súc để cúng tế, chất củi đốt lửa hừng hực, thắt đai đi vào trong lửa, ấn giấy cháy hết mà thân hình áo quần của An Khai giống như lúc đầu. Lúc ấy nhà vua nghi ngờ việc làm ở Giang châu chưa xác định được. Chờ đợi nhà vua đang ở Hành Dương mà giả làm vua đầu cài trâm lá sen, bởi vì chiếc mũ là có khác biệt, sau khi đến ngồi, là sen mới lộ ra, mọi người rất kinh hãi.

Dị Uyển nói: Tẩu Dân ở Tân Thành – Cao Dương, trong thời Tấn Hàm Ninh làm nhiều đền thờ huyền ảo mê hoặc lòng người, thay quyền bố trí quan lại, đồng thời lấy nước tự xem xét, nhất định là trông thấy được người đã thay quyền bố trí, áo mũ đẹp đẽ vô cùng, trăm họ tin theo làm cho mê hoặc, kinh đô thâu tóm lại, bắt mà chém đầu.

Dị Uyển nói: Tôn Khê Nô ở Thượng Ngu, có nhiều kỹ năng biến hóa kỳ ảo. Vào đầu thời Nguyên Gia làm phản, vào thời Kiến An bị trừng trị, sau ra chốn dân gian phá bỏ thói đam mê xấu xa vốn có, thẳng vào trong bụng mà làm cho không đau đớn, chữa trị bệnh phong cho người mà đầu chảy máu đầm đìa, hà hơi thì dứt vết thương lại lập tức lành lặn. Hổ làm thương tổn – rắn cắn bị độc gần chết, phép thuật bảo vệ đều chữa lành. Hướng lên hư không hú dài thì bầy chim tước bay đến tụ hội, đêm chú nguyện thì ruồi muỗi đều chết ở bên cạnh. Đến năm thứ mười ba ở tại Trường Sơn làm chủ cũ đạt được ý nguyện, biết có phép thuật ngăn cấm thì nghĩ rằng ắt phải chết vì bị làm phản, cần phải trói chặt gông xiềng rất là kỹ càng, mấy ngày sau đã thoát ra không còn trong ngục.

Liệt Tử nói: Thời Chu Mục Vương ở nước Tây Cực có người biến hóa đi đến, vào trong nước lửa xuyên qua vàng đá, lật nhào núi đồi chuyển dời thành ấp, đi giữa hư không chẳng rơi chạm vào tường vách đi qua không ngăn ngại, thiên biến vạn hóa không thể cùng tận. Đã thay đổi hình dáng của vật, lại còn biến chuyển suy nghĩ của con người (có thể khiến cho người ta tạm thời quên hết sự hiểu biết vốn có của mình), Mục Vương kính trọng như thần linh.

Hoàn Đàm Tân Luận nói: Đổng trọng Quân là người cầu tiên luyện đan, phạm tội bị giam vào ngục; người sống ở trần gian chết đi thì mắt trũng xuống sâu kiến cắn nát, cho nên biết huyễn thuật không phải là điều không có. Lại có thể mũi thổi, miệng hát, thè lưỡi, dựng lông mày, chuyển động mắt, Kinh châu có tộc Man uống bằng mũi, Nam vực có rợ Di bay đi bằng đầu, không phải là huyền ảo vậy.

Khổng Vĩ Thất Dẫn nói: Người có kỹ thuật làm cho biến hóa kỳ ảo dựa vào thời cơ mà thực hiện. Trồng dưa gieo mạ lập tức mọc lên cả thước, tìm thơm bỏ thối bán vàng đổi trắng, thúc Trời dấy lên mây mù, vẽ đất trở thành sông biển.