PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 41

 

Thiên thứ 38: CÚNG DƯỜNG

Thiên này có hai phần: Thuật ý, Dẫn Chứng.

Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý

Nói đến Tam Bảo thì bình đẳng rộng lớn giống như hư không, Lý không có oán thân-Sự bặt dứt sang hèn, vì vậy tùy theo khả năng thành kính cúng dường tất cả tài đức trong ngoài, cốt phải quyết định bởi hình tướng để lại mong mỏi hưng thịnh cho mọi nơi. Vì vậy xưa kia mẹ của Tỳ xá khư thỉnh cầu riêng biệt năm trăm vị La-hán, Đức Như Lai trách mắng thuyết rõ ràng về pháp bình đẳng cho nên biết tâm không có hạn định cuối cùng thì đầy khắp nơi mười phương thế giới, tài vật không có nhiều ít thì tâm bao quát pháp giới mênh mông vậy.

Thứ hai- PHẦN DẪN CHỨNG

Như trong Địa Trì Luận nói: “Bồ tát cúng dường Như Lai, nói tóm tắt có mười loại: 1- Cúng dường thân mạng. 2- Cúng dường tháp thờ, 3- Cúng dường hiện ở trước mắt; – Cúng dường không hiện ở trước mắt;

– Cúng dường tự mình thực hiện; – Cúng dường người khác thực hiện; – Cúng dường tài vật; – Cúng dường hơn hẳn; – Cúng dường không nhiễm ô; 10- Cúng dường đạt đến nơi đạo. Nếu Bồ tát đối với sắc thân Phật mà thiết lễ cúng dường, đây gọi là cúng dường thân mạng. Nếu Bồ tát vì Như Lai cho nên cúng dường, như cúng dường tháp thờ, hoặc hang động-hoặc nhà cửa-hoặc là cũ-hoặc là mới, đây gọi là cúng dường tháp thờ. Nếu Bồ tát trực tiếp trông thấy thân Phật và tháp thờ mà thiết lễ cúng dường, thì gọi là cúng dường hiện ở trước mắt. Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ, tâm hy vọng cùng nhau-tâm hoan hỷ cùng nhau hiện ở trước mắt mà cúng dường, giống như một Đức Như Lai, ba đời chư Phật cũng như vậy, và hiện ở trước mắt cúng dường tháp thờ Như Lai, trong vô lượng thế giới khắp mười phương ba đời, hoặc là cũ, đây 202 gọi là Bồ tát cùng nhau cúng dường hiện tại trước mắt.

Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ không hiện có trước mắt cho đến sau khi Niết-bàn, đem Xá-lợi của Phật xây dựng tháp thờ, hoặc là một-hoặc là hai cho đến trăm ngàn vạn ức, tùy theo khả năng mà cúng dường, đây gọi là cúng dường rộng ra cho dù không hiện có trước mắt. Nhờ nhân duyên này đạt được vô lượng kết quả to lớn, thường thuộc về phước thiện cõi phạm, ở trong vô lượng đại kiếp không rơi vào ác thú, đầy đủ tất cả hạnh vị vô thượng Bồ-đề, nếu Bồ tát hiện tại trước mắt cúng dường đạt được công đức to lớn, không hiện trước mắt cúng dường đạt được công đức to lớn thì cùng hiện tại trước mắt-không hiện tại trước mắt cúng dường đạt được công đức to lớn vĩ đại nhất.

Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ, tự mình thực hiện cúng dường không nhờ cậy lười nhác khiến người khác thực hiện thay mình, thì gọi là Bồ tát tự mình thực hiện cúng dường.

Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ không chỉ một mình cúng dường, khiến cho tất cả thân thuộc tại gia, xuất gia đều cùng nhau cúng dường, thì gọi là mình và người cùng nhau cúng dường.

Nếu Bồ tát có một ít đồ vật, đem tâm từ bi giúp cho chúng sanh bạc phước nghèo khổ kia, khiến cúng dường Như Lai và tháp thờ, làm cho được an lạc mà không tự mình thực hiện, thì gọi là vì người khác thực hiện cúng dường. Tự mình thực hiện cúng dường thì đạt được quả báo lớn, vì người khác thực hiện cúng dường thì đạt được quả báo rất to lớn. Tự mình thực hiện vì người khác thực hiện, thì đạt được quả báo to lớn vĩ đại nhất.

Nếu Bồ tát đối với Như Lai và tháp thờ, dùng các loại cơm ăn, áo mặc và vật dụng quý báu để cúng dường, thì gọi là cúng dường tài vật.

Nếu Bồ tát từ trước đến nay dùng tài vật để cúng dường, hoặc nhiều hoặc ít, hiện tiền hay không hiện tiền, mình làm hay vì người khác làm, tín tâm hoàn toàn thanh tịnh mà thực hiện cúng dường, đem thượng căn này hồi hướng cho vô thượng Bồ-đề, đây gọi là cúng dường tốt đẹp nhất.

Nếu Bồ tát tự mình thực hiện cúng dường Như Lai và tháp thờ mà không xem thường người khác, không phóng dật, không giải đải, chí tâm cung kính, tâm không nhiễm ô, không đối với tín tâm hơn xa người khác mà biểu hiện sự nịnh hót không hợp đạo lý để cầu mong tài vật, cũng không dùng những vật bất tịnh mà cúng dường, đây gọi là sự cúng dường không nhiễm ô.

Nếu Bồ tát dùng tài vật thù thắng không nhiễm ô, cúng dường Như Lai và tháp thờ, hoặc tự sức lực của mình có được, hoặc cầu xin từ người khác, hoặc như ý nguyện có được tài vật, hoặc hóa làm thành thân hình, hoặc hai-hoặc ba cho đến trăm ngàn vạn ức thân hình, đều lễ lạy Như Lai, mỗi một thân ấy hóa làm trăm ngàn tay, mỗi một tay ấy dùng các loại hoa hương cúng dường Như Lai và tháp thờ, tất cả thân ấy đều ca ngợi công đức chân thật của Như Lai, làm lợi ích cho chúng sanh; như vậy đều gọi là cúng dường theo năng lực tự tại như ý, không đợi Như Lai xuất hiện giữa thế gian. Tại vì sao? Bởi vì an trú trong địa vị Bồ tát bất thối chuyển, đối với tất cả các cõi Phật chưa từng chướng ngại gì.

Nếu Bồ tát không tự sức lực mình có được tài vật, cũng không cầu xin từ người khác mà thực hiện cúng dường, nhưng đối với chúng sanh khác, thậm chí vô lượng thế giới khắp mười phương, tâm thượng-trunghạ mà thực hiện cúng dường, Bồ tát cúng dường đối với tất cả chúng sanh ấy, dùng tín tâm thanh tịnh-tâm lý giải thắng diệu tùy hỷ với tất cả; Bồ tát này dùng một ít phương tiện dấy lên sự cúng dường to lớn, thâu nhiếp về Đại Bồ-đề, thậm chí đối với một khoảnh khắc, hướng về tất cả chúng sanh tu tập tứ vô lượng tâm…, đây gọi là cúng dường đạt đến nơi đạo, là pháp cúng dường tối thượng bậc nhất của Như Lai. So với sự cúng dường tài vật trước đây, trăm lần-ngàn lần cho đến toán số thí dụ cũng không thể nào so sánh được.

Mười sự việc như vậy gọi là tất cả các loại cúng dường Như Lai của Bồ tát đối với Pháp-Tăng cũng như vậy. Nên biết rằng thực hiện mười loại cúng dường đối với Tam Bảo như vậy. Bồ tát đối với Như Lai phát khởi sáu loại tâm thanh tịnh, gọi là tâm phước điền vô thượng, tâm ân đức vô thượng, tâm đối với tất cả chúng sanh vô thượng, tâm như hoa ưu đàm khó gặp được, tấm đối với tam thiên đại thiên thế giới chỉ có một, tâm đối với pháp thế gian-xuất thế gian đầy đủ tất cả ý nghĩa nương nhờ. Dùng sáu loại tâm này nghĩ đến cúng dường Phật-phápTăng một ít thôi cũng đạt được vô lượng công đức, huống hồ là nhiều ư?”

Lại trong Du Già Luận nói: “Thế nào là Bồ tát đối với Như Lai mà cúng dường Như Lai? Nên biết rằng cúng dường sơ lược có mười loại: 1- Thiết lợi cúng dường; 2- Chế đa cúng dường; 3- Hiện tiền cúng dường; 4- Không hiện tiền cúng dường; 5- Tự mình thực hiện cúng dường; 6- Chỉ bày người khác cúng dường; 7- Tài vật cung kính cúng dường; 8- Cúng dường rộng lớn; 9- Cúng dường không nhiễm ô; 10- Cúng dường theo Chánh hạnh”. (Văn giải thích trên đại thể giống nhau).

Lại trong kinh Ưu Bà Tắc nói: “Đức Phật dạy: Này người thiện nam! Bồ tát Tại gia nếu muốn thọ trì Ưu bà tắc giới, trước tiên nên theo thứ tự cúng dường sáu phương. Nói Đông phương ấy tức là cha mẹ, nếu có người luôn luôn cúng dường cha mẹ, áo quần ăn uống chăn màn thuốc thang nhà cửa tiền bạc châu báu, cung kính lễ lạy ngợi ca tôn trọng, bởi người này luôn luôn cúng dường Đông phương là cha mẹ, thì cha mẹ lại dùng năm sự việc để đáp lại: 1- Hết lòng yêu thương; 2- Suốt đời không lừa dối; 3- Giúp cho tiền bạc; 4- Kết thân với dòng họ cao quý; 5- Dạy dỗ theo việc đời, Nam phương ấy chính là thấy dạy, nếu có người luôn luôn cúng dường thầy dạy, áo quần ăn uống chăn màn thuốc thang, tôn trọng ngợi ca lễ lạy cung kính, thức khuya dậy sớm làm theo lời dạy bảo tốt lành, bởi người này luôn luôn cúng dường Nam phương là thầy dạy, thì thầy lại dùng năm sự việc để đáp lại: 1- Gấp rút dạy bảo không làm cho mất thời gian, 2- Dốc lòng dạy bảo không khiến cho sai sót; 3- Người hơn mình không sanh lòng ganh ghét; 4- Mong muốn gởi gắm vào thầy nghiêm bạn tốt; 5- Lâm chung giao cho tiền bạc của cải. Tây phương ấy chính là người vợ, nếu có người luôn luôn cung cấp cho người vợ, áo quần ăn uống chăn màn thuốc thang, đồ dùng trang sức chỉnh tề thân tướng như chuỗi ngọc hương hoa, bởi người này luôn luôn cúng dường Tây phương là người vợ, thì người vợ lại dùng 1 sự việc đề đáp lại: 1- Việc làm dốc lòng thu xếp; 2- Thường làm đến cùng không lười nhác tùy tiện; 3- Việc đã làm cần phải khiến cho hoàn tất; 4- Nhanh chóng thực hiện không làm cho mất đi thời gian; 5- Thường giúp tiếp đãi khách bạn chu đáo; 6- Làm sạch nhà cửa chăn màn giường chiếu cho chồng; 7- Yêu thương kính mến nói năng thì dịu dàng mềm mỏng; 8- Sai bào trẻ nhỏ thì dùng lời êm dịu để nói cho biết; 9- Khéo léo có năng lực giữ gìn bảo vệ tài vật của gia đình; 10- Thức khuya dậy sớm chu toàn việc nhà; 11- Luôn luôn sắp đặt cơm nước chu đáo sạch sẽ; 12- Luôn luôn nén chịu đựng sự dạy dỗ; 13- Luôn luôn giấu kín điều không tốt đẹp; 14- luôn luôn chăm sóc khi chồng đau ốm khổ sở.

Bắc phương ấy chính là hàng thiện trí thức, nếu có người luôn luôn cung cấp gíup đỡ bạn tốt, tùy theo năng lực giúp đỡ cho họ, nói năng mềm mỏng chỉ bày cung kính ca ngợi lẽ lạy đúng như quy phạm, bởi người này luôn luôn cúng dường bắc phương là thiện tri thức, thì thiện tri thức lại dùng bốn sự việc mà đền đáp lại: 1- Chỉ bày tu tập thiện pháp; 2- Khiến cho xa rời ác pháp; 3- Lúc có điều gì sợ hãi thì có thể cứu giúp giải trừ để bảo vệ; 4- Lúc mình phóng dật thì luôn luôn khiến cho trừ bỏ.

Hạ phương ấy chính là nô tỳ, nếu có người luôn luôn cung cấpgiúp cho nô tỳ, cơm ăn áo mặc thuốc thang chữa trị bệnh tật ốm đau, không chưởi mắng không đánh đập, bỏ người này luôn luôn cung cấp giúp cho hạ phương là nô tỳ thì phận nô tỳ lại dùng mười sự việc để đền đáp lại: 1- Không gây ra sai lầm tội lỗi; 2- Không đợi chỉ bày mới làm; 3- làm thì nhất định phải làn cho hoàn tất; 4- Nhanh chóng làm không để cho lỡ mất thời gian; 5- Chủ tuy nghèo túng mà cuối cùng không không rời xa; 6- Chịu khó dậy sớm; 7- Giữ gìn vật dụng; 8- Ân dù ít nhưng đền đáp nhiều; 9- Hết lòng cung kính nghĩ đến; 10- Khéo léo che kín điều không tốt của chủ nhân.

Thượng phương ấy là những vị Sa-môn-Bà-la-môn, nếu có người luôn luôn cúng dường Sa-môn-Bà-la-môn ở Thượng phương, áo quần ăn uống nhà cửa chăn màn thuốc thang chữa trị bệnh tật ốm đau, lúc sợ hãi có thể cứu giúp, gặp đời đói kém giúp cho thực phẩm, nghe điều ác có thể ngăn chặn, cung kính lễ lạy ca ngợi tôn trọng, bởi người này luôn luôn cúng dường thượng phương là hàng Sa-môn, thì người xuất gia lại dúng năm sự việc để đáp lại: 1- Luôn luôn khiến cho phát sinh niềm tin; 2- Khuyên bảo tu tập trí tuệ; 3- Khuyên bảo khiến cho thực hành bố thí; 4- Khuyên bảo khiến cho trì giới; 5- Khuyên bảo khiến cho học hành đa văn.

Nếu có người cúng dường sáu phương này, thì người này luôn luôn tăng trưởng tài vật thọ mạng có thể được thọ trì giới pháp Ưu bà tắc.

Còn trong Trí Độ Luận nói: “Chư Phật cung kính giáo pháp cho nên cúng dường đối với pháp, lấy pháp làm thầy. Tại vì sao? Bởi vì chư Phật ba đời đều lấy thật tướng các pháp làm thầy. Hỏi rằng: Như Đức Phật không cầu mong phước đức, tại vì sao cúng dường? Đáp rằng: Đức Phật từ trong vô lượng kiếp tu các công đức thường thực hành các thiện pháp không chỉ vì mong cầu phước báo, mà vì kính trọng công đức cho nên thực hành cúng dường. Như thời Đức Phật tại thế, A-na-luật trước khi chưa đạt được Thiên nhãn, mắt mù không nhìn thấy gì, mà dùng tay may vá y phục, lúc kim khâu rút chỉ bèn nói: Ai quý trọng phước đức hãy xâu kim giúp tôi. Lúc này Đức Phật đến nơi ấy nói với Tỳ kheo rằng: Tôi là người quý trọng phước đức. Đến xâu kim giúp ông. Tỳ kheo này nhận ra tiếng của Đức Phật, lập tức đứng dậy mặc y lễ dưới chân Đức Phật, thưa với Đức Phật rằng: Công đức của Phật đã tròn đầy, vì sao lại nói là quý trọng phước đức? Đức Phật đáp lại rằng: Tuy công đức của Ta đã tròn đầy nhưng ta rất biết sức mạnh của công đức báo ân, vì thế khiến cho ta đạt đến địa vị bậc nhất ở giữa tất cả chúng sanh. Bởi vì công đức này lại vì muốn giáo hóa đệ tử cho nên Đức Phật nói rằng: ta hãy còn làm công đức, ông tại vì sao không làm? Như ông lão trăm tuổi là người có kỹ xảo mà múa lượn, có người chê trách rằng: Ông lão năm nay đã trăm tuổi, cần gì phải múa may như vậy? Ông lão đáp rằng: Tôi không cần phải múa may nhưng muốn dạy cho con cháu mình mà thôi. Đức Phật cũng như vậy, công đức tuy tròn đầy, nhưng vì dạy cho đệ tử làm công đức mà thực hiện cúng dường, cho nên Nhũ mẫu của Phật là Đại Ai Đạo qua đời, Tứ Thiên Vương dùng kiệu xe đưa tiễn, Đức Phật ở phía trước bưng lư hương thắp hương cúng dường; chính là vì báo ân, tuy không mong cầu quả báo mà thực hành cúng dường bình đẳng. Chỉ có Phật thuận theo cúng dường Phật, người khác không biết được Phật đức. Như thuyết kệ rằng:

“Người trí luôn luôn tôn kính trí,
Luận bàn trí là trí tốt lành,
Người trí luôn luôn biết rõ trí,
Giống như rắn biết rõ chân rắn”.

Lại trong kinh Tần Tỳ Sa La Vương Nghệ Phật Cúng Dường nói: “Lúc bấy giờ Tần Tỳ (Hoa nói là Nhan Sắc) Sa La (Hoa nói là đoan chánh) nước ma kiệt đi đến trú xứ Đức Phật thưa rằng: Thưa ĐứcThế tôn! Con chủ quản tất cả của cải trong đất nước này, luôn luôn muốn có những sự sắp xếp, mong muốn suốt đời cúng dường Như Lai và chúng Tỳ kheo mọi nhu cầu sử dụng như y phục-đồ ăn thức uống-giường ghế chăn màn-thuốc thang chữa trị bệnh tật ốm đau, cũng sẽ khuyến khích dẫn dắt thần dân khiến cho được độ thoát được xa lìa tam đồ-vĩnh viễn ở nơi yên lành. Đức Phật nhận lời thỉnh cầu rồi, liền thuyết kệ rằng:

Lớn nhất đầu tiên là thờ tự,
Thi ca tán tụng cũng đầu tiên
Vua là đứng đầu giữa loài người,
Biển là đứng đầu các dòng sông
Mặt trăng đứng đầu giữa sao Trời,
Mặt Trời đứng đầu mọi ánh sáng
Trên dưới và tất cả bốn phương,
Hết thảy phẩm vật đã sinh ra.
Trên cõi Trời và giữa thế gian,
Phật đứng đầu không có gì hơn
Mong muốn gieo trồng công đức ấy,
Nên cầu ở ba đời chư Phật.

Lại trong kinh Tạp Bảo tạng nói: “Đức Phật bảo với các Tỳ kheo rằng: Có hạng người nên quyết định cung dưỡng mà không nên nảy sinh nghi ngờ, đó là: 1- Cha; 2- Mẹ; 3- Phật; – Đệ Tử; 4- Người từ xa đến; 5- Người sắp đi xa; 6- Người bệnh; 7- Chăm sóc người bệnh.

Còn trong Trí Độ Luận nói: “Các vị Bồ tát thành tựu vô lượng vô tận công đức, dù đem một bữa cơm cúng dường mười phương chư Phật và tăng, thảy đều đầy đủ mà cũng không hết, ví như dòng suối tuôn trào chảy mãi mà không cạn. Như Văn thù sư lợi, dùng một bát thuốc hoan hỷ cúng dường tám vạn ngàn vị Tăng, đầy đủ tất cả mà cũng không hết. Lại nữa, Bồ tát ở nơi này đem một bát cơm cúng dường chư Phật mười phương, mà đồ ăn thức uống hiện ra đầy đủ trước chư Phật mười phương. Ví như quỷ thần ăn được một người mà hiện rõ ra ngàn vạn lần.

Lại trong kinh Cựu tạp Thí Dụ nói: “Xưa có Phạm Chí, tuổi đã một trăm hai mươi, thưở trẻ không lấy vợ không có tình ý dâm dật, ở núi sâu nơi không có người cư trú, lấy cỏ tranh làm nhà, cỏ dại làm chiếu, lấy quả cây làm thức ăn, không tích trữ tiền bạc châu báu, Quốc vương mời vào cung mà ý không hướng đến, ở nơi vắng lặng vô vi trong núi sâu nhiều năm cùng vui với chim chót thú rừng cách tuyệt với người thế gian, trong núi có bốn loài thú, một gọi là cáo, hai gọi là khỉ ba gọi là Rái cá, bốn gọi là Thỏ. Bốn loài thú này ngày ngày ở nơi Đạo nhân nghe kinh biết giới, tích lũy lâu ngày như vậy, ăn các loại quả rừng thảy đều cạn kiệt. Sau đó ý Đạo nhân muốn chuyển đi, bốn loài thú rất ưu sầu tình ý không vui, cùng nhau bàn bạc rằng: chúng ta cùng đi cầu xin kiếm gì cúng dường Đạo nhân. Con Khỉ đi đến núi khác kiếm được quả ngọt mang về, đem đến dâng lên Đạo nhân, cầu xin ở lại đừng đi. Con Cáo đi hóa làm người, cầu xin được một túi cơm mang về, đem đến dâng lên Đạo nhân, có thể cung cấp lương thực trong một tháng, cầu mong ở lại đừng đi. Con Rái cá ở dưới nước lại cũng đi vào nước bắt con cá lớn, mang đến dâng lên Đạo nhân, cung cấp lương thực trong một tháng, cầu mong ở lại đừng đi. Con thỏ tự mình suy nghĩ: mình nên dùng những vật gì để cúng dường Đạo nhân? Lúc ấy nghĩ rằng nên đem thân mạng cúng dường, liền lấy củi để đốt thành than, hướng về thưa với Đạo nhân rằng: Nay con là Thỏ, xin nhảy vào trong lửa để nướng, dùng thân mạng dâng lên Đạo nhân, có thể cung cấp lương thực cho một ngày! Thế là tự mình nhảy vào trong lửa, lửa không cháy được. Đạo nhân trong thấy con Thỏ, cảm động tình ý nhân nghĩa ấy, lòng thương xót vô cùng, bởi vậy mà tự mình ở lại. Đức Phật dạy: Phạm Chí lúc bấy giờ nay chính là Đề hòa kiệt Phật, con thỏ lúc ấy chính là thân Ta, con khỉ lúc ấy chính là Xá-lợi-phất, con Cáo lúc ấy nay chính là A-nan, con Rái cá lúc ấy nay chính là Mục-kiền-liên vậy”.

Lại trong Tăng Kỳ Luật nói: “Đức Phật an trú bên bờ sông Lê kì xà, lúc ấy bình bát của ĐứcThế tôn và bình bát của Tỳ kheo cùng ở nơi trống trải. Bấy giờ con khỉ, đi qua thấy trong lùm cây có bọng mật mà không có ong, nên đi đến lấy bình bát của ĐứcThế tôn, các Tỳ kheo ngăn lại. Đức Phật dạy: Đừng ngăn cản, con khỉ này không có ác ý. Con khỉ liền mang bình bát lấy mật dâng cúng, ĐứcThế tôn không nhận, phải đến đến khi nước lắng trong. Con khỉ không hiểu được ý Phật, nói là có sâu bọ chăng? Xoay lại nhìn thấy bên bình bát có mật chảy ra, bèn đi đến bên bờ nước rửa bình bát, lấy nước rửa sạch bình bát mang trở lại dâng lên Đức Phật, Đức Phật liền nhận lấy. Đức Phật nhận rồi con khỉ vô cùng hoan hỷ, vừa đi vừa nhảy múa, rơi xuống hầm sâu và mạng chung, liền sanh lên cõi Trời thứ 33, lúc ấy các Tỳ kheo liền nói kệ rằng:

Đấng Thập Lực Thế Hùng ở rừng rậm rạp,
Bát Phật-bát tăng ở giữa nơi trống trải
Thú rừng gieo trồng phước đức có tình trí,
Thấy được bọng mật chín muồi không có ong.
Thẳng về phía trước lấy bình bát Thế tôn,
Tỳ kheo muốn ngăn lại Phật không đồng ý,
Được bình bát chứa mật đến dâng cúng Phật,
Như Lai thương cảm nhận tấm lòng của khỉ
Tâm vui sướng hoan hỷ vừa đi vừa múa,
Trượt chân rơi xuống hầm sâu mà mạng chung
Liền sanh lên cõi Trời thứ ba mươi ba,
Sanh xuống trần gian xuất gia thành La-hán”.

Còn trong kinh Văn thù sư lợi vấn nói: “Bồ tát vì cúng dường Phật pháp tăng và cha mẹ anh em, được phép tích trữ tài vật, để xây dựng chùa chiền tạo ra hình tượng và để bố thí. Nếu có những nhân duyên này thì được nhận vàng bạc tài vật, không có sai phạm gì”.

Tụng rằng:

Bến bờ xa thẩm mênh mông,
Cội nguồn dài lâu vời vợi
Buồn phiền che kín tối tăm,
Vượt ra khó mà thành tựu.
Tự mình không hướng lên trên,
Nhờ đâu ở địa vị cao
Thành tâm cúng dường Tam Bảo,
Quả vượt lên trên Thập địa.

Thiên thứ 39: THỌ THỈNH

Thiên này có chín phần: Thuật ý, Thỉnh tăng, Thánh tăng, Thí thực, Thực thời, Thực pháp, Thực hất, Chú nguyện, Thí phước.

Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý

Nói đến pháp thiết hội cúng dường thì lấy vô hạn làm chính, không có gì vừa tầm không có gì cuối cùng mới thích hợp với tâm bố thí, cho nên lòng dạ sâu thẳm loại trừ hình tướng, cùng với bầu Trời mà làm thành điểm cao nhất, bất cứ lúc nào cũng thuận theo duyên, cùng với pháp giới mà sánh bằng số lượng ấy, nhân đã không cuối cùng thì quả cũng không bao giờ hết. Vả lại bình thường tiết kiệm tiền bạc không đủ, hạn định vật dụng để bố thí, vật dụng đã có hạn định thì tâm cũng có sự câu nệ, hoặc tính số người để nghĩ cách cúng dường, hoặc chọn lựa tài đức sau đó mới thỉnh cầu. Phước thiện có bến bờ chưa bỏ, báo ứng không giới hạn chưa thấm. Rằng ngu về pháp bố thí, tuy vật dụng chu toàn mà bố thí hạn hẹp, khéo thích ứng ân huệ, khiến vật dụng ít ỏi mà bố thí khắp nơi. Vì vậy ở nước khác tổ chức trai hội thẳng thắn mở rộng không ngăn trở vận tâm đến mười phương thâu nhiếp trọn vẹn pháp giới vậy.

Thứ hai- PHẦN THỈNH TĂNG

Như kinh Hiền Ngu nói: “Lúc Đức Phật đã xuất gia, Dì ruột của Phật là Bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề, tự tay mình dệt vải làm sẳn một tấm vải bông màu vàng rực (May thành Đại y) dâng lên Như Lai Đức Phật đề nghị mang tấm vải này đến dâng cúng chúng Tăng. Bà dì suy nghĩ, trong lòng tìm cách chờ đợi Đức Phật, chỉ mong rủ lòng thương xót cho mình mà tiếp nhận. Đức Phật biết Dì chuyên tâm muốn dùng cúng dường cho mình, nhưng ý niệm của sự ân nghĩa yêu thướng làm cho phước thiện không rộng lớn được, nếu cúng dường chúng Tăng thì được phước báo càng nhiều, mình biết điều này vì vậy khuyên bảo cho nhau. Nếu có đàn việt đối với mười sáu loại biệt thỉnh đầy đủ, tuy được phước báo mà cũng không phải là nhiều. Sao gọi là mười sáu loại? Đó là Tỳ kheo-Tỳ kheo ni đều có tám hạng. Không bằng tự mình thỉnh cầu bốn người mà đạt được công đức, phước thiện có nhiều hơn sự thỉnh cầu riêng biệt kia, trong mười sáu phần không bằng một phần ấy. Tương lai trong thời kỳ cuối cùng lúc giáo pháp sắp diệt hết, cho dù Tỳ kheo nuôi vợ ôm con, bốn người trở nên vẫn gọi là tăng, cần phải cung kính đối sử như Xá-lợiphất- Mục-kiền-liên… lúc ấy tâm của Ba-xà-ba-đề mới hiểu thông suốt, liền đem chiếc ý đó dâng cúng chúng Tăng. Trong tăng đi thứ tự từng vị nhưng không có vị nào muốn lấy, đến trước Di-lặc thì được Di-lặc tiếp nhận. Bấy giờ Di-lặc hỏi chúng Tăng rằng: nếu có đàn việt thỉnh cầu một Sa-môn trì giới thanh tịnh đến nhà cúng dường, thì lợi ích đạt được không bằng có người có được ngàn vạn đồng tiền chăng? Lúc ấy Kiềutrần-như liền nói rằng: Giả sử có người có được trăm xe châu báu, tính ra phước lợi ấy, không bằng thỉnh cầu một Sa-môn gBíciới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường, sẽ được lới ích to lớn. Xá-lợi-phất nói: Giả sử có người có được châu báu đầy trong cả cõi Diêm-phù-đề này, hãy còn không bằng thỉnh cầu một người giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường, thì sẽ được lợi ích nhiều hơn. Mục-kiền-liên nói: Cho dù có người có được bảy báu chứa đầy trong hai thế giới, thật sự không bằng thỉnh cầu một Sa-môn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường, thì lợi ích có được càng nhiều. Các Tỳ kheo còn lại tất cả đều dẫn ra phương pháp thí dụ như vậy, so sánh tìm hiểu về lợi ích thảy đều nhiều hơn lợi ích kia. Lúc ấy A-na-luật lại tự mình nói rằng: Cho dù có được châu báu chứa đầy bốn thế giới, thì lợi ích cũng không bằng thỉnh cầu một Samôn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường có được lợi ích thù thắng gấp bội, vì sao như vậy? Bởi vì tôi là người chứng minh điều ấy, tự nhớ lại đời quá khứ, sau khi Đức Phật Tỳ-bà-thi nhập Niết-bàn, lúc giáo pháp diệt hết, có một Trưởng giả tên gọi A-lệ-tra, nhà nghèo xác xơ, lại gặp phải năm đói kém nên người ta tiết kiệm, thóc gạo lương thực không đủ ăn, ngày ngày đi vào núi hái củi bán để mua hạt bo bo thay thóc, để tự cung cấp nuôi sống vợ con cả nhà. Thấy một vị Bích-chi-Phật khất thực không có, thỉnh đến nhà mình chia bớt phần cháo bo bo, tự mình mang ra cúng dường, vị Bích-chi-Phật nói rằng: Ông cũng đói khát nên cùng nhau chia ra mà ăn! A-lệ-tra nói: Bọn tôi là phàm tục ăn uống không theo giờ giấc, tôn giả ngày ăn một bữa, chỉ mong thọ nhận cho. Vị ấy liền thọ nhận và ăn hết,, cảm động trước lòng chí thành ấy mà khiến cho phát lời nguyện to lớn. Lúc vị Bích-chi-Phật quay trở về nơi cư trú, thì A-lệ-tra liền quay vào đần lớn lấy củi, lúc ấy thấy môt con thỏ ý muốn bắt lấy, dùng cái liềm từ xa ném đến thỏ lập tức ngã xuống đất, vừa lúc sắp tiến tới để lấy thì con thỏ hóa thành người chết, xác chết ấy liền bám chặt trên lưng vội ôm lấy đầu A-lệ-tra, hết sức đẩy ra nhưng không làm sao khiến cho rời ra được. lòng dạ kinh hãi bàng hoàng vô cùng khổ não, ý muốn đi vào thành cùng vợ tách bỏ ra, nhưng sợ rằng người ta trông thấy khiến không thể tùy ý đi vào. Dừng lại đợi tới Trời tối lấy ảo để che kín, cõng theo đến nhà. Đã đến trong nhà, thì tự nhiên rơi xuống đất, biến thành một đống vàng Diêm-phù-đề, ánh sáng chói chang soi chiếu rực rỡ cả ngôi nhà; mọi người trong vùng bàn tán xôn xao, tiếng đồng vang thấu cung vua. Nhà vua tự mình đến xem, thấy thân hình người chết này dần dần sắp hôi thối. Liền hỏi Lệ Tra rằng: Ông thấy là vật gì? Đáp rằng: Nhìn thấy thật sự là vàng. Liền lấy một chút ít để dâng tặng nhà vua. Nhà vua trông thấy màu như vàng, lòng kính trọng chưa hề có, hỏi về nguyên do ấy nhờ đâu mà được như vậy. A-lệ-tra đáp rằng: Nhờ cúng dường một vị Bích-chi-Phật. Nhà vua nghe chuyện khen ngợi là điều tốt lành, lập tức ban tặng và phong làm Đại Thần. Như vậy, này các tôn giả, A-lệ-tra xưa kia chính là thân tôi bây giờ, tôi ở đời kiếp ấy đem một ít cháo bo bo cúng dường vị Bích-chi-Phật, nhờ duyên này cho đến nay trong chín mươi mốt kiếp, sanh trong Trời người không bao giờ thiếu thốn”.

Còn trong kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: “Nếu đàn việt thiết trai cúng dường triệu thỉnh chúng Tăng sai người canh cửa ngăn cản Tỳ kheo và những người xin ăn già yếu bệnh họan nghèo túng, không cho bước vào trai hội, thì chỉ có mất không đồ ăn thức uống chứ hoàn toàn không có phần thiện duyên nào”.

Lại trong kinh Phổ Quảng nói: “Bốn hàng đệ tử nếu thực hành trai giới, thì tâm nên giữ lại ý tưởng thỉnh cầu chúng Tăng mười phương, không chọn lựa thứ hạn cao thấp-pháp giới-trì giới hay là thiện-ác. Lúc đến các chùa viện thỉnh tăng, lần lượt cúng dường chúng Tăng không có ý nghĩ phân biệt khác nhau, phước thiện ấy nhiều nhất, vô lượng vô biên không thể tính được. nếu gặp người chứng bốn đạo quả La-hán và người phát tâm đại thừa, thì nhờ công đức này mà nhận được phước báo vô cùng tận, vừa nghe thuyết pháp thì có thể đạt đến đạo quả vô thượng Niết-bàn”.

Lại trong Thập Tụng Luật nói: “Lộc Tử Mẫu thỉnh cầu riêng biệt năm trăm vị La-hán, Đức Phật dạy: Không có trí tuệ là bất thiện. Nếu ở trong chúng Tăng theo thứ tự thỉnh cầu một người thôi, cũng có được quả báo lợi ích công đức to lớn, hơn hẳn thỉnh cầu riêng biệt năm trăm vị La-hán, hết thảy xa gần không nơi nào không nghe biết”.

Còn trong kinh thỉnh Tăng Phước Điền và kinh Nhân Vương nói: “Các loại trách mắng không cho phép thỉnh cầu riêng biệt. Nếu như thỉnh cầu riêng biệt, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải là pháp của chư Phật”.

Lại trong kinh Phạm Võng nói: “Nếu có đàn việt đến thỉnh cầu chúng Tăng, khách tăng có phần lợi dưỡng, người đứng đầu Tăng chúng thuận theo thứ tự cử khách tăng nhận sự thỉnh cầu. Nhưng trước đó chỉ có tăng chúng thường trú phân biệt nhận sự thỉnh cầu mà không cử khách tăng nhận sự thỉnh cầu, thì người đứng đầu Tăng chúng phải chịu vô lượng tội lỗi, không khác gì súc sanh, không phải là Sa-môn không phải dòng họ thích, phạm vào tội khinh cấu.

Nếu là đệ tử Phật, tất cả không được thọ nhận thỉnh cầu riêng biệt lấy lợi dưỡng làm của mình, mà lợi dưỡng này thuộc về mười phương Tăng; mà riêng biệt thọ nhận thỉnh cầu, tức là lấy vật của mười phương Tăng, đưa vào sử dụng cho riêng mình, phạm vào tội khinh cấu.

Nếu như có tất cả đàn việt xuất gia hay tại gia, thỉnh cầu phước điền tăng, lúc cầu nguyện nên đi vào tăng phòng hỏi người tri sự. Nay muốn theo thứ tự thỉnh cầu, thì gặp được mười phương Hiền Thánh Tăng, mà người thế gian thỉnh cầu riêng biệt năm trăm vị La-hán Bồ tát tăng, không bằng tăng theo thứ tự dù là một phàm phu tăng. Nếu như thỉnh cầu tăng riêng biệt, thì đó là pháp ngoại đạo, chư Phật không có pháp thỉnh cầu riêng biệt, không thuận theo hiếu đạo. Nếu cố ý thỉnh cầu Tăng riêng biệt, thì phạm vào tội khinh cấu”.

Lại trong trí Độ Luận nói: “Như có một Trưởng giả giàu sang, tin tưởng vui với chúng Tăng, thưa với tăng chấp sự rằng: Tôi theo thứ tự thỉnh tăng đến nhà dùng cơm hàng ngày lần lượt thỉnh cho đến Sa-di. Tăng chấp sự không cho phép Sa-di thọ nhận thỉnh cầu, các Sa-di nói: Vì ý gì mà không cho phép Sa-di? Đáp rằng: Bởi vì đàn việt không thích thỉnh cầu người trẻ tuổi. Liền nói kệ rằng:

Những vị râu tóc trắng như tuyết,
Răng rụng da thịt đã nhăn nheo
Bước chậm rãi hình thể gầy gò,
Thích thỉnh cầu những người như vậy.

Những Sa-di đều là bậc Đại A-la-hán. Như Đả Tử-Sư Tử Đầu, bỗng nhiên từ chỗ ngồi đứng dậy, mà nói kệ rằng:

Đàn việt là người không có trí,
Nhìn hình tướng không chọn đức hạnh
Xả bỏ tướng trạng tuổi già này,
Chỉ giữ lấy già yếu tối tăm
Tướng của bậc tuổi già tôn kính ấy,
Như Đức Phật thuyết kệ rằng
Vốn gọi là tướng bậc trưởng lão,
Không cần phải bởi vì tuổi cao
Hình hài gầy yếu râu tóc bạc,
Nên trong vô đức già trống rỗng
Có thể xả bỏ quả tội-phước,
Tinh tiến thực hành những phạm hạnh
Đã lìa xa tất cả các pháp,
Đây gọi là trưởng lão chân thật.

Lúc này Sa di lại dấy lên nghĩ rằng: Chúng ta không nên ngồi nhìn đàn việt đắn đo sự tốt xấu của Tăng! Liền nói kệ rằng:

Trong mọi điều ca ngợi chê bai,
Tâm chúng ta tuy là chỉ một
Bởi người này hủy hoại Phật pháp,
Không thuận theo không thể dạy dỗ
Nên nhanh chóng đến nhà người ấy,
Cùng giáo pháp chỉ bày cho biết
Chúng ta không thể hóa độ được,
Vậy thì trở thành vật bỏ đi.

Ngay lập tức các Sa-di tự thay đổi thân tướng của mình, đều trở thành cụ già. Râu và tóc bạc trắng như tuyết, mày dài rủ xuống che kín mắt. Da thịt nhăn nheo như sóng cuộn, lưng còng khom xuống giống như cung

Hai tay dựa vào gậy bước đi,
Theo thứ tự mà thọ thỉnh cầu
Toàn thân đều run rẩy lắc lư,
Đi đứng không tự mình yên ổn
Ví như cây bạch dương già cỗi,
Thao gió lay mà cứ đung đưa
Đàn việt trông thấy thế hệ này,
Hoan hỷ đón đưa vào chỗ ngồi.

Ngồi xuống rồi trong chốc lát trở lại hình tướng tuổi trẻ, đàn việt kinh hãi nói

Hình tướng bậc kỳ lão như vậy,
Lại biến thành thân thể trẻ trung
Như uống vị thuốc tiên trẻ lại,
Việc này do đâu mà như vậy.

Các Sa-di nói rằng: Ông đừng sinh tâm nghi ngờ, suy xét về việc này, thật là đáng xót xa thương cảm, cho nên hóa hiện như vậy, ông nên nhận thức sâu sắc, Thánh chúng không thể suy lường được, như kệ nói rằng:

Ví dụ như dùng vòi con muỗi,
Còn có thể đo được đáy biển
Tất cả loài Trời và loài người,
Không ai có thể lượng được tăng
Bởi tăng có công đức cao quý,
Hãy còn tôn sùng không phân biệt
Mà ông lại dựa theo tuổi tác,
Suy xét bình phẩm các đại đức,
Lớn nhỏ sanh ra từ nơi trí,
Không quyết định bởi trẻ hay già
Người có trí chuyên cần tinh tiến,
Tuy trẻ tuổi mà chính là già
Người giải đãi không có trí tuệ,
Tuy tuổi già mà lại là trẻ.

Nay ông bình xét về tăng, vậy thì trở thành sai lầm lớn, như muốn dùng một ngón tay lường biết đáy của biển lớn, chỉ làm trò cười cho người trí. Ông không nghe Đức Phật giảng giải, có bốn điều tuy nhỏ mà không thể coi thường: Thái tử tuy nhỏ mà sẽ làm Quốc vương, là điều không thể coi thường. Rắn con tuy nhỏ mà nọc độc có thể giết chết người, cũng không thể coi thường. Đốm lửa tuy nhỏ mà có thể đốt cháy núi rừng, cũng không thể coi thường. Sai di tuổi nhỏ mà có thể chứng Thánh phát thần thông, thật là điều không thể coi thường. Đàn việt nghe sự việc này xong, thất sức thần thông như vậy, toàn thân kinh hãi sởn gai ốc, chắp tay thưa với các Sa-di rằng: Thưa các bậc Thánh nhân, nay con xin sám hối, con là hạng phàm phu nên tâm thường mang tội lỗi, nay muốn thưa hỏi, tín tâm thanh tịnh ở trong Phật bảo và tăng bảo, nơi nào có phước thiện hơn hẳn? Đáp rằng: Chúng tôi lúc đầu không thấy trong Phật bảo-Tăng bảo có sự tăng giảm, tại vì sao? Bởi vì như Đức Phật trong một lần đi vào thành Xá-bà-đề khất thực, có Bà-la-môn giòng họ Bà La Đõa Thệ, nhà này Đức Phật nhiều lần đến khất thực, tâm dấy lên nghĩ rằng: Sa-môn này vì sao nhiều lần đến giống như mình mang nợ gì vậy? Lúc ấy Đức Phật thuyết kệ rằng:

Mùa mưa nhiều lần rưới xuống đất,
Ngũ cốc liên tục được thành tựu
Nhiều lần tu đạo những phước nghiệp,
Nhiều lần thọ nhận những quả báo
Liên tục thọ nhận pháp sanh ra,
Cho nên nhận chịu nhiều lần chết
Thánh pháp liên tục được thành tựu,
Người nào nhiều lần chịu sanh tử?

Bà-la-môn nghe kệ này xong, biết rõ là bậc đại thánh nên tâm mình rất hổ thẹn, lấy bát đi vào nhà, đựng đầy thức ăn ngon lành đem dâng cúng Đức Phật. Đức Phật không nhận mà nói rằng: Tôi vì nói kệ cho nên có được thức ăn này, tôi không thể ăn. Bà-la-môn nói: Thức ăn này nên cho ai? Đức Phật nói: Tôi không thấy Trời và người nào có thể tiêu hóa thức ăn này, ông mang đi đặt vào nơi ít cỏ, như trong nước không có sâu bọ. Lập tức như lời Đức Phật chỉ bảo, mang thức ăn đặt vào trong nước không có sâu bọ, nước liền sôi sùng sục khói lửa cùng bốc lên, giống như ném vào lò sắt nóng bỏng. Bà-la-môn thấy rồi kinh hãi nói: Chưa từng có như vậy, thậm chí trong thức ăn cũng có thần lực như vậy! Lạy Phật sám hối cầu xin xuất gia thọ giới, dần dần đoạn trừ phiền não đạt được quả vị A-la-hán. Lại có Ma ha Kiều đàm di, dùng y quý báu tốt nhất có màu như vàng dâng cúng Đức Phật, Đức Phật khuyên nên cúng dường chúng Tăng, có thể tiêu hết có thể thọ nhận, do đó biết rằng Phật bảo-tăng bảo có phước thiện không phân biệt nhiều ít. Cho nên thuyết kệ rằng:
 
Nếu như người ái kính Đức Phật,
Cũng nên ái kính đối với tăng
Không nên phát sinh tâm phân biệt
Bởi vì đều là bảo như nhau
Còn trong kinh Pháp Cú Dụ,
ĐứcThế tôn thuyết kệ rằng
Con người nên có ý suy nghĩ,
Mỗi khi ăn tự biết bao nhiêu
Từ đây sử dụng rất đơn giản,
Tiết kiệm chỉ cần giữ mạng sống.

Lại trong kinh Tạp Thí Dụ nói: “Xưa kia ở nước Xá Vệ có một nhà nghèo, trong sân nhà có cây Bồ Đào, trên cây có mấy nụ bông, nghĩ rằng cúng dường Đạo nhân. Lúc ấy Quốc vương trước đó thỉnh cầu cúng dường một tháng, sức lực nhà nghèo này không bằng Quốc vương, đúng một tháng đằng đẵng mới gặp được một vị Đạo nhân, liền mang đến cúng dường, nói với Đạo nhân rằng: Nghĩ và muốn cúng dường đến nay đã một tháng, bây giờ toại nguyện. Đạo nhân nói với Tín Nữ rằng: Đã cúng dường trong một tháng. Tín nữ nói: Con chỉ cúng dường một nụ bông Bồ Đào, nào được cúng dường một tháng đâu? Đạo nhân nói: Nhưng trong một tháng luôn nghĩ đến mong muốn cúng dường, thì chính là cúng dường một tháng ấy mà”.