PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

 

Bộ thứ 14: NIẾT BÀN

Gồm có phần: Thuật ý. Thao quang, Phó ai, Thì tiết, Đệ tử.

Thứ nhất: PHẦN THUẬT Ý

Chỉ vì chúng sinh hết phúc, Pháp vương mới bỏ ra đi. Gây nên vĩnh biệt ở sông Đề lúc ngài vừa chẳn tám mươi tuổi. Thần uy vận dụng, tán nhỏ hóa thân; lệ huyết dù rơi, ăn năn há kịp! Nỗ lực giải đáp nghi vấn cuối cùng; tranh thủ cúng dường tiễn biệt lần chót. Than ôi! Đuốc tuệ mây lành, nửa đêm vụt tắt; bơ vơ đệ tử, thật đáng não nùng! Tuy nhiên, Pháp thân tĩnh lặng, vốn đã như như; ứng thấn giáo hóa tùy thuận trần thế. Đã gọi hiện hình, được không diệt? Thánh phàm tuy khác, chẳng ai thoát đâu! Thế nên, miệng dù rên nhỏ đau lưng, cũng vừa chuyển xong cam lộ; giả bộ nằm nghiêng bên phải, vẫn còn chiếu diệu hào quang. Điều ấy chứng tỏ dấu tích vô bệnh. Đến khi liệm vải nghìn tấm, còn ló hai chân; kim quan sắp đóng, chắp tay đứng chào. Điều ấy biểu hiện bằng cớ bất diệt. Do đó, tro tàn để chỉ quyền nghi, thường trụ mới là thật tướng. Mượn trăng thí dụ, ý nghĩa minh bạch biết bao!

Những điển tích trên đây, đọc các phần sau, sẽ được lần lượt giải thích rõ ràng.

Thứ hai: PHẦN THAO QUANG

Như luận Trí-độ nói: “Tu-bạt-đà-la sống một trăm hai mươi tuổi, mơ thấy tất cả trời người đều mùmắt, trần truồng trong bóng đêm, bảo rằng: “Mặt trời sẽ rơi xuống, núi non biển lớn sẽ khô cạn. Gió sẽ xé tan núi Tu-di.” Tỉnh dậy xong, kinh hoàng sợ sệt. Trời bảo rằng: “Đấy là điềm bậc Nhất thiết chủng trí sẽ nhập Niết-bàn, chẳng liên quan gì đến nhà ngươi.” Sáng mai, đi vào rừng xin ra mắt Đức Phật, suốt ba lần, Anan đều không cho phép. Đức Phật biết được, từ xa gọi đến trước ngài để cùng từ biệt.”

Lại nữa, kinh Bồ tát-xử-thai nói: “Nửa đêm mồng tám tháng hai, đức Như Lai tự tay xếp áo cà-sa, áo giữa và áo trong, mỗi thứ gấp làm ba, đặt lên mình ngài trong kim quang, lấy bát và gậy trao cho A-nan xong, nhập Định kim cương, biến thân thành xá lợi nhỏ. Từ trong kim quan, ngài đưa cánh tay kim cương hỏi tin hai người, Ca-diếp và Ngưusi. A-nan thưa: “La-hán Ngưu-si đã nhập Niết-bàn.” Ngài bảo: “Nay ta vĩnh viễn nhập diệt.” Rồi rút tay vào kim quan, nằm lặng yên không nói. Ngài lại đưa ra hỏi A-nan ba lần: “Ta đã giảng kinh Ma-ha-thừa cho Bát bộ, ông có nghe chăng?” Thưa rằng; “Chỉ có Đức Phật biết được điều ấy.” Ngài lại hỏi: “Ta đã thuyết pháp cho mẫu hậu trên Thiên cung Đao-lợi, ông có biết chăng?” Thưa rằng: “Không biết.” Lại hỏi: “Ta đã thuyết pháp ở long cung, các rồng con đắc Đạo, lưu lại toàn thân xá lợi cao một trăm ba mươi trượng, ông có biết chăng?” Thưa rằng: “Không biết.” “Ta ở trong thai mẹ mười tháng, thị hiện pháp luân không thối chuyển cho các Bồ tát. Thế tôn dùng thần lực hiển hiện trong mẫu thai, đi đứng nằm ngồi. Tất cả đều tự tập trong mẫu thai ấy. Ông có biết chăng?” Thưa rằng: “Không biết.” (A-nan là bậc đại Thánh, lẽ nào không biết? Sở dĩ nói không biết là để thôi thúc Đức Phật thị hiện thần lực vi diệu, nên mới trả lời như thế.)

Lại nữa, kinh Niết-bàn nói: “Thiện nam tử! Ta thị hiện phép sư tử rống lớn gọi là Đại Niết-bàn tại hai cây Sa-la này. Hai cây ở phương Đông là phá Vô thường để được Hữu thường. Còn hai cây ở phương Bắc là phá Bất tịnh để được Thanh tịnh. Hết thảy đại chúng ở đây, vì hai cây Sa-la, phải bảo vệ rừng Sa-la, không cho người khác đến hái lá bẻ cành, đốn chặt phá hoại. Ta cũng thế, vì Tứ pháp, nên bắt các đệ tử phải bảo vệ Phật pháp. Bốn cây Sa-la này là do bốn Thiên vương cai quản. Ta cũng làm bốn Thiên vương bảo vệ Chánh pháp của ta. Thế nên, ta cũng nhập Niết-bàn ở trong đó.”

Lại nữa, kinh Trung-a-hàm nói: “Bấy giờ, đức Như Lai đi đến bên hai cây Sa-la gấp bốn áo giữa để làm chỗ nghỉ, gấp bốn áo cà sa để làm gối, nằm nghiêng bên hông phải, hai chân xếp lên nhau rồi nhập Niết-bàn.”

Lại nữa, kinh Bồ tát-xử-thai nói: “Bấy giờ tám vị quốc vương lớn đều đem năm trăm xấp nỉ trắng mịn, trầm hương, mộc hương, bỏ hết vào kim quan. Bọc lấy kim quan bằng năm trăm xấp nỉ trắng mịn. Lại đem năm trăm xe dầu hương thơm tưới lên lớp nỉ trắng mịn ấy.

Khi ấy, Thiên vương Đại Phạm hướng dẫn Phạm chúng đứng bên phải. Đế-thích hướng dẫn Thiên chúng trên trời Đao-lợi đứng bên trái.

Bồ tát Di-lặc và các Bồ tát khắp mười phương đứng ở phía trước. Bấy giờ, Đức Thế Tôn sắp nhập Định kim cương, vận dụng thần lực bóp nát hóa thân thành xá lợi ở cõi Ta-bà, chuyển hóa Chân pháp này. Ngài vừa suy nghĩ như thế xong, khắp mười phương thế giới lại chấn động đủ sáu lượt.”

Thứ ba: PHẦN PHÓ AI

Như kinh Ma-da nói: “A-na-luật lên trời Đao-lợi để thông báo với mẫu hậu Ma-da. Mẫu hậu liền giáng hạ. Kim quan tự mở nắp ra. Đức Phật chắp tay đứng dậy bạch rằng: “Thật nhọc lòng mẫu hậu từ xa xôi hạ cố.” Rồi ngài bảo A-nan: “Ông nên biết rằng, ta vì muốn làm gương cho những kẻ bất hiếu sau này, nên đã từ kim quan hiện ra vấn an mẫu hậu.” Luật Tăng-chi nói: “Hỏa táng thân Phật bên cạnh tháp Mũ Trời.”kinh Ca-diếp-phó-Phật- Niết-bàn nói: “Bấy giờ, Ca-diếp từ biệt Đức Phật, đi vào núi Y-trà-lê cách nước Xá-vệ hai vạn sáu nghìn dặm. Núi ấy sản xuất nhiều thất bảo, quả ngọt, đủ thứ cây hương, nhiều loại cây thuốc, không thể tính hết. Cũng có kỳ lân, phụng hoàng, sẻ đỏ, đạo sĩ ngoại giáo. Bấy giờ, có khối đá vuông vức bằng phẳng, sắc óng vàng như lưu ly, ngang dọc rộng một trăm hai mươi dặm. Trên mặt đất mọc đầy cây lá ngũ sắc, xanh tốt suốt các mùa Đông, Hạ. Trước sau, Ca-diếp dạy dỗ một ngàn đệ tử, đều chứng được quả La-hán. Thường ngồi trên tảng đá này tụng kinh hành đạo. Cùng một đêm nọ, bảy đệ tử đều nằm mơ. Một Tỳ kheo mơ thấy chính giữa phiến đá bể nát, cây cối bật gốc. Một Tỳ kheo lại mơ thấy nước suối trong trẻo suốt bốn mươi dặm đều cạn kiệt, bông hoa đều rơi rụng. Một Tỳ kheo lại mơ thấy bên tòa Câu-la nghiêng ngửa, sụp đổ. Một Tỳ kheo lại mơ thấy núi Tu-di đổ xuống. Một Tỳ kheo lại mơ thấy vua Kim luân băng hà. Một Tỳ kheo lại mơ thấy mặt trời mặt trăng rơi rụng, mặt đất tối tăm. Sáng mai thức dậy, mỗi vị đều đem giấc mơ bạch lại cùng Ca-diếp. Ca-diếp nói rằng: “Trước đây, chúng ta từng thấy sáng sủa mà đất còn chấn động. Các ông nằm mơ như thế, phải chăng Đức Phật sắp nhập diệt?” Lập tức bảo các đệ tử cùng trở về nước Câu-di-na.”

Lại nữa, Bồ tát-xử-thai nói: “Khi Đại Ca-diếp đến nơi, Đức Phật đưa hai chân ra. Ca-diếp nói kệ rằng:

Đệ tử được Phật dạy,
Đều đã siêu độ hết,
Ta đi bị lạc đường,
Ân hận không gặp Phật!

Liền đó đi quanh kim quan bảy vòng. A-nan đứng ở góc Tây bắc. Nan-đà đứng ở góc Đông bắc, chư Thiên đứng phía sau. Cách hai cây Sa-la bốn mươi chín bước thẳng về hướng Bắc, Đại Ca-diếp tự tay cầm bó củi thơm bốc cháy.

Lại nữa, kinh Tạp-a-hàm nói: “Đức Phật nhập Niết-bàn xong, hai cây Sa-la đơm bông rũ xuống cúng dường. A-nan nói kệ rằng:

Năm trăm tấm nỉ quấn kim thân,
Lửa đỏ thiêu xong cháy nát tan,
Nghìn chiếc áo nỉ bằng lông mịn,
Đem ra mặc hết khắp kim thân.
Chỉ còn hai chiếc thiêu không cháy:
Chiếc phủ trên cao, chiếc liệm thân.

Thứ tư: PHẦN THỜI TIẾT

Như kinh Niết-bàn nói: “Vì sao đức Như Lai nhập Niết-bàn vào tháng hai? Đức Phật bảo: “Thiện nam tử! Tháng hai gọi là tháng Dương Xuân, vạn vật sinh trưởng. Bấy giờ chúng sinh ra nhiều ý tưởng thường tồn. Để phá tâm thường tồn như thế của chúng sinh, ta nói tất cả pháp đều vô thường và nói chỉ có Như Lai là thường trụ bất biến. Trong sáu mùa, tháng Mạnh Đông khô héo, chúng sinh không ưa thích. Tháng Dương Xuân điều hòa, được người ham chuộng. Để đả phá tham luyến thế gian của chúng sinh, ta diễn thuyết Thường Lạc Ngã Tịnh. Cũng thế, để đả phá Ngã tịnh của thế gian, ta nói Ngã tịnh chân thật của Như Lai.”- “Từ lúc sơ sinh đến xuất gia, thành Đạo, chuyển pháp luân nhiệm mầu, đều chọn ngày mồng tám. Tại sao lại nhập Niết-bàn ngày rằm?” Đức Phật bảo: “Thiện nam tử! Vào ngày rằm, trăng không vơi đầy. Chư Phật cũng thế, khi nhập Niết-bàn, không có vơi đầy. Vì ý nghĩa ấy, nên chư Phật đều cho ngày rằm để nhập Niết-bàn.”

Lại nữa, kinh Trường-A-hàm nói: “Bấy giờ, có vị bà-la-môn họ Hương hỏi vua A-xà-thế rằng: “Đức Phật ra đời vào lúc nào? Xuất gia vào lúc nào? Thành đạo vào lúc nào? Nhập diệt vào lúc nào? Vua Axà-thế trả lời: “Đức Phật ra đời lúc sao Phí vừa mọc. Nhập diệt lúc sao

Phí vừa mọc.”

Vào lúc nào sinh ra bậc Lưỡng túc tôn?

Vào lúc nào ra khỏi rừng rậm khổ?

Vào lúc nào thành tựu vô thượng Đạo?

Vào lúc nào nhập Niết-bàn?

Sao Phí vừa mọc sinh ra bậc Lưỡng túc tôn,

Sao Phí vừa mọc ra khỏi rừng rậm khổ, Sao Phí vừa mọc thành tựu vô thượng Đạo, Sao Phí vừa mọc nhập Niết-bàn.

Mồng tám Đức Phật sinh,

Mồng tám Đức Phật xuất gia, Mồng tám Đức Phật thành Đạo, Mồng tám Đức Phật nhập Niết-bàn.

Tháng hai Đức Phật sinh,

Tháng hai Đức Phật xuất gia, Tháng hai Đức Phật thành Đạo, Tháng hai Đức Phật nhập Niết-bàn.

Tháng hai sinh bậc Lưỡng túc tôn,

Tháng hai ra khỏi rừng rậm khổ, Tháng hai thành Vô thượng Đạo, Tháng tám nhập Niết-bàn.

Lại nữa, luận Tát-bà-đa nói: “Vào ngày mồng tám tháng hai, lúc sao Phí vừa mọc, Đức Phật vừa thành Đẳng chánh giác. Cũng vào lúc ngày mồng tám tháng hai, lúc sao Phí vừa mọc, Đức Phật ra đời. vào ngày mồng tám tháng tám, lúc sao Phí vừa mọc, Đức Phật chuyển pháp luân. Vào ngày mồng tám tháng tám, lúc sao Phí vừa mọc, Đức Phật nhập Niết-bàn.”

Thứ năm: PHẦN ĐỆ TỬ

Theo luận Trí-độ nói: “Trưởng lão Ca-diếp kết tập Tam tạng ở núi Kỳ-xà-quật để độ chúng sinh rồi theo Đức Phật nhập Niết-bàn. Sáng sớm, ngài mang bát vào thành Vương-xá khất thực xong, lên núi Kỳ-xà, bảo các đệ tử: “Hôm nay ta nhập Niết-bàn vô dư.” Tất cả mọi người nghe nói đều hết sức lo buồn. Xế chiều, Ca-diếp xuất Định, và an tọa giữa đại chúng, giảng pháp Vô thường khổ không vô ngã. Giảng đủ các pháp ấy xong, mang áo cà sa do Đức Phật truyền lại, cầm bát, đưa cao gậy, dáng như chim kim-sí hiện hình, bay vọt lên không trung. Thi triển 18 phép biến hóa rồi đứng trên đỉnh núi Kỳ-xà-quật, giao phó y bát đầy đủ và nói rằng: “Hôm nay, thân ta thành kim cương bất hoại. Đến khi Đức Phật Di-lặc thành Đạo, thân tướng ta sẽ xuất hiện lại.” Dứt lời, liền nhập vào tảng đá trên đỉnh núi, giống như nhập vào bùn mềm.

Xong xuôi, đá núi khép lại như cũ. Chúng sinh về sau thọ tám vạn bốn nghìn tuổi. Thân cao tám mươi thước. Thân Đức Phật Di-lặc cao một trăm sáu mươi thước. Mặt Đức Phật ấy lớn hai mươi bốn thước. Hào 3 quang tròn chiếu sáng mười dặm. Bấy giờ, khi chúng sinh nghe Đức

Phật ấy xuất thế, sẽ có vô lượng người xin theo xuất gia.”

Lại nữa, kinh Đại-bi nói: “Nhờ nguyện lực bản thân hộ trì, Cadiếp ấy đứng vững giữa hư không, thị hiện đủ mọi phép thần thông biến hóa, rồi dùng hỏa lực của chính mình thiêu đốt bản thân. Xong xuôi, không thấy tro than hiện ra.”

Lại nữa, luận Tát-bà-đa nói: “Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, vì không nỡ nhìn thấy cảnh Đức Phật nhập Niết-bàn, nên đã nhập diệt từ trước. Bảy vạn vị La-hán cũng đồng thời nhập diệt. Lúc ấy, tứ chúng đều hoảng hốt. Vì thế, Đức Phật đã dùng sức thnầ thông thị hiện thành hai vịđệ tử đứng đầu hai bên ngài. Nhờ thế, chúng sinh đều vui mừng, phiền não tiêu tan mất. Đức Phật bèn thuyết pháp, khiến cho tất cả đều được lợi lạc.”

Bộ thứ 15: KẾT TẬP

Gồm có hai phần: Thuật ý, Kết tập

Thứ nhất: PHẦN THUẬT Ý Xét rằng:

Chân đế huyền vi, Pháp tính tịch lặng. Tuy nhiên, muốn khai thông vạn vật, hóa độ thế gian, không có ngôn ngữ, sẽ khó thành tựu. Thế nên, Bất nhị dạy ngầm, hướng đến cứu cánh Không tính; Nhất âm diễn giảng, hợp với cơ địa vạn loài. Từ lúc đức Bổn sư Năng Nhân giáng thế, tại Lộc dã thuyết pháp lần đầu, ở Kim hà đúc kết lời cuối. Đem Khế kinh dạy dỗ kẻ sơ cơ, dùng Phương đẳng khuyến hóa bậc đại ngộ. Chánh pháp vi diệu chia thành mười hai Bộ, Pháp môn thiết yếu có đến tám muôn. Kịp đến khi đức Thiện Thệ thâu thần, chư Thánh theo thật tế kết tập kinh tạng. Trước tiên là Tứ-a-hàm, bắt đầu kết tập vào kinh là luật phần Ngũ bộ. Pháp bảo hình thành như thế, chúng sinh phải hết sức chú tâm, để nhổ phăng gốc khổ. Do đó, kim ngôn của đức Bổn sư, không thể để cho sai lạc!

Thứ hai: PHẦN KẾT TẬP

Phần này chia ra tiết: Kết tập Đại thừa, Kết tập năm trăm người, Kết tập một ngàn người, Kết tập bảy trăm người.

Trong phần này, sẽ nói rộng các cuộc kết tập. Gồm có bốn thời kỳ: thời kỳ thứ nhất, theo hai bộ luận Trí-độ và Kim-cương-tiên, đức Như Lai cùng Văn-thù-sư-lợi và chư Phật mười phương kết tập Pháp tạng Đại thừa tại phía ngoài núi Thiết vi này. Thời kỳ thứ hai, theo kinh Bồ tát-xử-thai và luật Tứ-phần, khi đức Như Lai vừa nhập diệt được bảy ngày, Đại Ca-diếp và năm trăm vị La-hán truyền lệnh đến mười phương thế giới, triệu tập tám ức tám nghìn Thiên chúng cùng đến kết tập Tam tạng. Thời kỳ thứ ba, theo luận Trí-độ, sau khi đức Như Lai nhập diệt, vào đầu ngày rằm trong mùa Hạ an cư, Đại Ca-diếp cùng một ngàn vị La-hán kết tập Tam tạng trong thành Vương-xá. Thời kỳ thứ tư, theo luật Tứ-phần, trong khoảng một trăm năm sau khi đức Như Lai nhập diệt, vì Bạt-xà-tử lộng hành mười chuyện, Đại Ca-diếp cùng bảy trăm vị La-hán phải kết tập lại Tam tạng trong thành Vương-xá. Bốn tiết sau đây, dựa theo kinh điển, sẽ lần lượt trình bày, ngõ hầu các bậc minh triết sau này khỏi phải chất chứa nhiều ức đoán.

Tiết thứ nhất: Kết tập Đại thừa.

Theo hai bộ luận Đại Trí-độ và Kim-cương-Tiên bảo rằng: “Trong cuộc kết tập, Văn-thù-sư-lợi nói rõ đức Như Lai ở ngoài thế giới này, không đến các thế giới ở phương khác. Chư Phật mười phương đều đến thuyết pháp đông đủ. Cũng gọi là Cật kinh (chất vấn kinh điển). Sau cuộc kết tập, Văn-thù-sư-lợi triệu tập vô lượng vô biên Bồ tát và A-la-hán. Các vị đều nói: “chính tôi nghe kinh ấy từ Đức Phật.” Tu-bồđề nói: “Tôi nghe kinh Kim-cương-Bát-nhã từ Đức Phật.” Các bộ kinh có nhiều người cùng nghe thì ai nấy đều bảo: “Chính tôi nghe từ Đức Phật.” Do đó, không phải chỉ một mình A-nan nghe kinh, nhưng A-nan được nghe tất cả các kinh. Các đệ tử khác chỉ được nghe một số bộ kinh mà thôi.”

Lại nữa, theo kinh Niết-bàn, bậc đại Thánh thuyết pháp vốn có ba Thừa, người truyền pháp cũng có ba vị. Thứ nhất là A-nan-đà, nghĩa là Hoan hỷ. Ngụ ý giữ gìn Pháp tạng Tiểu thừa. Thứ hai là A-nan-đà Bạtđà, nghĩa là Hoan hỷ Hiền. Ngụ ý giữ gìn Pháp tạng Đại thừa. Ba tên tuy khác nhau, nhưng xét bản chất thì chỉ là một. Thế nên, kinh Duy-ma nói rằng: “Xá-lợi-phất hỏi Thiên nữ: “Đối với Ba thừa, nhà ngươi chú tâm cầu thừa nào?” Thiên nữ đáp: “Nếu chọn đường lối Tiểu thừa, tôi sẽ làm Thanh văn. Nếu chọn đường lối Trung thừa, tôi sẽ làm Duyên giác. Nếu chọn đường lối Đại thừa, tôi sẽ làm Bồ tát. Thế mới biết rằng A-nan là bậc thấu hiểu thông suốt cả Đại Tiểu thừa. Trong ba vị trên đây, hai vị đầu, có vị tự mình trực tiếp nghe kinh, có vị được nghe nói lại. Thế nên, theo luận Trí-độ, đến cuối cuộc kết tập, A-nan bước lên giảng tòa nói kệ rằng:

Khi Phật mới thuyết pháp,
Bấy giờ, không nghe, thấy,
Lần lượt chuyển đến nghe,
Phật đến Ba-la-nại,
Thuyết pháp Tứ diệu đế,
Cho năm vị Tỳ kheo.

Tiết thứ hai: Kết tập có năm trăm người.

Theo kinh Bồ tát-xử-thai nói: “Bấy giờ, Đức Phật nhập diệt đã được bảy ngày đêm. Đại Ca-diếp bảo năm trăm vị La-hán đánh kẻng tập họp đại chúng, nói rằng: “năm trăm người các ông đều đến các thế giới của chư Phật khắp mười phương, các vị La-hán có sáu phép thần thông, mời tất cả về tụ họp ở chỗ hai cây Sa-la tại cõi Diêm-phù-đề này. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã nhập diệt, đã xây nên tháp thất bảo. Lần kết tập này cốt để diễn dương chân tính của Pháp thân. Chư vị hãy kết tập để thâu thập pháp ngôn vi diệu.”

Khi ấy, năm trăm vị La-hán vâng lời của Đại Ca-diếp, trong khoảnh khắc ngắn ngủi như co duỗi tay, liền đến hà sa thế giới khắp mười phương, triệu tập được 8 ức 8 nghìn vị La-hán cùng về tụ họp ở thế giới Ta-bà để nghe nhận pháp chỉ.” Lại nữa, luật Tăng-chi nói: “Bấy giờ, đại Ca-diếp bảo: “các Tỳ kheo phải kết tập Pháp tạng, đừng để hủy diệt.” Mọi người muốn đến chỗ khác kết tập. Ca-diếp bảo: “Nên ở tại thành Vương-xá. Ở đó có đủ năm trăm đồ ngủ.” Mọi người đều đồng ý. Bèn sai A-na-luật giữ gìn xá-lợi của Đức Phật, không cho chư Thiên lấy đi. Vào thời quá khứ, khi Đức Phật Ca-diếp nhập diệt, các đệ tử chỉ biết âu sầu, không hay chư Thiên mang xá lợi đi mất, khiến cho tất cả thế gian không được thờ phụng. Bấy giờ, A-nan không đi theo. Ca-diếp bèn cùng một ngàn người đến núi Sát-đế, trưng bày xá-lợi của Đức Phật. Mục-liên an vị xong, Ca-diếp bắt đầu kết tập suốt tháng. Cắt dứt mọi nhân duyên với bên ngoài. Còn thiếu hai người, chưa đủ số năm trăm. A-na-luật lại đến. Vẫn còn thiếu một người Ca-diếp liền bảo Mục-liên cùng đi. Ca-diếp dặn đệ tử là trưởng lão la-hán Lê-bà-đề: “Ông hãy lên Trời Tam thập tam gọi La-hán Đề-na xuống đây!” La-hán Lề-bà-đề nghe tin Đức Phật nhập diệt, không nỡ nhìn thấy cảnh ngài ra đi, nên đã nhập nước rồi. Sau đó, lại sai đến Thiên cung Thi-lợi-sa-sí, gọi La-hán Kiêu-phạm-ba-đề và đến Thiên cung Tỳ-sa-môn triệu La-hán Tu-mậtđa, nhưng cả hai vị này đều đã nhập diệt.”

Lại nữa, kinh Bồ tát-xử-thai nói: “Bấy giờ, Ca-diếp thấy đại chúng đã tụ tập xong, liền bảo Ưu-bà-ly: “ông hãy làm Duy-na, gọi A-nan xuống đây.” Ưu-bà-ly nhận lệnh, lập tức gọi A-nan xuống. Phạt A-nan về tội không cầu xin Đức Phật trụ thế thêm nữa. A-nan hoang mang, trong lòng tự nghĩ: “Đức Phật nhập diệt chưa được bao lâu, đã làm nhục ta thế này! Bèn tư duy về Tứ đế, lập tức chứng được quả A-la-hán ngay trước đại chúng. Mọi bụi trần đều tiêu tan, rỡ ràng đại Ngộ. Các Thánh khen ngợi, chư Thiên ca tụng. Bấy giờ, mặt đất chấn động liên tục sáu lượt. Ca-diếp khiến A-nan bước lên bảo tọa thất bảo trên cao, bảo rằng: “Những gì Đức Phật thuyết pháp, dù một lời một chữ, ông chớ để thiếu sót! Bồ tát tạng kết tập một chỗ. Thanh văn tạng kết tập một chỗ, Giới luật tạng kết tập một chỗ. Bấy giờ, A-nan bắt đầu đề xuất kinh điển. Thứ nhất là Thai hóa tạng. Thứ hai là Trung âm tạng. Thứ ba là Ma-hadiễn phương đẳng tạng. Thứ tư là Giới luật tạng. Thứ năm là Thập trụ Bồ tát tạng. Thứ sáu là Tạp tạng. Thứ bảy là Kim cương tạng. Thứ tám là Phật tạng. Đấy là đầy đủ toàn thể kinh điển của Đức Phật Thích-cavăn.

Bấy giờ, A-nan cất tiếng nói rằng: “Ta nghe như thế này”, đồng thời nói ra chỗ Đức Phật thị hiện thuyết pháp. Ca-diếp và tất cả Thánh chúng đều rơi lệ khóc lóc bi ai, không dằn lòng được. Thấm thoát già chết đến nơi, như huyễn hóa. Mới đây, vừa thấy Đức Phật, vậy mà đã nói: “Ta nghe!”

Lại nữa, luật Tứ phần nói: “Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn trong rừng Sa-la tại thành Câu-thi nước Mạt-la. Các đệ tử Mạt-la tắm rửa xá lợi của ngài rồi cử hành nghi thức hỏa thiêu. Khi đã xong xuôi, Đại Ca-diếp nhân đó, tập họp các Tỳ kheo, tuyên bố rằng: “Hôm nay chúng ta nên cùng nhau giảng luận pháp tỳ-ni, đừng để những kẻ ngoại đạo có lời đàm tiếu phép tắc của Sa-môn Cù-đàm mỏng manh như mây khói. Khi Đức Thế Tôn của họ còn trụ thế thì cùng nhau học tập giới luật. Sau khi ngài nhập diệt đến nay, chẳng còn ai học tập nữa. Các vị trưởng lão nên lựa chọn những Tỳ kheo thông thái, sáng suốt, xứng đáng là những A-la-hán.” Lựa chọn được bốn trăm chín mươi chín vị đều là những A-la-hán có đầy đủ phẩm chất. Các Tỳ kheo bảo rằng: “Nên lựa chọn A-nan vào trong số này.” Đại Ca-diếp bảo: “Không được chọn A-nan vào. Tại sao? Vì A-nan còn yều, ghét, sợ sệt, sân si nên không được chọn vào.” Các Tỳ kheo lại bảo rằng: “A-nan là thị giả của Đức Phật, thường đi theo bên cạnh ngài. Chính mình được thọ lãnh pháp ngữ của ngài. Chắc hẳn những chỗ hoài nghi đều đem hỏi lại nơi ngài. Vì thế, nên cho tham dự vào số ấy.” Đại Ca-diếp bèn cho tham dự vào hàng ngũ ấy. Các vị Tỳ kheo đều suy nghĩ: “Chúng ta sẽ kết tập ở đâu có nhiều thức ăn, không thiếu đồ ngủ để giảng luận giới luật?” Tất cả đều phát biểu: “Duy thành Vương-xá có nhiều phòng ốc thực phẩm và đồ ngủ. Nay chúng ta nên cùng nhau kết tập ở đó để giảng luận giới luật. Đại Ca-diếp bèn công bố lệnh kết tập tại thành Vương-xá. Khi ấy, A-nan đang tĩnh tư trên đường đi, trong tâm suy nghĩ: “Giống như con nghé mới sinh, còn phải bú sữa và chạy theo năm trăm con trâu lớn. Ta nay cũng thế. Đã là trí giả có chủ trương còn phải đi theo năm trăm Ala-hán!” Các vị trưởng lão đến Tỳ-xá-ly. A-nan cũng ở đó. Khi ấy, các vị trong đạo ngoài đời đều đến thăm hỏi A-nan, tụ họp rất đông. Bấy giờ, có Tỳ kheo Bạt-xà-tử chứng được thần thông quảng đại, có Thiên nhã biết rõ tâm trí kẻ khác. Vị này muốn biết A-nan còn dục chăng, liền quan sát và biết A-nan chưa đạt mức vô dục. Cần phải giúp cho A-nan sinh tâm chán nản xa lìa dục vọng, liền nói kệ rằng:

Tĩnh tọa dưới gốc cây,
Tâm niệm đến Niết-bàn,
Tọa Thiền đừng phóng dật,
Nói nhiều được gì đây?

A-nan nghe nói kệ xong, liền ở riêng, tinh tiến không phóng túng, tịch lặng vô dục. Lúc ở ngoài trời, đang đi tản bộ giữa đêm khuya, bình minh sắp ló dạng, thân thể hết sức mỏi mệt. Vừa mới dựa mình nằm xuống, đầu chưa đụng gối, ngay lúc ấy, liền chứng được quả giải thoát vô lậu. Đó là pháp A-nan chưa đắc. A-nan chứng được quả A-la-hán xong, bèn nói kệ rằng:
 
Nghe đủ các Pháp bảo,
Thường hầu cận Thế tôn,
Đoạn tuyệt xong sinh tử,
Cù-đàm nay muốn ngủ.

Khi đại Ca-diếp tập họp các Tỳ kheo tăng đông đủ, liền tuyên bố kết tập giảng luận giới luật. Bấy giờ, A-nan từ chỗ ngồi đứng lên, bày vai bên phải, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay bạch Đại Ca-diếp rằng: “Chính tôi nghe từ Đức Phật và ghi nhớ gìn giữ lời ngài.” Rồi bắt đầu từ thiên thứ nhất cho đến tất cả mọi phẩm thứ của các bộ luật Tăng nhất đều kết tập thành Luật tạng. A-nan kết tập tất cả những kinh dài thành Trường-A-hàm. Tất cả những kinh trung bình thành Trung-a-hàm. Từ một sự kiện đến mười sự kiện, từ 10 sự kiện đến mười một sự kiện thành Tăng-nhất-A-hàm. Kết tập những sự kiện loạn tạp loại thành Tạp-Ahàm. Như kinh mới, kinh gốc cho đến kinh kệ đều kết tập thành Tạptạng. Có vấn nạn, không vấn nạn, kèm theo những loại làm được tương đương như thế, kết thành Luận tạng. Lúc ấy bèn kết tập thành Tam tạng tại thành Vương-xá. Vì có năm trăm vị A-la-hán cùng kết tập Luật tạng, nên mới gọi là Kết tập Luật tạng có năm trăm người.

Tiết thứ ba: Kết tập một ngàn người.

Theo luận Trí-độ nói: “Bấy giờ, Đức Phật đã nhập Niết-bàn, đại Ca-diếp suy nghĩ thế này: “Ta phải làm sao cho thời kỳ thứ ba dài vô số này, vốn khó gặp được Phật pháp, trụ thế lâu bền. Ngõ hầu chúng sinh mai sau có thể phụng trì? Suy nghĩ xong xuôi, liền đứng trên đỉnh núi Tu-di, đánh kiền chùy đồng lên và nói kệ rằng:

Đệ tử của Đức Phật,
Nên nhớ đến Đức Phật,
Phải báo ơn Đức Phật,
Đừng vội nhập Niết-bàn.

Tiếng kiền chùy đồng ấy đưa âm thanh của Đại Ca-diếp vang dội khắp Đại thiên thế giới. Tất cả đều nghe biết. Các đệ tử có thần thông cùng đến tụ họp. Đại Ca-diếp lựa chọn được một ngàn người. Trừ Anan, tất cả đều là A-la-hán thông thạo nội điển, ngoại điển, mười tám loại kinh lớn của hàng ngũ ngoại đạo và có khả năng biện luận, hàng phục tà giáo. Đại Ca-diếp bảo: “Trước đây, ta thường đi khất thực, hay gặp kẻ ngoại đạo cố ý đến vấn nạn, khiến phải bỏ dơ pháp sự. Nay thành Vương-xá đã thường xuyên cúng dường đủ cho một ngàn người ăn. Không nên lấy nhiều hơn. Hãy báo cho vua A-xà-thế cung cấp thức ăn cho chúng ta. Hằng ngày mang đến đều dặn, không để sai khác.” Đại chúng an cư suốt trong ba tháng mùa Hạ này. Mười lăm ngày đầu kết tập giảng luận giới luật. Đại Ca-diếp nhập Định xong, dùng Thiên nhãn quán sát đại chúng, xem ai còn phiền não chưa trừ, cần phải trục xuất. Chỉ có một mình A-nan chưa sạch phiền não. bốn trăm chín mươi chín vị còn lại, mọi phiền não đã hết, thanh tịnh vô cấu. Đại Ca-diếp liền xuất Định lấy tay kéo A-nan ra khỏi đại chúng bảo rằng: “Hôm nay, đại chúng thanh tịnh kết tập kinh tạng. Phiền não của ông chưa hết không được ở đây.” Bấy giờ, A-nan quá xấu hổ, buồn rầu khóc lóc và suy nghĩ rằng: “Suốt hai mươi lăm năm, ta theo hầu cận bên Đức Thế Tôn, chưa từng nghe những lời gây nên khổ não đến thé. Đức Phật thật là một bậc đại nhân, đại từ, đại nhẫn!” Rồi bạch Đại Ca-diếp rằng: “Tôi có khả năng đắc Đạo đã lâu, chẳng qua giới luật không cho phép Lahán hầu hạ cung phụng nên mới lưu lại kết tập phiền não, không đoạn trừ sạch mà thôi.” Đại Ca-diếp bảo: “Ông cũng có tội. Đức Phật không muốn cho nữ giới xuất gia. Ông cứ năn nỉ cầu xin. Đức Phật phải xiêu lòng chấp thuận. Vì thế, Chánh pháp của ngài lưu truyền năm trăm rồi sẽ suy vi. Ông phải đi sám hối tội nhỏ này!” A-nan bạch rằng: “Vì tôi thương xót Cù-đàm-di. Vả lại, Chư Phật ba đời đều có đủ Tứ chúng. Tại sao Đức Phật Thích-ca của chúng ta lại không thể có được? Đại Ca-diếp lại bảo: “Khi Đức Phật sắp nhập Niết-bàn gần thành Câu-di-na-kiệt, ngài bị đau lưng, gấp áo giữa kê lên nằm nghỉ. Ngài bảo ông: “Ta muốn uống nước.” Ông không chịu đi lấy. Đấy là một tội nhỏ. A-nan trả lời: “Bấy giờ, có năm trăm chiếc xe chạy qua sông làm cho nước đục bẩn lên. Vì thế, tôi mới không đi lấy nước cho ngài.” Đại Ca-diếp lại bảo: “Dù cho nước đục bẩn, nhưng Đức Phật có thần thông quảng đại, có thể biến nước biển lớn từ đục hóa thành trong kia mà! Tại sao ông không chịu đi lấy cho ngài? Đấy là tội của ông. Ông phải sám hối tội nhỏ này.” Đại Ca-diếp lại bảo: “Đức Phật hỏi ông rằng, nếu có người được bốn phép thần thông, khéo tu, có thể thọ một kiếp hay gần một kiếp. Như Lai có bốn phép thần thông, khéo tu, có thể thọ một kiếp hay gần một kiếp chăng? Ông im lặng, không trả lời. Ngài hỏi ông đến ba lần, ông cố ý im lặng. Nếu ông trả lời, ngài có thể thọ một kiếp hay gần một kiếp. Vì ông, nên ngài đã sớm nhập Niết-bàn. Ông phải đi sám hối tội nhỏ này.” A-nan bạch rằng: “Do ma chướng che lấp tâm trí, nên tôi đã im lặng. Chẳng phải tôi có ác tâm không trả lời ngài.”

Đại Ca-diếp lại bảo: “Ông xếp giúp áo cà sa cho Đức Phật, lấy chân dẫm lên. Đấy là tội của ông. Ông phải đi sám hối tội nhỏ này.” Anan bạch rằng: “Bấy giờ, có cơn gió lớn nổi lên. Không ai giữ dùm cho tôi. Khi gió thổi đến, áo rơi xuống chân tôi. Không phải tôi bất kính, cố ý dẫm chân lên áo của ngài.”

Đại Ca-diếp lại bảo: “Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, ông đem tướng tốt âm vật giấu kín của ngài cho các người nữ xem. Thật đáng sỉ nhục vô cùng! Ông phải sám hối tội nhỏ này.” A-nan bạch rằng: “Bấy giờ, tôi có suy nghĩ, nếu các người nữ thấy được tưóng tốt âm vật giấu kin của ngài, họ sẽ tự hổ thẹn thân phận người nữ của họ và mong có thân tướng của người nam, tu hành đủ loại căn lành như ngài. Vì thế, tôi đã đem cho các người nữ xem, chứ không làm điều vô sỉ phá giới.”

Đại Ca-diếp bảo: “Ông có sáu loại tội nhỏ này, cần phải đi sám hối tất cả giữa đại chúng.” A-nan bạch rằng: “Vâng! Xin theo lời chỉ dạy của Trưởng lão Đại Ca-diếp và tăng chúng.” Ca-diếp bèn quỳ dài, chắp tay, bày vai bên phải, lột dép da, thực hiện sáu phép sám hối tội nhỏ. Đại Ca-diếp lấy tay kéo A-nan ra khỏi tăng chúng, miệng bảo Anan rằng: “Khi nào trừ sạch phiền não, mới được đến gia nhập. Kết tập chưa hết, ông đừng đến đây!” Nói xong, liền tự tay đóng cửa lại. Bấy giờ, các vị La-hán bàn luận rằng: “Ai là người có khả năng kết tập được Luật tạng?” Trưởng lão A-nê-lô-đậu nói: “Xá-lợi-phất là Đức Phật thứ hai, có đệ tử tên Kiêu-phạm-ba-đề (Ngưu-si) ôn hòa nho nhã, sinh hoạt thanh nhàn, giữ tâm tịch lặng, hiểu rành Luật tạng. Hiện đang ở trên trời, trong vườn cây Thi-lợi-sa. Hãy sai sứ giả lên mời về đây.” Đại Cadiếp bảo Tỳ kheo bậc dưới: “Phẩm bậc của ông thích hợp làm sứ giả cho tăng chúng.” Vui mừng hớn hở nhận lãnh sứ mệnh của tăng chúng, Tỳ kheo bậc dưới ấy bạch Đại Ca-diếp rằng: “Tôi đến đó trình bày chuyện gì?” Đại Ca-diếp bảo: “Ông đến đó xong, hãy bạch với Kiêu-phạmba-đề rằng, các La-hán vô lậu Đại Ca-diếp cùng kết tập tăng chúng tại Diêm-phù-đề vì có Phật sự. Ngài nên mau mau đến cho.” Tỳ kheo cấp thấp dập đầu đảnh lễ tăng chúng, từ bên pahỉ đi quanh ba vòng, rồi như chim kim-sí bay vút lên hư không, đến ngay chỗ Kiêu-phạm-ba-đề. Dập đầu đảnh lễ dưới chân, bạch lại cùng Kiêu-phạm-ba-đề lời Đại Ca-diếp đã dạy. Kiêu-phạm-ba-đề lòng chợt sinh nghi, hỏi Tỳ kheo ấy: “Tăng chúng hòa thuận, sao đến gọi ta? Chẳng có tăng phá giới chăng?” Tỳ kheo ấy trả lời: “Đức Phật đã nhập diệt rồi!” Kiêu-phạm-ba-đề bảo: “Đức Phật nhập diệt quá nhanh! Hai mắt thế gian đã mất! Vị thống tướng kế tiếp Đức Phật để chuyển pháp luân, Hòa thượng Xá Lợi Phất của ta hiện nay ở đâu?” Đáp rằng: “Đã nhập Niết-bàn trước rồi.” Kiêuphạm-ba-đề bảo: “Các vị thống tướng đại sư đều đã ra đi. Biết làm sao đây! Ma-ha-mục-liên hiện nay ở đâu?” Đáp rằng: “Vị này cũng đã nhập diệt.” Kiêu-phạm-ba-đề bảo: “Phật pháp sắp tiêu tan. Chúng sinh thật đáng thương! Các vị đại sư đều đã ra đi.” Cứ thế, lần lượt hỏi thăm các vị La-hán xong, Kiêu-phạm-ba-đề bảo: “Ta đã mất các vị đại sư lìa dục. Các ngài đã cùng nhập diệt hết rồi. Ta không trở lại Diêm-phù-đề. Ở đây để nhập Niết-bàn. Nói xong, thi triển đủ 18 phép thần thông biến hóa, từ nội tâm phát lửa tự thiêu, thành dòng nước đổ xuống bên đại Ca-diếp. Trong đó phát ra tiếng kệ nói rằng:

Kiều-phạm-ba-đề dập đầu lễ,
Đệ nhất cao tăng của đại chúng,
Nghe Phật nhập diệt, tôi đi theo,
Giống voi chúa đi, voi con theo.
 
Bấy giờ, Tỳ kheo bậc dưới mang y bát trở về, đem mọi chuyện cáo bạch cùng chúng tăng. Khi ấy, A-nan đang tư duy các pháp, mong sao trừ sạch kết tập. Đêm ấy, ngồi Thiền xong, đi tản bộ, tinh thành cầu Đạo. Chỉ hiềm trí tuệ của A-nan nhiều mà Định lực ít, nên không thể lập tức thành Đạo. Đêm sau sắp tàn, A-nan mệt mỏi quá, muốn nghỉ ngơi, bèn nằm xuống. Đầu chưa chạm gối, bỗng nhiên đại ngộ, như luồn điện chớp, khiến người trong tối thấy đường. Liền nhập Định kim cương, phá tan mọi núi phiền não. Vừa chứng được Lục thông, đang đêm A-nan đến tăng đường lên tiếng gõ cửa. Đại Ca-diếp hỏi ra: “Ai gõ cửa đấy?” Đáp: “là A-nan tôi đây.” Đại Ca-diếp bảo: “Ông đến làm gì?” A-nan đáp: “Đêm nay, tôi đã trừ sạch mọi phiền não.” Đại Ca-diếp bảo: “Không mở cửa cho ông đâu! Hãy theo lỗ khóa mà vào.” A-nan đáp: “Cũng được.” Rồi lập tức dùng thần lực luồn theo lỗ khóa vào phòng, lễ bái dưới chân Đại Ca-diếp xin sám hối. Đại Ca-diếp chẳng trách móc gì nữa, lấy tay xoa lên đầu A-nan bảo rằng: “Ta cố ý giúp cho ông được đắc Đạo. Xin ông chớ giận hờn. Ta cũng thế, dùng ông để tự chứng Đạo. Như lấy tay vẽ giữa không trung, chẳng thể đụng chạm vào đâu. Tâm của A-la-hán cũng thế, trong tất cả các pháp, phải đạt được cảnh giới không chấp trước vào pháp nào cả. Ta phục hồi cho ông lại phẩm bậc như cũ.” Bấy giờ, tăng chúng lại bàn bạc rằng: “Kiêu-phạmba-đề đã nhập diệt. Liệu ai có thể kết tập kinh tạng?” Trưởng lão Anê-lô-đậu bảo: “Trưởng lão A-nan này, trong hàng ngũ đệ tử của Đức Phật, thường hầu hạ cận kề. Nghe kinh nhớ giỏi. Đức Phật hay khen ngợi. Trưởng lão A-nan nầy có thể kết tập kinh tạng.” Trưởng lão Đại Ca-diếp xoa đầu A-nan bảo rằng: “Đức Phật trăn trối với ông, khiến giữ gìn Pháp tạng. Ông nên báo đền công ơn của ngài. Ngài thuyết pháp lần đầu tiên ở đâu, các đệ tử có khả năng giử gìn Pháp tạng đều nhập diệt hết, chỉ còn lại một mình ông. Nay ông nên vâng theo tâm nguyện của ngài và thương xót chúng sinh, cố gắng kết tập Pháp tạng.” Liền đó, Đại Ca-diếp nói kệ rằng:

Phật là sư tử chúa,
A-nan là đệ tử,
Ngồi trên ngai sư tử,
Đại chúng không có Phật,
Đại chúng đức lớn lao,
Không Phật giảng thần uy,
Như đêm không có trăng,
Bầu trời chẳng trong sáng,
Các trưởng lão đều nói:
Ông, con Phật, nên giảng,
Phật thuyết pháp ở đâu,
Nên đem ra bố thí.

Bấy giờ, trưởng lão A-nan dốc lòng, chắp tay, nhìn về chỗ Đức

Phật nhập Niết-bàn, vừa nói kệ rằng:

Khi Phật mới thuyết pháp,
Bấy giờ, ta chưa thấy,
Dần dần chuyển đến nghe.
Phật tại Ba-la-nại,
Giúp cho năm Tỳ kheo,
Lần đầu ban sữa pháp,
Diễn giảng Tứ diệu đế,
Là Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
A-nhược, Kiều-trần-như,
Trước tiên được thấy Đạo,
Và tám vạn Thiên chúng,
Nghe xong, được thấy Đạo.
 
Tất cả một ngàn vị La-hán ấy nghe xong lời kệ này, liền bay vút lên giữa hư không, cao ngang bảy ngọn cây Đa-la, cùng cất tiếng nói rằng: “Hỡi ôi! Sức mạnh của Vô thường lớn lao đến thế! Chúng ta vừa tận mắt chứng kiến Đức Phật thuyết pháp, vậy mà nay đã nói” Ta nghe!

Rồi nói kệ rằng:

Ta thấy sắc tướng Phật,
Giống như núi vàng tía,
Sắc tướng trang nghiêm mất,
Duy chỉ danh hiệu còn,
Thế nên cần cố gắng,
Thoát ly khỏi tam giới.
Siêng năng gom công đức,
Niết-bàn rất an vui.

Bấy giờ, trưởng lão A-nê-lô-đậu nói bài kệ này:

Thế gian thật quá vô thường,
Như tàu chuối héo, như gương trăng tà,
Tam giới công đức chứa chan,
Vô thường nối gió, tiêu tan chẳng còn.

Bấy giờ, Đại Ca-diếp lại nói kệ rằng:

Sức vô thường rất lớn,
Hiền ngu, giàu nghèo, sang,
Đạt Đạo và chưa đạt,
Tất cả đều chẳng thoát,
Không mồm mép. Châu báu,
Không lừa dối, cãi vả,
Lửa thiêu vật hữu,
Vô thường, chết, cũng thế!

Tiết thứ tư: Kết tập có bảy trăm người.

Luật Tứ-phần nói: “Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt khoảng một trăm năm, Tỳ kheo Bạt-xà-tử ở thành Tỳ-xá-ly tự ý làm mười điều, bảo rằng: “Các pháp thanh tịnh này đều được Đức Thế Tôn cho phép: 1/ Được phép thọ trai khi mặt trời đã xế khoảng hai ngón tay. 2/ Sau khi ăn ở làng xóm này xong, được phép sang làng xóm khác tiếp tục ăn uống. 3/ Được phép Bố-tát ở một chùa khác không thuộc giáo phận của mình. / Khi họp bàn quyết định tăng sự, dù tăng số tham dự chưa đủ, vẫn được phép cử hành yết-ma rồi sẽ xin thừa nhận sau. / Được phép tùy tiện theo các điều lệ. 6/ Sau khi ăn no, được phép dùng sữa bò chưa gạt bỏ chất béo. 7/ Được phép để dành muối trong đồ đựng bằng sừng cho hôm sau. 8/ Được phép uống nước dừa lên men rượu. 9/ Được phép may tọa cụ không có đường viền, lớn nhỏ tùy tiện. 10/ Được phép thọ nhận vàng bạc. Vào dịp Bố-tát, thí chủ cúng dường vàng bạc xong, được phép chia đều cho nhau.” Vì chuyện này, đã có một Kết tập chọn lọc, đối chiếu, khảo xét từng điều, thậm chí tất cả mười điều, đều sai trái, không đúng giới luật, không phải là lời của Đức Phật dạy. Đã được bỏ thăm biểu quyết tại thành Tỳ-xá-ly. Vì kết tập này có bảy trăm vị A-la-hán cùng giảng giới luật, nên gọi là Kết tập giới luật có bảy trăm người.

Theo sách Cảm-thông-ký của luật sư Đạo Tuyên nói rằng: “Luật sư hỏi Thiên nhân: “Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, nghi thức kết tập Pháp tạng được cử hành như thế nào?” Thiên nhân đáp: “Chỉ có bậc đại Thánh năng biến, năng hiện, theo cơ duyên giáng sinh, nhập diệt. Khi kết tập Tam tạng Thánh tích, do số lượng Tỳ kheo tham dự nhiều ít, nên kết tập Luật tạng, Luận tạng cũng chẳng giống nhau. Như trong hai Kết tập Luật tạng năm trăm người và bảy trăm người, đều suy tôn Đại Cadiếp làm bậc Thượng thủ. Trng Đại kết tập Luận tạng, tuyển chọn một ngàn người cao cấp, đều là những bậc Vô học thượng thừa. Đến khi kết tập xong xuôi, liền triệu tập đại chúng để trình bày lại thành quả kết tập. Vì có những kẻ bất đồng ý kiến, nên mới chia ra hai Bộ: những vị tuân theo đại Ca-diếp gọi là Thượng tọa bộ. Số còn lại đông hơn gọi là Đại chúng bộ.” Theo kinh Văn-thù-vấn, bắt đầy chia ra hai Bộ, chính là từ sự kiện ấy. Kết tập Tam tạng lớn nhỏ, đều do A-nan đề xuất ra. Chỗ cùng nhau kết tập là thành Vương-xá. Nhưng căn cứ theo sự kiện Văn-thù tụ tập đại chúng kết tập sơ lược Đại thừa, thì tại chính giữa phía ngoài hai ngọn núi Đại Thiết vi. Nay nói rõ phần nghi thức kết tập.

Khi Đức Phật nhập diệt, quàn lại một tháng để thờ cúng xá-lợi rồi mới làm lễ hỏa thiêu (theo luật, chỉ quàn lại bảy ngày, nhưng vì còn chờ đại Ca-diếp về). Hỏa thiêu xong trong ngày rồi tôn trí vào bảo tháp. Tất cả đại chúng đều đến tinh xá Kỳ-hoàn ở thành Xá-vệ. Tôn giả Ca-diếp sai Tiểu Mục-liên (có sáu vị cùng tên và đều có thần thông quảng đại) đánh chuông tập họp tại giới đàn. Bấy giờ, tăng chúng Thánh phàm của hằng trăm ức vạn quốc độ đều tề tựu đông đủ. Tôn giả Ca-diếp bèn cáo bạch phép Yết-ma, phạt Tân-đầu-lô và A-nan xong. A-nan bước lên tòa cao, mặc áo ca sa bằng sợi gai của Đức Phật. Trước tiên, tuyên đọc kinh Di-giáo, pháp ngôn giáo hóa ân cần, như Đức Phật hãy còn tại thế. Các vị Đại Bồ tát, A-la-hán, tất cả Tỳ kheo, Thiên long bát bộ nghe xong, đều đau buồn khóc lóc, không dằn lòng được.

Bấy giờ, Đại Ca-diếp đứng lên khỏi chỗ, mặc áo cà sa bằng sợi gai, tay cầm tọa cụ, đến trước tòa cao trải xuống. Đảnh lễ A-nan xong, từ bên phải đi quanh ba vòng rồi đứng lại. Thiên vương Đại Phạm tay cầm tràng phan thất bảo che cho A-nan. Đế-thích mang bàn thất bảo đặt trước A-nan. A-tu-la chúa La-hầu-la bưng lò hương thất bảo đứng trước A-nan. A-nan nhận lấy, đặt lên trên bàn. Thiên vương Tha Hóa đưa ghế thất bảo đến đặt sau bàn thất bảo. Ma vương Ba-tuần cầm phất trần thất bảo trao cho A-nan, rồi cùng Đế-thích đứng hầu hai bên. Bốn Thiên vương đều đứng đầu bốn góc tòa cao. 32 vị sứ giả sắp hàng phía sau Đại Ca-diếp. Tất cả đều nghiêm cẩn quỳ xuống kính nghe. Khi ấy, Đại Ca-diếp đảnh lễ A-nan xong, lại theo bên phải đi quanh ba vòng, đến trước mặt thỉnh an, giống như đối với Đức Phật không khác. Sau đó mới đặt câu hỏi như các như các kinh có nói. Mỗi một nghi thức đều theo đúng trong kinh. Bắt đầu như thế, cho đến phần cuối, đại chúng hoan hỷ tuân hành.

Bấy giờ, Đại Ca-diếp lại hỏi rằng: “Trong giáo pháp của chư Phật thời quá khứ đều được chia thành từng Bộ để diễn giảng. Ông thường đến bên cạnh Đức Phật, hẳn phải nhận lời chỉ giáo?” A-nan đáp rằng: “Tôi vâng lời dạy của Đức Phật: “Chúng sinh vào thời mạt pháp, kết tập phiền não nặng nề, không hiểu được giáo lý của ta, nên không thể chia thành từng bộ để diễn giảng. Ông phải chia thành chương để thuyết pháp. Hoặc mười chương, năm chương, tùy tiện xếp đặt, sao cho những kẻ độn căn hiểu được dễ dàng giáo lý của ta.”

Đại Ca-diếp lại hỏi: “Khi Đức Phật còn tại thế, có bảo Ưu-ba-ly và Ca-diếp ấy vào trong tòa bảo lâu phía Đông tinh xá Kỳ-hoàn, xem xét Luật tạng của chư Phật thời quá khứ và các bản khác nhau. Nay ta muốn kết tập, nên theo lời chư Phật thời xưa hay theo lời chư Phật thời hiện tại?” A-nan đáp rằng: “Ta nghe Đức Phật nói: “Hãy bảo lại với Ca-diếp rằng, nếu muốn kết tập Luật tạng, phải chia thành năm bộ. Luật tạng của chư Phật ngày xưa nói ra, chỉ có một bộ, chứ không phải là hai. Chúng sinh hiện tại phúc mỏng, nên phải nói thành năm bộ. Sau khi ta nhập diệt, vô luận kẻ trí người ngu, phải chia giới luật của ta thành năm bộ, 10 bộ thậm chí năm trăm bộ. Dù ý vị đạm bạc, nhưng vẫn còn là Chánh pháp của ta.”

Bấy giờ, Đức Phật bảo Bốn Thiên vương: “Ông cúng dường mã não cho ta.” Lại bảo Đế-thích: “Ông cúng dường vàng bạc cho ta.” Lại bảo Ma vương Phạm vương: “Ông cúng dường thợ Trời cho ta.” Lại bảo các Long vương Tu-cát và A-tu-la chúa La-hầu: “Các ông cúng dường những loại ngọc quý Minh nguyệt và Ma-ni cho ta để làm đèn thắp sáng bảo tháp.” Các Thiên vương Long vương vâng lời, đều dâng tặng đủ. Đức Phật thọ nhận xong, vận dụng thần lực của ngài, chỉ trong khoảnh khắc một niệm, các bảo tháp đều được hoàn thành. Mặt đất chấn động sáu lần. Bảo tháp phóng hào quang lớn, từ núi Hương chiếu thẳng đến giới đàn, hóa thành đền đài vàng bạc. Trên đài là đỉnh, trong đó có hằng trăm ức Đức Phật thuyết pháp vi diệu cao xa, ca tụng công đức trì giới và chê bai những kẻ phá giới.

Đức Phật bảo A-nan: “bảo tháp ở trên hiện đang ở tại núi Hương, nên khi ta nhập Niết-bàn, có dặn dò Đế-thích và Bốn Thiên vương rằng, khi ta đã nhập Niết-bàn xong, hãy mang bảo tháp đến ngoài rừng phía Nam giới đàn, tôn trí chín mươi ngày, đợi đến khi Ca-diếp kết tập xong xuôi. Trước tiên, sai Ca-diếp chép thành bản gốc Tam tạng giáo pháp. Sau đó, sai vua A-xà-thế sao lại thành năm bản. Lấy ấn vàng ròng và ấn bạc trắng của ta đóng lên bản gốc của Ca-diếp. Kế đó, đóng lên bản của Ma vương sao lại. Phạm vương sao lại ba bản, nên lấy ấn bạc trắng đóng lên. Đế-thích sao lại bảy bản, nên lấy ấn vàng ròng đóng lên. Long vương Ta-kiệt chép tám vạn bản kinh, đều nên lấy ấn tam sắc đóng lên rồi sau đem lưu hành ở cọi Diêm-phù-đề và ba Châu kia. Nhớ đóng ấn vào. Sau khi đã đóng ấn xong, đem ấn cất vào bình vàng, tôn trí tại phía Nam giới đàn, cốt giúp Ca-diếp tập văn nghĩa Tam tạng giáo pháp sao cho thành tựu viên mãn và mong A-nan nói kinh theo nhân duyên vấn nạn đừng bị quên sót. Vì hai sự kiện này, nên ta mới sai đem trấn giữ tại phía Nam giới đàn. Sau khi Ca-diếp nhập định, Bốn Thiên vương và Đế-thích mang bảo tháp và bình vàng tôn trí trên đỉnh núi Hương. Trải qua một trăm năm, Bốn Thiên vương và Đế-thích hằng, ngày nhớ đem Thiên nhạc đến cúng dường pháp bảo, để giúp những thần tiên có ngũ thông ở trong núi ấy, số lượng đông đến tám vạn, sẽ lần lượt làm tiểu vương tại cõi Diêm-phù-đề này, khiến cho những người không tín Chánh pháp trở thành có lòng tin, nên mới sai đem trấn giữ tại núi Hương. Hơn nữa, cũng để giúp vua A-dục, buổi đầu không tin Chánh pháp của ta, sẽ xoay chuyển lại tà kiến ấy, sinh ra chánh kiến, xây nên tám vạn bảo tháp.

Đức Phật lại bảo Mục-liên: “Ông lên đỉnh núi Tu-di đánh chuông triệu tập các hóa Phật khắp mười phương của ta và các Bồ tát, Thanh văn khắp Đại thiên thế giới.” Đức Phật phóng hào quang, mặt đất chấn động. Chư Phật tề tựu đông đủ. Bấy giờ, Đức Phật đứng lên khỏi bảo tọa, cùng các vị hóa Phật chắp tay kính lễ cửa đền của bảo tháp. Cửa đền của bảo tháp liền mở ra. Trong bảo tháp bàng vàng ròng có tám vạn lầu đều bằng trân châu và bạc trắng đựng Kinh và Luật tạng của chư Phật. Trên nóc đền gắn châu ma-ni lớn làm đèn chiếu sáng. Có sáu vị Tỳ kheo nhập Định tận diệt. Trong đền bạc trắng có nhiều bảo tọa sư tử bằng hoa sen thất bảo, số lượng nhiều đến 8 trăm vạn. Mỗi một bảo tọa đều có chữ Phật, các Thanh văn và Bát bộ Thiên long hộ pháp. Lại có năm mươi vị Tỳ kheo nhập Định tận diệt. Đức Phật bảo Phổhiền: “Ông cầm lấy tù-và bằng vàng ròng đến bên các Tỳ kheo thổi lên khúc ta xuất thế và báo tin ta nhập Niết-bàn.” Phổ Hiền vâng lời thổi xong, Tỳ kheo ấy xuất Định tận diệt, hỏi Phổ Hiền: “Hiện nay, có Đức Phật nào xuất thế?” Đáp rằng: “Đức Phật Thích-ca-mâu-ni hiện nay sắp nhập Niết-bàn.” Tỳ kheo ấy liền cùng Phổ Hiền đến bên Đức Phật kính lễ, thỉnh an và đứng hầu một bên. Trong tháp có sáu Tỳ kheo bước lên bạch Đức Phật rằng: “Khi Đức Phật câu-lưu-tôn nhập Niết-bàn, có dặn tôi ở trong tháp này chờ đợi Đức Phật Thích-ca cho đến Đức Phật Lâu-chí ra đời. Đức Phật ấy dạy tôi rằng, khi Đức Phật sau này ra đời, nhập diệt và kết tập Tam tạng, hãy mở đền, lấy ra một bản kinh và luật của ta. Trong hằng trăm ức quốc độ tại Đại thiên thế giới này của ta, thư pháp có sáu mươi bốn thể. Mỗi thể lấy một bản đem giáo cho Đức Phật ấy, dặn sau khi nhập diệt, kết tập Tam tạng xong, phải theo y bản kinh của ta, sao chép lại thật trang nghiêm. Lại nữa, tùy theo thứ thể của các nước sử dụng khác nhau, nhưng văn tự được lưu truyền đều có thể dùng được. Chỉ trừ các thừ da, xương và đất, không được ghi chép. Ngoài ra, các loại lá, giấy lụa, quý kim, sắt đá đều có thể dùng đến. Đức Phật ấy khiến tôi nhập định, giữ gìn kim tượng và sai tôi giao phó lại cho Đức Thế Tôn sau khi nhập Niết-bàn, Ca-diếp kết tập Tam tạng xong xuôi, 38 đem lưu hành khắp mọi quốc độ.

Đức Phật bảo Long vương Ta-kiệt và Bốn Thiên vương: “Các ông cúng dường cho ta các loại trân châu, ma-ni và vàng bạc. Ta sắp tạo nên đền đài dựng kinh tượng của chư Phật đời trước.” Bấy giờ, Thiên long bát bộ lập tức dâng tặng. Đức Phật thọ lãnh xong, liền vận dụng thần lực, chỉ trong khoảnh khắc một bửa ăn, đã hoàn thành tất cả điện đài trân châu và lầu đền vàng bạc trong bảo tháp. Mỗi thứ có tám vạn tòa đựng kinh tượng đời trước. Đức Phật lại bảo các vị hóa Phật: “Mỗi vị các ông đều cúng dường cho ta một bảo tháp và một đền vàng bạc để trấn giữ di giáo của ta trong Đại thiên thế giới đừng bị phá hủy.” Chư Phật nghe xong, đều hoan hỷ dâng tặng. Lại được hằng trăm ức vạn Đức Phật cùng phóng hào quang từ miệng, tất cả đều rất hoan hỷ. Đức Phật lại bảo các Bồ tát: “Khéo léo duy trì bảo vệ đền đài bảo tháp của ta. Phiên dịch kinh điển, phải y theo bản văn trong đền tháp để lưu hành.” Tất cả đền đài bảo tháp ấy đều ở tại đỉnh núi Hương. Khi Đức Phật nhập Niết-bàn, có dạy ta và La-vân ở đó trụ trì, sau này, nhằm đời hung ác, đem ra giáo hóa chúng sinh, khiến đều được thoát khổ. Xong xuôi, đem lên tôn trí trong vườn Hona hỷ ở Thiên cung Đế-thích, đến khi Ma vương đến bảo tháp cúng dường suốt năm trăm năm. Sau đó, Chánh pháp sẽ lưu hành khắp các nước cho đến khi bị hủy diệt. Bảo tháp cũng bay lên Thiên cung Đâu-suất Di-lặc thấy bảo tháp bay đến, biết rằng Chánh pháp của ta đã bị hủy diệt, liền phóng hào quang to lớn chiếu diệu khắp địa ngục. Về sau, gặp Phật Lâu-chí ra đời, tất cả tội nhân ở đấy đều được giải thoát. Qua khỏi thời kỳ ấy, bảo tháp sẽ từ Thiên cung Đâu-suất bay xuống long cung của Ta-kiệt. Còn các bảo tháp và điện đền do Đức Phật tạo nên, được giáo phó cho Văn-thù, Phổhiền và Quán âm mang đi khắp Đại thiên thế giới. Mỗi nước tôn trí một bảo tháp vàng ròng và một đền bạc trắng giống như ở bên Trung Quốc vậy. Bấy giờ, Văn-thù mang bảo tháp và đền sang tôn trí bên động Kim cương tại núi Thnah lương và được lưu hành đến hiện tại. Sai các Bồ tát nói trên đưa kinh tượng cho các vị ấy giữ gìn dễ dàng lưu hành cho đến khi Chánh pháp của ta bị hủy diệt, sẽ nhờ Long vương Ta-kiệt thâu thập bảo tháp, đền đài mang về Long cung ở dưới biển lớn.

Lại hỏi: “Tất cả Kinh Tạng đã kết tập, nên tôn trí ở nơi nào? Nay ta muốn kết tập, nên kết tập sâu rộng hay kết tập sơ lược? Xin ông lần lượt giải thích dùm cho.” Đáp: “Ta nghe Đức Phật bảo rằng, dặn lại Ca-diếp kết tập sâu rộng. Ngài lại bảo, dặn Văn-thù đến chỗ các Bồ tát cư trụ tại núi Thiết vi, chín cõi ấy chỉ có tám vạn người, nên kết tập sơ lược. Dặn lại A-xà-thế sao thành năm bản và Đế-thích cùng Thiên vương Đại Phạm nên hổ trợ cho A-xà-thế chép lại kinh Di-giáo của ta. Bản kết tập của Ca-diếp, nên đem tôn trí trong động Tu-la.” Lại hỏi: “Khi Đức Phật còn tại thế, ta có nghe từ ngài rằng, nếu kết tập xong, đem Tam tạng giáo pháp của ta giao phó cho Long vương Ta-kiệt. Nay nghe ông nói, tại sao khác với ta nghe trước đây?” Đáp: “Ta nghe Đức Phật bảo, kết tập Tam tạng trong động Tu-la. Trải qua hai mươi năm, đợi Văn-thù kết tập xong xuôi, mới đem giao phó cho Long vương Takiệt.” Lại hỏi: “Tại tinh xá Kỳ-hoàn có hình tượng các vị Phật thời xưa, Tam tạng giáo pháp viết hai mặt và các pháp khí thờ tự, phải đem giao phó cho ai?” Đáp: “Nhân duyên của chuyện này, kinh Kỳ-hoàn-tinhxá-đồ đều có nói đủ. Mỗi thứ đều có chỗ để giao phó, không cần nói ra đây thêm phiền phức.” Lại hỏi: “Ta nghe từ Đức Phật: “Sau khi nhập diệt, tất cả Luật tạng đem ra truyền bá ở Diêm-phù-đề và ba Châu kia. Chúng sinh vì tham dục, nên kiến giải không đều. Tại hơn trăm ức quốc độ khác, cũng cho truyền bá.” Ta sắp kết tập. Nay ở trước Trời người, ông nên giải đáp dùm ta.” Đáp: “Ta vâng lời Đức Phật dạy: “Sau khi ta nhập diệt, ông bảo Ca-diếp và Văn-thù truyền bá Luật tạng khắp ba mươi hai nước thuộc cõi Diêm-phù-đề này. Chúng sinh ở đây đều có căn cơ to lớn, có thể thực hành được di giáo của Ca-diếp. Hai trăm sáu mươi nước thuộ cõi Đông Phất-bà-đề và một trăm ba mươi nước thuộc cõi Tây Cù-da-ni đều thực hành được di giáo của Ca-diếp. Quốc độ còn lại, chúng sinh mỏng manh phước, không hiểu được Chánh pháp, đừng truyền bá Luật tạng này. Sau khi Như Lai nhập diệt, trong khoảng bốn mươi năm, hãy đem lưu hành Nhị bộ khắp quốc độ này.” Lại hỏi: “Thế nào là giáo pháp Nhị bộ?” Đáp: “Ấy là luật Tứ-phần và luật Thập-tụng. bốn mươi năm sau, kéo dài ở nước này. Các nước như Trung Quốc, đáng gọi là nước quân tử, có căn cơ lanh lợi, có thể thực hành giáo pháp Tam bộ. Khắp bốn trăm lẻ ba quốc độ cùng chung một loại văn tự này, đều thực hành được giáo pháp Tam bộ.” Lại hỏi: “Thế nào là giáo pháp Tam bộ?” Đáp: “Thực hành giáo pháp Nhị bộ nói trên và thêm vào bộ Đại Tăng-chi. Các nước như Cầu-lưu-ly và hai quốc độ kia, chỉ thực hành pháp Nhất bộ, ấy là bộ Tát-bà-đa.”

Dưới mái trong đại điện tại tinh xá Kỳ-hoàn có bốn đền bạc. Trong hai đền có kinh tạng bằng vàng ròng, giấy bằng bạch ngọc. Còn lại hai đền, trong đó có Luật tạng, giấy bằng vàng ròng, chữ bằng bạch ngọc. Luật tạng do Long vương chép, Kinh tạng do Ma vương chép. Hai tạng này đều là kinh luật của chư Phật thời xưa, từ thời Tinh tú quá khứ. Hai 360 tạng chép tay này đứng hàng đầu ở châu Diêm-phù-đề. Sau khi Đức Phật nhập diệt, Long vương ta-kiệt mới mang về long cung thờ phụng. Lại nữa, vào thời Phật Ca-diếp, có một người ở Trung Quốc chép Đại luật tạng và Kinh tạng. Kinh tạng ấy bằng giấy bạc chữ vàng và Luật tạng bằng giấy vàng chữ bạc. Đương thời, hai tạng ấy được chép tại chùa Phổ minh ở Kinh châu. Kinh tạng tôn trí trên hoa sen trong phía Đông nam đền. Luật tạng tôn trí trên lá sen trong phía Tây nam đền. Được thờ phụng trang nghiêm, không thể tả hết. Thư pháp trong hằng trăm ức quốc độ, sánh cùng hai tạng này, dù đến bọn họ Chung, Trương, Vương, Vệ, cũng chẳng đủ khả năng bì kịp. Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, Thánh nhân các nước đến thăm, nagì thường lấy kinh luật này cho xem. Sau khi ngài nhập diệt, Văn-thù-sư-lợi thu thập kinh luật này đem về tôn trí tại động Kim cương trong núi Thanh lương. Lại nữa, trong đền còn có sách chép luật nghi do chư Phật thời xưa nói ra, gồm có ba vạn tám nghìn môn. Nếu đem sánh với thư pháp chân phương trong hằng trăm ức quốc độ, đáng xếp hàng đầu.

Hoàng tử thứ ba của Nam Thiên vương là Trương Dư soạn sách Kỳ-hoàn-đồ gồm một trăm quyển. Hoàng tử thứ mười sáu của Bắc Thiên vương viết sách Ngũ-tinh-xá-ký gồm năm trăm quyển. Hiện tại đều giữ trên Trời Tụng rằng:

Mừng bậc Đại giác,
Lồng lộng thần công,
Tứ Thiền Vô tướng,
Tam đạt đều Không.
Nghìn Phật kỳ bí,
Cùng trí, chung lòng,
Hiển linh giáng thế,
Diễn thuyết khai thông.
Hiền kiếp có bốn,
Ba vị còn trông,
Nối dõi là bảy,
Thừa kế nghiêm cung.
Thuyết pháp non Thứu,
An lạc Phạm cung,
Tám tướng thành Đạo,
Vạn đức viên dung.
Trời người hưởng phúc,
Ác dẹp, thiện dương,
Chúng sinh nhờ cậy,
Công đức vô cùng!

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Trích dẫn sơ lược 12 chuyện linh nghiệm:

1. Sách Châu-thư chép thời điểm Đức Phật giáng sinh. 2/ Sách Châu-thư chép thời điểm Đức Phật nhập diệt. 3/ Sách sử chép Đức Phật là bậc đại Thánh. 4/ Thời vua Hiếu Vũ đế đời Tiền Hán đã khai thông Phật giáo.5 / Thời vua Ai đế đời Tiền Hán đã thực hành trai giới. 6/ Thời Tần Tủy Hoàng cũng đã có Phật giáo du nhập. 7/ Sách Giao-chí đời Hậu Hán chép Đức Phật là bậc đại Thánh. 8/ Thời vua Hán Minh đế đời Hậu Hán, Tam bảo đã truyền bá đầy đủ. 9/ Thời Tây Tấn, biển nổi lên hai tượng Phật Duy-vệ và Ca-diếp. 10/ Thời vua Văn Tuyên đời Tề được hai răng của Đức Phật. 11/ Sa môn Thích Trí Khải ở Thiên thai đời Tùy thấy được ba bậc thang quý. 12/ Sa môn Thích Đàm Vinh ở Lô châu đời Đường thấy Thất Phật hiện ra.

Xét rằng:

Bậc chí nhân đáp ứng nguyện cầu, theo thế sự hưng vong, chìm nổi. Từ tâm hóa độ chẳng phân cương giới, há chấp trước sắc tướng dạy dỗ quần sinh? Đến nỗi, nghe cùng giải khác, nói trắng hiểu đen! Do đó, đăng bảo vị để siêu thăng, dọn đường mê mà giáng hạ. Toàn thân, nát thân chỉ là diệu dụng; tạo tháp, phát tháp cốt tỏ thần uy. Hào quang chiếu diệu khiến tà kiến tiêu tan, linh tích hiển dương để sâu thêm tín phục.

Từ khi suối tháp cuồn cuộn chảy về Đông, ánh Đạo huy hoàng bừng sáng ở Tây Vức, cao hiền hội tụ, linh ứng dẫy đầy. Thế nên, Dục vương dựng tháp, bắt đầu từ thuở Tây Châu, từ phụ tượng hình, hưng thịnh dưới thời Đông Hán. Các đời kế tiếp, tô điểm càng nhiều. Mới hay, chẳng phải Thiên Trúc độc tôn Thánh giáo. Vì vậy, kinh nói: Chánh pháp về sau truyền khắp. Trước hết, ở tại Bắc phương, sang tới Đông độ, đến giữa thì hết.”

Nay tạm liệt kê những điều mắt thấy tai nghe về linh tích của Tam bảo ở Trung Quốc, từ thời Hán Minh đế đến này và đem ra thuật lại mấy phần. Hãy còn vô số sự tích thần kỳ chép đủ trong các truyện lục.

1/ Xét sách Châu-thư-dị-ký chép: “Châu Chiêu vương năm thứ 2, (Giáp dần 607 trước công nguyên) ngày mồng tám tháng tư, sông suối, ao hồ bỗng dâng lớn, nước giếng tràn đầy. Núi non chấn động.

362

Có đạo hào quang ngũ sắc xuyên suốt bầu trời. Khắp cả phương Tây toàn một sắc xanh hồng. Thái tử Tô Do bảo: “Có bậc đại Thánh sinh ra ở phương Tây. Hơn một ngàn năm sau, tiếng tăm, giáo lý sẽ truyền bá sang đây.” Chiêu vương ban sắc khắc lời này lên bia đá để ghi nhớ và cho chôn trước đền thờ Trời ở Nam giao. Đây là thời điểm Đức Phật giáng sinh. Tướng quốc Lữ Hầu cưỡi xe tám ngựa đi tìm Đức Phật để khấn vái cúng ngài.

2/ Châu Mục vương năm thứ 3, Nhâm thân, vào sáng sớm ngày rằm tháng hai, gió lớn bỗng nhiên nổi lên, phá hại nhà cửa cây cối. Mặt đất chấn động. Trời hóa tối đen. 12 đạo cầu vồng màu trắng bạch hiện lên ở phương Tây. Thái sử Hỗ Đa bảo: “Thánh nhân ở phương Tây mất rồi!” Đây là điềm báo hiệu Đức Phật nhập diệt.”

3/ Lại xét Xuân-thu, Lỗ Trang công năm thứ bảy, tháng bốn mùa Hạ (quý Tỵ, 688 trước công nguyên), tinh tú không mọc, đêm sáng như ban ngày. Đây là điềm chỉ cho thời điểm Đức Phật giáng sinh. Vốn do ngài có hai thân là chân thân và báo thân, hai trí là quyền và thật, Tam minh và Bát giải, Ngũ nhãn và Lục thông. Thần uy thật là không thể nghĩ bàn. Diệu chỉ gọi là Tâm hành xứ diệt. Đạo của ngài nhằm đưa bậc Thánh trí tới cõi Niết-bàn. Sức của ngài cốt giúp kẻ phàm phu thoát khỏi biển khổ. Thật là lồng lộng nguy nga, chỉ có thể nói qua sơ lược. Thế nên, sách Liệt-sử chép rằng: “Ngày xưa, thái tử nước Ngô là Bá Hy hỏi đức Khổng tử đúng là Thánh nhân chăng?” Đức Khổng tử trả lời: “Khâu này là người học rộng nhớ nhiều, không phải là Thánh nhân.” Lại hỏi: “Tam hoàng là Thánh nhân chăng?” Trả lời: “Tam hoàng giỏi sử dụng đức Trí và Dũng. Họ có phải là Thánh nhân chăng, Khâu này không thể biết được.” Lại hỏi: “Ngũ đế là Thánh nhân chăng? Trả lời: “Ngũ đế giỏi sử dụng đức Nhân và Tín. Họ có phải là Thánh nhân chăng, Khâu này không thể biết được.” Lại hỏi: “Tam vương là thành nhân chăng?” Trả lời: “Tam vương hành động hợp thời. Họ chính là Thánh nhân chăng, Khâu này không thể biết được.” Thái tử quá kinh ngạc, hỏi rằng: “Như vậy, ai mới là Thánh nhân?” Phu tử thay đổi hẳn thần sắc, trả lời: “Người bên phương Tây có bậc Thánh nhân. Không cai trị mà không hỗn loạn. Không nói mà có Tín Nghĩa. Không dạy dỗ mà biết hành động. Lồng lộng thay, người ta không thể nào quan niệm được! Nếu cho rằng Tam hoàng Ngũ đế là những bậc đại Thánh, há Khổng Khâu còn giấu diếm không chịu nói ra? Như thế sẽ mang tợi che đây bậc đại Thánh. Đắn đo cho cùng, phải suy tôn Đức Phật làm bậc đại Thánh.” Lại nữa, kinh Lão-tử-Tây-thăng chép: “Thầy ta đi giáo hóa bên Thiên Trúc, thanh thản nhập Niết-bàn.” Theo đó mà nói, có thể biết được ai hơn kém vậy.”

4/ Trong niên hiệu Nguyên thú đời vua Hiếu Vũ đế thời Tiền Hán, Hoắc Khử Bệnh đi dẹp Hung nô, đến Dịch lan, vượt núi Cư diên, bắt sống bọn vua Côn Da, Hưu Đồ. Lại còn thu được tượng người bằng vàng, cao khoảng hơn một trượng một thước. Đem về đến cung Cam tuyền, nhà vua cho là tượng bậc đại Thánh, thắp nhang lễ bái. Đến khi thông thương với Tây Vức, sai Trương Khiên đi sứ Tây Hạ. Lúc trở về, tâu rằng: “Các nước Quyên Độc, còn gọi là Thiên Trúc, bắt đầu nghe giáo pháp Phù Đồ.” Đây chính là thời kỳ Tượng giáo bắt đầu vậy.

5/ Niên hiệu Nguyên thọ đời vua Ai đế thời Tiền Hán, sai Cảnh Hiến đi sứ nước Đại Nguyệt Chi. Nhân đó, thỉnh kinh (trong bản văn là chữ tụng ( ), nếu chữ này đặt ở đây, không hợp với ngữ cảnh hơn chữ ( ), chắc do chép lầm về sau, nên dịch theo nghĩa chữ thỉnh) Phật mang về Trung Quốc. Bấy giờ, đã thực hành đôi chút phép trai giới của đạo Phật.

Đời vua Thành đế nhà Tiền Hán, tiểu truyện của Quang lộc đại phu Lưu Hướng làm Đô thủy sứ chép: “Hướng xem nhiều sách sử, thường thấy kinh Phật. Đến khi làm sách Liệt-tiên-truyện có nói: “Ta sưu tra tàng thư, thấy Thái sử mới soạn sách Liệt-tiên-đồ, sưu tầm chuyện thật của một trăm bốn mươi sáu nhân vật từ đời Hoàng đế đến nay. Trong đó có bảy mươi bốn nhân vật đã thấy được kinh Phật.” Căn cứ vào đó thì biết rõ trước các đời Châu Tần, đạo Phật đã sớm truyền bá tại Trung Quốc. Làm sao biết được? Nhờ căn cứ vào sách Liệt-tiên-đồ. Vì thế, trong Phật truyện chép rằng: “Sau khi Đức Phật nhập diệt 11sáu năm, nước Đông Thiên Trúc có vị Thiết luân vương cai trị cõi Diêm-phù-đề, thu thập xá-lợi, động quỷ thần, điều xây dựng tám vạn bốn nghìn bảo tháp. Lãnh thổ chín châu này (Trung Quốc) đều có di tích. Đấy là các tháp do vua A-dục xây dựng. Tháp này ở trong số đó. Châu Kính vương năm thứ hai mươi sáu, đinh mùi, trùng hưng lại tháp cũ. Trải qua mười hai đời vua, đến đời Tần Thủy hoàng năm thứ hai mươi bốn, tiêu hủy sách vở, các tháp của vua A-dục vì thế, bị mất dấu.

6/ Kiểm tra lại sách Đẳng-kinh-mục-lục của Thích Đạo An và Châu Sĩ Hoành, có chép: “Đời Tần Thủy hoàng, có các Sa môn người nước ngoài Thích Lợi Phòng gồm mười bảy vị, mang kinh Phật đến giáo hóa. Thủy hoàng không tin theo, bèn bắt bỏ tù. Ban đêm, Hộ pháp Kim cương cao một trượng sáu xông vào phá ngục giải cứu. Thủy hoàng kinh sợ, phải cúi đầu tạ lỗi.” Theo đó mà nói, trước đời Tần Hán, đã có Phật pháp rồi. Truy tìm danh sách mười hai hiền giả do Đạo An ghi chép, thì cũng nằm trong số bảy mươi vị nói trên. Nay trong sách Liệt-tiêntruyện hiện còn bảy mươi hai vị. Xét kinh Văn-thù-bát-nê-hoàn, nói rằng:”Sau khi Đức Phật nhập diệt bốn trăm năm mươi năm, Văn-thù lên giữa núi Tuyết thuyết pháp cho các tiên nhân.” Lại nữa, xét truyện Tây Vức trong Địa-lý-chí nói: “Núi Tuyết chính là rặng núi Thông. Phía dưới có 36 nước. Trước đây có đến cống nhà Hán.” Rặng núi Thông dài dằng dặc. Phía Đông đến tận núi Chung Nam. Văn-thù đến hóa độ các tiên nhân , chính là chỗ này. Suy nghiệm tường tận, lập luận của Lưu Hướng cũng có bằng chứng

7/ Sách Giao-tự-chí đời Hậu Hán chép: “Phật, tiếng Hán gọi là Giác, ý chí giác ngộ chúng sinh. Tóm tắt giáo lý, lấy tu sửa thiện tâm làm chính, không sát sinh, cốt giữ thanh tịnh. Kẻ siêng năng tu tập gọi là Sa môn, tiếng Hán là tức ác (dứt ác). Hủy dung nhan, cắt tóc, xuất gia thoát tục, cắt đứt tình dục để hướng đến thanh tịnh vô vi. Lại còn cho rằng người chết đi, nhưng tinh thần vẫn bất diệt. Sau đó lại đầu thai và làm thiện ác, kiếp sau đều có báo ứng. Chú trọng làm thiện tu Đạo để luyện tập tinh thần không ngừng, nhằm đạt đến mức Vô sinh mà thành Phật. Thân cao 1 trượng 6, óng ánh sắc vàng. Cổ đeo vòng hào quang sáng láng như vầng nhật nguyệt. Biến hóa vô lường, đến khắp mọi nơi, nên có khả năng cảm thông cùng muôn vật và cứu độ hết mọi chúng sinh. Kinh sách có mấy nghìn quyển, lấy hư vô làm tôn chỉ. Bao trùm lớn nhỏ, tóm gom tất cả. Khéo dùng lời lẽ tuyệt diệu mênh mông, cốt đưa đến trọng tâm nhất thể. Thuyết minh cái vượt ngoài nhận thức, quy hết về nơi áo diệu khó lường. Thế nên, các bậc vương hầu khanh tướng xem đến chỗ báo ứng sống chết, mấy ai không khỏi giật mình tự trách?”

8/ Các sách khác, như Pháp-bản-nội-truyện chép: “Đời vua Minh đế nhà Hậu Hán, ở chùa Bạch mã tại lạc dương có Nhiếp-ma-đằng, người nước Trung Thiên Trúc. Dáng mạo hiền hòa, thông hiểu kinh điển Đại thừa. Thường lấy việc hành hóa phương xa làm nhiệm vụ. Niên hiệu Vĩnh bình năm thứ 3, vua Minh đế ban đêm nằm mộng thấy người vàng cưỡi hư không bay đến, bèn thiết đại triều để giải giấc mơ. Bác sĩ Phó Nghị đáp rằng: “Tôi nghe bên Tây Vức có bậc thần nhân gọi là Phật. Người bệ hạ mơ thấy phải chăng là Phật?” Nhà vua cho là phải, liền sai bọn Trung lang Sái Âm và đệ tử là bác sĩ Tần Cảnh đi sứ sang Thiên Trúc dò tìm Phật pháp. Ở bên ấy, bọn Sái Âm gặp được Mađằng, bèn mời sang Trung Quốc. Ma-đằng phát nguyện hoằng pháp, không sợ gian khổ, xông pha lặn lội giữa sa mạc gió cát, đi đến Lạc dương. Vua Minh đế khen thưởng rất long trọng, thân hành ra nghinh đón tận ngoài cửa thành phía Tây. Sai lập tinh xá cho ở. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có Sa môn.

Lại nữa, vua Hán Minh đế triệu được pháp sư Ma-đằng từ đất xa xôi đến tại Lạc dương. Cho lập chùa Bạch mã ở ngoài cửa Ung môn phía Tây kinh thành. Đây là ngồi chùa đầu tiên của Trung Quốc. Tương truyền có vị quốc vương ở nước ngoài hay phá hủy các chùa, chỉ còn chùa Chiêu đề chưa kịp phá. Ban đêm, có con ngựa trắng chạy vòng quanh tháp buồn bả hí vang. Có người đem báo lên. Nhà vua liền đình chỉ việc phá hoại. Nhân đó mới đổi tên Chiêu đề thành Bạch mã. Do đó, các chùa đặt tên, phần nhiều chọn theo lệ này.

Lại nữa, chùa Bạch mã ở Lạc dương có Trúc-Pháp-lan là người Thiên Trúc, thổ lộ đã tụng mấy vạn chương kinh và làm giáo thọ cho đệ tử ở Thiên Trúc. Khi Sái Âm sang bên ấy, Pháp-lan và Ma-đằng có hẹn nhau đi hành hóa phương xa, bèn cùng sang Trung Quốc. Bị đồ chúng ngăn cản, Pháp-lan đi bằng đường tắt qua Trung Quốc. Khi đến Lạc dương, ở chung với ma-đằng. Chẳng bao lâu đã rành tiếng Trung Quốc, liền dịch kinh điển do Sái Âm thu thập từ Tây Vức. Ấy là năm bộ kinh: Thập địa, Đoạn, Kết, Phật-bản-hạnh và Tứ-thập-nhị-chương. Về sau, khi dời đô bị cướp phá,bốn bộ thất lạc bản thảo, không được lưu truyền ở vùng giang tả. Hiện chỉ còn lại bộ Tứ-thập-nhị-chương khoảng 2000 lời. Bộ còn lại này là bộ đầu tiên của kinh điển Trung Quốc. Về sau, Pháp-lan mất tại Trung Quốc, tuổi thọ được hơn 60.

Lại nữa, vào thời Hán Minh đế, Sa môn Pháp-lan người Thiên Trúc mang sang tượng vẽ Đức Phật Thích-ca đang ngồi. Đây là họa phẩm thứ tư do họa sư Chiên-đà của vua Ưu-điền vẽ ra. Khi được mang đến Lạc dương, vua Minh đế liền sai họa sư vẽ lại, đem tôn trí trong đài Thanh lương và treo lên trên các tranh cũ ở Thiết lăng. Nay đều không còn. Đây là tượng Phật có trước tiên ở Trung Quốc (Nguỵ-thư cũng nói rõ ý nghĩa: vào thời Hán Minh đế, Tam bảo bắt đầu du nhập vào Trung Quốc).

Ngày xưa, vua Hán Vũ đế cho đào ao Côn minh, bắt gặp lớp tro dưới đáy, liền đem hỏi Đông Phương Sóc. Sóc trả lời: “Chưa từng gặp, nên đem hỏi các Sa môn Tây Vức.” Về sau, khi Pháp-lan đến, mọi người lại đem ra hỏi, Pháp-lan bảo rằng: “Khi tận thế, hỏa tai thiêu cháy rụi tất cả. Đây là tro tàn còn sót lại.” Thấy lời Sóc nói có chứng nghiệm, rất nhiều người tín mộ Pháp-lan.”

9/ Ngày xưa, vào niên hiệu Mẫn đế nguyên niên (313) đời Tây Tấn, có hai tượng đá Phật Duy-vệ và Phật Ca-diếp nổi trên mặt biển, trôi vào cửa sông Hỗ độc ở huyện Tùng giang thuộc đất Ngô. Từ xa, nhìn thấy hai hình người nổi lờ đờ trên mặt biển, ngư dân chẳng dám đến gần xem. Rước đồng cốt thì bảo là thần biển, thầy lễ thì bảo là Linh tiên. Hoặc gõ mõ xin rước, hoặc khăn áo cầu đảo thì sóng nổi, mù che, tượng ngược nước trôi ra xa. Tín đồ đạo Lão cho là Thiên sư, đến xin nghinh đón. Sóng gió lại nổi lên như trước. Châu Ưng ở Ngô huyện, nhà vẫn thờ phụng Chánh pháp, rước Bạch Ni tại chùa Đông linh, cùng mấy chục tín chủ trai giới thanh tịnh đến nghinh đón tượng. Liền đó, mây tạnh trời quang, gió ngừng sóng lặn. Tượng theo dòng nước trôi vào, xoay mình cho thấy chữ khắc. Mới đở lên thuyền, tượng nhẹ như lông. Khi đưa lên xe, lại nặng như núi. Bèn rước về tôn trí ở cổ tự Thông huyền tại Ngô quận. Nguồn gốc đầu đuôi, có ghi chép rõ ở bia cũ.

Đến niên hiệu Vĩnh minh thứ bảy đời nhà Nam Tề (89), lại có tảng đá quý nổi trên mặt biển, trôi vào đất Ngô. Chất liệu cứng chắc, sáng láng tươi đẹp. Gối sóng lướt thủy triều, nhẹ nhàng như thuyền gỗ bách. Bấy giờ, có chủ thư Pháp Nhượng, chính là tằng tôn của Châu Ưng đã vớt tượng đá trước đây, bị sai phái sang đất Ngô, bắt gặp tảng đá, liền đem dâng làm đài sen. Khi ấy, Tề Vũ đế vừa dựng bảo tháp Thiền linh, bảy tầng cao vút, hùng tráng tôn nghiêm. Gặp đá báu xa xôi trôi đến, thật hợp cơ duyên. Quần thần đều bàn, nên kính trọng hồng ân, tôn vinh pháp tướng. Nhà vua bèn sai bọn thợ đá Lôi Ty tạc thành tượng Phật Thích-ca-văn. Thân cao ba thước năm tấc. Chạm khắc đạt mức nhập thần, tô vẽ cực kỳ tinh xảo. Sắc tướng sống độn, xứng hợp âm linh.

Trộm nghĩ, tính đá vốn chìm, hiển linh nên nổi. Vượt biển đến Ngô, cách đời lại gặp. Tuy chế tác xưa nay có khác, nhưng đều quy về thất Phật như nhau. Người bắt được đá, cũng chính họ Châu. Hợp với âm linh, trước sau như một, nên mới nhắc lại chuyện xưa, cốt để trưng ra bằng chứng.

Hai pho tượng bắt gặp đời Tấn có dáng đứng, cao bảy thước. Trên lưng được khắc chữ. Tượng thứ nhất là Phật Duy-vệ, tượng thứ hai là Phật Ca-diếp. Chẳng biết thuộc đời nào, nhưng nét chữ rõ ràng. Được tôn trí tại chùa Thông nguyên ở Ngô Quận (nên nhớ hai tượng đá trên đây là hai tượng đá có trước tiên ở Trung Quốc). Tượng Phật bằng đá quý do vua Tề sai tạc, xưa kia được tôn trí ở chùa Thiền Linh.

10/ Vào đời vua Văn Tuyên nhà bắc Tề, có tiên sư Thống Thượng, gia đình lập nghiệp ở Lương Châu. Năm lên 13 tuổi, phát nguyện sang Tây Vức. Vào tháng năm trong niên hiệu Nguyên huy thứ ba (7) mới từ kinh độ khởi hành. Năm năm đến nước Nhuế-nhuế, rồi đến Vu-điền. Khi ra đi, một vị tăng lấy từ mật thất một hộp bằng đồng, trao tận tay tiên sư, bảo rằng: “Trong này có xá lợi răng của Đức Phật, lớn hai tấc, dài ba tấc, hãy đem về phương Nam để rộng đường làm lợi ích.” Tiên sư hoan hỷ, đảnh lễ thọ nhận, tôn kính như thấy được Đức Phật. Vị tăng còn bảo: “Ta lấy được xá-lợi này ở nước Ô-triền hết sức gian nan. Còn có thêm một ấn đồng chạm mặt của quốc vương để đóng lên hộp này…” Sau đó, tiên sư nghe chư tăng bàn bạc: “Nước Ô-triền mất xá lợi răng của Đức Phật. Không biết vị tăng đầy phước đức của nước nào sẽ thọ lãnh được?” Tiên sư nghe xong, hoan hỷ mừng thầm và càng tăng thêm lòng tôn kính xá lợi ấy. Liền đó, mang về Chung sơn. Suốt mười lăm năm, dù hàng đệ tử thân cận cũng không biết được chuyện ấy. Tiên sư chỉ kín đáo thổ lộcùng luật sư Pháp Dĩnh ở chùa Linh căn. Thành kính ân cần, kể ra lời chư tăng bàn bạc. Luật sư là một tăg sĩ ở Cưu-tư, không thể nào biết được giả thật.

Bấy giờ, tư đồ Cánh Lăng vương Văn Tuyên tuổi nhỏ nhưng thông tuệ khác người. Lập chí tìm tòi huyền lý. Khẫn thành cầu nguyện, mau phát hiển linh. Vào ngày mồng tám tháng hai năm Vĩnh minh thứ bảy (89), trong pháp hội ở Tây phủ, mơ thấy Đức Phật từ phương Đông đi đến. Thần uy hiển hách, Văn Tuyên ngước theo hành lễ và đứng hầu cận. Bỗng thấy mũ đang đội dài thòng tận dưới mắt cá chân. Đức Phật nhìn xuống mĩm cười, nhỏ nước bọt trắng như tuyết đọng. Văn Tuyên đưa tay hứng lấy thì biến thành hạt ngọc. Sau đó, dời về phủ thái tử. Ngày hai mươi chín tháng sáu, lại nằm mơ đi đến Định lâm, gặp tiên sư lâm bệnh đang nằm, liền hỏi: “Sinh già bệnh chết, dù có bậc ngũ thông cũng không thoát khỏi. Ngoài chuyện gia phong nhật dụng, pháp sư còn tạo dựng thêm chút công đức gì chăng?” Đáp rằng: “Trong kho của bần tăng có báu vật linh thiêng vô giá. Xin đem giao phó lại. Ngài nên tự mình đi lấy.” Văn Tuyên theo lời, thân hành tìm kiếm. Thấy có hòm rương, liền lần lượt mở ra. Đa số là kinh tượng. Cuối cùng thấy một hộp nhỏ treo lơ lững trong hòm. Cầm ra mở xem, hào quang biến hiện phi thường. Mới cho là tượng, nhưng không phải tượng. Bảo không phải tượng, thì lại là tượng. Văn Tuyên tỉnh mộng, cho là điềm lành. Sáng mai, sai kẻ tay chân Dương Đàm đi làm sáng tỏ điềm mộng. Dương Đàm cho rằng trong kho của pháp sư có báu vật hy kỳ, nên đem tặng thái tử Văn Tuyên. Đang lúc vội vàng, tiê sư suy nghĩ Văn Tuyên muốn tìm kiếm châu báu thế gian, không nhớ đến xá lợi răng. Vì thế, tiên sư tìm cách đối đáp cho qua chuyện. Sau đó, thao thức suy nghĩ, đến nửa đêm mới chợt hiểu ra. Không thể nhờ người bẩm lại, tiên sư phải thân hành đến phủ, kể rõ ngọn ngành. Tiên sư bảo: “Bần đạo chỉ đem nói với một mình luật sư Pháp Dĩnh, lại không có ai hay. Nay thí chủ cảm ứng thông thần, rõ ràng chính xác. Đúng là nhân duyên huyền diệu không thể nghĩ bàn. Dấu tích đã hiện, bần tăng không dám để khuất lấp Thánh uy lâu hơn nữa, đến nỗi phế bỏ Phật sự. Nay kính dâng lên cúng dường.” Ba hôm sau, tiên sư tự mình đến phủ Đông cung. Văn Tuyên được xa-lợi, chừng mười hôm sau lại mơ thấy xá-lợi ở giữa không trung, hình dáng như sừng bò, dài hơn ba thước. Thần quang chiếu diệu sáng trưng, rọi lên tay phải. Giây lát, lại thấy một tượng bằng thiếc bạc. Cũng cao chừng ba thước, chớp mắt bào 3 lần: “Cực tốt!”

Tại Vu-điền, tiên sư lại thưa được mười lăm hạt xá-lợi, bèn đem phân chia khắp nơi. Khi bảo tháp Thiền linh ở chùa Chỉ viên được xây lên, tiên sưcũng phân ra cúng dường và tặng cho Văn Tuyên một hạt. Bấy giờ, tại Đông cung, Văn Tuyên dùng nước trong để thử giả thật. Hạt xá-lợi nổi lên mặt bát, giây lát biến mất. Đạo tục gồm mấy chục người cố công kiếm tìm, khắp cả trong ngoài, tuyệt đối không thấy. Ai nấy mệt nhoài. Văn Tuyên thành tâm sám hối, giây lát lại hiện ra dưới đất. Hào quang vọt sáng, cao hơn một thước, rực rỡ huy hoàng. Mọi người đều thấy cùng tán thưởng. Còn lại hai hạt, tiên sư đựng mỗi hạt vào một hộp bạc, cho vào tráp, niêm phong gửi tặng Văn Tuyên. Về sau, khi đem kiểm nghiệm thì hạt xá-lợi và hộp ấy đều biến mất. Gần ba năm sau, nhân mở hòm lấy xá-lợi răng, bỗng nhiên lại thấy hạt xálợi ấy vẫn ở trong tráp như cũ. Hai hạt xá-lợi dài trước đó cùng với hạt ấy, thành ra ba hạt, cùng ở tại một chỗ, nhưng hộp bạc trước đây bỗng dưng biến mất. Sự thần hóa kỳ diệu không thể nào lường.

Trước đây, Văn Tuyên vốn nghe bên Tây Vức có xá-lợi răng và tóc của Đức Phật, lòng vô cùng hâm mộ. Đến năm Kiến nguyên thứ 3 (81) bèn tâu lên phụ hoàng Cao đế phái Sa môn người nước ngoài là Đàm-ma-đa-la đi tìm làm của cúng dường, để thỏa lòng kính ngưỡng. Lại chế ra tấm màn quý che lên, đưa Sa môn về tận Tây Vức. Thế rồi, mọi chuyện đình lại. Trong tâm Văn Tuyên bồn chồn như sắp được báu vật. Chẳng bao lâu, tiên sư lên kinh và quả nhiên thâu thập xá-lợi linh ứng. Tấm màn quý ấy đem ra cúng dường xá-lợi. Chuyện âm linh phù hợp, chẳng phải chỉ trong sớm chiều! Về sau, Văn Tuyên lên ngôi, tạo bảo đài để đựng màn quý, bảo tạng để đựng hộp xá-lợi và dốc hết tâm lực kính cẩn phụng thờ. (Những chuyện trên đây rút từ các bội Phápbản-nội-truyện, tạp sử và Cao-tăng-truyện).

11/ Đại sư Thích Trí Khải ở chùa Quốc thanh tại núi Thiên thai là Quốc sư Trí Giả đời Tùy. Vốn họ Trần, người Dĩnh xuyên. Đức cao đạo lớn, xưa nay ít ai sánh kịp. Thường thích ở chỗ núi non để tĩnh lự hành Thiền. Đạo đời sùng kính, vua tôi đều trọng vọng. Khi ngài mới đến Thiên thai thỉ trước đó, Thiền sư Định Quang người Thanh châu đã ở đây trên ba mươi năm. Thiền sư là một dị nhân, định tuệ đều thông. Vừa lên núi, ngài đến ra mắt Thiền sư, trình bày tâm nguyện. Thiền sư bảo: “Đại thiện tri thức còn nhớ trước đây ở trên núi, ta từng vẫy tay gọi nhau chăng?” Ngài vô cùng kinh dị, biết rằng đã có lúc gặp nhau trong mộng. Bấy giờ, nhằm tháng chín năm Thái kiến thứ bảy đời nhà Trần (7). Lại nghe tiếng chuông đổ dồn vang dội cả khe núi. Đại chúng đều lấy làm lạ. Thiền sư bảo: “Chuông cốt để triệu tập khách có nhân duyên hôm nay đến ở vậy.” ngài bèn chọn chỗ đất tốt tại đầu khe Loa phía Nam núi Phật lụng và phía Bắc nơi ấn cư của Thiền sư. Địa thế cao ráo, bằng phẳng, nước suối trong trẻo, thuận lợi cho sự cầu Đạo. Bèn lưu luyến dừng chân nghỉ lại. Bỗng có ba người, khăn đen áo đỏ, cầm sớ thỉnh cầu: “Nên ở đây hành Đạo.” Ngài liền dựng lên thảo am, trồng tùng có quả. Trng khoảng vài năm, tiếp tục phát triển, thành ra đường sá lưu thông khắp nơi. Thiền sư bảo rằng: “Hãy tạm ở yên chờ thời. Đến khi đất nước thanh bình, ba phương thống nhất, sẽ có bậc quý nhân giúp ngài lập chùa, đinệ đài đầy núi!” Bấy giờ, chẳng ai lường được lời ấy hư thực thế nào.

Sau đó, ngài một mình thực hành phép khổ hạnh trên chóp núi Hoa đỉnh ở phía Bắc chùa. Gió lớn bứt cây, sấm sté nổ rền. Yêu quái nghìn bầy, biến hóa một hình trăm dáng. Phun lửa reo hò, đe dọa đủ cách, khó tả hết được. Ngài nén lòng nhẫn nhục, cuối cùng bọn chúng cũng đều biến mất. Rồi lại chịu thân tâm đau đớn như bị lửa thiêu. Rồi lại thấy cha mẹ đã chết hiện về, dập đầu trên gối, kêu rên khổ sở, xin hãy xót thương. Ngài điềm tĩnh giữ hạnh nhẫn nhục vững vàng như núi đá, khiến cho hai duyên mềm cứng khiêu khích đều bị tiêu diệt. Bỗng có vị thần tăng Tây Vức đến bảo rằng: “Chế ngự địch thủ, chiến thắng oán thù mới đáng gọi là dũng mãnh. Điều này sách vở ít ghi chép lại!”

Vua Tuyên đế nhà Trần ban chiếu rằng: “Thiền sư Phật pháp cao siêu, đương thời tôn kính. Dạy khắp Đạo tục, là biểu tượng của quốc gia. Xứng đáng cắt huỵên Thủy phong để sung vào chi phí. Tha thuế hai bộ để rảnh rang lo việc củi nước. Đổi huyện núi Thiên thai thành An lạc lịnh.”

Viên Tử Hùng, người quận Trần, sùng mộ Chánh pháp, mỗi mùa Hạ an cư, thường đến nghe giảng kinh Tĩnh-danh. Bỗng thấy ba bậc thang báu từ trời hạ xuống, có vài chục vị tăng Ấn-độ theo nấc thang bước xuống, vào điện hành lễ, tay cầm lò hương đi vòng quanh ngài ba lần rồi biến mất. Mọi người đều thấy, cùng nhau reo hò vang động núi non. Đạo hạnh của ngài đạt đến linh cảm, đại khái như thế, không thể nói hết.

Vào ngày hai mươi hai tháng mười một năm Khai hoàng thứ bảy đời nhà Tùy (87), ngài bỗng nhiên bảo các đệ tử: “Ta sắp đi đây.” Nói xong, ngồi ngay ngắn như nhập định rồi viên tịch ở trước tượng đá lớn ở núi Thiên thai, thọ sáu mươi bảy tuổi. Sau đó, ngài vẫn linh hiển rất nhiều. Tính đến cuối niên hiệu Nhân thọ, ngài đã hiện về chùa cũ tất cả bảy lần, chống tích trượng, mặc cà sa giống hệt thuở còn tại thế. Một lần ngài hiện về núi Phật lũng, bảo các đệ tử: “Sống giữa gia phong, tất cả đều ổn cả chứ?” Đại chúng đều thấy, bùi ngùi thỉnh an, một hồi lâu ngài mới biến mất.

12/ Sa môn Thích Đàm Vinh ở chùa Pháp trụ tại Lộ Châu đời Đường, vốn họ Trương, người Định châu. Thần sắc tôn nghiêm, Phạm hạnh thanh tịnh. Siêng năng Thiền quán, hóa độ rộng rải tùy duyên, không hề chấp trước. Hằng năm, đến các mùa Xuân Hạ, mở Pháp hội Phương đẳng tam-muội. Các mùa Thu Đông, mở pháp hội tụng Thiền. Ngài bảo đại chúng: “Công đức của xá-lợi vượt bực, biến hóa vô biên, không hạn chế nơi chốn. Nếu nghiệp khổ tiêu trừ, nhất tâm cầu nguyện, chắc chắn sẽ được toại nguyện.” Thế là trước mắt mỗi người đều đặt một bát nước, có thêm lò hương, chân thành suốt đêm cầu nguyện. Đến sáng, trong bát thâu được hơn bốn trăm viên xá-lợi. Về sau, điện đường đang ở bỗng nhiên sụp đổ, nhưng khám thờ, tượng Phật và xá-lợi bày ra sừng sững giữa sân, y nhiên như cũ không bị hư hao.

Đến năm Trinh Quan thứ bảy (633), các đệ tử giữ giới thanh tịnh như bọn Thường Ngưng Bảo xin lập Pháp đàn sám hối Phương đẳng ở chùa. Vào ngày mười bốn tháng bảy, Sa môn Tăng Định trong chùa, vốn giữ giới hạnh tinh nghiêm, thấy trong điện đường, hào quang ngũ sắc lớn lao, rành rành từ trên chiếu xuống. Trong đó có Thất Phật sắc tướng phi phàm, bào Sa môn Tăng Định rằng: “Ta là Phật thành tựu Đẳng chánh giác vô trước Tỳ-bà-thi. Vì nhà ngươi đã tiêu tan tội nghiệp, nên đnế chứng minh giúp, nhưng ta không pahỉ là bổn sư của nhà ngươi, nên không thể thọ ký dùm được.” Lần lượt sáu Đức Phật ấy đều nói như thế. Đức Phật cuối cùng bảo: “Ta là Phật Thích-ca-mâu-ni, bổn sư của nhà ngươi. Do nhà ngươi đã hết tội, nên đến đây thọ ký. Đàm vinh là nhân duyên diệt tội của nhà ngươi. Trong thời hiền kiếp, tên là Phật Phổ Ninh. Thân nhà ngươi đã thanh tịnh, sau này sẽ thành Phật, hiệu là Phổ Minh.” Cảm ứng hiện thành điềm lành như thế, thật khó ngĩ bàn. Đến niên hiệu Trinh quan thứ mười ba (639) Sa môn Đàm Vinh viên tịch ở chùa Phật trụ, thọ tám mươi lăm tuổi. (Hai truyện trên đây rút từ sách Đường-cao-tăng-truyện.)