MUÔN KIẾP NHÂN SINH
TẬP II
Tác giả: Nguyên Phong
Phần mười
THỨC TỈNH TỪ CÕI CHẾT: CUỘC CÁCH MẠNG CHUYỂN ĐỔI TÂM THỨC
Tỷ phú Farnum xuất thân từ một gia đình người nhập cư đến từ Li Băng. Khi đến Mỹ, gia đình ông rất khó khăn, cha ông phải làm hai, ba công việc cùng lúc để nuôi gia đình và lo cho con cái được học hành. Không phụ sự vất vả của cha, Farnum luôn là học sinh xuất sắc nên được học bổng vào đại học. Tôi quen ông khi còn là sinh viên tại trường Đại học Harvard, cùng học chung trong lớp về luật đầu tư. Cũng như hầu hết các lớp học tại đây, sinh viên phải làm việc nhóm trong các dự án nghiên cứu do giáo sư đề xướng. Mỗi nhóm phải nghiên cứu cẩn thận và bảo vệ dự án trước lớp. Nhóm của tôi có bốn người, tôi là trưởng nhóm. Farnum được nhóm bầu lên để thuyết trình và bảo vệ dự án trước lớp. Các lớp học về luật thường có những màn tranh luận gay gắt và người phát biểu chịu trách nhiệm bảo vệ công trình nghiên cứu của nhóm. Trong mọi cuộc tranh luận, Famum ít khi để thua. Ông trình bày súc tích, rõ ràng, lý luận sắc bén, khiến các giáo sư đều khen và sinh viên trong lớp đều nể phục. Sau khi tốt nghiệp, chúng tôi mỗi người đi một ngả. Tôi làm việc ở New York, Farnum thì gây dựng sự nghiệp ở Chicago. Từ đó, chúng tôi cũng không còn liên lạc với nhau. Rất lâu sau, khi Farnum nổi tiếng là một trong những tỷ phú thành công lớn vì sớm đầu tư vào các công ty công nghệ Microsoft, Apple, Google, Amazon, Facebook, thì tôi mới nghe nói nhiều về ông.
Cho đến một hôm, tôi nhận được điện thoại từ luật sư riêng của Farnum, cho biết Farnum muốn gặp tôi để bàn về việc giao quỹ đầu tư tài chính của ông cho công ty tôi quản lý. Yêu cầu này khá bất ngờ với tôi, vì chúng tôi đã không liên lạc với nhau nhiều năm. Tôi hỏi thẳng vị luật sư kia:
– Tôi biết Chicago có nhiều công ty tài chính nổi tiếng. Tại sao các ông lạichọn công ty của tôi?
Vị luật sư cười, trả lời:
– Tôi cũng đã đưa ra danh sách nhiều công ty danh tiếng ở đó nhưng thânchủ tôi nhất định muốn giao công việc quan trọng này cho ông. Tôi nghĩ có lẽ vì hai người đã thân quen từ trước.
Tôi hơi bất ngờ, liền trả lời:
– Đúng là tôi có biết Famum. Chúng tôi quen nhau khi còn là sinh viên.Nhưng chúng tôi chỉ học chung với nhau trong một khóa về luật, sau đó cũng không có qua lại gì. Mấy chục năm nay, chúng tôi cũng không hề liên lạc gì với nhau.
Đầu dây bên kia ngạc nhiên:
– Thế thì lạ thật đấy, tôi cứ nghĩ hai người phải biết nhau từ lâu.
Sau khi vị luật sư trình bày kỹ về chi tiết hợp đồng, thì tôi càng dè dặt. Ngay cả với một công ty đầu tư tầm cỡ như của tôi thì quỹ đầu tư hơn tám trăm triệu đô-la vẫn là một con số quá lớn. Tôi đề nghị:
– Chúng tôi có thể quản trị quỹ đầu tư này. Nhưng trước hết có lẽ tôi cầngặp Farnum để bàn thêm.
Vị luật sư nói:
– Dĩ nhiên là được. Thật ra thân chủ tôi có đề nghị gặp riêng ông để nóichuyện vào tuần tới.
Thay vì gặp nhau tại văn phòng luật sư như những cuộc thương thảo thông thường, Farnum đề nghị chúng tôi gặp nhau tại nhà riêng của ông. Chỉ hai chúng tôi, không cần luật sư đi cùng. Tôi khá ngạc nhiên trước đề nghị này, nhưng cũng tò mò muốn biết Farnum đang có dự tính gì nên tôi liền sắp xếp bay đến Chicago để gặp riêng ông. Farnum sống trên một tầng cao nhất của cao ốc trung tâm nằm giữa thành phố Chicago. Tại đây, chúng tôi có thể phóng tầm mắt nhìn thấy toàn cảnh thành phố tuyệt đẹp phía dưới. Chúng tôi chào hỏi nhau, hỏi thăm tình hình đôi bên và nhắc lại một vài kỷ niệm cũ. Khi không khí trò chuyện trở nên thân mật hơn, Farnum đi vào vấn đề:
– Chúng ta đã rất lâu không gặp nhau rồi, nên có lẽ anh đã tự hỏi vì sao tôilại muốn giao cho anh quản trị quỹ đầu tư của mình, đúng không?
Tôi gật đầu:
– Đúng vậy, đúng là tôi đã thấy khó hiểu. Ngay cả việc anh yêu cầu gặpriêng tôi mà không cần sự có mặt của luật sư thế này cũng là chuyện hiếm thấy. Tôi nghĩ, chắc hẳn anh phải có lý do gì đó?
Farnum mỉm cười, gật đầu:
– Quả vậy. Nhưng trước khi chúng ta đi vào chi tiết, tôi muốn trao đổi vớianh một chút về một số vấn đề tôi đang quan tâm, mong anh trả lời thẳng thắn. Tuy chúng ta đã lâu không gặp nhau, nhưng tôi vẫn luôn thán phục anh từ khi chúng ta còn học chung tại Harvard. Tôi đã nhiều lần chứng kiến cách anh xử lý vấn đề, anh là người có góc nhìn rộng mở và suy nghĩ có chiều sâu hơn những người bạn khác.
Chưa hiểu Farnum có ý gì, tôi ra hiệu cho ông cứ nói tiếp. Ông hỏi tôi:
– Anh nghĩ sao về tình hình thế giới ngày nay? Anh nghĩ gì về tương laicủa nhân loại trong vòng năm mươi năm tới? Anh là người nhìn xa trông rộng, hẳn anh cũng đã có suy nghĩ về việc này?
Tôi vốn nghĩ Farnum sẽ trao đổi với tôi về thị trường tài chính hay chiến lược kinh doanh, nên câu hỏi với chủ đề bất ngờ này khiến tôi ngạc nhiên đến ngẩn người một thoáng. Trao đổi về tình hình thế giới và tương lai nhân loại hoàn toàn không phải là điều tôi chờ đợi từ cuộc gặp này. Tôi suy nghĩ một chút rồi trả lời chừng mực:
– Hiện nay tình hình thế giới vẫn tương đối ổn định. Thị trường chứngkhoán vẫn có nhiều dấu hiệu lạc quan mặc dù cán cân kinh tế toàn cầu khó đoán định hơn do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Ngoài ra, tôi cho rằng cuộc chạy đua phát kiến công nghệ mới giữa các quốc gia, tập đoàn lớn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhân loại. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là biến đổi khí hậu ngày càng dữ dội, thiên tai và nguy cơ chiến tranh…
Farnum chợt ngắt lời tôi:
– Theo anh thì liệu có thay đổi lớn nào xảy ra trong tương lai không?
Tôi mỉm cười:
– Rất khó để trả lời câu hỏi này. Nhưng cứ nhìn ra thế giới, chúng ta có thểthấy chỉ so với năm năm trước thôi mà mọi thứ đã khác biệt rất nhiều. Tôi chỉ biết rằng chúng ta đang bước vào giai đoạn rất thú vị, sẽ được chứng kiến những sự đổi thay lạ lùng.
Farnum gật đầu và nói:
– Tôi tin là cơn sóng thần của thời đại đang đến, nó sẽ sớm xảy ra thôi. Tôicảm thấy hứng thú nên hỏi ngược lại Farnum:
– Tại sao anh nghĩ sẽ có thay đổi lớn xảy ra? Chắc hẳn anh đã biết điều gìhay có ý kiến gì về việc này? Anh có thể nói cho tôi rõ không?
Farnum bật cười:
– Anh vẫn giữ thói quen ứng biến như khi còn học tại Harvard, chuyển vấnđề lại cho người hỏi. Hiện nay, chúng ta đã bước vào thế kỷ thứ 21 và dĩ nhiên khi bước vào kỷ nguyên mới, chúng ta cần những giá trị mới. Mọi giá trị không thích hợp sẽ bị đào thải nhưng những giá trị mới này sẽ như thế nào? Đó là điều tôi đang muốn nói đến.
Tôi xin phép ngắt lời ông:
– Nhưng trước hết tôi muốn biết tại sao anh lại nói về những thay đổi lớntrong tương lai, điều mà chúng ta còn không biết cụ thể là gì?
Farnum trả lời điềm tĩnh:
– Hiện nay chúng ta đang bước vào giai đoạn vô cùng quan trọng của nhânloại, giai đoạn giao thời khi mọi giá trị đều thay đổi, sẽ gây xáo trộn lên mọi lĩnh vực, từ khoa học đến kinh tế, từ xã hội đến chính trị. Và biến động này không chỉ xảy ra tại nước Mỹ mà còn ảnh hưởng lên toàn thế giới. Tuy nhiên, đó chỉ là biểu hiện của một cuộc cách mạng đang thành hình…
Tôi càng lúc càng hứng thú với câu chuyện của Famum:
– Một cuộc cách mạng?
Farnum bật cười:
– Đúng vậy, nhưng nó không liên quan đến sự thay đổi chính thể hay quyềnlực đâu. Tôi muốn nói đến cuộc cách mạng chuyển hóa tâm thức mọi người. Tất cả những xáo trộn gần đây, từ chính trị, xã hội đến dịch bệnh đang bùng phát khắp nơi… đều là những cơ hội, thúc đẩy nhân loại phải thay đổi tư duy, vì mọi giá trị căn bản hiện nay đã không còn đáp ứng được nhu cầu của con người nữa.
Farnum đang ngồi trước mặt tôi đây, người vừa nói ra những điều này, hoàn toàn khác với người tôi từng biết. Tôi bật cười:
– Famum, anh trở thành triết gia từ hồi nào vậy?
Farnum cũng cười theo nhưng ông nhanh chóng lấy lại vẻ nghiêm túc. Ông hỏi tôi:
– Anh có nhớ khi xưa chúng ta đã bàn luận về sự thay đổi và anh đã đưa ramột công thức mà tôi cho là rất hợp lý không?
Tôi cười:
– Tôi nhớ chứ. Nhưng chuyện lâu rồi, tôi không ngờ anh vẫn còn nhớ.Farnum lấy ra một tờ giấy và một cây bút, nói ngay:
– Tôi đã suy nghĩ về công thức này. Nó là chìa khóa cho sự thay đổi có thểxảy ra trong tương lai. Có lẽ anh còn nhớ công thức.
Ông ghi nhanh ra tờ giấy:
C = D x V x A > R
{C = Change, D = Dissatisfaction, V = Vision, A = Action, R= Resistance to Change}.
Vừa viết, Farnum vừa đọc to lên:
– Sự thay đổi là tích số của sự bất mãn, viễn cảnh tương lai, hành động, vớiđiều kiện tích số này lớn hơn sự chống lại việc thay đổi.
Tôi nhớ lại chuyện xưa và nói:
– Tôi vẫn nhớ mình viết công thức này khi chúng ta thảo luận việc thay đổitrên thị trường đầu tư…
Farnum gật đầu:
– Đúng thế, anh viết công thức này cho sự thay đổi của thị trường nhằm xácđịnh cơ hội đầu tư, nhưng nó cũng có thể áp dụng cho những thay đổi khác nữa. Nhiều năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ rõ thời điểm đó. Khóa học luật đầu tư là một khóa khó và được giải nhất trong lớp của giáo sư Crawford là một kỳ tích. Khi đó, các nhóm đều quyết phải giành phần thắng. Chúng ta đã mất nhiều tuần nghiên cứu và bàn luận về sự thay đổi có thể xảy ra trong thị trường. Khi anh đưa ra công thức này, tôi đã nói anh phải là người có tầm nhìn xa mới nghĩ được như thế. Chính nhờ công thức này mà nhóm chúng ta đã đoạt giải nhất. Không nhóm nào có thể tranh biện với nhóm chúng ta. Ngay giáo sư Crawford, người nổi tiếng là khó tính cũng phải gật gù khen ngợi.
Tôi bật cười, tán dương trí nhớ của Farnum nhưng không nói gì thêm vì vẫn chưa hiểu mục đích của ông là gì. Nhìn thấy thái độ dè dặt của tôi, Famum thong thả giải thích:
– Hôm đó, anh đã nói rằng sư thay đổi sở dĩ không xảy ra là vì giá trị khôngmuốn thay đổi quá lớn. Trong ba yếu tố cần thiết để tạo ra sự thay đổi, nếu thiếu một yếu tố thì sự thay đổi sẽ không thể xảy ra, vì tích số của bất cứ số nào nhân với số không đều bị triệt tiêu.
Tôi xác nhận:
– Đúng thế. Nhưng công thức này có dính dáng gì đến cuộc cách mạngchuyển đổi tâm thức mà anh vừa nói đến?
Farnum mỉm cười, trả lời:
– Anh đưa ra ba yếu tố quan trọng là sự bất mãn, viễn cảnh tương lai vàhành động để tạo ra thay đổi. Có lẽ anh cũng nhận thấy sự bất mãn của mọi người với đời sống hiện tại đã xuất hiện khắp nơi. Văn minh vật chất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật của đời sống đã không đáp ứng được nhu cầu thật sự của con người. Hiện nay, với đà phát triển quá nhanh của công nghệ, phần đông mọi người sống trong xã hội đều chung sống với căng thẳng và những lo âu chưa từng có. Các mối lo ngại về những đe dọa đến từ chiến tranh, dịch bệnh, phá hoại thiên nhiên đã khiến nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về căn bản giá trị của xã hội ngày nay.
Nếu để ý, anh có thể thấy rõ sự mệt mỏi, bất lực trong những ánh mắt nhiều người xung quanh. Rất nhiều người đang hoang mang, lạc lối, trầm cảm, bế tắc hoặc phát cuồng trong xã hội chạy theo các giá trị thực dụng này. Bất mãn, đó là yếu tố đầu tiên trong công thức về sự thay đổi.
Farnum ngừng lại nhìn tôi rồi nói tiếp:
– Viễn cảnh về tương lai của nhân loại sẽ như thế nào? Đây không phải câuhỏi trừu tượng và đã đến lúc chúng ta cần nghĩ đến nó. Liệu các quốc gia lớn có thể chung sống hòa bình với nhau không? Liệu các nước có thể cùng hợp tác để giải quyết các vấn đề chung của trái đất không? Trái đất này là của chúng ta, nó không là sở hữu riêng của một quốc gia nào hay một nhóm thế lực nào. Do đó, việc quan trọng là phải dẹp bỏ sự chia rẽ để có một cơ cấu xã hội và kinh tế khác hẳn hiện tại. Muốn giải quyết các vấn đề phức tạp này, chúng ta cần vươn ra khỏi ảnh hưởng của các triết lý, ý thức hệ, hay lý thuyết đã quá lỗi thời, không còn giá trị thực tế nữa. Hiện giờ, một số quốc gia vẫn lấy các ý thức hệ đó làm bình phong đê tồn tại. Câu hỏi đặt ra là viễn cảnh này, quan niệm mới này như thế nào? Tôi vẫn kính phục anh là người có tầm nhìn xa và có khả năng phân tích sắc sảo, nên tôi rất muốn nghe nhận định của anh về tương lai. Anh thấy sao?
Tôi suy nghĩ một lúc rồi từ tốn trả lời:
– Đã có nhiều giả thuyết về tương lai của nhân loại, có người đưa ra hìnhảnh rất lạc quan nhưng cũng có người cho rằng tương lai rất ảm đạm, nếu không muốn nói đến sự diệt vong của thế giới. Dĩ nhiên, ai cũng có lý lẽ riêng, tùy cách nhìn hay sự tưởng tượng của họ. Nhưng cho đến nay, chưa có ai đưa ra viễn cảnh nào thuyết phục được hầu hết số đông. Còn những cảnh báo nguy hiểm thì những nhà khoa học vẫn đưa ra mỗi năm.
Farnum gật đầu:
– Đúng thế, viễn cảnh là yếu tố quan trọng. Nó không thể chỉ là sự tưởngtượng mà phải là mô hình thực tế, một mô hình mọi người có thể chấp nhận và tin rằng nó có thể xảy ra. Chắc anh cũng đồng ý rằng khi sự bất mãn gia tăng đến cùng cực nó sẽ thúc đẩy con người hành động theo cách phản kháng, nhưng họ sẽ không thành công nếu chưa biết rõ tương lai mà họ muốn là như thế nào? Do đó, nhiều người, nhiều quốc gia đang hành động bừa bãi theo tham vọng nhất thời, bất chấp việc đó có thể sẽ đưa nhân loại đến những viễn cảnh tồi tệ hơn. Những hành động ích kỷ, mưu mô ấy nằm trong tầm nhìn ngắn hạn, chứ nào phải hành xử vì tương lai dài lâu. Điều quan trọng nhất bây giờ là phải có mô hình, phương thức đúng đắn về một xã hội tương lai, vì chỉ khi nào con người có một mục đích rõ ràng đáng để dốc lòng theo đuổi thì họ mới kiên trì hành động và đạt được thành công.
Đến lúc này, buổi nói chuyện đẵ vượt ngoài khuôn khổ dự đoán của tôi. Tôi tiếp tục im lặng, chờ xem Famum muốn nhắm đến điều gì. Ông nói tiếp:
– Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hầu như sự thay đổi nào cũng diễnra từ bên ngoài. Định luật “Mạnh được yếu thua” hay “Thắng làm vua thua làm giặc” đã trở thành khuôn mẫu cho mọi cuộc cách mạng, vi các nhà lãnh đạo đều tin rằng quyền lực là yếu tố chính để tạo ra thay đổi. Nhưng bản chất của quyền lực là gì nếu không phải lòng tham? Hầu hết các học thuyết về chính trị, kinh tế chỉ là những hệ thống đặt ra để củng cố quyền lực và phục vụ cho quyền lợi của thiểu số. Bản chất của chúng không hề mang lại hạnh phúc, hay công bằng cho đa số. Trong lịch sử, người ta chứng kiến những sự thay bậc đổi ngôi, tranh chấp quyền lực diễn ra giữa một thiểu số người nhưng đa số phải gánh chịu những hậu quả không thể tưởng tượng.
Farnum ngừng lại nhìn tôi như chờ xem phản ứng, rồi tiếp tục:
– Tuy nhiên, điều tôi đang muốn nói là cuộc cách mạng sắp tới sẽ khác hẳnnhững cuộc cách mạng trước đây, vì nó sẽ là sự thay đổi diễn ra từ bên trong, một cuộc cách mạng để chuyển hóa nội tâm con người. Do đó, người ta không thể kỳ vọng một điều gì đó đến từ bên ngoài tạo tác động tốt để đáp ứng mong mỏi của họ nữa. Người ta buộc phải tìm cách thay đổi chính mình để có thể nhận ra và bắt kịp trào lưu tiến hóa mới này. Tôi muốn nói đến một cuộc cách mạng không bạo động, không đổ máu, không thay đổi quyền lực, một cuộc cách mạng nhân văn để xây dựng lại con người.
Trong trí nhớ của tôi, Farnum luôn là một người thực tế, vì vậy khi nghe ông nói những điều không ăn nhập gì đến đầu tư tài chính khiến tôi tương đối bất ngờ. Tôi mỉm cười:
– Farnum, tôi không nhớ anh cũng là một triết gia đấy. Hay có chuyện gìthực sự lớn đã xảy ra, khiến anh có những thay đổi trong suy nghĩ?
Farnum mỉm cười, rồi thong thả giải thích:
– Để tôi nói rõ cho anh biết lý do buổi gặp gỡ hôm nay. Cách đây hơn hainăm, tôi đang làm việc thì bất ngờ lên cơn đau tim và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Vì di chuyển xa nên khi vào đến phòng cấp cứu, tim tôi đã ngừng đập, mạch cũng không còn và não bộ cũng không hoạt động nữa. Thật vậy, màn hình máy đo điện não đứng yên không có một xung nhịp nào hết. Đối với các bác sĩ, khi tim bệnh nhân ngừng đập và chết não thì bệnh nhân coi như thật sự đã chết rồi. Mọi phương pháp cấp cứu khẩn cấp đều trở nên vô hiệu. Nhưng lúc đó, tôi vẫn chưa chết hẳn mà rơi vào một trạng thái mà trước đó tôi đã nghe nói đến nhưng không mấy tin, là trạng thái nhà khoa học gọi là trải nghiệm cận tử (Near Death Experience). Nghĩa là, khi đó linh hồn tôi đã rời khỏi thể xác. Đầu tiên, tôi thấy mình đang ở trong một luồng ánh sáng êm dịu, nhẹ nhàng, ấm áp không thể tả. Đó là một cảm giác lạ lùng, mọi sự dường như đều ngưng lại trong tĩnh lặng, thời gian như không tồn tại nữa. Tôi quá bối rối, còn chưa biết phải làm gì thì đã thấy một nhóm người ở đâu bước đến, trong đó có cha tôi. Cha tôi vốn là giáo sư đại học tại Li Băng nhưng khi di cư qua Mỹ, ông phải làm công việc lao động khuân vác và lái xe tải để lo cho anh em chúng tôi ăn học. Ông qua đời vì tai nạn trên đường cao tốc khi tôi còn là sinh viên nên tôi không có cơ hội báo đáp công ơn ông.
Gặp lại ông, tôi mừng khôn xiết. Cha tôi giới thiệu những người quanh đó, họ đều là những họ hàng đời trước mà tôi chưa từng gặp. Tôi hãnh diện kể cho cha nghe về những thành công của mình. Tôi kể lại hành trình từ con một người nhập cư nghèo trở thành một trong những người giàu có nhất Chicago. Kể xong, tôi háo hức nhìn cha, tôi nghĩ hẳn ông phải vui lắm nhưng bất ngờ ông nghiêm mặt lại, nói với tôi: “Thế con có mang được những thứ đó qua đây không? Con đã mang theo được bao nhiêu tiền bạc, nhà cửa, xe cô xuống đây nào?”.
Tôi giật mình, đến thời điểm đó tôi mới nhận ra mình đã chết. Cũng ngay lúc đó, tôi ý thức được mọi danh vọng, tài sản vật chất mà tôi sở hữu chỉ là những thứ phù phiếm, hão huyền, vô ích. Cha tôi thở dài, nghiêm khắc nói: “Ngày lẫn đêm, lúc nào con cũng chỉ lo kiếm tiền, con chỉ mong làm giàu cho bản thân chứ nào có làm được gì thật sự hữu ích cho mọi người, cho cộng đồng đâu mà khoe với cha”.
Tôi câm lặng, không biết phải nói gì. Cha tôi vốn là người rất nghiêm và giáo dục con cái rất kỹ và rõ ràng ông đang thể hiện sự thất vọng với con người tôi đã trở thành. Lúc đó, một người lạ bước đến, ông khuyên giải cha tôi, rồi quay sang tôi nói với tôi về một số việc mà tôi có thể làm để giúp đỡ cộng đồng. Người đó chia sẻ với tôi khá nhiều điều về những việc sẽ xảy ra trong tương lai. Đột nhiên cha tôi nói: “Thôi con về đi! Và đừng nhìn mặt cha nữa nếu phần đời còn lại của con không thể làm được việc gì hữu ích”. Khi đó tôi không hiểu ý cha, tôi hỏi lại: “Thế cha muốn con đi đâu bây giờ?”.
Tôi chưa kịp nghe cha tôi trả lời thì người lạ mặt kia đã nói: “Đã đến lúc anh phải trở về rồi!”. Không hiểu sao vào khoảnh khắc ấy, tôi lại bịn rịn không muốn rời nơi chốn thanh bình đó. Người kia nói: “Nghe đây! Kế từ lúc này, tùy viêc anh làm mà chúng ta có thể gặp lại nhau hay không”.
Tôi không hiểu nên hỏi lại: “Tại sao tôi không thể gặp lại cha tôi và các ông tại đây nữa?”.
Người kia đáp: “Chúng tôi ở nơi chỉ dành cho những người tâm thức cao cả, phát nguyên làm việc hữu ích mà thôi”.
Điều vừa nghe càng khiến tôi tò mò, tôi liền hỏi người kia: “Phải chăng khi chết mọi người đều đến chỗ này?”.
Người kia lắc đầu: “Không đâu, thế giới bên này có nhiều cõi giới khác nhau. Chúng tôi là những người đang được huấn luyện để nhận lãnh nhiệm vụ trong tương lai và đang sống ở nơi khác. Chúng tôi chỉ đến đây để nói cho anh biết những việc anh có thể làm để giúp nhân loại mà thôi”.
Lúc đó, cha tôi cũng lên tiếng: “Thôi, đủ rồi, đã đến lúc nó phải trở về rồi. Một khi nó đã nghe, đã hiểu rồi thì tự nó quyết định tương lai của mình.”
Thế rồi linh hồn tôi bay trở lên nhập vào thể xác đang nằm bất động trên băng ca phòng cấp cứu. Các bác sĩ đang vây quanh tôi lúc đó sững sờ kinh ngạc khi thấy biểu đồ nhịp tim và não tôi bất ngờ bất đầu có nhịp sống trở lại sau vài chục phút tắt lịm.
Farnum ngừng lại một lát, nhìn vào mắt tôi như muốn quan sát thái độ của tôi, xem tôi có tin vào câu chuyện vừa nghe hay không. Dĩ nhiên chuyện này có thể khó tin với người thiên về khoa học, cần bằng chứng rõ rệt, nhưng đối với người đã có trải nghiệm về tiền kiếp và tu tập tâm linh như tôi, tôi hoàn toàn hiểu và đồng cảm những điều Farnum kể lúc đó. Đúng là đã có một sự kiện chấn động và sâu sắc khiến người bạn có đầu óc thực tế này của tôi có sự thay đổi lớn đến vậy. Điều ông vừa kể cũng trùng hợp với điều ông Kris đã nói với tôi khi trước. Thế giới bên kia có nhiều cõi khác nhau, có cõi giới của ma quỷ và cũng có cõi của những người cao cả, những bậc thánh thần. Họ có lòng trắc ẩn to lớn, không muốn thấy thế giới này bị hủy diệt nên thường trở lại để hướng dẫn, giúp đỡ nhân loại.
Tôi gật đầu với Farnum để thể hiện sự tin tưởng và thấu hiểu. Thấy vậy, Farnum nói tiếp:
– Ngay lúc đó, tôi mở mắt tỉnh dậy trước sự kinh ngạc của tất cả các y bácsĩ. Họ vốn đã làm thủ tục để chuyển tôi xuống nhà xác. Trước giờ việc người có biểu hiện chết lâm sàng rồi sống lại không phải mới mẻ, nhưng các bác sĩ ngạc nhiên vì tôi đã ngừng tim chết não hơn nửa giờ, các cơ quan nội tạng cũng bắt đầu hư hoại mà tôi vẫn sống lại được. Dĩ nhiên, tôi phải điều trị thêm sáu tháng mới hồi phục hoàn toàn. Việc xảy ra ở thế giới bên kia thật khó quên và tôi càng không thể quên những dự báo về thế giới mà người lạ kia đã nói với tôi. Suốt sáu tháng sau đó ở bệnh viện, tôi đã suy ngẫm về trải nghiệm lạ lùng đó, nhất là về những điều ghê gớm sẽ xảy ra trong tương lai của thế giới này, như người lạ kia đã cảnh báo. Từ đó, tôi từng bước thay đổi mục đích sống lẫn ý nghĩa cuộc đời, tôi suy nghĩ rất nhiều về sự thay đổi và viễn cảnh của tương lai nhân loại. Tôi biết trong hành trình tiến hóa của nhân loại đã có những người đạt đến trình độ tâm linh cao cả như những người tôi gặp ở thế giới bên kia. Tôi cũng ý thức rằng chết không phải là hết mà còn có đời sống sau đó nữa. Và tùy theo ý thức, hành xử cá nhân ở cuộc đời này mà khi sang thế giới bên kia người ta sẽ sống ở cõi giới nào. Từ đó, tôi tìm đọc những sách vở, tài liệu liên quan đến vấn đề này, tiếp xúc với các triết gia, các học giả nghiên cứu về tương lai và cuộc đời của tôi đã hoàn toàn thay đổi.
Những điều Farnum nói hoàn toàn trùng khớp với những gì ông Kris đã nói với tôi về thế giới vô hình. Tôi gật đầu, lên tiếng:
– Tôi tin điều anh nói là sự thật. Tôi cũng tin có những người có tâm thứccao cả sống ở thế giới bên kia đang tìm cách giúp đỡ nhân loại, nhưng nếu đã biết về tương lai nhân loại thì tại sao lúc mới gặp nhau, anh lại hỏi tôi thay vì nói cho tôi biết?
Famum bật cười, giải thích:
– Chúng ta đã rất lâu không gặp nhau. Tôi không biết rõ về anh nên muốnhỏi ý kiến của anh như cách để đi vào câu chuyện. Biết đâu anh cũng có ý kiến gì đó về việc này. Tôi đã mời anh đến đây để thảo luận về việc này thì tôi cũng không giấu giếm gì. Người lạ kia đã nói rằng: “Thế giới hiện nay là một ngôi nhà đang bốc cháy mà mọi người sống trong đó vẫn không ý thức được gì. Họ vẫn mải mê với việc tranh danh đoạt lợi, cướp bóc, chiếm đoạt lẫn nhau mà không biết ngày tàn và cái chết đã gần kề”. Người đó còn nói rõ: “Hầu hết các tai họa xảy ra trong thời gian sắp tới đều bắt nguồn từ sự vô cảm, dối trá, tàn ác, giết chóc, tất cả những hành vi này sẽ dẫn đến những hậu quả không thể tránh khỏi”. Nghe xong, tôi thầm nghĩ nếu đã biết mà không làm gì thì mình cũng chịu một phần trách nhiệm. Thánh Kinh cũng có nói về ngày tận thế và thời điểm ấy chắc không còn xa. Lúc đó, tôi hỏi người kia liệu nhân loại có thể tránh được sự tận diệt không? Người đó nói rằng mọi sự trong vũ trụ đều có thể thay đổi và luôn thay đổi, không có gì bất biến. Không phải Thánh Kinh nói có tận thế thì sẽ xảy ra đúng như thế. Nó có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra. Việc này tùy thuộc vào tâm thức chung của nhân loại. Tâm thức chung này lại phụ thuộc vào sự hiểu biết. Nếu nhân loại đủ hiểu biết để chuyển đổi tâm thức, để cùng nhau thay đổi thì may ra mối thoát được tai họa này.
Farnum dừng lại, suy tư một lúc rồi nói một cách chậm rãi:
– Tôi biết thời gian của tôi sống trên cõi đời này không còn nhiều. Biến cốkỳ lạ vừa qua giúp tôi hiểu rằng khi đã sống đến tuổi bảy mươi sáu thế này thì thời gian là cái không thể lãng phí được. Tôi biết là tôi có thể ra đi bất cứ lúc nào. Đã từng qua thế giới bên kia nên tôi không còn sợ chết nhưng tôi phải sống phần đời còn lại này thật có ý nghĩa để còn có thể gặp lại cha tôi ở cõi bên kia. Nếu tôi cứ tiếp tục sống với những ham muốn vị kỷ thì làm sao tôi được gặp lại cha tôi, người đang sống ở cõi giới của những tâm thức cao cả? Tôi không biết cha tôi và những người kia đã chuẩn bị gì cho tương lai của nhân loại, nhưng tôi muốn được đồng hành cùng ông. Do đó, tôi muốn làm thật nhiều việc hữu ích cho nhân loại trong thời gian hữu hạn còn lại này. Nếu giải pháp cho vấn đề hiện nay là chuyển đổi tâm thức con người thì tôi phải đầu tư vào việc này ngay. Từ đó, tôi cứ mãi suy nghĩ về việc làm sao tạo ra sự thay đổi và chợt nhớ đến công thức của anh. Do đó, tôi đã quyết định lập ra một ngân quỹ với tất cả tài sản của tôi, để hỗ trợ cho những người có thể tạo ra sự thay đổi tâm thức cho toàn thế giới. Đây không phải ngân quỹ từ thiện hay hỗ trợ nghiên cứu khoa học, càng không phải quỹ đầu tư tài chính, mà là một ngân quỹ hỗ trợ cho những giá trị mới, những giá trị giúp cho sự thay đổi đích thực có thể xảy ra. Tôi muốn anh thay mặt tôi quản lý quỹ tài trợ này để vận hành và tài trợ cho những người có thể thực sự tạo nên viễn kiến tương lai hay hành động để chuyển đổi tâm thức, tạo nên khác biệt, nhằm thức tỉnh con người càng nhanh càng tốt.
Đến lúc này, tôi mới hiểu rõ thiện ý của Farnum và lý do tại sao ông muốn gặp tôi tại tư gia mà không có ai khác tham dự. Tôi thật sự xúc động trước những tâm tư của người bạn này. Tuy nhiên, tôi vẫn còn thắc mắc:
– Tại sao anh tin tôi? Tại sao anh không giao cho ai khác?
Farnum mỉm cười vẻ thần bí, rồi thong thả giải thích:
– Không phải vì chúng ta là bạn mà tôi tin anh đâu. Chính người lạ kia đãnói với tôi, trước khi tôi về cõi trần, rằng một người bạn cũ có thể giúp tôi làm việc này.
Tôi ngạc nhiên:
– Một người bạn cũ? Là tôi ư? Ông ấy nói vậy sao?
Farnum gật đầu:
– Lúc đó tôi không hề nghĩ đến anh nhưng rồi khi nhớ đến công thức củaanh, nhớ lại những đức tính của anh, tôi đã cảm thấy ngay anh chính là người có thể giúp được việc này. Anh, chứ không phải một ai khác.
Tôi hỏi tiếp:
– Vậy người lạ kia còn nói gì nữa?
Farnum nói:
– Ông ấy nói rằng hiện nay thế giới đang ở trong giai đoạn hủy hoại và cóthể sẽ bước vào giai đoạn tận diệt. Đây là thời đại mà những điều tốt diễn ra thì ít còn những điều xấu thì tràn lan khắp nơi. Con người ngày càng trở nên ích kỷ, tham lam, ham quyền lực và hung bạo hơn trước. Hiện nay, khắp nơi xảy ra thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, tất cả là để cảnh cáo về sự hủy diệt sắp xảy ra. Thế nhưng mọi người vẫn dửng dưng quan sát, bình luận một cách vô cảm, như thể đó không phải việc của mình, không can hệ gì đến mình. Nhưng vũ trụ luôn có nhân quả. Quả không thể trổ khi không có nhân từ con người sống trên hành tinh này.
Tôi gật đầu, đồng tình với Farnum. Đúng là gần đây, những cơn bão xảy ra thường xuyên hơn, với cường độ ngày càng mạnh, chưa kể cháy rừng dữ dội ở Amazon, Australia, trong khi nhiều quốc gia khác thì xảy ra lụt lội, chết người vô số, lại còn nạn đói, hạn hán, chưa kể những dịch bệnh lạ liên tục xuất hiện…
Farnum nói tiếp:
– Người kia nói đúng, thế giới như căn nhà đang bùng cháy mà con ngườisống trong đó vẫn cảm thấy vô can. Người ta chỉ biết sợ khi tai họa xảy đến với chính mình. Hiện nay, đa số vẫn quy lỗi cho thiên nhiên, đất trời. Họ cho rằng bão tố, sóng thần, lụt lội, núi lửa phun trào, hạn hán, dịch bệnh lạ đều do tự nhiên tạo ra, không phải do con người. Không con người nào có thể tạo ra được động đất hay bão tố được. Logic của mọi người là thế. Họ không hiểu rằng tất cả mọi sự xảy ra trên trái đất này đều tương quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu nghĩ rằng con người không có trách nhiệm gì với những thiên tai đó thì chính là thiếu hiểu biết và vô cảm.
Theo lời kể của Farnum, những điều người lạ ở cõi bên kia nói cũng giống như điều ông Kris đã chia sẻ với tôi về mối tương quan giữa tư tưởng, tâm thức của con người và các biến chuyển vật chất. Các tư tưởng bạo lực, hận thù, ích kỷ có thể gây ra các trận cuồng phong, bão tố. Đây là điều mà chưa mấy ai hiểu và khoa học cũng chưa thể chấp nhận.
Farnum ngừng lại một lát rồi nói tiếp:
– Người đó còn nói, sắp tới, ngoài những thiên tai ghê gớm còn có nhữngnhân tai – tai họa do chính con người gây ra nữa. Ngoài chiến tranh với vũ khí nguyên tử có sức hủy diệt hàng loạt, còn có dịch bệnh do chính con người gây ra bằng vũ khí sinh học, có sức tàn phá ghê gớm hơn nhiều. Không phải chỉ có một dịch bệnh rồi thôi, mà sẽ còn nhiều, hết dịch bệnh này sẽ đến dịch bệnh khác, nguy hiểm hơn bội phần. Khi băng tan ở Bắc cực và Nam cực thì sẽ giải phóng ra những mầm bệnh kinh khủng đã chôn vùi cả triệu năm, phát tán đi khắp địa cầu. Khi nghe đến đó, tôi nghĩ đến dịch bệnh SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) bùng phát vào năm 2002 tại Trung Quốc, lây lan ra toàn thế giới. Trong quá khứ đã có nhiều dịch bệnh xảy ra và các nhà khoa học có thể tìm ra cách chữa, nhưng theo người đó thì những dịch bệnh sắp tới sẽ ghê gớm hơn nhiều, phát xuất từ những chủng virus mới có thể đột biến liên tục và có khả năng lây lan rất nhanh. Nó lan truyền trong không khí, đi khắp thế giới. Hết bệnh này sẽ có dịch bệnh khác, cái đến sau lại ghê gớm hơn cái trước. Không nơi chốn nào trên hành tinh này có thể né tránh được tai họa này. Nó sẽ phá hoại các cơ quan nội tạng của con người, cho nên dù không chết, bệnh nhân cũng sẽ phải chịu đựng những triệu chứng phụ nghiêm trọng, khổ sở suốt đời. Bệnh này tấn công cả người lớn lẫn trẻ con, ngay như trẻ sơ sinh hay thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể mắc và khi sinh ra sẽ chịu khổ sở vì các triệu chứng lạ lùng. Sự hỗn loạn, bất an và xáo trộn sẽ tạo cơ hội cho những kẻ có sẵn tham vọng gây ra chiến tranh để đạt được mục đích. Con người tiếp tục xung đột, tranh giành quyền lực, giết hại lẫn nhau vì lòng tham lam và sân hận quá lớn, không thể dập tắt được. Nếu thiên tai không giết được loài người thì nhân tai cũng sẽ giết, rồi thì chiến tranh quy mô lớn cũng sẽ dự phần vào việc đó.
Tôi cũng chia sẻ với Farnum về chu kỳ “Thành, Trụ, Hoại, Diệt” rằng hiện nay con người đã đi quá xa trên phương diện phát triển tri thức hướng ra bên ngoài, chính điều đó khơi gợi lòng tham lam, sự ích kỷ, gây ra tranh giành, chiếm đoạt, hận thù và rồi dẫn đến chiến tranh. Do đó, nhân loại cần phải phát triển về phương diện thức tỉnh tâm linh để đảo chiều sự tiến bộ của tri thức, thay vì tri thức hướng ra ngoài, ta cần hướng vào bên trong, tìm lại sự quân bình năng lượng tâm thức, nếu không thì khó tránh được sự hủy diệt.
Farnum rất đồng tình với những chia sẻ của tôi. Ông trầm ngâm một chút rồi nói thêm:
– Tôi đã suy nghĩ rất kỹ trước khi đưa ra quyết định này. Tôi muốn đónggóp tất cả những gì mình có, mong có thể góp phần tạo ra cuộc cách mạng chuyển hóa tâm thức cho mọi người. Dĩ nhiên một cá nhân không thể làm được gì. Một nhóm người cũng không đủ lực để thay đổi những việc có thể xảy ra. Đầy là việc chung của toàn thể nhân loại nhưng tôi sẵn sàng khởi xướng và tin rằng sẽ có nhiều người tiếp tục. Tôi biết đây là việc lớn, gần như không thể hoàn thành trong một sớm một chiều nhưng tôi vẫn quyết tâm làm, vì đây là việc khẩn cấp và nhân loại không còn nhiều thời gian. Anh có thể cho đây là một việc điên rồ, nhưng tôi hy vọng có thể góp phần sức lực nhỏ nhoi của mình để thay đổi chút gì đó trên trái đất này.
Tôi cầm chặt tay ông, nói ngay:
– Không đâu! Anh không phải là người duy nhất. Tôi hoàn toàn đồng ý vớihướng anh đi và sẵn sàng hết lòng hỗ trợ anh trong việc này. Chúng ta sẽ hợp lực làm việc với nhau. Tôi biết tương lai sẽ có nhiều biến động rất ghê gớm và thế giới có thể thoát được nguy cơ diệt vong không vẫn là một ẩn số.
Farnum gật đầu:
– Cảm ơn anh. Về việc nhân loại có thoát được nguy cơ diệt vong haykhông, tôi cũng có hỏi người lạ mặt kia. Ông ấy chỉ nói ngắn gọn rằng: “thế giới tương lai chỉ dành cho những người có đức hạnh. Những kẻ hung ác, tàn bạo, ích kỷ sẽ bị loại bỏ. Nếu người lãnh tụ quốc gia có đức hạnh thì quốc gia sẽ tồn tại. Nếu đó là kẻ chuyên chế, bạo tàn, muốn thống lĩnh, muốn chiếm đoạt tất cả thì sớm muộn cũng sẽ mất tất cả, quốc gia đó sẽ bị chia rẽ thành nhiều vùng, bị xóa tên khỏi bản đồ hoặc bị thay thế bằng những quốc gia mới nhỏ hơn”.
Những lời này khiến tôi nghĩ ngay đến những đế quốc từng hùng mạnh như Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, La Mã mà nay chỉ còn hiện diện trong những trang sách sử. Tôi nghĩ về cuộc gặp gỡ với ông Kris và những bài học về luật Nhân quả, rồi không khỏi cảm thán rằng hiện nay không có mấy người hiểu được quy luật vũ trụ này. Không có mấy người hiểu rằng làm ác thì phải gặp quả báo, đã gieo nhân thì ắt gặt quả. Sở dĩ con người gặp hoạn nạn là vì trước đó đã tạo nghiệp ác và đã đến lúc phải trả nghiệp. Lịch sử cũng có ghi chép về những vị hoàng đế vô đạo, độc tài, tàn bạo mà chẳng có ai kéo dài quyền lực được lâu. Hitler lập kế hoạch trăm năm cho chế độ quốc xã của Đức thống trị Âu Châu, nhưng tung hoành chưa được mười năm đã sụp đổ tan tành. Alexander Đại đế dùng vũ lực tạo nên một Đế quốc Hy Lạp vĩ đại nhưng ngắn ngủi – ngay sau khi ông chết, Hy Lạp rơi vào cảnh nội chiến tương tàn, nền văn minh suy thoái.
Cả hai chúng tôi đều chìm đắm trong im lặng suy tưởng. Mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng về tương lai nhân loại. Sau cùng tôi hỏi:
– Tôi rất thán phục anh về việc dùng tài sản của mình để tạo ra ngân quỹgiúp cho sự thay đổi tâm thức nhân loại. Tôi sẽ dốc sức thực hiện cùng anh. Anh muốn ngân quỹ này được đặt tên thế nào và hoạt động ra sao?
Farnum nói một cách chậm rãi:
– Hiện nay, người làm việc thiện cũng có năm bảy kiểu, có người làm việcthiện vì thật tâm hướng thiện nhưng cũng có người vì tham vọng cá nhân, muốn tạo danh tiếng, để tự huyễn hoặc về công lao, địa vị của mình. Tôi muốn tuyệt đối tránh những điều đó. Tôi đã qua thế giới bên kia, tôi đã hiểu sự vô thường của tài sản vật chất và danh vọng hão huyền nên tôi không muốn đưa tên tôi vào ngân quỹ này. Nó phải là ngân quỹ vô danh, do công ty của anh quản lý và điều hành. Đó là lý do mà tôi muốn gặp riêng anh để bàn việc này. Chúng ta làm cùng nhau, ít lâu nữa, khi tôi ra đi, anh tiếp tục điều hành, khi thời gian của anh không còn thì anh hãy đảm bảo công ty của anh vẫn sẽ tiếp tục sứ mệnh này cho đến khi mục đích của nó được hoàn tất.
Đến lúc này, tôi đã thật sự khâm phục người bạn lâu ngày không gặp này. Có thể Famum không biết gì về Karma Yoga nhưng ông đã hành động đúng như thế.
Có thể Farnum cũng không hiểu biết nhiều về luật Nhân quả nhưng ông hành động như người hiểu rõ luật này, ông gieo những nhân tốt một cách khiêm tốn và vô tư lợi. Có thật một người thành đạt, giàu có như ông lại thay đổi hoàn toàn chỉ sau một trải nghiệm cận tử? Hay trong ông vốn dĩ đã luôn có mầm thiện và sự minh triết này?
Farnum nói tiếp:
– Chúng ta đều là những người làm việc liên quan đến tiền bạc. Có bao giờanh đặt câu hỏi tại sao thế giới ngày nay bị chi phối quá nhiều bởi đồng tiền không? Mọi lý thuyết về kinh tế, chính trị, thương mại đều lấy tiền bạc làm trọng tâm, làm mục đích. Quan niệm đề cao đồng tiền đã ăn sâu vào đời sống con người trong thời buổi hiện tại. Từ người lớn đến trẻ nhỏ đều chỉ nghĩ đến kiếm tiền, rồi lòng tham trở nên quá độ lúc nào không hay. Cũng vì đồng tiền, có người sẵn sàng lừa gạt, hãm hại người khác, thậm chí giết người. Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh của công nghệ, còn góp phần khiến con người ngày càng ít đi phần nhân tính. Đồng tiền có sức mạnh của nó, nếu biết sử dụng nó, điều khiển nó chứ không để nó điều khiển mình, thì chúng ta làm được nhiều điều hữu ích. Chúng ta đã có cơ duyên hiểu biết được nhiều hơn về tương lai, ta có thể sử dụng tiền để phục vụ nhân loại.
Farnum ngừng lại nhìn tôi rồi nói:
– Để đi bước đầu, tôi đã quyết định phải thay đổi chính mình trước. Nếumọi người ham muốn gì thì tôi sẽ làm ngược lại, nghĩa là từ bỏ cái ham muốn đó. Nếu mọi người chỉ làm việc để có lợi cho bản thân thì tôi chỉ làm những gì có lợi cho người khác. Tôi sẽ làm những điều không ai muốn làm, chỉ nhận những gì không ai muốn nhận. Tôi đã soạn sẵn một di chúc để lại tất cả tài sản cho ngân quỹ tài trợ cho việc chuyển đổi tâm thức này và anh sẽ là người quản lý.
Những lời nói chân thành của Farnum khiến tôi ngạc nhiên và xúc động mạnh vì nó gợi lại ký ức về kiếp sống tại Atlantis. Khi đó, một vị tu sĩ trong đền thờ Thái Dương đã giảng giải cho tôi nghe những lời này. Nhưng lúc đó tôi không hiểu mà cho rằng đó là suy nghĩ ngu xuẩn, đời sống có bao nhiêu thứ đặc ân mà lại không chịu hưởng thụ. Tôi chăm chú nhìn Farnum và bỗng cảm thấy ở ông có nét gì đó quen thuộc. Tôi nghĩ đến điều ông Kris nói về những người Atlantis đã trở lại trong các kiếp sống khác để học lại những điều họ cần học và áp dụng vào đời sông để tiến hóa lên cảnh giới tâm thức cao hơn. Phải chăng Farnum chính là vị tu sĩ nọ?
Farnum tiếp tục:
– Tôi trăn trở rất nhiều về việc chuyển đổi tương lai nên trong hai năm quatôi đã tiếp xúc với nhiều nhà triết học, nhà khoa học, nhà kinh tế học trên thế giới để học hỏi thêm. Dĩ nhiên, tôi không cho họ biết về mục đích của mình, nhưng tôi đã học hỏi và chuẩn bị cho sự thay đổi sang thế giới quan mới (New Paradigm). Anh có nhớ gì về danh từ này không?
Tôi bật cười:
– Dĩ nhiên tôi nhớ danh từ “Paradigm” bắt nguồn từ chữ “Paradigma” có nghĩa là một hệ thống, khuôn mẫu hay sự tập hợp của những ước lệ đã có sẵn thành quan niệm chung được mọi người chấp nhận. Chúng ta từng đã học về thuật ngữ này trong lớp học về luật đầu tư.
Farnum cũng bật cười theo rồi nói:
– Ngày nay, mọi người vẫn suy nghĩ theo những quan niệm hay thế giớiquan đã được hệ thống hóa. Thật ra quan niệm chỉ là những “cặp kính màu” mà mọi người nhìn ra thế giới bên ngoài. Khi chúng ta chấp nhận quan niệm nào đó, chúng ta bị giới hạn bởi nó. Cái mà chúng ta cho là “Sự thật” thật ra chỉ mang tính tương đối, bởi ta đánh giá nó là sự thật thông qua cặp kính màu của một quan niệm nào đó mà thôi. Một khi chấp nhận quan niệm nào đó rồi, chúng ta không mấy khi đặt câu hỏi về giá trị của nó hay về những tác động nó tạo ra với nhân loại. Mọi người sống và tin tưởng theo quan niệm mà họ đã chấp nhận, những gì không phù hợp với quan niệm này sẽ bị coi là vô giá trị. Khi người ta được thoải mái trong một quan niệm nào đó thì họ không thể nhìn thấy gì khác. Ngày nay; nếu ai nói trái đất là trung tâm của vũ trụ và mặt trời, mặt trăng và mọi hành tinh đều quay quanh trái đất thì chắc ai cũng bật cười vì khoa học đã chứng minh được quan niệm đó là hoàn toàn sai. Tuy nhiên, cách đây vài thế kỷ, bất cứ ai nói rằng mặt trời là trung tâm, còn trái đất và những hành tinh khác đều quay quanh mặt trời thì sẽ bị thiêu sống ngay. Copernicus và Galileo bị ghép tội là phù thủy, là kẻ dị giáo chỉ vì quan niệm của họ quá mới, thời đại của họ không chấp nhận được. Phải mất thời gian rất lâu, với các dữ kiện khoa học cụ thể, người ta mới thay đổi được quan niệm sai lầm kia. Khi quan niệm thay đổi thì con người cũng sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng chuyển hóa là sự thay đổi quan niệm về những giá trị hiện tại dưới cái nhìn mới. Vậy cái nhìn mới là như thế nào?
Farnum mỉm cười, lấy ra một tờ giấy rồi vẽ lên đó một hình vuông, trong đó có chín điểm tròn rồi hỏi:
– Anh có thể vẽ bốn đường thẳng xuyên qua cả chín hình tròn mà khôngnhấc bút lên không?
Câu hỏi thật thú vị. Tôi cầm tờ giấy lên quan sát và suy nghĩ, vẽ trong đầu một số cách thức đi bút nhưng vẫn để sót lại một hình tròn. Sau một lúc suy nghĩ, tôi lắc đầu, đặt tờ giấy xuống, mỉm cười:
– Câu đố thú vị quá. Tôi nghĩ đáp án cũng thú vị không kém. Rất tiếc tôichưa nghĩ ra.
Farnum cũng cười, ông cầm bút lên, dùng đúng bốn đường thẳng xuyên qua chín hình tròn và không cần nhấc bút. Tôi ngạc nhiên vô cùng, vì đáp án quá đơn giản. Tôi bật cười:
– Ồ! Có thế mà tôi không nghĩ ra.
Farnum đã vẽ những đường thẳng như thế này:
Farnum mỉm cười:
– Trước đây, khi lần đầu gặp câu đố này, tôi cũng như anh, cứ tự động mặcđịnh rằng những đường thẳng kia chỉ có thể nằm trong khung vuông bao quanh chín hình tròn thế là không giải được, cái khung này đã giới hạn suy nghĩ của chúng ta, nó tượng trưng cho quan niệm, cho thế giới quan của chúng ta hiện nay. Muốn giải quyết vấn đề, chúng ta phải thay đổi quan niệm bằng một góc nhìn mới, vượt lên trên những lý luận, giả thuyết cũ, những điều chúng ta cho rằng không thể xảy ra. Đó là sự chuyển hóa hay thay đổi quan niệm, chuyển đổi thế giới quan (Paradigm Shift), mà nhà triết học khoa học Thomas Kuhn1 đã nói đến. Tôi tin rằng giải pháp cho nhu cầu của nhân loại không phải điều gì phức tạp hay khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Thực ra nó chỉ là sự giảm bớt các nhu cầu, đòi hỏi, lòng tham, ham muốn sở hữu và tiêu thụ, để cùng nhau giải quyết các việc chung của nhân loại như bảo vệ môi sinh, tiêu trừ bệnh tật. Nền kinh tế hiện nay vốn theo mô hình được đề xướng từ thế kỷ trước, chủ trương khuyến khích tiêu thụ, giúp các xưởng máy sản xuất vận hành và tạo ra việc làm cho mọi người. Mô hình này dựa trên nguyên tắc cung và cầu. Dựa vào nhu cầu tiêu thụ để xây dựng kinh tế và tạo ra việc làm. Mọi người càng tiêu thụ, xưởng sản xuất càng phát triển, tạo ra nhiều việc làm hơn. Dân chúng có việc làm, kiếm ra tiền thì sẽ tiêu thụ nhiều hơn và kinh tế theo đó phát triển lớn mạnh. Nhưng mô hình này đã gây ra nhiều hậu quả tai hại trong môi sinh và xã hội. Bất chấp sự phát triển kinh tế, sự bất mãn của con người với đời sống vật chất vẫn ngày càng tăng, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn, trái đất thì ngày càng nóng lên, thiên tai cũng gia tăng cường độ, nỗi ám ảnh chiến tranh và vũ khí nguyên tử ngày một đe dọa nhân loại hơn. Trước đây chỉ có một số cường quốc có vũ khí nguyên tử, nhưng ngày nay các nước nhỏ cũng chạy đua vũ trang, nghiên cứu vũ khí nguyên tử, khiến nguy cơ chiến tranh ngày một lớn. Chỉ một biến cố nhỏ hay một lãnh tụ điên rồ, tùy hứng cũng có thể tận diệt cả thế giới. Do đó, người ta lại nghiên cứu một loại vũ khí khác, loại có thể tiêu diệt con người nhưng không phá hủy thế giới, vậy là vũ khí sinh học được bí mật nghiên cứu. Chỉ một loại vi trùng được cấy ghép, thay đổi yếu tố di truyền để trở nên nguy hiểm và lây lan thật nhanh là có thể khuynh đảo thế giới. Đó là chiến tranh sinh học. Thế giới ngày nay đúng thật là ngôi nhà đang cháy mà con người trong đó vẫn vô tư không biết, không quan tâm lo lắng gì. Vì vậy, chúng ta cần một mô hình thực tế cho tương lai, hay viễn cảnh cho nhân loại. Khi số đông đã bất mãn với đời sống hiện tại và nhìn thấy viễn cảnh tương lai tốt đẹp hơn thì yếu tố duy nhất còn lại chỉ là hành động, công thức về sự thay đổi của anh có thể áp dụng được cho tương lai là vậy.
Tôi trầm ngâm:
– Nhưng vấn đề chúng ta đang đề cập là vô cùng phức tạp, liệu một côngthức quá đơn giản như vậy có giải quyết được không?
Farnum chậm rãi trả lời:
– Tôi đã đến gặp nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế học, cả các nhà lý luận đểlấy thêm ý kiến về việc thay đổi quan niệm. Chắc anh cũng thấy trong mấy thế kỷ qua phần lớn những phát minh khoa học đều dựa vào quan niệm vật lý của Isaac Newton, rằng “Vũ trụ vận hành theo các định luật toán học”, quan điểm được trình bày qua bộ sách kinh điển của ông: Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Nguyên tắc toán học trong vạn vật).
Newton khẳng định vũ trụ là một bộ máy hoàn hảo vận hành theo những định luật khoa học và mọi thứ đều có thể phân tích, chứng minh bằng lý luận của toán học. Từ quan niệm này mà nền khoa học thực nghiệm phát triển lớn mạnh, phát minh ra rất nhiều công cụ tối tân, phục vụ cho con người. Phần lớn các lý thuyết về chính trị, kinh tế, xã hội, thương mại ngày nay đều chịu ảnh hưởng của quan niệm duy lý này. Trong thế kỷ vừa qua, khoa học đã thống trị đời sống nhân loại. Tất cả những gì ngược với khoa học hay không thể chứng minh đều bị gọi là vô lý và được dán nhãn phản khoa học. Do đó, nhân loại lại chịu sự thống trị của quan niệm duy lý cũng không khác gì những quan niệm tôn giáo độc tôn trong thời Trung cổ.
Tuy nhiên, theo đà phát triển của khoa học, một số nhà khoa học bắt đầu nhận thấy có những hiện tượng xảy ra mà không thể giải thích bằng toán học được. Sau một thời gian tìm kiếm câu trả lời nhưng vô vọng, đa số nhà khoa học phủ nhận những hiện tượng này, vì cái gì không hợp với quan niệm chung thì không thể hiện hữu. Đầu thế kỷ 20, thuyết tương đối của Albert Einstein đã đưa ra quan niệm mới, một câu trả lời hợp lý cho những hiện tượng mà quan niệm của Newton không thể chứng minh. Chính Einstein đã nói: “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng chính những tư duy đã tạo ra vấn đề đó”. Chúng ta phải thoát ra khỏi cái hộp (Thinking Out of the Box), suy nghĩ theo cách khác đi, vượt khỏi khuôn khổ, mới mong tìm ra được giải pháp.
Trong trí nhớ của tôi, Famum luôn là một người thông minh, học rộng hiểu nhiều, có điều tôi không biết ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực như thế. Có thể sau trải nghiệm cận tử, ông đã học hỏi, đọc nhiều sách vở hơn để bổ túc cho kiến thức của mình. Tôi suy nghĩ một chút về những điều ông vừa nói, rồi trả lời:
– Ngày nay, người đưa ra quan niệm mới có thể không còn bị ghép tội là dịgiáo hay phù thủy như xưa, nhưng cũng chỉ nhận được sự thờ ơ của quần chúng vì họ chưa hiểu hay chưa thể chấp nhận. Đây chính là yếu tố “R” trong công thức, là sự kháng cự, trở lực, không muốn thay đổi. Đó cũng là lý do Copernicus và Galileo từng bị lên án, xử tội. Những kẻ bảo thủ khi đó đã kháng cự sự thay đổi. Einstein là trường hợp ngoại lệ. Không những ông đưa ra quan niệm mới, mà chứng minh được nó rõ ràng, không ai có thể phản đối được, ông là người tiên phong trong việc thay đổi quan niệm rằng khoa học không phải là chân lý tuyệt đối. Ngày nay với sự tiến bộ thần tốc của công nghệ và máy điện toán, những giá trị mới, quan niệm mới cũng được số đông chấp nhận nhanh hơn so với thế kỷ trước.
Farnum gật đầu, nói tiếp:
– Đúng vậy. Có lẽ anh cũng đồng ý rằng sự thay đổi là điều hiển nhiênnhưng nó xảy ra như thế nào thì còn tùy thuộc vào viễn cảnh tương lai hay mô hình xã hội mà một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu đang khởi xướng. Tương lai nhân loại không thể nằm trong tay một cá nhân, một chính thể hay quốc gia nào đó, tương lai phụ thuộc vào tất cả mọi người, vì tất cả chúng ta đều là thành phần trong đó. Thế giới tương lai sẽ không dựa trên lý thuyết về quốc gia, chủng tộc, giai cấp hay ý thức hệ nào, vì tất cả mọi sự đều liên quan chặt chẽ với nhau như một mạng lưới khổng lồ. Một sự thay đổi nhỏ ở chỗ này có thể ảnh hưởng đến tất cả chỗ khác.
Điều Farnum vừa nói cũng tương tự như hiệu ứng cánh bướm mà khi xưa Hòa thượng Thánh Nghiêm đã đề cập. Một con bướm nhỏ đập cánh, tạo ra rung động mong manh cũng có thể cộng hưởng, gây ra một trận cuồng phong dữ dội. Lúc đó, tôi và phi hành gia Mitchell đã thảo luận tâm đắc về việc này, thật hay là bây giờ đã có nhiều người cũng có góc nhìn và niềm tin tương tự.
Farnum nói thêm:
– Lịch sử ghi nhận sự thay đổi thường bắt đầu với các anh hùng hay vĩ nhânmang lại trật tự cho xã hội. Tuy nhiên, tác giả Joel Barker khẳng định trong Discovering the Future (Khám phá tương lai) xuất bản năm 1988 rằng tương lai sẽ không còn các anh hùng cá nhân hay vĩ nhân tạo thời thế nữa. Thời của các anh hùng đã qua lâu rồi, tương lai sẽ có hàng triệu người có cùng quan niệm về đời sống mới. Họ sẽ đòi hỏi sự thay đổi và không chấp nhận những quan niệm lỗi thời, lạc hậu, không còn giá trị nữa.
Điều này cũng không khác điều trước đây ông Kris đã nói, rằng trong tương lai sẽ có rất nhiều người có trình độ hiểu biết xuất hiện giúp đỡ, chuyển đổi tâm thức cho nhân loại. Tôi thảo luận với Farnum về những thách thức của sứ mệnh này:
– Việc này nói thì dễ nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề lắm. Sự chiarẽ và tinh thần quốc gia cực đoan vẫn rất mạnh, để cả triệu người có thể đồng chí hướng, chung một quan niệm thì phải trải qua một hành trình dài và chông gai.
Farnum mỉm cười nói:
– Anh nghĩ sao về suy nghĩ của Marshall McLuhan trong cuốn Understanding Media (Tìm hiểu truyền thông)? Ông ấy viết rằng tương lai sẽ không còn biên giới giữa các quốc gia nữa vì tất cả mọi nước đều được kết nối bởi hệ thống truyền thông. Mọi người có thể liên lạc, chia sẻ quan niệm riêng của họ với nhau, cho dù nó có thể khác những quan niệm đã được công nhận. Đây là một cuốn sách xuất bản năm 1964, khi máy điện toán còn rất thô sơ và Internet chưa ra đời.
Tôi lắc đầu:
– Tôi chưa đọc tác phẩm của McLuhan. Có thật là ông ấy đã tiên đoán nhưvậy không?
Farnum nói tiếp:
– Có những người tiên đoán khá chính xác về tương lai nhân loại. Họkhông phải kiểu thầy bói nói bừa bằng tưởng tượng đâu. Họ là những giáo sư đại học danh tiếng, nghiên cứu tương lai dựa vào các dữ kiện khoa học. McLuhan nói rằng quan niệm về một tương lai như thế của nhân loại đã có từ lâu nhưng phải chờ đến khi khoa học kỹ thuật phát triển đến mức nào đó thì mới có thể biến nó thành sự thật, ông viết rằng trong tương lai, toàn thế giới sẽ được kết nối bởi mạng lưới truyền thông nên việc gì xảy ra ở nơi nào, dù hoang vu đến đâu, cũng được phổ biến ngay và truyền đi khắp thế giới. Con người sẽ không còn bị ngăn cách bởi không gian hay thành kiến nữa mà trở nên gần gũi với nhau hơn, vì sự chia sẻ đưa đến sự cảm thông và thấu hiểu. Theo thời gian, các mối thù hận, mưu mô, sợ hãi, bất đồng sinh phản kháng, sẽ dần phai nhạt, rồi triệt tiêu, đưa đến sự hợp tác để xây dựng một thế giới trong đó mọi người đều có thể chung sống hòa bình với nhau, thế giới mà ông đặt tên là “Ngôi làng thế giới” trong đó mọi “dân làng” đều sống hòa thuận, yên bình trong một trật tự chung. Trong tương lai đó, một nền giáo dục lan tỏa các giá trị này sẽ góp phần kết nối mọi người với nhau. Cần nhấn mạnh rằng McLuhan đã viết những điều này khi mà Internet còn chưa ra đời. Dĩ nhiên, thời điểm đó mọi người đều cho rằng McLuhan ngây thơ, lạc quan tếu. Một số người chỉ trích quan niệm này vì cho rằng đời sống văn minh phức tạp khi đó đã khiến con người trở nên ích kỷ, hung bạo, đa nghi, sợ hãi nhiều hơn. Họ không thể tin cậy lẫn nhau thì làm sao sống chung trong sự hòa hợp được. Viễn cảnh đó chỉ có thể nằm trong tưởng tượng. Người khác nói rằng con người đã quá quen thuộc với sự lừa bịp của các quảng cáo thương mại, hay thói bóp méo sự thật của truyền thông nên không thể tin tưởng nhau và xây dựng thế giới như thế được.
Tôi gật đầu:
– Truyền thông quả thật là con dao hai lưỡi. Tùy vào thế lực kiểm soát nómà nó có thể đúng và cũng có thể sai, nó có thể phô bày sự thật cũng có thể tuyên truyền những điều giả dối.
Farnum nói thêm:
– Khi đó, McLuhan đã đáp trả những lời chỉ trích bằng một loạt bài viết màđã tạo nên một cuộc tranh luận khá gay gắt. Ông cho rằng suy nghĩ như thế là xem thường sự hiểu biết của con người. Con người của thế hệ tương lai sẽ biết nhận xét và có sự hiểu biết rộng rãi hơn rất nhiều. Không dễ gì lừa bịp hay kiểm soát họ được, ông đưa ra khái niệm về một hiện tượng gọi là “Bùng nổ thông tin nội chấn” (Implosion of Information.) vì qua mạng lưới kết nối triệu triệu người này, thế giới sẽ tràn ngập dữ kiện và các quan niệm mới lạ. Ông cho rằng, theo lẽ tự nhiên lúc đầu sẽ có dữ kiện đúng và cũng có dữ kiện sai, nhưng sau thời gian gạn lọc, những dữ liệu vô giá trị sẽ bị loại bỏ vì con người rất thông minh, sẽ biết lựa chọn, ông ấy còn tiên đoán trong tương lai sẽ có hàng triệu phát minh tân tiên xuất hiện, giúp mọi người tự do liên lạc với nhau. Tuy nhiên, ông cũng đặt câu hỏi khi có đầy đủ các tin tức và dữ kiện như thế, liệu con người có thể đi đến quyết định đúng đắn không? Liệu họ có đủ thông minh để tạo ra những nhận xét chính xác không? Hay phải chờ thêm thời gian nữa khi nhân loại trưởng thành và hiểu biết hơn? Dẫu thế nào, ông khẳng định, trước sau gì thì kỹ thuật truyền thông cũng giúp mọi người có thể “Tìm thấy nhau, gặp gỡ nhau, chia sẻ với nhau” và thế giới sẽ bừng lên một sức sống mạnh mẽ với nhiều tư tưởng mới lạ, khác hẳn khi trước.
Chúng ta có thể không phải là những người hùng nhưng chúng ta vẫn có khả năng góp phần vào công cuộc cứu lấy những người xung quanh ta, cứu lấy thế giới này. Tất cả chúng ta đều phải bắt đầu chuyển đổi tâm thức, chia sẻ, lan tỏa nhận thức mới, yêu thương, hàn gắn và chữa lành. Trong giai đoạn này, chỉ khi hết lòng hành thiện như vậy, nhân loại mới có thể có một tương lai tươi sáng.
Nghĩ tới lời ông Kris, tôi gật đầu:
– Một người bạn cũng từng chia sẻ với tôi rằng trong tương lai sẽ có rấtđông người có trình độ hiểu biết thâm sâu xuất hiện giúp đỡ, chuyển đổi tâm thức cho nhân loại. Theo thời gian, số người này ngày càng đông, tạo ra được những động lực có thể thay đổi xã hội. Tuy nhiên, sự thay đổi xảy ra rất chậm vì nhiệm vụ của họ chỉ là thúc đẩy nhân loại chuyển đổi tâm thức để học hỏi và phát triển chứ không phải làm gì to lớn vĩ đại.
Farnum mỉm cười, gật đầu:
– Bạn anh nói đúng lắm. Tương lai mà McLuhan dự đoán mối chỉ xảy ramột phần. Lúc đó McLuhan tiên đoán rằng những quan niệm lỗi thời sẽ sụp đổ một cách nhanh chóng, vì tương lai cần một ý thức mới, một quan niệm mới để đem lại hạnh phúc cho tất cả. Tuy nhiên, ngày nay đã có Internet, mọi người có thể liên lạc không giới hạn, nhưng con người lại thiếu liên kết hơn bao giờ hết. Và họ có thông cảm nhau không? Họ có biết gạn lọc những tin tức và dữ kiện để tìm ra một hướng đi chung hay không? Họ có thể cùng nhau hợp tác để xây dựng một “ngôi làng thế giới” như McLuhan tiên đoán không?
Tôi trầm ngâm:
– Đúng là xã hội ngày nay đã tiến bộ vượt bậc nhờ công nghệ, nhưng vẫnkhông đạt đến tương lai toàn mỹ kia được, có lẽ là vì mọi sự thay đổi phải bắt nguồn từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Tiến bộ khoa học là sự thay đổi bên ngoài, nó không mang lại kết quả là vì trong tâm thức con người vẫn còn đầy những tham lam, ích kỷ, sân hận, thù oán, bạo động.
Famum chăm chú nhìn tôi rồi nói:
– Tôi biết tôi không tìm sai người để chia sẻ mà. Anh quả là có những hiểubiết sâu sắc về viễn cảnh tương lai, có một triết gia khác cũng đưa ra cái nhìn của mình, nhưng vối căn cứ khác. Năm 1963, trong cuốn Island (Hải đảo) của mình, triết gia, tiểu thuyết gia Aldous Huxley viết về một xã hội lý tưởng được xây dựng trên nền tảng “đại gia đình”, nơi mà mọi người sống thân thiện, quây quần, giúp đỡ và hướng dẫn nhau như trong một gia đình. Đó là một xã hội mà trẻ con được giáo dục qua hành động chứ không phải chỉ bằng từ chương2. Thay vì phải học theo hệ thống gò ép với quy luật chặt chẽ, thì trẻ sẽ được hướng dẫn để mở mang trí tưởng tượng phong phú, thuận theo tự nhiên. Trong xã hội này, thay vì chữa bệnh bằng công cụ khoa học thì người ta dùng sức mạnh của tư tưởng, bằng một sự phối hợp giữa tâm và thân. Xã hội tương lai này sẽ xây dựng trên tình thương khi sự áp chế bằng luật pháp bị thay thế bằng sự hiểu biết và trách nhiệm.
Tôi lên tiếng:
– Tôi có đọc vài quyển sách của Aldous Huxley, như cuốn Brave New World (Thế giới mới tươi đẹp) nhưng cuốn anh vừa nhắc thì tôi chưa biết đến.
Farnum gật đầu, nói:
– So với hơn năm chục cuốn sách đã tạo nên tên tuổi cho Aldous Huxley,từ Brave New World đến The Doors of Perception (của vào nhận thức) thì cuốn Island không nổi tiếng lắm, mặc dù đây là cuốn sách cuối cùng của Huxley. Tác giả đã dụng tâm mô tả một thế giới mà ông tin rằng sẽ xảy ra trong tương lai. Huxley lên án nền văn minh tiến bộ thiên về sự hưởng thụ của Tây phương đã đưa con người vào một đời sống bất công, với các thảm cảnh bóc lột tàn nhẫn và ông tin rằng giải pháp là truyền thông tâm linh của văn hóa Đông phương. Ông mượn lời nhân vật chính trong cuốn sách, bác sĩ MacPhail, để gửi gắm tâm sự: “Chúng ta phải gạn lọc lấy tinh hoa của cả hai nền văn hóa, Đông và Tây, của những gì cổ kính và những gì cấp tiến, của nhân văn và văn minh. Thế giới này tuy đã được tìm ra nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng đang chờ đợi được khám phá”.
Nếu để ý anh sẽ thấy trong thời gian gần đây, văn chương, âm nhạc, nghệ thuật đã bắt đầu thay đổi, vì người ta đã thấy sự ngông cuồng của khoa học kỹ thuật và các lý thuyết phi nhân đã đem lại hậu quả tai hại, khiến con người trở nên bơ vơ, lạc lõng, xa cách nhau. Một số người trẻ đã dần thay đổi thái độ sống. Thay vì bi quan hay chán nản với đời sống quay cuồng, họ tìm về cuộc sống thoải mái với thiên nhiên. Những người này chịu ảnh hưởng của Ralph Emerson, Henry Thoreau, Amos Bronson Alcott, hay Margaret Fuller. Nhà văn Jean-Francois Revel đã viết trong cuốn Without Marx and Jesus (Khi không có Marx hay Jesus) rằng thế hệ trẻ đang thay đổi cục diện thế giới bằng đường lối suy nghĩ khác hẳn những quan niệm trước đó. ông gọi đó là những con người mới (Homo Novus3). Những con người này cũng xuất hiện rải rác trong các tác phẩm của Hermann Hesse như những con người lý tưởng, biết tìm những giá trị vĩnh hằng cho tương lai bằng việc tự biết mình. Tư tưởng gia Marilyn Ferguson viết trong bài xã luận The movement that has no name (Phong trào không tên) vào năm 1976 về một phong trào được thành lập âm thầm bởi những cá nhân sống tại những quốc gia khác nhau nhưng chia sẻ một viễn cảnh chung. Họ tin rằng sự đổi thay bắt đầu bằng sự chuyển hóa nội tâm của chính họ, trước khi có thể thay đổi người khác. Thay vì đòi hỏi xã hội phải thay đổi thì họ tin rằng chính đời sống cá nhân của họ sẽ phản ánh sự đổi thay trong xã hội và theo thời gian sẽ biến đổi thế giới. Khi bị dư luận chỉ trích là không thực tế và viễn tưởng, tác giả trả lời trên một cuộc phỏng vấn truyền hình rằng: “người ta có thể bi quan hay lạc quan và chúng tôi chọn sự lạc quan vì đó là thái độ cần thiết để sống trong thời buổi đầy biến động này. Có thể có người đồng ý với tuyên bố của Albert Camus, rằng: “Chỉ có một vấn đề triết học thật sự nghiêm túc: đó là sự tự sát” để đánh giá cuộc đời đáng sống hay không đáng sống, còn chúng tôi, chúng tôi luôn lựa chọn sự sống”.
Tôi gật gù khâm phục:
– Anh đọc nhiều sách thật đấy.
Farnum cười, thong thả nói:
– Trong hai năm qua tôi đã dành trọn thời giờ để đọc sách và nghiên cứu vềsự thay đổi có thể xảy ra trong tương lai. Tôi nhận thấy những tác phẩm văn chương của thế kỷ 20 phần lớn đều đề cập đến sự tuyệt vọng, chán nản, bất mãn, đặc biệt là mất niềm tin. Dĩ nhiên làm sao người ta có thể lạc quan khi thế giới đang ở trong một lò lửa, khi súng đạn và bạo lực trở thành luật lệ, khi quyền lực và áp chế trở thành chính sách, khi xâm lược và chiếm đoạt là đường lối, khi tiền bạc là mục đích và thành công là đích đến, khi cạnh tranh, giành giật là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên cũng có một tín hiệu đáng mừng. Theo thống kê gần đây của các nhà xuất bản lớn tại Hoa Kỳ thì khuynh hướng đọc sách của mọi người đã thay đổi. Nhiều người tìm đọc các loại sách về lịch sử, tôn giáo, nhất là sách về thiền hay về những điều thanh cao. Việc này cho thấy xu hướng bi quan, yếm thế của thế kỷ 20 đang bị đào thải. Khi con người thay đổi tâm hồn, họ sẽ thay đổi quan niệm và khi quan niệm thay đổi xã hội cũng sẽ thay đổi.
Tôi gật đầu:
– Thật trùng hợp, cách đây không lâu, một người bạn cũng chia sẻ với tôirằng ông ấy nghĩ tương lai sẽ là thời của các văn sĩ, nghệ sĩ, những người có sức sáng tạo mạnh mẽ trong địa hạt văn chương, nghệ thuật. Những tác phẩm của họ sẽ phản ánh lòng từ ái, sự hiểu biết, sự sáng tạo, tôn vinh những cái đẹp của thiên nhiên và ảnh hưởng nhân loại trên bình diện tư tưởng và tình cảm. Tôi hoàn toàn đồng ý, điều gì phát sinh từ tâm thức thanh cao đều có sức cảm hóa mạnh mẽ, thâm nhập vào tâm hồn con người và tạo ra sự thay đổi.
Farnum gật đầu tỏ vẻ tâm đắc rồi nói thêm:
– Nhà tâm lý William James đã viết: “Trong các sinh vật, chỉ có con ngườilà có thể thay đổi số phận của mình. Con người có sự tự do và cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà họ có thể thực hiện chính là thay đổi tư duy bên trong, nhờ đó họ có thể thay đổi thái độ của mình với đời sống bên ngoài”. Do đó tôi hy vọng chúng ta có thể đem lại cho thế hệ sau những lý do chính đáng để tin tưởng vào tình người, để giải quyết vấn đề và khôi phục lại trái đất của chúng ta.
Thời gian còn lại của cuộc gặp mặt hôm đó, tôi và Farnum tiếp tục bàn về những gì quỹ tài trợ có thể làm được, những đối tượng nào cần đến chúng tôi và chúng tôi sẽ làm gì để giúp họ. Chuyển hóa tâm thức nhân loại là một hành trình dài và gian nan, cần đến rất nhiều người khởi xướng và lan tỏa. Chúng tôi tình nguyện đứng phía sau hỗ trợ cho mọi hoạt động của họ, để một thành mười, mười thành trăm, rồi triệu triệu con người có thể thay đổi, rồi tương lai, tự khắc cũng được thay đổi.
***
Trong mỗi trăn trở về tương lai nhân loại, tại một buổi nói chuyện để duyệt lại phần ghi chép của tôi, Thomas có hỏi ý kiến tôi về những người trẻ đang khởi nghiệp về công nghệ tại Thung lũng Silicon. Tôi cho ông biết, theo quan sát của tôi, chỉ một số rất ít người khởi nghiệp là vì muốn tạo ra sự khác biệt hay vì niềm đam mê sáng tạo, còn phần lớn là chỉ tìm cách kiếm được nhiều tiền. Nhiều người vẫn tin rằng có nhiều tiền là có hạnh phúc.
Thomas nói rằng ông rất hiểu, vì chính ông trước đây cũng tin rằng làm giàu là mục đích quan trọng của cuộc đời. Nhưng qua những trải nghiệm tiền kiếp và tiếp xúc với những người như ông Kris và Farnum, ông đã thay đổi quan niệm và coi mục đích phần đời còn lại là làm những việc giúp ích cho người khác. Ông nói rằng Farnum cũng thế. Thomas nhấn mạnh: “Làm người ai rồi cũng sẽ chết, nhưng khi nào chết là điều không ai biết trước được. Do đó, chúng ta phải biết nhìn lại và điều chỉnh cách sống, sống như thế nào để không uổng phí một kiếp người. Cho dù có tiền rừng bạc biển, có công danh phú quý bao nhiêu thì sau cùng cũng chỉ là phù du, không ai mang theo những thứ đó được. Cái duy nhất sẽ đi theo chúng ta là những cái “nhân” cả tốt lẫn xấu, mà chúng ta đã gieo, đợi đến ngày gặt “quả” Trí thức Tây phương chúng ta trước giờ không nói đến việc này, nên ít ai ý thức được. Dù khoa học đã nói về “động lực” và “phản lực” nhưng cũng chỉ trong phạm vi vật lý chứ không phải trong cuộc sống. Do đó, vấn đề cần thiết là làm sao chỉ rõ và cảnh tỉnh cho mọi người về luật Nhân quả thì may ra thế giới mới có thể khác đi và tươi sáng hơn được”.
Nói về tương lai nhân loại, Thomas cũng nhấn mạnh nỗi lo con người bị chia cắt, cô độc bởi công nghệ. Sự phát triển quá nhanh của công nghệ và sự lạm dụng sản phẩm công nghệ đã khiến con người bị mê hoặc, cô lập khỏi thế giới thật, mất đi sự kết nối giữa con người và con người. Chúng ta thấy trên đường, bên xe đầy những con người vừa di chuyển vừa dán mắt vào màn hình điện thoại, trong quán cà phê hay chốn công cộng, người ta chuyện trò với nhau thì ít mà tương tác với đồ chơi công nghệ thì nhiều. Trong những gia đình, vợ chồng, con cái có những lúc ngồi bên nhau nhưng mỗi người một chiếc điện thoại, chẳng buồn để tâm đến nhau và đánh mất những kết nối gia đình thiêng liêng. Công nghệ đã dựng lên những bức tường ngăn cách vô hình giữa con người, khiên sự kết nối nhân tính và thẩm mỹ, văn hóa đại chúng xuống dốc. Thời gian sống của chúng ta đã san sẻ cho chiếc màn hình bé nhỏ đó quá nhiều mà quên đi một thế giới rộng lớn đang hiện hữu. Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều thứ, đánh mất nhiều thứ, trong đó đáng tiếc nhất chính là những cảm xúc tự nhiên, những kết nối yêu thương. Tình người là nền tảng cho văn minh nhân loại, nay đang dần mất đi trong mỗi con người…
Thomas cũng hỏi ý kiến của tôi về vai trò của trí thông minh nhân tạo (Irtificial Intelligence) trong tương lai. Đây là một chủ đề chúng tôi từng trao đổi sâu trước đây, nay ông muốn bổ sung thêm góc nhìn cho tương lai. Là giáo sư chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn này, tôi có thể tiên đoán rằng khoảng mười năm nữa máy tính có thể tính nhanh gấp một tỷ lần đầu óc của con người, vào lúc đó, phần lớn xe hơi chạy trên đường đều là xe không người lái và hầu hết các dịch vụ buôn bán, thương mại và phục vụ con người sẽ do robot đảm đương. Ngay như tin tức truyền hình, báo chí, và thậm chí cả văn chương cũng sẽ được thực hiện bởi những máy điện toán siêu thông minh. Trong phòng thí nghiệm của tôi tại Đại học Carnegie Mellon, các chương trình điện toán thông minh đã nhận tin tức về bóng đá, bóng rổ rồi viết lại thành những bài phóng sự thể thao mà không hề có bàn tay khối óc người nào đụng đến. Một chương trình khác đã có thể làm thơ và khi tôi đưa bài thơ đó cho một giáo sư khá nổi tiếng về văn chương xem, ông đọc xong và không thể tin đó là bài thơ do robot viết ra.
Áp dụng công nghệ thông minh giúp các quốc gia phát triển nhanh hơn nhưng không mấy ai nhìn xa thấy được sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã đẩy hàng triệu người vào cảnh thất nghiệp. Bên cạnh hào quang của những người khởi nghiệp thành công, là biết bao nhiêu người khởi nghiệp thất bại và bao nhiêu công nhân mất việc vì hãng xưởng của họ đã được tự động hóa. Suy cho cùng, robot có thể thông minh Intelligence nhưng không thể có được trí tuệ uyên bác thực sự (Wisdom) – thông minh và trí tuệ khác nhau rất xa. Quá đề cao hay phụ thuộc vào robot sẽ khiến con người ngày càng kém phát triển.
Tôi không lên án công nghệ nhưng tôi muốn đưa ra một lời cảnh cáo rằng công nghệ không phải là giải pháp cho tất cả, chúng ta cần sử dụng công nghệ vối sự sáng suốt và tình nhân ái. Trong mọi sự tính toán cần có yếu tố nhân văn vì chúng ta là con người, chúng ta có tình thương yêu, biết tha thứ, biết bổn phận và trách nhiệm cũng như hàng trăm đức hạnh khác cần có của con người. Máy móc dù thông minh đến đâu cũng không thể làm việc đó được, cho nên, vấn đề không phải là công nghệ, mà là chúng ta áp dụng công nghệ như thế nào. Tại sao chúng ta lại để cho máy móc thay thế khả năng suy nghĩ, ứng xử của con người? Tại sao chúng ta lại để cho máy móc quyết định thay mình? Tại sao chúng ta để cho điện thoại thông minh và các ứng dụng kết nối con người thay vì gặp gỡ và thông cảm với nhau? Công nghệ thông minh có thể giúp con người liên lạc nhanh chóng nhưng trớ trêu thay, chính nó lại tạo ra sự xa cách, chưa kể đến yếu tố trục lợi, khai thác thông tin cá nhân người sử dụng.
Tỷ phú Elon Musk đã cảnh báo rằng sự phát triển quá đà của nền công nghệ trí thông minh nhân tạo đang “mời gọi quỷ ma đến với loài người” Nhà khoa học Stephen Hawking cũng cảnh cáo rằng trí thông minh nhân tạo có thể đưa đến sự diệt vong của nhân loại. Theo tôi, tất cả những kỹ thuật dù thông minh tới tận đâu cũng không thể giúp chúng ta có được trí tuệ thật sự được. Trí tuệ là sự chuyển hóa vô cùng tinh tế bên trong, thông qua quá trình công phu tu tập.
Thomas và tôi tiếp tục thảo luận về cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức mà nhân loại nhất định phải trải qua để cứu vãn sự sống của chính mình và của hành tinh này. Tôi chia sẻ với Thomas:
– Tôi nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra với chúng ta đều không phải là ngẫunhiên, từ cuộc gặp gỡ với Hòa thượng Thánh Nghiêm ở Đài Bắc, mối quan hệ nhân duyên của ông vối Kris, đến sự kết nối bất ngờ của ông với Famum và ngay cả việc tôi đang ngồi đây ghi chép lại những câu chuyện của ông, tất cả đều được sắp đặt vì một mục đích, sứ mệnh nào đó.
Thomas gật đầu, vẻ trầm tư như đang chìm đắm trong dòng suy tưởng, rồi nói tiếp:
– Tôi cũng nghĩ như anh, chúng ta đều có những sứ mệnh riêng trong sự sắpxếp này. Trên đường trở về New York, tôi suy nghĩ rất nhiều về những điều Farnum nói, về trọng trách nặng nề mà ông ấy đã giao phó cho tôi. Chúng ta có thể không phải là những người hùng nhưng chúng ta vẫn có khả năng góp phần vào công cuộc cứu lấy những người xung quanh ta, cứu lấy thế giới này. Tất cả chúng ta đều phải bắt đầu chuyển đổi tâm thức, chia sẻ, lan tỏa nhận thức mới, yêu thương, hàn gắn và chữa lành. Trong giai đoạn biến động đặc biệt này, chỉ khi hết lòng hành thiện như vậy, nhân loại mới có thể có được một tương lai tươi sáng hơn.
Tôi bước tới cửa sổ và nhìn ra bầu trời đang chìm dần vào đêm tối với dòng suy nghĩ miên man. Liệu nhân loại có thể vượt qua được giai đoạn bão tố sắp tới không? Thế giới rồi sẽ ra sao, có thể cứu vãn được không? Thomas từng nói mỗi chúng ta đều có thể là những cánh bướm rung động mong manh, cùng tạo nên những trận cuồng phong mãnh liệt để thức tỉnh con người, vậy chúng tôi chỉ có thể làm hết sức mình để lan tỏa cuộc cách mạng chuyên hóa tâm thức này.
Tôi lặng người đi một hồi lâu trong suy tưởng, còn Thomas thì im lặng nhìn vào bức tranh Hy Lạp cổ đại đang tỏa sáng trên tường.
Tôi phá vỡ sự im lặng:
– Nếu như thế giới này đang đứng trước những hiểm họa lớn thì liệu cuộccách mạng chuyển đổi tâm thức có còn kịp diễn ra không, khi mà những khủng hoảng dường như đang đồng loạt xảy ra ở khắp nơi, thiên tai ngày một khủng khiếp hơn, dịch bệnh đang trở thành bóng ma hủy diệt mạng sống con người, tàn phá nền kinh tế, chia rẽ con người?
Thomas quay lại nhìn tôi, giọng trầm xuống:
– Không cần phải là nhà tiên tri thì bất cứ ai cũng có thể thấy những taiương đang ập đến hành tính này mỗi lúc một dồn dập hơn và thật khó lý giải. Sóng thần, động đất, bão tuyết, khô hạn, lũ lụt, cháy rừng, đại dương nhiễm độc, băng tan ở hai đầu cực, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, những chia rẽ, bạo lực, xung đột… ngày càng khốc liệt hơn. Cuộc cách mạng chuyển đổi tâm thức mà chúng ta hướng đến có diễn ra kịp hay không phụ thuộc vào sự lan tỏa từ những người biết thức tỉnh. Tôi không dám nói trước điều gì, tôi chỉ biết rằng chúng ta cần phải chia sẻ nhận thức, giảm biệt nghiệp của mỗi người và cộng nghiệp của quốc gia càng sớm càng tốt.
Trong quá trình trò chuyện và ghi chép, tôi như người thám hiểm bị hút vào không gian đa chiều của thời gian trong những kiếp sống của Thomas. Tôi lắng đọng, quan sát, đồng cảm chiêm nghiệm những thăng trầm kỳ lạ của bạn mình, cảm thấy thật may mắn được chứng kiến những lát cắt chu kỳ nhân loại.
Như ông Kris và Thomas chia sẻ, nhân quả và nghiệp lực dẫn lối cho tàng thức của chúng ta rèn qua nhiều kiếp của luân hồi, có lẽ, tôi và Thomas cũng từng có nhân duyên đặc biệt nên mới được gặp nhau và cùng nhau chia sẻ những câu chuyện, những phân tích, đúc kết và cả tầm nhìn về những điều lớn lao sắp đến qua những buổi trò chuyện có khi đến gần sáng này.
Thời gian trôi qua nhanh. Sau hơn mười ngày trao đổi, ghi chép kỹ lưỡng cuộc hành trình hiếm có của Thomas, tôi nóng lòng trở về để tập trung vào việc viết hoàn tất cuốn sách. Thomas im lặng cùng tôi thu dọn hành lý và sau cùng chỉ nói ngắn gọn:
– Tất cả mới chỉ bắt đầu. Sắp tới sẽ còn nhiều biến động bất ngờ nữa.Chúng ta cần phải hợp lực ngay từ bây giờ để có thể tạo nên sự thay đổi.
Thomas lái xe tiễn tôi ra sân bay John F. Kennedy để kịp chuyến bay tối. Nhìn khung cảnh vắng lặng hai bên đường lùi về phía sau qua cửa kính xe, trong tôi dằng lên một cảm xúc xáo trộn khó tả. New York chưa bao giờ im ắng đến vậy. Ánh hoàng hôn đỏ rực cuối trời len lỏi chiếu qua khe hở những đám mây in bóng lên những tòa cao ốc kỳ vĩ đang im lìm một cách dị thường – điều ít thấy tại một thành phố nổi tiếng luôn náo nhiệt không ngừng nghỉ.
Thomas tận tay gửi hành lý lấy thẻ lên máy bay và đưa tôi vào tận cửa kiểm soát an ninh, ông siết chặt tay nhìn vào mắt tôi, giọng xúc động:
– Chúng ta sẽ còn gặp nhau!
“Từ nơi xa xôi, điều sau cùng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc Việt Nam: Hành tinh, thế giới này sẽ còn rất nhiều biển động, cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với Việt Nam – đất nước quê hương chúng ta.”