MUÔN KIẾP NHÂN SINH
TẬP II
Tác giả: Nguyên Phong

 

Phần bảy
HY LẠP: THAM VỌNG ALEXANDER ĐẠI ĐẾ & KÝ ỨC VỀ CHIẾN THẦN ACHILLES

Hy Lạp gồm nhiều thành bang, trừ hai thành bang lớn là Sparta và Athens đông dân hơn, thì các thành bang khác chỉ có khoảng vài chục ngàn dân. Tuy cùng chung một nguồn gốc, nói cùng một thứ tiếng, theo cùng một tôn giáo nhưng các thành bang này thường tranh chấp, gây chiến, coi nhau như thù địch. Khi Vua Xerxes của Ba Tư dẫn quân tấn công Athens, đốt cháy đền thờ thần thánh, phá nát lăng mộ của các anh hùng Hy Lạp, các thành bang khác đều làm ngơ.

Mặc dù cuộc xâm lăng của Ba Tư là mối đe dọa chung cho toàn cõi Hy Lạp nhưng không một thành bang nào gửi quân cứu viện. May thay lúc đó, dân xứ Assyria nổi loạn, Xerxes phải kéo quân về đối phó nên các thành bang khác mới được yên. Từ nhiều năm trước, Ba Tư đã chinh phạt Assyria và Babylon, đặt Ai Cập dưới ách đô hộ và trở thành đế quốc hùng mạnh nhất. Vua Ba Tư Darius đệ nhất đã dẫn quân chiếm các hải đảo của Hy Lạp quanh Địa Trung Hải, kiểm soát hải lộ quan trọng quanh vùng và có ý dòm ngó các thành bang giàu có của Hy Lạp.

Vua Philip của Macedonia rất lo lắng trước mối nguy này nên đã chủ trương kết hợp quân đội của các thành bang thành một lực lượng thống nhất để đối phó với Ba Tư nhưng không thành bang nào chấp nhận lời đề nghị. Không thành công trong việc thuyết phục ngoại giao, Philip dẫn quân đánh chiếm những thành bang lân cận, sáp nhập vào lãnh thổ của Macedonia để thành lập một đạo quân hùng mạnh, hầu có thể chống lại sự đe dọa của Ba Tư. Quân đội Macedonia được trang bị giáp trụ kiên cố với những ngọn giáo sarissa1 rất dài nên việc sản xuất quân trang, khí giới là nguồn chi lớn nhất của quốc khố. Dimitris là quan trông coi tài chính của triều đình nên phải đi kiểm soát các cơ sở sản xuất khí giới khắp Macedonia. Do đó, ông muốn tôi theo ông đến kinh đô Pella học hỏi, để sau đó có thể thay ông đi kiểm soát những nơi này. Tôi vô cùng hào hứng trước cơ hội được đến Pella, không chỉ vì ở đây tôi có thể học hỏi thêm nhiều điều mới mà còn vì tôi sẽ có cơ hội gặp lại Leonidas và Antigenidas.

Leonidas và Antigenidas hiện đang ở Mieza, một làng nhỏ nằm ở ngoại ô Pella. Khi xưa nơi đây có đền thờ thần nữ bảo hộ sông núi (Nymphs) nhưng đã được Vua Philip cho sửa lại để làm trường học cho Hoàng tử Alexander và con cái của các gia đình quý tộc. Khi Aristotle đến Mieza, ông đã cho cải tiến chương trình giảng dạy, khác với chương trình giáo khoa tại Học viện Platon, việc này một phần là để thể hiện sự bất mãn của ông với Speusippus, nhưng phần lớn là do quan niệm khác biệt giữa ông và thầy của mình là nhà hiền triết Platon.

Trong khi Platon chú trọng về triết học thì Aristotle tập trung vào khoa học. Platon chủ trương phải “Lý tưởng hóa” mọi việc để đời sống thăng hoa và có ý nghĩa cao đẹp, trong khi Aristotle quan niệm phải “thực tế hóa” mọi việc dựa vào lý luận thay vì lý tưởng. Aristotle khuyến khích học sinh thuộc lòng sử thi Iliad, thiên anh hùng ca của thi sĩ Homer. Ông nói: “Nếu một người không biết rõ công lao của các anh hùng xưa tại xứ sở mình thì không xứng đáng làm công dân của xứ đó”.

Thấm thoát đã hơn ba năm từ khi Leonidas và Antigenidas ròi nhà đi Mieza học, kể từ đó tôi chưa có dịp gặp lại các bạn mình. Lần này được Dimitris cho đến Pella, tôi rất mừng và mong mỗi ngày gặp lại Leonidas.

Trước ngày lên đường, tôi đang làm việc thì bỗng nghe tiếng gọi:

– Kyros, Kyros! cậu ở đâu?

Ngay lúc đó cửa phòng mở ra và Melissa bước vào. Tôi không thường xuyên gặp Melissa như khi còn nhỏ, mặc dù vẫn hay lắng nghe tiếng sáo trầm bổng của cô trên hành lang vọng xuống. Melissa hỏi tôi:

– Ta nghe nói ngày mai cậu sẽ đi Pella có phải không?

Tôi gật đầu:

– Đúng thế, Dimitris đi Pella và lần này ông ấy muốn tôi theo cùng.Melissa chăm chú nhìn tôi:

– Vậy cậu có ghé qua Mieza không?

– Có chứ, nếu đã đến Pella thì chắc chắn phải ghé Mieza để thăm Leonidasvà Antigenidas. Tôi đã không gặp Leonidas mấy năm rồi.

Khuôn mặt Melissa đột nhiên ửng hồng, cô nhìn tôi, ngập ngừng:

– Nếu thể, ta muốn nhờ cậu một việc… Nhưng cậu phải giữ kín, khôngđược cho ai biết.

Tôi ngạc nhiên nhìn Melissa, hôm nay cô có vẻ lúng túng, không được tự nhiên như mọi khi. Mặc dù chúng tôi lớn lên dưới một mái nhà và từ nhỏ đã chơi đùa cùng nhau như anh em, nhưng tôi vẫn ý thức thân phận nô lệ của mình nên luôn giữ khoảng cách với những người khác. Tôi nhìn Melissa, nghi hoặc:

– Có chuyện gì vậy?

– Cậu phải hứa giữ bí mật, không được cho ai biết thì ta mới nói tiếp.

Tôi gật đầu. Melissa liền rút trong túi ra một gói nhỏ được niêm phong cẩn thận, cô lí nhí:

– Cậu đem vật này trao cho Leonidas, nhưng nhớ là đừng cho ai thấy đấy.

Tôi đưa tay nhận món đồ và biết ngay trong đó là một cuộn giấy.

Melissa cẩn thận dặn dò:

– Cậu giữ cẩn thận, đừng cho ai thấy.

Đến Pella, sau khi cùng Dimitris đi khắp các cơ sở sản xuất vũ khí tại đây, tôi xin phép ghé qua Mieza để thăm Leonidas. Đã lâu không gặp, Leonidas và Antigenidas đều đã khác xưa rất nhiều, cả hai đều đê hàm râu quai nón ra vẻ chững chạc, không còn là những thanh niên ngây thơ nhút nhát nữa. Chúng tôi gặp nhau vô cùng mừng rỡ, trò chuyện không dứt. Đến cuối ngày, Antigenidas về phòng nghỉ ngơi, còn lại một mình với Leonidas, tôi liền trao cho cậu món đồ mà Melissa đã giao cho tôi. Leonidas không ngần ngại mở gói đồ ra trước mặt tôi. Đó là một bức thư, kèm theo một bản nhạc.

Sống gần nhau từ nhỏ, tôi cũng nhận thấy Melissa có cảm tình đặc biệt với Leonidas, nên khi Melissa nhờ tôi trao bức thư và dặn không cho ai biết thì tôi cũng lờ mờ đoán được chuyện tình cảm của cô và Leonidas. Leonidas đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần rồi lấy giấy viết thư hồi âm, nhờ tôi trao lại cho Melissa:

– Kyros này, tôi và Melissa đã yêu nhau từ lâu. Cậu giúp tôi chuyển lá thưnày cho Melissa và nhớ đừng cho ai biết đấy.

Tôi gật đầu, vui vẻ nhận lá thư. Leonidas lấy cây đàn Harp ra, bắt đầu dạo nhạc khúc mà Melissa viết cho mình. Đó là một khúc nhạc êm ái nhẹ nhàng, phảng phất niềm nhớ nhung của người con gái thơ ngây trong mối tình đầu. Tôi im lặng thưởng thức tiếng đàn nhưng trong lòng bâng khuâng, bồi hồi nghĩ đến Isidora. Sống trong nhà của Dimitris từ nhỏ, tôi có dịp tiếp xúc với hai người con gái của ông. Isidora xinh đẹp, quý phái trong khi Sophia thì thùy mị, dịu dàng. Tôi đã thầm để ý Isidora nhưng vì ý thức thân phận nô lệ của mình nên tôi chưa từng biểu lộ bất kỳ thái độ hay cử chỉ nào để người khác thấy.

Người Hy Lạp xem âm nhạc như một môn chính yếu trong việc học. Gần như tất cả mọi đứa trẻ đều được dạy dỗ về nghệ thuật ca hát và sử dụng nhac cụ. Do đó, dù không có sở trường về âm nhac, tôi vẫn có thể cảm nhận âm thanh phát xuất từ cây đàn của Leonidas thuộc điệu thức Lydia. Vào thời điểm đó, phần lớn âm nhạc Hy Lạp đều sử dụng điệu thức Doria2 hùng hồn, oai phong và đa số các bài hát đều ca tụng nếp sống oai hùng của các thần linh như Zeus, Apollo và cổ xúy lòng can đảm, không sợ hãi. Điệu thức Lydia thì thiên về tình cảm nhẹ nhàng, nhưng vẫn có sự chừng mực để không ủy mị.

Việc kiểm soát các nơi sản xuất vũ khí ở Pella cho phép tôi tự do đi lại nên từ đó, tôi trở thành người đưa thư cho Leonidas và Melissa. Những lá thư tình được trao qua, chuyển lại, những bài nhạc viết cho nhau vối cảm xúc tình tứ, hồn nhiên, có lần Leonidas viết thư rồi nổi hứng đọc cho tôi nghe: “Aristotle dạy rằng đối với mọi sự, phải biết đặt câu hỏi “tại sao” để tìm hiểu căn nguyên, vì mọi sự trên thế giới này đều được sắp đặt theo logic mà người ta có thể giải thích, nhưng khi yêu em thì anh không cần hỏi “tại sao” vì trái tim của anh có logic riêng của nó”.

Tôi không biết Melissa trả lời như thế nào, là người kín đáo, cô thường diễn tả nỗi lòng mình qua những bản nhạc soạn riêng cho Leonidas. Tôi là người đưa thư và cũng là thính giả âm nhạc của hai người nên thường xuyên được thưởng thức những điệu thức Lydia du dương từ cây đàn Harp của Leonidas.

Theo thời gian, tình cảm hai người mỗi ngày thêm thắm thiết, còn tôi bắt đầu lo ngại rằng cuộc tình này không dễ gì trọn vẹn. Theo phong tục Hy Lạp, hôn nhân đều do cha mẹ định đoạt dựa trên yếu tố môn đăng hộ đối hoặc sổ hồi môn mà gia đình người con gái có thể đáp ứng. Melissa là con của Satyrus, người dạy nhạc nghèo, trong khi Leonidas là con của Dimitris, một vị quan lớn trong triều, do đó giữa hai người có sự bất tương đồng về giai cấp. Ngoài ra, Satyrus cũng không có đủ hổi môn cho cuộc hôn nhân này. Nghĩ đến hai người họ, tôi không khỏi nghĩ đến tình cảm câm nín của mình dành cho Isidora. Một nô lệ hèn kém không thể với tay lên để lấy người thuộc tầng lớp cao trong xã hội được.

Mùa xuân năm đó, Vua Philip xuất quân đi đánh xứ Byzantium nên Hoàng tử Alexander được gọi về Pella trông coi triều đình. Điều này khẳng định vai trò của Alexander là người kế nghiệp cho Vua Philip. Mặc dù chưa đầy mười tám tuổi nhưng vị hoàng tử này đã có dáng dấp oai vệ, giọng nói sang sảng, vang như tiếng chuông. Hoàng tử xem báo cáo sản xuất khí giới của tôi trình lên, rồi nói với Dimitris:

– Ta muốn những cây giáo sarissa này phải dài hơn trước, ông hãy chochuẩn bị ngân sách rèn đúc những vũ khí này ngay cho ta.

Dimitris ngạc nhiên:

– Phần lớn cây giáo quân đội chỉ dài khoảng hai thước. Vua Philip đã chorèn cây giáo dài gấp đôi là đã dài bốn thuốc. Bây giờ hoàng tử còn muốn dài hơn nữa sao?

Alexander gật đầu:

– Phụ vương ta chỉ chú trọng các cuộc chiến với những nước sử dụng bộbinh nên cây giáo dài bốn thước cũng đủ. Tuy nhiên nếu muốn chống lại quân đội sử dụng kỵ binh của Ba Tư thì cây giáo phải dài sáu thước mới được. Sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ đối đầu với quân Ba Tư. Trong mấy năm nay, ta đã nghiên cứu chiến lược của họ nên biết cách đối phó.

Theo lệnh của Alexander, Dimitris cho xúc tiến việc sản xuất loại khí giới mới này mặc dù ông nói với tôi rằng ông không tin một người trẻ như Alexander thì đã biết gì về chiến thuật hay chiến lược. Tuy nhiên, Dimitris đã lầm.

Khi vua Philip mang quân đội chủ lực đi đối phó xứ Byzantium, chỉ để lại rất ít quân lính giữ an ninh tại Pella. Lợi dụng cơ hội, Maedi, một tiểu quốc phía Bắc đã xua quân cướp phá Macedonia. Cuộc chiến xảy ra khi Dimitris và tôi đang đi kiểm tra các xưởng rèn đúc khí giới ở miền Nam. Nhận được tin, chúng tôi vội vã trở về Pella nhưng về đến nơi thì Alexander đã ca khúc khải hoàn. Không những vị hoàng tử trẻ tuổi này đã dẹp tan quân xâm lược mà còn thừa thẳng dẫn quân đánh thẳng vào kinh đô của Maedi, thiêu hủy cung điện xứ này, đổi tên Maedi thành Alexandropolis và sáp nhập tiểu quốc này thành một tỉnh của Macedonia.

Leonidas, Antigenidas và con cái các gia đình quý tộc đang theo học với Aristotle cũng đều tham gia trận chiến. Khi trở về Pella, tôi vội vã tối gặp Leonidas, vừa gặp tôi, Leonidas đã hăng hái kể lại cuộc chiến:

– Khi nghe tin quân Maedi xâm lăng Macedonia, Hoàng tử Alexander đãkêu gọi tất cả bạn hữu trong trường tham gia vào quân đội để cùng chống lại kẻ thù. Mặc dù quân số ít nhưng thay vì chờ địch quân kéo đến Pella, Hoàng tử đã dẫn binh đến thẳng nơi đồn trú của giặc. Trời tảng sáng, địch quần còn chưa tỉnh giấc thì tiếng kèn đồng, trống trận của ta đã vang lên. Toàn thể quân Macedonia cùng nhau hát vang bản chiến ca oai hùng như tiếng sấm khiến địch quân tưởng Macedonia kéo thiên binh vạn mã đến nên vô cùng hoảng loạn. Hoàng tử Alexander thúc ngựa phóng lên trước, dẫn đầu đoàn quân với những chiếc giáo dài uy vũ, đánh cho quân Maedi tan tác…

Tôi say sưa nghe Leonidas kể chi tiết trận đánh trong khi Dimitris ngồi đó với ánh mắt lấp lánh vẻ hãnh diện. Leonidas nói với cha:

– Alexander đã chiến thắng vẻ vang và sẽ được gọi về triều, tất cả bạn hữutheo ngài đánh trận cũng sẽ được diện kiến nhà vua. Đây là cơ hội để con tiến thân nhờ những chiến công đã lập cho Macedonia.

Điều này hợp vối ý của Dimitris, sở dĩ ông gửi con đến Mieza học cùng Alexander, người mà tương lai sẽ làm vua Macedonia, cũng vì mục đích kết thân với hoàng tử và tìm cơ hội tiến thân trên quan lộ. Những dự tính của Dimitris quả không sai. Khi Vua Philip thắng trận ở Byzantium trở về, ông giao cho Alexander làm người chỉ huy trường huấn luyện quân đội của Macedonia. Các bạn của Alexander như Leonidas, Antigonus, Ptolemy, Seleucus, Hephaestion, Cleitus, Simonides và Philotas đều được phong chức trong trường huấn luyện quân đội này. Hôm Vua Philip cho gọi những người có công vào triều để khen thưởng, đa số đều được thưởng chức tước, vàng bạc. Đến lượt Leonidas, nhà vua hỏi:

– Leonidas, người muốn ta thưởng gì cho người?

Leonidas nhìn Vua Philip rồi nhìn sang Dimitris, thu hết can đảm, Leonidas hướng về nhà vua, tâu:

– Thưa nhà vua, thần chỉ xin được cưới Melissa, người bạn gắn bó với thầntừ nhỏ.

Alexander và các bạn nhìn nhau ngạc nhiên rồi reo ầm lên:

– Leonidas muốn lấy vợ! Ha ha ha!

Tôi biết Dimitris vẫn mong con mình được phong chức tước, sau đó sẽ thu xếp cho Leonidas lập gia đình với con cái gia đình quý tộc trong triều. Việc Leonidas xin cưới con gái thầy dạy nhạc chẳng có địa vị hay tài sản gì là điều bất ngờ, khiến ông sửng sốt. Tuy nhiên, Vua Philip đã bật cười, nói lớn:

– Người thật giống ta, không phần thưởng nào quý giá hơn một cô gái đẹp.Này Dimitris, ông nghĩ sao nếu ta đứng ra lo việc hôn lễ cho con ông?

Trước sự đồng thuận bất ngờ của nhà vua, Dimitris không thể nói gì hơn nên đành chấp thuận, lòng thầm nghĩ cô gái con thầy dạy nhạc cũng xinh đẹp và tài năng. Dimitris kính cẩn tạ ơn sự tác thành của nhà vua. Vua Philip vui vẻ cười phá lên:

– Hay lắm, đã thế ta cũng thưởng thêm cho mình một cô gái trẻ nữa.

Lời nhà vua khiến Alexander đứng kế bên đang vui vẻ bỗng sa sầm mặt. Mẹ của Alexander là Hoàng hậu Olympias vẫn thường than trách, buồn phiền về việc nhà vua có nhiều vợ lẽ và bỏ bê mình.

Vua Philip đã lấy sáu người vợ lẽ, tất cả đều là công chúa của những nước mà ông chinh phục. Ông cho phép những vị vua bại trận, cũng là cha vợ của mình, được duy trì địa vị như xưa nên ai cũng trung thành, không ai có ý làm phản. Đó cũng là sự khôn khéo của Philip. Thay vì sử dụng quyền lực, cho người cai trị những nơi đó, ông dùng hôn nhân để ràng buộc và bảo đảm sự trung thành những vùng lãnh thổ đã chiếm được.

Không lâu sau, đám cưới của Leonidas và Melissa được tổ chức rất linh đình tại triều đình, với rất đông quan khách và ban học đến chung vui, chúc mừng. Vua Philip đứng ra làm chủ hôn nên lễ cưới đã sang trọng còn thêm vẻ tôn nghiêm. Leonidas và Melissa cùng nhau hòa tấu những bản nhạc đã viết cho nhau khiến Satyrus sửng sốt ngạc nhiên:

– Làm sao chúng có thể sáng tạo ra những điệu thức Lydia tuyệt vời nhưthế?

Tôi ngồi lắng nghe giai điệu êm đềm của những bản hòa tấu, lòng không khỏi xốn xang. Tôi đưa mắt nhìn theo Isidora xinh đẹp đang nhảy múa cùng các quan khách. Những bước nhảy nhịp nhàng, uyển chuyển hòa vào thanh âm trầm bổng, dập dìu của những ngón đàn như ru người ta vào cõi mê. Tôi vô thức bước tới, nắm lấy tay Isidora kéo nàng theo điệu nhạc. Isidora quay lại nhìn thấy tôi, vội giằng tay ra, giọng nàng thảng thốt:

– Kyros, người làm gì thế?

Đúng lúc đó, ban nhạc đang chuyển bài nên gần như mọi người trong lễ đường đều nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của Isidora. Mọi cặp mắt đổ dồn về khiến Isidora và tôi càng bối rối. Tôi vội buông tay Isidora ra, đứng chôn chân tại chỗ, không biết nên phản ứng thế nào.

Tuy xuất thân là nô lệ nhưng vì tôi thường thay mặt Dimitris trông nom công việc sản xuất vũ khí của triều đình và thường qua lại Mieza, chơi thân với những học trò tại đây và quen biết cả Hoàng tử Alexander nên ngoài Leonidas và Antigenidas ra, không mấy ai biết tôi là nô lệ. Dĩ nhiên Isidora và Sophia biết thân phận của tôi nhưng vì lớn lên cùng nhau, chơi đùa cùng nhau, nên khi xưa các cô cũng không để ý. Tuy nhiên, hiện nay tất cả đều đã lớn, đã có ý thức hơn về ranh giới giữa chúng tôi. Việc một gã nô lệ có hành động đường đột với một tiểu thư cành vàng lá ngọc trước bá quan văn võ triều đình là điều không thể chấp nhận. Trước ánh mắt ngạc nhiên của mọi người, Isidora càng trở nên vùng vằng, giận dữ. May thay, Simonides bước ra nắm tay Isidora, cười lớn:

– Thằng Kyros say mất rồi, thôi Isidora hãy nhảy với ta.

Tôi vẫn đứng nguyên, bàng hoàng vì sự đường đột của mình, không biết nên phản ứng ra sao thì Antigenidas và Hephaestion đã kéo xệch tôi ra ngoài rồi ngoái lại nói với mọi người:

– Nó chưa quen uống rượu, mới có mấy chén đã say.

Mọi người cười ồ lên, không khí vui vẻ trở lại, chỉ có tôi nghe ngực mình đau nhói, tựa như một mũi giáo vừa đâm thẳng vào tim. Mối tình mà tôi câm nín ấp ủ bao lâu vừa bị đặt dấu chấm một cách phũ phàng. Mặc dù không ai nhắc lại việc này nhưng sau đám cưới, tôi lấy cớ đi kiểm tra, theo dõi các nơi sản xuất khí giới để không trở về trang trại của Dimitris nữa. Tuy nhiên, có đi xa thì nỗi đau vẫn theo cùng. Đến lúc đó tôi mới nhận ra rằng mặc dù sống chung dưới một mái nhà từ nhỏ, lớn lên cùng nhau, nhưng dưới mắt họ, tôi vẫn chỉ là một nô lệ thấp hèn, không hơn không kém. Nỗi buồn biến thành oán thán. Tôi tự hỏi tại sao cùng là con người nhưng người thì được coi là quyền quý, cao sang, trong khi người khác phải mang thân nô lệ, bị xem là hèn kém. Tại sao lại có sự khác biệt giai cấp bất công như thế? Chẳng phải các thầy dạy vẫn nói về khoa học, về logic sao, nếu mọi sự trên thế giới này đều theo logic thì phải giải thích sự bất công này thế nào? Tôi suy nghĩ mãi nhưng chưa thể tìm ra câu trả lời…

Lại nói về tình hình Hy Lạp khi đó. Từ trước đến nay, Athens vẫn tự hào là trung tâm văn hóa của Hy Lạp với sự phát triển hưng thịnh của các trường phái triết học và các loại hình nghệ thuật. Dân Athens đều là những người thanh lịch, trí thức. Đối với họ, Macedonia chỉ là xứ sở hoang vu, man rợ và dân chúng đa phần là thất học. Khi Vua Philip đề nghị liên kết quân đội các thành bang quanh đó thành khối thống nhất để chống lại Ba Tư thì nghị viện Athens đã bác bỏ ngay. Demosthenes, chủ tịch nghị viện Athens đã gọi Vua Philip là “thằng mọi điên”. Khi thế lực của Vua Philip ngày càng mạnh vì đã thôn tính hầu hết những thành bang lân cận, sáp nhập vào lãnh thổ Macedonia và có thể trở thành mối đe dọa thì Athens và Thebes bèn hợp lực để đối phó với Macedonia.

Thebes nổi tiếng với đoàn kỵ binh hùng mạnh, đánh đâu thắng đó, nên khi hai bên vừa dàn trận trên cánh đồng Chaeronea thì quân Thebes đã dũng mãnh lao lên tấn công trước. Trong lúc hai bên giao chiến, Alexander quan sát chiến thuật của quân Thebes rồi ra lệnh cho tướng dưới trướng là Cleitus kéo quân chạy vào hẻm núi. Đoàn kỵ binh của Thebes thừa thắng đuổi theo. Nhưng hẻm núi quanh co, chật hẹp không phải là địa hình thuận lợi cho kỵ binh, họ không thể chiến đấu hiệu quả như trên đồng bằng. Tận dụng sự thất thế của quân địch, quân Macedonia với những cây giáo rất dài lập tức chặn được đà lao của chiến mã cùng đội cung nỏ thiện nghệ của quân địch, thẳng tay tiêu diệt đoàn quân thiện chiến nhất Hy Lạp lúc bấy giờ. Hơn sáu ngàn quân Thebes đã bỏ mạng tại hẻm núi. Cho đến lúc đó Dimitris mới nhận ra hiệu quả của chiến thuật chống kỵ binh mà Hoàng tử Alexander đã nói. Ông nói với tôi:

– Trước đây ta vẫn cho rằng những người trẻ chỉ được tính hiếu thắng vàhung hăng nhưng chứng kiến trận đánh này, ta phải công nhận Hoàng tử Alexander quả thật rất tài giỏi.

Sau trận đánh đẫm máu đó, nghị viện Athens quy hàng và suy tôn Vua

Philip làm lãnh tụ hội đồng liên minh quân đội Hy Lạp (The League of Corinth). Vua chúa các nước đều tuyên thệ trung thành với Vua Philip, đặt quân đội dưới sự chỉ huy của ông. Vua Philip sai Alexander thay mặt ông đến Athens ký nhận hiệp ước trước nghị viện Athens và vua chúa các xứ kia. Mặc dù đây là vinh dự lớn với một hoàng tử còn trẻ nhưng Alexander không thấy hài lòng, vị hoàng tử trách móc:

– Có bao nhiêu vinh quang hiển hách phụ vương ta đều chiếm hết, chẳngcòn gì cho ta làm nữa.

Được đến Athens, trung tâm văn hóa của Hy Lạp lúc đó, là niềm mong ước của những người trẻ ở Macedonia, trong đó có tôi. Tôi cũng may mắn được theo đoàn tùy tùng của Hoàng tử Alexander đến Athens. Đoàn chúng tôi, người nào cũng náo nức được đến nơi phồn hoa đô hội với phố xá, nhà cửa sang trọng và những thiếu nữ xinh đẹp sẵn sàng đón tiếp. Tuy nhiên, khi đến Athens, chúng tôi vô cùng thất vọng vì sự tiếp đón hời hợt của nghị viện và người dân xứ này. Đa số họ vẫn coi người Macedonia là những kẻ man rợ. Vua chúa các nước Thrace, Thebes, Argos, Illyria, Triballi mặc dù đồng ý tuân phục Philip nhưng sự bất hợp tác vẫn lộ rõ qua thái độ nhát gừng, lời nói trịch thượng.

Việc này khiến Alexander vô cùng phật ý. Vị hoàng tử trẻ không dằn được cơn giận khi Memnon, chỉ huy quân đội Athens, không chịu nâng chén chúc mừng và phàn nàn việc một “thằng bé con” ỷ thế lực của cha dám ngồi chung bàn với các vua chúa. Alexander nổi nóng, rút gươm toan xử tội gã chỉ huy tại chỗ nhưng các thành viên đoàn tháp tùng đã kịp thời ngăn cản. Vị hoàng tử trẻ tức giận bỏ về. Trước khi đi, Alexander quay lại nhìn một lượt những người trong bàn hội nghị rồi gằn giọng:

– Rồi các người sẽ biết tay “thằng bé con” xứ Macedonia này. Demosthenes, chủ tịch nghị viện Athens, mỉa mai:

– Hay lắm, nếu làm được gì thì xin cậu bé thông báo cho chúng tôi biết nhé.

Cả bàn hội nghị cười ồ, ra vẻ đắc ý. Alexander ném lại một cái nhìn sắc lạnh rồi dẫn đoàn tùy tùng đi thẳng. Trên đường về Pella, Perdicas phàn nàn:

– Người ta nói rằng dân Athens văn minh, trí thức nhưng ta chỉ thấy một lũquan lại thối nát, ham thụ hưởng chứ không làm được việc gì.

Cleitus gật đầu, thể hiện sự đồng tình:

– Bọn họ và lũ vua chúa kia nữa, chỉ muốn yên thân chứ đâu nghĩ gì đến taihọa xâm lăng của Ba Tư. Họ chỉ mong kéo dài thời gian hưởng thụ, được ngày nào vui ngày đó. Việc gì xảy ra thì tính sau.

Alexander nói với các bạn:

– Làm sao chúng ta có thể hợp tác với những người như thế được? Bọnchúng chỉ biết đến địa vị và quyền lợi riêng chứ đâu để ý đến việc chung. Nếu quân Ba Tư thật sự kéo đến lần nữa, có lẽ chúng sẽ buông tay đầu hàng ngay để được an toàn chứ nghĩ gì đến việc chống cự.

Hephaestion gật đầu, góp lời:

– Trước đây, khi Ba Tư tấn công Athens, các thành bang khác đều khôngchịu gửi quân tiếp viện. Do đó mà Athens bị thiêu hủy, lăng miếu, đền đài thần thánh bị đào xới. Khi Ba Tư xâm chiếm hải đảo, không cho thuyền bè Hy Lạp ra khơi, các vua chúa vẫn dửng dưng, chẳng ai phản ứng gì vì quyền lợi của họ không bị đụng chạm, chỉ có dân chúng phải chịu thiệt thòi thôi.

Ptolemy cũng than:

– Đúng vậy, vua chúa các nước chỉ giỏi lo tranh chấp quyền lợi lẫn nhau,còn khi quân Ba Tư kéo đến thì mạnh ai người ấy chạy, nào có nghĩ gì đến dân chúng.

Alexander nghiến răng:

– Rồi sẽ có lúc ta dạy cho lũ ăn hại này một bài học nhớ đời.

***

Sau khi thành công trong việc đoàn kết một số tiểu quốc Hy Lạp thành một liên minh thống nhất và trở thành lãnh tụ của lực lượng này, Vua Philip rời Pella đi thanh tra quân đội của các nước trong liên minh. Trên đường đi Athens, ông bị ám sát.

Cái chết của Vua Philip khiến Macedonia rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Alexander nối ngôi vua cha, nhưng vừa lên ngôi đã gặp sự chống đối trong triều. Một số tướng lĩnh muốn Attalus, người đang nắm quyền chỉ huy quân đội, lên làm vua. Các quan trong triều lại ủng hộ người chỉ huy ngự lâm quân là Amyntas lên ngôi, cả hai đều có lực lượng quân đội và nắm giữ các vai trò quan trọng, về phía Alexander, tuy không nắm lực lượng quân đội trong tay nhưng Alexander có thể trông cậy vào các binh sĩ đang được huấn luyện trong trường võ bị dưới sự chỉ huy của các bạn mình là Leonidas, Antigonus, Ptolemy, Seleucus, Hephaestion, Cleitus, Simonides và Philotas. Là người phụ tá cho Dimitris, trông coi quân lượng, khí giới nên tôi được chứng kiến biến cố lịch sử này từ đầu đến cuối.

Để giành lại chủ quyền hoàn toàn, Alexander đã ra tay dứt khoát. Hôm đó, vị vua trẻ bước vào trại huấn luyện, trước hàng ngàn binh sĩ, ngài bắt đầu bài diễn văn hùng hồn nói về các thần linh, từ Zeus, Apollo đến Hercules, rồi nói về các anh hùng như Achilles, Menelaus, Hector, Diomedes… với giọng nói sang sảng, ngài trích dẫn những cầu thơ hào hùng trong bản trường caIliad mà đa số quân sĩ trẻ đều thuộc nằm lòng. Ngài nhắc đến nỗi nhục của Hy Lạp bị Ba Tư xâm lăng, đến việc đền miếu thần thánh, mồ mả tổ tiên bị phá hủy, các biển đảo bị chiếm cứ khiến người Hy Lạp không còn cá để ăn. Ngài đặt vấn đề những vua chúa, những nhà lãnh đạo khác vẫn dửng dưng, chỉ lo tranh chấp quyền lợi, không nhìn thấy hiểm họa xâm lăng của Ba Tư, thì liệu những viên quan già nua kia có thể nào đảm đương trách nhiệm thống nhất liên minh để chống lại Ba Tư? Ngài cho rằng đã đến lúc Hy Lạp thay đổi, giành lại quyền làm chủ tương lai. Sau cùng, ngài kêu gọi những người trẻ tiến lên nhận lãnh trách nhiệm, gánh vác việc nước, xây dựng một tương lai hùng cường cho Hy Lạp, thay vì tiếp tục sống trong sợ hãi trước thảm họa ngoại xâm. Lòng nhiệt thành, hăng hái của Alexander khiến tất cả binh sĩ xúc động, sĩ khí được nâng cao. Tuy mang thân phận nô lệ, tôi cũng thấy trong lòng trào dâng lên một bầu nhiệt huyết muốn góp phần vào công cuộc chấn hưng Hy Lạp.

Với khí thế hăng hái đó, Alexander kéo binh tiến thẳng vào Pella dẹp tan các phe nhóm quan triều không tuân phục mình. Cuộc hành binh chớp nhoáng khiến những người kia trở tay không kịp. Amyntas bị Ptolemy giết chết khi còn chưa kịp mặc giáp. Trong vòng nửa ngày, nhóm binh sĩ trẻ đã làm chủ tình hình Macedonia. Attalus đóng quân ở ngoại ô hay tin biến động ở Pella liền dẫn quân về triều nhưng trên đường đã bị Alexander cho người phục kích, giết chết. Trong hậu cung, Hoàng hậu Olympias cũng ra lệnh cho giết tất cả những người vợ lẽ của Vua Philip. Sau khi thanh lý nội bộ, Alexander cho họp các tướng sĩ lại, tuyên bố:

– Phụ vương ta là người theo chủ nghĩa lý tưởng, ông chủ trương liên kếtcác tiểu quốc thành một khối chung để chống ngoại xâm rồi mang quân giành lại những hải cảng của Hy Lạp đã bị Ba Tư xâm chiếm. Nay phụ vương ta qua đời, một sổ nước đã rút ra khỏi khối liên minh. Rõ ràng, nếu Ba Tư xâm lăng thì chúng ta không thể nào trông cậy vào những nước đó được. Khôi liên minh cũng vì vậy mà không đủ mạnh. Ta chủ trương thực tế, ta muốn thống nhất tất cả các nước thành một quốc gia duy nhất, với một lực lượng quân đội duy nhất, đặt dưới sự chỉ huy của một người mà thôi, chính là ta đây!

Tiếng hò reo vang dậy, thể hiện sự đồng lòng của mọi người trước khí thế của tân vương trẻ tuổi. Để chuẩn bị cho chiến tranh, số xưởng rèn đúc khí giới được tăng lên gấp bốn lần so với trước. Công việc của tôi càng bận rộn hơn trước, phải liên tục đi lại giữa các xưởng sản xuất để kiểm tra, rà soát, đảm bảo không có khoản chi nào sai sót. Tất bật là thế, nhưng mỗi khi dừng chân ở nơi nào đó, nghe văng vẳng giai điệu Lydia xa gần, tôi đều không khỏi nhớ đến Isidora và chua xót cho thân phận nô lệ của mình.

Cuộc chiến thống nhất Hy Lạp của Alexander mở đầu với cuộc tấn công xứ Thessaly, là trung tâm thương mại phồn thịnh nhất khi đó. Chỉ sau vài ngày giao tranh, quân Macedonia đã đại thắng. Alexander cho sáp nhập Thessaly vào Macedonia. Vị vua trẻ ra lệnh cho tất cả trai tráng xứ này đều phải nhập ngũ, do đó mà quân số Macedonia gia tăng đáng kể. Các thuyền bè, tài sản thương mại của Thessaly đều bị tịch thu, sung vào công quỹ triều đình. Để bổ sung ngân sách cho quân lương và khí giới, Alexander cho bắt phụ nữ Thessaly đem bán cho các chợ mua bán nô lệ. Đây là lần đầu tôi tận mắt chứng kiến cảnh người mua bán người như loài vật, lòng không khỏi nghĩ đến mẹ tôi khi xưa cũng đã chịu số phận như thế. Nhìn những người dân vô tội bị nhốt trong lồng cũi súc vật, bị rao bán giữa chợ buôn người, lòng tôi tràn ngập cảm giác đớn đau như chính mình đang bị ngược đãi. Đây là một cảm giác vừa thương xót vừa sợ hãi lạ lùng mà chính tôi cũng không lý giải được. Trong xã hội Hy Lạp, mua bán nô lệ vốn là điều bình thường. Hầu hết mọi người đều coi đó là việc hiển nhiên vì sự phân biệt giai cấp cho phép người có quyền hành xử như thế. người làm nô lệ cũng đã quen với sự đối xử bất công này và đành chấp nhận số phận. Cuộc đời họ ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của người chủ. Đa số đều bị đối xử tàn bạo và chỉ có một ít người may mắn như mẹ con tôi, được đối xử tử tế hơn. Vẫn biết “thắng làm vua, thua làm giặc” nhưng nhìn nỗi đau thương, thống khổ mà những người thua trận phải gánh chịu, lòng tôi vô cùng khó chịu.

Nhìn vẻ bàng hoàng của tôi trước cảnh buôn bán nô lê này, Dimitris thản nhiên:

– Đây là lần đầu người chứng kiến việc này đúng không? Bình tĩnh đi,đừng sợ. Sau này người sẽ còn chứng kiến nhiều việc ghê gớm hơn nữa.

Tôi cố gắng trấn tĩnh, nhưng lời thật ra vẫn run rẩy:

– Nhưng tại sao… tại sao… chúng ta lại làm thế?

Dimitris giải thích:

– Mục đích của chúng ta là trang bị vũ khí cho quân đội để chống lại sự đedọa của Ba Tư. Chúng ta cần nhiều tiền cho việc sản xuất thêm khí giới nên phải bắt phụ nữ bán làm nô lệ, lấy tiền bổ sung ngân quỹ. “Mục đích biện minh cho phương tiện”, chúng ta phải làm thế thôi. Nhưng người đừng sợ, ta không bao giờ bán người đâu.

Tôi gật đầu nhưng không đáp lời. Lời nói vô tình của Dimitris khiến tôi cảm thấy có chút cay đắng. Tuy được đối xử tử tế nhưng dưới mắt của Dimitris tôi vẫn chỉ là một nô lệ, không hơn không kém. Vốn ý thức thân phận nô lệ của mình nên tôi vô cùng biết ơn Dimitris đã đem tôi về nhà sống cùng các con ông và còn dạy tôi học việc. Thế nhưng, thỉnh thoảng tôi vẫn có chút chua xót vì suy cho cùng, Dimitris làm tất cả những điều đó cũng vì lợi ích của ông và ông mãi mãi chỉ coi tôi là một nô lệ giúp việc. Nhưng do đâu mà người thì sinh ra làm chủ nô, người thì sinh ra làm nô lệ? Mặc dù hiện tại không thể lý giải thân phận mình, nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn cảm thấy có một cái gì đó thôi thúc mình phải đi tìm câu trả lời.

Sau chiến thắng tại Thessaly, Alexander ra tối hậu thư cho các nước quanh đó: “Sáp nhập vào Macedonia hoặc bị chinh phạt”. Không nhận được hồi âm, quân vương trẻ tuổi xua quân tiến đến Illyria, thiêu rụi kinh đô xứ này, sáp nhập tiểu quốc này vào Macedonia. Thừa thắng, ngài kéo quân vượt đèo Shika, xóa sổ luôn xứ Triballi và Getae, sáp nhập hai nơi này thành hai tỉnh của Macedonia, với chiến thuật tiến binh thần tốc, với quân đoàn hăng hái vì lý tưởng thống nhất Hy Lạp, chỉ trong một thời gian ngắn, Alexander đã chinh phục hầu hết các nước xung quanh.

Alexander không những là người chỉ huy giỏi mà còn là một nhà chiến lược tài ba. Mỗi khi chinh phục được nước nào, ngài đều để lại đó một binh đoàn thuộc quân đội Macedonia nhằm kiểm soát an ninh, trong khi toàn bộ binh lực của nước đó sẽ được sáp nhập vào quân đội chủ lực của Macedonia. Mỗi một người lính mới sẽ do hai người lính Macedonia chịu trách nhiệm huấn luyện. Quân sĩ được huấn luyện cấp tốc rồi lập tức phải gia nhập lực lượng chủ lực, tiến ngay sang nước khác, do đó họ không có sự lựa chọn nào hơn là phải chiến đấu dưới lá cờ của Macedonia.

Sau khi chinh phục tất cả tiểu quốc lân cận, Alexander lên kế hoạch tấn công hai xứ có tầm ảnh hưởng lớn nhất Hy Lạp lúc đó là Athens và Thebes. Tướng Antipater đề nghị khởi binh đánh Athens trước. Alexander cười lớn:

– Một xứ sở mà mọi quyết định đều do mấy chục người trong nghị viện bàn cãi mà thành thì không bao giờ làm nên trò trống gì. Đám vô dụng trong nghị viện đó chỉ nói chứ có làm được gì đâu. Chỉ cần cho thấy hậu quả của việc không tuân phục ta thì không cần đánh chúng cũng sẽ hàng.

Sau đó Alexander ra lệnh tập trung quân lực kéo đến Thebes. Lần này, vị vua trẻ đã có trong tay hơn ba vạn quân sĩ, với hai chục pháo đài di động dựng lên để vượt bức tường thành kiên cố của xứ Thebes. Cuộc chiến kéo dài hơn mười ngày với tổn thất hai bên rất nặng nhưng cuối cùng đội quân của Alexander cũng giành chiến thắng. Để răn đe Athens, Alexander ra lệnh thiêu rụi cung điện xứ Thebes thành bình địa. Hơn sáu ngàn nhà cửa của dân chúng cũng bị đốt theo, ba mươi ngàn dân xứ này bị bắt làm nô lệ. Nhà vua cũng cho phép binh sĩ được tự do cướp phá, giết chóc, như phần thưởng cho cuộc chiến đẫm máu này. Hai tuần sau, khi Dimitris và tôi mang đồ tiếp tế đến đây thì ngọn lửa thiêu hủy kinh đô xứ này vẫn chưa tắt. Khắp nơi, xác người nằm la liệt, chật cả những cánh đồng, mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Những bầy kền kền, quạ đen bu kín xác người. Tất cả tạo nên một cảnh tượng thật kinh hoàng.

Tôi từng tin vào viễn kiến thống nhất Hy Lạp để chống ngoại xâm của vị vua trẻ và cũng chấp nhận quan điểm “mục đích biện minh cho phương tiện” với việc bắt người bán làm nô lệ để lấy tiền sản xuất khí giới. Tuy nhiên, chứng kiến việc hủy diệt cả một xứ sở, cướp bóc của cải và tàn sát dân lành vô tội một cách man rợ chỉ để chứng tỏ quyền lực thì tôi bắt đầu tự hỏi phải chăng toàn bộ việc này không chỉ nhằm chống ngoại xâm mà còn chính là tham vọng bành trướng lãnh thổ của Macedonia? Vua Philip cũng như Alexander đều lấy việc chống Ba Tư làm mục đích chính nghĩa cho cuộc chiến nhưng đằng sau lý tưởng tốt đẹp đó, phải chăng cả hai đều có những tham vọng quyền lực riêng?

Trong các thành bang của Hy Lạp, mỗi thành bang đều có những nét văn hóa đặc trưng và thế mạnh riêng. Thessaly nổi tiếng về thương mại, Sparta mạnh về quân sự, Thebes chuyên về chăn nuôi, Triballi hoạt động về hàng hải, Illyria chuyên về canh nông và Athens nổi tiếng về văn hóa. Macedonia là xứ nghèo nhất vì điều kiện đất đai khô cằn, chính nhờ tài điều khiển của Vua Philip và Alexander mà nay đã chinh phục được những thành bang kia. Alexander đã cho vẽ lại bản đồ, không còn phân chia ra nhiều nước, tất cả đều trở thành những tỉnh của Macedonia.

Khi nhìn tấm bản đồ này, tôi nghĩ đến lời dạy của Aristotle: “Đối với mọi sự, phải biết đặt câu hỏi “tại sao” để tìm hiểu căn nguyên”, rồi tự hỏi tại sao những nước kia có thể bị chinh phục dễ dàng như thế? Dĩ nhiên, ai cũng biết tài chỉ huy của nhà vua trẻ nhưng tôi nghĩ nếu dân chúng các xứ đó biết tự lập, tự cường, quyết tâm bảo vệ đất nước, nếu vua chúa những xứ đó cai trị bằng sự công minh thay vì chỉ hưởng thụ thì làm sao Alexander có thể dễ dàng chinh phục họ được? Chính vì lãnh đạo các xứ sở kia không để tâm điều hành việc triều chính, không chú trọng việc quốc phòng mà chỉ lo thụ hưởng nên Alexander mới lợi dụng sơ hở, thống nhất Hy Lạp được.

Đúng như Alexander dự đoán, số phận kinh hoàng của Thebes đã khiến nghị viện Athens khiếp vía, lập tức xin quy hàng. Alexander gửi thư cho Demosthenes, thư đề: “Thưa ông chủ tịch nghị viện, xin báo ông rõ: “thằng bé con” này đã thống nhất Hy Lạp”. Thay vì cho giết Demosthenes, Alexander ra lệnh cho nghị viện xứ này phải sắc phong cho mình làm lãnh đạo tối cao của Hy Lạp và việc này phải cử hành tại Athens, do chính Demosthenes tổ chức.

Chỉ trong vòng hai năm sau khi lên ngôi tại Macedonia, Alexander đã thống nhất Hy Lạp thành một quốc gia duy nhất. Ngài cho ban hành chính sách trung ương tập quyền và tất cả các thành bang bị chinh phục đều trở thành những tỉnh do trung ương kiểm soát. Ngài cho sáp nhập quân đội các nước lại thành một khối, đặt dưới quyền chỉ huy của mình, để chuẩn bị cuộc chiến tranh với Ba Tư. Alexander cho tướng Antipater làm quan nhiếp chính, trông coi mọi việc tại Hy Lạp, đặt bản doanh tại Athens để quản thúc nghị viện nơi đây. Là người thông minh, Alexander không tin người Athens thật lòng tuân phục mình. Những người trí thức tự hào về truyền thống dân chủ xứ này sẽ không dễ gì chấp nhận một người xuất thân từ Macedonia mà họ coi là xứ man rợ lên nắm quyền lãnh đạo mình. Điều này cũng không có gì lạ. Thậm chí, khi Athens đầu hàng, tướng Memnon, chỉ huy quân đội Athens, còn dẫn quân chạy sang Ba Tư, xin gia nhập quân đội Ba Tư hòng đối phó với Macedonia. Điều này cho thấy rõ tinh thần chia rẽ và tính ích kỷ địa phương của các thành bang Hy Lạp khi đó. Tuy nhiên, sự quyết đoán có phần tàn bạo của Alexander, cộng với tài quân sự xuất sắc của ngài, rốt cuộc đã biến Hy Lạp thành một khối thống nhất, tạm yên dưới sự cai quản của chính quyền trung ương tập quyền do ngài đề ra. Việc bình định Hy Lạp đã xong, Alexander nhanh chóng tiến hành bước tiếp theo trên con đường chinh chiến của mình. Vị vua trẻ tập hợp lực lượng, chuẩn bị tấn công Ba Tư.

Trước khi lên đường, Alexander cũng các bạn học đến Mieza từ biệt thầy mình là Aristotle. Tôi cũng được Leonidas dẫn theo cùng. Vị vua trẻ nói với thầy:

– Con quyết định tấn công Ba Tư để rửa mối hận khi xưa xứ này đem quânđốt phá đền thờ, giày xéo lăng miếu tổ tiên chúng ta. Con sẽ nêu cao ngọn cờ Macedonia khắp lãnh thổ Ba Tư và mang văn minh Hy Lạp đến dạy cho bọn mọi rợ ngu xuẩn kia.

Aristotle nhìn Alexander với vẻ trầm ngâm rồi lắc đầu, ôn tồn nói:

– Để chinh phục một quốc gia, không thể chỉ bằng quân sự mà phải có sựkết hợp đủ ba yếu tố: quân sự, kinh tế và văn hóa. Thiếu một trong ba yếu tố này, con không thể cai trị nơi nào lâu dài được. Con nên nhớ, chinh phục bằng quân sự thì không khó, cái khó là chinh phục nhân tâm. Nền văn minh của Ba Tư tuy có khác biệt với chúng ta nhưng không hẳn là kém hơn đâu. Con không nên quá tự cao, coi thường những giá trị mà con chưa hiểu rõ. Để thật sự chinh phục được một quốc gia, con phải biết tôn trọng phong tục, văn hóa của họ, đối xử công bằng với dân chúng ở đó, thì mới thu phục nhân tâm được. Khi đời sống người dân xứ đó được thoải mái, họ sẽ không chống lại con. Khi phong tục văn hóa xứ đó được tôn trọng, họ sẽ không coi con là kẻ xâm lược, và chỉ khi đó con mới thành công.

Alexander suy nghĩ lời thầy mình vừa nói. Là người thông minh, ngài hiểu ngay rằng Aristotle có lý, liền kính cẩn thưa:

– Lời thầy không sai. Con sẽ nghe theo thầy, khi hành quân, con sẽ mangtheo các học giả giỏi nhất của Hy Lạp để nghiên cứu phong tục và văn hóa xứ khác. Những người này sẽ giúp con điều chỉnh việc cai trị cho thích hợp.

Aristotle gật đầu. Ông suy nghĩ một chút, rồi nói:

– Nếu thế thì ta sẽ cho Timotheus theo giúp con. Mọi vấn đề nan giải concó thể hỏi Timotheus hoặc viết thư cho ta.

Timotheus cũng là học trò của Platon tại Học viện Platon. Khi Platon qua đời, Aristotle không được bổ nhiệm làm viện trưởng và phải rời Athens thì Timotheus đi theo và trở thành học trò thân cận của ông. Tính tình

Timotheus thâm trầm, ít nói, khác hẳn đám học trò hăng hái, náo động như Alexander, Cleitus, Leonidas, Perdicas hay Ptolemy. Ngoài ra, Timotheus vẫn thường được Aristotle cho thay ông lên lớp giảng dạy nên mọi người đều kính phục, coi ông như người có triển vọng thay thế Aristotle.

Việc cho người học trò thân tín nhất đi theo Alexander chứng tỏ Aristotle coi việc chinh phục nhân tâm xứ Ba Tư là vô cùng quan trọng. Việc này, một phần cũng có thể vì Aristotle không muốn Alexander chịu ảnh hưởng của những học giả xuất thân từ Học viện Platon đi theo đoàn quân viễn chinh.

Aristotle nói thêm:

– Các con cũng biết, văn minh của Hy Lạp vốn bắt nguồn từ Ai Cập, do

Sinuhe, một hiền triết từ Ai Cập đến đây mở trường dạy học. Tuy nhiên, Sinuhe cũng chỉ học được một phần tinh hoa của Ai Cập mà thôi, còn nhiều thứ nữa mà ông ấy chưa được học. Do đó, từ xưa các hiền triết nước ta như Iamblichus, Pythagoras, Thales, Solon đã phải qua Ai Cập học tập thêm. Ta cũng muốn qua đó học thêm như người xưa đã làm. Tiếc rằng Ai Cập đã bị Assyria xâm lăng, rồi trở thành thuộc địa của Ba Tư nên ta cũng không muốn đến đó nữa.

Alexander nói ngay:

– Thầy đừng lo, sau khi chinh phục Ai Cập, con sẽ cho thu tập tất cả sáchvở, tài liệu quý giá của xứ này mang về Mieza cho thầy nghiên cứu.

Aristotle quay sang những học trò khác ân cần dặn dò:

– Các con hãy nhớ lời dạy của ta. Đừng bao giờ tự mãn về những gì chúngta đã biết. Bể học mênh mông, còn vô số điều chúng ta chưa biết. Cái biết có thể che cái thấy. Do đó, ta cần tránh những thành kiến hẹp hòi mà nên biết quan sát mọi việc, mở rộng tầm nhìn, sẵn sàng trải nghiệm, học hỏi những điều mới mẻ. Có thế các con mới xứng đáng là học trò của ta.

Được chứng kiến buổi nói chuyện giữa Aristotle và các học trò, tôi vô cùng khâm phục sự khôn ngoan của nhà hiền triết này. Dù trận chiến vẫn chưa bắt đầu, nhưng cả Alexander và Aristotle đều tin rằng Macedonia sẽ giành phần thắng. Biết trò không ai bằng thầy, tuy biết học trò có tham vọng lớn, có hùng tài chỉ huy, lãnh đạo, nhưng Aristotle cũng sợ sự hăng say, nhiệt huyết của tuổi trẻ kia có thể đưa đến những sai lầm khó cứu vãn, vì vậy mà ông đã phái người học trò thân tín và tài năng nhất là Timotheus đi theo Alexander, để giúp cho việc cai trị các thuộc địa hiệu quả và vững bền hơn.

Để chuẩn bị cho cuộc đại viễn chinh, Alexander phong cho Parmenion, vị tướng trung thành đã từng lập nhiều chiến công của Vua Philip, làm chỉ huy quân đội viễn chinh, rồi giao cho các bạn như Hephaestion, Perdicas, Leonidas, Ptolemy, Antigonus, Cleitus, Seleucus, Philotas và Simonides nắm giữ chức vụ quan trọng khác. Những người này đều là con cháu các gia đình quý tộc xứ Macedonia, từ nhỏ đã là bạn chơi đùa cùng với Alexander, lớn lên lại cùng theo học Aristotle, nên Alexander có thể tin tưởng vào sự trung thành tuyệt đối của họ.

Trước chiến tranh luôn là thời điểm nhiều người trẻ vội vã lập gia đình. Phần vì họ muốn tận hưởng đời sống lứa đôi trước khi tương lai rơi vào cảnh bất định, phần nữa là do các gia đình đều muốn sớm có con cháu nối dõi, vì không ai biết việc binh đao bất trắc thế nào. Đây cũng là lúc các gia đình quý tộc thu xếp cho con gái họ lập gia đình với những người mà tương lai có thể nắm những vị trí quan trọng trong triều đình.

Là người tính toán khôn ngoan, Dimitris thu xếp ngay cho Isidora gặp gỡ và hứa hôn với Cassander, con trai của tướng Antipater. Sophia thì hứa hôn với Philotas, con của tướng Parmenion. Trong các học trò của Aristotle, đây là hai người có tương lai nhất, vừa là bạn thân của Alexander, vừa là con của hai đại tướng chỉ huy quân đội Macedonia. Đám cưới của Sophia với Philotas được cử hành ngay sau đó, còn của Isidora thì hoãn lại đến mùa đông. Tuy nhiên vào phút cuối, Antipater đổi ý, không muốn con mình đi theo đoàn quân viễn chinh. Để tránh lời dị nghị về sự trung thành của ông với Alexander, ông thu xếp cho Cassander lấy Thessalonike, em gái của Alexander, rồi giao cho Cassander chức vị kiểm soát việc hành chính tại Athens, bảo đảm nhiều người trong gia đình của Alexander nắm quyền tại một nơi quan trọng. Điều này làm Alexander và Thái hậu Olympias vui lòng nhưng đồng nghĩa với việc cuộc đính ước với Isidora phải hủy bỏ.

Đối với phong tục Hy Lạp, đây là một vụ bê bối không nhỏ. Trong giới Ai Cập quý tộc, cho dù vì lý do gì thì việc người con gái bị từ hôn là một điều nhục nhã. Trong các tiểu thư khuê các của triều đình, Isidora vốn nổi tiếng xinh đẹp và luôn được nhiều người săn đón. Các bạn của Leonidas như Simonides, Perdicas, Philiteus, Medius cũng ít nhiều để ý đến cô. Với nhan sắc xinh đẹp như thế, Isidora cũng bị các tiểu thư khác ghen ghét, ganh tỵ. Vì vậy, việc bãi hôn bất ngờ này đã tạo ra nhiều dư luận đàm tiếu và lan truyền đi rất nhanh. Dimitris buồn bực nhưng không thể làm gì vì Antipater là vị tướng chỉ huy quân đội Hy Lạp, còn là quan nhiếp chính chỉ đứng sau Alexander. Hơn nữa Thessalonike là công chúa, em của Alexander nên cuộc hôn nhân này được coi là ván bài chính trị của Antipater, nhằm kết thân với hoàng gia và đạt được sự tin tưởng của Alexander.

Khi nghe được tin bất ngờ này, lòng tôi quá sức ngổn ngang, sống gần nhau từ nhỏ, tôi biết Isidora vẫn tự hào về sắc đẹp của mình và luôn mong lấy được người chồng danh giá nên việc lần này hẳn là cú sốc rất lớn với cô. Dĩ nhiên người như cô chẳng bao giờ để ý đến tên nô lệ hèn kém như tôi. Tuy thế, trước việc không may này, tôi có phần thương xót cho cô nhưng cũng thầm nuôi hy vọng biết đâu một ngày nào đó cô sẽ thay đổi tâm ý…

***

Thời điểm này, Ba Tư là đế quốc lớn, lãnh thổ chạy dài từ Ai cập đến tận núi Hindu Kush. Trong khi đó, Hy Lạp chỉ là một bán đảo bé nhỏ. Từ nhiều năm trước, các hải cảng của Hy Lạp như Ephesus, Miletus, Halicarnassus nằm ở bên kia bờ Địa Trung Hải đã bị Ba Tư chiếm cứ. Sau đó, các hải đảo quanh Hy Lạp cũng dần dần bị xâm chiếm. Thuyền bè Ba Tư kiểm soát các hải lộ quan trọng của Địa Trung Hải và tấn công bất kỳ thuyền bè Hy Lạp nào dám bén mảng ra khơi. Trong gần một thế kỷ, dân Hy Lạp luôn sống trong sợ hãi trước sự bành trướng của Ba Tư. Họ nhìn thấy đế quốc Assyria bị tiêu diệt, xứ Kush bị xóa sổ, một nửa Nubia bị rơi vào tầm kiểm soát của Ba Tư, nên đa sế người Hy Lạp đều lo sợ phập phồng không biết khi nào xứ mình sẽ bị xâm lăng và số phận của họ sẽ ra sao nếu phải sống dưới ách cai trị của những người mà họ coi là man di, mọi rợ.

Khi xưa Vua Philip của Macedonia chủ trương khai chiến để thống nhất quân lực các nước trong bán đảo Hy Lạp là để chiếm lại những hải cảng đã mất về tay Ba Tư cũng như đề phòng việc bị Ba Tư tấn công lần nữa. Tuy nhiên, khi Alexander thống nhất Hy Lạp, vị vua trẻ vừa tròn hai mươi tuổi này chủ trương tấn công Ba Tư để chấm dứt triệt để mối đe dọa xâm lăng đã tồn tại từ thế kỷ trước. Bằng những bài diễn văn hùng hồn về truyền thống anh hùng của Hy Lạp, Alexander đi khắp nơi kêu gọi việc tấn công kẻ thù lịch sử, khiến các thanh niên trẻ đều nức lòng tin vào khẩu hiệu “Đánh trước thì thắng”. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Alexander đã có hơn bốn mươi ngàn quân sĩ sẵn sàng chiến đấu.

Alexander cho tổ chức lại quân đội theo chiến lược hành quân thần tốc để sẵn sàng ứng phó với mọi hoàn cảnh. Quân sĩ được huấn luyện sử dụng những cây giáo sarissa rất dài để tiến thoái theo nhịp trống trận chứ không chiến đấu theo cách ào ạt xông lên không có bài bản như xưa. Ngài còn thiết lập một hệ thống tiếp vận quy mô với rất nhiều cỗ xe do ngựa kéo để có thể di chuyển nhanh hơn. Ngoài ra ngài cho mang theo rất nhiều kỹ sư xây dựng đường sá, thiết lập các máy móc bắn tên, phóng đá, thợ rèn đúc vũ khí và cũng dẫn theo một số nghệ sĩ, nhạc sĩ để khích động tinh thần chiến đấu3.


Đừng bao giờ tự mãn về những gì chúng ta đã biết. Bể học mênh mông, còn vô số điều chúng ta chưa biết, cái biết có thể che cái thấy. Do đó, ta cần tránh những thành kiến hẹp hòi mà nên biết quan sát mọi việc, mở rộng tầm nhìn, sẵn sàng trái nghiệm, học hỏi những điều mới mẻ.


Tướng Medius được giao nhiệm vụ trông coi việc tiếp vận. Dimitris được giao nhiệm vụ kiểm soát quân lương, việc này đòi hỏi ông phải đi lại giữa kinh đô Pella với những nơi Alexander đóng quân. Chuyến đi có thể kéo dài cả tháng, có khi di chuyển bằng thuyền, có khi bằng đường bộ, qua đồi núi trập trùng nên viện cớ tuổi già, sức yếu, Dimitris đề nghị Alexander trao trách nhiệm này cho tôi. Ông nói:

– Kyros đã làm việc kiểm soát quân lương và sản xuất khí giới trong nhiềunăm, là người làm việc chu đáo nên thần tin rằng hắn có thể hoàn thành công việc này.

Mặc dù tôi mang thân phận nô lệ nhưng vì chơi thân với Leonidas, thường qua lại Mieza, quen biết Ptolemy, Perdicas, Seleucus, Medius và cả Alexander, nên những người này cũng coi tôi như bạn. Khi Dimitris đề nghị giao cho tôi trông coi quân lương, tôi nhận được sự tín nhiệm của Alexander ngay. Một lần nữa, tôi lại đóng vai người chuyển thư qua lại cho Leonidas và Melissa. Suốt thời gian chinh chiến, dù đi đến đâu Leonidas cũng không quên viết thư cho vợ, gửi kèm những bản nhạc do anh sáng tác. Mỗi lần ghé về Pella để báo cáo cho Dimitris, tôi vẫn gặp Melissa và cô luôn hỏi: “Kyros, có thư của Leonidas không?”.

Quân đội Macedonia đã hành quân kéo qua Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và hạ trại gần hải cảng Hellespont. Buổi chiều hôm đó, Alexander đã bất ngờ gọi một số người bạn lên một chiếc thuyền đi thăm thành cổ Troy ở gần đó. Khi thuyền còn chưa dừng hẳn, Alexander đã nhảy xuống trước, dẫn đầu đoàn người xăm xăm hướng về thành cổ. Đứng trước những phế tích của thành Troy từng vang danh một thời, nơi đã đi vào thi ca, âm nhạc, sử sách của rất nhiều đời hậu thế, Alexander phóng tầm mắt bao quát lặng ngắm cảnh vật như đang chìm vào một ký ức xa xôi, rồi buột miệng thốt lên:

– Lần đầu người Hy Lạp đặt chân lên Á Châu chính là chỗ này đây – thànhTroy. Ta cũng đã từng đến đây!

Tôi đang ngạc nhiên thì đã nghe Ptolemy lên tiếng hỏi:

– Ngài đã đến đây vào lúc nào? Sao lại có thể…

Alexander thản nhiên trả lời:

– Ta đã từng cùng hàng vạn binh lính trên hàng ngàn chiến thuyền vượtbiển từ Hy Lạp đến Troy, hạ trại nơi bờ biển cát trắng này, từng ngủ cùng các quân sĩ, từng tham gia những trận công thành đẫm máu, từng trằn trọc nhiều đêm cùng các tướng lĩnh suy nghĩ làm sao đột nhập được bức tường thành kiên cố để triệt phá thành Troy.

Ptolemy, Seleucus và Antigonus nhìn nhau với vẻ vừa hoang mang vừa kinh ngạc nhưng không ai nói gì. Thấy mọi người có vẻ không tin, Alexander quay qua tôi, hỏi to:

– Kyros, nhà ngươi nghĩ sao? ngươi có tin rằng ta đã từng đến đây tham dựcuộc chinh chiến đẫm máu nhất Hy Lạp để san bằng, thiêu rụi thành Troy không?

Tôi bất ngờ khi được hỏi, đang không biết phải trả lời thế nào thì may thay Timotheus đã lên tiếng:

– Thưa nhà vua, nếu đúng vậy thì dãy tường thành Troy khổng lồ khi xưanằm ở chỗ nào?

Alexander không cần suy nghĩ, chỉ tay về hướng ngọn đồi:

– Nhìn kìa, các người có thấy ngọn đồi nơi có hai cây cổ thụ lớn đằng xakia không? Bức tường thành Troy khi đó chạy dài từ ngọn đồi đó đến tận phía Tây kia. Một dãy tường thành kiên cố, hùng vĩ và sừng sững nơi đó, thách thức những chiến binh can trường nhất của Hy Lạp. Đội quân Hy Lạp những tưởng có thể san bằng mọi thành lũy trên đời này lại phải bất lực nhìn bức trường thành ngạo nghễ kia chặn đứng mọi cuộc tấn công của mình trong mười năm ròng rã khổ chiến. Mọi cánh quân tiến đánh thành Troy đều sợ hãi đội quân của Hector và cũng không ai chiến thẳng được Hoàng tử Hector trong các trận đọ sức một chọi một. Các người nên biết rằng chính tay ta đã giết chết Hector, chiến binh tài giỏi nhất nơi này, trong trận quyết đấu tay đôi để trả thù cho người anh em Patroclus đã bị Hector đâm nhát kiếm sâu vào cổ họng, khiến ta nổi cơn thịnh nộ. Đó là một buổi bình minh, chỉ một mình ta tiến đến cổng thành Troy thách đấu vối hắn và đã giết chết được hẳn.

Không còn Hector chỉ huy, trong thành chỉ còn quân đội của một vị vua già và em trai của Hector là Paris, kẻ điếm đàng khốn kiếp đã dùng thủ đoạn quyến rũ, bắt cóc người phụ nữ trẻ đẹp Helen vốn là vợ của nhà vua xứ Sparta. Chính việc làm sai trái của Paris đã dẫn đến cuộc chiến tranh thành Troy thảm khốc. Tuy nhiên, dù Hoàng tử Hector đã chết nhưng chúng ta vẫn không có cách nào hạ được cửa thành kiên cố đó. Không biết bao nhiêu xương máu của các chiến binh Hy Lạp đã ngã xuống trước bức trường thành định mệnh này…

Chúng tôi đều lặng im, không ai dám lên tiếng hay ngắt lời Alexander vì ai cũng cảm nhận được vị hoàng đế này không có vẻ gì là đang đùa cả. Alexander lúc đó không quan tâm đến chúng tôi, kể tiếp:

– Cuộc đời của ta chưa bao giờ có suy nghĩ phải lùi bước trước bất cứ kẻthù nào. Ta tiếp tục cùng những tướng lĩnh Hy Lạp trằn trọc nhiều đêm để nghĩ ra mưu lược, quyết tâm bằng mọi giá phải phá được thành Troy. Ngày nào chưa công phá được tòa thành Troy, ngày đó chúng ta thề sẽ không về quê hương. Sau cùng, Odysseus, vua xứ Ithaca, đã nghĩ ra một diệu kế vô tiền khoáng hậu để đánh lừa vua thành Troy. chúng ta đã tháo dỡ các chiến thuyền của mình để lấy gỗ đóng thành một con ngựa gỗ khổng lồ, kỳ vĩ nhất trên đời và giấu bên trong con ngựa một toán quân thiện chiến nhất. Sau đó, chúng ta giả vờ bị bệnh dịch, nhổ trại, lên tàu rút binh, rồi ém quân vào một eo biển vắng gần đó. Vua thành Troy mừng vui vì tưởng Hy Lạp cuối cùng đã cam chịu thất bại và đã rút quân một cách thảm hại, còn để lại trên bãi biển con ngựa gỗ khổng lồ như một món lễ vật dâng lên thần linh, có ý nghĩa như một lời cầu hòa. Bất chấp lời can ngăn từ nữ tiên tri Cassandra, Vua Priam của thành Troy vẫn quyết định cho quân lính kéo con ngựa gỗ vào thành, coi như một chiến lợi phẩm minh chứng cho chiến thắng. Đêm đó, hầu như tất cả tướng lĩnh thành Troy say sưa uống rượu ăn mừng, đốt lửa cảm ơn thần linh và nhảy múa quanh con ngựa gỗ đến khuya, rồi ngủ thiếp đi trong men rượu. Đúng lúc đó, chúng ta từ trong bụng ngựa gỗ thoát ra, mở cổng thành cho quân Hy Lạp đợi sẵn tràn vào, đánh cho tan tành đội quân thành Troy thiện chiến, rồi thiêu rụi, san bằng tòa thành kiên cố đó.

Chúng tôi lặng người quay qua nhìn nhau, nửa tin nửa ngờ, nhưng ánh mắt rực lửa của Alexander khi kể lại chi tiết trận công thành lịch sử nọ khiến chúng tôi lạnh người. Alexander không quan tâm đến thái độ bán tín bán nghi của chúng tôi mà phóng tầm mắt nhìn về cuối chân trời rồi cương quyết:

– Ta đã trở lại! Lần này ta sẽ chinh phạt Á Châu, đánh đến tận cùng thếgiới. Không kẻ nào có thể cản bước chiến mã của ta và lần này sẽ không ai có thể giết được ta nữa!

Chúng tôi quay trô ra bờ biển. Mọi người vừa đi vừa suy nghĩ về trận đánh với quân đội Ba Tư sắp diễn ra, nhưng trong đầu luẩn quẩn câu chuyện về thành Troy. Khi đến gần chỗ neo thuyền, Alexander quay lại nhìn phế tích thành Troy đằng xa một lúc nữa rồi đột nhiên ngài quay sang tôi, trầm giọng vừa đủ cho tôi nghe:

– Kyros! Ta chính là Achilles đã trở lại.

Lời tuyên bố bất ngờ này như một tiếng sấm dội trong đầu tôi. Không một người Hy Lạp nào lại không biết thần thoại về trận chiến thành Troy, với các vị anh hùng lừng danh ở cả hai chiến tuyến, từ Odysseus đến Hector, Menelaus, Ajax, Agamemnon và cả Achilles nữa. Nhưng việc Alexander tự nhận ra mình là Achilles là việc thế nào đây? Quá đỗi kinh ngạc, nhưng cũng không dám thất lễ, tôi cung kính hỏi:

– Thưa đức vua! Vậy có thật là Achilles đã chết trong trận chiến thành Troybồi một mũi tên bắn vào gót chân?

Alexander im lặng nhìn về nơi xa xăm một lát rồi nói:

– Achilles dũng mãnh chưa bao giờ thua một trận nào. Achilles đã chết bởimũi tên của Hoàng tử Paris bắn vào đúng gót chân, là tử huyệt duy nhất của Achilles. Bất kỳ vị anh hùng nào trên đời này cũng có một điểm yếu.

Câu chuyện kể của Alexander làm dấy lên trong đầu tôi câu hỏi: Liệu người đã chết cả ngàn năm có thể trở về thế giới này và nhớ lại được chuyện cũ hay sao, nên Alexander mới có thể kể chi tiết đến vậy? Chẳng lẽ chết chưa phải là dấu chấm hết sao? Alexander chắc chắn không có lý do gì để nói dối về việc này. Ngài đã là một vị vua vĩ đại, đã chứng minh được tài thao lược trên chiến trường và đã vang danh toàn cõi Hy Lạp rồi.

Đêm đó, tôi hầu như không ngủ được vì mãi trằn trọc với câu hỏi: “Có thật là con người có thể sống lại ở một kiếp sống khác không? Nếu có, thì người ta có giữ được tính cách, sự hiểu biết từ kiếp sống trước đó không?”. Tôi thử liên hệ, so sánh và nhận ra những điểm tương đồng kỳ lạ giữa Hoàng đế Alexander và Achilles – người con của nữ thần biển Thetis và vua Hy Lạp Peleus trong những câu chuyện thần thoại cổ xưa mà tôi từng được biết. Đúng là hai người đều có những nét tính cách và tinh thần hiếm ai có được. Chuyện kể rằng, khi còn nhỏ, Achilles được người mẹ là nữ thần biển Thetis cầm gót chân, dốc ngược và nhúng cả người cậu bé vào nước sông styx – con sông ngăn cách giữa trần gian và âm phủ – để Achilles có được sự bất tử như thần linh. Từ đó, toàn thân của Achilles rắn chắc như sắt thép, chỉ trừ duy nhất vị trí gót chân, là phần được nữ thần biển nắm bằng hai tay nên không nhúng được vào dòng nước thiêng. Achilles đã chết vì một điểm yếu duy nhất ở gót chân, còn Alexander bất bại có điểm yếu nào chăng? Có điều gì có thể ngăn cản được chiến thần hùng mạnh bất bại của Hy Lạp này? Sự chém giết triền miên này bao giờ mới kết thúc được?

***

Trong buổi nói chuyện về kiếp sống ly kỳ tại Hy Lạp, ông Thomas nói rằng ông ấn tượng mãi về lần tháp tùng Alexander Đại đế viếng thăm phê tích thành Troy và đã ngạc nhiên ra sao khi nghe Alexander kể vanh vách chi tiết trận chiến thành Troy và cuối cùng còn khẳng định mình chính là Achilles lừng danh, câu chuyện này cứ mãi ám ảnh trong tâm trí Thomas. Nếu những người hùng như Achilles và Alexander được số phận cho gánh vác sứ mệnh lớn thì hàng triệu những con người bình thường và vô tội khác, những nô lệ, những tù binh không lẽ chỉ đáng là những vật hèn mọn để hy sinh, tô điểm cho những chiến công thần kỳ của các anh hùng nọ? Chính sự tôn sùng chủ nghĩa anh hùng thời chiến đã làm u mê, gieo định kiến và góp phần làm tha hóa nhân sinh quan con người.

Chính câu hỏi về thân phận nô lệ đau khổ, thấp kém của mình là động lực mạnh mẽ thúc đẩy Kyros dùng cả cuộc đời để bước vào hành trình đi tìm bằng được câu trả lời.

Cuối buổi chuyện trò, Thomas đã chia sẻ với tôi một cách sâu sắc: “Trong cuộc đời mỗi con người, đôi khi chỉ cần ta dám đặt câu hỏi và dám đi tìm tận cùng câu trả lời thì chúng ta sẽ bước vào một hành trình khám phá có thể làm thay đổi hoàn toàn nhận thức và ý nghĩa cuộc sống, vì cuộc sống chính là hành trình trải nghiệm, học hỏi không ngừng, bất tận. Mỗi một giờ khắc trôi qua, thế giới lại sản sinh ra hàng triệu điều mới mẻ. Những ai ngừng học hỏi, khám phá sẽ đi đến sự thiếu hiểu biết, bảo thủ, định kiến, lỗi thời, và điều quan trọng là chúng ta có thể khẳng định rằng mỗi người chúng ta ở kiếp sống này rất có thể là hiện thân của một ai đó trong chuỗi kiếp sống vô tận. Dù là một người bình thường hay môt nhân vật lừng danh, chúng ta từ khi sinh ra cho đến hiện tại đều mang theo mình đủ mầm thiện, ác đan xen. Và chính bản thân chúng ta sẽ là người quyết định hạt mầm nào được đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái, chính suy nghĩ và hành động của chúng ta – chứ không phải của bất kỳ ai khác – tạo nên số phận của mình.”

***

Vào thời cổ đại Hy Lạp, các hiền triết như Pythagoras, Socrates và Platon đều quan niệm rằng con người có linh hồn vô hình, bất diệt, khác với thể xác hữu hình, hữu hoại. Quan niệm về linh hồn của những nhà hiền triết này ít nhiều khác biệt, nhưng tựu trung vẫn tin rằng linh hồn chính là sự sống, nhờ có linh hồn nên thể xác mới có thể sống và hoạt động được. Linh hồn là bất tử, khi thể xác chết, linh hồn di chuyển vào thể xác khác để tiếp tục đời sống. Pythagoras tin rằng linh hồn có thể di chuyển vào thể xác của người hay thú vật, nhưng Socrates lại cho rằng linh hồn chỉ có thể di chuyển vào thể xác người vì linh hồn là nơi chứa đựng kiến thức, trong khi loài vật thì không có kiến thức. Do đó, mục đích của đời người là trau dồi kiến thức để trở nên thông thái hơn. Socrates chứng minh sự hiện hữu của linh hồn bằng cách đưa một bài toán khó cho một nhóm nô lệ thất học để xem họ có thể làm gì. Một trong những nô lệ đó đã giải được bài toán đó, Socrates giải thích rằng vì người này đã học toán trong kiếp trước nên linh hồn nhớ được phương pháp giải toán. Quan niệm về linh hồn bất tử này thường bị các triết gia khác chỉ trích và chế giễu.

Platon đi xa hơn thầy mình (Socrates) bằng cách giải thích trong quyển Cộng hòa rằng con người phải trải qua một hành trình cần thiết để học hỏi. Linh hồn có sự sống kéo dài vô tận, trong khi thể xác thì có giới hạn. Do đó, linh hồn liên tục tái sinh vào thể xác: sinh ra, chết đi, rồi tiếp tục tái sinh trở lại để học hỏi. Tội lỗi con người gây ra ở phần đầu của cuộc hành trình sẽ khiến họ phải trả giá trong những phần sau và những chuyện họ từng trải ở kiếp này cũng theo họ đến kiếp khác. Bởi thế mà linh hồn của Orpheus đã chọn tái sinh thành thiên nga vì anh không muốn sinh ra làm phụ nữ, Thersites tái sinh thành đười ươi, và Agamemnon thành chim ưng, Odysseus lựa chọn trở thành một người bình thường thầm lặng. Nếu con người có thể trở thành thú thì con thú có thể tái sinh thành người, loài thú hung hăng thường trở thành người man rợ, loài thú hiền lành trở thành người lịch sự, loài thú khôn ngoan trở thành người thông minh.

Platon chia linh hồn ra làm ba phần: Phần lý luận (Rational) nằm ở bộ óc, phần tình cảm (Spirited) nằm ở con tim và phần dục vọng (Appetite) nằm ở bụng dưới hay cơ quan sinh dục. Tùy con người phát triển thiên về phần nào mà sau khi chết, linh hồn sẽ tái sinh vào các xác thân tương ứng. Linh hồn phát triển về lý luận thường tái sinh vào thể xác vua chúa, người lãnh đạo, hay giới tinh hoa, quý tộc. Linh hồn phát triển về tình cảm thường di chuyển vào thể xác của các nghệ sĩ, giáo sĩ hay người có tài về nghệ thuật. Linh hồn phát triển về dục vọng thường di chuyển vào thể xác của thợ thuyền, kẻ thất học hay nô lệ. Quan niệm này có phần nào đó bị ảnh hưởng bởi sự phân chia giai cấp trong xã hội lúc đó, nơi mà những người bị đẩy xuống giai cấp thợ thuyền hay nô lệ vốn không có kiến thức hay hiểu biết gì.

Người Hy Lạp tin rằng khi con người làm được những việc to lớn, vĩ đại thì sau khi chết, được trở thành thần thánh, sống trong cõi của thần linh. Tuy nhiên, các thần linh cũng không khác con người bao nhiêu, tuy là thần nhưng họ cũng tham lam, ích kỷ, thích ăn uống, rượu chè, tranh chấp và háo sắc như người, chỉ khác là họ có quyền năng nên có thể làm những việc mà con người không làm được.


Dù là một người bình thường hay một nhân vật lừng danh, chúng ta từ khi sinh ra cho đến hiện tại đều mang theo mình đủ mầm thiện, ác đan xen. Và chính bản thân chúng ta sẽ là người quyết định hạt mầm nào được đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái. Chính suy nghĩ và hành động của chúng ta – chứ không phải của bất kỳ ai khác – tạo nên số phận của chúng ta.