MUÔN KIẾP NHÂN SINH
TẬP II
Tác giả: Nguyên Phong

 

Phần bốn
CHUYỂN HÓA NGHIỆP QUẢ: CON ĐƯỜNG THỨC TỈNH

Hằng năm vào dịp lễ Giáng sinh, tôi thường tổ chức cho những cộng sự chủ chốt của công ty đi nghỉ cùng nhau để thư giãn sau một năm làm việc mệt nhọc. Ngoài ra, đó cũng là dịp chúng tôi gặp nhau, cùng nhau bàn tính công việc cho năm tới. Hai năm trước, tôi mời mọi người đến căn nhà nghỉ mát mới mua tại Colorado để nghỉ ngơi và có dịp leo núi, trượt tuyết tại núi Vail.

Buổi chiều hôm đó, sau khi trượt tuyết về, chúng tôi ngồi ăn cùng nhau. Angie đã chuẩn bị trước một bữa tiệc thịnh soạn. Mọi người đang dùng bữa thì Connie quay sang tôi, vui vẻ gợi chuyện:

– Tôi nghe Angie nói lúc này anh đang tập thiền, việc này hơi lạ, vì từtrước đến nay, khi tôi và Angie tập Yoga anh vẫn cười chúng tôi mà. Lý do nào đã khiến anh đổi thái độ như thế?

Angie bật cười nói thêm:

– Anh ấy không những tập thiền mà còn có thể ngồi lâu hơn tôi nữa. Khitập Yoga, tôi chỉ ngồi thiền khoảng mười phút là nhiều, vì dễ buồn ngủ, nhưng anh ấy có thể ngồi hơn nửa giờ mà vẫn tỉnh táo.

Cả bàn ăn rộn ràng lên vì mọi người cùng trêu chọc tôi. Brian cười nói:

– Hình như có lúc anh thiền ngay trong phòng làm việc phải không? Cô thưký nói có lúc anh đóng cửa không tiếp khách.

Tôi trả lời nhẹ nhàng:

– Đôi khi tôi cần nghỉ ngơi cho đầu óc thoải mái. Lắm lúc suy nghĩ nhiềuquá bị căng thẳng, nên cũng cần ngồi yên tĩnh một chút.

Connie mỉm cười ý nhị:

– Ngồi yên để nghỉ ngơi và ngồi thiền khác nhau chứ. Nghe Angie nói làanh học thiền với một ông hàng xóm gần đây. Angie nói rằng ông ấy là người vô cùng hiểu biết và có kiến thức về Karma Yoga. Tôi cũng đang muốn tìm hiểu thêm về Karma Yoga. Liệu tôi có thể gặp ông ấy được không?

Câu chuyện trên bàn ăn chuyển qua đề tài Yoga. Người thì cho rằng đó chỉ là phương pháp thể dục Ấn Độ đang được khai thác trong các phòng tập thể thao. Người khác nói rằng đó là một tôn giáo. Angie hào hứng lên tiếng:

– Theo ông Kris thì lịch sử Yoga kéo dài cả ngàn năm nhưng tinh hoa đã bịthất truyền, chỉ còn lại phương pháp tập luyện thôi, ông Kris là người biết rất rõ về Yoga, tôi chưa gặp ai có thể giải thích rõ ràng về Yoga như thế. Hơn nữa, ông ấy thật sự là người có vốn hiểu biết hiếm có. Nếu các bạn muốn, chúng ta có thể mời ông Kris sang đây để ông nói về Yoga.

Tôi không muốn làm phiền bạn mình, nhưng mọi người đều tò mò muốn làm quen với người láng giềng có kiến thức về Yoga này của tôi. Vì Angie đã kể chi tiết đó nên Connie rất hào hứng, nhất định đòi gặp ông Kris để tìm hiểu về Yoga. Hôm sau, Angie và Connie đến tận nơi mời ông Kris sang nhà tôi dùng cơm. Vừa gặp tôi, ông Kris đã tươi cười nói:

– Tôi không mấy khi rời nhà nhưng không thể từ chối lời mời chân tìnhcủa bà đây được. Nghe nói hôm nay bà đây sẽ trổ tài nấu ăn?

Angie vui vẻ:

– Tôi thích nấu ăn và không ngại trổ tài cho người biết thưởng thức, vì biếtông chỉ ăn trái cây nên tôi đã sửa soạn sẵn mấy món ăn bằng trái cây dành riêng cho ông.

Chúng tôi mời ông Kris vào nhà, giới thiệu ông với mọi người. Đồng thời, mọi người cũng tự giới thiệu mình với ông. Sau khi chào hỏi qua một lượt, chúng tôi ngồi vào bàn, vừa ăn uống vừa trò chuyện. Trong lúc mọi người vui vẻ thưởng thức món ăn mới do Angie chuẩn bị, Connie quay sang ông Kris, giọng hào hứng:

– Angie nói rằng ông Kris đây là người thông thái, hiểu biết rất nhiều vàcũng biết nhiều về Yoga. Chúng tôi rất hân hạnh được trò chuyện cùng ông. Là người tập Yoga nên tôi muốn tìm hiểu thêm về truyền thống của môn này. Nghe nói trước đây ông đã có buổi nói chuyện về Karma Yoga ở đây, thật tiếc là tôi không có mặt. Nếu có thể, xin ông nói thêm về môn này.

Ông Kris mỉm cười, vui vẻ giải thích:

– Karma là tiếng Phạn có nghĩa là hành động (Action). Một hành động xảy ra có thể vừa đến từ một nguyên nhân trong quá khứ, vừa là nguyên nhân cho những việc sẽ đến trong tương lai. Do đó nhân (Cause) và quả (Effect) có liên hệ mật thiết trong truyền thống Karma Yoga. Nói một cách khác, Karma chỉ sự liên hệ giữa nhân và quả trong tất cả hành động của con người.

Connie ngạc nhiên:

– Tôi đã tập Yoga với các đạo sư Ấn Độ nhưng không có ai nói gì về nhânquả. Họ chỉ nói Yoga là phương pháp làm cho cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật thôi.

Ông Kris giải thích:

– Đúng thế, họ chỉ dạy phương pháp chứ không đi vào tinh hoa, vì họ chỉtập trung vào việc làm ra tiền. Con người thường muốn khỏe mạnh để hưởng thụ nên chỉ chú trọng vào phương pháp tập luyện để khỏe hơn, mấy ai biết tìm hiểu nguyên nhân thật sự gây bệnh tật. Tại sao những lực sĩ khỏe mạnh vẫn bị đủ thứ bệnh? Tại sao khoa học đã tiến bộ rất xa nhưng bệnh nan y vẫn gia tăng. Nếu chỉ nhìn Yoga như phương pháp thể dục thì quả là một sự thiếu sót rất lớn.

Brian lên tiếng:

– Phải chăng Karma là quan niệm của Ấn Độ giáo?

Kris lắc đầu:

– Không đâu. Mặc dù chữ Karma được sử dụng nhiều trong sách vở của ẤnĐộ giáo và Phật giáo, nhưng Karma là luật của vũ trụ (Universal Law).

Trong Kinh Thánh cũng nói về vấn đề này, khi Thánh Paul nói với người Galates: “Chớ hề dối mình; Đức chúa Trời không chịu khinh dễ đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy (*).

(*) Galatians VI:7: Do not be deceived: God is not mocked, for whatever one sows, that will he also reap.

Brian hỏi:

– Vậy luật vũ trụ khác với luật xã hội như thế nào?

Kris nhìn Brian, mỉm cười:

– Ông là luật sư đúng không? Vậy hẳn ông cũng biết luật xã hội là do conngười đặt ra. Nó có tính khuôn khổ, bắt buộc người ta phải làm hay phải tránh làm việc gì đó. Luật xã hội ám chỉ sự phán xét và trừng phạt nếu bị vi phạm. Luật này thay đổi tùy hoàn cảnh xã hội, văn hóa và thời đại. Có khi nó được áp dụng ở quốc gia này nhưng không được áp dụng ở nơi khác. Nó có thể hợp lý ở thời điểm này nhưng sẽ không còn dùng được ở thời điểm khác. Bởi luật xã hội là do con người đặt ra nên nó có thể thay đổi. Trái lại, luật vũ trụ thì không bao giờ thay đổi, nó có tính chất bất di bất dịch và bất biến trong mọi không gian hay thời gian. Luật vũ trụ cũng không có những phiên xét xử vì hậu quả là lẽ tất nhiên, không thể tránh. Nếu anh đưa tay vào lửa thì anh sẽ bị bỏng, có thế thôi.

Brian hỏi thêm:

– Nói vậy là, theo ông, con người bất lực trước luật vũ trụ?

Ông Kris:

– Không hẳn. Nhờ biết rằng con người sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi việc làm của mình mà người ta có thể chọn những hành động đưa đến cái quả mà họ muốn, đồng thời tránh những gì họ không muốn. Đó chính là sự tự do hoàn hảo nhất. Người biết nhân quả chỉ làm những gì tốt đẹp để mang lại kết quả như ý, và tránh làm những việc sai trái vì biết rõ hậu quả của nó. Trái lại, người không hiểu biết nhân quả thì hành động bừa bãi rồi phải gánh chịu hậu quả cho những việc làm sai trái của mình. Nhưng cũng nhờ đó mà họ sẽ học được bài học mà họ cần. Bài học nhân quả này, không học lúc này thì sẽ học lúc khác, không học ở kiếp này sẽ phải học ở kiếp khác.

Brian tỏ vẻ hoài nghi:

– Nhưng luật Nhân quả mà ông nói phải chăng chỉ là quan niệm của tôngiáo? Bởi khoa học đâu nói gì về luật này.

Ông Kris mỉm cười trả lời:

– Nếu giải thích theo khoa học thì toàn thể vũ trụ này là một khối nănglượng (Energy) quán bình tuyệt đối. Năng lượng này có thể vô hình, không nhìn thấy được, cũng có thể biến chuyển thành vật hữu hình mà chúng ta có thể nhìn được bằng mắt. Thái Dương hệ là năng lượng biểu hiện dưới trạng thái hữu hình như Mặt trời, Mặt trăng, Trái đất và các hành tinh khác. Tương tự như thế, tất cả mọi sinh vật như con người, thú vật, cây cỏ… đều là những năng lượng dưới dạng hữu hình, vì tất cả đều được cấu tạo bởi nguyên tử, mà nguyên tử chính là năng lượng đã đông đặc lại. Mọi việc xảy ra trong vũ trụ chỉ là sự chuyển hóa của năng lượng qua nhiều hình thức, có khi rõ ràng và có khi hư ảo. Con người giống như một cỗ máy vận hành năng lượng bằng tư tưởng, lời nói và hành động. Khi suy nghĩ, nói ra điều gì, hay làm gì ta đều phát ra một luồng năng lượng vào không gian, nó va chạm với các năng lượng khác, làm mất đi sự cân bằng vốn có. Do đó, vũ trụ tự động phản ứng ngược lại để tái lập lại sự cân bằng. Nói một cách khác, tư tưởng, lời nói, hay hành động của ta cũng đều là những năng lượng – đó là Nhân, gây mất cân bằng nên sẽ gặp phản lực ngược lại – đó chính là Quả. Do đó, chúng ta phải cẩn thận, vì mọi tư tưởng, lời nói hay hành động, dù xấu hay tốt, đều tạo ra những kết quả ảnh hưởng đến chính ta và những người xung quanh. Một lời nói ân cần, dịu dàng có thể làm chúng ta vui vẻ và những người xung quanh hạnh phúc. Một lời nói gay gắt không những làm tâm ta thêm sân hận mà còn gây thương tổn đến những người khác nữa. Nói tóm lại, luật Nhân quả chỉ là sự thuyết minh cho mọi liên quan giữa nhân và quả khi con người vận hành năng lượng. Đây là điều mọi người cần hiểu rõ.


Con người giống như một cỗ máy vận hành năng lượng bằng tư tưởng, lời nói và hành động. Khi suy nghĩ, nói ra điều gì, hay làm gì ta đều phát ra một luồng năng lượng vào không gian, nó va chạm với các năng lượng khác, làm mất đi sự cân bằng vốn có. Do đó, vũ trụ tự động phản ứng ngược lại để tái lập lại sự cân bằng. Nói một cách khác, tư tưởng, lời nói, hay hành động của ta cũng đều là những năng lượng – đó là Nhân, gây mất cân bằng nên sẽ gặp phản lực ngược lại – đó chinh là Quả.


Ông Kris nhìn dụng cụ trượt tuyết và leo núi để ở cuối phòng rồi nói thêm:

– Hình như các ông vừa đi trượt tuyết hay leo núi về thì phải? Khi sống tạiđịa hình bình thường như New York, các ông có thể hít thở dễ dàng nhưng khi lên núi cao như Colorado thì không khí loãng khiến các ông hít thở khó khăn hơn, đúng chứ? Vì biết trước nên các ông đã chuẩn bị để ứng phó với việc này. Khi leo núi chúng ta thường phải mang theo bình dưỡng khí vì lên càng cao không khí càng loãng, phải có bình dưỡng khí hỗ trợ. Nhiều người không hiểu biết việc này nên không chuẩn bị, đến khi leo lên độ cao nào đó thì bị xây xẩm vì thiếu dưỡng khí, không thể tiếp tục được nữa. Sự hiểu biết về độ cao giúp cho người leo núi đạt được kết quả họ mong muốn. Con người đối với luật Nhân quả cũng thế, có hiểu biết về luật Nhân quả giúp chúng ta hành động đúng đắn. Vấn đề hiện nay là nhiều người chỉ hiểu luật này một cách mập mờ, có khi tin cũng có khi không tin. Đôi khi người ta chỉ tin nếu nó xảy ra hợp với điều mà họ muốn. Một số người đã hiểu nhầm lẫn Karma thành số mệnh (Fate), là cái gì đó đã được định đoạt trước chứ không hiểu trọn vẹn ý nghĩa của luật này. Khi gặp nghịch cảnh, họ khoanh tay chấp nhận rồi than rằng đó là ý muốn của Đấng Tối cao hay sự an bài của định mệnh, do đó, họ không thể làm gì được nữa. Họ không biết cách thay đổi chính mình và nêu sự việc xảy ra không như ý, họ chỉ đổ lỗi cho số mệnh hay chỉ biết than trời trách đất chứ không hiểu rằng Karma chỉ là hành động, và họ có thể hành động để thay đổi số mệnh mình thông qua luật Nhân quả.

Brian ngạc nhiên, hỏi:

– Nhưng sách vở Yoga định nghĩa Karma là nghiệp, nghĩa là việc xảy ra màngười ta không thể tránh được. Chẳng phải vậy sao?

Ông Kris mỉm cười, lắc đầu:

– Đó là sự giải thích chưa hoàn chỉnh. Gieo nhân gì gặt quả đó là lẽ tấtnhiên, nhưng không phải vì thế mà người ta cam chịu không làm gì hết, bởi người ta có thể hành động để chuyển nghiệp. Nếu hút thuốc là nhân, thà bị ung thư là quả, nhưng người ta cũng không thể chấp nhận rồi chẳng làm gì hết đúng không? Khi đau ốm, ông có quyền chạy chữa chứ không buông xuôi chỉ vì nghĩ đó là nghiệp.

Brian thắc mắc:

– Nhưng chính ông vừa nói gây nhân thì phải trả quả mà. Nêu tôi đã lấytrộm tiền của ai thì trước sau tôi phải trả lại cho người đó, làm sao không trả được?

Ông Kris thong thả giải thích:

– Đúng thể, chắc chắn ông sẽ phải trả số tiền đó. Chuyển nghiệp mà tôiđang nói đến ở đây không có nghĩa là ta tìm cách để không trả nợ, mà là ta có thể có nhiều cách trả nợ khác nhau. Để tôi lấy một ví dụ cho dễ hiểu. Ví dụ, trong kiếp trước ông lấy của ai đó một triệu đô-la. Ông đã gây nhân nên kiếp này nghiệp quả bắt ông phải trả lại số tiền đó cho người ông đã lấy, bằng cách này hay cách khác. Đây là số tiền rất lớn, ông làm vất vả mới có được mà nay phải mất đi nên ông vô cùng đau khổ. Vì không rõ cái nhân mình gây ra từ trước nên ông oán giận người kia, nghĩ họ cướp tiền của mình, oán hận của ông lại tạo ra một nhân nữa. Đã có nhân thì ắt có quả, do đó hai người cứ vay trả, trả vay lẫn nhau, kéo dài qua nhiều kiếp sống không chấm dứt. Đó là sự phức tạp của nhân quả trong vòng luân hồi. Đa số mọi người, vì thiếu hiểu biết về luật Nhân quả nên cứ mắc nợ, đòi nợ, trả nợ, rồi lại mắc nợ, tạo thêm duyên nghiệp chồng chéo với nhau.

Brian không ngăn được thắc mắc, liền ngắt lời ông Kris:

– Nhưng làm sao biết ai nợ ai? Ai là người gây ra nợ trước?

Ông Kris gật đầu:

– Đúng thế, người ta trải qua biết bao kiếp sống, nhân quả chằng chịt, dễ gìtìm ra cái nhân đầu tiên. Nhưng nếu biết chuyển nghiệp bằng cách làm những điều lành thì có thể chuyển nghiệp, tức chuyển sang cách trả nợ khác và dần dần nghiệp sẽ được hóa giải. Hãy thử tưởng tượng ông nợ ai đó một triệu đô-la và đến lúc phải trả, nhưng vì kiếp này ông làm nhiều việc thiện lành nên ông là tỷ phú, có hàng trăm triệu trong tay thì việc thanh toán món nợ cũ chỉ là việc nhỏ, đâu đáng quan tâm nữa. Do đó, với cái tâm thiện lành, ông vui vẻ trả nợ, không gây thêm nhân và món nợ cũ có thể chấm dứt hoàn toàn, có nợ thì vẫn phải trả nhưng cách trả nợ có thể khác tùy theo sự chuyển nghiệp. Nói theo toán học thì A+B = X, đã có điều kiện A và B thì chắc chắn kết quả phải là X. Tuy nhiên nếu ta thêm vào đó điều kiện mới là C thì A+B+C sẽ cho kết quả khác chứ không còn là X nữa, có đúng không?

Ông Kris mỉm cười, rồi kết luận:

– Tất cả mọi người sống trên đời đều ít nhiều có nợ với nhau, có người nợít, có người nợ nhiều, có người nợ tiền, có người nợ tình, có người còn nợ sinh mạng nữa, và khi nào phải trả nợ vẫn là câu hỏi không ai biết. Nhưng nếu biết làm các điều lành thiện, biết bố thí giúp đỡ người khác thì con người có thể giải quyết nợ nần, duyên nghiệp từ xưa dần dần và chuyển được nghiệp.

Brian có vẻ đã bị thuyết phục nên hỏi thêm:

– Nợ tiền có thể trả nhưng nợ sinh mạng thì trả như thế nào? Nếu khi xưatôi giết người, bây giờ có người đến giết tôi thì tôi phải làm gì?

Ông Kris trả lời:

– NỢ sinh mạng không nhất thiết phải trả bằng sinh mạng, có khi quả báocủa việc giết hại sẽ đển bằng bệnh tật, các chứng nan y như ung thư, bại liệt… Bệnh nhân khổ sở, đau đớn quằn quại vì bị bệnh tật hành hạ, nằm dai dẳng rất lâu trên giưòng bệnh. Những người bị họ làm hại khi xUa, lúc này có thể đến đòi nợ bằng cách khiến họ càng khổ sở hơn, sông không ra sống, chết không ra chết. Tình trạng đó còn đau khổ hơn cả cái chết.

Mọi người quanh bàn ăn đưa mắt nhìn nhau vẻ hoang mang. Angie sợ hãi:

– Ân oán như thê thì ghê gớm quá.

Ông Kris gật đầu, nhìn khắp một lượt quanh bàn và nói tiếp:

– Đó chỉ là trường hợp đòi nợ thông thuồng mà thôi, còn nhiều trường hợpghê gớm hơn mà tôi không muốn nói đến. Khi gây nhân mấy ai nghĩ đến hậu quả, đến khi trả quả cũng không mấy ai sẵn lòng đối diện. người ta chỉ biết trách tròỉ, trách đất, đổ lỗi cho người này người nọ mà không hiểu cái nhân của mình.

Brian lo lẳng hỏi:

– Vậy con người phải làm những gì để chuyển được nghiệp?

Ông Kris nói:

– Cũng như việc trả nợ về tiền bạc vậy. Nếu người mang nghiệp giết chócở kiếp này biết làm những việc thiện lành, thường xuyên bố thí, giúp đỡ người khác thì họ sẽ gieo được nhân lành, khi lâm bệnh họ sẽ gặp thầy giỏi, thuốc hay thì kết quả trả nghiệp sẽ khác. Bởi vì nhân lành mà họ gieo ở kiếp này cũng trả quả lành cho họ, từ đó cân bằng với nhân ác mà họ đã gieo. Nhiều người không hiểu được việc bố thí, giúp người, làm việc thiện có sức mạnh lớn lao chuyển đổi nghiệp ác. Một khi đã biết, họ có thể ra sức hành thiện, từ đó có thể chuyển đổi nghiệp ác. Chuyển nghiệp là như thế đấy.

Angie thở ra như vừa trút được một mối lo, lên tiếng:

– Nêu tích cực hành thiện, làm việc lành thì mọi sự đều trở nên tốt đẹp, cóđúng không?

Ông Kris mỉm cười:

– Như tôi vừa nói, nếu chúng ta biết làm những việc lành, điều thiện, bìnhthản lấy ân trả oán, thì ta tự nhiên sẽ dần trả được một số nghiệp. Nói cách khác, nhờ biết làm việc lành, ta có thể tránh được nhiều việc không may, vì món nợ đã được trả dần rồi.

Khi sinh ra ai cũng có sẵn tính cách tốt lẫn xấu. Nếu hiểu rằng tính cách này là hệ quả của cách chúng ta sống từ kiếp trước thì ta có thể thay đổi được tính cách bằng nỗ lực cá nhân. Con người có tự do lựa chọn để thay đổi chính mình. Bên cạnh những gì theo ta từ tiền kiếp, thì tính cách còn chịu ảnh hưởng của giáo dục và các trải nghiệm đời sống trong kiếp này của chúng ta. Kinh sách Ấn Độ có câu: “Con người suy ngẫm điều gì thì trở thành điều đó”. Do đó, một người vốn xấu nhưng biết tu tập đạo đức, suy ngẫm nhiều về điều hay lẽ phải thì vẫn có thể trở thành người tốt. Người vốn tốt nhưng đọc sách vở đồi trụy hay tiếp xúc với những người có suy nghĩ tham chấp rồi bị tiêm nhiễm thì vẫn có thể trở nên người xấu xa. Nói một cách khác, tính tình nào cũng có thể sửa được nếu biết cách, vấn đề là họ có muốn sửa hay không mà thôi. Ví dụ, một người có tính tình nóng nảy, nếu nhận ra được tính cách đó của mình là không tốt thì người đó vẫn có thể sửa đổi.

Brian bật cười, lên tiếng:

– Thế tôi là người có tính tình nóng nảy. Vậy tôi phải sửa như thế nào? ÔngKris quan sát Brian rồi nói:

– Nêu ông coi đó là tính xấu thì ông có thể thay đổi được. Ông không nênsuy nghĩ về sự nóng nảy của mình làm gì mà phải chuyển qua suy nghĩ về sự hòa nhã. Mỗi buổi sáng ông có thể dành vài phút suy gẫm về sự hòa nhã. Ví dụ, ông hãy tập mỉm cười trước sự việc không như ý, ít lâu sau, ông sẽ thấy bản thân đổi khác.

Dĩ nhiên, bởi hiện tại khi sự việc không như ý xảy ra ông liền nổi nóng sau đó mới nghĩ đến sự hòa nhã nên ông mới biết ông đã không làm chủ được mình. Nhưng giờ ông ý thức được mình cần hòa nhã, thì theo thời gian, khi vừa nổi nóng ông liền nghĩ ngay đến việc kiểm soát và trở nên điềm tĩnh hơn. Từ đó, tính tình nóng nảy sẽ giảm dần. Ít lâu sau, ông sẽ có thể giữ sự bình tĩnh, thái độ hòa nhã ngay khi sự việc không như ý xảy đến. Tư tưởng tạo ra tính tình, nếu ông suy nghĩ về điều gì đó mỗi ngày thì theo thời gian ông sẽ đạt thành điều đó. Cũng giống như người thợ xây tường, bắt đầu từ một viên gạch rồi cứ thế tiếp tục hết viên này đến viên khác cho đến khi hoàn thành.

Ông Kris dừng lại nhìn quanh một lượt rồi thong thả nói:

– Nguyên tắc của Karma Yoga là thúc đẩy con người hoạt động. Sự hoạtđộng sẽ tạo ra hoàn cảnh để cho họ học hỏi và chuyển hóa. Lúc nào cũng vậy, con người ít nhiều đều có ham muốn. Lòng ham muốn liên kết con người với đối tượng ham muốn như nam châm hút sắt. Có người ham tiền, có người ham sắc, có người thích quyền lực. Lòng ham muốn thúc giục con người hành động đến khi được thỏa mãn mới thôi. Nhưng thế nào mới là thỏa mãn? Khi có được những gì họ muốn thì họ lại muốn có thêm thứ khác, vì lòng ham muốn của con người là vô tận. Đôi khi lòng ham muốn tiềm ẩn dưới dạng chủng tử nằm sâu trong tiềm thức cho đến khi đủ duyên sẽ phát động. Karma Yoga nói rằng tư tưởng ham muốn sẽ dẫn dắt con người đến hoàn cảnh khiến họ phải học bài học mà họ cần. Ví dụ, người ham tiền tìm mọi cách để giàu có, đến khi tiền bạc đầy nhà thì lại mắc bệnh nan y, việc đó là để họ học bài học rằng tiền bạc không thể đảm bảo cho sức khỏe và hạnh phúc. Nhân quả trong vũ trụ này phức tạp vô cùng. May cũng như rủi, tốt cũng như xấu, đều nối kết với nhau, được cái này thì mất cái khác. Do đó, càng ham muốn nhiều thì người ta càng đau khổ nhiều. Các ham muốn tiền bạc, danh vọng, quyền lực thường đem lại sự việc không như ý hơn là niềm vui sướng, do đó việc bớt ham muốn chính là điều người ta cần phải học. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, chính vì lòng ham muốn thúc giục con người hoạt động thay vì bất động, mà hoạt động là động lực của Karma Yoga giúp con người học bài học của mình, cho nên, nếu không có lòng ham muốn thì người ta sẽ bất động như gỗ đá, chẳng học được gì. Đôi khi lòng ham muốn sẽ đưa người ta đến với những người có thể đem đến bài học cho họ. Ví dụ, những người bủn xỉn, mê say tiền bạc thì thường gặp phải những người phung phí, kiếm bao nhiêu tiền đều bị họ tiêu hết bấy nhiêu. Những mối quan hệ vợ chồng, con cái đều do nhân quả đưa đến, có khi là tình, có khi là thù, có khi gặp để trả nợ và có khi gặp để đòi nợ.

Angie lên tiếng:

– Nếu tất cả đều do luật Nhân quả thì phải chăng các khổ đau của chúng tahiện tại chỉ là kết quả của những đau khổ chúng ta đã gây ra cho người khác trước đây? Và mọi hành động làm cho người khác vui buồn lúc này sẽ tạo ra những hoàn cảnh tương tự như thế trong tương lai?

Ông Kris gật đầu:

– Nói giản dị thì chính là như thế. Tuy nhiên, khi trải qua vô lượng kiếpsống, chúng ta khó lòng biết được đâu là nguyên nhân và đâu là hệ quả. Một hoàn cảnh xảy ra đôi khi có thể khiến chúng ta nghĩ rằng nó trái với luật Nhân quả, nhưng thật ra còn những cái nhân sâu xa vốn được tích tụ từ lâu mà chúng ta không biết được, ví dụ, bà có thể chứng kiến những người hung ác, xấu xa, tham lam, ích kỷ lại sống sung sướng trong sự giàu sang tột bực, trong khi người hiền lành, tốt bụng lại chịu nhiều nỗi đau khổ, gian truân. Tại sao thế? Đó là bởi những cái nhân mà họ đã gieo từ nhiều kiếp trước, sự giàu sang của họ trong kiếp này là nhờ những nhân lành mà họ đã gieo từ trước, còn những việc làm xấu xa của họ ở kiếp này thì cũng đến lúc phải trả mà thôi. Không lúc này thì lúc khác, không kiếp này thì kiếp khác. Luật Nhân quả không bao giờ sai đâu.

Ông Kris dừng lại, nhìn khắp lượt, rồi nói tiếp:

– Luật Nhân quả đã thu xếp cho chúng ta sinh vào một tộc người, một quốcgia, hay một hoàn cảnh gia đình cụ thể để trả những nghiệp quả đã gây từ trước và đồng thời cũng tạo cơ hội cho chúng ta học hỏi để hiểu biết và tiếp tục tiến lên đời sống cao cả của các bậc thánh nhân. Trải qua vô lượng kiếp, tất cả chúng ta đều có sẵn một số nghiệp tích tụ, những nhân đã gieo từ kiếp trước và phải trả ở kiếp sau. Những nghiệp tích tụ này rất nhiều, không thể trả hết một lúc, nên chúng ta phải trải qua nhiều kiếp sống để trả dần. Vì nghiệp quả liên hệ đến nhiều người, mà mỗi lần chuyển kiếp thì người sinh ở nơi này, người sinh ở nơi khác, cũng có khi những đối tượng ân nợ của ta vẫn còn làm súc sinh chưa chuyển kiếp thành người, nên chúng ta không thể gặp hết để trả hay đòi trong một kiếp được. Một số nghiệp được thu xếp để trả ở kiếp này, một số trả ở kiếp khác. Tuy nhiên, nghiệp quả không phải là định mệnh, vì chúng ta có thể hành động để chuyển nghiệp được. Nghiệp quả chỉ là những động lực theo thời gian sẽ xảy ra nhưng chúng ta có thể tạo ra các động lực mới để sửa đổi chiều hướng của nó, khiến việc nặng có thể chuyển thành nhẹ.

Connie nãy giờ vẫn im lặng lắng nghe, đến giờ mới lên tiếng:

– Việc chuyển nghiệp mà ông nói là áp dụng cho cá nhân, còn nghiệp quảcủa số đông thì sao? Làm thế nào để thay đổi?

Ông Kris trả lời:

– Những người được sinh vào cùng một nơi chốn hay quốc gia thường dosự sắp xếp để trả quả chung, mà ta gọi là cộng nghiệp. Do đó, các thiên tai như động đất, bão lụt, chiến tranh hay dịch bệnh ở một nơi chốn hay quốc gia nào đều ít nhiều do các nghiệp nhân của những con người tại đây đã gây từ trước mà nay họ phải sinh ra tại nơi này để trả. Tuy nhiên, những thiên tai, dịch bệnh này dù ghê gớm đến đâu thì vẫn có người không hề hấn gì. Có thể vì họ không gây nhân nên không phải trả quả, cũng có thể vì họ đã làm việc lành thiện nên chuyển từ nghiệp nặng thành nhẹ. Mỗi quốc gia có thể xem như một cá nhân trong vòng sinh hóa của trái đất. Tùy hành động vị tha hay ích kỷ mà quốc gia đó trở nên hùng cường hay suy bại. Không một quốc gia nào làm những điều hung ác như xâm lăng, chiếm đoạt, giết chóc mà có thể hưng thịnh lâu dài. Những đế quốc như Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ,… chỉ hùng cường một thời gian rồi suy sụp. Cho đến nay, trải qua thời gian dài, những quốc gia này vẫn chưa vãn hồi được sự hưng vượng khi xưa. Con người sinh ra ở xứ nào là để học hỏi các đức tính của dân tộc xứ đó, vì mỗi nơi đều có những đặc thù văn hóa hay điều kiện đặc biệt giúp cho sự phát triển của họ. Một quốc gia phát triển thịnh vượng là nhờ những người tài giỏi được nhân quả thu xếp đến giúp cho quốc gia đó trở nên hùng cường. Một đất nước bị suy vong là do những người xấu xa, thấp kém được nhân quả đưa đến đó để làm cho lụn bại. Nếu một cá nhân có thể học hỏi để chuyển nghiệp thì một quốc gia cũng thế. Khi người dân xứ đó biết ý thức về nhân quả, biết làm điều lành, việc thiện, biết phát triển tình thương, biết giúp đỡ nhau, biết làm việc vì quyền lợi chung, thì xứ đó có thể giảm được rất nhiều tai kiếp.

Andrew im lặng từ đầu buổi, giờ cũng lên tiếng:

– Nói như vậy thì trong đời sống hiện nay, con người vừa trả quả, vừa gâythêm nhân, do đó mọi việc cứ chồng chất, bớt được chỗ này thì lại thêm vào chỗ khác. Mọi nơi, mọi quốc gia đều có người xấu và người tốt. Xã hội nào cũng có người này giúp người kia, nhưng người kia lại hại người nọ, ân oán cứ thế triền miên, có việc tốt cũng có việc xấu, cứ thế tiếp diễn thì làm sao có thể cắt đứt sợi dây nhân quả?

Ông Kris nhìn Andrew mỉm cười:

– Ông nói đúng đó. Sợi dây nhân quả vô cùng phức tạp nhưng nghiệp quảdù nặng đến đâu vẫn có thể giảm bớt nhờ sự hiểu biết, phát triển tình thương. Những người hiểu biết, dù bị đối xử bất công, vẫn biết tha thứ, không trả thù. Những người đã ý thức được nhân quả sẽ biết chấp nhận, không than van oán trách, đồng thời phát triển lòng từ bi hướng đến người xung quanh. Khi một số đông đã hiểu biết, sống đời lành thiện thì có thể tạo ra những động lực mới, thay đổi nghiệp lực cũ, cải thiện số phận quốc gia.

Connie lên tiếng:

– Tôi được biết ngoài Karma Yoga, ông còn dạy thiền nữa phải không? Khitập Yoga, tôi cũng ngồi thiền khoảng mười phút trước khi tập.

Ông Kris mỉm cười:

– Hiện nay nhiều nơi dạy Yoga hay thể dục cũng hướng dẫn mọi ngườingồi yên mười phút để cho đầu óc thoải mái trước khi tập. Nhưng việc đó không dính dáng gì đến thiền định hết.

Connie ngạc nhiên:

– Tại sao thế, tôi tưởng đó chính là thiền định chứ?

Ông Kris giải thích:

– Các phòng tập thể dục hay Yoga có trào lưu thêm thắt vài phương phápmà họ gọi là thiền định Yoga hay khí công vào bài tập nhằm mục đích quảng cáo hay tạo ra vẻ huyền bí thôi. Không ai có thể ngồi thiền chỉ trong vòng vài phút như thế được. Nếu thực tập thiền định bà phải ngồi ít nhất nửa giờ hay lâu hơn nữa. Việc ngồi yên vài phút rồi đứng lên tập thể thao không dính dáng gì đến thiền định cả. Đó chỉ là một cách để nghỉ ngơi, xả giãn đầu óc trước khi tập thể thao thôi.

Angie quan tâm, muốn hiểu hơn, nên hỏi:

– Nhà tôi nói rằng ông dạy anh ấy phương pháp tĩnh tâm, vậy đó là phươngpháp gì thế?

Ông Kris giải thích:

– Ngày nay, đời sống xã hội có rất nhiều việc khiến cho đầu óc người taquay cuồng bởi những ưu tư, phiền não và bất an, nên ai cũng cần có một nơi ẩn náu để giữ cho đầu óc được cân bằng. Đây không phải là việc trốn tránh thực tại mà là tránh cho đầu óc bị căng thẳng bởi những xáo trộn bên ngoài. Mục đích phương pháp này là tìm về sự an tĩnh nội tâm.

Connie xen vào:

– Nhưng tập thể thao cũng có thể làm cho đầu óc bớt căng thẳng và an tĩnhđược chứ.

Ông Kris mỉm cười:

– Khi gặp sự xáo trộn, cảm thấy bất an, đa số người đều tìm cách giảiquyết qua những hoạt động bên ngoài nhưng không mấy ai thành công. Bà tập thể thao, trong lúc tập có thể bỏ đi mọi suy tư nhưng tập xong thì đầu óc vẫn xáo trộn, bất an như cũ. Thân thể bà có thể khỏe nhưng đầu óc của bà đâu đã được bình an. Muốn đạt được sự quân bình trong đời sống, chúng ta phải biết cách gác qua một bên những công việc bận rộn hàng ngày để trầm mình trong sự cô liêu, tĩnh mịch, để bồi dưỡng tinh thần, gia tăng sức mạnh nội tâm. Bên trong mỗi người đều có sẵn một năng lực tiềm ẩn mà ít ai biết khai thác. Phương pháp tĩnh tâm giúp cho họ tiến sâu vào nội tâm để tìm ra năng lực tiềm ẩn này. Khi đã tìm được nó rồi thì họ sẽ được trang bị một sức mạnh vô biên, có thể chống với mọi nghịch cảnh. Nên nhớ, sự phục hồi sức mạnh nội tâm này hoàn toàn được thực hiện ở bên trong chứ không phải đâu đó bên ngoài.

Angie đưa một ly nước trái cây cho ông Kris:

– Các bạn hỏi nhiều quá, chúng ta hãy tạm dừng ở đây để ông Kris giảikhát.

Ông Kris vui vẻ nhận ly nước trái cây của Angie:

– Cảm ơn bà. Bà có cách pha chế nước rau củ với trái cây thật thơm ngon.

Connie chờ ông Kris uống xong ly nước rồi lên tiếng:

– Tôi được biết ông chỉ ăn trái cây và rau củ, không ăn thịt cá. Như vậy làmsao có đủ chất dinh dưỡng được?

Ông Kris ôn tồn giải thích:

– Từ nhiều năm nay mọi người đều được dạy rằng phải ăn thịt cá mới cóđủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, có nhiều vấn đề với việc ăn thịt cá, nhưng hôm nay tôi chỉ nói về một thứ thôi. Hiện nay ngành chăn nuôi đã được công nghiệp hóa để gia tăng lợi nhuận. Các nhà chăn nuôi đã trộn thức ăn gia súc với các loại hóa chất để vật nuôi phát triển nhanh hơn. Trung bình một con bò phải mất bốn năm mới đủ lớn để làm thịt nhưng khi cho ăn hóa chất này thì con bò sẽ chỉ cẩn mười sáu tháng là có thể làm thịt được rồi. Trong hành động này hội đủ các nhân xấu như: lòng tham, sát nghiệp và đi ngược quy luật tự nhiên. Ngày nay, hầu như mọi gia súc, gia cầm như heo, bò, trâu, dê, gà vịt đều được nuôi bằng thức ăn trộn hóa chất.

Do đó, ngành công nghiệp chăn nuôi thu lợi rất nhiều, vấn đề là khi ăn thịt của những vật nuôi này, con người cũng gián tiếp tiêu thụ những hóa chất đó và chúng sẽ âm thầm gây bệnh cho con người – đó vừa là một vấn đề có thể giải thích bằng khoa học và cũng có thể lý giải theo hướng tâm linh là “cái quả” mà con người nhận được từ sát nghiệp của mình. Nếu hóa chất làm tế bào con vật phát triển rất nhanh thì nó cũng có thể làm cho tế bào con người phát triển tương tự, có đúng không? Nếu tế bào con người phát triển nhanh hay phát triển bất bình thường thì người ta gọi đó là gì?

Connie nói ngay:

– Ông muốn nói đến bệnh ung thư có phải không?

Ông Kris gật đầu:

– Đúng thế, cái gì phát triển quá nhanh hay bất bình thường đều không tốt.Đã có nhiều nghiên cứu khoa học về sự liên quan giữa việc tiêu thụ thịt cá quá mức và các loại bệnh tật nhưng chưa được công nhận vì phản ứng của các nhóm lợi ích ngành chăn nuôi. Để tôi kể thêm một bằng chứng khác. Ngày nay, trẻ sơ sinh ít được nuôi bằng sữa mẹ mà thường uống sữa bò, mà hầu hết bò sữa đều được nuôi bằng thực phẩm trộn hóa chất công nghiệp và chúng còn bị tiêm các loại thuốc, hormone để sản xuất nhiều sữa hơn, trái với quy trình tự nhiên của chúng. Chưa nói đến những điều tàn nhẫn khác như lũ bê con bị tách khỏi mẹ khi mới vài ngày tuổi, không được uống dòng sữa của mẹ chúng và số phận của chúng là được cung ứng cho ngành khai thác thịt bê. Còn những bò mẹ thì phải mang một bầu sữa quá nặng, thậm chí kéo lê trên mặt đất, do khẩu phần ăn công nghiệp để có thể cho sữa nhiều hơn, khiến chúng đau đớn, kiệt quệ, bị khai thác đến mức bầu vú nhiễm trùng, rướm máu lở loét. Những hộp sữa được quảng cáo là giàu vitamin tốt cho con người mà chúng ta đang uống thực chất đến từ sự khai thác tàn nhẫn, đến từ sự đau đán khổ ải của những con bò cái được nuôi nhốt trong điều kiện sống tệ hại.

Nếu để ý, mọi người có thể thấy gần đây xuất hiện triệu chứng dậy thì sớm ở nhiều bé gái. Bình thường, đến tuổi mười ba, mười bốn các bé gái mới bắt đầu dậy thì, nhưng ngày nay, nhiều trường hợp con số này là chín, mười tuổi. Chuyện gì xảy ra khi những đứa bé đầu óc vẫn còn ngây thơ, non dại, chưa trưởng thành nhưng cơ thể đã phát triển đầy đủ như một thiếu nữ? Phải làm sao khi tinh thần, sự hiểu biết, kiến thức vẫn chưa phát triển đầy đủ nhưng đã bắt đầu thể hiện bản năng giới tính? Có lẽ mọi người cũng thấy hiện tượng nhiều trẻ vị thành niên có thai, rồi phá thai đang xảy ra khắp thế giới. Đó là những hành vi đáng thương và đáng trách, những đứa trẻ đó đã gieo một nghiệp ác lớn mà chúng không nhận thức được.

Nói đến đây, ông Kris chợt nhìn tôi và nhắc lại:

– Chắc ông Thomas còn nhớ, tôi đã từng trao đổi với ông về vấn nạn pháthai này trong một cuộc nói chuyện trước đây, lúc đó, tôi nói nhiều về nguyên nhân đến từ văn hóa xã hội. Tuy nhiên, nếu các bạn nhìn rộng ra toàn bộ câu chuyện, nghiệp ác của việc phá thai này cũng có nguyên nhân phần nào từ việc nuôi vật nuôi bằng hóa chất, rồi khai thác thịt, sữa, da của chúng một cách tàn nhẫn. Tức là cái ác, cái tham và sát nghiệp là một vòng tròn nghiệp rất lớn, khi đã gieo xuống là chúng ta phải nhận lãnh cái quả tương ứng. Nhân quả trong chuỗi sự việc mà tôi vừa nói đan xen phức tạp, nhưng khởi nguồn cũng từ cái nhân ban đầu là tàn bạo với loài vật, sau đó có thể dẫn đến những hậu quả tai hại về sức khỏe, thậm chí một nghiệp ác nặng nề như phá thai, tức tàn bạo với sinh mạng con người.

Mọi người đều lặng đi sau những điều ông Kris chia sẻ. Andrew chợt lên tiếng:

– Ông vừa nói một trong những nguyên nhân của ung thư là do ăn thịt loàivật nuôi bằng hóa chất, vậy nếu ăn những sinh vật nuôi tự nhiên hoặc sống ngoài thiên nhiên thì sao?

Ông Kris mỉm cười, giải thích:

– Hiện nay có nhiều nghiên cứu về bệnh ung thư. Một số nghiên cứu kếtluận rằng vì ăn quá nhiều thịt cá nên mới có bệnh này. Dĩ nhiên các nhóm lợi ích chăn nuôi không muốn mất nguồn lợi nên đã đưa ra bằng chứng khác để chống lại các kết luận trên. Họ trả tiền cho một số chuyên viên để đưa ra các bằng chứng phản bác lại. Cuộc tranh cãi vẫn tiếp diễn, chưa đi đến kết luận và số người mắc bệnh ung thư vẫn tiếp tục gia tăng. Cũng giống như trước kia, việc hút thuốc được xem là bình thường, cho đến những năm 1920, các nhà khoa học đã tìm được bằng chứng là hút thuốc gây ra ung thư phổi. Tuy nhiên, các hãng sản xuất thuốc lá đã bỏ tiền cho một số nhà khoa học khác phản bác kết luận đó. Cuộc tranh cãi kéo dài cho đến thập niên 1970, gần năm mươi năm sau, mới chấm dứt, khi chính phủ nhiều nước công nhận rằng hút thuốc lá gây ung thư và khuyên cáo mọi người không nên hút thuốc. Mặc dù số người hút thuốc đã giảm nhiều ở các nước tiên tiến nhưng các hãng sản xuất thuốc lá đã chuyển qua các nước chậm tiến khác và tiếp tục quảng cáo mạnh mẽ nên số người mắc bệnh ung thư tại các nước này lại gia tăng.

Trở lại việc ăn thịt cá, hiện nay các tranh luận về vấn đề này vẫn không có hồi kết ở các quốc gia. Nhiều người phương Đông cho rằng: “Ăn con dưới nước tốt hơn con trên bờ” hay “Ăn con hai chân tốt hơn con bốn chân”, vì họ đã tiếp nhận được thông tin sai lệch là con vật bốn chân có “nhân linh” hơn là con vật có hai chân, và các con vật sống dưới nước ít có khả năng được đầu thai hơn các con vật sống trên bờ… Thế nên, họ sẽ chọn cách ăn sao cho cảm thấy ít có tội lỗi nhất. Thậm chí ngay cả một số người có hiểu biết nhất định về luật Nhân quả cũng biện hộ cho việc ăn thịt rằng người giết thịt con vật mới mang nghiệp nặng, còn người ăn khi nó đã bị giết thì không sao. người tin, người không tin và số đông thì lúc tin, lúc không tin. Nếu có một nghiên cứu tâm linh nghiêm túc thì chắc chắn sẽ bị phản đối mạnh mẽ bởi các công ty, tập đoàn kinh doanh thịt gia súc, thủy hải sản và cả những người không thích ăn chay hoặc cho rằng ăn chay không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo hiểu biết của tôi, bất kỳ con vật nào, dù bốn chân, hai chân hay tôm cá sống dưới nước cũng đều là một kiếp sống trong vòng luân hồi. Nhưng vì có nhiều người sẽ không tin, nên chúng ta có thể xem xét việc này từ một góc độ khác. Khoa học đã chứng minh rằng khi lo lắng, buồn rầu, sợ hãi, thì thân thể sẽ tiết ra những chất độc khiến ta căng thẳng, mất ngủ, khó tiêu, nếu nặng hơn thì nhức đầu, chóng mặt, khó thở. Loài vật cũng như thế, dù nuôi bằng tự nhiên hay thức ăn tăng trọng thì khi con vật bị bắt giết mổ, chúng cũng sợ hãi, tiết ra trong cơ thể chúng những độc tố của sự sợ hãi, giận dữ. Nếu chúng ta ăn vào, tiêu thụ những năng lượng xấu, độc hại này thì cơ thể chúng ta chắc chắn sẽ tích tụ những năng lượng rất xấu đó và theo thời gian, bệnh tật và các di chứng khác sẽ xuất hiện. Đó là chuyện tất yếu theo khoa học, chưa nói đến các khía cạnh nghiệp quả liên quan đến sát sinh.

Ông Kris nhìn mọi người rồi thong thả nói tiếp:

– Chúng ta vừa nói về Karma và sự liên hệ giữa nhân và quả, ông bà hãy tựnghĩ xem, khi chúng ta giết súc vật, chúng sợ hãi, đau đớn, kêu la, than khóc và sinh lòng oán hận. Tư tưởng oán hận gửi lên vũ trụ này chính là nhân mà sau này chúng ta sẽ phải trả quả. Khi chúng ta đã tạo oán nghiệp thì trước sau cũng phải trả, không bằng cách này cũng bằng cách khác, không ở hình thể này cũng ở hình thể khác, như vi trùng hay vi-rút chẳng hạn. Do đó, ân oán cứ kéo dài liên miên, gây nợ, trả nợ, đòi nợ, rồi lại gây nợ, chẳng chấm dứt được. Hiện nay, mọi quốc gia đều đua nhau phát triển công nghiệp với vô số nhà máy, xí nghiệp mọc lên. Những nhà máy, xí nghiệp này thải nhiều chất ô nhiễm vào không khí hay xuống sông ngòi, ao rạch, vì vậy nước uống và không khí ngày nay đa số đều bị ô nhiễm, có chứa độc tố. Cá sống trong nước có độc cũng nhiễm độc. Thêm nữa, chúng ta dùng nước có độc này để nấu ăn thì độc tố sẽ gia tăng. Khi tiêu thụ những chất độc này, cơ thể của chúng ta sẽ phải chống lại chúng. Khi còn trẻ, cơ thể chúng ta khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, thì chúng ta có thể chưa gặp vấn đề sức khỏe gì, nhưng số độc tố này sẽ tích tụ chờ khi cơ thể suy yếu là bắt đầu phát tán. Kết quả khi bước vào tuổi trung niên, nhiều người bắt đầu gặp đủ thứ bệnh, nhưng lúc đó đã quá trễ rồi.

Ông Kris nhìn quanh bàn ăn rồi nói tiếp:

– Có bao giờ các bạn tự hỏi tại sao các quốc gia văn minh, tân tiến vẫn cótỷ lệ tử vong vì bệnh tật rất cao? Tại sao trình độ y học đã lên đến đỉnh cao như hiện nay mà các bệnh như mập phì, đau tim, cao huyết áp, ung thư, tiểu đường, chẳng những không giảm bớt mà còn gia tăng mãnh liệt? Phải chăng nguyên nhân bắt nguồn từ việc ăn uống?

Brian lên tiếng:

– Nếu không ăn thịt cá thì nên ăn gì? Phải chăng ông khuyến khích mọingười ăn chay?

Ông Kris lắc đầu:

– Tôi chỉ đưa ra một số dữ kiện để giúp các bạn giữ gìn sức khỏe thôi. Vấnđề ăn uống ra sao tùy các bạn quyết định.

Từ trước đến nay, con người vẫn được dạy rằng sức khỏe gắn liền với dinh dưỡng. Tuy nhiên, có nhiều lời khuyên không rõ ràng về một chế độ dinh dưỡng tốt. Đa số được dạy là phải ăn đầy đủ chất bổ, nhưng thế nào là chất bổ? Có cả trăm lời khuyên khác nhau về vấn đề này, nhưng phần lớn đều bị ảnh hưởng bởi quảng cáo của các nhóm lợi ích thuộc ngành công nghiệp chăn nuôi, thực phẩm. Những lời khuyên này hướng chúng ta đến việc phải ăn thịt cá thì mới đủ dưỡng chất. Tuy chúng ta biết phần lớn bệnh tật đều ít nhiều liên quan đến chế độ ăn uống, nhưng không mấy ai thật sự hiểu việc đó diễn ra như thế nào. có nhiều nguyên nhân nhưng hôm nay tôi chỉ nói về một nguyên nhân thôi. Khoa học đã chứng minh rằng trong dạ dày và ruột của con người có khoảng 100 tỷ vi sinh vật (Microbiome). Một số vi sinh vật được coi là “tốt” vì chúng giúp cho sự tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số vi sinh vật được coi là “xấu” vì chúng có thể gây bệnh tật. Ví dụ, những vi trùng xấu chui khỏi màng ruột qua hội chứng rò rỉ ruột (Leaky Gut Symptoms), đi thẳng vào máu, đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra bệnh. Nếu chúng theo máu lên não thì có thể gây ra bệnh trầm cảm, lo lắng thái quá hay tự kỷ. Nếu chúng ảnh hưởng lên thần kinh thì có thể gây bệnh Parkinson. Nếu chúng phá hoại màng dạ dày thì có thể gây ra bệnh béo phì. Nếu chúng đi đến khớp xương có thể gây ra bệnh viêm khớp. Nếu chúng đi vào da thịt thì có thể gây các chứng mụn nhọt ngoài da, nổi mề đay, ngứa. Đây chỉ là các bệnh thông thường mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc ăn uống. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại vi sinh vật sống trong dạ dày và ruột này. Khoa học chứng minh được rằng hầu hết các loại men vi sinh có lợi (Probiotics) đều tiêu thụ các loại rau củ, trái cây rồi tiết ra các chất giúp chúng ta tiêu hóa dễ dàng, chống lão hóa, tái lập sự cân bằng trong cơ thể. Trong khi đó, phần lớn các vi trùng xấu đều tiêu thụ các chất dầu mỡ, thịt cá, đường và trứng. Do đó, tùy thức ăn mà chúng ta tiêu thụ, chúng ta sẽ nuôi dưỡng các loại vi sinh vật tốt hay xấu trong người. Nếu có nhiều vi sinh vật có lợi trong ruột thì chúng ta sẽ mạnh khỏe, nếu có nhiều loại vi sinh vật gây hại thì chúng ta dễ mắc bệnh. Nếu các bạn bỏ bớt các thức ăn như đường, dầu mỡ, thịt, cá, các bạn sẽ “bỏ đói” các vi sinh vật gây hại này, khiến cho chúng không có gì ăn và số lượng sẽ giảm đi rất nhiều, rồi các bạn sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng, thoải mái hơn xưa. Nếu các bạn tiêu thụ nhiều rau củ, trái cây, “tiếp sức” cho các vi sinh vật có lợi tăng trưởng thì các bạn có thể tránh được nhiều thứ bệnh. Việc này đơn giản, ai cũng có thể làm được. Nếu không tin, các bạn hãy thử áp dụng phương pháp dinh dưỡng chỉ ăn rau củ và trái cây này trong vài ngày hay một tuần, xem cơ thể phản ứng ra sao.

Ông Kris nhìn mọi người một lượt rồi thong thả kết luận:


Tri thức hiện nay là hướng ngoại, là sự suy luận, phân tích, tính toán và phân biệt. Tuy nhiên tâm thức con người không phải chỉ là tri thức mà còn có phần khác, ta tạm gọi là tâm linh. Tâm linh là yếu tố sáng suốt, thanh khiết, mỹ lệ, là phạm trù của tình thương yêu và sáng tạo vượt ra khỏi điều kiện giới hạn của thời gian và không gian. Người ta chỉ có thể nhận diện và phát triển được tâm linh khi tâm thức hướng ngoại được xoay chiều, quay vào bên trong.


– Các bạn được tự do lựa chọn thức ăn chứ không ai bắt buộc được các bạnphải ăn gì, nhưng hiểu biết về dinh dưỡng đối với sức khỏe con người là nền tảng cần thiết. Tương tự, khi các bạn hiểu biết rõ các định luật vũ trụ như luật Nhân quả và luật Luân hồi chi phối chúng ta như thế nào thì các bạn sẽ hành động với cái tầm từ bi và giảm bớt những cái nhân xấu. Tinh hoa của Karma Yoga là hành động qua sự hiểu biết chứ không phải chỉ tập luyện những tư thế (Asana) mà thôi. Dĩ nhiên, các tư thế Yoga giúp việc điều hòa sinh lực (Prana) trong cơ thể, giúp sự lưu chuyển hữu hiệu hơn. Nếu biết hít thở đều và sâu thì sẽ gia tăng hiệu quả và cơ thể được khỏe mạnh. Đó là phần nhập môn điều thân và điều khí. Nhưng sẽ là sự thiếu sót lớn nếu không nói đến việc dinh dưỡng đúng cách, vừa đủ, giảm bớt sát nghiệp; và giữ gìn tư tưởng, lời nói, hành động làm sao để không gây ra những kết quả xấu. Hôm nay, tôi chỉ rõ cho các bạn về một số tinh hoa của Karma Yoga để mong các bạn có thể chủ động thay đổi chứ không để mặc cho số mệnh định đoạt.

***

Thomas cho biết các nhân viên và cộng sự của ông hiện nay đều chuyển qua chế độ ăn uống nhiều rau quả, ít thịt cá. Riêng ông và Angie đã ăn chay trường từ nhiều năm nay. Ông cho biết Martha, vợ của Brian bị ung thư vú, đã chữa trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, nhưng bác sĩ nói rằng ung thư đã đến giai đoạn thứ ba nên chỉ có thể sống khoảng vài tháng nữa thôi. Năm đó, nhờ sự khuyên bảo của ông Kris qua phương pháp tập Yoga, thay đổi chế độ dinh dưỡng, kiêng các chất như đường, thịt cá, dầu mỡ, sử dụng nước trái cây, ăn rau củ để loại bỏ độc tố trong cơ thể, đồng thời học cách suy ngẫm và chấp nhận mọi sự, không lo lắng buồn phiền, nên đến giữa năm 2020, Martha vẫn khỏe mạnh, bệnh ung thư không còn phát triển nữa. Các xét nghiệm ung thư ở bệnh viện của Martha sau đó khiến các bác sĩ cũng phải ngạc nhiên, bất ngờ.

Thomas cho biết trường hợp đặc biệt của Martha đã khích lệ nhiều người khác quan tâm, chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống. Người phương Đông có câu “bệnh cũng từ miệng mà vào – họa cũng từ miệng ra” cũng có độ đúng đắn, xác thực rất cao.