KIM QUANG MINH TỐI THẮNG

VƯƠNG KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

Phẩm NHƯ Ý BẢO CHÂU

Phẩm Như Ý Bảo Châu có chia ra làm ba phần:

1. Lý do có phẩm này: Ngay trong phần Lưu thông có ba thứ: Thứ nhất học hạnh lưu thông có năm, ở trong phần Thủ hộ lưu thông thứ hai, trong đó lại có ba: Thứ nhất là dạy phải thủ hộ, cúng dường, thứ hai là thủ hộ khiến lìa nhiễm, không lui sụt, thứ ba là thần chú này che chở khiến xa lìa mọi tai nạn, sở cầu được như ý. Như văn đầy đủ rõ ràng cho nên có phẩm này phát sinh.

2. Giải thích tên gọi. Tiếng Phạn là Chấn-đa, Hán dịch là Như ý, âm gốc chỉ gọi là ý, nghĩa là tâm nghĩ lường, Như nghĩa là thêm, Mạtni, Hán dịch là Bảo châu, đây là dụ, Đà-la-ni là pháp. Như ngọc quý thường giúp cho xa lìa các tai nạn, mọi sở cầu thành tựu như ý mong muốn, thần chú này cũng như vậy. Theo thí dụ làm tên gọi, nên gọi là phẩm Như ý Bảo châu Đà-la-ni, vì vậy về sau nói Như ý Bảo châu thần chú, vì văn giản lược. Lại giải thích: Tức tổng trì này tên là Như ý Bảo châu, pháp theo dụ làm tên gọi, cho nên nói: “Có Đà-la-ni tên là Như ý Bảo châu”, tên gọi này không giải thích theo sáu cách.

3. Giải trừ vấn nạn.

Hỏi: Chấp Kim Cang Chủ đã nói thần chú tên là Vô Thắng, chỗ khác nói cũng khác, vì sao chỉ nói đến phẩm Như Ý Bảo Châu?

Đáp: Có hai cách giải thích.

  1. Nói rằng: Tên gọi của phẩm từ ban đầu không thể phân biệt đầy đủ.
  2. Nói rằng: Hai phẩm đầu được tên chung còn các phẩm khác thì có tên riêng. Y cứ theo thực tế thì được tên gọi chung là Như ý châu.

Hỏi: Trong bốn tổng trì thần chú này thuộc về tổng trì nào?

Đáp: Thần chú Đà-la-ni.

Hỏi: Trong phẩm Tứ Thiên Vương, thần chú tứ Thiên vương đã nói cũng gọi là Như ý Bảo châu, trong thần chú đầu và thần chú này khác nhau thế nào?

Đáp: Tên gọi giống nhau mà nghĩa lý khác nhau, như văn có thể biết.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở giữa đại chúng bảo A-nan rằng: Các ông nên biết rằng có Đà-la-ni tên gọi Như ý Bảo châu, xa lìa tất cả mọi tai ách, cũng có công năng ngăn chặn các sấm chớp xấu ác.

Tán rằng: Văn trong phẩm chia làm bốn:

  1. Đức Phật nói.
  2. Đại chúng nói.
  3. Đức Phật ấn chứng.
  4. Vâng theo thực hành.

– Đức Phật có ba:

  1. Nêu bày hứa giảng nói.
  2. Đại chúng ưa thích nghe.
  3. Đức Phật chính thức giảng nói.

– Trong phần đầu có bốn:

  1. Nêu tên thần chú.
  2. Chỉ rõ công dụng.
  3. Bảo cùng nói.
  4. Hứa trình bày.

Đây là hai phần đầu.

Văn kinh: Các Đức Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ đã cùng giảng nói.

Tiếp theo thứ ba là bảo cùng nói.

Văn kinh: Lúc ấy ta đối với kinh này cũng giảng nói đại chúng các ông nghe, thường đối với trời, người làm lợi ích rộng lớn, thương xót thế gian, ủng hộ tất cả, khiến đạt được yên vui.

Tiếp theo thứ tư là hứa trình bày có hai:

  1. Hứa trình bày.
  2. Từ “Thường đối với…” trở xuống là nói về lợi ích.

Văn kinh: Bấy giờ, các đại chúng và A-nan-đà nghe Đức Phật nói xong, tất cả đều chí thành chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, lắng nghe thọ nhận thần chú.

Tiếp theo là đại chúng vui thích lắng nghe.

Văn kinh: Đức Phật nói: Các ông hãy lắng nghe cho kỹ, từ cõi này đi về phía Đông có Quang minh điện vương tên gọi A-yết-đa, phương Nam có Quang minh điện vương tên là Thiết-đê-lỗ, phương Tây có Quang minh điện vương tên là Chủ đa quang, phương Bắc có Quang minh điện vương tên Tô-đa-mạt-ni.

Tiếp theo Đức Phật chính thức giảng nói, có bốn:

  1. Nói về tên của Điện vương.
  2. Nghe được lợi ích.
  3. Chính thức nói thần chú.
  4. Phương pháp tụng chú.

Đây là nói về tên của Điện vương. Mây chạm vào nhau phát ra âm thanh gọi là sấm, cho nên luận Câu-xá chép: “Như âm thanh của mây, phát ra ánh sáng này gọi là điện, tức chủ điện thần gọi là Vương.” Theo kinh Khởi Thế chép: “Vô hậu bế điện ở Đông phương và Đọa quang minh điện ở Tây phương tiếp xúc nhau, va chạm nhau, cùng đánh vào nhau. Vì như vậy cho nên vùng mây ở trong hư không phát sinh ánh sáng gọi là bế điện. Bế điện ở phương Đông gọi là Vô hậu, phương Nam gọi là Thuận lưu, phương Tây gọi là Đọa quang minh, phương Bắc gọi là Bách thiên thọ điện quang.” Từ chủ thần đó để đặt nên gọi, có khác với tên gọi trong kinh này. Hoặc có nhiều thần, hoặc do phiên dịch khác nhau, A-yết-đa Hán dịch là Lai, Tô-đa Hán dịch là Như, Mạt-ni như trước đã nói.

Văn kinh: Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào nghe tên các Điện vương và biết nơi chốn như vậy thì người này liền xa lìa tất cả mọi điều sợ hãi và các tai họa bất ngờ thảy đều trừ diệt. Hoặc chỗ ở viết tên của Điện vương bốn phương thì ở các trú xứ đó không có sấm chớp kinh hãi, cũng không có các tai ách và các chướng nạn khổ não, chết chóc oan uổng chẳng phải lúc thảy đều xa lìa.

Tiếp theo nói về đạt được ích lợi, có hai: Đầu tiên là lợi ích nghe tên gọi; tiếp đến “Hoặc chỗ ở…” trở xuống là nói về lợi ích viết chép tên gọi.

Hỏi: Nghe tên của Điện vương đã lìa xa kinh sợ vì sao lại nhờ vào nói thần chú mới lìa xa sợ hãi?

Đáp: Do năng lực trì chú có thể làm cho vị vua đó được thủ hộ, xa lìa sợ hãi. Lại nữa, đầu tiên là thần lực hộ trì, xa lìa kinh sợ, sau là trì chú hộ trì xa lìa kinh sợ; nhưng thần chú hộ trì tốt hơn, do đó phẩm kinh được gọi tên này.

Văn kinh: Lúc ấy, Đức Thế Tôn liền nói chú rằng: “Đát điệt thanhĩ nhị nhĩ-nhị nhĩ nhị- ni dân đạt lý- trất lý lô ca lô yết nhĩ- trất lý thâu la ba nhĩ-hạt lạc xoa hạt lạc xoa, con tên là… và chỗ ở này, tất cả kinh hãi, tất cả khổ não, sấm chớp sét giật cho đến chết chóc oan uổng thảy đều xa lìa, sa ha.”

Tiếp theo là nói thần chú và cách tụng chú.

Văn kinh: Bấy giờ, Bồ-tát Quán Tự Tại ở trong đại chúng liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi vén y bày vai phải, chấp tay cung kính bạch Đức Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Nay con cũng đối trước Phật lược nói thần chú Như ý Bảo châu, đối với các người, trời làm lợi ích rộng lớn, thương xót thế gian, ủng hộ tất cả khiến đạt được yên vui, có uy lực rộng lớn, mọi sở cầu đều như nguyện, liền nói chú rằng: “Đát điệt tha– hát đế tỳ hát đế nhĩ hát đế – hát lạt trất thể kê – bát lạt để – mật trất lệ – thú đề mục đê tì mạt lệ – bát lạt bà sa (tô hoạt thiết) lệ – an trà (nhập thanh) – lệ bàn trà lệ thoát (bình thanh) đế – bàn trà la trà tử nhĩ – hạt lệ yết trà (dẫn) lệ kiếp tất lệ – băng yết la ác ỷ – đạt địa mục xí – hạt lạc xoa hạc lạc xoa, con tên là và chỗ ở này, tất cả kinh hãi, tất cả khổ não, cho đến chết chóc oan uổng thảy đều xa lìa, con nguyện không thấy những việc tội ác, thường được sự hộ niệm của uy quang đại bi của Bồtát Thánh Quán Tự Tại – sa-ha.

Tiếp theo là đại chúng nói thần chú, có sáu.

Đầu tiên là Bồ-tát Quán Âm nói. Văn có ba:

  1. Xin được nói chú.
  2. Chính thức nói chú.
  3. Cách tụng chú.

Trong phần xin được nói có ba: Một là nghi thức cầu thỉnh; Hai là xin được nói chú; Ba là nói rõ lợi ích. Tiếng Phạn là A-phược-lô-chỉ-đế Thấp-phiệt-la-da, A-phược-lô-chỉ-đế Hán dịch là Quán, còn lại dịch là Tự tại. Dùng thiên nhãn thiên nhĩ và tha tâm thông để thường quán sát thế gian, bất cứ trường hợp nào đều có thể cứu giúp gọi là Quán Tự tại. Nói là Quán Thế Âm là nói theo một, tên gọi đó không đầy đủ nên chẳng chính thức phiên dịch, phối hợp với văn có thể biết.

Văn kinh: Bấy giờ, Bồ-tát Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi chắp tay cung kính bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Nay con cũng nói thần chú Đà-la-ni tên là Vô thắng, đối với hàng trời người làm lợi ích rộng lớn, thương xót thế gian, ủng hộ tất cả, có uy lực rộng lớn, mọi sở cầu đầu được như nguyện, liền nói chú rằng: “Đát điệt tha – mẫu nhĩ mẫu nhĩ – mẫu ni lệ mạt để mạt để – tô mạt để mạc ha mạt để – ha ha ha mà bà dĩ na tất để đế (dẫn) ba bạt – bạt thiết la ba nhĩ – ác ham điệt lật trà (thượng) – sa ha”. Bạch Thế Tôn! Thần chú này của con tên là Vô Thắng ủng hộ, nếu có người nam, người nữ nào nhất tâm thọ trì, viết chép, đọc tụng, nhớ nghĩ không quên, con trong ngày đêm thường hộ trì người này, đối với tất cả kinh hãi cho đến chết chóc oan uổng thảy đều xa lìa.

Tiếp theo là nói về chú thứ hai, văn cũng có ba: Đầu tiên là xin được nói chú, tiếp đến chính là nói chú, sau là lợi ích thọ trì, đọc tụng. Phối hợp với văn có thể biết. Nói về Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ có nơi cho là: Hình tướng khác của Bồ-tát Quán Âm xưng là Bí mật, thường cầm chày Kim cang để che chở giữ gìn Tam bảo, căn cứ vào tự hình và vật cầm làm tên gọi. Căn cứ theo kinh Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ chép:

“Chấp Kim Cang này và Phạm vương đều là một vị Phật trong ngàn vị Phật của kiếp Hiền.” Rộng như kinh đó nói.

Văn kinh: Bấy giờ, Phạm Thiên vương, người đứng đầu thế giới Sách-ha liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, chắp tay cung kinh bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn ! Con cũng có pháp môn Đà-la-ni nhiệm mầu, đối với các hàng trời, người làm lợi ích to lớn, thương xót thế gian, ủng hộ tất cả, có uy lực to lớn, mọi sở cầu đều được như nguyện, liền nói chú rằng: “Đát điệt tha – ê lý nhị lý địa lý sa ha – bạt la hám ma bố lệ – bạt la hám ma mạt ni bạt la hám ma yết bính – bổ sáp bạt tăng tất đát lệ ra ha.” Bạch Đức Thế Tôn ! Thần chú này của con tên là Phạm Trị Tất Năng ủng hộ, người trì chú này được xa lìa ưu não và các tội lỗi nghiệp chướng, cho đến chết chóc oan ức thảy đều xa lìa.

Tiếp theo là nói chú thứ ba, đoạn văn đồng như trước.

Văn kinh: Bấy giờ Đế Thích Thiên chủ liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi chắp tay cung kính bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Con cũng có Đà-la-ni tên là Bạt-chiết-la-phiến-nhĩ, là đại minh chú có công năng trừ diệt tất cả tai ách kinh sợ, cho đến chết chóc oan ức thảy đều xa lìa, nhổ sạch gốc khổ mang lại yên vui lợi ích cho hàng trời, người, liền nói chú rằng: “Đát điệt tha – tỳ nhĩ bà lỵ nhĩ – bạn đà ma đàn trệ – ma nị nhĩ trí trí nhĩ cù lý – kiện đà lý chiên trà lý – ma đăng kỳ (thượng) thập yết tử – tát la bạt lạt bính (khứ) – rất na mạt trụ đáp ma ất đa lạt nhĩ – mạc hô lạt nhĩ đạt lạt nhĩ kế chước yết la bà chỉ – xả phạt lý xa phạt lý – ra ha.”

Tiếp theo là nói chú thứ tư. Văn cũng đồng như trước. Nói về Đế Thích Thiên chủ, Đế tức là chủ, Thích là năng, ở đây nói Năng Đế là nói chung. Sau nói Thiên chủ là có khả năng làm Thiên chủ.

Văn kinh: Bấy giờ, Thiên vương Đa văn, Thiên vương Trì quốc, Thiên vương Tăng trưởng, Thiên vương Quảng mục đều đứng dậy khỏi chỗ ngồi chắp tay cung kính bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Nay con cũng có thần chú tên là Thí Nhất Thiết Chúng Sinh Vô Úy, đối với các khổ não thường làm nơi ủng hộ để đạt được yên vui, tăng thêm thọ mạng, không có các tai họa đau khổ cho đến chết chóc oan ức thảy đều lìa xa, liền nói chú rằng: “Đát điệt tha – bổ sáp bế – tô bổ sáp bế – độ ma bát lạt ha lệ – a lỵ da bát lạt thiết tất đế – phiến đế niết mục đế mang yết lệ tốt đổ đế – tất đá tỷ đế – ra ha.”

Tiếp theo là nói chú thứ năm. Đoạn văn có hai: Lược bỏ không nói ích lợi trì tụng. Trong đoạn đầu: Đầu tiên là nêu các tên gọi, tiếp đến là nghi thức cầu thỉnh, sau là nói rõ lợi ích. Văn nêu rõ có thể biết.

Văn kinh: Bấy giờ, lại có các đại Long vương, như Long vương Mạt-na-tư, Long vương Điện quang, Long vương Vô nhiệt trì, Long vương Điện thiệt, Long vương Diệu quang đều đứng dậy khỏi chỗ ngồi chắp tay cung kính bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Con cũng có Như ý Bảo châu Đà-la-ni có công năng ngăn chặn sấm sét xấu ác, trừ diệt các nỗi kinh sợ, thường làm lợi ích rộng lớn cho hàng trời, người, thương xót thế gian, ủng hộ tất cả, có uy lực rộng lớn, mọi sở cầu đều được như nguyện, cho đến chết chóc oan ức thảy đều xa lìa, tất cả thuốc độc đều làm cho mất tác dụng, tất cả mọi việc tạo tác đầu độc mê hoặc, chú thuật không tốt đều trừ diệt.

Tiếp theo là nói chú thứ sáu. Văn có ba phần như trước. Đoạn đầu tiên có năm, đây là nêu các tên gọi phần đầu, từ “đều đứng dậy khỏi chỗ ngồi…” về sau là nghi thức cầu thỉnh phần thứ hai và nói rõ lợi ích phần thứ ba.

Văn kinh: Nay con phụng hiến thần chú này lên Đức Thế Tôn, cúi mong Từ bi thương xót nạp thọ.

Tiếp theo là cầu thỉnh nạp thọ phần thứ tư.

Văn kinh: Sẽ giúp cho chúng con lìa khỏi cõi rồng này, xả bỏ hẳn xan tham. Vì sao? Vì sự san tham này nên ở trong sinh tử phải gánh chịu các điều khổ não. Chúng con nguyện dứt bỏ hạt giống san tham, liền nói chú rằng: “Đát điệt tha – a chiết lệ – a mạt lệ a mật lật đế – ác xoa duệ a tệ duệ – bôn ni bát lỵ da pháp đế – tát bà ba bả – bát lạt khổ ma-ni duệ – sa ha – a li duệ bàn đậu tô ba ni duệ – sa ha.” Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào miệng nói Đà-la-ni minh chú này, hoặc viết chép quyển kinh, thọ trì đọc tụng, cung kính cúng dường thì người ấy suốt đời không bị sấm sét chớp giật và các điều kinh sợ khổ não sầu lo, cho đến chết chóc oan ức thảy đều lìa xa, tất cả thuốc độc bùa chú mê hoặc hại người, các loài cọp, beo, sư tử, chó sói, rắn độc cho đến muỗi mòng đều không thể làm hại.

Tiếp theo là phát nguyện phần thứ năm. Trong đó có bốn:

  1. Nêu ra.
  2. Trưng hỏi.
  3. Giải thích.
  4. Từ “Chúng con nguyện dứt bỏ…” về sau là kết thúc. Văn còn lại có thể biết.

Văn kinh: Lúc ấy, Đức Thế Tôn bảo tất cả đại chúng: Lành thay! Lành thay! Các thần chú này đều có năng lực rộng lớn, thường tùy theo tâm chúng sinh cầu mong việc gì thảy đều khiến cho viên mãn, được lợi ích rộng lớn, ngoại trừ tâm không chí thành, các người đừng nghi ngờ.

Tiếp theo là đức Phật ấn chứng.

Văn kinh: Khi các đại chúng nghe Đức Phật nói xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Tiếp theo là đoạn thứ tư trong phẩm nói về sự phụng hành.