SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9

Phẩm 36: NGƯỜI DẪN DẮT TÔN QUÝ

Bấy giờ, Tuệ mạng A-nan bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Cớ sao chẳng khen ngợi Bố thí ba-lamật cho đến mười tám pháp Bất cộng, mà chỉ khen ngợi Bátnhã ba-lamật?

Phật bảo A-nan:

–Đối với năm môn Ba-la-mật cho đến mười tám pháp Bất cộng thì Bát-nhã ba-la-mật là người dẫn dắt cao quý của tất cả.

Này A-nan! Bố thí mà chẳng hồi hướng trí Nhất thiết thì có

được gọi là Bố thí ba-la-mật chăng? Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ mà chẳng hồi hướng trí Nhất thiết thì có được gọi là Trì giới ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật chăng?

A-nan thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn, không!

Phật nói:

–Do đó nên biết rằng Bát-nhã ba-la-mật là người dẫn dắt cao quý đối với năm pháp Ba-la-mật cho đến mười tám pháp Bất cộng, nên phải khen ngợi.

A-nan thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là bố thí cho đến trí tuệ hồi hướng trí Nhất thiết được thành Bố thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật? Phật dạy:

–Dùng bố thí không có hai pháp mà hồi hướng trí Nhất thiết, thì gọi là Bố thí ba-la-mật, vì bất sinh không thật có nên bố thí, hồi hướng trí Nhất thiết thì gọi là Bố thí ba-la-mật.

Cho đến dùng trí tuệ không có hai pháp hồi hướng trí Nhất thiết thì gọi là Bát-nhã ba-la-mật, vì bất sinh không thật có nên trí tuệ hồi hướng trí Nhất thiết thì gọi là Bát-nhã bala-mật.

A-nan thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là dùng pháp không hai mà bố thí cho đến dùng pháp không hai mà trí tuệ hồi hướng trí Nhất thiết, thì gọi là Bố thí ba-la-mật cho đến gọi là Bát-nhã ba-la-mật?

Phật dạy:

–Này A-nan! Vì sắc không phải hai pháp, vì thọ, tưởng, hành, thức không phải hai pháp, cho đến vì Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không phải hai pháp. Vì sao?

Vì tướng của sắc rỗng không, Bố thí ba-la-mật và sắc không hai, không khác, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và Bố thí ba-la-mật không hai, không khác. Năm pháp Bala-mật kia cũng giống như vậy.

Thế nên, này A-nan! Chỉ khen ngợi Bát-nhã ba-la-mật là người dẫn dắt cao quý của năm pháp Ba-la-mật cho đến Nhất thiết chủng trí.

Này A-nan! Ví như mặt đất, rải hạt giống xuống, đủ nhân duyên hòa hợp nên mọc lên. Các hạt giống ấy nương nơi đất mà mọc lên.

Cũng vậy, năm pháp Ba-la-mật nương vào Bát-nhã ba-lamật mà sinh. Bốn Niệm xứ cho đến Nhất thiết chủng trí đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật mà sinh, cho nên Bát-nhã ba-lamật là người dẫn dắt cao quý của năm pháp Ba-la-mật cho đến mười tám pháp Bất cộng.

Thiên đế thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đức Phật nói không hết công đức của người thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật.

Vì sao? Vì người thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật thì được đạo Vô thượng của chư Phật ba đời. Vì muốn được trí Nhất thiết phải tìm cầu trong Bát-nhã ba-la-mật. Muốn được Bát-nhã bala-mật phải tìm cầu trong trí Nhất thiết.

Bạch Đức Thế Tôn! Do thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã balamật mà thế gian xuất hiện mười nghiệp lành, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc cho đến mười tám pháp Bất cộng.

Do thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật mà thế gian có những danh nhân vọng tộc, có trời Tứ vương cho đến trời Sắc cứu cánh.

Do thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật mà thế gian có Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật,

Đại Bồ-tát.

Do thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật mà có chư Phật, Thế Tôn xuất hiện ở thế gian.

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca! Người thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-lamật.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ thọ trì cho đến ghi nhớ

Bát-nhã ba-la-mật ta chẳng nói họ chỉ được ngần ấy công đức chẳng lìa tâm của Nhất thiết trí thì thành tựu vô lượng giới phẩm, thành tựu vô lượng định phẩm, tuệ phẩm, giải thoát phẩm, giải thoát tri kiến phẩm, phải biết người này như Phật.

Tất cả giới phẩm, định phẩm, tuệ phẩm, giải thoát phẩm, giải thoát tri kiến phẩm của các Thanh văn, Bích-chiphật đối với người này không bằng một phần trăm ngàn muôn ức, cho đến tính số thí dụ đều không bằng.

Này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam, thiện nữ biên chép, thọ trì kinh Bát-nhã ba-la-mật rồi cúng dường, cung kính, tôn trọng cũng được công đức ở đời này và đời sau. Thiên đế thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Con sẽ thường che chở các thiện nam, thiện nữ thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật chẳng lìa tâm của Nhất thiết trí, cúng dường, cung kính, tôn trọng Bátnhã ba-lamật.

Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca! Lúc thiện nam, thiện nữ muốn đọc tụng, giảng nói Bát-nhã ba-la-mật, thì vô lượng trăm ngàn chư Thiên đều đến nghe pháp.

Thiện nam, thiện nữ giảng nói pháp Bát-nhã ba-la-mật, thì chư Thiên giúp thêm năng lực cho những người ấy.

Nếu các Pháp sư ấy mỏi mệt thì được chư Thiên giúp thêm năng lực nên lại có thể giảng nói nữa.

Thiện nam, thiện nữ thọ trì cho đến ghi nhớ, cúng dường Bátnhã ba-la-mật cũng được công đức ở đời này.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ ấy ở giữa bốn bộ chúng, lúc giảng nói Bát-nhã ba-la-mật, tâm không sợ hãi. Lúc bị hỏi bắt bẻ cũng không sợ sệt. Vì sao? Vì thiện nam, và thiện nữ ấy được sự che chở của Bát-nhã ba-la-mật.

Trong Bát-nhã ba-la-mật cũng phân biệt tất cả pháp, hoặc thế gian hay xuất thế gian, hoặc hữu lậu hay vô lậu, hoặc thiện hay bất thiện, hoặc hữu vi hay vô vi, hoặc pháp Thanh văn, pháp Bích-chiphật, pháp Bồ-tát hay pháp Phật.

Vì thiện nam, thiện nữ ấy an trụ trong nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, nên chẳng thấy có gì chướng nạn được Bátnhã ba-la-mật, cũng chẳng thấy người bị bắt bẻ, cũng chẳng thấy Bát-nhã ba-la-mật.

Thiện nam, thiện nữ ấy được Bát-nhã ba-la-mật che chở, nên không ai phá hoại được.

Lúc thọ trì cho đến ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật, thiện nam, thiện nữ ấy chẳng mất, chẳng kinh, chẳng sợ.

Vì sao? Vì thiện nam, thiện nữ ấy chẳng thấy có pháp mất, chẳng thấy có pháp kinh sợ.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ thọ trì cho đến ghi nhớ, cúng dường Bát-nhã ba-la-mật, lại được công đức ở đời hiện tại.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ thọ trì đến ghi nhớ, biên chép, cúng dường kinh Bát-nhã ba-la-mật, người này được cha mẹ yêu thương, thân tộc, bè bạn kính mến, được Sa-môn, Bà-lamôn kính nể, được chư Phật, các Đại Bồ-tát, các Bích-chi-phật, các A-la-hán cho đến các vị Tu-đà-hoàn ái kính, tất cả thế gian, chư Thiên, Ma, Phạm, A-tu-la cũng ái kính người này.

Người này thực hành Bố thí ba-la-mật, Bố thí ba-la-mật không lúc nào dứt mất. Trì giới ba-la-mật cho đến Bát-nhã bala-mật cũng giống như vậy, không lúc nào dứt mất.

Người này tu nội không chẳng dứt, cho đến tu vô pháp hữu pháp không chẳng dứt, bốn Niệm xứ cho đến mười tám pháp Bất cộng chẳng dứt, tu các pháp môn Tam-muội chẳng dứt, tu các pháp môn Đà-la-ni chẳng dứt, tu thần thông của các Bồ-tát chẳng dứt, thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật chẳng dứt, cho đến tu Nhất thiết chủng trí chẳng dứt. Người này cũng có khả năng hàng phục kẻ bắt bẻ hủy báng.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ thọ trì cho đến cúng dường Bát-nhã ba-la-mật cũng được công đức ở đời này, đời sau như vậy.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Tại chỗ ở của thiện nam, thiện nữ biên chép kinh này, chư Thiên cõi trời Tứ vương, Đao-lợi cho đến cõi trời Sắc cứu cánh, toàn thể chư Thiên trong cõi đại thiên này và trong các thế giới ở mười phương, những vị đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều đến chỗ ấy để ra mắt kinh Bát-nhã bala-mật và thọ trì, đọc tụng, giảng nói, cúng dường, lễ lạy rồi trở về.

Ngoài ra các vị Thiên, Long, Bát bộ trong cõi này và ở các thế giới mười phương cũng đều đến chỗ ấy để ra mắt kinh Bát-nhã bala-mật và thọ trì, đọc tụng, giảng nói, cúng dường, lễ lạy rồi trở về.

Thiện nam, thiện nữ này nghĩ rằng chư Thiên cùng tám bộ thần chúng trong cõi này và trong các thế giới ở mười phương đều đến ra mắt kinh Bát-nhã ba-la-mật và thọ trì, đọc tụng, giảng nói, cúng dường, lễ bái, như thế thì tôi đã ban pháp bố thí rồi.

Này Kiều-thi-ca! Chư Thiên ở cõi đại thiên cùng chư Thiên trong các thế giới ở mười phương, từ trời Tứ vương cho đến trời Sắc cứu cánh, những vị đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều ủng hộ các thiện nam, thiện nữ này, làm cho những kẻ ác, những việc ác không xâm hại được. Ngoại trừ người ấy đời trước có tội nặng.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ này cũng được công đức ở đời hiện tại. Các vị Thiên tử đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đều đến chỗ ở của người này.

Vì sao? Vì những Thiên tử đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đều muốn cứu hộ tất cả chúng sinh, chẳng bỏ tất cả chúng sinh, muốn tất cả chúng sinh được an vui.

Thiên đế bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ này làm sao biết được chư Thiên trong thế giới này và các chư Thiên ở các thế giới trong mười phương đều ra mắt kinh Bát-nhã ba-la-mật để thọ trì, đọc tụng, giảng nói, cúng dường, lễ lạy? Phật hỏi:

–Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ thấy ánh sáng thanh tịnh rực rỡ, thì biết chắc là lúc có các chư Thiên đến ra mắt Bát-nhã ba-la-mật để thọ trì, đọc tụng, giảng nói, cúng dường, lễ lạy.

Lại nếu các thiện nam, thiện nữ nghe mùi hương lạ nhiệm mầu, cũng biết chắc là lúc có các chư Thiên đến ra mắt Bát-nhã ba-la-mật để thọ trì, đọc tụng, giảng nói, cúng dường, lễ lạy.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam, thiện nữ công hạnh thanh tịnh trong sạch, nên các chư Thiên đến ra mắt kinh Bátnhã ba-la-mật để thọ trì, đọc tụng, giảng nói, cúng dường, vui mừng lễ lạy.

Trong chỗ đó, nếu có bọn tiểu quỷ thì chúng liền đi ra, vì chẳng chịu nổi oai đức rộng lớn của các chư Thiên.

Do các vị trời có oai đức lớn đến, nên thiện nam, thiện nữ này phát đại tâm. Vì thế nên chỗ nào có Bát-nhã ba-lamật, thì bốn phía phải sạch sẽ, thắp đèn, đốt hương thơm, rải những hoa đẹp, dầu thơm rưới đất, trang sức với những lọng báu, cờ phướn.

Lúc nói pháp, các thiện nam, thiện nữ này không bao giờ mỏi mệt, tự cảm thấy thân thể thơ thới, tâm thần an vui. Đúng pháp nằm nghỉ, an ổn không thấy ác mộng. Trong giấc mơ thấy Phật có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Chúng Tỳ-kheo cung kính vây quanh. Đức Phật nói pháp cho chư Tăng nghe.

Các thiện nam, thiện nữ này nghe và lãnh thọ pháp giác, như là sáu pháp Ba-la-mật, bốn Niệm xứ cho đến mười tám pháp Bất cộng. Cũng phân biệt nghĩa của sáu pháp Ba-la-mật cho đến nghĩa của pháp Bất cộng.

Trong giấc mơ, các thiện nam, thiện nữ này cũng thấy cây bồđề trang nghiêm đẹp đẽ. Thấy các vị Bồ-tát đến cội cây bồ-đề thành Đẳng chánh giác, chuyển pháp luân. Cũng thấy trăm ngàn muôn ức Bồ-tát cùng kết tập chánh pháp, luận nghị rằng: Phải cầu trí Nhất thiết như vậy, phải thành tựu chúng sinh như vậy, phải thanh tịnh cõi Phật như vậy. Cũng thấy mười phương vô số trăm ngàn muôn ức chư Phật. Cũng nghe danh hiệu chư Phật ấy ở phương nào, cõi nào, hiệu gì, có bao nhiêu Bồ-tát, bao nhiêu Thanh văn vây quanh cung kính, Đức Phật ấy nói pháp cho đại chúng nghe. Lại thấy vô số trăm ngàn muôn ức chư Phật ở mười phương nhập Niết-bàn. Lại thấy vô số trăm ngàn ức tháp bảy báu của chư Phật. Lại thấy cúng dường tháp báu với những hương hoa, cho đến phướn lọng, cung kính, tôn trọng, khen ngợi.

Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam, thiện nữ này nằm chiêm bao thấy những cảnh lành như vậy, nên lúc ngủ yên, lúc thức cũng yên. Chư Thiên giúp thêm khí lực, nên người này tự cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, chẳng quá ham những đồ uống ăn, y phục, đồ nằm, thuốc men. Đối với bốn thứ cúng dường, lòng người này xem nhẹ. Như Tỳkheo ngồi thiền, sau khi xuất định, tâm hợp với thiền định, chẳng ham uống ăn, tâm họ thanh thản.

Vì sao? Vì chư Thiên tự nhiên dùng tinh chất của món ăn để thêm khí lực cho người này.

Chư Phật mười phương và hàng Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Atula, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già cũng giúp thêm khí lực cho người này.

Này Kiều-thi-ca! Vì thế nên các thiện nam, thiện nữ muốn được công đức ở hiện đời như vậy thì phải thọ trì, gần gũi, đọc tụng, giảng nói, suy nghĩ đúng Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng lìa tâm của Nhất thiết trí.

Nếu không thể thọ trì cho đến ghi nhớ thì các thiện nam, thiện nữ phải biên chép kinh này rồi cung kính, tôn trọng, khen ngợi, cúng dường hoa hương, anh lạc, cờ phướn, lọng báu.

Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam, thiện nữ nghe Bátnhã ba-la-mật này rồi thọ trì, đọc tụng, giảng nói, ghi nhớ, biên chép kinh này, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, cúng dường hoa hương, anh lạc, phướn lọng, thì công đức rất nhiều, hơn công đức bốn việc cúng dường chư Phật mười phương và các đệ tử, cùng xây tháp bảy báu cúng dường sau khi chư Phật và đệ tử nhập Niết-bàn.