SỐ 225
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Nam Ngô, Cư sĩ Chi Khiêm, người nước Nguyệt Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

Phẩm 12: THÍ DỤ

Phật bảo Thiện Nghiệp:

–Ví như đang trên biển lớn, thuyền bè bỗng bị hư, người trong thuyền ấy không vịn vào ván, cột buồm thì không thể nào lội được, chắc chắn bị chết đuối. Nếu người nào vịn vào ván hoặc cột buồm, thì khỏe khoắn vịn vào đó bơi thì không chết. Nên biết thuận theo nước biển để vượt ra. Bồ-tát Đại sĩ có tin ưa, có định hạnh, có tinh tấn, muốn được đạo Vô thượng chánh chân mà không đắc được Minh độ, lại không được học Minh độ quyền tuệ sẽ ở trong đạo đắc đạo Thanh văn, Duyên giác. Vị ấy có tin ưa, định hạnh, tinh tấn muốn đạt đến đạo Vô thượng chánh chân, lại được học Minh độ quyền tuệ, chắc chắn không ở Trung đạo lười biếng, mà vượt ra khỏi đạo Thanh văn, Duyên giác, ở ngay trong đạo Vô thượng chánh chân gầy dựng. Ví như người nam, người nữ đem bình đất chưa nung để lấy nước, biết không lâu chắc chắn sẽ hư. Vì sao? Vì chưa hoàn thành. Học không đạt pháp sâu xa này thì chắc chắn không thể đạt được trí Nhất thiết, thì ở Trung đạo nhàm chán rơi vào đạo Nhị thừa. Ví như lấy bình gốm để nung đi gánh nước, an ổn trở về. Vì sao? Vì đã được làm hoàn tất. Cho nên học được pháp sâu xa, biết chắc chắn không ở Trung đạo tự buông lung mà quyết tâm dừng lại ở nơi đạo Vô thượng chánh chân.

Ví như thuyền ở giữa biển lớn, nếu không khéo giữ gìn, lấy tài vật ra xem, đến nơi đường hư, tài vật rơi rớt mất mát trong số các vật quý ấy. Cũng giống như vậy, nếu Bồ-tát Đại sĩ hết lòng học mà không đạt được pháp sâu xa, nên biết đối với Trung đạo nhàm chán thì mất vật quý. Đối với Trung đạo biếng nhác, rơi vào đạo Nhị thừa. Ví như người có bố thí buồm trong biển lớn, cho nên vá sửa thuyền bè để có chỗ đến, đem tài vật cất bên trong, không bị trung đạo làm hư hoại, chắc chắn là đến nơi kia. Như vậy Bồ-tát Đại sĩ có tin ưa, quyết định thực hành, tinh tấn học tập, lại được pháp sâu xa, chắc chắn không ở trong ấy biếng nhác, đang tiến đến gầy dựng đạo Vô thượng chánh chân, nhất định không rơi vào đạo Nhị thừa, mà hướng thẳng đến cửa Phật. Ví như người già cả, thân thể lại bệnh tật, thế nào, người này có khả năng từ giường tự mình đứng dậy được không?

Thiện Nghiệp thưa:

–Không thể được, bạch Đức Thế Tôn! Người này lúc đứng dậy không có sức lực nên không có khả năng tự mình đi được. Khi bớt bệnh thì có thể tự mình đứng dậy, nhưng không thể đi bộ được.

Đức Phật dạy:

–Cũng giống như vậy, Bồ-tát Đại sĩ học tập thực hành đầy đủ mọi việc như trên, không được pháp sâu xa mà muốn đến đạo Vô thường chánh chân, chắc chắn không đạt được Phật đạo, sẽ ở trong đạo biếng nhác, rơi vào đạo Nhị thừa. Ví như người già bị bệnh vừa bớt, muốn đứng dậy đi phải có người mạnh khỏe đến dìu đỡ, rồi nói rằng: “Đừng sợ, con đưa ông đi”, chắc chắn không đối với Trung đạo vứt bỏ những gì được yêu thích. Như vậy, Bồ-tát học tập đầy đủ như trên, được Minh độ vô cực sâu xa, nên biết minh tuệ quyền biến này chắc chắn không đối với Trung đạo mà biếng nhác thì rốt ráo ở trong đó được đạo Vô thượng chánh chân.