KINH BẢO TINH ĐÀ-LA-NI
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Ba-la-pha-mật-đa-la
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 5
Phẩm 5: TƯỚNG
Lúc bấy giờ, hàng trăm ức những ma, của tam thiên đại thiên thế giới, phát sinh ý niệm như vầy: “Nay Đức Phật Thế Tôn vào cửa thành Vương xá, chúng ta nên dùng sự trang nghiêm tối thượng để nghiêm sức bên trong cửa thành này và cả địa phương này như sự trang nghiêm của Trời, Rồng, Dạ-xoa đã làm ở bên ngoài thành.”
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng tha tâm trí, biết được ý niệm trong lòng của trăm ức ma. Đức Thế Tôn muốn dùng sức thần thông sắc tướng tối thượng, để trang nghiêm chỗ của Đức Phật. Lúc đó, Đức Thế Tôn dùng sức thần thông, ở bên trong mười hai cửa của thành Vương xá, trong mỗi một cửa, đều có Như Lai và các đại chúng, cùng đi vào cửa thành. Trăm ức ma cũng dùng thần thông, đem a-tăng-kỳ những đồ trang nghiêm tối thắng, đủ thứ trang nghiêm thù thắng, để nghiêm sức cửa thanh và địa phương mình. Tường thành, những cây cối, trên đất, trong hư không các ma đều dùng đồ trang nghiêm thắng diệu mà trang nghiêm. Có hàng trăm ức ma cùng quyến thuộc, hoặc hóa làm hình thể Phạm thiên cho đến hóa làm hình dáng Đại thiên, trụ ở trong cửa sổ, cửa trùng các, cửa công sự chống địch, trong rừng cây, các chỗ trống trong đất và trong hư không. Họ dùng đủ thứ hoa, hương bột, hương đốt, vàng, hạt, ma-ni, trân châu và các vật trang nghiêm để trang nghiêm; y phục với những tơ dệt ngũ sắc trang nghiêm… làm mưa xuống khắp nơi để cúng dường. Họ lại dùng đủ thứ âm nhạc trời, đánh trống, vỗ tay, đủ thứ khen ngợi, ca vịnh, công đức không lường, của Đức Như Lai. Hết thảy đều tụ tập lại cúng dường Đức Thế Tôn, với những hình tướng rất hy hữu, trang nghiêm tối thắng đệ nhất; chưa từng có, chưa từng nghe như vậy.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn đứng ở dưới cửa thành, dùng ngón bàn chân phải, chạm vào ngưỡng cửa, lập tức khắp tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động. Đế Thích, Phạm vương, mặt trời, mặt trăng, trời Hộ thế, trời Đại tự tại, hàng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Cànthát-bà, A-tu-la, Già-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già… địa thiên, thủy thiên, biển cả, các núi, thành ấp trời… và các nam, nữ, đồng nam, đồng nữ, chúng Thiên tiên… cho đến cung trời A-ca-ni-sấc trong tam thiên đại thiên thế giới, cũng đã đến. Tất cả chúng sinh được sắc vị tươi nhuận, dáng mạo sáng trong. Tất cả chúng đó, thấy đại địa chấn động, ánh sáng giác ngộ chiếu tỏ. Ở đại thành Vương xá và trên hư không, họ đứng vây quanh rồi họ dùng hương hoa, bột thơm Hắc chiên-đàn tung lên cúng dường Đức Phật. Lúc đó, Đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni Phật dùng sức thần thông, khiến cho những hoa, hương bột tung lên khắp các cõi, nhiều như vi trần trong mười phương. Mỗi một phương, đều có các cõi thanh tịnh và chẳng thanh tịnh, không và chẳng không… đều cúng dường, cung cấp hoa hương cho các Đức Phật ở đó. Những hoa tung lên này, cùng các hương bột và vật trang nghiêm… ở từng cõi Phật đó, lại phát ra âm thanh câu kệ:
Các ngươi mau giác ngộ
Quán hạnh chẳng buông lung
Nhân Bồ-đề tối thắng
Chuyển sâu trong sinh tử.
Ta nay cứu vớt ngươi
Mau bỏ việc thế gian
Nhớ thuở xưa thệ nguyện
Thành thục đến tương ưng.
Được thọ ký Bồ-đề
Mâu-ni Nhân Đà-la-ni
Vì lợi ích thế gian
Nay vào thành Vương xá.
Đại tiên Thắng Vô Ưu
Đã hàng trăm ức ma
Chuyển pháp luân thanh tịnh
Nên phải rất vui mừng.
Lợi thế gian như vậy
Chỉ bày việc dũng mãnh
Giải thoát khổ thế gian
Nay vì Ma-lợi-sa.
Sẽ được đạo Bồ-đề
Nay thọ ký các ngươi
Mau đến đất nước kia
Thấy trang nghiêm diệu hảo.
Tự nhiên được như vậy
Vào thành Vô ưu đó
Hành Bồ-đề dần dần
Nhất định sẽ đắc Phật.
Bấy giờ, đại chúng của tất cả các cõi Phật, nhiều như vi trần trong mười phương; nhờ Phật lực, nên đều thấy đại chúng Bồ-tát Maha-tát nơi rừng trúc của Đức Phật này; mỗi mỗi đều có tư lương Tammuội. Lúc đó, các vị Đại Bồ-tát có trong rừng trúc, tư duy an trụ cùng với các Thanh văn, Đại thanh văn, cùng thấy Đức Thế Tôn ở cửa thành Vương xá trú trì điều phục. Những đại chúng đó, theo Đức Thế Tôn đứng phía sau. Họ nghe thấy trong phẩm vật đại trang nghiêm phát ra các kệ rồi, đều biến khắp tất cả cõi Phật, không chẳng không, tịnh chẳng tịnh, nhiều như vi trần trong mười phương. Những vị Đại Bồ-tát và Thanh văn, ở trong những cõi Phật đó nghe kệ này rồi thì khởi lên ý niệm như vầy: “Chỗ nào mà có tiếng pháp này, đầy khắp tiếng vừa ý như vậy, mỹ diệu như vậy, đang yêu như vậy, đáng vui như vậy, đáng mừng như vậy, khuyến phát như vậy, tiếng xưng dương công đức lớn ấy?” Và họ thấy hoa, hương bột mưa xuống, mưa xuống khắp mười phương vô lượng những vật trang nghiêm, mưa xuống vô lượng bột mịn hoa hương. Các vị Đại Bồ-tát và Thanh văn đó, bỏ hết việc làm, đều rất kinh ngạc, ngợi khen.
Bấy giờ, Đức Thích-ca Như Lai vào Tam-muội Y Phật trang nghiêm nghiêm sức. Đức Phật vào Tam-muội rồi, không có chút dừng nghĩ, tất cả đại chúng đã có trong thế giới Ta-bà và tất cả cõi Phật nhiều như vi trần, ở mười phương đều thấy tướng đại trang nghiêm như vậy trong cõi Phật này. Trong đời vị lai kia, đều thấy Đức Như Lai thanh tịnh không nhiễm tu tập công đức của thế giới mà trang nghiêm. Chỉ một việc không có là vách thành… tự nhiên trang nghiêm. Tất cả chư Phật Thế Tôn của thế giới nhiều bằng vi trần của các cõi Phật mười phương, đều thấy Đức Thích-ca Như Lai trụ ở thành Vương xá, quang minh hiển hách rất là đoan nghiêm.
Đại Bồ-tát Ma-ha-tát và Đại Thanh văn ở cõi đó, nghe kệ rồi, mỗi vị đều nhớ nghĩ và quán sát khắp bốn phương; thấy thế giới đó như đang hiện trước mắt, thấy chư Thiên hết thảy đều rất trang nghiêm; do lực cảnh giới của tất cả chư Phật Thế Tôn. Lúc này, các Đại Bồ-tát và đại Thanh văn đó, đều khởi lên ý nghĩ như vầy: “Chúng ta nhất định đi đến cõi đó, chỗ trang nghiêm trong đại tập hội và quan sát khắp các công đức trang nghiêm cõi Phật đó. Thấy Đức Thích-ca Như Lai rồi, chúng ta tu hành, cúng dường, ở chỗ Đức Phật đó, để được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các vị Đại Bồ-tát và Thanh văn của những thế giới nhiều bằng vi trần của tất cả cõi Phật trong mười phương, nhờ thần lực của Đức Thích-ca gia hộ, nên đang ở cõi Phật của mình, chừng trong khoảnh khắc một sát-na, họ biến mất ở đấy, rồi hiện đến thế giới Ta-bà. Mỗi một phần của mười phương có vô lượng, vô số cõi Phật, với số Đại Bồtát nhiều như vi trần, tất cả đều đi đến cõi Phật này, đứng đầy khắp trên đất và trong hư không. Các vị Đại Bồ-tát đó, mỗi một đều nương bao nhiêu lực, của vô vàn căn lành Bồ-tát để chuẩn bị cúng dường Đức Thích-ca Như Lai. Để thiết trí việc cúng dường này; hoặc có Bồ-tát, ở cõi Phật này, vì việc cúng dường, mà mưa xuống đủ thứ hoa, đầy khắp tất cả, để cúng dường Đức Thế Tôn. Hoặc có Bồ-tát mưa xuống đủ thứ trân châu, cho đến có Bồ-tát mưa xuống vàng, bạc, tỳ-lưu-ly, pha lê, thạch tạng bảo Mô-tát-la, Ngưu đầu chiên-đàn, Long kiên chiên-đàn, Đa-ma-la diệp… đều làm bằng bột, mưa xuống đầy hư không, làm vật cúng dường để cúng dường Đức Thế Tôn. Hoặc có Bồ-tát, mưa xuống đủ thứ những vật trang nghiêm để nghiêm sức, như y phục, lụa dệt ngũ sắc làm đồ cúng dường để cúng dường Đức Thế Tôn. Hoặc có Bồ-tát, vì việc cúng dường mà dựng lên vô số lọng, cờ, phướn, vòng hoa, để cúng dường Đức Thế Tôn. Hoặc có Bồ-tát, đốt đủ loại hương thơm, tung lên đủ thứ vòng hoa cài tóc, tấu lên đủ thứ kỹ nhạc. Hoặc có Bồ-tát, thị hiện đủ thứ ca múa. Hoặc có Bồ-tát, dùng đủ loại nước thơm mưa xuống phương này, tưới cho đất thấm nhuần. Hoặc có Bồ-tát, dùng đủ thứ bảo khí đựng đủ loại báu, trước Đức Thế Tôn dâng lên cúng dường. Hoặc có Bồ-tát, dùng đủ thứ bảo khí đựng đầy nước thơm trang nghiêm bằng hoa, trái và lá cây, trước Đức Thế Tôn dâng lên cúng dường. Hoặc có Bồ-tát, dùng đủ thứ cây báu, đủ thứ Thiên y trang nghiêm bằng hoa quả dâng lên trước Đức Thế Tôn, làm vật cúng dường. Hoặc có Bồ-tát, hóa làm thân trời Đại phạm, chắp tay trước Đức Phật, cho đến nói rộng ra như trước đã làm. Hoặc có Bồtát, hóa làm hình tướng sư tử, ở trước Đức Thế Tôn, lễ bái như vậy. Những chúng sinh đó, nhờ thần lực Đức Phật và sức căn lành của mình, gia hộ cùng nhau làm cho thấy, ở nơi nhãn căn của chính mình thì chẳng thủ lấy các sắc! Do Đức Thế Tôn hiện ra tướng như vậy, sự tạo tác của Ma vương, có sự tạo tác đại cảnh giới của trời, mới có bao nhiêu cảnh giới. Và nhờ Đức Như Lai với bốn Niệm xứ, Chánh đoạn, Thần túc, Căn, Lực, Giác, Đạo, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật mà biến hiện ra bao nhiêu cảnh giới. Tất cả theo sau Đức Thế Tôn vào đại thành Vương xá, hướng về chỗ của hoa sen ở giữa đường lớn. Đức Thế Tôn đến rồi, dùng bàn tay phải, xoa cánh hoa sen và kéo nó đứng lại. Hoa sen ấy vì bị kéo động, nên ở cõi Phật này, nơi chỗ ngồi của tất cả ma cung, đều chấn động. Nam nữ quyến thuộc ma và các đồ chúng đang an trú, đều phat sinh sợ hãi kinh ngạc. Chúng tự nói với nhau:
–Không nhân, không duyên mà cung điện nhà cửa này của ta chấn động như vậy? Không lẽ cảnh giới ma chúng ta, tự mất chỗ rồi sao? Không lẽ pháp tiêu diệt cung thất, chỗ ở của chúng ta đã khởi lên rồi sao? Hôm nay chúng ta quyết phải quan sát cho tỏ tường?
Các ma thấy việc như vậy thì khởi lên ý niệm như vầy: “Đất nước Phật này xưa là ngũ trược, hôm nay, ai có thể lại khiến cho trang nghiêm vi diệu, rất đáng yêu thích như vậy?” Các ma ở nơi chỗ cư trú của cảnh giới mình, cùng với quyến thuộc, đều không thấy gì nữa! Chỉ thấy Đức Thích-ca Như Lai với ba mươi hai tướng, của bậc Đại nhân, đầy tròn trang nghiêm, quang minh rực rỡ, soi chiếu rất lớn. Ở cả tam thiên đại thiên thế giới và tất cả cõi Phật này, có đủ thứ hình tướng, sắc mạo; chúng sinh hiện trú cùng khắp, không một chúng sinh có the nhận biết. Tất cả vô lượng chúng sinh đó, ở trước Đức Thế Tôn, đều chuẩn bị làm việc cúng dường. Các ma đó khởi lên ý niệm như vầy: “Chúng ta quyết định đi đến chỗ thấy Đức Thích-ca Như Lai. Thấy được ngài rồi, sẽ lễ bái, đồng thời thỉnh vấn ngài. Chúng ta cùng các quyến thuộc, ngày hôm nay, đều đi về đấy vậy?” Bấy giờ, hàng trăm Câu-chi-ma có trong thế giới Phật này, cùng các quyến thuộc, đi đến chỗ Đức Thế Tôn. Đến rồi, cung kính đứng trước Đức Phật. Ma vương hướng về Đức Phật cúi mình, chắp tay cung kính, nói kệ:
Con đem lòng thanh tịnh
Quy y Đức Thế Tôn
Mau thả con đi khỏi
Pháp hạnh từ nay làm.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng kệ đáp:
Ta chẳng ngăn một người
Dù đi hay là đến
Ngươi nếu biết được đạo
Chỗ đi tùy ngươi muốn.
Bấy giờ Ma vương lại nói kệ:
Chỗ của con muốn đi
Chỗ vui cung điện mình
Nay thấy năm thứ buộc
Trói buộc của Cù-đàm
Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng kệ đáp:
Ta đoạn các phân biệt
Tự giải thoát thế gian
Ta đã mở trói buộc
Khiến họ lìa não phiền.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng Phật nhãn, xem thấy chúng sinh đầy khắp đất và hư không của tất cả cõi Phật này, mà nói kệ:
Các ngươi nay nghe kỹ
Khắp tất cả người đến
Đều xả bỏ nghi hoặc
Mỗi một im lặng đứng.
Thế gian Phật khó gặp
Cũng khó gặp Pháp, Tăng
Khó đầy đủ tịnh tín
Hành Bồ-đề cũng khó.
Thân cận Thế Tôn trước
Được nghe pháp rất khó
Hay tu hành các nhẫn
Được một lúc cũng khó.
Điều phục tâm là khó
Và tu ở hạnh Không
Hay đoạn các phân biệt
Tất cả ác thế gian.
Hạnh Bồ-đề khó được
Sở hành ta đời trước
Ta sẽ vì ngươi nói
Chỉ một phần tinh hoa.
Khiến tối tăm tan biến
Thị hiện đạo Vô thượng
Người sở đắc Bồ-đề
Nay sẽ đoạn ba cấu.
Nghe Đại sư khéo nói
Qua các dòng bờ kia
Bỏ các đại khát ái
Lập nên ba giải thoát.
An lập ở ba hộ
Các não phiền ba cõi
Diệt tan không còn nữa
Vì Tam bảo cúng dường.
Lại vì pháp nên đến
Thế Tôn, trời và ma
Ba đời đều gia hộ Mê che tâm ba đời.
Đều được Tối Thắng đoạn (dứt)
Được ba cõi giải thoát
Nhẫn, diệt tan phiền não,
Và bốn thứ đảo điên.
Các phàm phu điên đảo
Phân biệt không thể tính
Đó chẳng có nhẫn khí (đồ chứa nhẫn)
Mắt đắm trước các sắc.
Thân, miệng, ý che lấp
Nên không có bốn Thiền (định)
Thân cận với sinh tử
Người trí tuệ thông minh.
Hay tu hành thiền định
Giải thoát nay chứng thành
Lìa khỏi bốn điên đảo
Và giải thoát chúng sinh.
Tự tại cứu bốn dòng
Biết rõ các sinh, diệt
Tất cả kẻ nhu hòa
Sẽ được sang bờ kia.
Bồ-tát đủ bốn hạnh
Và dùng Vô sở úy
Chánh trí đều đoạn trừ
Các trói buộc chúng sinh.
Có thể rõ năm ấm
Vô lậu lìa ràng buộc
Các pháp chẳng sinh khởi
Đến bờ kia biển hữu.
Các ngươi, trước chư Phật
Mau phát lộ các ác
Các ác đoạn khong còn
Đến bờ vô úy ấy.
Tất cả khổ sinh tử
Người lệ thuộc hữu vi
Pháp pháp sinh các cõi
Chạy theo với ác hữu.
Phải mau lìa ác hữu
Đoạn từ các ác kiến
Nhớ nghĩ khổ sinh tử
Tu tập Đệ nhất nghĩa.
Sẽ uống nước Vô thượng
Nên tu tập pháp
Không Đệ nhất nghĩa không thể
Không thật, cũng không tướng.
Sáu căn giống như không
Trong đó không tác giả
Phân biệt tướng như trên
Chỉ không pháp phân biệt.
Sáu thọ cùng sáu ái
Sáu xúc chúng là gốc
Sáu xúc nhập như vậy
Cũng cần rõ biết không.
Quán sát không tất cả
Như pháp tự thể tánh
Không sinh cũng không diệt
Trong đó thấy không thật.
Các pháp đồng pháp tánh
Ba đời không một vật
Nếu biết không nhiet não
Đạo này tối vô thượng.
Lìa mười ba ngã tướng
Chúng sinh tưởng phân biệt
Tu Sằn-đề như vậy
Đây đó đều giải thoát.
Đức Thế Tôn đã dùng phước lực vô ngại, vô sở úy, nương theo sự gieo trồng căn lành nên có thể biến hiện, phát ra âm thanh lớn tròn đầy làm cho bài kệ trên vang khắp mười phương.
Bấy giờ, mười phương vô lượng a-súc-tỳ hằng hà sa ví dụ những thế giới ngũ trược, không chẳng không (rỗng), đều nghe âm thanh diễn noi nghe hết bài kệ này. Nghe âm thanh này rồi, trong khoảnh khắc sát-na, có vô lượng, vô số trăm ngàn câu-chi na-do-tha chúng sinh sở hữu của mỗi một vô lượng cõi Phật, đều không sở dục, chỉ có lòng yêu thích thanh tịnh. Vào thuở xưa, họ đã chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không thoái chuyển; hoặc đã được đủ thứ Tam-ma-đề Sằn-đề Đà-la-ni. Vô lượng, vô số chúng sinh, đã tập hợp ở chỗ Đức Phật này, đã nghe được câu nghĩa văn tự này, liền được không thoái chuyển. Lại có vô lượng, vô số chúng sinh đối với pháp ba thừa đều tùy theo mỗi một mà được độ.
Lúc bấy giờ, Đại Bồ-tát Quang Vị, dùng thần lực của mình, làm thềm bảy báu, dùng hoa trải khắp lên thềm ấy, làm tòa hoa sen. Muốn cho Đức Như Lai thăng tòa này, nên Bồ-tát hướng về Đức Phật, cung kính cúi mình chắp tay, nói kệ:
Phật, Nhất thiết trí nguyệt
Quán đời già, bệnh, chết
Ưu hoạn chỗ chìm đắm
Thế gian động chẳng động.
Vì họ làm cầu pháp
Phật thấy khắp các cõi
Chúng sinh nhiều vô lượng
Chắp tay đợi Thế Tôn.
Ban rải khắp pháp hội
Thị hiện sở đắc mình
Phá phiền não chúng sinh
Trí phương tiện tuyệt vời.
Ơ đây thị hiện khắp
Phật lên tòa hoa sen
Đại pháp vũ khắp nơi
Tất cả Phật mười phương.
Và Đại tiên trí khác
Cùng Phật làm chứng minh
Đấng Mâu-ni Thiên Đế H
àng phục Đại ma vương.
Tứ tính rỗng, không có
Biết pháp như hư không
Nhớ nghĩ thệ nguyện xưa
Chuyển pháp luân Vô thượng.
Nay phải cứu chúng sinh
Người trụ nơi bốn dòng
Vua Sư tử trong (loài) người
Pháp này, nay Phật biết.
Khiến qua biển ba cõi
Phật nói pháp thâm diệu
Trừ tội cấu chúng sinh
Đại trí tuệ, Thế Tôn.
Lợi ích các chúng sinh
Mời Thiện Thệ an trí.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn lên đài hoa sen ngồi vào tòa Bátđầu-ma, trên thềm báu như đã hóa ra ấy. Đức Như Lai ngồi rồi, quán sát khắp tất cả đại chúng mười phương, rồi bảo Ma vương:
–Ông nay, ở đây, nên sinh vui mừng. Do ông có nhân duyên ở xứ này nay được pháp môn Đại Tập! Khi nói pháp này, vô lượng, vô số chúng sinh hiện ở đời nay và cả đời sau, đều được giải thoát. Bốn dòng ở thai, ương ngạnh, già, chết; mỗi mỗi đều được độ khắp, trụ ở đạo cát tường. Lại nữa, pháp này phải làm cho họ được trí ngang bằng hư không. Này Ma vương! Nay ông đứng đầu ở xứ này, khiến cho các chúng sinh tăng trưởng căn lành. Này Ma vương! Ông cóthể thỉnh ta nói pháp, khiến cho những chúng sinh cao mạn trong chúng hội này, qua được các dòng thì ta sẽ vì họ nói pháp.
Lúc đó, Ma vương nói kệ như vầy:
Cù-đàm neu không lỗi
Cùng người không sân mạn
Sao làm ta kinh động?
Nay nói Đại pháp này.
Nếu có sân mạn này
Thì sao được giải thoát?
Ta nay chưa biết rõ Mâu-ni vì ta nói!
Đức Thế Tôn liền dùng kệ đáp Ma vương:
Ta ở thai mười tháng
Việc đó như thế gian
Ma lại muốn hại ta
Ta đều không hờn ghét.
Ta nhẫn độ các ác
Xấu ác đều không còn
Ta vượt khỏi thế gian
Ngươi lại động đại địa.
Mưa đá xuống hại ta
Lại muốn đoạn sữa ta
Khiến sữa mau khô kiệt
Vô lượng việc chẳng tốt.
Giống gì mà chẳng làm
Khi ta trụ Thiền định
Sai ma nữ hại ta
Khi ta đi khất thực.
Ngăn người chẳng bố thí
Thỉnh ta làm quốc vương
Khiến ta bị sinh tử
Khi vượt thành xuất gia.
Lại khiến đêm tối mù
Binh chúng vây quanh thành
Đều do ông tạo tác
Ta cưỡi thần thông sang.
Ngươi lại tuôn mưa gió
Khiến đất thành hầm hố
Cát đá chất đầy đường
Ta ở rừng vắng vẻ.
Ngươi tạo tiếng rùng rợn
Ta ở chỗ khổ hạnh
Ngươi thổi gió rét run
Muốn qua khỏi dòng sông.
Ngươi tuôn dòng nước dữ
Hiện làm sư tử dữ
Ngươi muốn giết ta liền
Khi ta muốn ăn uống.
Ngươi hòa độc thức ăn
Ta đến Bồ-đề thọ
Tuôn mưa đá Kim cang
Mưa dao, tên, binh khí.
Pháp ca-sa y phục
Ngươi đều muốn làm bẩn.
Ta ngồi tòa Kim cang
Lợi ích các chúng sinh.
Lúc đó ngươi cũng đem
Ma nữ đến não hại
Ngươi cùng chúng tướng quân
Chẳng nhớ, khi hại ta
Ta không khởi ý niệm
Làm cho ngươi não loan
Đạo Vô thượng ta thành
Ngươi đã từng hàng phục
Ngươi nay không thẹn thùng
Lại nói lời ác đó.
Lại dùng phương tiện ác
Để não hại Ca-diếp
Chúng sinh thiện không lường
Ngươi đều đã hoại diệt
Ngươi đã không buồn thương
Nay lại muốn hại ta.
Ta vào thành xin ăn
Lại thả voi say dữ
Điều-đạt lăn đá lớn,
Ba tháng ăn đại mạch (lúa đại mạch).
Tôn-đà-la ác thanh
Hầm lửa, đồ ăn độc
Là đều do ngươi làm
Nhất định nghiệp ác nặng!
Xưa ngươi đến đạo tràng (đạo thọ)
Uy lực cùng quân chúng
Dùng vô lượng đao, tên
Mang đến muốn hại ta
Chẳng động ta sợi lông
Vì sao còn ở đấy?
Như bị say độc hại
Dấy lên Câu-chi-ma
Na-do-tha chúng sinh
Đến đầy cõi Phật này.
Ta chứng biết như vậy
Ta trụ Từ bi tâm
Xót thương đến tất cả
Mà ngươi, luôn với ta
Tạo chướng ngại cực ác!
Các Đấng Tịch Mặc (Mâu-ni) này
Nhân Đà-la-ni Ngưu vương
Ta đều hiện chứng biết.
Ta nay, ở thời ác
Thi hành các Phật sự
Ta đã vì chúng sinh
Trụ ở tâm giải thoát
Dẫu ngươi tăng thêm ác
Nhẫn nhục ta chẳng buông
Ta không ý ganh ghét
Các lỗi lầm, uế, ác
Ta vì ngươi nhiếp độ
Thường siêng năng như vậy
Ta muốn ngươi tịch diệt
Nay cần thỉnh ta nói
Pháp cam lồ đệ nhất
Khiến ba cõi tịch diệt
Vì ngươi, trừ nghiệp ác
Ý ngươi mau sạch trong
Sinh nương nhờ nơi ta
Lòng ta luôn thanh tịnh
Muốn khiến ngươi giải thoát
Ngươi thường mang ác tâm
Nên phải bo ác kiến
Ý phải tín, sạch trong
Ngươi nay phải hiểu biết
Không lâu được thọ ký.
Lúc bấy giờ, Ma vương ở chỗ Đức Phật, lại càng thêm sân hận, muốn bỏ đi, nhưng tự biết có năm trói buộc; muốn phát ra âm thanh đáng sợ nhưng lại chẳng thể phát ra được. Do khí lực sân của mình nên phát ra khí nhiệt độc, rất hung dữ, muốn hại Đức Như Lai. Khi đó, Đức Thế Tôn dùng lực Từ thiện, biến ác khí này, thành lọng hoa Tô-ma-na, che khắp tất cả cõi Phật trong mười phương. Ở tất cả các cõi Phật thọ mạng yên ổn đang nói pháp thì lọng hoa Tô-ma-na ở trong hư không, trụ gần đỉnh Phật. Các Đại Bồ-tát có trong các cõi Phật đó, mỗi mỗi đều thỉnh vấn: “Nay lọng hoa này từ đâu mà đến? Là thần lực biến hóa của ai?” Các Đức Phật đó đều đáp câu hỏi của Bồ-tát: “Này các thiện nam! Nơi kia, có thế giới tên là Tát-ha, cõi ngũ trược bất tịnh. Nơi đó, có Đức Phật Thế Tôn hiệu là Thích-ca Như Lai A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà; nhờ sức bản nguyện, nên đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hiện đang nói pháp. Vì muốn tiêu diệt cảnh giới lực của các ma, kiến lập tất cả các Phật lực, cảnh giới Phật vô sở úy, kiến lập đèn Tam bảo, khiến giáo pháp tất cả chư Phật được trụ thế lâu dài. Như Lai muốn cho tất cả căn lành tăng trưởng, nên dùng thần lực tinh tấn, biến hóa hàng phục tất cả oán địch ngoại đạo. Tất cả đều kinh sợ, chẳng vui mừng tranh luận. Ác mộng, ác tướng, oán địch trong ngoài đấu tranh trói buộc, nói năng chẳng hòa, thủy hạn, phóng túng, tằn tiện, mưa chẳng phải lúc, lạnh, nóng, gió, ẩm, bệnh khí, dịch lệ, tiếng ác… đều tiêu diệt hết. Tất cả Trời, Rồng, Dạ-xoa, Nhân phi nhân đều khiến cho hồi hướng. Tất cả Sát-lợi cũng khiến cho hồi hướng. Răn bảo bốn họ, Như Lai dùng pháp nghĩa. Như Lai thắp đuốc trí tuệ, bày ra con đường chính. Chủ nhân của tất cả nhà cửa, thành ấp, tu lạc mọi việc đều đoạn dứt. Vương cung vương quốc, chỗ quán chợ của dân, đều khiến cho hồi hướng. Tất cả ánh sáng tinh tú, ngày đêm vận hành, nữa tháng, một tháng, thời tiết hàng năm đều khiến vận hành chính lộ. Tất cả ngũ cốc, hoa trái, dược thảo đều thành thục. Tất cả công nghệ tinh xảo, nghề nghiệp sinh sống, xứ sở, làm cho không tiêu mất mà ngược lại đều được thành tựu. Tất cả tội lỗi của than, miệng, ý nghiệp đều được tiêu diệt. Trù lượng khéo làm, Niệm, Tuệ Tổng trì, dũng mãnh Vô úy, Sắc tướng lạc thuyết, đều tăng trưởng. Tất cả pháp không chướng ngại, minh giác bốn pháp Thánh chủng, để thọ trì, quang hiển Đại thừa, tăng trưởng pháp an tâm của Đại Bồ-tát; Bất thoái chuyển địa với lòng Kim cang làm hộ trì, làm cho mười Địa thành một mùi. Hiểu rõ pháp Nhẫn vô sinh, thọ chức Phật, kiến lập Bồ-đề. Chúng sinh đã được hóa độ, đã nhiếp lấy theo sự vận chuyển của bánh xe đại pháp. Đại Bi che khắp tất cả chúng sinh, trụ ở Ba-la-mật, trụ ở đạo Vô thượng. Mưa xuống pháp vũ, dùng pháp mà tưới tắm làm sung túc chúng sinh, tròn đầy tất cả viec của chư Phật, giải thoát tất cả cảnh giới bốn ma, kiến lập cõi Vô dư Niết-bàn. Đức Phật đó có ấn Đà-la-ni tên là Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú nhập sai biệt ký. Tất cả Như Lai A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà đời quá khứ, gọi là Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú Đà-la-ni ấn nhập sai biệt ký, cùng giúp nhau thọ trì tùy hỷ. Và các Đức Phật hiện tại ở mười phương đang trụ thế nuôi dưỡng thọ mạng. Tất cả các Đức Phật đó cũng nói Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú Đà-la-ni ấn nhập sai biệt ký, hiện nói và cũng nhau tùy hỷ thọ trì. Ở đời vị lai, các Đức Như Lai A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà khác thế giới mười phương, nếu có các Đức Phật sẽ ra đời, cũng nói Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú Đà-la-ni ấn nhập sai biệt ký và cũng sẽ cùng nhau tùy hỷ thọ trì.
Bấy giờ, các Bồ-tát của các cõi Phật đó, mỗi mỗi đều thỉnh hỏi Đức Phật: “Đây là pháp gì? Từ xưa, chúng con chưa nghe Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú Đà-la-ni ấn nhập sai biệt ký có thể làm vô lượng lợi ích như vậy; có thể đầy đủ pháp lợi, chẳng thể nghĩ bàn như vậy; có thể làm ánh sáng không chướng ngại của tất cả pháp, cho đến tịch diệt. Khi các Đức Phật Thế Tôn nói Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú Đà-la-ni ấn nhập sai biệt ký này thì tất cả cảnh giới ma lực đều bị tiêu diệt cho đến ở Vô dư Niết-bàn đó mà Bát-niết-bàn; đối với các chúng sinh thì lợi ích không lường, an lạc không lường. Vì thương xót tất cả thế gian, vì lợi ích an lạc cho vô lượng trời, người, chúng sinh. Các Đức Phật ấy đã bảo các Bồ-tát kia, bằng lời như vầy: “Này thiện nam! Ta cũng cùng với ông, đi đến thế giới Ta-bà đó, trụ xứ của Đức Thíchca Như Lai A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà. Đã có Thế Tôn hiện tại trong mười phương nuôi dưỡng thọ mạng, các Đức Thế Tôn của các thế giới khác cũng cùng với tất cả Bồ-tát vây quanh trước sau và Thanh văn tăng theo hầu ở trước. Các Đức Thế Tôn đó, cũng sẽ đi đến chỗ Đức Thích-ca Như Lai kia mà đại tập hội. Đức Thích-ca Như Lai kia, cùng với chư Phật cũng sẽ nói Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú Đà-la-ni ấn nhập sai biệt ký này, sẽ cùng giúp nhau thọ trì, tùy hỷ. Vì lợi ích chúng sinh, ngăn ngừa hạnh nghiệp ác, làm đầy hạnh hiền, đầy trí Vô thượng; nên tất cả chư Phật hôm nay, đều vân tập ở chỗ đó cùng với các Bồ-tát, Tăng Thanh văn… vây quanh theo hầu. Hôm nay, tất cả đều hiện diện ở chỗ Đức Phật đó. Nếu các ông muốn được Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú Đà-la-ni ấn nhập sai biệt ký này, nên đi đến đó nghe và cúng dường các Đức Phật Thế Tôn của tất cả cõi Phật nhiều vô lượng, vô số như cát sông Hằng, cùng lúc trong hiện tại thay được những Đức Phật đó. Cái mà xưa chưa thấy; như cảnh giới chư Phật, cảnh giới Bồ-tát, cảnh giới chư Thiên, cảnh giới các ma, sự trang sức của cõi Phật trang nghiêm và muốn thấy những cái đó, xưa chưa thấy vô lượng Đức Phật tập hội; hôm nay, chính là lúc chúng ta hãy cùng đi đến thế giới đó, trú xứ của Đức Thích-ca Như Lai mà đại tập pháp hội (tập họp lớn mở pháp hội).” Các vị Đại Bồtát kia, đều bạch Đức Phật: “Đúng vậy, đúng vậy! Thưa Đại Đức Thế Tôn! Chúng con sẽ cùng với Đức Như Lai, đi đến xứ đó; thế giới Ta-bà, chỗ của Đức Thích-ca Như Lai mà tập họp pháp hội. Ở chỗ Đức Phật đó, sẽ nghe được cái từ xưa chưa nghe, là nghe pháp Kim cang tồi toái tâm cao duyên pháp đẳng cú Đà-la-ni ấn nhập sai biệt ký đó. Chúng ta đối với vô lượng, vô số các Đức Phật Thế Tôn, nhất thời tập họp một chỗ, trụ thế nuôi dưỡng, đó là được cúng dường và nghe pháp đó. Chúng ta ở thế giới Ta-bà, sẽ được thấy bốn thứ cảnh giới thần thông, với việc nghiêm sức rất trang nghiêm khắp ấy, sẽ thấy đại tập pháp hội trang nghiêm đó. Nếu khi chúng ta đi đến cõi Phật nói Đà-la-ni đó thì có chỗ dừng chân chăng?” Các Đức Phật đó mỗi mỗi đều bảo các Đại Bồ-tát Ma-ha-tát và đại Thanh văn bằng lời như vầy: “Này thiện nam! Các ông chớ nghi ngờ, là ở thế giới đó, có chỗ dừng chân không. Vì sao? Vì cảnh giới chư Phật, nhập vào trí xảo bình đẳng vô biên, chúng sinh thành thục vô biên, không xứ rộng lớn vô biên. Này thiện nam! Đức Thích-ca Như Lai đó, đầy đủ phương tiện đại xảo. Này thiện nam! Tất cả chúng sinh đã nhiếp lấy trong cõi chung sinh, chỉ là chỗ nương của giới, nhập. Nhưng chúng sinh đó, nếu mỗi một chúng sinh, giả sử thân to bằng núi Tu-di thì Đức Thích-ca Như Lai vẫn có thể khiến cho tất cả vô lượng chúng sânh thân to như vậy nhập vào trong một hột cải mà chỗ cư trú của mỗi một chúng sinh đó, vẫn trống không rộng rãi, tất cả chúng sinh cách xa không thấy nhau. Đại thân như vậy, vào trong một hạt cải, mà không hề có tướng tăng giảm. Này thiện nam! Tất cả địa giới là vững bền, Thích-ca Như Lai đều có thể khiến tất cả địa giới ấy, nhập vào trong lân hư trần cực nhỏ. Đại địa vi trần ấy cũng không hề hay biết có tướng tăng giảm. Đó gọi là Trí xảo phương tiện của Như Lai tròn đủ là như vậy. Lại nữa, này thiện nam! Tất cả thủy giới đều có sự thấm nhuận. Đức Thích-ca Như Lai có thể khiến cho hết thảy thủy giới kia nhập vào một sợi lông ngắn rất nhỏ, sợi lông ngắn với tất cả thủy giới kia, cung không hề hay biết có tướng giảm tăng. Lại nữa, này thiện nam! Tất cả tướng nóng ấm của hỏa giới, Đức Thích-ca Như Lai đều có thể khiến cho tất cả hỏa giới trong ba đời, vào trong một hạt bụi rất nhỏ nhoi mà hỏa giới đó, vào hạt bụi nhỏ nhoi, đi trong cảnh giới của mình, giống như chỗ hư không rộng rãi. Lại nữa, này thiện nam! Phong giới có được mà ta có thể biết, Đức Thích-ca Như Lai có thể khiến cho hết thảy phong giới đó nhập vào trong lỗ chân lông; trong một lỗ chân lông đó phong giới đi trong cảnh giới của mình giống như chỗ hư không rộng rãi. Lại nữa, này thiện nam! Tất cả chúng sinh trong mười phương cõi Phật cùng bốn đại, Đức Thích-ca Như Lai có thể khiến cho chúng vào bên trong một hạt bụi rất nhỏ nhoi, mà tất cả chúng sinh cùng bốn đại đó, đi trong cảnh giới của mình sử dụng mọi việc giống như hư không, mà chẳng hề nhiễu loạn nhau, cũng chẳng hay biết một vi trần đó có tướng tăng giảm. Đó gọi là trí phương tin khéo léo tròn đủ như vậy của Như Lai. Lại nữa, này thiện nam! Cho đến ba đời thâu nhiếp tất cả chúng sinh; sáu nhập, hành, thủ, nguyện trì, ngữ ngôn, âm thanh, văn tự, ngôn thuyết, ba hạnh, tác nghiệp, ấm, giới, phân biệt, trưởng dưỡng và vô vàn sở tác. Tất cả chúng sinh đó từ thuở xưa đến nay, ba đời đều thuộc về sáu đường sinh tử khởi diệt. Cho đến tất cả chúng sinh ba đời, vượt qua sát-na, la-bà, mâu-hốt-đa; cho đến tất cả chúng sinh đều thuộc về ba đời, thậm chí tất cả chúng sinh ba đời đều thuộc về thọ; là đã thọ sự hiểu biết khổ, vui. Tất cả trong một khoảnh khắc, Đức Thíchca Như Lai cũng đều rõ biết. Bao nhiêu các tướng, đều biết một cách đầy đủ, Đức Như Lai chẳng phân biệt. Không phân biệt, không suy nghĩ mà đều biết những tướng này, đúng như thực tế của ba đời. Này thiện nam! Các Đức Phật vào cảnh giới Phương tiện trí, đó là phương tiện bình đẳng thành thục chúng sinh đầy đủ.” Bấy giờ, khi các Đức Phật, nói tướng này của Đức Thích-ca Như Lai; thì ở đủ các phương hướng, các Đức Như Lai đó và đồ chúng vô lượng, vô số trăm ngàn Bồ-tát, với cảnh giới Nguyện trí thắng diệu thần thông, đều qua được bờ kia.