SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 1

Phẩm 3: TẬP ỨNG

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát phải nghĩ như vầy: “Bồ-tát chỉ có danh tự; Phật cũng chỉ có danh tự; Bát-nhã bala-mật cũng chỉ có danh tự; sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng chỉ có danh tự.”

Này Xá-lợi-phất! Như là ngã, chúng sinh, thọ mạng, sự sống, sự sinh trưởng, sự nuôi dưỡng, sự tạo tác, khiến tạo tác, sự dấy khởi, khiến dấy khởi, sự thọ nhận, khiến thọ nhận, sự hiểu biết, sự nhận thức, tất cả đều chẳng thật có, vì chẳng thật có nên không. Vì không nên chỉ dùng danh tự để nói.

Đại Bồ-tát cũng thực hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng thấy ngã, chẳng thấy chúng sinh, cho đến chẳng thấy sự nhận thức, hiểu biết. Đối với các danh tự giảng nói đó cũng chẳng thấy.

Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy vượt trên tất cả hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, trừ trí tuệ Phật, vì dụng là không, là chẳng thật có.

Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này đối với pháp danh tự, chỗ danh tự dính mắc, tất cả đều chẳng thật có.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành được như vậy, đó là thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Ví như số Tỳ-kheo nhiều bằng số tre, lau, mía, mè, lúa, đậu, lùm rừng, đầy cả cõi Diêm-phù-đề, tất cả đều có trí tuệ như Xá-lợiphất, Đại Mục-kiền-liên, dùng tất cả trí tuệ ấy so sánh với trí tuệ của Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, thì không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, không bằng một phần trăm ngàn ức, cho đến không bằng một phần ví dụ.

Vì sao? Vì Bồ-tát dùng trí tuệ này mà độ thoát tất cả chúng sinh.

Này Xá-lợi-phất! Không nói đến trí tuệ như Xá-lợi-phất và Đại mục-kiền-liên vui đầy cả cõi Diêm-phù-đề, mà đầy cả tam thiên đại thiên thế giới, cho đến đầy cả hằng sa thế giới ở khắp mười phương, đem tất cả trí tuệ ấy mà so sánh với trí tuệ của Bồ-tát thực hành Bátnhã ba-la-mật cũng không bằng một phần trăm, cho đến không bằng một phần ví dụ.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật, một ngày tu tập trí tuệ thì vượt hơn tất cả hàng Thanh văn, Bích-chi-phật.

Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Trí tuệ của hàng Thanh văn, Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, trí tuệ của hàng Bích-chiphật, trí tuệ của Phật, các trí tuệ này không khác nhau, không chống trái nhau, đều là không sinh, tánh không. Nếu đã là pháp không sinh tánh không, chẳng trái nhau thì không có khác nhau. Vì sao Đức Thế Tôn lại dạy rằng Bồ-tát thực hành Bátnhã ba-la-mật một ngày tu tập thì trí tuệ vượt hơn tất cả hàng Thanh văn, Bích-chi-phật?

Phật nói:

–Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật một ngày tu tập trí tuệ, tâm nghĩ rằng: “Ta hành đạo trí tuệ đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh, ta sẽ dùng Nhất thiết chủng trí để biết rõ tất cả pháp, độ thoát tất cả chúng sinh.”

Này Xá-lợi-phất! Ý ông nghĩ sao? Trí tuệ của hàng Thanh văn, Bích-chi-phật có việc ấy không?

–Bạch Đức Thế Tôn, không!

–Này Xá-lợi-phất! Hàng Thanh văn, Bích-chi-phật có nghĩ: “Ta sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, độ thoát tất cả chúng sinh, giúp cho họ đều được Vô dư y Niết-bàn, như các

Đại Bồtát hay không?”

–Bạch Đức Thế Tôn, không!

–Này Xá-lợi-phất! Do những việc trên đây mà biết rằng trí tuệ của hàng Thanh văn, Bích-chi-phật sánh với trí tuệ của Đại Bồ-tát không bằng một phần trăm, cho đến không bằng một phần thí dụ.

Này Xá-lợi-phất! Hàng Thanh văn, Bích-chi-phật nghĩ rằng: “Ta thực hành sáu pháp Ba-la-mật, thành tựu tất cả chúng sinh, trang nghiêm cõi Phật, đầy đủ mười Trí lực, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại trí, mười tám pháp Bất cộng, độ thoát vô lượng, vô số chúng sinh đến quả Niết-bàn” như các Đại Bồ-tát hay không?

–Bạch Đức Thế Tôn, không!

–Này Xá-lợi-phất! Ví như loài đom đóm kia chẳng bao giờ nghĩ rằng mình như mặt trời mọc, phát ra ánh sáng chiếu khắp cõi Diêmphù-đề. Cũng vậy, hàng Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng hề nghĩ như Đại Bồ-tát: “Ta thực hành sáu pháp Ba-lamật cho đến mười tám pháp Bất cộng, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, độ vô lượng, vô số chúng sinh đến quả

Niết-bàn.”

Tôn giả Xá-lợi-phất bạch:

–Bạch Đức Thế Tôn! Vì sao Đại Bồ-tát vượt hơn Thanh văn, Bích-chi-phật, đạt đến địa vị không thoái chuyển thanh tịnh Phật đạo?

Phật dạy:

–Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm thực hành sáu pháp Ba-la-mật, trụ trong pháp không, vô tướng, vô tác thì sẽ vượt hơn tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật.

–Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát an trụ ở địa vị nào mà có thể làm ruộng phước cho hàng Thanh văn, Bích-chi-phật?

–Này Xá-lợi-phất! Từ lúc mới phát tâm thực hành sáu pháp Ba-la-mật cho đến lúc ngồi đạo tràng thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trong khoảng thời gian ấy, Đại Bồ-tát thường làm ruộng phước cho hàng Thanh văn, Bích-chi-phật.

Vì sao? Vì có nhân duyên các Đại Bồ-tát nên các pháp lành của thế gian phát sinh. Như các pháp mười điều lành, năm Giới, tám Quan trai, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc, bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác phần, tám phần Thánh đạo, sáu pháp Ba-la-mật, mười tám Không, mười Lực, bốn Vô úy, bốn Trí vô ngại, mười tám pháp Bất cộng, đại Từ, đại Bi, Nhất thiết chủng trí, do Bồ-tát làm nhân duyên mà các pháp này hiện ra trên thế gian. Cũng do Bồ-tát làm nhân duyên mà những dòng dõi lớn như Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Cưsĩ, bốn thiên vương cho đến trời Phi phi tưởng, Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật và Đức Phật đều xuất hiện trên thế gian.

–Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát… có làm cho phước bố thí được thanh tịnh hoàn tất không?

–Này Xá-lợi-phất! Không có! Vì căn bản đã hoàn hảo. Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát là vị đại thí chủ bố thí các pháp lành như mười điều lành, năm Giới cho đến Nhất thiết chủng trí.

Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu tập đúng với Bát-nhã ba-la-mật, tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật? Phật dạy:

–Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát tu tập đúng với sắc không, tu tập đúng với thọ, tưởng, hành, thức không, đó gọi là tương ưng với Bátnhã ba-la-mật.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát tu tập đúng với nhãn không, tu tập đúng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không, đó gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát tu tập đúng với sắc không, tu tập đúng với thanh, hương, vị, xúc, pháp không, đó gọi là tương ưng với Bátnhã ba-lamật.

Đại Bồ-tát tu tập đúng với nhãn giới không, đúng với sắc giới không, nhãn thức giới không, cho đến tu tập đúng với ý thức giới không, đó gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Đại Bồ-tát tu tập đúng với Khổ không, tu tập đúng với Tập, Diệt, Đạo không, đó gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-lamật.

Đại Bồ-tát tu tập đúng với vô minh không, tu tập đúng với hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, già, chết không, đó gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-lamật.

Đại Bồ-tát tu tập đúng với tất cả pháp không, hoặc hữu vi hoặc vô vi không, đó gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật. Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát tu tập đúng với tánh không, tự tướng không, các pháp không, vô sở đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không, đủ bảy môn không, đó gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Lúc tu tập bảy môn không, Đại Bồ-tát chẳng thấy sắc có tương ưng hay không tương ưng; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc tương ưng hay không tương ưng, chẳng thấy sắc hoặc có tướng sinh hay tướng diệt, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc có tướng sinh hay tướng diệt; chẳng thấy sắc hoặc có tướng dơ cấu uế hay tướng thanh tịnh, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc có tướng hay dơ cấu uế hay tướng thanh tịnh; chẳng thấy sắc hợp với thọ, chẳng thấy thọ hợp với tưởng, chẳng thấy tưởng hợp với hành, chẳng thấy hành hợp với thức. Vì sao? Vì tánh các pháp vốn không, nên không có pháp nào hợp với pháp nào.

Này Xá-lợi-phất! Trong sắc không chẳng có sắc, trong thọ không, tưởng không, hành không, thức không chẳng có thọ, tưởng, hành, thức.

Này Xá-lợi-phất! Vì sắc không nên có tướng não hoại, vì thọ không nên chẳng có tướng thọ, vì tưởng không nên chẳng có tướng nhận biết, vì hành không nên chẳng có tướng tạo tác, vì thức không nên chẳng có tướng tri giác. Vì sao? Vì chẳng phải sắc khác không, cũng chẳng phải không khác sắc, mà sắc chính là không và không chính là sắc; thọ, tưởng, hành, thức chính là không và không chính là thọ, tưởng, hành, thức.

Này Xá-lợi-phất! Tướng không của các pháp vốn chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng cấu uế, chẳng thanh tịnh, chẳng thêm, chẳng bớt, chẳng phải quá khứ, vị lai, hiện tại, vì thế nên trong pháp không ấy không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có nhãn nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có trí, cũng không có đắc; không có đạo Tuđà-hoàn và quả Tu-đà-hoàn, không có các đạo Tưđà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật và Phật, cũng không có quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, quả Bích-chi-phật và quả Phật.

Đại Bồ-tát tu tập đúng như vậy gọi là tương ưng với Bátnhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng thấy Bát-nhã ba-la-mật hoặc tương ưng hay chẳng tương ưng, cũng chẳng thấy Bố thí ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục bala-mật, Tinh tấn ba-la-mật và Thiền định ba-la-mật tương ưng hay chẳng tương ưng. Đại Bồ-tát cũng chẳng thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chẳng thấy nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, chẳng thấy sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, chẳng thấy nhãn giới cho đến ý thức giới tương ưng hay chẳng tương ưng. Đại Bồtát cũng chẳng thấy bốn Niệm xứ đến tám phần Thánh đạo, cho đến Nhất thiết chủng trí hoặc tương ưng hay chẳng tương ưng. Xá-lợi-phất phải biết! Như trên đây là Đại Bồ-tát tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc Đại Bồ-tát thực hành Bátnhã ba-la-mật, không chẳng hợp với không; vô tướng chẳng hợp với vô tướng; vô tác chẳng hợp với vô tác. Vì sao? Vì không, vô tướng và vô tác chẳng có hợp hay chẳng hợp.

Đại Bồ-tát tu tập đúng như vậy gọi là tương ưng với Bátnhã ba-la-mật.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-lamật, Đại Bồ-tát nhập vào tự tướng không của các pháp, nhập vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức, Bồ-tát chẳng cho là hợp chẳng cho là chẳng hợp; sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng hợp với ở trước cũng chẳng hợp với ở sau, chẳng hợp với hiện tại. Vì sao? Vì Bồ-tát chẳng thấy ở trước, chẳng thấy ở sau, cũng chẳng thấy hiện tại.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã balamật, vì ba đời gọi là không, nên ở trước chẳng hợp với ở sau; ở sau chẳng hợp với ở trước; hiện tại chẳng hợp với ở trước, ở sau; ở trước cùng ở sau cũng chẳng hợp với hiện tại. Như đó gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật, Nhất thiết trí chẳng hợp với đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại. Vì sao? Vì đời quá khứ, đời vị lai, đời hiện tại đều chẳng thể thấy, huống chi là có hợp. Như thế gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-lamật.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật, vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể thấy, vì nhãn đến ý chẳng thể thấy, vì sắc cho đến pháp chẳng thể thấy, vì nhãn thức cho đến ý thức chẳng thể thấy, nên sắc, thọ đến ý thức đều chẳng hợp với Nhất thiết trí, như thế gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật, vì Bố thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật đều chẳng thể thấy, nên Đàn-na cho đến Bát-nhã ba-la-mật chẳng hợp với Nhất thiết trí. Vì bốn Niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo cho đến mười Lực, mười tám pháp Bất cộng đều chẳng thể thấy, nên tất cả đểu chẳng thể hợp với Nhất thiết trí. Như thế gọi là tương ưng với Bátnhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật, Phật và Bồ-đề chẳng hợp với Nhất thiết trí. Vì sao? Vì Phật chính là Nhất thiết trí, Bồ-đề cũng chính là Nhất thiết trí, Nhất thiết trí chính là Phật cũng chính là Bồ-đề. Như thế gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng tu tập sắc là hữu hay vô, chẳng tu tập sắc là hữu thường hay vô thường, chẳng tu tập sắc là khổ hay lạc, chẳng tu tập sắc là ngã hay phi ngã, chẳng tu tập sắc là vắng lặng hay chẳng phải vắng lặng, chẳng tu tập sắc là không hay chẳng phải không, chẳng tu tập sắc là hữu tướng hay vô tướng, chẳng tu tập sắc là hữu tác hay vô tác; thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như vậy. Như thế gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng nghĩ ta thực hành hay chẳng thực hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng nghĩ chẳng thực hành cũng chẳng phải chẳng thực hành. Như thế gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Chẳng vì Bát-nhã ba-la-mật mà Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Cũng chẳng vì Đànna, Thi-la, Sằn-đề, Tỳ-lê-da, Thiền định ba-la-mật, mà thực hành Bátnhã ba-la-mật cũng chẳng vì địa vị không thoái chuyển thành tựu chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật, cũng chẳng vì mười Lực, bốn Vô úy, bốn Vô ngại trí, mười tám pháp Bất cộng mà Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng vì nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, rốt ráo không, vô thỉ không, tán không, tánh không, các pháp không, tự tướng không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không, cũng chẳng vì như pháp tánh, thật tế mà Đại Bồ-tát thực hành Bátnhã ba-lamật. Vì sao? Vì lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng hủy hoại tướng các pháp. Tu tập đúng như thế thì gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Chẳng vì sáu môn thần thông Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Tha tâm, Túc mạng, Thần túc, Lậu tận mà Đại Bồtát thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì lúc thực hành, Đại Bồtát còn chẳng thấy Bát-nhã ba-la-mật, huống chi là thấy thần thông của Bồ-tát. Như thế gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng hề nghĩ rằng ta dùng Như ý thần thông bay đến phương Đông và bay đến khắp mười phương để cúng dường hằng sa chư Phật; cũng chẳng hề nghĩ rằng ta dùng Thiên nhĩ nghe hằng sa chư Phật ở khắp mười phương nói pháp; dùng Tha tâm trí biết tâm niệm của hằng sa chúng sinh ở khắp mười phương; dùng Túc mạng trí biết việc làm trong vô lượng đời của hằng sa chúng sinh ở mười phương; cũng chẳng hề nghĩ rằng ta dùng Thiên nhãn thấy hằng sa chúng sinh chết ở đây, sinh về nơi kia. Như thế gọi là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật, và cũng có khả năng độ thoát vô lượng, vô số chúng sinh.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát có khả năng thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy thì ác ma không hại được, tất cả việc thế gian đều tùy theo ý muốn, hằng sa chư Phật ở khắp mười phương đều ủng hộ Bồ-tát này, chẳng để rơi vào hàng Thanh văn, Bích-chi-phật. Chư Thiên ở các tầng trời Tứ vương cho đến Sắc cứu cánh cũng đều ủng hộ Bồ-tát, không để bị trở ngại. Nếu Bồ-tát này có trọng tội thì hiện đời bị quả báo nhẹ. Vì sao? Vì Bồ-tát này dùng tâm từ bình đẳng đem đến mọi lợi ích cho chúng sinh. Như thế gọi là tương ưng với Bát-nhã bala-mật.

Này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát mau được các môn Đà-la-ni và các môn Tam-muội, sinh về đâu cũng thường gặp chư Phật, mãi đến khi chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không bao giờ rời chư Phật. Đó gọi là tương ưng với Bátnhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng hề nghĩ rằng có pháp này và pháp này, hoặc hợp nhau hay chẳng hợp nhau, hoặc bằng nhau hay chẳng bằng nhau. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát chẳng thấy có pháp này và những pháp khác, hoặc hợp, hoặc bằng hay chẳng hợp chẳng bằng. Đó gọi là tương ưng với Bátnhã ba-la-mật.

Này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng hề nghĩ rằng ta sẽ mau chứng được pháp tánh hoặc chẳng mau chứng được. Vì sao? Vì pháp tánh chẳng phải là tướng được. Đó gọi là tu tập tương ưng với Bát-nhã ba-lamật.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-lamật, Đại Bồ-tát chẳng thấy có pháp nào ngoài pháp tánh, cũng chẳng nghĩ rằng pháp tánh khác với các pháp, cũng chẳng nghĩ rằng pháp này có công năng đạt được pháp tánh hay chẳng được. Vì sao? Vì Bồ-tát chẳng thấy dùng pháp này có thể được pháp tánh hay chẳng được pháp tánh. Đại Bồ-tát tu tập đúng như thế thì gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật. Này Xá-lợi-phất! Lúc Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã bala-mật, pháp tánh chẳng hợp với không, không cũng chẳng hợp với pháp tánh, đó gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật. Này Xá-lợi-phất! Lúc Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã bala-mật, nhãn giới chẳng hợp với không, không cũng chẳng hợp với nhãn giới; sắc giới chẳng hợp với không, không cũng chẳng hợp với sắc giới; nhãn thức giới cũng chẳng hợp với không, không cũng chẳng hợp với nhãn thức giới; cho đến ý giới, pháp giới và ý thức giới chẳng hợp với không, không cũng chẳng hợp với ý giới, pháp giới và ý thức giới. Tương ưng với không như vậy gọi là tương ưng bậc nhất.

Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát thực hành pháp không chẳng rơi vào hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, có khả năng thanh tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sinh, chóng được Vô thượng Bồ- đề.

Này Xá-lợi-phất! Trong các môn tương ưng, thì tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật là tối thượng bậc nhất, là tối tôn, tối thắng, tối diệu không có gì trên. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này thực hành tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật, chính đó là không, vô tướng, vô tác. Phải biết rằng Bồ-tát này đã được thọ ký hoặc gần được thọ ký.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát tương ưng như vậy có khả năng làm lợi ích cho vô lượng, vô số chúng sinh. Đại Bồ-tát này cũng chẳng nghĩ rằng ta tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật, chư Phật sẽ thọ ký cho ta, ta sẽ được thọ ký, ta sẽ làm thanh tịnh cõi Phật, sẽ thành Phật chuyển pháp luân. Vì sao? Vì Đại Bồtát này chẳng thấy có pháp nào ngoài pháp tánh, cũng chẳng thấy có pháp nào thực hành Bát-nhã ba-la-mật, chẳng thấy có pháp nào được Phật thọ ký, chẳng thấy có pháp nào thành Phật chuyển pháp luân. Vì sao? Vì lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng sinh tướng ngã, tướng chúng sinh, cho đến chẳng sinh tướng hiểu biết, tướng nhận thức. Vì sao? Vì rốt ráo của chúng sinh là bất sinh bất diệt, nên chúng sinh không có sinh, không có diệt. Nếu các pháp đã không có tướng sinh diệt thì làm sao có pháp thực hành Bát-nhã ba-lamật?

Này Xá-lợi-phất! Thế nên Đại Bồ-tát chẳng thấy chúng sinh đó chính là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì chúng sinh chẳng không thọ là chúng sinh không, chúng sinh không thật có nên chúng sinh lìa, chính đây là thực hành Bát-nhã bala-mật.

Này Xá-lợi-phất! Trong các môn tương ưng của Đại Bồ-tát, tương ưng với không là hơn hết, là bật nhất. Tương ưng với không là hơn hẳn tất cả các môn tương ưng khác.

Đại Bồ-tát tu tập pháp không như vậy có thể phát sinh đại Từ, đại Bi, chẳng sinh các tâm keo kiệt, phạm giới, sân hận, biếng trễ, tán loạn, không sinh tâm vô trí.