Nói Về Các Đạo Pháp
Nam mô A Di Đà Phật.
Thế gian có cả hàng nghìn, vạn loại Đạo khác nhau. Có thể kể một số Đạo chính là Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Thiên Chúa, Đạo Do Thái, Đạo Bà La Môn, Đạo Ki Tô, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Đạo Hin Đu, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo. Đạo tuy có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng có thể chia ra hai loại chính là Đạo ở trong Thế gian và Đạo ra ngoài Thế gian.
Đạo ra ngoài Thế gian: Duy nhất chỉ có Đạo Phật.
Đạo ở trong Thế gian: Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Thiên Chúa, Đạo Do Thái, Đạo Bà La Môn, Đạo Ki Tô, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi, Đạo Hin Đu. Cùng với hàng nghìn vạn các Đạo khác.
Đạo ra ngoài Thế gian.
Đạo Phật do Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ, ra đời cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm ở phía bắc Nước Ấn Độ. Nền tảng của Đạo Phật do ba yếu tố hợp thành.
Một là : Hiếu dưỡng Cha mẹ, mà hiếu dưỡng lớn nhất là giúp cho Cha mẹ được ở trong Đạo đúng. Khi Cha mẹ còn sống nếu không thể giúp cho Cha mẹ ở trong Đạo đúng, thì khi chết nhất định phải giúp cho Cha mẹ ở trong Đạo đúng.
Hai là: Tâm Đại Từ Bi. Đại Từ là giúp cho tất cả chúng sinh vui. Đại Bi là cứu giúp tất cả chúng sinh khổ.
Ba là: Tin sâu vào Nhân quả là quy luật của Thế gian vũ trụ. Được Phật nói nhiều và rõ nhất. Do Phật biết hết tất cả Nhân quả của tất cả chúng sinh, của Thế gian vũ trụ.
Đạo Phật có nhiều tên gọi khác nhau, số có nghìn vạn. Đều là do tâm tưởng của chúng sinh mà có. Như Đạo Không có hình, Đạo Rỗng lặng, Đạo Trí tuệ, Đạo ra ngoài Thế gian, Đạo Phúc Tuệ, Đạo Bình Đẳng, Đạo Giải thoát, Đạo Thanh tịnh, Đạo Bồ Đề, Đạo hết Phiền não, Đạo không sinh. Đạo Phật không phải là Đạo chỉ về vật chất, cũng không phải là Đạo chỉ về tâm.
Đạo Phật lấy việc tu hạnh Thanh tịnh làm gốc, lấy giải thoát mình và giải thoát người ra khỏi luân hồi, sinh già bệnh chết làm mục tiêu. Không nguyện sinh lên Trời để hưởng vui sướng. Lấy nghe nhiều biết đủ, các Pháp tới Niết Bàn làm Phương tiện để tu. Đạo Phật lấy cúng dưỡng Phật, Pháp Tăng, chúng sinh, Cha mẹ là một môn Pháp để tu.
Pháp Phật là Pháp ra ngoài Thế gian. Pháp ra ngoài Thế gian lấy Rỗng lặng, Không có, Không có hình tướng, Không có Tâm thức làm chủ. Pháp Phật chỉ có một, là tu để Giải thoát, để thành Phật, không có Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn. Nhưng do Căn cơ của chúng sinh sáng tối khác nhau. Cho nên chia ra làm ba bậc là Bồ Tát, Duyên Giác và Thanh Văn, để dễ nói Pháp giáo hóa.
Pháp Bồ Tát là Pháp Đại thừa, Pháp bậc Phật, Pháp bậc lớn, Pháp bậc nhất. Pháp Đại thừa là Pháp tự cứu mình và cứu người khác, có thể tùy nghi nói Pháp giáo hóa chúng sinh. Pháp Bồ Tát có sáu môn tới Niết Bàn là Bố thí tới Niết Bàn, giữ Giới tới Niết Bàn, Nhẫn nhịn tới Niết Bàn, Tinh tiến tới Niết Bàn, Thiền Trí tới Niết Bàn và Trí tuệ tới Niết Bàn. Ngoài ra còn có thêm Phương tiện tới Niết Bàn, Lực tới Niết Bàn, Nguyện tới Niết Bàn và Trí tuệ không hết tới Niết Bàn. Môn Pháp Bố thí tới Niết Bàn là môn Pháp đầu tiên, cũng là môn Pháp thấp nhất. Nhưng nếu tu nó có thể được Bồ Tát bậc một, có thể làm Vua ở Nhân gian.
Pháp Duyên Giác, Thanh Văn là Pháp Tiểu thừa, Pháp bậc nhỏ. Tu hành Pháp Tiểu thừa có thể tự cứu mình, không có thể cứu người. Không có thể nói Pháp giáo hóa chúng sinh. Chỉ hay sử dụng Thần thông cảm hóa chúng sinh, như hiện ra bay đi. Hay là các cảnh khác lạ như phun ra nước gió lửa và các cảnh lạ khác.
Bậc này dùng Pháp mười hai Nhân Duyên để tu. Có mười hai Nhân duyên sinh, là Pháp ở Thế gian và mười hai Nhân duyên mất là Pháp ra ngoài Thế gian.
Bậc Duyên Giác phải biết mười hai Nhân duyên sinh đó là : Ngu tối cho nên Làm, Làm cho nên Biết, Biết cho nên Danh Sắc, Danh Sắc cho nên sáu Nhập vào, sáu Nhập vào cho nên Chạm biết, Chạm biết cho nên Nhận lấy, Nhận lấy cho nên Yêu thích, Yêu thích cho nên Cầm lấy, Cầm lấy cho nên Có, Có cho nên Sinh, Sinh cho nên Già bệnh chết, lo âu khổ não.
Cần phải tu mười hai Nhân duyên mất : Ngu tối mất cho nên Làm mất, Làm mất cho nên Biết mất, Biết mất cho nên Danh Sắc mất, Danh Sắc mất cho nên sáu Nhập vào mất, sáu Nhập vào mất cho nên Chạm biết mất, Chạm biết mất cho nên Nhận lấy mất, Nhận lấy mất cho nên Yêu thích mất, Yêu thích mất cho nên Cầm lấy mất, Cầm lấy mất cho nên Có mất, Có mất cho nên Sinh mất, Sinh mất cho nên Già bệnh chết lo âu khổ não mất. Tu Pháp mười hai Nhân duyên mất này thành công, được thành Bậc Duyên Giác, Độc Giác hay Bích Chi Phật.
Pháp Thanh Văn là bậc ba thuộc Pháp bậc nhỏ. Bậc này dùng Pháp bốn Chân lý khổ của bậc Thánh để tu. Thanh Văn cần phải biết Khổ và tập hợp Khổ là Pháp ở Thế gian. Cần phải tu Diệt mất khổ và Đạo Diệt mất khổ là Pháp ra ngoài Thế gian. Được bốn quả Thanh Văn bậc lớn nhất là A La Hán hay La Hán, sau đó là A Na Hàm, Tư Đà Hàm và Tu Đà Hoàn.
Tu Đạo ra ngoài Thế gian thì không bị quy luật của Thế gian ràng buộc khống chế. Không ở trong sinh chết luân hồi, thoát ra khỏi khổ của sinh già bệnh chết. Được thành người Tự do, Bình đẳng, Trí tuệ, Hiểu biết đúng, được thành Bồ Tát thành Phật Bồ Đề.
Đạo ở trong Thế gian.
Đạo Lão.
Xuất hiện ở Trung Quốc do Lão Tử cũng chính là Thái Thượng Lão quân sáng lập. Ra đời cùng thời gian với Đạo Phật. Đạo Lão cũng là Đạo Trời. Dùng hạnh Khổ đè nén tham muốn của thân tâm, để ở đời hiện nay được yên ổn, có được sung sướng tốt đẹp ở đời sau, được sinh lên Trời hưởng vui sướng hoặc người tôn quý ở Nhân gian. Đạo Lão dùng thuyết âm dương ngũ hành để quan sát mà tu. Đạo Lão cũng có cúng dưỡng ba Thánh là Lão Quân, Nguyên Thỉ, Thông Thiên, các Thánh Hiền, Cha mẹ cũng là một môn Pháp để tu.
Đạo Khổng.
Xuất hiện ở Trung Quốc do Khổng Tử sáng lập. Ra đời cùng thời gian với Đạo Phật. Đạo Khổng là Đạo Nhân gian lấy năm luân lý là không giết người, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu để giáo hóa Nhân gian. Tu như vậy cũng là để đời nay được yên vui, đời sau làm người tôn quý. Đạo Khổng cũng có cúng dưỡng các Thánh và cha mẹ, làm môn Pháp để tu.
Đạo Thiên Chúa.
Xuất hiện ở phương Tây ra đời cách đây hơn hai nghìn năm. Đạo Thiên Chúa cũng là Đạo Trời do chúa Giê Su sáng lập. Dùng hạnh Khổ đè nén tham muốn của thân tâm, ở đời hiện nay được yên ổn, có được sung sướng tốt đẹp ở đời sau, được sinh lên Trời hưởng vui sướng. Đạo Thiên Chúa không có cúng dưỡng Cha mẹ, làm môn tu học. Chỉ có nhất tâm thờ Chúa Giê Su.
Đạo Hồi.
Xuất hiện ở Trung Đông ra đời cách đây khoảng một nghìn bốn trăm năm. Đạo Hồi do Thánh A La khai sáng cũng là Đạo sinh lên Trời do giữ được một Giới cấm không uống rượu. Dùng hạnh Khổ đè nén tham muốn của thân tâm, ở đời hiện nay được yên ổn, có được sung sướng tốt đẹp ở đời sau, được sinh lên Trời. Đạo Hồi cũng không có cúng dưỡng Cha mẹ, làm môn tu học. Chỉ có nhất tâm thờ Thánh A La.
Các loại Đạo khác cũng cùng mục đích như các Đạo ở Thế gian như nói ở trên, với mức độ và Phương tiện có khác nhau. Dùng hạnh Khổ đè nén tham muốn thân tâm, thậm chí hành hạ thân tâm như ăn uống khổ cực, nhịn đói nhịn khát, trừng phạt bản thân bằng cực hình, mong ở đời hiện nay được yên ổn, có được sung sướng tốt đẹp ở đời sau, được sinh lên Trời hưởng vui sướng.
Các Đạo ở Thế gian như nói ở trên sử dụng Pháp ở Thế gian. Pháp ở Thế gian lấy Có, lấy Hình tướng, Tâm thức làm chủ. Đạo nghĩ về có vật chất, có bản thân, có sung sướng ở đời sau và tu có tâm.
Tu Pháp ở Thế gian thì ở lại Thế gian. Nếu tu thiện có thể sinh lên Trời, có thể sinh làm người. Hết Phúc trên Trời lại rơi xuống có thể làm người, làm Ma, Quỷ, Súc sinh, A tu la. Nếu làm ác có thể sinh đời sau làm Ma, Quỷ, Súc sinh, A tu la. Tu Pháp ở Thế gian thì ở trong sáu Đạo luân hồi sinh chết ở Thế gian. Bị ràng buộc khống chế của quy luật Thế gian, phải kiêng kị đủ thứ không được Tự do, phải chết nơi này sinh nơi kia, nhận lấy khổ của sinh già bệnh chết.
Nam mô A Di Đà Phật.
Phật Tử Bùi Đức Huề biên soạn tháng 6/2014.