NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 29

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh Mười quyển Tam Tạng Nghĩa Tịch.

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh

Mười quyển Sa-môn Tuệ Lâm

Dịch lại ba mươi tám bài chân ngôn, kinh y theo bổn cũ.

Hợp bộ Kim Quang Minh Kinh.

Tám quyển, nhân gian bốn quyển Kim Quang Minh ở cả trong đó.

Ba kinh hai mươi tám quyển ở bên phải cùng âm với quyển này.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 1

Kim quang minh: Chữ kim ở trên, Thuyết Văn nói màu hoàng kim trong năm sắc là lâu dài, chôn không phai, luyện không nhẹ, hành thổ của Tây Phương sanh vàng nên từ bên trái phải bộ thể điểm tương kim ở trong đất. Quang Thuyết Văn gọi là sáng. Trên bộ hỏa dưới là chữ nhân cổ, chữ hội ý. Dưới chữ minh. Thuyết Văn viết giống như ánh trăng ngoài cửa sổ khi lọt vào cửa thì chiếu sáng, cũng là chữ hội ý.

Tối thắng: Vận Thuyên nói tối là thâm. Khảo Thanh gọi là thắng, yếu, Sử Lý nói công thật nhiều, Thuyết Văn gọi là tổng kế, Vận Khuyên nói thắng là khắc, thắng là đảm đương, Khảo Thanh gọi là mạnh, Thuyết Văn gọi là nhậm.

Thứu phong sơn: Tên núi Linh Sơn ở Tây Vực. Xưa gọi là Kỳ-xà- quật. Nay núi này có nhiều chim thứu ở nên lấy đó đặt tên.

Trọng đảm: Khảo Thanh nói đảm là gánh lấy cây gánh đồ vật.

Đãi đắc: Mao Thi Truyện nói đãi là kịp.

Bà-thấp-ba: Phạm ngữ danh hiệu của vị A-la-hán.

Lụy nhiễm: chữ thuộc khứ thanh. Tập Huấn nói gia lụy, Khảo Thanh gọi là tội liên đới. Quảng Nhã gọi là tích tăng thêm.

Du ư: Khổng chú Thượng Thư nói du là vượt qua, Quảng Nhã gọi là viễn, Thuyết Văn gọi là Tiến.

Liêu chủ: Trịnh chú Chu Lễ nói: Dứt bịnh là liệu.

Y vương: Chu Lễ nói y sư là người làm việc chữa bịnh, chế thuốc để trị bịnh cho muôn dân.

Chiên-đàn: Tiếng Phạm, tên loại gỗ thơm, nhà Đường không có cây này, chính gọi là bạch đàn hương, loại màu hơi đỏ là quý nhất.

Phá ế: Khảo Thanh nói mắt nhặm.

Lê-xa-tỳ đồng tử: Phạm ngữ nhầm, chính Phạm âm là Mễ-nhiếp- tỳ. Đường dịch là công tử quý tộc, các kinh khác có viết là Ly-xa Tử.

Ế-la-diệp: Ế-la là tiếng Phạm, tên loại cây ở xứ ấy. Diệp là tiếng gọi của đời Đường, tức là tên Đại Long vương Ê-la-bát-đa. Bát-đa cũng là tiếng Phạm, vị Long vương này thời xưa, thân làm Tỳ-kheo, vì tâm sân hận trù rủa cây Ế-la, khi chết đọa vào loài rồng, vì không giữ giới phá cây cỏ, nên nghiệp cảm rơi vào Long vương, trên đầu mọc cây ế-la, vì tâm sân hận nên thọ làm thân rồng. Vì tu trì các công đưc có phước đức lớn được làm Long vương. Nên kinh Niết-bàn nói. Giả sử nghiệp đã trăm kiếp cũng không mất, khi gặp nhân duyên thì phải chịu quả báo.

Trì sử thủy: Thương Hiệt Thiên nói sử là nhanh, nước chảy nhanh, xưa nay chữ phải viết bộ mã là sử, văn kinh viết là sai.

Tần-mi: Khảo Thanh nói tần là nhíu mày. Quảng Nhã gọi là ưu sầu không vui.

Yết-lộ-trà vương: Kim sí điểu vương, Cổ dịch là Bà-tẩu-la.

Ưng hộ: Trịnh chú nghi lễ nói ưng là ôm, Thương Hiệt Thiên gọi là trì.

A-súc: Tiếng Phạm, Đường dịch là Bất Động.

Tà cổ: Ác quỷ thần tìm cách mê hoặc, giết người.

Tháo dục: Cố Dã Vương nói Tháo cũng như tắm gội.

Tiên khiết: Quảng Nhã nói Tiên là đẹp, Tự Thống nói khiết là trong sạch.

Thực chủ: Đỗ chú Tả truyện nói thực là nuôi lớn. Thương Hiệt Thiên nói thưc la trồng, Khảo Thanh gọi là đa, Quảng Nhã gọi là lập.

Đoản Thúc: Quảng Nhã nói thúc là gần, Thuyết Văn gọi là bức bách.

Cốt tủy: (đã giải).

Phân phức (đã giải)

Ác tặc: Cố Dã Vương nói ố là oán ghét.

Tư thổn: Mật pháp nói suy tính nghĩ ngợi sâu xa gọi là tư, kinh viết là chữ thông tục, Khảo Thanh nói thổn là tính. Suy nghĩ tính toán trong lòng.

Tề hạn: Trịnh chú Lễ Ký nói: Tiết lượng đích số: Tập Huấn nói là nước nhỏ giọt xuống. Thuyết Văn viết bộ Thủy Âm Thích Văn Kinh viết sai.

Tích chư: Khổng chú thượng Thư nói: Tích là phân, Thuyết Văn gọi là chặt cây, bộ mộc bộ cân, văn kinh viết ?

Đạc tri: đạc là đo lường.

Bẩm tánh: Bẩm là thọ. Cơ cẩn: (đã giải). Thế lệ: (đã giải)

Thiên đàng: Khổng chú Thượng Thư nói Thiên là lệch một bên. Thuyết Văn nói thiên là không đươc bằng thẳng. Thái Công Lục Thao nói bạn là đàng. Luận ngữ nói quân tử nhóm mà không đảng. Khổng chú nói đảng là bạn. Thuyết Văn từ bộ Hắc Âm Thượng.

Biên bỉ: Đỗ chú Tả Truyện nói, bỉ là ấp ngoài cùng lãnh thổ. Giả chú Quốc ngữ nói bỉ là thô lậu, nghĩa là ngoài vùng hoang dã ở biên giới, cách thủ đô khá xa.

Khiết-thọ-la: Phạm ngữ, đó là tên của một loại cây, Trung Quốc không có.

Quy mao: Bạch Hổ Thông nói: Rùa là lâu dài, Thuyết Văn nói quy là cựu, xương bên ngoài mà thịt bên trong. Kiểu chữ bốn chân, đầu và đuôi.

Văn nhuế: Văn là con muỗi cắn người, loài trùng biết bay, chuế là con ong ruồi. Cố Dã Vương nói loài bay ít ưa bay vào rượu. Lại có loại trùng nhỏ giống con chuế ưa cắn người, gọi là mô tử.

Điệt trùng: Thương Hiệt Thiên nói điệt là loài trùng dưới nước, Nhĩ Nhã nói đĩa cắn người vào trong da thịt để hút máu người ta bất giác thấy đau, loại này rất nhiều, chữ chuyển chú.

Như phong: Hán Thư nói phong là nhọn. Thuyết Văn nói mũi nhọn bịt trên đầu đao kiếm. Bộ Kim Âm phong nay kinh viết cũng được.

Thố giác: Thố là chữ tượng hình, điểm giống đuôi thỏ mà nói sừng thỏ, hiển thí dụ hoàn toàn không có.

Thê Đăng: Giả chú quốc ngữ nói thê bậc thềm. Thuyết Văn nói thềm (bục) gỗ. Quảng Nhã nói đăng là bước lên chữ hình thanh.

Nhược thằng: Thuyết Văn nói loài trùng bụng lớn, sanh trứng rồi biến thành con nhặn, có nhiều loại khác nhau.

Tửu túy: Uống rượu quá độ, thần thưc mê muội gọi là túy.

Hưu lưu: Là loài chim quái gở, ngày ngủ, ban đêm đi tìm thức ăn, lớn như quạ, mỏ nhọn có nanh vuốt, mắt như đồng đỏ có thể lóa mắt người, cũng gọi là đảng hồ. Tiếng kêu của loài chim này như tự kêu mình.

Sản cái: Chữ cái đáng ra phải viết nghĩa là bung dù ra để che thân, sản tức là cái.

Tiêu liêu điểu: Con chim sí. Quách Phác nói loài chim này ưa khe hạt nó ăn côn trùng. Vùng Giang Nam gọi là vệ hổ, nó tựa chim sẻ, lông rằn xanh đuôi dài, nó lấy bông làm tổ giống như tấm lụa, phương ngôn gọi là nữ công.

Tý-hàm: (đã giải)

Quyền hiện: Khảo Thanh nói trái lẽ thường mà hợp đạo gọi là quyền phải nắm giữ việc mình. Phiêu nịch: (đã giải)

Bà-la-môn: đọc nhầm tiếng Phạm, công gọi là Bà-la-giá-ma, chính phải đạo là Một la cảm ma, đường dịch là tinh hạnh, hoặc gọi là phạm hạnh. Tức à trên trời Phạm thiên ở Sơ thiền Sắc giới, dân chúng nước kia có 4 loại khác nhau. Bà-la-môn là một trong số đó. Tự truyền rằng dòng dõi ta là từ miệng Phạm thiên sanh, học bốn bộ Vệ-đà những người tài giỏi thông minh, thủ chí trinh bạch, nho nhã tiết tháo, tài cao đỉnh đạc, phần nhiều làm thầy vương giả, được phong ấp và giữ vị trí cao nhất.

Sát-đế-lợi: Sát cũng là tiếng Phạm, Hán dịch là điền chủ, từ thời thượng cổ đến nay dòng dõi quý tộc cũng học bốn bộ Vệ-đà học giỏi nhờ giai nhân từ độ lượng, tài giỏi hơn người nên dân tôn làm vua.

Phệ-xá: cũng là tiếng Phạm, đây là hạng thương chủ. Tuy có phước lớn, giàu có nhưng không thông đạt điển tịch, làm ăn buôn bán kiếm lời là sự nghiệp, tích trữ nhiều của cải, nên vua quan tín nhậm, hoặc phong làm trưởng giả.

Quyên võng: Quảng Nhã nói quyên là bẩy bắt thỏ, võng là tên chung của các loại lưới. Xưa nay phải viết bộ mịch và

– QUYỂN 2: KHÔNG CÓ TỪ ÂM NGHĨA.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 3

Sách lệ: Thuyết Văn nói sách là cái roi đánh ngựa. Ngọc Thiên nói lệ là cố gắng. Sách lệ là tâm dũng mãnh tiền lên, trừ ý giãi đãi, kiêng năng tu hành.

Pháp lụy: theo chữ luy là nhạc khí đặc biệt, hình như con sên, lớn như cái chén, trắng như tuyết đầu có lỗ, lỗ thong thổi rất hay nghe tiếng chừng mấy dặm. Văn kinh viết chữ là sai. Nay nói pháp luy chính là dụ cho người thuyết pháp có giọng hay.

Bỉnh đại: Mao Thi nói: Bỉnh là thao, Giả chú Quốc Ngữ nói bỉnh là cầm. Quảng Nhã gọi là nắm. Thuyết Văn viết bộ hòa và thúc, có nghĩa là cầm bông lúa. Văn kinh bộ thủy viết chữ bỉnh là sai.

Dụ tấn: Khảo Thanh nói dụ là giáo dần. Vận Thuyên nói khuyên dạy nhau.

Tốt-đổ-ba: tiếng Phạm, Đường gọi là Cao Hiển cũng gọi là mã vuông, hoặc để xương cốt, hoặc để xá-lợi tức phù đồ tháp hoặc Tô- thâu-bà, chính là phải phiên Tốt-đổ-ba.

Quý sĩ: Ngọc Thiên nói quỷ là hổ thẹn. Thuyết Văn viết bộ nữ, từ bộ ngôn nghĩa đồng. Thuyết Văn nói sĩ là nhục.

Nhất đoàn: Thuyết Văn nói tay nắm vật để nó giữ lại.

Ngụy không: Ngọc Thiên nói ngụy là ngón tay của cái tay. Thuyết Văn nói vận chữ hình thanh.

Phổ ký: Nhĩ Nhã nói ký là cập. Thuyết Văn gọi là đến.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 4

Trong quyển này có Thập Địa Đà-la-ni đặt phá sau, trong mười quyển kinh, âm huấn đều rất sít sao, đây là cổ dịch nên không phiên.

Cốc hưởng: Nhĩ Nhã nói nước chảy xuống khe gọi là cốc. Thuyết Văn gọi là dòng suối, Khổng chú Thượng Thư nói hưởng là tiếng vang. Thuyết Văn viết chữ âm và bộ hương, văn kinh viết chữ là sai.

Lý tiễn: Trịnh chú Lễ Ký nói lý là giẫm lên. Thuyết Văn gọi là dấu chân.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 5

Tiệm trường: Khổng chú Thượng Thư nói tiêm là nhỏ. Thuyết Văn gọi là vi.

Kim đình: Chữ này thượng thanh. Hứa Thúc Trọng Chú Hoài Nam Tử nói: đỉnh là kim ngân, đồng v.v… chưa đúc thành phẩm.

Hắc dịch: Mao Thi Truyện nói hắc là đỏ. Thuyết Văn viết hai bộ xích. Mao Thi nói dịch dịch là to lớn. Trịnh Tiên Mao Thi nói hắc dịch là sáng sủa.

Đích tri:…

Đương thiệu: Nhĩ Nhã nói thiệu là nối tiếp. Ích Pháp nói: nối vị dài lâu là Thiệu, chữ hình thanh cũng là hội ý.

Hằng hứu: Tự Thống nói ngửi bằng mũi gọi là hứu, chữ hội ý.

Tạ thử: khứ thanh, Khảo Thanh gọi là chiếu, chữ hình thanh. Nùng lang: (đã giải).

Trùng thư: Nhĩ Nhã nói có chân là trùng Thuyết Văn viết ba bộ trùng, văn kinh chỉ viết một bộ trùng là sai. Khảo Thanh nói thứ là dòi trong thịt thúi, chữ hình thanh.

Khí tại: Khổng chú Thượng Thư nói khí là vứt bỏ. Thuyết Văn gọi là quyên.

Hủ mộc: hủ là mục rã.

Đồng mộc: đồng, lễ ký nói là tên chung cho những người chưa đến tuổi hai mươi. Tả Truyện nói quan, liêu là phác. Lễ Ký nói ở nhà là phác. Cố Dã Vương nói người đánh xe cho vua đi gọi là phác.

Phong nẫm: chữ chánh thể, Chu Lễ nói phong là lớn. Quốc Ngữ gọi là thịnh. Thuyết Văn gọi là đầy đậu, chữ này từ bộ đậu, hai chữ phong và bộ sơn. Văn kinh viết chữ khúc (chữ thông tục). Giả chú Quốc Ngữ nói nẫm là chín. Thuyết Văn nói ngũ cốc chín gọi là nẫm, bộ hòa chữ niệm, chữ hội ý.

Quyên dũ: Phương Ngôn nói Nam Sở nói bịnh bớt gọi là quyên. Quách Chú nói quyên là trừ, Khổng chú Luận Ngữ nói dũ giống như thắng. Mao Thi gọi là bớt bịnh, chữ hình thanh.

Xâm nhiễu. Thuyết Văn nói như quét đụng vào gọi là xâm. Khổng chú Thượng Thư nói nhiễu là loạn. Thuyết Văn gọi là phiền.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 6

Tiềm thân: Dịch nói: tiềm ẩn, ẩn chưa thấy, hành chưa thành. Quảng Nhã gọi là sâu. Thuyết Văn gọi là tiềm tàng.

Ốc nhưỡng: Giả chú Quốc Ngữ nói là màu mỡ. Quảng Nhã gọi là rót vào chữ đúng xua nay là bộ yêu thủy. Khổng chú Thượng Thư nói nhưỡng là đất mềm. Trịnh chú Chu Lễ nói nhưỡng là đất.

Hiển sưởng. Thương Hiệt Thiên nói sưởng là sáng rỡ, lại gọi là sang bằng chỗ đất cao, có thể trông thấy ở xa.

Bị chỉnh: Văn tự điển thuyết nói bị là dự phòng, đầy đủ, Thuyết Văn gọi là thận trọng. Trịnh chú Lễ Ký nói chỉnh là làm ngay ngắn lại.

Thuyết Văn gọi là tề.

Ẩn tề: Tế chữ hình thanh.

Trụy sanh: Nhĩ Nhã nói trụy là đọa. Thuyết Văn nói từ trên cao mà rớt xuống đất.

Tuệ tinh: ((đã giải))

Bạc thực: mặt trời mặt trăng ăn nhau cho khuyết mỏng, hễ mặt trời ăn là âm dương giao nhau, mặt trời che mặt trăng thì bầu trời tối đen, đó là thần La-hầu che. Nhật thực xảy ra thì có họa của nhân quân, hiện tượng nhưng phế của quốc gia, nên phải tu đức, hiện tượng nguyệt thực là họa của các nước chư hầu, đại thần, thê thiếp, hoặc hạn hán mất mùa.

Xâm lượng: Tự Thư nói lượng là tra khảo. Khảo Thanh nói lượng là cưỡng lấy. Thương Hiệt Thiên nói lược là đánh bằng roi, hoặc viết. Huấn Thích cũng giống ở trên, chuẩn theo nghĩa kinh đều là âm lược. Thiết Vận không có chữ này chỉ có Phương Ngôn lược thích rằng: con đường cầu đạo là lược tức cưỡng lấy của cải. Đỗ Dự nói không cho mà lấy gọi là lược. Giả Quỳ gọi là đoạt lấy.

Bỉnh trù: Khổng chú Thượng Thư nói bỉnh cũng như trừ. Trịnh chú Lễ Ký nói bỉnh là thối, bỏ đi. Thuyết Văn gọi là che.

Bạch tiễn: Thuyết Văn nói tiễn là lũ, văn kinh viết.

Đa-yết-la: Phạm ngữ, tên loài cỏ cây, chính gọi là Đa-phệ-la.

Thiền nhị sư: đọc nhầm Phạm âm, gọi đúng là Xá-di, con thứ của bà Tỳ-sa-môn.

Ca-lợi-sa-ba-noa: Phạm ngữ, Hán gọi là bối xỉ, hoặc nói dĩ xỉ tức loài ốc nhỏ trong biển. Trong kinh bối có loại khẻ ra. Ba-noa là tiền, như một ngày gởi hơn một trăm là kim tiền.

Hương kháp: Thuyết Văn nói kháp là cái rương.

Khánh tận: Vận Thuyên nói khánh là khô cạn.

Phổ điên: Nhĩ Nhã nói điên là đến.

Bạch điệp: loại bông tơ ở Tây Quốc dùng làm sợi dệt vải, cũng là tên loài cỏ ở nước ấy.

Mộc giao: Cố Dã Vương nói giao là keo dán đồ. Trịnh chú Lễ Ký nói giao là nấu da cho chảy ra rồi đóng lại, vàng đen trắng đỏ.

Vô hiệt.

Lâm tẩu ((đã giải))

Kha tuyết: Quảng Nhã nói kha là đá trắng, đứng sau ngọc. Bì Sương nói mã não trắng. Cố Dã Vương nói nó thuộc dạng ốc, ở dưới biển trắng như tuyết.

Cốc võng: Thuyết Văn nói cốc là cái bầu giữa xe. Thuyết Văn nói vòng là cái vành bánh xe.

Thiên phúc: theo chữ thiên phúc là luân tướng, chỉ có trên thân Phật, tướng phước đức đầy đủ hiện ra sáu chỗ, hai bàn tay, hai bàn chân và trên đàu gối, các đường viền hiển rõ giống như bánh xe, do nhiều kiếp lễ bái hiền thánh mà cảm nên.

Võng vãn: Theo chữ này, chỉ có tay Phật giữa các ngón tay có lưới giống như chân vịt.

Trừng khiết: Vận Anh nói trừng là lặng. Thuyết Văn nói từ chữ trưng viết thành khiết. Trưng là sạch.

Thanh linh: Vương Dật chú Sở Từ nói linh linh là gió mát mẻ. Thế lệ: (đã giải) ở trước.

Thông duệ: Quảng Nhã nói thông là thinh. Hàn Thi gọi là minh, Mao Thi Truyện nói thông là nghe. Thuyết Văn gọi là sát. Thượng Thư nói duệ là Thánh Khổng chú nói duệ ắt thông thạo pháp thuật. Quảng Nhã gọi là trí. Thuyết Văn gọi là thâm minh.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 7

Tiêu điển: Khổng chú Thượng Thư nói điển là duyệt. Nhĩ Nhã nói tận. Thuyết Văn gọi là diệt.

Uổng tử: Khảo Thanh nói uổng là mất lý, chữ xưa nay gọi là tà vạy, bộ mộc âm vương. Tử là người đã chết, ý nói thần thức con người đã xuất, không trở lại nữa, để lại thân tân.

Tích lịch: Tiếng sấm chớp, chữ hội ý.

Cổ mỵ: cổ là loại trùng độc, mỵ là loài yêu tinh, đều là quỷ dữ hại người, nó hóa thành người và giao hội với người rút tinh thể người.

Văn manh: chữ chánh thể. Tục viết loài trùng cắn người, nó lớn như con ong, nhỏ như con ruồi.

Tiệp lợi: Mao Thi Truyện nói tiệp là thắng. Vương chú Sở Từ nói tốc, tật, chữ đúng xưa nay viết bộ thủ.

Kỹ thuật: Vân Anh nói tài năng, Khảo Thanh gọi là công xảo, Thuyết Văn gọi là xảo, bộ thủ âm chi, văn kinh viết bộ nhân chữ mượn. Trịnh chú Lễ Ký nói thuật là đạo. Trang Sinh nói người biết được đạo thuật. Hàn Thi nói tài nghệ, Thuyết Văn gọi là con đường trong ấp.

Mục túc là tên loài cỏ, vốn xuất phát từ nước Kế Tân. Ngựa rất thích ăn, Hán Thư nói: Trương Khiển Sử từ Tây Vức trở về đem giống cỏ này trồng khắp các nơi trong nước này để cho lừa ngựa ăn, chữ hình thanh.

Xạ hương: Quách Chú Sơn Hải Kinh nói: xạ giống con hươu mà nhỏ, giữa rốn dưới bụng có mùi thơm.

Khung cùng: tên loài cỏ thơm, gốc thơm, củ dùng làm thuốc.

Cẩu khởi: tên loai cây, cũng dùng làm thuốc, bốn mùa hái nó đều khác nhau, mùa xuân hái lá, mùa thu hái quả, mùa đông nhổ rễ, cùng gọi là địa cốt bạch bí.

Ngãi nạp: cũng tên loại cỏ thơm.

Mã cần: rau cần.

Đảo sê: ((đã giải)).

Ngưu phẩn: Phạm ngữ gọi là Ma-di. Thuyết Văn gọi là vứt bỏ.

Từ mai: Quách Chú Phương Ngôn nói mai là số xưa nay chữ viết đúng là bộ mộc âm mai.

Mai đại bồn: nghĩa là chôn dưới đất.

Hương mạt: bột hương khô.

Mạn chướng: Quảng Nhã nói mạn là tấm màng. Khảo Thanh nói nó thuộc loại trướng.

Sở cậu: Thuyết Văn nói câu là dừng lại, chấp.

Tập mao: Khảo Thanh nói cỏ tranh lợp nhà. Mao là loại cỏ mao.

Thường kiều: Quảng Nhã nói kiều là cất lên, kiểng một chân mà tụng niệm hiện tướng khổ hạnh chuyên ý nhất tâm. Nếu tâm tán loạn thì thân sẽ nghiêng đổ. Thuyết Văn viết bộ vũ âm nhiều.

Căn cơ: dịch nói cơ là cổ máy. Khảo Thanh nói cái này. Thuyết

Văn nói là cái then chốt để phát động gọi đó là cơ.

Dã tâm: Bì Thương nói tâm là con tằm nhả tơ. Hán Thư nói Thế Tổ đầu tiên lên ngôi có người nuôi dã tằm để thu lợi.

Khảm quật: Bì Thương nói khảm là hõm vào. Đỗ chú Tả Truyện nói quật là phòng dưới đất, chữ đúng xưa nay nói quật là cái hang là nơi thỏ, chồn ẩn núp bộ huyệt âm khuất. Có khi viết bộ thạch, bộ thổ cũng được.

Tràng kỳ: Phương Ngôn nói: tràng là che. Từ Quan đến Đông gọi là tràng. Quách chú nói người múa cầm nó để tự che mặt. Quảng Nhã nói tràng là thứ cờ làm nghi vệ. Xưa nay chữ viết đúng là bộ cân chữ đồng. Chu Lễ nói kỳ là cho vẽ hình gấu hổ lên lụa làm cờ. Trịnh chú nói: giữ sự dũng mãnh ấy chẳng ai dám phạm.

Linh đạc: Trịnh chú Chu Lễ nói: làm cho nó đạc, kêu tiếng linh hợp với người lắc. Theo chữ linh nghĩa là lấy vàng đồng hòa hợp lại làm không địch tròn như trái châu, có miệng có mũi chứa một viên nhỏ ở trong lắc thì kêu lên tiếng reng reng. Trịnh chú Chu Lễ nói đạc là cái linh lớn, hình như chuông nhỏ.

Tam kích: Khảo Công Ký nói: xa kích nhật thường. Trịnh chú rằng: tám thước là một tầm, gấp đôi tầm là thường, dài một trượng sáu. Phương Ngôn nói Nam Sở cho đó là âu kích. Quách Chú nói: nay là hùng kích, cây mâu có nhánh cong. Thuyết Văn gọi là cây binh khí. Từ bộ âm, kinh viết là sai.

Quyền hiện: Giả chú Quốc Ngữ nói quyền là biến thông để ứng thời. Quảng Nhã nói quyền là nắm giữ.

Kiều phát: Tập Huấn nói kiều là cây cầu bắt qua sông. Thuyết Văn cũng gọi là cầu, bộ mộc âm kiêu, phát là chữ chánh thể. Vận Anh nói cột trúc, cây để nổi trên nước, cũng như thuyền bè có thể đưa người sang sông. Thuyết Văn viết bộ mộc âm phát, hoặc từ bộ, kinh viết bộ hoặc bộ đều là chữ tục chẳng đúng.

Gia phược: chữ phược là hình phạt gông cùm tội nhân, lấy cùm gông cổ người khiến họ không nhìn Đông Tây gì được.

Đao sác: Quảng Nhã nói sác là cái mâu ngắn. Bì Thương nói cây mâu tám thước. Tả hình hữu thanh.

Quyên sách: là loại khí cụ chiến đấu ở Tây Vực. Có tên là tháp sách, nghĩa là từ xa ném dây trói cổ, chân kẻ địch gọi là quyên sách.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 8

Bác thống: Thuyết Văn nói bác là từ bộ thập âm bạc. Văn kinh viết bộ tâm là sai. Liệt Nữ Truyện nói: có thể dụ chính tri suy từ xưa dẫn đến nay gọi là thống. Cố Dã Vương nói, máy dệt kết sợi tơ lại với nhau, thống lý, xếp các sợi tơ lại không để nó rối, chữ hình thanh.

Hê-lý: tiếng Phạm, không tìm nghĩa của từ. Đường quyên: Thuyết Văn nói quyên là bỏ.

Xa cừ: tiếng Phạm, loại bảo bối.

Mã não: loại đá quý, đứng sau ngọc, loại này có vằn, năm sắc, hai chữ náy đều không định thể.

Tư vinh: Khổng chú Thượng Thư nói: Tư là thêm, hai hộ huyền và bộ thủy.

Yêu thỉnh: Đỗ chú Tả Truyện nói: yêu là đón. Mao Thi Truyện gọi là cầu.

Bảo kế: Trịnh chú Nghi Lễ nói: kết tóc. Thuyết Văn viết bộ tu âm kết.

Sấu khẩu: Trịnh Huyền chú Khảo Công Ký nói sấu là trong sạch.

Thuyết Văn gọi là súc miệng.

Táo đậu

Phi nùng: Khổng Tử nói thân thể tròn trịa da dẻ thẳng thớm gọi là phì.

Cứ tảo: Thuyết Văn nói cứ là ngồi xổm co đầu gối lên để ngồi, chữ hình thanh.

Nhất phô: Quảng Nhã nói: phô là bày ra, trải ra, chữ đúng xưa nay viết bộ kinh, âm phô.

Mâu thoan: chữ cổ là là loại binh khí. Vận Thuyên nói thoan là cây kích nhỏ, kinh Sở Ba Thục gọi thoan là cây dao dài cả trượng.

Trị Tẩn: Cố Dã Vương nói tẩn là gạt ra, chữ hình thanh, Vận Thuyên nói tri là sửa.

Tương thao: Vận Thuyên nói thao là đạp.

Yêu tinh: Tả Truyện nói: trời trái mùa là tai, đất trái vật là yêu. Đỗ chú nói đám vật mất tánh. Thuyết Văn viết bộ thi, kinh viết bộ nữ là sai.

Thiêm tụy: Thương Hiệt Thiên nói tụy là loạn. Thuyết Văn viết cũng đúng.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 9

Quỷ phạp: (đã giải).

Kim sí: một tên là Ca-lâu-la, một tên là long song tức chim cánh vàng, ăn thịt rồng con.

Tư phồn:

Lão mao: Trịnh chú Lễ Ký nói mao là lẩn thẩn.

Đàm ấm: chữ này không định thể, theo chữ tức là bịnh suyển, miếng mioếng do khí mà kết lại không tan như gân, mỡ kéo hoài không ngớt. Bịnh này là một trong bốn bịnh chính, có thể sanh ra trăm thứ bịnh.

Hàm thế: Hồng Phạm nói nước ngấm xuống ngấm xuống gọi là hàm. Nhĩ Nhã nói hàm là đắng. Quách chú rằng: đắng là đại hàn. Thuyết Văn nói hàm là ngậm. Vị của phương Bắc, chữ náy từ bộ lỗ âm hàm, kinh viết bộ dậu là nhầm, chẳng phải chánh thể. Khảo Thanh nói thố là giấm. Tập Huấn gọi là chua, chữ này chẳng đúng. Y theo âm ng- hĩa kinh chữ thố là tương. Gần đây các nhà viết sách đều lấy âm trên. Thuyết Văn viết giống chữ cổ là. Huấn nói khách châm rượu cho chủ.

Điềm nị: Quảng Nhã nói điềm là ngọt. Thuyết Văn gọi là đẹp, bộ cam âm thiệt hoặc viết cũng thông. Vương Dật chú Sở Từ nói nị là trơn. Thuyết Văn gọi là phì.

Châm thích: Quảng Nhã nói châm cũng như thích. Lễ Ký nói người vợ hầu bên phải lấy kim khâu áo. Thuyết Văn gọi là may vá. Ngọc Thiên gọi là khâu áo, tục dùng chữ. Cố Dã Vương nói khoét thịt người gọi là thích.

Tỷ lương khi: Cố Dã Vương nói: khi là nghiêng lệch. Thuyết Văn gọi là lậu. Từ chữ âm chi, hoặc bộ viết, đều là chữ cổ. Văn kinh viết là sai. Tôn Khanh Tử nói: miếu là Hoàn Công có binh khí, rỗng thì khi, đầy thì che, trung thì bằng để răn người.

Nhị dược: Thương Hiệt Thiên nói: nhị là ăn. Cố Dã Vương nói hễ cái gì ăn được gọi là nhị, chữ đúng xưa nay viết. Thuyết Văn viết chữ chéo là bánh bột.

Sài lang: tên loài thú rừng. Quát Địa chí nói sài, thân tựa con chó mà nhỏ, ưa đi từng bầy, có sự khác biệt giữa lương tiện. Sài nô thường đi trước bắt được hươu, không dám ăn trước, ngồi giữ đợi sài lang. Sài lang đến ăn no nê xong, thịt thừa còn lại sài nô mới bắt đầu ăn. Lễ Ký Nguyệt Kinh nói: vào tháng quý thu sài mới cúng tế cầm thú, lang là dã thú. Ở vùng sa mạc phương Bắc có rất nhiều loài thú này, thường ở trong hang, đầm. Thuyết Văn nói lang giống như con chó nhưng đầu nhọn trán trăng, trước cao sau rộng, tai dựng đứng miệng vuông đuôi thường cụp xuống, màu vàng xanh.

Hồ cù: hồ là chó sói. Quách chú Nhĩ Nhã nói: cù giống con vượn mà lớn hơn màu đen.

Điêu thứu: quyển ba kinh Đại Bát-nhã đã nói.

Uyển chuyển: Thuyết Văn nói uyển là nằm lật lại.

Dục hác: Quảng Nhã nói hác là hết. Giả chú Quốc Ngữ nói hác là sạch hết. Thuyết Văn gọi là giọt nước.

Tượng cưu: Thuyết Văn nói cưu là chuồng ngựa, voi. Chu Lỗ nói ngựa một trăm mười bốn con là một cưu.

Bì nang: Vận Thuyên nói nang là cái túi có đáy.

Tuần ngạn: tuần là du hành.

Thùy ngụ: Thùy là ngủ, ngộ là thức.

 

KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

QUYỂN 10

Kinh Cức: Cố Dã Vương nói kinh là cây sở, còn gọi là Kinh Châu, Vận Thuyên nói cức là táo chua, cây có gai. Thuyết Văn gọi là táo nhỏ.

Bảo hàm: Quảng Nhã nói hàm là cái rương.

Khai xiển: Hàn Khang Bá Chú Hệ Từ rằng: Xiển là sảng. Quảng Nhã nói xiển là mở ra.

Kiềm lê: Đỗ chú Tả Truyện nói: kiềm là màu đen, Sử Ký nói Tần Thủy Hoàng năm hai mươi sáu tuổi lại gọi vạn dân là kiềm, che nói vạn tánh lê dân, hoặc gọi là lê thứ. Vận Thuyên gọi lê là chúng.

Hưu tức: Mao Thi Truyện nói Hưu là nghĩ, chữ hội ý.

Hổ báo: hổ là thú rừng. Báo cũng vậy giống hổ mà có vằn đen, nhỏ hơn hổ da có thẻ làm yên ngựa.

Ái luyến: ái, Thuyết Văn gọi là ân tuệ, chữ hội ý Khảo Thanh nói luyến là suy nghĩ.

Thế thóa: Thuyết Văn nói thế là nước mũi thóa là nước miếng.

Thê thương: Quảng Nhã nói thê là buồn. Thuyết Văn gọi là đau.

Chu hàng: Thuyết Văn nói chu là thuyền. Mao Thi Truyện nói thuyền đưa sang song. Từ Quang đến Đông gọi tế độ là hàng. Thuyết Văn gọi là phưởng.

Ung thư: Tư Mã Bưu Chú Trang Tử rằng: không thông là ung. Thuyết Văn nói ung là thủng. Thư là ung lâu, chữ hình thanh.

Huyết mạch: Thuyết Văn nói phần huyết lý lưu hành trong cơ thể gọi là mạch, chữ mạch vốn từ bộ nhục và âm phái, người thời nay viết chữ vĩnh.

Gân cốt: Thuyết Văn nói gân là sưc của thịt, bộ nhục, lực, cốt. Vì vật nhiều cân nên từ bộ trúc, chữ hội ý.

Sở ký: Mao Thi Truyện nói kỳ là cấu. Nhĩ Nhã nói kỳ là cào. Thuyết Văn nói ký là cầu phước, bộ thị, bộ cân.

Luy tích: Tả truyện nói luy là yếu. Quốc ngữ gọi là bịnh. Tả truyện nói tích là gầy.

Kích thủy: Thuyết Văn nói kích là sóng vỗ nhanh.

Tần phân: Vương chú Sở Từ nói tần phân lá vẻ đông đúc, xưa nay chữ viết đúng với bộ mịch, chữ hình thanh.

Thỉ huyết: Thuyết Văn nói lấy lưỡi liếm vật gọi là thỉ, bộ thiệt âm thị.

Hài cốt: tên chung của xương trong thân thể, chữ hài bộ cốt âm oai.

Áo não: Văn Tự Tập Lược nói: nỗi buồn bực đè nén ở trong lòng, đều là chữ hình thanh.

Cáp xu: Vận Anh nói: lúc mới thoát khỏi vỏ trứng mà có thể tự ăn được gọi là xu cả hai đều chữ hình thanh.

Mục nhuấn: Thuyết Văn nói: mắt tự động đậy gọi là nhuận. Kinh viết là sai.

Ưng đoạt: Thuyết Văn nói ưng là loại chim hung tợn cũng gọi là chim cắt. Nhĩ Nhã nói chích thuộc loài chúc cưu. Ưng có nhiều loại không tiện kể hết. Thuyết Văn nói tay cầm quạ lớn mà bi mất nên gọi là đoạt.

Chiến điệu: Quảng Nhã nói điệu là chấn phát. Quốc Ngữ nói điệu là lay động. Thuyết Văn viết bộ thủ.

Bi sấn: Khảo Thanh nói sấn là hơi ngọn ở cuống hầu. Kinh viết bi, âm yết là phần uất tràn họng.

Căn táo: Thuyết Văn nói táo cũng như càn.

Sậu giá: Khảo Thanh nói ngựa đi gọi là sậu. Quảng Nhã gọi là phấn tấn. Giả chú Quốc Ngữ gọi là nhanh, Thuyết Văn gọi là đi nhanh, bộ mã âm tựu.

Thất tự: Thuyết Văn nói thất là đúng, bộ thủ âm khất. Mao Thi Truyện nói tự là nghiệp. Vận Thuyên nói tự là thứ lớp. Thuyết Văn gọi là đầu mối của sợi tơ.

Tư ta: Vương Dật chú dịch rằng: tư ta là lời than thở, chữ hình thanh.

Truy hang: truy là vỗ vào ngực. Tự Thư nói hung là ngực.

Cầm thú: Thuyết Văn nói cầm là bắt đ.

Lâm tẩu: (đã giải).

Trù nghị: nghĩ là dự đoán sự việc chưa xảy ra có được hay không rồi mới làm.

Phần kỳ thân, hoặc viết. Thuyết Văn gọi là bụi dơ, bộ thể âm phân.

Hào đào: Đỗ chú Tả Truyện nói hào là khóc. Nhĩ Nhã gọi là kêu. Quấy nhiễu gọi là kêu. Thv gọi là tiếng đau xót, bộ hổ âm hào. Cố Dã Vương nói đào là tiếng than khóc.

Đàm nhiên: Bích Tông nói: đàm là bỗng nhiên. Thuyết Văn gọi là thổi lên.

Tích địa: theo hai chữ này nghĩa là vì quá đau buồn nên tự lăn lộn trên đất gào khóc hết sức khổ đau.

Thương triệu: Phương Ngôn nói triệu là buồn. Quách Chú Lễ Ký nói triệu là thương xót, chết yểu cũng gọi là triệu.

Bỉnh trước: Quảng Nhã nói bỉnh là sáng. Thanh Loại viết bộ hỏa viết chữ bình, chữ chung xưa nay viết bộ, âm. Cố Dã Vương nói trứ là rõ ràng, bộ thảo âm giả.

Trắc lường: Trịnh chú Lễ Ký nói: trắc là đo, không biết sông sâu rộng bao nhiêu nên phải đo, bộ thủy âm tắc, chữ lường này theo Thuyết Văn phải từ bộ, kinh viết là nhầm.

Minh du: du là vượt qua.

Kim đính:

Tiên trí: chữ thông tục, chính phải viết. Ngọc Thiên nói tiên là ít, hiếm.

 

KIM QUANG MINH HỢP BỘ

(Tựa trước kinh Tuệ Lâm soạn âm)

Nãng tu: Nhĩ Nhã nói nãng là lâu. Khảo Thanh gọi là xưa. Thuyết Văn viết bộ nhựt.

Ngoạn duyệt: Đỗ chú Tả Truyện nói ngoạn là học theo. Thuyết Văn viết bộ Tập âm nguyên. Mao Thi nói duyệt làta đích thân không xem xét, văn tự điển thuyết nói trách phạt là duyệt.

Tiên triết: Nhĩ Nhã nói ttiết là trí. Phương Ngôn nói vào thời Tề Tống gọi trí là triết. Khổng chú Thượng Thư nói: triết là chiếu rõ. Thuyết Văn cũng gọi là trí, bộ khẩu âm tích.

Quật-đa: Phạm ngữ giải thích, đó là tên vị Tam Tạng trong kinh này.

Suy nghĩa: Phương Ngôn nói suy là thành thật. Đỗ chú Tả Truyện nói đo cao hơn mặt trời. Cố Dã Vương nói: đo lường nhau.

Kiền-đà: Phạm ngữ, tức là tên một quốc gia ở Ấn Độ.

Phái biệt: Thuyết Văn nói phái là dòng nước chảy riêng.

 

KIM QUANG MINH HỢP BỘ

QUYỂN 1

Cổ: Tả Truyện nói: máu loài trùng độc, dính nó thì sinh ra mê man rồ dại.

Thiên cám: Luận Ngữ nói: người quân tử không phục sức bằng màu xanh sẫm ánh đỏ. Thuyết Văn nói lụa xanh sẫm mà pha sắc đỏ.

A-súc: Phạm ngữ, Đường gọi là vô động.

Thủy điệt: Quách Chú Nhĩ Nhã nói: điệt là con đỉa. Thương Hiệt Thiên gọi là loài trùng dưới nước. Thuyết Văn viết bộ trùng.

Dung tiêu: Hán Thư nói: giống như kim loại trong trạng thái nung luyện. Thuyết Văn gọi là đúc đồ dùng.

Tật dịch: Trịnh chú Chu Lễ nói tật là bịnh lở ác. Xưa nay chữ đúng viết âm nạch.

 

KIM QUANG MINH HỢP BỘ

QUYỂN 2

Tả Truyện nói phu là lấy dùi đánh trống, Thuyết Văn nói dùi trống, bộ mộc âm bào. Văn kinh viết là cây đòn đông, chẳng phải nghĩa này.

Khô hạc: Giả chú Quốc Ngữ nói hạc là sạch hết. Thuyết Văn viết bộ thủy âm cố.

Mao đích: Cố Dã Vương nói: đích là nước nhỏ giọt. Thuyết Văn gọi là nước rơi xuống. Văn kinh viết là sai.

Khỏa giả: thuận theo âm tục, chính âm là lõa. Thuyết Văn nói lõa là để lộ thân bộ y âm quả, hoặc viết đều được.

Pháp luy: Quách chú Nhĩ Nhã nói luy là ốc bưu, nay nói pháp luy là loại ốc lớn làm nhạc khí.

Ngoại toát: Ưng Chiêu chú Hán Thư rằng: túm bốn bên lại, hoặc nói dúm ngón tay lại gọi là toát, bộ thủ âm tối.

Đoạt tâm: Thương Hiệt Thiên nói: đoạt là cưỡng lấy. Giả chú Quốc Ngữ nói đoạt nghĩa là không cho mà lấy. Trịnh chú Lễ Ký nói đoạt là loạn. Văn tự điển thuyết nói đang cầm trong tay bỗng nhiên bị lấy mất gọi là đoạt, chữ hội ý.

Nhượng khước: Hàn Thi Truyện nói nhượng là trừ, Chu Lễ nói khước. Cố Dã Vương cũng nói là từ giả.

 

KIM QUANG MINH HỢP BỘ

QUYỂN 3

Trong quyển này có Đà-la-ni Bồ-tát Thập Địa, có chữ khô cũng hợp với âm huấn (sát) thích hợp nên không theo âm mà y cứ theo bản Phạm phiên ra, nên không nêu ra lại.

 

KIM QUANG MINH HỢP BỘ

QUYỂN 4

Bích dung: Quách chú Nhĩ Nhã nói dung là ngang đều nhau.

Thuyết Văn gọi là bình quân, bộ nhân âm dung, kinh viết có thêm bộ nhựt là sai.

Tịnh nhu: Mao Thi Truyện nói nhu là nhuận trạch. Thuyết Văn viết bộ thủy âm tu.

Tiên ư: Chính phải viết, Giả chú Quốc Ngữ nói tiên là. Trịnh chú Lễ Ký gọi là hiếm. Tự Thư gọi là thiểu.

Thiệt thi: Khảo Thanh nói thị là ái, dục, Khổng chú Thượng Thư nói thị là không nhàm đủ. Trịnh chú Lễ Ký nói thị là tham.

Táo động: Khảo Thanh nói táo là tánh nóng nảy. Cố Dã Vương nói táo cũng như động. Giả chú Quốc Ngữ nói táo là nhiễu. Trịnh chú Luận Ngữ gọi là không an tịnh. Thuyết Văn viết, bây giờ phần nhiều dùng chữ

Bất đạn: Trịnh Tiễn Mao Thi nói: đạn là khó còn gọi là sợ. Quảng Nhã gọi là kinh hãi, Thuyết Văn gọi là lụy ác.

– QUYỂN V

Ốc nhưỡng (đã giải)

Tuệ tinh (đã giải)

 

KIM QUANG MINH HỢP BỘ

QUYỂN 6

Quyển này cũng có chân ngôn dịch theo lối cổ, y theo quyển III.

Phì nùng: Hoài Nam Tử nói: phì nùng là béo ngậy. Thuyết Văn gọi là dày. Từ bộ dậu âm nông, kinh viết bộ thủy, trái với nghĩa kinh.

Xâm lược: Tục dùng giống chữ. Đỗ chú Xuân Thu rằng: lược là chiếm lấy tài sản. Cố Dã Vương nói: chiếm đoạt vật. Trịnh chú Lễ Ký nói lược cũng như sách. Xưa nay viết thư bộ thủ.

Đạp liên: Thuyết Văn nói đạp là giẫm lên. Từ bộ túc, kinh viết là sai.

Cô bỉnh: Lễ ký nói bỉnh là tán. Bì Thương gọi là đi.

Nọa đọa: Khảo Thanh nói nọa là không siêng năng. Thuyết Văn gọi là giãi đãi, bộ nữ âm lại kinh viết bộ tâm cũng được.

 

KIM QUANG MINH HỢP BỘ

QUYỂN 7

Hi đi: Khảo Thanh nói hi là hòa, đẹp. Kinh xưa nay viết bộ hỏa âm hi, kinh viết bộ nữ là sai. Khảo Thanh nói di là vui vẻ. Nhĩ Nhã gọi là lạc, Phương Ngôn gọi là hỷ. Văn Tự Điển Thuyết viết bộ tâm chữ.

Diệm-ma: Phạm ngữ. Cổ dịch là côi không cư thiên trong Dục giới tức Dạ-ma.

Bì phần: Bì Thương gọi là rất thơm. Trịnh Tiễn nói phân là thơm ngào ngạt.

Đao-lợi: Trời Đao-lợi ở trên đỉnh Tu-di có ba mươi hai Thiên tử cùng chầu Đế Thích, cũng gọi là Tam Thập Tam Thiên. Tức là nơi Đế Thích cai quản.

 

KIM QUANG MINH HỢP BỘ

QUYỂN 8

Thất bảo hàm: Quảng Nhã nói hàm là cái rương gỗ. Thuyết Văn gọi là cái rương.

Khế giá: Mao Thi Truyện nói khế là nghỉ ngơi, văn xưa nay viết bộ thiệt và chữ tức, kinh viết là sai.

Ung thư ((đã giải) )

Tiếu tật: Quảng Nhã nói tiếu là nhọt loét. Bì Thương cũng gọi là thủ.

Thị huyết: Cố Dã Vương nói lấy lưỡi gắp thức ăn.

Cáp xu ((đã giải))

Tiếp nhuận ((đã giải))

Phún sái: Quảng Nhã nói phún là xì ra, phun đồ ra là phún.

Xuyết nhiên: Mao Thi Truyện nói: xuyết xuyết là tâm lo âu. Thanh Loại gọi là khí ngắn. Thuyết Văn viết bộ tâm.