NHẤT THIẾT ÂM NGHĨA KINH

Sa-môn Tuệ Lâm đời Đường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 28

Kinh âm phổ diệu… tám quyển (Huyền Ứng)

Kinh chánh pháp hoa… mười quyển (Huyền Ứng)

Kinh vô lượng nghĩa… một quyển ( Tuệ Lâm )

Kinh pháp hoa tam muội… một quyển ( Tuệ Lâm)

Tát đàm phân đà lợi… một quyển ( Tuệ Lâm)

Pháp hoa hậu dịch thiêm phẩm… bảy quyển ( Tuệ Lâm)

Duy-na-cật sở thuyết… ba quyển (Huyền Ứng)

Duy-ma-cật… hai quyển (Huyền Ứng)

Vô cấu xưng… sáu quyển (Huyền Ứng)

Đại phương Đẳng Đỉnh Vương… một quyển ( Tuệ Lâm) Đại thừa đỉnh vương… một quyển (Tuệ Lâm)

Thiện tư đồng tử… hai quyển (Huyền Ứng)

Đại bi phân-đà-lợi… tám quyển (Huyền Ứng) Bi hoa kinh… mười quyển (Huyền Ứng)

Mười bốn kinh bên phải có sáu mươi mốt quyển đồng âm.

 

KINH ÂM PHỔ DIỆU

Sa-môn Huyền Ứng soạn

QUYỂN 1

Hất kim: Nhĩ Nhã nói hất là đến.

Phúc tồ: Tồ là báo, cũng là lộc.

Tứ độc: Nhĩ Nhã nói nước chảy xuống đọng thành cũng, Thuyết Văn gọi là cái mương.

Ngu đầng: Thuyết Văn nói ngu cũng là khờ lại đần cũng là ngu.

Dõng điều: Là bình đựng rượu, Thuyết Văn nói điều là rượu.

Hạn song: Hạn là lan can.

Uyển hữu: Thuyết Văn nói vườn có tường thấp, cũng là cấm uyển.

Phác thọ: Tên nước, y theo chữ hai bộ đao có cán nắm có thể phác cỏ.

Tệ tạng: Chữ khó trong chu thành âm đãng, Thuyết Văn nó tệ là tiền tệ chỗ cất chứa.

Lung sỏ: Thương Hiệt Thiên nói lung cũng như sỏ, Thuyết Văn nói phòng ốc là sỏ, sỏ cũng như song cửa.

 

KINH ÂM PHỔ DIỆU

QUYỂN 2

Bế chủng: Thuyết Văn nói chủng là gót chân, Quảng Nhã nói cũng là gót chân.

Khiếp tứ: Thuyết Văn nói tứ là cái giỏ đựng quần áo, cũng để đựng thức ăn tròn gọi là đan, vuông là tứ.

Di giá: Lễ Ký nói nam nữ bất đồng là di giá. Trịnh chú nói cái mắc áo nghĩa là dùng làm cái giá mắc áo.

Vụ nhạn: Nhĩ Nhã nói loài chim hoan dã sống ở ngoài hoàn dã gọi là điêu, nuôi trong nhà là vụ, vụ là con vịt.

Phân ba: Thuyết Văn nói phân là thơm, ba hoa.

Hài tiếu: Thuyết Văn nói hài là tiếng cười của trẻ em, Lễ Ký nói con sanh ba tháng tay cha ôm con cười mà đặt tên.

– Quyển 3 không có từ để âm nghĩa.

 

KINH ÂM PHỔ DIỆU

QUYỂN 4

Ủy đam: Ủy là tích, đam là gánh vác, nghĩa là ủy trách để gánh vác lẫn nhau.

Giao thanh: Bay thành từng bầy như gà giống như con le nhưng cao.

Giảo cốt: Quảng Nhã nói giảo là cắn. Văn kinh viết Thuyết Văn gọi là ăn cay.

Liêu chúc: Nhĩ Nhã gọi là quan liêu, Quách Phác nói cùng làm quan với nhau gọi là liêu là bạn.

Ngung ngung: Thuyết Văn nói môi cá dẫu lên. Hoài Nam Tử nói mọi người ai cũng trong mong kính ngưỡng đức của người

 

KINH ÂM PHỔ DIỆU

QUYỂN 5

Bất đế: Thương Hiệt Thiên nói đế là hắt xì. Văn kinh viết là sai.

Bảo đóa: Thông Tục Văn nói vun đất lên gọi là đóa.

Đề mạn: Thuyết Văn nói đề là lụa trắng, đỏ, vàng. Nhuận gọi là nguyên đề.

Châu uy: Thuyết Văn nói châu là không tròn gọi là uy.

Thác ngôn: Thi nói lời nói sai lầm của dân, tiên nói thác là giả tạo.

Tật lê: Cỏ tật lê tức bò đầy đất sanh con có ba góc. Văn kinh viết chưa thấy xuất xứ, ky là cái này.

 

KINH ÂM PHỔ DIỆU

QUYỂN 6

Ngân ngân: Thuyết Văn nói ngân ngân là hòa vui mà tranh nhau, Lễ Ký nói ngân ngân là hòa kính.

Anh minh: Tự Lâm nói Trang Thái Tâm cũng gọi là nhìn tỉ mỉ.

Văn kinh viết là sai.

Khiêu điệp: Khiêu là nhảy, điệp là giẫm.

Phê đầu: Thuyết Văn nói phê là ngẩn đầu, Thương Hiệt Thiên gọi là đầu không ngay.

Thung dung: Thung là cái vẻ thung dung Nhân Nhã. Quảng Nhã nói thung dung là cử động.

Khôi khuếch: Tự Lâm nói khôi là lớn, khuếch là rỗng rang.

Phách tẩn: Thuyết Văn nói xương đầu gối là tẩn.

Hổ quang: Nhĩ Nhã nói quang giống như con trâu. Quách Phác nói một sừng màu xanh nặng một ngàn cân.

Hòa thực: Đất chính là thực, Thích Danh nói thực như thức

Tài nghiệt: Nhĩ Nhã nói nghiệt là chổ, dư nghĩa là cây có tân dư thì chở.

Phạn lưu: phạm là trôi.

 

KINH ÂM PHỔ DIỆU

QUYỂN 7

Truân khiên: Thuyết Văn nói truân là khó khăn, khiên là quái ngại.

Lâm phân: Là tên cây.

Lễ chúc: Nhĩ Nhã nói chúc là tặng, Quách Phác gọi là tặng cho

– Quyển 8, không có từ âm nghĩa.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

Sa-môn Huyền Ứng soạn

QUYỂN 1

Lô đế: Hoặc nói Tát-câu-lộ-đế là tên người Hán dịch là quý tánh.

Diệm minh: Diệm lầ sáng rỡ, lửa bốc lên.

Chưng dân: Nhĩ Nhã nói chưng là đông, trời sanh chúng dân.

Khôi hoạt: Tự Lâm nói khôi là lớn, hoạt là xa.

Ký kim: Tự Lâm nói ký là cập, đến.

Hoắc nhiên: Là bỗng chợt, nhanh chóng.

Toán tụ: Hoặc viết là tục, tục là nối tiếp, nghĩa là tiếp tục tu ng- hiệp.

Dục dược: Ánh lửa sáng lóc, văn kinh viết là sai.

Ban lan: Thông Tục Văn gọi là văn chương, văn kinh viết sai.

Phổ diễn: Cổ văn viết chữ Thi Truyện nói phổ là lớn.

Giảo lược: Giảo là thô sơ, Quảng Nhã nói giảo là sáng.

Minh triết: Nhĩ Nhã nói triết là tài giỏi.

Nhược thiện: Thuyết Văn nói thiện là thêm vào Thương Hiệt Thiên nói thiện là trị thiện là lời hay.

Trào thoại:

Áp sức: Nhĩ Nhã nói tướng là áp, Quách Phác nói lấy đất trắng để điểm tô lên tường.

Nao cảnh: Chưa rõ xuất xứ. Chu Lễ nói một thứ âm nhạc để hòa với trống kim nao để dứt trống.

Phủ biến: Phụ là vỗ, vỗ tay là biến.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 2

Chước dịch: Chước dịch là lo sợ, cũng là đau bịnh.

Vị lịnh: Thương Hiệt Thiên nói lịnh là nghe, tai nghe được là linh.

Thước như: Thước là sáng láng, ý nói chợt lóe lên.

Phu xuất: Phu là nhanh Quảng Nhã nói phu là đi.

Uẩn hận: Uẩn là oán, Thuyết Văn gọi là nộ cũng gọi là sân.

Tệ tạng: (đã giải)

Suy đông: Suy là cây rai, đông là cây đòn dông chỗ cao nhất nhà.

Hạn thát: Quảng Nhã nói thát là cái cửa là cái cửa nách trong cung.

Hủy xà: Hủy là rắn độc, Hàn Thi Tử nói loài rắn có tên hủy, một thân mà hai miệng tranh ăn cắn nhau, tàn sát nhau.

Phúc thích: Phúc là rắn có răn độc, trên nhọn như kim. Văn kinh viết con dơi là nhầm.

Bô thoán: Quảng Nhã nói bô là trốn.

Ô hô: Tự Lâm nói hô là thở ra, hô là gọi bảo văn kinh gọi là thọ.

Thu tức: Là tiếng thở than, văn kinh viết là giận, chẳng phải ng- hĩa này.

Hỡn xí: Hỗn là chuồng chỗ heo ở, xí là dơ, tạp.

Khòa quật: Hang gà ở gọi là khòa, chỗ thỏ núp là quật, văn kinh viết là sai.

Tra chế: Tra là xoa, văn kinh viết tha răng nghiến vào nhau. chẳng phải nghĩa này.

Kỳ khiết: Hán thư vệ chiêu âm khiên Thương Hiệt Thiên nói người tề cho rằng khiết trá là kỳ, kỳ là khiết.

Yết di: Từ dương nói yết di đều là nói co dê thiến.

Trủng lang: Thông Tục Văn nói trưng là mả đắp cao.

Cưu thản: Các kinh có khi viết cưu thản hoặc viết đều là nhầm, phạm âm. Hán dịch là hủy thân lớn.

Bạt hổ: Hán Thư Âm Nghĩa nói hỗ là bạt hỗ nghĩa là tướng bĩnh, không phục tùng.

Thiết trác: Trác là mỏ chim.

Thi hài: Là tên chung của xương, văn kinh viết chữ là sai.

Phần thiêu: Mao Thi Truyện nói phần là nướng, phần cũng như thiêu.

Khuông nhượng: Thuyết Văn nói khuông nhượng là phiền nhiễu. Nghĩa là phiền hà lo sợ, văn kinh viết bộ tâm. Nhượng là run sợ, khó khăn.

Ô ôn: Thuyết Văn nói ôn là hư thai.

Khôi tận: Đốt cây mà còn dư gọi là tận. Văn kinh viết tận của cỏ tận, chẳng phải.

Chích liệu: Giang Bắc nói chích là hơ tay chân, văn kinh viết là sai.

Bôn vụ: Vụ là chạy nhanh, Quảng Nhã gọi là chạy.

Ngõ công: Con rết.

Chỉ triệt: Loài rắn độc.

Manh hội: Điếc bẩm sinh là hội, con người không hiểu biết là hội, văn kinh viết chữ hội bộ là sai.

Nhiêu binh: Thương Hiệt Thiên gọi là đốt.

Miễn tế: Tế là vượt qua có ích.

Miễn lệ: Miễn là gắng, là tự cố gắng, lệ là khích lệ lẫn nhau.

Nhiễu thuận: Nhiễu là an, Thuyết Văn nói trâu thuần hòa là nhiễu, Quảng Nhã nói thuận là tốt. Thuyết Văn nói nuôi chim thú khiến cho nó học theo là thuần, văn kinh viết chữ nhiều bộ thủ và chữ tuân là sai.

Trập tiết: Trập là ngăn trở, cùm buộc tiết là cùm ngựa, nghĩa là cột chân súc vật, đều gọi là tiết tiết, trói.

Báng san: Thương Hiệt Thiên nói san là lỗi, báng là chê bai.

Cỗ dã:

Yêm thậm: Là không sáng.

Đông tảo: Đông là đau đớn, tảo là trên da nỗi hạch.

Lại sang: Tự Lâm gọi là bịnh nan y.

Ưu ứ: Quảng Nhã nói ứ là bịnh, ứ là vết thương văn kinh viết sai.

Hoán triết: Sở Từ nói trác triết là tiếng chim.

Lê kham: Thông Tục Văn nói vằn đen gọi là lê kham.

Háo ngỗ: Thanh Loại nói ngỗ là ngỗ nghịch.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 3

Tĩnh thanh: Nghĩa là an định không có tiếng tăm gì.

Phần ôn: Là mùi thơm, văn kinh viết là sai.

Lưu đãng: Thuyết Văn nói đãng là lỗi.

Kiều đình: Tự Lâm nói kiều là kỳ, văn kinh viết là ngạo, tài.

Trí ấn: Ấn là ấn khả, Thuyết Văn nói ấn là vương tín (ngọc tỷ của vua) Thương Hiệt Thiên nói ấn là nghiệm.

Hý du: (đã giải).

Tồ dận: Tồ là tước lộc, dận là nối dõi, văn kinh viết là sai.

Cỏ nộn: Thương Hiệt Thiên nói nộn là đói, văn kinh viết chưa thấy xuất xứ.

Ty kế: Thuyết Văn nói ty là lường, suy nghĩ, kinh viết là trao đổi hàng hóa sai ý.

Nghi dụng: Thương Hiệt Thiên nói dụng là lấy, văn kinh viết là sai.

Ngang ngang: Nghĩa là vẻ cung kính.

Trư trệ: Đông Tây nói trư là con heo.

Kê vụ: Loài hoang dã là con le, nuôi trong nhà là con gà. Vụ là con vịt văn kinh viết là sai.

Xuất nội: Tự Thư nói nội là vào, văn kinh nói chữ này có bộ là sai.

Phiền oan: Thuyết Văn nói oan là khuất Quảng Nhã gọi là oan uổng, văn kinh viết là sai.

Ly thân: Tam Thương nói ly là sạch, cắt.

Lâm lộc: Nghĩa là rừng cây thuộc về núi gọi là lộc. Truyện nói lộc là chân núi.

Cù mộc: Thi nói phương Nam có cây si. Chú rằng cât si cành nhánh rủ xuống quanh co.

Kiết kiết: Thi Truyện gọi là lớn, Thuyết Văn gọi là lúa nẩy mầm.

Phong tiên: Chu Lễ nói tiên là sung túc, cũng gọi là dư, văn kinh viết là sai,

Phụ tự: Nghĩa là đập nát vật.

Phôi thai: Thuyết Văn nói phụ nữ mang thai một tháng là phôi, hai tháng là thai, thai là bắt đầu, nuôi dưỡng.

Thám bản: Thuyết Văn gọi là với lấy mò tìm.

Tuyên hiệp: Hiệp là hợp, đồng, hòa.

Phỉ tân: Thi Truyện nói phỉ là văn chương tân là sáng rực rỡ.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 4

Diễm miến: Diễm là sắc đẹp, miến là nhìn bậy.

Dịch dịch: Dịch là đức rạng ngời Quảng Nhã nói dịch là thạnh.

Ta thán: Nghĩa là thở dài, văn kinh viết chữ là sai.

Khai vi: Tự Lâm nói vi là mở, tịch, văn kinh viết là sai.

Luy bị: Văn Thông Thường nói rất mệt mỏi gọi là bị, bị là mệt mỏi yếu ớt.

Truân truân: Dặn đi dặn lại là thành khẩn.

Ỷ toản: Thuyết Văn gọi là trắng đẹp. Thanh Loại toản là ỷ, Văn Thông Tục nói mặc y phục xinh đẹp, văn kinh gọi là sai.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 5

Giải dịch: Di dịch là vui vẻ, Tự Lâm nói dịch là vui.

Bất lạo: Thông Tục Văn gọi là ý keo lận là lạo. Thuyết Văn nói lạo là đích nghĩa là lưu luyến đi không nỡ.

Tỳ thể: Tỳ là tăng, dày, trợ giúp.

Thuần hóa: Ý nói chuyên nhất không tạp gọi là thuần, Tam Thương nói thuần là nồng.

Cầu thiêu: Thuyết Văn nói thiêu là nhìn trông vọng.

Ngạn để: Để giống như dưới Thuyết Văn gọi là vực núi cao.

Đào thải: Thông Tục Văn nói vo gạo gọi là đào thải. Quảng Nhã nói thải là rửa.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 6

Khư tụ: Khư là ở, chỗ ở của dân gọi là khư, Quảng Nhã nói tụ là ở. Nghĩa là chỗ người ta ở chung một vùng.

Tông lưu: Thi nói chim le chim cực vi ở gọi là tông. Truyện nói chỗ nước đọng lại. Thuyết Văn nói đong nhỏ chảy vào dòng lớn.

Điều thuần: Thuần là thiện, cũng gọi là đi theo, văn kinh viết là sai.

Kinh quỳ: Tên của bà Đại Ái Đạo trong diệu pháp hoa.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 7

Ân thiều: Thiều là tên loại vũ nhạc, thiều là lời giới thiệu.

Đôi xạ: xạ là bắn.

Trù mậu: Thi Truyện nói trù mậu là ràng rịt.

Điều nghi: Thông Tục Văn nói đại điều là nghĩ, nghi là lừa dối.

Tha địch: Là lật đật. (túc tích)

Lao phế: Phế là thối lui, dừng lại kinh văn viết là sai.

Khuy thâu: Thuyết Văn gọi là dòm lén.

Khể tang: Khể là chí, tang là ngạch trán, nghĩa là trán chấm đất.

Tuân pháp: Tả Truyện nói thăm hỏi là tuân, tuân là nghi thức hỏi thăm người thân.

Bần cũ: Thi nói cũ là vô lễ, Tự Thư nói cũ là rỗng không.

Nguyên nguyên: Ý nói nguyên nguyên chẳng phải một người, nghĩa là dân nói người thiện, vì thiện làm đầu, nên nói lê nguyên. Văn kinh viết chữ ngoan ngoan là tham chẳng phải nghĩa này.

Muộn phúc: Phúc ức giống như tràn đầy.

Hoảng ế: Quảng Nhã nói hoãng là chết các chư hầu chết gọi là hoảng, ế là một khi phát bịnh lên thì chết gọi là ế.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 8

Đề hồ: Lạc tô là đề hồ, văn kinh viết đế là sai.

Tắc úng: Tỳ Thương nói ngạt mũi gọi là úng.

Tỉ nha: Nha là con chim quạ văn kinh viết là sai.

Giao tình: Loài này giống con le nhưng chân dài người ta nuôi nó để phóng hỏa tai.

Quán hô: Nghĩa là kêu gọi.

Hưởng hý: Hưởng là hiến tặng, nghi lễ nói cấp lương gọi là hý. Hý cũng như bẩm cấp, cung cấp.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 9

Hào đào: Là tiếng gào khóc, văn kinh viết là sai.

Yểm ma: Thương Hiệt Thiên nói điều phục tâm người là yểm, cũng gọi là trong giấc ngủ gặp điều chẳng lành.

Tạp nhữu: Nay vì nhiều màu lẫn lộn nên gọi là nhữu.

Bảo anh: Quảng Nhã gọi là thủy tinh gọi đó là đá anh, ánh sáng của ngọc gọi là anh.

Thao thiết: Tham tài là thao, tham ăn là thiết.

 

CHÁNH PHÁP HOA KINH

QUYỂN 10

Trào nghệ: Nghĩa là đùa giỡn.

Sanh phác: Thuyết Văn nói phác là trên mặt nỗi mẫn

 

KINH VÔ LƯỢNG NGHĨA

Tuệ Lâm soạn

Tỳ-ma-bạt-la (phạm ngữ) danh hiệu của vị Bồ-tát.

Đạm bạc: Cố Dã Vương nói đạm là yên tĩnh. Vương Dật chú Sở Từ nói đạm là an, Quảng Nhã nói bạc là tĩnh, Thuyết Văn gọi là vô vị hai chữ này đều là bộ tâm văn kinh viết hai bộ thủy là sai

Lung nhị: Thương Hiệt Thiên nói lung là điếc, Thuyết Văn gọi là không nghe, bộ nhĩ âm long Khổng chú Thượng Thư nói nhị là cắt Trịnh chú Chu Lễ Ký nói cắt mũi mình.

Mi tiệp: Thương Hiệt Thiên nói tiệp là lông mi, Thuyết Văn gọi là lông bên mắt, Cố Dã Vương nói Trịnh Huyền là vành mắt.

Tỏa cốt: Hán Thư nói liên tỏa, nghĩa là lấy châu xâu lại nhau. theo kinh tỏa cốt là gân cốt của Như-lai như hàm thiết ngựa móc lại nhau như kiên tỏa.

Ô trùng: Thuyết Văn gọi là bắp hàm, Thương Hiệt Thiên nói tràng là đường ruột, Quảng Nhã nói tràng là ruột lớn ruột nhỏ.

Tủy não: Thuyết Văn nói mỡ trong xương là tủy, Thanh Loại nói mỡ trong đầu là não.

Tỏa thân: Trịnh chú Khảo Công Ký nói tỏa là vấp váp, Giả chú Quốc Ngữ nói bẻ gãy là tỏa, Thuyết Văn nói tỏa là gảy.

Noãn thân: Giả chú Quốc Ngữ nói noãn là ấm xưa nay viết bộ hỏa âm kinh viết là sai..

Giãi đãi: Giả chú Quốc Ngữ nói giãi là mỏi mệt, Thuyết Văn gọi là lười, bộ tâm âm giải văn kinh viết cũng thông.

Lõi phấn: Trịnh chú Lễ Ký nói phấn là động, Quảng Nhã nói từ ở trên bộ

Nhãn nhiên: Khảo Thanh nói bạo tàn, Phách Tông Chú Tây Kinh

Phú nói hân là gấp, Thuyết Văn cho là gió thổi lên, Uất mậu là cỏ cây um tùm.

 

KINH PHÁP HOA TAM MUỘI

Tuệ lâm soạn

Sao sao: Quảng Nhã gọi là nhỏ, Cố Dã Vương nói sao sao là xâm tiệm.

Ngạc nhiên: Khảo Thanh nói ngạc là gặp nhau mà ngạc nhiên, Thuyết Văn gọi là lời thẳng.

Mạt lưu: Cố Dã Vương nói bọt nước nỗi trên gọi là mạt.

Vô dạng: Lễ Ký nói lạnh không dám run, ngứa không dám gãi, tập là không dám mặt thèm áo.

Tích tháp: Khổng chú Thượng Thư nói tích là phân, Thuyết Văn bộ mộc âm cân, kinh viết bộ là sai.

Trạc chúng: Mao Thi Truyện nói trạc rửa, Quảng Nhã gọi là tẩy lau. Thuyết Văn gọi là giặt.

Thính ngã: Khảo Thanh nói thính là nghe bằng tai và thảm sát chắc chắn, cho phép Khổng chú Thượng Thư nói xét rõ phải trái, Trịnh chú Lễ Ký nói thính là đợi, Thuyết Văn gọi là nghe.

Hoạnh cường: Hoạnh cũng như mãnh, ác. Thuyết Văn nói chó hùng hổ không dám đến gần.

 

KINH ĐÀM PHÂN ĐÀ LỢI KINH

Tuệ Lâm

Tam mạn Đà-bạt-đà: Kinh viết chữ là nhầm, bạt, tiếng phạm Đường dịch là phổ hiền.

Tát-đàm-phân-đà-lợi: (Đọc lượt âm Phạm), Chính Phạm âm là Tát-đạt-ma-bôn-noa-lý-ca Đường phiên là diệu pháp Bạch Liên Hoa, Ngài La Thập đời Diêu Tần gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, lược bỏ chữ bạch.

Bào Hưu-la-lan: Tiếng Phạm là tên của Đức Phật chính Phạm âm là Bát-la. Đường gọi là đa bảo.

Vô ương số: (đã giải).

Huyền thân: Khảo Thanh nói huyền là mắt láo liên, cũng gọi là đi buôn bán.

Cấp thủy: Trịnh chú Khảo Công Ký nói cấp là dẫn Thuyết Văn cũng gọi là dẫn nước.

Bế tam ác đạo: Quảng Nhã nói bố là bít lấp, Thuyết Văn gọi là đóng cửa.

Bát nhã câu: Cố dịch phạm ngữ. Chính là phạm âm là Bát-la, Đường dịch là trì tích Bồ-tát.

Sáu bài chân ngôn trong phẩm Thân ở tập Đà-la-ni của kinh Pháp Hoa

 

TỰA KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 

Đôn hoàng: Là tên quận, sa châu.

Quy Tỳ Thương: Tên của nước Hồ, tức An Tây tứ trấn.

Cấp đa là tên của Tam Tạng dịch kinh.

Quyển I, II không có chữ để âm.

Quyển IV thêm phần dược thảo dụ.

Dữ ấm: Ấm là bịnh trong tạng phủ (tim, gan) Xỉ khiết: Đã giả

Từ đây đến cuối phẩm phổ hiền khuyến phát và phẩm chúc lụy đều y theo âm mà pháp sư khuy cơ đã soạn, không thuật lại.

 

KINH DUY MA CẬT SỞ THUYẾT

Sa-môn Tuệ Ứng Soạn

QUYỂN 1

Duy-ma-cật: Hoặc nói Tý-ma-la-cật, cũng nói Tỷ-ma-la-kê-lệ- đế, Hán dịch Vô cấu xưng, hoặc gọi là Tịnh Danh chỉ một nghĩa.

Tỳ-đa-ly: Hoặc nói Tỳ-xá-ly hoặc nói Duy-da-ly, cũng nói Bệ-xá- lệ-dạ đều là đọc chuyển nhầm của phạm âm. Chính gọi là Phệ-xá-lê, bên bờ Sông Hằng thuộc Trung Thiên Trúc nơi kiết tập của bảy trăm Hiền thánh.

Am-la: Hoặc nói quả Am-bà-la, loại quả này hoa nó rất nhiều kết trái thật ít. Lá tựa lá liễu mà dài hơn một thước, rộng ba ngón tay, quả như trái lê mà thòng xuống. Tên nước kia là thượng thọ, nghĩa là trồng ở vương thành. Trong kinh nói sống chín khó biết. Cựu dịch là Nại ứng. Chính gọi là Am-một La-cô-am-một là này đem vườn cúng vườn Phật nhân đó mà đặt tên cô.

Vị hộ: Nhĩ Nhã nói vi là làm.

Bạn nhi: Quảng Nhã nói bạn là thân Thuyết Văn nói bạn là đồng chí.

Thiệu long: Nhĩ Nhã nói thiệu là nối tiếp long là hưng thạnh.

Ma-oán: Là chỗ đứng của thiên chủ thứ sáu trong luận thích: Đoạn Tuệ mạng nên gọi là ma, lại thường hành phóng dật mà tự chung thân nên gọi là ma ba tuần là nhầm, chính là phải nói Tỳ-dạ là tên ấy, Hán dịch là ác, thường có ác ý thành tựu ác pháp. thành tựu ác tuệ nên gọi là ba tuần, trong kinh viết Ma-ba-tuần là giữ hai âm.

Du ư: Du là vượt qua, Quảng Nhã nói du là đi qua.

Đẳng quán: Thuyết Văn nói quán là nhìn kỹ, quán là trông cựu duy ma kinh viết là Bồ-tát Chánh Quán.

Sơn tướng: Hai bên kia đây là tương, Cựu Kinh nói Thạch Mạ Vương Bồ-tát trong các kinh viết Sơn Tướng Bạt Bồ-tát là nghĩa này.

Trưởng giả: Theo phong tục các nước Thiên Trúc lấy việc buôn bán làm sự nghiệp, đi du phương nhiều nguy hiểm mà không sợ khó khăn, trải qua nhiều năm ắt được nhiều của quý.

Xưng vô: Danh là xưng, xưng là tốt đẹp. Chú rằng vật xứng ý người là tốt đẹp.

Khể thủ: Trịnh Huyền nói khể thủ là lạy sát đất.

Bất cơ: Quảng Nhã nói cơ là châm chích. Cơ vấn, Thuyết Văn cơ là phỉ báng

Nhãn giả: Chu Lễ nói đức là một loại nhãn, Trịnh Huyền nói yêu người và vật gọi là nhãn, trên dưới thân nhau là nhãn…

Thâm thực: Thương Hiệt Thiên nói thực là trồng. Quảng Nhã nói thực là chứa.

Thuần thục: Thuần là tinh nhất, thuần là lớn, đẹp, văn kinh viết cũng là duyên nhất, thục là tốt đẹp.

Bác dịch: Thế Bổn nói Ô tào gọi là Thuyết Văn gọi là chơi cờ. Phương Ngôn nói từ quan về Đông, vào thời Tề lỗ đều gọi viên cơ là dịch.

Giai ngẫu: Tiểu triện nói giai là hòa, ngẫu là hợp.

Tửu tứ: Tứ là bày ra, nghĩa là bày bình rượu ra chợ quán.

Hóa chánh: Lễ ký, Khổng Tử nói chánh là nghĩa là đúng pháp mà dạy con nuôi bá tánh, Luận Ngữ nói chỉ đạo gọi chánh.

Bất hổ: Hổ là nương cây, Thi nói không cha lấy ai nương nhờ.

Toát ma: Quảng Nhã nói toát là cầm, Thích Danh nói toát là chết.

Yến tọa: Thạch kim bằng cổ văn viết chữ. Quảng Nhã nói yến là an, nghĩa là lặng lẽ yên ắng.

Lý hạng: Chu Lễ nói năm nhà là một xóm, năm xóm là một lý, nghĩa là hai mươi lăm nhà Thi nói không xâm phạm lý tôi, lý là ở, Thích Danh nói năm làng là một lý, mới ở trong một lý.

San xà: Tên người

Mang nhiên: Nghĩa là mô mờ không tỏ, kinh xưa viết Toát nhiên là rồng rang.

A-ma-lặc-quả: Chính phạm âm là Ma-la-quả, lá cây ấy như lá đào, quả như hồ đào, vị chua ngọt, có thể làm thuốc.

Vật nhiễu: Thuyết Văn nói nhiễu là phiền Quảng Nhã gọi là nhiễu loạn.

Túng vạn: Theo nhau gọi là tùng, Nhĩ Nhã nói tùng là trùng, Quách Phác nói tùy tùng nên nói là trùng điệp.

Tảo sái: Thông Tục Văn nói lấy nước dằn bụi gọi là sái, nghĩa là lấy nước rải ra.

Nhiêu cô: Tự Lâm nói nhiêu là loạn…

Văn ngưỡng: Nghĩa là tự cường, Thuyết Văn nói vãn là cúi đầu, ngưỡng là ngẩng đầu.

Minh giả: Minh là đêm, tối tăm.

 

KINH DUY MA CẬT SỞ THUYẾT

QUYỂN 2

Thù đối: Tam Thương viết chữ thù bộ ngôn, Nhĩ Nhã nói thù là báo đáp.

Thánh chỉ: Thể chữ viết Thuyết Văn nói chỉ là đầu mối của ý nghĩ.

Chí vấn: Trưng Sở Tam Thương Giải Cổ nói chí là đến.

Bịnh dũ: Dũ là bớt.

Bao dung: Quảng Nhã nói bao là cái túi, dung là đựng.

Ngươn ngạc: (đã giải).

Hấp trước: Quảng Nhã nói Hấp là uống.

Tựu tháp: Nghĩa là dẫm lên.

Phước hủy: Là ban giúp.

Chiêm bặc: (đã giải).

Chu cùng: Lấy của cho người là chu. Thi nói không ai không giúp là chu cứu. Cứu sự nguy cấp ấy.

Nột độn: Nột là chậm lụt, Thuyết Văn gọi là khó.

Phẫn nhưỡng: Nhưỡng là đất mềm. Nhượng nhượng là hòa hoãn.

Chi trừu: Trừu là loại đồng đều. Vương Dật chú Sở Từ nói hai người là nhĩ, bốn người là trừu, trừu cũng như bạn lữ.

Cơ cẩn: Nhĩ Nhã nói lúa không chín là cơ, rau không chín là cẩn.

Hội loạn: Thuyết Văn nói hội là loạn.

Ấp trung: Chu Lễ nói từ tính là ấp, Trịnh Huyền nói vuông hai dặm. Quảng Nhã nói năm dặm là ấp, mười ấp là một làng. Tả Truyện Hề gọi là ấp có tông miếu tiên vương gọi là đô không có là ấp.

Dĩ hở: Nhĩ Nhã nói hở là phúc, hở là dày, nghĩa là phước dày.

Bất tiếu: Quảng Nhã nói tiếu giống như loại, Thuyết Văn nói xương thịt như nhau gọi là tiếu. Nay nói kẻ bất tiếu là kẻ chẳng giống ai, nghĩa là xương thịt không giống nhau lúc đầu của nó nên gọi là bất tiếu. Lễ Ký nói đứa con mình bất tiếu là thuộc loại ngỗ nghịch.

 

KINH DUY MA CẬT SỞ THUYẾT

QUYỂN 3

Lung lệ: Hận lệ cang cường.

Bất tụng: Luận Ngữ nói người chưa thấy có thể thấy được lỗi mình mà trong lòng tự trách. Bao Hàm nói tụng cũng như trách.

Sở đồ: Theo chiếu định cổ văn quan thư đồ. Quảng Nhã nói đồ cũng như luận nghị, tính toán.

Nhị trá: Trong kinh có khi viết A-ca-ni-sa-tra. Hoặc nói Mi-sư-trá, đều là âm khinh trọng của tiếng phạm, chính phạm âm là A-ca-ni-sắt- sấu. Đây gọi là sắc cứu cánh thiên.

 

DUY MA CẬT KINH

(Có tên là PHẬT PHÁP PHỔ NHẬP PHÁP MÔN TAM MUỘI KINH)

Huyền Ứng soạn

QUYỂN THƯỢNG

Nại thị: Tân-la-ma, kinh nói vườn cây Am-la, quả nó giống như quả lê.

Cứu oán: Tam Thương nói oán đối gọi là cừu.

Biên phát: Biên là kết lại, trong kinh viết phát cũng nghĩa này.

Chi hành: Loài trùng biết đi sách nhà Chu nói chi hành là hơi thở.

Úc miễn: Nghĩa là tự khích lệ, Phương Ngôn nói Tế Lỗ cho rằng

miễn là úc. Thuyết Văn gọi là miễn cưỡng.

Thích mạc: Thiên nhân vô tướng, theo chữ thích là chủ thích, cũng gọi là địch.

Hoảng hốt: Nghĩa là cái nhìn hư vọng là từ vô hình bất hệ. Thuyết Văn nói hoảng là cuồng. Hán Thư Âm Nghĩa nói hoảng hốt là mắt loạn.

Võng nhiên: Nghĩa là không xứng hợp võng võng nhiên là vô tri. Cũng là nghĩa là hoang mang.

A-di-điềm: Tiếng phạm Hán dịch là tàn học cũng gọi là tấn phát ý.

Vinh ký: Vinh là sáng lóe, ký là may mắn.

Ngưu trùng: Thông Tục Văn nói nước sữa gọi là trùng, nay ở nhữ Nam gọi sữa là trọng.

Yêu độc: Khu Dịch viết nghĩa là dáng yểu điệu.

Lộ bình: Bình là cái giường đẹp mà dài.

Nhục lai: Nhục là sĩ, nghĩa là hổ thẹn đến thăm hỏi.

Sào quật: Nghĩa là chỗ ở, Thông Tục Văn nói chỗ chim ở gọi là sào, hang thú ở gọi là quật.

Quyết thủ: Tỳ Thương cho rằng quyết là choàng dậy, Lễ Ký Tư Hạ nói đứng sửng người lên, cũng là vội vã.

Tác tất: Phương Ngôn nói tất là đẩy lên, Nam Sở nói hề đánh nhau gọi là tất.

 

DUY MA CẬT KINH

QUYỂN HẠ

Chân nhân: Đây chính là A-la-hán, hoặc gọi là A-la-ha, trong kinh viết là ứng nghi, cũng nói là vô trước quả.

Câu hạng: Tự lược nói nước rẽ dòng, nghĩa là Tu-đà-hoàn, đây gọi là lào nhập lưu.

Hề đắc: Thương Hiệt Thiên nói hề là sao.

Bấn lũ: (đã giải).

Phù dung: Thuyết Văn nói phù, hoa sen chưa nở. Hoa nở rồi là phù dung.

Hanh hoa: Tự Lâm gọi nhánh chính cũng là nhánh nhỏ. Các kinh đều viết phù dung hanh hoa nay kinh viết hanh là phương xa.

Bì thấp: Bì là giúp, chữ phải viết Thương Hiệt Thiên gọi tỳ là thấp.

Ô điền: Lớn là Hoàng, nhỏ là Ô, Tam Thương nói nước đọng là ô.

Dạ quang: Can Bảo Sưu Thần Ký nói Tùy Hầu đi thấy rắn lớn bị thương ông cứu chữa sau đó rắn ngậm châu đến báo ơn một tấc lụa bạch mà ban đêm sáng cả thiền đường.

Đồ lệ: Lễ Ký nói tám người là đồ, đồ là nô lệ, lệ như phụ giúp, lệ là nô lệ, bần tiện.

Sâm giá: Thuyết Văn nói giá là ba con ngựa kéo.

Trù trướng: Là cuồng, dối lừa nhau.

Vị phu: Phu là nhanh, Quảng Nhã gọi là đi.

Bằng các: Thông Tục Văn nói gác đôi gọi là bằng, bằng cũng là giác.

Hoang kiến: Hoang là bỗng chợt, hư, nghĩa là hoảng hốt mơ hồ.

Cũng gọi là mê loạn.

Dĩ lực: Lực là siên năng.

Hoàng mang: Văn kinh viết hoảng. Nghĩa là cái thấy hư vọng, hoảng là sợ hải, hoảng là hoảng hốt, nay kinh viết là mê loạn, nghĩa ấy

cũng như nhau, Hán Thư nói hốt hoảng là mờ mịt vô hình

Phi mô: cũng gọi là, quy mô,

Hằng trập: Thuyết Văn nói trập là tàng cũng gọi là kiểm, tụ tập.

 

THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH QUYỂN THIẾT VẬN

Huyền Ứng soạn

QUYỂN 1

Am-la-vê-lâm: Cựu gọi là Ám-la-viên, tức Am-bà-la, nữ đem vườn cúng cho Phật mới đặt tên này. Vệ Hán dịch là nữ, ngày xưa cô này thường trông coi giữ gìn khu vườn này.

Chú vũ: Là mùa mưa, nghĩa là làm tốt tươi cây cỏ.

Phương thuật: Thuật là pháp, lại nữa đạo trong ấp là thuật. Thuật là thông nghĩa là không gì không thông.

Ly chiếp chủng: Cưu gọi là Ly-xa-tử, hoặc gọi là mễ xương, ly xương… là nhầm. Đây gọi là vương chủng của tiên tộc.

Hy di: Nghe mà không nghe được gọi là hi, nhìn mà không thấy gọi là di, vô thanh là hi, vô sắc là di.

Trì kế: Kinh xưa nói loa kế, tiếng phạm không có chữ loa, người dịch lập nghĩa.

Tụy cấp: Quật Địa Thông Lộ nói tuy tụy là đường tắt, Thanh Loại nói tụy tụy là đường dài. Cấp là thềm Tây Vực gọi là cái giống, đào đất làm giống để nước lóng vào đó múc.

 

THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH QUYỂN THIẾT VẬN

QUYỂN 2

Bát-vô-hạ: Ý nói lúc gặp tám nạn này không rảnh để tu đạo ng- hiệp.

Ca-giá-mạt-ni: Cựu gọi là Ca-chá, đây gọi là châu thủy tinh Trữ lập: Nhĩ Nhã nói trữ là lâu, nghĩa là đứng lâu.

 

THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH QUYỂN THIẾT VẬN

QUYỂN 3

Đắc thuyên: Thuyên là trừ.

Bịnh dũ: Dũ là bớt bịnh. Nguyên ngạc: (đã giải).

 

THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH QUYỂN THIẾT VẬN

QUYỂN 4

Tỳ-đa-ly: Cựu gọi là Tỳ-đa-da cũng gọi là Tỳ-ni, đều nhầm. Đây gọi là ly hành, hành cũng là đạo, nghĩa là ở đâu tu hành có thể đắc đạo, cũng dịch là diệt phần đắc, ý nói điều phục thóa độ, giải thích nghĩa, có ba.

  1. Dẫn tải nghĩa: Như mười công đức lợi… được dẫn bởi pháp này.
  2. Điều chân nghĩa: Khiến cho hai nghiệp thân khẩu được điều phục ngay thẳng.
  3. Thương thắng địa nghĩa, từ giới lên định đến từ quả Sa-môn.

Quan quả: Thích Danh nói không có vợ là quan, không con là độc, ý nói người độc thân buồn bã không ngủ được, mắt thường đau đáu như cá không nhắm mắt.

Nhân phục: Thuyết Văn nói trang xe lót thâm chiếu. Thích Danh nói người trong xe trang sức, dùng da hổ làm, có hoa văn để làm cần tựa.

Bàng sanh: Phạm nói biết lợi dược trụ ni cũng gọi là Đế-lợi-da- cù-đàm-ni-già, Hán dịch là bàng hành, cựu gọi là súc sanh, hoặc gọi là cầm thú.

Kinh kỳ: Tự Lâm nói kỳ là tâm động, Thuyết Văn gọi là khí bất định.

Sai nghi: Sai nghi, Quảng Nhã nói sai là sợ.

 

THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH QUYỂN THIẾT VẬN

QUYỂN 5

Tuân cầu: Thăm hỏi.

Sư quyển: Nắm ngón tay lại gọi là quyển bậc thầy kiệt xuất không bằng nắm vững trong tay, lam mà không nói.

 

THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH QUYỂN THIẾT VẬN

QUYỂN 6

Di-đồ: Thuyết Văn nói di là bằng cũng gọi là thường.

Đảm sơn làm: Phạm nói Yết-đạt-la, cựu gọi là Khư-đà-la, vùng miền nam có rất nhiều cây này.

Hiệp đồng: Nhĩ Nhã nói hiệp là hòa.

Khinh miệt: Nghĩa là xem thường nhau.

 

 

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG ĐỈNH VƯƠNG

Duy-ma-cật: Tiếng phạm kinh viết bộ là sai.

Môn khổn: Trịnh chú Lễ Ký nói ngạch cửa Thuyết Văn gọi là chốt cửa.

Phân ba: Trịnh Tiên Mao Thi nói phân phân nhiên là hương thơm, Quách Chú Phương Ngôn nói phần hương là hòa điệu, Thanh Loại chép người Tần nói hoa ba là ba.

Hoàng diệu: Quảng Nhã nói hoàng là sáng rỡ. Thuyết Văn gọi là minh. Quảng Nhã nói diệu là chiếu.

Y tế: Mao Thi Truyện nói y là nương tựa, Quách chú Phương Ngôn nói y là nhớ vào. Thuyết Văn giống Mao Thi Truyện chữ từ bộ nhân âm y, kinh viết bộ khuyển là sai.

Bang-nậu-văn-đà-ni-tử: Phạm ngữ, điều là tên người.

Quái ngại: (đã giải).

Hung họa: (đã giải).

Hội loạn: (đã giải).

Bào mạt: Thuyết Văn nói bọt nỗi trên nước Cố Dã Vương nói bọt nỗi trên nước, từng lớp lớp bọt trên nước.

Thổ kích: Cố Dã Vương nói nắn đất thành hình vuông mà không nung gọi là kích (ngói mộc), Thuyết Văn cũng nói như vậy.

Quyên khí: Quách chú Phương Ngôn nói quyên là trừ, Khổng chú Thượng Thư nói quyên là phế, Nhĩ Nhã gọi là vong, Thuyết Văn gọi là.

Nhiễu hại: (đã giải).

Khiếp luy: Quảng Nhã nói khiếp là sợ. Gia Ngữ nói do mạnh mẽ nên không sợ. Xưa nay chữ viết bộ tâm và khừ. Đỗ chú Tả Truyện nói luy là yếu. Hứa Thúc Trọng chú Hoài Nam Tử nói luy là ốm, Thuyết Văn gọi là sưu.

Bích chi: Khảo Thanh nói bích là bức tường thấp đắp cao trong nha.

Cao đăng: Quách chú Nhĩ Nhã nói đăng là đèn sáng, Thanh Loại nói đèn không châm là đăng, có châm là định, Thuyết Văn cũng viết.

Thám cổ: Khổng chú Thượng Thư nói thám là lấy, Thanh Loại nói thanh là lấy, Thuyết Văn gọi là lấy xa.

Yểu minh: Khảo Thanh nói yểu minh là sâu xa. Quách Chú Phương Ngôn nói yểu là u nhàn yên tĩnh, Mao Thi Truyện nói minh cũng như yểu, Trịnh Tiên gọi là đêm tối, minh minh là mờ mịt mắt người không thấy.

Nhai để: Khảo Thanh nói nhai là lực hiểm giữa vách núi, núi cao có vực, Hoài Nam Tử nói chỗ tột cùng của vực.

 

ĐẠI THỪA ĐỈNH KINH

Tuệ Lâm soạn

Am-la: Khảo Thanh nói Am-la là loạt quả ở Ấn Độ ở Đường cũng có.

Túc niếp: Quảng Nhã nói niếp là đi, đuổi theo bước chân đã đi, Phương Ngôn gọi là đăng, Thuyết Văn gọi là lún.

Mãn cúc: Thi nói hai tay gọi là cúc Trịnh chú Lễ Ký nói cúc là trong tay. Văn kinh viết là lấy cũng được.

Tần phân: Vương chú Sở Từ nói phân là thạnh, Hàm Thi Ngoại Truyện nói qua lại Quảng Nhã gọi là đông, loạn, Văn Tự Điển Thuyết gọi hai chữ đều bộ mịch.

Lộc uyển: Theo Tây Vực Ký nói Ba-la-ni là tên viên uyển của nước này cũng là lộc giả uyển, cũng gọi là Thi Lộc Lâm, Cựu dịch nước Ba-la-nại, cũng là nơi chuyển pháp luân đầu tiên của Phật

Hội nào: Đại phương Quảng Đỉnh Vương ở trước (đã giải): Tập Huấn nói nào là nhiều người quấy loạn, Khảo Thanh nói nhiều người huyên náo, chữ chính xưa nay là không yên tĩnh, bộ nhân bộ thị, chữ hội ý văn kinh viết bộ môn.

Uất-đơn-việt: Phạm ngữ, Bắc Câu-lô châu. Hoặc Uất-đát-la, Uất- đát-la-câ-lâu, nhầm chính phạm âm là Uẩn-đát-la-củ-lỗ. Dịch là cao thắng. A-tỳ-đàm luận nói vùng đất vuông cao lớn tuổi thọ nghìn tuổi không có khổ thường được an vui. Vì tuyệt diệu hơn các châu khác nên gọi là Cao Thắng.

 

THIỆN TƯ ĐỒNG TỬ KINH

Huyền Ứng soạn (Chỉ có Quyển thượng).

Nạch quyền: có Hai âm; Nữ trác phản, nữ cách phản. Nạch là nắm bắt. Thuyết văn; Nạch là đè.

 

ĐẠI BI PHÂN ĐÀ LỢI KINH

Huyền Ứng

QUYỂN 1

Ba-xoa: Hoặc nói Tỳ-lưu-bát-xoa, nói cho đủ là Tỳ-lưu-ba-a-xoa, Cựu dịch là tạp ngữ. Chính là Xú Nhãn, tên vụ vua ở Phương Tây.

Đề đàm thâu bại bế a nấc tu ni la thuyết đa mễ tát miễn sư bệ hám già sát dương a súc lược kiết.

– QUYỂN 2, 3: Không có âm.

– QUYỂN IV

Vẩn bà: Tên Đồng Tử

 

ĐẠI BI PHÂN ĐÀ LỢI KINH

Huyền Ứng

QUYỂN 5

Tháp nhiên: Tinh kinh mất chỗ của mình Trang Tử nói tháp nhiên giống như mất đi sự tình cờ.

Dục mãi: Nghĩa là buôn bán.

Kha mã: Tự Lâm gọi là ngồi xoạc chân.

– QUYỂN 6,7,8 không có.

 

 

KINH BI HOA (10 Quyển)

Chỉ có Quyển 1, phiên âm một bài chú. Còn lại không có từ âm nghĩa.

Chí nê át đề la đà để noa a tỳ do đế la tuyệt la khạn vĩ tha đa chi hạt đa a thê.