NGHI THỨC
NIỆM-PHẬT
ĐỌC TỤNG CHƠN-NGÔN
(PHÁT NGUYỆN “NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT” THEO TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT)
Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.
NIỆM PHẬT hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.
NIỆM PHẬT vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.
NIỆM PHẬT an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.
Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.
Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)
Nam-mô ÐẠI-HẠNH Phổ-hiền Bồ-tát
( 3 lần)
BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI
Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
( 21 lần)
Nam-mô ÐẠI-BI Quán-Thế-Âm Bồ-tát
( 3 lần)
VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN
NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA.
NAM MÔ A RỊ DA. A MI TÁ BÀ DA. TÁT THA GA TÁ DA. A RA HA TI. SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA. TÁT DA THA.
UM ! A MI RỊ TI. A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ GA BÊ. A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ. A MI RỊ TÁ SI TÊ. A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.
A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ. A MI RỊ TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI. A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI. SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ NI. SẠT VA MA CA LI. SA KHẤT SÁ DU CA LI. SÓA HA.
UM! BÚT RUM! HÙM!
( 21 lần)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG NGUYỆN
A-Di-Ðà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thinh phân minh, diện phụng Di-Ðà, dữ chư thánh-chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.
Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ-Tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng-trí.
Chí tâm đảnh lễ: Nam-Mô A-Di-Ðà Phật Thế-Tôn.
Nguyện ngã Tội chưóng tất tiêu diệt (1 lạy)
Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)
Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh-tịnh (1 lạy)
Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)
Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)
Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)
Nguyện ngã Liên đài dự tiêu danh (1 lạy)
Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)
Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)
Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc (1 lạy)
Nguyện ngã Viên mãn Bồ tát đạo (1 lạy)
Nguyện ngã Quảng độ chư chúng-sanh (1 lạy)
Chí tâm qui mạng đảnh lễ Nam mô Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Ðà Như-Lai biến pháp giới Tam bảo (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
HẾT
[ CHƠN-NGÔN LÀ LỜI NÓI CỦA PHẬT, BỒ-TÁT hay A-LA-HÁN… ĐÃ NHIỀU ĐỜI NHIỀU KIẾP KHÔNG NÓI LỜI VỌNG-NGỮ.
Cũng như Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM trong KINH ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI chẳng hạn:
“Nếu trong đời vị lai, TÔI (Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM) có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần CHÚ NÀY (chú Đại-Bi), thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn tay ngàn mắt.
Khi tôi phát thệ rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đủ nơi thân…”( ĐÂY LÀ CHƠN NGÔN).
“UM! BÚT RUM! HÙM!” là “NHỨT-TỰ CHUYỂN-LUÂN VƯƠNG THẦN CHÚ”, được phối-hợp vào CHÚ VÔ-LƯỢNG-THỌ này có công-năng làm cho các CHƠN-NGÔN này (nói riêng) và các chơn ngôn khác mau KIẾN-HIỆU và CHÓNG thành-tựu.
Lại CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được. Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.
Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát-Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng-Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu…
(Niệm Phật Phải Hành Trì Cho Thiết Thật- HT.Thích Thiền Tâm)
Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).]
Niệm Phật
Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt!
Dần-dà khó thể nhập Liên-Bang
Khi nao thật được nhàn?
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
ĐẲNG-GIÁC
Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.
[ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.]
A-nan, từ tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm Kim-Cang.]
“Càn-Huệ-Địa” nghĩa là “ tình dục khô cạn (Càn), chỉ thuần còn Trí-huệ (Huệ).” ĐÂY LÀ “ĐỊA-VỊ” TU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU-THIỀN (Địa).
Từ Càn-huệ địa đến Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA TRONG TÂM KIM-CANG.]
DIỆU-GIÁC
Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.
[Tu Đơn, tu kép 12 vị :
1) CÀN HUỆ ĐỊA
2) THẬP TÍN
3) THẬP TRỤ
4) THẬP HẠNH
5) THẬP HỒI HƯỚNG
6) NOÃN
7) ĐẢNH
8) NHẪN
9) THẾ ĐỆ NHỨT
10) THẬP ĐỊA
11) ĐẲNG-GIÁC
12) TÂM KIM CANG
( dùng TÂM KIM CANG phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)]
Các thứ địa ấy, đều lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.
[Các địa vị ấy, đều dùng “TÂM KIM-CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA”, tức là CHỈ và QUÁN KHÔNG HAI, ĐỊNH HUỆ BẤT NHỊ mà thanh tịnh tu chứng, lần lượt đi sâu vào.
Dùng “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA” LÀ:
- Quán NGƯỜI như huyễn
- Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn
- Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn
- Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn
- Quán TIẾNG VANG TRONG HANG ĐỘNG như huyễn
- Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như huyễn
- Quán MỘNG như huyễn
- Quán BÓNG như huyễn
- Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn
- Quán ẢO HÓA như huyễn.]
A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật. Làm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là tà-quán”.]
Muốn thành tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân thật, trước phải tu 3 TIỆM THỨ TĂNG TIẾN là:
1) Không ăn NGŨ VỊ TÂN
2) PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT
3) PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP PHÁT SANH
KẾ TIẾP dùng TÂM KIM CANG quán LÝ NHƯ HUYỄN, để thành tựu 55 địa vị tu chứng.
Năm mươi lăm vị trong đường Bồ đề ( vì Càn-huệ-địa là con đường mà chẳng CHÂN-THẬT, còn DIỆU-GIÁC thì CHƠN THẬT mà chẳng phải là con đường, ĐÂY LÀ QỦA PHẬT. cho nên, chỉ có 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật mà thôi.)
- Thập tín [10]
- Thập trụ [10]
- Thập hạnh [10]
- Thập hồi hướng [10]
- Tứ gia hạnh [4]
- Thập địa [10]
- Đẳng giác [1]
Tuy biết con đường CHƠN THẬT chứng nhập CHƠN TÂM, nhưng trải qua các địa vị tu chứng gặp phải 50 loại ma chướng cùng với tập khí nhiều đời khó đoạn trừ, nếu MÊ MỜ CHƠN TÁNH, tự nghĩ rằng mình đã CHỨNG THÁNH, THÀNH PHẬT thì sẽ đi vào TÀ MA NGOẠI ĐẠO, khó CÓ NGÀY quây đầu trở lại theo CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT.
Cho nên, PHẬT dạy phải trì “CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM”, thì không bị những TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI cùng MA-CHƯỚNG đến phá HOẠI CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT THẲNG đến qủa DIỆU-GIÁC của CHƯ PHẬT.
Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng thoát khỏi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định.
Ấn Quang đại sư đã bảo: “Mới xem qua, dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh này trong vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bật thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà không còn nạn ma.”
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.