KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT NHƯ-Ý GIẢNG GIẢI
NHƯ-Ý GIẢNG GIẢI

 

Đi ta chí gi chn Liên-trì,

Trần thế vinh-hư sá kể gì.

Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,

Mừng nay được thấy đức A-DI.

Nam mô Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng

TRÚC LIÊN BỔN THẤT

CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ

Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng

PHẦN TỰ

PHẨM THỨ NHẤT 

DUYÊN KHỞI 

PHẦN THÔNG-TỰ

Đức PHẬT THÍCH-CA khi xưa thuyết KINH  không có phần THÔNG-TỰ và TÊN KINH.

Có  “PHẦN THÔNG-TỰ”, gồm những “AI” tham dự PHÁP HỘI, Ở ĐÂU…là do ngài A-NAN y theo lời dạy của PHẬT mà thuật lại đúng những gì ngài đã NGHE THẤY.

Chính tôi được nghe như thế nầyTất cả đại chúng đều cung kính cúi lạy dưới chân Phật, rồi lui ngồi một bên.)

Còn “TÊN KINH” thì ngài A-NAN y theo lời dạy của PHẬT trong PHẦN CHÁNH-TÔNG mà đặt TÊN KINH để cho người đời sau Y GIÁO PHỤNG HÀNH.

“KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT”

PHẦN BIỆT-TỰ

( Do Trưởng-giả Diệu-Nguyệt và  Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu  thưa thỉnh.)

( Lúc bấy giờ, trong hàng Ưu-bà-tắc có một vị trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, trú ngụ tại thành Vương-Xá, từng quy y Tam-Bảo và thọ trì năm giới cấm, cùng đến dự pháp hội.

Bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu từ trong đại chúng, bước ra trước Phật đảnh lễ xong, bèn chấp tay thưa:– “Bạch đức Thế-Tôn, vì duyên cớ gì mà hiện điềm lành nầy ?”

Kinh Hoa Nghiêm

Phẩm Nhập Pháp Giới

Thứ ba mươi chín

Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà

Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh

Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT nói:

Nầy Thiện-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát tên là “TỊNH-TRÍ-QUANG-MINH”.

Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát nầy. Như chư đại Bồ-Tát chứng được vô-lượng môn giải-thoát. Ta thế nào biết được nói được công-đức hạnh ấy.

Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam có thành Xuất-Sanh. Nơi đó có trưởng-giả tên là Vô-Thắng-Quân.

Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?

Thiện-Tài đảnh lễ trưởng-giả Diệu-Nguyệt, hữu nhiễu vô-số vòng, từ tạ đi qua phương nam, đến đảnh lễ trưởng-giả Vô-Thắng-Quân, cung kính thưa rằng:

Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.

PHẦN CHÁNH-TÔNG

DUYÊN KHỞI 

CÂU “NIỆM PHẬT” LÀ PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề TÌNH nhiều TƯỞNG ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.

Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân – mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn là nhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.

Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt.

Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.

Một câu A Di Ðà
Là duyên khởi pháp giới
Chánh nhân của Tịnh nghiệp
Và chủng tử Bồ Ðề.

(Nhứt cú Di Ðà
Pháp giới duyên khởi
Tịnh nghiệp chánh nhân
Bồ Ðề chủng tử.)

Lược giải:

Phật Pháp chia thành hai hệ: Không tông và Hữu tông. Không tông đề ra thuyết Chân Như Duyên Khởi; Hữu tông đề ra thuyết A-lại-da Duyên Khởi. Dung nhập vào Trung Ðạo, tức Nhứt Chân Pháp Giới thì Không và Hữu chẳng khác, Chân Như tức A-lại-da.

Ðây ý nói câu niệm Phật là huyễn hữu, cũng lại là Chân Không, duyên khởi điểm của nó từ nơi pháp giới. Vậy câu niệm phật là Pháp Giới Duyên Khởi, gồm Chân Như cùng A Lại Da duyên khởi, dung nhiếp cả Hữu lẫn Không.

Bởi thế nên Niệm Phật là chánh nhân của Tịnh nghiệp. Tịnh nghiệp đây gồm bốn Tịnh Ðộ mà tiêu điểm cuối cùng là cõi Thường Tịch Quang. Và Niệm Phật cũng là hạt giống Bồ Ðề đưa đến sự Toàn Giác, gồm giác ngộ mình, giác ngộ chúng sanh, hạnh giác ngộ đầy đủ.

CHO NÊN, DÙ CHO QÚY-VỊ TU THEO PHÁP MÔN NÀO CŨNG ĐỀU ĐƯỢC VIÊN-THÔNG VÔ-NGẠI. TẠI SAO VẬY ? VÌ LÀ TỪ PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI, GỒM CHÂN-NHƯ CÙNG A-LẠI-DA DUYÊN KHỞI, DUNG NHIẾP CẢ “TÌNH”  “TƯỞNG” , HỮU LẪN KHÔNG 

TÌNH là Tưởng U-ÁM, Tưởng VIỆC LÀM  ÁC… 

THÌ SẼ LÀM ÁC (PHIỀN NÃO CHƯỚNG)

TƯỞNG là Tưởng THÔNG SÁNG, Tưởng VIỆC LÀM THIỆN…

THÌ SẼ LÀM THIỆN NHƯ CÒN CHẤP VIỆC THIỆN, 

CHẤP CẢNH GIỚI TU CHỨNG (SỞ TRI CHƯỚNG)

ĐƯƠNG TRI MÊ (TÌNH ) NGỘ (TƯỞNG), ĐỒNG NHỨT CHÂN-TÂM.

PHẢI BIẾT : LÚC MÊ, LÚC NGỘ, CÓ CÙNG 1 CHÂN-TÂM.

ĐẠI TAI DIỆU MÔN, NGUYÊN-NHÂN CHÍ THỬ.

RỘNG LỚN THAY, PHÁP MÔN “VI-DIỆU VIÊN-ĐỐN”, XÉT CÙNG TỘT  NGUYÊN-NHÂN NGUỒN-GỐC CỦA LOÀI NGƯỜI LÀ “CHÂN-TÂM”.

PHẨM THỨ HAI

MƯỜI TÂM THÙ THẮNG

  1. Tín Tâm
  2. Thâm Trọng Tâm
  3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
  4. Xả Ly Tâm
  5. An Ổn Tâm
  6. Đà Ra Ni Tâm
  7. Hộ Giới Tâm
  8. Ba La Mật Tâm
  9. Bình Đẳng Tâm
  10. Phổ Hiền Tâm

PHẨM THỨ BA

NIỆM PHẬT CÔNG ĐỨC

Phổ-Hiền Bồ-Tát nói:

– “Tam-muội nầy gọi là Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh còn gọi là Niệm Phật Tam Muội. Do công đức xưng niệm danh hiệu Phật tạo thành, hoặc là kết quả tự nhiên của mười tâm thù thắng.

Nầy Phật tử, nay tôi nương thần lực và lòng đại bi vô hạn lượng của đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, mà tuyên thuyết Công Đức Bất Khả Xưng Tán của sự chấp trì danh hiệu Phật.

Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau.

Người tu môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật Tam-muội, hiện bày cảnh giới Cực-Lạc.

Hoặc ngược lại, người đặt trọn tín tâm nơi Bản-nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật Tam-muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng nói trên.

NIỆM PHẬT TAM MUỘI ,

THÌ TỰ NHIÊN THÀNH TỰU 10 TÂM THÙ THẮNG

PHẨM THỨ TƯ

XƯNG TÁN DANH HIỆU

Phổ-Hiền Bồ-Tát bèn quán sát tâm niệm của hết thảy đại chúng hiện tiền, mà dạy rằng:

– Nầy Phật tử, khi đức Thế-Tôn Thích-Ca Mâu-Ni thị hiện thành đạo, và bắt đầu hóa độ chúng sanh cang cường, Ngài đã vì hạng tiểu căn mà khai diễn tiểu pháp kẻo họ kinh nghi … Nay đã tới thời kỳ giảng nói Đại pháp.

Cũng chỉ là một pháp Niệm Phật, nhưng kẻ hạ liệt chí nhỏ, mong cầu xuất ly tam giới, thì niệm Phật chỉ là pháp Thanh-văn, Duyên-giác. Như-Lai vì họ mà dạy HIỆN TẠI LẠC TRÚ.

Riêng chư vị Bồ-Tát sơ phát tâm, dùng niệm Phật để thâm nhập Như-Lai tạng tâm thì không dính mắc vào hiện tại. (HIỆN TẠI LẠC TRÚ)

NIỆM PHẬT ĐỂ THÂM NHẬP NHƯ-LAI-TẠNG TÂM

THÌ KHÔNG DÍNH MẮC VÀO “HIỆN TẠI LẠC TRÚ”

PHẨM THỨ NĂM

QUÁN-THẾ-ÂM BỔ-TÁT
NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị phiền não chi phối ngày đêm không tạm dừng, nên nhận vọng tưởng làm Tâm, bỏ quên Thắng-giải-trí, Vô-thượng-trí. Rồi lại bị tham, sân, si, mạn, nghi lôi cuốn, và thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến chồng chất lấp vùi. Do đó khởi tâm phân biệt, thấy có mừng có giận, yêu ghét, vui buồn, vinh hoa, hủy nhục… nếu tận trừ phiền não thì thân tâm vắng lặng, an nhiên, tự tại, tức đồng với chư Phật không hai không khác.

Muốn tận trừ phiền não, thì không chi hơn là phát huy năng lực Trí giả siêu việt của danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Thật vậy nhờ cần mẫn xưng niệm Phật hiệu mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lượng, chuyển phiền não dữ dội ấy trở thành Bồ-đề thật tướng, đưa hành giả thẳng vào cảnh giới Thánh Tri Tự Chứng. Lúc bấy giờ, có khả năng bấm ngón chân xuống mặt đất, sử dụng ấn Địa Xúc để cải biến Ta-bà thành Tịnh-độ trang nghiêm, niệm niệm tương ứng với Thập-địa Bồ-Tát, niệm niệm du hành, giáo hóa xã hội chúng sanh khắp mười phương vi trần bằng hà sa thế giới. 

NIỆM PHẬT THẲNG VÀO CẢNH GIỚI THÁNH TRI TỰ CHỨNG

TƯƠNG ỨNG VỚI THẬP-ĐỊA BỒ-TÁT.

HAY

NIỆM PHẬT y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà mau đắc  

“BA THỪA” LÊN  “PHẬT QỦA”

PHẨM THỨ SÁU

NĂNG LỰC BẤT TƯ NGHỊ CỦA
DANH HIỆU PHẬT

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-Tát bảo bà Vi-Đề-Hy rằng:

– Nầy Vi-Đề-Hy, đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn trọn đời giáo hóa điều phục chúng sinh, đã ban bố tám vạn bốn ngàn pháp môn tu tập. Nhưng trong đó, niệm Phật là thù thắng đệ nhất.

Vi-Đề-Hy, trong quá khứ vô lượng vô biên na-do-tha kiếp, các đức Phật Như-Lai đã dùng hằng hà sa phương tiện, thí dụ, ngôn thuyết, để diễn bày vô số pháp môn tu tập, đưa hết thảy chúng sanh vào Cảnh Giới Giải Thoát Tối Thượng Nhứt Thừa. Nhưng duy chỉ có niệm Phật là cứu cánh đệ nhất.

Vi-Đề-Hy, hiện tại nơi trăm nghìn muôn ức na-do-tha quốc độ khắp mười phương, các đức Phật Chánh-đẳng-giác cũng đang dùng hằng hà sa phương tiện, ngôn thuyết, thí dụ để diễn bày vô số pháp môn tu tập, đưa hết thảy chúng sanh dung hóa vào Không-tánh, Niết-bàn Diệu-Tâm Như-Lai Tạng, nhưng duy chỉ có niệm Phật là hữu hiệu, siêu việt đệ nhất.

Tại sao vậy?

THẬP PHƯƠNG TAM-THẾ PHẬT

A-DI-ĐÀ ĐỆ NHỨT

CỬU PHẨM ĐỘ CHÚNG-SANH

OAI-ĐỨC VÔ CÙNG CỰC

THẬP PHƯƠNG TAM-THẾ PHẬT

Trong khoảng không gian vô tận, chẳng phải chỉ có nội một cõi Ta Bà của Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật mà chúng ta hiện ở đây thôi, kỳ thật ngoài Ta Bà ra còn có vô biên thế giới khác. Phàm hễ có một thế giới thời có một Đức Phật làm Giáo chủ, thế giới đã có vô biên thời là có vô lượng chư Phật. Chẳng những hiện tại đây vô biên thế giới ở mười phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên và dưới) có vô lượng chư Phật, và về thời kỳ quá khứ đã có vô lượng chư Phật và đến thời kỳ vị lai cũng sẽ có vô lượng chư Phật. Nên trong văn nói :  “Mười phương chư Phật ba đời”.

A-DI-ĐÀ ĐỆ NHỨT

Trong vô lượng chư Phật ở mười phương ba đời đó, suy ra thời “Đức Phật A Di Đà là bậc nhứt”.

Về Phật quả thời Phật đồng chứng như nhau, đồng trí viên, đồng hạnh mãn, đồng đức đủ, đồng nguyện toàn, công đức của chư Phật đã đồng sao lại nói Phật A Di Đà là bậc nhứt ?. Đây nói bậc nhứt là cứ nơi ứng Hóa thân của Phật mà so sánh thôi, chớ không phải nói đến Pháp thân và Báo thân, về Pháp thân và Báo thân của chư Phật quyết hẳn là đồng, vì hai thân đó là thật thân quả chứng của chư Phật vậy. Còn ứng Hóa thân là những thân vì chúng sanh cảm cách đến Phật mà ứng hóa ra, chúng sanh cơ cảm có sai khác nên thân ứng hóa của chư Phật cũng tùy đó mà sai khác, lại sự sai khác đó cũng do vì bổn nguyện của chư Phật lúc còn tu hạnh Bồ Tát không đồng nhau vậy.


Về sự thù thắng nơi ứng thân của Đức Phật A Di Đà lược kể về phần đại khái thời có bốn điều :

1. –Quang minh thường chiếu suốt các cõi nước ở mười phương không bị che ngăn, như trong Kinh A Di Đà nói : “Quang minh của Đức Phật đó vô lượng, chiếu các cõi nước ở mười phương không bị chướng ngại nên hiệu A Di Đà”. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói : “Giả sử khi Ta đặng thành Phật mà quang minh có hạn lượng, ít nhứt là chẳng soi suốt trăm nghìn ức na do tha cõi nước của chư Phật, thời Ta nguyện không chứng quả Chánh giác”, (điều nguyện thứ 12 trong 48 điều nguyện).

Còn quang minh nơi ứng thân của chư Phật, phần nhiều có hạn lượng, hoặc chiếu một do tuần, 10 do tuần, 100, 1000,… do tuần, hoặc chiếu 1 thế giới, 10, 100, 1000,… thế giới. Như quang minh nơi ứng thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ chiếu có 1 tầm !

Vì quang minh vô lượng nên Đức Phật A Di Đà có 12 biệt hiệu như trong Kinh Vô Lượng Thọ : 1. Vô Lượng Quang. 2. Vô Biên Quang. 3. Vô Ngại Quang. 4. Vô Đối Quang. 5. Viêm Vương Quang (có chỗ để Diệm Vương Quang). 6. Thanh Tịnh Quang. 7. Hoan Hỷ Quang. 8. Trí Huệ Quang. 9. Nan Tư Quang. 10. Bất Đoạn Quang. 11. Vô Xứng Quang. 12. Siêu Nhựt Nguyệt Quang.

Do đây nên về quang minh thường nơi ứng thân, thời Đức A Di Đà được phần thù thắng trong hàng chư Phật vậy.

2. Thọ mạng ứng hiện ra đời của chư Phật phần nhiều đều có hạn lượng : hoặc 100 tuổi, 1.000 tuổi… hoặc 1 kiếp, 10 kiếp, 100 kiếp, 1.000 kiếp… như Đức Phật Thích Ca ở đời chỉ có 80 năm.

Còn về ứng thân của Đức Phật A Di Đà, thọ mạng vô lượng. Trong Kinh A Di Đà nói: “Đức Phật đó sống lâu vô lượng vô biên vô số kiếp, nên hiệu là A Di Đà”. Điều nguyện thứ 13 trong Kinh Vô Lượng Thọ nói : “Giả sử khi Ta đặng thành Phật mà thọ mạng có hạn lượng, ít nhứt không được trăm nghìn ức na do tha kiếp đó, thời Ta nguyện không chứng quả Chánh giác”. Nên Đức Phật A Di Đà cùng hiệu là Vô Lượng Thọ Phật.

Đây là thọ mạng của Đức Phật A Di Đà có phần thù thắng trong hàng chư Phật vậy.

III.-  Về phần đồng cư nơi Cực Lạc, là cõi nước của Đức Phật A Di Đà cực kỳ trang nghiêm, thuần vui thanh tịnh, tuyệt không có mảy may khổ não, như trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà và Quán Vô Lượng Thọ Kinh đã rộng thuật.

Lại trong bộ Yếu Giải nói: “Cực Lạc đồng cư, tứ độ viên dung: thọ lạc viên dung – Ở nơi đồng cư độ (cõi phàm) mà viên kiến cả ba bộ trên (3 cõi Thánh : Phương Tiện độ, Thật Báo độ, Thường Tịch Quang độ – cõi trước là cõi của Nhị thừa Thánh nhơn, kế là cõi của đại Bồ Tát, sau rốt là cõi của Đức Phật).

Chứ so với các cõi khác, như Ta Bà chẳng hạn, nơi chúng ta đồng sống đây chính là Đồng Cư độ của cõi Ta Bà vậy thời lại đủ thứ uế nhơ, nào tam khổ, bát khổ, vô lượng đều khổ sở, ngũ trược… lại hạng phàm phu không thể dự phần nơi cảnh Thánh.

Đây là cõi Đức Phật A Di Đà, về phần Đồng Cư độ có phần đặc biệt trong các cõi nước ở mười phương vậy.

1. –Nhân dân trong nước của Đức Phật A Di Đà dầu là phàm, nhưng cũng đều trụ bậc “Bất thối chuyển”, nghĩa là ở vào địa vị thẳng mải đến thành Phật, không còn ngưng trệ lui sụt. Nói chi các bậc Thánh ! Trong hàng Thánh của nước Cực Lạc, cứ về bậc “Nhất sanh bổ xứ Đồ Tát” như ngài Quán Âm, Thế Chí, hay như là Di Lặc, số nhiều vô hạn, huống là bậc Thập địa, Địa tiền cùng Thanh Văn Duyên Giác ! 

Trong Kinh A Di Đà nói : “Nơi nước Cực Lạc, chúng sanh nào sanh về đó đều là bậc Bất thối chuyển. A La Hán và Bồ Tát đều đồng vô lượng vô biên, không thể tính đếm mà biết được, chỉ có thể gượng nói vô lượng vô biên vô số thôi”.

Bậc Thánh trong cõi khác hoặc là có số hạn, như cõi Ta Bà có 62 ức hằng hà sa vị Bồ Tát..

Lại nhân dân nơi Cực Lạc tuổi thọ đồng với Phật, nghĩa là vô lượng, như Kinh A Di Đà nói : “Thọ mạng của Đức Phật đó và thọ mạng của nhân dân của Ngài, vô lượng, vô biên, vô số kiếp”.

Đấy là nhân dân, La Hán, Bồ Tát của Đức Phật A Di Đà có phần đặc thắng trong các cõi nước mười phương vậy.

Vì những phần đặc thắng trên đây, nên trong văn nói : “Mười phương chư Phật ba đời, Di Đà bậc nhứt”.

Đối với chúng sanh, Đức Phật A Di Đà có nguyện lực độ sanh rất lớn. Nguyện lực đó rõ ràng nhứt là đã nêu bày trong 48 điều nguyện của Ngài: những nguyện độ khắp Thánh phàm trong mười phương ! Lại trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có câu: “Phật-tâm đó là lòng đại từ bi vậy dùng Vô duyên từ nhiếp độ các chúng sanh”.

Kinh lại nói : “Đức Vô Lượng Thọ Phật có 84.000 tướng, trong mỗi tướng đều cố 84.000 tùy hình hảo, trong mỗi hình hảo lại có 84.000 ánh sáng, mỗi ánh sáng chiếu khắp các cõi nước ở mười phương. Ánh sáng này nhiếp thọ chúng sanh niệm Phật không lìa bỏ”.

Đức Phật A Di Đà có lòng từ, nguyện lớn, phóng quang minh tiếp độ chúng sanh không lìa bỏ, nên trong văn nói: “Di Đà bậc nhứt chẳng rời quần sanh”.

CỬU PHẨM ĐỘ CHÚNG-SANH

Do nguyện lực của Đức Phật A Di Đà, nên những người được sanh về cõi Cực Lạc của Ngài đều từ trong hoa sen báu nơi ao thất bảo mà hóa sanh, nghĩa là mượn hoa sen làm bào thai mà cho thân hình. Đó gọi là “Liên hoa thanh tịnh hóa sanh”, cũng có câu “Liên hoa vi phụ mẫu”. Vì người vãng sanh về đó nơi trí có cao thấp, nơi phước có nhiều ít không đồng nhau, nên hoa sen là chỗ thác sanh cũng có nhiều hạng, đại khái chia làm 9 phẩm:

  1. Thượng phẩm thượng sanh.
  2. Thượng phẩm trung sanh.
  3. Thượng phẩm hạ sanh.

(Ba phẩm này thuộc bậc Đại thừa Bồ Tát)

  1. Trung phẩm thượng sanh.
  2. Trung phẩm trung sanh.

(2 phẩm đây thuộc hàng Nhị thừa Thánh nhơn)

  1. Trung phẩm hạ sanh.

(1 phẩm đây thuộc hàng có công đức lành ở đời)

  1. Hạ phẩm thượng sanh.
  2. Hạ phẩm trung sanh.
  3. Hạ phẩm hạ sanh.

(3 phẩm này thuộc về hạng người tạo ác nghiệp)

Cứ nơi chín phẩm trên đây, thời thấy rằng từ bậc Đại thừa Bồ Tát, Nhị thừa Thánh nhơn, người lành tốt trong đời cho đến kẻ tạo ác nghiệp, phạm ngũ nghịch thập ác v.v… mà có gia công niệm Phật, thời đều được vãng sanh về cõi Cực Lạc cả.

OAI-ĐỨC VÔ CÙNG CỰC

Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức lành của Phật vô cực. Trí quang chiếu phá sự mê tối của chúng sanh khắp mười phương, đó là “oai lực”. Chúng sanh niệm Phật, thời liền hộ niệm giữ gìn cho được an ổn không thối không thất, và hiện vô lượng thân đến khắp vô lượng thế giới để tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc. Đây là “linh thông”

Tâm của Phật không phút nào quên chúng sanh, như cha mẹ hiền nhớ còn thương con. Lại không công đức nào mà Phật không hoàn mãn đây là “đức lành”. Như Kinh A Di Đà nói:

“Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nghe nói đến Đức Phật. A Di Đà rồi hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, chấp trì danh hiệu nhứt tâm bất loạn. Người này đến lúc lâm chung, Đức Phật A Di Đà và hàng Thánh chúng hiện ra nơi trước, người lúc chết tâm hồn không điên đảo, liền đặng vãng sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà”.

Kinh Lăng Nghiêm có câu : “Các Đức Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con”. Lại có câu : “Người nào niệm danh hiệu Phật, thời hào quang của Phật chiếu đến người đó, làm cho các sự tai vạ tà ma, quỷ quái không đến gần được”.

Oai lực linh thông của Phật vô cùng, đức dày của Phật lại vô cực nên văn nói: “Oai linh đức cả đã dành vô biên”.

Từ đây nhẫn lên là giải một đoạn 4 câu kệ về phần tán thán công đức của Phật:
Mười phương chư Phật ba đời.
Di Đà bậc nhứt chẳng rời quần sanh.
Sen vàng chín phẩm sẵn dành.
Oai linh đức cả đã dành vô biên.

Đức Phật A Di Đà sẵn đức từ bi nguyện lực, dùng chín phẩm liên hoa báu để chờ tiếp dẫn chúng sanh nào muốn sanh về nước của Ngài; nên trong văn nói : “Sen vàng chín phẩm sẵn dành”.

 HÂN TỊNH TỲ KHEO

Cẩn Chí

NIỆM PHẬT “THÀNH TỰU” NĂNG LỰC BẤT TƯ NGHỊ

(Trừ người hủy báng Tam Bảo)

KINH-VĂN:

Hạ phẩm hạ sanh là thế nào? Hoặc có chúng sanh tạo tội ngũ nghịch thập ác, làm đủ các việc chẳng lành; kẻ ngu ấy do nghiệp ác đáng lẽ phải bị đọa vào ác đạo, trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng. Nhưng khi lâm chung, người này nhờ gặp thiện tri thức dùng nhiều cách an ủi, nói phép mầu cho nghe, lại dạy bảo tưởng niệm Phật. Đương nhơn tuy nghe lời dạy, song vì sự khổ bức ách, không yên rảnh để quán tưởng đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Thấy thế, thiện hữu lại bảo: “Nếu ông không thể tưởng đức Phật kia thì nên chí thành xưng “Nam Mô A Di Đà Phật” tiếng tăm liên tiếp không dứt cho đủ mười niệm”. Hành giả vâng lời. Và do nhờ xưng danh hiệu Phật nên mỗi mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Khi mạng chung, người ấy thấy hoa sen vàng rực rỡ như vầng nhật hiện ra trước mặt. Trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Như thế mãn mười hai đại kiếp hoa sen mới nở. Khi hoa nở, hai vị Ðại Sĩ Quán Thế Âm, Đại Thế Chí dùng tiếng đại bi vì hành giả nói rộng về Thật Tướng của các pháp và cách trừ diệt tội chướng. Đương nhơn nghe rồi thân tâm vui đẹp, liền phát lòng Vô Thượng Bồ Ðề. Đây là cảnh hạ phẩm hạ sanh.

Môn tưởng trên gọi là hạ bối vãng sanh, thuộc về pháp quán thứ mười sáu.

SỚ-GIẢI :

Tội ngũ nghịch là: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá sự hòa hợp của chư Tăng, và làm cho thân Phật ra máu. Vì năm tội này trái ân phụ đức, nên gọi là “nghịch.” “Thập ác” là ba nghiệp dữ của thân, bốn nghiệp dữ của miệng, và ba nghiệp dữ của ý; tất cả ác nghiệp đều nhiếp về mười điều này. “Mười niệm” ước về số ít là mười câu, nhiều là mười hơi.

Hỏi: Theo kinh Vô Lượng Thọ, đoạn bốn mươi tám điều đại nguyện, có câu “duy trừ những người tạo ngũ nghịch và báng chánh pháp, ngoài ra đều được vãng sanh.” Nay trong chương hạ phẩm hạ sanh của Quán kinh đây lại nhiếp thủ người tạo ngũ nghịch, không thâu kẻ báng chánh pháp là ý thế nào?

Đáp: Việc ấy nên hiểu theo nghĩa Ức Chỉ Môn, tức là lời nói ngăn đón trong Phật pháp. Bởi người đã tạo tội ngũ nghịch tất nghiệp chướng rất nặng nề, khó hồi tâm hướng về Chánh Pháp, nên đức Như Lai mới nói lời rào đón trước, để cho kẻ ấy được dễ dàng trong sự vãng sanh. Nếu người tạo ngũ nghịch, thập ác mà biết hồi tâm niệm Phật, tất đức Phật sẵn sàng tiếp dẫn. Chư Phật lòng từ vi vô lượng, đối với kẻ lỗi lầm biết quay đầu về hướng thiện, lẽ nào lại không tiếp độ? Cho nên Quán Kinh nhiếp thủ người tạo ngũ nghịch là bởi ý đó.

Trong kinh đây không nói đến kẻ báng pháp là bởi nếu đã tạo tội nặng mà biết tin tưởng Chánh Pháp thì còn có thể hóa độ, bằng trái lại thì dù có khuyên bảo chỉ e luống vô công. Tuy nhiên, nếu có người trước kia không tin tưởng, thường phỉ báng Chánh Pháp sau bị tai nạn, hay thấy ác tướng, hoặc gặp duyên sự gì, biết thức tỉnh trở lại nẻo chánh chơn thì chư Phật với tâm bình đẳng từ bi vẫn sẵn sàng tiếp độ. Vì thế, kinh Quán Phật Tam Muội nói: “Nếu trong hàng tứ chúng có kẻ báng kinh Ðại Thừa, tạo tội ngũ nghịch, phạm bốn trọng giới, mà biết chí tâm hệ niệm quán tưởng một tướng hảo của Phật trong một ngày đêm thì các tội chướng thảy đều tiêu diệt.” Thế thì những kẻ báng Chánh Pháp nếu có thể hồi tâm, tất đều vãng sanh chớ chẳng phải là không được thâu nhiếp đâu!

Nhưng người báng Chánh Pháp dù được vãng sanh, phải ở trong hoa sen trải qua nhiều kiếp. Trong thời gian lâu xa ấy, đương nhơn tuy hưởng sự vui như Tam Thiền, song còn ba điều chướng là: không được thấy Phật và Thánh Chúng, không được nghe Chánh Pháp, không được thừa sự cúng dường các đức Thế Tôn. Tuy thế, cũng còn hơn là kẻ không hồi tâm để bị đọa vào địa ngục A Tỳ!

Về hạ phẩm vãng sanh đến đây đã xong.

Có lời khen rằng:

Hạ bối căn non, kém hiểu biết,

Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp

Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,

Không tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.

Lâm chung tướng khổ hội như mây,

Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.

Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh

Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.

Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,

Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.

Mười hai đại kiếp hoa sen nở

Đại nguyện theo với tiếng đại bi.

KINH-VĂN:

Khi đức Thế Tôn nói lời ấy rồi, Vi Đề Hy phu nhơn cùng năm trăm thị nữ liền thấy tướng rộng dài của thế giới Cực Lạc, sắc thân của Phật A Di Đà và hai vị Bồ Tát. Tất cả đều sanh lòng vui mừng, khen là việc chưa từng có. Phu nhơn hoát nhiên đại ngộ, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, nguyện sanh về Cực Lạc. Đức Thế Tôn thọ ký cho tất cả đều được vãng sanh và sau khi sanh về Tịnh Ðộ đều chứng Chư Phật Hiện Tiền tam muội.

SỚ-GIẢI :

Vô lượng chư thiên phát tâm vô thượng Bồ Ðề.

Trước chỉ nói bà Vi Đề Hy thấy cõi Cực Lạc, nay lại thuyết minh năm trăm thị nữ đều thấy, đây là mật ý chỉ cho phu nhơn và năm trăm thị nữ đều có nhơn duyên với miền An Dưỡng.

Hỏi: Luận Vãng Sanh nói:

“Người nữ, kẻ căn thiếu;

Nhị thừa chủng không sanh”.

Như thế tại sao trong kinh này Phật lại ấn hứa cho người nữ được vãng sanh?

Đáp: Đó là ý nói ở Cực Lạc không có người nữ cùng kẻ sáu căn không đủ, chứ chẳng phải nữ nhơn và kẻ thiếu căn niệm Phật không được vãng sanh đâu! Còn “Nhị Thừa chủng” là chỉ cho hàng định tánh Thanh Văn lấy quả Vô Dư Niết Bàn làm cứu cánh, không tin có cõi Cực Lạc. Nếu những vị này hướng về Ðại Thừa, phát tâm niệm Phật tất đều được vãng sanh.

Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ Sao

Ðời Lưu Tống ngài Cương Lương Gia Xá dịch

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

PHẨM THỨ BẢY

KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT và

ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN

NIỆM PHẬT VỚI  “TỊNH-MẬT VIÊN THÔNG”

Một câu A Di Ðà
Là một tạng bí mật.
Phát nguồn cội thần thông
Ðầy đủ uy lực lớn.

(Nhứt cú Di Ðà
Nhứt tạng bí mật.
Phát bản thần thông
Cụ đại uy lực.)


Lược giải:

Câu niệm Phật đã gồm ba tạng của Hiển giáo lại cũng đủ thần thông uy lực của bí tạng Mật giáo. “Bản thần thông” là thần thông sẵn có, phát sanh từ nguồn gốc chân tâm, không phải do tập luyện mà được. Niệm Phật công thuần đến mức thanh tịnh, cũng như người có sẵn tiền muốn mua món gì cũng được. Dùng công đức niệm Phật để cầu an, cầu siêu, trừ tai nạn, trị đau bịnh, hàng tà ma, sám tội chướng, cầu phước huệ duyên lành, nguyện sanh lên cung trời hoặc về cõi Phật, cho đến cầu Ðại Niết Bàn cũng đều thành tựu. Tất cả uy lực thần thông cũng từ câu niệm Phật mà phát sanh. Như thuở xưa, Thiện Ðạo đại sư khi niệm Phật, mỗi câu đều có một luồng ánh sáng phóng ra. Một Ðại sư về Tịnh tông bên Nhật Bản, mỗi câu niệm hồng danh, trong miệng bay ra một vị Phật. Liên Trì đại sư lúc dân chúng nhờ đảo võ, ngài chỉ ra ngoài đồng gõ mõ niệm Phật, đi tới đâu mưa rơi đến đó. Niệm Phật tùy ý phát ra thần thông uy lực là như thế.

Vị thiện tri thức 47

TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT

DẠY THIỆN-TÀI VỀ MÔN “TỊNH-TRÍ-QUANG-MINH”

Khi “NIỆM PHẬT” hay “TU BẤT CỨ MÔN NÀO” dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!

TỨC LÀ THÀNH TỰU MÔN “TỊNH-TRÍ-QUANG-MINH”

Nhược nhân dục thức Phật cảnh giới,

Đương tịnh kỳ ý như hư không,

Viễn ly vọng tưởng cập chư thủ,

Linh tâm sở hướng giai vô ngại.

 Dịch nghĩa:

 Nếu người muốn biết cảnh giới Phật,

Ý căn thanh tịnh như hư không,

Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ,

Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại.

 Cảnh giới Phật là gì?

Không và hữu thay phiên hiển bày, lý sự vô ngại, một tức nhiều, nhiều tức một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn là cảnh giới Phật vậy. Do đó được biết, một hạt bụi, một giọt nước cho đến vi trần số cõi Phật Hoa Tạng Hải đều là cảnh giới Phật cả. Nhưng các ngươi tay chỉ mắt nhìn, trên là trời, dưới là đất, vận hành là nhựt nguyệt. Tịnh mà trụ gọi là núi, động mà chảy gọi là sông, hữu tình là người, vô tình là vật. Cảnh giới Phật ngay trước mắt mà lại chẳng thấy, thực là thật đáng thương xót! Tại sao vậy?

 Chỉ vì các ngươi nơi ý căn chưa từng thanh tịnh, nên có đủ thứ vọng tưởng, đã có vọng tưởng là có phân biệt, đã có phân biệt thì kẹt vào danh tướng, đã kẹt vào danh tướng nên thấy trời chỉ là trời, thấy đất chỉ là đất, thấy núi sông chỉ là núi sông, thấy người vật chỉ là người vật; lại ở nơi danh tướng vọng sanh đủ thứ chấp trước, như chấp núi sông người vật, lại còn ở nơi chấp trước sanh ra đủ thứ chướng ngại, cũng như bị sắc, thinh, hương, vị chướng ngại, bị núi, sông, người, vật, vạn tượng sum la chướng ngại, vì ở khắp nơi đều bị chướng ngại, nên muốn thấy cảnh giới Phật lại càng khó hơn nữa.

 Dù vậy, nếu ông chân thật muốn thấy cũng chẳng khó, chỉ cần đem các thứ vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại ấy, mỗi mỗi đều xoay trở về tự tánh, khiến cho nơi ý căn thanh tịnh như hư không. Ở trên đỉnh đầu mở ra chánh nhãn (tham ngộ), chiếu soi khắp thế gian. Như vậy thì trời là cảnh giới Phật, đất cũng là cảnh giới Phật, núi sông người vật, hạt bụi giọt nước, cho đến vi trần số cõi Phật thế giới, không nơi nào chẳng phải là cảnh giới Phật cả. Đang lúc ấy luôn cả vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại cũng đều là cảnh giới Phật rồi vậy.

 Cảnh giới như thế, phi hữu phi không, phi lý phi sự, phi nhất phi đa, phi tiểu phi đại, phi mê phi ngộ, phi tu phi chứng, gọi là cảnh giới Phật cũng được, chẳng gọi là cảnh giới Phật cũng được. Vi diệu như thế bất khả thuyết, viên dung như thế bất khả thuyết, tự tại vô ngại như thế bất khả thuyết, chứng ngộ giải thoát như thế bất khả thuyết, công đức lợi ích như thế bất khả thuyết. Ấy gọi là bất khả thuyết lại thêm bất khả thuyết của cảnh giới Phật. Các ngươi ở nơi cảnh giới Phật này đã từng đích thân đi đến chưa?

 Nếu chưa đến nơi, cần phải nghe ta từ đầu nói trắng ra:

Nếu ngươi muốn biết cảnh giới Phật (Là trên đầu lại sanh thêm đầu).

Ý căn thanh tịnh như hư không (Vì có ai bị ô nhiễm đâu?)

Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ (Là vạch sóng để tìm nước).

Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại (Thì trước mắt đều là núi xanh).

 Nói trắng ra rồi đó. Chớ nên hiểu lầm!

 Xưa kia Thế Tôn ở nơi pháp Bồ Đề tràng mới thành chánh giác, than rằng: “Lạ thay! Nay Ta thấy khắp tất cả chúng sanh đều đủ cả đức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng chứng đắc”. Vậy Phật đã đem hết sự sở chứng tỏ bày rồi, các ngươi hiện đang ở nơi pháp Bồ Đề Tràng, mỗi người đầu đội hư không, chân đạp quả đất mà chẳng thành Chánh Giác là tại sao? Vì vọng tưởng chấp trước chưa dứt, đại tâm Bồ Đề chưa phát.

 Mê thì Bồ Đề là vọng tưởng,

Ngộ thì vọng tưởng là Bồ Đề.

 Muốn thành Chánh Giác cần phải phát tâm Bồ Đề, nên Kinh nói: “Tâm Bồ Đề cũng như chủng tử, vì hay sanh tất cả Phật pháp; tâm Bồ Đề cũng như đại địa, vì hay trì tất cả thế gian; tâm Bồ Đề cũng như nước trong sạch, vì hay rửa tất cả cấu bẩn phiền não; tâm Bồ Đề cũng như gió lớn vì thổi khắp thế gian đều vô ngại; tâm Bồ Đề cũng như xe lớn, vì hay chuyên chở chư Bồ Tát; tâm Bồ Đề cũng như đại đạo (đại lộ), Vì hay khiến chúng sanh được vào thành đại trí; tâm Bồ Đề cũng như vườn hoa, vì cho chúng sanh ở nơi đó du hí thọ pháp lạc; tâm Bồ Đề giống như hạt châu như ý vì hay cấp cho tất cả người nghèo khổ được no ấm”.

Lành thay! Lành thay! Tâm Bồ Đề có công đức như thế.

 Nếu đã phát tâm Bồ Đề, đương nhiên phải tu hạnh Bồ Tát, hạnh Bồ Tát nếu chẳng tu, thì tâm Bồ Đề thành vọng phát. Há chẳng thấy Thiện Tài đồng Tử khi tham vấn mỗi thiện tri thức đều nói: “Con đã phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà con chưa biết làm sao học hạnh Bồ Tát, làm sao tu đạo Bồ Tát. Nghe nói bậc Thánh hay dạy bảo cách khéo léo, xin vì con mà thuyết”. Ấy là cái gương của Thiện Tài Đồng Tử phát tâm tu hành. Do đó được biết, dù có nghe nhiều, nếu chẳng chịu tu hành thì cũng bằng người chẳng nghe, như người chỉ nói ăn mà chẳng ăn thì làm sao được no.

Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na giấu trong một lỗ chân lông, biển hạnh nguyện của Phổ Hiền rải khắp trên trăm đầu ngọn cỏ.

Dầu ở nơi một lỗ chân lông, rõ ràng là dựng đất chỏi trời; dù ở nơi trăm đầu ngọn cỏ, rốt cuộc quét sạch dấu tích. Các ngươi muốn thấy một lỗ chân lông chăng?

Chiều dọc thì xuyên qua tam tế (quá khứ, hiện tại, vị lai), chiều ngang thì rộng khắp mười phương; muốn thấy trăm đầu ngọn cỏ chăng?

Tia lửa ánh chớp không kịp nháy mắt. Có khi một lỗ chân lông nuốt hết trăm đầu ngọn cỏ, có khi trăm đầu ngọn cỏ hiện ra một lỗ chân lông, có khi một lỗ chân lông tức là trăm đầu ngọn cỏ, có khi trăm đầu ngọn cỏ tức là một lỗ chân lông; khiến cho Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ Tát Phổ Hiền hòa thành một khối, làm cho tất cả chúng sanh tìm mãi chẳng ra, chen thân chẳng lọt, dùng sức chẳng đụng, chân đạp chẳng vững, vốn chẳng định thể, cũng chẳng định danh.

Có khi gọi là nhất chân pháp giới, có khi gọi là đại quang minh tạng, có khi gọi là pháp Bồ Đề Tràng, có khi gọi là diệu trang nghiêm thành, có khi gọi là nghĩa lục tướng, có khi gọi là Thập Huyền Môn, hoặc nói ám hiệu tử, hoặc nói Bản Lai Nhân, cho đến dùng nó thành cây gậy, biến nó thành tiếng hét. Thả đi thu lại, muôn ngàn sai biệt, đến khi tẩy sạch triệt để khám phá cuối cùng (kiến tánh), vốn chỉ là một mình tự kỷ! Cái tự kỷ này, ở trời thì đồng với trời, ở đất thì đồng với đất, nơi người thì đồng với người, nơi vật thì đồng với vật. Trên bổn phận tự kỷ, hoặc nói bổn cụ (vốn đầy đủ), hoặc nói bổn không (vốn trống rỗng), hoặc nói mê và ngộ, hoặc nói tu và chứng, bày ra đủ thứ dây trói buộc, kỳ thật:

Gió xuân chẳng thấp cao,

Nhánh hoa tự ngắn dài.

 Nhớ lại Thiện Tài Đồng Tử tham vấn khắp miền nam năm mươi ba vị thiện tri thức, sau cùng gặp Bồ Tát Phổ Hiền, bảo phát mười đại nguyện, dẫn dắt vãng sanh lạc độ. Dù nói vãng sanh, thực là hiển thị pháp vốn vô sanh vậy.

Vì đã nói nhất thiết duy tâm tạo, thì lạc độ đâu phải ở ngoài tâm? Nên nói tâm tịnh thì Phật độ tịnh.

Duy tâm tịnh độ diệu như thế,

Kẻ tâm chưa tịnh khó liễu tri.

1 CÂU “CHUYỂN-NGỮ” ĐƯỢC GIẢI THOÁT KIẾP “CHỒN”

Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư:

“Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả chăng ?”. 

Thiền sư đáp:

“Bậc đại tu hành chẳng “LẠC” vào vòng Nhân Quả”.

Vì câu trả lời này mà khiến cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp ngài Bá Trượng “TRẢ LỜI CHUYỂN NGỮ” mới được giải thoát.

TRẢ LỜI CHUYỂN NGỮ

HỎI : Bậc tu hành đã ngộ lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả chăng ?

ĐÁP : Bậc đại tu hành chẳng “HIỂU SAI LẦM” nhân Quả.

KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI

Một câu A Di Ðà

Là một đóa bảo liên

Lý duy tâm mầu nhiệm

Pháp hợp lẽ thiên nhiên.

PHẦN LƯU-THÔNG

PHẨM THỨ BẢY

KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT và
ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN

  ĐỂ LƯU THÔNG BỘ KINH KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT

MỤC-LỤC

CHUNG

HOA-NGHIÊM NGUYÊN-NHÂN LUẬN của Sa-môn TÔNG-MẬT, chùa QUÊ-PHONG.

Có một độ, bút giả (Hòa Thượng Thích Thin-Tâm) vừa tng xong b kinh Hoa Nghiêm, tâm nim bng vng lng quên hết điu kiến gii, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:

Vi trn phu xut đi thiên kinh

Nghĩ gii thiên kinh không dch hình!

Vô lượng nghĩa tâm toàn th l

Lưu oanh hu chuyn tch thường thinh.

Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bi tâm này đã sn đy đ vô lượng vô biên diu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!

Câu nim Pht cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi nim Pht dt hết vng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cnh y dt hết s đi đãi, u linh nhim mu không th din t!

Li bàn: Thông thường người tng kinh đu tìm kiến gii, ri theo kiến gii mà thc hành, như theo Hòa Thượng thì quên hết mi điu kiến gii, đc t đu đến cui, thì mi hp vi “CHƠN TÂM BN TÁNH”. 

Cũng như lìa sáu trn: Sc, Thanh, Hương,V, Xúc, Pháp mà có s hiu biết , thì đó mi là CHƠN TÂM ca chính mình. (KINH LĂNG NGHIÊM)

KINH

PHẬT-ĐẢNH TÔN-THẮNG

ĐÀ-RA-NI

LỜI TỰA

I. PHẦN TỰ

II. PHẦN CHÁNH

III. PHẦN LƯU THÔNG

Pháp Hoa Cương Yếu

HT Thích Trí Tịnh

26.- ÐÀ-LA-NI PHẨM

Dầu trước đả hiển diệu-hạnh, y diệu-hạnh, sẽ thành diệu-quả, ngặt vì tạng thức kín sâu, nhiễm huân đã nhiều kiếp tập-khí tiềm phục nhiều đời nếu không nhờ sức da-trì, để da hộ chỉ quán, chống vững định-huệ, thời khó trừ tận tuyệt, vì thế nên phẩm này cùng hai phẩm kế để hiển biểu tượng của ba môn da trì. 3 môn da trì là:

1.- Thần lực da-trì

2.- Pháp lực da-trì

3.- Hiện thân diện ngôn thuyết da-trì

Thần-lực da-trì chính là phẩm này:

Bởi vì thức-tạng là hang vực của hai loại sanh tử rất sâu rất kín. Tập khí tiềm phục trong đó, sức chỉ cùng quán khó có thể vào đến, vào còn không đến được thời thế nào dứt trừ được, dứt trừ không được thời bị nó làm tổn. Do đó nên cần phải nhờ sức tổng trì thần chú để công phạt tập-khí, vì tổng-trì là tâm ấn bí mật của chư Phật vậy.

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu người tu hành tập khí chưa trừ, nên phải chuyên lòng tụng thần chú của Ta”.

Kinh Lăng-Già nói: “Nếu không dùng thần-lực kiến-lập đó thời đọa vào vọng-tưởng ác-tri-kiến ngoại đạo ...”

Cho nên từ đệ Thất-địa trở lại mà không da-trì thời lạc ngoại đạo; đệ Bát-địa không da-trì thời trụ nhị-thừa: đệ Cửu-địa đến Ðẳng-giác không da-trì thời không thể nhập Diệu-giác. Cho nên cần phải da-trì vậy.

“BÁT-NHÃN TÂM-KINH” nói rằng :

Quán-tự-tại Bồ-tát “QUÁN THẤY”…

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức;

( không có ngũ-uẩn)

vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp;

( không có 12 nhập)

vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới;

(không có 18 giới)

vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận;

(không có 12 nhân duyên)

vô khổ, tập, diệt, đạo;

(không có 4 đế)

vô trí diệc vô đắc.

(không có TRÍ của Bồ-tát do tu Lục-độ, cũng không có ĐẮC qủa Phật)

Lại nói, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

(Ba đời  “Chư Phật” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”)

Còn nói, Bát-nhã là Đại-thần, là đại minh, là vô-thượng, là vô đẳng đẳng chú… như lại phải nhờ thần-chú  “Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.”,  để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC” (sở tri chướng),  mà thành tựu  “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC THÀNH PHẬT.

Tóm lại,  “QUÁN-TỰ-TẠI BỒ-TÁT” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA

“NIỆM PHẬT”  y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”, 

Thế Nào Gọi Là Xả Ly Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật trong khi xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, phải phát khởi cái Tâm thái lìa bỏ tất cả. Sao gọi là lìa bỏ ? Lìa bỏ nghĩa là không trụ tướng mà niệm Phật, không nắm giữ mà niệm Phật, không tương ưng mà niệm Phật, không đối đãi mà niệm Phật, không chống trái mà niệm Phật, không cầu mong mà niệm Phật, không nhiễm duyên mà niệm Phật như thế gọi là lìa bỏ.

Người niệm Phật chỉ buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh. Quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức tự biết Ta đang niệm Phật. Như thế mới gọi là lìa bỏ.

Lìa bỏ khổ, tập, diệt, đạo mà niệm Phật.

Lìa bỏ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà niệm Phật.

Lìa bỏ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ mà niệm Phật.

Lìa bỏ tín giải, hành chứng mà niệm Phật.

Lìa bỏ từ bi, hỷ xả mà niệm Phật.

Lìa bỏ không, vô thường, vô ngã mà niệm Phật.

Lìa bỏ bồ đề, niết bàn, giải thoát, giải thoát tri kiến, mà niệm Phật.

Lìa bỏ tất cả các pháp hữu vi, tất cả các pháp vô vi mà niệm Phật.

Lìa bỏ ngã và ngã sở.

Lìa bỏ luôn cả ý tưởng cầu mong vãng sanh, chí nguyện độ sanh, ý hướng thành Phật mà niệm Phật.

Niệm Phật với tâm Xả Ly như thế, mới được gọi là chân chánh niệm Phật

TỊNH TĨNH NIỆM PHẬT 

 Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là Tịch tĩnh niệm.

PHẨM THỨ BẢY

KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT 

ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN

( Chuyên tụng VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHƠN NGÔN hay BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI cũng được vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh, nên sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.

Về cách trì niệm, tệ nhơn lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:

1 – Ký số niệm: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là ký số.

2 – Chứng số niệm: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là chứng số. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.

3 –Chỉ quán niệm: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là Chỉ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt.  Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là Quán. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép Chỉ, hôn trầm dùng phép Quán.

4 – Tịch tĩnh niệm: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là Tịch tĩnh niệm.

Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, tệ nhơn đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.)

Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm 

NIỆM PHẬT ĐỂ THÂM NHẬP NHƯ-LAI-TẠNG TÂM

THÌ KHÔNG DÍNH MẮC VÀO “HIỆN TẠI LẠC TRÚ”

“Đương niệm tức vô niệm”

Niệm tánh vốn tự không

Tâm làm Phật là Phật

Chứng lý pháp thân hiện

Kệ Niệm Phật

(Hòa Thượng Thích Trí Tnh son)

Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn

Tâm tiếng hiệp khắn nhau                         (H Th Công Phu)

Thường niệm cho rành rõ

Nhiếp tâm là Định học

Nhận rõ chính Huệ học

Chánh niệm trừ vọng hoặc

Giới thể đồng thời đủ                         (Tương Ưng vi Gii, Đnh, Hu)

Niệm lực được tương tục

Đúng nghĩa chấp trì danh

Nhất tâm Phật hiện tiền                            (S Nht Tâm)

Tam-muội sự thành tựu

Đương niệm tức vô niệm                            (Lý nht Tâm)

Niệm tánh vốn tự không

Tâm làm Phật là Phật

Chứng lý pháp thân hiện

Nam mô A Di Đà

Nam mô A Di Đà

Cố gắng hết sức mình

Cầu đài sen thượng phẩm            (Phát Nguyn Vãng-sanh Cc-lc)

Trưởng-giả Diệu-Nguyệt hỏi rằng:

Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?

Đức Thích-Ca  đáp rằng:

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại … đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : 

“VÃNG SANH ĐNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.”

Cũng chỉ là một pháp Niệm Phật, nhưng kẻ hạ liệt chí nhỏ, mong cầu xuất ly tam giới, thì niệm Phật chỉ là pháp Thanh-văn, Duyên-giác. Như-Lai vì họ mà dạy HIỆN TẠI LẠC TRÚ.

“ Riêng chư vị Bồ-Tát sơ phát tâm, dùng niệm Phật để thâm nhập Như-Lai
tạng tâm thì không dính mắc vào hiện tại.
 (HIỆN TẠI LẠC TRÚ)

Tịnh Độ

Thập Nghi Luận

ĐỜI TÙY, THIÊN THAI TRÍ GIẢ ĐẠI SƯ SOẠN

I- Hỏi:- Chư Phật Bồ Tát lấy đại bi làm sự nghiệp. Vậy người đã phát tâm Bồ Đề, nếu muốn cứu độ chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cõi, ở nơi đời ngũ trược, vào ba đường ác mà cứu khổ cho các hữu tình. Tại sao chúng ta đã học theo Phật, lại xa rời chúng sanh, tự sống riêng một cuộc đời yên ổn? Đó có phải là thiếu lòng từ bi, chuyên lo tự lợi và trái với đạo Bồ Đề chăng?

– Đáp: Bồ Tát có hai hạng.

Thứ nhất, bậc tu Bồ Tát Đạo đã lâu, chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Với những vị nầy, đem lời đó trách thì đúng.

Thứ nhì, bậc chưa chứng Vô Sanh và hàng phàm phu mới phát tâm Bồ Tát. Những vị sau nầy cần phải thường không rời Phật, mới thành tựu được nhẫn lực và có thể ở trong ba cõi, vào nơi đời ác để cứu độ chúng sanh. Cho nên Luận Trí Độ nói: “Hạng phàm phu còn đủ mọi sự ràng buộc, dù có lòng đại bi, nhưng vội muốn sanh trong đời ác để cứu chúng hữu tình khổ não, đó là điều không hợp lý.” Tại sao thế? Vì trong cõi đời ác trược, nghiệp phiền não mạnh mẽ lẫy lừng. Khi ấy, mình đã không có nhẫn lực, tất tâm sẽ tùy cảnh mà chuyển, rồi bị sắc, thanh danh, lợi trói buộc, sanh ra đủ nghiệp tham, sân, si. Chừng đó tự cứu đã không rồi, nói chi là cứu chúng sanh? Giả sử được sanh trong cõi người thì cảnh xấu ác kẻ tà ngoại dẫy đầy, người chánh chơn khó gặp, cho nên Phật Pháp không dễ gì nghe, Thánh Đạo không dễ gì chứng.

Nếu người nhân bố thí, trì giới, tu phước được làm bậc quyền quý, mấy ai không mê đắm cảnh giàu sang, buông lung trong trường dục lạc?

Lúc đó dù có bậc Thiện Tri Thức khuyên bảo, họ cũng không chịu tin làm theo, lại vì muốn thỏa mãn lòng tham dục của mình, nương quyền thế sẵn có, gây ra nhiều tội nghiệp. Đến khi chết rồi, bị đọa vào tam đồ trải qua vô lượng kiếp, khi khỏi tam đồ, sanh được làm người, phải thọ thân bần tiện; nếu không gặp Thiện Tri Thức lại mê lầm gây tội ác, rồi bị đọa nữa. Từ trước đến nay chúng sanh luân hồi đều ở trong tình trạng ấy. Đây gọi là Nan Hành Ðạo vậy.

Kinh Duy Ma cũng nói: “Chính bịnh của mình còn không tự cứu được, đâu có thể cứu được bịnh cho kẻ khác.”

Luận Trí Độ cũng nói: “Ví như hai người, mỗi kẻ đều có thân nhân bị nước lôi cuốn; một người tánh gấp nhảy ngay xuống nước để cứu vớt, nhưng vì thiếu phương tiện nên cả hai đều bị đắm chìm. Một người sáng tỉnh hơn vội chạy đến lấy thuyền bơi ra cứu vớt, nên cả hai đều không bị nạn trầm nịch.” Bậc Bồ Tát mới phát tâm vì chưa đủ nhẫn lực nên không thể cứu chúng sanh, cũng như người trước. Những vị Bồ Tát thường gần gũi Phật chứng được Vô Sanh Nhẫn, mới có thể nhập thế và cứu độ vô lượng chúng sanh cũng như người sau. Như trẻ thơ không nên rời mẹ, nếu rời mẹ thì hoặc rơi vào hầm giếng, té xuống sông đầm, hoặc đói khát mà chết. Lại như chim non chưa đủ lông cánh, chỉ có thể nhảy chuyền theo cành cây; đợi chừng nào lông cánh đầy đủ, mới có thể bay xa, thong thả vô ngại. Phàm phu không nhẫn lực, chỉ nên chuyên niệm Phật A Di Đà cho được nhất tâm, đợi khi tịnh nghiệp thành tựu, lúc lâm chung sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh, quyết định không nghi. Khi thấy Đức A Di Đà chứng quả Vô Sanh rồi, chừng ấy sẽ cỡi thuyền Pháp Nhẫn vào biển luân hồi cứu vớt chúng sanh, mặc ý làm vô biên Phật sự.

Cho nên bậc bi tâm hành giả, như muốn giáo hóa nơi địa ngục, vào biển trầm luân, nên chú ý đến nhân duyên cầu sanh Tịnh Độ. Điều nầy Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi là Dị Hành Đạo.

Thanh-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp

Hồng-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp

Tử-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp

Bạch-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp

Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

(Vào  đêm RẰM, ngày 15/5/1989 Âm lịch (nhằm ngày KỶ DẬU, tháng CANH  NGỌ, năm KỶ TỴ), sau thời khóa, HT THÍCH THIỀNTÂM bỗng ngẫu cảm viết luôn một mạch 108 BÀI VỊNH, mỗi bài 4 câu, trong ấy nói lược qua thời gian NHẬP THẤT trải qua, lấy đề mục là  ẨN-TU NGẪU VỊNH.)

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích ThiềnTâm, hiệu Vô-Nhất.

NGHI THỨC 

NIỆM-PHẬT 

ĐỌC TỤNG CHƠN-NGÔN

42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp

Niệm Phật Thập Yếu

(72 Tiết chung góp lại)

TIẾT 1.- Bắc Phương Phật Giáo Với Nhân Duyên Tịnh Độ

MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT

CỦA TRIỆT NGỘ ÐẠI SƯ

HÒA-THƯỢNG THÍCH-THIỀN-TÂM DỊCH TỪ HÁN-VĂN RA VIỆT-VĂN

1)       

Nhứt cú Di Ðà
Ngã Phật tâm yếu
Thụ triệt Ngũ Thời
Hoành cai Bát Giáo

 

Một câu A Di Ðà
Tâm yếu của Phật ta.
Dọc năm thời thấu suốt
Ngang tám giáo trùm xa.

2)       

Nhứt cú Di Ðà
Ý chỉ như hà?
Tri âm thường thiểu
Mộc nhĩ thiên đa!

 

Một câu A Di Ðà
Ý chỉ diệu bao nhiêu?
Bạn tri âm thường ít
Kẻ tai gỗ riêng nhiều !

3)       

Nhứt cú Di Ðà
Ðại ý phân minh
Xà sanh cung ảnh
Dược xuất kim bình.

 

Một câu A Di Ðà
Ðại ý thật phân minh
Rắn sanh từ cung ảnh
Thuốc lấy ở kim bình.

4)       

Nhứt cú Di Ðà
Danh dị phương tiện
Phổ nhiếp quần cơ
Bàng thông nhất tuyến.

 

Một câu A Di Ðà
Phương tiện cực mầu lạ
Nhiếp khắp hết căn cơ
Rẽ thông vào Bát Nhã.

5)       

Nhứt cú Di Ðà
Khai vãng sanh môn.
Thị đa phước đức
Phi thiểu thiện căn.

 

Một câu A Di Ðà
Mở đường lối vãng sanh
Ðó là nhiều phước đức
Chẳng phải ít căn lành.

6)       

Nhứt cú Di Ðà
Lâm chung Phật hiện
Tứ biện thân tuyên
Lục phương cộng tán.

 

Một câu A Di Ðà
Khi lâm chung Phật hiện
Tứ biện khó thân tuyên
Sáu phương đồng khen ngợi.

7)       

Nhứt cú Di Ðà
Thành Phật tiêu chuẩn
Dĩ niệm Phật tâm
Nhập Vô Sanh Nhẫn

 

Một câu A Di Ðà
Là thành Phật tiêu chuẩn
Dùng tâm hạnh niệm Phật
Chứng vào Vô Sanh Nhẫn.

8)       

Nhứt cú Di Ðà
Chứng tam bất thối
Chỉ thử nhất sanh
Tiện bổ Phật vị

 

Một câu A Di Ðà
Chứng ba ngôi Bất Thối
Chỉ trong một đời này
Ðược bổ lên Phật vị

9)       

Nhứt cú Di Ðà
Mãn thập đại nguyện
Khởi đắc Phổ Hiền
Thác giáo liễu biện!

 

Một câu A Di Ðà
Tròn đầy mười thập nguyện
Ðâu phải đức Phổ Hiền
Dạy lầm cho xong chuyện!

10)     

Nhứt cú Di Ðà
Bạch ngưu giá cảnh
Kỳ tật như phong
Hành bộ bình chánh

 

Một câu A Di Ðà
Xe gác ách trâu trắng
Chạy lẹ như gió bay
Bước đi thật bằng vững
.

11)     

Nhứt cú Di Ðà
Như Lai tạng tâm
Thủy ngoại vô lãng
Khí nguyên thị kim

 

Một câu A Di Ðà
Là tâm tạng Như Lai
Ngoài nước đâu có sóng
Xuyến, vàng vốn chẳng hai!

12)     

Nhứt cú Di Ðà
Diệu Chân Như tánh
Xuân tại hoa chi
Tượng hàm cổ cảnh.

 

Một câu A Di Ðà
Lộ tánh diệu Chân Như
Sắc xuân nơi hoa sáng
Muôn tượng ẩn gương xưa.

13)     

Nhứt cú Di Ðà
Thanh tịnh Thật Tướng
Tuyệt nghị, tuyệt tư
Nan danh, nan trạng.

 

Một câu A Di Ðà
Cảnh Thật Tướng sạch trong
Tuyệt bàn, tuyệt suy nghĩ
Khó nói, khó hình dung.

14)     

Nhứt cú Di Ðà
Viên dung pháp giới
Thục thể toàn chân
Giao la vô ngại.

 

Một câu A Di Ðà
Dụng thông tròn pháp giới
Soi lặng thể toàn chân
Xen giăng khắp vô ngại.

15)     

Nhứt cú Di Ðà
Ðại viên trí cảnh
Thân độ ảnh hàm
Trùng trùng yêm ánh.

 

Một câu A Di Ðà
Gương Ðại Viên Trí Cảnh
Thân độ bóng hàm nhau
Lớp lớp mầu lấp lánh.

16)     

Nhứt cú Di Ðà
Không Như Lai tạng
Vạn pháp vị hình
Nhất chân tuyệt tướng.

 

Một câu A Di Ðà
Là Không Như Lai Tạng
Vạn pháp dứt hình dung
Nhất chân tuyệt sắc tướng.

17)     

Nhứt cú Di Ðà
Viên mãn Bồ Ðề
Thiên cảnh vô thượng
Vân biết dữ tề.

 

Một câu A Di Ðà
Tròn đủ Bồ Ðề đạo
Ráng mây đều ở thấp
Lại không có trời cao.

18)     

Nhứt cú Di Ðà
Ðại Bát Niết Bàn
Nhất luân minh nguyệt
Vạn lý không hàn!

 

Một câu A Di Ðà
Là cảnh Ðại Tịch Diệt
Muôn niệm trống thanh lương
Chỉ một vầng minh nguyệt!

19)     

Nhứt cú Di Ðà
Khai Bát Nhã môn
Thập hư vạn pháp
Nhứt khẩu bình thôn.

 

Một câu A Di Ðà
Mở toang cửa Bát Nhã
Muôn pháp cõi thập hư
Một miếng nuốt tất cả.

20)     

Nhứt cú Di Ðà
Hoa ốc môn khai
Tùng giả lý nhập
Khoái tùy ngã lai.

 

Một câu A Di Ðà
Mở cửa nhà đẹp cao
Gọi các hàng tùng giả
Mau theo ta đi vào.

21)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhập vương tam muội
Tự địa quân kình
Như thiên phổ cái.

 

Một câu A Di Ðà
Vào tam muội Bảo Vương
Như đất đều nâng đỡ
Tợ trời che khắp miền.

22)     

Nhứt cú Di Ðà
Ðắc Ðại Tổng Trì
Chuyển nhứt thiết vật
Sử thập nhị thì.

 

Một câu A Di Ðà
Khiến được Ðại Tổng Trì
Chuyển hết tất cả vật
Sử dụng mười hai thì.

23)     

Nhứt cú Di Ðà
Tánh bản tự không
Tinh giai củng Bắc
Thủy tận triều Ðông.

 

Một câu A Di Ðà
Tánh thể vốn tự không
Các sao chầu Bắc Ðẩu
Muôn nước chảy về Ðông.

24)     

Nhứt cú Di Ðà
Pháp giới duyên khởi
Tịnh nghiệp chánh nhân
Bồ Ðề chủng tử.

 

Một câu A Di Ðà
Là duyên khởi pháp giới
Chánh nhân của Tịnh nghiệp
Và chủng tử Bồ Ðề.

25)     

Nhứt cú Di Ðà
Như cảnh chiếu cảnh.
Uyển chuyển hỗ hàm.
Trùng điệp giao ánh.

 

Một câu A Di Ðà
Như gương chiếu các gương.
Uyển chuyển ngậm bóng nhau
Ðiệp trùng giao chói sáng.

26)     

Nhứt cú Di Ðà
Tự không hợp không.
Liễu vô ngấn phùng
Khước hữu Tây Ðông.

 

Một câu A Di Ðà
Như không hợp hư không.
Tuyệt không chút lằn dấu
Nhưng vẫn có Tây Ðông.

27)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Kinh
Tung hoành giao thái
Tuyệt đãi u linh.

 

Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Kinh
Dọc, ngang giao chói sáng
Tuyệt đối, thể u linh.

28)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt đại tạng Luật.
Miết nhĩ tịnh tâm
Giới ba la mật.

 

Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng luật.
Chớp mắt vào tịnh tâm
Ðủ Giới Ba La Mật.

29)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Luận.
Ðương niệm tâm khai
Huệ quang như phún.

 

Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Luận.
Ðương niệm tâm mở thông
Ánh huệ tuôn vô tận.

30)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt tạng bí mật.
Phát bản thần thông
Cụ đại uy lực.

 

Một câu A Di Ðà
Là một tạng bí mật.
Phát nguồn cội thần thông
Ðầy đủ uy lực lớn.

31)     

Nhứt cú Di Ðà
Hồn toàn Ðại Tạng
Giới, Ðịnh, Huệ quang
Lưu xuất vô lượng!

 

Một câu A Di Ðà
Gồm toàn cả Ðại Tạng.
Giới, Ðịnh, Huệ ánh mầu
Tuôn ra không hạn lượng!

32)     

Nhứt cú Di Ðà
Thằng bản thị ma.
Nại hà bất hội
Phiên nghi tác xà?

 

Một câu A Di Ðà
Dây vốn chỉ là gai.
Tại sao không thể nhận?
Nghi là rắn lầm thay!

33)     

Nhứt cú Di Ðà
Hãn văn hãn đổ.
Ảnh hiện cảnh lâm
Hưởng tuyên thiên cổ.

 

Một câu A Di Ðà
Rất ít nghe, ít thấy.
Gương hiện bóng rừng cây
Trống trời tiếng vang dậy.

34)     

Nhứt cú Di Ðà
Vô khả thí dụ!
Cổ cảnh đương đài
Thủy ngân đọa địa.

 

Một câu A Di Ðà
Không thể thí dụ tất!
Gương xưa nơi đài cao
Thủy ngân rơi xuống đất.

35)     

Nhứt cú Di Ðà
Lão bà tâm khổ!
Vận vạn hộc chu
Phát thiên quân nỗ.

 

Một câu A Di Ðà
Lòng thương xót khổ tâm!
Ðẩy thuyền nặng muôn hộc
Kéo cung mạnh ngàn cân.

36)     

Nhứt cú Di Ðà
Minh minh thị hữu
Tứ biện, bát âm
Bà tâm khổ khẩu!

 

Một câu A Di Ðà
Rõ ràng chính là có.
Dùng tứ biện, bát âm
Khổ lời thương giải tỏa!

37)     

Nhứt cú Di Ðà
Ðích đích thị vô.
Dung tha vạn tượng
Nhập ngã hồng lô.

 

Một câu A Di Ðà
Ðích xác chính là không
Nếu tiêu muôn vật tượng
Tan vào một lò hồng.

38)     

Nhứt cú Di Ðà
Diệc vô diệc hữu.
Mộng lý sơn xuyên
Cảnh trung hoa, liễu.

 

Một câu A Di Ðà
Cũng không, cũng có tướng
Non sông nơi giấc mộng
Hoa, liễu ở trong gương.

39)     

Nhứt cú Di Ðà
Phi hữu phi vô.
Nại trước tiện chuyển
Thủy thượng hồ lô.

 

Một câu A Di Ðà
Chẳng có chẳng hư vô.
Chạm đến liền lăn chuyển
Trên nước chiếc hồ lô.

40)     

Nhứt cú Di Ðà
Ðệ Nhứt Nghĩa Ðế.
Thượng siêu bách phi
Khởi lạc tứ cú!

 

Một câu A Di Ðà
Là Ðệ Nhứt Nghĩa Ðế.
Còn vượt khỏi bách phi
Huống rơi vào tứ cú!

41)     

Nhứt cú Di Ðà
Diệu viên Tam Ðế.
Tối thanh lương trì
Ðại mãnh hỏa tụ.

 

Một câu A Di Ðà
Mầu tròn Tam Ðế lý.
Như ao rất thanh lương
Tợ lửa to thiêu hủy.

42)     

Nhứt cú Di Ðà
Ðắc đại tự tại.
Chuyển biến thánh phàm
Dung thông thế giới.

 

Một câu A Di Ðà
Chứng được đại tự tại.
Hay chuyển thánh siêu phàm
Dung thông mười giới hải.

43)     

Nhứt cú Di Ðà
Hữu công giả thưởng.
Vương thiện dinh tiền
Kế châu tại chưởng.

 

Một câu A Di Ðà
Thưởng kẻ có công hay
Yến tiệc vua đầy trước
Châu mái tóc nơi tay.

44)     

Nhứt cú Di Ðà
Lý nhân vi mỹ.
Cư bốc lai quy
Khô thung phi quỉ.

 

Một câu A Di Ðà
Xóm nhân là tốt quí.
Lựa chỗ ở nương về
Cây khô không phải quỉ.

45)     

Nhứt cú Di Ðà
Phi nan, phi dị.
Cửu phẩm liên hoa
Nhứt sanh tâm lực.

 

Một câu A Di Ðà
Chẳng khó, nhưng không dễ.
Ðược về chín phẩm sen
Một đời dùng tâm lực.

46)     

Nhứt cú Di Ðà
Tự lộ hoàn gia.
Khả tích si nhơn
Khí kim đảm ma!

 

Một câu A Di Ðà
Theo đường trở lại nhà.
Tiếc cho kẻ khờ dại
Bỏ vàng gánh vỏ gai!

47)     

Nhứt cú Di Ðà
Hoành xuất Ta Bà.
Nhữ tín bất cập
Ngô mạc như hà?

 

Một câu A Di Ðà
Vượt ngang thoát Ta Bà.
Người tin không thấu đáo
Ta biết làm sao mà?

48)     

Nhứt cú Di Ðà
Quy nguyên tiệp kính.
Khẩn yếu tư lương
Duy Tín, Nguyện, Hạnh.

 

Một câu A Di Ðà
Là đường tắt về nguồn.
Những tư lương cần thiết
Tín, Nguyện, Hạnh gọn suông
.

49)     

Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại tín thâm
Liên hoa cửu phẩm
Sưu tại thử tâm.

 

Một câu A Di Ðà
Cần ở điểm Tin sâu.
Mầm hoa sen chín phẩm
Từ tâm đây nhô
 đầu.

50)     

Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Nguyện thiết.
Thốn tâm dục
 phần
Song mục lưu huyết.

 

Một câu A Di Ðà
Cần ở nơi Nguyện thiết
Lòng về tợ lửa nung
Mắt thương khóc ra huyết.

51)     

Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Hạnh chuyên
Ðơn đề nhứt niệm
Trảm đoạn vạn duyên.

 

Một câu A Di Ðà
Cần ở chỗ Hạnh chuyên.
Chỉ nêu cao một niệm
Dứt sạch cả muôn duyên.

52)     

Nhứt cú Di Ðà
Thệ thành phiến đoạn.
Bản thử nhứt sanh
Tác cá nhàn hán.

 

Một câu A Di Ðà
Thề niệm thành một khối.
Liều tu mãn kiếp này
Ðược làm người nhàn rỗi.

53)     

Nhứt cú Di Ðà
Chỉ nhẫm ma niệm.
Bách bát luân châu
Tuyết đoạn trùng hoán.

 

Một câu A Di Ðà
Nên niệm như thế này.
Chuỗi lần trăm lẻ tám
Dây đứt lại đổi dây.

54)     

Nhứt cú Di Ðà
Bất cấp, bất huỡn
Tâm khẩu nhứt như
Lịch lịch nhi chuyển.

 

Một câu A Di Ðà
Chẳng gấp cũng chẳng huỡn.
Lòng miệng ứng hợp nhau
Rành rõ mà chuyển niệm.

55)     

Nhứt cú Di Ðà
Dũ đa, dũ hảo.
Như nhơn học xạ
Cữu tập tắc xảo.

 

Một câu A Di Ðà
Niệm càng nghiều càng hay
Ví như người học bắn
Tập lâu thì khéo tay.

56)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhiếp tâm mật trì.
Như nhơn ẩm thủy
Lãnh noãn tự tri.

 

Một câu A Di Ðà
Mật niệm hằng nhiếp tâm.
Ví như người uống nước
Nóng lạnh tự biết thầm.

57)     

Nhứt cú Di Ðà
Thí du quật tỉnh.
Tựu hạ cận nê
Giá liêm, công tỉnh.

 

Một câu A Di Ðà
Như đào giếng lấy nước.
Lần sâu thấy gần bùn
Giá hời công kiệm ước.

58)     

Nhứt cú Di Ðà
Loại như toản hỏa
Mộc noãn yên sanh
Tạm đình bất khả.

 

Một câu A Di Ðà
Như cọ gỗ lấy lửa
Gỗ nóng khói phát sanh
Chớ tạm dừng lần lựa.

59)     

Nhứt cú Di Ðà
Toàn thân đảnh đái
Nhơn mạng vô thường
Quang âm bất tái!

 

Một câu A Di Ðà
Ðem toàn thân đội trải
Mạng người rất vô thường
Tháng ngày không trở lại.

60)     

Nhứt cú Di Ðà
Như cứu đầu nhiên
Tận thập phần lực
Kỳ thượng phẩm liên.

 

Một câu A Di Ðà
Như cứu lửa cháy đầu
Giốc mười phần công lực
Cầu thượng phẩm sen mầu.

61)     

Nhứt cú Di Ðà
Diệu viên chỉ quán
Tịch tịch tĩnh tĩnh
Vô tạp vô gián.

 

Một câu A Di Ðà
Môn Chỉ Quán mầu tròn
Lặng lặng tĩnh tĩnh niệm
Không xen tạp nối luôn.

62)     

Nhứt cú Di Ðà
Hiển lộ chỉ bình
Trực để bảo sở
Bất trụ hóa thành.

 

Một câu A Di Ðà
Lối hiểm đều san bằng
Thắng về nơi bảo sở
Không trụ cảnh hóa thành.

63)     

Nhứt cú Di Ðà
Như thủy thanh châu
Phân vân tạp niệm
Bất đoạn tự vô.

 

Một câu A Di Ðà
Như ngọc lắng trong nước
Ngàn muôn tạp niệm rối
Chẳng dứt tự thành không.

64)     

Nhứt cú Di Ðà
Ðốn nhập thử môn
Kim xí phích hải
Trực thủ long thôn.

 

Một câu A Di Ðà
Ngộ vào đủ công năng
Kim xí rẽ nước biển
Bắt thẳng lấy rồng ăn.

65)     

Nhứt cú Di Ðà
Trần duyên tự đoạn
Sư tử du hành
Dã can kinh tán!

 

Một câu A Di Ðà
Sạch trần duyên phiền não
Như sư tử dạo chơi
Kinh rã bầy chồn cáo!

66)     

Nhứt cú Di Ðà
Khiên trực niệm quá
Nhứt đạp đáo để
Hương tượng độ hà.

 

Một câu A Di Ðà
Thẳng chắc niệm nơi lòng
Một phen đạp tận đáy
Như hương tượng qua sông.

67)     

Nhứt cú Di Ðà
Vô tướng tâm Phật
Quốc độ trang nghiêm
Cảnh phi ngoại vật.

 

Một câu A Di Ðà
Cảnh Vô Tướng tâm Phật
Cõi nước đẹp trang nghiêm
Không phải là ngoại vật.

68)     

Nhứt cú Di Ðà
Vô vi đại pháp
Nhựt dụng đơn đề
Kiếm ly bảo hạp.

 

Một câu A Di Ðà
Pháp vô vi đại bảo
Hằng ngày một niệm chuyên
Gươm linh rời hộp báu.

69)     

Nhứt cú Di Ðà
Vô lậu chân Tăng
Tuyết sơn dược thọ
Hiểm đạo minh đăng

 

Một câu A Di Ðà
Thành vô lậu chân Tăng
Cây thuốc nơi non Tuyết
Ðường hiểm ngọn minh đăng.

70)     

Nhứt cú Di Ðà
Mãn Ðàn Na độ
Liệt phá xan nang
Hân phiên bảo tụ.

 

Một câu A Di Ðà
Ðầy đủ Bố Thí độ
Phá toang túi sẻn tham
Tuôn cho đống châu báu.

71)     

Nhứt cú Di Ðà
Mãn Thi La độ
Ðô nhiếp lục căn
Viên tịnh Tam Tụ.

 

Một câu A Di Ðà
Ðầy đủ Trì Giới độ
Nhiếp hết cả sáu căn
Tròn sạch đủ Tam Tụ.

72)     

Nhứt cú Di Ðà
Mãn Sằn-đề độ
Nhị ngã tướng không
Vô Sanh Nhẫn ngộ.

 

Một câu A Di Ðà
Ðầy đủ nhẫn nhục độ
Tướng Nhị Ngã không còn
Pháp Vô Sanh được ngộ.

73)     

Nhứt cú Di Ðà
Mãn Tỳ-lê độ
Bất nhiễm tiêm trần
Trực đạp huyền lộ.

 

Một câu A Di Ðà
Ðầy đủ Tinh Tấn độ
Lòng không nhiễm mảy trần
Bước thẳng lên huyền lộ.

74)     

Nhứt cú Di Ðà
Mãn Thiền Na độ
Hiện chư oai nghi
Tang thậm khô thọ?

 

Một câu A Di Ðà
Ðầy đủ thiền độ lý
Hiện trong các oai nghi
Cây khô có gì quí?

75)     

Nhứt cú Di Ðà
Mãn Bát-nhã độ
Cảnh tịch tâm không
Vân khai nguyệt lộ.

 

Một câu A Di Ðà
Ðầy đủ Bát-nhã độ
Cảnh thanh vắng lòng không
Mây tan vầng nguyệt lộ.

76)     

Nhứt cú Di Ðà
Tưởng tịch tư chuyên
Vị ly Nhẫn Ðộ
Dĩ tọa bảo liên.

 

Một câu A Di Ðà
Tâm lặng tưởng nhớ chuyên
Tuy chưa lìa Nhẫn độ
Ðã ngồi tòa bảo liên.

77)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt đóa bảo liên
Duy tâm chi diệu
Pháp chỉ như nhiên.

 

Một câu A Di Ðà
Là một đóa bảo liên
Lý duy tâm mầu nhiệm
Pháp hợp lẽ thiên nhiên.

78)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt đóa bảo liên
Phàm tình bất tín
Diệc như kỳ nhiên.

 

Một câu A Di Ðà
Là một đoá bảo liên
Phàm tình không tin tưởng
Cũng là lẽ tất nhiên.

79)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt đóa bảo liên
Quyết định bất tín
Chân cá khả liên

 

Một câu A Di Ðà
Là một đóa bảo liên
Nếu quyết không tin nhận
Ðáng thương thật kém duyên
!

80)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhứt đóa bảo liên
Trực nhiêu bất tín
Dĩ nhiễm thức điền.

 

Một câu A Di Ðà
Là một đóa bảo liên
Dù cho không tin tưởng
Cũng đã nhiễm thức điền

81)     

Nhứt cú Di Ðà
Hoằng thông cảm đọa
Nhập Ðại Bi thất
Tọa Pháp Không tòa.

 

Một câu A Di Ðà
Sốt sắng gắng hoằng thông
Nguyện vào Ðại Bi thất
Ngồi yên tòa Pháp Không.

82)     

Nhứt cú Di Ðà
Vô tận bảo tạng
Bát tự đả khai
Phổ đồng cúng dường.

 

Một câu A Di Ðà
Là kho báu vô tận
Tám chữ mở toang ra
Khắp cho không tiếc lẫn.

83)     

Nhứt cú Di Ðà
Ðoạn chư phiền não
Toàn Phật toàn tâm
Nhứt liễu bách liễu.

 

Một câu A Di Ðà
Dứt phiền não rộn ràng
Tâm, Phật toàn dung hợp
Rõ một, rõ trăm ngàn.

84)     

Nhứt cú Di Ðà
Diệt trừ định nghiệp
Hách nhật, khinh sương
Hồng lô phiến tuyết.

 

Một câu A Di Ðà
Dứt trừ được định nghiệp
Nhật rạng phá sương thưa
Lò hồng tan điểm tuyết.

85)     

Nhứt cú Di Ðà
Năng không khổ báo
Thế giới, căn thân
Tức thô nhi diệu.

 

Một câu A Di Ðà
Hay tiêu quả báo khổ
Chuyển thế giới, căn thân
Tức thô thành tế diệu.

86)     

Nhứt cú Di Ðà
Viên chuyển tam chướng
Tức Hoặc, Nghiệp, Khổ
Thành Bí Mật tạng.

 

Một câu A Di Ðà
Chuyển tròn cả ba chướng
Tức nơi Hoặc, Nghiệp, Khổ
Trở thành Bí Mật tạng.

87)     

Nhứt cú Di Ðà
Giải nạn giải oan
Từ quang cộng ngưỡng
Pháp hỷ quân triêm.

 

Một câu A Di Ðà
Giải tai nạn trái oan
Quy ngưỡng ánh từ quang
Thấm nhuần niềm pháp hỷ.

88)     

Nhứt cú Di Ðà
Báo vị báo ân
Liệt triền miên võng
Nhập giải thoát môn.

 

Một câu A Di Ðà
Ðáp ân nặng chưa tròn
Cắt đứt triền miên võng
Chứng vào giải thoát môn

89)     

Nhứt cú Di Ðà
Không chư ác thú
Vạn đức hồng danh
Na dung tư nghị

 

Một câu A Di Ðà
Hay trống không ác đạo
Ức muôn đức hồng danh
Khó nghĩ bàn kỳ ảo!

90)     

Nhứt cú Di Ðà
Cơ đậu nhơn thiên
Sâm si tam bối
Yên ánh cửu liên!

 

Một câu A Di Ðà
Hợp cơ cả trời, người
Ba căn tánh cao thấp
Chín phẩm sen rạng ngời!

91)     

Nhứt cú Di Ðà
Hóa kiêm tiểu Thánh
Hồi hiệp liệt tâm
Hướng vô thượng thừa.

 

Một câu A Di Ðà
Các quả vị tiểu thánh
Chuyển tâm hẹp gồm đưa
Hướng về vô thượng thừa.

92)     

Nhứt cú Di Ðà
Siêu nhiên vô ngại
Văn Thù, Phổ Hiền
Ðại nhơn cảnh giới.

 

Một câu A Di Ðà
Thật vô ngại siêu nhiên
Như Văn Thù, Phổ Hiền
Là cảnh bậc đại nhơn.

93)     

Nhứt cú Di Ðà
Vi diệu nan tư
Duy Phật dữ Phật
Nãi năng tri chỉ.

 

Một câu A Di Ðà
Mầu nhiệm khó nghĩ bàn
Chỉ có Phật với Phật
Mới rõ biết tận cùng.

94)     

Nhứt cú Di Ðà
Liệt Tổ phụng hành
Mã Minh tạo luận
Long Thọ vãng sanh.

 

Một câu A Di Ðà
Chư Tổ đều phụng hành
Tổ Mã minh viết luận
Tổ Long Thọ vãng sanh
.

95)     

Nhứt cú Di Ðà
Nhân duyên thời tiết
Dị hương thường văn
Liên xã sang kiết
.

 

Một câu A Di Ðà
Hợp thời tiết nhân duyên
Hương lạ hằng thoang thoảng
Liên xã lập nhiều miền.

96)     

Nhứt cú Di Ðà
Lợi đại long, tượng
Vĩnh Minh thiền bá
Trí Giả giáo tông.

 

Một câu A Di Ðà
Lợi bậc đại tượng, long
Như Vĩnh Minh thiền bá
Cùng Trí Giả giáo tông.

97)     

Nhứt cú Di Ðà
Cảm ứng phi khinh
Thiếu Khang hóa Phật
Thiện Ðạo quang minh.

 

Một câu A Di Ðà
Cảm ứng chớ xem khinh
Thiếu Khang hiện hóa Phật
Thiện Ðạo phóng quang minh.

98)     

Nhứt cú Di Ðà
Hữu giáo vô loại
Hùng Tuấn nhập minh
Duy Cung diệt tội.

 

Một câu A Di Ðà
Hóa độ kẻ vô loại
Hùng Tuấn vào minh ty
Duy Cung trừ chướng tội.

99)     

Nhứt cú Di Ðà
Thị vô thượng thiền
Nhứt sanh sự biện
Khoáng kiếp công viên.

 

Một câu A Di Ðà
Là môn thiền vô thượng
Việc lớn một đời xong
Công tu nhiều kiếp trọn.

100)                   

Nhứt cú Di Ðà
Lý phi dị hội
Bách kệ nga thành
Tam tôn gia bị.

 

 

Một câu A Di Ðà
Lý mầu chưa dễ hiểu
Thoáng chốc trăm kệ xong
Tam tôn thầm gia bị.

 

CHUNG