LƯỢC THUẬT
KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT

(Bất Sanh Bất Diệt)
Tác giả: Cư sĩ Lý Nhất Quang

Việt dịch: Thích Thắng Hoan

 

Trước khi thảo luận vấn đề Không Sanh Không Diệt, đầu tiên nương theo “Pháp Hữu Vi” chúng ta bàn đến vấn đề Có Sanh Có Diệt để so sánh thì dễ bắt tay vào. Con người chúng ta trong một thời kỳ sanh mạng kể từ khi sanh ra cho đến khi chết, nếu dùng trí tuệ của nhãn quang trầm tư quán sát kỹ thì mới biết rõ ràng có con đường sanh diệt biến hoá liên tục từng sát na, không có một thời khắc nào đình chỉ lưu lại không biến chuyển. Nếu như có khoảng một sát na dừng lại, thì ở trên lý luận từ rày về sau dù bất cứ lý do gì đều không thể khiến nó tiếp tục tái diễn chuyển biến trở lại.

Thứ đạo lý này, nếu sử dụng tế bào mới của Sanh Vật Học hiện đại đã trình bày trao đổi để suy luận thì cũng có thể đạt đến kết luận của sự trầm tư quán sát. Tế bào là do tế bào cũ phân rẽ sản sanh tế bào mới (như Đồ Hình (1),(2),(3),(4) biểu thị).

ĐỒ HÌNH (1) (2) (3) (4) BIỂU THỊ:

 

 

 

 

 

 

Đồ Hình (1): Tế bào cũ sau khi phân rẽ liền tiêu diệt gọi là “Diệt”.

Đồ Hình (4): Sau  khi phân rẽ, hai tế bào mới phát sanh gọi là “Sanh”.

Hiện nay các nhà Sanh Vật Học cũng chỉ thảo luận đến đây là chấm dứt. Nhưng vấn đề “Sát na sanh diệt” đây chúng ta không phải chỉ quán sát trong tưởng tượng mà tất nhiên cần phải nối tiếp quán sát sâu vào then nữa. Trước hết xem Đồ Hình (1) biến làm tế bào (2), bộ phận tế bào cũ biến hoá lõm xuống (Như Đồ Hình (2) có A ở trong biểu thị); Nguyên nhân biến hoá như thế nào để phát khởi tế bào mới? Đây là sự biến hoá rất nhỏ phát khởi khắp nơi trong bản thân tế bào cũ để sanh ra hiện tượng lõm xuống. Sự biến hoá khắp nơi trong bản thân của tế bào cũ cũng gọi là “Sanh Diệt”! Nếu như bảo tái diễn truy cứu chiều sâu một lớp nữa thì nhất định có vi tế của vi tế sanh diệt biến hoá liên tục phát khởi khắp nơi trong bản thấn tế bào cũ! Thứ hiện tượng đây tiếp diễn nghiên cứu thảo luận đến chỗ tột cùng thì vi tế của vi tế sanh diệt biến hoá liên tục vĩnh viễn không có bờ bến chấm dứt. Chỉ tốt nhất ở trên lý tưởng, chúng ta tạo một kết thúc rằng: ở trong thời gian sát na có hiện tượng cực vi phát khởi sanh diệt liên tục khắp nơi. Từ đó chúng ta hiện tại đã nắm được vấn đề “Sát Na Sanh Diệt” chuyển biến trên vật chất cực vi. Trước tiên chúng ta thảo luận hai vấn đề “Sát Na” và “Cực Vi”,  nếu như phủ định sự thành lập thảo luận hai vấn đề này thì vấn đề “Sanh Điệt” lại quyết định cũng có thể phủ định luôn cả sự kiến lập của nó. Còn nếu thảo luận hai vấn đề “Sát Na” và “Cực Vi” thì trong đây chúng ta lại có vấn đề “Khó Phá” rất thú vị trong việc giải đáp hai điều trên. Nay xin trích trong “Trung Quán Luận Tụng Thích Ký” của Pháp sư Ấn Thận giảng, trang 20 giải thích rằng:

“Khó phá, không phải là một nan đề dù cho sự việc đã hoàn tất, cái khó đối với anh ở chỗ là người khác, người khác cũng có thể dùng sự việc đó để phản vấn anh, anh tự mình nói như thế nào thì người khác cũng có thể rập khuôn theo để vấn nạn anh. Tình hình đây ở trong các phái Đại Thừa và Tiểu Thừa đã không phải thường chứng minh sao. Tỷ như học giả Duy Thức đả phá ngoại sắc (Chú thích 1) không có cực vi thật tại, chính là nói: cực vi thật tại của anh chấp đã có phân chia sáu phương hướng (Chú thích 2); đã có sáu phương hướng được phân chia sao lại cho là hoàn toàn không có phân chia? Nếu sáu phương hướng có thể phân chia thì làm sao cho là cực vi sắc được? Còn nếu như không có sáu phương hướng phân chia thì làm sao cho là cực vi sắc được? Nó đã phá được quan niệm cực vi của ngoại sắc chính là đã kiến lập được “Chỉ có sát na, sát na biến hiện của nội tâm mà thôi”. Nhưng chúng ta cũng dùng phương pháp lý luận đồng dạng trên để quan tâm can thiệp đến nội tâm của người khác, như trong một niệm (một sát na) của anh (Chú thích 3) tâm anh có phân biệt trước sau hay không? Nếu như nói có phân biệt thì cái nào không phải là sát na; nếu nói không có phân biệt, thì tâm sát na sanh diệt không có phân biệt đây thuộc về đồng thời  hay khác thời? Nếu đồng thời thì nó lại mâu thuẩn không thông; nếu khác thời, trước sanh sau diệt thì sao lại bảo là không có phân biệt sát na?”

Có thể thấy thời gian “Sát na” và “Cực vi” của vật chất trên lý luận thì không thể thành lập. Chúng ta lại suy luận một lần nữa, nguyên vì “Cực vi” và “Sát na” đã không thể thành lập, cho nên sự sanh diệt của tế bào thiếp theo cũng không thể thành lập; dĩ nhiên sự sanh diệt của tế bào đã không thể thành lập thì sự sanh tử của nhân sanh nhơn đây cũng không thể thành lập, cho nên gọi là “Không Sanh Không Diệt”.

Những thứ lập luận trên chỉ là sử dụng suy luận gián tiếp, trong đó chúng ta có thể dùng lý luận chỗ đồng dạng, lợi dụng những thứ này áp dụng song quan luận trực tiếp để đả phá vấn đề “Sanh Diệt”. Như thế  vấn đề “Sanh” của anh nói chính là trong đó đã phủ nhận vấn đề “Không”, như hôm nay vừa mới “Có” sao gọi là “Sanh”? Hơn nữa hôm qua đã “Có” hôm nay lại “Có” cũng sao gọi là “Sanh”? Còn nếu như hôm qua “Không” hôm nay lại “Có” thì khả năng như thế nào? Khác nào mùa xuân không có giống lúa thì làm sao mùa thu có thâu hoạch được? Cái “Có” hôm nay là từ chỗ nào đến? Còn nếu bảo rằng cái “Có” của hôm qua hôm nay lại “Có” gọi là “Sanh” thì không đúng. Như bột mì (Có hôm qua) làm thành bánh mì (Có hôm nay) thì không thể bảo là sanh được! Giống lứa ở mùa xuân, thâu hoạch ở mùa thu cũng là đạo lý giống nhau. Sở dĩ nói “Có” của hôm qua, hôm nay lại “Có” thì cái “Có” đó mới thực sự được gọi là Không Sanh. Hỏi rằng: đã Không Sanh thì Diệt phải như thế nào? Đáp rằng: cũng đã Không Diệt, tại sao thế? Giả sử nếu hạt lúa ngàn năm trước đã diệt thì làm sao có hạt lúa ngày nay? Vì thế mới nói là Không Diệt. Đã cho là Không Diệt mới nhận chân được đạo lý “Không Sanh Không Diệt”.

Nguyên do nhằm phá trừ mê chấp “Sanh Tử” của nhân gian để phát sanh tín tâm cứu cánh, ngoại trừ Phật Pháp ra, không có đạo lý nào triệt để có khả năng này! Cho nên học Phật mới có thể phá trừ đam mê “Sanh Tử” của nhân gian, ngộ đặng cảnh giới vô sanh.

Sau cùng dùng Chứng Đạo Ca của Đại sư Vĩnh Gia để kết thúc. Chứng Đạo Ca như là: “Bao nhiêu lần sanh, bao nhiêu lần tử, sanh tử ung dung không ngừng yên. Từ khi đốn ngộ lý vô sanh, nơi các vinh nhục nào có buồn vui?”.

CHÚ THÍCH:

*- Chú Thích 1: vật chất

*- Chú Thích 2: Sáu phương là chỉ cho đông, nam, tây, bắc, trên, dưới; sáu phương là ý chỉ sự phân chia của không gian.

*- Chú thích 3:  một niệm tâm là chỉ cho thời gian một sát na.

(Hải Hồ Âm Nguyệt San, ngày 01 tháng 6 năm Nguyên Tải Dân Quốc thứ 58).

*****

LƯỢC THUẬT
KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT

(Bất Sanh Bất Diệt)
Tác giả: Cư sĩ Lý Nhất Quang

Việt dịch: Thích Thắng Hoan

 

Trung Luận nói rằng: “Không sanh cũng không diệt,……. có thể nói là nhân duyên, khéo diệt các hý luận.” Người đời thường nói: “Từ xưa đến nay ai lại không chết?” Bất luận là đế vương, quý tộc, bình dân, cho đến phàm phu, buôn bán, tôi tớ, đều hoàn toàn không thoát khỏi cửa “Tử”. Cho nên có người nói rằng: “Trước mặt chỉ có cửa “Tử” là mọi người đều bình đẳng”. Đã có tử tất nhiên phải có sanh; đây là một việc rất rõ ràng. Vấn đề “Sanh” “Lão” “Bịnh” “Tử” của nhân sanh, cùng vấn đề “Thành” “Trưởng” “Hoại” “Không” của vật chất và luôn luôn niệm niệm đến vấn đề sự biến thuyên “Sanh” “Trụ” “Dị” “Diệt” vân vân của tinh thần, một khắc (15 phút) cũng chưa đình chỉ lưu lại. Như thế làm sao lại nói: “Không sanh cũng không diệt”? Chúng ta bình thường bảo rằng: “Đây sanh kia diệt” là do nhân duyên tụ hợp nhau lại mà sanh và nhân duyên phân tán thì diệt, đó đều là “Hí Luận”. “Hí Luận” là thế nào? “Hí Luận” tức là tương đương với ý tứ “Mảy may không ý nghĩa”. Cũng tức là người đời thường nói “Sanh” “Diệt” đều là mảy may không ý nghĩa. Tại sao thế? Trước hết dùng thí dụ của “Tương Đối Luận” để thuyết minh: Thông thường người đời hay nói “Bên Trái” hoặc “Bên Phải” cũng là không có ý nghĩa. Sao lại biết được? Xin xem Đồ Hình (1):

Nếu anh nói nhà cửa đây ở bên phải của con đường. Đó cũng là mảy may không có ý nghĩa; Là thế nào? Anh đang lúc từ nơi quốc kỳ chạy thẳng hướng về gốc cây, thế thì nhà cửa ở bên phải của anh; nếu anh đang lúc từ nơi gốc cây chạy thẳng hướng về quốc kỳ thì nhà cửa ở bên trái của anh. Chỗ hiển nhiên cần bàn đến là “Bên Trái’ hoặc “Bên Phải” của con đường, nghĩa là anh ở đây tương đối cần phải suy xét chỗ gọi “Bên Trái” hoặc “Bên Phải” của một phương hướng nào đó được bàn đến. Như thế sự trình bày “Bên Trái” hoặc “Bên Phải” thì mới có ý nghĩa. Giả sử có người hỏi vấn đề như trên rằng: “Nhà cửa đây ở một bên con đường nào—— bên trái hay bên phải?” Chỉ có trả lời rằng: “không bên trái cũng không bên phải!”

Giống nhau như trên, người đời thường chỉ chỗ “Trên” hoặc chỗ “Dưới” cũng là không có ý nghĩa: Khi nhân loại chưa phát hiện địa cầu hình tròn, tất cả đều cho mặt của địa cầu là bằng phẳng, bất cứ một điểm nào trên mặt địa cầu đều là mặt phẳng cả, đều là “ Đường Thẳng Đứng” như nhau. Chỗ chỉ cho “Trên” hoặc cho “Dưới” ở đây đều là thuộc về tánh tuyệt đối. Nhưng mà ngay sau khi nhân loại biết rõ hình thể địa cầu là hình tròn, trên địa cầu không giống địa điểm, vả lại cũng không có mặt phẳng “Đường Thẳng Đứng”. Chỗ chỉ cho “Trên” hoặc cho “Dưới” của địa cầu lại cũng hoàn toàn không có ý nghĩa! Hãy xem Đồ Hình (2):

Nếu dùng Đồ Hình (2) toàn bộ địa cầu làm tiêu chuẩn, câu trả lời của chúng ta tốt nhất chỉ nói rằng: “Không trên cũng không dưới!” Lý đây sẽ dùng sự thật rất gần để trình bày: Sau khi Phi Thuyền Không Gian đổ bộ lên nguyệt cầu (mặt trăng) thì tình hình của địa cầu ngược lại, căn cứ theo lập trường của Đồ Hình (3) mà quán sát;

Theo Đồ Hình (3) sẽ khiến chúng ta nghi vấn: “Xét cho cùng nguyệt cầu thì ở “Trên” mặt hay ở “Dưới” mặt của địa cầu?” Con người trong Phi Thuyền Không Gian nếu đứng nửa chừng thì không cách nào phân biệt được “Trên” và “Dưới” của địa cầu, tức là không có thể phân chia được địa cầu phía nào “Trên” phía nào “Dưới”. Tình hình đó giống nhau nơi Đồ Hình (4)

Đồ Hình (4):

Theo Đồ Hình (4), “Thủy Thủ” là đấu hiệu trong Phi Thuyền Không Gian để quan sát Hoả Tinh, lúc đó Mặt Trời, Địa Cầu và các Hành Tinh khác cũng không thể phân biệt được cái nào “Trên” cái nào “Dưới”. Khi chúng ta đứng trên địa cầu, “Mặt Trời, Nguyệt Cầu, các Hành Tinh đều là ở trên đầu chúng ta”, đây là thiên kinh địa nghĩa. Quan niệm đây vững chắc không thể phá được. Một khi bay vào không gian, quan niệm vững chắc không thể phá được đây liền bị đả phá ngay.

Chúng ta khi biết rõ thí dụ trong “Tương Đối Luận” thì từ đây về sau đối với quan điểm “Không Sanh cũng Không Diệt” lại có một khái niệm và sau đó có thể lý giải sâu thêm một bước. Giả sử hiểu biết vấn đề “Sanh” và “Diệt” của chúng ta một khi có thể mở rộng thêm thì lập tức bị loại bỏ cũng giống như loại bỏ quan niệm vấn đề “Trên” và “Dưới” sau khi con người trong phi thuyền không gian bay ra khỏi địa cầu.

Trên thực tế, chúng ta theo tập quán thường ngày hay nói đến vấn đề “Sanh” và “Diệt”, cũng không khác nào thường hay đề cập đến “Thời Gian” và “Không Gian” nào đó làm tánh tương đối để nương tựa vững chắc, mặc dù chúng ta đã phát giác ra được vấn đề “Sanh” và “Diệt” này mảy may không có ý nghĩa! Chúng ta đề cập đến vấn đề “Sanh” và “Diệt”, nếu so sánh thí dụ trong “Tương Đối Luận”  thì gặp nhiều phức tạp, mà lại còn cố tình làm chỗ nương tựa tồn tại cho tình ý. Thế nên một khi Phật Pháp nói đến vấn đề “Không sanh cũng không diệt” thì sẽ khiến cho một số người trở nên kinh ngạc! Nguyên vì so sánh Thể (tọa độ) của vấn đề sanh diệt thì thật tại không dễ gì đả phá nổi và cũng không phải cặp mắt người thường có thể thấy rõ được. Đó là lý do vấn đề “Không sanh cũng không diệt”đây cần phải sử dụng đến một thứ tỷ giảo phức tạp của thí dụ trong Tương Đối Luận để thuyết minh; chính trong quyển sách căn bản Tương Đối Luận Nhập Môn nói rằng: Trong Luận Văn “Luận Nhân Loại Đích Lý Giải Lực” của trứ danh Triết Học Gia Lạc Khắc diễn tả về Đạo như sau: “Một con cờ phụ đặt ở trong bàn cờ chúng ta lúc đầu mở rộng trên vị trí, chúng ta nói con cờ đều ở trên nguyên vị không có di động. Có thể bàn cờ ở nơi lúc nói đã từ một phòng dọn đến một phòng khác……. nếu như bàn cờ mở rộng ở trong khoang thuyền không có di động. Tuy nhiên một chiếc thuyền đang chạy, chúng ta lại nói bàn cờ lúc đầu vẫn ở bản xứ. Giả sử chiếc thuyền và lục địa lân cận bên cạnh bảo trì không biến động, chúng ta lại nói chiếc thuyền đây đứng ở nguyên chỗ chưa di động, mặc dù địa cầu cũng có thể đã hoàn toàn di chuyển qua một vòng. Do đó nếu như đối với vật thể có khoảng cách so sánh tương đối xa thì lại nói, con cờ, bàn cờ và chiếc thuyền hoàn toàn đều đã thay đổi vị trí.” Từ một đoạn văn đây, chúng ta cũng có thể đem vấn đề “Sanh” và “Diệt” tạo nên rất nhiều đại số chung của phương hướng và vận động, sau đó lại quy nạp thành một thứ di động của tánh phương hướng riêng: thí dụ như sự di động “Sanh” và “Diệt” của con Bươm Bướm —— sanh mạng đầu tiên chỉ là một cái trứng, sau đó biến thành Ấu Trùng, tự Ấu Trùng nhả tơ để thành con nhộng, con nhộng sẽ bị bể ra liền thành con bươm bướm! Như thế sanh mạng liền tượng hình một kẻ lữ hành nơi trên lộ trình khác, trải qua thắng cảnh hoàn toàn không giống nhau, đi qua từ cửa ải này đến cửa ải khác liền hoá thành kiểu vận động phương hướng đơn độc. Nhân đây chúng ta đem sự “Sanh” “Diệt” của con Bươm Bướm có thể phân thành các thứ nhận xét không giống nhau: nói rằng con Bươm Bướm đã trải qua bốn lần kiểu “Sanh” “Tử”, nguyên vì trứng của nó chết liền sanh ra Ấu Trùng, Ấu Trùng chết liền sanh ra con Nhộng, sau khi con Nhộng chết lại sanh ra con Bươm Bướm, đây không phải rõ ràng là có bốn lần kiểu “Sanh” “Tử” hay sao? Chỉ cần dùng toàn bộ sanh mạng con Bươm Bướm nhận xét thì con Bươm Bướm mãi mãi chưa bị diệt. Nguyên nhân so sánh Thể (tọa độ) thì không giống nhau, đối với chỗ ý nghĩa nhất định “Sanh” và “Tử” cũng hoàn toàn khác nhau.

Vấn đề “Sanh” và “Tử” của nhân sanh thì cũng như thế. Nhân sanh có ba thời kỳ sanh diệt: một là sát na sanh diệt, hai là nhất kỳ sanh diệt và ba là cứu cánh sanh diệt. Cái gì sát na sanh diệt? Sát na sanh diệt cũng như tế bào luôn luôn tách rời sanh ra tế bào mới, mỗi phút tế bào tàn tạ già cũ, không có sát na gián đoạn lưu lại về sau. Nếu như có một sát na gián đoạn lưu lại không biến thì sau đó ở nơi lý luận lại không có lý do nối tiếp biến hoá về sau, gọi là sát na hoàn toàn sanh diệt. Nhưng ở đây chỗ biến động của từng sát na này đến sát na kia khiến thân thể con người ở nơi chỗ đổi thay không ngừng. Ở trong sinh hoạt thường ngày, luôn luôn trong chỗ không biết, do từ ấu thơ mà trở thành tráng niên, do từ tráng niên mà trở thành già cả, do tử già cả mà trở thành chết mất được gọi là Nhất Kỳ Sanh Diệt. Sát na sanh diệt đây ở nơi thời gian bảy tuổi nắm lấy hết thảy tế bào toàn thân chuyển hoá đổi thay, cho nên nó bảy năm trước cùng với nó của năm nay sớm đã thay đổi hoàn toàn một con người. Chính hiện tượng chuyển hoá đổi thay của con Bươm Bướm, thoát khỏi một con lại hứng lấy một con. Xác thịt của con người cũng giống như nhà cũ chọn vào nhà mới một thứ. Giả sử chúng ta đem thời gian của tánh tương đối bám trụ vào trên một điểm nào được chỉ định, chọn bảy tuổi của con người làm nhất kỳ, cũng có thể bảo rằng bảy tuổi trước kia của họ sớm đã hoàn toàn “chết” mất! Năm nay họ mới “Sanh” ra lần nữa; căn cứ theo đây mà nói có cái gì không thể? Nếu đem thời gian suy rộng ra có thể một số người sử dụng một đời nhân sanh làm một tọa độ chung, nào đương nhiên không thể bảo rằng chỗ thân thể thay đổi của thời gian bảy tuổi, lại chọn làm chỗ chết mất của một con người, như thế lại hoàn toàn không có ý nghĩa! Lý do giống nhau, nào cứu cánh của sự sanh diệt chính là sanh mạng một đời của nhân sanh hoàn toàn kết thúc, tiếp theo lại thọ sanh một sanh mạng mới, hết sanh rồi tại tử, hết tử rồi lại sanh, sanh sanh tử tử liên tục không gián đoạn. Cũng như làn sóng của biển cả, từng đợt nhấp nhô nối tiếp nhau. Nếu như dùng một làn sóng trước và một làn sóng sau để nhận xét, gọi là hiện tượng một làn sóng “Sanh” và một làn sóng “Diệt”. Còn như dùng toàn bộ biển cả mà nói đều tồn tại chưa có “Sanh” và chưa có “Diệt”. Sanh mạng của con người lưu chuyển cũng giống như thế. Giả sử đứng trên lãnh vực bào thai mà nói, bào thai tượng hình gọi là “Sanh”, bào thai xuất ra gọi là “Diệt”; nếu dùng toàn bộ sanh mạng lưu chuyển mà quán sát thì vĩnh viễn không gián đoạn và có thể nói là không “Sanh” “Diệt”; gọi là cứu cánh sanh diệt, cũng tức là “Không sanh cũng không diệt”.

“Tương Đối Luận” báo cho chúng ta biết rằng: “Không cần tìm kiếm tọa độ tuyệt đối không biến động ở trong vũ trụ. Vũ trụ là không gian không ngừng nghỉ:

Tinh Cầu, Tinh Vân, Thiên Hà cho đến chỗ có hệ thống dẫn lực địa chấn to lớn không ngừng nghỉ rất xa trong không gian. Nhưng sự vận hành của chúng nó chỉ có thể chính chúng nó quan hệ tương đối lại gia thêm để thuyết minh, nguyên vì trong hư không đã không phương hướng và cũng không giới hạn”. Lại nói rằng: “Ly khai hoàn toàn hệ thống đối chiếu, chính là không có thời hạn cố định, ly khai hoàn toàn hệ thống đối chiếu, đích xác là  không có “Đồng Thời” và cũng không có “Hiện Tại”.” Ở trong khái niệm của hai vấn đề thời gian và không gian đây, chúng ta đối với trong Phật Pháp quan niệm “Không sanh cũng không diệt” thì cũng có thể phỏng theo khái niệm đã thấm nhuần chỗ gọi Thời Không của “Tương Đối Luận. Do bởi chúng ta đã quán sát đến sát na sanh diệt, mở rộng đến nhất kỳ sanh diệt của nhân sanh, lại do sanh diệt của nhất kỳ suy rộng đến cứu cánh sanh diệt, cũng chính là đem thời gian kéo dài đến lâu xa không hạn định và đem không gian mở rộng đến bao la không giới hạn. Đã không thời hạn cố định, cũng không giới hạn phương hướng, lúc này lại nói đến “Sanh” “Diệt”, cũng tìm không đặng Thể đối chiếu; đã không toạ độ cố định, làm sao có thể cho là có sanh có diệt được?  Đã nói rằng “Sanh” “Diệt” cùng với thí dụ bên “Trái” bên “Phải” của “Tương Đối Luận” giống nhau không có ý nghĩa, nguyên vì mục tiêu của một chữ “Không” ở trong Phật Pháp lại biểu hiện minh bạch ý nghĩa không sanh lại cũng không diệt, cho nên mới gọi là “Không sanh cũng không diệt!”

Trong Phật Pháp thường nói: “Pháp hữu vi thì có sanh có diệt; pháp vô vi thì không sanh không diệt.” Chúng ta có thể dùng chỗ giống nhau đây quán sát đến Tương Đối Luận Nhập Môn, trong đó nói rằng: “Lý luận của Ái Nhân Tư Thản cùng học thuyết của Ngưu Đốn cả hai đều phủ nhận; họ bảo không có chỗ nào bàn đến “Chuyển động tuyệt đối”. Một vật thể ở trong Không phát sanh quan niệm chuyển động tuyệt đối là mảy may không có ý nghĩa.” Cũng có thể nói: “Pháp Hữu Vi” chỉ là ở nơi tánh tương đối dùng thêm để giải rõ vấn đề “Sanh” “Diệt” mà phổ thông thường quan niệm, đấy chỉ hoàn toàn bám trụ nơi một toạ độ trên khái niệm cho là bất động, vấn đề trên xem như đối đãi nhau. Nhưng thực tế vĩnh viễn tìm không đến được tọa độ có một cố định chân thật. Ngay khi ông đem anh A định làm tọa độ thì chính bản thân anh A lại dùng anh B làm tọa độ và anh B lại dùng anh C làm tọa độ khác,  những tọa độ đây vĩnh viễn không dừng nơi cảnh. Cho nên Pháp Vô Vi thì lại thuộc về tánh tuyệt đối. Đã vậy một vật thể ở trong Không phát sanh quan niệm vận động tuyệt đối là mảy may không có ý nghĩa, như thế “Sanh diệt” chính là một thứ hiện tượng rất nhiều trong vận động mà thôi. Nguyên nhân “Sanh” và “Diệt” ở trong quan niệm tuyệt đối cũng là mảy may không có nghĩa như nhau! Cho nên “Ở trong pháp vô vi cũng giống nhau là tìm hoàn toàn không thấy được có vấn đề sanh và diệt!”

Con mắt chúng ta khi thấy sản sanh bình hoa là do khối đất chế tạo, trước hết dùng toạ độ khối đất làm cố định mới hiển hiện ra bình hoa. Trên thực tế, khối đất là do vi trần cô động lại hợp thành, nguyên nhân khối đất đều không phải tọa độ cố định, mà vi trần cũng không phải là cố định. Nguyên do vạn hữu trong vũ trụ đều nương nhân gá duyên mà sanh sản, duyên tụ thì sanh mà duyên tán thì diệt. Khi sanh là tổ hợp của nhân duyên, thật ra không có vấn đề “Sanh”; khi ở nơi diệt chỉ là nhân duyên phân tán, do đó cũng chưa phải gọi là diệt. Cho nên mới bảo rằng: “Không sanh cũng không diệt!”.

Từ nơi quán sát đây: vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có một việc nào không phải là tương đối. Đã là tương đối thì nhất định phải tương phản. Ở nơi không gian thì nói có đông tây, nam bắc, thượng hạ, tả hữu, lớn nhỏ, dài ngắn, vuông tròn. Ở nơi thời gian thì nói có xưa nay, đi lại, ngày đêm, lạnh nóng. Ở nơi tinh thần thì nói có khổ vui, mừng giận, thương ghét, phải trái, thiện ác, chánh tà, niệm niệm thuyên biến sanh diệt. Chúng ta vĩnh viễn ở trong thế giới tương đối này, nhất cử nhất động đều hoàn toàn thọ nhận luật tương đối đây mà thành hiện tượng mâu thuẩn chỗ gọi là phải trái, một phút cũng không thoát ly khỏi. Nhân đây liền sanh thành thứ quan niệm lầm lẫn, từ đó trình bày không dứt cảnh tượng nào là ưu bi khổ não của “Sanh Lão Bệnh Tử”. Nhưng ngay khi khổ não đến hãm hại, mọi người đều không muốn nhận chịu, cho nên liền tìm cách giải quyết tránh khỏi. Chỉ có người học Phật vốn đã tu dưỡng thì mới có thể đem hết thảy những thứ quan niệm “Sanh” và “Diệt” tương đối mâu thuẫn đây lìa bỏ tất cả. Chỉ cần nương cậy vào tâm thanh tịnh “Không Sanh Không Diệt” sẵn có, kiềm chế hoàn toàn tri kiến mâu thuẫn tương đối đây, đi theo quốc lộ thanh tịnh thể hiện ra.

(Nguyệt San Bồ Đề Thọ, kỳ thứ 22 năm Nguyên Tải Dân Quốc 58)