LƯỢC THÍCH TÂN HOA NGHIÊM KINH
TU HÀNH THỨ ĐỆ QUYẾT NGHI LUẬN

QUYỂN 02

Tác Giả: Cư Sĩ Lý Thông Huyền – Bắc Ninh (Đời Đường)

PHẦN A

Mười Thiện Tài nhập quả vị khế hợp Chơn Như. Phần một: Từ đoạn tụng ba thành quách hữu vi của kinh Ba mươi bốn hạnh đến Thiện tài nói kệ: Nói về Khổ nơi ba Hữu và các phần Pháp. Phần hai: Từ đoạn văn xuôi và kệ tụng: Lúc bấy giờ Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi như voi chúa trở về. Đó là Văn Thù Sư Lợi khen đồng tử Thiện Tài phát tâm Bồ Đề và khuyên Thiện Tài không chán khổ sanh tử để đầy đủ hạnh nguyện Phổ Hiền. Phần ba: từ Văn Thù Sư Lợi nói kệ đến “Cáo từ đi về phía nam”, đoạn văn xuôi này, Văn Thù Sư Lợi khen Thiện Tài phát Bồ Đề và thị hiện các thiện tri thức. Phần bốn: Từ đi về phía nam đến nước Thắng Lạc: Thiện Tài cầu học nơi các thiện tri thức. Từ đây đến cuối kinh, kể cả Văn Thù Sư Lợi, có năm mươi ba thiện tri thức. Năm mươi vị tiêu biểu cho mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, đẳng giác. Mỗi vị đều có mười thiện tri thức, cộng thành năm mươi vị. Ba vị Văn Thù, Di Lặc, Phổ Hiền là công dụng lớn của trí Phật. Năm mươi pháp môn trong năm vị chính là thể dụng nhân quả của trí. Sự thăng tiến của năm mươi vị đều có trí căn bản này, là pháp thân không hình tướng, là trí phân biệt mầu nhiệm. Các hạnh của trí sai biệt nơi Phổ Hiền chính là nhân quả. Trong nhân có năm chục, trong quả cũng có năm chục, cộng thành một trăm. Năm lớp nhân quả thường được kết hợp với mười Ba-la-mật làm hạnh thăng tiến nên thành một trăm mười. Thể dụng của mười Ba-la-mật là trí căn bản, là pháp thân không hình tướng là hạnh của Phổ Hiền nên khi người tu hành chưa phát tâm, pháp Sư tử chính từ vô thỉ là vô minh. Vị phát tâm thấy đạo của mười trụ đã cùng lúc đoạn trừ vô minh, chủng tử phiền não dầ dần ít đi.

Bốn vị Phật mới tuần tự đoạn trừ hết. Năm mươi thiện tri thức vốn có thứ lớp. Như trên đỉnh Diệu Phong, trụ thứ nhứt đến trụ thứ ba tâm luôn duyên nơi chơn như nên đưa ra ba vị Tỳ kheo để biểu hiện. Từ trụ thứ ba đến trụ thứ sáu có Tỳ kheo Hải Tràng… tiêu biểu xoay chuyển tâm duyên chơn như, hiểu rõ thế tục. Trưởng giả Di Già, trưởng giả Giải thoát. Một vị ở nơi thị tứ, một vị ở chùa, cùng Tỳ kheo Hải Tràng biểu hiện cho cõi đời ồn náo vốn là thanh tịnh. Sự học hỏi, mọi việc ở thế gian đều là giải thoát. Nêu ba vị, hai người thế tục, một Tỳ kheo biểu hiện cho pháp. Nghĩa là trước phải đầy đủ sáu Ba-la-mật. Sau mới nói đến giải thoát xuất thế gian và thế gian. Sau khi đạt hai giải thoát này, dùng hạnh thanh tịnh trụ thứ bảy, ở trong sanh tử, nuôi lớn từ bi, không chán sanh tử, nghĩ đến khổ não của chúng sanh, tu tập trí nghiệp đến trụ thứ tám mới thành tựu một phần trí vô công dụng trong trí thanh tịnh thế gian. Nên sau nêu nữ cư sĩ Mãn Nguyện và Tiên nhơn Kỳ Mục Cù Sa biểu hiện cho trí bi. Trụ thứ bảy, tám thành tựu bi trí của viên mãn một thể. Vì hai vị này đều ở chỗ Hải Triều. Trụ thứ chín nói về trí thanh tịnh không lo sợ của của trụ thứ tám, đạt thần thông không chết, cùng làm những việc như kẻ ngoại đạo tà kiến để dắt dẫn khuyên chúng bỏ tà về chánh. Nào là dùng năm lửa đốt thân, lửa cháy lên đến cõi trời. Nào là lên núi dạo mênh mông. vì lên núi dạo, vào lửa lớn nên tiêu biểu bằng Bà-la-môn Thắng Nhiệt. Trụ thứ mười hợp cả mười trụ, đầy đủ hạnh bi trí, tiêu biểu bằng từ hành. Con gái Vua Sư tử Tràng. Vua Sư tử Tràng là trí, từ Hành là bi. Nữ cư sĩ Mãn Nguyện của trụ thứ bảy (tiếng phạn là Hưu xả) trước, đã tìm phương tiện vào trong sanh tử, nuôi lớn từ bi vẫn còn tập nhiễm nên tiêu biểu bằng con gái vua Sư tử Tràng. Vốn là đồng nữ. Vì trí bi của năm vị thành thục, chưa thành thục khác nhau, nên phải căn cứ từ thể dụng của trí Phật Nhứt thừa giáo. Mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, Đẳng giác lớp lớp thuận nghịch, toi luyện qua năm mươi vị mới đạt được thiện xảo của bi trí, muôn việc trọn vẹn, đầy đủ công hạnh. Nếu người chỉ cầu đạt một pháp xuất thế giải thoát, dù là pháp khác với pháp nhỏ hẹp của nhị thừa vẫn không được gọi là thầy của trời người. Người cầu Nhứt thiết trí của Nhứt thừa giáo, tức là ở trong sanh tử, không ra khỏi, cũng chẳng chìm đắm, đầy đủ thiện xảo bi trí. Vì thế không thể xem kẻ không trí, không hiểu biết là Phật. Trong kinh chép: Phật dùng pháp làm thân, thông đạt tất cả pháp nghĩa là biết tất cả, hiểu hết thảy, là pháp thân Phật. Như vậy so hạnh của năm vị, gồm có một trăm mười lớp nhân quả là trí căn bản. Văn Thù, Phổ Hiền là thể dụng. Dùng trí mầu nhiệm của Văn Thù phân biệt các pháp, dùng trí sai biệt của Phổ Hiền biết rõ khả năng của chúng sanh để sống với chúng. Dùng trí căn bản là Phật. Trí đó hoàn toàn không tạo tác, thể tánh như hư không, không thuộc ba đời, không có tánh xưa nay, đầu cuối, ngang với vô số kiếp của thế gian. Song trí không có thời gian, đầu cuối không giống nhau, hạnh quả chẳng biến đổi, ở trong đời mà không ô nhiễm. Vì trí căn bản là thể của muôn hạnh, là pháp của Nhứt thừa giáo, là quả Phật, là tâm phát khởi ban đầu, là một đời thành Phật, là quả tu hành của năm vị, là pháp của giáo hạnh. Vì trí căn bản hợp nhứt, không có sự sanh tử xưa nay nhiều ít nên thấy bản tánh của chúng sanh là không sanh, chỉ là một đời. Sự đạt đạo bây giờ cũng giống như sự thành Phật của các đức Phật thời quá khứ, vị lai. Như trong lầu gác của Di Lặc hiển hiện cho kiếp số ba đời, đều trong hiện tại. Vì cảnh giới trí vốn vậy. Người phát tâm lãnh hội trí nghiệp này cũng vậy, không thấy có nhiều đời, gọi là phát tâm Bồ Đề thứ nhứt. Trong cảnh giới của trí không có sự phân chia ba đời, xưa nay vì pháp vốn như vậy. Thấy có nhiều ít là thấy sai lầm, thuộc về hiểu biết của thức, là sanh tử là chấp trước, là thiên lệch. Hãy hiểu thật đúng. Vì thế năm mươi thiện tri thức chính là hạnh thăng tiến. Văn Thù, Phổ Hiền, Di Lặc là nhân quả thể dụng của trí trong năm mươi vị. Trước sau không ngoài pháp ba đời, thành một trăm mười pháp như trước đã nêu rõ. Bốn đoạn trước nói về sự khen ngợi, khuyên Thiện Tài phát tâm Bồ Đề và đề cập đến nơi ở của thiện tri thức. Phần sau nói về Thiện Tài từ biệt để tiếp tục học hỏi, vào đúng nơi và tu hạnh Bồ-tát. Một đoạn sau nói về nhập trụ phát tâm thứ nhứt, là trụ đầu của mười trụ. Trụ này chủ yếu tu bố thí Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Phía nam có nước tên Thắng Lạc. Phía nam là đúng đắn, là sáng suốt, rõ ràng, là sự trống rỗng, là tốt đẹp. Tâm, lìa pháp là tâm đạt sự trống không. Tâm hiểu rõ là tâm sáng suốt, trí huệ chơn chánh biểu hiện. Vì thế lạy Phật trước phải đọc Nam Mô… Phương đông là khởi nguyên. Vì phương đông như mùa xuân, là mùa vạn vật sanh sôi nẩy nở, là sự bắt đầu của mọi việc. Phương nam là pháp môn, là đúng đắn, là hư tịch, là trí huệ chơn chánh nên phải đọc trước phương đông như mùa xuân, là mùa vạn vật sanh sôi nảy nở, là sự bắt đầu của mọi việc. Vì vậy chữ đông gồm chư mộc xuyên qua chữ nhựt. Chữ mộc là sanh sôi nảy nở. Chữ mộc bao quát các pháp ở mười phương. Phương nam cũng bao quát các pháp ở mười phương. Chữ mộc gồm chữ thập và chữa bát. Phương đông là rồng là trí, nên nêu ngài Phổ Hiền ở phương đông là biểu hiện ý đó. Bồ-tát Quan Thế Âm là từ bi nên biểu hiện ở phương tây. Phương tây thuộc hành kim, là cọp trắng, là giết hại. Ý nói pháp từ bi được thực hiện trong cõi ác, trong sự chém giết. Vì thường mười hồi hướng hợp cả hai môn bi trí. Quan Thế Âm ở phía tây của núi Kim Cang, Bồ-tát Chánh Thú ở phương đông đi đến, hai vị gặp nhau. Chánh thú tiêu biểu cho trí huệ, Quan Âm tiêu biểu cho từ bi. Tất cả đều mượn phương hướng để biểu hiện pháp. Song, pháp của một phương bao gồm cả mười phương. Ở đây xin nêu vài ý nghĩa của phương đông để biểu hiện pháp không thể nói nhiều. Chữ Mộc (trong chữ đông) tiêu biểu trí có khắp mười phương, ngang dọc thấu triệt, đầy đủ tám quẻ, thông cả pháp của hai phương trên dưới nên nói trí có khắp trong các pháp thì được gọi là trí viên mãn. Vả lại, phương đông tiêu biểu là quả chấn. Chấn là cây, là trai trưởng, là tiếng nói, là hiệu lệnh, thông cả mười phương. Lại như ngôn ngữ phát xuất từ miệng. Miệng tiêu biểu quả Đoài. Quả Tấn là lời lẽ phong giáo. Quả Ly là tốt đạp, là tâm, là mắt, là hư tịch. Quả Càn là hoàn toàn thanh tịnh. Quẻ Khôn là mọi người tin thuận, là bụng. Quả Khảm là nước, là thần lực nơi bảy ngôi sao ở phương bắc, là gian tà, là đối tượng trừng trị của người trí. Quẻ Cấn là núi, là trai út, là trẻ thơ, là dừng lại. Phương trên là trời, bao hàm muôn Quẻ. Vì thế trong mười tín, cõi nước là phương tiện là Bình đẳng, đức Phật tên Quán sát trí tiêu biểu cho trí căn bản. Thể của trí ấy là hư không. Phương dưới có bốn mùa, hậu, tỵ, thổ, vương tiêu biểu cho trí bi đầy đủ, chuyên chở muôn vật, vì pháp của một phương có khắp mười phương. Tất cả các hiện tượng ở mười phương đều thuộc muôn loài ở thế gian. Vì thế đạo của quân tử là hiểu rõ các pháp ở mười phương, luôn dụng công bằng định mới là có trí huệ chơn chánh, là ánh sáng, là mặt trời, là tốt đẹp. Do vậy, chữ nam gồm các chữ thập, môn, bát, thiên tiêu biểu cho phương nam là đúng, là sáng. Vì mặt trời ở tám phương, mức chuẩn của tám thước đều được định bóng thừa thiếu ở phương nam. Sơ lược là thế, nếu nói đủ thì thật phiền toái. Cõi nước tên Thắng Lạc tiêu biểu cho từ lúc bắt đầu đến lúc đạt trước viên mãn sáng suốt, phá trừ bóng tối của đêm dài nên gọi là Thắng Lạc. Cõi ấy có núi tên Diệu Phong nghĩa là muốn đạt đạo không tu định thì không có gì bắt đầu, nếu muốn đạt trí thù thắng, trước phải tu phép chỉ đúng đắn. Núi là đình chỉ, là đình chỉ tâm, không lạm động, vững chải như núi, tự hiểu rõ cảnh giới của tâm, khi bỏ cả tâm lẫn tướng thì trí huệ chơn chánh phát khởi. Song, sự đoạn ảnh tướng là nhờ định. Trí được phát sanh từ định. Một khi định huệ hiển hiện, vọng chấp về chướng hoặc tan biến. Chướng hoặc tan biến thì trí lớn sanh khởi. Chấp tướng không còn, trí sáng hiển hiện nên gọi là Diệu Phong. Vì lên đến đỉnh núi, trí chơn không luôn phát khởi từ lý trống không, không hình tướng, tất cả bụi nghiệp từ xưa đến nay bỗng tan biến sạch, thân tâm chẳng còn, không còn phân biệt trong ngoài, đoạn trừ năm hiểu biết sai lầm như thân kiến, kiến thủ, giới thủ, tà kiến… được gọi là thấy đạo. Khi đã thấy đạo thì trí chơn không luôn hiển hiện soi sáng, dùng đạo đoạn dứt chủng nghiệp. Chủng tử càng giảm, trí huệ càng sáng. Trí huệ đã tăng trưởng, luôn hành hạnh từ bi. Bao giờ độ hết chúng sanh, hạnh nguyện mới hết. Chúng sanh không độ hết, hạnh nguyện sẽ không dừng. Lòng từ lớn như mặt trời chiếu khắp mười phương. Lòng bi lớn như mặt trăng xoa diệu biển hữu. Trước sau như một không dừng nghĩ đó là tu đạo. Đỉnh diệu phong tiêu biểu cho quả vị kiến đạo, dùng trí căn bản sáng suốt làm thể của đạo. Dùng trì mầu nhiệm của Văn Thù tu hạnh nguyện Phổ Hiền, thành tựu đạo Phổ Hiền. Ở trong chúng sanh thựa hành lòng bi lớn, an lập hành tướng năm vị, hòa hợp thêm bớt trí bi, đến vị Diệu Giác mới tròn đủ. Trí lớn càng sáng, bi lớn càng rộng thông hiểu mọi pháp, thựa hành đủ bốn nhiếp pháp công đức từ bi trọn vẹn. (Thứ tự như ở phần sau). Cứ thế tuần tự tu tập đầy đủ hạnh nguyện, không ra khỏi một cảnh trí nhỏ nhoi nào. Hãy dùng trí biết rõ, đừng hiểu bằng hình thức. Trụ phát tâm thứ hai mược thiền định hiển hiện cho sự thông đạt chơn trí sáng suốt, vô minh rơi rụng được sanh vào nhà trí của Phật nên được gọi là ở chỗ Phật, đạt trí sáng của Phật, thấy tất cả pháp. Quả vị kiến đạo không thấy có xưa nay, hoặc khoảng giữa của xưa nay. Trãi quả năm vị, dũa mòn tập khí, thêm lớn từ bi, là tu đạo. Vì vậy có câu: Vùa phát tâm đã thành tựu sự hiểu biết đúng đắn mới có thể tu đạo. Nhưng vì trí cuả các vị trên chưa tròn đủ, cản trở hạnh nguyện của Bồtát nên lúc Thiện Tài đi về phía nam học hỏi các thiện tri thức đều nói rằng: Tôi trước đã phát tâm cầu đạo Bồ Đề, làm học hạnh Bồ-tát, tu đạo Bồ-tát? Mà nói rằng: Thêm lớn quả Phật, Do vậy trí căn bản nhờ định hiển hiện, không do tạo tác, không do tu tập, chỉ có tu đạo Bồ-tát, học hạnh Bồ-tát mà thôi. Song trì căn bản luôn được hiển hiện bằng hạnh không bám vúi, không nhiễm ô của Bồ-tát. Nó không có tánh sanh diệt sống chết. Nếu không đạt thể của sự hiểu biết chơn chánh thì các hạnh đều là vô thường, là nghiệp báo có sống chết của trời, người. Thiện Tài lên núi Diệu Quang hết bảy ngày. Bảy ngày là tiêu biểu cho bảy phần giác. Khát khao tìm kiếm khắp mười phương nghĩa nhập định quán sát mười phương, quán sát thể tánh của các pháp. Từ xa nhìn thất Tỳ Kheo Đức Vân ở đỉnh núi khác Thiền hành: Núi mình ở là sự tự tu chỉ quán. Nhìn xa là tin, vì sau khi tu chỉ quán, tin rằng: có pháp môn tịch dụng hợp nhứt của định tuệ. Vì vậy thấy Tỳ kheo đang thiền hành ở đỉnh núi khác lên núi là định, thiền hành là dụng vì dụng không ngoài định tức là không ở trong vắng lặng, cũng không ở trong tán loạn nên đang thiền hành. Sau khi nhìn thấy Thiện Tài liền đi đến, đó là sự thăng tiến. Đến nơi chấp tay là hiểu được ý, lạy là được bản vị, đi vòng quanh là tin hiểu thực hành. Đi theo đông bắc tây nam là đi vòng quanh. Thiền hành giáp không theo hành trình là đi vòng quanh. Hiện nay người hành đạo lại đi ngược cách này. Tỳ kheo Đức Vân nói: Ta đạt sức tin hiểu đúng đắn, lòng tin thanh tịnh, ánh sáng trí chiếu soi, quán sát khắp nơi, đoạn trừ chướng hoặc, khéo léo quán sát, thấu triệt mọi thứ, đầy đủ hạnh thanh tịnh, đi lại khắp mười phương, cung kính cúng dường tất cả đức Phật, luôn nghĩ đến định và pháp của các đức Phật, thấy tất cả các cõi Phật ở mười phương. Thấy một đức Phật hai đức Phật… Vô số đức Phật chính là sự quán sát sau khi thấy đạo. Dùng mắt pháp trí để quán sát, thấy rõ như trước mắt, vì vậy nói ta đạt sức tin hiểu đúng đắn, mắt tin thanh tịnh, trí sáng chiếu khắp. Dùng mắt thanh tịnh, trí sáng suốt, soi thấy ở phương đông có một đức Phật, hai đức Phật… Vô số đức Phật. Phương tây, nam, bắc, bốn phương trên dưới đều như phương đông. Đó là pháp quán đạt trí Phật, tức cảnh giới Phật, cúng dường Phật, học thần thông của Bồtát, là trả lời câu hỏi của Thiện Tài. Làm sao sớm thanh tịnh đầy đủ hạnh Phổ Hiền. Người tu hành phải dùng mắt sáng, trí thanh tịnh nương pháp này, bắt đầu từ phương đông, quán sát tâm của tất cả chúng sanh như tâm mình, không thể tánh, không hình tướng, không tâm tánh. Không thấy có các tướng. Khổ vui tốt xấu, phải trái hay dở của chúng sanh. Chỉ dùng mắt trí thanh tịnh sáng suốt soi chiếu thấy thể chơn thật của chúng sanh, không thấy biết bằng mắt thường của tình thức. Chỉ thấy thể công đức, chúng sanh như tướng của các đức Phật, không thấy tướng trời, người, địa ngục… cõi ác. Tất cả cõi nước đều như ánh sáng, như bóng, không thật, không hư, bản tánh vốn không nhơ uế. Thể tướng của Phật, chúng sanh và mình từ xưa đến nay là một. Sắc thân, cảnh giới Phật đều có từ trí, đều là cảnh giới của pháp thân không tướng. Vì thể của trí là không. Muôn ngàn hình tướng đều trống không, tịch tịnh như lầu gác của Di Lặc. Từ nơi, không phải là nơi chốn hiện đến rồi diệt mất đi về nơi không phải là nơi chốn. Thấy tất cả cảnh giới của chúng sanh đều là cảnh giới của Niết-bàn, là cảnh giới Như Lai. Đó không phải là sự hiểu biết bằng tình thức sai lầm, mà là sự hiểu biết bằng trí sáng. Do vậy, tự tại trước có không, không hư mắt thường. Thấy chúng sanh mà không hư mắt pháp. Thấy cảnh giới vốn không thể tánh mà không hư mắt trí, biết muôn thứ giả có, thấy thân Phật tự tại, nhập trí không tạo tác, sự sáng suốt thần diệu đều do trí huyền ảo, không có trong ngoài. Từ phương đông đến bốn hướng… đều dùng trí thanh tịnh sáng mắt quán sát. Nếu muốn đạt tự tại phải dùng định tự tánh không tạo tác, hiển hiện cho pháp thân không hình tướng. Trí thanh tịnh sáng suốt không có nghiệp tham sân si, đủ tâm từ bi mới có thể an nhập trí huyễn ảo này, thản nhiên trước có không. Nếu không đủ hạnh nghiệp từ bi sẽ làm quỉ thần hung dữ, dạ xoa la sát ác độc. Như phẩm hạnh nguyện Phổ Hiền có chép: Đây là pháp quán sau khi thấy đạo. Người chưa an nhập cảnh giới trí huệ thì không thể lãnh hội được. Nếu chỉ quán sát sự trống không, diệt hết nghiệp tham, duyên lý trống không, thần thông hư giả, không hành diệu dụng thì bị vướng trong tịch tịnh. Đó là chủng tử của hạnh nhị thừa. Nếu người mê lý, không có thần trí vi diệu chỉ quán tướng có, đó là sự sanh diệt của hữu vi, như cách quán cõi thanh tịnh, Phật A Di Đà ở phương tây, đây là pháp quán về cảnh, trí của nhứt thừa. Người chỉ quán tưởng làm cho trí không tạo tác sáng suốt vi diệu. Từ trí lớn thanh tịnh sáng suốt, pháp thân không hình tướng thành tựu công dụng lớn, học thần thông của Bồ-tát, nhập đạo Phổ Hiền cũng không thể đạt được. Người chỉ chuyên tâm vào chơn như cũng không thành tựu được. Như trong kinh, Tỳ kheo Đức Vân khen ngợi sự học hỏi của Thiện Tài: Người cầu thần thông của Bồ-tát, cho đến cầu pháp môn Niết-bàn sanh tử của Bồ-tát, học sự quán sát hữu vi, vô vi của Bồ-tát mà tâm không bám víu thì nên chỉ dạy pháp nhập cảnh giới Phật. Hòa hợp sanh tử Niết-bàn, hữu vi, vô vi nhưng không bám víu. Phải dùng trí lớn thanh tịnh sáng suốt để an nhập. Vì thần thông diệu dụng của Bồ-tát luôn vắng lặng nên thiền hành ở trên đỉnh núi khác là biểu hiện đạt tự tại trước động tịnh nên thân không ngồi trên tòa. Người tu hành đạt vị kiến đạo rồi, dùng trí sáng đúng đắn quán sát như vậy. Như kinh nói về thể dụng làm cho người học đạo không thiên lệch, vướng vào công đức của mình. Dùng pháp quán đời này thành tựu thần thông diệu dụng tự tại của đời sau. Đó là chỉ trong giây phút, thấy trí viên mãn sáng suốt của đời sau. Pháp quán cõi thanh tịnh phương tây là quán tướng hữu vi, thành tựu tâm tưởng, đạt nghiệp báo thần thông biến dịch sanh tử. Hoặc tu mười nghiệp lành sanh lên cõi trời, đạt nghiệp báo thần thông. Lại như rồng quỉ dữ tạo nghiệp ác vô minh mà còn có thần thông, huống gì người đã khai mở mắt đạo, căn lành đầy đủ, có thần dụng trí huệ quán sát mà đời sau không đạt thần thông rộng lớn? Đó là biểu hiện cho người vừa phát tâm, thành tựu sự hiểu biết chân chánh, là trí căn bản sáng suốt, pháp thân không hình tướng. Thể không tạo tác là là thể của chánh giác, từ đó thành tựu thần thông. Hạnh của Bồ-tát này là thể của trí biết đúng, nhờ sự phát tâm tương xứng của đời này nên đạt trí chơn chánh. Ngay trên phần đoạn hòa hợp này thành tựu quán tâm hành, tu tập pháp lành, học hỏi mọi hạnh, thành tựu quán tâm hành, đời sau đạt tâm biến dịch. Vì thân phần đoạn của Bồ-tát đời này là nghiệp quả của quá khứ. Đời này dùng trí tu tập, quán hạnh nghiệp nên đời sau được sanh bằng thần thông biến hóa. Đó là do mình thành tựu mọi công hạnh. Người thành tựu bằng công đức hạnh nguyện của mình là chơn. Người thành tựu bằng sự phù hộ của các đức Phật và của các Bồ-tát là không chơn chánh. Vì khi mất thần lực ủng hộ sẽ trở lại như trước. Ví như do sự ủng hộ của quỉ thần (ma nghiệp) biến đổi tâm người không tự tại, khiến tâm cuồng loạn, không thể giữ lấy được. Vì vậy hãy dùng sự thấy đạo của mình hiểu rõ cảnh giới của tâm không có vật thể, làm thanh tịnh nghiệp tham sân, si. Vì tánh vốn thanh tịnh bình đẳng, cùng một thể với nghiệp từ bi lớn, không thấy mà thấy, không biết mà biết, mọi việc đều chơn chánh. Dùng trí làm công dụng, dùng ấn trí in rõ nghiệp quả ba đời của chúng sanh, biết đó đều là cảnh giới của Phật nên đạt tâm không cấu nhiễm. Từ câu: “Chỉ ta đạt trí sáng suốt thấy rõ các pháp của Phật” trở về sau là nói sự thăng tiến. Đoạn từ đây nói về trước chép: Nhập tri kiến Phật, biết tất cả cảnh giới của ba đời các đức Phật đều thuộc một thời gian. Vì pháp chơn như không có tánh xưa nay, không thấy có Phật mới thành, Phật đã thành vì không có pháp xưa nay, mới cũ thành hoại. Vì dùng mắt thấy khắp để thấy.

2) Trụ trị địa: Vị này chủ yếu là tu giới Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu (nghĩa phương nam như cách giải thích ở trước). Phương nam có cõi nước tên Hải Môn, nghĩa là giới Ba-la-mật là Thể của Hải Môn, vì biển lớn không chứa thây chết. Biểu hiện cho trí sáng nơi pháp thân là thể của giới tự tánh trong sạch, không chứa những xác chết tham, sân, si ác kiến vọng nghiệp. Vì khi trí này hiển hiện, biển sanh tử mười hia chi sẽ thành biển biện tài phước đức, công đức lớn của các đức Phật nên gọi là Hải Môn. Như trong kinh chép: Tỳ kheo Hải Vân tiêu biểu cho mười hai chi, là biển nghiệp phiền não lớn của chúng sanh đã hết. Ở đây dùng giới định tuệ để thanh tịnh, là trí sáng suốt, là biển trí lớn, là phước đức lớn của các đức Phật. Với pháp này, che chở lợi ích, khiến chúng sanh bừng ngộ. Lúc bnày mưòi hai chi thành Hải Vân nên Thiền Tài đến chỗ Tỳ kheo Hải Vân. Lạy sát chân biểu hiện cho sự thăng tiến, đạt đến vị giải thoát: Chắp tay là lãnh hội pháp của các vị đó. Thiện Tài nói: Con dùng tâm vô thượng Bồ Đề đã phát khởi từ trước nhập trí vô thượng. Đó là Thiện Tài cầu pháp (rõ như trong kinh). Tỳ kheo Hải Vân khen Thiện Tài: Để phát tâm Bồ Đề sẽ đạt trí sáng chiếu khắp, đủ trí tam muội và đạo chân thật, phát sanh phước đức, nuôi lớn pháp giải thoát, phụng sự thiện tri thức, không mỏi mệt không tiếc thân mạng, không chứa nhóm (rõ như trong kinh) Tỳ kheo Hải Vân nói: Ta ở nước Hải Môn này đã được mười hai năm, ta luôn thấy biển lớn là cảnh giới trí. Nghĩa là thấy biển lớn có vô số châu báu (rõ như trong kinh). Ở nước Hải Vân mười hai năm là chuyên quán mười hai nhân duyên, quán sanh tử rộng lớn do mười hai duyên sanh nên thành tựu trí rộng lớn như biển có vô số châu báu đẹp. Vì không hiểu mười hai duyên sanh : Do vô minh có hành, do hành, có thức, do thức, có danh sắc, do danh sắc có sáu nhập… do sanh có già chết khổ đau buồn thảm. Quả khổ luôn theo không bao giờ ngừng. Giờ đây dùng diệu lực nơi tam muội quán sát thành tựu trí lớn sáng suốt, đây đủ công đức, trang sức bằng vô số châu báu, đạt trí lớn (rõ như trong kinh). Vì không hiểu mười hai chi này nên chịu vô số quả khổ, luôn ở trong địa ngục ngạ quỉ, súc sanh, nghèo cùng khốn khổ. Nếu dùng định huệ quán sát, dùng các phương tiện thành tựu công đức trí huệ của các đức Phật. Trong mười hai chi, tóm thâu chỉ có ba chi, tức là vì không hiểu: 1) Thể của tâm cảnh vốn không, cứ chấp chặt tâm cảnh hiện có là vô minh; 2) Xem danh sắc là cảnh giới; 3) Xem sáu căn là chủ thể. Vì ý căn mê lầm, tham danh sắc, căn cảnh đối xứng. Hành, xúc, thọ, ái, thủ, hữu là duyên sanh thức nghiệp. Vì ba duyên này nên mười hai duyên luôn tồn tại, quả khổ ba cõi không dứt. Giờ đây dùng sức nơi phương tiện để điều phục, thành tựu nghiệp trí lớn, đoạn dòng sanh tử khổ đau. Dùng thiền định đình chỉ ý căn, làm cho nó không tồn tại trong năm căn, không duyên cảnh giới, ý căn không sanh thì mắt tai mũi lưỡi thân căn cũng không sanh. Ý căn đã thanh tịnh thì không còn căn cảnh, không có những hình tướng trong ngoài lớn nhỏ, ba đời xưa nay. Hạt giống của thức cũng không còn. Vì ý diệt, mười hai duyên diệt, tất cả khổ đau trong ba cõi diệt, chỉ có trí chân thật biểu hiện rõ ràng, chiếu khắp mười phương, các pháp như trí, cảnh, giới… vốn không có thể tánh, vì trí không có thể tánh, vốn sáng suốt, rộng lớn như hư không, ngang với pháp giới, không có trong ngoài, thần dụng cùng khắp, không đến đi, có trong tất cả cảnh giới, như dơn nắng, như huyễn hóa, như bóng, như hư không, không lấy bỏ, không lật ngã, không ta người, không nương tựa, không do nương tựa vào cái khác mà tồn tại, ngang với pháp giới, mọi thứ đều có pháp.

Trí như ánh sáng vi diệu, hiển hiện mọi hiện tượng, bao hàm tất cả. Trí là thần cao cả, thể tánh vốn không nên phân biệt được mọi hiện tượng trong mười phương. Trí thanh tịnh như hư không, sanh khởi phước đức như ánh sáng vi diệu, như lưới của Đế Thích. Hiện thân hình trong tất cả cõi nước, ở trước chúng sanh rùy thuận nghiệp sai khác, hiện thân hình tương xứng, vì trí không đến đi. Trí như ngọc làm nước trong, trí vừa hiện khởi, làm sạch nước nhơ mười hai duyên. Vì vậy vô minh diệt thì biển khổ sanh tử… mười hai chi cùng diệt, trí sáng suốt thanh tịnh và các công đức cùng hiển hiện. Vì thế khuyên sáu căn cảnh thức… mười hai duyên để thành tựu công đức trí huệ của Như Lai. Tất cả các hình tướng ở núi Diệu Phong trước kia đều tan biến, trí sáng của Phật hiển hiện. Dùng đạo xuất thế quán sát mười hai chi-hành, sáu căn danh-sắc, thức… thông hiểu thế gian, thành tựu công đức trí huệ. Tỳ kheo Hải Vân nói: Thiện nam tử! Lúc ta nghĩ như vậy, trong biển sanh tử xuất hiện hoa sen lớn. Cộng sen bằng báu Nhân đà la (đó là lấy tên Đế Thích để đặt). Vì nó là loại ngọc quí nhất trong các báu vật. La ni là báu màu trong suốt, tiêu biểu cho trí căn bản hiển hiện nhờ ố thí Ba-la-mật phối hợp cả chín Ba-la-mật kia. Trăm vạn Vua A-tu-la cầm cộng sen. Vua tiêu biểu cho hạnh nguyện của Bồ-tát không ngoài trí căn bản sáng suốt, ở trong sanh tử nhưng không bị chìm đắm, luôn tự tại như A-tu-la ở trong biển nhưng không bị chìm. Trăm vạn rồng chúa phun nước thơm, tiêu biểu trí sai biệt là thể của giới. Trí này như rồng luôn tồn tại trong pháp không. Mưa pháp đem lại lợi ích cho chúng sanh là nước thơm, các nghiệp thanh tịnh. Thể của giới cũng như vậy. Như rồng bay trong hư không tuôn mưa. Ngoài ra còn phối hợp thực hành các Ba-la-mật khác, trang sức bằng các báu vật khác. Đó là quả báu sanh khởi từ mười Bala-mật. Hoa sen được hình thành như thế. Xòe nở tỏa hương, che kín biển lớn tiêu biểu cho thể tánh của muôn hạnh không nhiễm ô, bao trùm tất cả, ủng hộ chúng sanh trong pháp giới (biểu hiện bằng hoa sen). Vì vậy trong kinh có câu: Hoa sen lớn này được sanh từ căn lành xuất thế của Như Lai, biểu hiện khắp cõi nước trong mười phương, sanh khởi từ pháp huyễn hóa, từ nghiệp thanh tịnh, trang sức bằng pháp không tranh cãi, nhập ấn vô vi, an trụ nơi pháp không ngại, cùng khắp cõi nước trong mười phương, trên hoa sen có đức Phật an trụ, thân Phật cao đến cõi trời hữu đảnh. Nghĩa là trí căn bản là thể của Phật. Thể của trí vốn không, đủ diệu dụng thần thông, đoạn dứt biển hữu, có khắp mười phương, không thấy biên giới. Lên đến cõi trời Hữu đảnh là cùng tột của hình sắc thấy được. Đức Như Lai đưa tay phải xoa đầu. Tay phải là công dụng của pháp. Xoa đầu là dẫn dắt hội nhập chơn như, hợp với đạo mới có thể trừ nghi. Giảng kinh Phổ Nhãn là biễu hiện sự lãnh hội, mắt trí cùng khắp ngang bằng pháp giới, quán sát tất cả căn cảnh, tùy khả năng mà chỉ dạy. Căn cảnh không cùng sự chỉ dạy cũng không hết. Nếu không có căn cảnh thì sự chỉ dạy cũng không có. Điều đó có nghĩa là người dùng trí căn bản tùy đối tượng chỉ dạy. Chỉ dạy tất cả chúng sanh gọi là Phổ Nhãn. Trong kinh dạy: Giả như có người dùng nước biển làm mực, núi Tu Di làm bút, chép một câu trong một nghĩa, một nghĩa trong một pháp, một pháp trong một môn, một môn trong một phần của pháp Phổ Nhãn thì không thể chép được một phần nhỏ, huống gì chép hết? Đó là vì sự chỉ dạy không tự nhiên có, phải tùy khả năng và hoàn cảnh. Vì chúng sanh quá nhiều, phiền não lại lắm, khả năng và hoàn cảnh không cùng nên sự chỉ dạy cũng không hết. Trí căn bản là Phổ Nhãn, trí sai biệt là kinh. Ta ở chỗ đức Phật đó suốt một ngàn hai trăm năm thọ trì pháp Phổ Nhãn. Mỗi người nghe học một pháp Tam muội, lãnh thọ vô số phẩm là biểu hiện cho pháp mười hai duyên sanh, mỗi chi có một trăm phiền não, có mười thứ vô minh nên cộng thành một trăm. Mười hai chi mỗi chi đều có mười thứ, cộng chung thành một ngàn hai trăm phiền não căn bản. Chúng sanh trong mười phương vì tạo vô số nghiệp mê mờ, trôi lăn trong biển lớn sanh tử. Nay dùng thiền định quán sát. Nhờ sức từ phương tiện, thành tựu trí căn bản sáng suốt thanh tịnh và trí sai biệt mầu nhiệm. Thọ trì kinh Phổ Nhãn trong suốt một ngàn hai trăm năm là biểu hiện cho trí sai biệt từ trí căn bản, tạo ra vô số pháp đem lại lợi ích cho chúng sanh. Ta ở chỗ đức Phật đó thọ trì đọc tụng là biểu hiện tướng núi Diệu Phong không còn, trở ra khỏi sự trói buộc, quán mười hai duyên sanh, điều phục biển khổ sanh tử, danh sắc, căn cảnh và thức. Vì thành tựu pháp Phổ Nhãn trí sáng thanh tịnh nên biến biển sanh tử thành biển trí. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp Phổ Nhãn này trở về sau là nói sự thăng tiến”. Như vậy tám vạn bốn ngàn trần lao đều không ngoài sáu căn, năm uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nhưng danh sắc sáu căn lại do ý căn phối hợp với năm căn để nắm bắt cảnh danh sắc. Vì không hiểu nên có mười hai duyên sanh và mười phiền não lớn tạo thành tám vạn bốn ngàn trần lao. Như kinh này chép: Trong năm uẩn, mỗi uẩn có một trăm phiền não, năm uẩn có năm trăm phiền não, trên trong có năm trăm ngoài có năm trăm, cứ như thế có đến tám vạn bốn ngàn phiền não. Điều đó có nghĩa là trong năm uẩn, bên trong và bên ngoài có một ngàn. Trong mười sử mỗi sử có một ngàn phiền não. Mười sử có mười ngàn phiền não. Mười sử lại chia ra trong, ngoài đều có mười ngàn, thành hai chục ngàn. Tham sân si có sáu vạn ba ngàn. Tham có hai vạn một ngàn, sân có hai vạn một ngàn, si có hai vạn một ngàn. Ba cái chung có ba vạn hai ngàn, thành tám vạn bốn ngàn. Bốn ngàn là số phiền não trong ngoài của năm uẩn, tám vạn là số phiền não của tham sân si, mười sử. Tất cả đều do sáu căn, danh sắc, thức tạo thành vô số phiền não, ngang bằng sự mê lầm của mười phương. Trong ba pháp đó, chủ yếu là ý căn. Nay chỉ dùng định làm thanh tịnh ý căn vốn không này, năm uẩn xưa nay không có chủ thể. Tất cả cảnh giới trong ngoài, sông núi, đất nước, gió, lửa đều do ý căn nắm bắt hình tướng sanh khởi thức, chấp chặt thành thức thứ bảy. Tức là đặt tên theo sự chấp chặt, không có thể riêng biệt nào. Tùy nghiệp có ba cõi, cõi hữu lậu nên có thức hạt giống thứ tám, thức này cũng không có thể riêng biệt nào. Tất cả chỉ do ý thức tạo thành. Nay người tu hành chỉ cần đình chỉ ý căn, vững chãi như núi, tâm cảnh tự nhiên dứt. Ý không còn, cảnh cũng chẳng có, thức diệt trí thành. Trần lao mê hoặc lâu xa vốn do mê ý mà có. Diệt ý, trí hiện, mười phương hiện rõ, tâm cảnh trống không gọi là Trí địa. Vì ánh sáng trí soi thấu muôn cảnh, không thể tướng. Vì không hiểu trống không nên giả có, không gốc ngọn, không sống chết. Tất cả cảnh giới trời người, địa ngục, sáu nẻo, ba cõi đều có ý vọng sanh. Ý không còn thì cảnh giới hư vọng cũng mất. Như cũi hết lửa tắt, ý diệt nghiệp không, bốn đại cũng chẳng còn, núi sông đất nước đều tan biến theo ý. Tình thức phóng túng này mất, suy nghĩ đều diệt là do chánh định, không do sự suy xét của tình thức. Tác giả nói kệ: Núi sông đất nước cùng gió lửa, cảnh giới ba cõi do ý sanh, ý thức diệt hết như hư không, tất cả cảnh giới cũng chẳng còn. Ý thức không còn, cảnh giới mất, chỉ còn chơn trí thật trang nghiêm. Cảnh trí trang nghiêm như ánh sáng, chiếu soi cùng khắp chẳng có không. Trí cảnh không thân nào thấy được. Nhờ nghiệp thanh tịnh được như vậy, dùng trí rộng lớn chiếu thế gian, không thấy thế gian chỉ thấy trí, dùng cặp mắt thường thấy thế gian, nhưng không đắm nhiễm cảnh giới ấy.

Hỏi: Trí căn bản vốn trong sạch, vì sao không là Phật? Lại bị mê mờ thành chúng sanh trong sáu cõi, trôi nổi trong biển khổ? Nếu do tu tập đạt được thì không còn sanh diệt, thường thuộc nhân quả của trời, người. Nếu không do tu tập, cớ sao không vốn là Phật mà lại là chúng sanh có khổ vui, sống chết trong sáu cõi.

Đáp: Vì trí chân thật vốn không có tánh, không có bản thể, nhưng luôn tồn tại. Nói mình là Phật là căn cứ trên tự tánh thanh tịnh. Vì không có tự tánh nên không có việc tự nhiên ta là Phật, ta thanh tịnh. Nếu tự nhiên ta là Phật, ta thanh tịnh, ta là trí huệ, ta thành chánh giác thì còn có pháp để đạt được, đó thuộc về chấp thường, sẽ bị hư hoại. Hãy quán sát kỷ mười phương không có pháp ấy tồn tại. Nếu có không có pháp ấy thì không có ba cõi mười phương đủ khổ vui, sống lâu, chết yểu… muôn thứ sai khác, đủ mọi chúng sanh. Nếu không có tự thể tồn tại thì phải hội đủ điều kiện mới có được, không do tu tập đạt được. Hai cách này đều thuộc chấp đoạn thường, vì đều không có tự tánh. Vì không hiểu tâm cảnh, chấp trước, tạo nghiệp nhân, chấp có nhẹ nặng, trái thuận, sân, ái tham si, đủ loại khổ vui sai khác của sáu cõi sanh tử. Vì phiền não tham chấp yêu ghét vui buồn nên có đủ loại nghiệp. Do phiền não ít nên có quả vui của trời, người. Do biết khổ sanh tử nên biết được trí Phật. Nhờ thầy chỉ dạy phát tâm. Nghĩa là biết sanh tử dài lâu mới phát ý cầu đạo chơn chánh, không phải tự nhiên sanh ra là Phật. Chơn chánh là trí biết đúng, không có tự tánh. Nếu trời, người, rồng, thần biết được tội lỗi. Trôi lăn mãi trong sanh tử rồi tôn bậc thông đạt trí Phật làm thầy để thành tựu sự giác ngộ, làm thanh tịnh tâm cảnh mới có thể biểu hiện bản tâm không tánh. Biết cảnh đối tượng duyên của tâm đều là không tánh, tự tánh không sanh khởi. Tâm cảnh không sanh khởi là trí cảnh. Vì trí hiển hiện nên chiếu soi cảnh mà ý thức mê đắm. Biết tất cả đều không là trí cảnh. Tất cả nhân quả của ba cõi đều do nghiệp, đạt trí là nhờ định không tạo tác. Lúc này mới biết được trí vốn không tánh, không vô minh, không thành Phật. Vì trí vốn không tánh nên biết tất cả đều không tánh, không vô minh. Vì trí không tánh, không vướng mắc, vốn là Phật nên có kinh dạy: Các pháp không tự sanh vì do duyên sanh. Không do trí khác sanh vì duyên vốn không tánh. Không cùng sanh vì thể của trí và sự tu hành trống không, không tự tánh, không tan hợp, đều do nhân sanh. Phải do hiễu biết tu tập mới hiển hiện vì không tự nhiên thành tựu. Không thành mà thành, không hoại mà hoại vì trí không nương tựa, vốn không tự thành, cũng không tự hoại vì trí không nằm trong thành hoại. Không thuộc đoạn thường vì trí không tự tánh. Không thuộc sanh tử vì trí không nơi nương tựa, không thuộc sanh tử. Trí hiểu biết không nơi nương tựa thì không thể tu đạt được. Nhưng thần dụng của nó có khắp mười phương, tùy chúng sanh hiển hiện. Không nhanh nhưng có khắp ở trong thần nhưng không phải là thần mà có công dụng lớn, ở trong trí nhưng không phải trí mà lại rất sáng. Vốn trống không không thể tánh. Vì trống không nên nước lửa không hại được, dao bén không làm tổn thương được, sanh tử không làm biến khác được. Nói trống không nhưng có thần dụng của sự trống không. Nói có nhưng không có hình tướng nào đạt được. Rộng nhưng không phìn ra, nhỏ nhưng không co lại. Vì tạo lợi ích cho những kẻ chưa hiểu biết mà giả đắt tên, ở trong tên nhưng không có tên. Tất cả sự hiểu biết như tiếng vang, thể của Như Lai như ánh sáng, sự giáo hóa chúng sanh như dợn nắng, sự phát nguyện như gió, sự thực hành từ bi như mây tuôn mưa. Vì trí trống không bao hàm muôn pháp, cùng một thể với trí nhưng không ghét bỏ chúng sanh. Tùy chúng sanh hiện thân mình, giây phút đã có khắp mọi nơi nhưng không có người tạo tác.

PHẦN B

3) Trụ tu hành: chủ yếu tu nhẫn Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu (nghĩa phương nam như trước). Từ đây đi về phía nam sáu mươi do tuần. Nghĩa là sau khi thành tựu pháp quán mười hai duyên sanh, quán sát sự hiện hành sai khác của sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, ra khỏi sự hiện hành ấy. Vì vị nước quán mười haiduyên sanh, quán sáu căn, danh sắc, thức thành tựu trí. Vị này ra khỏi sự hiện hành của sáu căn bằng trí. Câu từ đây đi về phía nam sáu mươi do tuần, đạo Lăng Già. Nghĩa là núi Lăng Già ở trong biển lớn, bốn bên đều là biển. Núi này cao vút không cửa ngỏ, khó lên đến. Trên núi nầy có đạo. Điều đó muốn nói từ trong mười hai chi, năm uẩn, sáu căn đạt đạo lớn, vượt khỏi sanh tử, sau căn trở thành trí cảnh, căn cảnh không ô nhiễm. Vượt biển sanh tử là biểu hiện cho sự khó lên núi ấy, nay đã lên được nên gọi là đạo Lăng Già. Tỳ kheo thiền hành trong hư không, biểu hiện cho việc muốn lên núi Lăng Già phải đi từ chỗ trống không. Điều đó có nghĩa là trong mười hai chi, ba pháp, sáu căn, danh sắc, thức hiện khởi thì khó qua được biển lớn, sanh tử vô minh, núi cao ngã mạn sân si, nay dùng thiền định soi rọi, dùng sức từ phương tiện biết căn cảnh trống không. Vô minh diệt, biển sanh tử cạn, núi ngã mạn đổ. Trí thanh tịnh sáu trần như mặt trăng tròn nên nói bên đạo Lăng Già có xóm tên Hải Ngạn. Nay sáu căn trở thành biển trí, năm uẩn, mười hai duyên, sáu căn, cảnh giới đều là pháp giới, là xóm trí huệ sáng suốt rộng lớn. Thiện tài đến đạo Lăng Già xóm Hải Ngạn quán sát mười phương, cần học nơi Tỳ kheo Thiên Trụ, nghĩa là quán sát biết tập khí của sáu căn trống không. Cảnh giới trong sáu căn và chúng sanh nơi mười phương đều trống không, từ đó dẫn đến sự thấy nghe tiếp xúc đều trống không, tạo nghiệp bằng trí huệ. Xóm Lăng Già là pháp giới, thấy nghe cảm nhận tiếp xúc đều là pháp giới. Tỳ kheo Thiện Trụ là khéo léo an trụ nơi pháp trống không, luôn tạo lợi ích cho mọi người. Không rời pháp trống không nên đi lại trong hư không. Thiện Trụ ở luôn trong biển sanh tử, làm mọi việc. Biển sanh tử và sự lợi ích cho chúng sanh đều không ngoài sự trống không, vì không đắm nhiễm. Phần sau có câu: “Thiên vương, Long vương, Thập vương cung kính” có hai nghĩa: 1) Sự chiêu cảm của đạo. 2) Thựa hành mười Ba-la-mật tự tại như vua (rõ như trong kinh). Ba thiện tri thức trên: 1) Tỳ kheo Đức Vân ở núi Diệu Phong tiêu biểu cho sự đạt được đoạn trừ hình tướng, trí huệ sáng sốt cao tột, vượt khỏi thế gian. 2) Tỳ kheo Hải Vân nước Hải Môn tiêu biểu cho sự đạt được lớn các tướng dùng trí sáng của Phật quán sát tác dụng hiện hành của sáu căn, danh sắc, thức, mười hai duyên, mình người trong biển lớn sanh tử, thành tựu trí căn bản sáng suốt, đạo pháp Phổ Nhãn. 3) Tỳ kheo Thiện Trụ ở xóm Hải Ngạn bên đạo Lăng Già, nhanh chóng cúng dường các đức Phật thành tựu pháp giải thoát không ngại, tạo lợi ích cho chúng sanh của Bồ-tát, tiêu biểu cho sự quán sát chủng tử của sáu căn nên vượt biển sanh tử, đạt trí huệ trống không, ở trong sanh tử đem lại lợi ích cho chúng sanh nhưng vẫn tự tại. Ba vị này đã tự làm thanh tịnh phiền não của sáu căn, mười hai chi, năm uẩn, thành tựu trí huệ, hạnh nghiệp giải thoát xuất thế. Tuy chỉ làm việc độ sanh nhưng vẫn thực hành đạo xuất thế. Vì hòa nhập như vậy nên tiêu biểu bằng Tỳ kheo. Vì Tỳ kheo là hạnh xuất tục nên Thiện Tài đến chỗ vị này hỏi: Thế nào là tu pháp Phật luôn siêng năng tu tập đạo Bồ-tát? (Rõ như trong kinh) Đó là hỏi cả hai, dung hợp đạo Bồ-tát và pháp Phật, là thành tựu trí xuất thế. Bồ-tát mang hình tướng thế gian ở phần sau tiêu biểu cho việc không rời thí thanh tịnh căn bản nơi thế gian học trí thế gian của Bồ-tát. Điều đó có nghĩa là những thiện tri thức sau nếu là người thế tục như Di Già ở chợ giảng pháp nói về pháp: Luận tự trang nghiêm, trưởng giả giải thoát… tức là nơi ồn ào của thế gian chính là nơi giải thoát. Không cần phải ở trong núi, trong hư không chỉ cần chuyển tâm sẽ thành tựu đạo. Đó là sự thăng tiến: Trưởng giả Di Già, Giải thoát và Tỳ kheo Hải Tràng đã thành tựu pháp thế gian không ngoài pháp xuất thế gian. Vì thế nên người thế tục và Tỳ kheo để biểu hiện.

4) Trụ sanh qui, chủ yếu là tu tinh tấn Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu (nghĩa phương nam cũng như trước). Có nước tên Đạt Lý Ty Trà, nước này ở phía nam Ấn Độ (chưa dịch nghĩa tên ấy), thủ đô tên Tự Tại. Vì thiện tri thức này đạt trí xuất thế, hiểu rõ tục đế, thông cả hai đế chơn tục nên thủ đô tên Tự Tại. Trong nước đó có một người tên Di Già, vốn là người thế tục, lại ở trong chợ, một mặt vì giống tướng thế tục nên gọi người. Mặt khác vì ở trong chợ nên không thể gọi là Trưởng giả hay cư sĩ mà phải gọi là người. Di Già Trung Hoa dịch là hàng phục tà luận. Vì thế Di Già hỏi Thiện Tài rằng: Người đã phát tâm Bồ Đề chưa? Thiện Tài thưa: Đã phát tâm Bồ Đề. Di Già bước xuống, thành kính lạy Thiện Tài, rải hoa, báu vật, hương thơm cúng dường Thiện tài, sau đó mới giảng pháp: Luân tự Trang nghiêm. Nghĩa là Bồ-tát tôn kính tâm Bồ Đề mà Thiện Tài đã đạt trí căn bản sáng suốt của Phật. Di Già là hạnh nghiệp trong trí căn bản, tiêu biểu cho sự tôn kính vốn có. Thế gian kính trí xuất thế gian. Nghĩa là Bồ-tát ở trong thế gian hành đạo Bồ-tát. Không ra khỏi, không chìm đắm, ở trong biển sanh tử, đạt vô số công đức, là nguồn gốc ra khỏi biển sanh tử, thực hành từ sáu mươi mốt lớn, là cung diện của Hạnh Phổ Hiền, là mẹ của chúng sanh, là y phục, cơm cháo nuôi lớn chúng sanh, là biển báu lớn, là căn lành của người trời. Vì kính người đã phát tâm như Phật nên Di Già nghe Thiện Tài đã phát tâm Bồ Đề liền cúi lạy, rải hoa cúng dường y phục hương thơm báu vật, cung kính lễ lạy sau mới thuyết pháp. Đây là việc không xem thường người chưa học, kính người học hỏi như Phật. Vì Thiện tài, từ miệng phóng ánh sáng là biểu hiện cho giáo pháp. Giảng pháp Luân tự, Luân là viên mãn, dùng từ ngữ của thế tục để thuyết pháp viên mãn thanh tịnh, phá trừ nghiệp ác sanh tử, tuần tự thuyết giảng văn nghĩa trọn vẹn. Những ai thấy nghe thọ trì sẽ đạt trí nghiệp thanh tịnh phá nghiệp sanh tử, lấp biển bất thiện, thành biển thiện lớn, lấp biển ngu si thành biển trí huệ, lấp biển nghèo khổ thành biển phước đức, mỗi câu đủ cả chủ thể khách thể, không mất ý đạo. Mỗi văn nghĩa được thuyết giảng như lưới Nhân Đà La cùng hỗ tương soi sáng lẫn nhau. Từ mỗi chữ mỗi lới, tùy khả năng của chúng sanh mà giảng vô số pháp. Mượn ngôn ngữ của thế gian để thành tựu pháp ra khỏi sanh tử, thy pháp thế gian bằng pháp Phật, biến ngu si của thế gian thành trí huệ, biến âm thanh nơi thế gian thành âm thanh của các đức Phật, làm vô số lợi ích. Xin trình bày sơ lược, hãy suy xét sẽ thấy được. Từ câu “Chỉ là biết pháp diệu âm Đàla-ni sáng suốt của Bồ-tát” trở về sau là nói sự thăng tiến.

5) Trụ Cụ Túc Phương tiện: Chủ yếu là tu thiền Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu (nghĩa phương nam cũng giống như trước). Từ đây đi về phương nam có một xóm tên là Trụ Lâm. Ở vị này không nói cõi nước, thủ đô, chỉ nói từ đây đi về phía nam. Nghĩa là Di Già ở chỗ ồn ào mà lại là chỗ tịch tĩnh, tất cả trần lao, biển lớn sanh tử của thế gian an trụ trong thiền định. Xóm làng là nơi người ở, nơi ồn ào. Cùng một nơi ấy, chúng sanh ở lại là nơi ồn ào, người trí ở lại là rừng thiền, vị trước tên Di Già, vị này là Trưởng giả Giải thoát. Họ đều là những người ở trong nơi ồn ào sanh tử, phiền não của thế gian nhưng vẫn tịch tĩnh. Nói đi về phía nam thì không nói nơi nào, nước nào, thành nào vì Nam là đúng đắn, đi là sự thăng tiến, là chánh pháp, là thăng tiến. Nói: Từ đây đi về phía nam vì tất cả cõi bụi nhơ sanh tử của thế gian đều là nơi chánh pháp, là rừng thiền nên có tên là Trụ Lâm. Vì vậy là thể của thiền thứ năm. Cảnh giới của tất cả chúng sanh vốn là thiền nên tiêu biểu bằng trưởng giả Giải thoát, người thế tục. Chuyển tâm ra khỏi đời của ba vị Tỳ kheo trước để đi vào xóm làng sanh tử của chúng sanh vẫn thấy đó là xóm làng thiền tịnh. Thiện Tài học pháp ở trưởng giả Giải thoát. Trưởng giả Giải thoát vốn có đủ sức từ căn lành, oai thần của Phật, khả năng ghi nhớ của Văn Thù Sư Lợi. Trí sẳn có, thể pháp thân thanh tịnh là sức từ căn lành. Trí căn bản vốn luôn tịch tĩnh, có đủ công dụng, ở khắp mười phương là oai lực của Phật. Trí thanh tịnh hiển hiện lúc đầu được phát khởi từ trí huệ trống rỗng, pháp thân không tướng là khả năng ghi nhớ của Văn Thù Sư Lợi. Lại nữa, trí vốn thanh tịnh này là pháp thiền, bản tánh trong sạch, tổng hợp thành một thân, tất cả cõi Phật dung nhiếp lẫn nhau như những ảnh tượng của ánh sáng. Tùy mỗi phương hiện mà đưa ra vô số cõi nước của các đức Phật ở mười phương, thân trang nghiêm thanh tịnh giống như gương sáng, chiếu soi các ảnh tượng, sắc tướng không bị chướng ngại. Từ thân này biểu hiện vô số Phật ra đời, nhập diệt, hiển hiện nghiệp quả ba đời không cùng tận của chúng sanh và Phật, là biểu hiện cho bản tánh vốn trong sạch, tánh thiền vốn có khắp, không nơi nào không có. Bao quát tất cả, trí thanh tịnh không tạo tác vốn như vậy, pháp thân quả ba đời tròn đủ vốn như vậy, không có tánh dài ngắn, không phải do tu tập đạt được. Đó là tự tánh thiền của tất cả pháp thế gian. Tất cả cảnh giới xưa nay vốn tịch tĩnh. Tiêu biểu bằng trưởng giả Giải thoát, người thế tục, nghĩa là không mong cầu những gì ngoài thế gian. Người tu hành phải tin hiểu như vậy. Người tu như thế, thấy tất cả cảnh giới trước mắt đều là rừng an trụ, rừng thiền. Chỉ vì người đời nắm bắt nó chấp vào đúng sai, tự phân chia cõi người, cõi mình. Từ tâm đã tạo ra các nghiệp phải có quả khổ, biết làm sao được? Từ câu: Chỉ ta biết pháp Giải thoát Trang nghiêm không chướng ngại của Như Lai” trở về sau là nói sự thăng tiến. Hai vị này biểu hiện cho thổ của thế tục là chân như, nơi ồn ào thế gian là nơi thanh tịnh. Tất cả cảnh vật, tất cả chúng sanh đều là pháp thiền.

6) Trụ Chánh Tâm: chủ yếu là tu pháp Bát-nhã Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Từ đây đi về phía nam, đến biên giới Diêm Phù Đề nghĩa là người tu hành đã đạt chỗ cùng tột của thế gian, xuất thế gian nên nói đến biên giới. Ba vị Tỳ kheo trước biểu hiện cho sự giải thoát và trí huệ xuất thế gian. Từ Trưởng giả Di Già đến Tỳ kheo Hải Tràng là biểu hiện cho sự Giải thoát và trí huệ xuất thế gian ngay trong thế gian, nên tiêu biểu bằng một vị Tỳ kheo, hai người thế tục. Có nước tên Ma Lợi Già La (chưa dịch nghĩa). Ở đó có Tỳ kheo tên Hải Tràng nghĩa là trụ thứ sáu thành tựu đạo Bát-nhã, ý tưởng thân tâm vắng lặng không sanh khởi, không còn chuyên chú nơi hơi thở. Từ mười ba phần của thân biến hóa vô số thân khác nhau, đi khắp mười phương, tạo lợi ích cho mọi vật, trí huệ như biển, thân tâm tịch tĩnh, biết hết tất cả nên gọi là Tràng. Thiện tài thấy Tỳ kheo Hải Tràng đang thiền hành bên đường, sau đó tọa thiền, bỏ pháp quán hơi thở. Thiền hành là công dụng. Tọa thiền bỏ pháp theo dõi hơi thở là tịch tĩnh. Điều đó có nghĩa là tịch dụng không ngăn ngại. Dưới chân uất hiện vô số trưởng giả, cư sĩ, Bà-la-môn tạo lợi ích khắp mười phương, tiêu biểu cho hạnh nghiệp của trưởng giả, cư sĩ, Bà-la-môn luôn khiêm tôn. Vì không ngã mạn tự cao nên xuất hiện dưới chân. Hai gối xuất hiện vô số Sát lợi đế Bà-lamôn. Sát lợi đế là giai cấp vua chúa. Đầu gối là sự co duỗi tự tại. Vua là người tự tại đủ quyền lực trong thế gian, cũng như Bồ-tát ở trong sanh tử vẫn tự tại. Từ eo xuất hiện vô số tiên nhơn chúng sanh. Eo là nơi hành năm dục, tiên nhơn xa lìa năm dục, nghĩa là Bồ-tát ở trong cảnh dục nhưng không đắm nhiễm, không đắm nhiễm cũng không ra khỏi, luôn thanh tịnh nên tiêu biểu bằng tiên nhơn. Hai bên hông xuất hiện vô số rồng và rồng cái (long nữ) tạo lợi ích khắp mười phương. Hai bên hông là sự giữ gìn che chở, là tâm bi trí lớn nên tiêu biểu bằng rồng và rồng cái. Rồng tiêu biểu cho trí, rồng cái tiêu biểu cho bi. Như Bồ-tát luôn luôn ở trong pháp trống không, luôn đầy đủ bi trí, tuôn mưa pháp che chở, bảo vệ chúng sanh. từ chử Vạn ở trước ngực xuất hiện vô số A-tula. z là chữ Vạn. Nghĩa là Bồ-tát ở trong sanh tử thực hành muôn hạnh nhưng không chìm đắm nên tiêu biểu bằng A-tu-la. Vì A-tu-la ở trong biển lớn, đứng sát đáy biển nhưng nước chỉ đến nữa thân. Trên lưng xuất hiện vô số Thanh văn, Độc giác. Vì Nhị thừa quay lưng với sanh tử, quay lưng với trí tuệ nên xuất hiện từ trên lưng. Hai vai xuất hiện vô số Dạ Xoa, La sát. Hai vai là nơi gánh vác mạnh mẻ. Vì Dạ xoa La sát đều có khả năng bay lên hư không. Lực dụng tự tại là hộ trì che chở. Nghĩa là Bồ-tát dùng oai lực che chở cho chúng Tăng và người lành. Từ bụng xuất hiện vô số Khẩn na la và Khẩn na la nữ. Bụng là sự bao hàm. Nghĩa là Khẩn na la là thần ca nhạc, Khẩn na la nữ tiêu biểu cho từ bi. Như bi trí lớn của Bồ-tát bao hàm muôn đức, thường đi lại trong sáu cõi mười phương, dùng pháp lạc làm vui chúng sanh, trừ hết khổ đau phiền não nên tiêu biểu bằng Khẩn na la vương, Khẩn nhiều la nữ. Vương là sự tự tại. Từ giữa bụng xuất hiện vô số Càn thát bà, Càn thát bà nữ. Đây là thần nhạc. Ví như đoàn hát ở trong núi Thập Bảo, lúc chư thiên cần nghe nhạc thì đến đó trổi nhạc. Đây cũng nhằm biểu dương cho bi trí của Bồ-tát bao hàm muôn đức và pháp lạc để làm vui chúng sanh, trừ hết khổ não. Từ miệng xuất hiện vô số Chuyển luân Vương. Miệng là nơi thuyết giảng chánh pháp, cũng như Bồ-tát thường dùng bốn Thiện Tài không ngại làm bốn binh, bảy phần Bồ Đề làm bảy báu. Vì không nói những lời vô nghĩa thêu dệt, nên từ miệng xuất hiện Chuyển luân vương. Tất cả ngôn ngữ đều thành giáo pháp. Hai mắt xuất hiện vô số mặt trời, chiếu soi tất cả cõi ác địa ngục (mục là mắt, là tròng mắt của người) giống như Bồ-tát thường dùng mắt trí bi quan sát tất cả chúng sanh, tùy khả năng mà thuyết giảng giáo pháp để diệt trừ nghiệp ác. Từ tướng lông trắng xuất hiện vô số Đế Thích (Đế Thích, Trung Hoa dịch là Năng Chủ, nghĩa là người làm chủ, cai quản chư thiên). Tướng lông trắng giữa chân mày là nơi phóng ánh sáng trí bi viên mãn theo nẻo Trung đạo, chỉ dạy chúng sanh trong mười phương. Trên đầu xuất hiện vô số Bồ-tát. Đầu là nơi cao nhất. Đầy đủ hạnh bi trí mới đạt đến chỗ cùng tột, nên nêu số bụi trong vô số cõi Phật. Đỉnh đầu là nơi cao quí thù thắng nên xuất hiện các đức Phật, biểu trưng cho trí căn bản. Mười hai nơi biến hóa sau đều từ đỉnh đầu, kể cả lần này thành mười ba nơi. Vị này đã an trụ nơi tâm chơn chánh, bỏ pháp theo dõi hơi thở, tịch, dụng không ngăn ngại. Địa thứ sáu của mười địa giống vị này, đạt thần thông tịch tĩnh nhưng bi trí sâu rộng khác nhau. Mười Địa tiêu biểu bằng trời Dạ Ma. Vị này tiêu biểu bằng Tỳ kheo. Suy kỷ sẽ thấy được Thiện Tài an trụ, suy xét, quán sát suốt một ngày một đêm nghĩa là thành tựu viên mãn tâm bố thí Ba-la-mật. Bảy ngày bảy đêm là làm viên mãn bảy phần giới. Nữa tháng là làm viên mãn Nhẫn Ba-la-mật. Một tháng là làm viên mãn tinh tấn Ba-la-mật, đủ tự lợi, lợi người nên một tháng. Sáu tháng là thành tựu các hạnh Ba-la-mật. Sáu ngày là làm viên mãn sáu trí. Tỳ kheo Hải Tràng nói: Tam muội này tên là Phổ Nhãn xa đắc, vì mắt trí như hư không, chiếu khắp mười phương. Trí trống rỗng không thể tánh, mọi vật cũng vốn không, giác quan, ngoại cảnh luôn trống không nên soi thấu mọi nơi. Không đắm nhiễm ngoại cảnh nên gọi là Phổ Nhãn xả đắc, vì không lấy bỏ nên chánh trí hiển hiện. Đó là tri kiến Phật, còn gọi là Bát-nhã Ba-la-mật. Cảnh giới thanh tịnh sáng suốt còn gọi là Phổ Trang nghiêm thanh tịnh. Nghĩa là dùng trí huệ trống không, từ mười ba chỗ của thân này hóa hiện vô số thân như mây, đầy dẫy trong tất cả cõi Phật chúng sanh, thành tựu sự nghiệp hóa độ tất cả chúng sanh và tự hiểu rõ thân tâm. Đó là thần thông vi diệu không tạo tác, vượt ngoài hạn lượng của tình thức, tánh như hư không, công dụng tự tại. Từ câu: “Chỉ ta biết được Tam muội sáng suốt Bát-nhã Ba-lamật” trở về sau là noí về sự thăng tiến. Sáu Ba-la-mật trên là đầy đủ tâm xuất thế gian và đoạn hết tâm thế gian, nữ cư sĩ Hữu Xả tiêu biểu cho sự thành tựu từ bi lớn, dùng phương tiện Ba-la-mật vào trong sanh tử, cùng sống với chúng sanh. Những lẻ đủ vô số phiền não. Vị sau là như vậy (văn sau sẽ nói rõ). Nếu không như vậy sẽ thiên nặng về giải thoát xuất thế, không đủ từ bi lớn. Từ trụ thứ nhứt ở núi Diệu Phong, trụ địa ở Hải Môn, trụ Tu Hành ở Hải Ngạn, trụ sanh lý ở nước Đạt Lý Tỳ Trà, trưởng giả Di Già, đến trụ Cụ túc phương tiện ở xóm Trụ Lâm và trụ chánh tâm thứ sáu đều cùng một giải thoát. Từ trụ Bất thoái thứ bảy, trụ thứ tám, thứ chín, đến trụ Quán đảnh, nếu không thành tựu lẫn nhau thì người tu hành đạt được một pháp tự cho là đủ, không biết cầu tiến, chưa đạt cho là đạt, chưa đủ cho là đủ. Vì vậy có giáo pháp giống khác của năm vị. Hiểu đúng lý trí, hạnh giải, từ bi, thần thông, lực dụng thì không vưóng mắc. Mà phát tâm đã thành chánh giác. Vì nhờ chánh giác mới đoạn trừ tập khí, công đức mới có diệu dụng, thành tựu đạo Phổ Hiền và mọi hạnh nghiệp. Từ trí không đầu cuối, không xưa nay, không ba đời. Thành tựu các đức để trọn vẹn trí sáng, đầy đủ hạnh nguyện Phổ Hiền. Không thể xem người chỉ hiểu một lý không tạo tác, không hiểu mọi việc là Phật. Đó là đạo Thanh văn, Độc giác, không phải là Phật.

7) Trụ Bất Thoái: Chủ yếu tu Phật Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Từ đây đi về phía nam, nghĩa là từ Tỳ kheo Hải Tràng ở trong thế gian thực hành trí sáng xuất thế gian, vào trong sanh tử, sống với chúng sanh, những kẻ đủ vô số phiền não, khéo léo dùng bốn nhiếp pháp tùy thời cơ chỉ dẫn chúng sanh, để chúng giải thoát (nghĩa phương nam như trước). Trụ xứ tên Hải Triều tiêu biểu cho hạnh Phương tiện của trụ thứ bảy. Dùng Thánh trí sáng suốt vào biển sanh tử, soi chiếu tám vạn bốn ngàn sóng phiền não của chúng sanh, tùy lớn nhỏ mà chỉ dạy. Trụ xứ tên Hải Triều là biểu hiện cho việc Bồ-tát biết khả năng và thời cơ để độ chúng sanh, không trái thời cơ. Vườn tên Phổ Trang nghiêm tiêu biểu cho hạnh Phương tiện ở trong sanh tử, đi lại trong đó, xem niềm vui của chúng sanh là niềm vui của mình, nên gọi là vườn. Dùng vô số hạnh nguyện, hiểu tâm tánh của tất cả chúng sanh, làm cho chúng vui vẻ phát tâm Bồ Đề, được niềm vui của cõi người, cõi trời nên gọi là Phổ Trang nghiêm. Trong vườn có nữ Phật tử tên Hữu Xả (Trung Hoa dịch là đầy đủ hạnh nguyện), nghĩa là hạnh nguyện lành, thoả mãn mọi ý nguyện của chúng sanh, thành tựu pháp lành, ở trong sanh tử luôn hóa độ chúng. Còn gọi là ý lạc vì thỏa mãn sở thích của chúng sanh, hồi hướng vể tất cả pháp lành. Nơi nữ cư sĩ ở, tường rào bằng phẳng, cây cối trang trí bằng báu vật, trăm vạn gian nhà (rõ như trong kinh, không thể nói hết) đó đều là do sức tư bi sâu rộng của nữ Phật tử. Nơi ở xinh đẹp tiêu biểu quả không tự nhiên có, quả có từ nhân, xét quả sẽ biết nhân, nhân quả tương xứng, biết được hạnh nghiệp. Thân là chánh báo. Thân sáng rực, tóc óng mượt, vương miện bằng ngọc Hải Tạng, hơn cả vòng vàng báu vật cõi đời, khoen tai bằng ngọc Ma Ni trong miệng Sư tử, chuỗi báu bằng ngọc như ý, toàn thân được bao bọc bằng lưới báu, ngồi tòa vàng ròng. Đó là quả báo của thân. Trong vườn luôn có vô số người hầu hạ là tiêu biểu cho hạnh từ bi lớn, trong mỗi hạnh có vô số hạnh, hộ trì tất cả chúng sanh. Thân thể và hoàn cảnh đều từ hạnh nghiệp từ bi. Thiện Tài hỏi nữ Phật tử phát tâm đã bao lâu. Nói sơ lược bằng số bụi trong một cõi Phật. Trong lúc kinh đầu chép: Đã tu tập phạm hạnh ở chỗ vô số Phật bằng số cát của ba mươi sáu sông Hằng (việc đó chỉ dùng trí Phật mới biết được). nghĩa là từ Tỳ kheo Hải Tràng đủ trí ba không, sáu Ba-la-mật. Trí ba không soi rọi phá trừ phiền não sáu căn, sáu trần, thành tựu trí sáng của Phật. Hàng Thập địa đã tu tập đầy đủ ba mươi bảy phẩm trợ đạo như ba không, sáu độ, bảy phần giác, bốn nhiếp pháp, bốn tâm vô lượng. Sau khi thành tựu quả Phật sẽ thành tựu hạng Phổ Hiền, tự tại làm mọi việc mới được ngừng nghĩ. Vì trí bi vô công, làm mãi không ngừng. Hành sáu Ba-la-mật, trụ tâm xuất thế đạt trí ba không, trọn vẹn đạo xuất thế, những vị trước tuy có từ bi giáo hóa chúng sanh nhưng trí trống không chưa sáng, chưa chiếu soi hết, thường thích đạo xuất thế. Đến trụ Chánh tâm thứ sáu, Tỳ kheo Hải Tràng trọn vẹn hạnh đức, bỏ pháp theo dõi hơi thở, trí huệ thần thông tự tại (như trước đã nói). Dùng trí ba không vào trong sanh tử thành tựu từ bi lớn, sống chung với chúng sanh, những kẻ đủ vô số phiền não. Từ trụ Quán đảnh trở về sau làm viên mãn trí bi (sau sẽ tuần tự nêu ra). Nếu không như thế đến trụ chánh tâm thứ sáu, thành tựu độ sanh bằng trí xuất thế sẽ không có trụ thứ bảy. Nghĩa là đoạn dứt hạnh vào sanh tử bằng từ bi lớn, sẽ không thành tựu công dụng lớn của ba vị sau. Vì thế đến trụ bất thoái thứ bảy, nữ Phật tử Mãn Nguyện nói rằng: “Từ lúc phát tâm, tađã trải qua vô số cõi Phật bằng số cát trong ba mươi sáu sông Hằng tịnh tu phạm hạnh”. Trước tiên nêu ra mười đức Phật như Phật Thiên Đăng. Sau đó chỉ đưa ra số lượng bằng số cát trong ba mươi sáu sông Hằng. Nghĩa là ba đời các đức Phật đều có đủ trí tuệ ba không và giải thoát nên nêu ra trước. Vì từ trí ba không, dùng sáu Ba-la-mật vào biển sanh tử thành tựu ba vị sau, làm cho trí huệ viên mãn, thành tựu hạnh Phổ Hiền. Vị trước tiêu biểu bằng Tỳ kheo. Vị này tiêu biểu bằng nữ Phật tử. Đó là một phần theo nghĩa từ bi của thế gian. Chủ yếu là nói người tu hành dù nam hay nữ đều phải đầy đủ từ bi như hòa nhẫn nhục, không bỏ chúng sanh. Thánh giáo sâu mầu, ngôn từ khó tả hết nên tiêu biểu bằng Tỳ kheo, cư sĩ, trưởng giả, người nữ. Từ hình tượng hiểu được ý, đã hiểu được ý thì không cần hình tượng, không tạo tác. Từ ba không này pát khởi hạnh nguyện lớn, đi vào trong nẻo của ba cõi khắp mười phương, độ thoát tất cả chúng sanh. Nếu chưa độ thoát hết thảy chúng sanh thì hạnh Phổ Hiền không bao giờ hết. Mười địa cũng như đây. Dùng hạnh nguyện của địa thứ bảy thành tựu ba địa tám, chín, mười, hạnh Phổ Hiền và sự nghiệp như pháp giới, mười lực, bốn vô úy của Như Lai. Nếu không có hạnh lớn vào sanh tử của địa thứ bảy thì chỉ đến địa thứ sáu, hành Ba-la-mật, đạt thần thông xuất thế đã cho là đầy đủ, không biết hạnh nguyện khác, đoạn dứt địa bảy, tám, chín. Diệu giác, đẳng giác, quả Phật và hạnh nguyện Phổ Hiền. Pháp của mười địa giống như vị này nhưng trí bi rộng hơn, tập khí nhân quả khác nhau. Tỳ kheo, cư sĩ, trưởng giả, nữ Phật tử, tiên, Bà-la-môn, Vua, người nữ, của mười trụ giống như chín vị thần nơi cõi trời Dạ Ma, một người nữ tên Như Lai Thê Cù Ba của mười địa. Dùng thần thông phá trừ đêm dài sanh tử nhưng công hạnh có hơn kém khác, suy xét sẽ biết được. Thiện Tài hỏi: Thánh giả! Ngài đã thành tựu vô thượng Bồ Đề bao lâu? Nữ Phật tử đáp: Ta thành Phật không vì giáo hóa một chúng sanh. Lại nói: Giáo hóa hết thảy tất cả chúng sanh, nguyện ta mới hết. Chúng sanh tất cả Phật, trang nghiêm tất cả đạo tràng nguyện ta mới hết. Nghĩa là quả Phật Bồ Đề không có đầu cuối, hạnh Phổ Hiền không có đầu cuối. Từ câu: “Chỉ ta biết được pháp giải thoát an ổn không còn lo buồn” trở về sau là nói về sự thăng tiến. Biểu hiện cho vị này vào biển sanh tử, thành tựu từ bi lớn, không lánh nơi ồn ào vì tâm không phiền não. Cho dù có vô số chúng sanh cùng lúc não hại vẫn luôn vui vẻ nên gọi là giải thoát an ổn không lo buồn.

8) Trụ Đồng Chơn: Chủ yếu tu nguyện Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Ở phía nam cõi này có nước tên Na La Tố (Trung Hoa dịch là không lười mõi). Nghĩa là Bồ-tát này đạt một phần trí vô công, nhớ lại hạnh nguyện của mình, thực hành hạnh từ bi, không lười mõi, siêng năng gấp bội. Tên không lười mõi giống tên Hải Triều, vị trước là nuôi lớn từ bi, vị này trí huệ dần sáng, nghĩa là bi trí đồng một thể. Vì từ trụ thứ bảy nhập trụ này là từ bi khởi trí. Trụ Quán đảnh thứ mười là từ trí thực hành bi nên biểu trưng bằng Từ Hành. Con gái vua Sư tử Tràng. Cõi đó có tiên nhơn tên là Tỳ Mục Cù Sa (Trung Hoa dịch là tiếng nói có hùng lực làm người khác kinh sợ). Trụ đồng chơn thứ tám dần đạt một phần chánh trí, nói rằng làm cho ma kinh sợ. Vì sao vị này lại tiêu biểu bằng tiên nhơn? Có hai lý do: 1) Trí thanh tịnh như tiên không còn năm dục; 2) Dần đạt trí sáng, tùy thuận giáo hóa kẻ tà kiến, khuyên họ tu tiên là khiến họ nhập chánh trí. Tiên nhơn xoa đầu Thiện Tài là thọ ký sẽ đạt trí này. Cầm tay Thiện Tài là biểu hiện cho sự chỉ dẫn. Lúc ấy Thiện Tài thấy mình đi qua vô số cõi nước bằng số bụi trong mười cõi Phật ở mười phương, đến vô số cõi Phật bằng số bụi trong mười cõi Phật. Thấy cõi Phật và Đại chúng (rõ như trong kinh). Nghĩa là dần đạt trí sáng, sự thấy biết và sự giảng thuyết tự tại như Phật. Vì trí như hư không nên thấy Phật và cảnh giới như hư không. Không đâu là không thấy. Chỉ giây phút dùng diệu lực của Tam muội, thấy rõ vô số kiếp. Tiên nhơn thả tay Thiện Tài trở lại như cũ. Nghĩa là Trũ Đồng Chơn vừa đạt một phần trí sáng, nhờ sự chỉ dạy dẫn dắt gia hộ của bậc Thánh mới thấy cảnh giới Phật. Nếu thành tựu quả Phật, mười phương luôn hiển hiện, không cần nhọc sức. Từ câu: “Chỉ tu đạt pháp Giải thoát không gì hơn của Bồ-tát” trở về sau là nói sự thăng tiến.

9) Trụ Pháp Vương Tử: Chủ yếu là tu lực Ba-la-mật, chín Ba-lamật kia là thứ yếu. Câu ở phía nam cõi này có nghĩa là vị trước tiếp nhận vị trụ (nghĩa phía nam như trước) vì vị này thành tựu trí ngay thật, thuyết giảng tạo lợi ích cho chúng sanh giỏi hơn vị trước, tùy thuận khả năng của chúng sanh nhưng không tà vạy nên gọi là trưởng Trực. Đó là nói tâm cảnh đều là pháp giới. Xóm đó có Ba-la-mật Thắng Nhiệt. Lửa thế gian sanh từ phiền não, trí huệ mát tịnh vượt qua phiền não. Vì vượt qua lửa phiền não nên lửa không đốt được. Trí này hòa nhập với công dụng thần diệu chẳng do tâm tạo nên. Vị này lên núi cao cao tột, vào đống lửa lớn trong chất đầy của cải, cháy ngút lên trời, nghĩa là người tu hành đạt đến vị này, nghiệp phiền não hết, có trí huệ, hàng phục kẻ tà kiến làm cho chúng trở về chánh kiến. Khuyên Thiện Tài lên núi dao, Thiện Tài nghi ngờ, chư thiên an ủi để dẹp tâm nghi. Nghĩa là định kim cáng sáng chói, thiêu cháy cũi phiền não, cắt đứt lưới tà kiến, quay về với chánh pháp. Người nhập định Kim cang phiền não đoạn trừ hết như ao nước mát trong chánh pháp trí trí huệ không hình tướng là núi dao, ánh sáng mầu nhiệm không tánh phá trừ hoặc chướng là định Kim cang này. Nếu còn thấy có một tia nhỏ Kim cang, thì không thể phá trừ trần lao chấp trước. Tác giả nói kệ: Trí sáng căn bản khắp hư không, sanh trí mầu nhiệm dao Kim cang, phá trừ nghiệp chấp của chúng sanh, thành tựu bản trí sáng vi diệu. Nghĩa là trí căn bản tạo ra vô minh, từ trụ thứ nhứt của mười trụ đã hiển hiện trí không hình tướng, đến vị pháp vương thứ chín từ trí căn bản khởi công dụng, trí huệ mầu nhiệm tạo lợi ích cho chúng sanh. Đó là lửa của định Kim cang. Khởi vô số núi dao trí huệ, chiếu soi cắt đứt phiền não nơi đêm dài sanh tử của tất cả chúng sanh và dùng phương tiện chỉ dẫn những kẻ mê lầm khổ hạnh, bị năm ngọn lửa đốt thân.

10) Trụ Quán Đảnh: Chủ yếu là tu trí Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Ở phía nam có nước tên Sư tử Phấn Tấn, nghĩa là đạt trụ quán đảnh trí Ba-la-mật càng sáng. Vị này thực hành bi bằng trí, ở trong biển sanh tử hiển rõ thể của tâm cảnh. Trí căn bản vốn không sanh diệt, không sợ sanh tử. Vua tên Sư tử Tràng nghĩa là từ một trí, cùng lúc đi khắp mười phương, hiện thân trước chúng sanh như tiếng vang vọng khắp. Lại như Sư tử nhanh mạnh, cùng lúc toàn thân rung động. Cõi ấy có đồng nữ tên Từ Hành là con gái vua Sư tử Tràng. Vua Sư tử Tràng là trí, đồng nữ Từ Hành là hạnh từ bi. Nghĩa là vị này thực hành bi bằng trí, cùng làm mọi việc như thế gain, nhưng không đắm nhiễm nên tiêu biểu bằng đồng nữ. Như nữ Phật tử Hưu Xả ở trụ thứ bảy, từ hạnh từ bi thành hạnh trí huệ. Nghĩa là vì còn chủng tử nhiễm ô nên tiêu biểu bằng nữ Phật tử nhờ hình tượng biết được pháp, đạt pháp bỏ hình tượng suy xét sẽ thấy được. Năm trăm đồng nữ hầu hạ tiêu biểu cho phiền não trong năm uẩn. Trong kinh dạy: Mỗi uẩn có năm trăm phiền não. Năm uẩn có hai ngàn năm trăm phiền não. Vì hạnh này bao quát năm trăm hạnh Ba-la-mật của năm vị. Cùng sống với chúng sanh. Những kẻ đầy phiền não. Là người đứng đầu trong tám mươi bốn ngàn năm trăm người, ở trong điện Tỳ-lô-giá-na, nghĩa là hạnh từ bi lớn ở trong tạng trí căn bản sáng suốt. Đó là thể của cung điện. Ngồi trên tòa được bao bọc bằng lưới báu, thuyết giảng diệu pháp. Nghĩa là từ trí căn bản Sư tử Tràng Vương sanh khởi trí huệ vi diệu. Rồng mưa pháp lớn đem lại lợi ích cho chúng sanh. Chiên Đàn là tên loại hương. Hương này trừ rắn độc nhiệt não. Vào mùa nóng, vì nóng nực rắn quấn vào cây. Nóng mát tiêu biểu cho thiện tri thức này thuyết pháp, rắn vô minh được mát mẻ. Tòa bao bọc bằng lưới báu. Tuyến là xâu kết, võng là lưới pháp, là che chở. Nghĩa là xâu kết lưới pháp che chở chúng sanh nên được quả báu ngồi trên tòa này. Thiện Tài đến cung điện cầu học với đồng nữ ấy. Trí là vua, bi là cung điện, là nơi cầu học. Xét quả báo, tất cả mọi nơi đều có vô số Như Lai phát tâm học đạo, thành đạo thuyết pháp, Như Lai như ánh sáng ảnh hiện trong lưới Đế Thích. Dùng ấn Ba-la-mật in vào nghiệp ba đời, cùng tột tất cả cảnh giới. Đồng nữ bảo Thiện Tài: Thiện nam tử! Đây là pháp Phổ Trang nghiêm Ba-la-mật, ta ở chỗ vô số Phật bằng số cát ba mươi sáu sông Hằng cầu đạt pháp này. Ba không, sáu độ trí huệ là số Phật. Pháp mà đức Phật này giảng thì đức Phật không giảng lại. Nghĩa là từ trí căn bản phát khởi ba không trí huệ đều là trí

Phật. Và cũng là trí trong không, không tướng, không tạo tác, với sáu Phật Ba-la-mật, biến trần lao trong ngoài sáu căn của chúng sanh thành thanh tịnh. Trang nghiêm pháp giới chúng sanh bằng trí Phật: như Phật sau có chép: Vô số Bát-nhã Ba-la-mật đều lấy trí căn bản ba không làm thể tạo thanh tịnh cho tất cả chúng sanh, để chúng sanh thành tựu trí huệ Như Lai đều lấy trí ba không làm thể (rõ như trong kinh). Từ câu: “Chỉ ta biết được pháp Bát-nhã trang nghiêm này” trở về sau là nói sự thăng tiến. Nghĩa là từ trụ thứ bảy vào biển sanh tử, cùng sống với chúng sanh, những kẻ đầy vô số phiền não, đến trụ thứ mười mọi hành đều viên mãn, trí huệ viên mãn. Từ trí căn bản khởi ô số trí dùng biết không làm thể, phá trừ phiền não, trí huệ cũng chẳng có. Vì phiền não của chúng sanh nhiều nên trí Bát-nhã cũng nhiều. Như Lai hóa hiện thân hình cũng nhiều. Nghĩa là phước đức trí huệ thần thông diệu dụng mà mười trụ tu tập đều trở thành hạnh đạo lợi ích cho chúng sanh của mười hạnh. Còn làm cho những kẻ ở trong hoặc chướng tập khí sâu dày, tự điều phục mình, thành tựu Giải thoát.

Trên đây nêu mười thiện tri thức đủ cả phàm tục, xuất thế gian, ở thế gian. Những người đã dùng trí trống không, Giải thoát, từ bi, tùy thuận chúng sanh chỉ dạy lợi ích, để biểu hiện cho chánh pháp. Trong năm vị có những chỗ khác biệt trước sau nhưng sự tu hành không ngoài một thời, một pháp, một vị. Tóm thâu tất cả thời, pháp trước sau vì trong cảnh trí không có xưa nay.

 

Pages: 1 2 3 4