LƯỢC THÍCH TÂN HOA NGHIÊM KINH
TU HÀNH THỨ ĐỆ QUYẾT NGHI LUẬN

QUYỂN 04

Tác Giả: Cư Sĩ Lý Thông Huyền – Bắc Ninh (Đời Đường)

PHẦN A

Mười Địa

Chín Dạ Thần và người Nữ Cù Ba từng là vợ chồng của Như Lai, đến nay thành tựu đạo nghiệp lại là thiện tri thức (phần sau của kinh nói rõ). Mười thiện tri thức của mười địa và đẳng giác đều nương nơi hạnh nguyện viên mãn của mười hồi hướng. Sự thành tựu hạnh Phổ Hiền của hai vị Đẳng giác, Diệu giác cũng là hạnh nguyện viên mãn của mười hồi hướng. Kể cả quả của mười tín. Trí căn bản sáng suốt của mười trụ, sự thành tựu quả báo của mười hạnh đều từ một pháp này. Chỉ khác nhau là trọn vẹn hay chưa trọn vẹn, chẳng phải trí thay đổi.

1. Địa Hoan Hỷ: Chủ yếu tu thí Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Ở đây chỉ nói nước Ma Kiệt Đề cõi Diêm Phù mà không nói phía nam, vì nước này là nơi Phật thọ sanh hợp với bản thể. Vì trí căn bản không có phương hướng tức là trí huệ viên mãn. Hơn nữa vị đầu của mười địa… Hai vị Đẳng giác, Diệu giác đều có từ sự thăng tiến trí bi trong trung đạo. Vị này vui thích tu tập cả trí và nguyện, sau mới an lập thứ tự trọn vẹn, chưa trọn vẹn, quân bình hạnh trí. Khiến người ra khỏi thế tục vào trong thế tục để thành tựu trọn vẹn trí bi. Sự thành tựu quả mười địa, Đẳng giác, Diệu giác đều bắt nguồn từ vị thứ nhứt của mười tín, mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa. Các vị ấy đều phát khởi hạnh nguyện một lần để thành tựu vị sau. Nếu không có vị ban đầu làm gì có vị sau? Vì từ tâm ban đầu thành tựu vị sau. Ví như lầu cao trăm trượng đều từ nền móng. Vì nếu không có quả của nhân ban đầu thì không có quả của nhân sau. Như phải có hạt giống mới tạo nhân để có trái sau này giống với hạt giống ấy. Vì sự phát tâm của địa thứ nhứt bao hàm các vị sau. Trí huệ trước sau không sai khác nhưng lại có sự trọn vẹn chưa trọn vẹn giữa trước sau. Địa hoan hỷ thứ nhứt là tâm phát khởi ban đầu, cùng sống với chúng sanh, chuyên tu pháp thí Ba-la-mật. Địa ly cấu thứ hai chuyên tu giới Ba-la-mật nên xa lánh vợ con. Uất gia tu tập tịnh giới, trừ bỏ tâm tham đắm, điều phục phiền não cõi dục. Địa Phát Quang thứ ba tu thiền cõi sắc, vô sắc, điều phục sự ham thích, trừ bỏ phiền não, vượt nghiệp ba cõi, những vị này phần nhiều là tu pháp ra khỏi ba cõi. Địa Diệm Huệ thứ tư tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, quán thân, thọ tâm, pháp, chuyển tâm chạy theo trần cảnh thành tâm thanh tịnh, chuyển tâm bám víu pháp ba cõi sanh vào nhà Như Lai. Địa Nan Thắng thứ năm dùng thiền định điều phục hai Đế khổ tập trong bốn Đế, thấy rõ phiền não thế gian vốn thanh tịnh, đều là diệt Đế, đạo Đế. Đó là pháp trị liệu hoặc chướng xa lánh chúng sanh, không bi trí, sợ khổ, trụ nơi Niết-bàn của Thanh văn và Bồ-tát cõi Tịnh. Địa Hiền Tiền thứ sáu quán mười hai duyên khởi, quán sáu căn, danh sắc, sự bám víu cảnh của thức. Thấy sáu căn, danh sắc xưa nay vốn trống không, không thể tánh, không có năm sự thấy biết sai lầm trong ngoài giữa… đó là trí. Khí có công dụng thần diệu tự tại là thành tựu công dụng của vô số trí huệ giải thoát, trừ khử sự chứng đắc pháp không qua pháp quán mười hai duyên sanh của Duyên giác. Không có trí huệ giải thoát, bỏ chướng ngại về từ bi, khởi công dụng thần thông của vô số trí, giáo hóa chúng sanh. Ba vị này đạt trí huệ xuất thế gian ngay trong thế gian. Sáu Ba-la-mật trên đều đạt giải thoát xuất thế ngay trong thế gian và xuất thế gian. Địa Viễn Hành thứ bảy vào trong sanh tử đủ nhiễm tịnh thành tựu từ bi, không bỏ chúng sanh, dần thành tựu viên mãn trí không dụng công của vị sau, vị Diệu giác và Như Lai. Trừ khử tướng hoặc không tự tại trong sanh tử, thành tựu tự tại mười lực, bốn biện tài, bi trí của Như Lai, luôn ở trong sanh tử không mong riêng mình ra khỏi thế gian. Địa Bất Động thứ tám thành tựu trí không dụng công. Trí đó có từ địa thứ bảy. Vị này thành tựu trọn vẹn bi không dụng công ngay trong sanh tử, trí sáng biểu hiện như sự gặp nhau của Bồ-tát Chánh Thú và Quan Âm. Đến vị này không biết hướng tiến lên nên phải nhờ Phật gia hộ để nhớ lại nguyện xưa, phát tâm bi đem lại lợi ích cho chúng sanh. Đó là trí sáng rộng lớn. Tâm bi phát khởi trong tích tắc của vị này những Bồ-tát địa trước không thể sánh kịp. Vị này có ba sư gia hộ: 1) Như Lai hiện thân; 2) Xoa đầu; 3) Khen ngợi. Bảy lời khuyên: 1) Khuyên tu mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng. 2) Khuyên tu tinh tấn, không bỏ pháp nhẫn vô sanh; 3) Thương yêu chúng sanh; ) Nhớ lại nguyện xưa tạo lợi ích cho chúng sanh; ) Tu quả về thân tướng cõi nước của Như Lai; 6) Học vô số pháp Phật; 7) Biết nghiệp sai khác của vô số chúng sanh để phát khởi bi trí, không vướng mắc nơi trí không dụng công. Vì các địa trước ham tu pháp giải thoát đủ cả bi trí hòa hợp, mới học dụng công lớn lao nơi sự giải thoát của Phật. Với ba sự gia hộ, bảy lần khuyến khích, vị này không vướng mắc nơi trí không dụng công. Địa Thiện Huệ thứ chín đạt Biện tài không ngại, vào địa vị pháp sư, đủ bốn pháp vô ngại: 1) Pháp; 2) Nghĩa; 3) Từ; ) Nhạo thuyết. Địa Pháp Vân thứ mười ngang với vị Phật, nhận vị Như Lai, ngồi trên tòa sen lớn bằng trăm ngàn vô số cõi nước. Bồ-tát ba thừa… địa thứ mười ngồi tòa sen lớn bằng trăm ngàn vô số cõi nước. Vị trọn vẹn hạnh mưòi địa của nhứt thừa này không chỉ ngồi tòa sen lớn bằng trăm ngàn vô số cõi nước mà còn có vô số tòa sen với vô số Bồ-tát bằng số bụi trong mười ba tam thiên đại thiên cõi nước vây quanh. Như vậy pháp của mười địa đều tóm thâu trong pháp của địa thứ nhứt. Vì thế nên ví trong thân của Dạ thiên có vô số cõi nước chúng sanh, kể cả từng lỗ chân lông nơi thân chứa cả mặt trăng mặt trời, sao và cảnh giới chúng sanh. Do vậy, nơi ở của thiện tri thức là cõi Diêm Phù mà không nói là ở phương nam. Thành tên Ca-tỳ-la (Trung hoa dịch là Đại Thể). Vì trong năm nước nhỏ của Ấn Độ riêng nước này có thủ đô nên có tên là Đại Thể, cũng còn gọi là Hoàng Vật. Lại vì bao gồm mọi nơi trong năm nước nhỏ của Ấn. Giống như Trung, Cung, Mậu, Ty, Thổ nên gọi là Hoàng Vật. Thiện Tài đi vào cửa đông của thành là vào địa thứ nhứt của mười địa. Phía đông là trí sáng tạo. Vào thành an nghỉ chưa bao lâu, thấy mặt trời mọc. Vì sau khi thành tựu mười hồi hướng, quán sát pháp tiến tu hòa hợp với pháp mười địa là vào thành. Dung hợp quả mười địa là an nghỉ chưa bao lâu. Hoặc chướng của vị trước không còn, trí huệ của vị này hiển hiện là mặt trời mọc. Hơn nữa, vị này luôn ở trong đêm dài sanh tử thuyết pháp giáo hóa chúng sanh nên là Dạ thần. Thấy Dạ thần ở trong lầu gác đẹp là pháp trống không, tùy hạnh từ bi phát khởi vô số trí huệ. Đó là quả báo. Ngồi trên tòa sen thơm Sư tử Tạng là biểu hiện cho việc Bồ-tát mười địa nuôi lớm hạnh từ bi. Hương (thơm) là trí căn bản, đầy đủ năm phần pháp thân: Giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Thành tựu hạnh nuôi lớn đức từ bi là thể của tòa. Đây là mượn hình tượng để tiêu biểu, suy xét sẽ biết được. Chín Dạ thần và người nữ Cù Ba đều thuộc nữ tính, biểu thị trong sự thăng tiến của mười địa, từ bi là pháp đầu tiên. Vì mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng đều lấy trí thanh tịnh làm pháp đầu tiên rồi thành tựu từ bi nên tiêu biểu bằng Tỳ kheo, trưởng giả, cư sĩ, Bà-la-môn, Ưu-bà-di, đồng nữ. Mười địa lấy từ bi làm pháp đầu nên tiêu biểu bằng nữ tính (chín Dạ thân đều thuộc nữ tính). Trời tượng trưng cho trí tự tại, thần là công dụng của trí. Dạ là phá trừ đêm dài sanh tử của chúng sanh. Mười hồi hướng hòa nhập hạnh từ bi trong đêm dài sanh tử, mười địa lại nuôi lớn hạnh từ bi nên lấy hoa sen thơm làm thể. Vì ở trong biển sanh tử nhưng không bị nhiễm ô. Thần tên Bà San Bà Diễn Để (Trung Hoa dịch là Chủ Đương Xuân Sanh là co khả năng phát sanh các pháp lành. Thân sắc vàng rực, mắt, tóc xanh óng là pháp thân trí thân trong sạch, thực hành tất cả hạnh thương yêu như hòa, thành tựu trọn vẹn bi thí. Vì trí trong sạch nên mắt tóc xanh óng. Thân ấy được hình thành từ trí bi. Dung mạo xinh đẹp ai cũng thích nhìn, trang sức mọi thứ báu. Anh lạc là hạnh dùng để nghiêm sức trí thân, thân mặc áo ngọc. Áo ngọc là áo đỏ, là màu của phương nam. Nam là mặt trời. Vì Dạ thần dùng mặt trời trí huệ phá trừ bóng tối nơi đêm dài của chúng sanh. Đội mũ cõi phạm thiên. Phạm là thanh tịnh vì trí luôn thanh tịnh. Các sao tỏa sáng soi là thân có khắp trong cõi nước nơi mười phương. Mỗi lỗ chân lông của thân hiện diệt độ vô số chúng sanh, vì trí không giới hạn, chúng sanh được giáo hóa cũng không giới hạn (những ý khác rõ như trong kinh). Việc tùy theo khả năng của chúng sanh trong cõi nước mười phương, hiện thân độ thoát cũng không giới hạn. Vì địa thứ nhứt bao hàm cả hai vị Đẳng giác, Diệu giác của quả Phật. Cùng lúc hiển hiện là pháp tiến tu không vướng mắc một pháp nào. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp giải thoát phá trừ bóng tối nơi đêm dài sanh tử của chúng sanh của Bồ-tát” trở về sau là nói về sự thăng tiến.

2. Địa ly cấu: Chủ yếu tu giới Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Ở đạo tràng Bồ Đề nước Ma Kiệt cõi Diêm Phù. Vì thể của giới là pháp thân, là trí căn bản có ngay trong cõi Diêm Phù. Dạ thần tên Phổ Đức Tịnh Quang là thầy của Bà San Bà Diễn Để. Vì muôn hạnh đều bắt nguồn từ trí căn bản nên là thầy. Dạ thần Phổ Đức là trí thanh tịnh như mặt trời, trí này là thể của giới. Chiếu soi khắp mọi nơi là Phổ Đức, thể của giới trong sạch là Tịnh Quang phá trừ khổ nơi đêm dài sanh tử là thần. Thần là không hình sắc, không tạo tác nhưng ứng dụng cùng khắp, cùng lúc cứu giúp nên tên là Phổ Đức Tịnh Quang. Thiện Tài xin giảng pháp. Dạ thần khuyên Thiện Tài tu mười pháp (rõ như trong kinh). Dạ thần tu mười pháp thiền: 1) Từ bi cứu hộ tất cả chúng sanh, chuyên tâm tu thiền thứ nhứt; 2) Chấm dứt vọng nghiệp, hóa độ tất cả chúng sanh, trí lực mạnh mẽ, vui tu thiền thứ hai; 3) Suy xét chúng sanh vốn thanh tịnh, vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử tu thiền thứ ba; 4) Đoạn trừ phiền não khổ đau của chúng sanh tu thiền thứ tư, thành tựu thân ở trong tất cả các cõi nước chúng sanh (rõ như trong kinh). Bốn thiền này tiêu biểu cho việc tùy thuận hạnh từ bi, tùy căn tánh giáo hóa chúng sanh đều là pháp thiền. Chỉ cần làm thanh tịnh ý nghiệp thì trí sáng hiển hiện, mọi thứ đều là thiền. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp thiền định tịch tĩnh đi khắp mọi nơi của Bồ-tát” trở về sau là nói về sự thăng tiến. Vị thần này ở ngay trong đạo tràng Bồ Đề, dùng trí căn bản, pháp thân không hình tướng làm thể của giới, từ trí khởi công dụng hóa độ chúng sanh, tất cả đều là thiền.

3. Địa Phát Quang: Chủ yếu tu nhẫn Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Ở bên phải cách Bồ Đề đạo tràng không xa. Không xa là không rời trí căn bản để làm mọi việc, bên phải là công dụng lớn, là thể của bi. Vì hạnh nhẫn luôn khiêm cung. Dạ thần Hỷ Mục quán sát chúng sanh. vì người tu hạnh nhẫn bên trong luôn trang nghiêm, vui vẻ từ hòa ai cũng thích nhìn. Để biết căn tánh chúng sanh tùy thòi cơ hóa độ nên phải quán sát. Thiện Tài thấy Dạ thần ngồi trên tòa sen Sư tử Tạng trong đại tràng Như Lai nhập pháp đại thí lực Phổ Hỷ Tràng. Vì nhẫn là cội nguồn của muôn hạnh. Ở trong Đại tràng Như Lai là không rời trí căn bản làm mọi việc. Hơn nữa trí là thể của nhẫn, đạo tràng là muôn hạnh. Vì mười hạnh dùng trí căn bản sáng suốt tu mười Ba-la-mật, như luyện vàng ngày càng sáng, vì mọi thứ trang sức không ngoài thể của vàng, cũng như công dụng cùng khắp của muôn hạnh không ngoài trí căn bản. Như Dạ thần này xuất nhập pháp Đại thí lực Phổ Hỷ Tràng đi khắp mọi nơi hóa độ chúng sanh. Từ mỗi lỗ chân lông hiện ra vô số thân, nơi nào cũng có, chúng sanh nào cũng được độ, giảng vô số pháp (rõ như trong kinh). Hàng mười địa đều dùng thân pháp giới dung nạp tất cả cõi nước, hoặc hiện vô số thân ngay trên mỗi lỗ chân lông. Song, chỉ khác nhau là từ sự đạt pháp gìn giữ thế gian, luôn ở trong sanh tử hóa độ mọi loài để phân biệt tâm từ bi cạn sâu. Địa thứ nhứt, Dạ thần Bà Lan Bà Diễn Để phát tâm Bồ Đề trải kiếp bằng số bụi núi Tu Di. Địa thứ ba Địa thần Hỷ Mục Quán chúng sanh, phát tâm Bồ Đề trải qua vô số kiếp bằng số bụi trong một cõi nước. Đó là nói lên tâm từ bi sâu cạn. Địa thứ hai, không nói đến thời gian phát tâm là vì đạt thiền tịch tĩnh đi khắp mọi nơi thì không thể nói được thời gian bao lâu, không có ba đời vì thể của thiền cùng khắp nên ngay trong đạo tràng Bồ Đề đạt trí căn bản. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp đại thế lực Phổ Hỷ Tràng của Bồ-tát” trở về sau là nói về sự thăng tiến.

4. Địa Diệm Huệ: Chủ yếu tu tinh tấn Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Trong hội này có Dạ thần tên Phổ Cứu Chúng Sanh Diệu Đức. Chỉ nói hội này mà không nói ở phương đông, tây, nam, bắc vì hạnh tin tấn không ngoài pháp nhẫn của Phật. Từ trí căn bản tu hạnh tinh tấn. Vì trí có khắp, hạnh cũng có khắp. Từ giữa chặng mày Dạ thần phóng ánh sáng chiếu đến đỉnh đầu Thiện Tài, lập tức Thiện tài đạt Tam muội thanh tịnh cứu cánh. Đạt tam muội này, Thiện Tài thấy hết đất nước gió lửa, ngọc báu, hương hoa, anh lạc… thấy sự thành hoại của vô số cõi nước nhiều như số bụi trong cõi Phật (rõ như trong kinh). Vì Bồtát địa thứ tư được sanh trong nhà Như Lai cảnh trí như Phật. Nhờ hạnh tinh tấn, vị này tu hạnh Phổ Hiền đạt trí vi tế như vô số thân chúng sanh, cảnh giới ảnh hiện trong lưới Đế Thích. Tùy thời cơ hóa độ chúng sanh. Với tâm Đại bi, trải qua vô số kiếp ở biển sanh tử, như trong kinh chép: Phát sanh nguyện lực hạnh lực của hạnh Phổ Hiền, tăng trưởng tâm từ bi của Bồ-tát. Nên Thiện Tài hỏi thời gian đạt pháp giải thoát này, Dạ thần đáp: Thiện nam tử! Việc này khó biết được, trời, người, nhị thừa không thể lường được. Vì sao? Vì đó là cảnh giới của hạnh Phổ Hiền, là cảnh giới của người tu hạnh từ bi (rõ như trong kinh). Lược nêu thứ tự của hạnh nguyện để biết hướng đi không sai lầm, vì văn kinh nhiều nên không thể chép hết. Người tu hành tự tìm hiểu trong kinh không vướng mắc sự chứng đắc nhỏ nhiệm ban đầu để tâm dần rộng lớn, nhập pháp Phổ Đức. Dạ thần nói thời gian phát tâm: Trải qua vô số kiếp xa xưa, vào kiếp viên mãn thanh tịnh, có cõi nước tên Tỳ-lô-giá-na đại oai đức, vô số Như Lai ra đời. Ta gần gũi cung kính nghe pháp, đạt pháp, hành hạnh Bồ-tát. Lúc đó ta là Luân vương nữ, thấy ánh sáng phước trí của Phổ Hiền, phá trừ đêm dài sanh tử của chúng sanh nên ta phát nguyện, nguyện như Phổ Hiền. Do vậy đến nay làm Dạ thần soi sáng phá trừ bóng tối mê mờ của chúng sanh (rõ như trong kinh). Vì tâm từ bi sâu xa như trí căn bản bền vững. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp đi khắp mọi nơi điều phục chúng sanh của Bồ-tát” trở về sau là nói về sự thăng tiến.

5. Chủ yếu tu thiền Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Cách đây không xa có Dạ thần tên Tịch Tịnh Âm Hải. Vì thể của thiền thứ năm tóm thâu mọi cõi nước. Cách đây không xa là không rời đạo tràng của Phật, trí căn bản là thể của thiền. Nghĩa là đến vị này thì thể của trí càng sáng. Đó là sự thăng tiến. Vì trí sáng không ngoài trí căn bản nên không xa. Vì thể của thiền đầy đủ sắc thanh hương vị xúc thanh tịnh. Dạ thần ngồi tòa Ma ni quang tràng trang nghiêm hoa. Ma ni Trung Hoa dịch là ngọc làm sạch. Quang là sáng, tiêu biểu cho thiền vốn chơn tịnh, tâm cảnh trong sạch sáng suốt. Tràng tiêu biểu cho tâm cảnh và các pháp bền vững nên cửa thiền thường gọi là tràng. Trăm ngàn tòa sen là ở trong sanh tử nhưng không bị sanh tử làm nhiễm ô. Trăm ngàn vô số Dạ thần vây quanh là trọn vẹn muôn hạnh, là sống trong thiền định, biết các pháp không tạo tác và thiền nhứt thiết trí có trong pháp giới, thiền từ bi không tạo tác che chở cho tất cả chúng sanh. Thiện Tài hỏi Dạ thần thời gian phát tâm. Dạ thần đáp: Trải qua vô số kiếp bằng số bụi trong hai cõi Phật và kiếp này, cúng dường đức Phật Ca La Cưu Tôn Đà, cúng dường gần gũi tất cả đức Phật đương lai. Cảnh giới Thanh Tịnh Quang Kim trang nghiêm của lúc mới phát tâm giống cảnh hiện giờ. Vì thể của thiền không có ba đời xưa nay, cùng tột ba đời. Sự cúng dường các đức Phật, nghe pháp, hành đạo Bồ-tát đều cùng một thời gian, không ngoài thiền trí thanh tịnh. Vị trước trải qua vô số kiếp bằng số bụi của một cõi Phật là nói thời gian tu hành. Vị này trải qua số kiếp bằng số bụi trong hai cõi Phật là tiêu biểu cho hạnh từ bi dần sâu rộng để kẻ hậu học noi theo. Thiện Tài nói kệ khen đức của Dạ thần: không chấp pháp trong ngoài, bền vững không gì ngăn, mắt trí huệ thanh tịnh, được sức thần của Phật, thân là kho chánh pháp, tâm là trí không ngại, đã đạt trí sáng suốt, che chở các chúng sanh, hành hạnh nguyện rộng lớn, trang nghiêm các cõi nước, biết thế gian do tâm, hiện thân như chúng sanh, nhưng biết đời như mộng, các đức Phật tựu bóng, các pháp là tiếng vang, để chúng sanh không chấp, vì chúng sanh ba đời, nên thị hiện thân hình, nhưng tâm không bám víu, đi khắp nơi giảng pháp, cùng tột mọi trụ xứ, cõi Phật cõi chúng sanh, đều nằm trong hạt bụi.

Đây là đề cao sức giải thoát, từ câu: “Chỉ ta biết pháp luôn hiện thân đem vui đến mọi loài” trở về sau là nói về sự thăng tiến.

6. Địa Hiện Tiền: Chủ yếu tu Bát-nhã Ba-la-mật, chín Ba-lamật kia là thứ yếu. Trong đạo tràng Bồ Đề của Phật, vì địa thứ sáu lấy trí làm thể của sự giác ngộ, là trí huệ hiển hiện. Vì trí huệ phát trừ vô minh, thành tựu trí bi lớn và vì hội chúng ấy không ngoài trí huệ. Dạ thần tên Thủ Hộ nhứt thiết thành tăng trưởng uy lực. Vì trí huệ chơn chánh này ngăn chặn giặc ác, vô minh không nhập tâm. Thể của tâm không có vô minh, giặc ác. Vô minh diệt, trí huệ hiển hiện. Thiện Tài thấy Dạ thần ngồi tòa Sư tử Nhứt thiết bảo quang minh ma ni. Ma ni là ngọc làm sạch. Địa thứ sáu trí huệ hiển hiện phá trừ phiền não, biến chúng thành thanh tịnh, tự tại như vua. Đó là thể của tòa, vì trí huệ sáng suốt phá trừ hoặc chướng chấp chặt tối tăm nên tòa có tâm như vậy. Vô số Dạ thần vây quanh là thành tựu việc độ sanh, hiện thân cùng loại với chúng sanh để tùy loại điều phục (rõ như trong kinh). Thiện Tài hỏi thời gian phát tâm (Trong kinh chép là hơn số bụi trong một cõi Phật vì số chưa rõ ràng) (Sự giáo hóa lợi ích bằng Bát-nhã Ba-la-mật của địa thứ sáu trong kinh đã rõ). Thiện tài nói kệ khen đức của Dạ thần: Thành tựu trí huệ mầu nhiệm đó. Độ thoát vô số loài chúng sanh, sống lâu an ổn bằng thân trí, uy đức rực sáng giữa muôn loài, hiểu rõ tánh pháp như hư không, đi lại ba cõi không ngăn ngại, chỉ vì vọng niệm chạy theo cảnh, biết thế đoạn trừ tâm phân biệt. Hiểu rõ tánh không của chúng sanh, tu hành từ bi thương quần mê (ngoài ra văn sau sẽ nói). Từ câu: “Chỉ ta biết pháp giải thoát tự tại giảng thuyết sâu xa” trở về sau là nói về sự thăng tiến.

7. Địa Viễn Hành: Chủ yếu tu phương tiện Ba-la-mật, chín Bala-mật kia là thứ yếu. Trong hội chúng của Phật, vì vị này lấy trí huệ làm sức giải thoát, không rời trí căn bản sáng suốt, vượt hẳn lên các cõi, không đắm nhiễm, dùng sức của phương tiện vào trong sanh tử, vượt biển hạnh nguyện lớn lao của Phổ Hiền. Dạ thần tên Khai Phu nhứt thiết thọ hoa vì địa thứ bảy có hạnh nguyện trở lại sanh tử, sống với chúng sanh trong sáu nẻo, không bỏ chúng sanh, thành tựu quả Phật. Trí bi lớn lao của Phật đều có từ đây, thuận dòng sanh tử, không rời sanh tử, thành tựu bi trí. Nếu không có hạnh trở lại sanh tử tạo lợi ích cho chúng sanh thì chỉ đạt sáu Ba-la-mật ra khỏi sanh tử, không có vị sau, không có bi… Mười lực của Phật. Vì vị này che chở khai ngộ chúng sanh nên có sáu mươi đồng nữ ở chỗ vua Bảo Quang Minh là người đứng đầu, nhờ nghe pháp âm viên mãn nên phát tâm Bồ Đề. Nghĩa là chuyển sáu Bala-mật, trí xuất thế gian vào trong sanh tử, thành tựu từ bi là sáu mươi đồng nữ. Chỗ vua chính là chỗ của Phật Tỳ-lô-giá-na. Vì tu tập sáu Bala-mật bằng trí căn bản. Lại dùng đạo xuất thế, sáu Ba-la-mật vào trong sanh tử nuôi lớn từ bi, biến biển sanh tử thành biển trí bi, sáu Ba-la-mật, mỗi pháp đều có mười nen thành sáu mươi. Những vị trước phần nhiều là tu tập xuất thế, vị này chuyên tu từ bi nên là đồng nữ phát tâm. Vào trong sanh tử, thân hiện cùng khắp, tất cả sao trăng soi rọi thân hình (rõ như trong kinh). Thời gian phát tâm: Trải qua số kiếp bằng số bụi của cõi nước. Có hai ý: 1) Từ bi sâu rộng; 2) Tiêu biểu cho pháp. Nghĩa là chuyển chướng tâm xuất thế Ba-la-mật vào trong sanh tử thành tựu từ bi. Chuyển hết bao hhiêu hoặc chướng nân là sáu mươi đồng nữ. Vì mười trụ còn chủng tử nhiễm. Vị này tuy sống với chúng sanh nhưng không còn chủng tử nhiễm nên tiêu biểu bằng sự chuyển tâm của đồng nữ, thể hiện sự thăng tiến. Đồng nữ chính là Dạ thần Khai Phu Thọ Hoa này. Vì địa thứ bảy vào trong sanh tử thành tựu bi trí, sống chung với phàm phu, khai ngộ chúng sanh, tìm mọi cách đemlại lợi ích cho chúng sanh để được an lạc. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp giải thoát, Bồ-tát vui mừng thị hiện thọ sanh” trở về sau là nói về sự thăng tiến. Bồ-tát này luôn ở trong biển khổ sanh tử tạo lợi ích cho chúng sanh, đó là niềm vui lớn nhứt của Bồ-tát. Ở trong mọi nơi, cùng lúc hiện vô số thân độ thoát chúng sanh, không dừng nghỉ. Đó là niềm vui lớn của Bồ-tát.

8. Chủ yếu tu nguyện Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Trong đạo tràng này có một Dạ thần tên Đại Nguyệt Tinh Tấn Lực cứu hộ nhứt thiết chúng sanh. Nơi đạo tràng này là thành tựu trí trí không dụng công, không rời trí că bản, hòa nhập với trí căn bản. Vì thể của trí căn bản như hư không, bản tánh không nhơ. Khi tâm hợp với trí này thì không còn phiền não trói buộc. Vì trí ấy có khả năng trừ diệt chướng hoặc. Trong đạo tràng này có Dạ thần… là tiêu biểu cho Bồ-tát địa thứ tám thành tựu trí không dụng công, nhớ đến nguyện xưa, thực hành từ bi tạo lợi ích cho chúng sanh không dừng nghĩ. Đó là đặt tên từ hạnh nguyện. Thiện Tài thấy Dạ thần trong hội chúng là không rời trí căn bản, hành hạnh cùng khắp cõi chúng sanh của Phổ Hiền. Ngồi tòa Sư tử Phổ Hiền nhứt thiết cung điện Ma ni Bảo tạng là vị này hòa nhập với trí căn bản không tánh không tướng sáng suốt rộng lớn như hư không pháp giới. Không có trong, ngoài, lớn, nhỏ nhưng lại thâu nhiếp mọi cảnh giới, chẳng khác gì trí căn bản. Đó là thể của tòa. Trên tòa che phủ lưới báu Ma ni là khi hòa nhập trí căn bản, tùy ý đi lại khắp nơi giáo hóa chúng sanh. Sự giáo hóa đó chính là trí sai biệt được sanh khởi từ trí căn bản. Vì ngày xưa dùng lưới pháp cứu vớt chúng sanh nên có quả báo đó. Nghĩa là từ lúc phát tâm trở về sau, hội nhập trí căn bản nhưng đến vị này thì công lực cao xa, trí tịch tĩnh, hạnh nguyện lớn, hóa độ nhiều, lòng từ bi nhuần khắp tạo lợi ích cho mọi loài, báo ứng không cùng. Dạ thần hiện thành mặt trời, mặt trăng, sao, đủ loại thân hình, tùy sở thích của chúng sanh (rõ như trong kinh). Thấy vậy Thiện tài cung kính cúi lạy sát chân, một lúc sau đứng lên, chắp tay chiêm ngưỡng Dạ thần. Đất là nơi thấp nhất. Vì trí đức của thiện tri thức rộng lớn nên hạ mình cung kính, bỏ tâm kiêu ngạo, chấp tay là hội nhập, chiem ngưỡng là tôn quí trí đức. Thiện Tài hỏi Dạ thần thời gian phát tâm. Dạ thần trước dùng trí đáp lời, sau dùng thời gian đáp lời. Kinh chép: Tự tánh của các pháp, bình đẳng và hòa nhập, với tánh chân thật đạt pháp không nương tựa, xa lánh thế gian, biết mọi sự sai khác, hiểu rõ hình sắc xanh, vàng, đỏ, trắng đều không thật, không khác nhau, an nhập giải thoát, biết rõ tánh không sai khác của các pháp nên thị hiện vô số thân hình. Điều đó có nghĩa là thể của trí ngang bằng thể của ba đời, tuy có đủ thần thông biến hóa nhưng chẳng có thời điểm đạt pháp nên ví như mặt trời trong hư không chẳng có thời lượng, như người ảo hóa ở đời chỉ dạy chúng sanh. Về thời gian kinh chép: Từ xưa, cách đây vô số kiếp bằng số bụi trong một cõi nước, kiếp đầu tiên là kiếp Thiện Quang, vua Thắng Quang, thái tử tên Thiện Quang Phục. Đó là nhân phát tâm ban đầu và cũng là thời gian đầu của sự phát tâm. Thái tử đó có hai mươi tám tướng đẹp, vì chưa hợp đủ nhân quả của hai địa chín, mười, nên chưa đủ ba mươi hai tướng. Lúc ấy, vì nhằm cứu khổ nơi địa ngục, ta phát tâm từ bi nên nay làm Dạ thần. Vì vị này từ trí không dụng công nhớ lại nguyện xưa, hành hạnh từ bi. Pháp của vị này hợp với pháp của Phật (được Phật ba lần gia hộ, bảy lần khuyên tu, tất cả đã được nói ở trước). Từ câu: “Chỉ ta biết pháp giáo hóa chúng sanh” trở về sau là nói về sự thăng tiến.

9. Địa Thiện Huệ: Chủ yếu tu lực Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Cõi Diêm Phù có vườn tên Lam Tỳ Ni Lâm. Đây là nơi Như Lai ra đời. Không nói thành ấp chỉ nói cõi Điêm Phù là nơi Như Lai giáng thần, thọ sanh chào đời, giáo hóa chúng sanh. Rừng Lam Tỳ Ni Trung Hoa dịch là vườn Lạc Thắng Quang. Vì lúc Như Lai sắp giáng thần, các đức Phật trong mười phương đều phóng ánh sáng từ rốn chiếu đến vườn này và thân Ma địa. Lại vì mặt đất vườn này luôn có ánh sáng. Các thần trời rồng thường nổi nhạc cúng dường. Vườn này được trang trí bằng vật báu, hoa thơm, cỏ lạ, ai thấy cũng thích nên tên là Lạc Thắng Quang, còn gọi là Vô Ưu. Thấy thần Diệu Đức ngồi tòa sen báu trong lầu gác đẹp. Đó là mượn nơi ở để biểu hiện cho trí đức hạnh nguyện của thần. Ngồi tòa sen báu trong gác đẹp là biểu hiện cho việc thọ thân ra đời của Phật, là việc giáo hóa chúng sanh. Vô số trời cung kính vây quanh. Nói kinh “Sự Thọ Sanh Của Bồ-tát” là bi trí viên mãn. Vị này bi trí viên mãn nên hiện việc thọ sanh ra đời. Địa thứ mười lãnh vị Như Lai, ngồi tòa sen báu lớn bằng trăm vạn Tam thiên Đại thiên cõi nước. Vô số Bồ-tát ngồi tòa sen vây quanh. Vì vậy địa thứ chín nói về sự viên mãn hạnh nguyện, địa thứ mười nói về sự trọn vẹn của quả đức. Kinh chép: Bồ-tát có mười cách thọ sanh (rõ như trong kinh). Như Diệu Đức nói trải qua một trăm năm, từ lúc Thế Tôn ở cõi trời Đâu Suất hạ sanh đến cõi này, tức là từ lúc địa thứ tám ở cõi Đâu Suất, đến địa thứ chín giáng thần, ra đời là một ngàn năm. Mỗi địa tu một hạnh Ba-la-mật. Mỗi Ba-la-mật lại có một răm hạnh nên khi thọ sanh ở vườn này thường lấy số một. Mười, một trăm tiêu biểu cho sự viên mãn của hạnh nguyện. Đó là hạnh thọ sanh, trong vườn có một trăm tướng (rõ như trong kinh).

Từ mỗi lỗ chân lông trên thân phu nhân Ma Da ảnh hiện vô số cõi nước, trong mỗi hạt bụi ảnh hiện Bồ-tát tự tại thọ sanh (rõ như trong kinh). Lúc Như Lai sắp thọ sanh, phía trước Ma Da có hoa sen lớn xuất hiện tên Nhứt thiết Bảo Trang nghiêm Tạng. Cộng sen bằng kim cương, tua sen bằng các thứ báu, đài sen bằng ngọc như ý. Vô số cánh sen bằng ngọc Ma ni nhiều như vô số bụi trong một cõi Phật (mọi thứ khác trong kinh đã nói rõ). Đó là tướng thứ mười của việc Như Lai ra đời, tiêu biểu cho phước trí của Như Lai. Các đức Phật trong mười phưong phóng ánh sáng từ rốn tên Bồ-tát Thọ sanh Tự Tại Đăng. Vì rốn là nơi đầu của sự thọ sanh, phía trên rốn là phần đầu, phía dưới rốn là eo thân. Phía trên là dương, phía dưới là âm. Như phần cây, phần lên nơi mặt đất là thân, phần ẩn trong lòng đất là rễ. Như Lai thọ sanh dưới cây Tất Lạc Xoa (Trung Hoa dịch là Cao Hiển) vì cành thân của cây cao lớn. Thiện Tài hỏi Dạ thần về thời gian đạt pháp. Dạ thần đáp: Từ xưa trải qua vô số kiếp bằng sô bụi trong mười cõi Phật, có nước tên Phổ Hiền Duyệt Lạc, tám mươi Na do tha Phật ra đời. Đức Phật thứ nhứt là con của của phu nhân Hỷ Quang – Hoàng hậu của vua Bảo Diệm Nhãn. Lúc đó Diệu Đức ta là nhủ mẩu của Phật. Từ đó về sau ta luôn gặp Phật Tỳ-lô-giána, cung kính phụng dự vô số Bồ-tát thọ sanh, nghe pháp. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp cung kính phụng sự Bồ-tát thọ sanh” trở về sau là nói về sự thăng tiến. Tác giả nói kệ khen hạnh tự tại thọ sanh của Bồ-tát: Thể trí sáng suốt như hư không, không mình, không người tánh bình đẳng, với tâm từ bi và hạnh nguyện phương tiện thọ sanh là từ phu, biến hóa thọ thân từ hoa sen, hiền mẫu chính là pháp từ bi, cứ thế hiển hiện khắp mười phương, tùy cơ hiện thân nhiều vô kể, không một nơi nào không hiện thân, tùy ý hiện hình chẳng đến đi, bản tính của trí không hình sắc; không dừng, chẳng tụa, nào nơi chốn. Sát na hiện khởi vô số thân, với đủ hình tướng khốn lường biết, trí không dụng công luôn tự tại, thọ sanh khắp nơi không ngăn ngại, từ không hình tướng hiện tướng mầu, chỉ dạy chúng sanh hiểu hư vọng, biết rõ tâm cảnh không một hai, tất cả cảnh tượng đều trống rỗng, dùng trí huyễn sanh trong các cõi, thể trí trống không lại tịch tịnh. Ai hiểu trí cảnh không thể tánh, nào đâu vết tích làm không làm? Nhờ thế Bồ-tát hiểu nguồn gốc, không hề bám víu các cảnh sắc, cũng chẳng phân biệt cũng chẳng vin theo, tất cả đều từ trí vô công. Trí lớn vô công tựa hư không, thọ sanh giáo hóa đều từ đấy, sát na hợp với pháp ba đời, mặt trời xưa nay không đầu cuối, vì trí không có lớn và nhỏ, nên ở cùng khắp mọi hiện tượng.

PHẦN B

10. Địa Pháp Vân: Chủ yếu tu trí Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Trong thành Ca Tỳ La có người nữ thuộc dòng họ Thích tên Cù Ba. Vì hạnh thứ mười không rời nơi cũ, cùng một nơi với địa thứ nhứt. Vì thể của Bồ Đề không có trước sau, đầu cuối không dời. Người con gái ấy xưa kia từng là vợ của thái tử. Từ xa xưa, cách vô số kiếp bằng số bụi trong một trăm cõi Phật, vua tên Trí Sơn, thái tử tên Thiện Quang, nữ Phật tử tên Tịnh Nhựt. Thái tử Thiện Quang xuất ở trong rừng Tịnh Đức. Một hôm, Tỳ kheo vào thành khất thực, thấy Tỳ kheo, Tịnh Nhựt quí kính, cỏi chuỗi anh lạc bỏ vào bình bát, phát tâm Bồ Đề, suốt hai trăm năm mươi kiếp không đọa vào cõi ác, sanh vào nơi tốt đẹp, lại được gặp Tỳ kheo Thiện Quang, sau đó hóa thành hoa sen trong nhà Thiện Hiện. Thấy vua Tài Chủ có thái tử tên Oai Đức, thái tử cưới nàng. Từ đó về sau thường cùng thái tử cúng dường Phật, nghe pháp, đạt đạo. Đến lúc Như Lai làm thái tử, lại là vợ của Ngài. Vì nguyện luôn làm vợ. Người xưa dạy: Lúc Như Lai làm thái tử, có ba người vợ: 1) Mẹ của La Hầu La-Gia Du Đà La, sau làm Tỳ kheo ni; 2) Cù Bà là thiện tri thức của Thiện Tài trong địa thứ mười; 3) Ma Nô Xá (chưa biết ở đâu). Trí huệ thần thông của Như Lai như hư không, các thứ khác không sánh được . trí của Ngài thường không lường được. Vì với sự linh diệu không hình sắc, tùy căn cơ của chúng sanh, các bậc thiện căn, Như Lai hiện hóa từ hoa sen, với kẻ trung, hạ căn, Như Lai thọ sanh từ thai mẹ. Đó đều do sức thệ nguyện tùy vật hiện hình khắp mười cõi, nào có vợ con ở đời? Chỉ vì hóa độ chúng sanh nên hiện thân trong đời, cùng sống với chúng sanh mê hoặc, hóa hiện việc cưới vợ, sanh con là hóa độ chúng sanh. Thể hiện ở trong cõi đời trói buộc khó bỏ mà bỏ được. Đối với ba thừa, bỏ sự trang sức tốt đẹp, đối với nhứt thừa đủ chín mươi bảy tướng tốt và vô số tướng đẹp. Ở đây mượn Cù Bà biểu hiện cho trí Nhứt thừa, không riêng mình tìm sự giải thoát. Dùng trí căn bản in vào cõi đời, tất cả đều chơn tịnh, chẳng có cõi thanh tịnh nào khác. Vì công dụng của Cù Bà như tánh chơn như không lấy bỏ. Đó là mưọn pháp để nói đạo nghiệp viên mãn của địa thứ mười. Pháp lạc là vợ, tất cả đều là pháp lạc. Vì thế Kinh Pháp Hoa nhập ba thừa thành một thừa, nên nói: Tướng thường trụ thế gian là pháp trụ pháp vị. Vì thế gian là giải thoát, chẳng có sự thích chán. Cũng trong kinh này nói có năm trăm cư sĩ nam, năm trăm cư sĩ nữ, năm trăm đồng tử, năm trăm đồng nữ, một vạn rồng đều là chúng thế gian, không có chúng xuất thế 396 gian. Vì là trí bi viên mãn của Như Lai, là tướng vui thích của thế gian. Ở đây mượn Cù Bà tiêu biểu cho pháp lạc không lấy bỏ của địa thứ mười. Trogn kinh Tịnh Danh dạy: Pháp lạc là vợ, tâm từ bi là người nữ. Thiện tài đến pháp đường Phổ Quang Minh, nơi đại chúng tập hợp nghe pháp, nghĩa là đến địa thứ mười, trọn vẹn trí thuyết pháp. Đó là trí căn bản sáng suốt của lần thuyết pháp thứ nhứt. Đạo tràng Bồ Đề, và cũng là diện Phổ Quang của lần thuyết pháp thứ hai. Từ lần thuyết pháp thứ hai phát khởi lòng tin tinh tấn tu tập đến địa thứ mười là vẹn toàn trí huệ, ngang bằng trí thuyết pháp của các đức Phật. Đó là điểm cuối cùng nên nói Pháp đường Phổ Quang Minh, nơi đại chúng tập hợp. Trong đó có vị thần khác đến nghinh đón Thiện tài, khen hạnh lành của Thiện Tài. Đó là nhân của địa thứ mười. Thấy Cù Bà là quả của địa thứ mười. Một vạn thần canh giữ cung điện là hạnh của trí bi nơi địa thứ mưòi. Cù Bà từng cúng dường vô số Phật, trải qua vô số kiếp phụng sự Phật Tỳlô-giá-na, tu tập đạt địa thứ mười. Nhưng lại nói chưa hiểu thân, hạnh nguyện, trí và đạo nghiệp của Bồ-tát là vì chưa đạt hạnh Phổ Hiền của Vị Đẳng Giác. Khi trọn vẹn đạo của địa thứ mười, tu tập trừ bỏ phiền não của vị kiến đạo của thiền, của pháp lạc thanh tịnh Niết-bàn, luôn vào đời, tùy chúng sanh hiện thân chỉ dạy lợi ích. Đó là việc thường làm, không thích cảnh giới giải thoát của Niết-bàn thiền định xuất thế. Cũng như trong kinh dạy: Trọn vẹn hạnh địa thứ mười, dùng vô số thiền định, tìm kiếm Phổ Hiền qua lại trong các cõi Phật khắp mười phương. Vì thế mượn Cù Ba làm mô hình mẫu để kẻ hậu học biết phương hướng tu hành không sai lệch. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp quan sát định của Bồtát” trở về sau là nói về sự thăng tiến.

Trên đây đã nói xong thiện tri thức của mười địa. Hạnh Phổ Hiền của vị Đẳng giác thứ mười một là: Từ trụ thứ nhứt đến trụ thứ mười. Con gái của vua Sư tử Tràng là đạt một phần trí bi Thế, Xuất thế; từ hạnh thứ nhứt đến hạnh thứ mười, ngoại đạo xuất thế Biến Hành là đạt một phần sự tùy thuận thực hành nhưng không mất sự giải thoát không nhiễm của pháp xuất thế. Từ hồi hướng thứ nhứt đến hồi hướng thứ mười gặp thần trời, thần đất, vì nuôi lớn từ bi ngay trong sanh tử thế gian. Từ địa thứ nhứt đến địa thứ mười gặp Cù Ba hiện vô số giảng đường, thần Vô Ưu Đức. Một vạn thần canh giữ cung điện, vì đạo của mười địa ngang với trí bi của Phật, trí bi tự tại trong việc thuyết giảng. Về hạnh Phổ Hiền của vị Đẳng giác thứ mười một, từ phu nhân Ma địa đến trọn vẹn vị thứ mười một, gặp đồng tử Đức Sanh, đồng nữ Hữu Đức, thường đi lại trong sáu đường sanh tử, nhập pháp giả có. Đó là trọn vẹn hạnh của vị Đẳng giác. Ba vị Văn Thù Sư Lợi, Phật Di Lặc, Bồ-tát Phổ Hiền tóm thâu thể dụng rộng lớn của lý trí bi nơi năm vị, mười tín… vì từ lúc mới phát tâm đến khi trọn vẹn năm vị không ngoài ba pháp này. Văn Thù là trí huệ mầu nhiệm của ba không, là lý phân biệt đúng sai. Phật Di Lặc đạt pháp này, chỉ còn một đời sẽ trọn vẹn quả Phật, là trí căn bản sáng suốt. Phổ Hiền là trí sai biệt tạo lợi ích cho chúng sanh của trí căn bản. Ba pháp này là Thể dụng, tự tại trước mọi sự, và cũng là thể của bộ kinh Hoa Nghiêm nên gọi là Nhứt thừa Viên Giáo. Từ mười tín đến khi chưa trọn vẹn mười vị luôn mượn Văn Thù là người dắt dẫn đầu tiên. Phổ Hiền là bạn trí căn bản, là thể không nhiễm của hai pháp này. Nếu trí căn bản chưa hiển hiện phải nhờ trí mầu nhiệm quán sát để hiển hiện. Nếu trí căn bản hiển hiện, trí huệ mầu nhiệm là công dụng hay của trí căn bản. Phổ Hiền là thể nơi muôn hạnh của trí căn bản. Gom lại là một pháp nhưng chia ra có thể dụng lý trí bi, ba pháp. Nếu không phân tích tổng hợp như thế, người tu hành không phân biệt được thể dụng bi trí mà tự tại trước mọi việc. Văn Thù Sư Lợi ra khỏi lầu Thiện Trụ đi về phương nam tạo lợi ích cho chúng sanh, chỉ dạy kẻ sơ học. Đầy đủ đó lúc chưa thấy đạo phải nhờ trí huệ để hiển hiện trí căn bản. Trí huệ là công dụng của Phật. Quán sát nghĩa lý sẽ biết được. Đó đều là tác động qua lại của thể dụng lý trí.

– Vị Đẳng Giác thứ nhứt chủ yếu tu thí Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Trong cõi này có thân mẫu của Phật tên Ma Da. Vì vị này ở trong sanh tử, với tâm từ bi lớn, tóm thâu mọi cảnh giới không thấy trong ngoài, đông, tây, nam, bắc. Thân mẫu của Phật là tâm từ bi lớn, có khả năng sanh khởi trí lớn, giáo hóa chúng sanh chứ chẳng phải cha mẹ thông thường của thế gian. Vì tâm từ bi không trái với tâm cầu đạo ban đầu. Đó là diệu lực của thệ nguyện hóa độ chúng sanh . song, để dể thấy ngài dùng trí hóa hiện cha mẹ vợ con, có lúc ngài hóa sanh từ hoa sen… đủ mọi cách, sống chung với chúng sanh. Tất cả đều là cảnh giới của trí Như Lai, tùy nghi hóa hiện, nào có việc cha mẹ, thọ sanh, vào thai, ra đời, xuất gia? Vì thể dụng của trí không hình sắc, không vết tích, chẳng sạch nhơ, thể tánh thanh tịnh. Vì thệ nguyện và tâm từ bi nên hiện có phước báo y chánh trang nghiêm. Đó chỉ như bóng nắng không thể sờ mó được, ẩn hiện tự tại như lầu gác của Di Lặc, như thế giới Hoa Tạng. Thân sống chung với chúng sanh không chướng ngại là thân chánh báo, đất nước là y báo. Song, y chánh tác động qua lại lẫn nhau. Ví như vô số ảnh tượng ảnh hiện trong lưới Đế Thích. Do vậy, Ma Da, quyến thuộc… do từ trí căn bản hóa sanh để chỉ dạy kẻ sơ học. Từ bi là mẹ hóa sanh đức Phật. Vị cuối của mười trụ, từ trí sanh bi nên có con gái vua Sư tử Tràng, Từ hạnh. Ở đây từ bi sanh trí nên có mẹ của Phật. Thứ tự tiến tu là vậy. Thiện Tài khen: thân Ma Da là trí vượt sáu đường, không chấp trước, là pháp không ngại, đầy đủ pháp thân thanh tịnh nhưng dùng nghiệp huyễn hóa hiện thân, dùng trí huyễn hiện ra thế gian, dùng bóng huyễn nhiếp pháp thân Phật, cho đến thân không nương tựa (rõ như trong kinh). Trước tiên, Thiện Tài thấy thần giữ thành Bảo Nhãn cùng vô số quyến thuộc. Đó là mắt trí trong bi chỉ dạy chúng sanh nên phải thấy trước. Dùng vô số hoa rải cúng Thiện tài tiêu biểu cho việc nhập hạnh từ bi lớn không phải một hạnh mà là vô số hạnh. Lại dạy cho Thiện Tài hai mươi tám cach giữ tâm là muốn Thiện tài ở trong sanh tử nhưng không tham đắm, chỉ mong thành tựu mười lực của Như Lai (rõ như trong kinh) nghĩa là muốn vào sanh tử thành tựu hạnh từ bi thì không bỏ trí thanh tịnh pháp, trọn vẹn hạnh từ bi, cùng khắp mọi nơi, hòa hợp làm một, không vướng mắc. Hai mươi tám pháp điều phục tâm chính là hòa hợp trí bi, thành tựu hạnh độ sanh rộng lớn của Phổ Hiền, không đắm nhiễm cũng chẳng xa rời. Đó là phương tiện đầu cho việc vào sanh tử thành tựu từ bi nên trước thấy thần giữ thành Bảo Nhãn. Bảo Nhãn nói: Phật tử! Đại Bồ-tát tu tập như vậy là chứa nhóm được tất cả pháp lành. Vì sao? Vì đoạn trừ mọi chướng ngại như: Thấy Phật, nghe pháp, chúng sanh Phật, hóa độ chúng sanh, thanh tịnh cõi Phật. Đó là năm chướng ngại, là tâm thích pháp lành, sợ sanh tử, chẳng phải an nhập từ bi tự tại không tạo tác. Vì vậy ai muốn gặp thiện tri thức của vị này trước phải đoạn trừ năm chướng, không dụng công sẽ thấy được. Nghĩa là trọn vẹn hạnh mười địa, nhập vị đẳng giác, hành hạnh từ bi của Phổ Hiền. Ở trong biển sanh tử, phải trừ khử năm chướng trên mới thấy được Ma Da. Đó chính là tâm không mong ra khỏi đời, không cầu công đức, chẳng hy vọng gặp Phật, không tha thiết nghe pháp, tâm từ bi thuần khiết không tạo tác, luôn sống trong sanh tử, hóa độ đem lại lợi ích cho chúng sanh, không mong cầu quả báo, không sợ sanh tử. Lúc ấy có vị thần tên Liên Hoa Pháp Đức và vô số thần vây quanh từ đạo tràng đi ra ở trong hư không, dùng tiếng hay khen ngợi. Đó là trọn vẹn hạnh ở trong biển sanh tử, an trụ nơi pháp trống không, không đắm nhiễm. Từ vành tai Ma Da phóng vô số ánh sáng soi đến các cõi Phật để Thiện Tài thấy đạt các đức Phật ở khắp mọi nơi. Ánh sáng đó xoay tròn một vòng rồi thâu lại nhập vào đỉnh đầu Thiện Tài, chiếu khắp thân, ngay lúc đó Thiện Tài được mắt thanh tịnh sáng suốt vĩnh viễn đoạn trừ bóng tối ngu si, không gì chướng ngại, hiểu rõ bản tánh của chúng sanh (rõ như trong kinh) vì sao phóng ánh sáng từ vành tai? Vì trong sáu căn, ý căn là điều kiện thành tựu trí nghiệp, trong năm căn còn lại, nhĩ căn là hơn hết. Nghĩa là dùng tâm từ bi vào biển khổ sanh tử, chúng sanh nghe thấy tiếng là được cứu độ không cần thấy thân. Hơn nữa tai nghe được tiếng xa hơn bốn căn kia. Như tiếng sấm cách hàng trăm dặm tai vẫn nghe được. Bốn căn kia không bằng. Nhĩ căn là thể của ánh sáng từ bi, ánh sáng chiếu đến cõi Phật, lại chiếu đến cõi chúng sanh. Vì ánh sáng từ bi dù chiếu cõi Phật, lại chiếu đến cõi chúng sanh vẫn chỉ có một thể. Nhập vào đỉnh đầu của Thiện tài, lại chiếu khắp thân là tiêu biểu cho ánh sáng từ bi soi rọi khắp nơi, dù cao hay thấp, thể của nó chỉ một. Ánh sáng của trí được phóng từ giữa chặng mày, ánh sáng thọ sanh được phóng từ rốn, ánh sáng từ bi được phóng từ vành tai Ma Da, ánh sáng bốn mươi tâm được phóng từ lòng bàn tay, ánh sáng mười tín phóng từ bánh xe dưới bàn chân, ánh sáng mười trụ phóng từ đầu ngón chân, ánh sáng mười hạnh phóng từ mu bàn chân, ánh sáng mười hồi hướng phóng từ đầu gối. Trụ thứ sáu trong mười trụ, ánh sáng hòa được phóng từ mắt của Tỳ kheo Hải Tràng soi đến cõi ác. Nhờ ánh sáng chiếu đến thân, Thiện tài hiểu được bản tính của chúng sanh, vì hòa hợp thể của từ bi. Tiếp đó, thấy quỉ vương La Sát ở trong Pháp đường Thủ Hộ Bồ-tát và một vạn La sát ở trong hư không. Vì Bồ-tát dùng trí trống không ở trong biển sanh tử, bảo hộ chúng sanh, không xa lánh chúng sanh. Đó là nhà ở, có khả năng ăn nuốt máu thịt phiền não tham sân si của chúng sanh nên mượn nữ La Sát có sức mạnh tàn hại nhanh lẹ để tiêu biểu. Rải hoa cúng Thiện Tài vì từ bi là hạnh nguyện khen ngợi khuyến khích Thiện tài nhập hạnh từ bi (rõ như trong kinh). La sát nói pháp cầu thiện tri thức cho Thiện Tài bảo: Thiện nam tử! Ông nên lễ lạy mười phương, hướng về mọi nơi, mạnh mẻ đi khắp chốn, quán sát tâm là huyễn hóa, là mộng, là bóng để cầu thiện tri thức. Thiện Tài lãnh thọ lời chỉ dạy của La Sát. Lúc đó, Thiện Tài thấy hoa sen lớn từ đất mọc lên (mọi thứ trang trí rõ như trong kinh). Từ bi là đất, hạnh từ bi là hoa sen, phát khởi tâm từ bi là phu nhân Ma Da sanh ra các đức Phật. Vì từ bi có trí, mọi thứ đều có từ bi trí, hóa hiện các pháp để hóa độ chúng sanh. Nghĩa là tự tại không ngại hóa hiện trong trí huyễn hóa mới đạt được sự không đạt được của bi trí. Trí thanh tịnh như hư không, tồn tại như hư không, không thể chỉ hành động bằng tâm bi mà không có trí, phải đủ cả bi trí. Như thần giữ thành, các thần khác, ánh sáng phát từ vành tay Ma Da, La Sát đều thể hiện sự hòa hợp bi trí. Cứ thế thành tựu trọn vẹn thứ tự quán hạnh, hoa sen mới xuất hiện với mọi thứ tốt đẹp. Ma Da ngồi trên tòa sen báu hóa hiện vô số thân, hóa độ tất cả chúng sanh (rõ như trong kinh). Thiện Tài, mọi thứ biến hóa của Ma da đều hiển hiện trong tòa báu. Thân Ma Da như kho chứa, thu nạp vô số Bồ-tát, tám vạn trời rồng, Bồ-tát tuy vào thai Ma Da nhưng đi lại tự tại. Mỗi bước đi qua ba ngàn cõi nước, hành hạnh Phổ Hiền. Hạnh Phổ Hiền tóm thâu mọi việc thọ sanh, giáo hóa chúng sanh của Bồ-tát. Nên biết đó là thể chính của từ bi nơi các đức Phật (rõ như trong kinh). Thiện Tài hỏi thời gian đạt pháp. Ma Da đáp: Trải qua vô số kiếp nhiều đến nổi đạo nhãn thần thông của Bồ-tát chỉ còn một đời thành Phật cũng không thể đếm được. Đó là thời gian đạt pháp. Từ câu: “Chỉ ta biết pháp vì nguyện Bồ-tát dùng trí hóa hiện độ thoát” trở về sau là nói về sự thăng tiến.

– Vị Đẳng giác thứ hai chủ yếu tu giới Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Ở cõi trời ba mươi ba có vua tên Chánh Niệm, là Thiên Tử Chánh Niệm của mười trụ. Vua có con gái tên Thiên Chủ Quang, vì vị này lấy từ bi làm thể của giới. Thiên chủ là trí, con gái là bi. Vị này dùng trí bi viên mãn làm thể của giới. Thiên Chủ Quang, thiên là thanh tịnh, chủ là vào sanh tử, dùng pháp tạo lợi ích cho chúng sanh, Quang là ở trong sanh tử thực hành từ bi đem lại lợi ích cho chúng sanh nhưng không đắm nhiễm, đầy đủ giới thanh tịnh, đạt pháp trang nghiêm thanh tịnh không chướng ngại.

– Vị Đẳng giác thứ ba chủ yếu là tu nhẫn Ba-la-mật, chín Ba-lamật kia là thứ yếu. Trong thành Ca Tỳ La có thầy của đồng tư tên Biến Hữu, Thiện Tài đến đó cầu pháp. Vị ấy bảo: Trong thành có đồng tử tên Thiện Tri Chúng Nghệ. Hai vị tri thức này tạo thành chủ thể khách thể ví như Khổng Tử và Nhan Hồi của đạo Nho. Vì để chỉ dạy kẻ sơ học nên một vị là đồng tử giảng bốn mươi hai chữ (rõ như trong kinh). Lúc nói bốn mươi hai chữ cái lấy bốn mươi hai Bát-nhã Ba-la-mật làm cơ sở để nhập vô số Bát-nhã Ba-la-mật và pháp biết rõ mọi pháp của Bồ-tát.

– Vị Đẳng giác thứ tư chủ yếu tu tinh tấn Ba-la-mật, chín Ba-lamật kia là thứ yếu.

– Vị Đẳng giác thứ năm chủ yếu là tu thiền Ba-la-mật, chín Bala-mật kia là thứ yếu. Nước Ma Kiệt Đề có thành tên Bà Hằng Ma, nữ Phật tử tên là Hiền Thắng. Thành này ở phía nam Ấn Độ (Trung Hoa dịch là Hỷ Tăng Ích) đạt pháp không nương tựa, thuyết pháp. Chúng sanh trong sáu đường tuy khả năng sai khác nhưng đều trí không cùng tận, hiểu rõ pháp thế gian và xuất thế gian. Thông đạt mọi kỷ xảo như âm dương, ngũ hành, y dược, dùng sự tùy thuận dụng công làm thể của thiền.

– Vị Đẳng giác thứ sáu chủ yếu tu Bát-nhã Ba-la-mật, chín Ba-lamật kia là thứ yếu. Phía nam có thành tên Ốc Điền, trưởng giả tên Kiên Cố Giải thoát, đạt pháp thanh tịnh trang nghiêm không chấp trước của Bồ-tát. Vì thể của trí huệ không thể bám víu được, tất cả tâm cảnh đều không nên thanh tịnh. Trí huệ mầu nhiệm làm phát sanh tâm lành của chúng sanh nên thành tên Ốc Điền. Trí huệ phá trừ vô minh nên trưởng giả có tên Kiên Cố.

– Vị Đẳng giác thứ bảy chủ yếu tu phương tiện Ba-la-mật, chín Bala-mật kia là thứ yếu. Ở thành này có trưởng giả tên Diệu Nguyệt, vì trí huệ vi diệu của vị thứ sáu chính là phương tiện Ba-la-mật, trí huệ có khả năng thanh trừ phiền não nên gọi là Diệu Nguyệt. Tuy dùng phương tiện vào sanh tử nhưng luôn sống trong trí thanh tịnh. Chỗ ở có ánh sáng là vì đạt pháp trí sáng.

– Vị Đẳng giác thứ tám chủ yếu là tu nguyện Ba-la-mật, chín Bala-mật kia là thứ yếu. Phía nam có thành tên xuất sanh vì trí huệ không dụng công hiển hiển và vì nguyện xưa nên hành từ bi. Có trưởng giả tên Vô Thắng Quân, vì trí huệ không dụng công có khả năng phá trừ ngoại đạo, không ai hơn được. Đạt pháp vô tận tướng vì trí huệ không dụng công ngang bằng hư không, dù ở đâu, vẫn hiện thân giống như chúng sanh, đủ loại hình tướng hóa độ tất cả.

– Vị Đẳng giác thứ chín chủ yếu tu lực Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Phía nam thành có làng tên Pháp. Đây là vị pháp sư vì biến mọi cảnh tượng thế gian thành làng pháp. Bà-la-môn tên Tối Tịch Tịnh, mọi hiện tượng đều tịch tịnh, nơi nào cũng tịch tịnh. Nghĩa là mọi pháp trong đời đều tịch tịnh. Đạt pháp ngôn ngữ thành thật vì nói năng chơn thật không hư dối, phù hợp với sự mong mõi của chúng sanh và giữ đúng lời nói, đủ sức nhận lãnh pháp.

– Vị Đẳng giác thứ mười chủ yếu tu trí Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Phía nam có thành tên Diệu Ý Hoa Môn. Vì vị này trọn vẹn hạnh bi trí vi diệu, tùy sở thích của chúng sanh hiện thân cùng khắp. Có đồng tử tên Đức Sanh tiêu biểu cho trí, đồng nữ tên Hữu Đức tiêu biểu cho bi. Vị này trọn vẹn hai hạnh bi trí nên tượng trưng bằng một trai một gái. Lại vì luôn ở trong đời đem lại lợi ích cho chúng sanh mà trí bi không đắm nhiễm. Đồng nam đồng nữ là hạnh Phật. Nghĩa là làm mọi việc đều bằng từ bi như hòa khiêm thuận không kiêu ngạo. Dù ở đâu đều dùng trí huyễn hóa hiện vô số thân làm mọi việc, hóa độ vô số chúng sanh, không xưa nay, không đầu cuối, liên tục không ngừng, như người ảo hóa ở đời hóa độ chúng sanh ảo huyễn, đạt pháp trụ huyễn hóa, vì trí huyễn có, trụ pháp huyễn, không có tâm ý thức hóa độ tạo lợi ích cho chúng sanh.

Năm mươi thiện tri thức phần sau là trọn vẹn hạnh nguyện năm vị. Như Phật Di Lặc ở nước Hải Ngạn là sự trọn vẹn của trí căn bản. Di Lặc ở trong lầu gác chỉ cho Thiện Tài thấy được Văn Thù – Thiện tri thức thứ nhứt là tiêu biểu cho quả có từ nhân, thời gian không đổi, trí huệ chẳng khác, nghe được tên Bồ-tát Phổ Hiền, cho đến ngồi tòa sen Kim cương ở đạo tràng Bồ Đề phát nguyện thấy thân mình, thân Phổ Hiền. Phổ Hiền xoa đầu Thiện Tài. Tất cả đều là sự tu tập một đời, trọn vẹn hạnh nguyện năm vị, không ngoài tâm Bồ Đề được phát khởi từ đầu, đạt trí căn bản sáng suốt, pháp thân không hình tướng, thành tựu hạnh hay của Phổ Hiền, thời gian không thay đổi, trí huệ chẳng biến khác, nơi chốn chẳng dời, ví như người mộng, cùng một con người, thời gian, nơi chốn mà mơ thấy những việc của nhiều ngày, đi khắp mọi nơi, làm nhiều việc. Khi tỉnh giấc vẫn y như cũ. Với trí căn bản, quán sát mọi pháp đều như mộng, chẳng đổi dời, như quáng nắng, như bóng, như người giả, không tâm thể, chẳng dài ngắn. Khắp nơi Văn Thù Sư Lợi đều nói kệ: Sát na xem xét vô số kiếp, không đến không đi chẳng dừng trụ, biết rõ mọi việc trong ba đời, thông hiểu phương tiện thành mười lực.

Vì Văn Thù là trí huệ trống không, là pháp thân không hình tướng. Phật là trí căn bản sáng suốt, Phổ Hiền là hạnh nguyện của trí sai biệt trong trí căn bản, vì ba pháp này là thể dụng, là pháp môn viên mãn, nhân quả trùng trùng của năm vị. Tất cả đều là thể của mười Ba-la-mật. Trong một đủ mười, trong mười đủ một trăm, tùy sự thăng tiến của năm vị nên có sai khác. Trong năm vị có năm trăm Ba-la-mật, năm mươi thiện tri thức. Mỗi vị đều có nhân quả, năm mươi vị thành một trăm, lại không ngoài mười Ba-la-mật, một trăm mười Ba-la-mật cũng không ngoài mười Ba-la-mật. Trí căn bản của Văn Thù – Phật, trí sai biệt của Phổ Hiền là thể của sự tu tập, học hỏi không sai lệch, đoạn trừ nghi ngờ. Ví như những bảng nhỏ trên đường, để người đi đường không lạc. Trong vị Đẳng giác, thực hành hạnh Phổ Hiền, cùng sống với người thế tục để chỉ dẫn kẻ ngu. Sau khi đạt đạo luôn ở trong sanh tử khắp mười phương, dùng trí huyễn hóa thân, chúng sanh không thấy khác lạ, luôn lợi ích mọi loài, an trụ nơi pháp huyễn, không ra khỏi, không chìm đắm. Vì thần dụng của trí cùng khắp như không tạo tác. Ví như âm vang của trí ứng vật thành tiếng, không có sanh trụ diệt. Vì trí sáng trống không, luôn sáng suốt chiếu soi mười phương, không ở giữa hay ở bên. Vì cảnh giới của trí ảnh hiện mười thân như lưới báu của Đế Thích ảnh hiện vô số hình tượng không đến không đi. Như đồng tử Đức Sanh và đồng tử Hữu Đức trọn vẹn trí bi, sống trong pháp huyễn, dùng trí huyễn hóa hiện vô số thân, giáo hóa đem lại lợi ích cho chúng sanh, hành đạo Phổ Hiền không dừng nghỉ.

 

Pages: 1 2 3 4