LƯỢC THÍCH TÂN HOA NGHIÊM KINH
TU HÀNH THỨ ĐỆ QUYẾT NGHI LUẬN

QUYỂN 01

Tác Giả: Cư Sĩ Lý Thông Huyền – Bắc Ninh (Đời Đường)

PHẦN A

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm là pháp môn nêu rõ về quả Phật của viên giáo nhứt thừa. Thể của quả Phật không có thành hoại, vì hóa độ chúng sinh nên hiện việc thành tựu chánh giác. Về hình tướng để đạt quả Phật tạm nêu nhân quả năm vị cảnh giớihoá độ, quả báo trang nghiêm đều là nhằm để chỉ dạy người sau, phát khởi ý chí, nương pháp tu tập và làm cho người tu hành biết đúng đường đúng hướng. Nếu không hiểu được nhân phát tâm ban đầu, làm sao phát tâm tu đạo thành Phật? Dù có người vì sợ tội tu Phước, bỏ vọng niệm, an trụ tâm, nguyện sanh cõi thanh tịnh, đạt quả nhị thừa, vĩnh viễn ra khỏi ba cõi, vẫn chỉ là mong cầu mình thoát khổ, chưa biến nỗi khổ của trời, người, ba đường ác khắp mười phương và tâm vĩnh viễn thành cảnh giới trí tuệ. Vì tất cả các chúng sinh và các đức Phật, cùng một biển trí. Giáo pháp ba thừa chỉ nói về không để phá trừ chấp có, nhưng tất cả chúng sinh sẳn có bản tánh thanh tịnh. Hơn nửa ba ngàn đại thiên cảnh giới đều là cảnh giới báo ứng của Phật. Lại nói trãi qua vô số kiếp tu hạnh Bồ-tát, thành Phật. Hay nói ở nơi khác có cõi thanh tịnh, cõi này là cõi trược uế, đó đều là tùy thuận nhằm chỉ dạy chúng sinh, là thành biến 310 hoá, không chơn thật. Cảnh giới của trí nhứt thừa không có biên giới. Nói cõi nước, thân hình bằng số bụi trong mười cõi Phật đan xen nhau là muốn nói sự rộng lớn như hư không không ban lượng. Cảnh giới của trí hòa nhập lẫn nhau. Vì nhằm giáo hoá đem lại lợi ích cho mọi loài nên phải như vậy. Song, kiếp số ba đời không đến, đi không bao giờ thay đổi, không thấy có ba đời, không thấy thế gian chúng sinh, không thấy có người thành Phật, không có chánh, pháp, tượng pháp, mạt pháp, thời phần pháp, chỉ có tự tánh sáng suốt, trí lớn không do ai tạo ra như hư không, tâm đại bi bình đẳng vượt mọi sự tạo tác. Tùy thuận sự hiểu biết của chúng sinh mà làm lợi ích, không trái thời cơ, không thấy có pháp được tạo tác. Vì thế trí hiển hiện từ thiền định quán thiếu đó không phải do tu hành có được. Nhưng lòng từ bi lại được sanh khởi từ hạnh nguyện, không phải là tự nhiên. Vì lòng bi được thành tựu từ hạnh nguyện nên khi công đức tròn đủ thì hạnh nguyện không còn. Trong năm vị, vị thứ tám của mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, đều không còn dụng công, tùy ý dùng bi trí, thể hiện lợi ích. Đến vị Đẳng giác, bi trí mới tròn đầy nhưng thời gian không thay đổi, pháp cũng chẳng biến dời. Chỉ vì quả dị thục khác nhau chứ thời gian và giáo pháp xưa nay không khác. Cũng như sự sai khác của cảnh giới ba thừa và nhứt thừa mênh mông khó lường. Ở đây chỉ trình bày khái quát nếu trình bày đầy đủ thì không thể được. Chỉ muốn người tu hành thuận theo đường hướng vạch sẳn để không uổng công lao. Bộ kinh này tạm phân làm mười môn để làm khuôn mẫu tiến tu, mong những ai chưa đạt được bỏ thứa về chơn. Mười môn là:

1) Nêu quả Phật khuyên người tu hành phát sanh lòng tin. 2) Tự phát tâm tin hiểu tu hành. 3) Dùng định tóm thâu ba đời xưa nay. 4) Những chướng ngại của sự nhập quả Phật. 5) Tự tu hành thành tựu quả Phật. 6) Hạnh nguyện thường hằng của Phổ Hiền. 7) Trọn vẹn quả Phật, tất cả đều là pháp giới. 8) Thành Tựu quả Phật thuyết pháp thế gian. 9) Thuyết giáo khuyên tu. 10) Lên núi Diệu Phong tu hành nhập quả vị.

(1) Nêu quả Phật khuyên người tu hành phát sanh lòng tin; đó là sáu phẩm kinh của hội thứ nhứt. Sáu phẩm kinh:

1/ Thế chủ Diệu nghiêm: Nói về sự thành tựu chánh giác biểu trưng cho đạo giác của Như Lai và thân trí rộng lớn. Trong kinh chép: Từ trong tất cả các pháp thành tựu tối chánh giác, cùng lúc xuất hiện ở cõi trời người khắp mười phương. Kinh nêu lúc mới thành chánh giác: Đoạn dứt chấp ba đời dài ngắn, không thấy có xưa, nay là thỉ mở đầu; trí hiển hiện, vọng tướng mất lại thành; ba pháp lý trí, bi cùng một thể là chánh; khi thông đạt cảnh giới của tâm thì tất cả vô minh liền thành trí lớn, chiếu soi mười phương, không thấy có pháp chứng đắc là giác; Tự thành tựu đạo là thành (những nghĩa khác đã nói rõ trong bản luận).

2/ Hiện tướng: Từ Kim Khẩu Như Lai phóng áng sáng, bảo tất cả đại chúng: Đức Phật thành chánh giác, đại chúng hãy tập trung. Đó là nói Ngữ nghiệp và âm thanh Như Lai vang khắp.

3/ Định Phổ Hiền: Nói về thể dụng rộng lớn của Như Lai.

4/ Thế giới thành tựu: Nói về thân hành rộng lớn của Như Lai, mỗi một thề giới có vô số trụ xứ, hoặc vuông, hoặc tròn, hoặc không phải vuông, không phải tròn, vô số sự khác biệt, hoặc như dòng suối, như ánh sáng trên núi… vô số hình trạng khác nhau, ngang bằng hư không, không thể hạn lượng được. Nhưng hạnh nguyện của Như Lai cùng khắp, nơi nào cũng có Như Lai thuyết pháp. Như Lai ở trước mọi loài, giáo hoá hợp thời là tiêu biểu hạnh nghiệp và cõi nước của Như Lai cõi nước độ sanh và hạnh nghiệp rộng lớn.

5/ Thế giới Hoa Tạng: Nói về trí bi viên mãn của Như Lai, đạt công đức rộng lớn. Thế giới Hoa Tạng trang nghiêm cò núi Tu di, do vô số phong luân tạo thành. Số phong luân ấy gồm mười hai lớp sự trang trí ở mỗi lớp khác nhau. Mười hai lớp phong luân tượng trưng cho mười địa, Đẳng giác, diệu giác. Tất cả đều do hạnh nguyện tạo thành, là tâm mong cầu quả Phật ban đầu của mười địa, và đều sinh khởi từ sức nguyện lớn. Vô số phong luân trên núi Tu di đều có nguyện lớn. Sự trang nghiêm ở đó cũng đều do hạnh nguyện lớn. Vì hạnh phát sinh từ nguyện. Lại từ nguyện có công đức hạnh nghiệp. Điều đó có nghĩa là quả có từ nhân. Vì vậy ngoài Phổ Hiền nói: Thế giới Hoa Tạng trang nghiêm đều do nguyện lực của Phổ Hiền. Vì Phổ Hiền là hạnh nghiệp sai khác của trí, nghĩa là hạnh phát sinh từ nguyện. Nếu nói thật thì hạnh nguyện không cùng. Lược nói Tu di là thể của bụi trần nghĩa là địa thứ nhứt vui tu hạnh của mười địa và hai vị Đẳng Giác, diệu giác. Trọn vẹn một hạnh nguyện bao hàm nguyện lớn không cùng. Như bốn nguyện rộng lớn tóm thâu vô số nguyện lớn. Nêu số ít bao quát số nhiều, như kinh chép: Đức Như Lai vì gần gũi vô số Phật, ở mỗi chỗ đức Phật tu vô số hạnh nguyện (rõ như trong kinh). Như trên, phong luân này có một biển nước thơm lớn. Trong biển nưóc thơm lớn có thế giới Hoa sen lớn. Trong đó lại có số biển nước thơm bằng số bụi trong mười cõi nước. Lại có vô số cõi nước nhiều bằng số bụi trong vô số cõi Phật, như lưới của Đế Thích. Trong đó lại có biển nước thơm tên Vô Biên Diệu Hoa Quang, ảnh hiện tất cả thân hình Bồ-tát. Đáy biển bằng ngọc Ma ni bảo Vương Tràng. Có ao sen lớn tên Nhứt Thiết Hương Ma ni vương trang nghiêm, trên đó có các cõi chúng sinh. Trên dưới mỗi cõi nước có hai mươi tầng, càng lên trên càng rộng lớn. Trong mỗi tầng có đức Phật… (đã nói rõ kinh). Đó là nói về sự thăng tiến của mười địa. Trong mỗi địa, có người đã đạt quả, có người đang hướng đến. Hai hạng này đều có nhân quả báo ứng rộng lớn thù thắng. Từ đâu trở lên trên càng thù thắng hơn. Trong tất cả các cõi đó đều cò Phật… là nói nhân quả thăng tiến, đạt quả Phật. Trong mười địa có hai mươi tầng thế giới, hai mươi đức Phật. Đó đều là sự thăng tiến trong trí căn bản sáng suốt mà đặt tên nhưng thể tánh không sai khác. Trong Hoa sen có vô số cõi Phật nhặt số biển nước thơm và các cõi nước, đó là cảnh giới báo ứng của một đức Phật, dụ cho cảnh giới của trí không thể lường được, sự giáo hóa đem lại lợi ích không thể lường được. Chung quang núi Kim Cang luân vi có mười cõi nước, trên dưới đều có bốn tầng cõi nước nghĩa là dùng bốn nhiếp pháp và bốn tâm vô lượng giáo hóa tất cả chúng sinh. Sanh khởi từ tâm không hạn lương là tiêu biểu cho quả báo có từ nhân, quả không tự nhiên có. (Xin khái quát để biết, còn trong văn kinh và đại luận đã nói rất rõ).

6/ Tỳ-lô-giá-na: Nêu thời đức Phật thời quá khứ để biểu hiện cho pháp xưa nay giống nhau, để phát khởi lòng tin, không nghi ngờ rằng: Xưa nay không có mà không tin tưởng. Với pháp trong giới này, người phát tâm Bồ Đề noi theo tu tập. Hơn nữa, trong phẩm Thế Thủ diệu Nghiêm thứ nhứt, có mười hội chúng Phổ Hiền và mười hội chúng khác như Nguyệt Quang… nghĩa là bao hàm tất cả mới thành tựu ý cùng khắp. Năm mươi chúng như trời, thần… chính là đại chúng của năm mươi vị mà đức Phật biến ra. Lại thị hiện thân nhập pháp. Nhập tức là đồng với sự hiểu biết với Phật. Ý nói, người tu hành thâm nhập tri kiến Phật, không tu lầm, (trong kinh đã nói rõ). Pháp thân không tướng, trí căn bản, trí sai biệt là nguồn gốc thần dụng của trí căn bản nhưng tạo tác, không hình tướng nhưng cùng khắp pháp giới, hư không. Bộ kinh này, nêu Văn Thù Sư Lợi (Trung hoa dịch là Diệu Đức) tiêu biểu cho trí Huệ pháp thân không hình tướng. Phật Tỳ-lô-giá-na (Trung hoa dịch là Vô số ánh sáng) dùng trí căn bản sáng suốt soi chiếu tất cả chúng sinh. Tùy thuận để độ chúng sinh là Phổ Hiền pháp thân không hình tướng là tiêu biểu cho sự thành tựu hạnh từ bi của Phổ Hiền, ở trong thế gian mà không đắm nhiễm. Trí căn bản tiêu biểu cho thần tánh sáng suốt vốn không có thể tánh căn bản. Biết rõ nguồn gốc nghiệp của tất cả chúng sinh là Trí sai biệt. Ba pháp này cùng một thể tánh. Hàng mới phát tâm phải nhờ thiền định chiếu soi mới khơi sáng được. Dùng tâm tin tưởng an lập pháp năm vị và hanh tu tập để khơi sáng ba pháp này. Trong sự tu tập, thường đưa ra ba vị Văn Thù, Phổ Hiền, Tỳ-lô-giá-na làm thể xuyên suốt, như người tu đạo, tuy có ý mong thành Phật nhưng phần nhiều bị vướng trong một pháp, không biết còn đường tiến tu, vì mê nên chấp giữ, không mong cầu đạo thù thắng, được chút ít đã cho là đủ. Vì thế ở lần thứ nhứt, trong sáu phẩm đều có ba pháp này. Hàng mới phát tâm: biết tất cả pháp, lập chí nguyện như hạnh nguyện của Phật. Nhờ vô số hạnh nguyện đem lại sự thành tựu cho lòng tin. Đây là tin hạnh nguyện của Phật bên ngoài để thành tựu lòng tin nơi mình. (Lòng tin nơi mình đã được nói Diệu Phổ Quang Minh của lần thứ tư). Trong lần thứ nhứt, năm mươi hội chúng như thần, tám bộ quỷ vương là biểu hiện cho hạnh nguyện của Như Lai và nhân quả của năm vị. Che chở tất cả là biểu hiện trí nghiệp như hư không, không hình sắc nhưng công dụng cùng khắp, không đi mà đến, không tạo tác nhưng có công dụng. Tùy mọi vật thành tựu công dụng là thần. Thể tánh trong sạch không nhỏ, không bị ngăn ngại, ẩn hiện tự tại là trời. Vào trong sinh tử làm lợi ích cho chúng sinh bằng Trí chỉ trong tích tắc biết rõ mười phương nhưng lại chẳng phải trời, chẳng phải người, quỉ… Đó là biểu hiện công dụng thần diệu cùng khắp của Trí, vì thể ở trên, tạm nêu ra nhân, quả, cảnh, hạnh của năm vị để người phát tâm cầu thành Phật. Một mặt thực hành pháp như Phật đã hành, dùng sức nguyện lớn làm tất cả việc lành như thiền định, quán chiếu, ở mãi trong sinh tử, biến vô minh si, ái thành trí rộng lớn, biến biển lớn sinh tử thành biển bi trí lớn, không ra khỏi cũng không chìm đắm mà tâm không mệt mõi. Mặt khác như hạnh Phật đã hành, quyết định tâm ý, phát tâm Bồ Đề, tin tâm mình, tu hành pháp thành Phật (như phần sau sẽ nói). Những ai phát tâm mong cầu quả Phật nhứt thừa, tức chí nguyện bền vững, như hư không, không lay chuyển là vượt hơn hàng Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát ở cõi thanh tịnh. Vì ba vị này đều có tâm chán ghét sinh tử, không hiểu rằng vô minh sinh tử vốn là cảnh giới của Trí, tự tìm sự an lạc cho mình, không có trí bi lớn nên ở ngoài pháp nhứt thừa, chỉ mong cầu quả nhỏ, tránh khổ sinh tử. Hàng Nhị thừa dùng sức thiền định quán chiếu, vượt khỏi nghiệp hiện tại của ba cõi, tự đốt thân, tan biến như hư không, vĩnh viễn đoạn dứt bi trí. Có kẻ ham tu thiền định, trải qua vô số kiếp, cho là đánh trống bên tai vẫn không nghe thấy. Bồ-tát cõi thanh tịnh chán ghét sinh tử, sinh về cõi tịnh thấy Phật, nghe pháp, không có tâm bi lớn, chỉ tự hưởng diệu lạc, sau lại hồi hướng quả lành. Những vị này đều không biết vô minh 31 vốn là trí lớn, lại riêng tìm trí huệ nơi đạo nhỏ, ví như trong kinh Duy Ma, Pháp Hoa, những vị này đều không được nghe (Trong kinh đã nói rõ, ở đây không nói lại). Vì thế từ biển sinh tử thành tựu trí lớn, thực hành bi lớn, không ra khỏi, không chìm đắm là tiêu biểu cho hàng mới phát tâm vượt khỏi nghiệp quả xuất thế của ba thừa, nên trong phẩm Hiền Thủ của kinh đã nói rõ: Có người suốt một kiếp, đầu đội ba ngàn Đại thiên thế giới, thân không lay động, việc ấy vẫn chưa khó, người tin pháp này mới khó. Có người suốt một kiếp dùng tay nâng mười cõi Phật, ở trong hư không vẫn chưa là khó. Người tin pháp này mới khó. Có người suốt một kiếp đem lại an vui cho vô số chúng sinh, phước đức ấy vẫn chưa lớn. Phước đức người tin pháp này mới lớn. Có người suốt một kiếp phụng sự vô số Phật, phước đức vẫn không bằng phước đức của người tụng phẩm kinh này. Khi Bồ-tát Hiền Thủ nói kệ xong, cõi nước trong mưới phương chấn động đủ sáu cách, cung ma bị che lấp, cõi ác tiêu diệt các đức Phật ở mười phương hiện ra, đưa tay phải xoa đầu Hiền Thủ, khen ngợi: Lành thay! Lành thay! Ông vui vẻ nói pháp này, chúng ta đều tùy hỷ. Điều đó có nghĩa là người tin pháp mà Bồ-tát Hiền Thủ nói là người khế hợp tâm tướng chân thật, là sự cảm ứng, là phước đức (trong kinh đã nói rõ). Lại ở phần tụng của kinh có câu: Chúng sinh ở khắp các cõi nước, ít mong cầu pháp Thanh văn, cầu pháp Duyên giác càng ít hơn, cầu pháp Đại thừa thật là hiếm. Người cầu pháp Đại thừa còn dể có, người tin pháp này thật là khó có. Người tu pháp Đại thừa chỉ quán sự không để phá trừ ngã chấp và thực hành sáu Ba-la-mật. Song trong kinh chép: Có cõi thanh tịnh ở nơi khác nhau, đó là điều nghĩa đại thừa. Nhứt thừa là bi trí của Báo Phật Tỳ-lô-giá-na. Biến biển sanh tử vô minh thành biển bi trí lớn, không có ba đời xưa nay, sạch nhơ, đó là pháp giới. Người trí, kẻ ngu đều ở trong biển ấy, không bị ngăn ngại, như ảnh tượng dưới ánh sáng, không có cõi tịnh nào khác, đó là nhứt thừa. Đây là chỉ dạy nẻo giác ngộ cho chúng sinh có tâm lớn để chứng nhập tri kiến Phật. Giáo pháp ba Thừa đều nói: Tất cả đều trống không, tất cả chúng sinh đều có tự tánh thanh tịnh, cõi Phật bình đẳng. Chỉ vì phân biệt cõi này nhơ, cõi kia sạch, nên nhứt thừa giáo nói về sự trống không, không có mình người, sạch nhơ. Các đức Phật ba đời đều có tự tánh thanh tịnh, không có sự phân biệt xưa nay, tất cả đều là Phật, không có trước sau, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ Như Lai. Trong mỗi hạt bụi có đủ phàm trí mười phương. Tất cả pháp không có sự phân biệt lớn, nhỏ, vừa. Tất cả đều như hư không. Lại nữa Thể dụng của Văn

Thù, Phổ Hiền, Tỳ-lô-giá-na đều bình đẳng, đó là nhứt thừa. Người mới phát tâm phải tin hiểu, quán sát tu tập, lãnh hội như vậy. Quán sát mình, người, trí, phàm, đều là cảnh giới của trí, không thấy có tướng khác, đều là tướng Như Lai, không sanh diệt. Nhờ trí tự tại, tâm bi tùy thuận thế gian nên phân biệt các pháp để trừ tâm mê mời. Bốn trí vốn không có một pháp nào để đạt. Dùng Trí Như Lai quán sát tất cả chúng sinh biết vì không hiểu trí Như Lai, vọng nghiệp chấp trước nên có thân hư giả. Phải hiểu rằng: nghiệp vốn không thật có, sự hiểu biết vốn như hư không. Sự hiểu biết sáng suốt tự tại là sự hiểu biết của Như Lai. Thấy tất cả mọi việc đều là việc Phật. Trong phần tụng của kinh có chép: Muốn biết tâm của Phật, hãy quán trí của Phật, trí Phật không nơi dừng, như hư không trống rổng. Vô số sự an lạc của chúng sinh, và trí huệ phương tiện, đều có từ trí Phật. Sự giải thích của Thanh văn, Duyên giác đều từ pháp giới. Nhưng phải biết rằng: Pháp giới không nương dựa vào đâu. Đức Như Lai lập ra giáo pháp là để trừ mê lầm. Để chúng sanh biết được cảnh giới không nương dựa này. Đó là giải thoát. Nhưng sự thật không có sự trói buộc hay giải thoát. Phải tin hiểu cảnh giới, tâm lượng, hạnh nguyện của Phật là như thế.

(2) Tự phát lòng tin tu hành: Có sáu phẩm:

1. Danh hiệu Phật, tin danh hiệu Phật tùy thuận chúng sinh nên có khác.

2. Từ Đế: Nói về bốn Đế khổ, tập, diệt, đạo. Vì lòng ham muốn chúng sinh khác nhau nên giáo pháp khác nhau. Tuy tùy trình độ chúng sinh. Nhưng tất cả pháp đều không ngoài bốn Đế.

3. Quang Ming Giác: Nói dưới bàn chân Phật có tướng bánh xe đẹp. Đó là pháp môn để hàng phàm phu mới phát khởi lòng tin quán chiếu, để tâm trí ngày càng rộng lớn sáng suốt hơn.

4. Bồ-tát vấn minh: Nói về mười vị Bồ-tát như Văn Thù, Mục Thủ… mỗi vị thuyết một pháp tiêu biểu cho tâm phát khởi trí sáng của hàng mười tín.

5. Tịnh hạnh: Nói về một trăm bốn mươi nguyện là hạnh nguyện của hàng lòng tin thanh tịnh.

6. Hiền Thủ: Nói về Tam muội của Như Lai có tên là Phương Võng, không phân biệt giống khác, khiến cho người có lòng tin tu tập, khi thực hành trọn vẹn sẽ đạt pháp này, đều có thần thông công dụng lớn. Sáu phần này là pháp môn thành tựu mười tín. Lại nữa, ở phần đầu của hội thứ hai có chép: Lúc bấy giờ đức Thế Tôn ở Bồ Đề đạo tràng, nơi thanh tịnh, thuộc nước Ma Kiệt Đề thành tựu Thánh giáo. Phần đầu của Phẩm mười định và phẩm lìa thế gian đều có câu nầy. Đó là vì ở Bồ Đề đạo tràng, Diệu Phổ Quang Minh của Hội thứ nhứt, phẩm mười định, phẩm lìa thế gian của hội thứ hai đều có kể lại thứ này. Nghĩa là kinh giáo này lấy trí sáng suốt thể của sự thành tựu chánh giác. Vì trí không có tánh dài ngắn, xưa nay. Giáo pháp trước sau là có biểu hiện sự thăng tiến khác nhau nên phân bộ khác nhau. Thời gian nói pháp không ngoài một niệm, âm thinh thuyết pháp không ngoài một âm thinh là biểu hiện cho toàn bộ kinh này dùng Trí căn bản làm Thể. Vì vô số pháp sai khác ấy không ngoài một pháp giới, một khoảng thời gian, một nháy mắt, nào có xưa nay. Tất cả đếu từ một âm thinh. Ở các lần lên trời cũng có chép: không rời Diệu Phổ Quang Minh của Bồ Đề đạo tràng mà lên các cõi trời Đao Lợi, Dạ Ma… Vì vọng thức của chúng sinh thế gian nên giả đặt có xưa nay, dài ngắn. Một khi hết mê, trí sáng biểu hiện thì không còn sự thấy biết như thế. Vì vậy trong kinh nêu: Trí có trong ba đời, không đến đi. Trí thấy hiện nay cũng chính là trí của các đức Phật ba đời xưa nay cùng lúc thành Phật. Thấy tất cả chúng sinh không có tướng chúng sinh, đều cùng một Trí. Vì vậy trong kinh chép: tâm Phật tâm chúng sinh, tâm mình đều không sai khác. Nói chung là dùng Trí sáng suốt cùng khắp làm Thể của pháp giác ngộ. Sự thăng tiến tuy khác nhau nhưng không ngoài trí sáng đó. Thể của sự giác ngộ không lệ thuộc thời gian, cứ thế trình bày bốn lần. Vì vậy khi nào cũng có Văn Thù Sư Lợi nói kệ: Tích tắc quán sát vô số kiếp, không đến không đi cũng chẳng dừng, do vậy hiểu biết pháp ba đời, vượt qua phương tiện, thành mười lực. Đó là tự tin tu tập. Mười Bồ-tát như Văn Thù, Giác Thủ… là người tu hành thành tựu mười tín, mười thế giới sắc vàng, sắc hoa sen, sắc vi diệu… là tâm tin hiểu của hàng mười tín. Vì mười tín tâm đó là tâm sắc sanh diệt của hàng phàm phu phát lòng tin, thành tựu mười thắng giải. Thế giới hình sắc như quẻ Tiệm trong Kinh dịch nói: “Con chim Hồng tiến dần đến bờ nước…” là nói rõ về người mới vào đạo tăng trưởng lòng tin. Vì chim Hồng và Hạc trắng đều thuộc loài Hạc, có hình sắc tiêu biểu cho hàng tín thứ nhứt. Có chỗ nói: Vì toàn một màu trắng nen gọi là chim hồng. Mười trí Phật như trời không lay động, trí không ngăn ngại… là quả của tín tâm. Bài tụng của Văn Thù Sư Lợi và chín Bồ-tát như Giáo Thủ… thường là pháp tin. Ánh sáng tướng bánh xe dưới thân nhập là pháp mà hàng tín tâm quán sát, theo ánh sáng để điều phục tâm, dần dần làm cho tâm rộng lớn. Trong hội thứ nhất, ánh sáng đó được phóng từ lông trắng giữa chân mày chiếu soi mười phương. Hình dạng của nó giống như ánh sáng của châu báu hoặc như mây sáng. Khi quán sát như thế, lần thứ nhất quán ánh sáng châu báu trong suốt soi chiếu ba ngàn Đại thiên cõi nước. Thứ hai quán sát ánh sáng soi khắp mười cõi Phật ở phương đông, phương nam, tây, bắc, bốn phương, trên dưới cũng vậy. Thứ ba quán ánh sáng soi chiếu trăm cõi Phật khắp mười phương. Thứ năm quán ánh sáng chiếu soi mười ngàn cõi Phật khắp mười phương. Thứ sáu quán ánh sáng chiếu soi mười ngàn cõi Phật ở phương đông rồi chiếu đến trăm ngàn cõi Phật. Thứ bảy quán ánh sáng xuyên qua trăm ngàn cõi nước, chiếu đến trăm vạn cõi nước ở phương đông. Thứ tám quán ánh sáng xuyên qua trăm vạn cõi nước chiếu đến một ức cõi nước ờ phương đông. Thứ chín, quán ánh sáng xuyên qua ức cõi nước. Chiếu đến mười ức cõi nước. Thứ mười, quán ánh sáng xuyên qua mười ức cõi nước, chiếu đến trăm ức cõi nước ở phương Đông, chiếu ngàn ức cõi, trăm ngàn ức cõi, cùng pháp giới, khắp hư không… vô số cõi nước không sao đếm được. Quán áng sáng cứ tuần tự chiếu khắp bốn hướng trên dưới hư không. Song ánh sáng này chỉ tích tắc đã chiếu soi khắp mười phương. Lại chiếu soi tâm quán ánh sáng không thể tướng, không thân tâm, thẳng trong ngoài, không ở giữa, ở bên, không lớn nhỏ, tất cả đều không. Đó là pháp thân. Pháp thân này thuộc tánh không tạo tác. Thể của nói không có một vật gì, chỉ là trí không nương tực, vốn là tánh hư không, không có xưa nay, thể sáng suốt luôn soi chiếu mười phương, không có gốc ngọn, không từ phương hướng nào cả, đó là trí căn bản, là trí thân. Tất cả chúng sinh đều có nhưng vì mê mờ nên không hiểu. Vì tham sân bám víu ngã và sở hữu của ngã, trôi nổi trong cõi ác sanh tử. Vì vọng tưởng chấp chặt, tự chuyển theo nghiệp không lo ai khác. Những ai có khả năng quán như vậy, khi sức chiếu không còn, trí huệ hiển hiện, không phải do tu tập sanh khởi. Hòa nhập được như thế là trụ nẻo phát tâm thứ nhất của mười trụ. Như Thiện Tài lên núi Diệu Phong, đến chỗ Tỳ kheo Đức Vân, đạt pháp trí sáng của Phật, được sanh trong nhà chánh trí như các đức Phật. Câu: Vừa phát tâm đã thành chánh giác chính là hòa nhập trí không tạo tác này. Người đã qua vị mười tín, vào vòng pháp trí Ba-la-mật của mười trụ. Như toi luyện vàng càng ngày càng sáng đẹp. Một vị đã bao hàm nhân quả của năm vị, hạnh nghiệp quả năm vị cũng là hạnh nghiệp của một vị. Vì người ở trụ thứ nhứt đã khế hợp với trí căn bản. Thời gian không thay đổi, trí huệ chẳng khác sai. Nhưng trong quá trình ấy sự tăng tiến dần tinh tế hơn. Đến trụ thứ sáu của mười trụ. Tâm đạt thần thông biến hóa khôn lường. Như Thiện Tài đến chỗ Tỳ kheo Hải Tràng. Pháp này xưa nay chỉ do trí thấy biết, không do thức hiểu biết của thế gian. Câu: “Tâm thêm ánh sáng ngày thêm rộng lớn” có hai nghĩa: 1) Nhập cảnh giới của Trí như hư không, không có khoảng cách. 2) Dùng trí hành từ bi, độ thoát chúng sinh. Lại như cảnh giới trí không giới hạn. Như phần tụng phẩm Quang Minh Giác có câu: Nhìn thấy chúng sinh ở cõi ác, luôn bị khổ đau, sanh, già, tu tập vô số pháp phương tiện, độ thoát tất cả là hạnh nghiệp. Nghe pháp tin hiểu không nghi ngờ, hiểu pháp vắng lặng không kinh sợ, tùy thuận cõi khắp mười phương, cứu độ chúng sinh là hạnh nghiệp. Như vậy thì ánh sáng dẫn dắt tâm, làm cho tâm trở về với cái sẳn có, hiển hiện cảnh giới trí huệ rộng lớn. Như trong phần Tịnh Hạnh có chép: Nhờ chúng sinh thành tựu hạnh từ bi lớn của một trăm bốn mươi hạnh nguyện lớn, còn làm cho hạnh nguyện đó sâu xa bền chắc, hoàn toàn không nghĩ thoát khổ riêng mình. Vì thế hàng mười tín mở rộng tâm như hư không, đi khắp cõi nước trong mười phương, không bỏ một chúng sinh nào. Dù chúng sinh dễ độ hay khó độ vẫn không xa lánh. Tất cả những ai mới phát tâm Bồ Đề thì phải có tâm nguyện như vậy. Phải có tâm vững chải mới tùy thuận chí nguyện, mong đạt nhứt thiết trí, đi lại trong sáu đường, ba cõi, mười phương tùy khả năng và sở thích của chúng sinh hiện thân hình dẫn dắt chúng để chúng được giải thoát. Từ tín tâm phát khởi hạnh nguyện, xem chúng sinh như Phật vì tất cả chúng sinh đều có nhân sanh khởi trí Phật. Đều ở trong biển trí của Phật. Những ai không còn mê mờ thì không thấy Phật mới thành, không thấy hết chúng sinh, vì pháp không thêm bớt, pháp không có chúng sinh, trí huệ không thành hoại, chỉ do nên ngộ nên thấy khác nhau. Những ai không còn mê mờ thì không thấy có Phật mới thành, cũng chẳng thấy có chúng sinh cũ vì trí huệ không có củ mới. Thấy tất cả chúng sinh như tướng hư giả, không có gốc ngọn, như người giả không có sống chết, gốc ngọn. Chỉ dùng trí không nương tựa để phân biệt, làm cho chúng thấy thể chân thật, chẳng thấy có phải, trái, đó là nhập tri kiến Phật. Vì vậy trong kinh có câu: Pháp trụ, Pháp vị này là tướng thường của thế gian. An trụ nơi pháp vị ấy mới biết rõ tâm không có bụi nhơ. Nếu ai thấy có phải trái thì thấy biết bằng hình thức rối loạn, biết bao giờ nhập đạo? Sẽ trôi dạt mãi mãi. Hãy suy xét kỹ để làm việc lợi ích, như trong kinh nói: Ở phương đông cách vô số cõi nước bằng số bụi của mười cõi Phật có cõi nước tên Kim Sắc, đức Phật tên bất Động Trí. Đó là biểu hiện cho hàng mới phát tâm làm lành, tâm giác ngộ vừa sanh khởi. Phương đông tiêu biểu cho sự tốt lành vui vẻ, mặt trời mùa xuân vừa lên, vạn vật sanh khởi. Đức thiện Động Trí nghĩa là phương tây chấn động. Ngay trong sự lay động đó là trí Bất động. Vì vậy câu: Cách vô số cõi nước bằng số bụi mười cõi Phật, có nước tên Kim Sắc”, nói về sự mê mờ tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến. Cách vô số cõi nước bằng số bụi trong mười cõi Phật., là tiêu biểu cho phiền não chướng nhiều. Trí bất động căn bản: Vọng tưởng là động, là tự đắm chìm. Nếu luận về cõi Phật thì không có sư phân biệt ở giữa hay biên giới, làm gì có xa gần? Chỉ vì tình thức ngăn ngại nên thấy có xa gần. Nhờ hiểu được vọng tình vốn không nên có cõi nước tên Kim Sắc. Kim được biểu hiện bằng màu trắng, là trong suốt không nhơ, tiêu biểu cho pháp thân trong sạch có từ trí sáng bất động.

Hỏi: Kim được tượng trưng cho phương tây, vì sao ở đây lại nói phương đông có thế giới tên Kim Sắc?

Đáp: Vì Kim nhận khí sắc từ can dần, tượng thai thì can mão. Nghĩa là hàng mười tín như bào thai. Bồ-tát đứng đầu tên Văn Thù Sư Lợi là hiểu rõ vô minh vốn không tánh. Vì hiển hiện công dụng của trí nên có tên là Văn Thù Sư Lợi. Ở đây nói pháp thân không tướng, trí huệ màu nhiệm như hư không là biểu hiện sự chỉ đạo của trí căn bản. Văn Thù là thầy, là mẹ của tất cả các đức Phật. Thánh trí nhứt thiết ấy như trí trống không. Sanh khởi từ trí trống không ấy nên nơi nào cũng là cõi Kim Sắc, ơ đâu cũng là Phật Bất Động Trí, ở đâu cũng là Văn Thù Sư Lợi. Khi nào hết mê, không còn bụi trần, trí huệ bừng sáng, cảnh trí mười phương đều là Thánh pháp. Tất cả đều có từ công dụng của trí, của pháp nên gọi là Trí bất động, vì vậy nói nơi nào cũng là trí bất động. Từ trí trống rỗng biểu hiện lý này nên nói nơi nào cũng là Văn Thù. Bồ-tát Văn Thù cùng vô số Bồ-tát đến chỗ Phật là tiêu biểu trí căn bản, huệ mầu nhiệm siêu vượt cùng một thể dụng. Đến chỗ Phật tùy thuận cung kính nghĩa là hàng mới phát tâm dùng trí mầu nhiệm trống rỗng phân biệt. Trí căn bản hiển hiện, hành động phải bằng trí. Đến chỗ Phật, lạy Phật, ở phương đông hóa ra toà sư tử bằng hoa sen là biểu hiện trí phát sanh, dùng tâm trong sạch làm thể của tòa, trí cảnh trong sạch dung hợp muôn đức. Không đắm nhiễm là hoa sen. Đi lại trong sanh tử lo sợ ma không lo sợ là sư tử. Từ quả báo thanh tịnh của trí thể có vô số phước đức trang nghiêm như ánh sáng bóng hình, lớp lớp không ngăn ngại. Tất cả đều có sự trang nghiêm ấy. Ở đây nói biến hóa là để dắt dẫn chúng sanh, hàng mười tín mong đạt thật báo. Dù không nói là biến hóa nó vẫn luôn như vậy, không đến, không đi, như thế, làm cho người có lòng tin, tin mình có mười trí. Mười cõi nước đâu cũng là Bất động trí, là Văn Thù Sư Lợi, là trí sai biệt của Phổ Hiền. Ba pháp này là Thể của giáo pháp, người tu hành nên học theo. Trụ thứ nhứt chủ yếu là tu bố thí Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Ở đây chỉ kể lại một pháp, chín pháp kia đã nói rõ trong luận. Tất cả đều tùy thuận nghĩa của phương hướng, biểu hiện cho sự thăng tiến. Tất cả kinh sách trong ngoài đều là để mọi người tự học tập thực hành, không thể vượt bậc suy tìm mà hợp với Hiền Thánh được. Các bậc Thánh không do giáo hóa, bản tánh vốn vậy. Đã nói xong mười tín. Còn mười trí Phật, mười Bồ-tát như văn thù… chỉ nói một pháp hợp với công dụng của quả Phật, trí huệ sâu mầu, hạnh nguyện từ bi. Trong sáu phẩm lấy mười trí Phật làm thể của tín tâm nên gọi là mười tín. Phương tiện trong mười tín là quán pháp vào đạo. Nhờ ánh sáng của tướng bánh xe dưới chân Phật dắt dẫn tâm dần dần rộng lớn. Đó là phương tiện đưa hàng mười tín vào Thánh vị. Những ai mong muốn, hãy nương pháp quán sát (Tuần tự như trước).

PHẦN B

Thứ Ba: Nhập vị khế chơn, hội Phật trí huệ: Như hàng mười trụ dùng việc lên đỉnh núi Tu Di để tiêu biểu. Đỉnh núi là nơi cao nhất. Thiện Tài lên đỉnh núi Diệu Phong cũng thế, đạt pháp, thấy tất cả pháp bằng trí sáng của Phật. Nêu nơi chốn biểu hiện đạo mà tâm tiến tu. Lên đỉnh núi ví như từ tín tâm hữu vi của hàng mười tín lên mười địa, trí trống không biểu hiện, thấu rõ tất cả cảnh giới của tâm. Thấy pháp bằng trí sáng là biểu hiện cho trí sáng không hình tướng, phá trừ bóng tối cố chấp lâu đời mãi trôi lăn trong sanh tử khổ đau. Giờ đây đạt vị này, trí chơn không hiển hiện, vô minh hoặc chướng kiên cố lâu đời phút chốc tan biến ví như lên đỉnh núi. Khi đạt tuệ sáng cùng tột, công sức không cần lên núi. Ở đây mượn nơi chốn để biểu hiện cho pháp tức là lấy việc lên núi Tu Di để biểu hiện. Trong đó nói về người thăng tiến đạt pháp, lấy pháp đạt được để đặt tên. Vì thế mười Bồ-tát đều có tên là Tuệ. Bồ-tát Pháp Tuệ là người đứng đầu. Mười đức Phật đều có tên là Nguyệt Phật có tên Thù Đặc Nguyệt là người đứng đầu. Đó là nói ánh sáng trí tuệ không hình tướng, xua tan sự nóng bức của phiền não tham sân si từ vô thỉ, được vui mát mả nên đức Phật có tên Thù Đặc Nguyệt. Mười Bồ-tát có tên Tuệ là người tu tập vị này. Mười cõi nước có tên là Hoa là tâm khai phát trí huệ vi diệu, là quả thanh tịnh của mười Ba-la-mật, tùy thuận tu tập mười Ba-la-mật. Sự phối hợp ở sau đều có ý nghĩa. Như Thù Đặc Nguyệt phối hợp với bố thí Ba-la-mật. Vì bố thí chính là xả bỏ. Nghĩa là vị nầy nhập trí chơn không xả bỏ vô minh phiền não nóng bức và nghiệp chướng lâu dày. Đó là sự phối hợp giữa Phật Thù Đặc Nguyệt và Trụ thứ nhứt. Vị này chủ yếu là tu bố thí Bala-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu. Phật Vô Tận Nguyệt tiêu biểu cho pháp thân không hình tướng, là thể của giới, không có sự thành hoại, một lần lãnh thọ luôn luôn đều như vậy nên gọi là Phật Vô Tận Nguyệt. Vì thể của nhẩn như hư không, tâm không lay động nên tiêu biểu nơi Phật Bất Động Nguyệt. Trí chơn không của vị này càng sáng, luôn dùng trí chơn không quán sát các pháp, dần được sáng tịnh. Đó là tinh tấn. Ví như thể của gió vốn không nhưng có thể tạo ra các pháp thành hoại nên có Phật tên Phong Nguyệt. Nhờ thiền định thân tâm an lạc, làm sạch cấu nhơ nên có Phật tên Thủy Nguyệt. Nhờ trí biết đúng, có cõi nước tên Nhân Đà La Hoa (Nhân Đà La Trung Quốc dịch là người Chủ), nghĩa là dùng trí chơn không sáng suốt dắt dẫn chúng sanh, khai mở mắt tuệ sáng suốt. Cõi nước tên Ba Đầu Ma Hoa (Trung Hoa dịch là hoa sen đỏ), nhờ giới thể, bên trong tịch tĩnh, nhờ giới tướng bên ngoài trang nghiêm, người thấy phát sanh pháp lành. Dùng màu đỏ tiêu biểu cho pháp ai thấy cũng thích xem. Ý của mười Ba-la-mật sau đều có nghĩa không. Hoa là chỉ cho vị này diệt hết tham sân si, trí tuệ khai mở (giải thích sơ lược như vậy, trong luận ban đã nêu rõ). Bồ-tát Pháp Huệ nhập Tam muội vô lượng phương tiện, vì tâm chuyên nhất, vọng niệm không còn, cảnh giới không còn. Cảnh giới không còn, trí huệ phát khởi. Nhờ diệu lực từ thiền định, ngoài số cõi nước bằng số bụi trong ngàn cõi Phật có số Phật bằng số bụi trong ngàn cõi Phật, đều cũng có tên Pháp Huệ. Các đức Phật đều hiện ra trước, an ủi khen ngợi, đưa tay xoa đầu Bồ-tát Pháp Huệ. Nghĩa là với kẻ mê mờ thì không biết số bụi trong ngàn cõi Phật nên nói là bên ngoài. Với người thanh tịnh bằng sức của thiền định thì vô số phiền não vô minh đều thanh tịnh, đều trở thành trí huệ, vô số trí huệ bằng số bụi trong ngàn cõi Phật hiển hiện. Đó là nhờ thiền định có huệ và là lúc định huệ hòa hợp, vô số Phật Pháp Huệ hiện ra đưa tay xoa đầu là định huệ hợp nhứt. Khen ngợi nghĩa là từ trí phát lời vi diệu. Trí do định sanh nên khen tâm định. Truyền trao trí cho Bồ-tát Pháp Huệ là công dụng không rời định khác với không định không huệ của nhị thừa. Trao tri cho hàng mười tín không nhập định nhưng thuyết pháp, vì tín là tâm sanh diệt, chưa nhập chánh vị. Định của vị này, không phải là định dừng tâm mà định tự tại, không dụng công, vốn thanh tịnh. Vì các pháp đều là định, công dụng tịch nhiên không ngăn ngại. Giống như nói Thiện Tài lên đỉnh núi khác gặp Tỳ kheo Đức Vân thiền hành. Núi mình ở là dừng tâm, không loạn động, có nương định. Ở núi khác thiền hành là công dụng tự tại, không có loạn định, cũng chẳng nương định. Đó mới là định. Định này vượt qua định chế phục tâm, nhập trí sáng của Phật. Tất cả định đạt bằng cách nhiếp tâm đều tùy theo sự sâu cạn mà phân thành định cõi sắc, định cõi vô sắc. Chấm dứt nghiệp ba cõi, tâm như hư không, phiền não hết, không sanh trong ba cõi, không có trí huệ lớn, đạt an lạc Niết-bàn là định của Thanh văn. Định của mười trụ không như thế. Vì tất cả pháp vốn là định, đều có khả năng phát sanh trí huệ, làm cho trí ngày càng sáng, thể của nó không mất nhưng phát sanh vô số huệ. Khi thành tựu trí huệ, dù ở mãi trong sanh tử nhưng không khiến hư hoại bản tánh, không tạo nghiệp. Vị này lên núi Tu Di, đến cung Đế Thích có hai nghĩa: 1) Như Lai thành đạo đi khắp mọi nơi; 2) Sự thăng tiến của mười trụ. Mượn nơi chốn để biểu hiện pháp. Câu: “Từ xa Đế Thích thấy Phật đi đến” là hàng mười tín phát tâm hướng đến mười trụ. Vì lòng tin chưa thật khế hợp với trí của mười trụ. Câu: “Từ xa thấy Phật đến, liền dùng thần lực trang nghiêm cung diện” là sự suy xét của tâm. Bày tòa Sư tử trong điện Phổ Quang Minh chính là an định thân tâm, nhập định tự tánh vốn thanh tịnh không tạo tác, tóm thâu muôn cảnh, nơi nào cũng thanh tịnh vì thể hội được trí huệ vốn có nên có tòa Sư tử trong điện Phổ Quang Minh. Ở trong sanh tử, tâm lo sợ là Sư tử. Điện ấy được làm bằng ngọc quí là trang nghiêm bằng định huệ. Trí sáng vượt vô số phiền não. Mười ngàn bực cấp: Sự thăng tiến là bậc cấp (trong bản luận đã nói rõ) ở đây chỉ nói sơ lược. Đức Phật vào điện là định huệ hợp nhứt. Có sáu phẩm kinh nói về sự thành tựu mười trụ. Phẩm lên núi Tu Di là từ mười tín tiến lên. Phẩm nói kệ khen ngợi là biểu hiện các đức Phật xưa kia cũng nhập pháp này. Pháp xưa nay giống nhau để người chứng nhập không nghi ngờ. Phẩm mười trụ nói về mười trụ tức là mười cách thăng tiến đều lấy Ba-la-mật làm thể, trong một đủ mười, đan xen lẩn nhau, trong mười có trăm, năm vị đều như thế. Phẩm phạm hạnh là nói về giới thể, là tánh không có thành hoại. Phẩm phát tâm công đức thứ năm nói về người phát tâm rộng lớn không hạn lượng, lợi ích nhiều, được vô số công đức, hợp với tâm lượng, ngang bằng hư không. Tác giả nói kệ: Hư không tuy rộng không biên giới, không thể tạo ra các công đức, trí bi giác ngộ như hư không, nhưng lại tạo ra vô số đức. Trong phần tụng của kinh có câu: Chỉ phút chốc cúng dường vô số Phật, cung cấp nuôi dưững bao chúng sanh, nào là hoa thơm hoa thật đẹp, cờ phướn dù lộng quí báu, y phục đẹp, thức ăn, tòa báu, nơi thiền hành, tất cả cung điện đều lộng lẩy, ánh sáng rực rỡ, ngọc châu quí, Ma ni Như ý sáng long lanh, bất cứ lúc nào cũng như vậy, trải qua vô số kiếp khôn lường, phước đức người nầy tuy nhiều đấy, nhưng thật không bằng đức phát tâm. Đó là nói người tu tập đức hữu vi tuy không thể lường được, nhưng chỉ một tâm niệm ác độc cũng có thể làm tiêu tan tất cả. Cho dù tồn tại trong một kiếp, cuối cùng vẫn bị hư hoại. Người phát tâm Bồ Đề, trí vô vi biểu hiện bi trí hợp nhứt thì trong nháy mắt, được công đức hơn cả hư không, không thể đo lường được. Hư không chỉ là trống rỗng, chẳng có phước lành, không có bi trí, không có công đức. Trí sáng suốt rộng lớn là thể của giác ngộ nên công đức mới phát tâm không thể lường được. Nếu không hiểu thể của trí huệ thì tạo nghiệp cõi ác. Tất cả đều do mình tạo ra. Còn như phát tâm trong nháy mắt, trí không hiển hiện. Vì trí vốn thanh tịnh nên hạnh nghiệp có vô số công đức, huống gì công đức của hành động bằng bi trí rộng lớn, tạo lợi ích cho tất cả chúng sanh, có thể lường được sao? Người phát tâm phải phát tâm cầu giác ngộ như vậy, phải mở rộng tâm như vậy, thệ độ tất cả chúng sanh, nhờ đó công đức không bao giờ tổn mất. Hãy tu tập theo đó thì công đức không uổng phí. Nếu phát tâm mà không dựa vào pháp nào thì cuối cùng sẽ đến đâu? Tuy biết phát tâm nhưng không biết phát tâm bằng cách nào, cầu tiến như thế nào? Như nói mười hạnh ở cõi Dạ Ma có hai ý: 1) Nói về thân nghiệp của Như Lai đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. 2) Nói mười hạnh hơn những vị trước.

Lại nói cõi này ở trong hư không nghĩa là mười trụ nhờ đạt pháp trống không, bi trí hợp nhứt. Vị này nương pháp trống không để hành động nghĩa là hành động nhưng không bám víu. Mười hạnh được thuyết ở cõi Dạ ma vì cõi Dạ ma trụ trong hư không. Tòa Sư tử có vạn bậc cấp là biểu hiện đến vị kiến đạo, trí huệ rộng lớn, hết nghiệp phiền não, là thể chất của tòa Sư tử ở điện Phổ Quang Minh, vị này hóa ra tòa Sư tử bằng hoa sen báu. Vì nương pháp trống không để hành động nên nói hóa ra. Vì hạnh trống không, không đắm nhiễm nên có tên là hoa sen. Mười Bồ-tát sau đều có tên là Lâm, Bồ-tát Công Đức Lâm là người đứng đầu. Lâm nghĩa là mười hạnh có khả năng che chở cho chúng sanh. Mười đức Phật đều có tên là Nhẫn, Phật Thường Trụ Nhẫn là người đứng đầu. Mười cõi nước đều có tên là Huệ. Mười Bồ-tát có tên Lâm là người tu hành. Mười cõi nước có tên là Huệ là trí của người tu hành. Mười đức Phật có tên Nhẫn là nói người tu hành dùng trí biết khả năng của chúng sanh để làm lợi ích cho chúng sanh. Đó là pháp nhân quả tùy theo địa vị. Các việc khác như trước. Có bốn phẩm kinh nói về vị này, là pháp môn của vị này. 1) Phẩm lên cõi Dạ Ma nói về sự thăng tiến. 2) Ở cõi Dạ Ma nói kê khen ngợi: Nói về các đức Phật từ xưa đến nay đều nhập pháp này. 3) Phẩm mười hanh nói về hạnh nghiệp mà vị này thực hành. 4) Phẩm mười tạng không cùng tân nói về tín, giới, tàm, quí, văn, thí, huệ, niệm, trì, biện. Mười hồi hướng có ba phẩm, là pháp môn thành tựu vị hồi hướng. 1) Lên cõi Đâu Suất nói về sự thăng tiến. 2) Ở cõi Đâu Suất nói kệ khen ngợi, nói về các đức Phật xưa nay tuy có trí lớn, bi lớn nhưng lại nhưng lại là trí trồng rỗng, phần nhiều là trí ra khỏi đời. Vị này chuyển tâm ra khỏi đời của mười trụ, mười hạnh, vào trong sanh tử, nuôi lớn từ bi. Vì thế trong những thiện tri thức của Thiện Tài, ngng đầu của mười trụ, mười hạnh là Tỳ kheo, còn ở vị này, người đứng đầu lại là người thế tục. Trưởng giả Thanh Liên Hoa. Điều đó nói lên tâm giải thoát ra khỏi sanh tử, lại vào sanh tử, nuôi lớn hạnh từ bi, ở trong sanh tử mà không đắm nhiễm. Nên trong vị hồi hướng này, thiện tri thức đầu của Thiện Tài là trưởng giả Thanh Liên Hoa. Người thế tục.

Ở hai vị trước, nghinh đón đệ tử Phật chỉ có đại chúng cõi trời, không có người nữ, nghĩa là chỉ đạt trí huệ từ bi xuất thế gian, chưa đạt đức từ bi vào trong sanh tử, cùng sống với chúng sanh, làm việc lợi ích nên không có thiên nữ. Mười hồi hướng vào trong sanh tử hành hạnh từ bi, nên có đủ vô số chúng như thiên nữ, long thần… tám bộ (trong bản luận đã nói rõ) ở đây chỉ nói sơ lược để người phát tâm biết pháp và hướng đi đúng đắn, biết nhân quả. Thiên vương cõi Đâu Suất đặt tòa Sư tử Ma Ni tạng trăm vạn ức bậc cấp: Vị này ở trong sanh tử thành tựu hạnh từ bi, vượt tâm xuất thế của những vị trước. Vì thế tòa được trang sức bằng vô số châu báu, trăm vạn ức bậc cấp. Vị hồi hướng này ở trong giải thoát, phát trí nghĩ đến việc làm lợi ích cho chúng sanh và hạnh nguyện rộng lớn, thành tựu đạo Phổ Hiền đem lại lợi lạc cho vô số chúng sanh, dùng tâm trí giải thoát, ở trong sanh tử, hiểu sanh tử vốn là giải thoát, như Sư tử Chúa tự tại độ thoát tất cả chúng sanh, không dừng nghỉ. Mười địa và đẳng giáo đầy đủ nguyện lớn của mười hồi hướng nghĩa là không có gì sai khác. Vì thế khi nói về mười địa, không nói từ xa nhìn thấy, đi đến đón Phật… tức là đầy đủ nguyện lớn như vị này. Vị này được nói ở cõi Đâu Suất nghĩa là trí bi hợp nhất viên mãn. Cõi trời này tiêu biểu cho nghĩa Trung đạo. Vì nó ở khoảng giữa của cõi Dục. Phía dưới nó có cõi Đao Lợi, Dạ Ma, phía trên nó có cõi Hóa Lạc, Tha Hóa. Tất cả các đức Phật đều từ cõi này thị hiện việc ra đời, xuống trần như người phát tâm Bồ Đề biết rõ ý kinh để tu hành.

Hỏi: Mười hồi hướng đã vượt qua mười trụ, mười hạnh, mà mỗi vị này đều có mười pháp, tức là đều do biết tự tánh các pháp vốn không, không hình tướng, không tính chất nên trí huệ hiện tiền. Đến vị hồi hướng phát khởi vô số nguyện lớn, nghĩ đến vô số chúng sanh, phát khởi trí bi, đó không phải là tâm sanh diệt sao? Làm sao hợp đạo được?

Tác giả dùng kệ đáp: Mười trụ, mười hạnh là sơ tâm, nhờ duyên chơn như nên tăng trưởng, vì muốn đoạn trừ tập khí đó, nên phát nguyện lớn xin hồi hướng, thông đạt sanh diệt không sanh khởi, phát nguyện thương yêu không sanh diệt. Biết rõ thế gian là sanh diệt, nghi nhớ chúng sanh đều bằng trí, sơ tâm định huệ thường duyên chơn, vị này khởi nguyện biết nguồn gốc. Người biết nguồn gốc ở trong đời, đi lại ba cõi như Sư tử, như thế mới thường ở thế gian, độ thoát chúng sanh không ngừng nghĩ. Vì thế thành tựu đầy đủ mười địa, hòa nhập hạnh Phổ Hiền, dùng vô số Tam muội tìm Bồ-tát Phổ Hiền nhưng cuối cùng chẳng thấy được. Song chỉ cần nghĩ đến là có thể thấy. Bồ-tát Phổ Hiền đang ở chỗ các đức Phật mười phương, ngồi tòa hoa sen, hoặc từ nơi khác đến (Rõ như phẩm mười định). Hàng mười địa còn có chướng ngại của Niết-bàn tam muội, huống gì mười trụ mười hạnh? Vì thế phải phát khởi nguyện lớn, thành tựu hạnh Phổ Hiền, vào trong sáu đường sanh tử, ở tất cả mọi nơi, dùng mọi phương pháp, phát khởi vô số nguyện, độ thoát vô số chúng sanh, suy xét phân biệt thành tựu vô số trí huệ ở bất cứ nơi nào cũng vậy. Chỉ có pháp không sanh mới trọn đủ công hạnh. Vô số phàm ngu và những người được tướng đẹp của Như Lai đều thuộc phàm phu. Chỉ có Phật mới là người rốt ráo. Phần một trong mười địa và mười định trong vị Đẳng giác đều nương hạnh nguyện của mười hồi hướng mà tu tập trọn vẹn đạo Phổ Hiền. Đó là pháp của sự thăng tiến, được thuyết giảng ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại. Mượn nơi chốn tiêu biểu cho pháp. Vì cõi trời tha hóa xem sự biến hóa của người khác mà vui. Cõi này còn gọi là cõi Thích sự biến hóa. Vui thích sự biến hóa của người khác, nghĩa là đạo nghiệp của Bồ-tát mười địa tu tập điều ấy. Việc đem lại niềm vui cho chúng sanh làm niềm vui cho mình. Địa này có ba mươi tám Bồ-tát, đứng đầu thành tịnh pháp mười địa. Ba mươi bảy Bồ-tát ban đầu có tên là Tạng. Bồ-tát Kim Cang Tạng là người đứng đầu. Còn một Bồ-tát tên là Giải thoát Nguyệt, ba mươi bảy Bồ-tát đều có tên là Tạng tiêu biểu cho ba mươi bảy phẩm Bồ Đề, là đạo nghiệp của tất cả Bồ-tát đều thành tựu, cũng chính là pháp để thành tựu Chánh đẳng giác. Bảy Bồ-tát tên Giải thoát Nguyệt chính là quả trong ba mươi bảy phẩm đó. Trong mười địa, Bồ-tát Giải thoát Nguyệt là người hỏi, Bồ-tát Kim Cang tạng là người thuyết pháp mười địa. Đó là nhân quả vốn sẳn có hỏi đáp. Những người khác không thể hiểu biết được. Ví như Địa Hoan Hỉ thứ năm, vì thấy sắc thân Như Lai và nghe pháp Phật nên luôn vui vẻ (Rõ như trong kinh). Vị này chủ yếu là tu Bố thí Ba-la-mật, chín Ba-la-mật kia là thứ yếu, chỉ tùy thuận tu tập. Nhờ nghe pháp nên có thể ban cho cả thân mạng tài vật, không còn năm lo sợ: Sợ không sống, sợ đường ác, sợ uy đức đại chúng… Quán sát không có thật ngã vì không có nghiệp này. Sáu tướng chung riêng giống khác thành hoại của địa thứ năm đã bao hàm nghĩa mười địa và Như Lai. Phải biết rõ sự giống khác ấy, cho đến đem tất cả cõi nước nhập vào một cõi nước, như lưới của Đế Thích, tự tại không ngăn ngại. Tất cả pháp đều có sáu tướng, ở đây chỉ nêu một môn lưới báu của Đế Thích, các việc khác đều chuẩn theo đây. Trong cung của Đế Thích có lưới báu. Lưới này được làm bằng ngọc đẹp của cõi trời, ánh sáng giao thoa, trong mỗi hạt ngọc ảnh hiện vô số hạt ngọc. Vua Đế Thích, quyế thuộc của Vua, cung điện xinh đẹp… đều ảnh hiện trong đó. Mượn hình ảnh này để biểu hiện cho cảnh giới của tâm ngang bằng hư không, không có các tướng trong ngoài, ở giữa, một bên. Tất cả cảnh giới đều như sự huyễn hóa, vốn ảnh hiện qua lại không ngăn ngại. Chỉ vì tâm chúng sanh hư vọng nên tạo nghiệp chấp chặt, tự ngăn che nên không biết. Nếu không vì nghiệp thì nó vốn như vậy, tất cả cảnh giới ảnh hiện lẩn nhau. Chỉ cần một thân trí này, cùng lúc ở khắp mọi nơi, biểu hiện trước chúng sanh, tùy thuận hiện thân hình, tùy thuận thuyết pháp làm cho chúng giải thoát, đạt an lạc. Những chúng sanh chưa đủ khả năng thì dùng phương tiện dẫn dắt. Vì trí không ở bên trong cũng chẳng ở bên ngoài. Tất cả các cảnh giới, chúng sanh đều cùng một tâm. Bồ-tát địa thứ nhứt biết đạo lý này, phát nguyện rộng lớn nên sớm đạt hạnh bi trí cao cả. Lại nữa, Bồ-tát địa thứ nhứt học tất cả pháp của mười địa và Như Lai địa, biết rõ pháp chung riêng giống khác mới dần tu tập thuần thục. Nếu trải qua vô số kiếp tuần tự tu tập mà tâm không lay chuyển là vì trí không có ba đời xưa nay, cũng chẳng thay đổi. Công dụng của Trí nơi mười địa đều thù thắng là riêng. Không có gì ngoài trí căn bản, cũng chẳng có xưa nay, từ trước đến giờ vốn vậy là chung. Thể của tâm tu tập và cảnh giới đều không tạo tác là giống. Mỗi vị đều khiến cho nghiệp chướng thanh tịnh, công dụng trí huệ tăng trưởng là thành. Mỗi vị tu tập nhưng không thấy có sự tu tập, không thấy thành tựu, không thấy có Bồ Đề, Niết-bàn… là hoại. Hơn nữa thân người do mắt, tai, lưỡi, tay, chân, xương, khớp tạo thành là chung. Tuy cùng một tâm nhưng tùy nghiệp dụng khác nhau nên có tướng riêng. Song tất cả đều do bốn đại đất, nước, gió, lửa tạo thành là giống. Sáu căn có tác dụng khác nhau là khác. Do nghiệp có thân là thành. Tất cả pháp đều có sáu tướng này, đều có sáu việc, dùng trí quán sát sẽ biết được. Mười Huyền môn cũng thế (đã nói ở trước). Kinh Hoa Nghiêm mười môn này để biểu hiện cho pháp không cùng tận, dùng trí quán sát sẽ thấy được.

1. Ở đây, Bồ-tát nơi địa hoan hỉ tu tập tất cả pháp của mười địa, quả Phật và hạnh nguyện luôn tạo lợi ích cho chúng sanh của Phổ Hiền. Vị này biết tất cả pháp, nghĩa là nhờ biết quả mới có thể tu tập. Như người đời muốn làm việc gì trước phải tạo mô hình mẩu. Như pháp bố thí là pháp đầu của mười Ba-la-mật. Lại như luyện vàng phải từ thỏi vàng luyện dần dần sáng đẹp, sau mới làm đồ trang sức trên Vương Miện của Chuyển Luân.

2. Địa Ly cấu chủ yếu là tu giới Ba-la-mật để trừ hoặc nghiệp nơi cõi Dục.

3. Địa Phát Quang chủ yếu là tu nhẫn Ba-la-mật để trừ phiền não đắm trước thiền định nơi cõi sắc và vô sắc, nhập định tự tánh ba cõi thanh tịnh, bình đẳng, không tạo tác.

4. Địa Diệm Huệ tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, sanh vào nhà trí huệ Như Lai.

5. Địa Nan Thắng Quán bốn Đế, Chơn Đế, Tục Đế… hai mươi Đế.

6. Địa Hiện Tiền quán mười hai duyên sanh.

7. Địa Viễn Hành thành tựu phương tiện Ba-la-mật, không còn tu tập pháp không vô tướng, vô nguyện, luôn ở trong ba cõi, độ thoát chúng sanh (rõ như trong kinh). Có nghĩa là từ địa thứ năm đến địa thứ sáu tuy thường tu tập từ bi là chính, quán bốn Đế, mười hai duyên và giáo hóa chúng sanh nhưng luôn có tâm ra khỏi đời. Bồ-tát địa thứ bảy vì đạt ba pháp giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện nên luôn ở trong chúng sanh, độ thoát chúng sanh.

8. Địa Bất Động đạt tất cả pháp, nhẫn vô sanh và trí vô công hiển hiện, tâm luôn thanh tịnh, được các đức Phật ủng hộ, đưa tay xoa đầu, khuyên tu pháp phát khởi trí, khiến nhớ lại bổn nguyện, phát nguyện, thực hành tâm bi. Vì dùng trí vô công dụng tự tại tạo nghiệp nên phước đức đạt được Bồ-tát từ địa thứ nhứt đến địa thứ bảy không sao sánh được một phần trong trong vô số trăm ngàn ức phần (việc khuyên tu có bảy lần, đã nói rõ trong kinh).

9. Địa Thiện Huệ tự tại thuyết giảng giáo pháp.

10. Địa Pháp Vân lãnh thọ vị Nhứt thiết trí, ngồi trên hoa sen lớn bằng trăm vạn Tam thiên đại thiên cõi nước. Được trang sức đan xen các vật báu, hơn tất cả cảnh giới thế gian, phát khởi căn lành xuất thế, biết tánh các pháp như huyễn, do các duyên tạo thành, thường phóng ánh sáng chiếu soi các pháp. Xung quanh có vô số hoa sen bằng số bụi trong ba ngàn đại thiên thế giới, vô số Bồ-tát là bạn ngồi trên những hoa sen ấy. Đó là cảnh giới bi trí của Nhứt thừa giáo. Vị này phát tâm rộng lớn, lãnh thọ vị cao tột. Khác với sự lãnh thọ của Bồ-tát mười địa quyền biến trong ba thừa giáo, Hoa sen chỉ bằng một Tam thiên đại thiên thế giới. Vì tâm tin hiểu của Bồ-tát ba thừa hẹp hòi, sự hiểu biết của Bồ-tát mười địa ấy cũng còn hẹp hòi. Cảnh giới trí huệ Tỳ-lô-giána ở đây chỉ bằng một tam thiên đại thiên thế giới. Đó là vì khả năng hiểu biết khác nhau. Trong cảnh giới trí Như Lai của giáo pháp Nhứt thừa, tòa ngồi bằng pháp giới, hư không giới. Vì đó là cảm ứng của trí thật báo. Ở đây vì khả năng tin hiểu của mỗi người khác nhau. Nếu xét đến pháp cứu cánh chơn thật phải dùng trí huệ nhứt thừa làm tiêu chuẩn. Những ai tin cảnh giới trí Như Lai của Nhứt thừa giáo để phát tâm, theo kinh này, lòng tin và trên hết. Vì mưòi cảnh giới, mười trí Như Lai vốn có trong tín. Văn Thù Sư Lợi là trí mầu nhiệm của chính mình, là tâm tin tưởng. Ở đây mười tín, mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, đẳng giác, Diệu giác đều lấy trí lớn sáng suốt sẳn có, pháp thân không hình tướng, trí sai biệt của Phổ Hiền làm thể tu tập. Sự hiểu biết và hạnh nguyện đều có từ Như Lai pháp giới. Phương tiện của năm vị thì vô số, chủ yếu là làm cho trí bi lớn được trọn vẹn sâu xa rộng lớn chơn thật (rõ như trong kinh). Các việc trong kinh nhiều nên khó ghi hết. Ở đây xin lược kể vài môn, khuyên những ai tu tập chưa trọn vẹn mà muốn tu tập thì dùng định huệ quán chiếu, tụng kinh, xem hạnh nguyện rộng lớn của Bồ-tát để không đi sai đường. Dù tu không được, chủng tử tin tưởng đã hình thành. Nhờ sức huân tập của lòng tin, dần phát trí nguyện không thối lui, tự nhiên thành tựu. Vì vậy Bồ-tát Phổ Hiền đã nêu ra pháp Thiển Duyệt Thực về một phần nơi pháp Tam muội Kim Cương dụ, vượt quá thân tướng thì tự nhiên thấu triệt ngay, nhưng phải đạt tới chỗ toàn diện của pháp định ấy thì mới an trụ, những ai nghe danh hiệu và pháp Như Lai dù không tin, chủng tử nghe đã được hình thành. Nhờ sự huân tập của một lần nghe pháp nên khi tự nhiên đạt trí kim cang của Phật mới an trụ. Người tu hành đừng cho kinh pháp này sâu xa, khó thông đạt chứng nhập. Nếu không phát tâm tin hiểu tu tập thì ơ mãi trong sanh tử không biết bao giờ ra khỏi, chi bằng phát tâm trong giây phút, dù tu không thành nhưng vẫn thường sanh trong cõi người cõi trời, được quả báo vui vẻ, dần dần thấy Phật, nghe pháp, giải thoát, thành tựu đạo vô thượng.

(3) Dùng Định tóm thâu ba đời xưa nay: Nơi phẩm mười định được thuyết ở Diệu Phổ Quang Minh. Nghĩa là trí sáng là thể của định. Pháp nầy được thuyết từ một ngôn ngữ, một tam muội, không có sự thuyết giảng trước sau. Cùng lúc thị hiện ba đời, Niết-bàn nên nói cảnh giới của Trí không có ba đời. Trong phẩm này có chép: “Lúc bấy giờ Thế Tôn ở Bồ Đề đạo tràng nước Ma Kiệt Đề thành tựu chánh giác và ở điện Phổ Quang Minh thành tựu chánh giác”. Người xưa nói: Ba lần đến điện Phổ Quang Minh, kỳ thật không có việc đi. Điều đó muốn chỉ rõ ba mươi chín phẩm kinh cùng lúc thuyết giảng không có trước sáu. Kể cả giáo pháp ba thừa cũng thế. Giáo pháp cùng lúc thuyết giảng tùy khả năng của mỗi chúng sanh mà nghe có pháp nhứt thừa, ba thừa sai khác. Theo kinh Bồ-tát Bổn Nguyệt Anh Lạc thì có mười lần, bốn mươi phẩm. Một lần ở cõi thiền thứ ba, thuyết phẩm Tam Muội của Phật Hoa. Phẩm nay dạy Bồ-tát mười địa nhập hạnh Phổ Hiền. Vì Phổ Hiền là hạnh vào thế gian, cùng sống với chúng sanh. Bồ-tát mười địa là hạnh ra khỏi thếgian thành tựu quả Phật. Hòa nhập hai hạnh này, tự tại ở trong thế gian, không vướng hai bên, tâm không đắm trước, không còn chướng hoặc của tập khí hai bên. Tên mười định là do Như Lai nói. Công dụng của mười định là do Phổ Hiền nói. Về trí căn bản, Phật nói tên mười định. Công dụng lớn của trí là trí sai biệt của Phổ Hiền nên Phổ Hiền nói. Đức Phật bảo các Bồ-tát: Bồ-tát Phổ Hiền hiện ở trong đạo tràng này, bên cạnh ta. Đó là sự không dời chuyển. Muôn hạnh của trí sai biệt Phổ Hiền là hội chúng. Trí căn bản không lay chuyển là trụ xứ, ở đây nói người không mong cầu ra khỏi thế gian, chỉ tùy thuận thế gian, hạnh nghiệp không nhiễm là Phật. Xưa nay vốn vậy, chỉ vì mê mờ trôi lăn trong nhiều kiếp nên có mười địa ra khỏi thế gian. Khi trọn vẹn công dụng, thành tựu đạo nghiệp mới bỏ dụng công. Tất cả các việc thế gian đều thế. Việc xong, duyên hoại, công thành hạnh mất, việc chưa thành công không thể bỏ. Phần đầu phẩm mười định có chép: Trong một trăm Bồ-tát, ba mươi Bồ-tát tên Huệ, bảy chục Bồ-tát tên khác nhau. Vì mười địa đầy đủ trí huệ ba không, bảy phần giáo mới nhập hạnh Phổ Hiền, vừa bỏ vừa nhập, trí bi tự tại luôn luôn như vậy, hoàn toàn không có sự mong cầu như ba phẩm: Mười định, mười thông, mười nhẫn đều là hạnh Phổ Hiền của Mười trụ. Vị Đẳng giác… do Phổ Hiền nói. Điều đó có nghĩa là pháp Phổ Hiền thực hành lại là hạnh Phổ Hiền. Phật tự nói là pháp của quả Phật. Chuẩn theo đây sẽ biết.

(4) Những chướng ngại của việc nhập quả vị Phật. Phẩm: Bồ-tát Tâm Vương hỏi Phật về số tăng kỳ. Như Lai tự nói (số lượng đó đã nói rõ trong kinh). Số này chỉ Phật biết được, những vị khác không biết. Người không thể dùng mắt trí để biết số lượng rộng lớn và những tướng tốt của Như Lai là còn hai chướng, không đạt Nhứt thiết trí của quả Phật. Các Bồ-tát ở địa dưới và trời rồng ngoai đạo đều không thể biết được pháp này. Những ai muốn biết được pháp của Bồ-tát, mắt trí của Như Lai phải biết rằng điều đó không thể có. Từ mười địa trở về sau có mười một thứ thô chướng, hai mươi hai ngu si… chướng này chỉ Phật biết được. Bồ-tát Tâm Vương hỏi là vì tâm ngoài tự tại nên mới có thể làm người hỏi mười một thứ thô chướng biểu hiện từ địa thứ nhứt đến địa mười một chưa trọn vẹn hạnh Phổ Hiền. Mỗi vị có một sự mê lầm nên có mười một chướng. Song trong mỗi vị, có nhân quả, chốn hướng nên có hai mươi hai ngu si. Như Lai gia hộ Bồ-tát Thanh Liên Hoa, giảng pháp cao sâu của Phật, không thể dùng tâm suy nghĩ được. Vì Phật là trí căn bản không tạo tác, không nói năng, nhưng với phương tiện tự tại, từ sự không nói năng mà nói năng. Trí căn bản là pháp thần dụng không tạo tác, là pháp cao sâu của Phật, là thần dụng trong quả Phật, Thanh Liên Hoa là trí mầu nhiệm của trí tự tại thanh tịnh Như Lai. Tánh của các pháp không ô nhiễm, là tên khác, dùng pháp hiển hiện của Văn Thù Sư Lợi. Phẩm trụ xứ của Bồ-tát do Bồ-tát Tâm Vương giảng giải là bất cứ nơi nào, đều làm người để chúng sanh nương tựa. Phẩm: mười thân tướng rộng lớn của Như Lai chép: công đức tướng tốt Như Lai là pháp thân của Như Lai, vốn có sẳn trong trí căn bản, tự tánh thanh tịnh không tạo tác nên do Như Lai giảng. Ở đây nói mười thân có số thân bằng số bụi trong mười thế giới Hoa Tạng. Văn sau chép: Có sô hình tướng bằng số bụi trong mười thế giới Hoa tạng. Mỗi thân trang sức bằng các thứ báu. Phẩm thế giới Hoa Tạng nói về báo thân và cảnh giới. Phẩm này do Bồ-tát Phổ Hiền thuyết, vì từ trí căn bản có trí sai biệt, thựa hành muôn hạnh, công đức cao cả, thân trang sức bằng trí căn bản. Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền do Bồ-tát Phổ Hiền thuyết, đến vị Đẳng giác trọn vẹn muôn hạnh.

(5) Tự tu hành thành tựu quả Phật. Chính là Phẩm Như Lai ra đời. Nói về quá trình từ mười tín, mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa đến địa thứ mười một Đẳng giác. Nghĩa là người có lòng tin tự tu tập thành tựu quả Phật, đầy đủ ba Pháp: Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Tỳ-lô-giá-na. Từ giữa chặng mày, Như Lai phóng ánh sáng chiếu đến đỉnh đầu Văn Thù. Đó là ánh sáng hỏi pháp. Từ Kim khẩu phóng ánh sáng đến Kim khẩu Phổ Hiền. Đó là ánh sáng giảng pháp để Phổ Hiền thuyết giảng. Điều đó có nghĩa là trí căn bản là trí không tạo tác, không nói năng. Văn Thù là trí mầu nhiệm, pháp thân không hình tướng, là người hỏi Phổ Hiền, là công dụng lớn của trí căn bản, là người thuyết pháp. Đầy đủ ba pháp nên sự ra đời của Như Lai… đều có trước sau. Vì ba pháp này là thể dụng. Đến đây công dụng đã vẹn tòa, như luyện vàng. Vẹn toàn công dụng gọi là ra đời. Việc dặn dò truyền giảng đều từ đây.

(6) Hạnh nguyện thường hằng của Phổ Hiền: Như phẩm lìa thế gian, nghĩa là sau khi thành Phật, luôn hành hạnh Phổ Hiền, luôn ở trong đời nhưng không bị ô nhiễm nên gọi là lìa thế gian. Hạnh thường của Phổ Hiền vốn từ trí căn bản sáng suốt nên được thuyết giảng ở điện Phổ Quang Minh. Điều đó cho ta thấy không ngoài công dụng của vị tín thứ năm, luôn tạo lợi ích cho chúng sanh, thường ở trong đời vẫn không ô nhiễm nên gọi là lìa thế gian.

(7) Trọn vẹn quả Phật, tất cả đều là pháp giới. Phẩm pháp giới được thuyết ở vườn Cấp Cô Độc. Mượn việc thăng tiến nói về việc lên các cõi trời. Thấy pháp giới không ngoài nơi nào, pháp giới ở trong pháp giới. Như Lai, Phổ Hiền, Văn Thù chính là công dụng và trí lớn của Pháp giới. Thể lớn bao quát mười phương. Đó là quả trọn vẹn mọi công, hạnh, là pháp giới. Bồ-tát nói: Có năm trăm vị, bốn chục Bồ-tát là bốn vị. Mỗi vị có một trăm, thành bốn trăm, gồm cả một trăm vị của Bồ-tát Bảo Quang thành năm trăm. Một trăm vị của Bồ-tát Bảo Quang là số chính của mười Ba-la-mật, là một trăm chúng trong mười. Bốn chục tâm trước, mỗi tâm có một trăm. Đến vị này trọn vẹn công hạnh. Trong mỗi hạt bụi của thế giới mười phương đều có Phật thuyết pháp, có Bồ-tát Phổ Hiền hóa độ vô số chúng sanh. Nghĩa là một người thành tựu đạo nghiệp, đầy đủ hạnh nguyện, nhập thể pháp giới như ánh sáng ảnh hiện của lưới Đế Thích, tất cả mọi người cùng lúc tập hợp, lưới báu che khắp. Lớp lớp đan xen cùng khắp pháp giới, tạo lợi ích cho tất cả chúng sanh. Sáu ngàn Tỳ kheo như Hải Giác… thể hiện đã có nhân đời trước nên đạt pháp lợi ích. Năm trăm Thanh văn như Xá Lợi Phất thể hiện đời trước không có nhân tin, không nghe cảnh giới trí của nhứt thừa như kẻ mù điếc, dù đối diện vẫn không nghe thấy.

(8) Thành tựu quả Phật thuyết pháp ở thế gian: Văn Thù Sư Lợi từ lầu gác đi ra tiêu biểu cho trí huệ sâu dày. Xá Lợi Phất từ lầu trệt đi ra tiêu biểu cho hàng nhị thừa không có trí lớn. Tự giải thoát là nhà trệt. Sáu ngàn Tỳ kheo đều là người mới xuất gia chưa đạt quả A-la-hán, tôn Xá Lợi Phất làm thầy. Tất cả đều theo Văn Thù Sư Lợi đi về thành giác ở phía nam. Xá Lợi Phất khuyên sáu ngàn Tỳ kheo quán sát phước đức của thân tướng Văn Thù Sư Lợi. Khuyên sáu ngàn Tỳ kheo cùng lúc quán sát công đức thân tướng nơi Văn Thù Sư Lợi, khi đi đường, qua trái, qua phải đều bưóc tám bước, đầy đủ đồ trang sức quí báu, tùy con đường mà trang sức thân, sanh từ tám hạnh chơn Thánh. Quán sát Văn Thù Sư Lợi liền qui y phát nguyện, lạy Văn Thù, tôn làm Hòa thượng. Văn Thù Sư Lợi liền giảng mười cách phát tâm Bồ Đề không mệt mõi, an ủi khuyên nhủ bằng nhiều cách, cùng lúc đạt mười mắt, mười tai, mười thân, mười biện tài, dần đi về phía đông của thành gaíc. Sáu ngàn Tỳ kheo thông đạt sự tu hành của mười tín và năm vị cùng lúc thông đạt nên tiêu biểu cho sáu ngàn người. Những người trên đường đi phát tâm nghĩa là hàng Thanh văn có nguyện hạnh nhưng chưa có trí, ở đây đã phát tâm trọn đủ bi trí, bao gồm muôn hạnh.

(9) Thuyết pháp khuyên tu, đến phia đông thành giác tiêu biểu sự phát khởi pháp lành. Miếu Phật xưa tiêu biểu cho giáo pháp thuyết giảng không khác xưa. Rừng Sa La (Trung Hoa dịch là cao tủng “cao hơn”) cao hơn các rừng khác nghĩa là vượt qua hạnh của trời, người, ba thừa vào ngoại đạo. Trang nghiêm nghĩa là trang nghiêm trí căn bản bằng hạnh Phổ Hiền. Tràng là trí không lay chuyển, Văn Thù Sư Lợi đã đến thành giác, bốn chúng đi theo nhiều vô kể, nhưng chỉ nói có năm trăm người là chỉ cho người có khả năng nhập pháp năm vị. Loài rồng có một vạn, rồng tiêu biểu cho trí, vì từ trí phát khởi hạnh. Trong năm chúng, Thiện Tài là người đứng đầu, năm chúng đều là những người nhập pháp. Đêm Thiện Tài vào thai, sau mười tháng, chào đời. Mười Ba-la-mật là mười tháng. Lúc mới sanh trong nhà có năm trăm thứ báu nghĩa là năm vị đều phải có lòng tin. Đó là quả báo của năm trăm hạnh Ba-la-mật. Cao bảy khuỷu tay là quả sanh từ bảy phần giác. Văn Thù Sư Lợi giảng kinh, soi sáng khắp pháp giới là trí căn bản sáng suốt. Tất cả đều được lợi ích nhưng chỉ nêu Thiện Tài là người đứng đầu là để khuyến khích kẻ phát lòng tin từ phía nam đi đến phía đông thành giác.

 

Pages: 1 2 3 4