LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 23

Phẩm thứ 2: PHẦN GỒM THÂU TƯƠNG ƯNG THEO TƯƠNG ƯNG, phần 1

Tâm tâm số pháp: Nên biết tương ưng, nên biết không tương ưng, nên biết không có tương ưng, nên biết không phải không có tương ưng, tương ưng. Nên biết cũng có tương ưng, không tương ưng, không có tương ưng, không phải không có tương ưng, không tương ưng. Nên biết cũng có tương ưng, không tương ưng, không có tương ưng, không phải không có tương ưng, không tương ưng. Nên biết cũng có tương ưng, không tương ưng, không có tương ưng, không phải không có tương ưng, không tương ưng. Nên biết cũng có tương ưng, không tương ưng, không có tương ưng, không phải không có tương ưng.

Tương ưng: Nghĩa là tâm cùng với số pháp tương ưng, số pháp cùng với tâm tương ưng. Số pháp của số pháp cùng với số pháp tương ưng. Trừ tự tánh. Tự tánh của tự tánh không tương ưng, không phải không có tương ưng.

Tâm tâm số pháp tương ưng tức đang hỏi, nay sẽ nói: Nhãn thức giới cho đến ý giới, ý thức giới.

Xúc thân, xúc tâm, xúc danh, xúc đối, xúc ái, xúc giận, xúc minh, xúc vô minh, xúc của phần minh, xúc của phần vô minh.

Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn. Thọ, tưởng, tư, xúc, tư duy, giác, quán.

Nhẫn, kiến, trí, giải thoát, không tham, không giận, không si.

Tín thuận, hối, không hối, tâm vui thích, mừng, tâm tấn, tâm trừ (khinh an), tín, dục, không phóng dật, niệm, xả, sợ hãi.

Phiền não sử, sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận, sử ganh ghét, sử keo kiệt, sử vô minh, sử mạn, sử trạo cử.

Định có giác có quán, định không giác có quán, định không giác không quán, định không, định vô tướng, định vô nguyện.

Tín căn, cho đến tuệ căn, gọi là môn tương ưng.

Hỏi: Thế nào là nhãn thức giới?

Đáp: Nếu thức – nhãn căn nhân nơi cảnh giới sắc, đã sinh, nay sinh, sẽ sinh, không nhất định, đó gọi là nhãn thức giới.

Nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là ý giới?

Đáp: Nếu ý nhận biết pháp, nghĩ đến pháp, nếu tâm đầu tiên đã sinh, nay sinh, sẽ sinh, không nhất định, đó gọi là ý giới.

Hỏi: Thế nào là ý thức giới?

Đáp: Không lìa cảnh giới của ý kia, nếu tâm khác giống với ý ấy, đã sinh, nay sinh, sẽ sinh, không nhất định, đó gọi là ý thức giới.

Hỏi: Thế nào là xúc thân?

Đáp: Nếu xúc tương ưng với thân thức, đó gọi là xúc thân. Lại nữa, xúc thân, nếu xúc tương ưng với năm thức thân: nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức, đó gọi là xúc thân.

Hỏi: Thế nào là xúc tâm?

Đáp: Nếu xúc tương ưng với ý thức, đó gọi là xúc tâm.

Hỏi: Thế nào là xúc danh?

Đáp: Nếu là xúc tâm, đó gọi là xúc danh.

Hỏi: Thế nào là xúc đối?

Đáp: Nếu là xúc thân, đó gọi là xúc đối.

Hỏi: Thế nào là xúc ái?

Đáp: Nếu xúc tương ưng với dục nhiễm, đó gọi là xúc ái.

Hỏi: Thế nào là xúc giận?

Đáp: Nếu xúc tương ưng với giận dữ, đó gọi là xúc giận.

Hỏi: Thế nào là xúc minh?

Đáp: Nếu xúc tương ưng với Thánh trí, đó gọi là xúc minh.

Hỏi: Thế nào là xúc vô minh?

Đáp: Nếu là xúc bất thiện không tương ưng với trí, đó gọi là xúc vô minh.

Hỏi: Thế nào là xúc của phần minh?

Đáp: Nếu phần minh của xúc phát sinh minh, được minh, có thể khiến minh rộng lớn, đó gọi là xúc của phần minh.

Hỏi: Thế nào là xúc của phần vô minh?

Đáp: Nếu phần vô minh của xúc sinh vô minh, được vô minh, có thể khiến vô minh rộng lớn, đó gọi là xúc của phần vô minh.

Lại nữa, xúc của phần minh, nếu xúc tương ưng với nhẫn thuộc Thánh, đó gọi là xúc của phần minh.

Lại nữa, xúc của phần vô minh, nếu xúc không phải là Thánh, không phải tương ưng với phiền não, đó gọi là xúc của phần vô minh.

Lại nữa, xúc của phần minh, nếu là xúc thuộc Thánh có thể được quả trí, đó gọi là xúc của phần minh.

Lại nữa, xúc của phần vô minh, nếu xúc không phải là Thánh, nếu là bất thiện, vô ký, đó gọi là xúc của phần vô minh.

Hỏi: Thế nào là lạc căn?

Đáp: Nếu thân thọ nhận vui, mắt tiếp xúc với lạc thọ, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với lạc thọ, lạc giới, đó gọi là lạc căn.

Hỏi: Thế nào là khổ căn?

Đáp: Nếu thân không thọ nhận khổ, mắt tiếp xúc với khổ thọ, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với khổ thọ, khổ giới, đó gọi là khổ căn.

Hỏi: Thế nào là hỷ căn?

Đáp: Nếu tâm thọ nhận vui, ý tiếp xúc với lạc thọ, hỷ giới, đó gọi là hỷ căn.

Hỏi: Thế nào là ưu căn?

Đáp: Nếu tâm không thọ nhận khổ, ý tiếp xúc với khổ thọ, ưu giới, đó gọi là ưu căn.

Hỏi: Thế nào là xả căn?

Đáp: Nếu thân tâm không thọ nhận khổ vui, mắt tiếp xúc với không khổ không vui, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với thọ không khổ không lạc, xả giới, đó gọi là xả căn.

Hỏi: Thế nào là thọ?

Đáp: Nếu tâm thọ nhận, đó gọi là thọ.

Lại nữa, thọ là sáu thọ: Thọ của nhãn xúc, thọ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.

Thế nào là thọ của nhãn xúc? Nếu thọ tương ưng với nhãn thức, đó gọi là thọ của nhãn xúc. Cho đến thọ của ý cũng như thế.

Lại nữa, thọ của nhãn xúc duyên nơi nhãn, duyên nơi sắc, phát sinh nhãn thức, ba pháp hòa hợp sinh xúc duyên nơi thọ, đó gọi là thọ của nhãn xúc. Cho đến thọ của ý cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là tưởng?

Đáp: Nếu là tưởng, tưởng nhớ, tưởng vượt hơn, đó gọi là tưởng.

Lại nữa, tưởng là sáu tưởng: Tưởng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Thế nào là tưởng sắc? Nếu tưởng tương ưng với nhãn thức, đó gọi là tưởng sắc. Tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Lại nữa, tưởng sắc, cảnh giới sắc, tư duy về sắc, nếu là tưởng, tưởng nhớ, tưởng vượt hơn, đó gọi là tưởng sắc. Tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là tư?

Đáp: Nếu tư, đang tư, duyên nơi tư, nếu tâm có tạo tác, đó gọi là tư.

Lại nữa, tư là sáu tư: Tư sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Thế nào là tư sắc? Nếu tư tương ưng với nhãn thức, đó gọi là tư sắc. Tư thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Lại nữa, tư sắc, cảnh giới sắc, tư duy về sắc, nếu tư, đang tư, duyên nơi tư, nếu tâm có tạo tác, đó gọi là tư sắc. Tư thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là xúc?

Đáp: Nếu xúc, đang xúc, đó gọi là xúc.

Lại nữa, xúc là sáu xúc: Xúc nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

Thế nào là xúc nhãn? Nếu xúc tương ưng với nhãn thức, đó gọi là xúc nhãn. Xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế.

Lại nữa, xúc nhãn duyên nơi nhãn, duyên nơi sắc, sinh nhãn thức, ba pháp hòa hợp sinh xúc, đó gọi là xúc nhãn. Xúc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là tư duy?

Đáp: Nếu tâm phân biệt, so sánh, suy tính, nhớ nghĩ, đó gọi là tư duy.

Lại nữa, tư duy là sáu tư duy: Tư duy sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Thế nào là tư duy sắc? Nếu tư duy tương ưng với nhãn thức, đó gọi là tư duy sắc. Tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Lại nữa, tư duy sắc, cảnh giới sắc, tư duy về sắc, nếu tâm phân biệt, so sánh, lường tính, nhớ nghĩ, đó gọi là tư duy sắc. Tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là giác?

Đáp: Nếu giác, lại giác, tưởng nhớ, duyên nơi cảnh giới tâm ngữ, đó gọi là giác.

Lại nữa, giác là sáu giác: Giác sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Thế nào là giác sắc? Nếu dùng cảnh giới sắc, tư duy về sắc được giác, lại giác, tưởng nhớ, duyên nơi cảnh giới tâm ngữ, đó gọi là giác sắc. Giác thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là quán?

Đáp: Nếu tâm hành, hành vi tế, thấm nhuần vi tế, phân biệt vi tế, tâm tùy chuyển vi tế, đó gọi là quán.

Lại nữa, quán là sáu quán: Quán sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Thế nào là quán sắc? Nếu dùng cảnh giới sắc, tư duy về sắc, nếu tâm hành, hành vi tế, thấm nhuần vi tế, phân biệt vi tế, tâm tùy chuyển vi tế, đó gọi là quán sắc. Quán thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là nhẫn?

Đáp: Tham, ham muốn có được, nếu đối với pháp thuận, không thuận, có thể chịu đựng, nhẫn nhục, đó gọi là nhẫn.

Hỏi: Thế nào là kiến?

Đáp: Kiến có hai thứ: Hoặc kiến nhẫn, hoặc kiến trí.

Thế nào là kiến nhẫn? Nếu tham, ham muốn có được, nếu đối với pháp thuận, không thuận, có thể chịu đựng, nhẫn nhục, đó gọi là kiến nhẫn.

Thế nào là kiến trí? Nếu tất giữ lấy nơi pháp, đó gọi là kiến trí.

Hỏi: Thế nào là trí?

Đáp: Nếu tất giữ lấy pháp thiện, đó gọi là trí. Lại nữa, trí có bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, thế trí, tha tâm trí, đó gọi là trí.

Hỏi: Thế nào là giải thoát?

Đáp: Nếu giải, lại giải, giải cứu cánh, tâm hướng đến sự việc ấy, tôn thượng sự việc ấy, dốc hướng tới đấy, dùng sự việc ấy nên giải thoát, đó gọi là giải thoát.

Lại nữa, giải thoát có sáu giải thoát: Giải thoát sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Thế nào là giải thoát sắc? Nếu giải thoát tương ưng với nhãn thức, đó gọi là giải thoát sắc. Giải thoát thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Lại nữa, giải thoát sắc, nếu dùng cảnh giới sắc, tư duy về sắc, nếu giải, lại giải, giải cứu cánh, tâm hướng đến giải thoát, tôn thượng giải thoát, dốc hướng về giải thoát, do sắc ấy nên giải thoát, đó gọi là giải thoát sắc. Giải thoát thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là không tham?

Đáp: Nếu không mong cầu, đó gọi là không tham.

Lại nữa, nếu có thể gắng nhẫn lìa tâm tham, đó gọi là không tham.

Lại nữa, nếu ở trong năm dục, yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc, dục nhiễm cùng nối tiếp. Nhãn thức nhận biết sắc, yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc dục nhiễm cùng nối tiếp. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức tiếp xúc với yêu, mừng, vừa ý, yêu sắc dục nhiễm cùng nối tiếp. Nếu đối với dục của người khác, của cải, vật dụng của người khác, vợ, con của người khác, không muốn tham, nhận lấy. Nếu không tham, lại không tham, hoàn toàn không tham, tâm không vướng mắc, không mong cầu, không ái chấp, không nhiễm dục. Và các pháp có thể tham khác, nếu không tham, lại không tham, hoàn toàn không tham, tâm không tham vướng, không mong cầu, không ái chấp, không nhiễm dục. Đó gọi là không tham.

Hỏi: Thế nào là không giận?

Đáp: Nếu không tranh tụng, đó gọi là không giận.

Lại nữa, nếu có thể gắng nhẫn lìa tâm giận dữ, đó gọi là không giận.

Lại nữa, nếu đối với ít chúng sinh, hoặc nhiều chúng sinh, muốn khiến chúng sinh này không bị trói buộc, không bị giam giữ, không bị tổn hại, chớ để cho từng ấy chúng sinh thêm khổ. Nếu không giận, lại không giận, hoàn toàn không giận, tâm lìa giận dữ, không tranh tụng, không ghét hại, không có phiền não duyên nơi tâm, không oán hận, tâm từ lại hành từ, hành từ rốt ráo, xót thương muốn làm lợi ích cho các chúng sinh ấy. Và nơi các pháp có thể giận dữ khác, nếu không giận, lại không giận, hoàn toàn không giận dữ, tâm lìa giận dữ, không tranh tụng, không ghét hại, không có phiền não duyên nơi tâm, không oán hận, tâm hành từ, lại hành từ, hành từ rốt ráo, xót thương muốn làm cho pháp lợi ích, đó gọi là không giận.

Hỏi: Thế nào là không si?

Đáp: Nếu sáng suốt, đó gọi là không si.

Lại nữa, nếu có thể gắng nhẫn lìa tâm si, đó gọi là không si.

Lại nữa, nếu nhận biết khổ, tập, diệt, đạo, biết biên vực trước, biên vực sau, biết biên vực trước sau, biết trong, biết ngoài, biết lỗi lầm tai hại lớn nơi tập diệt của sáu xúc nhập, biết nẻo xuất yếu, biết nhân duyên, biết nghiệp báo, biết duyên sinh, biết thiện, bất thiện, vô ký, đen, trắng, có duyên, không duyên, có minh, không minh, có thể tạo tác, không thể tạo tác, đáng thân cận, không đáng thân cận. Nếu đối với các pháp ấy không si, không tối, không quên, không mất, chánh niệm, không chướng ngại, không che ngăn, không có bóng tối che lấp, không dở dang, không có trói buộc, không có đục loạn. Ngọn lửa sáng, thuật sáng, soi chiếu phương tiện giải xét của tri kiến theo tuệ nhãn, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác, chánh kiến. Và nơi các pháp si khác, không si, không tối, không quên, không mất, chánh niệm, không chướng ngại, không che ngăn, không có bóng tối che lấp, không dở dang, không có trói buộc, không có đục loạn. Ngọn lửa sáng, thuật sáng, soi rõ phương tiện giải xét của tri kiến theo tuệ nhãn, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác, chánh kiến. Đó gọi là không si.

Hỏi: Thế nào là tín thuận?

Đáp: Nếu tin thuận với thiện, không trái, đó gọi là tín thuận.

Hỏi: Thế nào là hối?

Đáp: Nếu ở nơi xứ có thể làm, không thể làm, nếu làm, không làm xong, đối với sự việc đã làm đó, tâm địa nóng bức, lại nóng bức, hoàn toàn nóng bức, đó gọi là hối.

Hỏi: Thế nào là không hối?

Đáp: Nếu ở nơi xứ có thể làm, không thể làm, nếu có thể làm, không thể làm xong, đối với việc đã làm kia, không nóng bức, lại không nóng bức, hoàn toàn không chút nóng bức, lo nghĩ, đó gọi là không hối.

Hỏi: Thế nào là tâm vui thích?

Đáp: Nếu tâm vui vẻ, thích thú, yêu thích vị vui mừng, đó gọi là tâm vui thích.

Hỏi: Thế nào là mừng?

Đáp: Nếu hoan hỷ, phấn khích, đang phấn khích, lìa giận dữ, được tĩnh lặng, đó gọi là mừng.

Hỏi: Thế nào là tâm tấn?

Đáp: Nếu tâm phát khởi, hiển lộ, vượt qua, đó gọi là tâm tấn.

Hỏi: Thế nào là tâm trừ?

Đáp: Nếu tâm vui, tâm điều hòa, tâm mềm dịu, tâm nhẹ nhàng, đó gọi là tâm trừ.

Hỏi: Thế nào là tín?

Đáp: Nếu là tín, nhập tín, tín vượt hơn, đó gọi là tín.

Hỏi: Thế nào là dục?

Đáp: Nếu muốn, lại muốn, hy vọng muốn làm, muốn phát khởi, muốn hiển bày, muốn đạt đến, muốn có được, muốn tiếp xúc, muốn giải xét, muốn chứng đắc, đó gọi là dục.

Hỏi: Thế nào là không phóng dật?

Đáp: Nếu ngăn che, gìn giữ tâm, suy nghĩ muốn khiến tâm ta không nhiễm đối với pháp nhiễm, không giận đối với pháp giận, không si đối với pháp si, không vướng mắc nơi pháp cấu uế, không thuận với pháp sắc dục, không tự cao đối với pháp kiêu mạn, không phóng dật đối với pháp phóng dật, đó gọi là không phóng dật.

Hỏi: Thế nào là niệm?

Đáp: Nếu là nghĩ, nhớ nghĩ, đó gọi là niệm.

Hỏi: Thế nào là tâm xả?

Đáp: Nếu buông bỏ, buông bỏ vượt hơn, tâm bình đẳng, tâm đều nhau, tâm thanh tịnh, không tạo tác, không thọ nhận, đó gọi là tâm xả.

Hỏi: Thế nào là sợ hãi?

Đáp: Nếu đối với các thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, hoặc là chúng sinh, nếu sợ hãi, lại sợ hãi, hoàn toàn sợ hãi, tâm hết sức sợ hãi, đó gọi là sợ hãi.

Hỏi: Thế nào là phiền não sử?

Đáp: Có mười sử: Sử kiến, sử nghi, sử giới đạo, sử ái, sử giận, sử ganh ghét, sử keo kiệt, sử vô minh, sử kiêu mạn, sử trạo cử, đó gọi là phiền não sử.

Hỏi: Thế nào là sử kiến?

Đáp: Trừ kiến giới đạo, nếu là các kiến khác, đó gọi là sử kiến. Lại nữa, sử kiến có sáu mươi hai kiến và tà kiến, gọi là sử kiến.

Hỏi: Thế nào là sử nghi?

Đáp: Nếu có người duyên nơi nghi hoặc về quá khứ, cho quá khứ của ta là có, ta không phải là quá khứ có. Quá khứ có là do tánh gì? Nhân gì? Duyên gì?

Nghi hoặc về vị lai: Vị lai của ta là có, ta không phải là vị lai có. Vị lai có là do tánh gì? Nhân gì? Duyên gì?

Nghi hoặc về hiện tại: Hiện tại của ta là có, hiện tại của ta không phải là có. Hiện tại có là do tánh gì? Nhân gì? Duyên gì? Do đâu hiện tại có, tức là nơi sinh của ta, chúng sinh này từ nơi nào đến? Rồi đi về đâu?

Nếu nghi hoặc về Đức Thế Tôn: Là Phật, Thế Tôn hay không phải là Phật, Thế Tôn? Thế Tôn khéo giảng nói pháp, hay Thế Tôn không khéo giảng nói pháp? Chúng Thanh văn của Đức Thế Tôn khéo hướng đến, hay chúng Thanh văn của Đức Thế Tôn không khéo hướng đến? Hành là thường hay hành là vô thường? Hành là khổ hay hành không phải là khổ? Pháp vô ngã hay pháp không phải vô ngã? Niết-bàn là tĩnh lặng hay không phải Niết-bàn tĩnh lặng? Có cho hay không có cho? Có thí hay không có thí? Có cúng tế hay không có cúng tế? Có quả báo của nghiệp thiện ác hay không có quả báo của nghiệp thiện ác? Có đời nay hay không có đời nay? Có đời sau hay không có đời sau? Có cha mẹ hay không có cha mẹ? Có trời hay không có trời? Chúng sinh có hóa sinh hay chúng sinh không có hóa sinh? Thế gian có Sa-môn, Bà-la-môn, hướng chính đáng, đến chính đáng, như đời nay, đời sau, tự chứng biết, nêu bày? Hay thế gian không có Sa-môn, Bà-la-môn, hướng chính đáng, đến chính đáng, như đời nay, đời sau, thân chứng biết, nêu bày? Nếu đối với các pháp kia, nghi hoặc, lại nghi hoặc, hoàn toàn nghi hoặc, tâm không quyết định, hai tâm do dự, tâm nghi không hiểu rõ, vô lượng nghi không hết, không giải thoát. Do dự, lại do dự, hoàn toàn do dự. Như thế gọi là sử nghi.

Hỏi: Thế nào là sử giới đạo?

Đáp: Nếu là kiến giới đạo, đó gọi là sử giới đạo. Lại nữa, lấy giới làm tịnh, lấy giới trộm (giới cấm thủ) làm tịnh, giải thoát không dựa vào sự dứt hết biên vực của tất cả khổ. Hoặc nhẫn chịu nơi giác dục, xúc chứng giới, cho là gìn giữ thân, khẩu, đạo nghĩa là tà, nuôi tốt tóc, kính thờ nước lửa, mặt trời, mặt trăng, gìn giữ giới bò, nai, chó, im lặng v.v… để mong cầu báo là lực sĩ, tôn quý trong nẻo người, trời. Siêng hành trì khổ hạnh tà hạnh như thế, đây gọi là đạo. Nếu giới, nếu đạo, nhằm tìm cầu, tìm cầu xong, lấy giới đạo này làm tịnh, làm tịnh xong thì làm giải thoát, làm giải thoát xong thì lấy các thứ ấy cho là Thánh nhân, là La-hán, là Niết-bàn. Nếu đối với các tà hạnh ấy nhận lấy ham muốn, có thể ưa thích, tham chấp. Như thế gọi là sử giới đạo.

Hỏi: Thế nào là sử ái?

Đáp: Nếu là dục nhiễm, đó gọi là sử ái.

Hỏi: Thế nào là sử giận?

Đáp: Nếu ghét bỏ, giận dữ, đó gọi là sử giận.

Hỏi: Thế nào là sử ganh ghét?

Đáp: Nếu thấy người khác được lợi dưỡng, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, lễ bái, tức tỏ ra ganh ghét, tâm giận dữ, phẫn nộ, ganh ghét, đó gọi là sử ganh ghét. Hỏi: Thế nào là sử keo kiệt?

Đáp: Nếu keo kiệt, tiếc lẫn của cải, vật dụng, tâm tham lam không buông bỏ, đó gọi là sử keo kiệt.

Hỏi: Thế nào là sử vô minh?

Đáp: Căn bất thiện si, đó gọi là sử vô minh.

Hỏi: Thế nào là sử kiêu mạn?

Đáp: Nếu do mạn nên tự cao, đó gọi là sử kiêu mạn.

Hỏi: Thế nào là sử trạo cử?

Đáp: Nếu lay động bất định, phát khởi buông thả phóng túng, không tĩnh lặng, không tĩnh lặng chính đáng, tâm không thôi dứt, đó gọi là sử trạo cử.

Định có giác có quán, định không giác có quán, định không giác không quán, định không, định vô tướng, định vô nguyện, như trong ba chi đạo của Phẩm đạo đã nói rộng.

Hỏi: Thế nào là tín căn?

Đáp: Người học lìa phiền não, có tâm Thánh hướng đến đạo Thánh. Nếu là kiên tín, kiên pháp và người hướng đến khác, thấy lỗi lầm tai hại của hành, quán Niết-bàn tĩnh lặng, quán như thật về khổ tập diệt đạo, chưa được muốn được, chưa hiểu muốn hiểu, chưa chứng muốn chứng. Người kiến học tu đạo, lìa phiền não, hoặc là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đầy đủ hành quán, nếu ở địa trí, hoặc quán tâm giải thoát, tức được quả Sa-môn, quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm. Người vô học A-la-hán chưa được pháp Thánh, muốn được tu đạo, hành quán đầy đủ, nếu ở địa trí, nếu quán tâm giải thoát, tức được quả A-la-hán. Như nơi người thật, như hướng đến người tín nhập tín, tín vượt hơn, tín chân, tâm tịnh, đó gọi là tín căn.

Tấn, niệm, định, tuệ căn cũng như thế.

HẾT – QUYỂN 23