LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 16

Phẩm thứ 10: PHẦN KHÔNG HỎI VỀ ĐẠO, phần 2

Lại nữa, định không giác không quán, như Tỳ-kheo diệt giác quán, nội tịnh tín, nhất tâm, không giác không quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ hai. Vì Tỳ-kheo này cố có được nội tịnh tín, hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, nội tịnh tín, hỷ lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền thứ hai.

Lại nữa, Tỳ-kheo được định có giác có quán, có hỷ cùng với vị, như Tỳ-kheo quán giác, quán thô, thì định không giác không quán, tĩnh lặng vượt hơn. Tỳ-kheo quán giác quán thô xong, giác quán tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, nên có nội tịnh tín, hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, nội tịnh tín, hỷ lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền thứ hai.

Nhyư Tỳ-kheo, nếu hành trì, hoặc thọ giáo, hoặc theo pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc, được định có giác, có quán, có hỷ cùng với vị. Như Tỳ-kheo hành trì cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều. Tu học nhiều xong, tâm hướng đến tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng xong, được giác quán tĩnh lặng, đang tĩnh lặng diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, có nội tịnh tín, hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, nội tịnh tín, hỷ lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền thứ hai.

Lại nữa, Tỳ-kheo được định không giác không quán, có hỷ cùng với vị, Tỳ-kheo quán hỷ thô tâm hỷ cũng có bi, không có hỷ lạc tĩnh lặng vượt hơn. Tỳ-kheo quán hỷ thô xong, được hỷ tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, nên có nội tịnh tín, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nhập thiền thứ nhất này là tâm xả, không cùng tâm xả nhập định của thiền thứ ba. Nếu người nhập định này, tức được ba chi, đang được duyên nơi được là nội tịnh tín, không hỷ lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền trung gian. Thiền trung gian của thiền thứ hai, thứ ba là thiền thứ hai hướng đến thiền thứ ba.

Lại nữa, Tỳ-kheo được định không giác không quán, không có hỷ lạc cùng với vị. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô, tâm không có hỷ lạc, cũng có tạo ra xả bất khổ bất lạc, được tĩnh lặng hơn hết. Tỳkheo quán không có hỷ lạc thô xong, không có hỷ lạc tĩnh lặng, đang tĩnh lặng diệt mất, trừ. Vì diệt mất, trừ xong, nên có nội tịnh tín, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được ba chi, đang được, duyên nơi được, nội tịnh tín, xả khổ bất lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán không phải thiền, không phải là thiền trung gian.

Như Tỳ-kheo, nếu hành trì, hoặc thọ giác, hoặc theo pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc, được định không giác không quán, không có hỷ lạc cùng với vị. Như Tỳ-kheo hành trì cho đến tiếp xúc gần gũi, tu học nhiều. Tu học nhiều xong, tâm hướng đến tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng xong, được hỷ lạc tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, nên có nội tịnh tín, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán không phải thiền, không phải là thiền trung gian.

Lại nữa, Tỳ-kheo lìa hỷ, xả, hành niệm chánh trí, thân thọ lạc, như hành giải xả, niệm lạc của các Thánh nhân, thành tựu hành của thiền thứ ba, Tỳ-kheo cố có định cùng với vị, xả niệm chánh trí, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được năm chi, đang được, duyên nơi được, cùng với vị, xả niệm chánh trí, không có hỷ lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền thứ ba.

Như Tỳ-kheo, nếu hành trì, hoặc thọ giáo, hoặc theo pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc, được định không giác không quán, có hỷ lạc cùng với vị. Như Tỳ-kheo hành trì cho đến tiếp xúc gần gũi, tu học nhiều, tu học nhiều xong, tâm hướng đến tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng xong, được hỷ tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, nên có cùng với vị, xả niệm chánh trí, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được năm chi, đang được, duyên nơi được, cùng với vị, xả niệm chánh trí, không có hỷ lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền thứ ba.

Lại nữa, Tỳ-kheo được định không giác không quán, không có hỷ lạc, cùng với vị. Như Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô, tâm không có hỷ lạc, cũng có tạo tác, xả bất khổ bất lạc, được tĩnh lặng vượt hơn. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô xong, không có hỷ lạc tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, được xả niệm chánh trí, nhất tâm. Hởi thở ra vào của người này diệt, không cùng với người nhập thiền thứ tư. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, xả bất khổ bất lạc, niệm chánh trí, nhất tâm. Đó gọi là định không giác, không quán của thiền trung gian. Thiền trung gian của thiền thứ ba, thứ tư là từ thiền thứ ba hướng đến thiền thứ tư.

Như Tỳ-kheo, nếu hành trì, hoặc thọ giáo, hoặc theo pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc, tức được định không giác không quán, không có hỷ lạc cùng với vị. Tỳ-kheo hành trì cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều, tu học nhiều xong, tâm hướng đến tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng xong, không có hỷ lạc tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, có xả bất khổ bất lạc, niệm chánh trí, nhất tâm. Hơi thở ra vào của người này đã diệt, không cùng với người nhập thiền thứ tư. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, xả bất khổ bất lạc, niệm chánh trí, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền trung gian. Thiền trung gian của thiền thứ ba, thứ tư là từ thiền thứ ba hướng đến thiền thứ tư.

Lại nữa, Tỳ-kheo đoạn khổ, đoạn lạc, trước hết diệt sự ưu hỷ, xả bất khổ bất lạc, niệm tịnh, thành tựu hành của thiền thứ tư. Như Tỳ-kheo có hỷ, xả bất khổ bất lạc, niệm tịnh, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, xả bất khổ bất lạc, niệm tịnh, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền thứ tư.

Lại nữa, Tỳ-kheo được định không giác không quán, không có hỷ lạc cùng với vị. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô, tâm không có hỷ lạc, cũng có tạo tác, xả bất khổ bất lạc, được tĩnh lặng vượt hơn. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô xong, không có hỷ lạc tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Vì diệt mất, trừ xong, nên có xả bất khổ bất lạc, niệm tịnh, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, xả bất khổ bất lạc, niệm tịnh, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền thứ tư.

Như Tỳ-kheo, nếu hành trì, hoặc thọ giáo, hoặc theo pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc, tức được định không giác không quán, không có hỷ lạc cùng với vị. Như Tỳ-kheo từ hành trì cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều, tu học nhiều xong, tâm hướng đến tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng xong, không có hỷ lạc tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, nên có xả bất khổ bất lạc, niệm tịnh, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được là xả bất khổ bất lạc, niệm tịnh, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của thiền thứ tư.

Lại nữa, Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy từng ấy tưởng, thành tựu hành của xứ vô biên không. Như Tỳ-kheo có tưởng không xứ, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được ba chi, đang được, duyên nơi được là tưởng của không xứ, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của không xứ.

Lại nữa, Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng của không xứ, thành tựu hành của xứ vô biên thức. Như Tỳ-kheo có tưởng của thức xứ, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được ba chi, đang được, duyên nơi được, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm được tưởng thức xứ. Đó gọi là định không giác không quán của thức xứ.

Lại nữa, Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng của thức xứ, thành tựu hành của xứ vô sở hữu. Như Tỳ-kheo có tưởng của xứ vô sở hữu, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được ba chi, đang được, duyên nơi được là tưởng xứ vô sở hữu, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của xứ bất dụng.

Lại nữa, Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng của xứ bất dụng, thành tựu hành của xứ phi tưởng phi phi tưởng. Như Tỳ-kheo có tưởng của xứ phi tưởng phi phi tưởng, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được ba chi, đang được, duyên nơi được là tưởng của xứ phi tưởng phi phi tưởng, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Đó gọi là định không giác không quán của xứ phi tưởng phi phi tưởng.

Hỏi: Thế nào là định không?

Đáp: Như Tỳ-kheo đối với tất cả pháp, hoặc pháp của một xứ, tư duy về không, nhận biết không, hiểu rõ không, thọ nhận không.

Hỏi: Do nghĩa nào nên không?

Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không. Quán không phóng dật như thế, tức được định, tâm trụ, đang trụ. Đó gọi là định không.

Lại nữa, định không có sáu không: Nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không.

Hỏi: Thế nào là nội không?

Đáp: Như Tỳ-kheo đối với tất cả pháp nội, hoặc pháp nội của một xứ, tư duy về không, nhận biết không, hiểu rõ không, thọ nhận không.

Hỏi: Do nghĩa nào nên không?

Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, không biến dịch không. Quán không phóng dật như thế, tức được định, tâm trụ, đang trụ. Đó gọi là nội không.

Hỏi: Thế nào là ngoại không?

Đáp: Như Tỳ-kheo đối với tất cả pháp ngoài, hoặc pháp ngoài của một xứ, tư tuy về không, nhận biết không, hiểu rõ không, thọ nhận không.

Hỏi: Do nghĩa nào nên không?

Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, không biến dịch không. Quán không phóng dật như thế, tức được định, tâm trụ, đang trụ. Đó gọi là ngoại không.

Hỏi: Thế nào là nội ngoại không?

Đáp: Như Tỳ-kheo đối với tất cả pháp trong ngoài, hoặc pháp trong ngoài của một xứ, tư duy về không, nhận biết không, hiểu rõ không, thọ nhận không.

Hỏi: Do nghĩa nào nên không?

Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, không biến dịch không. Quán không phóng dật như thế, tức được định, tâm trụ, đang trụ. Đó gọi là nội ngoại không.

Hỏi: Thế nào là không không?

Đáp: Như Tỳ-kheo thành tựu hành của định không, Tỳ-kheo tư duy về không, nhận biết không, hiểu rõ không, thọ nhận không.

Hỏi: Do nghĩa nào nên không?

Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, không biến dịch không. Quán không phóng dật như thế, tức được định không, tâm trụ, đang trụ. Đó gọi là không không.

Hỏi: Thế nào là đại không?

Đáp: Như Tỳ-kheo đối với tất cả pháp, tư duy về không, nhận biết không, hiểu rõ không, thọ nhận không.

Hỏi: Do nghĩa nào nên không?

Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không. Quán không phóng dật như thế, tức được định, tâm trụ, đang trụ. Đó gọi là đại không.

Hỏi: Thế nào là đệ nhất nghĩa không?

Đáp: Đệ nhất tức là Niết-bàn. Như Tỳ-kheo tư duy về Niết-bàn là không, nhận biết không, hiểu rõ không, thọ nhận không.

Hỏi: Do nghĩa nào nên không?

Đáp: Do ngã không nên ngã sở cũng không, thường không, không biến dịch không. Quán không phóng dật như thế, tức được định, tâm trụ, đang trụ. Đó gọi là đệ nhất nghĩa không.

Sáu không như thế gọi là định không.

Hỏi: Thế nào là định vô tướng?

Đáp: Trừ định không, nếu là định khác, dùng Niết-bàn của Thánh làm cảnh giới, đó gọi là định vô tướng.

Lại nữa, định vô tướng là như hành có tướng, Niết-bàn thì vô tướng. Hành có ba tướng: Sinh, trụ, diệt. Niết-bàn không có ba tướng: Không sinh, không trụ, không diệt.

Như thế, hành có tướng, Niết-bàn thì không có tướng. Niết-bàn là tịch diệt, là nhà cửa, là cứu hộ, là đèn sáng, là nương dựa, là không trọn mất, là hướng về, là không có nóng bức, là không có ưu não, là không có ưu bi khổ não và các hành khác. Tư duy về Niết-bàn được định, tâm trụ, đang trụ. Đó gọi là định vô tướng.

Hỏi: Thế nào là định vô nguyện?

Đáp: Trừ định không, nếu là định khác, dùng hữu vi của Thánh làm cảnh giới, đó gọi là định vô nguyện.

Lại nữa, định vô nguyện: Nguyện có hai thứ: Ái chấp, kiến chấp. Tỳ-kheo tư duy về hành khổ hoạn như ung nhọt, mũi tên độc, tham đắm vị, là pháp nương dựa duyên, hư hoại, không nhất định, không đầy đủ, có thể hủy hoại, là các khổ, không tư duy về không, vô ngã, được định, tâm trụ, đang trụ. Tỳ-kheo ái đoạn, kiến đoạn, định này có thể đoạn ái, kiến. Đó gọi là định vô nguyện.

Hỏi: Thế nào là bốn niệm xứ?

Đáp: Như Tỳ-kheo nơi nội thân quán thân, hành siêng năng niệm chánh trí, điều phục trông mong ái của thế gian. Nơi ngoại thân quán thân, hành siêng năng niệm chánh trí, điều phục trông mong ái của thế gian. Nơi nội ngoại thân quán thân, hành siêng năng niệm chánh trí, điều phục trông mong ái của thế gian. Thọ, tâm, pháp cũng như thế. Đó gọi là bốn niệm xứ.

Hỏi: Thế nào là bốn chánh đoạn?

Đáp: Như Tỳ-kheo đối với pháp ác bất thiện chưa sinh, muốn khiến không sinh, khởi mong muốn tự cố gắng thắng tấn, thâu giữ tâm, chánh đoạn.

Pháp ác đã sinh, muốn khiến đoạn trừ, khởi mong muốn tự cố gắng thắng tấn, thâu giữ tâm, chánh đoạn.

Pháp thiện chưa sinh, muốn khiến sinh, khởi mong muốn tự cố gắng thắng tấn, thâu giữ tâm, chánh đoạn.

Pháp thiện đã sinh, muốn khiến trụ, tu đầy đủ không quên, khiến tăng trưởng rộng lớn, khởi mong muốn tự cố gắng thắng tấn, thâu giữ tâm, chánh đoạn. Đó gọi là bốn chánh đoạn.

Hỏi: Thế nào là bốn thần túc?

Đáp: Như Tỳ-kheo đoạn hành đã thành tựu, tu thần túc tinh tấn, định tâm định, niệm định, tuệ định, đoạn hành, thành tựu tu thần túc. Đó gọi là bốn thần túc.

Bốn thiền như nơi phẩm Thiền đã nói.

Hỏi: Thế nào là bốn vô lượng?

Đáp: Là từ, bi, hỷ, xả.

Hỏi: Thế nào là từ?

Đáp: Như Tỳ-kheo tư duy về lạc của chúng sinh, nhận biết lạc, hiểu rõ lạc, thọ nhận lạc. Hoặc có chúng sinh đã từng xâm não Tỳ-kheo. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hiểu rõ. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh đã từng xâm não ta. Chúng sinh tuy lấn hiếp, gây tổn hại ta, nhưng pháp của ta là không nên đáp trả lại. Nếu ta nổi giận, gây não hại chúng sinh, tức tự làm tổn hại mình. Người khác đã xâm não ta, nếu ta đáp trả lại họ, là tự tổn hại nhiều hơn. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy: Muốn khiến chúng sinh được an lạc, nhận biết lạc, hiểu rõ lạc, thọ nhận an lạc.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện nay lại xâm não. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hiểu rõ. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, hiện nay lại xâm não. Tuy chúng sinh hiện đang xâm não ta, hoặc là nghiệp báo đời trước của ta, không phải ta có thể ngăn cản. Nếu ta giận dữ, gây xúc não chúng sinh, chính là tự làm tổn hại. Người khác đã xâm não ta, nếu ta đáp trả lại, tức tự mình có nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy muốn khiến chúng sinh được an lạc, nhận biết lạc, hiểu rõ lạc, thọ nhận an lạc.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, nay không xâm não, sẽ muốn xâm não. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hiểu rõ. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, nay không xâm não, sẽ muốn xâm não. Tuy chúng sinh sẽ muốn xâm não, hoặc không tạo tác, hoặc nhân duyên không tụ tập, nếu ta giận, xúc não chúng sinh, thì sẽ tự tổn hại. Người khác tuy muốn xâm não ta, nếu ta đáp trả lại, tức tự tổn hại nhiều. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy muốn khiến chúng sinh được an lạc, nhận biết lạc, hiểu rõ lạc, thọ nhận an lạc.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Trước họ chưa từng xâm não, là người ái hỷ, vừa ý của ta, hiện nay đang xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hiểu rõ. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, nay không xâm não, sẽ không xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta. Chúng sinh từng xâm não, tuy xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta, nhưng ta cũng không nên xâm não họ. Nếu ta giận dữ gây não hại chúng sinh, tức là tự tổn hại. Người khác đã xâm não, nếu ta đáp trả lại, tức tự tổn hại càng nhiều. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, não hại, tư duy muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hiểu rõ vui, thọ nhận an vui.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện không xâm não, sẽ không xâm não. Trước chưa từng xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta, nay hiện đang xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta. Tỳkheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hiểu rõ. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, nay không xâm não, sẽ không xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta. Trước chưa từng xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta, nay hiện là chúng sinh xâm não, tuy xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta, hoặc là nghiệp báo của đời trước, không phải ta có thể ngăn chận nghiệp đời trước của người khác. Nếu ta giận dữ gây xúc não chúng sinh, tức tự làm tổn hại. Người khác đã xâm não ta, nếu ta đáp trả lại, là tự tổn hại nhiều. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hiểu rõ vui, thọ nhận an vui.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, nay không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta sẽ muốn xâm não. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hành giải. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, nay không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta sẽ muốn xâm não. Chúng sinh tuy muốn xâm não chỗ ái hỷ vừa ý của ta, hoặc không làm, hoặc do nhân duyên không đủ. Nếu ta giận dữ, xúc não chúng sinh ấy, tức tự làm tổn hại. Người khác đã xâm não ta, nếu ta đáp trả lại, là tự tạo nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hành giải vui, thọ nhận an vui.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, đã từng tạo lợi ích. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy, tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hành giải. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, đã từng tạo lợi ích. Hoặc là chúng sinh tuy đã tạo lợi ích nhưng không là người ái hỷ vừa ý của ta, thì ta không nên xâm não họ. Nếu ta nổi giận, xúc não chúng sinh, tức là tự tổn hại. Người khác đã gây tổn hại cho ta, nếu ta đáp trả lại, là tự tạo tổn hại nhiều hơn. Tỳ-kheo kia tư duy như thế rồi, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hành giải vui, thọ nhận an vui.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng tạo lợi ích. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, hiện nay tạo lợi ích. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy, tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hành giải. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng tạo lợi ích. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, hiện nay tạo lợi ích. Chúng sinh tuy nay tạo lợi ích nhưng là người không ái hỷ vừa ý của ta, hoặc là do nghiệp báo của đời trước, không phải ta có thể ngăn chận được nghiệp báo đời trước của người khác. Nếu ta giận dữ, xúc não chúng sinh, là tự tạo tổn hại. Người khác đã tổn hại ta, nếu ta đáp trả lại, là đã tự gây tổn hại rất nhiều. Tỳ-kheo kia tư duy như thế rồi, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hành giải vui, thọ nhận an vui.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng tạo lợi ích, nay không tạo lợi ích, nhưng sẽ muốn tạo lợi ích cho ta. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy, tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hành giải. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, hiện nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng tạo lợi ích, nay không tạo lợi ích, nhưng sẽ muốn tạo lợi ích cho ta. Chúng sinh tuy muốn tạo lợi ích, nhưng là người không ái hỷ vừa ý của ta, hoặc không làm, hoặc do nhân duyên không tích tập. Nếu ta nổi giận, gây xúc não chúng sinh, tức tự tổn hại. Người khác đã gây tổn hại cho ta, nếu ta đáp trả lại họ, thì tự tạo nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, do diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hành giải vui, thọ nhận an vui.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng tạo lợi ích, nay không tạo lợi ích, sẽ không tạo lợi ích. Tỳ-kheo như thế là không có nhân duyên, liền khởi giận chúng sinh. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy, tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hành giải. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh trước chưa từng xâm não ta, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng xâm não, nay không xâm não, sẽ không xâm não. Hoặc là người không ái hỷ vừa ý của ta, trước chưa từng tạo lợi ích, nay không tạo lợi ích, sẽ không tạo lợi ích. Ta do không đủ nhân duyên, liền khởi giận chúng sinh. Ta đối với chúng sinh ấy, tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hành giải. Nếu ta giận dữ, gây não hại chúng sinh, là tự làm tổn hại mình. Người khác đã gây tổn hại ta, nếu ta đáp trả lại, là tự tạo tổn hại nhiều hơn. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hành giải vui, thọ nhận an vui.

Như Tỳ-kheo, nếu đối với chúng sinh ở phương đông, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy: Muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hành giải vui, thọ nhận an vui. Đối với chúng sinh ở phương nam, tây, bắc, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, tư duy: Muốn khiến chúng sinh được an vui, nhận biết vui, hành giải vui, thọ nhận an vui. Như Tỳ-kheo dùng tâm từ mở bày khắp hành của một phương, nơi phương thứ hai, thứ ba, thứ tư, bốn hướng trên dưới, tất cả đều dùng tâm từ rộng lớn, tôn thắng, không hai, không lường, không oán, không giận, mở bày khắp hành của các thế gian. Đó gọi là từ.

Hỏi: Thế nào là bi?

Đáp: Như Tỳ-kheo không tư duy về chúng sinh an vui, không nhận biết vui, không hành giải vui, không thọ nhận an vui. Tỳ-kheo thấy chúng sinh khổ, thọ khổ, như cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, thân thuộc, tri thức, đại thần, chúng sinh nơi địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, như hạng nghèo hèn trong loài người, nghèo hèn trong quỷ thần, xót thương các chúng sinh đó, nên khởi tâm bi.

Hoặc có chúng sinh đã từng xâm não Tỳ-kheo. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hành giải. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh đã từng xâm não ta. Chúng sinh tuy xâm não ta, nhưng ta không nên xâm não họ. Nếu ta giận dữ, gây não hại chúng sinh, là tự làm tổn hại mình. Người khác đã gây tổn hại cho ta, nếu ta đáp trả lại, là tự mình tạo nhiều tổn hại. Tỳ-kheo kia tư duy như thế rồi, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, xúc não, đối với chúng sinh khởi tâm bi thương xót.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, cho đến không có nhân duyên liền khởi giận dữ, như trên đã nói.

Như Tỳ-kheo, nếu đối với chúng sinh ở phương đông, diệt trừ tâm giận dữ não hại, khởi tâm bi thương xót chúng sinh. Đối với chúng sinh ở phương nam, tây, bắc, diệt trừ tâm giận dữ não hại, khởi tâm bi thương xót chúng sinh. Như Tỳ-kheo dùng tâm bi mở bày khắp hành của một phương, nơi phương thứ hai, thứ ba, thứ tư, bốn hướng trên dưới, tất cả đều dùng tâm bi rộng lớn, tôn thắng, không hai, không lường, không oán, không giận, mở bày khắp hành của các thế gian. Đó gọi là bi.

Hỏi: Thế nào là hỷ?

Đáp: Như Tỳ-kheo, không tư duy về chúng sinh an vui, không nhận biết vui, không hành giải vui, không thọ nhận an vui. Tỳ-kheo đối với chúng sinh không được thương xót, không khởi tâm bi. Như Tỳ-kheo, nếu thấy chúng sinh, an lạc thọ lạc, hoặc cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, thân thuộc, tri thức, đại thần, hoặc chư thiên, các thiên tử, hoặc là Phật, đệ tử của Phật, đối với chúng sinh kia có được vui mừng, không dựa vào tưởng dục nhiễm.

Hoặc có chúng sinh đã từng xâm não Tỳ-kheo. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không hành giải. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh đã từng xâm não ta. Chúng sinh tuy xâm não ta, nhưng ta không nên xâm não họ. Nếu ta xâm não chúng sinh, tức là tự tạo tổn hại. Người khác đã gây tổn hại cho ta, nếu ta đáp trả lại, là tự tạo tổn hại rất nhiều. Tỳ-kheo kia tư duy như thế rồi, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, đối với chúng sinh có được duyệt hỷ, không dựa vào tưởng dục nhiễm.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, cho đến không có nhân duyên liền khởi giận dữ, như trên đã nói.

Như Tỳ-kheo, nếu đối với chúng sinh ở phương đông, diệt trừ tâm giận dữ, não hại, đối với chúng sinh được tâm hỷ duyệt, không dựa vào tưởng dục nhiễm. Đối với chúng sinh ở phương nam, tây, bắc, diệt trừ tâm giận dữ não hại, đối với chúng sinh được tâm hỷ duyệt, không dựa vào tưởng dục nhiễm. Như Tỳkheo dùng tâm hỷ mở bày khắp hành của một phương, phương thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng bốn hướng trên dưới, tất cả đều dùng tâm hỷ rộng lớn, tôn thắng, không hai, không lường, không oán ghét, không giận dữ, mở bày khắp hành của các thế gian. Đó gọi là hỷ.

Hỏi: Thế nào là xả?

Đáp: Như Tỳ-kheo không tư duy về chúng sinh an vui, không nhận biết vui, không hành giải vui, không thọ nhận an vui, không được thương xót, không khởi tâm bi, không được hỷ duyệt, không dựa vào tưởng dục nhiễm. Như Tỳ-kheo chỉ duyên nơi chúng sinh nên được xả. Như người đi vào trong rừng rậm, không phân biệt đây là cây Bát-đala, cây Ni-câu-đà, cây Tỳ-lê-xoa, cây Ưu-đầu-phi-la, cây Gia-chi, cây Gia-tỳ-da, cây Nhã-tỳ-da-la, cây Gia-ni-kha-la, cây Di-đà, cây Y-đàgià, mà chỉ thấy toàn là rừng rậm, không phân biệt các thứ cây. Như thế, Tỳ-kheo không tư duy về chúng sinh an vui, không nhận biết vui, không hành giải vui, không thọ nhận an vui, không được thương xót, không khởi tâm bi, không được hỷ duyệt, không dựa vào tưởng dục nhiễm, chỉ duyên nơi chúng sinh nên được xả.

Hoặc có chúng sinh đã từng xâm não Tỳ-kheo. Tỳ-kheo đối với chúng sinh ấy tâm có chướng ngại, không thanh tịnh, không thân cận, không hành giải. Tỳ-kheo tư duy như thế này: Chúng sinh đã từng xâm não ta. Chúng sinh tuy xâm não ta, nhưng ta không nên xâm phạm não hại họ, nếu ta giận dữ gây não hại chúng sinh, tức là tự tổn hại. Người khác đã tổn hại ta, nếu ta đáp trả lại, là tự tạo tổn hại không ít. Tỳ-kheo kia tư duy như thế xong, đối với chúng sinh có thể nhẫn nhục, diệt trừ tâm giận dữ, não hại, chỉ duyên nơi chúng sinh nên được xả.

Hoặc có chúng sinh trước chưa từng xâm não Tỳ-kheo, cho đến không có nhân duyên liền khởi giận dữ, như trên đã nói.

Như Tỳ-kheo, nếu đối với chúng sinh ở phương đông, diệt trừ tâm giận dữ não hại, chỉ duyên nơi chúng sinh nên được xả. Đối với chúng sinh ở phương nam, tây, bắc, cũng diệt trừ tâm giận dữ, não hại, chỉ duyên nơi chúng sinh nên được xả. Như Tỳ-kheo dùng tâm xả mở bày khắp hành của một phương, phương thứ hai, thứ ba, thứ tư, cùng bốn hướng trên dưới, tất cả đều dùng tâm xả rộng lớn, tôn thắng, không hai, không lường, không oán ghét, không giận dữ, mở bày khắp hành của các thế gian. Đó gọi là xả.

Như thế, từ bi hỷ xả gọi là bốn vô lượng.

Hỏi: Thế nào là bốn định vô sắc?

Đáp: Như Tỳ-kheo lìa tất cả tưởng sắc, diệt tưởng giận dữ, không tư duy từng ấy tưởng, thành tựu hành của xứ vô biên không, lìa tất cả không xứ, thành tựu hành của thức xứ, lìa tất cả thức xứ, thành tựu hành của xứ bất dụng, lìa tất cả xứ bất dụng, thành tựu hành của xứ phi tưởng phi phi tưởng. Đó gọi là bốn định vô sắc.

Hỏi: Thế nào là bốn hướng đạo?

Đáp: Hướng đạo khổ khó hành. Hướng đạo khổ hành nhanh. Hướng đạo vui khó hành. Hướng đạo vui hành nhanh.

Thế nào là hướng đạo khổ khó hành? Như Tỳ-kheo, tánh tham dục nhiều, tánh giận dữ nhiều, tánh ngu si nhiều. Tỳ-kheo này hành đạo vì ngăn trừ dục nhiễm nên thường nhận ưu khổ, vì ngăn trừ giận dữ nên thường nhận ưu khổ, vì ngăn trừ ngu si nên thường nhận ưu khổ. Tỳ-kheo này nơi năm căn Thánh đã hành chậm chạp. Những gì là năm? Là tín căn, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Do năm căn của Tỳkheo này hành chậm, nên chứng định vô gián, dứt hết các lậu. Đó gọi là hướng đạo khổ khó hành.

Thế nào là hướng đạo khổ hành nhanh? Như Tỳ-kheo, tánh tham dục nhiều, tánh giận dữ nhiều, tánh ngu si nhiều. Tỳ-kheo này hành đạo vì ngăn trừ dục nhiễm nên thường nhận ưu khổ, vì ngăn trừ giận dữ nên thường nhận ưu khổ, vì ngăn trừ ngu si nên thường nhận ưu khổ. Tỳ-kheo này nơi năm căn Thánh đã hành nhanh chóng. Những gì là năm? Là tín căn, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Do năm căn của Tỳ-kheo này hành nhanh chóng, nên chóng chứng định vô gián, dứt hết các lậu. Đó gọi là hướng đạo khổ hành nhanh.

Thế nào là hướng đạo vui khó hành? Như Tỳ-kheo, tánh tham dục ít, tánh giận dữ ít, tánh ngu si ít. Tỳ-kheo này hành đạo vì duyên nơi dục nhiễm ít nên không thường nhận ưu khổ, vì duyên nơi giận dữ ít nên không thường nhận ưu khổ, vì duyên nơi ngu si ít nên không thường nhận ưu khổ. Tỳ-kheo này nơi năm căn Thánh đã hành chậm chạp. Năm căn đó là tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Do năm căn của Tỳ-kheo này hành chập, nên chứng định vô gián, dứt hết các lậu. Đó gọi là hướng đạo vui khó hành.

Thế nào là hướng đạo vui hành nhanh? Như Tỳ-kheo, tánh tham dục ít, tánh giận dữ ít, tánh ngu si ít. Tỳ-kheo này hành đạo vì duyên nơi dục nhiễm ít nên không thường nhận ưu khổ, vì duyên nơi giận dữ ít nên không thường nhận ưu khổ, vì duyên nơi ngu si ít nên không thường nhận ưu khổ. Tỳ-kheo này nơi năm căn Thánh đã hành rất nhanh nhạy. Năm căn đó là tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn. Do năm căn của Tỳ-kheo này hành nhanh nhạy, nên chóng chứng định vô gián, dứt hết các lậu. Đó gọi là hướng đạo vui hành nhanh.

Như thế bốn thứ ấy gọi là bốn hướng đạo.

Hỏi: Thế nào là bốn tu định?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Bốn tu định. Những gì là bốn? Có tu định thân cận, tu học nhiều, đạt được hành vui nơi hiện đời. Có tu định thân cận, tu học nhiều, đạt được tri kiến. Có tu định thân cận, tu học nhiều, đạt được tuệ phân biệt. Có tu định thân cận, tu học nhiều, đạt được lậu tận.

Thế nào là tu định thân cận, tu học nhiều, đạt được hành vui nơi hiện đời? Như Tỳ-kheo lìa dục pháp ác bất thiện, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ nhất. Diệt giác quán, nội tịnh tín, nhất tâm, không giác không quán, định sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ hai. Lìa hỷ xả, hành niệm chánh trí, thân thọ lạc, như hành giải xả niệm lạc của các Thánh nhân, thành tựu hành của thiền thứ ba. Đoạn khổ vui, trước diệt ưu hỷ, xả bất khổ bất lạc, niệm tịnh, thành tựu hành của thiền thứ tư. Như thế, tu định này thân cận, tu học nhiều, đạt được hành vui nơi hiện đời.

Thế nào là tu định thân cận, tu học nhiều, đạt được tri kiến? Như Tỳ-kheo khéo nhận lấy tưởng ánh sáng, khéo gìn giữ tưởng ban ngày. Tỳ-kheo như ban ngày tu tưởng ánh sáng, ban đêm cũng như thế, như ban đêm tu tưởng ánh sáng, ban ngày cũng như thế. Do tâm khai ngộ, không che lấp tâm, tâm tu có ánh sáng. Như thế, tu định này thân cận, tu học nhiều, đạt được tri kiến.

Thế nào là tu định thân cận, tu học nhiều, đạt được tuệ phân biệt? Như Tỳ-kheo nhận biết thọ sinh, nhận biết thọ trụ, nhận biết thọ diệt. Nhận biết tưởng sinh, nhận biết tưởng trụ, nhận biết tưởng diệt. Nhận biết giác sinh, nhận biết giác trụ, nhận biết giác diệt. Như thế, tu định này thân cận, tu học nhiều, đạt được tuệ phân biệt.

Thế nào là tu định thân cận, tu học nhiều, đạt được lậu tận? Như Tỳ-kheo nhận biết sự sinh diệt của năm thọ ấm. Nhận biết sắc, nhận biết sắc tập, nhận biết sắc diệt. Nhận biết thọ, tưởng, hành, thức, nhận biết thức tập, nhận biết thức diệt. Như thế tu định này thân cận, tu học nhiều, đạt được lậu tận.

Như kinh Ba La Diên đã nói: Đoạn tất cả tưởng dục, diệt ưu não, bỏ thùy miên, ngăn ngừa trạo cử, hối, xả, niệm tịnh, trước diệt giác, nhận biết giác, đạt giải thoát, đoạn vô minh. Đó gọi là bốn tu định.

Hỏi: Thế nào là bốn đoạn?

Đáp: Giới đoạn. Giữ gìn vi tế đoạn. Tu đoạn. Trí duyên đoạn.

Thế nào là giới đoạn? Như Tỳ-kheo, mắt thấy sắc, không nhận lấy tướng, không phân biệt, khiến phát khởi nhãn căn, thường tự thâu giữ hành, đừng dựa vào sự trông mong lo lắng của đời, là pháp ác bất thiện, giữ gìn cẩn thận nhãn căn, tức được giới của nhãn căn. Các căn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, ý nhận biết pháp, không nhận lấy tướng, không phân biệt, khiến phát khởi ý căn, thường tự thâu giữ hành, đừng dựa vào sự trông mong lo lắng của đời, là pháp ác bất thiện, gìn giữ cẩn thận ý căn, tức được giới của ý căn. Đó gọi là giới đoạn.

Thế nào là giữ gìn vi tế đoạn? Như Tỳ-kheo nhận lấy tướng thiện sinh gìn giữ vi tế. Hoặc đốt xương, hoặc tế bào sưng, hoặc sình trương, hoặc xanh bầm, hoặc màu đỏ, đen, hoặc rã nát, ly tán. Quán tướng thiện như thế, sinh gìn giữ vi tế. Đó gọi là giữ gìn vi tế đoạn.

Thế nào là tu đoạn? Như Tỳ-kheo tu niệm chánh giác, nương dựa nơi lìa dục, nương dựa nơi không nhiễm, nương dựa nơi diệt ái. Trạch pháp chánh giác, tấn chánh giác, hỷ chánh giác, trừ (khinh an) chánh giác, định chánh giác, tu xả chánh giác, ly dục, vô nhiễm, diệt ái. Đó gọi là tu đoạn.

Thế nào là trí duyên đoạn? Như Tỳ-kheo, hoặc ở chỗ trống trải bên cội cây, tư duy như thế này: Báo của hành ác bất thiện nơi thân trong đời này và đời sau. Như Tỳ-kheo có thể nhẫn đoạn hành ác của thân, tu hành thiện của thân. Báo của hành ác bất thiện nơi miệng trong đời này và đời sau. Như Tỳ-kheo có thể nhẫn đoạn hành ác của miệng, tu hành thiện của miệng. Báo của hành ác bất thiện nơi ý trong đời này và đời sau. Như Tỳ-kheo có thể nhẫn đoạn hành ác bất thiện của ý, tu hành thiện của ý. Đó gọi là trí duyên đoạn.

Giới hộ duyên tu đoạn

Như Lai nói tự tánh

Tỳ-kheo hành pháp này

Tất cả cõi khổ hết.

Đó gọi là bốn đoạn.

Hỏi: Thế nào là năm căn?

Đáp: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, đó gọi là năm căn. Năm lực cũng như thế.

Hỏi: Thế nào là năm xứ giải thoát?

Đáp: Nghĩa là Tỳ-kheo không phóng dật, siêng niệm chánh trí, hành tĩnh lặng, tâm chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa dứt hết được dứt hết, chưa được an ổn vô thượng tức được an ổn.

Hỏi: Vì sao nói là năm?

Đáp: Như Đức Thế Tôn vì Tỳ-kheo thuyết pháp. Hoặc thầy nói, hoặc người tuệ phạm tịnh hạnh nói. Tùy thuận Như Lai nói. Hoặc sư, hoặc người tuệ phạm tịnh hạnh nói. Nghe xong thọ nhận pháp nghĩa. Thọ nhận pháp nghĩa xong sinh khởi vui thích. Vui thích xong thì sinh mừng. Mừng xong được thân khinh an. Thân khinh an xong thì thọ lạc. Thọ lạc xong tức được tâm định. Tâm định xong thì tri kiến như thật. Tỳ-kheo không phóng dật như thế, siêng năng niệm chánh trí, hành tĩnh lặng, tâm chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa dứt hết tức được dứt hết, chưa được an ổn vô thượng liền được an ổn. Đó gọi là xứ giải thoát thứ nhất.

Lại nữa, Tỳ-kheo không phải Đức Thế Tôn, không phải sư, không phải người tuệ phạm tịnh hạnh lúc nói pháp. Như pháp đã nghe trước kia, đọc tụng rộng, thông suốt nhanh nhạy. Như pháp Tỳ-kheo đã nghe trước kia, đọc tụng rộng, thông suốt nhanh nhạy, thọ nhận pháp nghĩa. Tỳ-kheo thọ nhận pháp nghĩa xong sinh khởi vui thích. Vui thích xong thì sinh mừng. Mừng xong được thân khinh an. Thân khinh an xong thì thọ nhận lạc. Thọ nhận lạc xong tức tâm định. Tâm định xong thì tri kiến như thật. Tỳ-kheo không phóng dật như thế, siêng năng niệm chánh trí, hành tĩnh lặng, tâm chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa dứt hết tức được dứt hết, chưa được an ổn vô thượng liền được an ổn. Đó gọi là xứ giải thoát thứ hai.

Lại nữa, Tỳ-kheo, không phải lúc Đức Thế Tôn, không phải sư, không phải người tuệ phạm tịnh hạnh lúc thuyết pháp. Không phải pháp đã nghe trước kia, khi đọc tụng rộng, thông suốt nhanh nhạy.

Như pháp Tỳ-kheo đã nghe trước kia một cách thông suốt, nhanh nhạy, vì người khác giảng nói rộng. Như Tỳ-kheo theo pháp đã nghe trước kia một cách thông suốt, nhanh nhạy, rộng vì người khác giảng nói, thọ nhận pháp nghĩa. Tỳ-kheo thọ nhận pháp nghĩa xong sinh khởi vui thích. Vui thích xong thì sinh mừng. Mừng xong được thân khinh an. Thân khinh an xong thì thọ nhận lạc. Thọ nhận lạc xong tức tâm định. Tâm định xong thì tri kiến như thật. Tỳ-kheo không phóng dật như thế, siêng năng niệm chánh trí, hành tĩnh lặng, tâm chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa dứt hết tức được dứt hết, chưa được an ổn vô thượng liền được an ổn. Đó gọi là xứ giải thoát thứ ba.

Lại nữa, như Tỳ-kheo, không phải Đức Thế Tôn, không phải sư, không phải người tuệ phạm tịnh hạnh lúc thuyết giảng. Không phải pháp Tỳ-kheo đã nghe trước kia, lúc đọc tụng rộng, thông suốt nhanh nhạy. Không phải pháp đã nghe trước kia, thông suốt, nhanh nhạy, rộng vì người khác phân biệt. Như Tỳ-kheo trước kia đã nghe pháp thông suốt nhanh nhạy, tự tâm phân biệt. Như Tỳ-kheo theo pháp đã nghe, thông suốt nhanh nhạy, tự tâm phân biệt, thọ nhận pháp nghĩa. Tỳ-kheo thọ nhận pháp nghĩa xong sinh khởi vui thích. Vui thích xong thì sinh mừng. Mừng xong được thân khinh an. Thân khinh an xong thì thọ nhận lạc. Thọ nhận lạc xong tức tâm định. Tâm định xong thì tri kiến như thật. Tỳ-kheo không phóng dật như thế, siêng năng niệm chánh trí, hành tĩnh lặng, tâm chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa dứt hết tức được dứt hết, chưa được an ổn vô thượng liền được an ổn. Đó gọi là xứ giải thoát thứ tư.

Lại nữa, Tỳ-kheo không phải Đức Thế Tôn, không phải sư, không phải người tuệ phạm tịnh hạnh lúc nói pháp. Không phải pháp đã nghe trước kia, khi đọc tụng rộng, thông suốt, nhanh nhạy. Không phải pháp Tỳ-kheo đã nghe trước kia, thông suốt, nhanh nhạy khi rộng vì người khác phân biệt. Không phải pháp đã nghe trước kia, thông suốt, nhanh chóng, lúc tự tâm phân biệt. Như Tỳ-kheo khéo nhận lấy tướng định, khéo tư duy, khéo giải xét. Tỳ-kheo khéo nhận lấy tưởng định, khéo tư duy, khéo giải xét xong, thọ nhận pháp nghĩa. Tỳ-kheo thọ nhận pháp nghĩa xong sinh khởi vui thích. Vui thích xong thì sinh mừng. Mừng xong tức được thân khinh an. Thân khinh an xong thì thọ nhận lạc. Thọ nhận lạc xong tức tâm định. Tâm định xong thì tri kiến như thật. Tỳ-kheo không phóng dật như thế, siêng năng niệm chánh trí, hành tĩnh lặng, tâm chưa giải thoát được giải thoát, các lậu chưa dứt hết tức được dứt hết, chưa được an ổn vô thượng liền được an ổn. Đó gọi là xứ giải thoát thứ năm.

Như thế gọi là năm xứ giải thoát.

Năm xuất giới như nơi phẩm Giới đã nói.

Thế nào là năm quán định? Như kinh Chánh Tín nói: Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Lại có pháp vô thắng (không có gì hơn) như Đức Thế Tôn nói pháp nhập định quán. Bạch Thế Tôn! Có nhập định quán này, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn siêng năng, tinh tấn, dũng mãnh, chánh tư duy, học nhiều tâm hành, như pháp tư duy nhập định. Nhập định xong, quán thân từ đầu đến chân, từ chân đến đầu, cho đến lớp da mỏng đều là bất tịnh. Đó gọi là nhập định quán thứ nhất.

Lại nữa, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn siêng năng, tinh tấn, dũng mãnh, chánh tư duy, học nhiều tâm hành, như pháp tư duy nhập định. Nhập định xong, không quán da, máu, thịt, chỉ quán xương người, trong thân này có xương răng móng. Đó gọi là nhập định quán thứ hai.

Lại nữa, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn siêng năng, tinh tấn, dũng mãnh, chánh tư duy, học nhiều tâm hành, như pháp tư duy nhập định. Nhập định xong, không quán da, máu, thịt, xương, chỉ quán thức của người, thức trụ nơi đời này, trụ nơi đời khác, thức chưa đoạn, không lìa hai đời. Đó gọi là nhập định quán thứ ba.

Lại nữa, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn siêng năng, tinh tấn, dũng mãnh, chánh tư duy, học nhiều tâm hành, như pháp tư duy nhập định. Nhập định xong, không quán da, máu, thịt, xương, lại quán thức của người, thức không trụ nơi đời này, không trụ nơi đời khác, thức khéo đoạn lìa đời này, chưa đoạn lìa đời khác. Đó gọi là nhập định quán thứ tư.

Lại nữa, hoặc có Sa-môn, Bà-la-môn siêng năng, tinh tấn, dũng mãnh, chánh tư duy, học nhiều tâm hành, như pháp tư duy nhập định. Nhập định xong, không quán da, máu, thịt, xương, lại quán thức của người, thức không trụ nơi đời này, không trụ nơi đời khác, thức khéo đoạn lìa hai đời. Đó gọi là nhập định quán thứ năm.

Như thế, nhập định quán vô thắng, Đức Thế Tôn khéo nhận biết không có gì hơn, Đức Thế Tôn khéo thông đạt, không ai có thể vượt qua, như chỗ nhận biết của ý ta. Hoặc Sa-môn, Bà-la-môn, có thể nhận biết vượt hơn Đức Thế Tôn thì không có điều này. Đó gọi là nhập định quán thứ năm.

Hỏi: Thế nào là năm pháp khởi giải thoát?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Năm pháp thân cận, tu học nhiều là đã được giải thoát.

Những gì là năm? (1) Như Tỳ-kheo quán tưởng thân bất tịnh.

(2) Quán tưởng thức ăn bất tịnh. (3) Quán tưởng các hành vô thường.

(4) Quán tưởng đời không vui. (5) Quán tưởng thân chết.

Năm pháp như thế thân cận, tu học nhiều, có thể đạt được giải thoát. Đó gọi là năm pháp khởi giải thoát.

Hỏi: Thế nào là sáu niệm?

Đáp: Là niệm Phật cho đến niệm Thiên.

Thế nào là niệm Phật? Là dùng Phật làm cảnh giới, niệm khéo thuận hợp, không nghịch. Đó gọi là niệm Phật.

Thế nào là niệm Pháp? Là dùng pháp làm cảnh giới, niệm khéo thuận hợp, không nghịch. Đó gọi là niệm pháp.

Thế nào là niệm Tăng? Là dùng Tăng làm cảnh giới, niệm khéo thuận hợp, không nghịch. Đó gọi là niệm Tăng.

Thế nào là niệm Giới? Giới, nghĩa là giới của thân, khẩu, dùng giới làm cảnh giới, niệm khéo thuận hợp, không nghịch. Đó gọi là niệm Giới.

Thế nào là niệm Thí? Thí có hai thứ: Tài thí và pháp thí. Dùng thí làm cảnh giới, niệm khéo thuận hợp, không nghịch. Đó gọi là niệm Thí.

Thế nào là niệm Thiên? Nếu vượt qua đoạn thực, hóa sinh lên cõi trời. Nơi trời kia không quán nghiệp đời trước, không phân biệt nghiệp đời trước, dùng trời làm cảnh giới, niệm khéo thuận hợp, không nghịch. Đó gọi là niệm Thiên.

Như thế gọi là sáu niệm.

Sáu không như nơi tam muội không đã nói. Sáu xuất giới như nơi phẩm Giới đã nói.

Hỏi: Thế nào là sáu pháp phần minh?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Sáu pháp thân cận, tu học nhiều, tức phát sinh minh, được phần minh, có thể khiến cho minh thêm rộng lớn.

Sáu pháp đó là gì? (1) Tưởng vô thường. (2) Tưởng vô thường khổ. (3) Tưởng khổ vô ngã. (4) Tưởng thức ăn bất tịnh. (5) Tưởng tất cả thế gian không an vui. (6) Tưởng chết.

Hỏi: Thế nào là tưởng vô thường là pháp phần minh?

Đáp: Như Tỳ-kheo, hoặc ngồi nơi chỗ trống bên cội cây, tạo ra tư duy này: Sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành, thức đều là vô thường. Nếu năm thọ ấm như thế, tức quán hành vô thường. Như Đức Thế Tôn đã nói: Pháp hữu vi có ba tướng là sinh, trụ, diệt. Như thế, Tỳ-kheo tư duy về sinh, trụ, diệt, tu điều phục tâm khiến nhu hòa. Nhu hòa rồi thì tư duy sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Người tu hành nếu tưởng, tưởng nhớ, đó gọi là tưởng vô thường. Thân cận, tu học nhiều, thân cận tu học nhiều rồi thì sinh minh, được minh, được phần minh, có thể khiến cho minh thêm rộng lớn. Đó gọi là tưởng vô thường là pháp phần minh.

Hỏi: Thế nào là tưởng vô thường khổ là pháp phần minh?

Đáp: Như Tỳ-kheo, hoặc ngồi nơi chỗ trống bên cội cây, tư duy về sắc vô thường như thế, nếu vô thường tức là khổ. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, nếu vô thường tức là khổ. Như thế là quán hành khổ của năm thọ ấm. Như Đức Thế Tôn đã nói: Nếu sắc sinh, trụ, tức là sinh khổ, có bệnh, có già chết. Nếu thọ, tưởng, hành, thức sinh, trụ, tức là sinh khổ, có bệnh, có già chết.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn đã nói có ba khổ: Hành khổ, khổ khổ, biến dịch khổ (hoại khổ).

Thế nào là hành khổ? Tự tánh của hành nơi năm thọ ấm là khổ, hiện bày hoặc khổ tư tướng khổ, đó gọi là hành khổ.

Thế nào là khổ khổ? Tự tánh của hành nơi năm thọ ấm là khổ. Sinh cùng sinh, khởi cùng khởi, xuất cùng xuất, tạo thành đầy đủ, phát sinh vô số thứ bệnh: Nhân nhiệt sinh bệnh. Nhân đàm hiện nhiều, nhân gió, nhân quá sức, nhân người khác xúc não, nhân thời tiết biến đổi, nhân các đại mâu thuẫn nhau, nhân thức ăn uống không tiêu, nhân nghiệp báo của đời trước, nhân các đại không điều hòa sinh bệnh. Sinh bệnh về mắt, bệnh về tai, mũi, lưỡi, thân sinh khởi. Nhức đầu, đau mặt, nhức cổ họng, miệng, răng bệnh đau hông, sinh bệnh “xà thân”, đau nhức đường hô hấp, bệnh cổ trướng, bệnh ói mửa, sinh bệnh mụt đỏ, bệnh đau bụng, thân nóng, sinh bệnh hắc lào, ghẻ lở, phong, xâm dâm, ung nhọt, bệnh hủi trắng, hủi khô, bệnh cuồng loạn, sinh bệnh trĩ, bệnh tiểu hạ, bệnh sưng tấy, bệnh bị sâu trùng cắn ăn v.v…, bị bọ chét, muỗi, mòng, kiến cắn chích. Thân này cho đến chỗ của một sợi lông thảy đều có trùng. Như trên chứng sưng nơi ung nhọt của con người, sinh ra những thứ sưng độc hại. Tức khổ của tánh hành nơi năm thọ ấm cũng như thế. Sinh cùng sinh, khởi cùng khởi, xuất cùng xuất, tạo thành đầy đủ, sinh vô số thứ bệnh. Nhân nóng sinh bệnh, cho đến chỗ của một sợi lông cũng đều có trùng. Đó gọi là khổ khổ.

Thế nào là biến dịch khổ? Như hành của năm thọ ấm chuyển biến, suy kém, hư rã, tận diệt, sau cùng là tan lìa, hoại diệt, đó gọi là biến dịch khổ.

Như Tỳ-kheo đối với hành khổ, khổ khổ, biến dịch khổ kia, tu điều phục tâm, khiến được nhuần dịu, nhuần dịu xong thì tư duy về sắc khổ, tư duy về thọ, tưởng, hành, thức khổ. Như người tu hành, nếu tưởng, tưởng nhớ, đó gọi là tưởng vô thường khổ. Thân cận, tu học nhiều tức sinh minh, được minh, được phần minh, có thể khiến cho minh thêm rộng lớn. Đó gọi là tưởng vô thường khổ là pháp phần minh.

Hỏi: Thế nào là tưởng khổ vô ngã là pháp phần minh?

Đáp: Như Tỳ-kheo, ở chỗ trống bên cội cây, tư duy về sắc vô thường như thế. Nếu vô thường tức là khổ, nếu khổ tức vô ngã. Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, nếu vô thường tức là khổ, nếu khổ tức là vô ngã. Nếu đối với tưởng này, quán hành vô ngã của năm thọ ấm. Như Đức Thế Tôn nói: Sắc là vô ngã. Nếu sắc là ngã thì sắc không nên nhận bệnh khổ, sắc nên được tự tại, có như thế, không phải có như thế. Do sắc không phải là ngã, nên sắc nhận bệnh khổ, sắc không được tự tại, có như thế, không phải có như thế. Thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã. Nếu thọ, tưởng, hành, thức là ngã thì thọ tưởng hành thức không nên nhận bệnh khổ, thọ tưởng hành thức nên được tự tại, có như thế, không phải có như thế. Như Tỳ-kheo, như thế tu điều phục tâm cho nhu hòa, nhu hòa xong thì tư duy về sắc là vô ngã. Thọ, tưởng, hành, thức đều là vô ngã. Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng khổ vô ngã. Thân cận, tu học nhiều tức sinh minh, được minh, được phần minh, có thể khiến cho minh thêm rộng lớn. Đó gọi là tưởng khổ vô ngã là pháp phần minh.

Hỏi: Thế nào là tưởng thức ăn bất tịnh là pháp phần minh?

Đáp: Những gì là ăn? Ăn có bốn thứ: Đoạn thực, xúc thực, tư thực, thức thực. Như Đức Thế Tôn nói: Chúng sinh có bốn thứ ăn. Ăn thức ăn này, có thể khiến chúng sinh trụ, có thể làm cho ấm hòa hợp, có thể có lợi ích. Những gì là bốn? (1) Đoạn thực. (2) Xúc thực. (3) Tư thực. (4) Thức thực.

Những gì là đoạn thực? Đoạn thực có hai thứ: Thô, tế.

Thế nào là đoạn thực thô? Trừ thức ăn tịnh của trời, trừ thức ăn hương của trời, trừ thức ăn điều hòa khắp thân như y phục, tắm gội, các thức ăn phân từng phần, đoạn khác là đoạn thực, đó gọi là đoạn thực thô.

Thế nào là đoạn thực tế? Thức ăn tịnh của trời, thức ăn hương của trời, thức ăn điều hòa khắp thân như y phục, tắm gội, đó gọi là đoạn thực tế.

Lại nữa, đoạn thực thô: Trừ thức ăn hương của trời, trừ thức ăn điều hòa khắp thân như y phục, tắm gội, nếu là thức ăn khác là đoạn thực, đó gọi là đoạn thực thô.

Lại nữa, đoạn thực tế: Thức ăn hương của trời, thức ăn điều hòa khắp thân như y phục, tắm gội, đó gọi là đoạn thực tế.

Thế nào là xúc thực? Có sáu xúc: Nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, đó gọi là xúc thực.

Thế nào là tư thực? Có sáu tư thân: Sắc tư, thanh, hương, vị, xúc, pháp tư, gọi là sáu tư thân. Đó gọi là tư thực.

Thế nào là thức thực? Có sáu thức thân: Nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức, gọi là sáu thức thân. Đó gọi là thức thực.

Đoạn thực, hoặc là ăn, hoặc không phải là ăn. Xúc, tư, thức thực, hoặc là ăn, hoặc không phải là ăn.

Thế nào là đoạn thực là ăn? Nếu duyên nơi đoạn thực, các căn tăng trưởng, không tổn hoại, không giảm tuổi thọ, đó gọi là đoạn thực là ăn.

Thế nào là đoạn thực không phải là ăn? Nếu duyên nơi đoạn thực, các căn không tăng trưởng, tổn hoại, giảm tuổi thọ, đó gọi là đoạn thực không phải là ăn.

Thế nào là xúc, tư, thức thực là ăn? Nếu duyên nơi xúc tư thức thực, các căn tăng trưởng, không tổn hoại, không giảm tuổi thọ, đó gọi là xúc tư thức thực là ăn.

Thế nào là xúc tư thức thực không phải là ăn? Nếu duyên nơi xúc tư thức thực, các căn không tăng trưởng, tổn hoại, giảm tuổi thọ, đó gọi là xúc tư thức thực không phải là ăn.

Tỳ-kheo thọ đoạn thực, như ăn thịt con, quán tưởng bất tịnh. Xúc, tư, thức thực có tưởng giải xét, tư duy về diệt, dựa vào sự lìa dục nhiễm. Như người tu hành, nếu tưởng nhớ tưởng, đó gọi là tưởng thức ăn bất tịnh. Thân cận, tu học nhiều xong, tức sinh minh, được minh, được phần minh, có thể khiến cho minh thêm rộng lớn. Đó gọi là tưởng thức ăn bất tịnh là pháp phần minh.

Hỏi: Thế nào là tưởng tất cả thế gian không an vui là pháp phần minh?

Đáp: Như Tỳ-kheo đối với tất cả thế gian chán lìa không ưa thích, chán lìa không ưa thích đời địa ngục, đời súc sinh, đời ngạ quỷ, đời của người, đời của trời, đời chúng sinh, đời của hành. Như Tỳ-kheo đối với thế gian này, có tâm nhận lấy, tất chấp theo chỗ kiến giải của mình. Như Tỳ-kheo đoạn lìa, không thọ nhận các kiến như thế. Như người tu hành, nếu tưởng, nhớ tưởng, đó gọi là tưởng tất cả thế gian không an vui. Thân cận, tu học nhiều xong, tức sinh minh, được minh, được phần minh, có thể làm cho minh thêm rộng lớn. Đó gọi là tưởng tất cả thế gian không an vui là pháp phần minh.

Hỏi: Thế nào là tưởng chết là pháp phần minh?

Đáp: Như Tỳ-kheo, hoặc ở chỗ trống bên cội cây, tư duy như thế này: Ngã là pháp chết, có lỗi lầm tai hại của sự chết. Nếu là chúng sinh khác, cũng có pháp chết, có lỗi lầm tai hại của sự chết. Hoặc địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người, trời và tất cả chúng sinh qua lại nơi sống chết, được gọi là chúng sinh, đều có pháp chết có lỗi lầm tai hại của sự chết.

Tỳ-kheo tư duy về ấm hư hoại, xả bỏ thân, nhớ nghĩ đến sự chết. Tỳ-kheo tư duy về sự chết, nhận biết chết, hành giải chết, hiểu rõ về chết. Như người tu hành, nếu tưởng nhớ tưởng, đó gọi là tưởng chết.

Thân cận, tu học nhiều xong, tức sinh minh, được minh, được phần minh, có thể khiến minh thêm rộng. Đó gọi là tưởng chết là pháp phần minh.

Như thế gọi là sáu pháp phần minh.

Hỏi: Thế nào là sáu pháp là nhân được vui thích?

Đáp: Như Tỳ-kheo vui thích xong sinh mừng. Mừng xong tức được thân khinh an. Thân khinh an xong thì thọ lạc. Thọ lạc xong tức tâm định. Tâm định xong thì tri kiến như thật. Đó gọi là sáu pháp là nhân được vui thích.

Hỏi: Thế nào là sáu chánh giác không có hỷ?

Đáp: Là niệm chánh giác cho đến xả chánh giác. Đó gọi là sáu chánh giác không có hỷ.

Hỏi: Thế nào là bảy chánh giác?

Đáp: Là niệm chánh giác cho đến xả chánh giác. Đó gọi là bảy chánh giác.

Hỏi: Thế nào là bảy tưởng?

Đáp: Như Đức Thế Tôn nói: Bảy tưởng. Thân cận, tu học nhiều, tức được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cảnh giới cam lộ.

Thế nào là bảy tưởng? Đó là: (1) Tưởng bất tịnh. (2) Tưởng chán lìa thức ăn. (3) Tưởng tất cả thế gian không an vui. (4) Tưởng chết. (5) Tưởng vô thường. (6) Tưởng vô thường khổ. (7) Tưởng khổ vô ngã.

Nói: Như tưởng bất tịnh. Thân cận, tu học nhiều xong, tức được quả báo lớn, công đức lớn, được đến cảnh giới cam lộ.

Hỏi: Do duyên gì nên nói như thế?

Đáp: Như Tỳ-kheo, tâm nhận biết phân biệt về tưởng bất tịnh, khiến tâm dục lùi lại, chìm lặn, không mở rộng, dần dần sẽ trừ diệt sạch, dứt bỏ chán lìa xong, được chánh trụ. Như gân mạch, như lông chim, như cỏ Đầu-la ném vào trong lửa tức bị cháy rụi, co lại, không trải ra, về sau thì tiêu tan hết. Tỳ-kheo như thế, tâm nhận biết phân biệt về tưởng bất tịnh, khiến tâm dục lùi lại, chìm lặn, không phát triển, về sau tức tiêu tan hết, dứt bỏ chán lìa xong được chánh trụ.

Như Tỳ-kheo, hoặc có tâm nhận biết phân biệt về tưởng bất tịnh, đối vối tưởng dục tâm cũng còn sinh lậu thấm như cũ không khác, không dứt bỏ, không chán lìa, không chánh trụ. Tỳ-kheo tự nhận biết như thật: Ta thật sự chưa tu tưởng bất tịnh, ta chưa tăng trưởng khác với danh sắc, ta vẫn chưa được quả báo tu. Như thế là Tỳ-kheo có chánh trí.

Như Tỳ-kheo, tâm nhận biết phân biệt về tưởng bất tịnh, đối với tưởng dục, tâm không sinh lậu thấm, so với trước kia có khác, dứt bỏ chán lìa, được chánh trụ. Tỳ-kheo chánh tri như thật: Ta đã tu tưởng bất tịnh, ta đã có tăng trưởng khác với danh sắc, ta đã được quả báo tu. Tỳ-kheo này đã có chánh trí, hành tưởng bất tịnh, thân cận tu học nhiều xong, tức được quả báo lớn, được công đức lớn, được đến cảnh giới cam lộ. Tức do nhân duyên ấy.

HẾT – QUYỂN 16