LUẬN XÁ LỢI PHẤT A TỲ ĐÀM
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Đại sư Đàm Ma Da Xá, Đàm Ma Quật Đa
Việt dịch: Phật tử Nguyên Huệ

 

QUYỂN 15

Phẩm thứ 10: PHẦN KHÔNG PHẢI HỎI VỀ ĐẠO, phần 1

Có người xuất thế, Đức Như Lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đã nói về vô số nhân, vô số môn, vô số đạo, vô số hướng đạo. Nay sẽ tập hợp các môn của đạo: Có một chi đạo, hai chi đạo, ba chi đạo, bốn chi đạo, năm chi đạo, sáu chi đạo, bảy chi đạo, tám chi đạo, chín chi đạo, mười chi đạo, mười một chi đạo.

Hỏi: Thế nào là một chi đạo?

Đáp: Thân niệm xứ đó gọi là một chi đạo.

Hỏi: Thế nào là hai chi đạo?

Đáp: Định, tuệ, đó gọi là hai chi đạo.

Hỏi: Thế nào là ba chi đạo?

Đáp: Định có giác có quán, định không giác có quán, định không giác không quán. Định không, định vô tướng, định vô nguyện. Đó gọi là ba chi đạo.

Hỏi: Thế nào là bốn chi đạo?

Đáp: Bốn niệm xứ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, bốn thiền, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn hướng đạo, bốn tu định, bốn đoạn, đó gọi là bốn chi đạo.

Hỏi: Những gì là năm chi đạo?

Đáp: Năm căn, năm lực, năm giải thoát nhập, năm xuất giới, năm quán định, năm pháp sinh giải thoát, đó gọi là năm chi đạo.

Hỏi: Thế nào là sáu chi đạo?

Đáp: Sáu niệm, sáu hướng, sáu xuất giới, sáu pháp phần minh, sáu pháp nhân của vui thích, sáu chánh giác không có hỷ, đó gọi là sáu chi đạo.

Hỏi: Thế nào là bảy chi đạo?

Đáp: Bảy giác, bảy tưởng, bảy pháp nhân duyên của định, đó gọi là bảy chi đạo.

Hỏi: Thế nào là tám chi đạo?

Đáp: Tám Thánh đạo, tám giải thoát, tám thắng nhập, đó gọi là tám chi đạo.

Hỏi: Thế nào là chín chi đạo?

Đáp: Chín diệt, chín định thứ đệ, chín tưởng, đó gọi là chín chi đạo.

Hỏi: Những gì là mười chi đạo?

Đáp: Mười tưởng, mười pháp chánh trực, mười nhất thiết nhập, đó gọi là mười chi đạo.

Hỏi: Thế nào là mười một chi đạo?

Đáp: Mười một giải thoát nhập, đó gọi là mười một chi đạo.

Hỏi: Thế nào là thân niệm xứ, một chi đạo hướng đến Niết-bàn?

Đáp: Nghĩa là nghĩ đến thân, dựa vào thân, dùng thân để bắt đầu quán, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ, một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy về thân vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ nhận vô thường. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhận biết thân khổ não: ung nhọt, mũi tên độc, tai họa của vị, dựa vào duyên, pháp hư hoại không nhất định, không đủ, có thể hủy hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy về duyên, biết duyên, thọ nhận duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy thân diệt, nhận biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt, vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu nhập diệt. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-lahán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo đi biết đi vui, đứng biết đứng vui, ngồi biết ngồi vui, nằm biết nằm vui, như thế thân trụ vui. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo đi đến, co duỗi, ứng hợp với hành chánh trí, cầm giữ y bát, ăn uống như pháp, dùng thuốc thang khi bệnh gầy ốm, trừ mỏi mệt, buồn ngủ, cùng đại tiểu tiện lợi, nơi đi đứng, nằm ngồi, thức dậy, nói pháp, yên lặng, ứng hợp với hành chánh trí. Như người thật suy niệm nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo, hơi thở ra dài nhận biết hơi thở ra dài, hơi thở vào dài nhận biết hơi thở vào dài, hơi thở ra ngắn nhận biết hơi thở ra ngắn, hơi thở vào ngắn nhận biết hơi thở vào ngắn. Như thợ quấn dây và học trò của thợ quấn dây, sợi dây dài, biết dây dài, dây ngắn, biết ngắn. Như thế, Tỳ-kheo, hơi thở ra dài nhận biết dài, hơi thở vào dài nhận biết dài, hơi thở ra ngắn nhận biết ngắn, hơi thở vào ngắn nhận biết ngắn. Như người thật suy niệm nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tuđà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo từ đầu đến chân đều là bất tịnh. Trong thân này có móng, răng, tóc, lông, da mỏng, da dày, thịt, gân, mạch, lá lách, thận, tim, phổi, nơi chốn cấu uế của đại tiểu tiện, nước mắt, đàm dãi, mủ, máu, mỡ lá, não, mô, mồ hôi, xương tủy, như người mắt sạch thấy các lúa thóc ở một cửa kho lẫm, hồ ma, gạo đậu nhỏ, đậu ti, đại mạch tiểu mạch. Như thế, Tỳ-kheo quán trong thân này, từ đầu đến chân, đều là bất tịnh. Trong thân này, chỉ có móng, răng v.v… cho đến tủy xương. Như người thật suy niệm nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán bốn đại, thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại. Như đồ tể giết mổ bò, học trò của đồ tể giết mổ bò làm bốn phần, hoặc ngồi, hoặc đứng, quan sát bốn phần này. Như thế, Tỳ-kheo quán địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại của thân này. Quán các đại ấy, mỗi mỗi đại đều mâu thuẫn với nhau. Có các đại này dựa vào thức ăn uống của đại bên ngoài, nuôi lớn, ốm yếu, không bền chắc, niệm niệm mòn diệt, tạm trụ không lâu. Như người thật suy niệm nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo như thế, quán thân này dựa vào ăn uống để trụ, dựa vào ăn uống để nuôi lớn, duyên nơi ăn uống mà trụ, không có ăn uống tức không trụ, như lửa dựa vào củi nên được cháy, không có củi thì sẽ tắt. Như thế, Tỳ-kheo quán thân này dựa vào ăn uống để trụ, dựa vào ăn uống để nuôi lớn, duyên nơi ăn uống mà trụ, không có ăn uống thì không trụ. Như Đức Thế Tôn đã nói:

Quán thân tích tập khổ

Tất cả đều duyên ăn

Nếu diệt trừ được ăn

Tức không có các khổ.

Như thế biết lầm lỗi

Ăn là tạo nên khổ

Tỳ-kheo diệt ăn rồi

Quyết định được Niết-bàn.

Như người thật suy niệm nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân đều là không, cùng là không, do niệm hành giải nhận biết khắp, như tre, lau sậy đều không, cùng là không. Như thế Tỳ-kheo quán thân đều không, cùng là không, do niệm hành giải nhận biết khắp. Như người thật suy niệm nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán thân là ung nhọt, trong thân có chín cửa rỉ ra chất lỏng của ung nhọt, chất lỏng rỉ ra đều là chất lỏng bất tịnh, là thai, mô bắt đầu, là hư hoại, là hôi hám, cấu uế, là chất nước dãi đáng tởm. Mắt tiết ra ghèn, nước mắt, chất nước dãi của mũi, máu, tai rỉ ra chất nước dãi mủ, máu. Cáu nơi tai, mũi, rỉ ra chất lỏng của mũi, mủ, máu. Miệng rỉ ra đàm dãi mủ, máu. Hai chỗ rỉ ra tiện lợi mủ, máu. Như ung nhọt lở lói của con người bị đóng vẩn đã lâu. Như thế, chín lỗ rỉ ra từ chất lỏng của nhọt lở đều là chất nước dãi bất tịnh, là thai, mô bắt đầu, là hư hoại, là cấu uế, hôi hám, là chất nước dãi đáng tởm. Tỳ-kheo quán thân như thế là ung nhọt. Thân này có chín nhập, chín mụt nhọt, chín chất lỏng, chín lậu. Mắt, tai, mũi, miệng, mỗi mỗi chỗ đều luôn bài tiết ra chất nước dãi, đều là chất nước dãi bất tịnh, là thai, mô bắt đầu, là hư hoại, là cấu uế, hôi hám, là chất nước dãi đáng tởm. Mắt tiết ra chất nước dãi ghèn, nước mắt, mủ, máu. Tai tiết ra chất nước dãi mủ, máu, chảy ra chất nước dãi nước mũi. Miệng tiết ra chất nước dãi, đàm dãi, mủ, máu. Hai chỗ bài tiết ra chất nước dãi tiện lợi mủ, máu. Như Tôn giả Ma ha Ca-diếp đã nói: Thân bốn đại là tổ họp suy yếu, hao hụt, chất nước dãi mâu thuẫn nhau, là nơi cư trú của mọi chứng bệnh, là chốn nương dựa của các thứ khổ. Người yêu mến gìn giữ thân, như yêu mến gìn giữ tử thi, vì thọ mạng ngắn ngủi, gấp rút. Như người thật suy niệm nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo quán nghiệp tập hợp của ba căn: Nghiệp tập hợp của căn tham, nghiệp tập hợp của căn giận, nghiệp tập hợp của căn si. Nếu thân, khẩu, ý tạo nghiệp tham, cùng với tham là đầu mối tham, tập hợp tham, nhân của tham, duyên của tham, không phải là nghiệp của Thánh, là nghiệp hữu lậu, là nghiệp tích tập không phải là diệt nghiệp cấu uế. Giận dữ, ngu si cũng lại như thế. Nếu tạo thành nghiệp này, tức do cha mẹ có đủ tâm hữu lậu, hướng đến ấm dục thọ sinh, chỗ diệt của ấm kia là thai mẹ sinh thức đầu tiên có sắc, cùng với sắc do bốn đại tạo của thức kia, nghĩa là sắc do ý sinh, thọ, tưởng, tư, xúc, gọi là danh. Danh sắc như thế, cùng sinh, cùng khởi. Danh sắc ấy không từ bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn hướng và trên dưới mà đến, không từ cha mẹ xuất sinh, không từ nghiệp phát ra, cũng không phải phát ra từ chỗ khác, mà là nhân nơi các duyên hòa hợp: nhân tích tập, nhân nghiệp, nhân cha mẹ xuất sinh. Như vào tháng sau mùa xuân, không có mây mù, sương, vào giờ ngọ, có người cầm hỏa châu, dùng phân bò khô đổ trên đất mịn, liền có lửa phát sinh, có ánh sáng phát ra. Như thế, quán lửa không từ phương Đông, cho đến không từ trong phân bò phát ra. Như thế, các duyên hòa hợp nên có lửa sinh, ánh sáng phát ra. Tỳ-kheo quán danh sắc như thế, không từ phương Đông, cho đến không từ nghiệp phát ra, mà là xuất sinh từ các duyên hòa hợp: nhân tập hợp, nhân cha mẹ, liền có danh sắc. Thời gian bảy ngày, thai này là mô mới bắt đầu, bảy ngày sau trông như mây. Lại bảy ngày, là khối thịt đầu tiên, lại bảy ngày, khối thịt bắt đầu cứng, cho đến bốn mươi chín ngày, thì chi tiết của thân đầy đủ.

Như trời Đế Thích hỏi Đức Thế Tôn: Chư Phật không dùng sắc làm ngã, vì sao thân có giác? Vì sao sinh xương trong nước? Lại vì sao có thể trụ nơi thai? Câu hỏi đã có lời đáp. Đức Thế Tôn vì Đế Thích nên quyết nghi: Tất cả hành là sinh diệt. Đức Thế Tôn đã nhận biết như thật về tất cả hành là sinh diệt. Đế Thích hãy lắng nghe, Ta nay sẽ nói: Trước hết có thai mô bắt đầu, nhân nơi thai mô bắt đầu liền có dáng như mây, nhân nơi như mây nên có cục thịt ban đầu, nhân nơi cục thịt ban đầu nên có chất cứng bắt đầu, nhân nơi chất cứng bắt đầu nên có chi tiết các nhập, móng, tóc. Nhân nơi thức ăn uống của mẹ nên trụ. Đế Thích lại hỏi: Chúng sinh không biết pháp gì? Chúng sinh không rõ pháp gì? Chúng sinh tham nhiễm pháp gì? Chúng sinh trói buộc pháp gì?

Đức Thế Tôn đáp:

Chúng sinh không biết pháp sinh

Chúng sinh không rõ pháp diệt

Chúng sinh tham nhiễm pháp thân

Chúng sinh trói buộc pháp ái.

Đế Thích nên nghe thật kỹ

Biết pháp nhân tức nên lìa

Người tuệ vượt qua dòng chết

Qua rồi trọn không trở lại.

Nếu mẹ mang thai, hoặc chín tháng, hoặc mười tháng, thân nặng, tự yêu mến gìn giữ. Nếu chín tháng, hoặc mười tháng, yêu mến gìn giữ thân nặng xong, liền sinh con. Sinh xong, mẹ dùng máu để nuôi con. Trong pháp Thánh cho sữa mẹ là máu. Sau đấy thì có thể ăn, có thể ăn xong các căn tăng trưởng, các căn tăng trưởng xong các căn đầy đủ. Về sau thì suy vi, biến đổi, đốt xương lìa rời, da dùn, mặt nhăn, khí lực yếu ớt, răng rụng, tóc bạc, thân thể gầy ốm, đi đứng phải chống gậy, hơi thở ngày càng ít, không chịu nổi những thứ khổ thọ. Thời kỳ tráng kiện đã qua, máu thịt tiêu hao dần, phần nhiều mang phải các bệnh khổ, mạng chết bức bách gấp bội, như Thi-bà-la đã nói:

Mạng người đi không lại

Ngày, đêm thường suy tổn

Như cá trong nước nóng

Sống khổ, chết bức bách.

Do phương tiện như thế, nhận biết pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp đổi thay, pháp ly tán, pháp diệt. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Không phóng dật như thế, siêng năng niệm hạnh tịch tĩnh của chánh tuệ, dựa vào việc đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn trừ xong thì nội tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng được tu định. Như người thật suy niệm nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế, người có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, giả gọi là người. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không phải là người. Tách lìa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng không phải là người. Nếu pháp như thế, đang sinh, đang thành tựu, đang xuất, thì giả gọi là người. Như ngôi nhà có cột kèo, tường vách, giả gọi là nhà. Tường vách, cột kèo không phải là nhà, lìa ngoài cột kèo, tường vách cũng không phải là nhà. Nếu pháp như thế, đang sinh, đang thành tựu, đang xuất, thì giả gọi là nhà. Tỳ-kheo tư duy như thế này: “Người có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, giả gọi là người. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không phải là người. Tách lìa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, cũng không phải là người”. Tỳ-kheo, nếu pháp như thế, đang sinh, đang thành tựu, đang xuất, thì giả gọi là người. Như kinh Tượng đã nói: Tỳ-kheo duyên nơi gỗ, duyên nơi tre, duyên nơi sợi dây, duyên nơi đất sét, vây quanh hư không, giả gọi là nhà. Tỳ-kheo, như thế duyên nơi xương, duyên nơi gân, duyên nơi máu thịt, duyên nơi làn da vây quanh hư không, giả gọi là ngã. Do phương tiện như thế, nhận biết pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp đổi thay, pháp ly tán, pháp diệt. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là Chánh tuệ quám. Không phóng dật như thế, siêng năng niệm hành tịch tĩnh của chánh trí, dựa vào việc đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn trừ xong thì nội tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng được tu định. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-lahán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Duyên nơi có mắt, giả gọi là ngã. Không có mắt, cũng không giả gọi là ngã. Mắt không phải là ngã, lìa mắt cũng không phải là ngã. Nếu là mắt của ngã, tức nên có khác. Do mắt không phải là ngã, nên mắt không có khác. Nếu không có mắt, cũng không giả gọi là ngã. Do mắt không phải là ngã, nên lìa mắt cũng không phải là ngã. Vì thế, nên duyên nơi mắt, giả gọi là ngã, không có mắt, cũng không giả gọi là ngã. Tai, mũi, lưỡi, thân, tâm, duyên nơi tâm, giả gọi là ngã, không có tâm cũng không giả gọi là ngã. Tâm không phải là ngã, lìa tâm cũng không phải là ngã. Tâm nếu là ngã thì tâm phải nên có khác, do tâm không phải là ngã, nên tâm không có khác. Nếu không có tâm cũng không giả gọi là ngã, do tâm không phải là ngã, nên lìa tâm cũng không phải là ngã. Vì thế nên duyên nơi tâm giả gọi là ngã, không có tâm cũng không giả gọi là ngã. Như Đức Thế Tôn đã nói: Nếu nói mắt là ngã, thì không phải, vì mắt có sinh diệt. Nếu sinh diệt thì ngã cũng nên sinh diệt, tức có sự thua kém ấy, thế nên không phải. Nếu nói mắt là ngã, thì việc này không đúng. Tai, mũi, lưỡi, thân, tâm cũng lại như thế. Do phương tiện như thế, nhận biết pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp đổi thay, pháp lìa, pháp diệt. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Không phóng dật như thế, siêng năng niệm hành tịch tĩnh của chánh trí, dựa vào sự đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn trừ xong thì nội tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng tu định. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quản A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế, nếu nhận thấy sắc là ngã, thọ, tưởng, hành, thức là ngã, thì kiến thức này tức cùng với dục, cùng với giận dữ, ngu si, cùng với thủ, cùng với nhận trụ, cùng với khổ, cùng với hư vọng, cùng với các phiền não, cùng với nóng bức, không giải thoát, không lìa dục, không diệt trừ, không vắng lặng, không chánh giác, không được quả Sa-môn, không được Niết-bàn. Nếu kiến này tạo thành thì ở nơi gốc khổ của sinh, lão, bệnh, tử tức tụ tập, kết hợp. Nếu nhận thấy sắc là vô ngã, thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã, thì kiến thức này không cùng với giận dữ, không cùng với ngu si, không cùng với thủ, không cùng với nhận trụ, không cùng với khổ, không cùng với hư vọng, không cùng với các phiền não, không cùng với nóng bức, giải thoát lìa dục, diệt trừ, vắng lặng, chánh giác, được quả Sa-môn, được Niết-bàn. Nếu kiến thức này thành tựu thì ở nơi gốc khổ của sinh, lão, bệnh, tử tức không tụ tập kết hợp. Như Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Có người thấy như thế, duyên nơi có ngã, có ngã sở, duyên nơi có ngã sở có, Ta nói là có ngã, có ngã sở. Nếu thật, nếu có thì đều không thể được. Các Tỳ-kheo! Điều này không phải là pháp ngu độn. Bạch Thế Tôn đúng vậy.

Các Tỳ-kheo! Như người ngu chấp có thường, không khác, không khác với vật, là pháp không biến đổi, là thường định trụ là có. Bạch Thế Tôn là có. Các Tỳ-kheo! Nếu chấp có thường, không khác, không khác với vật, là pháp không biến đổi, là thường nên định trụ. Bạch Thế Tôn, không có. Nếu người ngu chấp có ngã, nếu ngã là thường không khác, không khác với vật, là pháp không biến đổi, là thường định trụ là có. Bạch Thế Tôn là có. Các Tỳ-kheo nếu chấp có ngã, nếu phải không khác, không khác với vật, là pháp không biến đổi, là thường nên định trụ. Bạch Thế Tôn không có. Các Tỳ-kheo, nếu người ngu nương dựa, hoặc dựa vào thường kiến, không khác, không khác với vật, là pháp không biến đổi, là thường nên định trụ. Bạch Thế Tôn là có. Các Tỳ-kheo nếu nương dựa, hoặc dựa vào thường kiến, không khác, không khác với vật, là pháp không biến đổi, là thường nên định trụ. Bạch Thế Tôn là không có. Do vậy, Các Tỳ-kheo! Nếu tất cả sắc nơi quá khứ, hiện tại, vị lai, trong, ngoài, thô, tế, kém, hơn, xa, gần, tất cả sắc như thế, ngã không phải là ngã sở có, ngã sở không phải là ngã có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán, quán thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế.

Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tạo ra kiến thức này: Lạc của ngã, lạc của thế gian, lạc hiện có là thường, không khác, không khác với vật, là pháp không biến đổi, nên thường định trụ. Song vì ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán.

Nếu tạo ra kiến thức này: Ngã đoạn diệt, song vì ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán.

Nếu tạo ra kiến thức này: Ngã có thể thấy, nghe, nhận biết, tư duy phân biệt, song vì ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Thánh nhân nếu thấy như thế, nghe như thế về có ngã, có ngã sở, tức trọn không có kinh sợ.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: Sắc không phải là ngã. Nếu sắc là ngã, thì sắc không nên thọ nhận khổ hoạn, sắc nên được tự tại, có như thế, không phải có như thế. Do sắc không phải là ngã, nên sắc thọ nhận khổ hoạn, sắc không tự tại, có như thế, không phải có như thế. Thọ, tưởng, hành, thức, không phải là ngã, ngã không phải là thọ tưởng hành thức. Nếu thức là ngã, thì thức không nên thọ nhận khổ hoạn, thức nên được tự tại, có như thế, không phải có như thế.

Do thức không phải là ngã, nên thức thọ nhận khổ hoạn, thức không được tự tại, vì có như thế, không phải có như thế, vì vậy nên biết pháp này là không thường có, là duyên sinh, là pháp tận, pháp biến đổi, pháp lìa. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Không phóng dật như thế, siêng năng niệm hạnh vắng lặng của chánh trí, dựa vào sự đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn trừ xong thì nội tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng được tu định. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế về các thứ khổ của thế gian. Các thứ khổ này nhân nơi đâu, đầu mối nào, tích tập nào, sinh nào, tôn thượng nào? Như thế, tư duy về các thứ khổ ấm của thế gian, nhân nơi ấm, đầu mối ấm, tập ấm, sinh ấm, tôn thượng ấm, duyên nơi ấm. Có khổ do mất cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, thân thuộc. Có khổ của sự suy kém, hao tổn, các bệnh. Có các tiếp xúc không vừa ý, hoặc xúc chạm của nắm tay, xúc chạm của roi, gậy, xúc chạm của ngói, đá, xúc chạm của dao, gậy, xúc chạm của lạnh nóng, xúc chạm của đói khát, xúc chạm của nắng, gió, xúc va chạm của muỗi mòng, có các thứ khổ bị quốc vương, đại thần trói buộc, gông cùm, giam cầm, cắt đứt thịt, xương, rã ra như vỏ ốc, cưỡi trên dao, gỗ nhọn bén, dùng đá đập vào ống chân, dùng năm chiếc xe nghiền nát, dùng dây kết buộc, dùng lửa đốt thân, thân bị lửa cháy thiêu, dùng dao cắt xẻ thân, lấy móc sắt móc thịt, lột da, dùng mật thoa vào khiến sâu trùng cắn ăn, bỏ lửa trong bao cỏ đốt, dùng quạt gió thổi vào thân khiến tan nát, dùng dây sắt ràng buộc thân, cắt đứt tay, chân, tai, mũi, đầu đặt lên mình, dùng tên bắn giết, sau cùng chém chết, có những thứ khổ như thế. Như Đức Thế Tôn đã nói:

Không lửa nào như dục

Không độc nào bằng giận

Không lưới nào bằng si

Không khổ nào bằng ấm

Biết như thật điều ấy

Niết-bàn vui bậc nhất.

Do thế nên biết, pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp biến đổi, pháp lìa, pháp diệt. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Không phóng dật như thế, siêng năng niệm về hành vắng lặng của chánh trí, dựa vào sự đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn trừ xong thì tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng được định. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Thân ta có nhiều khổ, nhiều lỗi lầm, nhiều phiền não, nhiều sầu bi, đủ các thứ khổ. Quán thân sinh đang sinh, khởi đang khởi, xuất đang xuất, tạo thành đầy đủ sinh vô số thứ bệnh. Như nhân nơi nóng sinh bệnh, nhân nơi ấm sinh bệnh, nhân nơi gió sinh bệnh, nhân nơi sức mình sinh bệnh, nhân nơi phiền não của người khác sinh bệnh, nhân nơi thời tiết đổi thay sinh bệnh, nhân nơi các đại cùng trái nhau sinh bệnh, nhân nơi ăn không tiêu hóa sinh bệnh, nhân nơi nghiệp báo sinh bệnh, nhân nơi tập hợp sinh bệnh, bệnh mắt, bệnh tai, mũi, lưỡi, thân, nhức đầu, nhức vai, nhức răng, đau cổ họng, cần cổ, đau óc, đau cơ bắp, hô hấp khí nghịch, yết hầu bế tắc, ho hen, ói mửa, đau kiết lỵ, bệnh phát nhiệt, đau bụng, mụt nhọt, ghẻ ngứa, ghẻ lở, như sâu bò, ung nhọt, lác, bệnh điên cuồng, bệnh trĩ, bệnh thủng sưng đỏ. Các chứng bệnh ngoài da, thường xuyên bị các loài muỗi mòng, rận rệp cắn hút. Bên trong, cho đến ở chỗ một sợi lông, đều có các thứ trùng cắn rỉa. Như Đức Thế Tôn đã nói: “Sắc sinh, trụ xuất sinh bệnh, ở nơi khổ phát khởi lão tử. Như thọ, tưởng, hành, thức sinh trụ xuất sinh bệnh, ở nơi khổ phát khởi lão tử”.

Lại nữa, như Đức Thế Tôn nói: “Ba khổ là hành khổ, khổ khổ, biến khổ”. Do thế nên biết, pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp biến đổi, pháp ly tán, pháp diệt. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Không phóng dật như thế, siêng năng niệm về hành vắng lặng của chánh trí, dựa vào sự đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn dứt xong, nội tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng được định. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế này: “Nhân nơi gì, trụ gì? Không phải nhân nơi gì, không phải trụ gì? Tư duy như thế này: Nhân nơi xương ống chân trụ xương bắp đùi. Nhân nơi xương bắp đùi trụ xương bắp vế. Nhân nơi xương bắp vế trụ xương mông. Nhân nơi xương mông trụ xương sống. Nhân nơi xương sống trụ xương sườn. Nhân nơi xương tay trụ xương cánh tay. Nhân nơi xương cánh tay trụ xương vai. Nhân nơi xương vai trụ xương cổ. Nhân nơi xương cổ trụ xương đầu. Nhân nơi tủy trụ xương. Nhân nơi xương trụ gân. Nhân nơi gân trụ thịt. Nhân nơi thịt trụ máu. Nhân nơi máu trụ da. Nhân nơi da trụ da mỏng. Nhân nơi da mỏng trụ lông. Như nhân nơi hư không trụ gió. Nhân nơi gió trụ nước. Nhân nơi nước trụ đất. Nhân nơi đất trụ các tác nghiệp cùng nhân nơi đó có hạt giống, có ruộng vườn, có cỏ thuốc, có rừng rậm, có chúng sinh, có làng xóm. Tỳ-kheo tư duy như thế, nhân nơi xương ống chân trụ xương bắp đùi. Nhân nơi xương đùi… cho đến xương đầu. Nhân nơi tủy trụ xương. Nhân nơi xương… cho đến trụ lông. Nếu không có xương ống chân thì xương đùi không trụ. Không có xương đùi thì xương bắp vế không trụ. Không có xương bắp vế thì xương mông không trụ. Không có xương mông thì xương sống không trụ. Không có xương sống thì xương sườn không trụ. Không có xương tay thì xương cánh tay không trụ. Không có xương cánh tay thì xương vai không trụ. Không có xương vai thì xương cổ không trụ. Không có xương cổ thì xương đầu không trụ. Không có tủy thì xương không trụ. Không có xương thì gân không trụ. Không có gân thì thịt không trụ. Không có thịt thì máu không trụ. Không có máu thì da không trụ. Không có da thì da mỏng không trụ. Không có da mỏng thì lông không trụ. Như không có hư không thì gió không trụ. Như không có gió thì nước không trụ. Nếu không có nước thì đất không trụ. Như không có đất thì các tác nghiệp cùng hạt giống, ruộng vườn, cỏ thuốc, rừng rậm, chúng sinh, làng xóm đều không trụ.

Tỳ-kheo tư duy như thế này: “Nếu không có xương ống chân thì xương đùi không trụ. Không có xương đùi, cho đến xương đầu không trụ. Không có tủy thì xương không trụ, không có xương, cho đến lông không trụ. Do xương đựng tủy, gân ràng buộc xương, thịt che chở gân, máu thoa thịt, máu trong da, da mỏng, mô, da dày, lông dựa vào da mỏng”. Như Đức Thế Tôn nói: Nếu pháp sinh diệt, thì nhân nơi hành trụ hành. Vì thế nên biết pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp biến đổi, pháp lìa, pháp diệt. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Không phóng dật như thế, siêng năng nghĩ đến hành vắng lặng của chánh trí, dựa vào sự đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn đoạn dứt xong, nội tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng được định. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Nhân nơi gì? Giả gì? Không phải là nhân nơi gì? Không phải giả gì? Tư duy như thế, nhân nơi thân có thân nghiệp giả, không có thân thì không có thân nghiệp giả. Nhân nơi khẩu có khẩu nghiệp giả, không có khẩu thì không có khẩu nghiệp giả. Nhân nơi ý có ý nghiệp giả, không có ý thì không có ý nghiệp giả. Nếu thân nghiệp tạo, nếu miệng nói nghiệp, nghiệp xúc chạm nơi thân, biểu hiện nơi thân đi đến, co duỗi, quay lại. Biểu hiện của miệng tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ, nói năng. Nếu nhân nơi ý tạo nghiệp, không có ý thì không có tác nghiệp. Ví như người thợ khéo léo và học trò ông ta chuyên làm giả, khắc tạo người bằng cây, có cơ quan điều khiển động tác, có thể đi, lại, ngồi, nằm. Như thế, nếu thân tác nghiệp, nếu miệng nói nghiệp, nghiệp xúc chạm của thân là biểu hiện nơi thân đi đến, co duỗi, quay lại, biểu hiện nơi miệng là tập hợp âm thanh, câu lời, ngôn ngữ. Nếu nhân nơi ý tác nghiệp, không có ý thì không có tác nghiệp. Như Đức Thế Tôn đã nói:

Tâm là gốc pháp

Tâm tôn, tâm khiến

Trong tâm niệm ác

Tức nói, tức làm

Tội, khổ tự theo

Xe lăn nơi vết

Tâm là gốc pháp

Tâm tôn, tâm khiến

Trong tâm niệm thiện

Tức nói, tức làm

Phước vui tự theo

Như bóng, theo hình.

Do thế nên biết, pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp biến đổi, pháp ly tán, pháp diệt. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Không phóng dật như thế, siêng năng niệm nơi hành vắng lặng của chánh trí, dựa vào sự đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn dứt xong, nội tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng được định. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tuđà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế, nếu hành sau cùng, chưa biết mà diệt, hoặc hành vô gián đã diệt rồi, thì thức nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia duyên nơi thức kia, gọi là vô gián duyên (đẳng vô gián duyên). Nếu nhân hành, thức kia nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia duyên nơi thức kia, gọi là nhân duyên. Nếu tư duy hành, thức nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia duyên nơi thức kia, gọi là duyên duyên (sở duyên duyên). Nếu dựa vào hành, thức nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia duyên nơi thức kia, gọi là y duyên. Nếu hành, thức của báo, nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia duyên nơi thức kia, gọi là báo duyên. Nếu hành khởi thức, nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia duyên nơi thức kia, gọi là khởi duyên. Nếu hành thức tương ưng nối tiếp với đạo khác sinh, hì hành kia duyên nơi thức kia, gọi là khác duyên. Nếu tăng thượng hướng đến tăng thượng của thức kia, nối tiếp với đạo khác sinh, hành kia duyên nơi thức kia, gọi là tăng thượng duyên. Đây là thức sau cùng diệt, thức ban đầu nối tiếp với đạo khác sinh. Thức sau cùng diệt rồi, thức ban đầu liền sinh, không có trung gian, như bóng di chuyển theo mặt trời, nối tiếp mặt trời di chuyển bóng. Bóng nối tiếp với mặt trời, không có trung gian. Như thế, thức sau cùng này diệt, thức ban đầu nối tiếp với đạo khác sinh, thức sau diệt rồi, liền sinh thức đầu tiên, không có trung gian. Như thức sau cùng này, nếu pháp tương ưng của thức sau cùng không đến thức đầu tiên, nếu thức đầu tiên, pháp tương ưng của thức đầu tiên không đến thức sau. Như nhãn thức diệt rồi, sinh nhĩ thức, nhĩ thức diệt rồi, sinh nhãn thức, pháp tương ưng của nhãn thức không đến nhĩ thức, pháp tương ưng của nhĩ thức không đến nhãn thức.

Như thế, thức sau, pháp tương ưng của thức sau không đến thức đầu tiên. Thức đầu tiên, pháp tương ưng của thức đầu tiên không đến thức sau. Nếu thức sau diệt rồi, tức sinh thức đầu tiên, nghĩa là thời điểm này đi qua, tức đây diệt, kia sinh, nghĩa là sau cùng của đây là bắt đầu của kia. Không phải mạng là thân, không phải thân là mạng, không phải mạng khác với thân, không phải thân khác với mạng. Không phải mạng không phải đoạn, không phải sinh, không phải trụ, không phải có biến đổi. Chẳng phải không có nhân, chẳng phải do trời tạo ra, chẳng phải ở đây tạo ra, ở đây thọ nhận, chẳng phải cái khác tạo ra, cái khác thọ nhận. Nhận biết có quá khứ, vị lai, nhận biết có sự sinh tử. Nhận biết có nghiệp nối tiếp, nhận biết có thuyết pháp, nhận biết có duyên. Không có từ chỗ này đến chỗ kia, không có từ chỗ kia đến chỗ này, chỉ là hành nối tiếp sinh, vì do nghiệp duyên. Như Đức Thế Tôn nói: Ngã sở là không, ngã đối với ngã sở, không nên nghi ở ngã, ngã sở. Không nên nói đối với tất cả pháp, không nên nghi. Vì thế nên biết, pháp này là vô thường, hữu vi, duyên sinh, là pháp tận, pháp biến đổi, pháp diệt, pháp ly tán. Ngã sở không phải là ngã có, ngã không phải là ngã sở có, ngã, ngã sở đều không có ngã, đó gọi là chánh tuệ quán. Không phóng dật như thế, siêng năng nghĩ đến hành vắng lặng của chánh trí, dựa vào sự đoạn dứt vọng tưởng của tham, đoạn dứt xong, nội tâm chánh trụ, chánh chỉ, ở nơi xứ riêng được định. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tuđà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nếu thấy trẻ con, tâm ngu si không nhận biết, nằm ngủ ở chỗ cấu uế, nên tư duy như thế này: Thân ta cũng như thế, tướng của pháp như vậy, chưa lìa pháp ấy, thân ta cũng là pháp có sinh, có sinh lỗi lầm tai hại. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nếu thấy người nam, người nữ tuổi già, suy yếu hiện rõ, răng long tóc bạc, da mặt nhăn nheo, thân thể gầy còm, tiều tụy, bước đi yếu ớt phải chống gậy, hơi thở không điều hòa, nên tư duy như thế này: Thân ta cũng như thế, tướng của pháp như vậy, chưa lìa pháp ấy, thân ta cũng là pháp có già, lỗi lầm tai hại của tuổi già. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-lahán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nếu thấy người nam, người nữ, thân có bệnh khổ, nằm ngủ ở chỗ cấu uế, yếu đuối không có sức, cử động phải cần người giúp đỡ, nên tư duy như thế này: Thân ta cũng như thế, tướng của pháp như vậy, chưa lìa pháp ấy, thân ta cũng có bệnh, có lỗi lầm tai hại của bệnh. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nếu thấy người nam, người nữ khi thân hoại, có lỗi lầm, hoặc là thân thuộc, hoặc không phải thân thuộc, từ bỏ tử thi họ, như cỏ phân đất, nên tư duy như thế này: Thân ta cũng như thế, tướng của pháp như vậy, chưa lìa pháp ấy, thân ta cũng là pháp hư hoại, có lỗi lầm tai hại của sự chết. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo trông thấy tử thi đem bỏ nơi gò mả, một ngày đến ba ngày, quán thân mình, như pháp này, như tướng này, chưa lìa pháp ấy. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo trông thấy tử thi đem bỏ tại gò mả, một ngày đến ba ngày, đã sình trương lên, xanh bầm tím, quán thân mình như pháp này, như tướng này, chưa lìa pháp ấy. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo thấy tử thi đem bỏ nơi gò mả, một ngày đến ba ngày, nếu bị chim, quạ, cọp, sói, từng ấy các chim thú đã cắn xé, ăn nuốt, quán thân mình như pháp này, như tướng này, chưa lìa pháp ấy. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi với đốt xương liền nhau, màu xanh, đỏ rữa nát, dính đầy máu mủ bất tịnh, cấu uế đáng gớm, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi với đốt xương liền nhau, được máu, thịt che bao, gân, mạch chưa đứt, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp ấy. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi với các đốt xương liền nhau, máu thịt đã lìa, gân mạch chưa đứt, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp này. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi với các đốt xương đã tan rã, chưa lìa chỗ cũ, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp này. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi với đốt xương đã tan rã, xa lìa chỗ cũ, ống chân, bắp vế, bắp đùi, xương sống, hông, xương sườn, tay, chân, vai, cánh tay, cổ, đầu lâu đều tự ở vị trí khác, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp này. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo thấy tử thi với xương cốt vì để lâu màu ngã trắng như vỏ sò, xanh như lông chim bồ câu, mục rữa, hoại nát, quán thân mình như pháp ấy, như tướng ấy, chưa lìa pháp này. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhìn thấy tử thi để trên đống lửa, tất cả tóc, lông, da, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, hết thảy lông tóc cho đến xương tủy như thế dần dần tiêu tan hết. Quán pháp của thân này không đến phương đông, phương nam, tây, bắc, bốn hướng trên, dưới để trụ. Pháp của thân này vốn không có mà sinh, có rồi trở lại diệt. Như người thật suy niệm, nhớ nghĩ, đó gọi là thân niệm xứ. Gần gũi với niệm này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là thân niệm xứ một chi đạo hướng đến Niết-bàn.

Hỏi: Thế nào là thân niệm?

Đáp: Thân phát khởi xuất sinh, đó gọi là thân niệm. Tư duy về thân sinh, đó gọi là thân niệm. Cảnh giới của thân sinh, đó gọi là thân niệm. Dựa vào thân sinh, đó gọi là thân niệm. Thân phân biệt sinh, đó gọi là thân niệm xứ.

Thế nào là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn? Vì sao gọi là định? Tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Vì sao gọi là tuệ? Trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Gần gũi với định tuệ này, tu học nhiều, tức được Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đó gọi là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn

Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả pháp hữu vi, hoặc pháp hữu vi của một xứ, thì nên tư duy về vô thường, biết vô thường, giải vô thường, thọ vô thường. Quán không phóng dật như thế, tức được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Gần gũi với định tuệ này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả pháp hữu vi, hoặc pháp hữu vi của một xứ, nên tư duy về khổ hoạn: ung nhọt, mũi tên, tham đắm vị, dựa duyên theo pháp hư hoại, bất định, không đầy đủ, biến đổi, diệt, có thể hủy hoại, khổ, không, vô ngã, tư duy nơi duyên, biết duyên, giải duyên, thọ duyên, tức vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu nhập, sáu nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, ưu, bi, khổ não, tụ tập thuần một nhóm khổ. Quán không phóng dật như thế, được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu do trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Gần gũi với định tuệ này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là hai chi đạo định, tuệ hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu tất cả pháp hữu vi, hoặc pháp hữu vi của một xứ, nên tư duy về diệt: biết diệt, giải diệt, thọ diệt, tức vô minh diệt, vô minh diệt thì hành diệt, cho đến tụ tập thuần một nhóm khổ diệt. Quán không phóng dật như thế, tức được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Thân cận với định, tuệ này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-lahán, đó gọi là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo, đi nhận biết là đi vui, đứng nhận biết là đứng vui, ngồi nhận biết là ngồi vui, nằm nhận biết là nằm vui. Như thân đi đứng ngồi nằm được vui, nhận biết như thật. Quán không phóng dật như thế tức được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Thân cận với định tuệ này, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán,đó gọi là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn. Cho đến nếu nhìn thấy tử thi ở trên đống lửa, cũng nêu bày như trên.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Bên trong của ta có dục nhiễm, nhận biết như thật là bên trong có dục nhiễm. Nếu bên trong không có dục nhiễm, nhận biết như thật là bên trong không có dục nhiễm. Như dục nhiễm chưa sinh, nhận biết như thật là chưa sinh, như dục nhiễm đã sinh, nhận biết như thật là đã sinh, như dục nhiễm sinh rồi đoạn, nhận biết như thật là đã đoạn, như dục nhiễm đoạn rồi, nhận biết như thật là không còn sinh lại. Bên trong có giận dữ, thùy miên, trạo cử, hối, nghi cũng như thế. Quán không phóng dật như vậy, tức được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Thân cận với định tuệ ấy, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Bên trong của ta mắt nhận biết sắc có dục nhiễm, giận dữ, tức nhận biết như thật bên trong mắt nhận biết sắc có dục nhiễm, giận dữ. Bên trong mắt nhận biết sắc không có dục nhiễm, giận dữ, tức nhận biết như thật bên trong mắt nhận biết sắc không có dục nhiễm, giận dữ. Như mắt nhận biết sắc chưa sinh dục nhiễm, giận dữ, tức nhận biết như thật là chưa sinh. Như mắt nhận biết sắc chưa sinh dục nhiễm, giận dữ, giờ thì đã sinh, tức nhận biết như thật là đã sinh. Như mắt nhận biết sắc đã sinh dục nhiễm, giận dữ, giờ thì đã đoạn, tức nhận biết như thật là đã đoạn. Như mắt nhận biết sắc sinh dục nhiễm, giận dữ đã đoạn xong, tức nhận biết như thật lại không còn sinh nữa. Tai nhận biết tiếng, mũi nhận biết hương, lưỡi nhận biết vị, thân nhận biết xúc, ý nhận biết pháp cũng như thế. Quán không phóng dật như thế được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định, tuệ. Thân cận với định tuệ, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo tư duy như thế này: Bên trong của ta có niệm chánh giác, tức nhận biết như thật là bên trong có niệm chánh giác. Bên trong không có niệm chánh giác, tức nhận biết như thật là bên trong không có niệm chánh giác. Như niệm chánh giác chưa sinh, nhận biết như thật là chưa sinh. Như niệm chánh giác chưa sinh giờ thì đã sinh, tức nhận biết như thật là đã sinh. Như niệm chánh giác đã sinh, tu đầy đủ, tức nhận biết như thật là đã sinh tu đầy đủ. Trạch pháp chánh giác, tinh tấn chánh giác, trừ (khinh an) chánh giác, định chánh giác, xả chánh giác (giác chi) cũng như thế. Quán không phóng dật như thế, được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Thân cận với định tuệ, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo nhận biết như thật về khổ, khổ tập, khổ diệt, khổ diệt đạo. Nhận biết như thật về lậu, lậu tập, lậu diệt, lậu diệt đạo. Quán không phóng dật như thế, được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Thân cận với định tuệ, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là hai chi đạo định tuệ, hướng đến Niết-bàn.

Lại nữa, Tỳ-kheo vì tâm sợ hãi, nên ra khỏi tất cả pháp hữu vi, nhập cảnh giới cam lộ. Sự vắng lặng này là hơn hết, ly khai tất cả hữu vi, ái dứt hết, là Niết-bàn. Quán không phóng dật như thế, được định, tâm trụ, đang trụ, đó gọi là định. Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt, đó gọi là tuệ. Định như thế, tuệ như thế, đó gọi là định tuệ. Thân cận với định tuệ, tu học nhiều, tức được quả Tu-đà-hoàn, cho đến quả A-la-hán, đó gọi là hai chi đạo định, tuệ, hướng đến Niết-bàn.

Hỏi: Thế nào là định?

Đáp: Người chưa đoạn phiền não, dục nhiễm đã đoạn, đang đoạn, đạt vắng lặng. Phiền não giận dữ ngu si gây chướng ngại, che ngăn, các hành ác trói buộc đã diệt, đang diệt, đạt vắng lặng. Như mùa thu, nổi lên nhiều bụi đất, mây, sương mù, tức thì mưa rơi, diệt hết các thứ đất bụi, mây, sương mù, đang diệt, đạt vắng lặng. Định như thế, như người chưa đoạn phiền não, dục nhiễm giờ thì đã đoạn, đang diệt, đạt vắng lặng. Giận dữ, ngu si tạo chướng ngại, che ngăn, các hành ác trói buộc đã diệt, đang diệt, đạt vắng lặng, đó gọi là định.

Hỏi: Thế nào là tuệ?

Đáp: Như nơi người thật, nếu dùng trí phân biệt sắc, phân biệt như thật về sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế. Như người mắt sáng, đứng trên đỉnh núi cao, hoặc quán xem phương đông, phân biệt như thật. Hoặc quán xem phương nam, tây, bắc, đều phân biệt như thật. Tuệ như thế, phân biệt như thật về sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đó gọi là tuệ.

Hỏi: Thế nào là định có giác có quán?

Đáp: Nếu định là giác quán, tương ưng với giác quán, cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định có giác có quán.

Lại nữa, định có giác có quán, nếu định giác quán đạt được, đang được, duyên nơi được, đó gọi là định có giác có quán.

Lại nữa, định có giác có quán, Tỳ-kheo đã lìa dục pháp ác bất thiện, có giác có quán, ly sinh hỷ lạc, thành tựu hành của thiền thứ nhất. Tỳ-kheo có giác có quán, hỷ lạc nhất tâm. Nếu người nhập định này, thì được năm chi: đang được, duyên nơi được, giác quán, hỷ lạc, nhất tâm, đó gọi là định có giác có quán của thiền thứ nhất.

Lại nữa, Tỳ-kheo, nếu được định có giác có quán, có hỷ cùng với vị định, thì Tỳ-kheo quán hỷ thô, tâm có bi, không có hỷ lạc nơi sự vắng lặng hơn hết. Tỳ-kheo quán hỷ thô xong, được hỷ vắng lặng, đang vắng lặng, diệt mất, trừ. Hỷ vắng lặng, đang vắng lặng, diệt mất, trừ xong, có giác quán, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, giác quán, không có hỷ lạc nhất tâm, đó gọi là định có giác có quán không phải thiền, không phải thiền trung gian.

Như Tỳ-kheo, nếu hành trì, hoặc thọ giáo, hoặc theo pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc xúc chứng được định có giác có quán, có hỷ cùng với vị. Như Tỳkheo hành trì, thọ giáo, theo pháp tướng, tạo phương tiện, chuyên tâm, tư duy, tiếp xúc thân cận, tu học nhiều. Như Tỳ-kheo hành trì, cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều xong, tâm hướng đến vắng lặng, tâm hướng đến vắng lặng xong, tôn thượng sự vắng lặng, tôn thượng sự vắng lặng xong, dốc hướng nơi vắng lặng, dốc hướng nơi vắng lặng xong, được hỷ vắng lặng, hỷ vắng lặng xong, đang vắng lặng, đang vắng lặng diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, tức có giác quán, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, giác quán, không có hỷ lạc, nhất tâm, đó gọi là định có giác có quán không phải thiền, không phải là thiền trung gian .

Lại nữa, Tỳ-kheo nếu được định có giác có quán, không có hỷ lạc, cùng với vị, thì Tỳ-kheo này quán không có hỷ lạc thô, tâm tạo ra sự vắng lặng, vượt hơn, xả bất khổ bất lạc. Tỳ-kheo này quán không có hỷ lạc thô xong, không có hỷ lạc đạt vắng lặng, là vắng lặng, đang vắng lặng, đang vắng lặng diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, nên có giác có quán, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, giác quán, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm, đó gọi là định có giác có quán không phải thiền, không phải là thiền trung gian.

Như Tỳ-kheo, nếu hành trì, hoặc thọ giáo, hoặc theo pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc được định có giác có quán, không có hỷ lạc cùng với vị. Như Tỳ-kheo hành trì cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều xong, tâm hướng đến sự vắng lặng. Tâm hướng đến sự vắng lặng rồi thì tôn thượng vắng lặng. Tôn thượng vắng lặng xong thì dốc hướng nơi vắng lặng. Dốc hướng nơi vắng lặng rồi thì được không hỷ lạc vắng lặng, vắng lặng, đang vắng lặng. Đang vắng lặng diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, tức có giác có quán, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, có giác quán, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm, đó gọi là định có giác có quán không phải thiền, không phải là thiền trung gian.

Hỏi: Thế nào là định không giác có quán?

Đáp: Nếu định lìa giác, tương ưng với quán, không cùng với giác sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, nhưng với quán thì cùng sinh, cùng trụ, cùng diệt, đó gọi là định không giác có quán.

Lại nữa, định không giác có quán, là nếu định không được giác, không đang được, không duyên nơi được. Còn quán thì được, đang được, duyên nơi được. Đó gọi là định không giác có quán.

Lại nữa, định không giác có quán, nếu Tỳ-kheo được định có giác có quán, có hỷ cùng với vị, Tỳ-kheo này đã quán giác thô, định không giác có quán, là sự tĩnh lặng vượt hơn. Tỳ-kheo này quán giác thô xong, đạt giác tĩnh lặng, là giác tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Diệt mất, trừ xong, nên có quán hỷ lạc nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi, đang được, duyên nơi được, quán hỷ lạc, nhất tâm, đó gọi là định không giác có quán của thiền trung gian.

Như Tỳ-kheo, nếu hành trì, hoặc thọ giáo, hoặc theo pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, dụng ý, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc đắc định có giác có quán, có hỷ cùng với vị. Tỳ-kheo này vẫn hành trì, cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều. Như Tỳ-kheo hành trì cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều xong, tâm hướng đến tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng, tâm hướng đến sự tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng xong, giác tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Giác tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ xong, nên có quán hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được bốn chi đang đắc, duyên nơi được, quán hỷ lạc, nhất tâm, đó gọi là định không giác có quán của thiền trung gian.

Hỏi: Thế nào là thiền trung gian?

Đáp: Là khoảng giữa của thiền thứ nhất và thiền thứ hai, lúc thiền thứ nhất hướng thiền thứ hai.

Lại nữa, Tỳ-kheo được định không giác có quán, có hỷ cùng với vị, Tỳ-kheo quán hỷ thô, tâm hỷ cũng có bi, không có hỷ, lạc tĩnh lặng vượt hơn. Tỳ-kheo quán hỷ thô xong, được hỷ tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ. Hỷ tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ xong, nên có quán, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, thì được ba chi, đang được, duyên nơi được, quán không có hỷ lạc, nhất tâm, đó gọi là định không giác có quán, không phải thiền, không phải là thiền trung gian. Như Tỳ-kheo, nếu hành trì thọ giáo, hoặc theo pháp tướng, tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc đắc định không giác có quán, có hỷ cùng với vị. Như Tỳ-kheo hành trì cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều, thân cận tu học nhiều xong, tâm hướng đến sự tĩnh lặng, tâm hướng đến sự tĩnh lặng xong thì tôn thượng tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng xong thì dốc hướng nơi tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng xong thì hỷ tĩnh lặng diệt mất, trừ xong, nên có quán, không có hỷ lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này, tức được ba chi, đang được, duyên nơi được, quán không có hỷ lạc, nhất tâm, đó gọi là định không giác có quán không phải thiền, không phải là thiền trung gian.

Lại nữa, Tỳ-kheo được định không giác có quán, không có hỷ chung với vị. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô, không có hỷ lạc, tâm cũng có lúc tạo ra sự tĩnh lặng, xả bất khổ bất lạc. Tỳ-kheo quán không có hỷ lạc thô xong, không có hỷ lạc tĩnh lặng, là tĩnh lặng đang tĩnh lặng, đang tĩnh lặng diệt mất, trừ. Vì diệt mất, trừ xong, nên có quán xả bất khổ bất lạc, nhất tâm. Nếu người nhập định này thì được hai chi, đang được, duyên nơi được, xả bất khổ bất lạc, nhất tâm, đó gọi là định không giác có quán không phải thiền, không phải là thiền trung gian. Như Tỳ-kheo, nếu hành trì hoặc thọ giáo, hoặc pháp tướng, hoặc tạo phương tiện, hoặc chuyên tâm, hoặc tư duy, hoặc tiếp xúc, được định không giác có quán, không có hỷ lạc cùng với vị. Như Tỳ-kheo, từ hành trì cho đến tiếp xúc gần gũi, tu học nhiều, hành trì cho đến tiếp xúc thân cận, tu học nhiều xong, tâm hướng đến tĩnh lặng, tôn thượng tĩnh lặng, dốc hướng nơi tĩnh lặng. Dốc hướng nơi tĩnh lặng xong, không có hỷ lạc, tĩnh lặng, đang tĩnh lặng, diệt mất, trừ, vì diệt mất, trừ xong, nên có quán xả bất khổ bất lạc, nhất tâm.

Nếu người nhập định này, tức được ba chi, đang được, duyên nơi được, quán xả bất khổ bất lạc, nhất tâm, đó gọi là định không giác có quán không phải thiền, không phải là thiền trung gian.

Đấy gọi là định không giác có quán.

Hỏi: Thế nào là định không giác không quán?

Đáp: Nếu định lìa giác quán, giác quán không cùng sinh, không cùng trụ, không cùng diệt, đó gọi là định không giác không quán.

Lại nữa, định không giác không quán, nếu định đối với giác quán, không đạt được, không đang được, không duyên nơi được, đó gọi là định không giác không quán.

HẾT – QUYỂN 15