LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Bà Tu Mật
Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần người nước Kế-Tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

Thứ 8: KIỀN ĐỘ KIẾT SỬ

Hỏi: Cấu uế nên nói thuận theo điên đảo hay nên nói không thuận theo điên đảo?

Đáp: Hoặc có thuyết nói, hoặc thuận theo điên đảo, hoặc không thuận theo điên đảo. Bốn điên đảo, nên nói thuận theo điên đảo. Dục, mạn, sân hận, tà kiến, nên nói không thuận theo điên đảo.

Hỏi: Thế nào là không như thật nhiễm? Cũng nói quán như thật, quán ấy, tức là biết, cho nên không cùng tương ưng?

Đáp: Sự tụ tập, ấy là có thể biết, cũng không phải tự tướng. Nếu quán tự tướng mà biết, thì đều có ý nhàm chán tai họa. Không có tự tướng, thì ý không xoay lại.

Hỏi: Như nhóm họp có thể biết, là nhóm họp thì có dục. Quán sự điên đảo kia như quán tự tướng, ấy là đắm nhiễm, không có chẳng nhiễm đắm, không có tự tướng, ý không xoay lại chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói thuận theo điên đảo, tương ưng với si.

Hỏi: Sự ngu si không tương ưng với ngu si, có phải muốn cho sự ngu si theo sau điên đảo hay chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói không theo sau điên đảo. Nếu sự điên đảo theo sau điên đảo, thì sự điên đảo ấy sẽ không đoạn diệt, không phải do điên đảo lại diệt điên đảo.

Hỏi: Nếu tâm sở, tâm pháp thiện, vô ký không theo sau sự điên đảo, thì sự điên đảo kia cũng có thể diệt, sự cấu uế cũng như thế chăng?

Đáp: Tâm sở, tâm pháp thiện, vô ký nối tiếp trở lại như cũ. Kiết có thể khiến cho không bao giờ có, thế nên kiết kia phải nói là điên đảo. Lại nữa, nên nói không theo sau điên đảo. Với chí tà tương ưng với sử, không thuận nhau sinh, không thành tựu. Bất tịnh kia thành tựu.

Hỏi: Vì sao cho rằng thân kiến là điên đảo bất tịnh, không có khả năng làm hại, không có thật ngã, xoay lại thân kiến? Hoặc có thuyết nói: Ý có tướng tịnh, bất tịnh xoay lại.

Đáp: Không có tướng tịnh. Tướng kia hoặc có tịnh, hoặc bất tịnh.

Hỏi: Nếu có tịnh, thì tịnh ấy có điên đảo chăng?

Tướng kia hoặc nói là có thường, hoặc nói là vô thường phải chăng muốn cho tướng vô thường không thành tựu?

Đáp: Tướng vô thường không thành tựu. Nếu tướng thường, vô thường không thành tựu, thì thường, vô thường kia cũng sẽ có tướng, nhưng vì không phải tướng, thế nên tướng vô thường không thành tựu.

Hoặc có thuyết nói: Thấy điên đảo tương ưng với ngu si. Bất tịnh không phải điên đảo, tương ưng với trí.

Hỏi: Ngu si không tương ưng với ngu si, có phải muốn cho sự ngu si không phải điên đảo? Trí không tương ưng với trí, vì muốn cho trí điên đảo phải chăng?

Hoặc có thuyết nói: Thân kiến là sự cấu uế, uế theo sau tướng điên đảo, thế nên thân kiến điên đảo, bất tịnh. Do công của trí, trí và không trí, không theo sau điên đảo, thế nên bất tịnh không phải điên đảo.

Hỏi: Tâm sở, tâm pháp tương ưng với cấu uế, nhưng không phải đắm cấu uế, có phải muốn cho sự cấu uế kia thuận theo sự điên đảo chăng? Tâm sở, tâm pháp tương ưng với trí, nhưng không phải trí, có phải muốn cho trí kia theo sau điên đảo chăng? Lại nữa, như chủng loại điên đảo kia, tướng bất tịnh chung với đắm nhiễm, không thể khiến cho tự tướng các ấm có đối tượng đắm nhiễm. Như ấm không có ngã thành tựu, như chủng loại ấm, thanh tịnh thành tựu. Thế nên, thân kiến điên đảo, nhưng không phải bất tịnh.

Vậy tất cả các kiến gồm nhiếp sáu mươi hai kiến, hay sáu mươi hai kiến gồm nhiếp hết thảy các kiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tất cả các kiến gồm thâu sáu mươi hai kiến, chứ không phải sáu mươi hai kiến gồm nhiếp hết thảy các kiến.

Hỏi: Như Phạm chí Tát-tỳ nói: Ba cho đến ba mươi sáu thứ kiến khác nhau, vì sao đó không phải các kiến?

Đáp: Việc này như thế, hai và sáu mươi thứ kiến cũng giống như thế.

Hoặc có thuyết nói: Tất cả các kiến gồm thâu sáu mươi hai kiến, chứ không phải sáu mươi hai kiến gồm thâu tất cả các kiến. Không gồm nhiếp những kiến nào? Nhập Niết-bàn kia nói không có Niết-bàn cùng sinh, nghĩa là đến năm tà kiến, không có một tà kiến. Lại nữa, sáu mươi hai kiến sinh ra kiến, nên nói là bị lệ thuộc.

Như Phạm chí Tát-tỳ nói: Ba cho đến sáu mươi kiến, Sa-môn dựa vào trí tuệ, dựa vào tướng chữ, các sự cấu uế đã hết, làm sao có sáu mươi ba kiến?

Hoặc có thuyết nói: Không có sáu mươi ba kiến, chính là có hai kiến này.

Hoặc có thuyết nói: Nói không có Niết-bàn là tà kiến, nói là sáu mươi ba kiến.

Hoặc có thuyết nói: Nói người không có đạo là tà kiến, gọi là sáu mươi ba kiến. Lại nữa, đối tượng kiến chấp nói là sáu mươi ba kiến.

Như thế, năm tà kiến: thân, do dự kiến, tà kiến, trộm kiến, trộm giới, đều không có nhân mà sinh ra kiến, là thuộc về những kiến nào? Kiến đến chết không buông bỏ là những kiến thuộc về những kiến nào?

Hoặc có thuyết nói: Không có nhân nào sinh ra kiến (kiến được sinh ra do không có nhân), nói là có sở nhân, là tà kiến, tập đế đoạn. Lại có kiến cho đến chết không xả, là vô tác nói có tác, đây là giới trộm, được khổ đế đoạn. Lại nữa kiến không có nhân mà sinh, là thuộc về không có kiến có kiến.

Có kiến đến chết không xả, nên nói thuộc về có kiến, do kiến nào sử đã hết, sử tương ưng với tâm lại sinh chăng? Nhưng không có nhân duyên?

Hoặc có thuyết nói: Nhân duyên: kiết sử, ấy là tận nhân duyên, chưa tận có thừa, tận thì không còn sinh.

Hỏi: Như đế duyên vô lậu, kiết sử có tận, bất tận, là duyên nơi nhân duyên tận?

Đáp: Duyên đã tận, không có thừa, nói là diệt.

Hỏi: Duyên này không đồng với các sử, duyên chưa tận bèn tận, cho nên, không phải duyên, thế nên kiết sử bèn tận?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thường tương ưng với không có, không tương ưng với thời gian.

Hỏi: Không phải nhân duyên? Lại nữa, hoặc có nhân duyên kia chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Chưa tận duyên kia, tức là duyên. Lại nữa, duyên này không còn sinh lại. Lại nữa, tận, không còn sinh lại.

Hỏi: Nếu duyên các kiết sử hữu lậu tận, thường duyên kia không còn sinh lại. Không diệt, cũng không sinh, phải chăng muốn cho tâm vô lậu là duyên hữu lậu kia? Kiết sử chuuyển biến sinh kiết sử?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Một sinh, một trụ, một diệt tương ưng với duyên hữu lậu kia, không phải như duyên hữu lậu đã tận, đều ly tán không ở một chỗ. Tâm hữu lậu kia có sử, không như duyên hữu lậu kia.

Hỏi: Tâm hữu lậu kia chưa tận. Các sử tương ưng với một khởi, một trụ, một tận, không như duyên hữu lậu, có phải muốn cho không đoạn ấy là duyên hữu lậu kia? Duyên sử không phải là duyên của kiết sử?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các tương ưng sử trụ chung với tâm, trụ không như duyên sử kia, cho nên, đã tận là tương ưng sử. Tâm hữu lậu kia có sử, không như duyên sử kia. Điều này cũng như trên đã nói.

Hoặc có thuyết nói: Các sử tương ưng với những đắm nhiễm nơi tâm, không như duyên sử, cho nên đã đều, tương ưng với kiết sử. Tâm hữu lậu kia có sử, không như duyên sử, việc này cũng đã nói như trên.

Hoặc có thuyết nói: Sử tương ưng, nghĩa là tâm nhiễm ô kia không như duyên sử, cho nên đã đều là các sử tương ưng, tâm kia có sử, không phải như duyên kia. Việc này cũng đã nói như trên. Lại nữa, nếu nên như duyên sử, tâm hữu lậu kia sẽ có sử, cũng thấy tâm vô lậu duyên sử, hoặc tận, kia thì có sử, lại nữa các tương ưng sử nên nói tâm kia có sử. hoặc không tận, như vua có thế lực, hễ muốn điều gì thì điều đó sẽ tự đến.

Hỏi: Vì sao tà kiến tương ưng với cõi Dục? Nói là nỗi khổ của cõi Sắc, Vô Sắc, nhưng không bị cõi kia sai khiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bị sai khiến do cõi của mình, không dính dáng đến cõi khác.

Hỏi: Việc này cũng là nỗi ngờ vực của tôi: Vì sao không liên can đến cõi khác? Nếu ở cõi Dục, tạo ra cõi khác, là muốn cho cõi hữu lậu tạo ra cõi tự có, vì tà kiến, nên cõi kia cũng bị sử sai khiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì cõi kia ít mạn, được lìa bỏ dần, nên cõi kia không phải bị sai khiến do sử.

Hỏi: Nếu lìa bỏ mạn, ở trong cõi mình cũng sẽ lìa bỏ, cho nên giới mình cũng bị sử sai khiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không phải do kiến kia mà có chỗ nghi ngờ, cũng không duyên cõi kia.

Hỏi: Cõi kia có thuyết pháp này hay không?

Đáp: Có. Nếu cõi kia dùng thuyết này khiến cho người nói, thì thuyết này không phải nghĩa của nó, sẽ không có lợi ích lâu dài.

Hỏi: Không có khổ não, người kia cũng không nghĩ rằng: Có đối tượng thuyết?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Biết mà nói không có, nếu nên biết mà nói không có, thì cái biết này không phải khổ trí? Nói không có khổ là sao? Nếu không biết, không có cái biết, sao lại nói là không có? Thế nên, đều không có việc này.

Hỏi: Biết mà nói không có, không biết mà nói không có, nếu không có cái biết của biết, mà nói không có, hoặc đã không biết thì sao nói không có? Thế nên không có. Lại nữa, duyên sử bị sử sai khiến, vì sao duyên kia không bị sử sai khiến? Lại nữa, duyên thấy cõi không có chỗ nhất định, tất cả đều có khổ, mà nói là không có, có phải muốn cho cõi Dục vượt trình tự duyên kia mà nói là bất tận? Nhưng duyên tương ưng với cõi Dục, vì sao duyên tà kiến Niết-bàn nói là không có Niếtbàn? Nhưng không đối sử bị sai khiến kia.

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì duyên kia không có sử này.

Hỏi: Không thể chê bai duyên kia, có phải muốn chê bai duyên Niết-bàn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Lời nói chê bai là cách xa Niết-bàn, thế nên không bị sai khiến ở duyên kia.

Hỏi: Pháp hữu lậu cũng lìa bỏ sự chê bai, cho nên hữu lậu cũng bị sử sai khiến?

Đáp: Việc này cũng đã nói như trên. Đã nói sự chê bai cũng như xưa không khác, nghĩa là có sự chê bai này.

Hỏi: Lại nữa, nếu duyên sử không bị sử sai khiến, thì ấm sẽ được duy trì trong nhập, kiến kia không có xứ sở sinh khởi. Nhưng đã có sinh thì sao không bị Niết-bàn sai khiến?

Vì sao trong Niết-bàn không có sự giận dữ?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì Niết-bàn này không phải cảnh giới của sự giận dữ.

Hỏi: Cảnh giới của sự chê bai kia, có phải muốn cho sự chê bai không phải duyên Niết-bàn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Pháp hữu lậu, ấy là có sự giận dữ, không có Niết-bàn này, cho nên, duyên Niết-bàn không có sự giận dữ.

Hỏi: Pháp hữu lậu ấy là có sự giận dữ, vô lậu là Niết-bàn, có phải muốn khiến cho sự giận dữ không phải duyên của Niết-bàn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Dùng phương tiện xả bỏ chúng sanh, ấy là có sự giận dữ nổi lên, nhưng Niết-bàn không phải là giáo pháp của chúng sanh, cho nên duyên Niết-bàn không có sự giận dữ.

Hỏi: Pháp hữu lậu trong số chúng sanh, ấy là có danh sinh khởi. Lại nữa, không có tướng tạo ra, sẽ nhanh chóng nổi cơn giận dữ, nhưng Niết-bàn không có sự gây tạo ra, do đó trong Niết-bàn không có sự giận dữ. Nếu tạo ra thuyết này: Tôi sẽ bị đọa vào địa ngục, không cần Niếtbàn. Vậy tâm kia của tôi tương ưng với kiết nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tâm nhiễm của ông tương ưng với sự tức giận. Hỏi: Duyên với Niết-bàn có tức giận ư? Hoặc có thuyết nói nhiễm kia tương ưng với số vô minh. Tâm kia của ông không biết Niết-bàn. Lại nữa, phải nói tâm ông tương ưng với ái.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo có trời hoan hỷ lạc trong cõi Dục, câu Khế kinh nói rộng, sao vị trời kia qua đời, chịu sự hình phạt, bèn tự nhớ lại ta vốn là trời Hoan hỷ lạc, rồi nghĩ rằng Ta vốn là trời hoan hỷ?

Hoặc có thuyết nói: Thối chuyển ở cõi trời kia, lại nghĩ rằng: Trời kia không ở cõi Dục khởi tưởng ngã.

Hỏi: Sinh trong cõi Dục, nhớ lại đời trước đã từng trải: Ta vốn là thân có tên họ đó. Như thế, khởi tưởng ngã, có phải muốn cho trời kia nói là thối chuyển? Lại nữa, các danh sắc hiện có tương ưng với kiết sử, nhân duyên cõi Dục. Vị trời kia có sự ghi nhớ mạnh mẽ, lại nghĩ rằng: Lúc tìm sự sinh, xét có thệ nguyện. Lại nữa, tưởng ngã kiến không quán đoạn diệt, lại nghĩ: Vì bằng nhau, nên phàm phu vốn là trời Hoan hỷ lạc.

Vì sao người phàm phu không đối với khổ quán khổ, kiến do dự, thân kiến tương ưng cõi Dục, nói là đoạn diệt?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bất tịnh diệt tham dục, hiện cứu vớt một khổ, cũng dùng tư duy đoạn.

Hỏi: Bốn đế đoạn, không phải tư duy đoạn chăng? Đây là hai thứ đoạn hay là một thứ? Bốn đế đoạn do tận. Nếu tư duy đoạn thì không tận, không xả?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các kiết đã tận, tận hẳn, tận dần dần. Đối với thân kiến kia đã tận, không rốt ráo tận.

Hỏi: Nếu kiết tận dần dần, lại cũng nên không sinh, cũng nói có ba thứ thân kiến? Kiết sinh thân kiến, sử tận pháp xứ sở của thân kiến, ấy là có đối tượng phản chiếu. Ở cõi kia, thực hành quán ác lộ, như thế, sử thân kiến bèn sinh. Lại nữa, sinh pháp mười tưởng đã gieo trồng, bèn tạo ra lời này. Như thế, ý đã đoạn, không ở trung gian, đạo Hiền Thánh có công năng dứt trừ kiết sử?

Kiến bất tịnh điên đảo

Năm kiến giới Tát-tỳ

Hai thứ và giận dữ

Đường địa ngục vốn khổ.

Vì sao kiến do dự, thân kiến tương ưng với cõi Dục, gọi là vô ký, nhưng không phải bất thiện?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Kiết kia không phải là hành vi của thân miệng, ý lớn lao mà có thể tạo tác.

Hỏi: Cũng có kiến đế khác dứt trừ kiết, do thân, miệng sinh ra, có phải muốn cho thân kiến kia nói là vô ký?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thân kia có hơn, kém.

Hỏi: Làm sao biết được có hơn, kém?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Kiết kia kéo dài thời gian lợi ích, nên không đọa đường ác.

Hỏi: Kiết kia chưa hẳn bất thiện, cho đến đọa vào đường ác?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bất thiện có báo, kiết không có báo, cho nên kiết này là vô ký.

Hỏi: Như kiến kia lúc thọ nhận hình phạt, làm sao không có báo? Lại nữa, nếu kiết kia tạo ra kiến điên đảo này không có chỗ yên ổn, sao không có bất thiện? Kiết kia, ấy là có phải kiến kia không có báo, thế nên bất thiện, vì sao có cấu thọ báo bất thiện, thế nên vô ký? Việc này không đúng! Đức Thế Tôn cũng nói: Đúng thế, Tỳ-kheo người ngu si tức căn bất thiện. Nếu phải nói vô ký, thì việc này không đúng! Vì sao? Vì sử tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, nên nói là vô ký, nhưng không phải bất thiện?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Kiết kia không phải gây nên hành vi của thân, miệng.

Hoặc có thuyết nói: Kiết kia khi thọ nhận hình phạt không có hơn, kém.

Hoặc có thuyết nói: Kiết kia không thọ nhận quả báo.

Hoặc có thuyết nói: Kiết kia không thọ quả báo. Hoặc có thuyết nói: Kiết kia không có quả báo. Việc này cũng đã nói như trên. Lại nữa, sự mê đắm các dục, nghĩa là kiết kia bất thiện chăng? Kiết kia thì có ý này không thọ nhận báo ác. Kiết kia không thọ nhận điên đảo. Kiết kia không xoay lại, kiết kia không yên ổn, kiết kia cũng không đúng, cho nên, phải xa lìa. Nếu kiết kia cũng không phải bất thiện, sao nay lại bất thiện chăng? Kiết cũng do hành tăng, thế nên nói vô ký. Việc này không đúng, vì đã có thể dụng tâm chê bai bốn chân lý của Hiền Thánh.

Hỏi: Thế nào là tâm kia nhân nghĩa nhiễm?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không phải có thể dùng nhất tâm mà

làm cho bốn đế có ngần ấy tướng. Lại nữa, là nhân duyên nhóm họp của tâm kia.

Hỏi: Nếu bốn đế khác, thì nhân duyên cũng khác, cho nên không chê bai bốn đế?

Đáp: Nếu nhân duyên của bốn đế đồng, thì tâm duyên bốn đế. Đây, cũng đáp như trên không khác. Đã nói không thuận với lý bốn đế kia. Lại nữa, không phải tâm chê bai dùng sự chê bai tà kiến. Xứ sở khổ đế của một bước đầu, không phải nhân khổ đế không có tận đế, diệt đế không có đạo đế, tất cả đều tự tìm xứ sở của khổ đế, đây là nghĩa ấy. Khổ đế kia không có nghĩa có thể theo được.

Hỏi: Vì sao người không có cấu uế, liền tiến tới dứt kiết. Kiết sử tương ưng của cõi Dục và tư duy đoạn, trước đã tận, sau đó tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ở đây, dần sinh đạo Hiền Thánh. Trước nói về việc của cõi Dục, sau đến cõi Sắc, Vô Sắc

Hỏi: Muốn khiến cho đạo Hiền Thánh sinh, trước nói về việc cõi Dục, sau đó đến cõi Sắc và Vô Sắc chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Kiết sử của cõi Dục thô, sử tương ưng của cõi Sắc tế. Thế nên, trước dứt kiết tương ưng cõi Dục, sau, tương ưng cõi Sắc và tương ưng với cõi Vô Sắc.

Hoặc có thuyết nói: Tương ưng với cõi Dục gần, tương ưng với cõi Sắc xa, tương ưng với cõi Vô Sắc càng xa hơn.

Hoặc có thuyết nói: Xứ có đối tượng, tức diệt Kiết trước, tương ưng cõi Dục. Sau đó, tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc. Thế nên, Kiết tương ưng với cõi Dục diệt trước. Sau đó, tương ưng với cõi Sắc và tương ưng với cõi Vô Sắc. Điều này cũng đã nói như trên. Lại nữa, đạo kia có ích lợi dần dần, có đối tượng trước diệt, tức đạo kia là có.

Hỏi: Vì sao tư duy dứt kiết không dứt dần dần?

Đáp: Nên thực hành quán này: Vì trí quán cõi Sắc, Vô Sắc, trí đó không có giới hạn của sự lợi ích lâu dài, cũng có sự duy trì lần lượt tin tưởng, phụng sự pháp. Vì chưa biết trí nhẫn, thế nên nhẫn kia không có khổ mà dùng phương tiện quán.

Hỏi: Vì sao tương ưng hành cõi Dục, tư duy khổ đồng vượt trình tự nhận lấy chứng nhưng không phải tương ưng của cõi Sắc, tương ưng cõi Vô Sắc?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là sinh dần đạo Hiền Thánh, trước nói về việc cõi Dục, sau đồng với cõi Sắc, Vô Sắc

Hỏi: Người cõi Dục kia muốn tư duy đạo sinh khởi, trước nói về việc cõi Dục, sau nói về cõi Sắc, Vô Sắc. Điều này cũng đã nói như trên.

Khổ này thô, cho nên bị ràng buộc, mê đắm chăng?

Cũng đã nói ở trên.

Lại nữa, đây là phương tiện khuyên bảo các người cao tuổi, dù có thể trái nghịch vẫn phải, tất cả các hành của sự gây tạo nên ở cõi Dục này đều được hủy bỏ, đã dứt hết căn bản khổ.

Vì sao tương ưng hành của cõi Sắc, ở nơi khổ, tư duy khổ, là quả A-la-hán Bất hoàn, nhưng lại không phải pháp tương ưng của cõi Dục, tương ưng của cõi Sắc?

Vấn đề này cũng đã nói như trên.

Khổ này thô, do gần gũi trong đây nên bị ràng buộc, chấp mắc. Lại nữa, tạo ra tưởng vô ngã, đã có thể mê đắm, buộc ràng, nên nói là đều, không có dục.

Muốn cho khổ hạnh, không tư duy, lại tư duy khổ khác chăng?

Như tự xả bỏ ruộng mình, nhổ sạch cỏ trong ruộng người, quán khổ kia cũng như thế.

Vả lại, có nhất tâm, các pháp cũng diệt hết, theo kịp trí tuệ, nhưng thân không thọ nhận chứng chăng? Hoặc thân thọ chứng, không theo kịp trí tuệ? hay bắt kịp trí tuệ, thân cũng không thọ nhận chứng chăng? Hoặc thân không theo kịp trí tuệ thì cũng không thọ chứng chăng?

Hoặc tạo ra thuyết này: Nếu khi được tận pháp nhẫn, diệt đế, đạo đế tương ưng cõi Dục, tư duy đoạn kết tận. Lúc ấy, đã theo kịp trí tuệ. Tuy nhiên, thân không tiếp nhận chứng. Khổ đế, tập đế tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, đã dứt kiết tận. Bấy giờ, thân thọ nhận chứng, không theo kịp trí tuệ. Khổ đế, tập đế, tương ưng cõi Dục, đã dứt kiết hết. Lúc này, đã theo kịp trí tuệ, thân cũng thọ nhận chứng đắc. Diệt đế, đạo đế tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, đã dứt kiết hết, tư duy dứt kiết hết, cũng không theo kịp trí tuệ, cũng không thân chứng.

Hỏi: Nếu tận pháp nhẫn sinh, diệt đế dứt kiết chưa hết thì cũng không phải giống với tận pháp nhẫn sinh?

Đáp: Sinh, rồi bèn diệt, đã diệt thì không sinh. Nếu sinh, không diệt, thì không phải chủng loại của tận pháp nhẫn sinh kia.

Hỏi: Sử dục, ấy là quán sinh tận, đã tận thì nên thực hành quán này chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Lúc tận pháp nhẫn khởi, tương ưng của cõi Dục, tương ưng của đạo đế, đã dứt kiết hết, theo kịp trí tuệ, không thọ nhận chứng. Khổ đế, tập đế tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc đã dứt kiết hết, thân thọ nhận chứng, không theo kịp trí tuệ. Khổ đế, tập đế, diệt đế, tương ưng cõi Dục đã dứt kiết hết. Bấy giờ, đã theo kịp trí tuệ, thân cũng thọ nhận chứng. Diệt đế, đạo đế tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, đã dứt kiết hết, cũng không theo kịp trí tuệ, thân cũng không thọ nhận chứng.

Lại nữa, khi được tận pháp trí, cũng như thế, không khác, cả hai phần đều không diệt tận.

Vả lại, kiến tương ưng với thọ, tương ưng với kiết ái, không phải tương ưng với kiết kiến chăng?

Hoặc có thuyết nói: Hoặc ái gấp bội ở cõi Dục đã hết, đồng vượt trình tự nhận lấy chứng. Tập đã sinh, tận trí chưa sinh, diệt đế, đạo đế tương ưng với cõi Dục, đã dứt kiến thượng, trung, hạ, tương ưng với thọ, tương ưng với kiết ái phẩm hạ, không phải tương ưng với kiết kiến.

Hỏi: Đức Thế Tôn cũng nói: Nếu Tỳ-kheo đối với tham dục thọ mà diệt tận, tham dục đã hết thì thọ bèn hết.

Tham dục hết, thọ liền hết là sao?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người kiến đế bằng với thế tục, kiến tương ưng với thọ, kiết tương ưng với ái, không tương ưng với kiết kiến, không phải kiết kiến dứt hết kiết kiến kia.

Lại nữa, tập trí đã sinh, ái của cõi Vô Sắc tận, đồng với thế tục, kiến tương ưng với thọ, kiết tương ưng với ái, chẳng phải tương ưng với kiết kiến, chẳng phải kiết kiến đều là kiết kiến kia. Lại nữa, tập trí đã sanh, ái cõi Vô sắc hết, bằng với thế tục, kiến tương ưng với thọ và tương ưng với kiết ái, chẳng tương ưng với kiết kiến.

Hỏi: Thế nào là duyên vô minh Niết-bàn mà tùy theo Niết-bàn chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Bị vô trí kia ràng buộc. Hỏi: Kia nghĩ rằng vô trí là ngu si chăng? Hoặc có thuyết nói: Có hai thứ si tùy theo Niếtbàn: tương ưng với tà kiến, vô minh nói không có Niết-bàn. Nghi tương ưng với vô minh, do dự không nhất định, tương ưng với một pháp.

Hỏi: Tà kiến, vô minh đều không khác phải chăng?

Như thế, nghi, vô minh, các pháp này đều khác?

Lại nữa, vô minh thuận theo Niết-bàn? Lại nữa, năm thạnh ấm như thế, nói là ngã sở, như nhắm hai mắt, tất cả người trí, có mắt thì ít, như thân duyên hữu lậu sinh các kiết sử, như kiết, đối tượng duyên thân hữu lậu kia.

Hoặc có thuyết nói: Các thân hữu lậu như duyên khổ, duuyên tập, sinh kiết sử. Thân kia không phải hữu lậu, như duyên tận, duyên đạo, có các môn kiết sử.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo ở đây, tất cả các sắc quá khứ, vị lai, hiện tại, do tham dục sinh, bèn sinh dâm, nộ, si. Ngoài ra, là kiết sử của tâm sở niệm, nói là bọt nước hữu lậu so với Khế kinh này thì có trái.

Hoặc có thuyết nói: Các thân hữu lậu duyên khổ, tập kia, sinh ra các kiết, như duyên sinh kiết, thân hữu lậu kia sinh nghĩa vô lậu, nghĩa hữu lậu, nghĩa kiết hữu lậu. Lại nữa, nếu thân không sinh kiến trung gian thì thân hữu lậu kia sẽ không như duyên hữu lậu kia sinh ra các kiết. Khi người kia tạo kiết, thì sẽ nhiễm đắm xứ sở của thân.

Hai thứ nói bất thiện

Chê bai, xả lìa, bỏ

Một nhẫn A-la-hán

Hợp hữu lậu ở sau.

Hỏi: Vì sao sự điệu hý (trạo cử) dùng tư duy đoạn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người kiến đế vì có điệu hý, nên nói là dùng tư duy đoạn.

Hỏi: Vì người kiến đế cũng có vô minh, nên kiến đế kia do tư duy đoạn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cả hai đều điệu hý, thì kiến đế đoạn cũng tư duy. Lại nữa, kiến đế này đã sinh điệu hý, do kiến đế đoạn. Như sự điệu hý kia ít nói năng, không thuận với việc làm không xong này. Nếu vượt cảnh giới thì tư duy đoạn kia, nếu ít có làm xong công việc, bị ép ngặt trở ngại, cầm giữ, thế nên cả hai đều điệu hý.

Hoặc có thuyết nói: Người phàm phu thường điệu hý lừng lẫy, người kiến đế điệu hý, cả hai đều điệu hý, được kiến đế đoạn. Lại nữa, không có e sợ có ý cấu uế.

Hỏi: Vì sao không kiến đế đoạn?

Đáp: Nếu người thấy dấu vết, hoặc có tùy tùng, thì sự điệu hý kia do tư duy đoạn.

Từ cõi Vô Sắc qua đời, sinh sang cõi Dục, làm sao kiết tương ưng với dục mà hiện ở trước? (như Tụ kiền độ ở trên đã nói). Lại nữa, nếu có ý niệm này: Sinh cõi Vô Sắc, sử tương ưng cõi Dục dứt hẳn, nhưng không phải sử tương ưng cõi Vô Sắc, mà là sử tương ưng với cõi Dục, duyên sử kia tức là có? Sử kia thì không sinh cõi Dục. Nếu khi sinh, trung gian không sinh, kiết sử cũng không hiện ở trước, không có nhân duyên hiện ở trước. Lại nữa, người phàm phu không có kiết tận, tạo ra hành vi bất thiện. Kiết tương ưng cõi Dục, gọi là tận.

Như Đức Thế Tôn nói: Ở đây Tỳ-kheo các thầy không tư duy, cũng không tạo ra phương tiện. Đây là nhân duyên của kiết, chỗ thần thức dừng lại. Tỳ-kheo kia ở trong đây, nên tạo ra phương tiện, từ cõi Vô Sắc qua đời sinh sang cõi Sắc.

Hỏi: Thế nào là kiết sử cõi Sắc mà hiện ở trước?

Đáp: Không nhổ các kiết sử, ví như lửa, ngọn lửa duyên ngọn lửa có ánh sáng. Như thế, ánh sáng đã ràng buộc, tạo ra hành vi bất thiện, ấy là thọ nhận sắc hữu. Việc này, cũng như Tụ kiền độ trên đã nói.

Khi qua đời ở cõi Sắc, sinh sang cõi Dục, làm sử tương ưng cõi Dục mà hiện ở trước

Như Kiền-độ Tụ trên đã nói. Lại nữa, ái dục dần dần tăng, có thế lực, nhân vốn ái dục kia đã hết ba tai này thay đổi: phong tai, thủy tai, hỏa tai. Ba tai này được sinh ra từ sự cấu uế của chúng sanh. Vì ba tai này, nên chúng sanh có cấu uế.

Hoặc có thuyết nói: Do chúng sanh mê đắm cấu uế, nên mới có tai biến này, cũng như tội của chúng sanh có kiếp đao binh.

Hoặc có thuyết nói: Do tai biến, nên chúng sanh có mê đắm cấu nhiễm, cũng như âm dương của cẩu khuyển.

Hoặc có thuyết nói: Do sự mê đắm cấu uế, nên có tai biến sinh ra. Chúng sanh kia ở chỗ đó có kiết cõi Dục, ở mỗi nơi đó đều có xảy ra tai biến. Như ở chỗ reo có tai biến kia, kiết sử ấy là hai tăng ích. Lại nữa, hạnh tụ tập thường xuyên pháp thiện của chúng sanh, ấy là đến quốc độ khác. Chúng sanh kia nhân hạnh tăng thượng, chúng sanh có học hư hoại vốn đã tập.

Hỏi: Thế nào là duyên sử, ấy là có sử sai khiến? Thế nào là tương ưng với đối tượng sử?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sử tham dục rất yêu đắm, nói là đối tượng sử, sử giận dữ, không yêu mến, vướng mắc, ý không nhiễm đắm nói là đối tượng sử. Có sử ái rất yêu đắm, nói là đối tượng sử, sử kiêu mạn lừng lẫy, tâm lừng lẫy, mạnh mẽ, nói là đối tượng sử. Năm kiến của sử kiến. Đối với sử thân kiến kia tự dựa vào đối tượng sử. Kiến do dự, nghĩa là đoạn diệt có thường, nói là đối tượng sử. Sử tà kiến vô nhân, phỉ báng vô tác, đó gọi là đối tượng sử. Sử trộm kiến, không thể bảo vệ, gìn giữ. Sự tốt đẹp rất mầu nhiệm, trên hết, gọi là đối tượng sử. Sử trộm giới, là xuất ly trên tịnh giải thoát nói là đối tượng sử. Sử vô minh không có trí, mù lòa, mờ tối (hôn trầm), ngu hoặc, gọi là đối tượng sử. Sử nghi, hy vọng, do dự, là phải hay quấy, ý không xét thật, nói là đối tượng sử. Như thế, duyên sử, sử sai khiến, chưa từng trải với đối tượng sử tương ưng.

Hỏi: Vô lậu cũng duyên sử, như thế, sử dục của đối tượng sử kia, duyên sử kia là đối tượng sử kia, duyên sử kia cũng là đối tượng của sử chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Như sử kia, đối tượng của sử kia có các duyên sử. Lúc đối tượng của sử kia có duyên sử, các sử đều dẫn dắt nhau, vì là sử, đối tượng sử (sử sai khiến). Như thế, sử duyên đối tượng sử, là sử đắm nhiễm kia. Như thế là đối tượng sử tương ưng với sử.

Hỏi: Sử vô lậu, như duyên sử kia, lần lượt có tăng ích, nên duyên vô lậu sử, hay duyên là đối tượng sử?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tương ưng duyên không được giải thoát, gọi là đối tượng sử. Hỏi: Duyên vô lậu vừa là sử duyên, vừa là sử, không có sở sử của duyên khác.

Lại nữa, dù là sử, đối tượng sử: chỗ xoay lại, chỗ ấy thì có sử. Nếu tương ưng với sử, sở sử thì sử khác cũng tương ưng. Lại nữa, đó là đối tượng sử, nhân duyên của sử chúng sanh.

Hỏi: Pháp duyên của tham dục có bao nhiêu sử, đối tượng sử?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tất cả duyên hữu lậu tương ưng với cõi Dục. Lại nữa, duyên hữu lậu của ba cõi khi lùi sụt, mà sinh cõi Dục, sẽ được kiết của ba cõi. Lúc được kiết của ba cõi này, là hữu lậu duyên sử, đối tượng sử. Vậy là danh nghĩa của sử là thế nào?

Hoặc có thuyết nói: Theo trình tự của sử, đối tượng sử, cũng là đối tượng sử, cũng là sử, sử là nghĩa mê đắm, cũng là nghĩa sanh, sử là nghĩa trì, cũng là nghĩa sử.

Lại nữa, nên nói đẳng trí là sở sử kia, vì sử kia hoặc bị hữu lậu sai sử.

Hoặc dùng, hoặc không dùng sự mê đắm cấu uế là nghĩa gì?

Hoặc có thuyết nói: Thể của người mê đắm cấu uế, thọ nhận các ái cũng là duyên cấu uế, khổ cũng là cấu uế. Lại nữa, hai thứ tâm cấu uế: Tương ưng với sự cấu uế, chúng sanh cấu uế. Tâm cấu uế, kia mê đắm, đắm nhiễm tâm ý, như chiếc áo bẩn, chúng sanh cấu uế có hoặc tùy theo người khác, như người mang ghánh nặng, do nhân duyên này, do việc chấp so đo này mà lúc đó bèn có tâm cấu uế sinh ra. Đức Thế Tôn cũng nói: Bị tâm cấu uế mê hoặc, tâm tịnh hành thì tịnh, hội hợp trở thành chúng sanh. Đức Thế Tôn cố ý nói điều này.

Hỏi: Căn thiện này, ý nghĩa thế nào?

Đáp: Hại căn bất thiện, là nghĩa căn thiện, khởi hành các việc thiện, là nghĩa căn thiện. Lại nữa, đối với thần, gieo trồng căn nguyên thiện, thuận theo thọ nhận báo là nghĩa căn thiện.

Hỏi: Căn bất thiện, nghĩa ấy thế nào?

Vô ký là nghĩa hạt lúa, vô ký là nghĩa căn, vô ký là nghĩa nhân duyên, vô ký là nghĩa căn. Lại nữa, pháp vô ký của sắc hình thể, pháp thuận theo thọ nhận, gìn giữ, nói là nghĩa vô ký.

Hỏi: Vì sao thân kiến nói là do khổ đế đoạn chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Duyên khổ kia, biết khổ như thế, khổ ấy liền diệt, rồi diệt, duyên, ấy là hết, các kiết sử hết.

Hoặc có thuyết nói: Có tưởng thường tưởng ngã, thân là ngã sở (cái của ngã). Thân kiến tạo ra tưởng vô thường, tưởng khổ ngã đã hết. Thế nên, nói là khổ đế đã đoạn. Lại nữa, thấy thân của thân kiến, thân kia thọ nhận khổ não, thân kia hiện nói khổ não cho nên diệt, nên thực hành pháp quán này.

Đùa cợt không còn sinh

Như có ba kiết sử

Thân và các kiết sử

Ba thứ căn đã đoạn.

Hỏi: Vì sao tập trí sinh tận, trộm kiến nói là tận chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đầu tiên có trộm kiến nhiễm, ràng buộc kiến kia. Khi kiến kia hết, thì kiến này cũng diệt.

Hỏi: Các kiết sử, ấy là có trộm kiến, thế nên cũng là đối tượng đoạn của tư duy (do tư duy đoạn). Hoặc tạo ra khổ đế, có trái với trộm kiến và nghi, thế nên, do bốn đế đoạn.

Hỏi: Duyên khổ kiết ở trước hết là tốt đẹp, vì sao trộm lại có sai trái với khổ? Lại nữa, thế nào là vượt qua kiết khổ trước hết là trộm chăng? Nếu khổ không thể dẫn dắt ở trước, thì trộm kiến, đối tượng dứt của khổ đế sẽ dứt, như đã nói: Đế không có trụ xứ, nên nói là ngã sở.

Hỏi: Vì sao trộm kiến kia nói là tà kiến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do nhân duyên này, nên nói trộm kiến, nên gọi là tà kiến.

Hoặc có thuyết nói: Nếu đế này thật sự tạo ra trộm kiến, thì kiến kia chẳng phải duyên không, lại nữa, có ngã sở, bèn có kiến này.

Hỏi: Thế nào là kiết phần trên?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Năm kiết phần dưới là: tham dục, giận dữ, thân kiến, trộm giới và nghi. Năm kiết này không cùng tận, vì có khổ cõi Dục. Ba kiết của cõi trên không cùng tận, vì thọ nhận ấm cõi Sắc, Vô Sắc, muốn cho là bệnh của cõi trên chăng?

Không do ba kiết này có bệnh, vì kiết kia đã hết, ví như A-na-hàm thọ nhận hữu của cõi Sắc, Vô Sắc, cho nên không bị bệnh.

Hỏi: Nếu ba kiết kia đã hết, vì thọ nhận hữu của cõi Sắc, Vô Sắc, cho nên ba kiết ấy không sinh, thì người không có cấu uế cõi Dục đã hết, lại thọ nhận hữu của ba kiết, muốn cho hữu của cõi không xoay lại chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hai kiết thuộc phần dưới là tham dục, giận dữ. Nếu kiết không hết thì thọ nhận hữu nữa, nếu đã hết thì không còn thọ nữa.

Hỏi: Tất cả kiết cõi Dục chưa hết, mà thọ nhận hữu cõi Dục, là muốn cho kiết cõi Dục này hết chăng? Là kiết phần trên?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói tất cả kiết là kiết phần trên, nếu không tận thì thọ nhận hữu cõi Dục, trong đó như đã nói năm kiết phần trên thì không có tên gọi.

Hoặc có thuyết nói: Hai kiết chưa hết là tham dục, giận dữ, không ra ngoài cõi Dục. Ba kiết chưa hết, thì trở lại cõi Dục, thế nên năm kiết phần trên chưa hết. Lại nữa, các kiết sử từ cõi Dục diệt, đều không ở chỗ khác. Kiết sử ấy nên nói là phần trên.

Hỏi: Thế nào là năm kiết phần trên?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Năm kiết phần trên: Ái sắc, ái Vô Sắc, điệu hý (trạo cử), kiêu mạn, vô minh. Vì sao? Vì năm kiết này chưa hết thì còn thọ nhận hữu của cõi Sắc, Vô Sắc. Ba kiết chưa hết, lúc tu hành ở cõi ấy thì tiếp nhận hữu của cõi Sắc, cõi Vô Sắc.

Hỏi: Muốn cho trên là năm kiết phần trên chăng?

Đáp: Năm kiết kia không do thọ nhận hữu, của cõi Sắc, Vô Sắc, cho nên không thọ nhận hữu kia.

Hỏi: Ba kiết đã hết, con người không có cấu uế này, thọ nhận cõi Dục, có phải muốn cho là năm kiết phần trên chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu các kiết chưa hết, đã lìa cõi Dục, thọ nhận hữu cõi Sắc, Vô Sắc, thì kiết đó được gọi là năm kiết phần trên.

Hoặc có thuyết nói: Hai kiết thuộc năm phần trên: Ái sắc, ái Vô Sắc, ở trong đó tu hành, thọ nhận hữu của cõi Sắc, Vô Sắc.

Hoặc có thuyết nói: Tất cả hữu của cõi Sắc, Vô Sắc, tất cả chưa hết, còn thọ nhận hữu cõi Sắc, Vô Sắc. Lại nữa, các kiết sử có thể khiến cho kiết của cõi Sắc, Vô Sắc hết, kiết đó là năm kiết phần trên.

Hỏi: Thế nào là duyên theo giận dữ?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không phải tốt đẹp, không phải trên có lo sầu khổ não.

Hoặc có thuyết nói: Lo sầu, bỏ xa lìa dần.

Hoặc có thuyết nói: Do có chúng sanh, nên có sự giận dữ. Lại nữa, lìa bỏ hẳn sự giận dữ, như nhổ bỏ cỏ xấu.

Hỏi: Dục và niệm có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Dục là thứ cấu uế, mê đắm, niệm cấu uế mê đắm.

Hoặc có thuyết nói: Dục là bất thiện, niệm là thiện, vô ký.

Hoặc có thuyết nói: Dục thọ nhận hữu, niệm không thọ nhận hữu.

Hoặc có thuyết nói: Dục và niệm nên tương ưng nhau, hoặc có dục là có niệm, như có người do ái dục hết, mới nghĩ nhớ đến thầy mình. Lại nữa, dục do phương tiện sinh, còn niệm do hy vọng sinh, thế nên dục cũng là sự hy vọng.

Hỏi: Sự giận dữ, cấu uế, hai thứ này có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sự giận dữ là sự cấu uế của kiết, chứ không phải kiết. Hơn nữa, sự giận dữ là bất thiện, sự cấu uế là thiện, vô ký.

Lại có thuyết nói: Sự giận dữ thọ nhận có cấu uế, không thọ nhận hữu. Lại nói thế này: Sự giận dữ kia là cấu uế chăng? Hoặc sự cấu uế này không phải giận dữ kia, như lúc tu bất tịnh là nghĩa cấu uế kia.

Lại nữa, sự giận dữ thọ nhận các hữu, cấu uế không thọ nhận hữu, đối với sự giận dữ kia cũng không thọ nhận hữu.

Hỏi: Sự lười biếng và ngủ nghỉ có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Lười biếng là thuộc về thân, ngủ nghỉ thuộc về tâm.

Hoặc có thuyết nói: Nghĩa thế tục là lười biếng, nghĩa xuất thế tục là ngủ nghỉ. Lại nữa, đầu tiên là lười biếng, mệt mỏi uể oải là ngủ nghỉ.

Hỏi: Tà giải thoát với bốn điên đảo có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Kiến đế sở đoạn là vì điên đảo, kiến đế tư duy đoạn, gọi là tà giải thoát.

Hoặc có thuyết nói: Có thể vì người giảng nói, đây là điên đảo, không thể vì người giảng nói đây là tà giải thoát.

Hoặc có thuyết nói: Các điên đảo là tà giải thoát, hoặc là tà giải thoát kia không phải điên đảo, giải thoát kiết sử. Lại nữa, tà giải thoát, nên nói là tâm điên đảo.

Cũng không lìa bốn điên đảo, có ý điên đảo chăng?

Sự điệu hý, nghi có gì khác nhau?

Hoặc có thuyết nói: Sự điệu hý (trạo cử) được tư duy đoạn, nghi do kiến đế dứt trừ. Lại nữa, tâm ô nhiễm, tâm có hối hận, đây là sự điệu hý. Tâm không rốt ráo, do dự không quyết định, gọi là nghi.

Vì sao người phàm phu khi lùi sụt, do kiến đế tư duy đoạn kiết, bèn có tăng ích. Nhưng khi đệ tử của Thế Tôn lùi sụt thì do tư duy đoạn kiết, bèn có tăng ích, nhưng không phải kiết do kiến đế đoạn.

Hoặc có thuyết nói: Do một tư duy đạo, người phàm phu dứt các kiết, khi lùi sụt đạo tư duy kia, thì tất cả được tăng ích, nhưng đệ tử Đức Thế Tôn hoặc do tư duy đạo đoạn không phải do kiến đế đoạn, tất cả đoạn kiết đó không có tăng ích.

Hoặc có thuyết nói: Người phàm phu dùng trí nhằm tiêu diệt các kiết sử. Khi trí kia lùi sụt, thì tất cả kiết sẽ tăng ích.

Nói đệ tử của Thế Tôn do nhẫn trí dập tắt các kiết sử, nhưng không lùi sụt ở nhẫn, cũng không tăng ích lớn?

Hoặc có thuyết nói: Người phàm phu diệt các kiết sử trung gian, khi lùi sụt hành vi đó, thì tất cả kiết có tăng ích. Tuy nhiên, đệ tử Đức Thế Tôn ít có diệt tận ở trung gian, không rốt ráo hết. Khi lùi sụt diệt tận kia, ở trung gian đó thì kiết sử nọ sẽ có tăng ích.

Lại nữa, người phàm phu do hành duyên hữu các sử nên người ấy suốt đời bị che lấp, vì bị hành, duyên kia ràng buộc, ấy là tăng ích. Tuy nhiên đệ tử của Thế Tôn do kiến đồng vượt trình tự nhận lấy chứng đắc các kiết sử đã hết, ấy là tăng ích. Cho nên, sự tăng ích kia không thể dời động. Kiến đồng, tâm tưởng đồng gìn giữ, chở che sự tăng ích kia, đệ tử Đức Thế Tôn kia đôi khi lùi sụt sự gìn giữ tăng ích đó.

Hỏi: Vì sao kiết sử tương ưng với cõi Sắc, Vô Sắc, nói là không có báo chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì hành vi của thân, miệng, ý không lâu dài, nên có sự bổ túc.

Hoặc có thuyết nói: Người kia dù có hành vi của thân, miệng, ý, nhưng hành vi đó không có tăng ích, hoặc có thuyết nói: Không có quả báo tốt xấu.

Hoặc có thuyết nói: Vô ký không có quả báo. Lại nữa, nếu kiết sử có báo, làm sao có sự sai trái? Như người kia có duyên, nếu người chê bai kia không thọ nhận báo của cõi Sắc, Vô Sắc, thì có duyên như thế, cũng lại không có. Người kia không thọ nhận hữu, thế nên không có kiết, cũng lại không nhất định, cho nên lìa bỏ kiết.

Không vượt, không bại hoại

Giận dữ dục, giận dữ,

Càng giải thoát tăng thượng

Lui sụt không quả báo.

Hỏi: Nếu năm dục có dục, không có tâm ô nhiễm, hai thứ này có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc tạo ra lời này: Năm dục có sử ái, tâm không nhiễm ô, mà không thọ nhận hữu ái.

Lai tạo ra lời này: Trong năm dục có ái bất thiện, tâm không nhiễm ô là thiện.

Lại tạo ra lời này: Trong năm dục có ái thọ nhận hữu, tâm không nhiễm ô, mà không thọ nhận hữu.

Lại tạo ra lời này: Trong năm dục có ái, có các tưởng thiện. Tâm không nhiễm ô, không dứt các nguồn khổ. Lại nữa, trong năm dục có ái, nói có duyên ngã là vui mừng hớn hở. Tâm không nhiễm ô, nghĩa là đệ nhất nghĩa đế không dời động, khởi tưởng chúng sanh, để được đẳng trí đầy đủ, không có tâm nhiễm ô, ái kia thì sẽ có.

Hỏi: Thế nào là người phàm phu kia nói là không phải tâm nhiễm ô?

Đáp: Ngã đâu có đối tượng duyên. Sự nhiễm ô kia không phải người phàm phu có đối tượng tạo tác. Các thần, người tiên ở ngoài đã dùng phương tiện khéo léo, nói là không có tâm nhiễm ô.

Hỏi: Nếu trộm kiến do khổ đế đoạn và tập đế đoạn, hai thứ này có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Khổ đế dứt trộm kiến, kiến đó là do khổ đế đoạn. Trộm kiến kia là sở đoạn của tập đế.

Hỏi: Hai thứ này đều là trộm kiến khắp ở hai đế.

Hỏi: Hoặc có thuyết nói: Nếu không tương ưng với khổ đế thì là sở đoạn của khổ đế kia. Nếu không tương ưng với tập đế thì là sở đoạn của tập đế kia. Như kiết khổ hiện ở trước rất tốt đẹp, trên hết, là tối đệ nhất. Trộm kiến sao không tương ưng với khổ đế? Lại nữa, kiết sử do khổ đế đoạn, dùng khổ đế để khuất phục thì sẽ có tưởng tốt đẹp, nên thực hành quán này với sự biến hóa có gì khác nhau?

Đáp: Tâm nịnh thuộc về bên trong tâm là sự gian dối, bên ngoài không đồng với tâm, vì là nhiều biến hóa nên có sự khác nhau.

Hỏi: Vì sao tâm không phải đạo Hiền Thánh?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là lời giáo hóa của Đức Thế Tôn, nói ở đây là nói tâm không khác, cho nên có tâm tương ưng.

Hỏi: Vì sao khi nói tâm không đều nói pháp sở niệm của tâm?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là lời răn dạy của Như lai. Vì có sự răn dạy này mới có trí tuệ, như quết bột thơm, phải dùng hương làm hàng đầu. Sắc, thanh, hương, vị cũng giống như thế.

Hỏi: Tạo chỗ sinh ra của một việc các pháp tương ưng không có uy lực?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tâm, nhóm họp thuộc về tự tướng là đạo Hiền Thánh. Thế nên, tâm không phải là đạo Hiền Thánh.

Hoặc có thuyết nói: Tâm cũng là đạo Hiền Thánh, vì Tam-muội bằng nhau, có rất nhiều tâm chung. Một duyên, Tam-muội, nghĩa là tâm có tăng, giảm, không khác với Tam-muội.

Lại nữa, tâm đạo rất hưng thịnh, ý chí đã tạo ra tâm có nói năng. Thân kiến, do dự, tương ưng với cõi Dục, trừ vô minh tương ưng với hai thứ đó, và được pháp khác có thể nói ẩn một chăng?

Hoặc có thuyết nói: Có thể được các pháp tương ưng và hạnh giải thoát, tâm pháp, pháp sở niệm của tâm khác.

Vì sao bất tịnh của Tu-đà-hoàn nói là có tịnh diệt chăng?

Hoặc có thuyết nói: Bất tịnh có tưởng tịnh là điên đảo mà Tu-đàhoàn đã dứt hết.

Hỏi: Nếu điên đảo mà Tu-đà-hoàn đã hết, thì Tu-đà-hoàn kia sẽ không đắm nhiễm, với tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, Tu-đàhoàn kia sẽ đắm nhiễm? Lại nữa, nhưng Tu-đà-hoàn bất tịnh có tưởng tịnh đã hết. Tà kiến trong kiến, nên biết đã hết, những kiết nghi nào trong cái? Thế nào là không phải kiết nghi trong cái?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu pháp tương ưng của cõi Dục, thì pháp đó là xuất ly. Nếu pháp tương ưng của cõi Sắc, Vô Sắc, thì pháp đó không phải nghi, cái.

Hoặc có thuyết nói: Nếu nhập vào Tam-muội, thì Tam-muội đó là nghi cái. Nếu quả chân thật, thì quả đó không phải nghi cái.

Lại nữa, tất cả sự điệu hý (trạo cử) là nghi cái rất tăng nhiều, pháp tương ưng của cõi Dục không phải nghi cái. Nếu tự chấp ngã, thì tất cả chấp ấy là thân kiến. Nếu là thân kiến thì tất cả thân kiến kia đều tự chấp ngã chăng?

Hoặc có thuyết nói: Tất cả các pháp tự chấp ngã ngã sở, tất cả pháp đó là thân kiến.

Vả lại, là thân kiến, pháp kia không phải tự chấp ngã, mà dựa vào ngã kiến chăng?

Hoặc có thuyết nói: Vả lại, có pháp tự chấp ngã, pháp đó không là thân kiến? Ngã kiến tương ưng với pháp sở niệm của tâm.

Vả lại, có thân kiến, thân kiến đó không tự chấp ngã chăng? Tự nương vào ngã kiến.

Hơn nữa, có thân kiến và tự ngã kiến của ta hay không phải thân kiến, cũng không phải tự chấp ngã.

Trừ ngần ấy việc trên, tức là nghĩa kia.

Lại nữa, có pháp tự chấp ngã, pháp đó không phải thân kiến chăng? Lại Đức Thế Tôn nói: Nay ta sẽ nói thuyết kia. Hoặc có thân kiến, thân kiến kia không tự chấp ngã, ngã kiến, hoặc không phải thân kiến, cũng không phải tự chấp ngã. Trừ ngần ấy việc trên, chính là nghĩa kia.

Các kiến có sinh, không có bệnh, tự nói vui. Thế nào sinh ra kiến này?

Hoặc có thuyết nói: Do sức Tam-muội tự biết đời trước của mình. Ở Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, đều nhận biết niềm vui ở trong đây, nên khiến như thế, biết có niềm vui. Lại nữa, với kiến tham ganh tỵ, thân quán phương tiện trên, có lạnh, nóng, quán các khổ. Nói ở trong đó, lại nghĩ rằng: Ta có niềm vui này, nhưng đường khổ, đường ác kia sanh ra các kiến, nghiêng về một khổ không có bệnh, sẽ chết.

Hỏi: Thế nào là sinh ra kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là sức Tam-muội, tự biết đời trước đã đọa vào đường ác, cũng tự biết đời trước, đã mang lấy nỗi khổ lo ở trong đây. Ở trong đó, bèn nghĩ rằng: Ta đã rất khổ, lại tự chấp ngã, dùng phương tiện khéo quán việc mình đã tạo tác, như tưởng ăn, thấy nghiêng về một khổ vui cũng là khổ. Các kiến đã sinh tự chấp khổ, vui có tưởng yên ổn.

Hỏi: Đây là kiết nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sức Tam-muội tự biết đời trước, trong người, trời và cõi Dục, tự biết đời trước rồi, ở trong đây, tự biết khổ, vui. Ở trong đó, bèn nghĩ rằng: Ta có khổ, vui, này. Lại nữa, tự chấp ngã, quán phương tiện thọ nhận khổ, vui. Qua đó, bèn nghĩ rằng: Khổ, vui là ngã sở, chỗ yên ổn khởi tưởng chết, các kiến sở sinh, tự chấp xứ sở yên ổn không khổ, không vui, khởi tưởng như thế.

Hỏi: Vì sao sinh kiến này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là Tam-muội, tự biết đời trước ở địa Tứ thiền, tự đều biết rõ ở trong đây, đã thọ nhận khổ, vui của Tứ thiền. Người ấy bèn nghĩ rằng: Không có tưởng khổ, vui. Lại nữa, tạo ra kiến của tưởng ngã sẽ đọa vào đường ác, cảm nhận khổ, vui, đôi khi không có vui, người kia có tưởng này. Người kia lại nghĩ: Không có khổ, không có vui, không có ngã kiến, cũng tạo ra tưởng chết. Các kiến đã sinh, gọi là sắc của ngã khởi, nghĩa là bốn đại tạo bại hoại cho đến các chết.

Hỏi: Ngã kiến như vậy là kiến thì hướng về đường nào? Đây là kiến nào?

Đáp: Hoặc có lúc kiến hạnh, dùng thiên-nhãn để biết cõi Dục bèn có sanh. Người cõi Sắc kia không thực hành quán này, lại nghĩ rằng không đọa trong đường ác, các kiến đã nẩy sinh, nói là có ngã, dứt thọ cõi Dục, bại hoại cho đến cái chết. Ngã như thế đều dứt bặt, đây là từ kiến gì sanh?

Đáp: Hoặc có khi thấy hành do thiên nhãn thấy hình cõi Sắc, người ấy không thực hành quán này, lại nghĩ rằng đọa trong đường ác, các kiến sanh ra nói là Ngã không xứ Vô Sắc đoạn tuyệt bại hoại không thành, đến chết không xả bỏ.

Hỏi: Như thế, đều đoạn tuyệt, làm sao sinh ra kiến này?

Đáp: Hoặc có lúc kiến hạnh biết có hình của cõi Sắc, người cõi ấy không quán đường khác, lại nghĩ rằng: Các kiến đã sinh đọa trong đường ác, cái gọi là ngã, nghĩa là không xứ Vô Sắc bại hoại không thành, đến chết không buông xa, nói là đồng ngã kiến đoạn tuyệt.

Hỏi: Thế nào là sinh kiến này?

Đáp: Đồng nhập Tam-muội không quán đối tượng sinh, người kia nghĩ rằng: Đã đoạn hư hoại, thức xứ, bất dụng xứ, hữu tưởng, Vô tưởng xứ cũng giống như thế. Như đã nói: Mạng khác, thân khác, cho đến cái chết.

Hỏi: Vì sao người kia không có kiến sinh?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tự chấp ngã là thường trụ, có quả tịnh là thật, cũng không thấy quả, người này không có kiến sinh. Lại nữa, pháp sở niệm của tâm, nói là có thường. Do nhân duyên ấy bèn chê bai rằng: Người kia thì sinh là không, như trong thể có pháp tương ưng với sử vô minh hiện tại. Tương ưng với sử vô minh hiện tại trong thể kia, hoặc trong thể không tương ưng với sử ái hiện tại và có kiết có thừa mà hiện ở trước. Lại nữa, hai kiết đều không có cùng lúc mà hiện ở trước. Vì sao? Vì dùng tư duy các kiết sử, không cùng lúc. Cả hai không cùng sinh, là tư duy thí dụ có bốn điên đảo, nên nói duyên đế hay nên nói không duyên đế? Năm ấm điên đảo là duyên của đế kia. Trong ấm không có thường, vô ngã. Nếu nên duyên đế kia, thì việc này không đúng? Đáp rằng: Am vô thường mà duyên hữu thường. Nếu sẽ không duyên đế thì đó là điên đảo vô thường hữu thường. Nghĩa là nếu điên đảo là không thì chẳng phải vô thường.

Lại nữa, nghĩa không điên đảo cũng không duyên đế, nghĩa ấy cũng không có tướng, các đối tượng nhân duyên. Vì sao? Vì sử tương ưng với cõi Sắc, tương ưng với không xứ, nói là tương ưng với Thức xứ chăng?

Hoặc có thuyết nói: Nghĩa không có điên đảo kia không thể biết.

Hỏi: Tất cả kiết sử có thể biết. Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳkheo có mê đắm chăng? Ta và người kia cũng mê đắm chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tam-muội vô thường, Tam-muội đó tương ưng với kiết sử, nói là tương ưng với vô thường.

Hỏi: Điều này cũng là nghi vấn của tôi: Vì sao Tam-muội kia gọi là vô thường?

Đáp: Vì Tam-muội trên đã dừng nghỉ.

Hỏi: Tam-muội trên đã dừng nghỉ, muốn cho Tam-muội kia cũng là vô thường chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Địa kia có thường, nhưng vì tương ưng với kiết sử, nên gọi là vô thường. Điều này cũng đã nói ở trên. Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Vị dục, ô uế lộ ra, phạm các kiết sử không hề xa lìa.

Hỏi: Thế nào là vì dục? Thế nào là có phạm? Thế nào là sự ô uế bày ra?Thế nào là có kiết? Thế nào là xả?

Đáp: Đối với dục, đắm nhiễm, khởi tưởng dục, tưởng ý, tưởng lạc, gọi là vị dục. Đối với dục giới đắm nhiễm, khởi tưởng dục, nói là vị dục, Đối với dục đắm nhiễm, khởi tưởng dục có tưởng khổ, vui, gọi là biểu lộ sự ô uế. Đối với dục, đắm nhiễm, tưởng dục, tập nhiều vướng mắc ái, có đa số phương tiện, nói là phạm dục, có rất nhiều sư nhiễm ô của tâm vướng mắc, ràng buộc, nói là kiết sử dục. Kiết sử dục, nghĩa là có ngần ấy tưởng, tưởng ấy quán biết đối tượng sinh, nói là xả dục.

Ý trộm, tà gian ngụy

Ngã thanh tịnh, khổ vui

Cùng với thể điên đảo

Kiết sử, tham dục, mạn.

Kiền độ Khế kinh thứ tám xong.