LUẬN TÔN BÀ TU MẬT BỒ TÁT SỞ TẬP
Tác giả: Tôn giả Bà Tu Mật
Hán dịch: Tam Tạng Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần người nước Kế-Tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

Thứ 5: KIỀN ĐỘ TỨ ĐẠI (Phần đầu)

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Này Tỳ-kheo! Trí không dứt sắc, cũng không có hiểu biết nên không thể đoạn diệt, do ái dục chưa dứt, nên không có khả năng dứt trừ nguồn gốc khổ!

Hỏi: Thế nào là trí không dứt sắc, thế nào là không có sự hiểu biết? Thế nào là không có đoạn diệt? Thế nào là ái chưa dứt hết?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tự tướng của trí tuệ dứt sắc tương ưng với trí, quán chiếu tự tướng ấy khiến các kiết sử dứt hẳn, không còn sót. Từ đấy về sau, thường có tâm hòa hợp, trí tuệ tự nhổ sạch các kiết sử, khiến Tỳ-kheo ấy không còn ái dục tham đắm sắc. Khi đã dứt trừ các kiết sử, Tỳ-kheo ấy cũng không còn tham nhiễm.

Hoặc có thuyết nói: Dùng trí tuệ của thế tục dứt trừ dục nhiễm, tức dùng con đường thế tục để dứt trừ kiết sử. Khi kiết sử đã dứt trừ, đó gọi là con đường bậc nhất để cắt đứt các kiết sử và dục nhiễm.

Hoặc có thuyết nói: Dùng đạo bốn đế để biết, dùng đạo tư duy để đoạn, biết đạo bốn đế diệt tận, đạo tư duy dứt hết dục nhiễm.

Hoặc có thuyết nói: Xứ sở của đế thân là biết rõ xứ sở của trí tuệ, xứ sở của trí tuệ ấy là nơi ái dục đã dứt không còn sinh khởi. Lại nữa, đối với sắc này phân biệt biết sắc và sắc ấy cũng vô thường, biết là khổ, không, vô ngã. Sắc, vô ngã không, thường theo sự ngu si. Tỳ-kheo kia đã diệt vô thường, khổ, chẳng còn vướng mắc ái nữa. Ái dục của Tỳkheo kia đã hết, như thế, tự theo sự ngu si, không dứt trừ ái nhiễm. Dứt trừ vô minh, ái hết không còn sót. Do vậy khi qua đời thì thân, danh, thức đều dứt. Như thế không có đồng hết khổ.

Hỏi: Vì sao địa chủng có tướng cứng chắc?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ở trong đó không có việc mà pháp tánh tự như thế.

Hỏi: Nếu đất cứng không có duyên, thì nước cũng sẽ không có

duyên, như nước không có cứng chắc, như thế nhân không có đất, đôi khi là nước. Vì thế, nên phải nói đất có duyên.

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có duyên không cứng chắc, không do tương ưng với quả của cải mà có duyên kia.

Hỏi: Của cải không có nhân duyên thì có thường, tất cả pháp tương ưng đều giống nhau mà có các hành lưu chuyển thì khác, đôi khi có, đôi lúc không có.

Đáp: Lại nữa, đất là việc ấy, chất cứng có báo cứng.

Hỏi: Cũng từng thấy chất mềm hình thành chất cứng, thế nên chất cứng không có duyên phải chăng?

Đáp: Hết thảy các bốn đại đôi khi có cứng chắc thật, có nhân duyên mềm trở thành cứng, cho nên, chất mềm dẻo làm nhân duyên cho đất cứng, ngay cả yếu tố lửa và gió cũng giống như thế.

Hỏi: Như tướng cứng của chủng loại đất, có thể khiến cho tướng không cứng chăng?

Hoặc có thuyết nói: Không thể được, vì một mình tư duy, tự tướng không biết tư duy. Tư duy vô lượng dứt tự, chủng loại nước, chủng loại lửa cũng như thế, có thể được bốn đại đều sinh cùng lúc, có số nhiều ít?

Đáp: Có thể được. Hoa Ưu-bát do tướng gió mà biết.

Hỏi: Có một chỗ bốn đại, hoa kia có bốn thứ bốn đại chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có một đại thì có cả bốn đại, không được phân chia.

Hỏi: Có một thì có bốn đại, rốt cuộc không có một đại nào muốn cho không có bốn đại?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Có một thì có bốn đại. Đức Thế Tôn cũng nói: Tất cả các sắc hễ có thì có bốn đại. Đức Thế Tôn cũng nói tất cả các sắc kia đều có bốn đại, do bốn đại sanh.

Hỏi: Ở đây chỉ nói sắc được gọi là sắc, nếu kinh của ông nói thì sẽ không có bốn đại?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Từng thấy đá được tinh luyện ở trong lửa, sau đó mới mềm, cho nên bốn đại kia không có thì cũng không thành mềm, cho nên, phải là tất cả.

Hoặc có thuyết nói: Có một thì có bốn, vì nếu đất không có nước thì sẽ có sự tan rã.

Hỏi: Vậy muốn cho sự tan rã ở mỗi chỗ chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không có khắp tất cả, vì nếu phải có khắp tất cả thì đá xanh không có nước, gió thì không thể được.

Hỏi: Ấy là đá có lợi ích chăng?

Đáp: Ở chính giữa dài, thì ở các chỗ. Lại nữa, viên đá xanh này không cố định, không có khắp tất cả, có thể nói đá xanh kia không có nơi chốn thì không thể được.

Hỏi: Vì sao bốn đại gọi là pháp ấm, không phải pháp lạnh?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu bốn đại là pháp lạnh thì ở các chỗ, cùng có ấm có lạnh.

Hỏi: Sắc được tạo này thì không có ở các chỗ, thế nên có rét, nắng cùng lúc?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu bốn đại là pháp lạnh, thì pháp này không phải bốn đại mà phải nói là năm đại.

Hỏi: Đây cũng là nỗi ngờ vực của tôi: Vì sao không có năm đại?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Pháp ấm, pháp lạnh là việc do đại sanh ra. Vì thế, bốn đại nên nói không phải pháp lạnh. Hơn nữa, bốn đại này vừa là pháp ấm, vừa là pháp lạnh. Vì sao? Vì nếu không có pháp ấm thì chỉ nên nói pháp lạnh mà thôi.

Hỏi: Mới đầu, nhãn thức nên nói là đối tượng mà nhãn thức không biết?

Đáp: Nên nói không phải đối tượng mà nhãn thức biết, do không có căn vi diệu, chưa biết mà trí biết.

Hỏi: Như sắc mới kia, tất cả không thấy phải chăng?

Đáp: Tường sắc riêng không thể thấy, kết hợp lại, mới thấy. Như chất bẩn trong thân, mỗi chất bẩn không thể thấy, nhưng khi chất bẩn hết mới thấy được. Hơn nữa, sắc rất tươi sáng, nên nói là tạo ra nhãn thức, không tập sắc khác có tươi sáng.

Hỏi: Như thế, không thể gây ngăn ngại làm hỏng nát được sắc do bốn đại tạo khác chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không thể được, vì sắc do bốn đại tạo này ở các chỗ.

Hỏi: Như xứ sở của sắc, như hương của hoa Chiêm-bặc rất thơm, vì sao không có xứ sở?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không thể được. Vì bốn đại lợi ích, nhân duyên bốn đại là dựa vào bốn đại kia. Lại nữa, không thể được, vì bốn đại là trung gian nếu có thể được, thì bốn đại kia không có tạo sắc. Nhưng vì bốn đại kia có sắc được tạo, chẳng phải không có hương của hoa Chiêm-bặc cho nên thấy. Như thế, thân này chẳng phải do hương hoa chiêm-bặc, mà là từ bốn đại kia sinh, có một ít xoay lại.

Hỏi: Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Như lửa đốt cánh đồng nên nói lửa đốt chăng? Không đốt nên nói đốt chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không đốt nêu nói đốt. Nếu đốt mà đốt, thì không có đốt. Đây là nghĩa biến đổi, do số thế tục đã tạo ra. Lửa đốt, là nói ở chằm, đồng trống.

Lại nói thế này: Lửa không có cái đốt, hễ đến thì liền đốt. Nếu chưa đến, thì không có nhân, nếu khởi thì nên nói đốt, nếu lửa đã tắt nên nói đốt.

Hoặc có thuyết nói: Lửa tắt, sẽ đốt, người kia có tưởng này: Lửa đốt cánh đồng, sẽ đốt.

Hỏi: Lửa kia sinh, thì có tưởng tro do lửa đốt?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Lửa không có đối tượng đốt, việc này cũng đã nói như trên.

Tướng sở tri của sắc

Cứng chắc và nhiều ít

Như có một sắc ấm

Sắc trụ, đốt hai tưởng.

Hỏi: Tất cả các lửa đều có đối tượng đốt chăng? Nếu có đối tượng đốt, thì đều là lửa chăng?

Đáp: Hoặc là lửa không phải có đốt. Lửa quá khứ, vị lai ở cây gỗ, dùi, lửa ở trong nhà, thần lửa thờ cúng lửa.

Hỏi: Vả lại, có đối tượng đốt, sự đốt đó không phải là lửa chăng?

Đáp: Ông bị lạnh? Sự đốt kia không phải lửa chăng? Như đã nói:

Ngọn lửa, ánh nắng hừng hực làm lẫy lừng sinh già bịnh chết.

Hỏi: Như vậy, có lửa, có đốt chăng?

Đáp: Dựa vào lửa đã tạo kia có dục, phẫn nộ, si hiện tại Hỏi: Vậy không có lửa, thì chẳng đốt chăng?

Đáp: Trừ ngần ấy việc nói trên, tức là nghĩa ấy.

Hỏi: Vì sao bốn đại xấu ác, sinh ra sắc tốt đẹp?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sắc do duyên được tạo, dựa vào bốn đại kia, mà có sắc sinh. Sắc duyên sắc kia, hương duyên hương kia, vị duyên vị kia. Thế nên, lần lượt tăng trưởng.

Hoặc có thuyết nói: Bốn đại tăng thượng mà sinh ra sắc, lại do việc khác, nên sắc kia có vượt hơn.

Hoặc có thuyết nói: Duyên bốn đại sinh ra sắc, không phải một nhân duyên tương ưng với sắc kia thì có vượt hơn. Như đàn cầm, tiếng đàn cao, thấp, đều tùy ở khúc nhạc, tiếng đàn đồng với lời ca, như mọi người đều có cuống họng, mỗi tiếng nói đều có khác, chữ cũng lại khác. Lại nữa, cảnh giới bốn đại đều có khác, cho nên bốn đại không đồng với sắc.

Hỏi: Có một người thấy sắc, không phải sắc, thanh, hương, vị đồng với sắc?

Đáp: Sắc kia chẳng phải một sắc, sắc kia hoặc có tốt, xấu, dựa vào sắc kia, hoặc dựa vào hương, hoặc dựa vào vị, cũng thấy nhiều, ít sắc, thanh, hương, vị, như lưu ly, vân mẫu, phương diêm, thiêm-ma-lợi, hoa chiêm-bặc tự nhiên.

Hỏi: Tự nhiên: Nên nói giảm hay nên nói tăng?

Đáp: Nên nói có tăng, có giảm.

Hoặc có thuyết nói: Không tăng, không giảm, không phải có tăng, không phải có giảm. Lại nữa, nếu quán sự kia, vừa cũng không có tăng, vừa không có giảm. Cho nên, không tạo ra thuyết này: Bốn đại cùng sinh lần lượt xúc chạm nhau.

Hỏi: Nên nói không xúc chạm chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói xúc chạm, vì các đại đều nhóm họp.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói không xúc chạm, vì không, chẳng có chi cả. Đầu tiên, mỗi đại đều không xúc chạm nhau. Lại nữa, nên nói xúc chạm sắc trong Tam-muội. Người kia có tưởng xúc chạm, căn dựa vào bốn đại, nên nói căn chuyển có hạ, hay nên nói căn chuyển có thượng?

Hoặc có thuyết nói: Nên nói không cao, không thấp, cũng không dời động.

Hoặc có thuyết nói: Nếu nên có thấp, có cao, thì có dời động.

Hoặc có thuyết nói: Đại này thì tán loạn, như bánh xe xoay, không ngừng, về nghĩa không có xứ, đại kia cũng như thế. Lại nữa, quán có tướng trụ, ở giữa có vị trí căn cao, thấp. Thế nên, bốn đại căn, lực ở trong ấy là pháp khổ.

Hỏi: Sắc, thanh, hương, vị dựa vào sắc, thanh, hương, vị của bốn đại, nên nói là hạ hay nên nói là thượng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cũng không dưới, cũng không trên, vì sắc này đều nhóm họp, nếu có dưới, có trên, thì phải có ly tán. Lại nữa, nên nói là lẫn lộn, như bánh xe quay, không thường trụ.

Nếu một sắc có thể được, thì sắc ở trung gian của sắc kia lại có sắc chăng?

Hoặc có thuyết nói: Có thể được, nếu cũng vô biên thì cũng không có trung gian, đều không có chi cả.

Hỏi: Nếu sắc kia có trung gian thì không phải đệ nhất nghĩa, vì có

trung giác khác? Lại nữa, không thể được không phải có chi cả, sắc rất vi-tế được thanh, hương, vị.

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Được đều là nhóm họp.

Hỏi: Nay không phải có sắc vi tế chăng?

Đáp: Sắc kia là vi tế.

Hoặc có thuyết nói: Sắc rất vi tế. Sắc, thanh, hương, vị kia không ở riêng một mình. Nếu sẽ có thì mỗi thứ không riêng. Lại nữa, còn có tưởng cõi nước khác. Nếu thích hợp với một ít cái có, thì tất cả không có ngã, ta cũng như thế, sắc chẳng xa lìa tập sắc không thể nói.

Hỏi: Nếu bốn đại, hoặc nhỏ, hoặc lớn, tất cả sắc thanh hương vị đó nên nói là xúc chạm sắc kia chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cũng lìa sắc kia, thì sắc sẽ có hư hoại.

Hỏi: Sắc hoại của bốn đại cũng có hư hoại. Làm sao biết được sắc hoại của bốn đại, bốn đại cũng hoại?

Hỏi: Cũng thấy đối tượng nương tựa của hy vọng bị hoại, cũng hoại, nhưng hy vọng không hoại.

Đáp: Lại nữa, thân kia không xúc chạm, nếu nên xúc chạm thì là xúc chạm trơi láng.

Hỏi: Như xúc chạm thân căn, kia chẳng phải xúc trơn láng.

Đáp: Không phải do thân căn xúc chạm mà có xúc chạm trơn láng.

Hỏi: Chỗ đó sẽ được dùng thức nào để biết?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Dùng hai thức để biết: Nhãn thức và ý thức. Lại nữa, hoặc không dùng thức để biết. Vì sao? Vì thân căn kia không phải thức Xứ, trụ trong sắc thanh hương vị, xúc pháp xứ vốn đã tạo ra.

Hỏi: Tiếng nên nói nhĩ căn đến, hay nên nói là nghe ở trong nhĩ căn kia?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói nhĩ căn đến, vì gió xuôi nghe tiếng, ngược gió thì nghe không to.

Hỏi: Nếu gió xuôi, nhĩ căn đến, vì sao ngược gió không nghe?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói là nghe trong nhĩ căn kia. Như tiếng ở giữa chợ lớn, vang lên rất cao, xa, bốn phương đều nghe.

Hỏi: Quay vòng tròn thật nhanh, thì sẽ không có phương hướng. Nếu có phương hướng, ấy là sự kiêu căng, ngạo mạn. Như quay vòng tròn, không có căm bánh xe, hình tượng đó như bánh xe. Nếu nghe âm thanh kia vang khắp bốn phía thì như lấy một giọt dầu nhỏ vào trong chậu nước, dầu đều lan khắp?

Đáp: Xem bánh xe không có căm, con người có hướng đến, không hướng đến, không phải do âm thanh nhanh chóng mà được nghĩa qua đến. Nếu tiếng nên diệt, thì sẽ có một ít được nhiếp giữ, nên nói nhĩ căn kia dựa vào nhau mà đến hay nên nói nhĩ căn không nương tựa với nhau mà đến?

Hỏi: Như người đến, thì người đó có tiếng, dựa vào nhau đến, thì không phải tiếng ấy. Nếu tiếng từ nhĩ căn đến, thì nên nói nương tựa nhau đến, hay phải nói không nương tựa nhau đến?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói tiếng nương tựa nhau đến.

Hỏi: Nhĩ căn kia thì có, là đều do nương tựa nhau đến, không do tiếng mà có nhĩ căn.

Nếu có ít thù thắng

Không xúc căn, một sắc

Một vi nương vào xúc

Dựa trụ tiếng tương ưng.

Hỏi: Hương, tỷ căn, nên nói đến, hay là nghe mùi hương ở trong tỷ căn kia chăng?

Đáp: Hương, tỷ căn, nên nói đến, vì hương không có xứ sở. Mũi ngửi hương, tỷ căn đến, nên nói tỷ căn kia nương tựa nhau đến, hay không nương tựa nhau đến?

Hỏi: Dựa vào thọ, tạo ra các tưởng, nên nói nương nhau mà đến. Như hoa Tàng-la-tát-la, gió ngược, ta vẫn nghe mùi hương, nên nói là hương tiếp cận với tỷ-căn, hay không tiếp cận, tỷ căn chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói là hương không tiếp cận tỷ-căn. Nếu nên tiếp cận thì là xúc trơn láng. Lại nữa, nên nói tiếp cận, thì không do tiếp xúc tỷ căn kia để nghe hương.

Hỏi: Vị, nên nói thiệt căn đến chăng? Hay nên nói thiệt căn kia biết vị?

Đáp: Nên nói thiệt căn đến, không phải do thiệt căn không có xứ sở mà biết vị.

Hỏi: Các vị từ thiệt căn đến, các vị đó nên nói nương nhau mà đến hay nên nói không nương tựa nhau mà đến?

Đáp: Nên nói nương nhau mà đến, chẳng phải không nương nhau mà biết có vị.

Hỏi: Vị, thiệt căn, nên nói gần, hay nên nói không gần?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói không gần, nếu gần, là pháp trơn láng. Lại nữa, nên nói gần, chẳng phải do không gần mà thiệt căn kia có lệ thuộc.

Hỏi: Thân căn xúc thọ, nên nói đến, hay nên nói là ở thân căn?

Đáp: Nên nói đến, vì sự chạm của thân căn không có xứ sở.

Hỏi: Các sự tiếp xúc đến với thân, nên nói dựa vào nhau đến, hay nên nói không dựa vào nhau đến chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói nương tựa nhau mà đến, sự tiếp xúc với thân đều dựa vào nhau. Lại nữa, nên nói không dựa vào nhau đến. Sự tiếp xúc với thân kia đã dựa vào nhau, thì sắc được tạo có thể thấy.

Hỏi: Nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì tự biểu hiện nên nói là có thể thấy.

Hoặc có thuyết nói: Vì từ trong mắt mà xuất hiện nên nói là có thể thấy. Lại nữa, vì có thể chỉ bày cho người biết, nên nói là có thể thấy.

Hỏi: Không thể thấy, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Như nghĩa trên, không có khác.

Hỏi: Pháp có đối, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì đối trụ, nên nói là có đối lại.

Hoặc có thuyết nói: Vì lựa chọn, nên nói là có đối lại. Lại nữa, vì giác biết nghĩa không, nên nói là có đối lại.

Hỏi: Nghĩa pháp thế nào?

Đáp: Như nghĩa trên, không có khác.

Hỏi: Có thể được xứ sở của sắc khác là sao?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không thể được nghĩa nhóm họp này.

Hoặc có thuyết nói: Không thể được tưởng vướng mắc xứ sắc. Lại nữa, trụ ở ba đời biết có xứ sở, như xứ sở kia, cho nên không có vô đối khác. Xứ sở có đối tượng tạo tác là không, chẳng có gì khác.

Hoặc có thuyết nói: Không, chẳng có chỗ thân để đến. Thế nên không thức, cõi sắc không.

Hoặc có thuyết nói: Không chẳng thể thấy, sắc không thể thấy, thức xứ có thể thấy.

Hoặc có thuyết nói: Không, chẳng có đối tượng. Nếu có đối tượng là không thức. Lại nữa, không thể dời động, gọi là hư không, gốc, ngọn của sắc được tạo là không. Tướng thức cũng vi diệu, có thể trụ vô trụ, được vô trụ mà trụ, được màu xanh không có màu xanh mà được không có màu xanh màxanh. Như bốn nghĩa này, trước đây đã nói.

Hỏi: Vì sao trồng ngần ấy cây mà bóng cây che mát không khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì là nhân duyên của bóng cây.

Hoặc có thuyết nói: Vì duyên bốn đại có bóng cây kia. Lại nữa, bóng cây không có nghĩa, ở rải các mỗi chỗ tối tăm, cách biệt không có xứ sở. Chỗ cây, bóng cây kia thường trụ, không dời đổi, tự tạo ra tưởng thức.

Hương vị hiện ra xúc

Có đối trụ bất biến

Cảnh giới nhân duyên hết

Hai tình: cây và bóng.

Hỏi: Vì sao nước biển đồng một vị mặn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Xưa, các bậc Tiên, Thánh đã dùng chú thuật khiến cho nước mặn như vậy.

Hoặc có thuyết nói: Vì chúng sanh trong biển đại, tiểu, tiện, nên khiến cho như vậy.

Hoặc có thuyết nói: Vì ở biển cả kia có núi muối lớn, nên khiến cho nước mặn như vậy.

Hoặc có thuyết nói: Thủy triều, sóng, nước, cũng như trong đây, người ta thấy sóng nước thành muối. Lại nữa, chậu đựng kia, tự nhiên khiến nước thành muối, như trong đây, thấy chậu đựng sạch, đựng nước sạch. Nước không sạch, như bốn đại xúc chạm nhau, mỗi đại đều nghe tiếng.

Hỏi: Nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Duyên nơi bốn đại là nghĩa kia, vì thật xúc chạm nhau, nên mỗi đại đều nghe tiếng.

Hỏi: Trong đây tạo ra tiếng, trong kia âm vang đáp lại tiếng thuộc nhau?

Đáp: Vì báo của hành xưa, như đất khô, bánh xe.

Hoặc có thuyết nói: Trước kia đã sinh tiếng vang, mỗi thứ đều đáp lại nhau (tương ưng), chứ không phải do trung gian lại có tiếng khác, mà nghe tiếng ban đầu, sau đó mới có tiếng trung gian, phải chăng muốn cho âm vang kia không phải nhân duyên của tiếng chăng? Lại nữa, tiếng kia vì lần lượt có tiếng chắc chắn, như bồn chậu va đập vào nhau phát ra tiếng, lần lượt nghe tiếng, như có thần thông, vách đất đều xuyên qua, hư không chẳng trở ngại.

Người kia làm sao biết được đây là đất, đây là hư không?

Hoặc có thuyết nói: Nếu người có nhiều phương tiện: đấy là đất, đấy là không. Như đã nói: Đi vào đất, nhảy vọt lên, âm thanh kia cũng có thể nổi lên, vào ra trong nước. Trong nước, thường có thể dùng sức, không, chẳng thể dùng sức.

Hoặc có thuyết nói: Không chẳng có gì vướng mắc, không nhập Tam-muội, cũng lại tự biết không cách đất, xa mặt đất, cũng là không. Lại nữa, tánh ý xoay lại danh sắc có phần vượt hơn, có xứ sở đắm nhiễm, như đất không thể trông thấy, không cũng như thế. Không chẳng có nghĩa, như đã nói: Chúng sanh đắm nhiễm không làm tưởng đất, đất làm tưởng không, phải chăng muốn cho tưởng kia được quả thật phải chăng?

Hoặc có thuyết nói: Vì do tưởng, nên tưởng kia được quả thật.

Hỏi: Tưởng kia là tự tưởng hư hoại chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tưởng kia vì không do tưởng, nên được thật quả, tưởng nọ điên đảo.

Hỏi: Không làm tưởng đất, thì có hư hoại. Đất làm tưởng không, cũng lại hư hoại, vì không do tưởng, nên giới có điên đảo. Nếu nên do tưởng thì giới điên đảo, một nhà đồng tưởng, nhưng chúng sanh lấy không làm tưởng đất, đất làm tưởng không, việc này không tương ưng với răng, nên nói không tương ưng với căn?

Đáp: Các máu, thịt dính nhau, căn kia, nên nói chấp mắc, răng kia ấy là có đau, nếu máu thịt không dính với răng, thì máu thịt kia không bị căn ràng buộc.

Hỏi: Nếu máu thịt kia không có đau, nên nói không có khổ, bất tịnh, nên nói không phải căn buộc ràng chăng?

Đáp: Nên nói không phải căn ràng buộc, khi không dứt bỏ bất tịnh, thì có khổ thọ. Do bất tịnh nên đều khởi với dục, thường thường chất chứa.

Đáp: Nên nói đều khởi với dục, sự sinh kia có lợi ích lâu dài.

Không là tướng gì?

Hoặc có thuyết nói: Tướng không chẳng thể đếm.

Hoặc có thuyết nói: Dung nạp, tiếp nhận là tướng không. Lại nữa, không chẳng có nghĩa, cho nên không kia chẳng có tướng. Nên ở tại vật mà nói có không.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Vô biên, vô tế, cách quốc độ phía đông này khi lưu chuyển qua lại.

Đức Thế Tôn cũng nói: Đời không có số hạn, không này thể ghi nhận.

Lúc Đức Thế Tôn nói, nghĩa ấy thế nào?

Hoặc có thuyết nói: Không này chẳng thể ghi nhận, đoạn diệt, có thường, cõi nước không có biên giới, không có giới hạn, hiện tại có nhiều. Lại nữa, cảnh giới chúng sanh, Đức Thế Tôn nói không đúng. Phương tiện sinh tử kia, không có bờ mé chúng sanh, như vô số tụ tập có hai quả, như hai cục đá mài vào nhau, sẽ có lửa phát ra.

Hoặc có thuyết nói: Lửa kia không là một lần hội tụ, mà là lửa nhân lửa, tiếng nhân tiếng có tiếng, hai sự hội hợp trở thành nhân duyên lửa.

Hoặc có thuyết nói: Lửa kia hoặc có nhóm hợp, ấy là có tiếng phát ra, hoặc có tia lửa bắn ra. Thế nên, lửa kia không cùng tương ưng. Lại do sức của nhân duyên, ấy là có sắc, sắc không phải nhân duyên, nên quán như thế. Như tâm, lửa kia hoặc có tập sắc, hoặc tiếng, hoặc là tương ưng.

Một vị hai xúc nhau

Vô tưởng và thần thông

Răng, thấm nhuần hai tướng

Vô biên không giới hạn.

Vi tế, đương không nên nói bất không?

Hoặc có thuyết nói: Nên nói là bất không. Nếu đương không, thì sẽ có qua lại, vì sinh vượt hơn, nên có qua lại.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói không. Vì sao? Vì sự vi tế kia không có hư hoại, Nếu là bất không, thì cũng sẽ có tướng hư hoại.

Hoặc có thuyết nói: Sự mầu nhiệm tự nhiên không, đầu tiên là xứ thứ hai, thì sẽ có vượt hơn, mỗi xứ đều có khác. Nếu không có vượt hơn, thì vì xứ kia nên không. Thế nên, rốt ráo không hư hoại. Khi người kia tự nhận biết thì Tam-muội kia hư hoại, thế nên khi người kia không tự nhận biết đầu tiên thì hư hoại. Do vậy, nên nói hư không. Lại nữa, nên nói không. Vì sao? Vì tương ưng chẳng có không. Nếu sự mầu nhiệm thường trụ, thì không kia chẳng tương ưng với trụ. Thế nên, tương ưng trụ, thời gian đầu thì trụ vượt hơn. Nếu không trụ trung gian tương ưng, thì bất không. Nếu trung gian trụ nhau, thì tương ưng cũng bất không, tương ưng cũng không. Thế nên, nên nói tương ưng không.

Sự mầu nhiệm: Nên nói là có phương hướng, hay nên nói không có phương hướng?

Như đã nói: Phương tiện mầu nhiệm tập kia đã thành tựu. Như đã nói: Nên nói cũng có phương hướng, nên nói cũng không có phương hướng. Nếu sự mầu nhiệm, nghĩa là tập không có hạn lượng, thì đối với không kia sẽ có giảm. Lại nữa, không có phương hướng, không là có chẳng có phương hướng. Không, chẳng có gì, không thể nói đủ, hoặc ở đây, hoặc ở kia.

Hỏi: Vì sao ba nhập của sáu nhập nội, gọi là chết?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nhập này duyên với vô ký.

Hoặc có thuyết nói: Nhập này là căn chết. Lại nữa, cảnh giới trở lại này, lại có tưởng chết, phát ra một sắc, thanh, hương, vị, xúc.

Hỏi: Nhập kia, nên nói là một nhân, hay nên nói vô số nhân?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói một nhân, một tương ưng sinh.

Hỏi: Thế nào là quả không hủy hoại, có quả tương ưng? Tướng tự nhiên hủy hoại, được không có quả báo?

Hỏi: Không do tự nhiên được quả báo, chứng tỏ pháp tương ưng với ngã ấy là có quả báo. Thế nên, tương ưng không hủy hoại?

Đáp: Dù tương ưng với vô ký, tương ưng với vô nhân, tương ưng với tác nhân, tương ưng kia cũng lại không có.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói một nhân là nhân của bốn đại.

Hỏi: Bốn đại không hủy hoại, có báo của quả hủy hoại là sao?

Đáp: Vì sự tương ưng.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói vô số nhân. Sắc là nhân của sắc, hương là nhân của hương, vị là nhân của vị. Lại nữa, nên nói không có đối tượng nhân tương ưng với sự hủy hoại, thì quả hủy hoại là sắc tương ưng với hương khác, cũng khác.

Hỏi: Có đa số tương ưng với một sự mầu nhiệm chăng?

Đáp: Một sự mầu nhiệm, phần nhiều có số sắc, thanh, hương, vị. Tưởng mầu nhiệm kia được sáu đại vượt hơn, biết lý do sắc đều có thượng, trung, hạ.

Hoặc có thuyết nói: Được như củi phát ra lửa, như lửa phân bò.

Quán sự tăng giảm, tự tướng cũng có tăng, giảm?

Đáp: Thượng, trung, hạ đều có vượt hơn.

Hoặc có thuyết nói: Lửa cũng thêm lửa. Nếu khi dùi lửa, thấy ánh sáng mặt trời phát ra ánh sáng thì đều là quả của nhân duyên có hư hoại, có thể được tự tướng của lửa, hoặc không có tự tướng.

Hoặc có thuyết nói: Không thể được. Vì sao? Vì không phải dùng nhiệt để biết nhiệt độ cao trung bình, thấp.

Tướng kia đều có tiếng thích nghi, nên nói không, hay nên nói chẳng phải không?

Hoặc có thuyết nói: Nên nói bất không. Nếu tiếng là không, thì tiếng sẽ không có sự lệ thuộc, vì không do sự, nên tâm gìn giữ tâm, đều có hủy hoại, cũng thấy tiếng tự tác, thế nên, tiếng kia không có rốt ráo, tâm kia bất sinh.

Hỏi: Vì do gốc, nên tiếng của tâm phát ra, đáp lại vang. Nếu cả hai đều có sự, thì lý này không đúng. Thế nên tiếng này không có khổ.

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói không. Nếu tiếng có trụ xứ, thì tiếng ấy sẽ trụ lâu. Vì sao? Vì tiếng không có hủy hoại, tiếng này không phải tinh đẹp, cho nên tiếng là không.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói không, nếu tiếng có trụ xứ, nên phải thường nghe, nếu không thường nghe, nên nói tiếng là không.

Hoặc có thuyết nói: Nếu tiếng tự nhiên không, thì ở sơ, đệ nhị, đệ tam xứ sẽ có sự vượt hơn không có khác.

Lại nữa, tiếng nên nói là không, nếu tiếng có trụ xứ, thì tương ưng với trung gian cũng nên trụ. (Về điều này đã nói như trên)

Hỏi: Tiếng, nên nói có hướng tìm tiếng, hay nên nói không có hướng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói có hướng tìm tiếng, biết có người, cũng biết tất cả phương đông đều có tiếng, chẳng phải tiếng phương khác. Hoặc có chỗ của tiếng phát ra ở cổ sau, chỗ đó sẽ có tiếng. Như nói ở cổ trước bị đau nhức, nhưng không biết ở chỗ nào mà phát sinh cái đau, tiếng kia cũng nên thấy. Như thế, tiếng có xứ sở, thì tiếng ấy cũng nên hiển hiện.

Lại nữa, không nên nói có phương hướng, vì tiếng bằng nhau cùng sinh, không nên nói không có phương hướng, vì cùng chung nên quán tiếng.

Hoặc tiếng của phương này, hoặc tiếng của phương khác, nên nói thành tựu hay nên nói không thành tựu?

Hoặc có thuyết nói: Nên nói thành tựu, như mặt trời mới mọc, ánh sáng xuất phát từ hướng Đông, chỗ mặt trời lặn, từ hướng Tây.

Hỏi: Nếu mặt trời mọc ở Diêm-phù-lợi, thì lặn ở Uất-đơn-việt, nếu mặt trời lặn ở Diêm-phù-lợi, thì mọc ở Uất-đơn-việt, cho nên không thành tựu.

Tất cả trung ương của bốn phương đều có núi Tu-di, là Uất-đơnviệt thành tựu?

Đáp: Điều này cũng không đồng, vì núi Tu-di ở một bên, một bắc, mọt nam, phương đông cũng như thế, phương Bắc, từ hướng Bắc, hoặc đông, hoặc nam. Thế nên, Uất-đơn-việt không được thành tựu. Lại nữa, nên nói không thành tựu. Vì sao? Vì điều này không phải nghĩa, do sinh quán tư duy, ấy là có trí tuệ, Uất-đơn-việt kia cũng không trụ tánh thành tựu, sắc, hoặc không có.

Hoặc có thuyết nói: Nên có quá khứ cũng thế, vị lai, hiện-tại cũng thế.

Hỏi: Nhân duyên này là nói về việc gì?

Đáp: Nhân duyên có trở ngại. Lại nữa, quán trụ kia, vật đồng với hành, nghiệp ấy là không, chẳng có chi cả, cũng không tạo cái mới, có thể nói là đẳng nghiệp. Vì sao? Vì lúc nước ấm, trước từ nhiệt trên, không phải nhiệt dưới.

Hoặc có thuyết nói: Chỗ thô lại duyên nhiệt trước, khí lạnh chảy xuống. Lại nữa, trước từ nhiệt dưới, trở lại, do ngọn lửa nhiều, ít, trước, lửa đến trên, khí lạnh đọng lại ở dưới.

Hai nhập vi diệu

Các căn, thủy đại

Hai tiếng phương Đông

Nước nhiệt ở sau.

Vả lại, có một sắc không trước, không sau, bốn phương đều hiện chăng?

Hoặc có thuyết nói: Không có. Một sắc mầu nhiệm, sắc đó không thể thấy. Vì phương không thành tựu, cho nên không có. Lại nữa, tạo ra tưởng bốn góc, ném quả bóng lên hư không, quả bóng này hoặc rơi xuống phía Đông, hoặc rơi xuống phía Tây, hoặc rơi xuống phía Nam, hoặc rơi xuống phía Bắc.

Hỏi: Vì sao hòn sắt bị nung đốt đã mềm, lại nhẹ?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Gân sức của cây to này, cũng dùng sức gió. Sức gió kia nhẹ, sức nước khiến cho nó mềm, sức lửa làm cho nó sạch.

Hoặc có thuyết nói: Không riêng gì hòn sắt kia, mà vật khác có nhẹ, về tướng mạo thì tự hư hoại, nhưng về tánh của nó thì tự như thế, tất nhiên là mỏng, không nghi. Lại nữa, quán tự nhiên, tự nhiên nhẹ, nặng, ở trung gian đó, đôi khi quán thấy nhẹ nhàng, có lúc quán thấy nặng nề. Sắt kia chính là thứ đất mềm, mịn, đều sinh ra vẻ tươi sáng kia. Do giống đất sinh, nên nói tương ưng với tướng lửa, lẽ ra như màu xanh, do bốn đại tạo, màu vàng do bốn đại tạo.

Hoặc có thuyết nói: Màu xanh mầu nhiệm, hoặc tạo ra màu vàng, không phải màu xanh, như phiến đá xanh, vàng. Lại nữa, màu xanh của bốn đại tạo khác, bốn đại khác tạo ra màu vàng, hoặc dựa vào sự mầu nhiệm, hoặc dựa vào màu vàng, không phải dùng một sắc mầu nhiệm để dựa vào nhau. Như thế màu xanh đỏ. Như thế, màu xanh trắng, như, thế màu vàng đỏ, như thế, màu vàng trắng, như thế, màu đỏ, trắng, gọi là sáu.

Hỏi: Như vị rượu được tạo do bốn đại và là vị dấm được tạo do bốn đại kia chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hoặc vị rượu do bốn đại tạo ra, tức là vị dấm được bốn đại tạo ra, cũng thấy nghĩa kia: rượu dấm. Lại nữa, vị rượu do bốn đại khác tạo ra, vị dấm do bốn đại tạo ra, hoặc có sự mầu nhiệm dựa vào rượu, hoặc dựa vào vị dấm. Như thế dấm đắng, như thế rượu cay, như thế rượu ngọt, như thế rượu bẩn, như thế muối đắng, như thế muối cay, như thế muối ngọt, như thế muối nhơ, như thế cay đắng, như thế cay ngọt, như thế cay nhơ, như thế ngọt đắng.

Như nghĩa đã nói, giống đất nhân giống nước chăng?

Hoặc có thuyết nói: Không có, không có bốn đại, lại nhân bốn đại, mỗi đại đều khác nhau. Lại nữa, có lúc thấy giống đất có lúc mềm, như vật thể cứng tiêu tan.

Vậy, có loại đất nhân loại lửa chăng?

Hoặc có thuyết nói: Có, như dùi cây được lửa.

Có loại đất nhân loại gió chăng?

Đáp: Có, như quạt thì có gió.

Vả lại, có thứ nước nhân thứ đất chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không có, như giống không có nhân khác, nhân này đều khác nhau. Lại nữa, có, như chất cứng mà tan.

Vả lại, có loại nước nhân loại nước chăng?

Đáp: Có, như vì nước mục.

Vả lại, có thứ nước nhân thứ lửa chăng?

Đáp: Không có, không phải do trung gian có khí nóng.

Vả lại, có loại nước nhân loại gió chăng?

Đáp: Không có, vì không do gió trung gian sinh gió.

Vả lại, có thứ lửa nhân thứ đất chăng?

Đáp: Không có, vì không do chất mềm, cứng trung gian sinh ra lửa.

Vả lại, có thứ lửa nhân thứ nước chăng?

Đáp: Không có, vì không do chất mềm, cứng trung gian, làm cho lửa sinh ra nước.

Vả lại, có thứ lửa nhân thứ lửa chăng?

Đáp: Có, vì cũng thấy lửa trở lại sinh ra lửa.

Vả lại, có loại lửa nhân loại gió chăng?

Đáp: không có, vì không do gió cứng trung gian, lửa sinh gió.

Vả lại, có loại gió nhân loại đất chăng?

Đáp: Không có, vì không phải do loại khác. Lại nữa, nhân loại khác, có pháp biến đổi này. Lại nữa, có, vì cũng thấy trong hư không, gió góp mây làm mưa.

Vả lại, có thứ gió nhân thứ nước chăng?

Đáp: Không có, vì không do chất mềm, cứng trung gian sinh ra gió.

Vả lại, có thứ gió nhân thứ lửa chăng?

Đáp: Không có, vì không do vật nóng, cứng trung gian gió sinh ra lửa.

Vả lại, có thứ gió nhân thứ gió chăng?

Đáp: Có, vì người ta cũng trông thấy trong hư không, gió thổi nhanh dần.

Vả lại, có ấm trong địa ngục lại nhân ấm địa ngục chăng?

Đáp: Có, vì như chết từ trong địa ngục, ấm hiện ở trước, sinh trong địa ngục, thọ thân địa ngục.

Vả lại, có ấm trong địa ngục nhân nơi ấm súc sinh không?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không, vì chẳng phải do đường khác nhân đường khác. Lại nữa, có, vì như chết trong địa ngục, cảm nhận ấm súc sinh. Do đó, tất cả các đường, mỗi đường đều có năm nghĩa:

Tất cả bốn đại, đều có hiểu biết khác nhau.

Hỏi: Dục sử trụ có đóng mở chăng? Lại nữa, nói tướng thế tục. Tất cả bốn đại của chúng sanh đều có đối tượng, tất cả bốn đại nương tựa sắc chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tất cả bốn đại đều nương tất cả sắc do bốn đại tạo ra.

Hoặc có thuyết nói: Ba đại dựa vào sắc, một phong đại không dựa vào sắc, không phải do nương tựa gió được sắc. Lại nữa, đất, nước dựa vào sắc, không phải do trung gian. Bốn đại này dựa vào lửa, dựa vào gió mà được sắc.

Hỏi: Làm sao biết sắc do bốn đại khác tạo?

Đáp: Chẳng phải tất cả sắc có vững chắc Không phải trung gian tất cả sắc biết bốn đại, nên nói như không có khác trong Tụ kiền độ.

Tất cả thỏi sắt vuông

Vị sắc và giữ ấm.

Gồm nhiếp các pháp biết.

Biết có ngần ấy tưởng.

Thân thuộc về bao nhiêu ấm, bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập? Nên theo căn hình tượng?

Đáp: Thân căn thuộc về thân trì, thân nhập, sắc ấm. Thân bốn đại thuộc về bốn trì, bốn nhập, sắc ấm. Sắc thân thuộc về chín trì, chín nhập, sắc ấm. Thân thọ thuộc về pháp trì, pháp nhập, thọ ấm. Thân tưởng, thuộc về pháp trì, pháp nhập, tưởng ấm. Thân ý thuộc về pháp trì, pháp nhập, hành ấm. Thân ái thuộc về pháp trì, pháp nhập, hành ấm. Danh thân, cú thân, thuộc về pháp trì, pháp nhập, hành ấm. Thân voi, thân ngựa, thân xe, thân kéo, thuộc về mười bảy trì, mười một nhập, năm ấm.

Sắc ấm có bao nhiêu ấm, bao nhiêu trì, bao nhiêu nhập thuộc về nhập tất cả?

Đáp: Sắc có ngần ấy, sắc ấm, trì, thuộc về sắc kia, sắc trì, sắc nhập, ấm, ngoại trừ chỗ núi thần, thuộc về sắc trì, mười bốn trì, mười nhập, năm ấm. Sắc ấm thuộc về mười tám trì, mười hai nhập, năm ấm. Như Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Có ngọn lửa thì có lửa, có lửa thì có ngọn lửa. Nhưng thấy ngọn lửa đều khác chỗ.

Hỏi: Nói thời sau này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là lời nói cùng sinh.

Hoặc có thuyết nói: Vì lần lượt không có trung gian, nên nói nghĩa này. Lại nữa, vì muốn cởi mở sự ràng buộc, nên nói nghĩa này. Như Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Này các hiền! Như thọ, như thanh noãn, pháp này thành tựu, chẳng phải không làm. Không làm, sắc không nhân sắc, không nhân tập sắc.

Lúc nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cõi Dục, tánh cõi Sắc đã tạo ra phương tiện này để nói.

Hoặc có thuyết nói: Tánh cõi Sắc, cõi Dục tạo nên sự lần lượt không có trở ngại, cũng phương tiện nói, lại nữa, ba cõi đã tạo ra sự nương tựa lần lượt..

Mặt trời, nên nói nhân ánh sáng mặt trời, hay nên nói là nhân bốn đại?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói là nhân ánh sáng mặt trời, sắc nhân có sắc.

Hoặc có thuyết nói: Nếu che lấp sắc, ấy là phát sinh hơi ấm. Bóng, nghĩa là nhân duyên của ánh sáng. Nên nói là không có duyên sắc, thì không sinh. Lại nữa, nên nói nhân bốn đại, vì khí ấm làm cho ánh sáng thanh tịnh. Nên nói nhân tiếng, nên nói nhân bốn đại.

Hoặc có thuyết nói: Tiếng cũng nhân bốn đại, cũng nhân tự nhiên.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói nhân bốn đại, bốn đại nhân nhau, nên phát ra có tiếng vang. Lẽ ra phải nói nhân tiếng, phải nói nhân bốn đại.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói nhân tiếng. Trước đã phát sinh tiếng, tiếng ấy nhân tự nhiên. Lại nữa, nên nói nhân bốn đại, do bốn đại có tiếng, tiếng kia ở trung gian sinh, không xúc chạm.

Hỏi: Tự kêu: nên nói nhân bốn đại chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói nhân tướng, nên nói nhân bốn đại. Hoặc có thuyết nói: Ở trung gian kia, tiếng vốn không tự kêu. Lại nữa, nên nói nhân bốn đại, bốn đại không tự kêu.

Hỏi: Tất cả các sắc tròn đầy: Bốn đại kia có, sắc, thanh, hương, vị cũng tròn đầy chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sắc kia không tròn đầy ở chính giữa, sắc kia có tròn đầy một chỗ.

Hỏi: Nếu có tròn đầy, thì sắc, thanh, hương, vị cũng sẽ tròn đầy, sao sắc kia không tròn đầy?

Đáp: Như có sắc trắng, sắc quả bong bóng. Như thế bong bóng kia có một màu trắng, không có sắc, hương, vị. Như thế, nên có tròn đầy, sắc kia có tròn đầy một chỗ.

Hoặc có thuyết nói: Một sắc kia tròn đầy không phải do sắc, nên có xứ sở của sắc. Lại nữa, quán trụ có đối tượng, thì biết có tròn đầy. Vì không do trụ, nên bèn có sắc.

Hỏi: Vì sao sắc pháp không nói là trình tự trung gian?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sắc không có hoại, lại còn sinh sắc khác. Thế nên, sắc kia không có trình tự trung gian.

Lại nữa, do ít trung gian, sinh rất nhiều sắc nhưng nhiều trung gian, sinh ít sắc.

Hỏi: Làm sao biết được tánh sáng suốt, các tánh đều khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đối tượng tạo tác dứt hẳn, đối tượng sinh liền diệt. Lại nữa, nhân duyên nhóm họp, lần lượt có sự sinh. Vì nghĩa là tức sinh, ấy là trụ với thân ràng buộc.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói đều ràng buộc với thân, như tâm, ý, sắc xoay lại cũng như thế. Lại nữa, sắc vốn không thể hạn lượng. Sắc tập, nghĩa là hoặc tâm, ý cùng sinh. Lúc sắc kia xoay lại, biết có tâm, ý, tánh không có sắc. Vì sao? Vì thức ít trung gian, có rất nhiều sắc sinh. Cho nên, tánh sắc là không. Không có đối tượng tạo tác, vì thế cùng sinh nên nói trụ. Như không thấy một mầm mộng lúa mì, ấm có xoay lại.

Hỏi: Làm sao biết được một mầm mộng lúa mì duyên bóng lúa mì kia chăng? Bóng cũng duyên mầm?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tự nhiên được biết, xoay lại tự nhiên kia. Lại nữa, thần kia có tự nhiên, về sau mới biết được, cũng thấy mầm ấm lúa mì, sinh các cộng, cũng thấy nhân duyên của giống lúa mì nẩy mầm nên ở trong đó mà biết được. Nếu nhân của lúa mì gốc duyên sinh, thì có cái được, có các mầm mộng sinh. Nếu về sau duyên lúa mì v.v… đều là được sinh, nghĩa là ảnh cũng xoay lại, ở trong đó được biết là hai nhân duyên lúa mì.

Sống lâu, lửa, sáng, thân,

Sắc trọn, tĩnh, vang, bóng

Tánh sáng nhân duyên, buộc

Cũng không thấy một hạt.

*******

Thứ 6: KIỀN ĐỘ KHẾ KINH (Phần đầu)

Lại, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo bậc nhất trong đệ-tử của ta, cư ngụ trên đỉnh núi cao, đi dạo, dừng ở trên núi, chằm, tên là Bà-na-già bà-tha cư ngụ trên sườn núi cao.

Nghĩa ấy thế nào?

Hoặc có thuyết nói: Tam-muội được tự tại. Xả Tam-muội này, lại nhập Tam-muội khác. Lại xả Tam-muội này, lại hành trì Tam-muội khác. Như thế, cư trú trên núi cao.

Hoặc có thuyết nói: Nhập Tam-muội nghịch, thuận. Như thế cư trú trên núi cao.

Hoặc có thuyết nói: Nhập cõi trần, vượt qua Tam-muội, cho nên cư trú ở núi cao. Lại nữa, các chỗ ở ẩn trên ngọn núi cao, giải thoát ở trong vô số, cho nên ở non cao.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo có bốn hạng:Hoặc có người lợi mình, không làm ích lợi cho người kia. Hoặc có người làm lợi cho người kia, không làm lợi cho mình. Hoặc có người làm lợi mình, cũng làm lợi cho người, hoặc có người cũng không lợi mình, cũng không làm lợi cho người.

Hỏi: Những người này có gì khác nhau?

Đáp: Lợi mình, không lợi người kia: Tự ở bình đẳng, muốn cho người kia không bình đẳng, dù dựa vào người kia có ở bình đẳng, nhưng người kia không ở trong đó được ý bình đẳng.

Làm lợi cho người kia, không làm lợi cho mình: Muốn cho người kia phát ý bình đẳng, như tự mình không ở bình đẳng, mặc dù nói pháp cho người kia có tưởng pháp, nhưng chính mình ít có bình đẳng, không tương ưng với lý thuyết kia.

Lợi mình, làm lợi cho người kia: Tự ở trong bình đẳng, cũng dạy người khiến ở trong bình đẳng. Mặc dù người kia không được giáo hóa, nhưng với hai nhân duyên kia nói được bình đẳng.

Không lợi mình cũng không lợi người: Tự mình không ở trong bình đẳng, cũng không bảo người kia ở trong bình đẳng.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo có bốn hạng: Hoặc có người đã dứt hết kiết đã sinh, không còn thọ kiết khác, hoặc có người không thọ nhận kiết khác, hết không còn kiết đã sinh, hoặc có người đã dứt hết kiết đã sinh, hoàn toàn không thọ nhận kiết khác, hoặc có người cũng không dứt hết kiết đã sinh, không thọ nhận kiết khác, cũng không dứt hết kiết.

Hỏi: Nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp rằng: Người thọ thân thọ, không thọ mạng thọ, chết ở cõi Dục, cõi Sắc là bậc A-na-hàm cõi Vô Sắc. Ngoài thọ mạng thọ, không thọ thân thọ, chết ở cõi Vô Sắc liễu nhập Niết-bàn. Người thân thọ cũng thọ mạng thọ, qua đời ở cõi Dục, cõi Sắc như bậc A-la-hán. Người vừa không thọ thân thọ vừa không thọ mạng thọ, trừ những việc đã nói trên chính là nghĩa ấy.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Đối với Tỳ-kheo có bốn hạng: Hoặc có người đối với hiện pháp thực hành nhập Niết-bàn và thân hoại, chẳng phải không nhập Niết-bàn. Hoặc có người không thực hành nhập Niếtbàn chẳng phải thực hành nhập Niết-bàn. Hoặc có người thực hành nhập Niết-bàn không thực hành nhập Niết-bàn. Hoặc có người không thực hành nhập Niết-bàn cũng không thực hành nhập Niết-bàn. Nói lời ấy có ý nghĩa như thế nào?

Đáp: Kiết sinh đã hết, không thọ kiết khác: Trung bát Niết-bàn không thọ nhận kiết khác, không phải kiết đã sinh, sinh cõi Vô Sắc, A-na-hàm đã dứt hết kiết đã sinh, không thọ nhận kiết khác, A-la-hán, cũng không thọ nhận kiết đã sinh hết, cũng không thọ nhận kiết khác hết: Người kia là người học khác, cũng là người phàm tục.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo có bốn hạng: Hoặc có người thọ thân thọ, không thọ mạng thọ. Hoặc có người thọ nhận mạng thọ, không thọ nhận thân thọ. Hoặc có người vừa thọ nhận thân thọ, vừa thọ nhận mạng thọ. Hoặc có người vừa không thọ nhận thân thọ, vừa không thọ nhận mạng thọ.

Nói lời này với nghĩa thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cũng như có một người dùng rất nhiều hạnh, dùng phương tiện lớn, dùng sự ân cần lớn lao, nhằm diệt năm hạ phần kiết sử. Ở trong đây qua đời, sinh trong cõi Sắc, vận dụng một vài phương tiện, một ít sự ân cần, để diệt năm thượng phần kiết sử, nói là người này đã thực hành nhập Niết-bàn ở trong pháp và thân hoại không có thực hành nhập Niết-bàn.

Người thứ hai, ít ở trong đây, ở nhiều nơi kia: Người thứ ba, cả hai đều không lớn.

Người thứ tư, hoặc có thuyết nói: Cũng như người này duyên hành tựa vào Tam-muội, diệt năm kiết phần dưới, ở trong đây qua đời sinh lên cõi Sắc, Vô Sắc, dựa vào Tam-muội mà nhập Niết-bàn. Dứt năm kiết phần trên, đó gọi là người này thực hành nhập Niết-bàn, và thân hoại, không thực hành nhập Niết-bàn.

Người thứ hai, ở trong hiện pháp, duyên nhập Niết-bàn, thân hoại duyên hành.

Người thứ ba, thứ hai, chung duyên hành.

Người thứ tư, cả hai đều duyên Niết-bàn.

Hoặc có thuyết nói: Cũng như người ở trong đây vì khổ, nên diệt năm kiết phần dưới, sinh trong cõi Sắc, Vô Sắc, thọ nhận niềm vui, diệt năm kiết phần trên, nói là người này thực hành nhập Niết-bàn, không có thực hành bát Niết-bàn: Nếu người ở trong đây thọ nhận niềm vui, diệt năm kiết phần dưới, sinh cõi kia, chịu khổ, diệt năm kiết phần trên, nói là người này không thực hành nhập Niết-bàn.

Thế nào là người này ở trong hiện pháp, thực hành nhập Niết-bàn và thân hoại, không thực hành nhập Niết-bàn? Người thứ ba, cả hai đều có khổ? Người thứ tư, cả hai đều có niềm vui? Lại nữa, người này ngu, người phàm phu diệt kiết phần dưới, sinh cõi kia, được trí nhanh chóng, diệt kiết phần trên, nói là người này thự hành nhập Niết-bàn ở trong hiện pháp? Người thứ hai ở trong đây, được trí nhanh chóng, ở trong kia lại ngu, chậm lụt? Người thứ ba cả hai đều ngu? Người thứ tư, cả hai đều nhanh nhẹn.

Vì sao A-la-hán thành tựu pháp đệ nhất của thế gian nhưng không phải khổ pháp nhẫn?

Hoặc có thuyết nói: Không xả khổ pháp nhẫn lúc được quả Tu-đàhoàn, nhưng không diệt pháp đệ nhất thế gian.

Hỏi: Đây cũng là nỗi hoài nghi của tôi: Vì sao xả khổ pháp nhẫn, nhưng không phải pháp bậc nhất thế gian?

Đáp: Do xứ sở của cái chết, mỗi quả của pháp bậc nhất thế gian, dạo chơi, diệt khổ pháp nhẫn, mỗi quả của A-la-hán du hóa. Thế nên, pháp bậc nhất thế gian là bất diệt.

Hoặc có thuyết nói: Thiền gồm nhiếp pháp đệ nhất thế gian, bậc hữu học, gồm nhiếp khổ pháp nhẫn. Thiền A-la-hán đã thành tựu, nhưng là không phải pháp học, thế nên pháp đệ nhất thế gian thành tựu A-lahán, không phải khổ pháp nhẫn.

Hỏi: Nếu dựa vào thiền, đồng vượt trình tự thủ chứng, thì thiền của A-la-hán kia sẽ gồm nhiếp khổ pháp nhẫn, phải chăng muốn cho thiền thành tựu khổ pháp nhẫn chăng?

Đáp: Bậc hữu học gồm thâu khổ pháp nhẫn thiền, bậc Vô học, cũng chẳng phải không học, thiền gồm nhiếp pháp đệ nhất thế gian. Do xả hữu học này, chẳng phải học, cũng chẳng phải không học.

Hỏi: Như đã nói: Nếu vì thiền gồm nhiếp pháp bậc nhất thế gian,

thế nên thiền thành tựu pháp bậc nhất thế gian, thì việc này không đúng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Được pháp vô lậu vi diệu, hoặc có không thành tựu, không phải pháp bậc nhất thế gian. Thế nên không thành tựu khổ pháp nhẫn.

Hỏi: Được pháp đệ nhất thế gian tăng thượng, vi không thành tựu?

Lại nữa, tạo ra tưởng yên lặng. Lại nữa, các căn thiện, duyên pháp trung hạ tăng thượng, nên nói thành tựu. Nếu năm kiết phần dưới của người phàm phu đã hết, thì người kia nên nói là nhất xứ A-na-hàm chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không được nói lời này: Như tất cả kiết sử của A-la-hán đã hết, A-na-hàm không phải một xứ đã hết chăng? Lại nữa, một xứ của đạo Hiền Thánh kia, năm kiết phần dưới hết là Tư-đàhàm, cũng nên lại nói một xứ A-na-hàm, huống chi là người phàm phu, nếu kiết sử của cõi Dục ít ở trung gian, thì sẽ không dứt hết.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Con người có năm hạng giận dữ, chê bai các Hiền: miệng thốt ra lời nói ác, giận dữ, phẫn nộ không có chừng đổi, làm nhiều chuyện không đẹp, nên bị người tội oán ghét.

Hỏi: Nói lời này có ý nghĩa thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu người tác ý không quán hạnh với việc không tương đắc, ôm lòng do dự, chê bai các Hiền, nói là người này chê bai, gây buồn sầu cho người kia, ôm giữ ý điên đảo, xấu ác, ưa tranh cãi, trừ bốn đối tượng vi phạm. Các thân nghiệp phạm tội, ôm ấp, do dự, ở trong đó, lại còn phạm việc khác, nói là bị người oán ghét.

Hoặc có thuyết nói: Sự dâm dục nghiêng nặng về, giận dữ không chừng đỗi, không tránh cao, thấp, bị người ganh ghét. Hơn nữa trước đó đã từng lừa dối, huyễn hoặc mọi người, gièm pha không có thật, thường xuyên huân tập phi pháp. Lại nữa, người kia do ý tinh tiến, trừ khử, dập tắt dục, chỉ muốn thực hành hạnh đầu-đà, oai nghi, lễ tiết, thường không có lúc nào phạm lỗi, được mọi người tin, ưa, khen ngợi và không xa lánh. Nếu người nói lời phạm pháp, không thuận với giới luật, ý thường gần gũi dục, ở trung gian kia mà cầu mong được lợi dưỡng nhưng lại cũng khen ngợi nói là thường biểu hiện oai nghi, lễ tiết, không vui mừng, cũng không tu hành, không biết ơn nuôi nấng, thì có thể nói lời người này không tồn tại. Nếu có người giữ giới tăng thượng, không thành tựu giới, ưa ganh đua, tranh tụng, chê bai các bậc hiền, nói là người này ưa phẫn nộ không có chừng đỗi.

Nếu người có hạnh vi diệu, trong hạnh phân biệt giới luật, đọc tụng giới cấm, mọi việc đều học biết, người không có giới, không có trí tuệ, đây là nói người này thường ôm lòng do dự. Lại nữa, có người trong hạnh vi diệu, phân biệt giới, luật, đọc tụng giới cấm, nói là người này bị mọi người ganh ghét, như thuyết của Ưu-đà-na, da-bà-tha-la-da nói: Thế nào, Tôn giả Bà-la đọa-xà, do nhân duyên gì, các Tỳ-kheo trẻ tuổi này, xuất gia chưa bao lâu, mà tu công đức thiện, ở trong pháp thâm diệu vui vẻ thuận giáo, các căn nhu hòa, sắc diện sáng rỡ, thân thể, da dẻ mịn màng, mềm mại, ưa thích vắng lặng, tri túc, như voi, nai hoang dã, suốt đời thanh tịnh tu phạm hạnh tri túc.

Hỏi: Như voi, nai hoang dã, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Ngồi thiền, tụng kinh mà không thuận theo, không đắm các việc, nói là tri túc. Theo pháp cầu xin, cũng không đắm nhiễm, nói là như voi, nai hoang dã.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ta thấy Điều-đạt không có một mảy may việc thiện, ta không thọ ký, Điều-đạt vào địa ngục lại trải qua nhiều kiếp không thể cứu chữa. Vì sao? Vì như Điều-đạt đã nhập xương, thấu tủy ba quy mạng Phật!

Hỏi: Nên nói Điều-đạt kia, đây không phải là pháp thiện chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây không phải pháp thiện, đây cũng không phải quy mạng Tam bảo. Vì quá giận đữ, nên nói lời này. Nếu người sẽ đọa địa ngục, như đã nói: Nếu người quy mạng Phật, thì người ấy sẽ không đọa vào đường ác. Nếu nên thật, hoặc không hướng đến ba đường ác, như đã nói: Điều-đạt địa ngục, trải qua một kiếp, thế nên Điều-đạt kia không có pháp thiện.

Hoặc có thuyết nói: Điều-đạt cũng có pháp thiện, nhưng vẫn không thể cứu vớt tội lỗi của Điều-đạt. Thế nên Điều-đạt kia không thể cứu chữa, do Điều-đạt có ba tội không thay thế được. Lại nữa, Điều-đạt của pháp Hữu đảnh kia, vì phương tiện này, nên nói có pháp thiện.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo đệ nhất trong các đệ tử của ta dạo bốn định không, tên là Bạt-đà-bà-lê. Người đã thành tựu bốn năng lực, tên là Tăng-ca-ma-tự. Hai người này có gì khác nhau?

Hoặc có thuyết nói: Tôn giả Bạt-đà-bà-lê được thân xả mềm mại, do thường vui vẻ. Do sự vui vẻ này, nên trước đây Tôn giả đã được hộ đường. Tôn giả Tăng-ca-ma-tự được xả tăngthượng, nhưng tập điều hòa không nhiều, ở trong đó, trước thấy thành tựu lực xả. Lại nữa, Tôn giả Bạt-đà-bà-lê được bốn thiền, bốn đẳng tâm, thường phúng kinh tụng tập, trng đó được tự tại, trước kia đã thấy hộ đường. Tôn giả Tăng-cama-tự đi dạo ở Lục Thiện tai đường, nói là trước kia đã phát ý được lực xả thành tựu.

Hỏi: Làm sao biết A-la-hán không còn sinh lại nữa?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do xả các kiết sử. Vì có các kiết sử, ấy là sinh, A-la-hán không có các kiết sử, ấy là không sinh, cũng chưa từng thấy không có kiết sử mà có sinh, ở trong đó, biết A-la-hán không còn sinh lại nữa. Lại nữa, vì các vết cấu uế của thân ái đã dứt hẳn, nên nói là A-la-hán. Không ở trung gian vô mình ái hữu, lại đắm nhiễm thân. Vì lẽ đó, nên A-la-hán không còn sinh trong trung ấm.

Hỏi: Nên nói như đối tượng hướng tới, hay nên nói đi qua, không như đối tượng hướng tới?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói đi qua, như đã đi đến trung ấm, là chỗ thần núi. Như Đức Thế Tôn nói: Thần núi kia có mạn như thế. Ví như lông dê rất đen, cũng như trong ngôi nhà tối tăm, không có ánh sáng. Hơn nữa, giống với Trung ấm này.

Lại nữa, nên nói đi qua, như đã nói hướng tới, như khi sắp chết, thiện, ác đều đến, Trung ấm. Cũng như thế, từng hành vi thiện, ác, đều nhắm đến chỗ Trung ấm.

Hỏi: Nên nói trụ qua bảy ngày, hay nên nói trụ không quá bảy ngày?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nên nói trụ qua bảy ngày. Vì sao? Vì tùy theo hành vi thiện, ác, cũng không có phương tiện có quá bảy ngày.

Hỏi: Như trong khoảng bảy ngày, chưa được ở thai, thân Trung ấm có dứt mất chăng?

Đáp: Không dứt mất nên vượt qua thân Trung ấm. Lại nữa, cho đến khi nhân duyên nhóm họp đều cùng trụ, không dứt. Nếu không được nhân duyên sinh, thì thân Trung ấm sẽ lâu.

Bước đi trong bốn câu

Người phàm phu thế tục

Phút chốc Vương-bà-lợi

Xả ấm A-la-hán.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Ở đây Tỳ-kheo, có bốn hạng: Người trí tuệ nhớ dai, trí tuệ giảng nói pháp khắp nơi, thuận theo một câu mà kẻ ngu đã nghe một cách cẩu thả.

Hỏi: Lúc Phật nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người trí tuệ, nhớ dai, phát lời nói, ấy là biết nghĩa, như người biến hóa. Nếu Tỳ-kheo như pháp kia, ấy là diệt. Đức Thế Tôn cũng biết, trí tuệ giảng nói khắp, nói liền hiểu. Như đã nói: Tỳ-kheo chẳng phải ông, sắc chẳng phải ông, thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải ông. Đức Thế Tôn cũng nói: Thuận theo người ngu, cẩu thả, khinh suất. Dùng ngần ấy hạnh nhằm khuyến dụ tinh tiến thuận theo.

Hỏi: Thế nào là Tỳ-kheo vì sắc?

Đáp: Tất cả các sắc, sắc ấy đều là bốn đại, bốn đại tạo là nói rộng.

Hỏi: Người ngu, cẩu thả nghe một câu, cũng không hiểu nghĩa là sao?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Người trí tuệ nhớ dai là lợi căn người tâm tâm biết nhau, người phân biết trí tuệ là trung căn, người thuận theo là nhuyến căn. Người ngu, cẩu thả, đều nghe một câu là người không có căn.

Hoặc có thuyết nói: Người trí tuệ nhớ dai, nghĩa là đời trước mong cầu năng lực giải thoát. Người trí tuệ tuyên nói khắp, nghĩa là đời trước, cầu giải thoát mềm mỏng. Người ngu, cẩu thả, nghe một câu, là kẻ ở đời trước không cầu giải thoát.

Lại nữa, người trí tuệ nhớ dai nương theo ví dụ là biết ngay. Như Tôn giả Xá-lợi-phất chất vấn, bèn im lặng. Người trí tuệ phân bố, nghĩa là phân biệt, hiểu rõ, sau đó có thể biết. Như Tôn giả Phất-ca-la-bà-lê xem xét sáng suốt về nghĩa lý.

Thuận theo người, nghĩa là tùy thời gian, học giới luật tăng thượng. Đây là nghĩa tùy theo thời mà hàng phục tâm ý, tùy thời mà học trí tuệ tăng thượng, chính là nghĩa này. Bổn tánh đã tập, học dần giới luật, thọ nhận dần sự dạy bảo, nhận lãnh, vâng làm. Như Tôn giả La-vân dần dần tiến đến đạo.

Người ngu, cẩu thả nghe một câu: thọ nhận nghĩa câu, cũng không hiểu nghĩa lý, cũng không hiểu pháp sâu mầu.

Hỏi: Vì sao vào thời kỳ đời trước của Bồ-tát không đồng vượt trình tự thủ chứng chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì các Bồ-tát đồng thệ nguyện, do lời thệ nguyện này: Sẽ xuất hiện thế gian thành Phật, chúng sanh nào chưa được độ, sẽ độ, chưa giải thoát, sẽ khiến cho giải thoát.

Hoặc có thuyết nói: Bồ-tát suy nghĩ, quán sát. Bồ-tát kia dùng trí tuệ, ý thường phát nguyện: Độ các chúng sanh.

Hoặc có thuyết nói: Bồ-tát theo kịp đấng Nhất thiết trí do tự đầy đủ, vì chúng sanh, nên không đồng vượt trình tự thủ chứng.

Hỏi: Vì sao Trưởng giả A-na-bân-đề cúng dường bốn Đức Như lai, mà không ở chỗ Phật kia xuất gia học đạo?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đây là nhân duyên của lời thề nguyện. Do thệ nguyện, nên phải cúng dường Như lai khác.

Hoặc có thuyết nói: Do uy lực của thân tộc, nên không thể bỏ ý niệm ân ái.

Hoặc có thuyết nói: Ý Trưởng giả kia thường ưa vắng lặng, ưa bố thí cho nên căn chậm lụt. Do ưa vắng lặng, nên công đức không hướng đến đường ác, mỗi chỗ đều được quả báo lớn, là người căn cơ chậm lụt, không nhận thấy tai hại của tại gia. Vì lẽ đó, nên không xuất gia làm Sa-môn. Lại nữa, Trưởng giả kia, nghiêng nhiều về ý dâm, thường ưa làm phương tiện trong thể nữ.

Như việc mà tất cả Chư Phật đã tạo ra, đều được đạo Hiền Thánh.

Hỏi: Vì sao không thành nam thì không thích ứng với nghĩa pháp?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì các tình thiếu ít, cho nên không thích ứng với nghĩa pháp.

Hoặc có thuyết nói: Tâm rong ruổi vạn mối, không được Tammuội, thế nên không thích ứng với nghĩa pháp.

Hoặc có thuyết nói: Các báo rõ rệt, thật do đời trước làm duyên được thọ thân này, không nương vào trí tuệ. Lại nữa, bị kiết sử chướng ngại, người kia bị kiết che lấp, không được ngơi nghỉ, tâm không biết hổ thẹn.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Xây tháp có ba việc: Đa-tát-a-kiệt, vô thượng trí. Tỳ-kheo lậu tận, nghĩa là Chuyển luân Thánh vương.

Hỏi: Vì sao học Bích-chi-Phật không nhập ba việc này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì là lời khuyên bảo của Như lai, nói Phật, tức là nói Bích-chi Phật. Nói Tỳ-kheo lậu tận, chính là nói bậc hữu học. Tỳ-kheo kia hoặc có người dứt hết lậu. Lại nữa, Tỳ-kheo kia cũng thuộc về số. Do chúng sanh này, nên thể hiện nghĩa sâu mầu của Phật kia, lời khuyên bảo này của Phật đã nói như trên.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây Tỳ-kheo, có sáu loại A-la-hán: A-lahán của Thối lui pháp, Pháp niệm, Pháp hộ, Pháp trụ, Pháp phân-biệt, Pháp không có nghi.

Hỏi: Sáu loại A-la-hán này có gì khác nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Các thứ căn vô học: Thượng, thượng trung, thượng hạ, trung trung thượng, trung trung, hạ, hạ thượng, hạ trung. Hạ hạ, ở hạ hạ trong kia thành tựu, nghĩa A-la-hán của pháp thối lui.

Hạ thượng thành tựu: A-la-hán pháp niệm, thành tựu trung hạ: A-la-hán của pháp hộ, thành tựu trung trung: A-la-hán của kiếp trụ. Thành tựu trung thượng: A-la-hán của pháp phân biệt pháp. Thành tựu ba thượng: A-la-hán không có nghi. Thanh văn tăng kia là thành tựu thượng hạ, Bích-chi-Phật, thành tựu thượng trung, Đa-tát-A-kiệt, thành tựu thượng thượng.

Hoặc có thuyết nói: Cũng như một người phương tiện tạo nghiệp, có người không ân cần, cũng có căn cơ chậm lụt. Người kia dùng nghiệp phương tiện, không ân cần, căn cơ châm lụt, cầu đẳng tâm, giải thoát, thọ chứng. Người kia lại dùng phương tiện không ân cần, người căn châm lụt bèn lui sụt đối với đẳng tâm, giải thoát, gọi là A-la-hán của lui sụt pháp.

Cũng như một người thường phương tiện mong cầu rất ân cần, căn cơ chậm lut nên họ dùng phương tiện rất ân cần, căn cơ châm lụt đươc đẳng tâm, giải thoát, thọ chứng. Người kia dùng phương tiện ân cần, căn cơ chậm lụt thủ hộ đẳng tâm, giải thoát, gọi là A-la-hán hộ pháp.

Cũng như một người thường phương tiện mong cầu rất ân cần, nhưng người căn cơ chậm lụt, dùng phương tiện, thường cầu rất ân cần, nhưng căn cơ chậm lụt được đẳng tâm, giải thoát chứng, họ dùng phương tiện thường để mong cầu rất ân cần, nhưng người căn cơ chậm lụt được đẳng tâm giải thoát, cũng không tăng, cũng không giảm, gọi là A-lahán trụ kiếp.

Cũng như một người thường phương tiện mong cầu rất ân cần, nhưng căn cơ nhạy bén. Họ dùng phương tiện thường để mong cầu rất ân cần, căn cơ nhạy bén được đẳng tâm, giải thoát, chứng đắc. Người kia dùng phương tiện thường, mong cầu rất ân cần, nhưng căn cơ nhạy bén dùng phương tiện được không có nghi, gọi là A-la-hán Phân biệt pháp. Giống như có người dùng phương tiện thường để mong cầu rất ân cần, nhưng người căn cơ nhạy bén kia dùng phương tiện thường để mong cầu rất ân cần, người căn cơ bén nhạy được vô nghi đẳng tâm, giải thoát chứng đắc, đó gọi là A-la-hán Vô Nghi pháp.

Lại nữa, nếu người trông cậy vào sức người khác, tìm sự sinh được đẳng tâm, giải thoát, chứng đắc, thế nên được đẳng tâm, giải thoát.

Cũng như một người bệnh ốm gầy, tìm cách đứng dậy, nhưng không có người nâng đỡ, bèn nằm lại trên giường, gọi là A-la-hán của thối lui pháp. Nếu lại có người với đẳng tâm, giải thoát không bền chắc, chỉ sợ thất ý, muốn tìm đến cái chết bằng cách dùng dao tự đâm, gọi là A-la-hán của niệm pháp. Nếu lại có người với đẳng tâm, giải thoát, giữ gìn đẳng tâm, giải thoát, ta có thể bảo vệ tâm này, suốt đời gìn giữ, tùy thời tiết dưỡng dục, gọi là A-la-hán Hộ pháp.

Nếu lại có người với đẳng tâm, giải thoát, vượt qua căn cơ châm lụt, dừng lại ở căn cơ bậc trung. Thế nên, đẳng tâm, giải thoát, không lui sụt, cũng không tăng, không chết, gọi là A-la-hán trụ kiếp.

Nếu lại có người với tâm bình đẳng, giải thoát, đầu tiên mới có ích được các căn, người kia trông cậy ở sức mạnh bên ngoài, được không có ngờ vực, gọi là A-la-hán Phân biệt pháp.

Nếu lại có người tự dùng sức mình, đầu tiên được căn cơ tăng thượng, trụ đẳng tâm, giải thoát, tự biết thời tiết, gọi là A-la-hán không nghi pháp.

Đức Thế Tôn nói: A-la-tỳ-xá-ly rất vui vô cùng. Bạt-xà-phục-di cũng rất vui sướng, Chùa Giá-ba-la cũng rất an vui, Cù-đàm-di-na-câulư cũng rất an vui, Diêm-phù-lợi có ngần ấy thứ an vui, không có tỉ sự so do về tính bền vững, tốt đẹp.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn tạo ra thuyết này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đức Phật đang ngồi nhập định, khiến cho các Tỳ-kheo đều sinh niềm vui hy vọng.

Hoặc có thuyết nói: Thành Tỳ-xá-ly rất vui vô cùng, lúa, thức ăn dồi dào, người nghèo cầu xin dễ được. Bạt-xà phục-di rất vui vô cùng, dân chúng hòa thuận, không gặp khổ ách. Chùa Giá-ba-la (nơi chuyển pháp luân), Cù-đàm-di-câu-đà, các thứ tọa cụ, ít sự vắng lặng, đất Diêm-phù-lợi có ngần ấy thứ vườn cây ăn quả, các giống dân đều bền vững tốt tươi, nghiệp trí tuệ sáng suốt.

Lại nữa, Đức Thế Tôn cũng lại hiện bỏ các thứ ràng buộc chấp mắc, diệt ngần ấy sự không có dục dứt hẳn.

Bồ-tát mới phát tâm

Xuất gia, không thành nam

Ba tháp, sáu La-hán

Tỳ-xá-ly ở sau.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Du hành ở thành Tỳ-xá-ly, từ nay về sau sẽ không còn nhìn thấy ở Tỳ-xá-ly nữa! Lại sẽ không có ba vị Phật đến Tỳ-xá-ly.

Vì sao Đức Thế Tôn nói lời này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Không còn thọ thai nữa, lại nữa, đẳng trí đã trừ diệt dấu vết sinh tử kia, muốn cho báo của chúng sanh là pháp lạc của thành Tỳ-xá-ly, các hồ nghi, đó gọi là thời ấy.

Vì sao Đức Thế Tôn mời Ma-ha Ca-diếp lên ngồi nửa tòa với mình?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì lúc bấy giờ, các Tỳ-kheo tỏ ra khinh dễ Ca-diếp khởi tâm nhiễm ô, mà không biết Bồ-tát ca-diếp đã nhập pháp yếu vĩ đại. Chính vì lẽ đó, nên Đức Thế Tôn mời ngồi nửa tòa với Ngài, vì muốn cho các Tỳ-kheo được tâm mở ý hiểu, biết sợ mắc phải báo bất thiện!

Hoặc có thuyết nói: Tôn giả Ca-diếp kia đã có các thứ công đức. Đức Thế Tôn Đã hóa độ trước đây, e các Tỳ-kheo sẽ có tội trái phạm giới cấm.

Hoặc có thuyết nói: Tôn giả A-na-luật được tôn trọng bậc nhất, Đức Thế Tôn đến nhìn xem dựa vào áo, bèn mời Ma-ha Ca-diếp ngồi một nửa tòa với Ngài.

Hoặc có thuyết nói: Đức Thế Tôn muốn phó thác, truyền trao giới luật cho Tôn giả Ca-diếp để cho chúng sanh sau này sẽ tin, nhận lời nói của Ngài. Lai nữa, chưa từng có việc Đức Thế Tôn chia nửa tòa cho đệ tử. Lại nữa, Đức Thế Tôn muốn thể hiện khắp công đức lớn. Lại, Đức Thế Tôn nói: Các Tỳ-kheo! Nếu Sa-môn, Bà-la-môn ban ngày có tưởng ban đêm, đêm có tưởng ngày, là tâm ý họ điên đảo! Các Tỳ-kheo! Như ta, ban ngày có tưởng ban ngày, đêm có tưởng ban đêm, vì ở tâm ta không có điên đảo!

Hỏi: Khi Thế Tôn nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Đức Thế Tôn khởi thiên nhãn dứt trừ tưởng bên ngoại, tu hướng về tưởng sáng suốt, quán ban ngày như quán ban đêm không khác. Họ đôi khi có khác ban ngày có tưởng đêm, đêm có tưởng ngày, nhưng Đức Thế Tôn thì không như vậy.

Hoặc có thuyết nói: Sa-môn, Bà-la-môn kia, ở trong giấc ngủ say, đêm có tưởng ngày, ngày có tưởng đêm, là họ điên đảo. Lại nữa, ở chốn nhàn nhã, nằm nghiêng hông bên phải, quán sắc như thế, nhập trong thiền, nhưng Đức Thế Tôn hoặc đi, hoặc ngồi, đều thường như nhất định.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Ở đây, Tỳ-kheo có ba Như lai. Ở đây, Tỳkheo ở trong hiện pháp, thật không có nghi ngờ, tự được trí tuệ, đồng thời cũng bảo người khác nhập trí tuệ!

Thế nào là tự được trí tuệ?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Việc ấy không thể được, giả dối, không có thật, huống chi sẽ được thật. Lại nữa, đây là lời khuyên bảo của Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn kia nói lời này: Ta đã giác ngộ việc này.

Hoặc có thuyết nói: Nếu Tỳ-kheo kia đắm sắc, pháp mà tâm nhớ nghĩ, tự khen giới trộm, tự nương tựa vào sự ngưỡng mộ mà làm, lấy thật làm giả, Đức Thế Tôn xem họ là trộm kiến. Lại nữa, là tà kiến kia, là ngã sở thật trụ trong năm ấm. Lời Phật đã nói cũng như thế, không có ấm khác, nói có ngã. Vì sao? Vì ngoại đạo đều muốn ái v.v… vượt trình tự, thủ chứng. Tương ưng với pháp không thoái chuyển, là nghĩa ở đây.

Hoặc có thuyết nói: Ngoại đạo kia đã dùng hai đạo để diệt các kiết sử, hoặc dùng đạo thế tục, hoặc dùng đạo vô lậu nhằm dứt trừ các kiết sử.

Hoặc có thuyết nói: Nếu dựa vào thiền v.v… đồng vượt trình tự thủ chứng thì sự quán thiền kia của họ, bèn có đạo sinh, họ không kiến đế mà đoạn, thế nên không thoái chuyển. Lại nữa, khi họ đồng vượt trình tự, thủ chứng, tu hành nhẫn trí, được uy lực đẳng phương tiện, tức được lợi ích. Nếu uy lực không có ích, thì sẽ không thoái chuyển ở trong uy lực, cho nên không thoái chuyển.

Hỏi: Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Bốn cặp, bốn bối, có bao nhiêu quả chứng đắc, người thứ hai hoặc quả thành tựu, hoặc quả không thành tựu, bao nhiêu không có quả thành tựu?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Năm quả thành tựu: Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, hướng A-la-hán và A-la-hán. Một người không phải quả thành tựu là hướng quả Tu-đà-hoàn thành tựu: hướng quả Tư-đàhàm, chứng hướng quả A-na-hàm chứng.

Người hướng quả Tư-đà-hàm kia, do phương tiện ái dục chưa dứt hết, đồng vượt trình-tự nhận lấy chứng, nên nói không phải quả thành tựu, có người đắc quả Tu-đà-hoàn, cầu thú hướng Tư-đà-hàm chứng, nên nói quả kia thành tựu. Do quả Tư-đà-hoàn vô-vi hướng quả A-nahàm chứng ái dục kia hết, đẳng vượt thứ lớp thủ chứng, nên nói chẳng phải quả thành tựu, kia lại được quả Tư-đà-hàm, cầu hướng quả A-nahàm, nên nói quả Tư-đà-hàm kia thành tựu. Quả Tư-đà-hàm vô vi, quả kia hữu vi, nên nói các căn hư hoại, nói là biết có tám người.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: Bốn hạng Sa-môn không có năm hạng.

Khi Đức Thế Tôn nói lời này, nghĩa là thế nào?

Đáp: Trí đạo là trí mà Đức Như lai tự chứng được quả. Đấng VôTrước nói đạo thanh tịnh, nói pháp mà chuyển pháp-luân. Đức Thế Tôn cố giảng rộng về mạng đạo vì bậc hữu học, học các trí tuệ, cắt đứt các lưới nghi, kẻ chê bai đạo, không có hạnh rốt ráo, không có giới luật, oai nghi, trái phạm các giới. Vì mặc pháp phục của Sa-môn, đều biết rõ.

Sa-môn thứ hai kia, nên nói gồm nhiếp Bích-chi-Phật, Sa-môn thứ ba, nên nói gồm thâu người phàm phu, Sa-môn thứ tư, nên nói gồm nhiếp ngoại đạo. Khác với tất cả Sa-môn giả mặc y phục, chấp ngã, vướng mắc mạng, chấp chúng sanh, tất cả người đó đều thối chuyển đối với đạo.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Không có đắm nhiễm, gọi là giới:

Ca-sa không đắm nhiễm

Bắt đầu mặc ca-sa

Ý được điều mong muốn

Ca-sa đâu không vướng.

Đức Phật nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Có ba thứ vẩn đục: Thân, miệng, ý cấu uế, vẩn đục. Tỳ-kheo kia nếu tư duy, so tính, nói là không có cấu uế. Mặc Ca-sa, xưng hô giả dối, buông lung, là không phải sở học của thần tiên, họ không phải là cơ nghi của ca-sa kia, đây gọi là nhẫn, cũng không phải dời động. Như thật đối chứng, ý thường xét kỹ, chắc chắn. Nếu Tỳ-kheo kia không được nhẫn, hễ bị mắng, thì mắng trả lại, bị đánh, thì đánh trả, hành vi này không phải là pháp Sa-môn, huống chi là biểu lộ hành động như thế, cho nên không thích ứng với ca-sa, và cho nên ca-sa kia không có vướng mắc.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Nếu đã sinh ý cắt hết cỏ thì không còn loài nào mọc lên được.Khi Thế Tôn nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Thức đối với sinh thọ, chỗ chỉ ở Tứ thiền là nhân duyên sinh hạnh cấu uế. Nghĩa đã tạo ra, có sự đoạn tuyệt, đến không có đối tượng, cũng không thọ sinh. Nơi cư trú của Tứ thiền cũng không còn sinh. Chọn lấy chỗ quan trọng, nếu nhân duyên hạnh gốc với xứ chỉ của Tứ thiền, người kia cũng không thọ nhận. Đã trừ bỏ ái đã hết, thọ nhận sự rong ruỗi của người thứ hai, nên nói Vô học này cũng không có oai nghi, cũng không quán Niết-bàn diệt tận ở trí tuệ vô thượng, được pháp của người tiên, nói là người Đại tiên.

Lúc đầu Ca-diếp ngủ.

Hơn hết không có dục

Đã nói bốn cà-sa

Đoạn diệt không còn sinh.

Lại, Đức Thế Tôn nói:

Trí tập đến vô trí

Hàng phục, tạo bền chắc

Hữu lậu đều không sót,

Đây gọi là Phạm chí.

Nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Là thuyết Khế kinh của Tôn giả Đại Ca-diếp, là Tỳ-kheo tự giữ gìn pháp, là trí giả của trí tập. Bậc hữu học là các người phạm hạnh, người trụ nghiệp kia được đầy đủ pháp dưỡng sinh, nhưng Tôn giả kia cũng tiêu biểu cho pháp giới luật, nên nói là trí giả biết không trụ ở trung gian, đã tu hành, tâm được giác quán chiếu, trụ hai giải thoát. Tôn giả kia đã tư duy vô minh ái hết, vì muốn nói nhãn căn, pháp của Sa-môn này, nên nói là hữu lậu tận, không có dục, nên nói là Phạm chí.

Đức Thế Tôn tức là Đại Phạm chí, tâm cấu uế đã dứt sạch.

Lại, Đức Thế Tôn nói:

Tỳ-kheo không có dục

Có dục, thấy rất sợ

Không lui sụt đối dục

Đây gọi là Niết-bàn.

Nói lời này, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Trí tuệ tương ưng với sự vắng lặng. Do tự vui vẻ không có lo buồn, nói là Tỳ-kheo không có dục, vô sự, thanh tịnh, vắng lặng, bị khổ não có dục. Người thấy pháp kia, mới có thể nhận biết, nói là có dục. Thấy rất sợ đối với dục, không lui sụt. Dứt bỏ các cấu uế, dần dần tốt đẹp, tương ưng với ích lợi, v.v… nói là Tam-muội. Tất cả kiết sử đều dứt hết, giác biết đạo Hiền Thánh, gọi là Niết-bàn.

Vì sao nhập Tam-muội từ, không thể làm tổn hại?

Có thuyết nói: Chư thiên bảo-vệ, hầu hạ, nhằm che chở thân người nhập Tam-muội Từ kia.

Hoặc có thuyết nói: Người nhập Tam-muội Từ, ở chốn nhàn tĩnh, vô sự. Hoa hại không gia vào thân, thân không có sự hủy hoại. Lại nữa, thọ thân bốn đại cõi Sắc.

Lại nữa, Đức Thế Tôn nói:

Hươu nai về đồng

Chim về hư không

Pháp về phân biệt

La-hán quy diệt.

Phân biệt con người, nghĩa là sao?

Đáp: Bậc hữu học nói là phân biệt, có thể phân-biệt đạo của Thánh Hiền là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, thảy đều phân biệt.

Lại, Đức Thế Tôn nói:

Vô tưởng, có tư tưởng

Tư tưởng, không có tưởng

Như thế, sắc biến đổi

Duyên tưởng có số lượng.

Biến đổi sắc là sao?

Hoặc có thuyết nói: A-na-hàm sinh cõi Vô Sắc, nên nói biến đổi tưởng sắc. A-na-hàm kia thì tưởng sắc biến đổi. Lại nữa, A-na-hán, ở giữa cũng là tưởng biến đổi. A-la-hán không bị năm ấm làm biến đổi, mà tu hành rốt ráo.

Vì sao Đức Thế-Tôn nói Điều-đạt là kẻ ăn đàm dãi?

Hoặc có thuyết nói: Bấy giờ, dùng phương tiện muốn phá hoại chúng tăng. Vì lý do đó, nên Đức Thế Tôn quở ông ta, vì sợ ý các Tỳkheo bị dao động.

Hoặc có thuyết nói: Đối với người thuần ác, dùng lời nhu hòa để dạy bảo, thường đến tìm cách muốn hủy hoại thân Thánh Hiền. Lúc ấy, Đức Thế Tôn sau khi làm trái ý ông ta, rồi dùng lời mềm mỏng kém để dạy bảo.

Hoặc có thuyết nói: Nếu thấy Phật, được vật cúng-dường thì Điềuđạt muốn xoay về cho mình, nên nói là kẻ ăn đàm dãi. Lại nữa, Điềuđạt vốn có thần túc lớn, hóa thành đứa trẻ, lưng đeo sợi tơ lụa vàng, đứng cho thái-tử A-xà-thế ôm vào lòng, rồi uốn éo, nói thỏ-thẻ đùa giỡn. Lúc đó, thái-tử A-xà-thế bỡn cợt, nhổ đàm dãi. Thái-tử cũng lại biết đứa bé này là Điều-đạt. Bấy giờ, Đức Thế Tôn dùng pháp dứt tâm, ý của Sa-môn mà quở là kẻ ăn đàm dãi.

Vì sao, Điều-đạt trước đã dứt căn thiện rồi phá hoại chúng tăng, hay là sau khi phá hoại chúng tăng rồi mới đoạn căn thiện?

Hoặc có thuyết nói: Điều-đạt vốn đã đoạn căn thiện, về sau mới phá hoại chúng tăng, cũng nói với dân chúng biết, việc thiện, ác không có quả báo. Do mắc lời thề này, nên ông ta phát ý phá hoại chúng tăng.

Hỏi: Không phải do hiện nay phá hoại chúng tăng mới có tưởng phi pháp chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Điều-đạt trước đó đã phá hoại chúng tăng, về sau mới đoạn căn thiện, chứ không phải do đoạn căn thiện rồi mới phá hoại chúng tăng, nên có sự đền tội trong nhiều kiếp. Nếu phải như lời cáo buộc của ông ta, thì việc thiện, ác sẽ không có quả báo, không do sự phá hoại mà có tướng phi pháp.

Hỏi: Nếu phá hoại chúng tăng không phải do căn thiện của mình, có phải muốn hướng đến đường ác chăng?

Đáp: Đức Thế Tôn cũng nói: Ta không thấy Điều-đạt có mảy may việc thiện nào. (câu trong Khế kinh nói rộng). Hơn nữa, Điều-đạt kể từ khi phá hoại tăng đến nay, đều là do căn thiện sau này vốn đã đoạn, như ông ta nói: Ta phá hoại Sa-môn Cù-đàm, chúng tăng, ngừng Chuyển pháp luân, ấy là vui mừng hớn hở. Điều-đạt kia, nên nói là căn thiện vốn đã đoạn, từ đây về sau làm các việc ác, không có tâm thay đổi, ăn năn. Cho nên, phá hoại chúng tăng, căn thiện vốn đoạn theo.

Thế nào là căn thiện vốn đoạn, được gốc căn thiện?

Hoặc có thuyết nói: Nếu người đọa trong địa ngục, biết mình đang chịu khổ địa ngục: Ta đã gây ra tội này, nay, phải chịu báo này. Trong trường hợp này, nên nói được gốc của căn thiện.

Hoặc có thuyết nói: Như ở dây, tiếp nhận trung ấm của địa ngục, ấy là có tâm quán, có quả này thật, nên nói được gốc căn thiện. Lại nữa, ở trong hiện pháp, hoặc có người được ở chỗ kia, có bậc thiện tri thức, bèn khởi tâm ăn năn, dần dần sẽ được giáo hóa đến với đạo.

Ruột, bắp đùi nai, nghĩa ấy ra sao?

Vì dần dần, nên nói là ruột, bắp đùi nai.

Bảy hợp bằng đầy, nghĩa ấy thế nào?

Mạch nội lại bằng, ngay, móc sắt vòng xích xương, bảy chỗ đầy đủ, bằng phẳng, sắc không dời đổi, nói là bảy hợp bằng đầy.

Ngực sư tử, nghĩa ấy thế nào?

Thân không có cao, thấp, không nghiêng về trước, nói là ngực sư tử.

Vị, vị biết, nghĩa ấy thế nào?

Nhẹ nhàng, mềm mại, nhiệm mầu, thảy đều có thể biết, nói là vị, vị hiểu rõ.

Không nuôi hiền, sợ hãi

Từ và chỗ hướng về,

Vô tưởng, hữu tưởng hiện

Kiếp xưa, tướng thế nào?

Vì sao các loài chim, súc sinh, ngày xưa đều biết nói, ngày nay không biết nói?

Hoặc có thuyết nói: Bấy giờ, từ trong loài người, rốt cuộc đọa vào súc-sinh, do trước kia đã tập, nên nói được tiếng người.

Hỏi: Như hiện nay, chết ở cõi người, đọa vào súc sinh, thì cũng biết nói chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Cái có thể ăn nuốt, thì không khác con người, như hiện nay không có thức ăn này, bốn đại đổi khác, vì lẽ đó, nên chúng không nói được.

Hỏi: Như hiện nay, với thức ăn vi diệu, khi chúng ăn, thì có thể nói được không?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Con người thời xưa, không có chiến đấu, tranh tụng, không có tâm sát hại. Bấy giờ, súc sinh thấy con người, cũng không sợ hãi, cùng chung đi, đứng, nghe tiếng nói của con người, nên chúng có thể nói được.

Hỏi: Như đời nay, đọa làm súc sinh, con người không có sợ thì có thể nói được chăng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nay, cũng có thể nói, nhưng không thể hiểu. Nếu được âm thanh biện tài, thì chúng có thể hiểu lời nói. Như lời nói của bọn man di mọi rợ nói, ta không thể hiểu. Nếu đều hiểu cả hai ngữ, thì chúng có thể hiểu.

Hỏi: Người thời xưa được âm thanh biện tài, thì có thể biết chăng? Lại nữa, không thấy súc sinh, biết văn tự, hoặc nghe âm thanh dục như anh vũ, oan ương, điều này có thể hiểu. Nhưng thí dụ của Đức Thế Tôn không có sai trái. Người trí đã nói: Muốn cho người hiểu, việc này không đúng: Vì người tinh tiến làm sao tự biết mình không đọa đường ác?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Biết mà không hiểu thì không đọa vào đường ác. Ta không có ý phạm giới này, cho nên sẽ không đọa đường ác

Hoặc có thuyết nói: Được sức công đức, như ý thiện trong lúc, ngủ không thay đổi, người kia bèn nghĩ rằng: Khi qua đời ta có báo bất thiện không đọa vào đường ác

Hoặc có thuyết nói: Sự tư duy không thành thực, sẽ đọa vào đường ác, cũng không sinh niệm ác. Cõi kia có chúng sanh lẫy lừng, ta không đọa đường ác.

Hoặc có thuyết nói: Người kia không có phương tiện này, có thể tự biết rõ. Đức Thế Tôn cũng nói: Đúng thế, người tinh tiến tỉnh biết, cũng tự biết chỗ hướng tới, ta sẽ sinh cõi đó, nghe như giới, cũng biết tinh tiến để hướng đến, dùng dao tự hại, hoặc uống thuốc độc.

Hỏi: Tinh tiến dư biết cố nhiên không như Phật rốt ráo. Lại nữa, nếu người có dạy răn, thì không trông cậy vào sự răn dạy: Ta không đọa đường ác, cũng không được đệ Tứ thiền, tâm phát tưởng Niết-bàn, có hướng về ba đường ác, xa lìa bảy chỗ. Cũng tạo ra thuyết này: Đại hạnh phân biệt Khế kinh nói: Do tâm cấu uế, vẩn đục, nên chúng sanh hướng đến đường ác. Đức Thế Tôn cũng nói: Như sống lâu một trăm tuổi, vâng giữ giới cụ túc. Nhưng giới suy yếu không xả, có thể cứu vớt đường ác chăng? Muốn cho sáu Sư ép ngặt chúng, dẫn dắt người Câu-lợi vào đường ác, đây gọi là ác. Người kia được tinh tiến bậc nhất. Người kia cũng là người tin ưa Thế Tôn, có pháp của cõi ác, trí tuệ tự tại.

Các tà định, tất cả các tà định đó có thành tựu tà kiến chăng?

Nếu hoàn thành tà kiến thì tất cả kia có thành tựu tà định tà kiến chăng?

Hoặc có thuyết nói: Các định tà kiến, kia tất cả thành tựu tà kiến, nếu thành tựu tà kiến thì tất cả kia thành tựu là định.

Năm nghịch là tà kiến, thành tựu tà định. Hoặc có thuyết nói: Các thành tựu tà kiến, tất cả kia thành tựu tà định, vả lại thành tựu tà định chẳng phải thành tựu tà kiến, đoạn gốc thiện căn không thành tựu năm tội nghịch. Lại nữa, Các định tà kiến, tất cả định ấy thành tựu tà kiến.

Vả lại, thành tựu tà kiến, tà kiến đó không phải tà định chăng? Tâm tưởng thành tựu tà kiến, các định đẳng kiến: Tất cả kia thành tựu đẳng kiến chăng? Nếu thành tựu đẳng kiến thì tất cả định kia là đẳng kiến chăng?

Hoặc có thuyết nói: Các định, đẳng kiến, tất cả định kiến ấy thành tựu đẳng kiến, nếu thành tựu đẳng kiến thì tất cả định kia là đẳng kiến, đạo của Hiền Thánh là đẳng kiến, định kia thành tựu đẳng kiến. Lại nữa đẳng kiến các định, tất cả định kia thành tựu đẳng kiến.

Vả lại, thành tựu đẳng kiến, không phải đẳng kiến định chăng? Đẳng tâm, tưởng tâm, tất cả thành tựu đẳng kiến.

Các thượng lưu: Tất cả A-ca-nị-trá kia, nếu là xứ A-ca-nị-trá, thì tất cả xứ kia là Thượng lưu chăng?

Đáp: Hoặc có thượng lưu, không phải là xứ A-ca-nị-trá, hoặc có xứ A-ca-nị-trá, thì chẳng phải thượng lưu. Hoặc có thượng lưu và A-canị-trá, hoặc không phải thượng lưu, không phải xứ A-ca-nị-trá.

Thế nào là thượng lưu, không phải xứ A-ca-nị-trá?

Nếu A-na-hàm sinh trong cõi Sắc, nhưng nhớ lại việc trên thì sẽ không nhất định là A-ca-nị-trá. Nếu A-na-hàm sinh trong cõi Dục, sinh cõi Vô Sắc, nhưng nhớ lại việc trên. Nếu đã sinh ở cõi Dục, nói là thượng-lưu, chứ không phải xứ A-ca-nị-trá. Xứ A-ca-nị-trá đầu tiên, nói là A-ca-nị-trá, không phải thượng lưu. Nếu A-na-hàm sinh cõi Sắc, nhưng lại ghi nhớ việc trên, thì nhất định ở A-ca-nị-trá, nói là thượng lưu, không phải A-ca-nị-trá?

Đáp: Trừ ngần ấy việc trên, thì chính là nghĩa ấy.

Vì sao, A-na-hàm, A-la-hán trụ kiếp không dời động?

Có thuyết nói: Trụ kiếp, nghĩa là không bị thế gian xoay chuyển, lại nữa được đẳng giải thoát, căn phẩm hạ mềm mỏng siêu việt trên trụ. Thế nên, đẳng giải thoát cũng không tăng, cũng không giảm, nên nói là trụ không dời động. Tuy nhiên, A-na-hàm, nên nói trụ rồi, được thệ nguyện.

Người phàm phu nên nói là tâm thiện qua đời hay nên nói tâm vô ký qua đời?

Hoặc có thuyết nói: Nên nói tâm bất thiện qua đời, chứ không phải do tâm thiện có được trụ xứ.

Hỏi: Như Đức Thế Tôn nói: Khi sắp qua đời, sẽ được tâm, tâm sở thiện, trở lại đẳng kiến, nói là Khế kinh có sự trái nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu người đọa trong đường ác, thì họ tâm bất thiện qua đời. Nếu người sinh trên cõi trời, thì sẽ qua đời với tâm thiện. Như trụ tâm sau cùng thọ sinh, cũng giống như thế.

Hoặc có thuyết nói: Nên nói là tâm vô ký qua đời, vì tâm vô ký tự trụ trong thân, có hy vọng sau cùng của số báo. Lại nữa, nếu không tu thiện, không tu pháp thiện, không trụ tâm sau cũng không diệt, thế nên phải nói là tâm vô ký qua đời. Nếu nói lời này: Quyết chết không có nghi ngờ, thì lúc ấy nên nói là qua đời có chỗ tránh khỏi.

Hỏi: Vì sao A-la-hán không được tâm thiện sau cùng?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tự trụ tâm thọ nhận quả báo với hy vọng sau cùng, nhưng bấy giờ vì không có điều thiện, thế nên không được việc thiện. Lại nữa, nếu tu thiện, vào thời gian sau cùng cũng không trụ. Lại nữa, bổn hạnh của tâm vô ký kia dừng nghỉ. Lại, Đức Thế Tôn nói:

Cùng cư trú chung, sau đó mới được biết.

Hoặc có người không biết nhan sắc hòa vui, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Nếu nghe người kia chê, khen, khinh suất, tin dùng, ưa thọ nhận lời người, mặc dù với nhan sắc vui vẻ đẹp ý, nhưng trong khoảng búng ngón tay, tin ưa nhẫn chịu, có oai nghi, lễ tiết, cẩn thận ưa vắng lặng được hoan hỷ. Bề ngoài như không kín đáo, trong lòng giả dối. Vả lại, khi nói pháp, không có nghĩa biện tài, không có pháp biện tài. Như thế không như chí thật, nói là ngu si.

Lại nữa, hai đẳng tín, đẳng giới, đẳng văn, đẳng trí tuệ, đẳng thí, lúc hiện ở trước. Pháp nào là quả rất lớn? Cả hai đều thanh tịnh hay chỉ một thanh tịnh?

Hoặc có thuyết nói: Hai phân biệt đều thanh tịnh. Đức Thế Tôn cũng nói: Nhà bố thí của Tỳ-kheo kia, cả hai phần đều thanh tịnh, nói là đức thứ nhất của đàn việt thân cận.

Hỏi: Thế nào là hai ý hoặc tạo tác là quả lớn, hoặc không phải quả lớn?

Đáp: Nghề nghiệp làm ruộng lương thiện, như hạt lúa lương thiện, cũng như nghề làm ruộng lương thiện, hạt lúa kia sẽ tốt.

Hỏi: Vẫn là thửa ruộng, vẫn là hạt lúa, nhưng vì sử dụng không đúng thời, nên khó có thể bằng nhau?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Hai phần đều thanh tịnh đã được thanh tịnh, tạo ra bố thí như thế, tâm đã có nhân duyên được các quả báo chân thật.

Hỏi: Nếu sự bố thí vượt hơn, thì bố thí không có bình đẳng, nên nói là đẳng thí chăng? Lại nữa, so lường hai quả bình đẳng, lo nghĩ đến hành động của mình đã làm, nên sự bố thí kia, cả hai đều thanh tịnh, có các quả thật.

Hỏi: Như người hướng về Đức Thế Tôn nói: Đối với hai phần của Tỳ-kheo kia đều thanh tịnh, đàn-sấn, nghĩa là thứ bậc nhất, như thế là sai trái?

Đáp: Đa số hai phần đều thanh tịnh: ý đã nghĩ, hành động cũng thanh tịnh. Tâm ý bình đẳng, quả cũng bình đẳng.

Thế nào là sát hại trùng, có pháp tịnh sinh ra?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Thời tiết, tập tục của nước láng giềng, khiến cho ý của bạn thân, bè đảng của tư duy. Lại nữa, nhìn sóng nước khuấy động người thế tục bằng nhau. Người kia có tịnh hạnh, hoặc vì báo hành, nên có dứt tịnh hạnh, nghĩa là rơi vào sát hại, sinh ở cõi kia. Do nhân duyên của báo hành trung gian, nên phải chịu tai ương, thân cận thiện tri thức mà nghe, thọ pháp, nghĩ đến việc ác, thì lộ chất bất tịnh. Như thế là người sát hại.

Người thanh tịnh mà sinh pháp đen tối là sao?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do thời tiết, phong tục của nước láng giềng khiến cho ngần ấy bạn thân, bè đảng đều có ý tư duy. Lại nữa, như sóng nước chao động, bất thiện của người kia bình đẳng. Người hạnh thanh tịnh, hoặc do báo hành lấp bít hành vi bất thiện rồi, được hạnh thanh tịnh, người kia sinh trung gian, bèn thọ báo hành. Người kia gần gũi tri thức bất thiện, nghe pháp bất thiện, cũng không tư duy hành động ác biểu lộ. Như thế, thanh tịnh bèn sinh pháp đen tối.

Lại, Đức Thế Tôn nói: Hai pháp được hoàn thành, nếu không có thiện, thì tự không tinh tiến, hoặc người khác tinh tiến bền chắc, không dời đổi.

Người khác tinh tiến bền chắc không dời đổi là sao?

Hoặc có thuyết nói: Do năm pháp, nội tại tự phản tỉnh, xem xét, dạy người khác tinh tiến bền chắc, không dời đổi. Nếu tất cả đều trái với pháp tương ưng chung, thì sẽ có hư hoại. Lại nữa, hoặc phi pháp của người khác, pháp không thích hợp mà trái phạm, thì chưa từng có pháp như nghĩa nào không như thế.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói Thanh văn bậc nhất?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì pháp vi diệu hiện tại.

Hoặc có thuyết nói: Vì thể hiện oai nghi của Thanh văn.

Hoặc có thuyết nói: Vì pháp ủng hộ.

Hoặc có thuyết nói: Vì các Tỳ-kheo phát ý mạnh mẽ, đều thực hành đầy đủ. Lại nữa, do hai nhân duyên, nên Đức Thế Tôn nói: Thanh văn là đệ tử bậc nhất của ta, vì hiện đang được truyền trao nghĩa quyết định, nên hiện biến hóa đối với sự giải thoát kia.

Súc sinh nói tinh tiến

Thượng lưu trụ không dời

Người phàm phu dừng trụ

Thí cho chỗ cúng dường,

Đen, trắng, người không giới

Là đệ tử bậc nhất.

Kiền độ Khế kinh thứ sáu xong.