LUẬN THẬP TRỤ TỲ BÀ SA
Tác giả: Bồ-tát Long Thọ
Hán dịch: Đời Hậu Tần, Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 14
Phẩm 28: PHÂN BIỆT NGHIỆP ĐẠO CỦA ĐỊA THỨ HAI
Phần 2
Bồ tát an trú trong địa này,
Tự nhiên không làm mọi điều ác,
Bởi vì rất vui thích pháp thiện,
Cho nên tự nhiên làm điều thiện.
Hỏi: Mười bất thiện đạo tự nhiên không làm, tự nhiên làm mười thiện đạo, hai loại nghiệp này, bao nhiêu là thân hành, bao nhiêu là khẩu hành, bao nhiêu là ý hành?
Đáp:
Thân và ý đều có ba loại,
Miệng có bốn thiện cũng như vậy,
Giải thích sơ lược thì như vậy,
Điều này phải phân biệt rõ ràng.
Hành bát thiện của thân có ba loại, đó là đoạt mạng sống kẻ kháctrộm cướp và tà dâm. Hành bất thiện của miệng có bốn loại, đó là nói dối-nói hai lưỡi-nói thô ác-nói tán loạn. Hành bất thiện của ý có ba loại, đó là tham lam-sân hận và tà kiến.
Hành thiện của thân cũng có ba loại, đó là không đoạt mạng sống kẻ khác-không trộm cướp và không tà dâm. Hành thiện của miệng cũng có bốn loại, đó là không nói dối-không nói hai lưỡi-không nói thô áckhông nói tán loạn. Hành thiện của ý có ba loại, đó là không tham lamkhông sân hận và có chánh kiến.
Nghiệp đạo của thân miệng ý, là thiện hoặc bất thiện đều phải bàn luận làm cho người ta hiểu được rõ ràng.
Nghiệp đạo bất thiện đầu tiên là đoạt mạng sống, nghĩa là có chúng sinh khác biết chúng sinh này mà cố tình làm điều não hại, vì sự não hại này mà mất đi mạng sống, khởi lên thân nghiệp này thì gọi là nghiệp đạo bất thiện đoạt mạng sống kẻ khác. Rời xa việc này, cho nên gọi là hành thiện không đoạt mạng sống kẻ khác.
Trộm cướp, nghĩa là vật thuộc về người khác, biết vật này thuộc về người khác mà sinh tâm trộm cướp, tay cầm vật này đưa rời xa nơi ban đầu. Hoặc là cướp hay là trộm, cho là vật của mình mà sinh tâm của mình, thì gọi là trộm cướp. Rời xa việc này thì gọi là hành thiện không trộm cướp. Tà dâm, là tất cả người nữ, như được cha mẹ bảo vệ, bà con bảo vệ, cho hàng bảo vệ, pháp luật cuộc đời bảo vệ, giới luật đạo pháp bảo vệ, hoặc vợ người khác, biết có những chướng ngại do roi gậy não hại…, mà ở trong việc này sinh tâm tham dục, khởi lên thân nghiệp. Hoặc đối với thê thiếp của mình vốn có, trong thời kỳ hoặc đang thọ giới, hoặc đang mang thai, hoặc con nhỏ còn bú, hoặc không phải chỗ, thì gọi là tà dâm. Rời xa việc này thì gọi là hành thiện của thân.
Nói dối, là che tướng-che tâm-che cách nhìn-che chịu đựng-che ham muốn, biết tướng như vậy mà lại nói khác đi, thì gọi là nói dối. Rời xa việc này, thì gọi là hành thiện rời xa nói dối.
Nói hai lưỡi, là muốn làm cho người ta phải chia ly, đem chuyện người này đến nói với người kia, đem chuyện người kia đến nói với này, làm cho họ phải chia lìa tan tác. Người hòa hợp thì làm cho biệt ly, người biệt ly thì tùy thuận vui thích vì họ phải biệt ly, mừng vì họ phải biệt ly-thích vì họ phải biệt ly, đây gọi là nói hai lưỡi. Lìa bỏ sự việc như vậy, gọi là hành thiện rời xa nói hai lưỡi. Nói thô ác, là tất cả những lời xấu xa-lời tai hại-lời đau khổ-lời thô thiển-lời tệ hại của thế gian làm cho người khác tức giận buồn phiền, đó gọi là nói thô ác. Rời bỏ việc này, gọi là hành thiện rời xa nói thô ác.
Nói tán thán, là lời nói không đúng lúc, lời nói không có ích lợi, lời nói trái với pháp, lời nói không có đầu đuôi, lời nói không có nhân duyên, đó gọi là nói tán loạn. Rời bỏ việc này, gọi là hành thiện rời xa nói tán loạn.
Tham lam, là vật thuộc về người khác, vật mà người ta mong muốn, ruộng đất của người ta, tài sản đồ vật của người ta, mà tâm tham lam giữ lấy mong muốn có được, đó gọi là tham lam. Ở trong việc này, không tham lam-không ganh tỵ-không mong muốn có được, đó gọi là hành thiện không tham lam. Sân hận, là tâm sân hận-tâm chướng ngại, phát khởi sân hận đối với chúng sinh khác, dấy lên ý niệm như vậy: Sao không đánh đập, trói buộc, giết hại? Đây gọi là sân hận. Rời bỏ sự việc như vậy, thì gọi là hành thiện không sân hận.
Tà kiến, là nói không có Bố thí, không có ân đền đáp, thiện nghiệp-ác nghiệp không có quả báo, không có đời này-không có đời sau, không có cha mẹ-không có Sa-môn, không có Bà-la-môn, có thể biết đời này-đời sau, thông suốt rõ ràng tự mình làm người chứng thực, đó gọi là tà kiến. Chánh kiến, là cho rằng có Bố thí thì có ân đền đáp, có quả báo của nghiệp thiện-ác, có đời này và đời sau, thế gian có Sa-môn và Bà-la-môn, biết đời này và đời sau, thông suốt rõ ràng tự mình là người chứng thực, đây gọi là hành thiện có chánh kiến. Bồ tát này tiến vào thiện đạo chánh kiến như vậy.
Thiện nghiệp đạo-bất thiện nghiệp đạo,
Đều phân biệt thành hai mươi loại,
Biết từ những nơi nào khởi lên,
Làm thành mười hai loại phân biệt.
Bồ tát đối với các loại tướng riêng biệt của mười bất thiện đạo và mười thiện đạo, biết rõ hai mươi loại phân biệt. Lại đối với hai mươi loại phân biệt này, khéo léo biết rõ từ những nơi nào khởi lên mười hai loại phân biệt.
Ở trong mười bất thiện đạo này có hai mươi loại phân biệt, đó là không xa rời tội lỗi đoạt mạng sống loài khác:
- Bất thiện.
- Hệ thuộc cõi Dục.
- Hữu lậu.
- Không phải tâm sở pháp.
- Tâm không tương ưng.
- Không tùy theo tâm hành.
- Hoặc cùng tâm sinh, hoặc không cùng tâm sinh.
Thế nào là cùng tâm sinh? Đó là thật có chúng sinh, biết là chúng sinh, dùng thân nghiệp mà đoạt mạng sống của chúng sinh ấy, thì gọi là cùng tâm sinh.
Thế nào là không cùng tâm sinh? Nếu người muốn giết chúng sinh mà bắt giữ-lôi kéo-đánh ngã xuống đất rồi, sau đó tự chúng sinh ấy chết đi, thì gọi là không cùng tâm sinh. Vả lại, thân không tác động-miệng không nói năng, chỉ sinh tâm là mình từ hôm nay sẽ làm nghề giết hại chúng sinh. Tội lỗi đoạt mạng sống loài khác như vậy, thì gọi là không cùng tâm sinh. Nhưng người này không xa rời ý niệm đoạt mạng sống loài khác, hoặc ngủ hay thức luôn luôn tích tập tăng trưởng, thì cũng gọi là không cùng tâm sinh.
1. Hoặc là sắc-hoặc là phi sắc, nghĩa là tội sát hại cùng tâm sinh thứ nhất là sắc, tội sát hại thứ hai-thứ ba-thứ tư không phải là sắc,
2. Hoặc là tác-hoặc là phi tác, nghĩa là có sắc là tác, còn lại là vô tác.
3. Hoặc là có duyên-hoặc là vô duyên, sắc là có duyên, còn lại là vô duyên.
Hỏi: Tâm này là có duyên hay là vô duyên?
Đáp: Không phải là có duyên.
Hỏi: Nếu tâm không có duyên thì lúc thân không tác động-miệng không nói năng, nhưng tâm sinh ý niệm là mình từ hôm nay sẽ làm việc giết hại chúng sinh, nghiệp tội như vậy tại sao nói là không có duyên?
Đáp: Nếu tội sát hại là tâm thì phải có duyên, nhưng bây giờ thật sự thì tội sát hại không phải là tâm, nếu là tâm thì tội sát hại này chính là thân nghiệp, mà tâm thật ra thì không phải là thân nghiệp. Vì vậy tội sát sinh không nói là có duyên, nhưng tội sát sinh cùng tâm phát sinh ở trong thân, vì tâm này vô tác cho nên nói là không có duyên.
- Nghiệp.
- Chẳng phải nghiệp tương ưng.
- Hành không tùy nghiệp.
- Hoặc là cùng nghiệp sinh-hoặc là không cùng nghiệp sinh, như cùng tâm sinh không khác, chỉ trừ ra tâm và tư cùng sinh ra khác biệt;
- Không phải là nghiệp báo của đời trước.
- Không đáng tu tập.
- Cần phải khéo léo nhận biết.
- Cần phải dùng tuệ chứng chứ không dùng thân mà chứng.
- Đáng bị đoạn trừ.
- Đáng được thấy biết.
Trong tội không rời bỏ trộm cướp, tội không rời bỏ tà dâm, tội không rời bỏ nói dối, chỉ có:
- Cùng tâm sinh.
- Không cùng tâm sinh.
Hoặc
- Có sắc.
- Vô sắc.
Hoặc
- Tác.
- Vô tác.
Hay
- Có duyên.
- Vô duyên.
Còn lại như đã nói trong tội sát hại. Không rời bỏ tội nói hai lưỡi, không rời bỏ tội nói thô ác cũng như vậy.
Tội không rời bỏ nói lời tán loạn, hoặc là bất thiện-hoặc là vô ký; từ tâm bất thiện phát sinh là bất thiện, từ tâm vô ký phát sinh là vô ký; hoặc là hệ thuộc cõi Dục, hoặc là hệ thuộc cõi Sắc. Hệ thuộc cõi Dục, là dùng thân tâm cõi Dục, nói lời tán loạn thì hệ thuộc cõi Dục. Hệ thuộc cõi Sắc cũng như vậy. Còn lại như đã nói trong tội nói dối.
Tham lam hệ thuộc cõi Dục, là hữu lậu-tâm sở pháp, không phải tâm tương ưng, không phải tùy tâm hành, cùng tâm sinh, vô sắc-vô tác, có duyên, không phải nghiệp tương ưng, không phải tùy nghiệp hành, không phải cùng nghiệp sinh, không phải nghiệp báo của đời trước, trừ ra báo của nhân, không đáng tu tập, cần phải khéo léo nhận biết, cần phải dùng tuệ chứng-thân chứng, đáng đoạn trừ, đáng thấy biết.
Sân hận thì hoặc là tâm tương ưng, hoặc là tâm bất tương ưng. Do triền cái thâu nhiếp thì gọi là tâm tương ưng, do kiết sử thâu nhiếp thì gọi là tâm bất tương ưng.
Tùy tâm hành-không tùy tâm hành cũng như vậy.
Cùng tâm sinh-không cùng tâm sinh, chúng sinh có giác với tâm cùng sinh, chúng sinh vô giác thì không cùng với tâm cùng sinh.
Như tâm tương ưng; tùy tâm hành, cùng tâm sinh, nghiệp tương ưng, tùy nghiệp hành, cùng nghiệp sinh cũng như vậy.
Như tâm bất tương ưng; không tùy tâm hành, không cùng tâm sinh, nghiệp không tương ưng, không tùy nghiệp hành, không cùng với nghiệp cùng sinh cũng như vậy.
Còn lại phân biệt như đã nói trong tội tham lam. Như sân hận, tà kiến cũng như vậy.
Trong mười thiện đạo thì rời xa tội lỗi đoạt mạng sống loài khác là tánh thiện, hoặc là hệ thuộc cõi Dục, hoặc là không hệ thuộc ba cõi. Hệ thuộc cõi Dục, là dùng thân cõi Dục rời xa tội lỗi đoạt mạng sống loài khác, là hệ thuộc cõi Dục, không hệ thuộc ba cõi, là người học và người vô học do tám Thánh đạo thâu nhiếp. Rời xa tội lỗi sát sinh là chánh nghiệp, thì hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hệ thuộc cõi Dục là hữu lậu, không hệ thuộc ba cõi là vô lậu, không phải tâm sở pháp, không phải tâm tương ưng, không phải tùy tâm hành, hoặc là cùng tâm sinh-hoặc là không cùng tâm sinh. Như thế nào là cùng tâm sinh? Như người đi đường trông thấy sâu bọ mà dấy lên ý niệm như vậy: Thân nghiệp của mình nên xa lìa không làm tổn hại chúng. Đây gọi là hành thiện cùng tâm sinh xa rời tội lỗi đoạt mạng sống loài khác. Như thế nào là hành thiện không cùng tâm sinh xa lìa tội lỗi sát sinh? Như có người thân không tác động-miệng không nói năng nhưng tâm nghĩ rằng từ hôm nay về sau mình không sát sinh. Đây gọi là hành thiện không cùng tâm sinh. Lại có người trước kia rời bỏ sát sinh, hoặc là ngủ hay là thức nhưng tâm duyên vào việc khác, ở trong từng ý niệm luôn nghĩ là không sát sinh, phước luôn luôn được tăng trưởng, cũng gọi là không cùng tâm sinh.
Hoặc là sắc-hoặc là phi sắc, một là sắc-hai là phi sắc, một là táchai là phi tác, một là có duyên-hai là vô duyên, là nghiệp-phi nghiệp tương ưng, không tùy nghiệp hành; hoặc là cùng nghiệp sinh-hoặc không cùng nghiệp sinh; như cùng tâm sinh-không cùng tâm sinh, trừ ra tâm và tư là khác biệt, không phải là nghiệp báo của đời trước, trừ ra báo của nhân, đáng tu tập-cần phải khéo léo nhận biết-cần phải dùng thân chứng, tuệ chứng thì hoặc là có thể đoạn trừ-hoặc là không thể đoạn trừ, hữu lậu thì có thể thì có thể đoạn trừ, vô lậu thì không thể đoạn trừ; đáng thấy biết cũng như vậy.
Xa rời trộm cướp, xa rời tà dâm, xa rời nói dối, xa rời nói hai lưỡi, xa rời nói thô ác cũng như vậy.
Xa rời nói lời tán loạn, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc ba cõi. Hệ thuộc cõi Dục, là dùng thân tâm cõi Dục xa rời lỗi nói lời tán loạn. Hệ thuộc cõi Sắc cũng như vậy. Không hệ thuộc ba cõi, như đã nói trong phần không sát sinh. Hoặc là hữu lậu-hoặc là vô lậu, hữu lậu là hệ thuộc, vô lậu là không hệ thuộc, còn lại như đã nói trong phần xa rời lỗi nói dối.
Không tham lam là tánh thiện, hoặc là hệ thuộc cõi Dục, hoặc là không hệ thuộc ba cõi. Hệ thuộc cõi Dục, là hành thiện không tham lam của phàm phu và Hiền Thánh cõi Dục, thì hệ thuộc cõi Dục. Không hệ thuộc ba cõi, là hành thiện vô lậu không tham lam của các bậc Hiền Thánh, thì hoặc là hữu lậu-hoặc là vô lậu. Hệ thuộc cõi Dục là hữu lậu. Không hệ thuộc ba cõi là vô lậu, thì tâm sở pháp, tương ưng, tùy tâm hành, cùng tâm sinh, vô sắc-vô tác, có duyên, chẳng phải nghiệp, nghiệp tương ưng, tùy nghiệp hành, cùng nghiệp sinh, không phải là nghiệp báo của đời trước, trừ ra báo của nhân, đáng tu tập, cần phải khéo léo nhận biết, có thể dùng thân chứng, tuệ chứng thì hoặc là có thể đoạn trừ, hoặc là không thể đoạn trừ, hữu lậu thì có thể đoạn trừ, vô lậu thì không thể đoạn trừ, thấy biết cũng như vậy.
Xa rời sân hận là tánh thiện, hoặc là hệ thuộc cõi Dục, hoặc là hệ thuộc cõi Sắc, hoặc là hệ thuộc cõi Vô Sắc, hoặc không hệ thuộc ba cõi.
Hệ thuộc cõi Dục là thiện căn không sân hận thuộc cõi Dục; hai cõi còn lại cũng như vậy. Không hệ thuộc, là không hệ thuộc những nơi khác thì hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Hệ thuộc ba cõi là hữu lậu, không hệ thuộc là vô lậu. Tâm sở pháp, hoặc là tâm tương ưng, hoặc là tâm bất tương ưng. Trái ngược với triền là thiện căn bất sân và tâm tương ưng. Trái ngược với sử là thiện căn bất sân và tâm bất tương ưng. Tùy tâm hành và cùng tâm sinh, cũng như vậy.
Vô sắc-vô tác thì hoặc là có duyên, hoặc là không có duyên. Tâm tương ưng là có duyên, tâm bất tương ưng là không có duyên. Không phải nghiệp thì hoặc là cùng với nghiệp tương ưng, hoặc là không tương ưng với nghiệp; hoặc là tùy nghiệp hành, hoặc là không tùy nghiệp hành; hoặc là cùng nghiệp sinh, hoặc là không cùng nghiệp sinh, cũng như tâm đã nói. Không phải nghiệp báo đời trước, trừ ra báo của nhân, có thể dùng thân chứng-dùng tuệ chứng, hoặc là có thể đoạn trừ-hoặc là không thể đoạn trừ, hữu lậu có thể đoạn trừ, vô lậu không thể đoạn trừ, có thể thấy biết, cũng như vậy.
Chánh kiến là tánh thiện, hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc, hoặc hệ thuộc cõi Vô Sắc, hoặc không hệ thuộc ba cõi. Hệ thuộc cõi Dục, là hoặc phàm phu-hoặc Hiền Thánh, niệm cõi Dục tương ưng với chánh kiến; cõi Sắc và cõi Vô Sắc cũng như vậy. Không hệ thuộc ba cõi, là chánh kiến vô lậu của Hiền Thánh, hoặc là hữu lậuhoặc là vô lậu; hệ thuộc ba cõi là hữu lậu, không hệ thuộc là vô lậu. Tâm sở pháp, tâm tương ưng, tùy tâm hành, cùng tâm sinh vô sắc-vô tác, có duyên, chẳng phải nghiệp, tùy nghiệp hành, cùng nghiệp sinh, chẳng phải nghiệp báo đời trước, trừ ra báo của nhân, có thể dùng thân chứng-tuệ chứng, hoặc là có thể đoạn trừ-hoặc là không thể đoạn trừ, hữu lậu có thể đoạn trừ, vô lậu không thể đoạn trừ, có thể thấy-có thể biết, cũng như vậy.
Đây gọi là hai mươi loại phân biệt về thiện và bất thiện.
Mười hai loại phân biệt như từ đâu phát khởi…?
- Từ đâu phát khởi?
- Phát khởi cái gì?
- Từ nhân nào phát khởi?
- Làm nhân cho cái gì?
- Duyên vào đâu?
- Làm duyên cho cái gì?
- Sở duyên là gì?
- Làm duyên cho cái gì?
- Tăng thượng là gì?
- Làm tăng thượng cho cái gì?
- Mất cái gì?
- Tội sát hại là quả gì?
– Từ đâu phát khởi? Từ ba căn bất thiện mà phát khởi, lại từ tà niệm mà phát khởi. Vả lại, tùy theo dùng tâm nào mà đoạt mạng của chúng sinh thì từ tâm ấy mà phát khởi.
– Phát khởi cái gì? Từ tất cả các pháp bên cạnh tội sát hại, đã sinhđang sinh và sẽ sinh, thì nhân duyên cũng như vậy.
– Sở duyên là gì? Duyên vào chúng sinh. Lại dựa vào tâm nào mà đoạt mạng của chúng sinh? Cũng duyên vào tâm này.-
– Làm duyên cho cái gì? Dựa vào tất cả các pháp bên cạnh tội sát hại, hoặc đã sinh-hoặc đang sinh-hoặc sẽ sinh, pháp này duyên với tội sát sinh.-
– Mất cái gì? Đời này gặp phải tiếng xấu, bị mọi người không tin…
– Chịu quả gì? Rơi vào địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, A-tu-la… và những nơi xấu ác khác, nhận chịu quả báo đau khổ vô cùng.
– Tăng thượng và làm tăng thượng cho cái gì? Như đã nói trong loại từ nơi nào phát khởi.
Trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói lời tán loạn, tham lam, sân hận, tà kiến cũng như vậy, nhưng có khác nhau về sở duyên.
Tội trộm cướp duyên vào vật sử dụng. Tà dâm duyên vào chúng sinh. Nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói lời tán loạn duyên vào danh tự. Tham lam duyên vào vật sử dụng. Sân hận duyên vào chúng sinh. Tà kiến duyên vào danh tự. Còn lại cũng như trên đã nói.
Không sát sinh từ ba căn thiện mà phát khởi, lại từ chánh niệm mà phát khởi. Vả lại, tùy theo dùng tâm nào xa lìa sát sinh thì từ tâm ấy mà phát khởi.
– Phát khởi cái gì? Từ tất cả các pháp của pháp này, hoặc đã sinhhoặc đang sinh-hoặc sẽ sinh, thì nhân duyên cũng như vậy.
– Sở duyên là duyên vào chúng sinh. Làm duyên cho cái gì? Dựa vào tất cả các pháp bên cạnh thiện nghiệp không sát sinh này, hoặc đã sinh-hoặc đang sinh-hoặc sẽ sinh, duyên với không sát sinh.
Tăng thượng là các thiện căn tăng thượng. Chánh niệm cũng tăng thượng, tùy theo dùng tâm nào không sát sinh, thì tâm ấy cũng tăng thượng.
– Làm tăng thượng cho cái gì? Đối với tất cả các pháp bên cạnh thiện nghiệp không sát sinh này, hoặc đã sinh-hoặc đang sinh-hoặc sẽ sinh.
– Có lợi ích gì? Trái ngược nhau với tội sát sinh thì gọi là lợi ích. Được quả gì? Trái ngược nhau với tội sát sinh thì gọi là quả.
Không trộm cướp, không tà tâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thô ác, không nói lời tán loạn, không tham lam, không sân hận, có chánh kiến, cũng như vậy. Nhưng có khác nhau về sở duyên mà thôi.
Không trộm cướp duyên với vật sử dụng. Không tà dâm duyên với chúng sinh. Không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thô ác, không nói lời tán loạn duyên với danh tự. Không tham lam duyên với vật sử dụng. Không sân hận duyên với chúng sinh. Chánh kiến duyên với danh tự, hoặc là duyên với nghĩa lý. Hữu lậu duyên với danh tự. Vô lậu duyên với nghĩa lý.
Bồ tát này đối với các loại thiện nghiệp-bất thiện nghiệp và người hai loại về phát khởi…, thực hành mười thiện nghiệp, cần phải phân biệt biết rõ như vậy. Lại biết:
Phạm vi của bảy loại bất thiện,
Vì tham-sân-si mà phát sinh,
Cùng với bốn phần phân biệt rõ,
Nghiệp chúng sinh đều có hai loại.
Bồ tát này biết rõ bảy loại bất thiện nghiệp từ tham-sân-si mà phát sinh, phân biệt rõ ràng ở thế gian. Lại biết rõ bốn phần phân biệt trong bảy loại bất thiện nghiệp, tội sát sinh này hoặc từ tham mà sinh ra, hoặc từ sân mà sinh ra, hoặc từ si mà sinh ra.
Từ tham mà sinh ra, như người thấy chúng sinh, sinh tâm tham đắm, thuận theo nhân duyên này, thích thọ dụng sắc-thanh-hương-vịxúc, hoặc cần đến răng-sừng-lông-da-gân thịt-xương tùy…, người này sinh tâm tham như vậy mà đoạt mạng của loài khác, thì gọi là từ tham mà gây ra tội sát sinh.
Nếu người do tâm sân hận không vui mà giết hại chúng sinh, thì gọi là do sân mà gây ra.
Nếu người tà kiến không biết gì về nghiệp thiện-ác và đời sau giết hại chúng sinh, thì gọi là từ si mà gây ra tội sát sinh. Hoặc bởi vì làm điều phước đức, hoặc muốn làm cho vượt qua khổ đau mà giết, như nước An Tức ở Phương Tây… Lại có người chọn lấy nhân duyên phước đức mà giết, dùng nhân duyên của nghiệp sát hại này, muốn được sinh lên cõi trời, như người vùng Đông Thiên Trúc sát sinh ở trong đền thờ Thiên thần. Dựa vào việc làm này mà mong được sinh lên cõi trời, thì gọi là từ si mà sinh khởi.
Lại có người vì tâm tham mà lấy vật của người khác, dấy lên ý niệm như vậy: vì mình phải tùy theo ý có được sắc-thanh-hương-vị-xúc tốt đẹp. Đây gọi là do tham mà sinh khởi.
Lại có người vì tâm sân hận không ưa người kia cho nên trộm cướp tài sản đồ vật của họ, muốn làm cho họ phải phiền muộn, thì gọi là do sân mà sinh khởi.
Lại có người tà kiến không biết gì về quả báo, trộm cướp đồ vật của người khác, thì gọi là do si mà sinh khởi. Như các Bà-la-môn cho rằng tài sản châu báu trên thế gian đều là vật của mình, vì sức mình yếu kém cho nên bị các hạng tiểu nhân lấy sử dụng một cách phi pháp, nếu mình lấy vật ấy thì chính là tự lấy vật của mình chứ không có tội lỗi gì. Dùng tâm như vậy mà trộm cướp vật của người khác, thì cũng là do si mà sinh khởi.
Nếu người vì nhân duyên tham đắm vào sắc mà tà dâm, thì gọi là do tham mà sinh khởi.
Nếu người sân hận không vui, dấy lên ý niệm như vậy; người này xâm phạm đến mẹ-vợ-và các chị-em gái của mình, mình cũng trả lại bằng sự dâm dục làm vấy bẩn đến mẹ-vợ-chị em gái của họ. Đây gọi là do sân mà sinh ra tà dâm.
Nếu người tà kiến không biết gì về quả báo mà cố ý phạm tội, thì gọi là do si mà sinh khởi.
Như có người nói: Trong loài người không có lỗi tà dâm, tại vì sao? Bởi vì người nữ đều vì người nam mà sinh ra, như những đồ vật sử dụng khác, đều có sự cần thiết của mỗi loại, nếu hành dâm với nhau thì không có tội tà dâm. Dùng tâm này làm chuyện dâm dục, thì gọi là do si mà sinh khởi.
Như tội trộm cướp, nói dối cũng như vậy. Vì tham tài sản cho nên nói dối, thì gọi là do tham mà sinh khởi. Vì muốn dối gạt người khác làm cho họ phải chịu khổ não, thì gọi là do sân mà sinh khởi. Tà kiến không biết quả báo của nghiệp cho nên nói dối, thì gọi là do si mà sinh khởi. Nói hai lưỡi, nói thô ác, nói lời tán loạn cũng như vậy.
Ba bất thiện nghiệp chính là căn ban, từ đây phân biệt sinh ra bảy loại quả báo của thân nghiệp và khẩu nghiệp.
Hỏi: Không xa rời sát sinh đều là tội sát sinh phải không? hay là tội sát sinh đều không xa rời sát sinh chăng?
Đáp: Có lúc không xa rời sát sinh thì chính là tội sát sinh, có lúc không xa rời sát sinh mà không phải là tội sát sinh. Thế nào là không xa rời sát sinh mà chính là tội sát sinh? Nghĩa là nếu có chúng sinh biết là chúng sinh mà khởi lên thân nghiệp sát hại đoạt mạng của chúng sinh, thì gọi là không xa lìa sát sinh mà cũng là tội sát sinh? Nghĩa là người này trước đó tuy gây ra nhân duyên sát hại mà chúng sinh không chết, đồng thời thân không tác động-miệng không nói năng, nhưng tâm nghĩ rằng từ hôm nay mình sẽ sát hại chúng sinh. Đây gọi là không xa rời sát sinh mà không phải là tội sát sinh. Hai phần này phân biệt, làm thành bốn loại phân biệt, đó là thiện và bất thiện đều có hai loại.
Không những thiện nghiệp-bất thiện nghiệp,
Mà hai loại nghiệp của thân-tâm,
Lại cũng cần phải biết rõ ràng,
Còn phân biệt có những loại khác.
Trừ ra thân gây tội sát sinh-trộm cướp-tà dâm, còn lại như đánh đập-trói cột-giam giữ-roi gậy-lôi kéo…, nhưng không làm cho chết mà thôi. Những thân nghiệp bất thiện như vậy thì không thuộc về tội đoạt mạng sống. Những thân nghiệp thiện như cung kính lễ lạy, chắp tay đón đưa, chào hỏi, tắm gội, vuốt ve, Bố thí…trong phạm vi thiện, không phải là thuộc về không sát sinh.
Trong ý nghiệp trừ ra tham lam-sân hận-tà kiến, còn lại tất cả các pháp như không giữ gìn tâm và các kiết sử…, đều là bất thiện. Nhưng trong ý nghiệp trừ ra không tham lam-không sân hận-có chánh kiến, còn lại các pháp như khéo giữ gìn tâm-tín-giới-văn-định-xả-tuệ…, đều là thiện.
Bảy nghiệp cũng chính là nghiệp đạo, Ba nghiệp đạo chẳng phải là nghiệp.
Bảy loại như sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói lời tán loạn, là nghiệp mà cũng là nghiệp đạo. Tham lam-sân hận-tà kiến, là nghiệp đạo chứ không phải là nghiệp, ba loại này tương ưng với suy nghĩ chính là nghiệp.
Hỏi: Bảy loại trước vì sao cũng là nghiệp mà cũng là nghiệp đạo?
Đáp: Thói quen thực hành bảy loại này chuyển sang nhiều hơn, dẫn đến địa ngục-ngạ quỷ-súc sinh, vì vậy cho nên gọi là nghiệp đạo. Bảy loại này có thể gây ra, cho nên gọi là nghiệp. Ba loại là nghiệp đạo mà chẳng phải là nghiệp, nó chính là căn bản của bất thiện nghiệp, vì vậy cho nên gọi là ba nghiệp đạo chứ không phải là nghiệp. Trong thiện cũng như vậy, có nghĩa là xa rời sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói lời tán loạn cũng là nghiệp mà cũng là nghiệp đạo. Còn lại ba loại không tham lam, không sân hận và có chánh kiến là nghiệp đạo chứ không phải là nghiệp, ba loại này tương ưng với suy nghĩ là nghiệp.
Hỏi: Bảy loại trước vì sao là nghiệp mà cũng là nghiệp đạo?
Đáp: Thường xuyên tu tập những loại này, cho nên có thể dẫn đến nơi tốt đẹp của trời-người thì gọi là đạo, bảy loại này có thể thực hiện cho nên gọi là nghiệp.
Hỏi: Ba loại còn lại vì sao chỉ là nghiệp đạo mà không phải là nghiệp?
Đáp: Ba loại này là căn bản của các thiện nghiệp, các thiện nghiệp thực hành từ trong này, cho nên gọi là nghiệp đạo mà không phải là nghiệp. Lại nữa:
Giới và pháp thì đều là nghiệp,
Nghiệp là giới hoặc chẳng phải giới,
Nghiệp cho đến đối với nghiệp đạo,
Có bốn loại phân biệt rõ ràng.
Thân nghiệp và khẩu nghiệp là giới, ý nghiệp là nghiệp mà chẳng phải là giới. Nghiệp cho đến đối với nghiệp đạo có bốn loại phân biệt, là có nghiệp mà chẳng phải nghiệp đạo, có nghiệp đạo mà chẳng phải nghiệp, có nghiệp cũng là nghiệp đạo, có chẳng phải nghiệp cũng chẳng phải nghiệp đạo.
Nghiệp chẳng phải nghiệp đạo, là ba loại thân nghiệp bất thiện, không thuộc về nghiệp đạo, đó là tay đấm-gậy đánh…, và ba loại thân nghiệp thiện, không thuộc về nghiệp đạo, đó là đón đưa-chào hỏi cung kính…, hai loại thiện nghiệp và bất thiện nghiệp này, không thuộc về nghiệp đạo. Hoặc có người nói: Cũng là nghiệp đạo. Tại vì sao? Bởi vì hai nghiệp này có lúc đưa đến nơi thiện-nơi ác, cho nên gọi là nghiệp đạo. Nhưng bởi vì bất định cho nên không nói là nghiệp đạo.
Nghiệp đạo mà chẳng phải nghiệp, là ba loại bất thiện và ba loại thiện sau thuộc về ý, là tánh phiền não cho nên chẳng phải là nghiệp, có thể phát khởi nghiệp hạnh cho nên gọi là nghiệp đạo; ba thiện là tánh của thiện căn cho nên không phải là nghiệp, có thể phát khởi thiện nghiệp cho nên gọi là nghiệp đạo.
Cũng là nghiệp-cũng là nghiệp đạo, đó là bảy loại như sát sinh và không sát sinh…
Chẳng phải nghiệp-chẳng phải nghiệp đạo, là các pháp còn lại.
Lại nữa:
Bồ tát đến gần địa thứ nhất,
Dùng ba loại thiện nghiệp thanh tịnh,
An trú trong mười thiện nghiệp đạo,
Tâm quyết định sẽ được phát sinh.
Bồ tát này ở trong địa thứ hai phân biệt biết rõ ràng về mười thiện và mười bất thiện đạo như vậy. Biết rồi dùng ba loại thanh tịnh an trú trong mười thiện đạo, đó là tự mình không sát sinh-không bày cho người khác sát sinh, tâm không vui vẻ gì đối với tội sát sinh, cho đến chánh kiến cũng như vậy.
Hỏi: Bồ tát trong địa thứ nhất đã an trú với mười thiện đạo, vì sao trong này còn nói?
Đáp: Trong địa thứ nhất, không phải là không an trú với mười thiện đạo, nhưng trong này chuyển sang tăng trưởng hơn hẳn, nhờ vào ba loại thanh tịnh. Trước đây trong Trú thứ nhất tuy làm vui cõi Diêmphù-đề nhưng không có thể thực hành ba loại thanh tịnh này, vì vậy trong này nói đến ba loại thanh tịnh. Bồ tát an trú trong hai địa này, biết phân biệt các nghiệp như vậy, phát sinh quyết định.
Thế gian vốn có những ác đạo,
Đều do mười bất thiện sinh ra,
Thế gian vốn có những thiện đạo,
Nhờ vào mười thiện nghiệp sinh ra.
Thế gian vốn có những ác đạo, đó là ba loại ác đạo của địa ngục, là địa ngục nóng bức-địa ngục lạnh lẽo và địa ngục tối đen; ba loại ác đạo của súc sinh, là súc sinh ở trong nước-súc sinh ở trên đất liền và súc sinh ở giữa hư không. Nhiều loại ác đạo của ngạ quỷ, có loài quỷ đói ăn khát uống, có loài quỷ ăn đồ bất tịnh, có loại quỷ miệng phun lửa, A-tula và Dạ-xoa… Tất cả do hành nghiệp của người bất thiện đạo, vốn có nhân duyên thuộc loại thượng-trung và hạ. Xuất thế gian vốn có những thiện đạo, hoặc là trời-hoặc là người, đều do hành nghiệp của mười thiện đạo sinh ra, thuộc về ba cõi, loài trời có hai mươi tám cõi trời, loài người có người trong bốn châu thiên hạ.
Biết chắc chắn như vậy rồi, dấy lên ý niệm như vậy: Mình mong chính mình sinh đến nơi chốn tốt lành, cũng làm cho chúng sinh có thể sinh đến nơi chốn tốt lành.
Vì vậy mình cần phải tự mình,
An trú vào trong mười thiện đạo,
Cũng làm cho những chúng sinh khác,
Lập tức trú trong thiện đạo này.
Hoặc sinh đến đường thiện, hoặc sinh vào đường ác, đều do mười thiện đạo hoặc là mười bất thiện đạo, mình biết nhân duyên các nghiệp có và không có trên thế gian này, đều có quyết định của chính mình làm chủ. Vì vậy mình cần phải tự mình thực hành mười thiện đạo, sau đó làm cho các chúng sinh cũng trú trong mười thiện đạo.
Hỏi: Tại vì sao trước tiên phải tự mình trú trong mười thiện đạo, sau đó mới khiến cho người khác trú vào? Đáp:
Người thực hành đối với ác nghiệp,
Khiến người khác làm thiện không dễ,
Bởi vì chính mình không làm thiện,
Thì người khác không thể tin được.
Nếu người ác tự mình không làm điều thiện, mà muốn khiến cho người khác làm điều thiện thì thật là rất khó. Tại vì sao? Bởi vì người này tự mình không làm điều thiện, thì người khác không tin được lời nói của họ. Như kệ nói:
Nếu người tự mình không làm thiện,
Thì không thể khiến người làm thiện,
Nếu tự mình không vắng lặng được,
Thì không thể khiến người vắng lặng,
Vì vậy cho nên ông cần phải,
Tự mình làm thiện vắng lặng trước,
Sau đó mới bày cho người khác,
Khiến họ làm thiện và vắng lặng.
Bồ tát này nên thực hành pháp thiện như vậy.
Bắt đầu từ địa ngục A-tỳ,
Cho đến trên cõi trời Hữu đảnh,
Phân biệt rõ ràng mười nghiệp quả,
Cùng với chỗ nhận chịu báo ứng.
Nên biết đích thực như vậy, dưới từ địa ngục A-tỳ, trên đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng, đều là nơi nhận chịu quả báo của các loại nghiệp thiện và bất thiện. Trong đó, thói quen thực hành người bất thiện đạo thuộc bậc Thượng cho nên sinh vào địa ngục A-tỳ. Giảm ít lại thì sinh vào địa ngục Đại chích. Giảm ít lại thì sinh vào địa ngục Tiểu chích. Giảm ít lại thì sinh vào địa ngục Đại khiến hoán. Giảm ít lại thì sinh vào địa ngục Tăng-già-đà. Giảm ít lại thì sinh vào địa ngục Đại mạch. Giảm ít lại thì sinh vào địa ngục Hắc thằng. Giảm ít lại thì sinh vào địa ngục Đẳng hoạt. Giảm ít lại thì sinh trong các địa ngục phụ thuộc nhỏ như Đao sơn-kiếm thọ… Cũng cần phải phân biệt chuyển đổi ít lại như vậy, thực hành mười bất thiện đạo thuộc bậc Trung thì sinh trong loài súc sinh; trong loài súc sinh cũng cần phải phân biệt chuyển sang ít lại, thực hành mười bất thiện đạo thuộc bậc Hạ, thì sinh trong loài ngạ quỷ. Như vậy nói về tướng tổng quát, trong này cần phải phân biệt rộng về sự sai khác. Có các loại A-tu-la và Dạ-xoa sinh trong loài quỷ. Có các Long vương sinh trong loài súc sinh. Thọ nhận vui sướng hoặc cùng với chư Thiên như nhau, nhưng các chúng sinh này vì nhân duyên bất thiện mà sinh, sinh rồi thọ nhận quả báo của thiện nghiệp, thực hành mười thiện đạo thuộc loại thấp nhất thì sinh trong loài người cõi Diêm-phù-đề ở trong gia đình nghèo khổ hèn hạ, đó gọi là hạng Chiên-đà-la, người hèn hạ sống ở những vùng heo hút xa xôi… Chuyển sang tốt hơn thì sinh trong nhà Cư sĩ. Chuyển sang tốt hơn thì sinh trong nhà Bà-la-môn. Chuyển tốt hơn thì sinh trong nhà Sát-đế-lợi. Chuyển tốt hơn thì sinh trong nhà Đại thần. Chuyển tốt hơn thì sinh trong nhà Quốc vương. Đối với mười thiện đạo mà chuyển sang tốt hơn nữa thì sinh đến cõi Cùđà-ni. Chuyển tốt hơn thì sinh đến cõi Phất-bà-đề. Chuyển tốt hơn thì sinh đến cõi Uất-đan-việt. Chuyển tốt hơn thì sinh lên cõi trời Tứ thiên vương. Chuyển tốt hơn thì sinh lên cõi trời Đao lợi, cõi trời Diệm-ma, cõi trời Đâu-suất-đà, cõi trời Hóa lạc. Luyện tập thực hành mười thiện đạo thuộc bậc thượng thì sinh lên cõi trời Tha hóa tự tại. Ở trong này cũng cần phải phân biệt các loại lớn nhỏ sai khác. Như trong loài người có Tiểu vương-Đại vương và Diêm-phù-đề vương, Chuyển luân Thánh vương. Cõi trời Tứ thiên vương thì có Tứ thiên vương. Trong cõi trời Đao-lợi thì có Thích-đề-hoàn-nhân. Trên cõi trời Diệm-ma thì có Thiên vương Tu-diệm-ma. Trên cõi trời Đâu-suất-đà thì có Thiên vương Sanđâu-suất-đà. Trên cõi trời Hóa lạc thì có Thiên vương Thiện hóa. Trên cõi trời Tha hóa tự tại thì có Thiên vương Tha hóa tự tại. Vượt qua cõi này trở lên, cần phải thực hành thiền định tư duy mới có thể sinh lên cảnh giới phía trên.
Hỏi: Nếu dùng thiền định tư duy mới được sinh lên cảnh giới phía trên, thì tại vì sao nói là cho đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng đều nhờ vào mười thiện đạo mà được sinh đến?
Đáp: Tuy rằng tu thiền định sinh đến cõi Sắc và cõi Vô Sắc, nhưng trước tiên cần phải trú vững vàng trong mười thiện đạo, sau đó mới có thể tu thiền định. Vì vậy cho nên ở cõi ấy dùng mười thiện nghiệp đạo làm lợi ích to lớn. Vì lý do này mới nói là cho đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng đều nhờ vào nhân duyên của mười thiện đạo mà được sinh. Vì sao như vậy? Bởi vì trước tiên thực hành mười thiện đạo thanh tịnh xa rời dục vọng, tu tập Sơ thiền tư duy thuộc bậc Hạ được sinh đến cõi trời Phạm chúng, tu tập sơ thiền tư duy thuộc bậc trung thì sinh đến cõi trời Phạm Phụ, tu tập Sơ thiền tư duy thuộc bậc Thượng cho nên được sinh đến cõi trời Đại phạm.
Tu tập Nhị thiền tư duy thuộc bậc Hạ thì sinh đến cõi trời Thiểu Quang, tu tập Nhị thiền tư duy thuộc bậc Trung thì được sinh đến cõi trời Vô Lượng Quang, tu tập Nhị thiền tư duy thuộc bậc Thượng thì được sinh đến cõi trời Diệu Quang.
Tu tập Tam thiền tư duy thuộc bậc Hạ thì được sinh đến cõi trời Tiểu Tịnh, tu tập Tam thiền tư duy thuộc bậc trung cho nên được sinh đến cõi trời Vô Lượng Tịnh, tu tập Tam thiền tư duy thuộc bậc Thượng thì được sinh đến cõi trời Biến Tịnh.
Tu tập Tứ thiền tư duy thuộc bậc Hạ cho nên sinh đến cõi trời A Na Bà Già, tu tập Tứ thiền tư duy thuộc bậc Trung cho nên sinh đến cõi trời Phước sinh, tu tập Tứ thiền tư duy thuộc bậc Thượng cho nên sinh đến cõi trời Quảng Quả.
Tu tập Vô lượng định tư duy thuộc bậc trung thì được sinh đến cõi trời Vô tưởng, dùng vô lậu huân tu Tứ thiền tư duy thuộc bậc Hạ cho nên sinh đến cõi trời Bất Quảng, dùng vô lậu huân tu Tứ thiền tư duy hơn nữa bậc Hạ cho nên sinh đến cõi trời Bất Nhiệt, dùng vô lậu huân tu Tứ thiền tư duy hơn nữa cho nên sinh đến cõi trời Hỷ Nhiệt, dùng vô lậu huân tu Tứ thiền tư duy hơn nữa cho nên sinh đến cõi trời Hỷ Kiến, dùng vô lậu huân tu Tứ thiền tư duy hơn nữa cho nên sinh đến cõi trời Diệu Kiến, dùng vô lậu huân tu Tứ thiền tư duy cao nhất cho nên sinh đến cõi trời A Ca Nị Tra.
Tu tập không xứ định tương ưng với tư duy thì được sinh đến cõi trời không xứ. Tu tập Thức xứ định tương ưng với tư duy thì được sinh đến cõi trời Thức xứ. Tu tập vô sở hữu xứ định tương ưng với tư duy thì được đền cõi trời Vô sở hữu xứ. Tu tập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định tương ưng với tư duy thì được sinh đến cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây gọi là nơi qua lại của chúng sinh trong thế gian sinh tử.
Phẩm 29: PHÂN BIỆT THANH VĂN BÍCH CHI PHẬT
Hỏi: Mười thiện nghiệp đạo này, chỉ là nhân duyên sinh trong cõi trời-người, lại có ích lợi gì khác chăng? Đáp: Có.
Tất cả ba thừa là Thanh văn,
Bích-chi-Phật cho đến Đại thừa,
Đều dựa vào mười thiện nghiệp đạo,
Để làm thành lợi ích to lớn.
Tất cả nhân duyên thoát ra khỏi sinh tử thì chỉ có Tam thừa, đó là Thanh văn thừa, Bích-chi-Phật thừa và Đại thừa. Ba thừa này đều lấy mười thiện đạo để làm lợi ích to lớn. Tại vì sao? Bởi vì mười thiện đạo này có năng lực làm cho hành giả đến được địa vị Thanh văn, cũng có năng lực làm cho đến được địa vị Bích-chi-Phật, cũng có năng lực làm cho người đến được địa vị của Phật.
Hỏi: Mười thiện đạo này có năng lực làm cho những chúng sinh nào đến được địa vị Thanh văn?
Đáp:
Tùy người không có tâm Đại Bi,
Luôn sợ hãi đối với ba cõi,
Vui với phần công đức nhỏ bé,
Chí hướng của họ thật kém cỏi.
Tâm vui với chán ngán lìa xa,
Thường quán xét thế gian vô thường,
Và biết rõ tất cả các pháp,
Cũng hoàn toàn không có bản ngã.
Thậm chí chỉ trong một ý niệm,
Cũng không thích gì sự thọ sinh,
Thường không tin tưởng gì thế gian,
Lại có một pháp nào an ổn.
Quán xét bốn Đại như rắn độc,
Năm Ấm như giặc cướp vung dao,
Sáu Nhập như đám bọt rỗng không,
Không thích gì vui sướng thế gian.
Coi trọng đối với sự trì giới,
Kiên quyết phát sinh được thiền định,
Thường vui với thiền pháp an lành,
Tinh tiến tu tập các pháp thiện.
Chỉ quán sát hướng về Niết bàn,
Thật là nơi cứu hộ bậc nhất,
Thường mong cầu trí tuệ diệt khổ,
Vui tích tập hành hạnh giải thoát.
Chỉ coi trọng đối với tự lợi,
Tất cả đến nơi chốn tốt đẹp,
Thiện đạo khiến cho hạng người này,
Có thể đến địa vị Thanh văn.
Thuận theo âm thanh của người khác, là nghe những gì người khác đã nói mà tùy thuận thực hành, chứ không có năng lực tự mình phát sinh trí tuệ.
Hỏi: Mười thiện đạo có thể làm cho tất cả những người nghe được từ người khác đều trở thành Thanh văn hay sao?
Đáp: Không phải như vậy. Nếu không có tâm đại bi thì người thiện đạo có thể khiến cho người này đến địa vị Thanh văn. Nếu có Bồ tát nghe pháp từ Chư Phật, bởi vì có tâm Đại bi cho nên mười thiện đạo không có thể khiến cho đến địa vị Thanh văn được.
Hỏi: Tất cả những người không có tâm Đại Bi, thì mười thiện đạo đều có thể làm cho họ đến địa vị Thanh văn hay sao?
Đáp: Không phải như vậy. Người sợ hãi ba cõi thì mười thiện đạo có thể làm cho người này đến địa Thanh văn, người khác không sợ hãi thì khiến cho sinh vào nơi chốn tốt lành của trời-người, bởi vì họ thích ba cõi.
Hỏi: Tất cả những người sợ hãi ba cõi, thì mười thiện đạo đều có thể làm cho đến địa vị Thanh văn hay sao? Nếu như vậy thì Bồ tát cũng sợ hãi thọ thân trong ba cõi, lại vì chúng sinh mà chịu khó thực hành tinh tiến cầu mong Niết bàn. Như vậy mười thiện đạo, cũng phải làm cho đến địa vị Thanh văn hay sao?
Đáp: Không hẳn tất cả những người sợ hãi ba cõi đều rơi vào địa vị Thanh văn. Như thế nào là rơi vào? Đó là những người thích luyện tập thực hành phần ít công đức, ở trong sáu hạnh Ba-la-mật, mà Đức Phật giáo hóa, họ tiếp nhận thực hành phần ít, người như vậy sẽ rơi vào địa vị Thanh văn. Nếu người có thể chọn lấy công đức của Chư Phật mà học theo tất cả trí tuệ, thì mười thiện đạo nhất định làm cho người này đi thẳng đến Phật đạo. Người nghe và thuận theo người khác mà sợ hãi ba cõi, chọn lấy phần ít công đức, thì người này có hai loại tùy thuận mười thiện đạo, có thể làm cho đến địa vị Thanh văn và đến địa vị Bích-chi-Phật.
Hỏi: Người này vì sao chỉ nghe theo người khác mà sợ hãi ba cõi, chọn lấy phần ít công đức, để mười thiện đạo có thể làm cho đến địa vị Thanh văn và địa vị Bích-chi-Phật?
Đáp: Người chí hướng yếu hèn thì làm A-la-hán, người ít kiên cố thì làm Bích-chi-Phật.
Hỏi: Mười thiện đạo khiến cho tất cả những người có chí hướng yếu hèn đến địa vị Thanh văn ư?
Đáp: Chán ngán rời xa sinh tử, chứ không chỉ là người yếu hèn không có tâm lý chán ngán rời xa.
Hỏi: Quán xét điều gì để biết được tâm vui với sự chán ngán rời xa?
Đáp: Quán xét pháp hữu vi là vô thường, tất cả các pháp là vô ngã, nên biết là chắc chắn vui với sự chán ngán rời xa.
Hỏi: Đã biết vui với sự chán ngán rời xa, Bồ tát cũng quán xét pháp hữu vi là vô thường-tất cả pháp là vô ngã như vậy, mười thiện đạo này sao có thể không làm cho người này rơi vào địa vị Thanh văn?
Đáp: Người này hết sức chán ngán rời xa, vốn rời xa đại bi, cho đến trong một ý niệm cũng không thích thọ sinh, không tin là thế gian có tướng nào an ổn được cả. Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với các Tỳ-kheo: Ví như một chút phân mà hãy còn hôi thối dơ bẩn, huống gì là nhiều? Như vậy trong một niệm mà thọ sinh hãy còn khổ đau, huống gì là nhiều? Này các Tỳ-kheo! Nên học theo pháp đoạn dứt sinh khởi chứ đừng làm cho tiếp tục nhận! “Người Thanh văn tin nhận lời nói này, thậm chí trong một ý niệm cũng không thích thọ sinh, người này lại dấy lên nghĩ như vậy: Thế gian là vô thường, đối với những việc làm và mạng sống mà mình tiếp nhận cũng không có tướng an ổn gì, cái chết thường xuyên đi theo con người, ai có thể biết được lúc nào sẽ chết? Không biết lúc chết sẽ nhận lấy của quả báo của nghiệp gì? Vì tâm nào sinh khởi? Bởi vì trong mọi điều như vậy không hề an ổn, không đáng tin tưởng, hãy nhanh chóng cầu được hết khổ.
Bồ tát thì không như vậy, thọ sinh trải qua hằng hà sa vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, vì đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cứu độ cho các chúng sinh. Vì vậy trong kệ nói: Thậm chí chỉ trong một ý niệm, cũng không thích gì sự thọ sinh. Mười thiện đạo có thể làm cho người này đến được địa vị Thanh văn.
Hỏi: Người này thích tu tập pháp nào mà không thích thọ sinh?
Đáp: Người này quán xét bốn Đại là đất-nước-lửa-gió, vì vui mừng mà sinh sân hận, hôi thối dơ bẩn không biết ân nghĩa gì, cho nên sinh ý tưởng giống như rắn độc; năm Ấm là sắc-thọ-tưởng-hành-thức, vì luôn luôn đoạt mất mạng sống trí tuệ, cho nên sinh ý tưởng giống như giặc thù; sáu căn là nhãn-nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý, vì tiến vào xa lìa thường xuyên xa lìa trạng thái Bất động-Bất biến-Bất hoại-Vô ngã-vô ngã sở, cho nên sinh ý tưởng giống như đám bọt trống rỗng. Như người ở tại thế gian thì tất cả mọi sự thọ sinh và mọi điều kiện sinh sống vui vẻ đầy đủ, bởi vì vô thường giả dối không dừng lại trong chốc lát, cho nên không sinh tâm vui mừng. Người như vậy đối với tất cả mọi nơi sinh ra, sinh ý tưởng không có gì an ổn, chỉ một pháp Niết bàn là có thể làm nơi cứu hộ được mình. Như trong kinh nói: “Này các Tỳ-kheo! Thế gian đều là lửa cháy hừng hực, đó gọi là cháy do nhãn căn, cháy do sắc, cháy do nhãn thức, cháy do nhãn xúc, và nhân duyên thọ sinh của nhãn xúc cũng đều bốc cháy? Đó là do lửa tham dục-lửa sân hận-lửa ngu si, lửa của sinh-giàbệnh-chết-ưu bi khổ não mà cháy hừng hực. Nhĩ-tỷ-thiệt-thân-ý cũng như vậy. Quán xét tất cả các pháp hữu vi đều là lửa cháy hừng hực, chỉ có pháp Niết bàn vắng lặng mới có năng lực làm nơi cứu hộ được mình. Quý trọng chỉ một pháp Niết bàn cho nên buông bỏ tất cả mọi điều mà chịu khó luyện tập tọa thiền”.
Hỏi: Nếu quán xét tất cả các pháp hữu vi đều là lửa cháy hừng hực, chỉ có pháp Niết bàn vắng lặng mới có năng lực làm nơi cứu hộ được, thì mười thiện đạo đều làm cho đi đến địa vị Thanh văn ư?
Đáp: Không phải như vậy. Đức Phật kiết giới, vì thiền định cho nên quý trọng giới này, có tâm quyết định mà không hủy phạm, buông bỏ tất cả mọi điều mà chỉ vui với tọa thiền, cầu trí tuệ diệt khổ mà luôn luôn chịu khó tu tập nhân duyên giải thoát. Ở trong đời trước hoặc đến từ một thắng xứ, hoặc đến từ hai thắng xứ, thì mười thiện đạo có thể làm cho người này đi đến địa vị Thanh văn. Tại vì sao? Bởi vì trì giới thanh tịnh thì tâm không hối tiếc, tâm không hối tiếc cho nên được hoan hỷ, tâm được hoan hỷ cho nên thân nhẹ nhàng, thân nhẹ nhàng cho nên tâm vui vẻ, tâm vui vẻ cho nên nhiếp tâm đạt được định, nhiếp tâm đạt được định cho nên phát sinh trí tuệ như thật, phát sinh trí tuệ như thật cho nên lập tức sinh ra chán ngán, thuận theo chán ngán mà sinh ra lìa xa, từ lìa xa mà được giải thoát.
Hoặc một thắng xứ, hoặc hai thắng xứ mà đến, như Tôn giả Lahầu-la đến từ thắng xứ của Đế, như Tôn giả Thi-viết-la đến từ thắng xứ của xả, như Tôn giả Ly-bạt-đa đến từ thắng xứ của Tịch diệt, như Tôn giả Xá-lợi-phất đến từ thắng xứ của Tuệ. Hoặc đến từ hai thắng xứ là Đế và xả, hoặc đến từ hai thắng xứ là Đế và Tịch diệt, hoặc đến từ hai thắng xứ là Đế và Tuệ, hoặc đến từ hai thắng xứ là Xả và Tịch diệt, hoặc đến từ hai thắng xứ là xả và Tuệ, hoặc đến từ hai thắng xứ là Tịch diệt và Tuệ. Như vậy mười thiện đạo, có năng lực làm cho đến được địa vị Thanh văn.