LUẬN KIM CANG CHÂM
(Asvaghosas Vajra – Suci)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Quyển thứ 32, thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Từ trang 169 đến trang 171
Pháp Xứng Bồ Tát tạo Tây Thiên dịch kinh
Tam Tạng Triêu Tán Đại Phu Thí Hồng Lư Thiếu Khanh truyền giáo Đại sư Thần Pháp Thiên phụng chiếu dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán
Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi từ ngày 22 tháng 12 năm 2004 nhân lần nhập thất thứ hai.
Như trong các kinh điển Bà La Môn, có 4 loại Vệ Đà (Vedà) nói rằng: Ở nơi đây cho là chánh, nơi khác cũng cho là chánh, ở đây giải thích là chánh, nơi khác cũng giải thích đúng, rốt ráo chẳng có pháp nào sai quấy cả. Ở trong đời mọi vật do nghiệp tạo ra. Do vậy có thể giải thích rằng từ đấy mà ái hoặc si sanh ra. Thế thì tất cả tánh của Bà La Môn cũng giải thích như thế.
Lý nầy không đúng. Vì sao vậy? Bà La Môn kia tên gì? Đời sống thế nào? Làm sao biết được? Hành nghiệp ra sao? Làm sao được gọi là một Bà La Môn?
Lại nữa làm sao gọi kinh Vệ Đà cho đúng? Nhân nào thành Đế Thích? Thế nào là bàng sanh? Bàng sanh là thế nào? Nguyên nhân nào có mặt trăng? Nguyên nhân nào có mặt trời? Sao lại sanh bàng sanh? Nguyên nhân nào sanh ra gió, trời, lửa, trời, nước, trời? Sao có sự thay đổi tới lui như vậy?
Do vọng chấp kia nên cho rằng sau khi chết, ở cõi trời thì tái sanh lại cõi trời. Sau khi chết, ở cõi người thì sinh lại làm người. Bàng sanh cũng lại như vậy. Đây là thuyết chính của 4 phần Vệ Đà.
Tất cả đều chẳng đúng với chơn lý. Đời sống nầy là gì? Nguyên nhơn vì đâu có mạng sống nầy? Bà La Môn lại cũng như thế!
Lại nữa, có người Bà La Môn ngoại đạo nói: Căn cứ theo kinh điển mà nói, núi Bà La Đế sinh ra bảy loại thú. Núi Bà Sa La Đà cho đến núi Biệt Trần Ca Lăng Nặc Li (Kalinjara), những núi ấy có chim Oanh Vũ, cò, ngỗng, nai v.v… Ở loài người, có núi Cu Lô Thất Lệ (Kuru – ksetra). Ở đây chết, tái sanh lại làm Bà La Môn. Đó là cách giải thích của bốn bộ Vệ Đà.
Những cầm thú như hươu, ngỗng, uyên ương dù được sanh trong cõi người, nhưng mạng sống vẫn là những con thú. Dẫu chúng được là Bà La Môn, cũng không phải là Bà La Môn. Vì sao vậy? Vì vận mệnh của họ chẳng phải cầm thú, cho nên vận mệnh của thú không thể sanh Bà La Môn. Điều nầy thật phi lý.
Bà La Môn chấp vào lý luận xem bốn bộ Vệ Đà là căn nguyên của vạn pháp, là biểu hiện của chơn như. Ngoài những thứ đó ra, chẳng phải là thức ăn và nước uống.
Đối với tôn giáo ấy, Thủ Đà có vô số điều sai, làm sao có thể gọi làø tịnh hạnh được? Vì vậy chẳng phải là một Bà La Môn.
Lại nữa bốn bộ Vệ Đà của Bà La Môn chấp sai về đời sống chơn chánh và chánh pháp của Bà La Môn. Phi lý vô cùng! Làm sao gọi là chánh pháp? Chủng tánh thật phức tạp làm sao gọi là cao cả? Vì sao thế? Thế nào là thật phức tạp?
Hễ cha tên là Na Dục Khất Xoa thì con tên là Binh Nga La Tiên. Lại nữa hễ cha tên là A Nga Tất Đế (Agasti, Agastya) thì con tên cũng là A Nga Tất Đế. Hễ cha tên là Bố Sa Giả Tả thì con tên là Kiều Hô Ca (Kausika) Hễ cha tên là Câu Hàm Tử thì con tên là Vi Tăng Tát Đa Nga. Hễ cha tên là Ca Tật Na, thì con cũng tên là Ca Tật Na. Hễ cha tên là Ba Tả Ngô Sào Ma thì con tên là Kiều Đản Ma. Hễ cha tên là Ka La Sa (Kalasa) thì con tên là Nạp Lô Noa Tả Lý Giả (Drona – acarya). Hễ cha tên là Đệ Dật Đệ Lý (Tittiri) thì con tên là Đệ Đế Lý Nữ Ca. Hễ cha tên là Nại Ca Mâu thì con tên là Tên Giác. Lại nữa hễ mẹ ở trong rừng cây, hươu, rau, cá thì con tên là Phược Giả Tăng Tử Giác Khất Lệ (Vyasa). Cha có họ Thủ Đà La thì con có tên là Vĩ Thấp Di Đản La (Visvamitra). Mẹ là Chiên Đà La (Canda) thì con tên là Phược Sắt Trạch (Vasiotha). Mẹ tên là Ô Lý Phược Hộ (Urvasi), thì trời sinh ra người nữ chứ không phải Bà La Môn. Như thế nguyên nhân nào mà cố chấp cho rằng Bà La Môn là con người tối cao hơn cả ?
Lại như sở chấp ấy so với kinh Mậu Lô Đệ (Sruti), giải thích không đúng. Cho nên đối với pháp của Bà La Môn chẳng có đạo lý nào cả?
Lại như chỗ sở chấp về pháp của Bà La môn, thịt mới bị tím và những vật có muối thì Tuất Sà (Sudra) mới thọ dụng. Bà La Môn ấy chẳng nói thọ lệnh ấy làm sao được.
Lại nữa, đối với sự so sánh kia cho rằng Bà La Môn đi bán sữa thì không phải là Bà La Môn từ trên hư không đoạ lạc xuống . Ăn thịt thì đọa. Tất cả chẳng đúng với chơn lý. Cho nên phải biết Bà La Môn buôn bán thịt chẳng phải là pháp đúng Tuất Đà (Sudra).
Do vậy biết rằng tất cả Bà La Môn đều chẳng ăn thịt uống sữa và không làm người buôn bán. Được như thế mới gọi là một Bà La Môn. Cho nên phải biết ai buôn bán sữa và thịt chẳng phải là Bà La Môn. Đây là điều vọng chấp phi pháp.
Lại nữa lấy sự chấp trước về họ và tên thế gian là tối thượng. Đây cũng lại chẳng phải là chánh pháp. Như Sát Đế Lợi, Tỳ Xá Mâu Đạt mỗi mỗi đều chấp vào chỗ tôn quý dựa vào tên tuổi của Bà La Môn.
Lại chấp nơi thân là khổ nầy, gọi là Bà La Môn. Tất cả các khổ nơi thân gọi là Bà La Môn.
Lại nữa sự chấp sai lầm về sát sanh là trọng tội của Bà La Môn và sát hại những người trong thân tộc cùng tộc như vậy. Lại chấp rằng Bà La Môn sanh ra từ miệng của Phạm Thiên. Sát Đế Lợi thì sinh nơi thân của Phạm Thiên. Tỳ Xá Thủ Đà thì sanh từ nơi thân và chân. Ai giết Bà La Môn đều có trọng tội.
Tại sao có sự chấp trước phi lý như vậy. Sát hại tùy theo những tên ấy. Hại giai cấp thấp tội cũng chẳng có. Sát hại quyến thuộc cũng thế. Do đây sự vọng chấp về tên tuổi nầy không đúng với chơn lý.
Lại nữa họ chấp rằng phá hoại việc làm như phá hoại việc bố thí cho đến phá người thọ thí. Nếu biết, tất cả đều mang trọng tội nơi thân.
Điều nầy chẳng đúng. Vì sao vậy? Nếu thân được biết, thì làm sao có thể được gọi là Bà La Môn, còn Thủ Đà và tất cả những loại khác cũng biết có thân vậy. Nếu thế cũng có thể gọi Bà La Môn ấy là tà vậy.
Lại nữa do sự vọng chấp nên giải thích bốn bộ Vệ Đà là:
– Di Mãn Bà (Mimansa = thanh luận);
– Biện Tăng khư luận (Samkhya + số luận) ;
– Vĩ Thế Sử Ca (Vaisesika = Thắng luận)
– Các luận khác
Tất cả đều rõ ràng, nên gọi là Bà La Môn.
Điều nầy chẳng đúng với giáo lý. Như Thủ Đà La giải thích luận kia khác với nghĩa ấy thì tất cả tên gọi Bà la Môn ấy là tà.
Nếu tu hành khổ hạnh thì gọi tên là Bà La Môn, thì Thủ Đà cũng có thể làm như vậy, nên Bà La Môn cho là tà.
Giải được các thuật số nên gọi là Bà La Môn, nếu những người buôn rau, bán cá, những kẻ múa hát thuật rõ việc đếm số khác nhau cũng có thể được, thì Bà La Môn gọi là tà.
Cho nên phải biết rằng việc làm chẳng phải riêng Bà La Môn làm được. Nghề nghiệp chẳng phải riêng Bà La Môn, Bố Thí và thọ thí cũng chẳng phải là chỉ có Bà La Môn làm được. Sát Đế Lợi, Tỳ Xá, Thủ Đà cũng có thể làm được. Thế thì gọi là Bà La Môn là sai.
Cho nên phải biết rằng chẳng phải chủng tộc, chẳng phải nghề nghiệp, chẳng phải việc làm, chẳng phải khi sanh ra cho đến chẳng phải có đức mới gọi là một Bà La Môn.
Như nhân nào có thể tạo nên mặt trời, hay hoa Quan Na (Kunda) lại giống như mặt trăng sáng. Ai lìa tất cả nhiễm, khéo tu thắng hạnh, có oai nghi, không phạm giới hạnh, điều phục các căn, đoạn trừ phiền não, vô ngã, vô nhơn, lìa các chấp trước, cho đến xa lìa tham sân si v.v… như thế mới thật là một Bà La Môn.
Ai lìa ái nhiễm cho đến súc sanh, chẳng sanh tham trước, tu hạnh thanh tịnh mới gọi là một Bà La Môn.
Cho nên Tốc Cốt Lô Đại Tiên nói rằng được gọi là Bà La Môn chẳng phải vì tánh, chẳng phải vì nghề nghiệp, chẳng phải vì đức hạnh, chẳng phải vì việc làm, chẳng phải vì công việc. Như Chiên Đà La khéo thực hành bốn pháp Vệ Đà, có nghề nghiệp, có đức hạnh đầy đủ, thì kẻ gọi làø Bà La Môn là sai.
Cho nên phải biết chẳng phải vì đời sống, chẳng phải vì tộc họ, chẳng phải vì trí tuệ, chảng phải vì thân, chẳng phải vì nghề nghiệp, vì việc làm, gọi là Bà La Môn. Nếu như Thủ Đà tu học khổ hạnh, luận giải bốn bộ Vệ Đà, có năm thần thông của Tiên; thì người Bà La Môn vẫn cho rằng không thể phụng sự, cho chẳng có tánh được.
Nếu con đường tu tiên, cả bốn chủng loại đều làm được tại sao lại chỉ có một chủng tánh là tối thượng?
Lại nữa như Đế Thích, nhờ tu thiện nghiệp, được sanh thiên, nhưng thuộc gốc chủng tánh thấp, như chánh văn của kinh kia đã nói như thế: “Bà Già Bà và Đế Thích là ở chủng tộc thấp”. Như thế là tiêu cực!
Chỉ cần một điều, ở trước nói Đại Tự Tại Thiên từng ở trong miệng của Thiên Hậu sanh ra, Đế Thích và chư Tiên cùng khí thế gian, chẳng phải từ thế gian sanh ra. Đại Tự Tại Thiên sanh từ Thiên Hậu; trong khi Đế Thích và chư Tiên cùng khí thế gian chẳng phải từ thế gian sanh ra.
Đại Tự Tại Thiên và Thiên Hậu. Gốc có thể sanh ngọn chứ ngọn chẳng thể sanh gốc. Cho nên điều nói nầy là sai. Gốc là tánh thấp thì làm sao chấp từ tánh thấp mà sanh. Do vậy biết đây là phi lý. Lại nữa như Thủ Đà chết đi rồi sanh về Đại Tự Tại Thiên thì Bà La Môn kia làm sao phụng sự giai cấp thấp ấy được.
Lại nữa như ngươi nói pháp Bà La Môn là cho y phục, y dược, khổ hạnh, tuyệt thực nên có tên là Bà La Môn. Thủ Đà La cũng có thể làm được. Nhưng làm sao gọi họ là Bà La Môn.
Lại nữa do sở chấp kia đối với Thủ Đà mà lấy tay để nhận đồ ăn trong một tháng thì thân nầy sẽ biến làm thân Thủ Đà. Hậu báo kia quyết định sẽ sanh làm chó.
Lại nữa nếu Bà La Môn lấy người nữ Thủ Đà làm vợ thì cha mẹ gia đình tất cả đều lìa xa. Chết bị đọa vào địa ngục.
Do sự chấp phi lý nầy mà giai cấp Bà La Môn cùng với Thủ Đà kia có gì sai biệt?
Như Ca Si Na (Ka tha, Kathina) Đại Tiên sanh ra từ hươu, khổ hạnh tu học cho đến chứng được đạo tiên. Nếu vị tiên nầy từ Bà La Môn sanh thì sai tà.
Như Phược Giả Bà (Vyasa) Đại Tiên từ người cá (Kaivarta) sanh ra, khổ hạnh tu học mà thành đạo tiên. Vị nầy há là thuộc dòng dõi Bà La Môn sao?
Cho nên do sự vọng chấp mà chẳng đúng với chơn lý.
Lại như Phược Tư Sắt Ngật (Vasistha) Đại Tiên từ nơi Thiên nữ ở cõi trời Ô Lý Phược Hộ (Urvasi) sanh, khổ hạnh tu học, ngộ được đạo tiên. Vị tiên nầy há là từ Bà La môn sanh sao?
Lại như Lộc Giác (Rsya – srnga) Đại Tiên sanh nơi thai hươu, tu tập khổ hạnh mà thành đạo tiên thì vị tiên nầy há là một tà Bà La Môn sao?
Lại như Thâp Phược Di Đản Lô (Visva – Mi tra) Đại Tiên từ nơi gia đình người nữ Chiên Đà La sinh ra. Vị tiên nầy há là một tà Bà La Môn sao?
Cho nên phải biết điều phục các căn, chẳng chấp nhơn ngã, khuyên tu phạm hạnh, xa rời nhiễm dục, vĩnh viễn lìa xa các hoặc. Do đây gọi là chơn thật Bà La Môn, chẳng phải từ giai cấp chủng tộc sinh ra.
Như vậy tại sao vọng chấp cho rằng Bà La Môn là giai cấp tối cao?
Giới hạnh tịnh khiết, tộc tánh cao quý không phải do sự vọng chấp mà trở nên cao quý. Cho nên phải biết Bà La Môn kia chẳng phải từ tánh, từ đời sống, từ việc làm , từ nghề nghiệp, chẳng phải chỗ sanh mà gọi là một Bà La Môn.
Lại nữa phần đông người thuộc giai cấp thấp, do trì giới tu phước mà được sanh thiên. Đâu phải do giòng dõi tộc tánh mà sanh thiên. Thật là không đúng.
Lại nữa như tên người như: Ca Si Nang Đại Tiên, Vì Giả Bà Đại Tiên, Phược Hộ Sắt Sất Đại Tiên, Thiện Giác Đại Tiên, Vi Thấp Phược Đại Tiên. Di Đản La Đại Tiên, Nang La Na Đại Tiên… Những vị đại tiên nầy đều từ những giai cấp thấp mà sanh ra, nhờ tu hành khổ hạnh, trở thành đại tiên. Sao lại chấp cho là chủng tộc chẳng tạp là tối thượng trong thế gian. Cho nên lời nói hư ngụy kia chẳng nên tín nhận.
Lại nữa như sự chấp kia, giòng dõi Bà La Môn đều sanh ra từ miệng của Phạm Vương, Giòng Sát Đế Lợi sanh nơi cánh tay của Phạm Vương. Giai cấp Tỳ Xá thì sanh nơi đùi của Phạm Thiên, Thủ Đà thì sanh nơi chân của Phạm thiên. Đây là kiến chấp sai lầm.
Lại chấp chỗ tu khổ hạnh cương quyết giữ gìn ý chí nên gọi là Bà La Môn. Còn người bán cá thì chỉ làm thầy của Thủ Đà La. Nếu có ý chí kiên cố tu khổ hạnh, cũng bị gọiï là tà Bà La Môn.
Lại chấp vào hình tướng tóc tai, giây thắt lưng, đồ cột tay, chấp vào cây gậy cầm tay, áo mặc, đồ ăn chay nên gọi là Bà La Môn. Ngoài ra Tuất Đà đều có thể làm như thế, thì cái gọi chung là Bà La Môn là sai.
Lại chấp bốn giai cấp từ Phạm Thiên sanh ra. Như vậy chỉ có một cha, một con, một họ chứ không khác biệt. Có thể Thủ Đà La cũng từ một tộc, một cha, sanh ra như thế, nhưng chẳng giống, tại sao Bà La Môn lại được?
Lại nữa, Bà La Môn lại được sanh từ miệng của Phạm Thiên. Rồi huynh, đệ, tỉ, muội, tương giao với nhau. Người đời cười chê ngươi có thể làm được. Sao nói là thanh tịnh? Cho nên từ chỗ vọng chấp chẳng tịnh gọi là tịnh. Như một cha mẹ mà sinh ra bốn người con chẳng có giai cấp khác và họ khác.
Như thế, Bà La Môn vì vọng chấp cho rằng đây là Bà La Môn, đây là Sát Đế Lợi, đây là Tỳ Xá, đây là Thủ Đà. Tại sao lại họ của cha và con khác nhau. Cho nên bốn giai cấp ấy đều do chỗ vọng chấp mà sai biệt vậy.
Chẳng phải như voi, ngựa , trâu, dê, lạc đà, hươu, sư tử, hổ, khỉ v.v…chân cẳng mỗi loài mỗi khác. Đây là dấu chân trâu cho đến dấu chân voi có thể phân biệt. Còn như một cây sanh ra hoa quả, điều nầy chẳng có sai khác. Trừ ra hoa kia chỗ xuất phát không giống nhau thì chẳng thể làm cho giống nhau được. Bốn giai cấp của người cũng vậy. Hoặc Bà La Môn, hoặc Sát Đế Lợi, cho đến Thủ Đà tất cả đều cùng một cha mà sanh thì tai sao chấp trước vào bốn giai cấp sai khác?
Lại nữa Thiên Vương tên là Du Điạ Sắt Chí La (Yudhisthira) cung kính chấp tay đến trước Tiên nhơn Phệ Bà Ba Lệ (Vaisampaya) đầu mặt cúi sát chân Tiên Nhơn bạch rằng:
– Thế nào gọi là đức của Bà La Môn? Thế nào gọi là tướng của Bà La Môn? Sự sai biệt về tướng ấy có bao nhiêu loại? Xin ngài giảng cho tôi hiểu rõ.
Lúc ấy Tiên nhơn Phệ Bà Ba Lệ lại bảo với Vua rằng:
– Nhẫn nhục, tinh tấn, tĩnh lự, Bát Nhã gọi là đức tánh của Bà La Môn. Xa lìa tham sân, cho đến không sát hại tất cả loài hữu tình là tướng thứ nhứt của Bà la Môn. Đối với tất cả các tài vật, chẳng tham cầu thọ nhận, là tướng thứ hai của Bà La Môn. Xa rời bạo ác, tánh hạnh ôn hòa, chẳng đối ngã, nhơn, xả ly sự trói buộc cho đến các dục nhiễm là tướng thứ 3 của Bà La Môn. Đối với người thân nữ cho đến bàng sanh lìa nhiễm trước là tướng thứ tư của Bà la Môn. Cho đến thành thục tất cả loài hữu tình, bằng khởi tâm bi mẫn, điều phục các căn thanh tịnh tối thắng tướng thứ 5 của Bà La Môn. Trọn vẹn năm loại nầy gọi là Bà La Môn. Nếu không đủ năm tướng ấy tức gọi là Thủ Đà.
Tiên Nhơn lại bảo Dụ Địa Sắt Sĩ La rằng:
– Chẳng phải do tộc họ, danh tánh, cho đến tu khổ hạnh mà thành Bà La Môn. Nếu vậy, Chiên Đà La cũng đủ năm tiếng, là chơn thật Bà La Môn. Từ lý nầy, Bà La Môn ấy có tên là Thủ Đà. Thủ Đà cũng được gọi là một Bà La Môn.
Vĩ Dụ Địa Sắt Sì La (Yudhisthira) bạch Tiên nhơn rằng:
– Có phải Bà La Môn ấy chẳng sát sanh được quả báo thanh tịnh cũng có thể gọi là Bà La Môn?
Tiên Nhơn lại bảo Du Địa Sắt Sĩ La rằng:
– Có giai cấp riêng biệt, do nhơn duyên tạo tác trong quá khứ trở thành túc nghiệp. Như ở thế gian, do thai sanh ra loài hữu tình. Tất cả đều từ chỗ ô uế mà sanh tùy loại sai biệt. Nhờ giới hạnh và do tu đức nghiệp nên gọi là Bà La Môn. Các Thủ Đà La có đức hạnh cũng thành Bà La Môn. Nếu Bà La Môn chẳng khéo tu đức bị gọi là Thủ Đà La hạ tiện. Lại nữa, đối với năm căn khởi ác nghiệp, thường điều phục giống như giữa biển cả mênh mông, nghĩ đến hữu tình chìm đắm muốn cầu tế độ, khiến cho qua đến bờ bên kia vậy.
Lúc ấy, Vua Dụ Địa Sắt Si La nghe Tiên Nhơn nói hiễu nghĩa rõ ngài lại đem việc ấy hồi hướng, bố thí cho tất cả loài hữu tình, tất cả đều liễu ngộ và phát nguyện rằng:
– Hôm nay ta chẳng vì tự thân mà tham tiếc thân mạng nầy, ngày đêm tu tập nhẫn nhục, xa lìa quyến thuộc, đối với tật đố, tất cả cảnh dục, chẳng chìm đắm nhiễm trước, chỉ cầu giải thoát, hằng tu hành thanh tịnh.
Tiên nhơn bảo Vua Dụ Điạ Sắt Sĩ La rằng:
– Chẳng sát hại loài hữu tình, xa rời tham sân, thực hành hạnh thanh tịnh cao cả. Đây gọi là hạnh của Bà La Môn. Điều phục các căn, bố thí nhẫn nhục, chơn thật phạm hạnh, thương xót tất cả loài hữu tình, tu tập trí huệ gọi là hạnh của Bà La Môn. Xa lìa tà khổ hạnh. Đối với loài hữu tình, biết rõ những sự khổ của họ gọi là hạnh Bà La Môn. Bà La Môn Nga Dã Hằng Lí (Gayatri = Savitri) thường giảng nói theo kinh chú, khổ hạnh lìa chấp, điều phục các căn. Suốt bốn mùa thường bố thí, yêu mến loài hữu tình, xa rời ngủ nghỉ, hằng tu hạnh thanh tịnh trải qua một ngàn kiếp, gọi là chơn thật Bà La Môn.
Tiên nhơn bảo Vua Dụ Địa Sắt La rằng:
– Nếu người rõ biết bốn luận Vệ Đà gọi là Bà La Môn, là giai cấp tối thượng. Nếu giai cấp Thủ Đà La có thể liễu giải làm sao chẳng được chỗ tối thượng. Giống như bốn giai cấp cùng vào thánh cảnh, chỗ dấu vết chẳng thể phân biệt, đây là dấu chân của người hay chẳng phải của người. Một giai cấp hay bốn giai cấp cũng vậy. Do sự giải bày ấy mà gốc chẳng có sai biệt.
Lại như trong thế gian trâu ngựa có hình thù, tướng trạng có khác nhau. Nam nữ hai căn giống nhau chẳng đặc thù. Bà La Môn cùng Sát Đế Lợi, Tỳ Xá, Thủ Đà, tướng của một giai cấp hay bốn giai cấp lại cũng như vậy.
Lại nữa như một người máu thịt, nước tiểu giải, tay chân các căn cùng với nhiều người khác cùng có máu thịt giống như vậy
Lại nữa như Hoa sen, hoa Sát Đản Li ánh sáng măït trăng chiếu vào có thể phân biệt, còn đối với bốn giai cấp sắc tướng chẳng khác nhau. Như thế sai khác chỗ nào?
Lại như trâu ngựa cho đến voi hươu làm việc nhiễm dục mà chẳng giao hội nhau là điều sai biệt. Bây giờ Bà La Môn cùng Sát Đế Lợi ,Tỳ Xá, Thủ Đà h? tương giao hợp mà làm chuyện nhiễm dục thì tất cả cùng là thai sanh thì có gì là sai biệt?
Lại nữa như Bà La Môn sanh ra từ người nữ, thì đối với Bà La Môn cùng họ chị em. Sao lại giao hợp với nhau mà anh, chị, em, chồng, vợ lại như thế. Trong thế gian Thủ Đà La chẳng làm việc này.
Giống như ở thế gian cây Ưu Đàm Bát có hoa quả cành lá tuy có nhiều; nhưng thân và gốc không khác. Chẳng thể phân biệt hoa nầy hoa kia. Bà La Môn kia cũng như thế. Chẳng thể giao hợp với chị em cùng họ được. Người đời chê cười, chẳng phải là việc làm đúng.
Lại nữa như xa rời thân ngữ chẳng thiện, hằng tu tịnh nghiệp nên gọi là một Bà La Môn. Tỳ Xá kia lại cũng như thế được Đại Tiên kia tên là Phược Tư Sát Đà. Lại như lửa ở thế gian có thể thiêu đốt cỏ khô chẳng thể phân biệt. Làm cho Bà La Môn đối với các giai cấp chẳng có sai khác lại cũng như vậy.
Lại nữa như tiên Di Giả Bà Tiên Nhơn gốc gác là từ cha mẹ bán cá sanh ra, chẳng phải do Bà La Môn sanh ra
Lại như vua Bán Noa Phượng (Pandava) anh em năm người đều cùng một mẹ sanh còn cha thì tên khác. Do đây là túc nghiệp giống mẹ mà khác cha, chẳng phải do nơi giai cấp. Mà tất cả đều do vọng chấp phân biệt.
Lại như ở thế gian muối và nước; hình thức tuy có khác; nhưng vị thì không có khác. Túc nghiệp theo thân nầy để hiện lên cũng như thế! Như vậy sự chấp sai lầm thử hỏi làm sao người trí biết phán đoán, mà lại nương vào đó để tin.
Kim Cang Châm Luận.
Dịch xong vào ngày 23 tháng 12 năm 2004 tại Tu Viện Đa Bảo