LUẬN
HOA-NGHIÊM NGUYÊN-NHÂN
Luận-chủ: TÔNG-MẬT Sa-môn, chùa QUÊ PHONG
“MONG RẰNG” SAU NẦY SẼ CÓ NGƯỜI “PHÁT TÂM” ĐÁNH MÁY LẠI, SỮA LẠI CHO HỢP VỚI NGÔN NGỮ HIỆN THỜI.
NAM-MÔ THẬP-PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM-BẢO
(華嚴原人論) Gọi tắt: Nguyên nhân luận. Tác phẩm, 1 quyển, do ngài Khuê phong Tông mật soạn vào đời Đường, được thu vào Đại chính tạng tập 45 kinh số 1886. Mục đích của sách này là phá trừ vọng chấp của Nho giáo, Đạo giáo và suy cứu về nguồn gốc của nhân loại.
Nội dung chia làm 4 thiên:
1. Xích mê chấp: Bác bỏ thuyết Nguyên khí phẫu phán (phân tích nguyên khí) của Nho giáo và thuyết Hư vô đại đạo của Đạo giáo.
2. Xích thiên thiển: Nói về thiên kiến nông cạn của các thuyết trong Phật giáo như: Nhân thiên giáo, Tiểu thừa giáo, Đại thừa pháp tướng giáo, Đại thừa phá tướng giáo, v.v… bác bỏ thuyết chủ trương nghiệp và nguồn gốc, thuyết sắc tâm tương tục, thuyết A lại da duyên khởi, thuyết vạn pháp giai không.…
3. Trực hiển chân nguyên: Theo tông chỉ hiển tính giáo của Nhất thừa Hoa nghiêm, lấy chân tâm của bản giác làm cội gốc của vũ trụ vạn hữu, hiển bày ý chỉ hết thảy hữu tình xưa nay vốn là Phật.
4. Hội thông bản mạt: Dung thông các giáo thuyết đã bác bỏ trước, rồi đưa tất cả vào Nhất thừa phương tiện giáo. Về các bản chú sớ của sách này thì có: Nguyên nhân luận giải 5 quyển, Nguyên nhân luận hợp giải 2 quyển. [X. Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục Q.3; Chư tông chương sớ lục Q.2].
****
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
Hán dịch: Đại Sư Thật Xoa Nan Đà
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
- 01. Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm Thứ Nhất
- 02. Phẩm Như Lai Hiện Tướng Thứ Hai
- 03. Phẩm Phổ Hiền Tam Muội Thứ Ba
- 04. Phẩm Thế Giới Thành Tựu Thứ Tư
- 05. Phẩm Hoa Tạng Thế Giới Thứ Năm
- 06. Phẩm Tỳ Lô Giá Na Thứ Sáu
- 07. Phẩm Như Lai Danh Hiệu Thứ Bảy
- 08. Phẩm Tứ Thánh Đế Thứ Tám
- 09. Phẩm Quang Minh Giác Thứ Chín
- 10. Phẩm Bồ Tát Vấn Minh Thứ Mười
- 11. Phẩm Tịnh Hạnh Thứ Mười Một
- 12. Phẩm Hiền Thủ Thứ Mười Hai
- 13. Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đảnh Thứ Mười Ba
- 14. Phẩm Tu Di Đảnh Kệ Tán Thứ Mười Bốn
- 15. Phẩm Thập Trụ Thứ Mười Lăm
- 16. Phẩm Phạm Hạnh Thứ Mười Sáu
- 17. Phẩm Sơ Phát Tâm Công Đức Thứ Mười Bảy
- 18. Phẩm Minh Pháp Thứ Mười Tám
- 19. Phẩm Dạ Ma Thiên Cung Thứ Mười Chín
- 20. Phẩm Da Ma Cung Kệ Tán Thứ Hai Mươi
- 21. Phẩm Thập Hạnh Thứ Hai Mươi Mốt
- 22. Phẩm Vô Tận Tạng Thứ Hai Mươi Hai
- 23. Phẩm Thăng Đâu Suất Thiên Cung Thứ Hai Mươi Ba
- 24. Phẩm Đâu Suất Kệ Tán Thứ Hai Mươi Bốn
- 25. Phẩm Thập Hồi Hướng Thứ Hai Mươi Lăm
- 26. Phẩm Thập Địa Thứ Hai Mươi Sáu
- 27. Phẩm Thập Định Thứ Hai Mươi Bảy
- 28. Phẩm Thập Thông Thứ Hai Mươi Tám
- 29. Phẩm Thập Nhẫn Thứ Hai Nươi Chín
- 30. Phẩm A Tăng Kỳ Thứ Ba Mươi
- 31. Phẩm Thọ Lượng Thứ Ba Mươi Mốt
- 32. Phẩm Chư Bồ Tát Trụ Xứ Thứ Ba Mươi Hai
- 33. Phẩm Phật Bất Tư Nghì Pháp Thứ Ba Mươi Ba
- 34. Phẩm Như Lai Nhập Thân Tướng Hải Thứ Ba Mươi Bốn
- 35. Phẩm Như Lai Tùy Hảo Công Minh Quang Đức Thứ Ba Mươi Lăm
- 36. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Thứ Ba Mươi Sáu
- 37. Phẩm Như Lai Xuất Hiện Thứ Ba Mươi Bảy
- 38. Phẩm Ly Thế Gian Thứ Ba Mươi Tám
- 39. Phẩm Nhập Pháp Giới Thứ Ba Mươi Chín
- 40. Phẩm Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Thứ Bốn Mươi
- Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm
Nam-mô Diệm-Nhiên Vương Bồ-tát (3 lần)
Mãnh-hỏa diệm diệm chiếu thiết-thành,
Thiết-thành lý diện nhiệt cô-hồn,
Cô-hồn nhược yếu sanh tịnh-độ,
Thính tụng Hoa-Nghiêm bán kệ kinh:
Nhược nhơn dục liểu tri,
Tam thế nhứt thiết Phật,
Ưng quán pháp-giới tánh,
Nhứt thiết duy tâm tạo.
(NGHI THỨC
MÔNG SƠN THÍ THỰC)
Thuở xưa, tại đất Kinh Triệu, có ông Vương-Minh-Cán là người vẫn tạo ác nghiệp, một hôm, nhân bịnh ngặt chết giấc tự thấy có hai người dẫn đường, thấy có một vị Tăng-sĩ bảo rằng : “Đức Địa-Tạng Bồ-tát dạy người đọc lấy bài kệ “Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhứt thế Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhứt thế duy tâm tạo”. ( Người tụng bài kệ ấy, có thể vẹt được cái khổ nơi địa ngục).
Đó, rồi y vào yết kiến Diêm Vương, Vương hỏi : Ngươi có làm được công đức chi không ? Y đáp : chỉ mới thụ trì được một bài kệ, kế tụng lại bài kệ trên. Tiếng vang cả địa-ngục, tội nhân đều được thoát ra … ba ngày y sống tỉnh lại được y đi hỏi thăm các vị Tăng-sĩ và Cư-sĩ, mới biết bài kệ kinh Hoa Nghiêm…
Ôi ! Chỉ tụng có một bài kệ, còn đắc ứng nghiệm như thế huống là tụng toàn bộ kinh ư !
(NHỊ KHÓA HIỆP GIẢI)
Năm 1945, lúc nhập thất 49 ngày tại Chùa Kim Huê (Sa Đéc), ban ngày tôi xem Tạng Luật, ban đêm thì đọc KINH HOA NGHIÊM.
Lúc đến Phẩm “PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN” lòng tôi vui mừng như người đi xa được trở về cố hương, cảm thấy rất quen thuộc, chỉ mấy ngày thôi tôi đã thuộc lòng Phẩm Kinh này.
Từ đó,tôi lập thời khóa riêng của mình: tụng Phẩm PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN…
(Hòa thượng Thích Trí Tịnh)
Có một độ, bút giả (Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm) vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Lời bàn: Thông thường người tụng kinh đều tìm kiến giải, rồi theo kiến giải mà thực hành, như theo Hòa Thượng thì quên hết mọi điều kiến giải, đọc từ đầu đến cuối, thì mới hợp với “CHƠN TÂM BỔN TÁNH”.
Cũng như lìa sáu trần: Sắc, Thanh, Hương,Vị, Xúc, Pháp mà có sự hiểu biết , thì đó mới là CHƠN TÂM của chính mình. (KINH LĂNG NGHIÊM)
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!
Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Kinh
Tung hoành giao thái
Tuyệt đãi u linh.
(Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Kinh
Dọc, ngang giao chói sáng
Tuyệt đối, thể u linh.)
Một Trăm Bài Kệ Niệm Phật
của Triệt Ngộ Ðại Sư
Việt dịch và Lược giải: Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm
The Ten Dharma Realms are not Beyond a Single Thought
Where do the Ten Dharma Realms come from?
If anyone wishes to understand
All PEOPLE of the three periods of time,
He should contemplate the nature of the Dharma Realm;
The Tathagatas are made from the mind alone.
…
Avatamsaka Sutra said: If anyone wishes to understand / All BUDDHAS of the three periods of time, / He should contemplate the nature of the Dharma Realm; / Everything is made from the mind alone.
I changed the second line to say, All PEOPLE of the three periods of time, and I also changed the last line to The Tathagatas are made from the mind alone.
Buddhas are created from the MIND.
If your mind cultivates the BUDDHADHARMA, you will become a BUDDHA.
If your mind likes the BODHISATTVAS, you can practice the Bodhisattva Way and become a BODHISATTVA.
If your mind wants to fall into the HELLS, YOU ARE BOUND TO FALL.
( Verses and Explanation by the Venerable Master Hsuan Hua)