LUẬN ĐẠI TÔNG ĐỊA HUYỀN VĂN BỔN
Bồ-tát Mã Minh tạo luận
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Phần thứ 7: ĐẠI QUYẾT TRẠCH ĐẠI HẢI BỘ TẠNG ĐẠO LỘ

Như vậy đã nói về phần Đại quyết trạch Độc Nhất Sơn Vương – Ma Ha Sơn Vương. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch đại hải bộ tạng đạo lộ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói:

Trong phạm vi Đại hải bộ tạng
Toàn bộ phát sanh mười loại pháp
Nghĩa là có năm loại phi không
Cho đến năm loại vô thường.

Luận nói: Trong phần Đại hải bộ tạng đạo lộ này, kiến lập bao nhiêu pháp để làm phần lượng của bộ tạng? Đó gọi là kiến lập thể của mười loại pháp, lấy đó làm phạm vi của Đại Hải Bộ Tạng. Trong kinh Ma-ha-diễn Địa nói như vầy: “Trong phần thực hiện tu đạo đối với Câu Câu Hải Tạng, chỉ có mười pháp chứ không có pháp nào khác”. Cho đến nói rộng. Như kệ nói: “Trong phạm vi Đại hải bộ tạng, toàn bộ phát sanh mười loại pháp”. Vì nghĩa nào mà thuận theo biết có mười loại? Do năm loại phi không và năm loại vô thường, tất cả đều sai biệt. Như kệ nói: “Nghĩa là có năm loại phi không, cho đến có năm loại vô thường”. Mười loại pháp ấy, danh tự hình tướng của nó sẽ như thế nào?

Kệ nói:

Xa rời chướng ngại và có thật
Tánh lửa và ánh sáng hiện tại
Dấy lên phát ra ở bên trong
Lòng đất ẩn tàng Đại Long Vương.
Như vậy là năm loại danh tự
Gọi là phi không và bất cộng
Động khởi, chỉ trì và dị biến
Tán hoại cùng đại lực vô minh.
Như vậy là năm loại danh tự
Gọi là vô thường và bất cộng
Mỗi loại đều có một thứ nhất
Do vì để cầu xin sức lực
Lập môn thật sự vốn thâu tóm
Giống như pháp thuận theo quán sát.

Luận nói: Thế nào gọi là năm loại phi không quyết định trú pháp?

Đó là:

1. Xa rời chướng ngại phi không quyết định trú pháp.
2. Có thật phi không quyết định trú pháp.
3. Tánh lửa phi không quyết định trú pháp.
4. Ánh sáng hiện tại phi không quyết định trú pháp.
5. Dấy lên phát ra sâu bên trong quyết định trú pháp.

Đây gọi là năm loại phi không. Như kệ nói: “Xa rời chướng ngại và có thật, Tánh lửa và ánh sáng hiện tại, Dấy lên phát khởi ở bên trong, Lòng đất ẩn tàng Đại Long Vương”. Như vậy, năm tên gọi là năm loại phi không quyết định trú pháp, danh tự sai biệt không cùng nhau, chuyển đổi khác nhau. Như kệ nói: “Như vậy là năm loại danh tự, Gọi là phi không và bất cộng”.

Thế nào gọi là năm loại vô thường hư giả chuyển pháp? Đó là:

1. Động khởi vô thường hư giả chuyển pháp.
2. Chỉ trì vô thường hư giả chuyển pháp.
3. Dị biến vô thường hư giả chuyển pháp.
4. Tán hoại vô thường hư giả chuyển pháp.
5. Đại lực vô thường hư giả chuyển pháp.

Đây gọi là năm loại vô thường. Như kệ nói: “Động khởi – chỉ trì và dị biến, Tán hoại cùng đại lực vô minh”. Như vậy, năm tên gọi là năm loại vô thường hư giả chuyển pháp, danh tự sai biệt không cùng nhau, chuyển đổi khác nhau. Như kệ nói: “Như vậy là năm loại danh tự, gọi là vô thường và bất cộng”. Ẩn tàng sâu bên trong và đại lực vô minh là hai pháp như vậy, khí lực lập môn không phải chọn lấy thật thể, hãy quán sát kỹ càng! Như kệ nói: “Mỗi loại đều có một thứ nhất, vì để cầu xin sức lực, lập môn thật sự vốn thâu gồm, giống như pháp nên quán sát”.

Như vậy đã nói về phần kiến lập danh tự không như nhau. Tiếp theo sẽ nói về phần sai biệt của nghĩa lý đã giải thích. Như thế, năm loại phi không quyết định trú pháp, mỗi loại đều có bao nhiêu số? Đó là tất cả mỗi pháp đều có hai loại của nó. Thế nào gọi là hai loại xa rời chướng ngại? Một là giữ thân xa rời chướng ngại. Hai là biến chuyển xa rời chướng ngại.

Nói về giữ thân xa rời chướng ngại, là không có chướng ngại nên thân luôn luôn quyết định không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển xa rời chướng ngại, là kiến lập vạn hữu làm cho tự tại. Đây gọi là hai loại xa rời chướng ngại. Thế nào gọi là hai loại có thật? Một là giữ thân có thật. Hai là biến chuyển có thật. Nói về giữ thân có thật, là thân thường bình đẳng và luôn luôn quyết định không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển có thật, là kiến lập sai biệt làm cho an trú. Đây gọi là hai loại có thật.

Thế nào gọi là hai loại tánh lửa? Một là giữ thân theo tánh lửa. Hai là biến chuyển theo tánh lửa. Nói về giữ thân theo tánh lửa, là thân tàng trữ công đức trong sáng luôn luôn quyết định không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển theo tánh lửa, là trần lụy đồng thời chuyển hóa tùy thuận mà thành tựu. Đây gọi là hai loại tánh lửa. Thế nào gọi là hai loại ánh sáng hiện tại? Một là giữ thân theo ánh sáng hiện tại. Hai là biến chuyển theo ánh sáng hiện tại. Nói về giữ thân theo ánh sáng hiện tại, là thân bắt đầu trở nên nồng đượm thì quyết định luôn luôn không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển theo ánh sáng hiện tại, là tùy thuận lưu chuyển không hề ngăn ngại. Đây gọi là hai loại ánh sáng hiện tại. Thế nào gọi là hai loại sâu bên trong? Một là giữ thân sâu bên trong. Hai là biến chuyển sâu bên trong. Nói về giữ thân sâu bên trong, là trong phạm vi xa rời bặt dứt mà thân luôn luôn quyết định không hủy hoại sai lầm. Nói về biến chuyển sâu bên trong, là trong các pháp vô vi có được sự tự tại. Đây gọi là hai loại sâu bên trong. Như đã nói ở trước, nghiệp dụng sai biệt của năm loại vô thường, tất cả mỗi loại như thế nào? Đó là như thứ tự sanh ra mọi sai lầm vô lượng vô biên lỗi lầm lớn, không để sót điều gì. Nắm giữ chắc chắn mọi sai lầm nghiêm trọng nhiều đến mức vô lượng vô biên, không để sót điều gì. Biến đổi hết thảy lượng vô biên biển công đức lớn, hoàn toàn không sót lại gì. Hoại diệt hết thảy vô lượng vô biên biển công đức lớn, hoàn toàn không sót lại gì, thân tự tại trong che đậy, chướng ngại chẳng phải công đức – chẳng phải lỗi lầm, đều không có sót lại. Năm pháp như vậy, tự Thể và phẩm chất mỗi loại đều sai biệt, hãy quán sát tường tận.

Như vậy đã nói về phần sai biệt của nghĩa lý được giải thích. Tiếp theo sẽ nói về phần dựa vào địa vị quyết định an lập. Như trước đã nói, năm mươi mốt phần vị Chân kim cang, hiện bày khắp bao nhiêu xứ?

Kệ nói:

Như vậy năm mươi mốt phần vị
Đầy khắp đối với năm loại xứ
Hành giả căn trí rất thông minh
Tự mình khéo biết để quyết trạch.

Luận nói: Như trước đã nói, năm mươi mốt phần vị trong năm loại xứ: Biến – Ly – Ngại v.v… không đâu là không đến được, không đâu không thông suốt. Vì nghĩa này mà phần vị Đại kim cang có năm loại nên biết. Như kệ nói: “Như vậy năm mươi mốt phần vị, Đầy khắp đối với năm loại xứ”. Phần vị như vậy hàng lợi căn có thể biết được, không phải là cảnh giới của hàng độn căn, nguyên cớ do đâu? Vì đạt tới cực điểm rất sâu xa, hết sức nhanh nhạy rõ ràng, vô cùng bí mật. Như kệ nói: “Hành giả căn trí rất thông minh, Tự mình khéo biết để quyết trạch”.

Lại cũng là hai xứ nên phần vị cũng là hai, phải nhận biết! Vì thế đầy đủ có mười loại. Nhưng nay đã nói là biến đổi chẳng phải thân, kiến lập phần vị khác hẳn tổng quát có bao nhiêu số? Bản thân của chữ sai biệt thì tướng trạng đó thế nào? Kệ nói:

Kiến lập riêng phần vị – số lượng
Tổng quát có mười loại phần vị
Dần dần cho đến hết – không hết
Không biến động và đồng thời diệt
Phần vị một không và một có
Địa vị của trí trí – đoạn trí
Gặp nhau cùng gạt bỏ – thiết lập
Từng phía từng phía chuyển tụ hội
Đầy đủ mười loại phần vị này
Môn – giới – lượng thảy đều viên mãn.

Luận nói: Kiến lập riêng về phần vị, tổng quát có mười loại. Thế nào là mười loại? Đó là:

1. Phần vị dần dần luôn luôn không vượt quá.
2. Phần vị cuối cùng khắp nơi hết – không hết.
3. Phần vị không biến động trong mọi thời gian.
4. Phần vị cả hai tồn tại các pháp đều diệt.
5. Phần vị dường như một “không” thích hợp với một “có”.
6. Phần vị chủ thể đoạn – đối tượng đoạn toàn là trí.
7. Phần vị lực huân tập đối lập nhau – phù hợp nhau.
8. Phần vị thuận theo nơi loại trừ chướng ngại lập nên địa vị.
9. Phần vị chân – vọng thích hợp với giới hạn có – không.
10. Phần vị các pháp cùng một loại tụ hội như nhau.

Đây gọi là mười loại. Như kệ nói: “Kiến lập riêng phần vị và số lượng, tổng quát có mười loại phần vị, dần dần cho đến hết – không hết, không biến động và đồng thời diệt, phần vị một không và một có, địa vị của trí trí – đoạn trí, gặp nhau cùng gạt bỏ – thiết lập, từng phía từng phía chuyển tụ hội”. Tùy theo có một Biệt tướng để kiến lập Tổng tướng, chắc chắn phải đầy đủ tất cả phần vị Biệt tướng, mới có thể kiến lập phần vị đạt Tổng tướng hay sao? Chắc chắn phải đầy đủ Biệt – Tổng thì mới thành tựu. Như kệ nói: “Đầy đủ mười loại phần vị này, môn – giới – lượng thảy đều viên mãn”. Như vậy, phần vị của mười loại Biệt – Tổng, phủ khắp bao nhiêu xứ? Phủ khắp năm xứ, đó là chuyển hóa thâu gồm trong phạm vi năm loại xứ, mỗi xứ vốn có năm mươi mốt phần vị kim cang, trải qua các phần vị cũng có phần vị của mười loại Biệt tướng. Phần vị đại Tổng tướng toàn bộ có bao nhiêu số, phủ khắp bao nhiêu xứ? Kệ nói:

Phần vị tổng quát có ba loại
Đó là ba bậc thượng trung hạ
Chỉ phủ khắp trong năm loại xứ
Nên biết chẳng phải phần vị khác.

Luận nói: Phần vị của thể đại tánh tổng địa căn bản, tổng quát có ba loại. Thế nào là ba loại?

Một là phần vị hướng lên cao chuyển tiếp cao lên hơn nữa. Hai là phần vị an trú tự nhiên trong phạm vi ở giữa. Ba là phần vị xưa nay chuyển tiếp xuống phía dưới. Đây gọi là ba loại. Như kệ nói: “Phần vị tổng quát có ba loại, đó là ba bậc thượng trung hạ”. Như vậy, ba loại Tổng tướng tùy theo Biệt tướng phát sanh mà có, chỉ phủ khắp và chuyển trong năm xứ chứ không phải là những phần vị khác. Hãy quán sát kỹ! Như kệ nói: “Chỉ phủ khắp trong năm loại xứ, nên biết chẳng phải phần vị khác”.

Như vậy đã nói về phần dựa vào địa vị quyết định an lập. Tiếp theo sẽ nói về phần dựa vào địa vị biết số pháp đủ – thiếu. Như trước đã nói về hai loại giữ thân và biến chuyển của mười loại pháp căn bản, thì trong phần vị kim cang là tận hay bất tận? Nghĩa là nếu ở trong phần vị giữ thân, thì chỉ có năm đức mà không hề có năm pháp nào khác, nếu ở trong phần vị biến chuyển, thì mười pháp đầy đủ không hề thiếu đi loại nào. Do vì nghĩa này mà hai phần Tổng – Biệt có và không có cũng rõ. Như vậy đã nói về phần dựa vào địa vị biết số pháp đủ – thiếu. Tiếp theo sẽ nói về phần so sánh mức lượng công đức và sai lầm để hiển bày tông chỉ. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói:

Khởi – tánh – chỉ cùng với hiện tại
Biến – không – hoại cùng với có thật
Lực – long như thứ tự đối chiếu
Có tương tự mà chọn lấy nhiều.

Luận nói: Hình tướng đối chiếu mức lượng đối trị chướng ngại – soi chiếu che lấp, nếu như theo thứ tự động khởi vô thường, tánh lửa trú pháp – chỉ trì vô thường, ánh sáng hiện tại trú pháp – dị biến vô thường, xa rời chướng ngại trú pháp – tán hoại vô thường, có thật trú pháp – đại lực vô thường, xuất hiện Long vương, thì lấy đó làm mức lượng. Như kệ nói: “Khởi – tánh – chỉ cùng với hiện tại, Biến – không – hoại cùng với có thật, Lực – long như thứ tự đối chiếu”. Đối chiếu mức lượng như vậy, luôn luôn chuyển hay sao? Cùng lượng chuyển hay sao? Cùng lượng chuyển nên biết! Như kệ nói: “Có tương tự mà chọn lấy nhiều”.

Như vậy đã nói phần so sánh mức lượng công đức và sai lầm để hiển bày tông chỉ. Tiếp theo sẽ nói phần thuận theo thứ tự giải thích riêng để nói rộng. Và phần xa rời chướng ngại an bày hình tướng hiển thị thế nào? Chủ – bạn đối trị chướng ngại sẽ như thế nào? Kệ nói:

Trong thân thể xa rời chướng ngại
Có năm mươi mốt loại phần vị
Trong năm mươi mốt loại phần vị
Có ba loại Tổng tướng căn bản.
Trong ba loại Tổng tướng căn bản
Có phần vị mười loại Biệt tướng
Trong năm mươi mốt loại thứ nhất
Từng loại một đều là tất cả.
Có đầy đủ mười số căn bản
Số đầu là chủ – sau là bạn
Tiếp theo đầu tiên chủ – sau bạn
Như thứ tự thuận theo quán sát.

Luận nói: Ở trong vị xa rời chướng ngại, có năm mươi mốt loại phần vị kim cang. Ở trong phần vị này, có ba loại phần vị Tổng tướng căn bản. Ngay trong Tổng tướng này, có mười loại phần vị Biệt tướng tách ra. Như kệ nói: “Trong thân thể xa rời chướng ngại, có năm mươi mốt loại phần vị, trong năm mươi mốt loại phần vị, có ba loại Tổng tướng căn bản, trong ba loại Tổng tướng căn bản, có phần vị mười loại Biệt tướng”. Trong các địa vị kim cang thì từng phần vị một đều có đủ số căn bản. Như kệ nói: “Trong năm mươi mốt loại thứ nhất, từng loại một đều là tất cả, có đầy đủ mười số căn bản”. Chủ và bạn đều có hai. Thế nào là hai chủ? Một là chủ chủ. Hai là bạn chủ. Thế nào là hai bạn? Một là bạn bạn. Hai là chủ bạn. Nói chủ chủ, là vì xa rời chướng ngại. Nói bạn chủ, là chuyển sang bậc hai. Nói bạn bạn, là trừ ra năm pháp căn bản chỉ còn lại quyến thuộc. Nói chủ bạn, là trừ ra pháp xa rời chướng ngại chỉ còn lại bốn pháp. Như kệ nói: “Số đầu là chủ-sau là bạn, tiếp theo đầu tiên chủ-sau bạn, như thứ tự thuận theo quán sát”. Trong địa Kim cang thì ba loại Tổng tướng an lập thế nào? Nghĩa là tâm tín ban đầu lấy đó làm bắt đầu, Đà Địa về sau lấy đó làm kết thúc, theo thứ tự dần dần chuyển đổi, vì thế kiến lập phần vị hướng lên cao, từ cao chuyển tiếp đi. Đà Địa về sau lấy đó làm khởi đầu, tâm tín thứ nhất lấy đó làm kết thúc, theo thứ tự dần dần chuyển đổi, vì thế kiến lập phần vị hướng xuống phía dưới từ dưới chuyển đi. Hai phần thượng-hạ từng phần vị một đều xa rời giới hạn trú vào trung đạo để quyết định an lập, vì thế kiến lập phần vị an trú tự nhiên trong phạm vi ở giữa. Do nghĩa này nên mười loại Biệt tướng chỉ có bậc thượng-bậc hạ mà không có bậc trung. Vả lại, dựa vào phần bậc Thượng kiến lập mười phần vị, hình tướng thế nào? Kệ nói:

Niềm tin đã trải qua năm sự
Cho đến phần vị lúc cuối cùng
Một việc đến kết quả cuối cùng
Chuyển đổi trong phạm vi bình đẳng.
Đối trị-chướng ngại diệt như nhau
Đối trị-chướng ngại không đồng thời
Là dùng trí để đoạn trừ trí
Trên dưới cùng chiếu rọi lẫn nhau.
Lúc đầu không có mà nay có
Đối trị-chướng ngại tự phân rõ
Chuyển đổi như nhau không sai khác
Như thứ tự thuận theo quán sát.

Luận nói: Dựa vào phần vị hướng lên cao từ trên cao chuyển đi, thấy có mười phần vị khác biệt, hình tướng như thế nào? Nghĩa là dùng năm loại phi không trú pháp, đối trị với năm loại pháp hư giả chuyển. Như thứ tự ấy không vượt lên trước mà dần dần chuyển đổi, kiến lập phần vị luôn luôn không vượt quá thứ tự. Như kệ nói: “Niềm tin đã trải qua năm sự, cho đến phần vị lúc cuối cùng”. Vì lấy năm sự đối trị năm sự tùy theo những gì thích hợp với một kết quả cuối cùng, nên kiến lập phần vị cuối cùng khắp nơi hết-không hết. Như kệ nói: “Một việc đến kết quả cuối cùng. Do dùng năm sự đối trị năm sự, không thêm không bớt không lớn không nhỏ một mực bình đẳng Trung đạo Thật tướng, cho nên kiến lập phần vị không biến động trong mọi thời gian. Như kệ nói: “Chuyển đổi trong phạm vi bình đẳng”. Vì dùng năm sự sửa trị năm sự, thì tùy theo lúc chướng ngại không còn thì thể trí tuệ ấy cũng lập tức không còn, kiến lập phần vị cả hai tồn tại các pháp đều diệt. Như kệ nói: “Đối trị-chướng ngại diệt như nhau”. Vì dùng năm sự đối trị năm sự, nên đối trị khởi lên thì không có chướng ngại, chướng ngại xảy ra lại không có đối trị, do đó không thể nào tiếp cận-không thể nào cùng tiến hành-không thể nào đạt đến được, nên kiến lập phần vị dường như một “Không” thích hợp với một có. Như kệ nói: “Đối trị-chướng ngại không đồng thời”. Do dùng năm sự đối trị năm sự, sức lực của sửa trị thắng được thì thay đổi tất cả chướng ngại làm thành quyến thuộc sửa trị, cũng dùng năng lực hơn hẳn để đoạn trừ quyến thuộc, kiến lập phần vị chủ thể đoạn, đối tượng đoạn toàn là trí. Như kệ nói: “Là dùng trí để đoạn trừ trí”. Vì thế dùng năm sự đối trị năm sự, tùy theo những gì thích hợp để phần vị bậc thượng và phần vị bậc hạ soi chiếu thông suốt lẫn nhau, tùy theo chúng thích ứng đoạn trừ chướng ngại nhau nên, kiến lập phần vị lực huân tập đối lập nhau-phù hợp nhau. Như kệ nói: “Trên dưới cùng chiếu rọi lẫn nhau”, nên dùng năm sự đối trị năm sự. Lại tùy theo chướng ngại đã đoạn là hư vọng vốn không có, nên địa vị an lập cũng vốn không có, kiến lập phần vị là thuận theo nơi loại trừ chướng ngại mà lập nên địa vị. Như kệ nói: “Lúc đầu không có mà nay có”, nên dùng năm sự đối trị năm sự. Lại sửa trị đều là trong sáng mà chướng ngại đều là đen tối, đối trị đoạn trừ mọi sự việc kia đều đã được phân rõ, tác dụng chướng ngại che lấp này đều đã đầy đủ, kiến lập phần vị chân -vọng thích hợp với giới hạn có-không. Như kệ nói: “Đối trịchướng ngại tự phân rõ”, nên dùng năm sự đối trị năm sự. Lại hai pháp đối trị và chướng ngại không có hai-không tách biệt, chỉ một vị bình đẳng cùng một thể-một tánh-một nghiệp-một dụng, nên kiến lập phần vị các pháp cùng một loại tụ hội như nhau. Như kệ nói: “Chuyển đổi như nhau không sai khác”. Cho nên các phần vị như kệ giải thích, như thế mà chuyên tâm quán sát thì lý ấy rõ và nguồn gốc nơi chốn ngay lúc đó có đủ. Như kệ nói: “Như thứ tự thuận theo quán sát”. Đây gọi là dựa vào phần xa rời chướng ngại an lập các phần vị Tổng-Biệt để hiển thị sự sai biệt ở bậc Thượng. Tiếp theo dựa vào phần bậc hạ để kiến lập mười môn, hình tướng thế nào? Kệ nói:

Như trước đã nói về mười nghĩa
Thuận theo thích hợp với Như Như
Hủy hoại-đạt được Thể về Không
Dần dần theo thứ tự chuyển đổi.

Luận nói: Dựa vào hướng xuống dưới, từ dưới chuyển đi thấy có mười phần vị khác biệt, hình tướng như thế nào? Nghĩa là như trước đã nói trong mười loại nghĩa, tùy theo chúng thích hợp lần lượt thuận theo với Như Như, hủy hoại chúng để đạt được thể đó trở về Không tồn tại vốn có. Như kệ nói: “Như trước đã nói về mười nghĩa, thuận theo thích hợp với như như, hủy hoại-đạt được thể về không”. Như vậy, các phần vị là đồng thời chuyển, hay là chuyển, có trước sau? Vì chuyển có trước sau chứ không phải là đồng thời, như kệ nói: “Dần dần theo thứ tự chuyển đổi”. Vì thế đối với các pháp còn lại đều như vậy và như vậy, lần lượt thuận theo như như. Nếu nói rõ về tạo tác của chúng thì nên quán sát tướng trạng chuyển biến riêng biệt. Do sự tồn tại vốn có, vì là chủ vốn có, vì là chủ vốn có nên mỗi tướng thảy đều có hai chuyển như vậy. Đồng thời chuyển và chuyển có trước sau có hai nghĩa. Thế nào là hai? Một là kiến lập chuyển, là xác định trước sau. Hai là bổn tánh chuyển, vì không có trước sau. Đây gọi là hai chuyển. Như trước đã nói các phần thuộc các loại sai biệt, tên gọi giống nhau mà nội dung khác nhau, hãy tư duy thuận theo quán sát!

 

Phần thứ 8: ĐẠI QUYẾT TRẠCH THÂM LÝ XUẤT HƯNG ĐỊA TẠNG ĐẠI LONG VƯƠNG

(Phần quyết trạch về Đại Long Vương xuất hiện trong lòng đất sâu)

Như đã nói về phần Đại quyết trạch đại hải bộ tạng đạo lộ. Tiếp theo sẽ nói về phần Đại quyết trạch thâm lý xuất hưng địa tạng Đại Long Vương. Tướng trạng đó thế nào? Kệ nói:

Trong thể của Địa Tạng Long Vương
Tổng quát phát sanh hai loại nghĩa
Đó là nghĩa về tạng công đức
Cùng với nghĩa về tạng lỗi lầm.

Luận nói: Ở trong thể của Địa Tạng Đại Long Vương xuất hiện trong lòng đất sâu, có hai nghĩa. Thế nào là hai? Một là nghĩa kho tàng công đức căn bản. Hai là nghĩa kho tàng lỗi lầm căn bản. Nói nghĩa kho tàng công đức căn bản, vì Đại Long Vương này làm kho tàng căn bản của bốn loại phi không. Nói nghĩa kho tàng lỗi lầm căn bản, vì Đại Long Vương này làm kho tàng căn bản của bốn loại vô thường. Như kệ nói: “Trong thể của Địa Tạng Long Vương, tổng quát phát sanh hai loại nghĩa, đñoù laø nghóa veà taïng coâng ñöùc, cung với nghĩa về tạng lỗi lầm”. Có đủ nghĩa của hai tạng, thì Địa Tạng Long Vương cư trú nơi nào? Phần lượng đó bao nhiêu lý (dặm), các hình tướng dài ngắn lớn nhỏ…sẽ như thế nào? Kệ nói:

Cư trú trong Án-bà-thi-ni
Khoảng cách là năm mươi mốt lý
Thân dài số một ngàn do tuần
Đầu có lông nhỏ Bà-đa-đề.
Luôn luôn phun ra bốn loại nước
Đuôi có lông mềm Xá-già-tất
Luôn luôn phát ra bốn loại gió
Màu sắc giống như ngọc pha lê.

Luận nói: Nay trong kệ này là trình bày về nghĩa gì? Là muốn hiển thị đưa ra Sự hiện rõ lý để khai triển đại dương của pháp vốn có. Đại Long Vương này cư trú nơi nào? Nghĩa là ở trong phạm vi Án-bà-thi-ni. Như kệ nói: “Cư trú trong Án-bà-thi-ni”. Ra khỏi nước đi vào đất liền thì khoảng cách là bao nhiêu? Nghĩa là từ đáy nước hướng đi vào đất liền, khoảng cách là năm mươi mốt do tuần. Như kệ nói: “Khoảng cách là năm mươi mốt lý”. Thân của Đại Long Vương kia dài có số lượng bao nhiêu? Một ngàn do tuần không thêm bớt gì. Như kệ nói: “Thân dài số một ngàn do tuần”. Đại Long Vương ấy ở trên đầu của mình, có lông dài nhỏ màu trắng tinh khiết gọi là Bà-đa-đề, từ đầu của lông này phun ra bốn loại nước. Thế nào là bốn loại? Đó là:

1. Loại nước Trung không, nước này vượt ra ngoài các nước bụi bặm (Trần tục) Không lấy làm bên trong – Có lấy làm bên ngoài, do đó mà sanh ra.

2. Loại nước Phương đẳng, vượt ra ngoài nước trần tục, bốn góc cách đều nhau không sai khác.

3. Loại nước Thường thục, vượt ra ngoài nước trần tục, trong tất cả mọi nơi-vào tất cả mọi lúc, luôn luôn ấm áp.

4. Loại nước Diệu minh, vượt ra ngoài nước trần tục, ánh sáng trắng tinh khiết luôn luôn trước mắt. Đây gọi là bốn loại nước. Như kệ nói: “Đầu có lông nhỏ Bà-đa-đề, luôn luôn phun ra bốn loại nước”. Cũng từ mút đuôi của Long vương ấy, có một sợi lông mềm gọi là Xá-già-tất, cũng từ mút lông này, phát ra bốn loại gió. Thế nào là bốn loại? Đó là:

1/. Loại gió Phát trần, lúc làn gió này dấy lên đi qua nhiều trung gian, phát khởi vô lượng vô biên loại trần (pháp trần).

2/ Loại gió Trì trần, lúc làn gió này phát ra, làm cho các trần dừng lại hoàn toàn an trú.

3/ Loại gió Biến trần, lúc làn gió này xuất hiện đi qua nhiều trung gian, thay đổi các loại vàng ngọc trở thành sỏi đá.

4/ Loại gió Hoại trần, lúc làn gió này xuất hiện đi qua nhiều trung gian, hủy hoại hết mọi thứ vàng ngọc trở thành không có. Đây gọi là bốn loại gió. Như kệ nói: “Đuôi có lông mềm Bà-đa-đề, luôn luôn phát ra bốn loại gió”. Màu sắc nơi thân Long vương kia ví như pha lê không có màu sắc nhất định. Như kệ nói: “Màu sắc giống như ngọc pha lê”. Cư trú trong Án-bà-thi-ni, là dụ cho bổn tánh của Vương không trú trong bổn xứ. Khoảng cách là năm mươi mốt lý, là dụ cho địa vị Chân kim cang xác định về số lượng phẩm loại. Thân dài số một ngàn do tuần, là dụ cho bổn tánh của Vương có đủ ngàn loại công đức. Đầu có lông nhọn Bà-đa-đề, là dụ cho bổn tánh của Vương đối với những phẩm loại thanh tịnh phát sanh ra mọi phương tiện. Luôn luôn phát ra bốn loại nước, là dụ cho bốn loại phi không trú pháp. Đuôi có lông mềm Xá-già-tất, là dụ cho bổn tánh của Vương đối với những phẩm loại nhiễm trước phát sanh các loại nghiệp dụng. Luôn luôn phát ra bốn loại gió, là dụ cho bốn sắc thái vô thường. Màu sắc giống như ngọc pha lê, là dụ cho bổn tánh của Vương không thâu tóm nhiễm, tịnh. Như thứ tự ấy thuận theo tư duy kỹ càng để chọn lựa! Lại nữa, khoảng cách giữa nơi đến và đáy nước biển lớn của trụ xứ, là dụ cho năm mươi mốt loại phần vị kim cang đã đầy đủ. Lúc xuất hiện đến biển lớn, là dụ cho các loại chúng sanh không thuần nhất. Lúc sóng biển ngừng lặng là dụ cho lúc tâm thiện phát sanh, lúc sóng luôn luôn cuộn lên là dụ cho lúc tâm ác phát động, cũng là an trú tâm, phải nên quán sát kỹ. Trong Kinh Bổn Hạnh Thượng Địa Nhất Vị Bình Đẳng Diệu Pháp Vô Biên Nghiệp Dụng Cụ Túc Đại Hải Bảo Luân Diệu Nghiêm Vương Tử, có nói như vầy: “Sanh ra pháp bốn đạo, không thể là bốn đạo, tâm trong sự bặt dứt của xa rời và thâu tóm. Sanh ra pháp, bốn luân, không thể là bốn luân, tâm trong sự bặt dứt của xa rời và thâu tóm”. Nhưng thiết lập danh tự, nói về đại lực vô minh ấy, là thuận theo pháp đã phát sanh để kiến lập danh tự”. Cho đến nói rộng.