LUẬN ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC
Biên soạn: Pháp Xứng – Hán dịch: Pháp Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 9
Phẩm 6: HỘ THÂN
Phần 2
Như vậy, người đi khất thực đối với vật bố thí nên khởi lên ba niệm trụ. Nghĩa là thương các côn trùng ở trong thân mình mà thành tựu lợi ích cho tất cả chúng sanh và nhiếp thọ chánh pháp. Lại phải theo sự giáo hóa của Như Lai mà mọi việc làm đều phải giữ chánh niệm. Ban đầu nên lấy âm thanh của “Chân ngôn” làm cơ sở để thủ hộ và đối với tam muội vương đế lý nói minh chú Mạn-noa-la để làm lợi ích. Nay nói chú: “Na mô tát lý chuyên một đà mạo đề tát chùy nam án vĩ la nhạ vĩ la nhạ ma ha chuyên nhĩ lý tát đa bà la đế bà la đế đát la dĩ đát la dĩ vĩ đà mạt đế tam bán nhạ nhĩ đa la mạt đế tất đà khất lý đát thuốc tát chuyên ha”. Nếu tụng chú nầy thì đạt được tất cả mạn-noa-la hoặc được tám vạn biến tâm niệm của Như Lai. Sao gọi là tất cả? Nghĩa là mạn-noa-la tối thượng trong thế gian và xuất thế gian tất có khả năng thâm nhập. Lại nói chân ngôn: “Ma mạc tất đế lý dã đề vĩ ca nam đát đà nga đa nam tát lý chuyên bát đế đạt lý ma đa mạt lăng na ha tam ma tam ma tam mãn đa bộ nan đát đa chuyên bát đế xá tát nhĩ hát la hát la tam ma la tam ma noa vĩ đôn đa la nga một đà đạt lý ma đế tát la tát la tát ma mạt la hát bà hát bà đát la dã đát la dã nga nga na ma ha chuyên lạc xoa nê nhập chuyên la na bà bôn lý tát chuyên ha”.
Nên biết đây là tất cả thân của Như Lai rất là tôn quý không ai có thể sánh bằng. Người bắt đầu tu hành, đối với Phật, chúng sanh, khi tu tập vô lượng pháp môn, thì các ma cùng khởi các sự xấu ác, nên phải dùng sự tối thượng như vậy để gìn giữ. Nghĩa là hoặc dùng tay đánh, hoặc dùng tro, hạt cải trắng hay nước sạch v.v… tùy ý mà kiết giới. Lại nữa, nếu có các bệnh tật thì dùng chân ngôn gia trì vào nước thuốc để trị liệu. Hoặc trong rừng, dùng hoa cô-tô-ma đối trước tháp miếu, ảnh tượng và kinh điển của Phật để cúng dường đồng thời quán duyên Phật và Bồ-tát v.v… với tâm ưa làm lợi ích cho tất cả chúng sanh thì bệnh nặng ấy, chắc chắn được Dược-xoa chữa trị mà vì nói pháp giải thoát. Lại nữa, trước hết nên niệm tu tập hạnh Phổ hiền, đối với nghi thức nầy nên phải thuần tín. Nghĩa là phải chuyên tâm trì niệm “Tam muội để lý” nầy. Giả sử không tắm gội súc miệng sạch sẽ và không thanh tịnh hoặc ăn cá thịt đều không có lỗi lầm. Tuy nhiên, nếu tác ấn khế hợp với chân ngôn thì không được ăn, không được trái với bản nguyện, cũng không nên cùng người khác đồng nằm chung giường, không nên nhảy nhót. Đối với học hạnh tín giải nầy không có khuynh động cũng chớ nghi hoặc. Nếu trước có phá giới nầy thì nay cũng thành tựu, dù có trí hay không có trí nhất định cũng thành. Lại như có thuyết nói: “Nếu tâm Bồ-đề kiên cố thì đạt được sự chú ý chuyên nhất và xa lìa nghi hoặc nầy đồng thời rốt ráo thành tựu”.
Luận nói: Người có tâm Bồ-đề thì kiên cố, nhất định thuyết chân ngôn để làm lợi ích cho các hàng phàm phu v.v… khiến cho tâm không thoái lui, mà tùy thuận theo các địa chưa vào. Nói lên như vậy là muốn đạt được sự trì giữ ánh sáng ban đầu đi vào nơi rất tối tăm, để chiếu soi thật rõ. Lại nếu mong cầu thành tựu thì sao gọi là phước thâm diệu? Vì vui với sự thành tựu nầy tức là xa lìa tâm biếng trễ, như vậy đi vào Thánh địa, tích tập vô lượng phước, siêu vượt các đường ác và không bị chìm đắm. Trước tiên nói phạm lỗi lầm: Hoặc không có chân ngôn mà niệm tụng và không biết văn tự tăng giảm, thì việc nầy không lầm lỗi. Giả thiết nếu có tăng giảm sai, quên thứ tự đều không có lỗi, huống hồ tin vào tâm Bồ-đề xả bỏ tự lợi, sự tạo tác theo tính toán, tìm tòi quán sát mà biến chuyển thì quyết định được thấy chư Phật, Bồ-tát v.v… để đạt đến sự thành tựu nầy thì dùng chân ngôn Chấp kim cang nầy để gìn giữ phòng hộ. Chân ngôn nói: “Na mô tất đế lý dã thể vĩ ca nam tát đa nga đa nam tát lý chuyên chuyên nhạ la đạt la noãn tán noa tán noa mạt la mạt la chuyên nại la chuyên nại la phiến đa na phiến đa na pha la pha la chuyên la chuyên la ma la noa ma la noa chuyên la chuyên la ma la noa ma la noa chuyên nhạ la nại la tả tát phổ tra la lệ đa thi kha la tam mãn đa chuyên nhạ lýni nhập chuyên la nhập chuyên la na mô tốt đổ a nguyên lỗ nga la xá tát na nam la noa la noa hổ la hổ pha la tát phát chuyên tổ lổ đổ di tát chuyên kha”.
Nếu tụng chú nầy thì trong khoảnh khắc một sát-na các thế lực gây chướng ngại như: Tần-na-dạ-ca-đều bỏ chạy tán loạn, các trời, rồng v.v… đều đem thức ăn, y phục, ngọa cụ phụng sự cúng dường. Cho đến gia trì chân ngôn nầy vào nước sạch, hoặc tùy chỗ thấy mà gìn giữ.
Lại nữa, đối với tất cả việc làm, nên tụng chú Bất động Tôn Minh Vương Tâm nầy. Chân ngôn nói: “Na mô tam mãn đa chuyên nhạ la noãn đát la tra a mô khiếp tán noa ma kha lỗ sắt noa tát phổ tra dã hồng đát la tra hạ hàm úm mạt lãng nại nỉ đế nha ma lệ nhĩ tát chuyển hạ”.
Nếu khi bắt đầu ăn thì nên tụng chú nầy từ một đến bảy lần rồi mới ăn uống. Đức Phật Dược Vương và chúng Bồ-tát tùy theo chỗ niệm để diệt trừ các loại độc hại. Tụng niệm chân ngôn: “Đát ninh đà y lệ mật đế để lệ mật đế y để lệ mật đế nổ nhị nổ chuyên lê duệ đát lý kế đát lý cát cát la nị ma ma lý nhị ma lý ma la nị cát tất di lý cát tất di la mục cật để a khư nhĩ a khư na a khư nhĩ y lệ y lê duệ a kha dĩ duệ a phiên y duệ vĩ để tất vĩ đa đôn nị a na nổ la sất tát chuyên ha”.
Lại nữa, nếu nghe được minh chú nầy thì trong bảy năm không bị rắn và trùng độc hại đến thân. Giả thiết nếu rắn độc có đến thì đầu nó sẽ bị vỡ làm bảy phần như nhánh cây hoa lan. Nếu trì chú nầy cho đến khi chết nhất định không bao giờ bị rắn độc xâm phạm đến thân. Nên biết câu chân ngôn nầy chớ có niệm trước con rắn độc.Vì sao vậy? Vì sợ nó chết tức thời. Chân ngôn: “Đát ninh, đà y la tức la tá cô chuyên cô nỉ cô ni để nhĩ cô lỗ nan nhĩ cô lỗ ni để bố noa bố ni để bổ lổ noa nhĩ cô lỗ ni để bố noa bố ni để bổ lổ noa bổ lổ ni để phổ tra la tứ phổ tra trán noa la tứ na bôn la tứ na bôn tra trán noa lạc tứ tát lý ba lạc tứ tát lý ba tra trán noa lạc tứ khát thiết nại lệ vĩ thỉ thức để thức đa chuyên đa lệ hát la lý hát la lý thiện ni thiện ni đát nỉ đát nỉ đa nị đa nị mạt la mạt la tát phổ tra tát phổ phát tra phát tra tát chuyên tra y để tứ mạc xoa vô cửu ngô khiêm vĩ ninh diễm la tất đa điểu nại hát lý đa diểm tát lý chuyên phổ đa tam ma bôn nhị tát lý xĩ đát đà a na đát đà phổ đam tát sam a vĩ bát lê đam a vĩ bát lý dã tát đam y nại vĩ sa ma ni trân bà chuyên đổ năng nhị tra la lam bôn lê đổ a khuất nhĩ bôn lê đỗ năng nhi tra la lam bôn lê đỗ a khuất nhĩ bôn lê đỗ nhạ lam bôn lê đổ tát đam phùng bôn lê đỗ cô tra dã bôn lê đổ phổ danh bôn lê đỗ phiên tra bôn lê đỗ tát chuyên”.
Lại nữa, nếu bị giặc cướp xâm hại thì phải tụng chú Ma-lợi-chi. Chú: “Đát ninh đà a lý ca tỷ ma lý ca ma lý ca ma tỷ chuyên na ma tỷ át đa lý đa na ma tỷ bát thể nhị la xoa điểu đát ba thể nhị la xoa điểu đát ba thể nhị la xoa nhạ na đô nhị la xoa la nhạ đô nhị lạc xoa tô la đô nhị lạc xoa tinh hạ đô nhị lạc xoa dương khát la đô nhị lạc xoa na bôn đô nhị lạc xoa tát lý ba đô nhị đạt xoa tát lý chuyên đô nhị lạc xoa lạc xoa hàm tát lý chuyen bà duệ tỳ dược tát lý vũ ba nại la mỗi bát tát lý ngô phiên dã tế tỳ dược tát chuyên a úm chuyên để lệ chuyên để lệ tát lý chuyên nạp sắt tra nam ngật lãm ô mãn đà nhị tát chuyên ha na mô la đát na dạ dã na mô ma ma lý tiệt nhĩ chuyên đa dị ma lý sái nhĩ chuyên đa dã hột lý nại diễm ma chuyên lý đa duệ xoa nhị đát ninh đà chuyên đa lệ chuyên nại lê chuyên la lệ chuyên la lệ chuyên la ha mục khiết tát lý chuyên nạp sắt tra nam mãn đà mục khan tát chuyên ha”.
Do niệm chú nầy nên được phát xuất vô lượng thần lực công đức oai quang. Lại nữa, có năm mươi bảy chữ thuộc về tạng trì minh, đối với sự sợ hãi đều có thể thủ hộ và làm lợi ích. Chú: “Đát ninh đà khát chi mạt na chi cô na chi tra chỉ sá ka chỉ sá la chỉ điểu lổ mạt để lổ lổ mạt để đổ lổ tú lệ nhị lệ tát lý chuyên nhi dã nổ ba nại nga nga na mô tát lý chuyên tam ma tam một đà thuân tất bàn đô di mãn đát la bát nại tát chuyên ha”.
Luận nói: Người hộ trì thân nầy tức lấy thuốc thang y phục v.v… mà làm lợi ích cho chúng sanh, trước đã làm như vậy, tức là đã chấp trước vào sự thọ dụng mà khởi tội ô nhiễm. Do đó Bồ-tát đối với các chúng sanh phải xả bỏ tất cả. Lại nữa, nếu không mong cầu vật của người khác thì khi có những sở hữu của riêng mình lại không vui đắm trước, thì chỉ vì ăn uống mà khởi tội ô nhiễm. Tuy không nhớ nghĩ về ăn uống nhưng đối với sự việc của chúng sanh hoặc không vui thích, nghĩa là đối với việc ăn uống nghĩ là vật của người khác nên không mắc tội ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu chỉ làm vì tự lợi thì mắc đủ thứ tội, theo biệt giải thoát là phạm tội Ba-la-di. Lại nữa, nếu nói chỗ thọ dụng nầy tức là vật của một cúng sanh kia làm chủ, chúng sanh nầy làm chủ v.v… thì việc hộ thân như vậy đều là lỗi lầm. Chẳng phải như nô bộc thường phục dịch và chịu sự sai khiến của một người chủ, mà nên vật sở hữu của mình cũng chính là vật sở hữu của người kia. Nhưng Kinh Pháp Tập nói: “Bồ-tát ví như người nô bộc nên phải thay thế tất cả chúng sanh mà tùy nhu cầu của họ để hành sự”.
Luận nói: Chẳng phải nói đối với một người chủ, là người kia làm việc lợi tha, giả sử người nô bộc trẻ bị bệnh tật v.v… người chủ không la mắng mà trước hết đem cơm cho ăn để trừ các bệnh não thì không có lỗi chăng? Bồ-tát tu tâp như vậy nếu tạo ra sự thân cận các sở hữu cá nhân thì không biết rõ sự việc nầy. Nếu tâm hiểu rõ hạnh lý thanh tịnh, tu tập pháp xả rộng lớn, như vậy ở lý nầy chớ nên nghi hoặc mà phải xả bỏ tất cả. Như trước Phật nói phải chuẩn bị tâm lý kĩ càng. Người hộ trì thân nầy làm lợi ích cho chúng sanh phải biết rõ nghĩa ấy, phải như lý mà khai thị khiến không quên mất.
Phẩm 7: HỘ THỌ DỤNG PHƯỚC
Phần 1
Như vậy nên biết việc hộ thân đã giải thích xong. Còn việc thọ trì sự thọ dụng nay tiếp tục nói. Lại nữa, khởi tâm tu tập và tạo thiện thì ở trong đó phải lấy trí tuệ quan sát. Các học xứ hộ trì sự thọ dụng nầy không phải trở thành chướng nạn. Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn nói: “Học xứ nầy tức ở trong cái thấy bình đẳng mà khéo tu tập. Nếu khéo tu tập pháp thiện thì có thể quán chân thật mà xả bỏ các thọ dụng”.
Luận nói: Pháp Xa-ma-tha nầy dung chứa cả thời gian sau. Tuy nhiên đối vơí lý nầy phải hiểu rõ như thuyết đã nói nhằm đạt được sự thành tựu nầy. Nghĩa là phải tiết chế sự thọ dụng, đối vơí sự ấy thành tựu chân thật, thì tự nhiên đối với sự thọ dụng rộng lớn khác, tuy có tổn hại mà năng xả bỏ, ngoài ra không có sự gì khác. Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn nói: “Đối với thê thiếp nô bộc tạo nghiệp làm người sai khiến, đó chính là đã thọ dụng. Nếu mình hoặc người khác nghe phần pháp Bồ-đề mà đoạn các sự tạo tác nầy, sự việc là có thể xả bỏ hay không thể xả bỏ, ngoài ra không có việc gì khác đối với lợi ích chúng sanh có thể so sánh với việc xả bỏ nầy. Cho đến Bồ-tát vốn rất khéo léo cân nhắc đoạn việc làm ác nầy, có thể xả bỏ hay không thể xả bỏ, ngoài ra không có việc gì khác. Việc nầy phải được sự thành tựu. Còn đối với người nghi ngờ việc nầy thì trong Kinh Biệt Giải Thoát Bồ Tát cũng nói như vầy: “Lại nữa, Xá-lợi-tử! Nếu Bồ-tát xuất gia cầu pháp Bồ-đề phần thì nên biết là nói bố thí. Sao gọi là bố thí? Nghĩa là phải dùng sắc thí cho đến pháp thí. Làm pháp thí tức là, Xá-lợi-tử! Nếu Bồ-tát tại gia dùng bảy báu đầy ắp hằng ha sa cõi Phật để cúng dường Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác và nếu Bồ-tát xuất gia chỉ lấy một bài kệ bốn câu rồi như thuyết mà tu hành cho đến vì người mà giảng nói thì phước nầy thù thắng hơn phước kia. Lại nữa, Xá-lợi-tử! Đâu phải các Như Lai nói người xuất gia thì không có tài thí! Nầy Xá-lợi-tử! Nếu đi khất thực được đầy bát hoặc các vật khác thì nên phân chia thực phẩm ấy cho bậc đồng phạm hạnh. Lại nữa, người kia đến xin y hoặc bát thì nên như chỗ Phật nói phải luôn có ba y mà tùy đó để xả cho. Lại nếu thiếu khuyết ba y nầy và vì nương tựa trụ phạm hạnh thanh tịnh thì không nên xả cho. Vì sao? Vì Như Lai hoàn toàn không nói bố thí ba y nầy. Xá-lợi-tử! Khi Bồ-tát xuất gia bố thí ba y cho người xin kia, nhưng không nên thiếu sự thân cận Tôn sư. Lại nữa, Xá-lợi-tử! Bồ-tát xuất gia chỉ nên vì pháp mà thân cận. Người kia có sở cầu Bồ-tát phải biết thâu nhận, chỉ một chúng sanh đủ mà phải làm lợi ích cho nhiều chúng sanh. Do vậy Bồ-tát đối với chúng sanh phải phát khởi tâm sâu xa. Nếu diệt mất lợi ích lớn thì đoạn trừ các việc thiện. Nói như thế tức là trong một sát-na có thể xa lìa các phần pháp thiện lớn lao. Cho đến dù xả bỏ hoặc không xả bỏ”. Như Kinh Hải Ý nói: “Người hành Đại thừa đoạn trừ tất cả tài lợi cho đến ta quyết định nói: Bồ-tát thành tựu, như thế và do đâu hướng vào? Nói rộng như Kinh Tối Thượng Sở Vấn nói”.
Luận nói: Nếu nói vì sự tu tập của người khác mà xả bỏ sự việc của mình thì như Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết nói: “Hỏi: Nầy Duy Ma Cật! Đối với sự sanh tử sợ hãi thì phải dựa vào đâu? Đáp: Văn-thùsư-lợi! Bồ-tát ở trong sanh tử sợ hãi phải nương vào lực công đức của Như Lai. Hỏi: Muốn nương tựa vào lực công đức của Như Lai phải trụ vào đâu? Đáp: Muốn nương tựa vào lực công đức của Như Lai thì phải nương tựa vào tất cả chúng sanh mà trụ ở. Hỏi: Muốn nương tựa vào chỗ trụ của tất cả chúng sanh thì phải nương tựa ở chỗ nào? Đáp: Nên trụ vào sự giải thoát cho tất cả chúng sanh”. Lại nữa, kinh Pháp Tập nói: “Bồ-tát Thương Chủ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu Bồ-tát thích muốn Bồ-đề thì trước hết phải vì tất cả chúng sanh, không vì việc bản thân cho đến Thế Tôn. Đây gọi là pháp tập mà quên đi sự việc của cá nhân mình. Đây gọi là pháp tập”.
Luận nói: Xả bỏ việc nầy tức thành tự lợi. Hỏi: Vì cớ gì giảm mất sự lợi ích cho chúng sanh? Nghĩa là ôm lòng lo sợ, không vì chúng sanh mà gánh vác trọng trách. Do giảm mất nên không quán xét việc lợi ích cho người người khác, mà chỉ ở trong thế gian tu hành tự lợi. Lại có gì sai biệt? Nghĩa là hoặc Bồ-tát không xả bỏ đức tự thân để thành tựu pháp thiện của người khác, hoặc sợ ác đạo, tự thọ khổ não, đó là hai loại. Đó là khổ mà ta phải thọ nhận nên không xả, như kinh nói. Hoặc phải nhận tội báo nặng như kinh Bảo Tích nói: “Phật bảo: Ca-diếp-ba! Có bốn thứ pháp gọi là tương tợ với Bồ-tát. Đó là chỉ cầu an tự lợi mà không cứu giúp chúng sanh khổ não v.v…”. Lại kinh Tối Thắng Thượng Thọ Sở Vấn nói: “Nếu nói trước không có ngã chấp thì chính là học xứ của Bồ-tát”. Kinh Pháp Tập nói: “Trưởng lão Tu-bồ-đề nói: Bồ-tát không có gì gọi là phát tâm. Nầy thiện nam tử! Bồ-tát nên trụ như thế nào? Đáp: Nên vì chúng sanh mà không xả chánh hạnh. Hỏi: Sao gọi là vì các chúng sanh mà không lìa chánh hạnh? Đáp: Nghĩa là không xả bỏ tâm đại từ và đại bi. Sao gọi là đại từ của Bồ-tát? Đáp: Nghĩa là đem thân mạng và các căn bản thiện bố thí cho tất cả chúng sanh mà không mong cầu báo đáp. Lại hỏi: Sao gọi là đại bi của Bồtát? Đáp: Nếu Bồ-tát ưa muốn Bồ-đề thì trước hết phải làm lợi ích cho tất cả chúng sanh mà không tự thủ chứng”. Kinh kia lại nói: “Tất cả các học xứ nầy của Bồ-tát lấy đại bi làm căn bản”. Đức Thế Tôn hoàn toàn khiến cho Bồ-tát không đoạn trừ sự lợi tha, tức là nghĩa của Bồtát. Do vậy chẳng phải quyết định cứu cánh, tức là ở trong đó ta phải quán sát biển phước lớn để bố thí nghĩa lợi lớn, chứ chẳng phải quyết định chỉ một hướng trái hại sự sanh diệt. Lại nữa, kinh Quyết Định Tịch Tĩnh Thần Biến nói: “Xưa kia có một vị Tỳ-kheo trải qua một ngàn năm nhập diệt tận định. Do duyên nầy nên có các Tỳ-kheo đọc tụng kinh điển, cầu hạnh Bồ-tát, tôn trọng pháp và muốn thọ nhận thức ăn của tín thí mà phát tâm như vầy: Ta vì cầu pháp nên lấy thiện căn nầy làm pháp xả thí. Do đó dù có được trăm tiền Ca-la-nổ-câu để vào các sự diệu lạc v.v… thứ tự như trước cũng nói không có lỗi lầm. Hoặc đều nói là vì hộ trì phước mà thọ dụng”.
Luận nói: Lại nữa, đối với việc giữ gìn thanh tịnh quả báo tự lợi rộng lớn thì như kinh Na La Diên Sở Vấn nói: “Người giữ gìn giới chẳng phải vì muốn làm vua, chẳng phải vì muốn sanh lên trời, chẳng phải vì làm Thước-ca-la, chẳng phải vì việc thọ dụng, chẳng phải vì giàu sang, chẳng phải vì để hiển thị sắc, chẳng phải vì để được khen ngợi. Cho đến người giữ gìn giới không sợ hãi vào địa ngục hay súc sanh và Diễm-mala. Nói chung, người giữ gìn giới, chỉ trừ người trụ vào Phật nhãn, còn lại đều vì tương ưng với ý nghĩa làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Các hành tướng như vậy của giới uẩn Bồ-tát được đầy đủ thì mười loại pháp không giảm mất. Những gì là mười? Đó là được làm Chuyển luân vương không giảm mất, cầu Phật Bồ-đề cũng không tạp loạn, đắc Thước-ca-la cũng không giảm mất, nguyện thấy chư Phật được không chướng nạn, làm Phạm Thiên vương cũng không giảm mất, lắng nghe diệu pháp mà không thoái đọa. Cho đến như kinh pháp đã nghe và đọc tụng đầy đủ hạnh Bồ-tát đều không có giảm mất, đối với các pháp thiện không đoạn biện tài và cầu thiền định sâu xa không giảm mất. Nhẫn đến Bồ-tát trụ vào giới uẩn như vậy được sự kính lễ của tất cả mọi loài trời, rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà v.v… thường đến cúng dường ca ngợi cung kính và tán thán. Cũng được vua rồng, A-tu-la vương v.v… tôn trọng, Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ gần gũi và được các bậc trí khen ngợi, đặc biệt được Phật tán thán, được sự thương yêu của hàng trời, người và tất cả chúng sanh, cho đến không hành bốn thứ hạnh chỉ trừ việc hóa độ chúng sanh. Những gì là bốn?
- Không hành hạnh vô tướng.
- Không hành không cõi của chư Phật.
- Không hành sanh ở nhà tà kiến.
- Không hành đọa các đường ác.
Luận nói: Như trước là vốn xả bỏ lực phiền não và kiêu mạn kia, giữ gìn phước báo cũng lại hành bố thí. Tuy nhiên, đối với phước nầy tự mình không mong cầu báo đáp mà muốn giữ gìn chỉ vì lợi tha, về sau không sanh hối hận. Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn nói: “Nếu bố thì rồi mà tâm ngay lúc ấy giả sử không sanh hối, nhưng lại đeo đuổi tâm kia đến sau khiến lo buồn, hoặc không lo buồn v.v… đều gọi là hối hận lại tức làm giảm phước báo và khiến tội tăng trưởng. Nếu không phát lồ trước Phật mà che giấu thì ngược lại việc thiện kia trở thành tánh tội. Nếu đối với tội não kia mà biết phát lồ trừ bỏ thì do vậy mà không có tội và được phước báo”.
Luận nói: Làm lợi ích chúng sanh là không đem tâm tài lợi mà phát lồ sám hối. Kinh Bảo Vân nói: “Giống như thầy thuốc giỏi tự khen ngợi y đức của mình là không bị sai lầm. Lại nói, muốn giữ gìn phước thì đối với danh dự lợi dưỡng, Bồ-tát thường phải xa lìa, tự đề cao và phải dùng pháp thanh tịnh xả bỏ sự ngu si ám độn”.